Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Distinguish some misleading words.

 Pain / Hurt / Ache


1. Cách sử dụng của PAIN

Thường dùng làm danh từ, chỉ sự đau đớn (thể xác), sự đau khổ (tâm
hồn), thường là những cái đau rất khó chịu không thể bỏ qua được.

Ví dụ:

 Yesterday I suddenly felt a lot of pain in my stomach. (Hôm qua tôi


đột nhiên cảm thấy rất đau trong bụng.)
 A month after surgery, she is still in pain. (Một tháng sau khi mổ, bà
ấy vẫn còn cảm thấy đau.)

Cấu trúc tiêu biểu: have a pain in

Ví dụ:

 Yesterday, I had a pain in head, so I couldn't go out with him. (Hôm


qua, tớ bị đau đầu, vì thế tớ không thể ra ngoài với cậu ấy được.)

Một số cụm từ với PAIN:

 Pain relief – Giảm đau


 Painkiller – Thuốc giảm đau
 A pain in the neck – Nói về người nào hay chuyện gì làm mình bực
mình
 No pain no gain (nghĩa bóng) – Muốn được phải mất (Muốn thành
công phải chịu vất vả.)

Chú ý: Không dùng PAIN trong thì tiếp diễn (continuous và progressive).

PAIN khi làm động từ có nghĩa là tạo ra đau đớn cho người khác.

Ví dụ:

 It pained her to see how much older he was looking. (Lòng cô đau
thắt khi thấy anh trông già hơn nhiều.)

1 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
2. Cách sử dụng của ACHE

Chữ ACHE gần giống như chữ PAIN, nhưng nó thường nói về sự đau đớn
khó chịu có thể kéo dài hơn là PAIN, đau âm ỉ.

Những từ thông dụng như: headache (đau đầu), stomachache (đau dạ


dày), backache (đau lưng), toothache (đau răng) và heartache (đau lòng).

Chú ý: heartache được dùng cho nỗi đau về tinh thần. Ví dụ như bạn yêu
một ai đó và người ấy xử tệ với bạn và bạn có thể nói rằng: "

 He is causing me a lot of heartache. (Anh ấy làm tôi rất đau khổ.)

Bạn có thể dùng ACHE như một động từ. Không giống như PAIN, ACHE
được sử dụng trong progressive form (tiến hành cách).

Ví dụ:

 My leg is really aching. (Chân của tôi đang rất đau.)


 My head aches. (Đầu tôi đau quá!)

3. Cách sử dụng của HURT

Điểm khác biệt lớn giữa HURT, PAIN và ACHE là thường khi nếu bạn bị
HURT có nghĩa là bạn cảm thấy đau, khó chịu và rõ ràng do cái gì đó phía
bên ngoài của bạn gây nên. Tuy nhiên PAIN và ACHE cho thấy lý do nội
bộ cho các cảm giác khó chịu về thể chất.

Cấu trúc cần nhớ: somebody hurt one's + bộ phận cơ thể

Ví dụ:

 He hurts my arms. (Anh ta làm tay tôi đau.)

HURT (động từ) có nghĩa tương tự với INJURE: tự mình làm đau, bị
thương, cảm thấy đau, làm thương tổn (nghĩa bóng).

Ví dụ:

 Be careful on that ladder, you might hurt yourself if you fall. (Cẩn
thận với cái thang nếu không bạn sẽ tự làm mình đau nếu ngã đấy.)

2 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 I hurt my foot. (Tôi bị đau chân.)

HURT (tính từ): bị thương.

Ví dụ:

 He was badly hurt in the car crash. (Anh ấy bị thương nặng trong vụ
đâm xe.)

HURT (danh từ): nỗi đau. Khi sử dụng như một danh từ, HURT luôn luôn
nói về các nổi đau tinh thần.

Ví dụ:

 When he told her he wanted a divorce she could hear a lot of hurt in
his voice. (Khi anh nói với cô rằng anh muốn li hôn, cô có thể cảm
thấy nỗi đau trong giọng nói của anh.)

Trên đây là một số cách sử dụng cơ bản của các từ HURT, PAIN và ACHE
trong tiếng Anh. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức thực
tiễn dành cho bạn đồng thời giúp bạn cải thiện kỹ năng tiếng Anh của
mình.

3 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Say / Tell / Speak / Talk
1. CÁCH DÙNG SAY

Say không bao giờ có tân ngữ chỉ người theo sau. Bạn có thể sử dụng say
something hoặc say something to somebody. Say thường được dùng để
đưa ra lời nói chính xác của ai đó (chú trọng nội dung được nói ra)

Ex: "Come in", she said.

 Chúng ta không thể nói say about, nhưng có thể nói say something
about.

Ex: I want to say something/a few words/a little about my job. (Tôi muốn nói vài
điều về công việc của tôi)

   Please say it again in Vietnamese. (Làm ơn nói lại bằng tiếng Việt).

   They say that he is very ill. (Họ nói rằng cậu ấy ốm nặng).

2. CÁCH DÙNG TELL

 Có nghĩa “cho biết, chú trọng, sự trình bày”. Thường gặp trong các
kết cấu cơ bản: tell sb sth (nói với ai điều gì đó), tell sb to do sth (bảo
ai làm gì), tell sb about sth (cho ai biết về điều gì).

Ex: The teacher is telling the class an interesting story. (Thầy giáo đang kể cho
lớp nghe một câu chuyện thú vị).

   Please tell him to come to the blackboard. (Làm ơn bảo cậu ấy lên bảng đen).

   We tell him about the bad news. (Chúng tôi nói cho anh ta nghe về tin xấu đó).

 Tell thường có tân ngữ chỉ người theo sau và thường có 2 tân ngữ.

Ex: Have you told him the news yet?

 Tell cũng thường được sử dụng với mệnh đề that.

Ex: Ann told me (that) she was tired.

4 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Tell được dùng để đưa ra sự kiện hoặc thông tin, thường dùng với
what, where,...

Ex: Can you tell me when the movie starts?

 Tell cũng được dùng khi bạn cho ai đó sự hướng dẫn.

Ex: The doctor told me to stay in bed.

hoặc The doctor told me (that) I had to stay in bed.

hoặc The doctor said (that) I had to stay in bed.

Không dùng: The doctor said me to stay in bed.

3. CÁCH DÙNG SPEAK

 Có nghĩa là “nói ra lời, phát biểu”, chú trọng mở miệng, nói ra lời.
Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ
là một số ít từ chỉ thứ tiếng "truth” (sự thật).

Ex: He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biểu trong cuộc mít
tinh).

   I speak Chinese. I don’t speak Japanese. (Tôi nói tiếng Trung Quốc. Tôi không
nói tiếng Nhật Bản).

 Khi muốn “nói với ai” thì dùng speak to sb hay speak with sb.

Ex: She is speaking to our teacher. (Cô ấy đang nói chuyện với thày giáo của
chúng ta).

4. CÁCH DÙNG TALK

Có nghĩa là”trao đổi, chuyện trò”, có nghĩa gần như speak, chú trọng động
tác “nói’. Thường gặp trong các kết cấu: talk to sb (nói chuyện với ai), talk
about sth (nói về điều gì), talk with sb (chuyện trò với ai).

Ex: What are they talking about? (Họ đang nói về chuyện gì thế?).

   He and his classmates often talk to eachother in English. (Cậu ấy và các bạn
cùng lớp thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh).

5 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Can / Could / Be able to
1. Can và be able to: (ở "hiện tại" hoặc "tương lai")
Cách dùng chung:

– Để chỉ một việc gì đó là khả dĩ.

E.g: You can see the sea from our bedroom window.

(Từ cửa sổ phòng ngủ của chúng ta em có thể nhìn thấy biển).

– Có khả năng làm một việc gì đó.

E.g: Can you speak any foreign language?

(Bạn có nói được ngoại ngữ nào không?)

I'm afraid I can't come to your party next Friday.

(Tôi e rằng tôi không thể tới dự bữa tiệc của anh vào thứ sáu tới.)

– "Be able to" có thể thay thế được cho "can", nhưng "can" thì thường gặp hơn.

E.g: Are you able to speak any foreign languages?

(Anh nói được ngoại ngữ nào không?)

Cách dùng riêng:

– "can" chỉ có hai thể: "can" (hiện tại) và "could" (quá khứ) => Vì vậy đôi khi phải
sử dụng "be able to":

E.g: I can't sleep recently => SAI vì "recently" (gần đây) là trạng từ chỉ thời gian
của thì hiện tại hoàn thành, mà "can" không có ở thì này.

Sửa ĐÚNG: I haven't been able to sleep recently.

(Gần đây tôi bị mất ngủ.)

6 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
Tom might not be able to come tomorrow.

(Ngày mai có thể Tom không đến được) => "can" không có thể nguyên mẫu.

– " can" dùng để xin phép hoặc cho phép.

E.g: "Can I go out?"

(Em có thể ra ngoài được không ạ?) => xin phép

"You can go."

(Em được phép ra ngoài) => cho phép

2. Could và be able to (ở quá khứ)


– "Could" là quá khứ của "can".

– "Could" cũng được dùng trong mệnh đề phụ do chi phối của động từ quá khứ
ở mệnh đề chính:

E.g: He tells me he can play the piano.

(Anh ấy nói với tôi anh ấy có thể chơi được đàn piano) => mệnh đề chính chia thì
hiện tại đơn giản "tells" nên mệnh đề phụ dùng "can".

He told me he could play the piano.

(Anh ấy đã nói với tôi anh ấy có thể chơi piano) => mệnh đề chính chia thì quá
khứ đơn giản "told" nên mệnh đề phụ dùng "could".

– "Could" (nghĩa "có lẽ") dùng để chỉ một việc có lẽ sẽ diễn ra trong "tương lai"
nhưng "chưa chắc chắn":

E.g: I hear something coming. It could be John.

(Tôi nghe thấy tiếng vọng về đây. Có lẽ đó là tiếng của John) => Người nói chưa
chắc chắn, đang nghĩ có lễ âm thanh đó là của John, hình như John sắp xuất
hiện trước mắt họ (tương lai).

– "could" đặc biệt sử dụng với những động từ sau: See (nhìn), hear (nghe), smell
(ngửi), taste (nếm), feel (cảm thấy), remember (nhớ), understand (hiểu)

E.g: When we went into the house, we could smell burning.


7 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
(Khi chúng tôi bước vào nhà, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi cháy khét.)

She spoke in a low voice but I could understand what she was saying.

(Cô ta nói giọng nhỏ nhưng tôi có thể hiểu được cô ây đang nói cái gì.)

– "could" để chỉ người nào có khả năng làm việc gì đó:

E.g: When Tom was 16, he could run 100 meters in 11 seconds.

(Khi Tom được 16 tuổi, anh ta có thể chạy 100m trong vòng 11 giây).

NHƯNG nếu bạn muốn nói rằng người ta đang tìm cách xoay sở làm một việc gì
đó trong một hoàn cảnh "đặc biệt" hoặc "nguy cấp" VÀ việc đó có khả năng xảy
ra thì phải sử dụng "was/ were able to" hoặc"managed to" (không phải "could").

E.g: The fire spread through the building very quickly everyone was able to
escape.

Ngọn lửa lan khắp toà nhà rất nhanh nhưng mọi người đều tìm cách thoát thân
được. (không nói "could escape")

They didn't want to come with us at first but in the end we were able to persuade
them.

= They didn't want to come to us at first but we managed to persuade them.

Thoạt đầu họ không muốn đến với chúng tôi nhưng cuối cùng chúng tôi đã tìm
cách thuyết phục được họ. (không dùng "could persuade").

So sánh could và be able to trong ví dụ sau:

Linh was an excellent tennis player. She could beat anybody.

Linh là một đấu thủ quần vợt tuyệt vời. Cô ta có thể thắng bất cứ ai.

But once she had a difficult game against Nam. Nam played very well but in the
end Linh was able to beat him. (= Linh managed to beat him in this particular
game).

Nhưng có một lần cô ta có cuộc đấu rất căng thẳng với Nam. Nam chơi rất hay
nhưng cuối cùng Linh đã có thể đánh bại được anh ta. (= Linh đã tìm cách đánh
bại được Nam trong cuộc thi đấu đặc biệt.)

8 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
NHƯNG thể phủ định "couldn't" lại sử dụng trong mọi trường hợp:

E.g: My grandfather couldn't swim.

(Ông của tôi không biết bơi.)

We tried hard but we couldn't persuade them to come with us.

(Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng chúng tôi không tài nào thuyết phục được
họ đến với chúng tôi.)

3. Can và Could
– "Could" (nghĩa "có lẽ") mang nghĩa tương lai "khi và chỉ khi" dùng để chỉ một
việc có lẽ sẽ diễn ra nhưng "chưa chắc chắn":

E.g: I hear something coming. It could be John.

(Tôi nghe thấy tiếng vọng về đây. Có lẽ đó là tiếng của John) => Người nói chưa
chắc chắn, đang nghĩ có lễ âm thanh đó là của John, hình như John sắp xuất
hiện trước mắt họ (tương lai).

So sánh với:

You can see him tomorrow (khả năng có thể gặp được) # You could see him
tomorrow (chưa chắc chắn).

– "Could" dùng thay "can" khi:

Người nói diễn tả sự mềm mỏng, lễ độ hơn:

E.g: Can I turn in my paper tomorrow? = Could I turn in my paper tomorrow?

(Em có thể nộp bài vào ngày mai được không ạ?)

Diễn tả ai đó có khả năng nói chung:

E.g: My mother could speak 5 languages.

(Mẹ tôi nói được 5 ngoại ngữ).

9 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Fault / Mistake / Defect / Error
1. FAULT

Fault: dùng khi nói về trách nhiệm của 1 ai đó khi làm sai hoặc khi nói về những
khuyết điểm thuộc về tính cách của 1 người nào đó.

Ex:

It will be your own fault if you don't pass the exam.

(Nếu như bạn không qua được kì thi này thì đó là lỗi của bạn).

It's not my fault! Don't blame it on me!

(Đây không phải là lỗi của tôi. Đừng có đổ lỗi cho tôi!)

2. MISTAKE

Mistake: nói về 1 hành động hay 1 ý nghĩ sai lầm và đem lại kết quả không mong
muốn. Đặc biệt là có những kết từ với "mistake" như: make a mistake/make mistakes
(phạm phải sai lầm), by mistake (do nhầm lẫn).

Ex:

Waiter! I think you've made a mistake over the bill.

(Bồi bàn! Tôi nghĩ hóa đơn có chút nhầm lẫn).

He took the blue hat by mistake.

(Anh ấy chọn nhầm cái mũ màu xanh).

3. ERROR

Error: mang sắc thái trang trọng hơn "mistake", và đặc biệt được dùng khi lỗi đó gây ra
vấn đề hoặc ảnh hưởng đến 1 thứ khác.

Ex:

The telephone bill was too far high due to a computer error.

10 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
(Hóa đơn điện thoại cao hơn hẳn là do lỗi của máy tính.)

The automatic system is error.

(Hệ thống tự động đang bị lỗi).

4. DEFECT

Defect: nói về những sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết trong quá trình 1 thứ gì đó
được tạo ra.

Ex:

There are defects in our educational system.

(Hệ thống giáo dục của chúng ta có những khuyết điểm.)

5. ERROR và MISTAKE

Error và mistake là những từ đồng nghĩa là "một hành động sai lầm do sự đánh giá
kém, hoặc thiếu hiểu biết, hoặc bất cẩn".

Error và mistake là từ cùng loại.

Nhiều người cho rằng error nghiêm trọng hơn. Error là do tính toán sai lầm và phán
đoán sai, mặt khác mistake nhẹ hơn, những người bình thường ai cũng có thể mắc
phải.

Error thường được dùng trong các ngữ cảnh trang trọng hoặc liên quan đến kỹ
thuật. Ví dụ như system error nghe hợp lý hơn là system mistake. Trong khi đó
mistake được dùng nhiều hơn trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.

Ví dụ:

It was all a mistake. I am sorry!

(Tất cả chỉ là một sai lầm. Tôi rất xin lỗi!)

Nếu dùng error trong câu này, sẽ tạo âm thanh nghe cứng nhắc hơn.

Jack admits that he'd made an error.

(Jack thừa nhận rằng anh ta đã gây ra một sai sót.)

We all make mistakes.

11 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
Chúng ta đều phạm sai lầm.

 Hope / Wish
1. Cách dùng động từ Hope
- Hope được dùng để diễn tả tình huống có thể sẽ xảy ra hoặc có thể đã xảy ra.

Ví dụ:

– I hope your son will recover soon. (tớ hi vọng con trai cậu sẽ nhanh bình phục).

– I hope that I did turn the light off before I go out. (Tớ hi vọng tớ đã tắt đèn trước khi ra
khỏi nhà rồi. (không nhớ là đã tắt điện chưa, hi vọng là tắt rồi)

Động từ sau hope có thể chia ở tất cả các thời, động từ sau wish không được chia ở thì
hiện tại.

2. Cách dùng động từ Wish


- Wish dùng để diễn đạt một điều chắc chắn sẽ không xảy ra hoặc chắc chắn đã không
xảy ra. Thì của mệnh đề sau Wish bắt buộc không được ở thời hiện tại.

- Động từ ở mệnh đề sau wish bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện,
nhưng điều kiện đó ở thời nào thì phụ thuộc vào chính thời gian của của bản thân mệnh
đề chứ không phụ thuộc vào thời gian của wish.

Ví dụ:

He wished he would come to see me next Monday. (Anh ấy đã ước rằng sẽ tới thăm tôi
vào thứ hai tới. (nhưng chắc chắn là không thể vì lý do gì đó)

– He wishes he would come to see me next Monday. (Anh ấy ước rằng sẽ tới thăm tớ
vào thứ hai tới. (chắc chắn không thể)

12 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Happen / Occur / Take place
1. Happen

- Happen: xảy ra, xảy đến, ngẫu nhiên xảy ra…

- Trong 3 từ trên thì Happen là từ thông dụng nhất.

- Sử dụng Happen cho những việc xảy ra tình cờ, không có


hoạch định trước.

Ví dụ:

+ Be sure to remember me to Lan if you happen to see her in Da Lat.

(Nếu anh có (tình cờ) gặp Lan trên Đà Lạt, xin cho tôi gởi lời thăm.)

+ No one knows what will happen next.

(Không ai biết được chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo.)

+  Fortunately it happened that there was no one in the house at the


time of the explosion.

(May mắn thay là lại ngẫu nhiên không có ai trong ngôi nhà lúc xảy ra
vụ nổ)

- Dùng Happen để nói về kết quả của một hành động nào đó:

Ví dụ:

+  She happens to like cleaning.

(Tự dưng con bé lại thích dọn dẹp nhà cửa)

13 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
* Happen to là gì?

- Ngoài ra, “happen to” có nghĩa “something has an effect on” – điều
gì gây tác động, ảnh hưởng lên ai

+ I don’t know what will happen if my father finds out.

(Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố tôi phát hiện ra.)

- Happen to là một phrasal verb, Happen không đi với giới từ


with:

Ví dụ:

+ I don’t know what happened to him. (NOT …happened with… )

(Tôi không biết chuyện gì xảy ra với anh ấy.)

2. Occur

- Occur: xảy ra, xảy đến, xuất hiện

- Occur có cùng cách sử dụng như Happen, nhưng mang tính


trang trọng hơn (more formal).

Ví dụ:

+ Heart attacks frequently occur without any warning.

- Occur còn được dùng để chỉ sự hiện diện, tồn tại của một sự
vật/việc gì đó:

Ví dụ:

+ These plants occur in ponds.

(Những loại cây này thấy ở ao.)

+ If any of these symptoms occur while you are taking the medication,
consult your doctor immediately.

14 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
(Nếu triệu chứng nào xuất hiện trong khi uống thuốc, hãy hỏi ý kiến
bác sĩ ngay lập tức).

+ The earthquake occurred in the morning. (Vụ động đất xảy ra sáng
nay)

- Occur to là một phrasal verb có nghĩa là “chợt nảy ra ý nghĩ “:

Ví dụ:

+ It’s just occurred to me that if we want to go to the seashore for our


vacation we should make reservation in advance.

(Tôi chợt nghĩ nếu chúng ta ra bờ biển nghỉ mát, chúng ta nên đặt chỗ
trước.)

3. Take place

- Take place được dùng cho những việc đã được xếp đặt trước:

Ví dụ:

+ The wedding of The Crown Princess of Sweden will take place on


June 19, 2010. (NOT…will happen/occur…). 

(Lễ cưới của Công chúa Thụy Điển sẽ được tổ chức vào ngày 19
tháng 6 năm 2010.)

Tóm lại:

Happen dùng cho những việc xảy ra tình cờ, không có hoạch định
trước. 

Occur có cùng cách sử dụng như Happen, nhưng mang tính trang
trọng hơn (more formal). 

Take place được dùng cho những việc đã được xếp đặt trước.  

15 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 During / Through
1. During

During + Danh từ: diễn tả sự việc xảy ra trong suốt một khoảng
thời gian nào đó.

Ví dụ:

+ I fell asleep during the film. (Tôi đã ngủ suốt cả bộ phim).

+I can see a lot of snow outside. It must have snowed during the
night. (Tôi thấy rất nhiều tuyết ngoài kia. Chắc hẳn tuyết đã rơi
suốt đêm hôm qua).

+ I’ve heard the news about Peter and Ann. They are engaged. I
was so excited during our lecture that I was not able to listen. (Tôi
vừa nghe tin về Peter và Ann. Họ đã đính hôn rồi đó. Trong suốt
cả bài giảng tôi đã háo hức đến nỗi không nghe được gì nữa cả).

2. Through

- Through như một từ chức năng để chỉ một chuyển động từ


điểm này đến điểm khác.

Ví dụ:

– I drove through the city last night. (Tôi đã lái xe qua thành phố
tối hôm qua).

Từ đầu đến cuối

Ví dụ:

16 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
+ This is a side road through the field. (Đây là con đường phụ
chạy xuyên suốt cánh đồng).

Thông qua (thủ tục)

Ví dụ:

+ The matter went through the manager’s hand. (Vấn đề này đã


được người quản lý thông qua).

+ The bill went through the legislation. (Luật dự thảo đã được


thông qua).

- Chỉ mối quan hệ trong gia đình

Ví dụ:

+ We are related through our aunts. (Chúng tôi có quan hệ huyết


thống do mẹ chúng tôi là chị em).

+ We are cousins through our parents. (Chúng tôi là anh em họ


do bố mẹ chúng tôi là anh em ruột).

+ Khi muốn nói nhờ có ai/ thông qua ai mà ta có được một thông
tin hoặc được làm gì đó.

Ví dụ:

+ I got to know the good news through your wife. (Tôi có thông tin
hay ho đó là nhờ vợ bạn đấy).

+ We were allowed to get into the club through your friend’s help.
(Chúng tớ được vào câu lạc bộ là nhờ sự giúp đỡ của bạn cậu)

- Trải qua một hoàn cảnh nào đó

Ví dụ:

17 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
+ I went through a torture yesterday while I was writing my test. It
was so hard!

Tôi đã trải qua một buổi kiểm tra đầy căng thẳng vào hôm qua.
Nó thật quá khó!

+ He got through his illness in 3 days. (Anh ấy đã trải qua một


trận ốm trong 3 ngày).

- Through cũng dùng để chỉ một khoảng thời gian

Ví dụ:

+ Monday through Saturday. (Từ thứ Hai đến Chủ Nhật).

+ January through June. (Từ tháng Một đến tháng Sáu).

- Suốt từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (của một quá trình hoặc
một thủ tục)

Ví dụ:

+ The firemen didn’t stop working all through the disaster. (Những
người lính cứu hỏa không ngừng làm việc suốt từ lúc thảm họa
bắt đầu diễn ra).

+ I could not stop laughing all through the theatre play. (Tôi đã
không thể ngừng cười phá lên trong suốt vở kịch đó).

 - Through cũng đồng nghĩa với “because of something/


somebody” (Vì ai/ cái gì) hoặc “due to” (Vì)

Ví dụ:

+ My wife could not catch her connection flight through delay of


her first flight.

18 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
Vợ tôi đã lỡ mất chuyến bay chuyển tiếp vì chuyến bay đầu tiên
của cô ấy đã bị hoãn.

+ It was all through her we lost our money. (Tất cả chỉ tại cô ấy
mà chúng tôi mất tiền).

 Either / Neither
1. Either Neither trong câu thể hiện sự đồng tình

- Either và neither được dùng trong câu phủ định để thể hiện sự đồng
thuận giữa người nói với nhau về một sự việc nào đó.

- Phân biệt Either và Neither:

Either Neither
Either và Neither là câu trả lời ngắn dạng phủ
Giống nhau định, diễn tả tính giống nhau giữa các sự vật, sự
việc mà người nói đề cập
Vị trí của either ở cuối
Vị trí của neither ở đầu
câu, cấu trúc câu không
câu và động từ theo sau
thay đổi
Khác nhau chia theo chủ ngữ
Cấu trúc: S + auxiliary
Cấu trúc: Neither +
verb + not + V + O +
auxiliary verb + S + …
either
Mary. You don't work
Mary: I can't see the top hard when I go out,
Ví dụ of that building Carol
Carol: I can't either Carol: Neither does
Cindy!

2. Làm từ hạn định (determiner)

A. EITHER

19 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
- Either được dùng trước danh từ để nói về 2 sự lựa chọn hoặc 2 khả năng
(either nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia). Danh từ sau either phải là danh
từ số it đếm được.

Ví dụ: Either school will be fine because they're both good.


(Trường nào cũng được vì chúng đều tốt cả)

- Khi dùng either với danh từ số nhiều hoặc đại từ thì neither phải đi với
giới từ of. Cách dùng either of:

a. Either + of + object pronoun

Cấu trúc either of đi với một đại từ nhân xưng tân ngữ (thường là us, you,
them)

Ví dụ:I know Clara and Jason. Either of them loves volleyball.

(Tôi biết Clara và Jason. Cả hai đứa nó đều thích bóng chuyền)

b. Either + of + từ hạn định + danh từ số nhiều

- Các từ hạn định (determiner) thường dùng trong cấu trúc này là: a, an,
the, my, his, their, this, that

Ví dụ:

+ Either of the dishes is delicious.

(Cả hai món ăn đều rất ngon miệng)

+ Either of his cars was broken last month.

(Tháng rồi cả hai chiếc xe của anh ta đều hư hết)

- Either có khi được sử dụng độc lập trong câu, lúc này nó có nghĩa là
người nói không quan tâm đến sự lựa chọn, cái nào cũng được, đôi khi nó
còn đi với từ “one”

Ví dụ:

A & B: We will eat out tonight. Do you want to eat seafood or pizza?

20 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
(Bọn tao tính ra ngoài ăn tối nè. Mày muốn ăn hải sản hay pizza?)

C: Either one.

(Cái nào cũng xơi láng)

- Khi đi với danh từ đếm được số ít, either có thể mang nghĩa "cả hai"

Ví dụ: You can find them on either side of the street.


(Cháu có thể tìm thấy chúng ở cả hai bên đường)

B. NEITHER

- Neither được dùng để đưa ra lời phủ định về 2 vật/người. Neither đứng
trước danh từ đếm được số ít. Neither là phủ định của either, nghĩa là
'không cái này mà cũng không cái kia'.

Ví dụ: Neither parent can come to the meeting.

(Cả bố mẹ đều không thể tới được cuộc họp phụ huynh)

- Khi dùng neither với danh từ số nhiều hoặc đại từ thì neither phải đi với
giới từ of. Cách dùng neither of:

a. Neither + of + object pronoun (Neither + of + đại từ tân ngữ)

Trong cấu trúc này, of luôn phải đứng giữa neither và danh từ, động từ
phải chia ở số ít, chỉ có 3 đại từ nhân xưng tân ngữ được dùng với neither
of là you, them, us.

Ví dụ: Neither of us knows that Mr. Blank passed away

(Không ai trong chúng tôi biết rằng thầy Blank đã qua đời)

b. Neither + of + từ hạn định + danh từ số nhiều

Các từ hạn định (determiner) thường dùng trong cấu trúc này là: a, an, the,
my, his, their, this, that, động từ phải chia theo ngôi thứ ba số ít (dù danh
từ ở dạng số nhiều)

21 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
Ví dụ:

+ Neither of my friends knows how my brother looks like.

(Không có đứa bạn nào của tôi biết mặt anh trai tôi)

+ Neither of the dresses suited me.

(Không có cái váy nào vừa với tôi cả)

- Trong văn nói, neither có thể đứng 1 mình để đáp lời khi nhắc tới chủ thể
được đề cập trước đó.

Ví dụ:

A: hey, which dress do you like, the red one or the pink one?

(Này, cậu thích cái váy nào, cái màu đỏ hay màu hồng?)

B: Neither!

(Chả thích cái nào cả)

3. Làm liên từ

- Neither … nor và either … or tạo thành 2 cặp liên từ tương quan.


Neither… nor được dùng để diễn tả sự phủ định kép, nghĩa là không cái
này cũng không cái kia, either…or dùng để diễn tả sự lựa chọn: nghĩa là
hoặc là cái này, hoặc là cái kia.

Ví dụ:

+ Neither me nor my friends want to talk with her.

(Cả tôi lẫn bạn tôi đều không muốn nói chuyện với cô ta)

+ I want to have either tea or juice.

(Tôi muốn uống trà hoặc cà phê)

Để biết thêm cấu trúc neither either hay cách dùng neither nor và either or,
tham khảo thêm cách sử dụng liên từ tiếng anh

22 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
4. Làm đại từ

Either và neither khi được dùng làm đại từ sẽ đứng một mình, động từ
chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít

Ví dụ:

+ I tried Asus and Oppo phones before, but neither was good.

(Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppo trước đây. Nhưng không có cái
nào tốt cả)

+ Do you want tea or coffee? – Either is good for me.

(Bạn uống trà hay cà phê? – Cái nào cũng được hết)

5. Lưu ý khi sử dụng Either & Neither

- Ta sử dụng neither, không phải none, khi nhắc đến 2 người/vật

I know Jack and Piper. Neither of them is good.

(Tôi biết Jack và Piper. Không ai tốt lành cả)

NOT: None of them

- Không sử dụng both of + not trong câu phủ định

Neither of us will go to school today.

(Cả 2 chúng tôi sẽ không tới trường hôm nay)

NOT: Both of us will not go to school today.

- Cấu trúc đảo ngữ với neither

Khi câu có chứa neither hoặc nor đứng sau câu phủ định, thì ta phải dùng
đảo ngữ với câu chứa neither hoặc nor.

Ví dụ:

+ You hadn't go to work, neither had you do any house chores.

23 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
(Anh không những không đi làm mà còn không làm việc nhà nữa)

+ I didn't see your bag, nor did I see your uniform.

(Mẹ không thấy cái túi , cũng như không thấy bộ đồng phục của con đâu
cả)

 Like / Alike / Similar / The same


1. Like

- Nghĩa: (giới từ) Giống (như), trái nghĩa: unlike.

Cấu trúc:

Be + like + N (danh từ)

Ví dụ:

+ This hat is like that hat. Cái mũ này giống cái mũ kia.

N + like + N

+ I have a hat like yours. Tôi có một cái nón giống cái của bạn

like + N, + mệnh đề

+ Like his father, he is a teacher.  Giống như bố mình, anh ấy là một giáo
viên.

2. Alike

Nghĩa: (giới từ/ tính từ) Giống nhau

Cấu trúc: Luôn đứng một mình, ở sau hai danh từ (noun) hoặc danh từ số
nhiều (plural noun)

Ví dụ:

24 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
+ This hat and that one are alike Cái mũ này và cái mũ kia giống nhau.

+ They tried to treat all their children alike Họ cố gắng đối xử với tất cả
những đứa trẻ như nhau.

Lưu ý: Không dùng Alike đứng trước một danh từ

3. Similar to

Nghĩa: (tính từ) tương tự

Cấu trúc: Không “to” nếu similar đứng một mình hoặc “similar + to +
N/Pronoun”

Ví dụ:

+ Your hat is similar to mine. (mine = my hat) Mũ của bạn tương tự mũ của
tôi.

4. The same

Nghĩa: giống nhau

Cấu trúc: The same as + N/The same +noun+as…/The same + N.

Ví dụ:

+ An’s salary is the same as mine = An gets the same salary as me. Lương
của An bằng lương của tôi.

+ We go to the same school Chúng tôi học cùng trường.

25 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
 Trip / Travel / Journey / Voyage
1. Trip

- Phiên âm: /trɪp/

- Được dùng để chỉ những chuyến đi nhanh, ngắn.

Ví dụ:

+ We took a four – day trip to New York. (Chúng tôi làm một
chuyến đi 4 ngày tới New York).

2. Travel

- Phiên âm: /ˈtræv.əl/

- Được dùng khi chúng ta đi du lịch, du hành tới một nơi nào đó
hay chỉ việc di chuyển nói chung.

Ví dụ:

+ He always travel to Da Nang in the summer. (Anh ấy luôn luôn


đi du lịch tới Đà Nẵng vào mùa hè).

+ Traveling by bus is safer than traveling by bike. (Di chuyển


bằng xe buýt an toàn hơn đi bằng xe đạp).
26 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
3. Journey

- Phiên âm: /ˈdʒɝː.ni/

- Chỉ một chuyến đi một chiều từ nơi này đến nơi khác, thường là
chuyến đi dài.

Ví dụ:

+ We did the journey to Wales in 5 hours. (Chúng tôi đã mất 5 giờ


cho chuyến đi tới Wales).

- Ta cũng có thể dùng journey như một động từ để thay thế


cho travel để thể hiện sắc thái trang trọng và hoa mĩ hơn.

Ví dụ:

+ We journeyed/ travelled between the pyramids in Mexico on


horseback.(Chúng tôi đi thăm các kim từ tháp ở Mexico trên lưng
ngựa).

- Journey được sử dụng như là một ẩn dụ cho “quá trình” trong


đời sống.

Ví dụ:

+ My family have overcome a lot of troubles on our spiritual


journey. (Gia đình tôi đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong chặng
đường tinh thần của mình).

4. Voyage

- Phiên âm: /ˈvɔɪ.ɪdʒ/

27 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
- Chỉ một chuyến hành trình rất dài, thường là bằng đường biển.

Ví dụ:

+ He was a young sailor on his first sea voyage. (Anh ấy là thủy


thủ rất trẻ trong chuyến đi biển đầu tiên của mình).

 So / Too / Very
1. So

- Ý nghĩa: Rất (nhấn mạnh tính chất sự vật)

So đi với các tính từ và mang nghĩa nhiều tới một mức nào đó,
đôi khi so còn mang nghĩa nhấn mạnh.

Ví dụ:

+ Don’t put it so far. I can’t see it. Put it near a bit.(Đừng đặt nó
quá xa. Tôi không thể nhìn thấy nó. Đặt nó gần một chút đi).

+ How could I have been so impolite!(Tại sao tôi có thể bất lịch sự
như vậy nhỉ!)

So có thể đi kèm với that để giải thích thêm về mức độ, tính chất
được nhấn mạnh của vấn đề

Ví dụ:

+ Peter was so tired that he fell asleep in class.(Peter đã quá mệt


tới mức anh ta đã ngủ gật ở lớp).

+ The cake was so delicious that I could not stop eating it. (Cái
bánh ngon tới mức mà tôi đã không thể dừng ăn nó).
28 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
Tuy nhiên, đôi khi So cũng được sử dụng không đi kèm với that
nhưng vẫn mang nghĩa giải thích hay nhấn mạnh

Ví dụ:

+ I am so angry, I cannot forgive him! (Tôi tức quá, tôi không thể
tha thứ cho anh ta).

+ I’m so embarrassed, I could die! (Tôi thực sự xấu hổ. Tôi chết
mất)!

2. Very

- Ý nghĩa: Rất (nhấn mạnh tính chất sự vật)

Very thường đi trước tính từ và mang nghĩa nhấn mạnh.

 Ví dụ:

+ It’s very cold today. (Thời tiết hôm nay rất lạnh).

+ Listen to me very carefully! (Nghe lời tôi thật kĩ nhé)!

Tuy cũng mang nghĩa nhấn mạnh như So tuy nhiên mức độ tập
trung nhấn mạnh của very thấp hơn so với So. Do đó khi sử dụng
trong câu nếu chúng ta cần tìm một từ nhấn mạnh mang mức độ
cao hơn Very chúng ta có thể sử dụng So. Các trường hợp đặc
biệt lưu ý trong trường hợp này là cảm xúc của con người

Ví dụ:

+ Thank you so much! (Thank you very much!) (Cảm ơn bạn rất
nhiều).

+ I’m so sorry. (= I am really very sorry; I am sincerely sorry.) Tôi


rất lấy làm tiếc.

3. Too

29 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
- nghĩa : Quá, rất..

Too cũng là một từ mang ngụ ý nhấn mạnh tuy nhiên sự nhấn
mạnh của too mang nghĩa tiêu cưc . Thông thường trong câu sử
dụng too chúng ta thường hiểu khi đó vấn đề được nói đến theo
nghĩa nằm ngoài mức độ mà đáng lẽ nó nên xảy ra

Ví dụ:

+ It’s too big. I can’t bring it. Do you have anything smaller? (Nó
quá to. Tôi không thể mang nó. Bạn có cái gì khác nhỏ hơn
không)?

+ That exercise is too difficult. You’ll have to choose easier


exercise, otherwise no one can do it. (Bài tập này quá khó. Bạn
sẽ phải chọn một bài tập dễ hơn nếu không thì không ai có thể
làm nó).

Too + tính từ là cụm có nghĩa “quá..” mang sắc thái tiêu cực,
thường dẫn đến một kết quả không hay.

Ví dụ:

+ The coffee is too hot. I can’t drink it. (Cốc cà phê quá nóng. Tôi
không thể uống nó)

Too thường được sử dụng để nói đến ý nghĩa giới hạn của một
sự việc hay hành động xảy ra theo cấu trúc:

+ X is too Y for Z (where Z sets the limit).

+ X is too Y [for W] to do Z (where Z says what cannot be done


because Y isabove or below the limit [of W]).

Ví dụ:

+ She is too young to come here. (Cô ấy quá trẻ để tới đây)

30 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
+ What she said is too difficult for me to understand. (Những gì cố
ấy nói quá khó hiểu đối với tôi)

 High / Tall
1. High

– Thường dùng để chỉ vật vô tri.

– Dùng để diễn tả những thứ có chiều cao vượt trội, nổi bật hơn hẳn những thứ khác.

– Dùng để chỉ chiều cao đo đạc của một vật từ đáy lên đỉnh của nó.

Ví dụ:

The wall is over five meters high.

Cái tường cao trên 5 mét.

– Dùng để miêu tả khoảng cách của một vật tính từ mặt đất.

Ví dụ:

How high was the plane when the engine failed?

Chiếc máy bay đang ở độ cao bao nhiêu khi động cơ bị hỏng?

– Diễn tả thứ gì đó ngoài tầm với hoặc xa mặt đất như a high bookshelf (giá sách ở trên
cao), a high window (cửa sổ cao)

– Dùng cho những thứ có kích cỡ chiều rộng lớn như high mountains (núi cao), high
walls (những bức tường cao)

2. Tall

– Thường dùng để chỉ chiều cao của con người.

Ví dụ:

31 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
How tall are you?

Chiều cao của bạn là bao nhiêu?

– Dùng để chỉ thứ gì đó có chiều cao trung bình.

– Dùng chủ yếu cho những thứ có chiều rộng mỏng hoặc hẹp hơn nhiều so với chiều
cao của nó như tall people (người cao), tall tree (cây cao),…

 Scared / Afraid / Frightened


Trước hết phải khẳng định rằng Scared, Afraid và Frightened là
3 từ đồng nghĩa (synonyms) – đều có nghĩa là sợ, vì vậy trong
một số trường hợp 3 từ này có thể dùng thay thế cho nhau.

Ví dụ:

Don't be scared/ afraid/ frightened! I'm not going to hurt you.


(Đừng sợ, ta không làm cháu đau đâu).

Cả 3 tính từ này đều có cấu trúc of + -ing và to + infinitive. Tuy


nhiên, frightened không thể dùng cùng với đại từ (pronoun) hay
danh từ (noun).

Ví dụ:

He's afraid of/ scared of/ frightened of flying in small planes.


(Anh ta sợ đi máy bay nhỏ).

He's a strict teacher. Everyone seems to be afraid of/ scared of


him. (Ông ấy là một giáo viên nghiêm khắc. Có vẻ ai cũng sợ
ông).

She seemed too scared to swim where there were such big
waves. (Cô ấy có vẻ sợ bơi những nơi có sóng lớn).

After such an experience she's afraid to go anywhere near the


sea. (Sau lần đó, cô ấy sợ đi bất cứ đâu gần biển).

32 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
I was too frightened to jump in at the deep end of the pool. (Tôi
quá sợ nên không dám nhảy xuống chỗ sâu nhất của bể).

Có thể nói scared by hay frightened by something, nhưng


không thể dùng afraid trong trường hợp này:

Ví dụ:

She was scared by/ frightened by the hooting of the owl. (Cô ấy
sợ tiếng kêu của con cú).

Một điểm khác nữa, đó là afraid không thể đứng trước danh từ,
chỉ dùng sau động từ; còn scared và frightened có thể dùng
được ở cả 2 vị trí:

Ví dụ:

He seemed afraid. (Có vẻ anh ta sợ).

He appeared frightened. (Anh ta trông có vẻ sợ hãi).

He was, without doubt, a frightened man. (Rõ ràng anh ta là


người bị làm cho sợ hãi).

I'm afraid... còn được dùng với một nghĩa khác = I regret that I
have to tell you that... (Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng ...) như một
cách lịch sự để thông báo tin xấu.

Ví dụ:

I'm afraid there was an accident at the crossroads. Your son was
seriously injured. (Tôi lấy làm tiếc phải báo rằng có một vụ tai nạn
giao thông ở ngã tư và con trai cô bị thương khá nặng).

33 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l
34 | B e s t c o l l e c ti o n o f S o l

You might also like