Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ KHỐI 10 SỐ 2

Câu 1.
1. Trình bày điểm giống, khác nhau cơ bản về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự
giống và khác nhau đó?
2. Có ba dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amilaza, dung dịch 3
chứa glucôzo. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho
biết mức độ biến đổi về cấu trúc của từng chất trên? Giải thích?
3. Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào? Giải thích?
4. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có
hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy
giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện
thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
Câu 2.
1. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào
một giới riêng?
2. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác?
Câu 3
1. Tính đặc trưng,tính không đặc trưng,tính ổn định và tính không ổn định của ADN ?
2. Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm.Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa emzim amilaza , dung
dịch 3 chứa glucozơ .Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ
phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào ? Vì sao?
3. Một đoạn ADN chứa hai gen:
         - Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau:
           A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4
        - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng                        
          loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4
Xác định:
a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.
b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN
c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN
Câu 4
1. Em hãy vẽ cấu trúc và chú thích cấu tạo của Ty thể ? Em hãy biết tế bào nào cần có nhiều ty thể và tế bào nào
không cần ti thể ? Vì sao?
2. Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc màng sinh
học?
3. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó?
Câu 5
1. Cho 3 mô thực vật (1,2,3) cùng loại có kích thước và khối lượng bằng nhau vào ba môi trường khác nhau:
          -Mô 1 vào môi trường chứa nước cất.
          -Mô 2 vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương.
          -Mô 3 vào môi trường chứa dung dịch muối đẳng trương.
Sau vài giờ thì 3 mô thực vật trên có thay đổi như thế nào? Giải thích sự thay đổi đó.
Câu 6. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc một loài động vật (2n = 8)
có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% tế bào con tạo ra chuyển
qua vùng chín trở thành tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân, tạo tinh trùng. Trong số các tinh trùng tạo
ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra 168 hợp tử. Tính
1. Số tế bào sinh dục sơ khai đực
2. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình phát sinh trên
3. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh
dục sơ khai cái và và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái.
ĐỀ KHỐI 10 SỐ 3
ĐỀ THI OLIMPIC 30/4 THPT CHUYÊN BẾN TRE 2017
Câu 1. (1 điểm)
1. Em hãy cho biết vị trí phân loại của vi khuẩn lam, tảo và thực vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Vì sao
vi khuẩn lam có hình thức quang hợp giống tảo và thực vật nhưng lại không xếp cùng giới với tảo hoặc thực vật
2. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật nhưng đến thế kỷ XX Whitaker và Magulis lại xếp
nấm vào một giới riêng?
Câu 2. (4 điểm)
1. Theo thống kê, phần lớn các bệnh ung thư đều do đột biến gen hoặc do virus. Tuy nhiên, người ta cũng
phát hiện thấy có nhiều bệnh ung thư liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể. Giải thích cơ chế phát sinh các bê ̣nh
ung thư do đô ̣t biến NST
2. Một gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 9 trong phân tử protein  do
gen đó điều khiển tổng hợp. Biết rằng đột biến chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba
- Xác định dạng đột biến và vị trí xảy ra đột biến gen
- Gen đột biến ít hơn gen bình thường bao nhiêu liên kết hiđrô?
3. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào
pha S
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha  M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào
pha M
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
4. Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể hoàn toàn giống tế
bào mẹ?
Câu 3. (4 điểm)
1. Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm: dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amilaza, dung dịch 3
chứa glucozơ. Người ta đun nhẹ 3 dung dịch này đến độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết
mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc ở hợp chất nào? Tại sao?
2. Một nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại protein do tế bào động vật giải phóng vào môi trường nuôi
cấy. Ông nhận thấy loại protein đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy khi cho một vài giọt hoocmon vào tế
bào. Trước khi cho hoocmon vào ông đã đánh dấu protein trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang.
Nhờ đó ông quan sát thấy thuốc nhuộm có trong các phiến dẹt, phẳng, trong cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong
tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmon, thuốc nhuô ̣m cũng được quan
sát thấy như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất
Bằng kiến thức đã học,  em hãy giải thích kết quả thu được từ thí nghiệm trên
3. Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiê ̣u liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân
giải glycogen thành glucozơ, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử cafein ức chế hoạt động của enzim
cAPM photphodiesteraza, hãy giải thích cơ chế của việc dùng cafein làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.
4. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người,
vốn là loại tế bào cần nhiều ATP
Câu 4. (4 điểm)
1. Thế nào là chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim? Nếu  chỉ có enzim, các chất
ức chế enzym, cơ chất và dụng cụ xác định hoạt tính enzim thì làm thế nào có thể phân biệt được hai loại chất
ức chế này.
2. Có thể xem quá trình hô hấp là quá trình dị hóa thuần túy hay không? Vì sao?
3. Hãy giải thích tại sao khi người ta tăng nồng độ CO2 trong môi trường nuôi tảo thì bọt khí từ các sợi tảo lại
thoát ra nhiều hơn?
4. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta
tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thụ và nhận thấy theo thời gian pH của dung
dịch tăng dần lên và lượng chất X đi vào tế bào theo thời gian cũng gia tăng
- Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào
- Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đưa ra là đúng
Câu 5. (3 điểm)
1. Cuộc tranh luận về bản chất sinh học của virus giữa các nhà khoa học đến nay vẫn chưa có hồi kết. Dựa
vào kiến thức đã học, em hãy trả lời những câu hỏi sau
- Hãy nêu các đặc điểm của một số cơ thể sống để kết luận về bản chất virus. Tại sao người ta vẫn thường gọi
vi rút là thực thể sinh học?
- Nhiều loại virus gây bệnh hiện nay như HIV, SARS, H5N1, Ebola, Zika xuất hiện trong thời gian gần đây có
phải là virus mới không? Giải thích.
2. Hãy nêu kiểu dinh dưỡng kiểu hô hấp là chất chơi điện tử của 3 loại vi khuẩn là vi khuẩn quang hợp lưu
huỳnh, vi khuẩn quang hợp không lưu huỳnh và vi khuẩn lam, để từ đó giải thích tại sao chúng lại phân bố ở
các tầng nước khác nhau trong thủy vực. Ngoài đặc điểm về nguồn cho điện tử, những  đặc điểm thích nghi nào
về cấu trúc của tế bào giúp chúng phân bố được ở các tầng nước khác nhau?
3. Trong thời gian gần đây, các chủng vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng kháng sinh trở nên phổ biến hơn
và làm cho việc điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn hơn. Theo em nguyên nhân của hiện tượng
này là gì? Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần lưu ý điều gì?
Câu 6. (4 điểm)
1. Một tế bào đang thực hiện phân bào, quan sát dưới kính hiển vi thấy có 24 nhiễm sắc thể kép xếp thành một
hàng trên mặt phẳng xích đạo. Tế bào trên có thể đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Xác định bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội của loài
2. Trong một cơ thể sinh vâ ̣t, xét sự phân chia của 1 nhóm tế bào sinh dưỡng và 1 nhóm tế bào sinh dục  sơ
khai thấy tổng số tế bào ban đầu của hai nhóm bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ lưỡng bội của loài. Các tế
bào sinh dưỡng đều nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng số lượng tế bào sinh dục sơ khai. Các tế bào
sinh dục sơ khai cũng nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng số lượng tế bào sinh dưỡng. Tổng số tế bào
con sinh ra từ hai nhóm này là 152. Trong toàn bộ quá trình trên, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu
tương đương với 1152 sắc thể đơn. Các tế bào con của tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần nữa
rồi tiến hành giảm phân tạo giao tử. 1/4 số giao tử tạo thành được thụ tinh tạo hợp tử. Biết tổng số nhiễm sắc thể
đơn trong hợp tử ở trạng thái chưa nhân đôi là 8192 nhiễm sắc thể.
Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, số tế bào của mỗi nhóm ban đầu và giới tính cá thể trên .
ĐỀ KHỐI 10 SỐ 4
ĐỀ THI OLIMPIC 30/4 LẦN THỨ XXIII NĂM 2017
Câu 1 (4,0 điểm)
1. Trình bày điểm khác biệt giữa tảo và nấm về:  thành phần cấu tạo tế bào, kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp
2. Trong hoạt động của Operon Lac ở E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R ( còn gọi là Lac I) thì biểu
hiện của các gen cấu trúc có thể bị ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng. Giải thích
3. Những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sản phẩm của một gen. Giải thích
4. Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51 micrômet, bị đột biến mất 3 cặp nu tại vị trí
cặp nu số 4, 17 và 101. Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen đột biến trên có bao nhiêu axit amin mới so với
chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen ban đầu? Biết không phát sinh thêm đột biến mới, các bộ ba trước và sau
đột biến quy định hai loại axit amin khác nhau và không làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm
Câu 2 (4,0 điểm)
1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai,  hãy giải thích
a. Glioxixom là bào quan có ở tế bào thực vật và một số động vật bậc thấp chứa các enzim có khả năng chuyển
hóa cacbohydrat thành lipid, đây là quá trình quan trọng chỉ đặc trưng cho thực vật
b. Hệ enzim trong lizôxôm xúc tác các phản ứng thủy phân, hệ enzim trong peroxisome xúc tác các phản ứng
ôxi hóa khử. Các enzim trong hai bào quan này đều được tổng hợp từ lưới nội chất hạt
c. Tế bào kẽ tinh hoàn có chức năng tổng hợp hormon sinh dục nên có lưới nội chất hạt phát triển mạnh
d. Trong khung xương tế bào, vi ống là thành phần cấu trúc có vai trò quan trọng trong sự vận động các bào
quan. Thành vi ống gồm 13 nguyên sợi, mỗi nguyên sợi được cấu tạo từ các đơn phân là α-tulubin
2. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại. Sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối
mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích
3. Có một mẫu thực phẩm chứa saccarozo và lòng trắng trứng được đựng trong ống nghiệm. Dựa vào một số
phép thử sau hãy cho biết mẫu thực phẩm trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào? Giải thích.

Chất thử phản ứng Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4
Dung dịch iot Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen
Dung dịch Benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch
Phản ứng Biuret Tím Tím Xanh da trời Tím
4. Nêu sự khác nhau về cấu trúc giữa màng sinh chất và màng nhân
Câu 3 (4,0 điểm)
1. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế
gì so với phương thức khuếch tán qua lớp photpholipit kép?
2. Trong quá trình chuyển hóa glucozơ, sự có mặt của cyaninde ở nồng độ cao  có thể làm tế bào chết nhưng khi
cyaninde ở nồng độ thấp lại có thể dẫn đến chuyển hóa glucozơ thành axit lactic. Giải thích
3. Trong tế bào, những vị trí nào xảy ra quá trình tổng hợp ATP? Nêu khái quát kiểu photphorin hóa ở mỗi vị trí
4. Chuỗi chuyền electron hô hấp ở màng trong ti thể có sự tham gia của phức hệ đa protein theo một trật tự xác
định và một số phân tử nhỏ di chuyển hoặc hòa tan ở chất nền cạnh màng. Em hãy cho biết sự sắp xếp chuỗi
truyền electron trên có ý nghĩa gì?
Câu 4 (5 điểm)
1. Ở tế bào động vật, nêu những sự khác biệt về sự phân ly nhiễm sắc thể ở nguyên phân và kỳ sau I? Nêu
nguyên nhân.
2. Cho các kiểu chu kì tế bào A, B, C, D  khác nhau (như hình vẽ). hãy cho biết kiểu chu kỳ nào tương ứng với
hai loại tế bào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào tuyến nước bọt của Ruồi giấm Drosophila
Loại 2:  Hợp bào của nấm nhầy
2. Cho các kiểu chu kì tế bào
A, B, C, D  khác nhau (như
hình vẽ). hãy cho biết kiểu
chu kỳ nào tương ứng với hai
loại tế bào dưới đây? Giải
thích.
Loại 1: Tế bào tuyến nước bọt
của Ruồi giấm Drosophila
Loại 2:  Hợp bào của nấm
nhầy

3. Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, người ta
xác định được có hai nguồn cung cấp các bon là glucozơ và sorbitol. Vẽ đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn khi
được nuôi cấy trong ống nghiệm này và chú thích.
4. Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh metan,
vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lactic đồng hình
5. Có 2 ống nghiệm A và B đều chứa cùng một loại môi trường nuôi cấy lỏng có nguồn các bon là glucozơ.
Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số lượng vi khuẩn E.coli bằng nhau, sau đó nâng pH trong ống
A lên mức pH = 8 và hạ pH trong ống B xuống mức pH =4. Sau cùng một thời gian nuôi cấy cho thấy giá trị pH
trong ống A giảm nhẹ, pH trong ống B tăng lên.
- Tại sao có sự thay đổi PH trong hai ống nghiệm trên?
- Số lượng E coli trong bốn ống nghiệm sau một thời gian thay đổi như thế nào? Giải thích
Câu 5 (3 điểm)
1. Ở một loài động vật, xét một hợp tử tham gia 10 đợt nguyên phân liên tiếp, ở một lần phân bào nào đó có một
số tế bào 2n bị đột biến tứ bội. Cuối quá trình phân bào đã tạo ra 1016 tế bào con. Biết đột biến chỉ xảy ra ở mô ̣t
đợt phân bào nào đó trong các đợt trên
-  Đột biến xảy ra ở lần phân bào thứ mấy?
-  Số tế bào lưỡng bô ̣i được tạo ra khi kết thúc 10 lần phân bào.
2. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây X) các nhiễm sắc thể tương đồng có cấu trúc
khác nhau, xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm trên că ̣p NST số 3 đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử
( không xảy ra trao đổi chéo ở các cặp nhiễm sắc thể còn lại). Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (Y)
trên một cây khác cùng loài với cây X, người ta thấy có các nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực tế bào,
một trong hai cực của tế bào chứa 5 nhiễm sắc thể kép, đồng thời đếm được 24 cromatit trong tế bào. Hãy xác
định bộ nhiễm sắc thể chứa trong tế bào Y. Biết quá trình phân bào của Y diễn ra bình thường và không phát
sinh đột biến.
3. Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một
tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một
loài và một số nhận xét tương ứng như sau
a. Tế bào A có thể chứa 3 cặp gen đồng hợp về các gen đang xét
b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài 2n = 8
c. Tế bào A tạo ra tối đa 2 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét
d. Số chuỗi polinucleotit có trong tế bào trên là 8
Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra một lần. Các phát biểu trên đúng hay sai?
Nếu sai hãy giải thích
ĐỀ KHỐI 10 SỐ 5
ĐỀ THI OLIMPIC 30/4 LẦN THỨ XXII NĂM 2016
Câu 1 (4 điểm)
1a.  Đa dạng sinh học thể hiện ở những cấp độ nào?
b. Tại sao ở thế kỷ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỷ XX nấm lại được xếp vào giới riêng?
2. Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực, giả sử ADN-polimeraza không cần đoạn mồi vẫn có thể
khởi đầu xúc tác phản ứng tổng hợp ADN mới thì quá trình tái bản ADN sẽ có những đặc điểm gì khác so với
thực tế?
3. Những cơ chế nào có thể làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? Giải thích
4. Trong những trường hợp nào thì đột biến không di truyền cho thế hệ sau?
Câu 2 (4 điểm)
1. Tại sao các phân tử glycoprotein sau khi được tổng hợp trong các bào quan được vận chuyển tới màng sinh
chất lại luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2. Trong tế bào, nếu ti thể có một lớp màng, còn bộ máy gongi có hai lớp màng thì ảnh hưởng gì tới chức năng
của chúng?
3. Trong cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? Trình bày khái quát sự
hình thành các tế bào này.
4. Các câu sau đây đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích
a. Các đại phân tử sinh học: tinh bô ̣t, xenlulozơ, photpholipit và protein được gọi chung là các polime
b. Vi khuẩn lam hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ khuẩn diệp lục phân bố trên màng sinh chất
c. Ở tế bào nhân thực: nhân, ti thể và lục lạp là những bào quan chứa axit nucleic
d. Lizôxôm là bào quan có màng kép trong tế bào động vật và tế bào thực vật
Câu 3 (4 điểm)
1. Những bào quan nào trong tế bào nhân thực có chức năng khử đô ̣c? Nêu khái quát về cơ chế khử độc của các
bào quan này.
2. Trong quá trình quang hợp, nếu pha sáng không xảy ra thì các phân tử glucôzơ có được hình thành hay
không? Giải thích
3. NADH, FADH2 và NADPH được sinh ra từ những quá trình nào và sử dụng trong các cơ chế sinh học nào ở
cơ thể sống?
4. Trước đây, dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân. Giải thích ngắn gọn cơ chế tác
động của DNP. Theo khuyến cáo hiện nay có nên sử dụng NDP hay không? Giải thích.
Câu 4 (4 điểm)
1. Nêu các sự kiện trong quá trình giảm phân dẫn tới sự hình thành các biến dị di truyền
2. H2S là chất độc đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Người ta sử dụng vi khuẩn quang hợp tía và lục để xử lý
nước nhằm làm giảm lượng H2S trong ao nuôi. Quá trình quang hợp diễn ra theo phương trình sau
H2S +CO2 → (CH2O) +S + H2O ( trong môi trường ánh sáng có khuẩn diê ̣p lục)
Hãy nêu đặc điểm của vi khuẩn nói trên bằng cách trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a. Nêu kiểu hô hấp và kiểu dinh dưỡng
b. Chất cho electron và chất nhận electron cuối cùng là gì?
c. Có cần quang hệ I và II không?
d. Lưu huỳnh (S) có được tích lũy trong tế bào không? Đây là các vi khuẩn quang hợp  lưu huỳnh hay không
lưu huỳnh?
3. Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể  động vâ ̣t, số lượng vi khuẩn tăng lên theo hàm số mũ. Khi virus lây
nhiễm vào cơ thể động vật có chu kỳ sinh sản gây tan, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời
gian. Sau đó, lượng virus tăng lên mô ̣t cách đô ̣t ngô ̣t và cuối cùng tăng theo kiểu bậc thang.
Hãy giải thích sự khác nhau đó
4. Hình vẽ sau mô tả nhu cầu của vi khuẩn đối với oxi
khi nuôi chúng trên môi trường thạch trong ống nghiê ̣m.
Đem nuôi cấy 3 chủng trong môi trường lỏng ở các điều
kiện thích hợp cho sự sinh trưởng. Lấy 1 giọt dịch nuôi
cấy chủng A,B,C cho lên lam kính, sau đó nhỏ một giọt
dung dịch  H2O2 lên trên. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích
Câu 5 (4 điểm)
1. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của trực khuẩn cỏ khô (Bacillus subtilis) ở cuối
pha log (cho vào ống nghiê ̣m 1) và dịch huyền phù được lấy vào cuối pha cân bằng đô ̣ng (cho vào ống nghiê ̣m
2). Ở hai ống nghiê ̣m đều được xử lí bằng lizozim, đă ̣t trong tủ ấm 370C trong 3 giờ, sau đó làm tiêu bản sống.
Hãy dự đoán kết quả sau khi làm tiêu bản
2. Xét một cơ thể có kiểu gen AaBb DE/de XX. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử, có một số TB có
cặp Aa không phân trong giảm phân I, một số tế bào khác có cặp DE/de phân ly không bình thường trong giảm
phân II. Các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Số loại giao tử tối đa có thể được tạo từ cơ thể trên là
bao nhiêu? Biết rằng trong suốt quá trình tạo giao tử không phát sinh đột biến gen.
3. Cho một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=20. Nếu các cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều có cấu trúc khác nhau,
quá trình giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể số I, trao đổi chéo tại 2 điểm không
cùng lúc ở nhiễm sắc thể số II và trao đổi chéo kép ở cặp nhiễm sắc thể số V thì số loại giao tử tối đa được tạo
ra nhiều hơn so với quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
4. Ở Ruồi giấm, một tế bào trải qua một số lần nguyên phân, tất cả các tế bào con thực hiện giảm phân tạo giao
tử, hiệu suất thụ tinh là 12,5% đã có 16 hợp tử được tạo thành. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm
thể đơn mà môi trường cung cấp là 504. Xác định giới tính của ruồi giấm và số lần nguyên phân của tế bào ban
đầu

You might also like