PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ: HÀNH VI PHÁT TRỰC TIẾP TRÁI PHÉP TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH "CÔ BA SÀI GÒN"

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỀ VI

PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ


IPR121 - Giảng viên: Nguyễn Quốc Thụy Phương

Nguyễn Thảo Uyên – MSSV: SA140013

Trường Đại học FPT


Phân tích trường hợp cụ thể về vi phạm quyền tác giả

Trường Đại học FPT TP.HCM

PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ:

HÀNH VI PHÁT TRỰC TIẾP TRÁI PHÉP

TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH “CÔ BA SÀI GÒN”

Môn: Intellectual Property Rights – IPR121

Giảng viên: Nguyễn Quốc Thụy Phương

Sinh viên: Nguyễn Thảo Uyên – MSSV: SA140013

I. Tóm tắt................................................................................................................................................2

I.1. Thông tin các đối tượng liên quan...............................................................................................2

I.2. Sự việc vi phạm quyền tác giả.....................................................................................................2

II. Phân tích..............................................................................................................................................2

II.1. Về điều kiện bảo hộ quyền tác giả...............................................................................................2

II.2. Về hành vi vi phạm......................................................................................................................3

II.3. Về hình thức xử phạt....................................................................................................................3

III. Kết quả xử phạt................................................................................................................................3

IV. Liên hệ với luật pháp quốc tế...........................................................................................................3

IV.1. Ở Hoa Kỳ.................................................................................................................................3

IV.2. Ở các quốc gia khác.................................................................................................................4

V. Quan điểm cá nhân..............................................................................................................................4

Nguồn tham khảo........................................................................................................................................5

1
Phân tích trường hợp cụ thể về vi phạm quyền tác giả

I. Tóm tắt
I.1. Thông tin các đối tượng liên quan

- Nguyên đơn: Công ty TNHH Vietnam Artist Agency (Tên viết tắt: VAA Co.,LTD), là đơn vị đầu
tư sản xuất tác phẩm điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn”.

- Bị đơn: N.V.Tr (19 tuổi), sinh viên một trường Cao đẳng Công nghệ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu

I.2. Sự việc vi phạm quyền tác giả

Trưa 13/11/2017, anh N.V.Tr cùng bạn gái mua vé xem phim 'Cô Ba Sài Gòn' ở một rạp chiếu phim tại
TP Vũng Tàu. Tại đây, Tr. dùng điện thoại của bạn gái livestream cảnh phim “Cô Ba Sài Gòn” đang
chiếu lên trang Phim+ trên mạng xã hội facebook. Trang này lại do Tr. và một người bạn là quản trị.

Sau khi phát livestream được khoảng 30 phút thì sự việc được nhân viên rạp phim phát hiện và yêu cầu
Tr. dừng phát trực tiếp, đồng thời mời Tr. ra ngoài làm việc và lập biên bản sự việc. Tr. đã gỡ đoạn phim
chia sẻ trên trang mạng xã hội.

Sau khi sự việc xảy ra, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đại diện đơn vị phát hành bộ phim Cô Ba Sài Gòn
đã gửi đơn đề nghị Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử lý hành vi của Tr. Theo các thông tin từ phía nhà
sản xuất bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” đã bị thiệt hại ước tính vào khoảng 250 triệu đồng sau khi nội dung bộ
phim bị phát tán trên mạng xã hội. [CITATION Trù17 \l 1033 ]

II. Phân tích


II.1. Về điều kiện bảo hộ quyền tác giả

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” thuộc phân loại “tác phẩm
điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự”. Vì vậy tác phẩm này đủ điều kiện
để được bảo hộ về quyền tác giả.
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 21 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất -
kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại
khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này”. Vì vậy, công ty VAA có quyền làm đơn yêu cầu cơ
quan chức năng xử lí các hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm do công ty VAA đầu tư sản xuất.
Công ty được hưởng đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh “Cô Ba
Sài Gòn”.[CITATION Văn \l 1033 ]

2
Phân tích trường hợp cụ thể về vi phạm quyền tác giả

II.2. Về hành vi vi phạm

Căn cứ theo Khoản 10 Điều 28 Luật SHTT, hành vi livestream phát tán một phần bộ phim “Cô Ba Sài
Gòn” trên mạng xã hội Facebook là “hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc
truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”. Vì vậy đây là hành vi vi phạm quyền tác giả.[CITATION
Văn \l 1033 ]

II.3. Về hình thức xử phạt

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan thì hành vi vi phạm của bị đơn sẽ chịu xử phạt hành chính từ 15 đến 30 triệu
đồng và buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.[CITATION Ngh \l 1033 ]
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 225 BLHS hiện hành, trong trường hợp cơ quan điều tra, làm rõ, phát
hiện việc Tr. thực hiện phát trực tiếp bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” lên mạng xã hội nhằm mục đích
thương mại thì có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ
đến 3 năm; [CITATION BộL15 \l 1033 ]

III. Kết quả xử phạt


- Chiều 27/12/2017, Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83), Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã ký
quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với N.V.Tr về hành vi xâm phạm quyền tác giả,
đồng thời yêu cầu Tr. dỡ bỏ đoạn phim đã quay trên trang mạng facebook.
- Do xét hoàn cảnh của Tr. là sinh viên, gia đình khó khăn, nhận thức được hành vi sai phạm, khắc
phục, tháo gỡ đoạn phim đã sao chép nên PA83 xử phạt Tr. mức phạt thấp nhất.[CITATION Trù17 \l
1033 ]

IV. Liên hệ với luật pháp quốc tế


IV.1. Ở Hoa Kỳ

- Nếu bị bắt vì tội chia sẻ phim trên các trang web, người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt từ 750
USD trở lên. [CITATION KỳA21 \l 1033 ]

3
Phân tích trường hợp cụ thể về vi phạm quyền tác giả

- Sao chép phim khi đang chiếu là một trọng tội theo Đạo luật Giải trí gia đình và Bản quyền năm 2005
của Hoa Kỳ, có thể bị ngồi trong nhà tù liên bang ba năm. [CITATION TạB17 \l 1033 ]
- Một số tiểu bang như Virginia còn có luật chống sao chép trái phép riêng của bang. [CITATION
TạB17 \l 1033 ]

IV.2. Ở các quốc gia khác

- Ấn Độ: Tùy theo từng hành vi, người vi phạm sẽ đối mặt với các mức phạt từ hành chính đến phạt tù.
Trong lần vi phạm đầu tiên, có thể bị ngồi tù từ 6 tháng đến 3 năm, phạt từ 50.000 đến 200.000 rupee
(tương đương 655 USD đến 2.600 USD). Nếu vẫn còn tiếp tục vi phạm, hình phạt sẽ còn nghiêm
khắc hơn. [CITATION KỳA21 \l 1033 ]
- Anh: Hiệp hội các nhà phân phối phim (FDA) và Liên đoàn chống trộm bản quyền (FACT) của Anh
treo giải 1.000 bảng cho mỗi lần phát hiện kẻ quay lén. [CITATION TạB17 \l 1033 ]

V. Quan điểm cá nhân


Hành vi phát trực tiếp các tác phẩm điện ảnh, chương trình nghệ thuật mà chưa thông qua sự cho phép
của tác giả là hành vi phạm pháp mới xuất hiện. Từ mục đích kết nối người dùng ban đầu, hình thức phát
trực tuyến đã bị lợi dụng biến tướng trở thành công cụ để phục vụ cho mục đích xấu, xâm phạm nhiều lợi
ích và gây ra nhiều thiệt hại, mà ví dụ cụ thể là trường hợp bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” nêu trên. Hành vi
này có nhiều nét tương đồng với vấn nạn sao chép băng, đĩa lậu và các dịch vụ trang web phim lậu đã
từng gây nhức nhối trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tuy hành vi nêu trên xét về mặt pháp lý là các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên thực tế những video
livestream các tác phẩm điện ảnh lại nhận được số lượng tương tác cao vượt trội. Đa số khán giả tại Việt
Nam chưa nhận thức được hành vi sai trái này, hoặc nhận thức được nhưng vẫn tiếp tục sai phạm vì có
suy nghĩ nhiều người cũng làm giống mình, và các hoạt động trên mạng internet là không thể bị truy cứu
và xử phạt. Người đăng tải bất chấp vì lợi ích và sự nổi tiếng cá nhân trong khi người xem những đoạn
phim lậu này vẫn mang tâm lý muốn sử dụng nhưng lại ngại phải chi trả cho dịch vụ. Những hành động
như trên không chỉ làm thiệt hại cho nhà sản xuất mà còn gây tác động xấu đến xã hội và cộng đồng.

Trước bộ phim “Cô Ba Sài Gòn”, có nhiều phim Việt cũng từng là nạn nhân của việc xâm hại bản quyền
trên mạng, có thể kể đến là: Em chưa 18, Chạy đi rồi tính, Tấm Cám – chuyện chưa kể, Vòng eo 56…
Tuy nhiên các nhà sản xuất phim vẫn chỉ mới có động tác bảo vệ phim theo hướng tuyên truyền kêu gọi ý
thức tác giả, hoặc lập biên bản và yêu cầu gỡ các đoạn phim lậu, chứ chưa thật sự mạnh tay nhờ đến sự
can thiệp của pháp luật. Hành động lên tiếng bảo vệ đứa con tinh thần của mình của nhà sản xuất phim

4
Phân tích trường hợp cụ thể về vi phạm quyền tác giả

“Cô Ba Sài Gòn” là hành động cần thiết để cảnh tỉnh những ai thiếu ý thức tôn trọng bản quyền và gây
thiệt hại cả về tiền của lẫn uy tín cho nhà sản xuất phim. Đây là hành vi tự bảo vệ lợi ích của các nhà sản
xuất phim và cũng là hành vi bảo vệ sự trong sạch của môi trường điện ảnh. Sự can thiệp và quyết định
xử phạt của cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với bị đơn là đúng với quy định của pháp luật và có đủ
sức răn đe cần thiết để ngăn chặn những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Nguồn tham khảo


Anh, K. (2021, 3 2). Nan giải xử lý các Web phim lậu. Được truy lục từ Pháp Luật & Bản Quyền:
https://phapluatbanquyen.phaply.vn/nan-giai-xu-ly-cac-web-phim-lau-luat-su-kien-nghi-can-xu-
ly-hinh-su-doi-tuong-xam-pham-ban-quyen-so-huu-tri-tue-tren-moi-truong-so-bv247/

Ban, T. (2017, 11 19). Livestream, quay lén ở rạp phim nước ngoài bị xử lý thế nào? Được truy lục từ
Thanh Niên: https://thanhnien.vn/van-hoa/livestream-quay-len-o-rap-phim-nuoc-ngoai-bi-xu-ly-
the-nao-901147.html

Bộ Luật Hình Sự. (2015, 11 27). Retrieved from Thư Viện Pháp Luật: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx

Khánh, T. (2017, 12 28). Phạt người livestream phim 'Cô Ba Sài Gòn' 15 triệu. Được truy lục từ Báo
Pháp luật TPHCM: https://plo.vn/van-hoa/phat-nguoi-livestream-phim-co-ba-sai-gon-15-trieu-
747694.html

Nghị định 131/2013/NĐ-CP. (2013, 10 16). Được truy lục từ Thư Viện Pháp Luật:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Nghi-dinh-131-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-
hanh-chinh-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan-210029.aspx#

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH. (2019, 6 25). Được truy lục từ Thư viện Pháp luật:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Van-ban-hop-nhat-07-VBHN-VPQH-2019-
Luat-So-huu-tri-tue-nam-2005-424231.aspx

You might also like