Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI TẬP TẾ BÀO

Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm đực (2n = 8) được kí hiệu như sau: AaBbDdXY. Xét hai tế bào
sinh dục đực sơ khai tham gia quá trình phát sinh tinh trùng. Sau khi thực hiện quá trình phân bào với
số lần bằng nhau tại vùng sinh sản, người ta thấy có 512 tế bào có chứa nhiễm sắc thể Y. Tất cả các
tế bào được sinh ra tại vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh tinh trùng tham gia giảm phân hình thành
tinh trùng. Cho rằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Theo lí thuyết, hãy cho biết:
a) Mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân mấy lần? Có tối đa bao nhiêu hợp tử mang cặp
nhiễm sắc thể XX được hình thành?
b) Tổng số nhiễm sắc thể thường mà môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục đực sơ khai
hoàn tất quá trình sinh sản nêu trên.
Câu 2: Trong cơ thể củ amột sinh vật, xét quá trình phân chia của một nhóm tế bào sinh dưỡng và một
nhóm tế bào sinh dục. Tổng số tế bào ban đầu của hai nhóm bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ
lưỡng bội của loài. Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân một số lần như nhau và bằng với số
tế bào sinh dục ban đầu, các tế bào sinh dục cũng nguyên phân một số lần như nhau và bằng số tế
bào sinh dưỡng ban đầu. Tổng số tế bào con sinh ra từ hai nhóm là 152. Tổng số nhiễm sắc thể đơn
do môi trường cung cấp cho cả hai nhóm là 1152.
a) Tính số tế bào ban đầu của mỗi nhóm, biết rằng số tế bào sinh dục ít hơn số tế bào sinh dưỡng.
b) Các tế bào con của nhóm tế bào sinh dục tiếp tục nguyên phân 5 lần, sau đó trải qua giảm phân
tạo thành giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh là 25%, tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các hợp tử là 8192.
Xác định giới tính của cá thể trên.
Câu 3: Theo dõi quá trình giảm phân của ba cặp nhiễm sắc thể thường trong hai cơ thể đực và cái của
cùng một loài động vật, người ta nhận thấy rằng:
- Cặp nhiễm sắc thể số 1 của một số tế bào sinh tinh không phân li trong giảm phân I (giảm phân II
diễn ra bình thường).
- Cặp nhiễm sắc thể số 2 của một số tế bào sinh trứng không phân li trong giảm phân I (giảm phân II
diễn ra bình thường).
Sự thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng được tạo ra từ hai cơ thể đực và cái nói trên có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
Câu 4: Ở bò khi quan sát một tế bào sinh dục đực ở kì giữa của nguyên phân, người ta đếm được 60
nhiễm sắc thể (NST) kép.
a) Tế bào đó tiến hành nguyên phân 5 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu
là bao nhiêu NST đơn mới?
b) Giả thiết rằng có 1000 tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường, biết hiệu suất thụ tinh của
tinh trùng là 1/1000, còn của trứng là 1/5, mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh được với một trứng. Hãy xác định
số tế bào sinh trứng.
c) Các hợp tử được tạo thành đã nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau, môi trường
nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 3600 NST đơn mới. Xác định số tế bào con sinh ra, số đợt
nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 5: Một hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 26) nguyên phân liên tiếp. Chu kì nguyên phân
là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1; thời gian
của kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ 1: 1,5: 1: 1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân
của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit và số
nhiễm sắc thể cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút.
Câu 6: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của mèo là 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng
ban đầu là 320. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các nhiễm sắc thể
đơn trong các trứng là 18240. Tất cả các trứng tạo ra đều được thụ tinh, mỗi trứng chỉ thụ tinh với một
tinh trùng tạo thành một hợp tử.
a) Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục đực
sơ khai và từ một tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào phải trải qua mấy đợt nguyên phân?
b) Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
c) Số lượng nhiễm sắc thể đơn tương đương mà môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục
sơ khai để tạo trứng?
Câu 7: Một gen cấu trúc ở tế bào sinh vật nhân thực có 4 intron, mỗi intron đều có 144 cặp nuclêôtit.
Các đoạn êxon có kích thước bằng nhau và dài gấp đôi đoạn intron. Gen này khi phiên mã đã tạo ra
được 2 phân tử mARN trưởng thành. Khi 2 phân tử mARN này dịch mã đã đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp 5748 axit amin.
a) Tính chiều dài của vùng mã hóa.
b) Tính số ribôxôm tham gia dịch mã trên mỗi phân tử mARN? Biết rằng số ribôxôm trượt trên mỗi
mARN là bằng nhau.
Câu 8: Bộ nhiễm sắc thể (NST) của trâu là 2n = 50. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào
sinh dục sơ khai cái nguyên phân nhiều lần ở vùng sinh sản. Tất cả các tế bào con tạo thành đều trở
thành tế bào sinh giao tử và giảm phân bình thường. Tổng số tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh
giao tử cái là 96. Số NST trong các giao tử đực nhiều hơn số NST trong các giao tử cái là 5600. Các
giao tử được tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất thụ tinh của giao tử cái là 12,5%.
a) Xác định số tế bào sinh giao tử thuộc mỗi loại.
b) Xác định số hợp tử được hình thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử đực.
c) Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và số lần nguyên phân của tế bào
sinh dục sơ khai cái.
Câu 9: Trong quá trình giải mã ở vài phân tử mARN môi trường nội bào thu được các phân tử protein
cùng loại với tổng số phân tử lượng là 474000 đvC. Gen mang thông tin quy định cấu trúc loại protein
đó dài 0,1632 μm.
a) Tính số phân tử protein tạo thành.
b) Quá trình sao mã của gen làm phát sinh 795 bộ ba mã hóa axit amin trên các mARn. Tính số
phân tử mARN tạo thành. Tính số phân tử mARN tạo thành.
c) Biết rằng trong quá trình giải mã các mARN, số lượt ribôxôm trượt qua mỗi mARN là bằng nhau.
Tìm số lượt trượt của ribôxôm trên mỗi mARN. Biết mỗi axit amin có phân tử lượng là 100 đvC.
Câu 10: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai của người (2n = 46) nguyên phân một số lần như nhau,
sau đó có 60% số tế bào con tham gia giảm phân tạo giao tử. Toàn bộ quá trình trên cần môi trường
nội bào cung cấp 5658 nhiễm sắc thể đơn mới. Mặt khác, toàn bộ tinh trùng tạo ra tham gia thụ tinh tạo
được một hợp tử với hiệu suất thụ tinh là 1/192. Tính số tế bào trong nhóm ban đầu và số lần nguyên
phân của các tế bào đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC PHẢ HỆ

Câu 1: Cho sơ đồ phả hệ sau:

a) Xác định bệnh M do gen trội hay gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay giới tính? Giải thích.
b) Tính xác suất để người III2 mang gen gây bệnh là bao nhiêu?
c) Tính xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh thêm 1 đứa con gái và 1 đứa con trai không
mắc bệnh M nói trên.
Câu 2: Cho sơ đồ phả hệ như sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn
trên nhiễm sắc thể giới tính X không alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra.
Tính xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc
hai bệnh P, Q.
Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
a) Xác định bệnh M do gen trội hay gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay giới tính? Giải thích.
b) Tính xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh.
Câu 4: Người ta tiến hành phân tích một phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm
gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Hãy phân tích tính chất di truyền của căn bệnh này. Tính
xác suất sinh ra hai đứa con trai một đứa bị bệnh và một đứa không bị bệnh từ cặp vợ chồng II7 và II8.

Câu 5. Người ta tiến hành khảo sát sự di truyền của một căn bệnh di truyền ở ba thế hệ gia đình và
thiết lập thành phả hệ như sau:

a) Hãy xác định tính chất di truyền của căn bệnh này.
b) Tính xác suất để đứa cháu III10 mang alen gây bệnh.
Câu 6. Gen M quy định cho một protein kích thích sự tích lũy lipid trong cơ thể. Một đột biến làm thay
đổi chức năng của protein này đã làm cho cơ thể bị bệnh béo phì. Trong phả hệ dưới đây, người ta đã
quan sát và thiết lập mối quan hệ giữa những người trong gia đình về căn bệnh béo phì do di truyền
như bên dưới:

a) Hãy phân tích tính chất di truyền của căn bệnh béo phì trên.
b) Trong phả hệ đã được thiết lập như trên, những cơ thể nào chưa xác định được chính xác kiểu
gen do thiếu thông tin ?
c) Người con IV17 kết hôn với người chồng không bị bệnh béo phì nói trên thì xác suất sinh ra hai
đứa con gái đầu lòng không bị bệnh này là bao nhiêu phần trăm ?
Câu 7. Sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ
phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng, sự di
truyền bệnh trên độc lập với sự di truyền nhóm máu, quá trình giảm phân diễn ra bình thường và
không có đột biến.

a) Những người nào trong phả hệ trên chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về căn
bệnh nói trên ?
b) Tính xác suất để cặp vợ chồng II7 và II8 sinh ra có nhóm máu B và bị bệnh trên.
c) Tính xác suất để cặp vợ chồng II7 và II8 sinh ra con trai có nhóm máu A và không bị bệnh nói trên.
Câu 8. Ở người, máu khó đông do gen đột biến lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X
quy định. Một người phụ nữ bình thường, có em trai bình thường nhưng có bố ruột bị bệnh, cô lấy một
người chồng bình thường. Xác suất sinh ra đứa con đầu lòng là con trai và mắc bệnh máu khó đông là
bao nhiêu ?
Câu 9. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X quy định và cách nhau 12cM. Người ta phân tích sự di truyền hai căn bệnh này ở một gia đình
gồm ba thế hệ, sau đó thiết lập phả hệ như sau:

a) Trong các người con ở thế hệ thứ III, người con nào là kết quả của tái tổ hợp (trao đổi chéo) giữa
hai gen và người nào không ? Giải thích.
b) Hiện nay, người phụ nữ II1 lại đang mang thai. Tính xác suất người phụ nữ này sinh ra một bé trai
bình thường là bao nhiêu ? Giải thích.
Câu 10. Ở người, bệnh hóa xơ nang (cystic fibrosis) và bệnh alkapto niệu (alkaptonuria) đều do một
alen lặn trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh
trên sinh ra một đứa con mắc cả hai bệnh đó.
a) Nếu họ sinh con thứ hai thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh trên là bao nhiêu ?
b) Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mặc các bệnh trên thì theo di truyền học tự vấn
có các phương pháp nào ?
Câu 11. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn:
Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của
người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen
gây bệnh. Tính xác suất sinh người con đầu
lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ ba.
Câu 12. Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội
hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh, kết hôn
với một người đàn ông khác bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Tính xác suất để con đầu lòng của
cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu ?
Câu 13. Ở người, gen quy định màu mắt có hai alen A và a, gen quy định dạng tóc cũng có hai alen B
và b, gen quy định nhóm máu có ba alen IA, IB và IO. Cho biết, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể
thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ ba gen nói trên trong quần thể người là
bao nhiêu ?
Câu 14. Bệnh phenylketo niệu, bệnh galactose huyết và bệnh bạch tạng là các bệnh di truyền do đột
biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường và không liên kết với nhau. Một cặp vợ chồng bình
thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh nói trên. Tính xác suất cặp vợ chồng này sinh ra đứa con
thứ hai mắc một trong ba bệnh này.
Câu 15. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới
phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Tính xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh của cặp
vợ chồng III12 và III13 trong phả hệ này.

Câu 16. Cho sơ đồ phả hệ như sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới
xảy ra. Tính xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con
trai và mắc cả hai bệnh trên.
Câu 17. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả
sự di truyền của một bệnh ở người do
một trong hai alen của một gen quy
định. Biết rằng không có đột biến mới
xảy ra. Tính xác suất sinh con đầu
lòng không mang alen gây bệnh của
cặp vợ chồng III14 và III15.
Câu 18. Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định
tóc quăn trội hoàn toàn với alen a quy định tóc thẳng; bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm
trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định còn alen trội B quy định mắt nhìn
màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ như sau:

Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Cặp vợ chồng III10 và III11 trong phả hệ này sinh con, tính
xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên.
Câu 19. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương
ứng trên Y quy định; bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp
vợ chồng đều không mắc cả hai bệnh này sinh ra một người con trai mắc cả hai bệnh và một người
con gái bình thường. Người con gái này lớn lên và lấy chồng bình thường nhưng có mang gen bệnh
bạch tạng ở trạng thái dị hợp, sinh ra một người con trai bị bệnh máu khó đông. Tính xác suất cặp vợ
chồng này sinh đứa con thứ hai:
a) Mắc cả hai bệnh này.
b) Là con gái và không mắc cả hai bệnh này.
Biết rằng không có đột biến mới xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của các cá thể trong gia
đình được nghiên cứu trên.
Câu 20: Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể
thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào
quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ bên cạnh.
Các alen đột biến lặn a và b không tạo được enzim A và B tương ứng,
alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển
thành chất B thì cơ thể bị bệnh H; chất B không được chuyển thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G.
Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người
đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới.
Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng: (1) Bị đồng thời
cả hai bệnh G và H, (2) Chỉ bị bệnh H, (3) Chỉ bị bệnh G, (4) Không bị bệnh nào?

You might also like