Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 99

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.

Từ Quang
Phương

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh”
đã viết là kết quả nghiên cứu của cá nhân, thu thập thông tin thực tế từ Ban QLDA xây
dựng thành phố Bắc Ninh trong thời gian thực tập tại đây và một số tài liệu tham khảo
có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Từ Quang Phương – Giảng viên
khoa Đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Chuyên đề dưới đây là một sản phẩm độc lập, không sao chép bất cứ chuyên đề
nào khác. Nếu vi phạm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Mẫn Thị Huyên

MỤC LỤ

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................- 6 -


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ.....................................................................- 7 -
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. - 8 -
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH..................................................- 11 -
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BAN QLDA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH........- 11 -
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ban...........................................................- 11 -
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.........................................................- 11 -
1.1.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn......................................................................- 11 -
1.1.2.2 Trách nhiệm........................................................................................- 13 -
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc
Ninh................................................................................................................ - 14 -
1.1.3.1 Lãnh đạo và các phòng chuyên môn...................................................- 14 -
1.1.3.2 Quy chế làm việc................................................................................- 14 -
1.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng thuộc Ban QLDA thành
phố Bắc Ninh..............................................................................................- 15 -
1.1.4 Các dự án do Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh quản lý..............- 19 -
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH...............................................................- 21 -
1.2.1 Quản lý dự án theo các giai đoạn...............................................................- 21 -
1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư...................................................................- 21 -
1.2.1.1.1 Nhiệm vụ của Ban.....................................................................- 21 -
1.2.1.1.2 Quy trình thực hiện các công việc.............................................- 23 -
1.2.1.1.3 Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình....- 24 -
1.2.1.1.4 Công tác xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình........- 26 -
1.2.1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư..................................................................- 26 -
1.2.1.2.1 Nhiệm vụ của Ban ở giai đoạn này............................................- 26 -
1.2.1.2.2 Quy trình thực hiện các công việc.............................................- 27 -

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.2.1.2.3 Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực
hiện đền bù GPMB, kế hoạch tái định cư và phục hồi...................................- 29 -
a) Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư...............- 29 -
b) Quy định về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...........................- 30 -
c) Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng.............................- 31 -
1.2.1.2.4 Công tác lập thiết kế - dự toán...................................................- 34 -
1.2.1.2.5 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu.................- 35 -
a) Công tác lập kế hoạch đấu thầu............................................................- 35 -
b) Công tác tổ chức đấu thầu....................................................................- 38 -
1.2.1.2.6 Công tác giám sát thi công........................................................- 42 -
a) Nhiệm vụ của Ban................................................................................- 42 -
b) Nội dung của công tác giám sát thi công..............................................- 42 -
1.2.1.3 Giai đoạn kết thúc dự án.....................................................................- 43 -
1.2.2 Quản lý dự án theo các lĩnh vực chủ yếu của dự án...................................- 44 -
1.2.2.1 Lập kế hoạch tổng quát.......................................................................- 44 -
1.2.2.2 Quản lý tiến độ thực hiện dự án..........................................................- 46 -
1.2.2.3 Quản lý chất lượng dự án......................................................................- 50 -
1.2.2.3.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát xây dựng.................- 50 -
1.2.2.3.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng..............- 55 -
a) Giám sát chất lượng thi công xây dựng................................................- 56 -
b) Nghiệm thu công trình.........................................................................- 58 -
1.2.2.4 Quản lý chi phí dự án..........................................................................- 60 -
1.2.2.4.1 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án...........................................- 60 -
1.2.2.4.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình........................................- 61 -
1.2.2.4.3 Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình..............................- 64 -
1.2.2.4.4 Quyết toán vốn đầu tư...............................................................- 64 -
1.2.2.5 Quản lý rủi ro......................................................................................- 66 -
1.2.3 Đánh giá công tác quản lý dự án đối với dự án “Xây dựng đường Trần Lựu
kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân”..............................................................- 69 -
1.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH...............................................................- 71 -

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.3.1 Những kết quả đạt được.............................................................................- 71 -


1.3.2 Những tồn tại.............................................................................................- 71 -
1.3.2.1 Tồn tại trong công tác lập dự án..........................................................- 71 -
1.3.2.2 Tồn tại trong công tác đấu thầu...........................................................- 73 -
1.3.2.3 Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng........................................- 74 -
1.3.2.4 Tồn tại trong công tác tổ chức QLDA nói chung tại Ban....................- 74 -
1.3.2.5 Các tồn tại khác..................................................................................- 75 -
1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................- 76 -
1.3.3.1 Những nguyên nhân do thể chế quản lý..............................................- 76 -
1.3.3.2 Những nguyên nhân về trình độ quản lý.............................................- 76 -
1.3.3.3 Những nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý...........................- 76 -
1.3.3.4 Những nguyên nhân về phân bổ, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng
công trình và phối hợp giữa các bên liên quan...........................................- 77 -
1.3.3.5 Những nguyên nhân khách quan khác................................................- 77 -
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDA
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH...............................................................- 79 -
2.1 ĐỊNH HƯỚNG QLDA CỦA BAN TRONG THỜI GIAN TỚI......................- 79 -
2.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH.............- 80 -
2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư..........- 80 -
2.2.1.1 Giải pháp trong công tác khảo sát.......................................................- 80 -
2.2.1.2 Giải pháp trong công tác lập dự án đầu tư..........................................- 81 -
2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư-84 -
2.2.2.1 Giải pháp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.......................- 85 -
2.2.2.2 Giải pháp trong công tác đấu thầu:.....................................................- 86 -
2.2.2.3 Giải pháp trong công tác giám sát thi công.........................................- 87 -
2.2.2.4 Giải pháp trong công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng:..........................................................................................................- 88 -
2.2.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng:.....................- 88 -
2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư...........- 89 -

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

2.2.3.1 Giải pháp trong công tác nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công:............- 89 -
2.2.3.2 Giải pháp trong công tác thanh quyết toán:.........................................- 90 -
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ......................................................................................- 93 -
KẾT LUẬN.............................................................................................................- 95 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................- 97 -

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QLDA Quản lý dự án

BVTC Bản vẽ tài chính

KT - KT Kinh tế - Kỹ thuật

GPMB Giải phóng mặt bằng

XDCT Xây dựng công trình

NCKT Nghiên cứu khả thi

QTQG Quan trọng quốc gia

QH Quy hoạch

TKKT - TDT Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán

ĐTXD Đầu tư xây dựng

BTXM Bê tông xi măng

NSNN Ngân sách nhà nước

XDCB Xây dựng cơ bản

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ


Tran

Sơ đồ 1. 1 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh·················- 16 -


Sơ đồ 1. 2 Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc
Ninh····························································································- 20 -
Sơ đồ 1. 3 Quy trình giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban QLDA xây dựng thành phố
Bắc Ninh·······················································································- 24 -
Sơ đồ 1. 4 Quy trình bồi thường, hỗ trợ GPMB··········································- 27 -
Sơ đồ 1. 5 Công tác tổ chức đấu thầu······················································- 37 -
Sơ đồ 1. 6 Quy trình giai đoạn kết thúc dự án tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc
Ninh····························································································- 40 -
Sơ đồ 1. 7 Trình tự quản lý chất lượng nhiệm vụ khảo sát xây dựng·················- 47 -
Sơ đồ 1. 8 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế··········································- 50 -

Bảng 1. 1 Các dự án do Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh quản lý...........- 17 -
Bảng 1. 2 Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất xây
dựng Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân - thành phố Bắc Ninh - 30 -
Bảng 1. 3 Kế hoạch đấu thầu của dự án đường Trần Lựu kéo dài...........................- 34 -
Bảng 1. 4 Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2014- 2016.................................- 38 -
Bảng 1. 5 Tiến độ thi công tổng thể dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã
Kim Chân, thành phố Bắc Ninh..............................................................................- 44 -
Bảng 1. 6 Bảng tổng hợp dự toán công trình đường Trần Lựu kéo dài...................- 59 -
Bảng 1. 7 Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề
nghị thanh toán một số hạng mục công việc:..........................................................- 61 -
Bảng 1. 8 Bảng đối chiếu số dự án và số cán bộ hiện có tại Ban............................- 68 -
Bảng 1. 9 Bảng số liệu các dự án chậm tiến độ.......................................................- 70 -

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997, từ một thị xã với dân số trên 150
nghìn người, thành phố Bắc Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh
tế - xã hội. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và là
đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Ninh đã và đang
triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, chỉnh trang đô thị, phát triển các khu,
cụm công nghiệp và nâng cao đời sống văn hóa.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã
Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9
phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc,
Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km2 và dân số 121.028 người.
Ngày 09 tháng 4 năm 2007 thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ - CP của Chính
phủ, thành phố mở rộng không gian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố với tổng
diện tích là 82,6 km2, dân số trên 170 nghìn người, số đơn vị hành chính thuộc Thành
phố lên 19 xã, phường với 108 thôn, khu phố, trên 200 tổ chức cơ sở Đảng và Đảng bộ
trực thuộc.
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Theo Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ, thành
phố Bắc Ninh đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có
tên tương ứng, điều chỉnh hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ thành lập
các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, điều
chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.
Ngày 10/9/2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 11-
NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Bắc Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, trong đó có kế hoạch đề nghị công nhận thành phố Bắc
Ninh là đô thị loại II thuộc tỉnh Bắc Ninh vào năm 2014, trở thành đô thị loại I vào
những năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên, việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại,
chỉnh trang đô thị đáp ứng tiêu chí của đô thị loại II và tiến tới là loại I là một trong
những yếu tố quan trọng nhất.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc UBND
thành phố, giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
hầu hết các công trình trên địa bàn do UBND thành phố làm chủ đầu tư. Với nhiệm vụ
ấy, Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh là một trong những cơ quan đóng
vai trò quan trọng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị trong
thời gian qua và đặc biệt là trong thời gian tới. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng, đạt
được nhiều thành công trong công tác, được UBND tỉnh và UBND thành phố ghi
nhận, nhưng công tác QLDA của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh vẫn bộc lộ
một số bất cập cần được khắc phục, Vì vậy việc nghiên cứu, “Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án xây dựng thành
phố Bắc Ninh” là vô cùng cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban
QLDA thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình tại Ban QLDA thành phố Bắc Ninh.
3. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA thành phố Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về dự án đầu
tư và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Về mặt thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
QLDA thành phố Bắc Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu đã có về quản lý dự án
ĐTXD công trình,các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý chất lượng công
trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các Văn bản pháp lý hiện
hành.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua các báo cáo, hồ sơ dự án của
Ban QLDA thành phố Bắc Ninh có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và tổng hợp diễn giải quy nạp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban
QLDA thành phố Bắc Ninh.
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình tại Ban QLDA thành phố Bắc Ninh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án xây dựng
thành phố Bắc Ninh
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN


QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
1.1 GIỚI THIỆU VỀ BAN QLDA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ban
Đơn vị: Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh
Trụ sở: Số 02 Ngô Sỹ Liên-phường Kinh Bắc- TP Bắc Ninh
Điện thoại: 02413820148
Giám đốc: Nguyễn Thành Trung
Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn trực thuộc
UBND thành phố, được chuyển từ Ban quản lý công trình thị xã Bắc Ninh thành Ban
QLDA xây dựng thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh), được thành lập tại
quyết định số 169/UB ngày 30/6/1996 của UBND tỉnh Bắc Ninh, là cơ quan đơn vị sự
nghiệp có thu, về tài chính lấy từ chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát kỹ thuật thi
công các công trình do Ban thực hiện để duy trì hoạt động của Ban.
- Cơ quan có tư cách pháp nhân được UBND tỉnh, UBND thành phố giao cho
làm chủ đầu tư hoặc uỷ quyền làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn ngân sách thành phố và
các nguồn vốn khác.
- Được phép thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng theo đúng quy định về
phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Ban QLDA xây dựng thành phố là cơ quan chuyên ngành giúp chủ đầu tư
(UBND thành phố) tổ chức triển khai và thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng bao gồm cả 3 giai đoạn đầu tư (Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện
đầu tư thi công xây dựng, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử
dụng) theo đúng Luật xây dựng, đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng quyết định đầu tư và
trình tự đầu tư theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
1.1.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban quản lý dự án xây dựng thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1. Đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản để thực
hiện việc xây dựng các công trình do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án kể từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, lập và trình thẩm định dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn
giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự
án và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, thẩm định thiết kế, dự toán công trình trước khi trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức việc đấu thầu hoặc chọn thầu cung cấp thiết bị và xây lắp công trình.
4. Quản lý thi công xây dựng công trình.
5. Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận tính pháp lý khối lượng hoàn thành và
làm các thủ tục thanh toán; trường hợp có khối lượng phát sinh, Ban quản lý dự án xây
dựng thành phố phải yêu cầu tổ chức thiết kế và tổ chức thi công giải trình để xem xét
và kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết.
6. Giải quyết các thủ tục về đất đai, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực
hiện việc giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng.
7. Lập kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cho công trình để chủ đầu tư
trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư được
giao có hiệu quả.
8. Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao
công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
9. Đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không
đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được
duyệt.
10. Từ chối nghiệm thu, thanh quyết toán khi khối lượng công việc không đảm
bảo chất lượng công trình.
11. Yêu cầu, quản lý, giám sát công tác bảo hành công trình.
12. Thực hiện quyết toán hàng năm và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng,
tổng kết năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố và các sở - ngành liên quan.
14. Yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan trong việc đề xuất
chủ trương, kế hoạch đầu tư các dự án và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố giải
quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực chuyên môn.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, do Ủy ban nhân
dân thành phố quy định.
1.1.2.2 Trách nhiệm
Chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan giúp UBND
tỉnh, UBND thành phố về quản lý Nhà nước.
 Có trách nhiệm xem xét để giải quyết các khiếu nại đối với kết qủa của mình
thực hiện.
Đối với các dự án trực tiếp làm Chủ đầu tư: Chịu trách nhiệm toàn diện về tiến
độ, khối lượng, chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư của dự án.
Đối với các dự án làm Tư vấn quản lý dự án :
- Chịu trách nhiệm về việc: Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các khối
lượng đã thực hiện không đúng thiết kế, không đúng với kỹ thuật thi công và nghiệm
thu công tác xây lắp không đảm bảo chất lượng; lập biên bản không đúng với thực tế
và các tài liệu khác trong qúa trình giám sát kỹ thuật; để tổ chức xây lắp thi công
không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ các quyết định của mình trong
qúa trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn.
- Chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng sản phẩm của công tác thẩm tra
thiết kế.
- Không được quyết định thay đổi thiết kế và dự toán đã được duyệt trong quá
trình xây dựng, việc thay đổi thiết kế và dự toán (nếu có) phải thực hiện theo quy định
hiện hành.
- Ngoài ra còn có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
xây lắp thi công đúng tiến độ, chất lượng công trình và phải chịu trách nhiệm trước

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Chủ đầu tư và pháp luật Nhà nước nếu phát hiện thấy thiếu trách nhiệm, thiếu khách
quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật khi thấy thiếu trách nhiệm,
thiếu khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh
1.1.3.1 Lãnh đạo và các phòng chuyên môn
- Hiện nay, Ban QLDA thành phố có 35 cán bộ, viên chức trong đó lãnh đạo có
04 người, 01 đồng chí Giám đốc, 03 đồng chí Phó giám đốc và 31 cán bộ viên chức
thuộc các phòng chuyên môn.
- Có 4 phòng chuyên môn trực thuộc Ban QLDA thành phố Bắc Ninh, gồm:
+ Phòng Kế hoạch - Quản lý chất lượnggồm 5 cán bộ kỹ thuật là viên chức do
một phó giám đốc Ban phụ trách (Trong đó: Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng
phòng và 02 nhân viên, phụ trách công tác chuẩn bị đầu tư công trình giao thông, dân
dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật).
+ Phòng Kỹ thuật và Quản lý thi công gồm 12 cán bộ kỹ thuật là viên chức do
một phó giám đốc Ban phụ trách (Trong đó: Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng
phòng và 09 nhân viên, phụ trách công tác thi công công trình giao thông, dân dụng và
công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật).
+ Phòng QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng gồm 09 cán bộ kỹ thuật là viên chức
do một phó giám đốc Ban phụ trách (Trong đó: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng
phòng và 07 nhân viên, phụ trách công tác giải phóng mặt bằng và quản lý các công
trình thuộc xã phường)
+ Bộ phận Kế toán - Hành chính - Thủ quỹ gồm 05 cán bộ kỹ thuật là viên chức
có trách nhiệm phối hợp với cán bộ kỹ thuật các phòng và chịu sự quản lý của Giám
đốc và các phó giám đốc.
1.1.3.2 Quy chế làm việc
Lãnh đạo, cán bộ, viên chức Ban QLDA thành phố Bắc Ninh có trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc các quy định sau:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Đi làm đúng, đủ thời gian theo quy định của UBND thành phố và nhà nước quy
định.
- Thực hiện đúng các quy định của UBND thành phố Bắc Ninh, của nhà nước về
cán bộ, công chức.
- Cán bộ, viên chức trong Ban nghỉ làm việc ½ ngày phải xin phép và được sự
đồng ý của giám đốc Ban.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm với công việc,
nhiệm vụ được phân công.
- Có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ sổ sách thuộc các lĩnh vực, công việc
mình được phân công thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống trong sạch, lành mạnh, cần, kiệm, liêm,
chính, đoàn kết, thân ái, sống hoà mình với tập thể; phối hợp giúp đỡ mọi người trong
cơ quan để hoàn thành tốt công việc được giao; có ý thức phê bình và tự phê bình cao,
tăng cường học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ
chuyên môn.
- Thường xuyên báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện các công việc
được lãnh đạo Ban giao.
- Thực hiện chế độ làm thêm giờ theo đúng quy định của Luật lao động.
- Thực hiện các chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, tết; thi đua khen thưởng, kỷ luật theo
đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Tổ chức họp giao ban vào chiều thứ 6 hàng tuần, để rà soát, đánh giá, kiểm
điểm công tác trong tuần và triển khai thực hiện công tác tuần sau của các thành viên
trong Ban.
1.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng thuộc Ban QLDA
thành phố Bắc Ninh
- Giám đốc:
+ Phụ trách chung, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Ban theo chế độ 1
thủ trưởng, Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ mọi hoạt động của
Ban trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ - viên chức thuộc quyền theo
quy định của pháp luật.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

+ Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, chuẩn bị đầu tư, ký kết các hợp đồng kinh
tế, thanh toán nguồn vốn đầu tư và quyết toán công trình.
- Phó giám đốc thứ nhất: Phụ trách Phòng Kế hoạch - Quản lý chất lượng.

- Phó giám đốc thứ hai: Phụ trách Phòng quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng.
- Phó giám đốc thứ ba: Phụ trách Phòng Kỹ thuật và Quản lý thi công. Phụ trách
công tác đấu thầu các dự án do Ban thực hiện.
Nhiệm vụ của các phó giám đốc:
+ Phối hợp với Giám đốc quản lý công tác chuẩn bị đầu tư theo lĩnh vực được
phân công.
+ Phối hợp với Giám đốc và các phòng trực thuộc Ban rà soát, tham mưu cho
UBND thành phố về nhiệm vụ, quy mô đầu tư các dự án được giao làm chủ đầu tư
theo lĩnh vực được phân công.
+ Được giám đốc uỷ quyền điều hành đơn vị trong thời gian Giám đốc đi công
tác hoặc vắng mặt hoặc uỷ quyền thay Giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể.
Thực hiện xong, Phó giám đốc phải báo cáo với Giám đốc.
- Phòng Kế hoạch - Quản lý chất lượng:
+ Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, kế hoạch cho toàn đơn vị;
+ Soạn thảo, ban hành, hướng dẫn thực hiện các tài liệu liên quan đến quản lý
đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng;
+Kiểm tra, xác nhận hồ sơ thanh toán, hồ sơ quyết toán các công trình xây dựng
đối với các công trình do Ban làm chủ đầu tư;
+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: Tổ chức thẩm định dự án, báo cáo
Kinh tế - kỹ thuật; Tổ chức thẩm định thiết kế BVTC và dự toán; Tổ chức nghiệm thu
hồ sơ dự án, báo cáo KT-KT, hồ sơ thiết kế, kết quả khảo sát;
+ Thẩm định các loại hồ sơ, tài liệu: Nhiệm vụ thiết kế, nhiệm vụ khảo sát,
phương án khảo sát, thiết kế BVTC, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn
nhà thầu, dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình (hoặc giá gói thầu);

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

+ Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm
thu hoàn thành các công trình; tham gia kiểm tra chất lượng, kiểm tra hồ sơ thanh,
quyết toán các công trình của Ban.
- Phòng Kỹ thuật và Quản lý thi công:
+Trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được Ủy ban
nhân dân Thành phố giao;
+ Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Ban được giao làm Chủ đầu tư:
Thẩm định dự toán, tổng mức đầu tư; lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu; lập kế hoạch
đấu thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng; giám sát xây lắp
gói thầu, hạng mục công trình, công trình; tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
khối lượng thi công xây dựng hoàn thành; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình cho
các đơn vị được tiếp nhận quản lý khai thác, sử dụng, theo dõi quá trình bảo hành công
trình v.v… Tham gia kiểm tra chất lượng, kiểm tra hồ sơ thanh, quyết toán các công
trình của Ban.
- Phòng QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng:
+ Thực hiện công tác bồi thường GPMB các dự án do Ban làm chủ đầu tư và
thực hiện tư vấn đầu tư xây dựng thông qua các hợp đồng với các chủ đầu tư thuộc các
lĩnh vực:
+ Tư vấn đầu tư xây dựng cho các nhà đầu tư: Quản lý dự án, giám sát thi công,
lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, lập phương án bồi thường
GPMB,
+ Tham gia kiểm tra chất lượng, kiểm tra hồ sơ thanh, quyết toán các công trình
của Ban.
- Bộ phận Kế toán - Hành chính - Thủ quỹ:
+ Làm tốt công tác văn thư bảo mật theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Thực hiện công tác theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định hiện
hành về quản lý tài chính.
+ Quản lý tốt, chặt chẽ tài sản, thiết bị, vật tư văn phòng của cơ quan; Đề xuất
việc bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các phương tiện, thiết bị để luôn hoạt động tốt, đáp
ứng nhu cầu làm việc của cơ quan.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

+ Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán các công trình, kiểm tra công trình giải phóng
mặt bằng cùng với bộ phận kỹ thuật lập hồ sơ quyết toán các công trình hoàn thành.

Sơ đồ 1. 1 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh

Giám Đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc


(Phụ trách Kế Hoạch) (Phụ trách Kỹ thuật) (Phụ trách GPMB)

Phòng Kế Phòng Kỹ Phòng Kế toán- Phòng QLDA


Hoạch-Quản lý thuật và quản Hành chính- và tư vấn đầu
chất lượng lý thi công Thủ quỹ tư xây dựng

Ghi chú: : Quan hệ lãnh đạo trực tiếp

: Quan hệ phối hợp

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.1.4 Các dự án do Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh quản lý
Bảng 1. 1 Các dự án do Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh quản lý

Tên dự án QĐ phê duyệt chủ Nguồn vốn Tổng mức đầu Thời gian
trương đầu tư đầu tư tư thực hiện

Dự án đầu tư xây dựng 1241/QĐ-UBND Ngân sách 37,4 tỷ đồng 2015


trường tiểu học Đáp 27/10/2015 thành phố
Cầu

Cải tạo, sửa chữa 2190/QĐ-UBND Ngân sách 896.378.000 2015


trường THCS Vạn An, thành phố, đồng
11/8/2015
thành phố Bắc Ninh hỗ trợ cấp
trên

Lắp đặt, chỉnh trang 1621/QĐ-UBND Ngân sách 576.185.000 2015


cột biểu ngữ đường Âu thành phố, đồng
15/7/2015
Cơ (đoạn từ cầu cạn hỗ trợ cấp
Yna vào trung tâm trên
VHTT) thành phố Bắc
Ninh

Cải tạo, nâng cấp vỉa 1620/QĐ-UBND Ngân sách 11.394.874.000 2015
hè đường Ngô Gia Tự thành phố đồng
15/7/2015
(đoạn từ cổng Ô đến
đường Trần Hưng
Đạo)

Cải tạo, nâng cấp vỉa 2001/QĐ-UBND Ngân sách 1.525.726.000 2015
hè đường Nguyễn Cao, thành phố đồng
25/8/2015
phường Ninh Xá,
thành phố Bắc Ninh

Công trình cải tạo, 1272/QĐ-UBND Nguồn vốn 18.809.832.000 2014-2015


nâng cấp lòng đường XDCB tập đồng
14/10/2014
vỉa hè đuồng Nguyễn trung và vốn
Trãi, thành phố Bắc đấu giá

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Ninh (đoạn từ đường QSDĐ của


Bình Than đến cầu TP Bắc
vượt Bò Sơn) Ninh; NS
tỉnh hỗ trợ

Cải tạo đường gom 2285/QĐ-UBND Vốn ngân 2.165.399.000 2015-2016


dân sinh từ cống hộp sách tỉnh, đồng
23/9/2015
thôn Đạo Chân, xã ngân sách
Kim Chân đến khu dân thành phố
cư Đồng Soi, phường
Thị Cầu, thành phố
Bắc Ninh

Đường Trần Lựu kéo 1356/QĐ-UBND Ngân sách 42.891.698.000 2015-2016


dài vào trung tâm xã tỉnh đồng
11/11/2015
Kim Chân, thành phố
Bắc Ninh

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

Nhận xét: Các dự án do Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh quản lý hầu
hết là các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông đã có quy hoạch sẵn, trường học,
khu nhà ở, hạ tầng đô thị,…, thuộc nhóm C, có mức vốn dưới 20 tỷ đồng. Do là Ban
QLDA chuyên ngành trực thuộc thành phố nên nguồn vốn đầu tư cho các dự án này
đều lấy chủ yếu từ ngân sách thành phố, ngân sách tỉnh Bắc Ninh. Thời gian thực hiện
của các dự án tương đối nhanh, từ 1-2 năm. Mỗi năm Ban QLDA xây dựng thành phố
Bắc Ninh lại quản lý từ 9-10 dự án công trình và hầu hết trong số đó do chủ đầu tư là
UBND thành phố Bắc Ninh giao cho Ban trực tiếp quản lý và điều hành.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ


DỰ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
1.2.1 Quản lý dự án theo các giai đoạn
1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư được chia thành bốn giai đoạn nhỏ: nghiên cứu cơ hội
đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án. Bốn giai đoạn
nhỏ của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là một quá trình tuần tự phân tích những vấn đề kỹ
thuật, kinh tế, tài chính ở những mức độ chi tiết khác nhau với độ chính xác khác nhau.
Đây là giai đoạn tiền đề và quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn
sau, nhất là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Do đó đối với giai đoạn này chất lượng
của các kết quả nghiên cứu là quan trọng nhất. Nó được thể hiện ở: tính pháp lý, tính
khả thi và tính hiệu quả của bản dự án soạn thảo. Nếu công tác chuẩn bị đầu tư được
thực hiện tốt sẽ tạo thuận lợi cho giai đoạn thực hiện đầu tư được triển khai và thực
hiện đúng tiến độ, tránh được những lãng phí không cần thiết. Điều này cũng tạo cơ sở
cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng phát huy được hết
năng lực phục vụ dự kiến.
1.2.1.1.1 Nhiệm vụ của Ban
* Nhiệm vụ của Ban trong giai đoạn này
- Thực hiện lập đề cương, dự toán cho dự án.
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương.
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho giai đoạn chuẩn bị
đầu tư (hoặc đấu thầu tổng thể).
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư 
- Khảo sát, lập dự án đầu tư XDCT.
- Đánh giá tác động môi trường.
- Thẩm tra dự án đầu tư XDCT.
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư XDCT.
* Các công việc cần thực hiện

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Thu thập được các số liệu về quy hoạch phát triển tổng thể thành phố đến năm
2020.
- Đã có các tài liệu liên quan đến các công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Lập chương trình kế hoạch xuống các xã phường có dự án chuẩn bị đầu tư để
làm việc với chính quyền và nhân dân.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 22


Bắc Ninh ra chủ trương đầu tư
Xin thoả thuận với các đơn vị liên
quan về địa điểm đầu tư
Sơ đồ 1. 2 Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Ban QLDA xây dựng thành phố

Ban QLDA hoặc ký hợp đồng với đơn vị tư vấn


GVHD: PGS.TS. Từ Quang

có đủ năng lực để lập báo cáo chủ trương đầu tư


HĐND tỉnh hoặc thành phố phê duyệt chủ
trương đầu tư xây dựng công trình
Văn bản cam kết của địa phương
về mặt bằng thi công xây dựng
1.2.1.1.2 Quy trình thực hiện các công việc

23
Xin thoả thuận Lập nhiệm vụ Lập dự án Cắm mốc

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662


với các cơ quan quy hoạch và xin đầu tư hoặc giới tạm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chức năng thoả thuận quy Báo cáo


hoạch KTKT
Trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Bắc Ninh
Phương

hoặc Báo cáo KTKT


Phê duyệt dự án đầu tư hoặc
Báo cáo KTKT
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

1.2.1.1.3 Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Do các dự án của Ban QLDA đa phần là các dự án có mức vốn nhỏ, các dự án
nhóm B và C, do vậy Ban cần phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật.
Báo cáo NCKT được lập đối với các dự án đầu tư công, các dự án chưa có trong
quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, các dự án dân dụng, công nghiệp tại khu vực
chưa có QH phân khu và các dự án QTQG, dự án nhóm A.
 Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm những nội dung sau:
1. Thiết kế cơ sở: được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công
trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai
thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung
sau:
- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công
trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước,
kết cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây
dựng cho từng công trình;
- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng,
chống cháy, nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để
lập thiết kế cơ sở.
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng
và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa
chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây
dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử
dụng công trình và bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng,
phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác
sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối
hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
- Các nội dung khác có liên quan.
Các dự án phải lập báo cáo KT-KT là các dự án phục vụ mục đích tôn giáo và dự
án dưới 15 tỷ.
 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm những nội dung sau:
- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
- Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết
minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng
đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng,
phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực
hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Ví dụ dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố
Bắc Ninh:
Hồ sơ trình thẩm định dự án bao gồm:
1. Văn bản pháp lý:
- Tờ trình số 1865/TTr-UBND ngày 4/9/2015 của UBND thành phố Bắc Ninh
trình thẩm định thiết kế cơ sở dự án ĐTXD công trình đường Trần Lựu kéo dài vào
trung tâm xã Kim Chân, TP Bắc Ninh.
- Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 1/9/2015 của UBND thành phố Bắc Ninh
về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã
Kim Chân, TP Bắc Ninh.
2. Hồ sơ, tài liệu dự án, khảo sát, thiết kế:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 25


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Công văn số 1644/CV-UBND ngày 13/8/2015 của UBND thành phố Bắc Ninh
về việc chỉ định thầu tư vấn khảo sát, lập dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung
tâm xã Kim Chân, TP Bắc Ninh.
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình
- Báo cáo kết quả khảo sát địa hình
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở
- Thuyết minh thiết kế cơ sở
3. Hồ sơ năng lực các nhà thầu:
- Hồ sơ năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình: Công ty cổ phần xây dựng
và đầu tư Tân Phúc Anh
- Hồ sơ năng lực nhà thầu thiết kế cơ sở: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư
Tân Phúc Anh
1.2.1.1.4 Công tác xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Sau khi đã có kết quả thẩm định dự án của Sở Xây dựng, UBND thành phố Bắc
Ninh gửi tờ trình xin phê duyệt dự án và các tài liệu khác có liên quan đến UNBD tỉnh
Bắc Ninh để trình phê duyệt dự án nhằm làm cơ sở thực hiện cho các bước tiếp theo.
1.2.1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
1.2.1.2.1 Nhiệm vụ của Ban ở giai đoạn này
- Tiếp nhận dự án đầu tư được duyệt, lập kế hoạch và tổ chức quản lý thực hiện
kế hoạch theo phê duyệt của UBND Tỉnh hoặc Thành phố
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng
- Phối hợp với địa phương thực hiện các nhiệm vụ về giao nhận đất, xin cấp phép
xây dựng, đền bù, tái định cư, GPMB, chuẩn bị mặt bằng…
- Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành
- Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành
đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 26


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư
công trình đưa vào sử dụng
* Ban thực hiện các công việc sau
- Lập kế hoạch đấu thầu cho các gói thầu của dự án.
- Trình lên UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Lập hồ sơ mời thầu.
- Tổ chức đấu thầu( nếu dự án có quyết định chỉ định thầu thì không cần tổ chức
đấu thầu).
- Sau khi có kết quả đấu thầu ban trình kết quả đấu thầu lên UBND.
- Đại diện cho UBND thành phố ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
- Sau khi nhận được quyết định giao đất ban cắm mốc chỉ giới GPMB.
- Đối với từng dự án ban thành lập riêng một ban GPMB( giám đốc ban GPMB
trong từng dự án có thể là chủ tịch UBND thành phố, giám đốc ban QLDA công trình
thành phố,…).
1.2.1.2.2 Quy trình thực hiện các công việc
Sơ đồ 1. 3 Quy trình giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh
(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 27


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Thông báo thu hồi Lập thiết kế BVTC và tổng dự toán (đối
đất với dự án có thiết kế 2 bước)

Cắm mốc giới chính thức


Trình, thẩm định, phê
duyệt TKKT-TDT

GPMB Lập ban giám sát Lập kế hoạch đấu thầu

Trình, thẩm định, phê


duyệt kế hoạch

Lập hồ sơ mời thầu Đối với


các gói
thầu tư
vấn dưới
Trình, thẩm định, phê 500 triệu
duyệt hồ sơ mời thầu. hoặc gói
thầu xây
lắp, mua
sắm hàng
hoá dưới
Tổ chức đấu thầu
1 tỷ thì
thực hiện
chỉ định
Trình thẩm định, phê thầu.
duyệt kết quả đấu thầu

Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi


công Ký hợp đồng với nhà thầu trúng
thầu.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 28


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Giải quyết sự cố công trình

Nghiệm thu công trình


Thanh toán vốn đầu tư

Khởi công công trình.


Hoàn thành bàn giao

1
1.2.1.2.3 Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực
hiện đền bù GPMB, kế hoạch tái định cư và phục hồi
Nhiều công trình mà Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh làm đại diện chủ
đầu tư, phải tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. Việc GPMB được thực hiện theo
quy định của: Luật đất đai năm 2013; Luật Xây dựng; Nghị định 102/2014/NĐ-CP ban
hành ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị
định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và các Văn bản pháp luật khác.
a) Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 29


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Sơ đồ 1. 4 Quy trình bồi thường, hỗ trợ GPMB

Phê duyệt phương án GPMB và quyết định


thu hồi đất

UBND thành phố Bắc Ninh ra thông báo thu


hồi đất, giao nhiệm vụ GPMB, xác lập chỉ giới
quy hoạch tổng mặt bằng

UBND thành phố Bắc Ninh thành lập HĐ bồi


thường, hỗ trợ

Làm thủ tục kê khai diện tích đất, tài sản

Điều tra xác nhận hồ sơ

Lập phương án bồi thường, công bố công khai


phương án

Thực hiện trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái


định cư trực tiếp đến từng tổ chức, hộ gia đình
bị thu hồi đất.

Hoàn tất thủ tục xin thu hồi đất


và giao đất

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)


b) Quy định về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
 Bồi thường đất
- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện để được bồi thường thì được bồi
thường ; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (UBND tỉnh) xem xét để hỗ trợ.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 30


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng
việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng giá trị quyền sử dung đất tại thời điểm có quyết định thu hồi ; trường
hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì
phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi
thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.
 Bồi thường tài sản
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì
được bồi thường.
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuôc
đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc
hỗ trợ tài sản.
- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất công nghiệp công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm
2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định
trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đước xét duyệt thì không được bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được
công bố thì không được bồi thường.
- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì
chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ,
vận chuyển, lắp đặt ; mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp
luật hiện hành và thực tế ở địa phương.
c) Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định, thu hồi đất và các chính sách,
chế độ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 31


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai tài sản thực tế bị thiệt hại
- Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư
- Chi phụ cấp kiêm nhiệm, công tác phí khoán, di hiện trường….cho các thành viên
trong hội đồng, tổ chuyên viên giúp việc, các thành phần có liên quan làm công tác
GPMB.
Trong đó Ban quy định mức chi cụ thể như sau:
+ Các khoản chi phí đã có trong định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định,
như công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại,
chi phí làm thêm ngoài giờ…thực hiện theo chế độ hiện hành.
+ Các khoản chi Nhà nước chưa có trong quy định như: điều tra, khảo sát thực tế,
lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm việc thống nhất số liệu, thẩm định
và phê duyệt phương án bồi thường…tạm thời cho thực hiện tùy theo công việc thực tế
và đặc điểm của từng công việc.
Ví dụ phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công
trình Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh.
(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 32


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

Bảng 1. 2 Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất xây dựng Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim
Chân - thành phố Bắc Ninh

Hỗ trợ đào tạo, chuyển


Tổng diện tích Hỗ trợ ổn định đời
TT Bồi thường đất Bồi thường hoa màu đổi nghề và tìm kiếm việc Tổng (đồng)
BT, HT sống
làm
Đất
Đơn Đơn Đơn
Đất NN NN Thành Thành Thành Đơn giá Thành
giá giá giá
LD (m2) TG tiền(đồng) tiền(đồng) tiền(đồng) (đồng) tiền(đồng)
(đồng) (đồng) (đồng)
  (m2)  
293,384,0 37,720,8 41,912,00 1,466,920, 1,839,936,8
1. Phường 4191.2   70,000 00 9,000 00 10,000 0 350,000 000 00
Thị Cầu 24,262,0 3,119,4 27,381,4
  346.6 70,000 00 9,000 00         00
569,954,0 71,406,9 81,422,00 2,849,770, 3,572,552,9
2. Xã Kim 8142.2   70,000 00 9,000 00 10,000 0 350,000 000 00
Chân 3,990,0 513,0 4,503,0
  57 70,000 00 9,000 00         00
17,436,3
3. VKT, tài sản trên đất xã Kim Chân
23
4. Kinh phí tân tạo mương đường, kênh đào phường Thị Cầu 15,328,850
5. Chi phí di chuyển mộ phường Thị Cầu 392,319,000
6. Kinh phí hỗ trợ tân tạo mương đường xã Kim Chân 118,488,010
5,987,946,2
TỔNG
                    83

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 33


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.2.1.2.4 Công tác lập thiết kế - dự toán


Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh gửi tờ trình xin phê duyệt kế hoạch
đấu thầu tư vấn thiết kế BVTC và lập dự toán cùng với quyết đinh phê duyệt dự án và
các tài liệu khác có liên quan đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc
Ninh để thẩm định và phê duyệt. Đối với công tác lập thiết kế - dự toán, Ban sẽ áp
dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện công việc này.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Ban trình UBND thành phố
Bắc Ninh và Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu để từ đó làm căn cứ thực hiện các công việc tiếp theo.
Sau khi đơn vị tư vấn lập thiết kế và dự toán, Ban QLDA gửi hồ sơ thiết kế, dự
toán các công trình thuộc dự án, công trình hoặc gói thầu của dự án tới Sở Xây dựng
Bắc Ninh để thẩm định. Hồ sơ thiết kế, dự toán trình thẩm định theo Đ29/NĐ59 và
Đ6/TT18 gồm có:
(1) Tờ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán (Mẫu số 6-NĐ59)
(2) Bản sao năng lực tổ chức thiết kế và các tài liệu làm căn cứ thiết kế
(3) Tài liệu thiết kế bao gồm: thuyết minh, các bản vẽ, dự toán, biên bản nghiệm
thu, kết quả thẩm tra (nếu có)
(4) Quyết định phê duyệt dự án kèm theo TKCS, điều kiện năng lực và dự toán
xây dựng
(5) Nội dung phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng gồm có:
(6) Các thông tin chung về công trình
(7) Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu KTKT
(8) Quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng
(9) Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục và toàn bộ công trình
(10) Dự toán xây dựng
(11) Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác
Ví dụ dự án đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc
Ninh:
* Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập thiết kế và dự toán:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 34


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Chủ đầu tư: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh
- Nội dung gói thầu tư vấn:
Tên gói Giá gói thầu Nguồn Hình Phương Thời Loại Thời gian
thầu vốn thức lựa thức lựa gian lựa hợp thực hiện
chọn chọn chọn đồng hợp đồng
nhà thầu nhà thầu nhà thầu

Gói thầu 365.665.000 Ngân Chỉ định Thương Tháng Hợp 30 ngày
số 1: Tư đồng sách thầu rút thảo hợp 11/2015 đồng kể từ
vấn thiết tỉnh gọn đồng trọn ngày ký
kế BVTC gói kết hợp
và lập dự đồng
toán

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)


- Tên nhà thầu được chỉ định thầu: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Tân Phúc
Anh.
- Giá trị chỉ định thầu: 351.038.000 đồng. Giá trị đề nghị chỉ định thầu nhỏ hơn
giá gói thầu được phê duyệt ở trên.
* Giá trị dự toán xây dựng công trình (do nhà thầu lập): 19.986.131.000 đồng
Trong đó:
Chi phí xây lắp: 17.510.019.000 đồng
Chi phí QLDA: 328.680.567 đồng
Chi phí TVĐTXD: 1.007.105.100 đồng
Chi phí khác: 188.605.800 đồng
Chi phí dự phòng: 961.720.533 đồng
1.2.1.2.5 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu
a) Công tác lập kế hoạch đấu thầu
Đấu thấu là một trong những hoạt động chính của Ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh, từ đấu thầu sẽ tạo ra nguồn công việc để duy trì sự hoạt động của Ban.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 35


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Tuy nhiên, với quy mô, trình độ con người có hạn, Ban không thể tự thực hiện tất cả
các hoạt động đầu tư và cần có sự tham gia của các tổ chức tư vấn bên ngoài. Với bản
chất của đấu thầu là cạnh tranh giữa các nhà thầu, điều này giúp cho nâng cao chất
lượng và hiệu quả của đầu tư, đây là một trong những nhiệm vụ và là mục tiêu mà Ban
hướng tới để xây dựng những công trình có chất lượng, hiệu quả, giá thành hợp lý
đóng góp vào sự phát triển của thành phố.
Nội dung kế hoạch đấu thầu đối với từng gói thầu được thực hiện theo quy định
tại Điều 35 Luật đấu thầu 2013, bao gồm:
1- Tên gói thầu.
2- Giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng đầu tư hoặc tổng
vốn đầu tư, dự toán được phê duyệt và các quy định có liên quan.
3- Nguồn vốn.
4- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu: Đối với mỗi gói thầu phải nêu
rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà thầu trong nước hay
quốc tế.
5- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Nêu thời gian tổ chức thực
hiện việc lựa chọn nhà thầu để đảm bảo tiến độ của gói thầu.
6- Loại hợp đồng: Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp
đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ
sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
7- Thời gian thực hiện hợp đồng: phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Kế hoạch đấu thầu được lập sau khi đã có quyết định phê duyệt bản vẽ thiết kế
thi công và dự toán xây dựng công trình.
Ví dụ Kế hoạch đấu thầu của dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã
Kim Chân, thành phố Bắc Ninh:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 36


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Bảng 1. 3 Kế hoạch đấu thầu của dự án đường Trần Lựu kéo dài
TT Tên gói Giá gói thầu Nguồn Hình Phương Thời Hình Thời
thầu (đồng) vốn thức lựa thức đấu gian thức gian
chọn thầu lựa hợp thực
nhà thầu chọn đồng hiện
nhà hợp
thầu đồng
1 Gói thầu số 20.436.000 Ngân Chỉ định Thương 2015 Hợp 10
2: Tư vấn sách thầu rút thảo hợp đồng ngày
lập HSMT tỉnh gọn đồng trọn
gói
2 Gói thầu số 74.126.000 Như Chỉ định Thương 2015 Hợp 10
3: Công tác trên thầu rút thảo hợp đồng ngày
rà phá bom gọn đồng trọn
mìn, vật nổ gói
3 Gói thầu số 18.577.991.000 Như Đấu 01 túi 2015 Hợp 150
4: Toàn bộ trên thầu hồ sơ đồng ngày
phần xây rộng rãi theo
lắp đơn
giá cố
định
4 Gói thầu số 55.548.000 Như Chỉ định Thương 2016 Hợp Theo
5: Bảo trên thầu rút thảo hợp đồng quy
hiểm công gọn đồng trọn định
trình gói của
Luật
bảo
hiểm
5 Gói thầu số 75.205.000 Như Chỉ định Thương 2017 Hợp 20
6: Kiểm trên thầu rút thảo hợp đồng ngày
toán quyết gọn đồng trọn kể từ
toán vốn gói khi
đầu tư xây công
dựng công trình
trình hoàn
thành
quyết
toán
Tổng cộng giá gói thầu: 18.803.306.000 đồng
(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

Giải trình nội dung kế hoạch đấu thầu:


- Cơ sở phân chia gói thầu:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 37


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Việc phân chia dự án thành các gói thầu như trên căn cứ vào tính chất của từng
hạng mục công việc có tính độc lập với nhau, bảo đảm khi tổ chức đấu thầu và thực
hiện hợp đồng phù hợp với tiến độ dự án
- Giá các gói thầu:
Giá các gói thầu được tính theo Quyết định số 345/QĐ-SXD ngày 25/11/2015
của Sở Xây dựng Bắc Ninh về việc phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công và dự toán xây
dựng công trình đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân.
- Nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh
- Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Gói thầu số 2,3,5,6: Chỉ định thầu
Gói thầu số 4: Đấu thầu rộng rãi
- Phương thức lựa chọn nhà thầu:
Gói thầu số 2,3,5,6: Thương thảo hợp đồng
Gói thầu só 4: Một giai đoạn 1 túi hồ sơ
b) Công tác tổ chức đấu thầu
Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì Ban tiến hành lập tổ chuyên
gia đấu thầu, tổ chuyên gia đấu thầu có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị đấu thầu,
và tổ chức đấu thầu:
* Chuẩn bị đấu thầu:
1. Lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu
Với nhà thầu tư vấn:
+ Đối với đấu thầu rộng rãi:
Giám đốc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm gồm các nội dung yêu cầu về năng lực
chuyên môn và số lượng chuyên gia, yêu cầu kinh nghiệm.
Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên
tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, Ban phát hành
miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm
hết hạn nộp hồ sơ quan tâm( 15 ngày).

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 38


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Tổ chuyên gia đấu thầu của Ban đánh giá hồ sơ quan tâm nộp theo tiêu chuẩn đánh
giá và trình Giám đốc Ban phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.
+ Đối với đấu thầu hạn chế:
Tổ chuyên gia đấu thầu của Ban sẽ lựa chọn tối thiểu 5 nhà thầu được coi là đủ năng
lực, kinh nghiệm và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình Giám đốc Ban phê duyệt. Trường
hợp thực tế không đủ số lượng tối thiểu 5 nhà thầu thì Giám đốc Ban trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định theo hướng hoặc mời theo danh sách các nhà thầu hiện có hoặc
xin gia hạn thêm thời gian để tìm kiếm thêm nhà thầu.
Với nhà thầu xây lắp ( thường Ban tiến hành đấu thầu một giai đoạn):
Lập hồ sơ mời sơ tuyển, do phòng kỹ thuật lập.
Trình Giám đốc Ban phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển.
Thông báo mời sơ tuyển: Thông báo này phải được đăng trên báo Đấu thầu 3 kỳ liên
tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Cung cấp miễn phí hồ sơ mời sơ tuyển cho các nhà thầu sau 10 ngày, kể từ ngày
đăng tải.
Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển.
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
Trình Giám đốc Ban phê duyệt kết quả sơ tuyển.
Thông báo kết quả sơ tuyển.
2. Lập hồ sơ mời thầu.
3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
4. Mời thầu
* Tổ chức đấu thầu
Công tác tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy trình sau:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 39


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Sơ đồ 1. 5 Công tác tổ chức đấu thầu

Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật


hoặc dự án đầu tư

Lập kế hoạch đấu thầu, trình xin phê duyệt kế


hoạch đấu thầu.

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Lập hồ sơ mời thầu, xin phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Thông báo mời thầu.

Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu.

Phê duyệt kết quả đấu thầu

Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

Thực hiện hợp đồng.

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 40


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Ví dụ: Công tác chuẩn bị đấu thầu đối với gói thầu số 4: Toàn bộ phần xây lắp
của dự án đường Trần Lựu được tóm tắt như sau:
- Thực hiện Luật đấu thầu, Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đã đăng
thông báo mời thầu trên báo đấu thầu, số báo 233 ngày 7/12/2015
- Thời gian bán hồ sơ dự thầu từ 7h30p, ngày 10/12/2015 đến 8h30p ngày
21/12/2015. Có 3 nhà thầu mua hồ sơ dự thầu là:
+ Công ty Thái Bình Dương
+ Công ty cổ phần xây dựng CIENCO5
+ Công ty cổ phần 519
- Thời điểm đóng thầu: 8h30p, ngày 21/12/2015.
Tính chung trong 3 năm qua, Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đã tổ
chức đấu thầu nhiều dự án, cụ thể như bảng 2.2
Bảng 1. 4 Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2014- 2016

Đơn vị: gói thầu

Hình thức lựa Dự án nhóm B Dự án nhóm C


chọn nhà thầu 2014 2015 2016 2014 2015 2016

Rộng rãi 02 09 04 06 15 12

Hạn chế 0 0 0 0 0 0

Chỉ định thầu 0 0 0 01 03 08

Tổng 02 09 04 07 18 20

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh 2014 - 2016)

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy năm 2014-2016 Ban đã được giao 15 dự án
nhóm B, cả 15 dự án này đều được tổ chức đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Cũng theo bảng trên, các dự án nhóm C thường được tổ chức đấu thầu theo 2
hình thức chính là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu. Ta nhận thấy, số dự án đấu thầu
rộng rãi luôn cao hơn số dự án được chỉ định thầu. Cụ thể, năm 2014, số dự án đấu
thầu rộng rãi gấp 8 lần số dự án đấu thầu chỉ định thầu. Năm 2015, con số này là 8 lần

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 41


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

và năm 2016 con số này là 2 lần. Ta thấy rằng tỷ lệ chênh lệch 2 năm 2014, 2015 là
như nhau và so với năm 2016 có thay đổi giảm, song số dự án đấu thầu rộng rãi vẫn
giữ ở mức cao hơn. Điều này phần nào nói lên quy mô của các gói thầu đã tăng và độ
minh bạch và tính cạnh tranh trong đấu thầu được tăng lên.
1.2.1.2.6 Công tác giám sát thi công
a) Nhiệm vụ của Ban
Công tác quản lý giám sát thi công do phòng Kỹ thuật và Quản lý thi công chịu
trách nhiệm chính. Nhiệm vụ của phòng là hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thi
công công tác khảo sát địa hình, địa chất, thực hiện bản vẽ thi công, tổ chức thực hiện
xây lắp đảm bảo mục tiêu, chất lượng kỹ thuật….
b) Nội dung của công tác giám sát thi công
Nội dung của công tác quản lý thi công tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc
Ninh gồm có:
- Thay mặt UBND thành phố Bắc Ninh đứng ra quản lý, giám sát việc thi công
công trình.
- Giám sát công trình về mặt tiến độ, chi phí và chất lượng. Tổ chức nghiệm thu
giai đoạn và đánh giá.
- Tham mưu cho UBND thành phố Bắc Ninh về các vấn đề thực hiện dự án.
Hoạt động quản lý ở đây cũng nhắm tới ba mục tiêu chính. Đó là thời gian, chi
phí và chất lượng. Tức là phải đảm bảo công trình đạt được các tiêu chuẩn đã xác định
trong thiết kế, theo quy chuẩn xây dựng mà nhà nước đặt ra…. Trong khi đó, chi phí
thực hiện dự án nằm trong kế hoạch vốn đầu tư đã được phê duyệt.
Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh trực tiếp quản lý mọi hoạt động thực
hiện dự án. Khi dự án được khởi công, việc giám sát, quản lý dự án được Ban QLDA
giám sát thường xuyên liên tục và có hệ thống. Do vậy, việc giám sát, kiểm tra, đôn
đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện dự án được giao cho một hoặc vài cán
bộ đảm nhiệm, mỗi cán bộ sẽ có trách nhiệm xuống công trường để kiểm tra, giám sát
việc thi công các hạng mục, đánh giá việc thi công có đảm bảo tiến độ, chất lượng và
báo cáo lại với lãnh đạo Ban.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 42


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.2.1.3 Giai đoạn kết thúc dự án


Sơ đồ 1. 6 Quy trình giai đoạn kết thúc dự án tại Ban QLDA xây dựng thành phố
Bắc Ninh

Nghiệm thu khối lượng hoàn thành

Lập hồ sơ hoàn công Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư

Trình, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn công


và hồ sơ quyết toán vốn đầu tư

Bàn giao công trình

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

Trong giai đoạn này Ban sẽ tiến hành tổng nghiệm thu và tổng quyết toán công
trình đồng thời làm các thủ tục bàn giao đưa công trình đi vào sử dụng. Biên bản bàn
giao và hồ sơ quyết toán công trình sẽ được trình lên các cấp có thẩm quyền để phê
duyệt.
Ví dụ đối với dự án đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân:
* Công tác nghiệm thu:
Đối tượng nghiệm thu: Đường giao thông, hệ thống thoát nước, hào kỹ thuật, điện
chiếu sáng.
Đơn vị nghiệm thu gồm đại diện Ban QLDA và đại diện đơn vị thi công mà ở đây là
Công ty cổ phần 519.
Các tài liệu làm căn cứ cho việc nghiệm thu gồm có hồ sơ thiết kế BVTC được
duyệt, Phiếu đề nghị nghiệm thu của nhà thầu thi công, Các kết quả kiểm tra vật liệu, Bản
vẽ hoàn công bộ phận công trình và giai đoạn thi công xây dựng, Nhật ký thi công và các
văn bản khác có liên quan.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 43


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Nội dung nghiệm thu gồm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo đơn giá hợp đồng
(gồm hạng mục chung và từng hạng mục của công trình) và đơn giá điều chỉnh bổ sung.
* Hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán vốn đầu tư được lập dựa trên Biên bản
nghiệm thu khối lượng công việc trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số
1849/QĐ –UBND của UBND Tỉnh Bắc Ninh v/v phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành.
* Bàn giao công trình:
Đại diện các bên liên quan gồm có Thành phần trực tiếp nghiệm thu và Đơn vị quản
lý khai thác công trình cùng nhau thống nhất nội dung bàn giao các hạng mục theo hồ sơ
hoàn công công trình.
1.2.2 Quản lý dự án theo các lĩnh vực chủ yếu của dự án
Trong quản lý dự án, có 9 lĩnh vực quản lý mà chủ đầu tư cần quan tâm đó là:
- Lập Kế hoạch tổng thể
- Quản lý phạm vi
- Quản lý thời gian, tiến độ
- Quản lý chi phí
- Quản lý chất lượng
- Quản lý nhân lực
- Quản lý rủi ro
- Quản lý thông tin
- Quản lý hợp đồng xây dựng
Trong tất cả các nội dung quản lý ở trên thì Lập kế hoạch tổng quan dự án, Quản lý
thời gian, Quản lý chất lượng, Quản lý chi phí và Quản lý rủi ro là những nội dung mà
Ban QLDA quan tâm và tập trung chú trọng đến. Do vậy trong phần này tập trung phân
tích đánh giá về những nội dung trên.
1.2.2.1 Lập kế hoạch tổng quát
Đa phần các kế hoạch tổng thể của các dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban
QLDA phụ trách được lập khá tốt, phù hợp với các dự án và phát huy việc thực hiện
các dự án theo đúng kế hoạch và nguồn lực đã đề ra. Từ đó tạo điều kiện cho các bộ

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 44


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

phận khác thực hiện các kế hoạch chi tiết hơn cho dự án như: kế hoạch thời gian, chi
phí, nguồn nhân lực, quản lý chất lượng dự án...
Ví dụ dự án ĐTXD đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân:
* Giới thiệu tổng quan về dự án:
Tên dự án: ĐTXD Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân
Chủ đầu tư: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh
* Sự cần thiết phải đầu tư:
Kim Chân là 1 xã thuộc thành phố Bắc Ninh có vị trí nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Bắc Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, Đông giáp với huyện Quế Võ, Nam và
Tây giáp với thành phố Bắc Ninh. Xã Kim Chân có diện tích khoảng 4,13 km2.
Hiện tại xã Kim Chân là xã nông nghiệp. Công tác xây dựng nông thôn đạt 15/19
tiêu chí; Hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại còn rất hạn chế. Theo định hướng của
Đảng bộ và nhân dân xã cơ cấu sản xuất sẽ chuyển đổi từ nông nghiệp sang công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để phấn đấu xã Kim Chân trở thành phường
trước năm 2020.
Với mục tiêu trên thì xã Kim Chân cần phải hoàn thành các tiêu chí nông thôn
mới. Xây dựng hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại nhằm phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Để từng bước hoàn thành các mục tiêu trên thì đảng
bộ và nhân dân xã Kim Chân đã có chủ trương xây dựng đường Trần Lựu vào trung
tâm xã Kim Chân. UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 53/TB-UBND ngày
29/7/2015 đồng ý chủ trương xây dựng đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim
Chân.
* Quy mô đầu tư
- Điểm đầu: Giao với cống chui dân sinh
- Điểm cuối: Giao với đường BTXM vào trung tâm xã Kim Chân
- Tổng chiều dài: khoảng 700,95m, mặt cắt ngang rộng 20,5m
* Mục tiêu dự án:
- Nâng cấp hệ thống đường giao thông hiện có để tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 45


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Từng bước hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới của địa phương
- Từng bước hoàn thiện quy hoạch chung của thành phố Bắc Ninh
* Tiến trình thực hiện dự án:

- Phần chuẩn bị đầu tư:

+ Lập dự án ĐTXD công trình: Tháng 09/2015

+ Trình, duyệt dự án: Tháng 09/2015

- Giai đoạn thực hiện đầu: tư:

+ Khảo sát lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán Tháng 10/2015

+ Trình, duyệt TK BVTC,dự toán: Tháng 10/2015

+ Lập, trình duyệt, đấu thầu thi công: Tháng 11/2015

+ Khởi công xây dựng: Tháng 12/2015

+ Hoàn thành xây dựng: Tháng 12/2016

- Kết thúc đầu tư:

+ Hoàn thành đưa vào khai thác: Tháng 12/2016

* Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý


* Dự kiến tổng mức đầu tư: 44.020.000.000 đồng
* Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh và nguồn vốn khác (nếu có)
1.2.2.2 Quản lý tiến độ thực hiện dự án
Công tác quản lý tiến độ do Phòng Kỹ thuật và Quản lý thi công chịu trách nhiệm
chính. Tiến độ dự án do phòng kế hoạch và phòng quản lý thi công kết hợp với các nhà
thầu lập dựa trên đặc trưng cụ thể của từng dự án. Qua bảng tiến độ thi công dự án mà
Ban có thể tiến hành công tác kiểm tra giám sát của mình và kịp thời điều chỉnh cũng như
các biện pháp xử lý khi cần thiết đối với các sai phạm do lỗi của các nhà thầu. Công cụ
quản lý chủ yếu của Ban là qua sơ đồ GANTT và hệ thống các báo cáo tiến độ được theo
dõi qua từng tuần, tháng, quý, năm. Đối với từng giai đoạn của dự án cán bộ giám sát tiến
độ đều phải lập báo cáo cụ thể, phòng quản lý thi công sẽ tổng hợp và trình lên giám đốc

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 46


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Ban. Có thể xem minh chứng dưới đây về kế hoạch tiến độ một dự án cụ thể được Ban lập
tạo cơ sở cho việc quản lý tiến độ dự án tại Ban.
Ví dụ về tiến độ thi công tổng thể dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm
xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh:
Bảng 1. 5 Tiến độ thi công tổng thể dự án Đường Trần Lựu kéo dài vào trung
tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh
(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

STT Quý IV/2015 Quý I/2016 Quý II/2016


Nội dung công việc Thời gian (ngày) Bắt đầu Kết thúc T11 T1 T2 T3 T4 T5 T6
1  
TIẾN ĐỘ THI CÔNG TỔNG THỂ 140 25/12/2015 12/5/2016                                                
2 I. THI CÔNG NỀN MẶT ĐƯỜNG 124 25/12/2015 26/4/2016                                                
3 1.1 Thi công nền đường 64 25/12/2015 26/2/2016                                                
4 -Nhận mặt bằng, huy động máy móc, thiết bị, nhân lực 5 25/12/2015 29/12/2015                                                
5 -Đào đất không thích hợp 15 30/12/2015 13/1/2016                                                
6 -Phá dỡ mặt đường BTXM đường cũ 3 16/1/2016 18/1/2016                                                
7 -Đắp cát nền đường 45 6/1/2016 19/2/2016                                                
8 -Đắp cát K98 nền đường 10 17/2/2016 26/2/2016                                                
9 1.2 Thi công móng mặt đường 62 25/2/2016 26/4/2016                                                
10 Thi công lớp CPĐD loại II chuyển tiếp dày 10 cm 12 25/2/2016 7/3/2016                                                
11 Thi công lớp CPĐD loại II dày 25 cm 23 6/3/2016 28/3/2016                                                
12 Thi công lớp CPĐD loại I dày 15 cm 12 28/3/2016 8/4/2016                                                
13 Tưới nhựa thảm bám 1kg/m2 rải BTN hạt thô dày 5cm 10 7/4/2016 16/4/2016                                                
14 Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2 rải BTN hạt mịn dày 5cm 10 17/4/2016 26/4/2016                                                
15 II. THI CÔNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC HÀO KỸ THUẬT 90 4/1/2016 2/4/2016                                                
16 2.1 Thi công cống thoát nước ngang đường 38 4/1/2016 10/2/2016
17 -Thi công cống tròn D600 H1-CX2 14 4/1/2016 17/1/2016
18 + Đào đất móng cống, thi công lớp cát đệm 2 4/1/2016 5/1/2016
19 + Lắp đặt đế cống, ống cống, thi công mối nối 4 10/1/2016 13/1/2016
20 + Thi công cửa xả, hố ga thu nước, đắp đất hoàn trả 6 12/1/2016 17/1/2016
21 -Thi công cống tròn D600 H1’-CX2’ 20 7/1/2016 26/1/2016
22 + Đào đất móng cống, thi công lớp cát đệm 12 7/1/2016 18/1/2016
23 + Lắp đặt đế cống, ống cống, thi công mối nối 14 9/1/2016 22/1/2016
24 + Thi công cửa xả, hố ga thu nước, đắp đất hoàn trả 15 12/1/2016 26/1/2016
25 -Thi công cống tròn 2 cửa tại cọc CO1 32 10/1/2016 10/2/2016
26 + Đào đất móng cống, thi công lớp cát đệm 16 10/1/2016 25/1/2016
27 + Lắp đặt đế cống, ống cống, thi công mối nối 20 12/1/2016 31/1/2016
28 + Thi công tường đầu, tường cánh, hố ga, đắp đất hoàn trả 26 16/1/2016 10/2/2016
29 -Thi công cống D600 H13-G11 21 15/1/2016 4/2/2016
30 + Đào đất móng cống, thi công lớp cát đệm 12 15/1/2016 26/1/2016
31 + Lắp đặt đế cống, ống cống, thi công mối nối 15 17/1/2016 31/1/2016
32 + Đắp hoàn trả 16 20/1/2016 4/2/2016
33 -Thi công cống D1500 H17-G16 24 18/1/2016 10/2/2016
34 + Đào đất móng cống, thi công lớp cát đệm 12 18/1/2016 29/1/2016
35 + Lắp đặt đế cống, ống cống thi công mối nối 15 21/1/2016 4/2/2016
36 + Đắp hoàn trả 16 26/1/2016 10/2/2016
37 2.2 Thi công cống thoát nước dọc dưới vỉa hè 60 31/1/2016 30/3/2016
38 -Đào đất móng cống, móng hố ga 30 31/1/2016 29/2/2016
39 -Lắp đặt đế cống, ống cống, thi công mối nối 40 5/2/2016 15/3/2016
40 -Thi công hố ga, đắp hoàn trả 45 15/2/2016 30/3/2016
41 2.3 Thi công hệ hào kỹ thuật 43 20/2/2016 2/4/2016
42 -Đào đất hố móng, rải ống HDPE 110 30 20/2/2016 20/3/2016
43 -Thi công hố ga HKT, đắp hoàn trả 35 28/2/2016 2/4/2026
44 III. Thi công các hạng mục khác 121 8/1/2016 7/5/2016
45 3.1 Thi công vỉa hè, bỏ vía 110 8/1/2016 26/4/2016
46 -Thi công đắp đất tận dụng vỉa hè 90 8/1/2016 6/4/2016
47 -Lắp đặt bỏ vía, tấm dan rãnh 16 31/3/2016 15/4/2016
48 -Lát gạch Block vỉa hè, xây hố trồng cây 30 28/3/2016 26/4/2016
49 3.2 Thi công điện chiếu sáng, trồng cây xanh 36 1/4/2016 6/5/2016
50 -Thi công hệ thống điện chiếu sáng 35 1/4/2016 5/5/2016
51 + Đào đất hố móng, rải dây, đổ bê tông chân cột đèn 20 1/4/2016 20/4/2016
52 + Lắp đặt cột điện chóa đền, tủ điều khiển 15 21/4/2016 5/5/2016
53 -Thi công trồng cây xanh, trồng cỏ 20 17/4/2016 6/5/2016
54 3.3 Thi công biển báo, sơn kẻ đường 10 28/4/2016 7/5/2016
55 -Lắp dựng biển báo 7 28/4/2016 4/5/2016
56 -Thi công sơn kẻ đường 10 28/4/2016 7/5/2016
57 IV. Hoàn thiện, bàn giao công trình 6 7/5/2016 12/5/2016
58 -Thu gom rác thải, hoàn trả mặt bằng 5 7/5/2016 11/5/2016
59 -Hoàn thiện, bàn giao công trình 2 11/5/2016 12/5/2016

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

 Căn cứ để lập kế hoạch tiến độ thi công công trình:


- Tiến độ thi công của hồ sơ yêu cầu
- Hồ sơ thiết kế công trình
- Năng lực tài chính của chủ đầu tư
- Năng lực thiết bị, năng lực con người và kinh nghiệm thực tiễn của nhà thầu
- Nguồn cung ứng vật tư phù hợp với yêu cầu
- Khối lượng các hạng mục công trình
- Định mức sử dụng nhân công, xe máy, thiết bị
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế hiện trường:
+ Địa chất, khí hậu thủy văn
+ Thời tiết và điều kiện thi công
+ Giao thông và mức độ thuận lợi trong bố trí mặt bằng
 Các biện pháp đảm bảo tiến độ thi công:
Sau khi nghiên cứu kỹ các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, hồ sơ thiết kế, yêu cầu chất
lượng và tiến độ hoàn thành công trình, trên cơ sở kinh nghiệm và khả năng thi công
của mình, nhà thầu sẽ tính toán chi tiết số liệu và lập tiến độ thực hiện công trình.
Tiến độ thực hiện công việc đã chọn là sự cam kết có trách nhiệm giữa nhà thầu
trước chủ đầu tư, do vậy trong quá trình triển khai thi công công trình, nhà thầu phải
đảm bảo thi công đúng tiến độ đã lập, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, dụng cụ
và thiết bị thi công tiên tiến.
Trên cơ sở tiến độ chung, nhà thầu lập tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công
việc, cho từng tháng và trong suốt quá trình thi công. Chủ đầu tư và nhà thầu bố trí các
cuộc họp giao ban để kiểm điểm chi tiết các công việc thực hiện theo tiến độ, những vi
phạm và chỉ rõ những nguyên nhân có thể xảy để có biện pháp khắc phục.
Nhà thầu cần phải bố trí đội ngũ thợ lành nghề, sức khỏe tốt, có năng lực và kinh
nghiệm, huy động đầy đủ phương tiện máy móc thiết bị phục vụ thi công để khi cần
thiết có thể huy động một cách nhanh nhất và không làm ảnh hưởng tiến độ công trình.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Trong trường hợp đột xuất có thể xảy ra mưa bão làm chậm tiến độ thi công, cần
phải tăng thêm số lượng nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ bù thời gian bị
chậm.
Đối với việc cung ứng vật tư: nhà thầu có trách nhiệm tìm nguồn vật tư phù hợp
cho công trình và đủ để không làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án.
1.2.2.3 Quản lý chất lượng dự án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì dự án đầu tư xây
dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công
trình. Trong khi đó mỗi công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động
của con người , vật liệu lao động, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với
đất được xây dựng theo thiết kế. Bởi vậy nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
dựng sẽ rộng hơn rất nhiều so với quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhưng mục
đích cuối cùng của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là để có những sản phẩm là
công trình xây dựng có chất lượng do vậy phải thực hiện quản lý chất lượng từ khảo sát
xây dựng, thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng công trình với các nội dung
cơ bản sau đây:
1.2.2.3.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát xây dựng
Trình tự quản lý chất lượng nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1. 7 Trình tự quản lý chất lượng nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng

Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 50


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế hoặc chủ đầu tư thuê tổ chức, cá
nhân có đủ năng lực lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc
phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
- Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
Mục đích khảo sát xây dựng;
Phạm vi khảo sát xây dựng;
Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho
công tác khảo sát xây dựng;
Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
- Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ
khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư
phê duyệt. Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Chủ
đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật
khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt.
- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được Ban thực hiện theo các nội dung sau:
Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết
bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án
khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối
lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm;
kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an
toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
Sau khi có báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, Ban QLDA tiến hành nghiệm thu
và phê duyệt báo cáo.
Ví dụ dự án đường Trần Lựu kéo dài vào xã Kim Chân, TP Bắc Ninh:
Ban QLDA chỉ định thầu cho công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Tân Phúc Anh lập
nhiệm vụ khảo sát địa hình, địa chất công trình, các kết quả thu được như sau:
a) Khối lượng và phương án khảo sát địa hình:
STT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng
1 Đo vẽ mặt cắt dọc trên cạn, địa hình cấp III 100m 8

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 51


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

2 Đo vẽ mặt cắt ngang trên cạn địa hình cấp III 100m 14,2
3 Đo vẽ bản đồ trên cạn tỷ lệ 1/500, đuồng đồng mức Ha 1,968
0,5m, địa hình cấp III
4 Đo lưới khống chế độ cao, thủy chuẩn kỹ thuật, địa Km 3
hình cấp III
5 Đo lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp 2, Điểm 4
địa hình cấp III

Phương án khảo sát địa hình:


- Lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 được đo bằng máy toàn đạc điện
tử đảm bảo đúng uy định của Nhà Nước về thành lập lưới đường chuyền cấp 2, khoảng
cách giữa các mốc ≤ 350m và không nhỏ hơn 80m
- Lưới khống chế cao độ đo bằng máy thủy bình Ni-030, Leica…hoặc các máy
có độ chính xác tương đương. Mốc độ cao được chuyền từ mốc cao độ hạng IV do
Văn phòng đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
- Bản đồ được đo vẽ bằng phương pháp tọa độ cực, máy đo vẽ là toàn dạc điện tử
Nikon-652. Từ các điểm đường chuyền cấp 2 phát triển xuống thành lưới đo vẽ bao
trùm khu đo. Bản đồ tỷ lệ 1/500 thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, các yếu tố
đặc trưng của khu đo.
- Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang: đo vẽ chi tiết trên tuyến bằng máy toàn đạc
diện tử Topcon GTS 230/3000N, cao độ cọc chi tiết được xác định bằng máy thủy
chuẩn.
b) Khối lượng và phương án khảo sát địa chất:
STT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng
1 Khoan guồng xoăn có lấy mẫu, hiệp khoan 0,5m, độ M 18
sâu hố khoan từ 0m đến 10m, đất đá cấp I-III.
2 Thí nghiệm trong phòng, xác định các chỉ tiêu cơ lý Mẫu 6
của mẫu nguyên dạng, thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
3 Thí nghiệm trong phòng, xác định các chỉ tiêu cơ lý Mẫu 3
của mẫu không nguyên dạng, thí nghiệm 7 chỉ tiêu.

Phương án khảo sát địa chất:


- Khoan guồng xoắn lấy mẫu, hiệp khoan 0,5m trên cạn.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 52


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Trong quá trình khoan tiến hành lấy mẫu nguyên dạng (mẫu cho vào ống nhựa
hoặc ống Inox và được bảo quản theo đúng quy phạm hiện hành), mẫu không nguyên
dạng (cho vào túi nilon buộc chặt). thẻ mẫu ghi rõ tên công trình, số hiệu hố khoan số
hiệu mẫu, độ sâu lấy mãu từ đến và mô tả sơ bộ ngoài hiện trường.
- Đối với mẫu nguyên trạng: tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu: Độ ẩm thiên nhiên
(W%), thành phần hạt (P%), dung trọng thiên nhiên (δ W), tỷ trọng (∆), giới hạn chảy
(WL), giới hạn dẻo (WP), góc ma sát trong, lực dính kết, hệ số nén lún, hàm lượng hữu
cơ (nếu có) và các chỉ tiêu dẫn xuất khác.
- Đối với mẫu không nguyên trạng:
+ Mẫu đất dính thí nghiệm các chỉ tiêu: P%, W%, ∆, WL%, WP%
+ Mẫu đất rời thí nghiệm các chỉ tiêu: P%, ∆, góc nghỉ khô (βk), góc nghỉ ướt
(αw)
1.2.2.3.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng
Sơ đồ 1. 7 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế

Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng

Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng

Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

- Trong công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng, chủ đầu tư thường
thuê các tư vấn để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nội dung chính của nhiệm
vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 53


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

 Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình


 Mục tiêu xây dựng công trình
 Địa điểm xây dựng công trình
 Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình
 Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng
và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
- Quản lý chất lượng giai đoạn thiết kế xây dựng do nhà thầu thiết kế phụ trách
gồm những nội dung sau:
Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế;
cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình
Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá
nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ
chất lượng hồ sơ thiết kế
Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của
Luật Xây dựng
Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
- Hồ sơ thiết kế trình phê duyệt bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản
vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và
quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có). Sau khi hồ sơ thiết kế đã được phê
duyệt, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu thiết kế XDCT.
Nội dung nghiệm thu:
- Đánh giá chất lượng thiết kế
- Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế XDCT
Ví dụ nhiệm vụ thiết kế dự án xây dựng Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm
xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh: các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc
công trình gồm có:
1. Về quy hoạch xây dựng:
- Tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt của thành phố Bắc Ninh.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Tuân thủ các văn bản quy hoạch xây dựng: Văn bản số 141/SXD/QH ngày
20/08/2015 về việc thỏa thuận phương án tuyến, cao độ và vị trí đầu nối đường Trần
Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh.
2. Yêu cầu về kiến trúc xây dựng công trình:
a) Yêu cầu chung: bền vững, thích dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
b) Yêu cầu cụ thể:
- Thiết kế đường giao thông:
+ Đầu tư xây dựng mới tuyến đường phố gom đô thị.
+ Vận tốc thiết kế: 50km/h
+ Bề rộng mặt đường: Bm = 10,50m
+ Bề rộng hè đường: Bh = 5,0x2m.
- Hệ thống thoát nước:
+ Thiết kế hệ thống thoát nước mưa tuân thủ quy hoạch chung của thành phố Bắc
Ninh. Đảm bảo thoát nước cho dự án.
- Hệ thống cống bề kỹ thuật:
+ Thiết kế hệ thống cống bề kỹ thuật bằng ống HDPE xoắn trên vỉa hè.
+ Hệ thống cống bề kỹ thuật phù hợp với hiện tại và thích ứng với những thay
đổi trong tương lai.
- Tổ chức giao thông:
Thiết kế hệ thống tổ chức giao thông tuân theo quy chuẩn hiện hành, đảm bảo
phâ luồng giao thông thuận tiện cho các phương tiện lưu thông trên đường.
- Thiết kế cây xanh:
+ Cây xanh dọc tuyến phố, chủng loại cây phải phù hợp theo yêu cầu của địa
phương.
- Yêu cầu về điện chiếu sáng:
+ Thiết kế điện chiếu sáng theo các tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng các yêu cầu về
an toàn, thuận tiện trong vận hành và bảo dưỡng.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 55


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Vật liệu sử dụng: Vật liệu thân thiện với môi trường.
1.2.2.3.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua
sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị
được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm
thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.
Trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Ban có nhiệm vụ giám sát
chất lượng thi công và nghiệm thu công trình.
a) Giám sát chất lượng thi công xây dựng
Ban sẽ tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo những nội dung sau:
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72
Luật Xây dựng
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công
xây dựng công trình
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi
công đã được phê duyệt
- Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định gồm có:
+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các
thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật
+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị
được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các
biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình
+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi
công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng
+ Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp
đồng.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 56


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác
triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình
- Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công
trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện
pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định
của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động
- Điều chỉnh lại thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý trong thiết kế xây dựng
- Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng
thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo
an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố
- Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng
mục công trình, công trình xây dựng
- Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu
giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối
lượng thi công xây dựng hoàn thành
- Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng
Trong trường hợp Ban thuê tổng thầu tư vấn giám sát thì phải thông báo quyết
định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà
thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để
phối hợp thực hiện và có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây
dựng của tổng thầu. Ban chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà
thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu
không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 57


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về
chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải
buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.

b) Nghiệm thu công trình


Đối với công tác nghiệm thu thì Ban có trách nhiệm nghiệm thu công trình kịp
thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
b1. Nghiệm thu công việc xây dựng:
- Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường
- Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế
- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường
- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế
- Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công.
Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi công xây
dựng phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công
trình.
b2. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng:
- Kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình tại hiện trường đối chiếu
với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công
- Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, các kết quả thử nghiệm, đo
lường, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị; kết quả kiểm định chất lượng công
trình (nếu có)
- Kiểm tra các văn bản thỏa thuận, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và các văn bản khác có liên
quan

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 58


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng
- Kết luận về việc nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng.
Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản nghiệm thu theo quy định.
Ví dụ biện pháp thi công đối với dự án đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã
Kim Chân:
- Yêu cầu về vật liệu xây dựng:
STT Vật liệu Tiêu chuẩn
1 Xi măng Pooc lăng TCVN 2682:2009, TCVN 6260:1995
2 Cốt liệu và nước trộn cho bê tông và TCVN 7570:2006, TCXDVN 302:2004
vữa
3 Bê tông: hỗn hợp bê tông trộn sẵn TCXDVN 374:2006
4 Thép xây dựng TCVN 1651:2008
5 Gạch đất sét nung TCVN 1450:2009
6 Xi măng xây trát TCVN 9844:2013
7 Vữa xây dựng TCVN 4314:2003
8 Ống nhựa gây xoắn HDPE TCVN 9070:2012
(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

- Một số quy trình quy phạm áp dụng cho thi công và nghiệm thu công trình:

STT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu


1 Tổ chức thi công TCVN 4055:2012
2 Công tác trắc địa công trình TCVN 9398:2012
3 Công tác thi công đất, nền, móng TCVN 4447:2012, TCVN 9361:2012
4 Quy trình kỹ thuật thi công và 22TCN 334-06
nghiệm thu lớp móng cấp phối đá
dăm trong kết cấu áo đường
5 Kết cấu bê tông- cốt thép TCVN 4453:1995
6 Hệ thống cấp thoát nước TCVN 5576:1991
7 Lắp đặt cáp, dây điện TCVN 9208:2012
8 Công tác xây: Kết cấu gạch đá TCVN 4085:2011

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 59


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

9 Công tác hoàn thiện, nghiệm thu TCVN 9377-3:2012


TCVN 4516:1988
10 Các tiêu chuẩn về an toàn:
An toàn lao động TCVN 2287:1978
An toàn điện TCVN 4086:1985
An toàn cháy, nổ TCVN 3254: 1989
(Nguồn:Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

Và một số quy phạm, tiêu chuẩn khác hiện hành


- Đơn vị thi công lập nhật ký thi công ghi chép tỉ mỉ các công việc thi công trong
ngày như:
+ Nội dung của từng công việc thi công trong hạng mục công việc thi công
+ Số lượng thiết bị, máy móc dụng cụ có mặt tại hiện trường
+ Nhân lực huy động trong ngày
+ Vật liệu cấp trong ngày, vật liệu đã dự trữ thi công
- Việc kiểm tra, giám sát chất lượng thi công phải được tiến hành thường xuyên
- Công việc nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công được tiến hành bởi nhân
sự của Ban QLDA và nhà thầu thi công. Công việc xây dựng, bộ phận giai đoạn được
tiến hành nghiệm thu nội bộ trước đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng mới yêu
cầu tư vấn giám sát thi công nghiệm thu công việc xây dựng đó, sau khi đã nghiệm thu
công việc tiến hành lập bản vẽ hoàn công công trình đến đó.
1.2.2.4 Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí là một trong những nội dung quản lý chính của Ban. Việc quản lý
chi phí không tốt sẽ dẫn đến chi phí vượt quá tổng mức đầu tư, làm cho tiến độ dự án
chậm lại, gây lãng phí tiền của của Nhà nước…
Trong quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng, Ban QLDA quan tâm đến
những nội dung sau:
1.2.2.4.1 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án
- Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được
xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Nội dung tổng mức đầu tư xây

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 60


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí
thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí
dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
- Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được ước tính trên cơ sở quy mô, công
suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư
hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc
đang thực hiện có điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác
- Với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt,việc điều
chỉnh tổng mức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết
định đầu tư cho phép và được thẩm định lại.
- Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lở đất có tác động
trực tiếp đến CTXD
Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới TMĐT
XDCT
Do người QĐ đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô CT khi thấy xuất hiện các yếu
tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Ví dụ tổng mức đầu tư của dự án đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim
Chân, thành phố Bắc Ninh:
Tổng mức đầu tư được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở
và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
Tổng mức đầu tư: 42.891.698.000 đồng
Trong đó:

- Chi phí xây dựng 28.259.352.000 đồng

- Chi phí thiết bị 400.000.000 đồng

- Chi phí quản lý dự án 537.248.000 đồng

- Chi phí tư vấn ĐTXD 1.415.100.000 đồng

- Chi phí khác 308.753.000 đồng

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 61


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Chi phí bồi thường GPMB 8.072.000.000 đồng

- Chi phí dự phòng 3.899.245.000 đồng

Tổng cộng (làm tròn) 42.891.698.000 đồng

1.2.2.4.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình


- Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình
được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.
- Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán
các công việc của hạng mục thuộc công trình.
- Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải
thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình.
- Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh
toán giữa Ban với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu, là cơ sở xác định
giá thành xây dựng công trình.
Ví dụ dự toán công trình đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân
được lập theo bảng sau:
Bảng 1. 6 Bảng tổng hợp dự toán công trình đường Trần Lựu kéo dài

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 62


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

STT Khoản mục chi phí Cách tính Giá trị trước thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế
I CHI PHÍ XÂY DỰNG Gxd 25,690,320,225 10% 28,259,352,248
1 Hạng mục; Đường giao thông G1 12,305,209,472 10% 13,535,730,419
2 Hạng mục: An toàn giao thông G2 460,031,359 10% 506,034,495
3 Hạng mục: Thoát nước mưa G3 8,533,688,182 10% 9,387,057,000
4 Hạng mục: Hào kỹ thuật G4 2,836,293,940 10% 3,119,923,334
5 Hạng mục: Điện chiếu sáng G5 1,555,097,273 10% 1,710,607,000
II CHI PHÍ THIẾT BỊ Gtb 363,636,364 10% 400,000,000
III CHI PHÍ GPMB GPMB 8,072,000,000 0% 8,072,000,000
IV CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN (Gxd+Gtb)x 1,8746% 488,407,470 10% 537,248,217
V CHI PHÍ TƯ VẤN 1+...+11 1,286,454,079 10% 1,415,099,487
1 Chi phí khảo sát địa hình KSĐH1 62,850,000 10% 69,135,000
2 Chi phí khảo sát địa chất KSĐC1 33,752,727 10% 37,128,000
3 Chi phí căm mốc chỉ giới xây dựng Gcg 22,060,909 10% 24,267,000
4 Chi phí lập dự án đầu tư (Gxd+Gtb)x0,4306% 112,188,337 10% 123,407,171
5 Chi phí thẩm tra tính hiệu quả của DA ĐT (Gxd+Gtb)x0,0644% 16,778,748 10% 18,456,623
6 Chi phí lập TKBVTC (Gxd+Gtb)x 1,2759% 332,422,432 10% 365,664,675
7 Thẩm tra hồ sơ thiết kế (Gxd+Gtb)x 0,1127% 29,362,809 10% 32,299,090
8 Thẩm tra hồ sơ dự toán (Gxd+Gtb)x 0,1085% 28,268,543 10% 31,095,397
9 Chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá HSDT (Gxd+Gtb)x 0,1723% 44,890,967 10% 49,380,064
10 Giám sát thi công xây lắp (Gxd+Gtb)x 2,1078% 549,165,297 10% 604,081,827
11 Chi phí kiểm định chất lượng CTXD (Gxd+Gtb)x 0,2% x 1,05 54,713,309 10% 60,184,640
VI CHI PHÍ KHÁC 1+...+5 260,903,225 308,753,069
1 Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp (Gxd+Gtb)x0,01% 1,000,000 10% 1,100,000
2 Chi phí bảo hiểm công trình (Gxd+Gtb)x0,299% 77,901,330 10% 85,691,463
3 Chi phí kiểm toán TMĐTx0,323% 138,586,361 10% 152,444,997
4 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán TMĐTx0,202%x0,5 43,415,534 0% 43,415,534
5 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 50tr/1ha 23,728,250 10% 26,101,075
VII CHI PHÍ DỰ PHÒNG 10%x(I+...+VI) 3,899,245,302
TỔNG CỘNG (I+...+VII) 42,891,698,323

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 63


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 64


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ
đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại và báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách
nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉn
vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.
1.2.2.4.3 Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
- Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ
công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động
xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng công việc thực tế hoàn thành và
phương thức thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.
- Với dự án sử dụng vốn NSNN, Ban phải thanh toán toàn bộ giá trị công việc
hoàn thành trong năm, trừ khoản giữ lại để bảo hành.
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp
lệ theo quy định, Ban phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho
nhà thầu.
1.2.2.4.4 Quyết toán vốn đầu tư
- Ban có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay
sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết
định đầu tư.
- Do dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên vốn đầu tư được quyết toán phải
nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ban chịu trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để
trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan
trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với các dự án nhóm B và 3 tháng đối với
các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.
Ví dụ dự án xây dựng đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân,
thành phố Bắc Ninh:
Dựa trên biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành ngày cuối thi công, Ban
cùng đơn vị thi công lập danh mục khối lượng công việc hoàn thành và tính theo đơn
giá hợp đồng từ đó làm cơ sở cho việc thanh, quyết toán. Bảng được lập như dưới đây:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 65


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Bảng 1. 7 Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng
đề nghị thanh toán một số hạng mục công việc:
STT Tên công việc Đơn Khối lượng Giá trị (đồng)
vị
Theo hợp Hoàn Theo hợp Thực hiện
tính
đồng thành đồng
nghiệm thu

I Hạng mục 179,068,010 179,068,010


chung

1 Chi phí xây Khoản 1.00 1.00 179,068,010 179,068,010


dựng nhà tạm
tại hiện trường
để ở và thi
công

II Hạng mục 7,362,328,000 7,362,327,537


đường giao
thông

1 Phá dỡ kết cấu M3 134.824 134.82 45,632,531 45,632,531


bê tông cốt
thép

2 Vận chuyển 100m3 1.349 1.35 3,707,198 3,707,198


bê tông phá dỡ
bằng ô tô tự
đổ

3 Đắp cát nền 100m3 99.39 99.39 1,351,145,826 1,351,145,826


đường

4 Rải thảm mặt Tấn 79.451 79.45 83,968,584 83,968,584


bê tông nhựa
hạt mịn

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 66


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

III Hạng mục 3,235,406,000 3,235,405,546


thoát nước

1 Đào móng 100m3 50.6 50.6 99,505,507 99,505,507

2 Đắp cát 100m3 2.042 2.04 29,328,223 29,328,223

3 Lắp đặt khối cái 64 64 7,637,184 7,637,184


móng bê tông
đỡ đoạn ống

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh)

Nhận xét: Trong quá trình thực hiện đầu tư Ban sẽ quản lý chi phí dựa trên kế
hoạch chi phí đã được phê duyệt, thường xuyên có sự kiểm toán vốn đầu tư hàng năm,
nếu thấy có phát sinh thêm chi phí thì phải làm báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
1.2.2.5 Quản lý rủi ro
Song song với việc tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng, tiến độ
công trình, Ban QLDA cần phải có các biện pháp phòng ngừa, nhận diện và đối phó
với rủi ro. Bởi rủi ro có thể xảy ra ở tất cả các khâu của dự án và sẽ ảnh hưởng đến tiến
độ, chi phí cũng như chất lượng của dự án.
Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức quản lý dự án và biện pháp
phòng ngừa gồm:
Giai đoạn chuẩn bị dự án:
- Các rủi ro do chủ trương đầu tư bao gồm: rủi ro trong công tác quy hoạch, trong
khâu quyết định đầu tư.
+ Rủi ro trong công tác quy hoạch: nguyên nhân là do quy hoạch chưa đi trước
một bước, tầm nhìn ngắn, thiếu tính chiến lược, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các quy
hoạch, chưa đánh giá được hết các yếu tố khách quan nên định hướng của quy hoạch
còn yếu, nhiều quy hoạch mang tính chủ quan.
+ Quyết định đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch, chưa nghiên cứu kỹ thị
thường, thiếu thông tin, công tác dự báo chưa tốt, không tính toán đúng quy luật cung -
cầu cũng là nguyên nhân gây rủi ro tác động đến hiệu quả dự án.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 67


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Các rủi ro do chọn sai địa điểm đầu tư, không phù hợp với điều kiện địa lý,
kinh tế xã hội … có tác động trực tiếp đến hiệu quả dự án, tác dộng đến mục tiêu dự
án, làm cho khi triển khai thực hiện dự án phải sửa đổi, điều chỉnh, gây hậu quả là tình
trạng lãng phí, thật thoát lớn vốn đầu tư, tốn kém chi phí giải phóng mặt bằng, xây
dựng công trình…
- Rủi ro do thay đổi chủ trương đầu tư, xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị
công nghệ xây dựng, phương án thi công… không chính xác cũng dẫn đến không phù
hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực, giảm hiệu quả đầu
tư.
- Các rủi ro do công tác lập và thẩm định dự án còn hạn chế, thể hiện ở việc
phân tích, đánh giá các mặt kỹ thuật, công nghệ, kinh tế tài chính còn chưa đầy đủ.
Nguyên nhân là do hệ thống văn bản còn bất cập, thông tin yếu kém.
Giai đoạn thực hiện dự án:
- Rủi ro trong khảo sát thực tế: Chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế chưa cao,
không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật; hồ sơ thiết kế không phù hợp
với tình hình thực tế về địa chất, địa hình, thủy văn, điều kiện thời tiết, đặc điểm tài
nguyên, nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào, nguồn nhân lực dẫn đến những thất thoát,
lãng phí trong quá trình thi công DAXD, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
- Các rủi ro trong khâu lập và quản lý tổng dự toán, thực chất là rủi ro liên quan
đến vấn đề về quản lý chi phí hay quản lý giá trong hoạt động đầu tư.
- Các rủi ro trong đền bù, giải phóng mặt bằng:
+ Rủi ro bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng thời hạn quy định làm chậm
tiến độ thi công của công trình.
+ Cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư chưa rõ ràng, thỏa đáng, còn
nhiều bất cập về giá, chế độ đền bù dẫn đến các bất cập khi tiến hành triển khai thực
hiện giải phóng mặt bằng.
- Rủi ro trong khâu lựa chọn nhà thầu:
+ Các rủi ro do không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp
loại và lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực; việc chuẩn bị tổ chức đấu
thầu không đảm bảo chất lượng…

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 68


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Rủi ro trong thi công, nghiệm thu:


+ Các rủi ro do áp dụng định mức, đơn giá sai; các rủi ro do thi công không đảm
bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt, một số khối lượng xây lắp không đủ
so với thiết kế được duyệt vẫn được thanh toán; các rủi ro do kê khai, nghiệm thu
khống khối lượng hoặc đánh giá sai chất lượng công trình; khi thẩm tra thẩm định
không đúng làm tăng vốn đầu tư xây dựng công trình…là các rủi ro gây hậu quả nặng
nề đến hiệu quả dự án, thể hiện ở việc gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, đồng thời
chất lượng công trình khó đảm bảo.
+ Các rủi ro do phương án đầu tư xây dựng bỏ sót hoặc không có giải pháp bảo
vệ môi trường, giải pháp an toàn lao động trong quá trình thi công là các rủi ro dẫn đến
việc dự án không đạt được mục tiêu, chẳng hạn xảy ra các sự cố kỹ thuật gây hậu quả
làm thất thoát, lãng phí về người và tài sản.
+ Các rủi ro do khan hiếm, biến động và giá nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
lao động thay đối là các rủi ro gây tác động lớn đến dự án, làm gia tăng chi phí và kéo
dài thời gian thực hiện dự án.
- Rủi ro trong công tác quản lý và triển khai thực hiện dự án:
+ Một số cơ chế, chính sách chậm ban hành, sửa đổi chưa phù hợp với tình hình
thực tế.
+ Rủi ro liên quan đến yếu tố con người như rủi ro ý thức chấp hành, kỷ cương,
các quy định của pháp luật của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng còn
chưa nghiêm; do tư cách đạo đức kém, ý thức tuân thủ pháp luật, năng lực, trách
nhiệm của cán bộ còn hạn chế tác động đến mục tiêu dự án.
+ Các rủi ro liên quan đến quản lý hợp đồng như điều kiện, thời gian hợp đồng
dự kiến không đầy đủ, phù hợp gây tác động đáng kể đến mục tiêu dự án.
- Rủi ro trong khâu quyết toán vốn đầu tư, bàn giao đưa công trình vào khai thác
sử dụng:
+ Các rủi ro do chưa đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ hoàn công để có thể thanh toán
vốn đầu tư cũng là các rủi ro gây nhiều tác động bất lợi như làm kéo dài thời gian, gây
phát sinh chi phí cho nhà thầu và các chủ đầu tư.
Biện pháp phòng tránh rủi ro:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 69


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp


- Đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu và thanh quyết toán
- Hoàn thiện quản lý chất lượng dự án
- Nâng cao chất lượng đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
- Nâng cao chất lượng trong công tác giám sát
- Nâng cao chất lượng thi công xây lắp
- Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu.
- Hoàn thiện quản lý chi phí dự án
- Công tác thanh toán với nhà thầu thi công
- Hoàn thiện quản lý hợp đồng xây dựng
1.2.3 Đánh giá công tác quản lý dự án đối với dự án “Xây dựng đường Trần
Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân”
- Thời gian thi công bắt đầu từ 23/12/2015 – 22/5/2016, kéo dài 5 tháng, đáp
ứng được yêu cầu tiến độ đã đề ra.
- Quá trình quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc
xây dựng công trình đưa vào hoạt động Ban đã thực hiện tốt các công việc của quản lý
dự án, đúng trình tự, đúng kế hoạch, đúng quy hoạch và phù hợp với dự án được
duyệt.
- Các công tác quản lý chất lượng, thời gian tiến độ và chi phí luôn được Ban
quan tâm và sát sao trong quá trình triển khai dự án.
- Đường giao thông, thông tin liên lạc, đường điện đều đã được xây dựng đến
gần khu công trình đầu mối.
- Ngay từ khi khởi công đã phối hợp với các phòng chức năng thực hiện tốt
nhiệm vụ giám sát trong giai đoạn TKKT; giám sát khảo sát địa hình, địa chất, lập
phương án xử lý mối, phương án xử lý bom mìn, các hồ sơ TKKT đã thực hiện đúng
hợp đồng và hoàn thành vượt thời hạn, bước vào thi công Ban cũng luôn giám sát các
nhà thầu, yêu cầu các nhà thầu phải báo cáo hàng tuần, giám sát trên các nội dung tiến
độ dự án, chất lượng dự án, và chi phí theo đúng các quy định của nhà nước…

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 70


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Thường xuyên có cán bộ giám sát thi công của ban tại hiện trường. Nhật ký
thi công được lập và ghi chép hàng ngày nhằm phát hiện những vấn đề có thể xảy ra
trong quá trình thi công và có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Dự án xây dựng được sự nhất trí đồng tình, ủng hộ của chính quyền và nhân
dân địa phương.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó, dự án cũng gặp đôi chút khó khăn về khâu GPMB do
người một số hộ không thoả mãn tiền đền bù nhưng đã được UBND xem xét giải
quyết.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 71


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ


ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
1.3.1 Những kết quả đạt được
Có thể khẳng định rằng kết quả công tác QLDA trên địa bàn thành phố là đáng
khích lệ và mang lại nhiều đổi mới cho thành phố Bắc Ninh, có nhiều công trình được
xây mới, nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp góp phần đáng kể cho việc phát triển
kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh.
Đạt được những thành công trên là do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung lại bao
gồm những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Vốn đầu tư từ NSNN chủ yếu tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội, an ninh quốc phòng. Các dự án từ NSNN chủ yếu là vào các lĩnh vực giao
thông, văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng...
- Hàng năm Tỉnh Bắc Ninh luôn cơ chế phân công phân cấp, quản lý và điều
hành ngân sách, tiết kiệm chi ngân sách để tập chung cho đầu tư phát triển. Chính sách
khuyến khích đổi đất lấy công trình, chính sách từ tiết kiệm trong đầu tư XDCB, hàng
năm đã tiết kiệm một lượng lớn để dành cho đầu tư xây dựng.
- Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB như:
quy trình cấp, thẩm định dự án đầu tư, quy trình thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự
toán, quy trình tổ chức đấu thầu, quy trình quyết toán… đã rút ngắn thời gian thẩm
định, giảm bớt phiền hà nhanh chóng đưa dự án vào thực hiện làm cho công tác QLDA
được hiệu quả.
- Công tác quản lý và đầu tư XDCB dần dần đi vào nề nếp. Số hoạt động trong
lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng.
Trình độ của Ban QLDA, các tổ chức tư vấn ngày càng được nâng cấp lên, máy móc
thiết bị phục vụ cho công tác QLDA đầu tư cũng thường xuyên đổi mới.
1.3.2 Những tồn tại
1.3.2.1 Tồn tại trong công tác lập dự án
Công tác lập dự án đầu tư (hoặc Báo cáo KTKT) là một trong những khâu bắt
buộc đối với mọi dự án. Các dự án tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh cũng
phải thực hiện công tác này. Tuy nhiên, sau nhiều năm từ khi thành lập Ban vẫn chưa

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 72


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

có đủ khả năng để tự đứng ra lập dự án đầu tư mà phải ký hợp đồng giao cho một đơn
vị tư vấn thực hiện.

Bảng 1. 8 Bảng đối chiếu số dự án và số cán bộ hiện có tại Ban

Số dự án trong Số dự án trên một


Năm Số cán bộ
năm cán bộ

2015 40 25 1,6

2016 45 35 1,3

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh, 2015,2016)

Qua bảng trên cho thấy,số dự án trung bình một cán bộ kỹ thuật phải đảm nhiệm
năm 2016 đã giảm so với năm 2015. Tuy nhiên Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc
Ninh vẫn gặp khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự thực hiện dự án. Nguyên nhân của
tình trạng này là do đội ngũ cán bộ của Ban có trình độ chuyên môn chưa đồng đều,
nhiều cán bộ trẻ còn non kinh nghiệm chưa đảm nhiệm được công trình và một số cán
bộ có bằng cấp chuyên môn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của công tác quán lý dự
án tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh.
Trong các dự án được lập, nội dung phần thuyết minh thiết kế cơ sở còn sơ sài,
chưa nghiên cứu khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với dự án công ích,
việc phân tích khía cạnh tài chính là không cần thiết song vì là dự án mang tính xã hội,
sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên cần phải chứng minh được tính hiệu quả đối với
xã hội mà nó đem lại. Đó là cơ sở xác định xem đồng vốn Nhà nước bỏ ra có được sử
dụng hiệu quả hay không.
Một nội dung khác cũng thiếu trong các dự án đã được lập là chưa xác định được
kế hoạch quản lý dự án, chưa lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
thực hiện dự án. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Thứ nhất, bản thân cơ quan có chức năng thẩm định hồ sơ dự án cũng chưa ý
thức đầy đủ tầm quan trọng của các nội dung trên. Họ đều cho rằng, với các dự án
công ích không cần phải xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và tư duy là dạng
dự án này chỉ cần chú trọng vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng và tiến độ của dự án. Do

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 73


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

vậy, khi dự án được trình lên, không cần có các chỉ tiêu này dự án vẫn có thể được
thông qua và phê duyệt.
Thứ hai, bản thân đơn vị tư vấn lập dự án là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kỹ
thuật lâu năm. Đồng thời, các cán bộ của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh
đều là những cán bộ kỹ thuật, không được đào tạo về kỹ năng lập, tính toán các chỉ
tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc các văn bản pháp quy
hiện nay chưa đưa những nội dung này trở thành nội dung bắt buộc khi lập dự án. Tất
cả những điều đó đã khiến cho những dự án được lập ở Ban hiện nay có nội dung khá
đơn giản, mang tính kỹ thuật là chủ yếu.
Thứ ba, công tác xin phê duyệt dự án cũng gặp phải một số vướng mắc dẫn đến
làm chậm tiến độ lập dự án. Những vướng mắc này nằm ở khẩu thẩm định và phê
duyệt của các cơ quan có chức năng (Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy).
1.3.2.2 Tồn tại trong công tác đấu thầu
Công tác đấu thầu trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả tốt, song
cũng còn một số tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể như:
Thứ nhất, cũng giống như công tác lập dự án, công tác lập hồ sơ mời thầu, chấm
thầu hiện nay vẫn phải đi thuê các Công ty tư vấn thực hiện. Ban QLDA xây dựng
thành phố Bắc Ninh hiện chỉ đảm đương được công tác tổ chức đấu thầu, và tiến hành
các thủ tục pháp lý của quá trình đấu thầu: Lập và xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu, lập
biên bản đấu thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu, ký hợp đồng với nhà thầu trúng
thầu. Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng tới chi phí, tính chính xác của công tác đấu thầu.
Nếu Ban tự thực hiện được các công việc trên, sẽ giúp giảm được chi phí thuê ngoài,
kiểm tra được chất lượng các nội dung công việc, đồng thời tiết kiệm về mặt thời gian,
công sức đi lại.
Thứ hai, cũng giống với công tác lập dự án, tình trạng thiếu cán bộ cả về số
lượng và chất lượng, trung bình một cán bộ của Ban phải quản lý từ 5 đến 6 dự án do
vậy khó có thể giao thêm các công việc khác. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ trong Ban chủ
yếu là những cán bộ công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, chưa được đào tạo kiến thức về
đấu thầu. Trong tình hình như thế, giải pháp thuê tư vấn là một giải pháp ưu việt hơn
cả.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 74


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Thứ ba, trong khi công tác đấu thầu xây lắp giảm được chi phí nhờ thực hiện đấu
thầu thì công tác đấu thầu tư vấn không làm giảm chi phí. Nguyên nhân của tình trạng
này là do hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn chủ yếu dùng hình thức chỉ định thầu.
Do vậy, chi phí thực hiện dự án giảm đi không đáng kể.
1.3.2.3 Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng
Thành phố Bắc Ninh là một thành phố mới, quỹ đất còn khá dồi dào, trong các
năm qua đã chú trọng đến công tác GPMB, song vẫn không tránh khỏi những vướng
mắc trong một số dự án. Những vướng mắc này có thể kể đến như:
Thứ nhất, những bất cập trong công tác quản lý đất đai trước đây đã ảnh hưởng
không nhỏ tới công tác giải phóng mặt bằng hiện nay. Trước đây, công tác quản lý đất
đai bị buông lỏng, thiếu nghiêm minh, có nhiều sai phạm dẫn đến người dân lấn
chiếm. Đến khi kiểm đếm cơ quan chức năng mới tường tận thì họ đã sống ở đó lâu
dài, thậm chí trở thành một khu dân cư với nhiều hộ sinh sống nhưng nguồn gốc sử
dụng đất lại rất phức tạp. Các quy định của pháp luật về quản lý đất đai chưa kín kẽ và
bao trùm toàn bộ đối với tình hình sử dụng đất hiện tại dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Đến lúc này, cưỡng chế dời đi không đền bù thì người dân không đồng ý mà đền bù thì
Nhà nước lại không có cơ sở.
Thứ hai, nhận thức của người dân và của người thực hiện công tác GPMB còn
chưa được tốt. Một bộ phận người dân trong diện phải giải toả, di dời có ít hiểu biết về
pháp luật và các quy định, chính sách, chế độ về giải phóng mặt bằng.
Thứ ba, công tác GPMB chưa được các cơ quan hữu quan nhận thức đúng đắn.
Từ đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan là chưa đồng bộ, chặt chẽ.
1.3.2.4 Tồn tại trong công tác tổ chức QLDA nói chung tại Ban
Trong quá trình quản lý dự án, một số dự án khi thực hiện đã chậm tiến độ so với
kế hoạch đã được xác định từ trước, cụ thể theo Bảng 1.9:
Bảng 1. 9 Bảng số liệu các dự án chậm tiến độ

Năm Số dự án chậm tiến độ

2014 3

2015 5

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 75


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

(Nguồn: Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh, 2014,2015)
Ban đang quản lý các dự án hầu hết là vốn của ngân sách nhà nước. Chính vì
vậy, hàng năm Ban đều bố trí vốn cho từng dự án, tùy theo chủ trương phê duyệt kế
hoạch nên việc bố trí vốn cho công trình khá dàn trải, chưa có giải pháp tập trung vốn
để thực hiện dứt điểm từng dự án cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ
dự án.
Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa công
trình vào khai thác sử dụng chưa chú trọng đúng mức và giải quyết kịp thời.
Công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án chưa được thực hiện rộng
rãi chỉ xem xét ở khía cạnh chất lượng và tổng mức đầu tư của công trình, chưa có
nghiên cứu tổng thể các dự án Ban đang quản lý nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động
đầu tư xây dựng để rút ra bài học kinh nghiệm chung cho công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban chưa thật sự chặt chẽ, nên chưa chủ động
trong xử lý công việc, không phát huy tính hiệu quả của công tác điều hành quản lý
chung. Một số cán bộ trẻ năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế và chưa ý thức cao trách
nhiệm trong công việc nên không hoàn thành tốt trách nhiệm được giao.
1.3.2.5 Các tồn tại khác
Trong những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế
trong công tác đầu tư xây dựng còn chậm được khắc phục như:
- Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư: Đây là công tác có vai trò quan trọng
trong việc xác định chủ trương, định hướng và quy trình xây dựng thực hiện kế hoạch
vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng
trưởng kinh tế, hoạch định ra quy hoạch, kế hoạch đầu tư trung hạn và ngắn hạn. Tuy
nhiên, thành phố Bắc Ninh chưa thực sát sao và thực hiện đúng đến việc xây dựng kế
hoạch 5 năm về vốn đầu tư cũng như danh mục các dự án đầu tư. Hạn chế của việc này
thiếu chủ động trong công tác tìm nguồn vốn cho đầu tư, thực hiện nhiều dự án phát
sinh trong năm do đó khi bố trí cho những dự án phát sinh phải cắt giảm việc bố trí
cho các dự án khác gây tình trạng dàn trải và kéo dài dự án.
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển, việc chồng chéo các quy hoạch vẫn xảy ra, các quy hoạch ngành và quy

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 76


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

hoạch tổng thể chưa có sự gắn kết. Nhiều dự án triển khai chưa có quy hoạch vì vậy
phải điều chỉnh nhiều lần.
- Công tác phân cấp quản lý: Thực hiện Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2009 của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phân cấp cho UBND cấp huyện,
thành phố trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư XDCB trên địa
bàn thành phố, đã cụ thể hoá các tiêu chí tại bản Quy định về quản lý các dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương ban hành kèm theo
Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 20/09/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc
ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện cơ chế phân công các ngành, các cấp (cấp huyện tiếp tục
phân cấp cho Ban QLDA, các xã và phường) chưa phát huy được tính chủ động trong
điều hành ngân sách cũng như tăng trách nhiệm và quyền hạn trong quyền quyết định
đầu tư, bố trí vốn và thực hiện dự án.
1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại
1.3.3.1 Những nguyên nhân do thể chế quản lý
Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật còn yếu, còn có những dự án chưa
tuân thủ đúng các quy định về trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự
kết hợp các chính sách, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước trong việc ra quyết định
đầu tư.
Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng
kết công tác QLDA một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau
dự án; các quy định không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư
chất lượng không đảm bảo, còn mang tính hình thức, đối phó; chưa nêu được ra hiện
tượng do đó thiếu phân tích nguyên nhân.
Do các chế độ, chính sách của Nhà nước thay đổi nhiều lần trong một thời gian
ngắn. Các chế độ về đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi gây khó khăn cho
công tác đền bù GPMB.
1.3.3.2 Những nguyên nhân về trình độ quản lý
Các cán bộ của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đều là những cán bộ
kỹ thuật, không được đào tạo về kỹ năng lập, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 77


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

hội. Tình trạng thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng, trung bình một cán bộ của
Ban phải quản lý từ 5 đến 6 dự án do vậy khó có thể đảm đương tốt tất cả các dự án.
1.3.3.3 Những nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý
Công cụ quản lý chính của Ban QLDA đối với các dự án đầu tư xây dựng công
trình chính là các văn bản quy phạm pháp luật, trong thời gian qua có nhiều văn bản
pháp lý như sau:
- Về QLDA: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày18/6/2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng.
- Về quản lý chất lượng công trình: Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất
lượng công trình xây dựng
- Về đấu thầu có Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
của Chính phủ.
- Về hợp đồng xây dựng có Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của
Chính phủ về quản lý chi tiết hợp đồng xây dựng, các văn bản pháp lý có liên quan
khác.
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa
phù hợp với tình hình thực tế nên dẫn đến khó khăn trong việc triển khai và hoàn chỉnh
các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Trong quá trình quản lý dự án, Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh còn
chưa sử dụng triệt để các công cụ và phương pháp của quản lý dự án. Chưa có dự án
nào sử dụng các kỹ thuật như: phương án chi phí cực tiểu, phương án đẩy nhanh, phân
bố nguồn lực. Việc áp dụng những phương pháp này chắc chắn sẽ giúp đẩy nhanh tiến
độ thực hiện dự án. Đồng thời, loại bớt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện dự án cũng như đảm bảo yêu cầu về mặt chi phí của dự án.
1.3.3.4 Những nguyên nhân về phân bổ, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng
công trình và phối hợp giữa các bên liên quan
Hàng loạt dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt nhưng không
có vốn để triển khai thực hiện, hoặc công tác thiết kế BVTC – dự toán đã được phê
duyệt mà không được bố trí vốn để triển khai thi công xây lắp. Nguyên nhân do việc
phân bổ vốn cho các dự án đầu tư chưa hợp lý. Công tác quyết toán vốn đầu tư còn
chậm, chủ yếu do nhà thầu thi công lập hồ sơ hoàn công chậm, công tác điều chỉnh giá

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 78


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

theo phương pháp bù trừ mất nhiều thời gian, từ đó dẫn đến công tác nghiệm thu hoàn
thành đưa vào sử dụng và công tác quyết toán khối lượng hoàn thành chậm trễ, từ đó
dẫn đến công tác quyết toán dự án hoàn thành hầu như không đáp ứng được kịp thời
theo quy định.
1.3.3.5 Những nguyên nhân khách quan khác
Các đơn vị xã, phường trên địa bàn thành phố lên kế hoạch đấu giá chuyển quyền
sử dụng đất dôi dư, nhỏ lẻ hàng năm thực hiện không đạt được kế hoạch đề ra dẫn đến
không có nguồn để tái đầu tư theo kế hoạch vốn đã phân bổ cho các công trình trong
năm lại phải bố trí sang kế hoạch năm sau gây ảnh hưởng tới công tác kế hoạch hóa và
tăng lượng nợ đọng vốn dẫn tới bố trí vốn bị dàn trải.
Công tác GPMB còn chậm là do nhận thức của người dân còn hạn chế. Một bộ
phận người dân trong diện phải giải tỏa, di dời ít có hiểu biết về pháp luật và các quy
định, chính sách, chế độ về giải phóng mặt bằng.
Xảy ra các yếu tố bất ngờ, có tính khách quan ảnh hưởng đến việc thi công dự án.
Những yếu tố này có thể do bão, công trình khởi công đúng vào mùa thu hoạch của
nông dân…

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 79


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN
QLDA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
2.1 ĐỊNH HƯỚNG QLDA CỦA BAN TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố sẽ ngày càng
cao. Điều này đòi hỏi, Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh cần tiếp tục hoàn
thiện hơn nữa, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư để đáp ứng được yêu cầu
của công việc sắp tới. Để thực hiện được như vậy, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc
sau:
Nguyên tắc thứ nhất, các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các quy định, các văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Nguyên tắc thứ hai, trong thời gian tới, mục tiêu của Ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh đó là:
- Tiếp tục điều chỉnh quy chế hoạt động của Ban trên cơ sở tăng cường cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Phân công, phân cấp hợp lý đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chú ý tăng cường đào tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn, hiện đại hoá trang thiết
bị phục vụ công tác quản lý hoạt động đầu tư.
Nguyên tắc thứ ba, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên, phối hợp tốt với
các đơn vị bạn và chính quyền địa phương để nhận được sự phối hợp tích cực, có hiệu
qủa. Đây là một nguồn động viên to lớn, có sự ảnh hưởng tới hiệu quả và thành công
của công tác quản lý hoạt động đầu tư trong thời gian tới.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 80


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

2.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BẮC NINH
2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2.2.1.1 Giải pháp trong công tác khảo sát
a. Sự cần thiết thực hiện giải pháp
Sau khi có kế hoạch được duyệt, công tác khảo sát cũng được quan tâm ngay.
Công tác khảo sát là công việc ban đầu, là giai đoạn công trình còn hoang sơ, tiến hành
gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nếu chủ động được công tác kế hoạch đồng nghĩa với
việc chủ động công tác khảo sát.
- Về phía đơn vị Tư vấn khảo sát, thiết kế phải được thực hiện nghiêm túc công tác
khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật, bởi vì kết quả khảo sát là đầu vào
cho quá trình thiết kế, số liệu đầu vào không chính xác tất yếu dẫn đến đề án thiết kế sẽ
bị thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, phải xử lý hiện trường quá nhiều,
gây khó khăn cho công tác QLDA và chậm tiến độ công trình.
- Công tác khảo sát ở một giai đoạn phải được xác định chi tiết và được duyệt
trong đề cương khảo sát. Việc khảo sát để đưa ra nhiều phương án lựa chọn ví dụ: đối
với xây dựng tuyến đường đô thị thì việc lực chọn tuyến là rất quan trọng một tuyến
tối ưu phải đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật, thuận lợi cho thi công, đền bù
ít phức tạp nhất. Thực tế nhiều dự án xây dựng các tuyến đường mới đến giai đoạn thi
công mới phát hiện ra nếu hướng tuyến thay đổi thì sẽ thi công thuận lợi và kinh tế
hơn rất nhiều.
- Công tác khảo sát sau khi lựa chọn được tuyến, lựa chọn địa điểm việc khảo sát
kỹ địa hình, địa chất là rất quan trọng (giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công). Cán bộ thiết kế căn cứ vào địa hình, địa chất, các đặc tính cơ lý của đất để
làm cơ sở tính toán thiết kế. Nếu khảo sát địa hình, địa chất sai, cấp đất đá không
chuẩn xác kéo theo thiết kế sai làm tăng khối lượng chi phí nhân công, tăng chi phí
máy.
- Phương án nhiệm vụ khảo sát cần được lập một cách khoa học, chính xác. Các
số liệu khảo sát phải mang tính thừa kế đối với tất cả các giai đoạn của dự án để tránh
lãng phí. Tốt nhất nên để cơ quan Tư vấn thực hiện công tác toàn bộ khảo sát một công
trình qua tất cả các giai đoạn.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 81


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Đẩy mạnh công tác giám sát, nghiệm thu khối lượng, chất lượng của công tác
khảo sát. Ngay cả nội bộ đơn vị Tư vấn cũng thực hiện chưa nghiêm chỉnh, Ban
QLDA gần như khoán trắng cho các đơn vị Tư vấn. Thực tế nhiều sửa đổi phát sinh
kinh tế làm tăng chi phí cũng do chủ yếu là công tác khảo sát làm chưa chính xác. Ban
QLDA đã quy định hướng dẫn về quản lý chất lượng công tác khảo sát dựa trên Quy
định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình ban hành kèm theo Nghị định
46/2015/NĐ-CP của Chính phủ làm cơ sở cho các đơn vị thực hiện.
Khi lập biện pháp thi công, đơn vị tư vấn thiết kế phải cử các bộ có kinh nghiệm
khảo sát điều kiện thực tế cụ thể để lập biện pháp tổ chức thi công, cụ thể phải xác
định các điều kiện vận chuyển bằng ô tô, cơ giới thủ công, đường vận chuyển...có
phương án so sánh để đưa ra biện pháp thi công tối ưu, đảm bảo đủ điều kiện thi công
và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình.
b. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện
Về phía Ban QLDA cần hoàn thiện và củng cố một số việc như sau:
- Cử cán bộ có trách nhiệm phối hợp kịp thời và đồng bộ với đơn vị Tư vấn trong
việc lập nhiệm vụ và phương án khảo sát trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời
đúng tiến độ.
- Phối hợp các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý vận hành cung cấp hồ sơ kỹ
thuật, hồ sơ tuyến, hồ sơ các công trình có liên quan, các số liệu hạ tầng kỹ thuật khác
cho đơn vị Tư vấn.
- Thường xuyên liên hệ các đơn vị Tư vấn để giải quyết các khó khăn vướng mắc
trong công tác khảo sát.
- Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng cho nhà thầu Tư vấn lập,
phương án đó phải phù hợp đáp ứng được yêu cầu sau:
+ Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được Chủ đầu tư phê duyệt.
+ Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát được xây dựng.
- Ban QLDA phải thực hiện giám sát khảo sát công trình.
- Ban QLDA phải nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
2.2.1.2 Giải pháp trong công tác lập dự án đầu tư
a. Nâng cao năng lực của các đơn vị Tư vấn

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 82


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường các công ty Tư vấn được thành lập rất
nhiều. Nhiều tư vấn mới thành lập năng lực còn hạn chế, không đủ lực lượng, thiếu
chủ nhiệm đề án hoặc một chủ nhiệm đề án kiêm nhiệm nhiều dự án. Vấn đề này đã
tồn tại lâu nhưng chưa giải quyết được, do vậy giải pháp là cần rà soát lại, sắp xếp lực
lượng của các đơn vị Tư vấn đảm bảo hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng, cho nên
Ban QLDA phải có quyết định đúng đắn trong việc lực chọn Nhà tư vấn thiết kế đủ
năng lực để giao dự án, nhà tư vấn thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đạt chất lượng.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cho các cán bộ
thiết kế, chủ trì, chủ nhiệm dự án đảm bảo đáp ứng các mục tiêu làm chủ công tác Tư
vấn xây dựng các công trình. Đối với việc đào tạo lại cán bộ tư vấn, chỉ chọn những
người đã tốt nghiệp Đại học theo chuyên ngành thì được làm tư vấn theo đúng lĩnh vực
khác. Nhà tư vấn cần phải hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn của một số lĩnh vực khác
như: chính sách chế độ tài chính, pháp luật…
Các đơn vị phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa chất lượng của công tác tư vấn.
Phải thực hiện các công việc tư vấn một cách đúng đắn, khoa học. Các đơn vị tư vấn
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các sản phẩm tư vấn của mình, về sự chính xác của
tài liệu tham khảo và các số liệu tính toán. Những ý định của chủ đầu tư trái với nghiệp
vụ chuyên môn, đơn vị tư vấn phải thuyết phục trên cơ sở các luận cứ khoa học các
quy định của Nhà nước quản lý đầu tư và xây dựng, nếu không thuyết phục được phải
lập báo cáo gửi riêng UBND huyện, UBND tỉnh và các cơ quan thẩm định công tác tư
vấn đó, trong trường hợp này các cơ quan tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về các sai
sót do việc ép buộc của Ban QLDA gây ra.
Bên cạnh đó Ban QLDA cũng phải tạo điều kiện cho nhà tư vấn có đủ thời gian
cần thiết đủ để các nhà tư vấn thu thập, nghiên cứu, khảo sát các số liệu liên quan đến
dự án. Tuy nhiên cũng có thể căn cứ vào trình độ, khả năng thực tế, sản phẩm đã được
xã hội thừa nhận để chọn thầu tư vấn nhưng cũng chỉ áp dụng cho những công trình
tương tự.
b. Nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ quản lý dự án
Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý theo dõi công tác lập dự án của Ban QLDA
còn có hạn chế về mặt chuyên môn, bằng chứng ở chỗ không am hiểu sâu về chế độ
định mức của Nhà nước, về phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, về các giải
pháp kỹ thuật, vì vậy cho nên không thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm Tư vấn

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 83


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

trước khi trình duyệt. Về việc này Ban QLDA cần phải được đào tạo lại các cán bộ
được phân công theo dõi công tác lập dự án đầu tư, để đảm bảo chỉ trình duyệt những
dự án đầu tư xây dựng đạt được hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.
c. Nâng cao trách nhiệm, năng lực cán bộ, công chức các phòng ban trong công
tác thuộc UBND thành phố trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư do Ban QLDA và đơn vị tư vấn lập thông qua
hợp đồng kinh tế. Khi các bên đã hoàn thành công việc này, phải tiến hành trình các
phòng chuyên môn trực thuộc UBND thành phố thẩm định. Thời gian thẩm định và
phê duyệt dự án phụ thuộc vào thủ tục hành chính do chủ đầu tư qui định hoặc các
nguyên nhân chủ quan hay khách quan trong quá trình lập dự án đầu tư.
Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình là công
việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tư một
dự án. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển có thể phải chịu nhiều rủi ro
và mang tính mạo hiểm cao nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc nghiên cứu khảo
sát tính toán và dự án đòi hỏi thật kỹ lưỡng, chính xác, trên tất cả các phương diện
nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư. Đây là vấn đề quan trọng nhất.
Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tư, tổ chức
tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự
án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn. Thẩm định dự án là một
chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem
xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc công nghệ, sử dụng đất
đai, tài nguyên, hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái phương diện tài
chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có
thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Thời gian qua, dự án công trình do UBND thành phố
là chủ đầu tư việc thẩm định do các phòng Quản lý đô thị, Tài chính kế hoạch, Tài
nguyên & Môi trường chủ trì, có tham khảo một số ý kiến của một số Sở, ngành liên
quan. Sau một thời gian triển khai cho thấy chất lượng thẩm định dự án còn nhiều hạn
chế. Một phần do chất lượng lập dự án thấp, phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm,
phương pháp tổ chức thực hiện của các cán bộ thực thi còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu
phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài những nội dung kiểm tra, cần đánh
giá một cách khách quan, toàn diện từng chỉ tiêu của dự án. Cơ quan thẩm định quan
tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau:

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 84


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Về tài chính: Khả năng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh cũng như vốn của chủ đầu tư
bố trí cho công trình.
- Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra:
+ Về công nghệ, tác động môi trường và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là
những vấn đề quan trọng mà Ban QLDA khi lập chưa lường trước được.
+ Về phương pháp và thời gian thẩm định. Tùy theo dự án mà cơ quan chủ trì
thẩm tra phân công cán bộ có hiểu biết trong lĩnh vực đó đảm nhiệm và các cán bộ đó
phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Nhà nước. Đối với một số dự án lớn, phức tạp nên
tổ chức hội thảo khoa học. Trường hợp cần tham khảo ý kiến một số ngành, cơ quan
chỉ trì phải gửi yêu cầu và thời gian hoàn thành. Nếu có ý kiến quan điểm khác nhau ở
những vấn đề lớn cơ quan chủ trì cần mời đại diện các ngành bàn bạc thống nhất.
Trường hợp chưa thống nhất phải báo đầy đủ cho người có thẩm quyền phê duyệt dự
án quyết định. Cần khắc phục tư tưởng nể nang, dễ dãi, đơn giản trong việc thẩm định
dự án. Về thời gian, yêu cầu phải tiến hành khẩn trương tránh những thủ tục rườm rà,
phiền hà, thực hiện đúng hoặc sớm hơn mốc thời gian quy định. Mặt khác thông qua
việc thẩm định dự án, với chức năng của mình Sở Kế hoạch và Đầu tư, các phòng
quản lý đô thị, Tài chính kế hoạch hàng năm nên thống nhất hướng dẫn các chủ đầu tư
về nội dung phương pháp kinh nghiệm, thời gian lập dự án, định hướng đầu tư để Ban
QLDA chủ động lập dự án tìm nguồn vốn tài trợ và kế hoạch bố trí vốn, khắc phục
tình trạng thiếu dự án, dự án lập và thẩm định vội vàng chất lượng thấp không đáp ứng
yêu cầu.
d. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:
Tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 155/2013/NĐ-
CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư.
Nâng cao chất lượng thẩm định phê duyệt dự án đầu tư. Phải có cơ chế khuyến
khích đãi ngộ các chuyên gia giỏi và có đạo đức nghề nghiệp tham gia vào công tác tư
vấn thẩm định dự án đầu tư. UBND tỉnh phải nhanh chóng thành lập các bộ phận trực
thuộc làm chức năng giám định đầu tư nhằm kiểm tra giám sát, phân tích đánh giá
từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng để đảm bảo cho đầu tư phù
hợp quy hoạch mục tiêu phát triển KT-XH, nâng cao hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi
ro trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 85


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện
đầu tư
2.2.2.1 Giải pháp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Con người là yếu tố rất quan trọng, vì vậy Ban QLDA cần phải chú trọng xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ thực hiện công tác đền bù, GPMB vì công tác này là công tác
hết sức khó khăn và phức tạp.
Hiện nay kinh phí cho việc đền bù giải phóng mặt bằng cho các công trình
XDCB ở thành phố Bắc Ninh áp dụng theo đơn giá do UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành,
các công trình xây dựng sau khi được hoàn thành thì chính những người dân ở khu vực
đó lại được hưởng lợi trực tiếp. Có một mô hình quản lý ở các nước được áp dụng đó
là: khi tiến hành giải phóng mặt bằng, Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng xung quanh
đó với mức giá rẻ hơn vì đó không phải là khu vực trực tiếp liên quan đến dự án. Sau
khi dự án hoàn thành khu vực đó lại trở thành khu vực có vị trí địa lý chiến lược và
Nhà nước lúc đó có thể tiến hành đấu giá cho tư nhân để thu hồi lại một phần vốn đã
bỏ ra vào công trình. Những khó khăn trong việc di dời người dân để tiến hành đầu tư
xây dựng chủ yếu vẫn là do mức giá, do đó cần phải có một khung mức giá hợp lý,
quy hoạch sử dụng đất rõ ràng để người dân có thông tin trước, qua đó tránh khỏi bức
xúc. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân vì lợi
ích chung.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:
a. Củng cố, nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp của những người được Ban GPMB, UBND thành phố, UBND tỉnh ra
quyết định thành lập Hội đồng GPMB.
Thường xuyên cập nhật và am hiểu Luật đất đai, văn bản Nhà nước, Chính phủ
hoặc UBND thành phố về công tác đền bù và GPMB.
b. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, các ngành có liên quan:
- Lãnh đạo (Giám đốc, phó giám đốc) Ban QLDA cần có sự phối hợp tốt với các
cấp các chính quyền, phòng ban tranh thủ sự đồng thuận và sự giúp đỡ của chính
quyền để công tác đền bù và GPMB không bị bế tắc, kéo dài. Thường xuyên đôn đốc
Hội đồng đền bù GPMB hoàn thiện phương án đền bù và trình thẩm định, không để

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 86


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

thời gian giải quyết kéo dài.


- Chủ động phối hợp tốt hơn nữa với các cấp, các ngành, đồng thời tăng cường
tuyên truyền, vận động các đối tượng trong công tác đền bù GPMB. Giải phóng các
công trình, chặt cây cối thu dọn hoa màu... để tạo mặt bằng thi công. Mặt bằng này
Ban QLDA và đơn vị thi công có phương án quản lý chặt chẽ không để nhân dân tái
lấn chiếm sử dụng.
- Sau khi công tác khảo sát lập hồ sơ đền bù GPMB được lập, Ban QLDA phải
lập tiến độ chi tiết về công tác GPMB và quản lý tiến độ thực tế. Việc kéo dài tiến độ
GPMB sẽ làm chậm tiến độ đưa dự án vào khai thác và làm tăng chi phí của dự án.
- Ban QLDA phải giám sát kiểm tra kỹ khối lượng đền bù giải tỏa, áp giá, chính
sách áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước, áp dụng các chính sách về bồi
thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
- Áp giá đền bù một mức giá cho một dự án, tránh tình trạng một dự án áp hai
khung giá đề bù khác nhau... Sau khi đã trả tiền cho dân, Ban QLDA, Hội đồng đền bù
phải yêu cầu dân tháo dỡ công trình xây dựng.
- Ngoài ra cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân,
hoặc những người thu hồi đất để phục vụ xây dựng công trình mà khi xây dựng lên,
nhân dân là người cùng được hưởng lợi từ dự án.
2.2.2.2 Giải pháp trong công tác đấu thầu:
Lựa chọn Nhà thầu theo Luật đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng
được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đấu thầu
là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, tiên tiến nhất. Đây là nguyên tắc
quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh thể hiện ở
chỗ tạo ra sự canh tranh để làm động lực cho sự phát triển, cả về năng lực kinh
nghiệm, sức mạnh tài chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển. Thực
hiện Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng các
Nhà thầu tham gia đấu thầu phải chứng minh có đủ năng lực và kinh nghiệm, phải có
các giải pháp được đánh giá là khả thi cùng với giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác
và tất cả các vấn đề này phải được thể hiện thông qua hồ sơ dự thầu. Lựa chọn nhà
thầu bằng hình thức đấu thầu sẽ giúp ta chọn được nhà thầu có năng lực, có kinh
nghiệm và với một giá thành cạnh tranh.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 87


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:


Từ thực tế áp dụng ở địa bàn thành phố Bắc Ninh thời gian qua, chúng tôi thấy
cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm mặt được và chưa được, đồng thời tập trung chỉ
đạo để đạt hiệu quả cao hơn. Gắn chủ trương điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư theo
hướng tập trung dứt điểm sẽ là một điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu. Đề nghị:
- Các gói thầu thuộc hình thức chỉ định thầu, Ban QLDA phải trình hồ sơ năng
lực của ít nhất ba nhà thầu để cấp có thẩm quyền (Chủ đầu tư) xem xét.
- Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác đấu thầu và các cán bộ chuyên
sâu phụ trách đấu thầu của các dự án.
- Hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp hơn: Bởi lẽ còn
nhiều ý kiến cho rằng vẫn có khoảng cách lớn giữa hồ sơ kinh nghiệm, khả năng tài
chính được thể hiện qua bài thầu với thực lực của nhiều nhà thầu.
2.2.2.3 Giải pháp trong công tác giám sát thi công
Hiện nay do triển khai nhiều dự án với nhiều địa điểm khác nhau, lực lượng cán
bộ kỹ thuật ở Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đã đáp ứng đủ về mặt chuyên
môn nghiệp vụ, nhưng vẫn còn có những công trình do còn bị buông lỏng chưa chặt
chẽ trong vấn đề giám sát nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng, khối lượng, tiến độ
thi công, tăng giá thành công trình, nhất là không đề ra kịp thời các biện pháp xử lý
trong quá trình thi công do vậy cần quán triệt sâu sắc và là nhiệm vụ hàng đầu của Ban
QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh về ý thức trách nhiệm của người giám sát thi
công.
Ngoài việc giám sát về chất lượng tư vấn giám sát còn phải là những chuyên gia
thật sự giỏi về mặt kỹ thuật để xem xét và cho những ý kiến kịp thời cần thiết để xử lý
các vấn đề có thể phát sinh trong thi công, vì trong quá trình thi công có rất nhiều vấn
đề kỹ thuật đặt ra và nảy sinh những phát sinh mà thiết kế chưa đề cập hết hoặc cần
thay đổi so với thiết kế ban đầu để công trình được hiệu quả hơn, mang lại lợi ích rất
lớn cho Chủ đầu tư.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:
- Cán bộ của Ban QLDA phải tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng
giám sát thi công, người cán bộ giám sát thi công phải nghiêm chỉnh thực hiện theo
đúng quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Nghị định số

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 88


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ.


- Tuyển dụng các cán bộ giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật tốt.
Có chế tài thưởng cho các cán bộ hoàn thành nhiệm vụ cũng như chế tài kỷ luật cho các
cán bộ không thực hiện nghiêm túc chức năng giám sát chất lượng công trình hoặc gây
khó khăn cho Nhà thầu thi công làm chậm tiến độ.
- Ban QLDA phải bố trí đủ cán bộ có trình độ và năng lực để thực hiện các nhiệm
vụ:
+ Giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế.
+ Giám sát, nghiệm thu công trình xây lắp.
+ Giám sát, nghiệm thu công tác cung cấp thiết bị vật tư.
+ Giám sát, nghiệm thu, phê duyệt khối lượng phát sinh, làm thêm.
Các vấn đề phát sinh làm thêm phải được ghi chép tại thời điểm phát sinh bằng
nhật ký, biên bản xử lý kỹ thuật tại hiện trường gồm các bên liên quan cùng ký xác
nhận.
2.2.2.4 Giải pháp trong công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng:
Tăng cường công tác quản lý chất lượng theo đúng các quy định cụ thể tại Nghị
định 46/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm
kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây
lắp và cung cấp thiết bị. Công trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về
Ban QLDA và Chủ đầu tư.
2.2.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng:
Cán bộ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung và cán bộ quản lý vốn đầu tư
xây dựng nói riêng luôn là nhân tố quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển. Cơ
chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay đặt ra yêu cầu rất cao đối với cán bộ làm
công tác quản lý vốn. Do đối tượng quản lý rất rộng lớn, phức tạp và đa dạng, lãng phí
thất thoát còn lớn, nên người cán bộ quản lý vốn từ cán bộ làm công tác thẩm định, cấp
phát, tổng hợp, ngoài kiến thức, kinh nghiệm về quản lý tài chính, rất cần kiến thức về

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 89


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kiến thức tin học, ngoại ngữ, nhất là
trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ nâng cao
trình độ cán bộ đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Có như vậy cán bộ quản lý vốn đầu
tư mới giúp cho Nhà nước đầu tư đúng mục đích, đạt hiệu quả, mới phát hiện được
những sơ hở của cơ chế chính sách, những vi phạm của các đối tượng quản lý nhằm
chống thất thoát nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Để nâng cao trình độ đòi hỏi cán bộ trong ngành phải tích cực học tập, nghiên
cứu tranh thủ tiếp thu những thông tin mới, các kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư của
nước ngoài. Mặt khác cơ quan cũng cần đầu tư thời gian cử cán bộ đi dự các cuộc hội
thảo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ với các hình thức thích hợp gắn với chế độ kiểm tra,
có chính sách khen thưởng thỏa đáng với những người có thành tích phát hiện ra
những sai trái có giá trị lớn trong việc thanh quyết toán. Nhằm hạn chế tiêu cực, đề
nghị Nhà nước nghiên cứu trích thưởng cho người có công chống thất thoát vốn Nhà
nước trong đầu tư xây dựng.
2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư
2.2.3.1 Giải pháp trong công tác nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công:
Tất cả các công việc xây dựng sau khi hoàn thành đúng yêu cầu kỹ thuật của bản
vẽ thi công cần được tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu tại hiện trường và
có sự chấp thuận của bộ phận Giám sát công trình của Chủ đầu tư. Trước khi tổ chức
nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, hoàn thành giai đoạn xây dựng phải lập hồ
sơ hoàn công được xác nhận của bộ phận Giám sát A, hồ sơ hoàn công công trình thực
hiện theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hồ sơ hoàn công bao gồm: Bản vẽ hoàn công,
các biên bản nghiệm thu công việc cấu thành, những thay đổi bổ sung, bảng tính khối
lượng... đều được thể hiện chi tiết cụ thể trong hồ sơ hoàn công theo quy định tại
Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:
- Để công tác nghiệm thu kỹ thuật không tốn nhiều thời gian và không có nhiều
tồn tại hoặc phải nghiệm thu nhiều lần, các nhà thầu xây lắp cần phải nghiêm túc tổ
chức nghiệm thu nội bộ trước khi nghiệm thu với Ban QLDA và Tư vấn giám sát.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 90


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Khi khối lượng xây lắp hạng mục công trình đã hoàn thành, Ban QLDA đôn
đốc đơn vị xây lắp phải hoàn chỉnh nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, các biên bản
thí nghiệm... để tiến hành nghiệm thu ngay cho nhà thầu, tránh tình trạng đến cuối
công trình mới hoàn tất hồ sơ (nhất là hạng mục bị che khuất) tránh tình trạng bản vẽ
hoàn công thiếu chính xác dẫn đến ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch duy tu, bảo trì
công trình.
- Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục xây dựng, từng giai đoạn thi công và
nghiệm thu công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng phải theo đúng quy
định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
2.2.3.2 Giải pháp trong công tác thanh quyết toán:
Việc Quyết toán dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải đảm bảo tuân
thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước đã được quy định tại Thông tư số
09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, theo chế độ quy định thì công trình dự án hoàn
thành đưa vào khai thác sử dụng, chậm nhất là 6 tháng đối với dự án nhóm B; 3 tháng
đối với dự án nhóm C chủ đầu tư phải quyết toán công trình hoàn thành để bàn giao tài
sản cho đơn vị sử dụng. Đây là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình đầu tư vốn.
Thông qua quyết toán nhằm đánh giá kết quả đầu tư, xác định năng lực sản xuất hiệu
quả đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Ban QLDA, các nhà thầu, cơ quan
cấp phát vốn, kiểm soát thanh toán, đồng thời rút kinh nghiệm nhằm không ngừng
hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đồng thời có quyết định giá trị của
công trình đối với người sử dụng. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là thời
gian dài nhiều yếu tố liên quan đến giá thành sản phẩm lại biến động, việc quản lý,
theo dõi phức tạp, nhất là trong điều kiện chúng ta xác định kinh tế quốc doanh là chủ
đạo, các sản phẩm đầu tư xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước là chính... nên việc xác
định đúng giá trị đích thực của sản phẩm đầu tư xây dựng trong cơ chế quản lý hiện
hành là việc rất khó khăn.
Vì vậy, tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán vượt tổng mức đầu
tư, công trình xây dựng đã xong vẫn chưa tiến hành quyết toán, quyết toán chậm đang
là phổ biến. Như trong phần đánh giá đã đề cập, vấn đề là Nhà nước phải bổ sung quy
định sao cho Ban QLDA, chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư buộc phải quan tâm đến việc

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 91


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

quyết toán. Khắc phục tư tưởng thấy công trình khánh thành là xong công việc. Để
từng bước khắc phục tình trạng này, cấp có thẩm quyền cần chỉ đạo các ngành, nắm
chính xác số lượng dự án đầu tư hoàn thành bằng vốn Nhà nước đến nay chưa được
duyệt quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành
cần hướng dẫn Ban QLDA và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo chế độ trong thời
gian quy định. Tùy theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án cơ quan cấp phát
hoặc cho vay vốn trực tiếp thẩm tra báo cáo quyết toán hoặc trình cấp có thẩm quyền
thành lập tổ tư vấn thẩm tra quyết toán. Dù có tổ tư vấn hay không có tổ tư vấn trách
nhiệm chính vẫn do cơ quan chủ trì thuộc ngành tài chính cùng cấp, vẫn do cá nhân
từng cán bộ thẩm tra quyết toán. Vì vậy các cán bộ làm công tác này phải có năng lực
để phát hiện ra những sai sót trong công tác quyết toán như khối lượng sai với thực tế,
áp định mức, đơn giá không đúng định mức quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra
theo chế độ và phải công tâm không được tiêu cực thông qua việc hợp thức hóa cho
nhà thầu. Trong thẩm tra quyết toán đối với công trình đấu thầu hết sức chú ý đến chất
lượng, chủng loại vật liệu và biên bản nghiệm thu chất lượng công trình, bản vẽ hoàn
công, khối lượng phát sinh ngoài thầu. Đối với công trình chỉ định thầu hết sức chú ý
đơn giá và khối lượng; thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 5% giá trị chờ bảo hành.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện
- Tất cả các công trình kết thúc đầu tư phải thanh quyết toán theo đúng thời gian
quy định. Các công trình thanh quyết toán chậm so với quy định, cơ quan thẩm định
quyết toán có quyền đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh có văn bản phạt Ban QLDA từ
10% - 30% giá trị chi phí quản lý dự án. Không thẩm định các quyết toán chưa đủ thủ
tục theo quy định. Các cơ quan cấp phát và thẩm định quyết toán phải chịu trách
nhiệm về việc cấp phát, thẩm định quyết toán sai khi các cơ quan phát hiện ra.
- Tiến hành lập và thông báo giá vật liệu theo tháng. Giá được lập theo đúng quy
trình, phải phù hợp với thị trường và phải tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp vật liệu. Liên Sở Xây dựng và Sở Tài chính lập và thông báo giá vật
liệu theo quý và trình UBND tỉnh ra Quyết định ban hành giá vật liệu, nhân công, máy
xây dựng để áp dụng trong công tác lập, thẩm định dự toán.
- Giải ngân vốn đầu tư có giá trị rất quan trọng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nó không có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc
đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 92


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

còn tác động trực ở tầm quản lý vĩ mô.


Như phần đánh giá thực trạng tình hình, việc giải ngân vốn đầu tư không riêng ở
Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh mà còn là vấn đề của các Ban QLDA nói
chung. Không riêng vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA mà cả vốn tín dụng, mặc dù
Nhà nước trong các năm đã tập trung tháo gỡ song kết quả cũng chưa như mong
muốn. Để từng bước khắc phục căn bệnh kinh niên này Ban QLDA xây dựng thành
phố Bắc Ninh nêu một số giải pháp để xử lý:
Một là: Trước hết công tác giải phóng mặt bằng là tiền đề cho việc thực hiện dự
án. Để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở chính sách Nhà nướcBan QLDA xây
dựng thành phố Bắc Ninh xây dựng phương án đền bù và thông qua cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Sau đó chuẩn bị đủ kinh phí, quỹ đất, đến thời điểm triển khai cần
chỉ đạo khẩn trương đồng loạt, dứt điểm. Không để cho người dân chần chừ, tính toán
lâu trên mảnh đất của họ. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính
quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phương pháp thuyết phục, giải thích
để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tương đối thỏa đáng mà một số ít
hộ không chịu di chuyển thì phải tổ chức vận động, tuyên truyền cho nhân dân nhận
thức được việc đền bù GPMB để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Không nên
để tình trạng một vài hộ chây ỳ ngang nhiên thách thức chính quyền, làm cản trở việc
chung.
Hai là: Phòng Kế toán hành chính phải đảm bảo giải ngân đúng tiến độ thời gian,
khối lượng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán được duyệt và phải kiểm tra giám
sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp
phát; Thực hiện đơn giản một số giấy tờ thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác như
giấy cấp đất, giấy phép hành nghề, giấy phép xây dựng. Trường hợp trong quá trình
thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ
điều kiện. Khắc phục nghịch lý Nhà nước có vốn, nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm
chễ. Trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khối lượng hoàn
thành có mà thiếu thủ tục thì Kho bạc Nhà nước phải báo cáo cấp có thẩm quyền vận
dụng tháo gỡ như cho phép tạm cấp, hoặc cho vay vốn một tỷ lệ nhất định trong khi
chờ đợi hoàn chỉnh thủ tục. Mặt khác phải chú ý nâng cao kiến thức kỹ thuật - kinh tế
xây dựng cơ bản cho cán bộ chuyên quản để có điều kiện đáp ứng về chất lượng quản
lý và thời gian giải quyết công việc.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 93


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Ba là: Cải tiến thủ tục cấp phát, chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán vốn
đầu tư.
Lâu nay việc thanh toán vốn bao gồm cả cấp phát và cho tạm ứng, việc quyết
toán công trình thường chậm và sách nhiễu thường ở nơi đây. Gây ách tắc về tài chính
cho đơn vị thi công, chậm tiến độ xây dựng và tạo ra sơ hở trong công tác quản lý vốn.
Để khắc phục những tồn tại trên cần quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cấp
và từng người có liên quan một cách cụ thể gắn với chế độ thưởng phạt công minh.
Trường hợp cấp phát cho tạm ứng không đúng tiến độ, gây lãng phí, thất thoát vốn và
tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và bị xử lý theo Pháp luật.
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành các các Văn bán quy phạm pháp
luật về xây dựng, hạn chế các tồn tại bất cập, chồng chéo, không kịp thời, tính thực tiễn
chưa cao.
- Cần tiếp tục phân cấp, ủy quyền, phát huy tính chủ động, dám chịu trách nhiệm
của Ban QLDA kết hợp với chế tài thanh kiểm tra, giám sát nhằm phát huy được nội lực
của toàn bộ các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, tránh lãng phí trong xây dựng
cơ bản.
- Cần nâng cao chất lượng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư, bố trí vốn đầu tư.
Công tác quản lý Nhà nước cần tuân thủ theo các quy định pháp luật, các quy trình quy
phạm kỹ thuật, không áp đặt ý chí chủ quan trong công tác tham mưu trình Thành phố phê
duyệt đối với các Chủ đầu tư.
- UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chủ đầu tư: Có chế tài nhằm hạn chế các đơn vị tư
vấn về những tính toán thiếu chính xác, mức phạt từ 10% - 50% giá trị hợp đồng, tùy theo
mức độ thiếu chính xác. Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có
chất lượng thấp không cho thực hiện công tác tư vấn đó ở các dự án do địa phương quản
lý trong vòng 1- 3 năm, gửi thông báo đến các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng.
- Hoàn thiện cơ chế, cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách
nhiệm, giảm thời gian của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
- Kiến nghị Nhà nước nghiên cứu chế độ trích thưởng cho những người có công
chống thất thoát, lãng phí vốn Nhà nước như phát hiện trong thiết kế, dự toán, thanh toán,
quyết toán dự án sai chế độ quy định với giá trị kinh tế lớn.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 94


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

- Cần mạnh dạn phân cấp, ủy quyền cho Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư đồng thời với công tác thanh kiểm
tra, giám sát để tăng tính chịu trách nhiệm và hiệu quả giải quyết các vấn đề điều chỉnh,
phát sinh của dự án.
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong công tác đền bù
GPMB, đây là nhân tố quyết định đến tiến độ của dự án.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ hiện có của
địa phương nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt được những yêu
cầu của công tác quản lý dự án về đầu tư xây dựng trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, không quyết định đầu tư
dự án không có trong quy hoạch và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, đúng đắn
của các báo cáo thẩm định, thẩm tra và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt.
- Tập trung nâng cao chất lượng quản lý dự án với các nội dung chủ đạo là: Quản lý
chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý hiệu quả đầu tư, quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi
trường bằng các giải pháp cụ thể.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 95


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng là một hoạt động kinh tế quan trọng của mọi quốc gia trên thế
giới. Nó càng quan trọng hơn đối với nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế để đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Bởi đó là điều kiện tất yếu để mở rộng và tăng tiềm lực của
nền kinh tế cả nước nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng địa phương, cơ
sở sản xuất nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt
cho toàn xã hội. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công
trình xây dựng là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn biến động,
nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn
chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Đầu tư và
quản lý đầu tư là hai mặt của quá trình thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư phải làm tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng, công việc này đòi hỏi liên quan nhiều cấp nhiều ngành, nhiều chủ thể, sự tuân
thủ chặt chẽ, trật tự kỷ cương, thủ tục trình tự xây dựng cơ bản. Khắc phục những tiêu
cực trong quá trình đầu tư, khai thác các điều kiện đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển đi lên, mọi sự vật không bao giờ đứng yên
tại chỗ mà luôn vận động phát triển theo quy luật. Bởi vậy mọi cơ chế chính sách về
đầu tư xây dựng phải luôn luôn bổ sung điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với yêu
cầu thực tế khách quan.
Thành phố Bắc Ninh về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thiếu nhiều, chưa
đồng bộ. Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển
hàng năm rất lớn. Do vậy, việc tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao
hiệu quả công tác đầu tư xây dựng phải được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đồng thời tìm ra những hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về
công tác đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng một số giải pháp
chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư xây dựng tại địa
phương để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng những năm
tới.

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 96


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

Do thời gian nghiên cứu có hạn và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm
nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy (cô) góp ý để em có
thể hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS Từ Quang
Phương người đã tận tình hướng dẫn em và các cán bộ trong Ban Quản lý dự án xây
dựng thành phố Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 97


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu thuộc văn bản quy phạm pháp luật


1. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội
2. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội
3. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội
4. Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
6. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
7. Nghị định 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình
8. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai
9. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
10. Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính qui định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
11. Thông tư 26/2016/TT-BXD quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
12. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
13. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
14. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quychế giám sát đầu tư của cộng đồng
15. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
16. Quy chế làm việc của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh
II. Các tài liệu khác

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 98


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương

1. Các báo cáo tổng kết công tác, phương hướng nhiệm vụ của các Phòng, và của
Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh năm 2015, 2016
2. Giáo trình Quản lý dự án-NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Giáo trình Kinh tế đầu tư-NXB Đại học Kinh tế quốc dân

SVTH: Mẫn Thị Huyên - 11131662 99

You might also like