Amin Aminoaxit

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

MỤC LỤC: CHƯƠNG III, IV: HỢP CHẤT CHỨA NITƠ

AMIN ..................................................................................................................................................................... 2
AMINO AXIT ....................................................................................................................................................... 5
PEPTIT VÀ PROTEIN ........................................................................................................................................ 7
BÀI TẬP LÍ THUYẾT CẤP ĐỘ 1, 2 ................................................................................................................ 10
1. Amin .............................................................................................................................................................. 10
2. Aminoaxit ...................................................................................................................................................... 16
3. Peptit và protein ............................................................................................................................................ 19
4. Lí thuyết cơ bản biện luận peptit (CẤP ĐỘ 1).............................................................................................. 22
TỔNG HỢP 100 NHẬN ĐỊNH TỪ ĐỀ THI ĐH 2007 – 2019 ........................................................................ 24
CÙNG NHAU TẬP ĐẾM................................................................................................................................... 31
I. Các mệnh đề hữu cơ thực tiễn ....................................................................................................................... 31
II. Các mệnh đề hữu cơ liên quan đến tính chất hóa học và tính chất vật lý..................................................... 37
BÀI TẬP CẤP ĐỘ 2 – 3 – 3+ (AMIN – AMINOAXIT) .................................................................................. 44
Dạng 1: Đốt cháy amin...................................................................................................................................... 44
Dạng 2: Phản ứng của amino axit với dung dịch axit hay bazơ ........................................................................ 45
Dạng 3: Phản ứng cháy của amino axit ............................................................................................................. 47
Dạng 4: Bài toán: ĐỘ BẤT BÃO HÒA ............................................................................................................ 48
LÍ THUYẾT: BIỆN LUẬN MUỐI AMONI .................................................................................................... 55
C. BÀI TẬP TÍNH TOÁN MUỐI AMONI HỮU CƠ ..................................................................................... 56
POLIME – VẬT LIỆU POLIME ...................................................................................................................... 69
BẢNG TỔNG HỢP POLYMER ....................................................................................................................... 71
BÀI TẬP LÍ THUYẾT POLIME – VẬT LIỆU POLIME.............................................................................. 72
HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐẾM POLIME, ĐẾM NHẬN ĐỊNH POLIME ....................................................... 80

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 1 / 80


AMIN
I. Khái niệm, phân loại và danh pháp.
1. Khái niệm
- Amin là hợp chất mà khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng ………………………..
Ví dụ: …………………………………………
2. Phân loại
Amin thường được phân loại theo 2 cách:
a) Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon:
- Amin no, đơn chức, mạch hở: ………………………………….
- Amin thơm: ……………………………………………………..
- Amin không no, có 1 nối đôi C=C: …………………………….
b) Theo bậc amin
Bậc amin là ……………………………………………………………………………………………………….
VD: Viết lên đầu công thức cấu tạo số bậc của amin tương ứng: CH3NH2, CH3-CH(NH2)-CH3, CH3-NH-C2H5,
CH3-CH2-CH(NH2)-CH3, CH3NH-CH(CH3)2, C2H5-NH-C2H5, (CH3)2N-C2H5, C6H5NH2

3. Danh pháp
a) Cách gọi tên gốc – chức: ank + yl + amin.
b) Cách gọi tên thay thế: ankan + vị trí + amin
c) Tên thông thường: áp dụng với một số ít các amin.
Lưu ý:
- Tên của amin được viết liền nhau, cách nhau bởi dấu “-“
- Tên các nhóm ankyl được đọc theo thứ tự bảng chữ cái alphabet.
- Với các amin bậc 2 và 3, ta chọn mạch dài chất chứa Nitơ làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất.
- Nếu phần thế liên kết với Nitơ thì đặt “N-“ trước tên phần thế.
- Cách đọc iso, sec, tert: {chỉ với tên gốc - chức mới được dùng}
+ “iso” chỉ mạch nhánh hoặc nhóm chức gắn vào Cacbon số 2 của mạch cacbon chính. (chữ T mạch Cacbon)
+ “sec” chỉ vị trí nhóm chức gắn vào Cacbon bậc 2
+ “tert” chỉ vị trí nhóm chức gắn vào Cacbon bậc 3
VD1: CH3NH2: metylamin – metanamin; CH3-NH-C2H5: etylmetylamin – N-metyl-etanamin;
CH3CH(NH2)CH3: isopropylamin – Propan-2-amin; H2N[CH2]6NH2: hexametylenđiamin – hexan-1,6-điamin

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 2 / 80


4. Đồng phân:
Gồm 3 loại: đồng phân mạch cacbon; đồng phân vị trí nhóm chức; đồng phân về bậc của amin.
VD2:
- Đồng phân mạch C: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 và (CH3)2-CH-CH2-NH2
- Đồng phân vị trí nhóm chức: CH3CH2CH2NH2 và CH3CH(NH2)CH3
- Đồng phân về bậc amin: CH3CH2NH2 và CH3-NH-CH3
VD3: Viết tất cả các đồng phân amin C4H11N và gọi tên các đồng phân ấy theo hai cách gọi tên (8 đồng phân)
Công thức cấu tạo Tên gốc – chức Tên thay thế

CH3CH2CH2CH2NH2 butylamin butan-1-amin

CH3CH2CH(NH2)CH3 sec-butylamin butan-2-amin

(CH3)2CHCH2NH2 isobutylamin 2-metyl-propanamin

(CH3)3CNH2 tertbutylamin 2-metyl-propan-2-amin

CH3CH2NHCH2CH3 đietylamin N-etyletanamin

CH3CH2CH2NHCH3 metylpropylamin N-metylpropan-1-amin

CH3CH(CH3)NHCH3 isopropylmetylamin N-metylpropan-2-amin

CH3CH2N(CH3)2 etylđimetylamin N,N-đimetyletanamin

II. Lí tính
- Metyl, đimetyl, trimetyl và etylamin đều là các chất………….. có mùi…………., ………………trong nước.
-Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
-Nhiệt độ sôi ………. và độ tan trong nước ……… theo chiều tăng PTK
-Anilin (C6H5NH2) là chất …………, ……………..………., ……………….. trong nước và ……….. hơn nước
-Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí,chúng chuyển thành nâu đen.
-Các amin đều rất ……………..

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 3 / 80


III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
1. Những chú ý về cấu tạo phân tử
- Phân tử amin có nguyên tử N tương tự như NH3 nên có tính base. Ngoài ra amin còn có đầy đủ các tính chất
của gốc hiđrocacbon mà nó mang theo.
- Gốc phenyl (-C6H5) hút cặp eletron tự do của nitơ về phía mình làm cho mật độ electron trên nguyên tử N giảm
đi, do đó mà khả năng nhận protôn cũng giảm đi. Vì vậy, tính base của anilin là rất yếu, yếu hơn cả NH3
- Tương tự, các gốc hiđrocacbon no như CH3,C2H5 đẩy electron về phía nitơ, làm cho mật độ electron trên N dày
đặc, do đó mà khả năng nhận proton cũng tăng lên. Vì vậy, tính base của chúng mạnh hơn NH3
2. Tính chất hóa học
a) Có tính base
- Các amin có khả năng làm quì tím hóa xanh và hóa hồng phenolphtalein (trừ anilin do ảnh hưởng của gốc phenol
tác động trực tiếp lên nhóm chức amino)
- Tác dụng với axit:
b) Phản ứng thế nhân thơm: Đây là phản ứng nhận biết anilin

c) Phản ứng với HNO2 (giảm tải)


Để thực hiện chuyển hóa trực tiếp từ amin bậc một sang ancol hay phenol ta dùng phản ứng:
RNH2 + HONO (HNO2) → ROH + N2 + H2O
3. Ứng dụng (giảm tải)
Anilin dùng trong polime (nhựa anilin-fomanđehit → liên hệ đến nhựa PPF từ phenol – nhựa novolac), dược phẩm
streptoxit, sunfaguaniđin
Phần điều chế gần như đã bị quên khỏi chương trình học.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 4 / 80


AMINO AXIT
I. Khái niệm, danh pháp:
1. Khái niệm
- Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm …………. và nhóm ……………
- Ví dụ: H2NCH2COOH (glyxin), CH3CH(NH2)COOH (alanin),…
- CTPTTQ: (H2N)x-R-(COOH)y (x,y ≥ 1)
2. Danh pháp:
a) Tên thay thế: axit + vị trí + amino + vị trí nhánh và tên nhánh + trị số + an + trị số đếm + oic
Chú ý: Chỉ sau từ axit ta mới cách ra, còn lại viết liền
VD: H2NCH2COOH: ……………….………...; CH3CH(NH2)CH2COOH: ………………………………..
b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí theo chữ Hi Lạp ( , , , , , ) + amino + tên thông thường axit tương ứng
VD: CH3CH(NH2)COOH: axit -aminopropionic; H2N[CH2]5COOH: axit -aminocaproic (nilon-6);…
c) Tên thông thường: các aminoaxit thiên nhiên đều có tên thông thường. Ví dụ H2NCH2COOH là glyxin (gly)

II. Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí


1. Cấu trúc phân tử:
- Trong phân tử aminoaxit, nhóm NH2 và nhóm COOH tương tác lẫn nhau tạo nên cặp ion lưỡng cực. Vì vậy
aminoaxit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
2. Lí tính:
- Các amino axit là các hợp chất ion nên ở điều kiện thường là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt, nhiệt độ
nóng chảy …………… (phân hủy khi đun nóng)

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 5 / 80


III. Hóa tính
a) Tính lưỡng tính:
- Tác dụng được với dung dịch axit:

- Tác dụng được với dung dịch base (kiềm):

- Với sự chuyển màu của quỳ tím, ta có hợp chất chung là (H2N)x-R-(COOH)y, khi:
x=y x>y x<y
Dung dịch tạo môi trường
Sự thay đổi màu quì tím
Ví dụ minh họa
b) Phản ứng este hóa của nhóm -COOH:

Thực ra, este tạo thành được biến thành muối:

c) Phản ứng trùng ngưng


Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm
chất khác nhau, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất khác nhỏ phân
tử.
Ở đây, các gốc H2N và COOH kết hợp với nhau tạo thành các liên kết poliamit.
Phản ứng minh họa:

III. Ứng dụng:


- Các aa thiên nhiên là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
- Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn là mì chính (bột ngọt), axit glutamic là thuốc bổ
trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan (tránh nhầm với nicotin là amin độc trong thuốc lá)
- Là nguyên liệu cho các phản ứng tạo polymer và vật liệu khác.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 6 / 80


PEPTIT VÀ PROTEIN
I. Peptit
1. Khái niệm
- Peptit là hợp chất chứa từ …… đến ……… gốc ……………… liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
- Liên kết pepit là liên kết của nhóm …………. với …………giữa hai đơn vị ………………… (nhóm peptit).
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-aminoaxit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Aminoaxit đầu
……… còn nhóm CH2, aminoaxit đầu ……….. còn nhóm COOH

- Các phân tử chứa 2,3,4…gốc α-aminoaxit được gọi là …………………………


- Các phân tử chứa từ 10 gốc α-aminoaxit trở lên được gọi là …………………..
2. Đồng phân
- Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc α-aminoaxit liên kết với nhau theo trật tự nhất định. Thay đổi
vị trí từng α-aminoaxit, ta sẽ có từng đồng phân khác nhau.
- Ở đây, với câu hỏi đếm số đồng phân của peptit, thông thường đề bài chỉ yêu cầu đơn giản. Ta thực hiện yêu
cầu bằng cách coi các α-aminoaxit đề bài cho lần lượt là các số 1,2,3,… và ghép lại thành nhiều số tự nhiên khác
nhau thỏa đề.
VD: a) Có bao nhiêu đipeptit, tripeptit, tetrapeptit được tạo ra từ hỗn hợp các α-aminoaxit: gly, ala, val, lys, glu?
b) Có bao nhiêu tripeptit khác loại mà khi thủy phần hoàn toàn đều thu được gly, ala, val?
c) Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit mạch hở X thu được 2 mol gly, 1 mol ala, 1 mol val. Có bao nhiêu đồng
phân thỏa mãn các điều kiện của X?
d) Có bao nhiêu tripeptit khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm gly, val?
II. Tính chất:
1. Lí tính: peptit thường ở thể rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
2. Hóa tính: peptit có hai phản ứng điển hình là phản ứng thủy phân màu biure.
a) Phản ứng thủy phân.
Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các α-aminoaxit trong môi trường axit hoặc kiềm:
- Với kiềm:

- Với axit:

Thực tế, peptit khi bị thủy phân sẽ tạo thành nhiều oligopeptit khác có số mắt xích thấp hơn do hiệu suất phản
ứng chưa đạt tối đa. Hỗn hợp sản phẩm rất có thể vẫn còn peptit ban đầu.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 7 / 80


Chú ý: Với phản ứng thủy phân peptit, hỗn hợp sản phẩm sau cùng sẽ không bao giờ còn α-aminoaxit do các gốc
H2N hay COOH đã bị trung hòa bởi các axit, base xúc tác tạo ra muối và nước.
b) Phản ứng màu biure.
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu ………. Đó là màu của hợp chất
phức giữa peptit có từ ……….. liên kết peptit trở đi với ion Cu2+. Như vậy ………………….. không tham gia
phản ứng màu biure, từ …………… mới có phản ứng này.
II. Protein
1. Khái niệm: Protein là những polipeptit cao phân tử có khối lượng phân tử từ vài chục nghìn đến vài chục triệu
Protein được phân thành hai loại:
Protein …………….. là loại protein chỉ được tạo thành bởi các α-aminoaxit.
Protein …………….. là loại protein được tạo thành từ protein ……………. cộng với phần “phi protein” nữa.
2. Tính chất:
a) Lí tính: (giảm tải)
- Protein tồn tại ở hai dạng chính là hình sợi (keratin của tóc, móng, miozin của cơ bắp, fibroin của mạng nhện)
và hình cầu (như anbumin của lòng trắng, hemoglobin của máu).
- Protein hình sợi không tan hoàn toàn trong nước, protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
b) Hóa tính:
- Thủy phân: Tương tự peptit, protein cũng bị thủy phân thành các α-aminoaxit.
- Phản ứng màu:
+ Phản ứng với HNO3 đặc: nhỏ vài giọt HNO3 vào bình đựng anbumin, ta thấy có kết tủa vàng. Đây là phản ứng
nhận biết ra protein nhanh nhất.
+ Phản ứng màu biure: Tương tự peptit, protein cũng mang bản chất là polipeptit nên có phản ứng màu biure.
Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protein 10%, 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.
Lắc nhẹ vào quan sát. Ta thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.
Giải thích: Do NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2, lượng dư NaOH sẽ là môi trường cho phản ứng tạo
phức (phản ứng màu biure).
Phát triển thành các câu hỏi trắc nghiệm: (Tạ Phúc biên soạn )
Ví dụ 1: Tiến hành thí nghệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dd CuSO4 2% và 1 ml dung dịch NaOH 30%
Bước 2: Lắc nhẹ gạn lớp dung dịch để giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều:
Cho các nhận định sau:
(1) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh lam.
(2) Có thể thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala, phản ứng vẫn xảy ra tương tự.
(3) Sau bước 3, kết tủa bị hòa tan dần tạo thành màu tím đặc trưng
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 8 / 80
(4) Thí nghiệm trên chứng tỏ protein có tính axit.
(5) Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng màu biure được xảy ra.
(6) Có thể thay dung dịch NaOH 30% bằng Ba(OH)2 có nồng độ tương đương.
Số nhận định đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 9 / 80


BÀI TẬP LÍ THUYẾT CẤP ĐỘ 1, 2
1. Amin
Câu 1. Đối với amin (no, đơn chức, mạch hở), n nguyên tử C và 1 nguyên tử N ngoài tạo liên kết với nhau còn
cần liên kết với (2n+3) nguyên tử H, hình thành công thức tổng quát CnH2n+3N. Tổng số electron hóa trị dùng để
tạo liên kết C – C và C – N là
A. 2n + 1. B. 2n. C. 3n - 1. D. 2n – 2
Câu 2. Tổng số liên kết σ trong một phân tử amin no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2n+3N là
A. 3n + 3. B. 4n. C. 3n + 1. D. 3n.
Câu 3. Amin nào sau đây là amin bậc hai?
A. CH3NH2. B. CH3-CH2-NH2 C. CH3-NH-CH3. D. C6H5NH2.
Câu 4. Amin nào sau đây là amin bậc ba?
A. CH3-NH-C2H5 B. CH3CH(NH2)CH3. C. CH3CH2CH2NH2. D. CH3-N(CH3)-CH3.
Câu 5. Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin có công thức CH3CH(CH3)CH2NH2 là
A. butan-2-amin. B. 2-metylpropan-2-amin. C. 2-metylpropan-1-amin. D. butan-1-amin.
Câu 6. Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin có công thức CH3CH(CH3)CH(NH2)CH3 là
A. 3-metylbutan-2-amin. B. 2-metylbutan-3-amin.
C. 2-metylbutan-1-amin. D. 2-metylpropan-2-amin.
Câu 7. Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin có công thức CH3CH(CH3)CH(CH3)NH2 là
A. 2,3-đimetylpropan-3-amin. B. 3-metylbutan-2-amin.
C. 1,2-đimetylpropan-1-amin. D. 2-metylbutan-3-amin.
Câu 8. Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin có công thức (CH3)3CCH2CH2NH2 là
A. 2,2-đimetylbutan-3-amin. B. 2,3-đimetylbutan-1-amin.
C. 3,3-đimetylbutan-1-amin. D. 3-metylpentan-2-amin.
Câu 9. Cho các amin có công thức cấu tạo sau: CH3CH2NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2, CH3CH(NH2)CH2CH3,
CH3N(CH3)CH2CH3. Số amin bậc một là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10. Cho các amin có công thức cấu tạo sau: CH3NH2, C6H5NHCH3, CH3NHCH3, CH3-N(CH3)-CH3,
CH3CH(NH2)CH3. Số amin bậc hai là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 11. Isopropylamin là tên gốc-chức của amin nào sau đây?
A. CH3CH(NH2)CH3. B. CH3-N(CH3)-CH3. C. CH3CH2CH2NH2. D. CH3NHCH2CH3.
Câu 12. Benzylamin là tên gốc-chức của amin nào sau đây?

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 10 / 80


A. C6H5NHCH3 B. C6H5CH2NH2. C. CH3-C6H4-NH2. D. C6H5NH2.
Câu 13. Amin E bậc hai, có công thức phân tử là C3H9N. Tên gọi của E theo danh pháp thay thế là
A. propan-2-amin. B. propan-1-amin. C. N-metyletanamin. D. N-etylmetanamin.
Câu 14. Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin có công thức (CH3)2NCH2CH3 là
A. N-metylpropanamin. B. N,N-đimetyletanamin.
C. 2-metylbutan-2-amin. D. 3-metylbutan-2-amin.
Câu 15. Số đồng phân cấu tạo là amin bậc ba có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Amin nào sau đây cùng bậc với ancol isopropylic?
A. CH3CH(NH2)CH3. B. CH3CH2CH2NH2. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2NH2.
Câu 17. Ancol và amin nào sau đây không cùng bậc?
A. propan-2-ol và propan-2-amin. B. etanol và etylamin.
C. propan-2-ol và đimetylamin. D. propan-1-ol và propan-1-amin.
Câu 18. Trong các amin sau, amin có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3NH2. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2CH2NH2. D. CH3CH2NH2.
Câu 19. Trong các hợp chất sau, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. CH3OH. B. CH3CH2NH2. C. CH3CH2OH. D. CH3NH2.
Câu 20. Trong cây thuốc lá tự nhiên và khói thuốc lá chứa một amin rất độc, đó là nicotin với
công thức cấu tạo như hình bên. Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim, có khả năng gây sơ vữa
động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Số nguyên tử cacbon trong một phân tử nicotin là
A. 11. B. 9. C. 10. D. 8.
Câu 21. Chất nào sau đây là của amin bậc hai?
A. Đimetylamin. B. Etylamin. C. Propylamin. D. Phenylamin.
Câu 22. Chất nào sau đây là của amin bậc một?
A. N-metylmetanamin. B. N-etyletanamin. C. N,N-đimetyletanamin. D. Propan-2-amin.
Câu 23. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các amin bậc một?
A. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin. B. Etylamin, benzylamin, isopropylamin.
C. Benzylamin, phenylamin, điphenylamin. D. Metylamin, phenylamin, metylphenylamin.
Câu 24. Dãy nào sau đây sắp xếp các amin theo thứ tự bậc tăng dần?
A. CH3CH2NHCH3, CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3. B. C2H5NH2, (CH3)2CHNH2, (CH3)3CNH2.
C. CH3NH2, CH3CH2NHCH3, (CH3)2NCH2CH3. D. CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH2NHCH3.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 11 / 80


Câu 25. Amin nào sau đây không thuộc loại amin thơm?
A. CH3-C6H4-NH2. B. C6H5NHCH3. C. C6H5CH2NH2. D. C6H5NH2.
Câu 26. Amin nào sau đây là amin bậc hai?
A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Metylphenylamin. D. Xiclohexylamin.
Câu 27. Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước. Tính chất, đặc điểm nào
sau đây là đúng về đimetylamin?
A. Có tên thay thế là N-metylmetanamin. B. Có công thức phân tử là C2H8N2.
C. Là amin bậc một. D. Là đồng phân của metylamin.
Câu 28. Trimetylamin là chất chủ yếu gây nên mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè. Tính chất, đặc điểm nào sau
đây là sai về trimetylamin?
A. Có công thức phân tử là C3H9N. B. Là amin bậc ba.
C. Có tên thay thế là N,N-đimetylmetanamin. D. Ở điều kiện thường là chất lỏng.
Câu 29. Trong các đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H11N dưới đây, amin nào có tên gốc-chức là
isobutylamin?
A. CH3CH2CH(NH2)CH3. B. CH3CH(CH3)CH2NH2. C. CH3CH2CH2CH2NH2. D. (CH3)2NCH2CH3.
Câu 30. Amin nào sau đây có tên gốc-chức là sec-butylamin?
A. CH3CH2CH(NH2)CH3. B. CH3CH2CH2CH2NH2. C. CH3CH(CH3)CH2NH2. D. (CH3)3CNH2.
Câu 31. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Axit axetic. B. Glucozơ. C. Anilin. D. Etylamin.
Câu 32. Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng?
A. Axit stearic. B. Etanol. C. Metylamin. D. Anilin.
Câu 33. Mùi tanh của cá chủ yếu được gây nên bởi một số amin, nhiều nhất là trimetylamin. Để khử mùi tanh
của cá trước khi chế biến, các đầu bếp thường dùng
A. giấm ăn. B. ancol etylic. C. nước muối. D. nước vôi.
Câu 34. Khi cho vài giọt dung dịch metylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch chuyển màu xanh. B. có kết tủa nâu đỏ.
C. có kết tủa trắng. D. dung dịch chuyển màu tím.
Câu 35. Anilin có một tính chất hóa học khác với chất nào sau đây?
A. CH3-C6H4-NH2. B. C6H5NHCH3. C. C6H5CH2NH2. D. C6H5NH2.
Câu 36. Dung dịch chất nào sau đây có khả năng làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Phenylamoni clorua. D. Điphenylamin.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 12 / 80


Câu 37. Cho các amin có tên thay thế sau: propan-1-amin, propan-2-amin, etanamin, N-metylmetanamin,
benzenamin. Số amin bậc một là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38. Amin X có công thức (CH3)2CHCH(NH2)CH3. Tên thay thế của X theo IUPAC là
A. 3-metylbutan-2-amin. B. 2-metylbutan-3-amin. C. pentan-2-amin. D. butan-3-amin.
Câu 39. Ảnh hưởng của nhóm amin (–NH2) đến gốc phenyl (C6H5–) trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng
giữa anilin với
A. axit clohiđric. B. nước. C. nước brom. D. axit axetic.
Câu 40. Dung dịch nào sau đây thỏa mãn các tính chất: (1) làm đổi màu phenolphtalein, (2) không tạo thành kết
tủa trắng khi cho vào nước brom?
A. CH3C6H4NH2. B. C6H5CH2NH2. C. C6H5NH2. D. O2N-C6H4-NH2.
Câu 41. Amin E bậc một, có công thức phân tử C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của E thỏa mãn là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42. Amin T bậc hai, có công thức phân tử C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của T thỏa mãn là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. Amin G bậc ba, có công thức phân tử là C5H13N. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Amin T bậc một, chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H9N. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với T

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45. Amin G bậc hai, chứa vòng benzen, có công thức phân tử C8H11N. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với
G là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Nicotin là chất gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khi phân tích thành phần khối lượng các nguyên
tố của nicotin thấy có: 74,07% cacbon, 8,64% hiđro và 17,29% nitơ. Biết phân tử nicotin có chứa 2 nguyên tử
nitơ. Phân tử khối của nicotin là
A. 81. B. 162. C. 86. D. 172.
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(a) Propan-1-amin và propan-2-amin đều là amin bậc một.
(b) Nicotin trong thuốc lá là một amin rất độc.
(c) Nhiệt độ sôi của metylamin cao hơn của etylamin.
(d) Anilin là chất lỏng ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 13 / 80


Câu 48. Cho các nhận định sau: (1) ở điều kiện thường là chất khí, mùi khai, (2) dễ tan trong nước, (3) là amin
bậc một, (4) thuộc dãy đồng đẳng amin no, đơn chức, mạch hở. Số nhận định đúng với cả metylamin và etylamin

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49. Cho các chất sau: (1) ancol etylic, (2) etylamin, (3) metylamin, (4) axit axetic. Dãy sắp xếp các chất theo
chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (2), (3), (4), (1). B. (3), (2), (1), (4). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (2), (4).
Câu 50. Cho dãy các amin được sắp xếp theo chiều tăng dần phân tử khối: metylamin, etylamin, propylamin.
Chiều hướng biến đổi nhiệt độ sôi và độ tan trong dãy trên tương ứng là
A. tăng dần và tăng dần. B. giảm dần và tăng dần.
C. tăng dần và giảm dần. D. giảm dần và giảm dần.
Câu 51. Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) C2H5NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất
trong dãy là
A. (c), (a), (b). B. (c), (b), (a). C. (a), (b), (c). D. (b), (a), (c).
Câu 52. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
A. Anilin, đimetylamin, metylamin. B. Anilin, metylamin, đimetylamin.
C. Đimetylamin, metylamin, anilin. D. Metylamin, anilin, đimetylamin.
Câu 53. Cho các phát biểu sau: (a) Anilin là chất rắn, tan nhiều trong nước. (b) Anilin tác dụng với nước brom
tạo thành kết tủa vàng. (c) Dung dịch anilin không làm đổi màu quì tím. (d) Anilin dễ bị oxi hóa khi để ngoài
không khí. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 54. Cho các phát biểu sau: (a) Anilin và metylamin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm. (b) Phenylamoni clorua là
muối dễ tan trong nước. (c) Benzylamin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. (d) Dung dịch etylamin
trong nước có môi trường bazơ. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 55. Trong các amin sau, amin có tính bazơ yếu nhất là
A. C6H5NH2 B. C6H5NHC6H5 C. C6H5CH2NH2. D. C6H12NH2.
Câu 56. Cho các amin có cấu tạo sau: (1) O2N-C6H4-NH2; (2) C6H5NH2; (3) C6H5CH2NH2; (4) CH3-C6H4-NH2.
Amin có tính bazơ mạnh nhất và yếu nhất trong dãy tương ứng là
A. (1) và (2). B. (3) và (1). C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Câu 57. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) đimetylamin, (4) metylamin.
Dãy sắp xếp các dung dịch theo chiều pH tăng dần là
A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (2), (4), (1). C. (2), (1), (4), (3). D. (4), (1), (3), (2).
Câu 58. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L sau: (a) amoni clorua, (b) phenylamoni clorua, (c) metylamoni
clorua, (d) natri clorua. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 14 / 80


A. (a) và (b). B. (c) và (d). C. (a) và (c). D. (b) và (d).
Câu 59. Thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được ba chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong
các lọ không dán nhãn?
A. Phenolphtalein. B. Nước brom. C. Nước vôi. D. Quỳ tím.
Câu 60. Nước brom không phân biệt được dung dịch anilin và dung dịch chất nào dưới đây?
A. Stiren. B. Etylamin. C. Phenol. D. Benzylamin.
Câu 61. Cho các tính chất: (1) không làm đổi màu quỳ tím ẩm, (2) phản ứng rất kém với nước, (3) có tính bazơ
yếu hơn amoniac, (4) tác dụng với axit clohiđric. Số tính chất gây nên bởi ảnh hưởng của gốc phenyl (C6H5–) đến
nhóm amin (–NH2) trong phân tử anilin là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 62. Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả amin no, mạch hở, bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac. (b) Tất
cả amin chứa vòng benzen đều tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. (c) Tất cả các amin bậc một đều tác
dụng với axit clohiđric. (d) Tất cả các amin bậc một đều làm đổi màu quì tím ẩm. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 63. Cho các nhận định sau: (1) là chất khí ở điều kiện thường, (2) là amin bậc một, (3) làm đổi màu quỳ tím
ẩm, (4) tác dụng với axit clohiđric, (5) tác dụng với nước brom. Số nhận định đúng với cả etylamin và anilin là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 64. Amin E có các tính chất: (a) là chất lỏng ở điều kiện thường, (b) dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí,
(c) không làm đổi màu quì tím ẩm, (d) tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính
chất của E?
A. propylamin. B. butyamin. C. phenylamin. D. benzylamin.
Câu 65. Trong phòng thí nghiệm, để rửa sạch chai lọ đựng dung dịch anilin, trước hết cần rửa bằng dung dịch
chất E, sau đó rửa lại bằng nước. Chất E có thể là
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaCl. D. HCl.
Câu 66. Cho các nhận xét: (1) có tính axit yếu, (2) là chất lỏng ở điều kiện thường, (3) không làm đổi màu quỳ
tím ẩm, (4) tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng, (5) dễ tham gia phản ứng thế H hơn benzen. Số nhận xét
đúng với cả phenol (C6H5OH) và anilin là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 67. Trong phân tử amin E (no, đơn chức, mạch hở) có tỉ lệ khối lượng mC : mH = 4 : 1. Số công thức cấu tạo
là amin bậc một của E là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 68. Trong phân tử amin T (no, đơn chức, mạch hở) có tỉ lệ khối lượng mC : mN = 24 : 7. Số công thức cấu
tạo là amin bậc hai của T là
A. 4. B. 3. C. 8. D. 1.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 15 / 80


2. Aminoaxit
Câu 1. Alanin là một trong số các amino axit đơn giản và được sinh vật sống sử dụng để kiến tạo protein. Công
thức của alanin là
A. H2N – CH2 – COOH. B. H2N – CH2 – CH2 – COOH.
C. H2N – CH(CH3) – COOH. D. CH2=CHCOONH4.
Câu 2. Axit glutamic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các
cơ quan não bộ, gan, cơ. Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl trong một phân tử axit glutamic lần lượt là
A. 1 và 1. B. 2 và 1. C. 2 và 2. D. 1 và 2.
Câu 3. Amino axit E no, mạch hở, phân tử có chứa một nhóm thế amino và một nhóm chức cacboxyl. Công
thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2nO2N. B. CnH2n+1O2N. C. CnH2n-1O2N. D. CnH2n+2O2N.
Câu 4. Amino axit T no, mạch hở, có công thức phân tử là CxHyO2N. Biểu thức liên hệ giá trị của x và y là
A. y = 2x + 1. B. y = 2x. C. y = 2x + 3. D. y = 2x + 2.
Câu 5. Amino axit E (no, mạch hở), phân tử có chứa một nhóm thế amino và hai nhóm chức cacboxyl. Công
thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2n-1O4N. B. CnH2n+1O4N. C. CnH2n+1O2N. D. CnH2n+2O2N2.
Câu 6. Amino axit T (no, mạch hở), phân tử có chứa hai nhóm thế amino và một nhóm chức cacboxyl. Công
thức phân tử của T có dạng là
A. CnH2n – 1O2N2. B. CnH2n + 2O2N2. C. CnH2nO2N2. D. CnH2n + 1O2N.
Câu 7. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) H2NCH2COOH; (2) CH3CH(NH2)COOH; (3) HOOC-[CH2]2-
CH(NH2)COOH; (4) H2NCH2CH2COOH. Số chất thuộc loại α-amino axit là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8. Cho các amino axit là đồng phân cấu tạo sau: (CH3)2CHCH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)CH2COOH,
CH3CH(NH2)CH(CH3)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH. Số chất thuộc loại β-amino axit là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 9. Cho amino axit có công thức cấu tạo như sau: CH3CH(NH2)CH(CH3)COOH. Tên gọi của amino axit
trên theo danh pháp thay thế là
A. axit 2-metyl -3- aminobutanoic. B. axit 2-amin-3-metylbutanoic.
C. axit 3-amino-2-metylbutanoic. D. axit α-aminoisovaleric.
Câu 10. Tên gọi của valin theo danh pháp thay thế là
A. axit 3-metyl -2- aminobutiric. B. axit 2-amino-3-metylbutanoic.
C. axit 2-amin-3-metylbutanoic. D. axit 3-metyl-2-aminbutanoic .
Câu 11. Hai dung dịch đều làm quỳ tím chuyển màu xanh là
A. metylamin và lysin. B. anilin và alanin. C. valin và axit glutamic. D. glyxin và phenylclorua.
Câu 12. Cho các dung dịch: (1) axit axetic, (2) axit α-aminoaxetic, (3) axit α-aminopropionic, (4) axit α
aminoglutaric. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 13. Cho các nhận định sau: (1) có cấu tạo ion lưỡng cực, (2) là hợp chất tạp chức, (3) vừa có tính axit, vừa
có tính bazơ, (4) tương đối dễ tan trong nước. Số nhận định đúng với glyxin ở điều kiện thường là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 14. Cho các nhận định sau: (1) làm đổi màu quỳ tím ẩm, (2) thuộc loại α-amino axit, (3) là hợp chất tạp
chức, (4) là chất rắn ở điều kiện thường. Số nhận định đúng với các amino axit thiên nhiên là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 15. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 16 / 80
A. Axit 2-aminopentan-1,5-đioic. B. Axit 2-aminoetanoic.
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic. D. Axit 2-aminopropanoic.
Câu 16. Dung dịch chất nào làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng?
A. Axit α-aminoaxetic. B. Axit α-aminopropionic. C. Axit α,ε-điaminocaproic. D. Axit α-aminoglutaric.
Câu 17. Cho các nhận định sau: (1) là hợp chất hữu cơ tạp chức, (2) tham gia phản ứng trùng ngưng khi đun
nóng, (3) thuộc loại α-amino axit, (4) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon-6. Số nhận định đúng với axit 6-
aminohexanoic là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(a) Các amino axit thiên nhiên chủ yếu thuộc loại α-amino axit.
(b) Muối mono natri của axit glutamic được dùng làm mì chính.
(c) Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
(d) Axit 7-aminoheptanoic là nguyên liệu sản xuất tơ nilon-7.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 19. Amino axit E no, mạch hở, có công thức phân tử CnHmO2N2, trong đó có tỉ lệ khối lượng mC : mO = 9 :
4. Giá trị của n và m lần lượt là
A. 6 và 12. B. 4 và 10. C. 6 và 14. D. 4 và 8.
Câu 20. Amino axit T no, mạch hở, có công thức phân tử CnHmO4N, trong đó có tỉ lệ khối lượng mC : mN = 24 :
7. Giá trị của n và m lần lượt là
A. 4 và 7. B. 4 và 9. C. 5 và 9. D. 5 và 11.
Câu 21. Cho aminoaxit no, mạch hở, có công thức CnHmO2N2. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n + 1. B. m = 2n + 2. C. m = 2n. D. m = 2n + 3.
Câu 22. Amino axit X no, mạch hở có công thức phân tử CnHmO4N. Mối quan hệ giữa m với n là
A. m = 2n – 1. B. m = 2n – 2. C. m = 2n + 1. D. m = 2n.
Câu 23. Hợp chất hữu cơ X no, mạch hở, có công thức phân tử là C4H9O2N. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại α-
amino axit của X là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 24. Phân tử amino axit Y (no, mạch hở, có khối lượng 117u) chứa một nhóm thế amino và một nhóm chức
cacboxyl. Số đồng phân cấu tạo của Y thuộc loại α-amino axit là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 25. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, glyxin, axit glutamic

A. quỳ tím. B. phenolphtalein. C. natri hiđroxit. D. natri clorua.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Axit glutamic làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu trắng.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
B. Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
C. Dung dịch lysin làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin là chất rắn, tan nhiều trong nước ở điều kiện thường.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 17 / 80
Câu 28. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L: (1) axit α-aminopropionic, (2) axit propionic, (3)
propylamin, (4) axit malonic. Dãy sắp xếp các dung dịch theo chiều pH tăng dần là
A. (4), (2), (1), (3). B. (2), (4), (3), (1). C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (4), (1), (2).
Câu 29. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/L: (1) axit oxalic, (2) axit α-aminoaxetic, (3) etylamin, (4)
etylenđiamin. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
NaOH HCl
Câu 30. Cho sơ đồ phản ứng giữa các hợp chất hữu cơ trong dung dịch: alanin ⎯⎯⎯⎯⎯ X ⎯⎯⎯⎯ Y. Công thức
cấu tạo của Y là
A. H2N – CH(CH3) – COONa. B. ClH3N – CH(CH3) – COOH.
C. ClH3N – CH(CH3) – COONa. D. ClH3N – (CH2)2 – COOH.
HCl NaOH
Câu 31. Cho sơ đồ phản ứng giữa các hợp chất hữu cơ trong dung dịch: alanin ⎯⎯⎯⎯ E ⎯⎯⎯⎯⎯ T. Công thức
cấu tạo của T là
A. ClH3N – CH(CH3) – COOH. B. H2N – CH(CH3) – COOH.
C. H2N – CH(CH3) – COONa. D. H2N – (CH2)2 – COONa.
Câu 32. Tirozin là một α-amino axit có công thức cấu tạo là HO-C6H5-CH2-CH(NH2)COOH. Nhận định nào sau
đây về tirozin là sai?
A. Tác dụng được với nước brom. B. Tác dụng với NaOH dư theo tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Có tính chất lưỡng tính. D. Có phân tử khối là 181.
Câu 33. Cho tirozin thực hiện phản ứng sau: HO-C6H5-CH2-CH(NH2)COOH + CH3OH + HCl  E + H2O.
Phát biểu nào sau đây về E là sai?
A. Tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3. B. Tác dụng được với nước brom.
C. Có phân tử khối là 253,5. D. Tác dụng với NaOH dư thu được hai muối.
Câu 34. Cho dãy gồm các chất: (1) amoni axetat, (2) axit α-aminopropionic, (3) etylamin, (4) axit glutamic. Số
chất có khả năng tác dụng được với cả hai dung dịch HCl và NaOH là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 35. Cho các chất có cấu tạo sau: H2NCH2COOH, ClH3NCH2COOH, H2NCH2COONa, H2NCH2COOC2H5.
Số chất có khả năng tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 36. Phenylalanin (kí hiệu là Phe) có công thức cấu tạo là C6H5CH2CH(NH2)COOH. Nhận định nào sau đây
về Phe là sai?
A. Có phản ứng thế với nước brom. B. Tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Có tính chất lưỡng tính. D. Thuộc loại α-amino axit.
Câu 37. Methionin là một loại thuốc bổ gan có công thức cấu tạo là CH3(S)CH2CH2CH(NH2)COOH. Nhận định
nào sau đây về methionin là sai?
A. Có công thức phân tử C5H11NO2S. B. Có tính chất lưỡng tính.
C. Thuộc loại amino axit. D. Tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Câu 38. Tiến hành điều chế hợp chất hữu cơ T từ axit glutamic theo hai phản ứng sau (hệ số trong phương trình
biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):
(1) Axit glutamic + CH3OH + HCl  E + H2O. (2) E + C2H5OH + HCl  T + H2O.
Công thức phân tử của T là
A. C8H15O4NCl. B. C9H18O4NCl. C. C8H15O4N. D. C8H16O4NCl.
+CH3 OH/ HCl, to NaOH, to
Câu 39. Cho sơ đồ chuyển hóa: lysin ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Y. Công thức phân tử của Y là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 18 / 80


A. C6H13O2N2Na. B. C6H15O2N2Cl2Na. C. C7H16O2N2. D. C7H18O2N2Cl2.
Câu 40. Cho các nhận định sau: (1) có tính chất lưỡng tính, (2) tham gia phản ứng este hóa khi có axit vô cơ
mạnh xúc tác, (3) làm đổi màu quỳ tím ẩm, (4) thuộc loại α-amino axit. Số nhận định đúng với alanin là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 41. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
B. Metylamin và axit α-aminopropionic đều tác dụng với axit clohiđric.
C. Anilin và alanin đều tác dụng với dung dịch natri hiđroxit.
D. Glyxin và alanin đều có tính chất lưỡng tính.
Câu 42. Cho các dung dịch sau: (1) ClH3NCH2COOH; (2) C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua); (3)
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (4) NH2(CH2)4CH(NH2)COOH. Số dung dịch có môi trường axit là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 43. Cho các dung dịch sau: (1) C2H5NH2, (2) NH3, (3) H2NCH2COONa, (4) H2N[CH2]4CH(NH2)COOH. Số
dung dịch có môi trường bazơ là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 44. Cho dãy các dung dịch: (1) alanin, (2) metylamin, (3) anilin, (4) amoniac, (5) lysin. Số dung dịch làm
phenolphtalein đổi màu là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 45. Cho dãy gồm các dung dịch: (1) phenylamoni clorua, (2) glyxin, (3) axit α -aminoglutaric, (4) axit axetic.
Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 46. Cho các nhận định sau: (1) phân tử chứa một nhóm amino và hai nhóm cacboxyl, (2) làm đổi màu quỳ
tím ẩm, (3) tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, (4) là thành phần chính của bột ngọt, (5) là thuốc hỗ trợ thần kinh. Số
nhận định đúng với axit glutamic là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 47. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) H2NCH2COOH, (2) ClH3NCH2COOH, (3)
H2NCH2COONH3CH3, (4) H2NCH2COOC2H5. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. (1) tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. B. (2) làm dung dịch phenolphtalein hóa hồng.
C. (3) là este của glyxin. D. (4) không tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 48. Phân biệt được các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: lysin, anilin, valin bằng hai thuốc thử là
A. phenolphtalein và natri hiđroxit. B. quỳ tím và nước brom.
C. axit clohiđric và nước brom. D. quỳ tím và axit clohiđric.
3. Peptit và protein
Câu 1. Trong phân tử tetrapeptit Ala-Gly-Val-Glu, amino axit đầu C là
A. Valin. B. Axit glutamic. C. Alanin. D. Glyxin.
Câu 2. Trong phân tử tetrapeptit Gly-Glu-Ala-Val, amino axit đầu N là
A. Valin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Glyxin.
Câu 3. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Gly-Ala. B. Ala-Ala-Ala. C. Gly-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly.
Câu 4. Trong môi trường kiềm, các peptit (có từ 3 gốc amino axit trở lên) và các protein có thể tác dụng với
Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. tím. B. vàng. C. xanh. D. đỏ.
Câu 5. Cho peptit E có công thức cấu tạo là H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH. Nhận định nào sau
đây về phân tử E là sai?
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 19 / 80
A. Có amino axit đầu C là alanin. B. Có công thức cấu tạo là Gly-Ala-Ala.
C. Có phân tử khối là 217. D. Có chứa ba liên kết peptit.
Câu 6. Cho peptit T có công thức cấu tạo là H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH(CH3)2)COOH. Nhận định
nào sau đây về phân tử T là đúng?
A. Có chứa ba liên kết peptit. B. Có công thức phân tử là C10H19O4N3.
C. Có phân tử khối là 263. D. Có amino axit đầu N là valin.
Câu 7. Tetrapeptit X có công thức Gly-Ala-Gly-Val. Thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm
trong đó có chứa tổng số đipeptit và tripeptit là k. Giá trị lớn nhất của k là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 8. Pentapeptit Y có công thức Gly-Ala-Gly-Val-Ala. Thủy phân không hoàn toàn Y, thu được hỗn hợp sản
phẩm trong đó có chứa tổng số đipeptit và tripeptit là n. Giá trị lớn nhất của n là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 9. Công thức cấu tạo của đipeptit mạch hở Ala-Ala là
A. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH. B. H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CONHCH2COOH. D. H2NCH(CH3)CONHCH2CH2COOH.
Câu 10. Cho các chất có cấu tạo như sau: Chất thuộc loại đipeptit là
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. B. H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. D. H2NCH2CONHCH2CH(CH3)COOH.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn tripeptit mạch hở X, thu được ba amino axit là glyxin, alanin và valin. Số đồng
phân cấu tạo và phân tử khối của X lần lượt là
A. 3 và 245. B. 6 và 245. C. 3 và 263. D. 6 và 281.
Câu 12. Cho các nhận định: (1) chứa 3 liên kết peptit, (2) chứa 4 nguyên tử O, (3) khối lượng 245u, (4) amino
axit đầu N là Ala. Số nhận định đúng với phân tử tripeptit Ala-Gly-Val là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 13. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit
trong phân tử X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 14. Nếu thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit
khác nhau?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 15. Cho các dung dịch: (1) saccarozơ, (2) glyxylalanylalanin, (3) etylen glicol, (4) glyxylglyxin. Trong môi
trường kiềm, số dung dịch tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 16. Cho các nhận định sau:
(1) chứa số liên kết peptit nhỏ hơn 10;
(2) thủy phân hoàn toàn thu được các α-amino axit;
(3) tạo được hợp chất phức với ion đồng(II) trong môi trường kiềm;
(4) bị thủy phân trong môi trường bazơ.
Số nhận định đúng các phân tử oligopeptit là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 17. Tetrapeptit E mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm
amino và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của E có dạng là
A. CnH2nO5N4. B. CnH2n – 1O5N4. C. CnH2n – 2O5N4. D. CnH2n – 3O5N4.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 20 / 80


Câu 18. Đipeptit T mạch hở, được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, phân tử đều chứa một nhóm amino
và một nhóm cacboxyl. Công thức phân tử của T có dạng là
A. CnH2nO3N2. B. CnH2n + 1O3N2. C. CnH2n + 2O3N2. D. CnH2n – 1O3N2.
Câu 19. Phân biệt được ba dung dịch chứa riêng biệt các đipeptit mạch hở: Gly–Ala, Ala–Glu và Val-Lys bằng
thuốc thử là
A. natri hiđroxit. B. đồng(II) hiđroxit. C. phenolphtalein. D. quỳ tím.
Câu 20. Phân biệt được hai dung dịch riêng biệt các đipeptit mạch hở là Ala–Val và Val–Lys bằng thuốc thử là
A. phenolphtalein. B. axit clohiđric. C. natri hiđroxit. D. đồng(II) hiđroxit.
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala trong môi trường axit HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được các sản
phẩm là
A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH. B. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH. D. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
HCl NaOH
Câu 22. Cho sơ đồ phản ứng: Ala-Ala ⎯⎯⎯⎯ E ⎯⎯⎯⎯⎯ T. Công thức cấu tạo của T là
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COONa. C. H2NCH(CH3)COONa. D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 23. Cho nhận định: (1) chứa trên 50 gốc α-amino axit, (2) các gốc α-amino axit liên kết với nhau theo một
trật tự nhất định, (3) chứa một hay nhiều chuỗi polipeptit, (4) có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Số
nhận định đúng với các phân tử protein đơn giản là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Cho nhận định: (1) thủy phân hoàn toàn thu được các α-amino axit, (2) bị đông tụ khi đun nóng, (3) tác
dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, (4) không bền trong môi trường axit hoặc bazơ. Số nhận định đúng với
các dung dịch protein đơn giản là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Cho các dung dịch: (1) glucozơ, (2) glyxylglyxylalanin (Gly–Gly–Ala), (3) glixerol, (4) lòng trắng trứng.
Trong môi trường kiềm, số dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì có trong thành phần chính của nhân tế bào và nguyên sinh chất.
Protein cũng là hợp phần chủ yếu trong thức ăn con người. Trong phân tử protein, các gốc α – aminoaxit được
gắn với nhau bằng liên kết
A. glicozit. B. peptit. C. amit. D. hiđro.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Protein là hợp chất thiên nhiên cao phân tử có cấu trúc phức tạp.
(2) Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của các cơ thể sống.
(3) Tất cả protein đều dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch keo.
(4) Protein bền với nhiệt cũng như bền trong môi trường axit và bazơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 28. Cho các dung dịch: (1) anbumin, (2) glyxylglyxylalanin, (3) glucozơ, (4) glyxylvalin. Số dung dịch có
phản ứng màu biure trong môi trường kiềm là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Phân tử khối của tetrapeptit mạch hở Gly-Ala-Val-Glu là
A. 428. B. 374. C. 410. D. 392.
Câu 30. Phân tử khối của pentapeptit mạch hở Ala-Ala-Val-Val-Gly là
A. 451. B. 487. C. 415. D. 397.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 21 / 80


4. Lí thuyết cơ bản biện luận peptit (CẤP ĐỘ 1)
- Cho hỗn hợp gồm n peptit được tạo thành từ các aminoaxit trong phân tử có một nhóm -COOH và -NH2
- CTTQ chung của peptit là CnH2n+2-kOk+1Nk (với k là số mắt xích)
Nhận xét:

Tổng số mắt xích peptit = tổng số nguyên tử O – n


Tổng số liên kết peptit = tổng số mắt xích peptit – n = tổng số nguyên tử O – 2n

Câu 1: X là tetrapeptit mạch hở. Cho 1 mol X phản ứng được tối đa với 5 mol NaOH hoặc 4 mol HCl. Số nguyên
tử oxi trong X là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 2: Hỗn hợp E chứa 3 peptit đều mạch hở gồm X (C4H8O3N2), Y(C7HxOyN3) và Z(C11HnOmNt). Đun nóng E
với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin, valin.
a) Cho biết công thức X,Y,Z
b) Giá trị của y và m là
c) Giá trị của x và n là
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn peptit X (CxHyOzNt) và peptit Y (CaHbOcNd) thu được hỗn hợp A gồm muối của
valin và alanin.
a) Tổng số liên kết peptit trong X và Y là
A. t + d – 2. B. z + c – 4. C. t + d – 1. D. z + c – 1.
b) Tổng số mắt xích trong X và Y là
A. t + d. B. z + c – 2. C. t + d – 1. D. z + c – 1.
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn peptit X (CxHyOzN5) và peptit Y (CmHnO7Nt) thu được hỗn hợp A gồm muối của
glyxin và alanin.
a) Tổng số mắt xích trong peptit X và Y là b) Tổng số liên kết peptit trong X và Y là
c) Tổng số nguyên tử O trong peptit X và Y là d) X và Y là
A. tripeptit và pentapeptit. B. tetrapeptit và heptapeptit.
C. tetrapeptit và hexapeptit. D. pentapeptit và hexapeptit.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y (Y có nhiều hơn X một liên kết peptit)
thu được glyxin. Biết tổng số nguyên tử oxi trong E là 11.
a) Tổng số mắt xích trong peptit X và Y là b) Tổng số liên kết peptit trong X và Y là
c) Biết MX < MY. Số mắt xích của peptit Y là
Câu 6: peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X và Y trong môi trường axit
thu được glyxin và alanin. Biết X có nhiều hơn Y hai mắt xích.
a) Tổng số mắt xích trong X và Y là b) Tổng số nguyên tử oxi trong X và Y là
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 22 / 80
c) X và Y lần lượt là
A. tripeptit và pentapeptit. B. đipeptit và tetrapeptit.
C. tetrapeptit và hexapeptit. D. pentapeptit và hexapeptit.
Câu 7: Hỗn hợp X chứa ba peptit A, B, C đều được tạo bởi alanin. Biết tổng số mắt xích trong ba peptit là 8.
a) Tổng số liên kết peptit trong A, B và C là
b) Tổng số nguyên tử oxi trong A, B và C là
Câu 8: Hỗn hợp X chứa ba peptit A, B và C đều được tạo bởi glyxin. Biết tổng số nguyên tử oxi trong peptit là
10 và MA < MC
a) Tổng số mắt xích trong A, B và C là b) Tổng số liên kết peptit trong A, B và C là
c) peptit A và C lần lượt là
A. đipeptit và tripeptit. B. đipeptit.
C. tripeptit và tetrapeptit. D. tripeptit.
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm hai peptit A và B. Thủy phân hoàn toàn X thu được valin. Biết tổng số nguyên tử oxi
trong X là 9 và trong mỗi phân tử peptit đều có số lên kết peptit không nhỏ hơn 2.
a) Tổng số mắt xích trong A và B là b) Tổng số liên kết peptit trong A và C là
c) Biết MA < MB. Số mắt xích của peptit B là
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm hai peptit A và B. Thủy phân hoàn toàn X thu được valin. Biết tổng số nguyên tử
oxi trong X là 9 và trong mỗi phân tử peptit đều có số lên kết peptit không nhỏ hơn 4.
a) Tổng số mắt xích trong A, B và C là b) Tổng số liên kết peptit trong A, B và C là
c) Biết MA < MB. Số mắt xích của peptit B là
Câu 11: Cho hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X và Y. Thủy phân hoàn toàn T thu được glyxin. Biết số nguyên
tử oxi trong T là 11; X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3.
a) Tổng số mắt xích trong X và Y là b) Tổng số liên kết peptit trong X và Y là
c) Biết MX < MY. Số mắt xích của peptit Y là
Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm ba peptit A, B và C. Thủy phân hoàn toàn X thu được glyxin, alanin, valin. Biết
tổng số nguyên tử oxi trong X là 15 và trong mỗi phân tử đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 3.
a) Tổng số mắt xích trong A, B và C là b) Tổng số liên kết peptit trong A, B và C là
c) Số mắt xích của peptit B là
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm ba peptit A, B, C. Thủy phân hoàn toàn X thu được glyxin, alanin và valin. Biết
tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 18 và trong mỗi phân tử peptit có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4.
a) Tổng số mắt xích trong A, B và C là b) Tổng số liên kết peptit trong A, B và C là
c) Số mắt xích của peptit B là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 23 / 80


TỔNG HỢP 100 NHẬN ĐỊNH TỪ ĐỀ THI ĐH 2007 – 2019
(1) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(2) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(3) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(4) Thành phần chính của bông nõn là cellulose.
(5) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(6) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(7) Nước ép quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(8) Trong tơ tằm có các gốc α-aminoaxit.
(9) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(10) Một số este có mùi thơm được dùng để làm chất tạo hương cho thực phẩm và mĩ phẩm.
(11) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(12) Trong công nghiệp, glucose được dùng để tráng ruột phích.
(13) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(14) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá (do amin gây ra).
(15) Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử oxi.
(16) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.
(17) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(18) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên là hiện tượng đông tụ protein.
(19) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
(20) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được dùng làm kính ô tô.
(21) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucose.
(22) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ mau hỏng.
(23) Khi rót axit sulfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen.
(24) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết đôi C=C của chất béo bị oxi hóa.
(25) Cho các chất: aminoaxit X, muối amoni Y của axit caboxylic, amin Z, este T của aminoaxit. Dãy gồm các
loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dd HCl là X, Y, T.
(26) Một trong những điểm khác nhau của protit so với chất béo và glucose là protit luôn có chứa nitơ.
(27) Trong dung dịch, glyxin tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
(28) Glyxin là một aminoaxit no, đơn chức, mạch hở.
(29) Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin.
(30) Amnoaxit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 24 / 80


(31) Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl, H2NCH2CH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH2COOH,
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa. Số các dung dịch có pH<7 là 3.
(32) Đun nóng H2N-CH2 -CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong HCl dư sau khi các phản ứng kết thúc thì
thu được sản phẩm là Glyxin và Alanin.
(33) Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là 4.
(34) Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.
(35) Có 6 tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin,
phenylalanin.
(36) Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol gly, 1 mol ala, 1 mol val và 1 mol Phe. Thủy phân
không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val, không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X
có công thức là Gly-Gly-Ala-Val-Phe
(37) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(38) Số đồng phân aminoaxit ứng với CTPT C3H7NO2 là 2.
(39) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(40) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
(41) Dung dịch glyxin không làm đổi màu quì tím.
(42) Dung dịch axit glutamic làm quì tím chuyển sang màu hồng.
(43) Dung dịch lysin làm phenolphtalein hóa xanh.
(44) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu.
(45) Trong một phân tử tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit.
(46) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(47) H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit.
(48) Chất béo được gọi chung là triglixerit.
(49) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(50) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5 và (C17H35COO)3C3H5.
(51) Amin được dùng để chế biến thực phẩm.
(52) Tất cả các amin đều làm quì tím hóa xanh.
(53) Ở nhiệt độ thường, các amin đều rất độc, tan nhiều trong nước.
(54) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng thu được hỗn hợp các α-aminoaxit.
(55) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng, ta thấy xuất hiện màu vàng.
(56) Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(57) Protein có phản ứng màu biure.
(58) Đốt cháy hoàn toàn protein thu được sản phẩm có chứa N2.
(59) Glyxin vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 25 / 80
(60) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(61) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(62) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(63) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(64) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(65) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
(66) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(67) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(68) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(69) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
(70) Phản ứng thế brom vào vòng thơm của anilin dễ hơn benzen.
(71) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C2H4O2.
(72) Trong phân tử, các amino axit đều có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
(73) Khi thay đổi trật tự các gốc α-aminoaxit trong phân tử peptit sẽ dẫn đến có các đồng phân peptit.
(74) Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc α-aminoaxit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit.
(75) Các peptit thường ở thể rắn, dễ tan trong nước.
(76) Nếu phân tử peptit có chứa n gốc α-aminoaxit thì sẽ có số đồng phân loại peptit là n!
(77) Polipeptit là peptit có chứa từ 10 liên kết peptit trở lên.
(78) Axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) có tính lưỡng tính.
(79) Các peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
(80) Trùng ngưng caprolamtam ta được tơ capron.
(81) Khi cho dung dịch HNO3 đặc vào lòng trứng trắng, ta thấy xuất hiện kết tủa màu tím.
(82) Tinh bột là hợp chất cacbohiđrat có mạch phân nhánh.
(83) Trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất
khác nhau, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra nước.
(84) Thủy phân hoàn toàn peptit X thì tổng khối lượng các α-aminoaxit thu được bằng khối lượng X ban đầu.
(85) Các amin đều có tính base.
(86) Thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Val-Ala-Gly thu được tối đa 3 đipeptit mạch hở có chứa Glyxin.
(87) Branđikinin (X) có tác dụng làm giảm huyết áp với công thức Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi
thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 4 tripeptit có chứa Phe.
(88) Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ dung dịch H2NCH2CH2COOH, H2NCH2COOH,
CH3CH(NH2)COOH là 9.
(89) Các peptit thường ở thể rắn, nhiệt độ nóng cháy cao và ít tan trong nước.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 26 / 80


(90) Benzylamin là một amin thơm.
(91) Tính base giảm dần theo dãy: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(92) Muối natri của axit 2-aminopentanđioic được dùng làm gia vị thức ăn là mì chính (bột ngọt).
(93) Glucose, axit glutamic, axit lactic, axit o-salixylic, fructose, sorbitol là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(94) Trong số các dung dịch: (1) saccharose, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol, (3) etilen glicol, (4) Gly-Ala, (5) axit
fomic, (6) Propan-1,3-điol, có 5 dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2.
(95) Alanin và anilin là các hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa các nguyên tố C, H, O, N.
(96) CH3NHCH3 và CH3CH(OH)CH3 là hai hợp chất hữu cơ có cùng bậc.
(97) Thủy phân vinyl axeta bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(98) Alanin và anilin là các hợp chất hữu cơ mà trong dung dịch, chúng không làm quì tím đổi màu.
(99) Trong các chất: anilin, benzen, glyxin, axit acrylic, phenol, có ba chất tham gia phản ứng được với Br2.
(100) Trong các chất: anilin, benzen, glyxin, axit acrylic, phenol, có ba chất tham gia phản ứng cộng với Br2.
(101) Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH, C6H5NH2 và các tính chất
được ghi theo bảng sau:
Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi (t0C) 182 184 -6,7 -33,4
pH (dd có C=0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12
Nhận định nào đúng:
A. Z là metylamin. B. T là anilin. C. Y là phenol D. X là amoniac.
(102) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X hoặc T Thử với giấy quì tím Quì tím hóa xanh
Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) Có kết tủa Ag
Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) Không hiện tượng
Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2/NaOH Dung dịch xanh lam
T Tác dụng với Cu(OH)2/NaOH Có màu tím
Biết T là hợp chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Aniln, glucose, saccharose, Lys-Gly-Ala. B. Etylamin, glucose, saccharose, Lys-Val-Ala.
C. Etylamin, glucose, saccharose, Lys-Val. D. Etylamin, fructose, saccharose, Glu-Val-Ala.
(103) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được kết quả như bảng sau:
Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng
Dung dịch I2 X Có màu xanh đen
Cu(OH)2 Y Có màu tím
Dung dịch AgNO3/NH3 (t0) Z Có kết tủa Ag
Nước Brom T Có kết tủa trắng
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. tinh bột, lòng trắng trứng, glucose, anilin. B. tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucose.
C. tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucose. D. lòng trắng trứng, tinh bột, glucose, anilin.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 27 / 80
(104) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Nhiệt độ sôi (t0C) Thuốc thử Hiện tượng
X -6,3 Khí HCl Xuất hiện khói trắng
Y 32,0 Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag trắng sáng
Z 184,1 Dung dịch Br2 Kết tủa trắng
T 185,0 Quì tím ẩm Quì hóa xanh
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. metylamin, metyl fomat, anilin, benzylamin. B. metyl fomat, metylamin, anilin, benzylamin.
C. benzylamin, metyl fomat, anilin, metylamin. D. metylamin, metyl fomat, benzylamin, anilin.
(105) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Y Quì tím Quì hóa xanh
X, Z Dung dịch AgNO3/NH3 (t0) Tạo kết tủa trắng sáng
T Dung dịch Br2 Kết tủa trắng
Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. etyl fomat, lysin, glucose, phenol. B. etyl fomat, lysin, glucose, axit acrylic.
C. glucose, lysin, etyl fomat, anilin. D. lysin, etyl fomat, glucose, anilin.
(106) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
T Quì tím Quì hóa xanh
Y Dung dịch AgNO3/NH3 (t0) Tạo kết tủa trắng sáng
X, Y Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam
X, Y, Z, T Nước brom Kết tủa trắng
Các chất lần lượt là
A. saccharose, glucose, anilin, etylamin. B. saccharose, anilin, glucose, etylamin.
C. anilin, etylamin, saccharose, glucose. D. etylamin, glucose, saccharose, anilin.
(107) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Tác dụng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội.
Y Tạo dung dịch màu xanh lam
Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, vừa đủ). Thêm
Z Tạo kết tủa Ag trắng sáng
tiếp dung dịch AgNO3/NH3 (t0)
T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bộ, vinyl axetat.
D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 28 / 80


(107) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, Q thu được kết quả như bảng sau:
X Y Z T Q
Quì tím Không đổi màu Không đổi màu Không đổi màu Không đổi màu Không đổi màu
Dung dịch Không có Kết tủa bạc Không có Không có Kết tủa bạc
0
AgNO3/NH3 (t ) kết tủa trắng sáng kết tủa kết tủa trắng sáng
Cu(OH)2 Cu(OH)2 Dung dịch Dung dịch Cu(OH)2 Cu(OH)2
lắc nhẹ không tan xanh lam xanh lam không tan Không tan
Nước brom Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa Không có kết tủa Không có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T, Q lần lượt là
A. anilin, glucose, glixerol, anđehit fomic, metanol.
B. glixerol, glucose, etilen glicol, metanol, axetanđehit.
C. phenol, glucose, glixerol, etanol, anđehit fomic.
D. fructose, glucose, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
(108) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, Q thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch AgNO3/NH3 (t0) Kết tủa Ag trắng sáng
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch
Z Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam
T Nước Br2 Mất màu dung dịch Br2
Q Quì tím Quì hóa xanh
Các chất X, Y, Z, T, Q lần lượt là
A. etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etylamin.
B. metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucose, metylamin.
C. metanal, glucose, axit metanoic, fructose, metylamin.
D. metanol, metyl fomat, axit metanoic, metylamin, glucose.
(109) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu xanh lam
X Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng. Thêm tiếp
Tạo kết tủa Ag
dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng dư, để nguội.
Y Tạo dung dịch màu xanh lam
Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4
Z Thử với giấy quì tím Quì tím hóa xanh
T Tác dụng với nước Brom Xuất hiện kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. cellulose, vinyl axetat, natri axetat, glucose.
B. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol.
C. saccharose, etyl axetat, glyxin, anilin.
D. saccharose, triolein, lysin, anilin.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 29 / 80


(110) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Chất Trạng thái Tác dụng với nước Br2 Tiếp xúc với quì tím ẩm
X Rắn Không có hiện tượng Quì không đổi màu
Y Rắn Xuất hiện kết tủa Quì không đổi màu
Z Lỏng Xuất hiện kết tủa Quì không đổi màu
T Rắn Không có hiện tượng Quì hóa hồng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. saccharose, anilin, phenol, axit glutamic. B. axit glutamic, saccharose, anilin, phenol.
C. saccharose, phenol, anilin, axit glutamic. D. anilin, axit glutamic, phenol, saccharose.
(111) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Thuốc thử X T Z Y
Nước Br2 Kết tủa Nhạt màu Kết tủa (-) (+): phản ứng
dd AgNO3/NH3, to (-) Kết tủa (-) Kết tủa (-): không phản ứng
dd NaOH (-) (-) (+) (-)
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. glucose, anilin, phenol, fructose. B. anilin, fructose, phenol, glucose.
C. phenol, fructose, anilin, glucose. D. fructose, phenol, glucose, anilin.
(112) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
Đun nóng với dung dịch H2SO4 (loãng), để nguội.
X Tạo kết tủa Ag
Thêm tiếp dung dịch AgNO3, trong NH3, đun nóng
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để
Y, Z Tạo dung dịch màu xanh lam
nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ).
Z, T Tạo kết tủa Ag
Thêm tiếp dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. triolein, saccharose, glixeryl trifomat, etyl axetat. B. cellulose, triolein, etyl acrylat, etyl fomat.
C. saccharose, glixeryl trifomat, triolein, vinyl fomat. D. saccharose, triolein, glixeryl trifomat, vinyl axetat.
(113) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, P thu được kết quả như bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quì tím Hóa đỏ
Y Dung dịch iot Xuất hiện màu xanh tím
Z Cu(OH)2 ở điều kiện thường Xuất hiện phức xanh lam
T Cu(OH)2 ở điều kiện thường Xuất hiện phức màu tím
P Nước Br2 Xuất hiện kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là
A. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccharose, anilin.
B. axit glutamic, hồ tinh bột, glucose, glyxylglyxin, alanin.
C. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, saccharose, glyxylglyxylglyxin, anilin.
D. axit glutamic, hồ tinh bột, saccharose, glyxylglyxylglyxin, alanin

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 30 / 80


CÙNG NHAU TẬP ĐẾM
I. Các mệnh đề hữu cơ thực tiễn
Câu 0. Thực hiện thao tác “Đúng ghi Đ, Sai ghi S” với những mệnh đề sau:
1. Este – chất béo
(1) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chính) có chứa isoamyl axetat.
(2) Thủy tinh hữu cơ khi vỡ tạo ra các hạt tròn không có cạnh sắc.
(3) Phương pháp chiết hoặc chưng cất dùng để tách axit butyric và etyl axetat ra khỏi nhau.
(4) Trong chất béo, hàm lượng gốc axit béo no càng lớn, nhiệt độ nóng chảy của chất béo càng cao.
(5) Hàm lượng gốc dầu hướng dương (chứa 15% gốc axit béo no) khó nóng chảy hơn dầu cacao (chứa 75% gốc
axit béo no).
(6) Thêm dầu mỡ khi nấu cà chua để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong cà chua của cơ thể.
(7) Do hòa tan và vận chuyển được nhiều dưỡng chất, chất béo còn là chất hỗ trợ hấp thụ trong cơ thể.
(8) Do hòa tan được sơn nên este butyl axetat còn được dùng làm dung môi pha sơn.
(9) Etyl axetat được dùng để làm dung môi tách chiết các chất hữu cơ.
(10) Mỡ lợn, dầu dừa có thể làm nguyên liệu điều chế xà phòng.
(11) Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2, H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
(12) Chất béo lỏng được chuyển hóa thành chất béo rắn bằng phản ứng hidro hóa.
(13) Chất béo lỏng được chuyển hóa thành chất béo rắn để dễ vận chuyển.
(14) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành andehit gây độc cho cơ thể.
(15) Sau khi sử dụng để chiên, rán, dầu mỡ có thể được tái chế thành nhiên liệu.
(16) Dầu ăn và dầu nhờn bôi trơn đều có thành phần chính là chất béo.
(17) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiêu do nối đôi C=C của chất béo bị oxi hóa.
2. Cacbohidrat
(1). Khi nếm glucozơ thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.
(2). Người bị tiểu đường (hàm lượng glucozơ trong máu cao) không nên ăn nhiều tinh bột.
(3). Quá trình làm rượu vang từ nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
(4). Vị ngọt trong mật ong chỉ do đường fructozơ.
(5). Hàm lượng glucozơ trong mật ong khoảng 30%.
(6). Trong công nghiệp, sử dụng sản phẩm phản ứng thủy phân saccarozơ để tráng gương, ruột phích.
(7). Trong quá trình làm đường mía, SO2 được dùng để tẩy trắng dung dịch đường.
(8). Saccarozơ được dùng để pha chế thuốc trong công nghiệp dược phẩm.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 31 / 80


(9). Nước ép quả chuối chín có thể tham gia phản ứng tráng gương.
(10). Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(11). Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện xanh tím.
(12). Khi nấu cơm, hạt gạo nở ra do tinh bột ngâm nước và trương phồng lên.
(13). Quá trình quang hợp tạo ra tinh bột cho cây xanh.
(14) Trong thành phần hóa học của giấy viết có Xenlulozơ.
(15). Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ.
(16). Loại đường được truyền trực tiếp vào cơ thể dưới dạng dung dịch 5% là saccarozơ.
(17). Khi cơ thể suy nhược (đường trong máu giảm), có thể truyền dung dịch glucozơ 5%.
(18). Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào cốc dựng bông nõn thấy có màu xanh tím.
(19). Nước ép quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng gương.
3. Amin – aminoaxit – pepit – protein – polime:
(1). Dùng giấm ăn, chanh có thể xử lý mùi tanh trong cá (do amin gây ra).
(2). Sự hình thành đạu phụ từ sữa đậu là sự đông tụ protein.
(3). Thuốc là có chứa amin rất độc là nicotin.
(4). Có thể dùng dung dịch NaCl để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin.
(5). Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(6). “ Gạch cua” nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.
(7) Mì chính là muối mononatri của axit glutamic.
(8) Axit glutamic được dùng để làm thuốc bổ trợ thần kinh.
(9) Nilon-6, nilon-7 được sản xuất từ các nguyên liệu là các amino axit.
(10) Trứng muối (thường dùng làm bánh) là sản phẩm của quá trình đông tụ protein của trứng.
(11) Không nên giặt vải lụa tơ tằm bằng xà phòng (có tính kiềm).
(12) Khi đốt mẫu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt sợi tóc.
(13) Khi đốt mẩu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt vải cotton.
(14) Nhiệt độ là (ủi) vải lụa tơ tằm luôn thấp hơn vải làm từ tơ nitron.
(15) Tránh ngâm vải lụa tơ tằm, nilon trong nước nóng.
(16). Cao su Buna-S và Buna-N có một số tính chất đặc biệt hơn so với cao su Buna.
(17). Để phân biệt da thật và da giả (PVC) có thể đốt trên ngon lựa rồi ngửi mùi.
(18) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen rồi thủng.
(19) Khi rớt axit clohidric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ bị mùn dần rồi thủng.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 32 / 80
(20) Không nên sử dụng xà phòng ngâm, giặt các loại vải: polieste, nilon...
(21) Ống nhựa PVC có thể dùng làm vật cách điện và bảo về cáp điện dưới lòng đất.
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.
(c) Trong thành phân hóa học của giấy viết có Xenlulozơ.
(d) Dùng giấm ăn, chanh có thể khử mùi tanh trong cá (do amin gây ra).
(e) Trong phân tử Xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có 5 nhóm OH.
(g) Mì chính (bột ngọt) là muối natri của axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối natri stearat được dùng để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su Buna-S và Buna-N có một số tính chất đặc biệt hơn cao su Buna.
(e) Fructozơ còn được gọi là đường mật ong.
(g) Chất béo trong mỡ lợn đều là các chất béo không no.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 3. Cho các phát biểu sau
(a) Dầu chuối (chất tạo hương mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat
(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím
(c) Trong thành phần hóa học của giấy viết có Xenlulozơ
(d) Trong phân tử Xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có 5 nhóm – OH
(e) Mì chính (bột ngọt) là muối natri của axit axetic
(g) Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 kém bền với nhiệt và môi trường axit hơn tơ olon.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 33 / 80
(b) Chất béo bị ôi thiêu là do liên kết C=C bị oxi hóa thành các hợp chất khác.
(c) Trong công nghiệp, dùng saccarozơ để trực tiếp thực hiện phản ứng tráng gương.
(d) Muối đinatri glutamate được dùng làm mì chính.
(e) Đường được truyền trực tiếp vào cơ thể là glucozơ.
(g) Chất dẻo PVC được dùng làm vật liệu cách điện.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng.
(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(c) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan trong dung môi hơn cao su thiên nhiên.
(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(g) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do có hàm lượng amilopectin cao hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Để trái cây chín nhanh hơn, người ta thường xếp lẫn quả chín với quả xanh.
(b) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
(c) Ngày nay, nguyên liệu để sản xuất PVC là etilen.
(d) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng.
(e) Chất tráng lên chảo hoặc nồi để chống dính là teflon.
(g) Cao su thiên nhiên có độ bền và tính đàn hồi tốt hơn cao su lưu hóa.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.
(2) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
(3) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng.
(4) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng.
(5) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 34 / 80
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(1) Sử dụng xà phòng trong nước cứng để giặt đồ sẽ làm đồ nhanh mục.
(2) Nếu nhỏ dung dich I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(3) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(4) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiêp thực phẩm.
(5) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
(6) Glucozơ là sản phẩm trung gian trong sản xuất rượu từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng
(2) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng trắng bạc,
(3) Trong tơ tằm có các gốc a-amino axit.
(4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thông thường.
(5) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Dầu ăn và dầu nhờn bôi trơn đều có thành phần chính là chất béo.
(2) Khi đốt mẫu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt sợi tóc.
(3) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông thôn như rơm rạ.
(4) Tinh bột trong các loại ngũ có hàm lượng amilopectin nhiều hơn amilozơ
(5) Amilozơ có phân tử khối nhỏ hơn amilopectin
(6) Tơ nitron được sử dụng để bện thành sợi “len” đan áo rét.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(1) Sau khi sử dụng để chiên, rán thì dầu mỡ có thể được tái chế thành nhiên liệu.
(2) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt quả chuối canh thì xuất hiện màu xanh tím
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 35 / 80
(3) “Gạch cua” nổi lên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.
(4) Tinh bột được tạo ra từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp
(5) Chất béo được dùng làm thức ăn cho người, sản xuất xà phòng
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(1) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành andehit gây độc cho cơ thể.
(2) Vị ngọt trong mật ong chủ yếu là do đường saccarozơ gây ra.
(3) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl
(4) Tinh bột và Xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(5) Nước ép quả chuối chín có thể tham gia phản ứng tráng gương.
(6) Hiện tượng sữa đậu kết tủa (làm đậu phụ) khi thêm nước chua là sự đông tụ protein
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 13. Cho các phát biểu sau
(1) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isosamyl axetat.
(2) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.
(3) Trong thành phần hóa học của giấy viết có Xenlulozơ.
(4) Dùng giấm ăn, chanh có thể xử lý mùi tanh của cá (do amin gây ra).
(5) Trong phân tử Xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có 5 nhóm -OH.
(6) Mì chính (bột ngọt) là muối natri của axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông
(2) Loại đường được truyền thực tiếp vào cơ thể dưới dạng dung dịch 5% là saccarozơ.
(3) Thuốc lá có chứa amin rất độc là nicotin
(4) Có thể sử dụng nhiệt để hàn, uốn ống nhựa PVC.
(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein có thể tham gia phản ứng cộng H2
(6) Cao su buna có độ bền và tính đàn hồi tốt hơn cao su thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 36 / 80
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(b) Rửa ống nghiệm có dính anilin, tráng bằng dung dịch HCl.
(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(d) Glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit.
(g) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(e) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
II. Các mệnh đề hữu cơ liên quan đến tính chất hóa học và tính chất vật lý
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, saccarozơ là nguyên liệu để tráng ruột phích.
(b) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm tơ bán tổng hợp.
(c) Dầu mỡ sau khi rắn, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Săm, lốp xe làm bằng cao su nhanh bị nhỏng khi ngâm trong xăng hoặc dầu.
(e) Dùng dung dịch HCl để rửa sạch anilin trong ống nghiệm.
(g) Dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(b) Rửa ống nghiệm có dính anilin, tráng bằng dung dịch HCl.
(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(d) Glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit.
(g) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(e) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, saccarozơ là nguyên liệu để tráng ruột phích.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 37 / 80
(b) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm tơ bán tổng hợp.
(c) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Săm, lốp xe làm bằng cao su nhanh bị hỏng khi ngâm trong xăng hoặc dầu.
(e) Dùng dung dịch HCl để rửa sạch anilin dính trong ống nghiệm.
(g) Dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể rửa ống nghiệm có dính anilin bằng dung dịch NaOH.
(b) Dung dịch valin làm quì tím chuyển màu xanh.
(c) H2NCH2COONH3CH3 là este của glyxin.
(d) Alanin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
(e) Dung dịch protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu vàng.
(g) Ở nhiệt độ thường, anilin là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, stearin là chất rắn, triolein là chất lỏng.
(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.
(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(d) Tinh bột và Xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(e) Có tối đa 6 tripeptit tạo ra từ hỗn hợp hai amino axit glyxin và alanin.
(g) Alanin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(b) Rửa ống nghiệm có dình anilin, tráng bằng dung dịch HCl.
(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly–Ala–Glu có 4 nguyên tử oxi.
(d) Glucozơ và fructozơ đều thuộc monosaccarit.
(e) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 38 / 80
(g) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
(2) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(3) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(4) Glucozơ thuộc loại monosaccarit, tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(5) Các chất có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m đều thuộc loại cacbohydrat
(6) Các loại tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng thì quần áo nhanh mục.
(b) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
(c) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(d) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(e) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ.
(g) Cao su buna có độ bền và tính đàn hồi tốt hơn cao su lưu hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(b) Có thể sử dụng dung dịch HCl để rửa các ống nghiệm sau khi thí nghiệm với anilin.
(c) Có thể sử dụng vôi, xà phòng để xử lí các vết cắn bởi ong hoặc kiến.
(d) Etanol là tác nhân phá hủy gan ở cơ thể người nghiện rượu.
(e) Phân tử Glu-Ala-Val có bốn nguyên tử oxi.
(f) Hồ tinh bột có phản ứng với dung dịch iot tạo phức màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm sau:
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 39 / 80
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch chứa axit glutamic.
(b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm chứa metyl acrylat, lắc đều.
(e) Cho metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(g) Cao su lưu hóa có độ bền và tính đàn hồi tốt hơn cả cao su thiên nhiên và cao su buna.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật có thể sử dụng để điều chế xà phòng.
(b) Đường mía có phản ứng tráng bạc.
(c) Tơ tằm, tơ nilon kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Đốt cháy hoàn toàn cao su lưu hóa thu được CO2, SO2 và H2O.
(e) Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(f) Xenlulozơ trinitrat là một chất dễ cháy và nổ mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Cao su lưu hóa có độ đàn hồi tốt hơn cao su tự nhiên.
(b) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.
(c) Ở điều kiện thường, triolein tồn tại ở dạng lỏng.
(d) Các monome tham gia phản ứng trùng hợp đều chứa liên kết π trong phân tử.
(e) Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 28. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn Xenlulozơ hay tinh bột đều thu được glucozơ.
(b) Các amino axit đều tác dụng với bazơ mạnh và axit mạnh.
(c) Tơ poliamit kém bền trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
(d) Các chất dẻo đều có thành phần chính là các polime tổng hợp từ phản ứng trùng hợp.
(e) Nước đường mía có phản ứng tráng bạc.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 40 / 80
(f) Thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit, thu được các amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, phenylamoni clorua là chất rắn và tan tốt trong nước.
(b) Hiđro hóa các chất béo lỏng (xúc tác Ni, đun nóng), thu được các chất béo rắn.
(c) Dung dịch các amin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.
(d) Trong phản ứng lưu hóa cao su, các nguyên tử lưu huỳnh phá vỡ các liên kết C=C.
(e) Vinyl axetat và metyl acrylat là đồng phân cấu tạo của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 30. Cho các phát biểu sau
(a) Dầu chuối (chất tạo hương mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat
(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím
(c) Trong thành phần hóa học của giấy viết có Xenlulozơ
(d) Trong phân tử Xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có 5 nhóm – OH
(e) Mì chính (bột ngọt) là muối natri của axit axetic
(g) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ thu được sorbitol.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu hướng dương (chứa 15% gốc axit béo no) khó nóng chảy hơn dầu cacao (chứa 75% gốc axit béo no).
(b) Người bị tiểu đường có hàm lượng glucozơ trong máu cao không nên ăn nhiều tinh bột.
(c) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được sử dụng tráng gương, ruột phích.
(d) Thủy phân tristearin trong môi trường kiềm, thu được etylenglycol.
(e) Không nên giặt vải lụa tơ tằm bằng xà phòng có tính kiềm.
(f) Có thể dùng dung dịch NaCl để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 32. Cho các phát biểu sau
(1) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành andehit gây độc cho cơ thể
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 41 / 80
(2) Vị ngọt trong mật ong chủ yếu là do đường saccarozơ gây ra
(3) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl
(4) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau
(5) Nước ép quả chuối chín có thể tham gia phản ứng tráng gương
(6) Hiện tượng sữa đậu kết tủa (làm đậu phụ) khi thêm nước chua là sự đông tụ
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 kém bền với nhiệt và môi trường axit hơn tơ olon.
(b) Chất béo bị ôi thiêu là do liên kết C=C bị oxi hóa thành các hợp chất khác.
(c) Trong công nghiệp, dùng saccarozơ để trực tiếp thực hiện phản ứng tráng gương.
(d) Muối đinatri glutamate được dùng làm mì chính.
(e) Đường được truyền trực tiếp vào cơ thể là glucozơ.
(g) Chất dẻo PVC được dùng làm vật liệu cách điện.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(a) Do hòa tan và vận chuyển được nhiều dưỡng chất, chất béo còn là chất hỗ trợ hấp thụ trong cơ thể.
(b) Etyl axetat được dùng để làm dung môi tách chiết các chất hữu cơ.
(c) Khi nếm glucozơ thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào cốc đựng bông nõn thấy có màu xanh tím.
(e) “Gạch cua” nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.
(g) Khi đốt mẫu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt sợi tóc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 35. Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dứa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng;
(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc;
(c) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm;
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên;
(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 42 / 80
(g) Khi nấu cơm, hạt gạo nở ra do tinh bột ngậm nước và phồng lên.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào Xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím.
(d) Một số este hoà tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.
(e) Vải làm từ nilon–6 sẽ nhanh hỏng khi ngâm lâu trong nước xà phòng có tính kiềm.
(g) Cao su thiên nhiên còn được gọi là cao su isopren.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 37. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong có chứa glucozơ và fructozơ.
(b) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(c) Dầu dừa có thành phần chính là chất béo.
(d) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kỹ thuật tráng gương.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể phân biệt ancol etylic và anilin bằng dung dịch NaOH.
(b) Trùng hợp ancol vinylic ta thu được poli (vinyl ancol).
(c) Glucozơ, fructozơ, sorbitol đều tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô nhiều hơn trong gạo.
(e) Các mono natri, kali của axit glutamic được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất mì chính.
(g) Saccarozơ không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở mọi điều kiện.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 43 / 80


BÀI TẬP CẤP ĐỘ 2 – 3 – 3+ (AMIN – AMINOAXIT)
Dạng 1: Đốt cháy amin
Câu 01: Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được N2, 1,827 gam H2O và 6,38 gam CO2. Công thức đơn
giản của nicotine là
A. C6H15N B. C7H9N C. C5H7N D. C5H9N
Câu 02: Trước đây, Melamin (X) là một chất có trong sữa bột gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em. Đốt cháy
hoàn toàn 18,9 gam X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ba(OH)2 dư, sau pư
thấy khối lượng bình (1) tăng 8,1 gam, bình (2) thu được 88,65 gam kết tủa và còn 10,08 lít khí (đktc) N2 thoát
ra. Biết Melamine có cấu tạo gồm 1 vòng và 3 liên kết π, CTPT của Melamin là?
A. CH2N2 B. C4H8N8 C. C3H6N6 D. C3H6O12N6
Câu 03: Hỗn hợp X gồm một amin no mạch hở đơn chức Y và một amin no mạch hở hai chức Z (có cùng số
nguyên tử cacbon, số mol của Y nhiều hơn số mol của Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra 9,24 gam CO2.
Trung hòa m gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,20M. Giá trị m là
A. 5,78. B. 5,42. C. 4,58. D. 4,92.
Câu 04: Hỗn hợp E chứa 2 amin X, Y và hidrocacbon Z (đều mạch hở, X và Y đều no và có số C liên tiếp). Đốt
cháy hoàn toàn 13,22 gam E sau đó dẫn sản phẩm thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 78 gam kết tủa
và 2,016 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu hiđro hóa hoàn toàn lượng E trên (Ni,t0) rồi dẫn hỗn hợp thu được qua bình
chứa dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí A, dung dịch chứa 11,99 gam muối. Đem đốt
lượng A trên thu được 0,6 mol CO2. Phần trăm số mol của Y (MX < MY) là
A. 40% B. 24% C. 32% D. 60%
Câu 05: Đốt cháy 0,12 mol hỗn hợp T chỉ chứa các chất mạch hở gồm amin no, đơn chức và hiđrocacbon X thì
thu được 0,224 lít khí N2 (đktc), H2O và 7,04 gam CO2. % về khối lượng của amin trong T có giá trị gần nhất
với
A. 20%. B. 32%. C. 38%. D. 42%.
Câu 06: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí
cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ
ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3. B. CH3-CH2-NH-CH3. C. CH3-CH2-CH2-NH2. D. CH2=CH-CH2-NH2.
Câu 07: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở X bằng lượng khí O2 vừa đủ thu được 1,8 mol hỗn
hợp khí và hơi Y. Mặt khác, lấy 10,3 gam X đốt cháy rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2
0,6M thấy có m gam kết tủa trắng. Biết số nguyên tử C và N trong X hơn kém nhau 1 nguyên tử. Giá trị của m là
A. 12 B. 13 C. 20 D. Đáp án khác
Câu 08: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml
hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung
dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử
của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C3H8. B. C3H6 và C4H8 C. CH4 và C2H6 D. C2H4 và C3H6

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 44 / 80


Dạng 2: Phản ứng của amino axit với dung dịch axit hay bazơ
Câu 09: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit oxalic và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 80% về khối
lượng. Cho 2m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 4,0% và KOH 5,6% thu được
11,2 gam muối. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 12,8. C. 3,2. D. 5,6.
Câu 10: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y
tác dụng hoàn toàn với HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 33,250 B. 53,775 C. 55,6 D. 61,0
Câu 11: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch X có chứa
21,51 gam chất tan. Cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 0,25M và HCl 1M, sau phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 33,85 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 16,17 B. 13,23 C. 14,70 D. 11,76
Câu 12: E là đieste của axit glutamic với hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp. Trong E, cacbon chiếm 55,3%
về khối lượng. Cho 54,25 gam E phản ứng hoàn toàn với 800ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X, cô
cạn X thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z. Khối lượng muối có
trong dung dịch Z là
A. 124,475 gam. B. 105,225 gam. C. 103,675 gam. D. 105,475 gam
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125)
gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 26,40. B. 39,60. C. 32,25. D. 33,75.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng NH2-CnH2n-COOH) và 0,02 mol axit glutamic. Cho X vào dung
dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH
và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,21 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 117 B. 75 C. 89 D. 103
Câu 15: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác
dụng vừa đủ với chất tan trong dung dịch X cần dùng 200ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được
dung dịch chứa 38,4 g hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 14,70. B. 20,58. C. 17,64. D. 22,05.
Câu 16: Đipeptit X và tripeptit Y đều được tạo thành từ một amino axit no (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH2
và 1 nhóm -COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Mặt khác
cho 28,35 gam Y tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam chất
rắn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52 B. 50 C. 49 D. 54
Câu 18: Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm Glyxin và Lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu
cho 26,64 gam X tác dụng với 300ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn
khan. Giá trị của m là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 45 / 80


A. 36,9 B. 32,58 C. 38,04 D. 38,58
Câu 19: Dung dịch X chứa glyxin và axit glutamic có cùng nồng độ mol/l. Cho V1 ml dung dịch X tác dụng vừa
đủ với V2 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 400ml dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 34,56 gam muối khan.
Nồng độ mol/l của axit glutamic trong V1 ml dung dịch X là
A. 0,75 B. 0,6 C. 0,8 D. 0,5
Câu 20: Cho 0,3 mol amino axit no mạch hở X (chỉ chứa nhóm -COOH và -NH2) tác dụng vừa đủ với 300mldung
dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 85,95 gam rắn. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2 B. (H2N)2C2H3COOH C. H2NC2H3(COOH)2 D. (H2N)2C3H5COOH
Câu 21: Cho m gam Lysin vào dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,15 M thì thu được dung dịch X chứa 15,16
gam chất tan. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng dung dịch HCl 0,1 M và H2SO4 0,2M, sau
khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 26,785 gam muối khan. Khối lượng Lysin đã dùng ban đầu là
A. 11,68 hoặc 13,14. B. 10,59 hoặc 16,06. C. 10,59 hoặc 13,14. D. 15,33 hoặc 16,06.
Câu 22: Cho 0,1 mol peptit X Ala-Gly-Ala-Gly-Lys tác dụng vừa đủ với dung dịch H3PO4, sau khi phản ứng
hoàn toàn thu được m gam muối. Coi axit photphoric phân li hoàn toàn, giá trị của m là
A. 62,80 B. 63,83 C. 67,00 D. 89,60
Câu 23: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch X chứa
14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,6M và HCl 0,8M, thu được
dung dịch Z chứa 23,23 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,35 B. 8,82 C. 10,29 D. 11,76
Câu 24: Cho 43,4 gam peptit X (Ala-Gly-Ala) tác dụng với 400mldung dịch gồm KHSO4 1M và HCl 0,5M, sau
phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 113,2 B. 121,3 C. 132,1 D. 112,3
Câu 25: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu
được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu
được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là
A. 56,1. B. 61,9. C. 33,65. D. 54,36.
Câu 26: Cho 28,38 gam hỗn hợp 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào
dung dịch chứa 0,1 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300mldung dịch NaOH 2M vào X, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 52,38 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch
HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 39,33 B. 70,78 C. 74,43 D. 78,08
Câu 27: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250ml dung
dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là
A. 29,25 gam B. 18,6 gam C. 37,9 gam D. 12,4 gam

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 46 / 80


Câu 28: Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val và Glu. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X cần 500 ml dung
dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 1,8 mol O2, thu được H2O, m gam CO2
và 4,48 lít N2. Giá trị của m là
A. 64. B. 65. C. 66. D. 67.
Câu 29: Hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol M thu được 26,88 lít
CO2 (đktc) và 24,3 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị
của a là
A. 0,06 mol. B. 0,08 mol. C. 0,07 mol. D. 0,05 mol.
Dạng 3: Phản ứng cháy của amino axit
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 amino axit no, mạch hở đều chưa 1 nhóm –NH2 bằng lượng
O2 vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thì khối lượng bình tăng 1,26 gam
và có 2,24 lít hỗn hợp khí Y thoát ra. Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể, m gam X có thể phản ứng
với tối đa 0,05 mol NaOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 3,0 B. 3,5 C. 4,0 D. 4,5
Câu 31: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức -COOH và NH2, không có nhóm chức khác).
Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192 : 77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn
hợp X cần 220 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt chày hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) thu
được 27,28 gam CO2, hơi nước và N2). Giá trị của V là
A. 17,472 B. 16,464 C. 16,576 D. 16,686
Câu 32: Cho 0,1 mol hỗn hợp A gồm hai amino axit X, Y đều no, mạch hở và không có quá 5 nguyên tử oxi
trong phân tử. Cho A tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,5M. Mặt khác, cho A tác dụng vừa đủ với
200mldung dịch Ba(OH)2 0,3M, cô cạn thu được a gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, cho sản
phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 17,04. B. 18,12. C. 19,20. D. 17,16.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN
= 64 : 35. Để tác dụng vừa đủ với 4,39 gam hỗn hợp X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn 4,39 gam hỗn hợp X cần dùng 4,984 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước
vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được:
A. 17 gam B. 20 gam C. 13 gam D. 15 gam
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và lysin (trong đó mO : mN = 16 : 9) tác dụng
với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng muối
thu được 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ khí CO2 và hơi nước sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu
được 49 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 31,64 gam so với ban đầu. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị m gần nhất với
A. 14. B. 15. C. 16. D. 17.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 47 / 80


Dạng 4: Bài toán: ĐỘ BẤT BÃO HÒA
Từ phản ứng đốt cháy hợp chất X (CxHyOzNt) và liên hệ với công thức “phá pi” với hợp chất chứa C, H, O.

Ta có nhận xét với hợp chất hữu cơ có chứa nitơ bất kì thì khi đốt cháy: nCO2 – nH2O + nN2 = (k – 1)nX
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và hai hiđrocacbon mạch hở
cần vừa đủ 1,27 mol O2 tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản
ứng là
A. 0,26 B. 0,30 C. 0,33 D. 0,40
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm metyl fomat, metyl axetat và trimetylamin bằng lượng oxi
vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 17,1 gam.
Khí đi ra khỏi bình có thể tích 19,04 lít (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của trimetylamin trong X là
A. 30,57 B. 69,43 C. 38,95 D. 61,05.
Câu 37: Đốt cháy 3,4 mol hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và hai hiđrocacbon mạch hở, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ 92,96 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 81 gam nước. Nếu cho 3,4 mol X
tác đụng vừa đủ với dung dịch Brom trong CCl4 thì có x mol Brom phản ứng. Giá trị của x là
A. 0,70 B. 0,65 C. 0,75 D. 0,80
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở và 1 mol tripeptit mạch hở (các aminoaxit tạo peptit đều no,
mạch hở). X có khả năng phản ứng tối đa với 4 mol HCl và 4 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 10 mol
CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 10 và 2,0 B. 9 và 2,0 C. 9,5 và 2,5 D. 11 và 2,0.
Câu 39: Một hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, đa chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn
toàn m gam hỗn hợp X thu được CO2; 9,5 mol H2O và N2. Mặt khác m gam X có khả năng phản ứng tối đa với 3
mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Giá trị của m là
A. 221 B. 207 C. 263 D. 193
Câu 40: Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, hở) và peptit Z (mạch hở, tạo ra từ các mắt xích
no, hở). Cho 2,0 mol hỗn hợp M tác đụng vừa đủ với 5,0 mol HCl hoặc 4,5 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn
2,0 mol hỗn hợp M thì sau phản ứng thu được 13,5 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x và y lần lượt

A. 10,75 và 1,25 B. 13,5 và 2,5 C. 10,75 và 2,50 D. 11 và 2,0.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 3 aminoaxit mạch hở (chỉ chứa nhóm chức cacboxyl và amino). Cho m gam X tác dụng
vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 370 ml dung
dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy m gam X thu được 11,872 lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 7,2 B. 18 C. 14,4 D. 9
Câu 42: Hỗn hợp M gồm amin X, aminoaxit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở, tạo ra từ các a-
aminoaxit no hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl và 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn
2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 14,5 và 9 B. 13,5 và 2,5 C. 10,75 và 2,5 D. 13,5 và 1,25

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 48 / 80


Câu 43: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no mạc hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol
HCl hoặc 4 mol NaOH, nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần dùng vừa đủ 38,976 lít khí O2 (đktc)
thu được 5,376 lít khí N2 (đktc) Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 60 B. 50 C. 40 D. 70
Câu 44: Hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin và axit glutamic. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung
dịch NaOH 1M và KOH 1,4M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sau đó cho
sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH đặc, dư thì khối lượng dung dịch tăng thêm 56,88 gam. Giá trị của V là
A. 31,808 B. 27,776 C. 25,536 D. 25,760.
Câu 45: Hỗn hợp E gồm amin X, aminoaxit Y và peptit Z mạch hở tạo từ Y; trong đó X và Y đều là các hợp chất
no, mạch hở. Lấy 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl hoặc dung dịch chứa 0,26 mol
NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được a mol Z gồm CO2, H2O và N2. Dẫn a mol Z qua nước vôi
trong lấy dư thì thu được 96 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 2,06 B. 2,16 C. 2,36 D. 2,26
Câu 46: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn
toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch
H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Mặt khác, nếu cho 29,47 gam tác dụng với dung dịch HCl
dư thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với
A. 46 B. 48 C. 42 D. 40
Câu 47: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và hai amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho sản phẩm
cháy qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 5,376 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 (đktc). Mặt khác, cho 0,1 mol
X tác dụng với HCl dư thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 10,82 B. 9,75 C. 9,21 D. 9,58.
Câu 48: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và alanin. Trộn
x mol X và y mol Y thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,8025 mol O2, sản phẩm cháy gồm
CO2 và H2O, N2 dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 14,13 gam; đồng thời 14,224 lít hỗn
hợp khí (đktc). Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 1 B. 4 : 1 C. 2 : 3 D. 3 : 2
Câu 49: Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai aminoaxit thuộc
dãy đồng đẳng của glyxin. Trộn x mol X với y mol Y thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 0,81 mol
O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 13,32
gam; đồng thời thu được 14,336 lít khí (đktc). Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 1 B. 4 : 1 C. 3 : 1 D. 2 : 3.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và glyxin. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và Y cần dùng vừa đủ 0,285 mol O2 thu được 0,52 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O
và N2. Mặt khác cho 0,1 mol E tác dụng với dung dịch HCl và đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 9,0 B. 8,5 C. 3 : 1 D. 2 : 3
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 49 / 80
Câu 51: Hỗn hợp X gồm các axit cacboxylic và các este đều mạch hở (số nhóm chức este tối đa là 2). X không
có phản ứng tráng bạc. Chia X thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có a mol.
Phần 1: Cho tác dung với dung dịch NaOH dư thì có b mol NaOH phản ứng.
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được c mol CO2 và d mol H2O.
Phần 3: Tác dụng tối đa với x mol Br2 trong CCl4.
Mối quan hệ giữa x, a, b, c và d là
A. x = a + c – b + d. B. x = a – c – b + d. C. x = a + b – c – d. D. x = a + c – b – d.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần
dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng
X trên vào dung dịch KOH dư thì thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,09 C. 0,07 D. 0,06.
Câu 53: Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở; hỗn hợp Y gồm hai este tạo từ glyxin và hai ancol no,
đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y bằng lượng oxi vừa đủ sau đó cho sản phẩm
cháy qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy khối lượng bình tăng 16,2 gam và thu được 17,92 lít hỗn
hợp khí ở đktc. Mặt khác, cho 32,4 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 17,46 B. 19,40 C. 24,25 D. 14,55
Câu 54: Hỗn hợp X gồm lysin, axit glutamic và hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metyl amin (trong
đó oxi chiếm 27,526% khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,485 mol O2 (đktc) rồi dẫn toàn bộ
sản phẩm cháy qua dung dich H2SO4 đực, dư thì thấy khối lượng bình tăng 7,74 gam. Mặt khác, m gam X tác
dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn
trong X là
A. 10,00 B. 9,68 C. 6,67 D. 14,52
Câu 55: Hỗn hợp X gồm valin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp E gồm x mol X và y mol Y cần dùng 1,17 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua bình đựng
nước vôi trong lấy dư, thấy khối lượng bình tăng 52,88 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,36 lít (đktc).
Nếu cho x mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH đã phản ứng là m gam. Giá trị của m là
A. 7,28 B. 8,40 C. 5,04 D. 6,16.
Câu 56: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic (tỉ lệ mol 3 : 2) và hai amin no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng. Cho a gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được (a + 5,475) gam dung dịch Y. Cho Y tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH vừa đủ (đun nóng) thu được dung dịch chứa b gam muối. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn a gam X cần dùng vừa đủ 10,584 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4
đặc thì thoát ra 8,624 lít khí (đktc). Giá trị của b gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 15,0 B. 6,7 C. 5,5 D. 6,3
Câu 57: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm X và Y cần dùng 1,035 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2
được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 16,38 gam; khí thoát ra khỏi bình có
thể tích là 18,144 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 50 / 80
A. 21,05 B. 16,05 C. 14,03 D. 10,70
Câu 58: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được (m + 12,1) gam dung dịch Y. Để
tác dụng tối đa với chất tan trong Y cần dùng 800 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa 67,25 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng oxi
vừa đủ thu được CO2, N2 và 21,15 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của axit cacboxylic nhỏ hơn
trong X là
A. 9,2 B. 14,2 C. 11,8 D. 7,4
Câu 59: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 41,05 gam hỗn hợp
muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít Oxi (vừa đủ). Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn
qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thì thấy có 20,72 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm về khối
lượng của axit cacboxylic nhỏ hơn trong X là
A. 28,64 B. 19,63 C. 30,62 D. 14,02
Câu 60: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy
hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O; 0,1 mol N2 và
0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 16,8 B. 14,0 C. 11,2 D. 10,0
Câu 61: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit metacrylic. Hỗn hợp Y gồm etilen và đimetylamin. Đốt
cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 2,625 mol, thu được H2O; 0,2 mol N2
và 2,05 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH phản ứng là m
gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12 B. 20 C. 16 D. 24
Câu 62: Hỗn hợp X dạng khí và hơi gồm metylamin, glyxin, axit axetic, lysin và axit glutamic (trong đó axit
axetic và lysin có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,84 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2,
H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 14,4 gam; đồng thời thoát
ra 17,024 lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị của m là
A. 19,04 B. 20,08 C. 18,84 D. 19,42
Câu 63: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn
toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch
H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch
HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là
A. 40 B. 48 C. 42 D. 46
Câu 64: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và Lysin.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Z gồm X, Y cần 1,035 mol O2, sản phẩm thu được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc thì
khối lượng bình tăng 16,38 gam và khí thoát ra khỏi bình có thể tích 18,144 lít. Phần trăm khối lượng của amin
có khối lượng phân tử nhỏ là?
A. 21,05 B. 16,05 C. 14,03 D. 10,70
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 51 / 80
Câu 65: Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm haxemetylenđiamin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O
và N2; trong đó số mol của CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư),
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí
N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 32,88 gam B. 31,36 gam C. 33,64 gam D. 32,12 gam
Câu 66: Hỗn hợp X chứa một ancol no đơn chức, một anken và một amin no đơn chức (đều mạch hở). Tỷ khối
hơi của X so với H2 là 27,3. Đốt cháy hoàn toàn 8,19 gam hỗn hợp khí X cần 0,7875 mol khí O2 thu được 22,44
gam khí CO2. Phần trăm số mol của amin trong X là?
A. 18% B. 28% C. 25% D. 20%
Câu 67: Hỗn hợp X chứa một amino no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit no, mạch hở có một nhóm NH2
và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ a lít O2 thu được 26,88 lít CO2 và 1,85 mol
hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là
A. 42,000. B. 44,464. C. 43,680. D. 36,960.
Câu 68: Hỗn hợp E gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 9
gam E bằng lượng không khí vừa đủ trong bình kín, thu được CO2, H2O và 3,1 mol N2. Biết trong không khí, N2
và O2 lần lượt chiếm 80% và 20% thể tích. Công thức phân tử của Y là
A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N
Câu 69: Biết X là axit cacboxylic no đơn chức, Y là amino axit no (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1
nhóm COOH), Z là ancol no hai chức, T là este tạo bởi X và Y với Z. Cho 24,35 gam M gồm X, Y, T tác dụng
vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối G và 0,05 mol ancol. Nếu đốt cháy hoàn toàn 24,35 gam M
thu được 20,16 lít khí CO2 và 16,65 gam H2O. Nếu đốt cháy G thì thu được 13,44 lít khí CO2. Phần trăm khối
lượng của nguyên tử cacbon trong T là
A. 50,8 B. 48,0 C. 41,62 D. 46,21.
Câu 70. Cho m gam hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val, Lys, Glu tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol HCl
hoặc 0,25 mol NaOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên trong O2 thu được hỗn hợp sản phẩm,
cho sản phẩm cháy hấp thụ hết trong dung dịch Ca(OH)2 thu được 45,92 gam kết tủa và dung dịch Y có khối
lượng bằng khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Đun nóng dung dịch Y thì lại thu được tối đa 12,04 gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 27,88. B. 22,98. C. 18,98. D. 22,14.
Câu 71. Một hỗn hợp X gồm Gly, Lys, Glu, axit axetic và etylamin. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 0,3 mol HCl hoặc 0,35 mol NaOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trên trong O2 dư thu
được hỗn hợp sản phẩm, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 40
gam kết tủa và dung dịch Y có khối lượng bằng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Đun nóng dung dịch Y lại thu được
tối đa 10 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. B. C. D.
Câu 72. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm Gly, Glu và b mol hỗn hợp Y gồm CH4N, C3H9N cần dùng
0,8625 mol O2, thu được 0,125 mol N2 và tổng khối lượng của CO2 và H2O là 41,45 gam. Nếu cho 4 mol X tác
dụng với KOH dư thì thấy khối lượng KOH phản ứng là
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 52 / 80
A. B. C. D.
Câu 73. Cho 47,6 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và etylamin tác dụng với dung dịch NaOH
dư thì thấy có 0,5 mol NaOH tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 47,6 gam X, thu được CO2, N2 và 36 gam
H2O. Cho 0,6 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60. B. 65. C. 70. D. 75.
Câu 74. Cho 47,6 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và etylamin tác dụng với dung dịch NaOH
dư thì thấy có 0,5 mol NaOH tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 47,6 gam X, thu được CO2, N2 và 36 gam
H2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn 35,7 gam X thu được V lít khí N2 (điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là
A. B. C. D.
Câu 75. Hỗn hợp X gồm lysin và hai amin no, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng. Cho 39,20
gam X tác dụng với một lượng vừa đủ HCl loãng thu được 72,05 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn lượng X trên với oxi dư, rồi dẫn toàn bộ hỗn hợp sản phẩm gồm khí và hơi lội từ từ qua bình đựng
dung dịch nước vôi trong thì thu được dung dịch Y và 100,00 gam kết tủa. Đun nóng nhẹ dung dịch Y một lần
nữa thì lại thấy có 22,50 gam kết tủa xuất hiện. Biết khối lượng của dung dịch Y tăng 3,40 gam so với dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của amin có phân tử khối lớn hơn
trong X là
A. 5,87%. B. 38,26%. C. 55,86%. D. 55,55%.
Câu 76: Hỗn hợp E (chứa các chất lỏng ở nhiệt độ thường) gồm amin X (no, hai chức, mạch hở) và hai ankin Y
và Z (có số mol bằng nhau, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, số nguyên tử C nhỏ hơn 8). Đốt cháy hoàn toàn
E, thu được 0,235 mol H2O; 0,02 mol N2 và 0,225 mol CO2. Số nguyên tử C trong X là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 77: Hỗn hợp E gồm amin X (no, hai chức, mạch hở) và amin Y (no, đơn chức, mạch hở, MX > MY > 45).
Đốt cháy hoàn toàn m gam E rồi cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch nước vôi trong, thấy thoát ra 0,05 mol khí
N2, thu được 18 gam kết tủa và phần nước lọc Z có khối lượng tăng thêm 1,7 gam so với dung dịch ban đầu. Để
thu được lượng kết tủa lớn nhất, cần tối thiểu 50 ml dung dịch KOH 1M để tác dụng với Z. Tổng số nguyên tử
cacbon trong X và Y là
A. 9. B. 8. C. 10. D. 7.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm hai amin X, Y đều no hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY
và nX = nY) và ankan Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam E rồi cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch nước vôi trong dư,
thoát ra 0,06 mol N2, thu được 47 gam kết tủa và phần nước lọc T (có khối lượng giảm 14,98 gam so với dung
dịch ban đầu). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 81,74%. B. 40,33%. C. 30,25%. D. 35,97%.
Câu 79: Hỗn hợp E chứa các chất khí ở điều kiện thường gồm amin no, đơn chức,mạch hở X, Y (MX < MY) và
hai ankan (có mạch không phân nhánh). Đốt cháy hoàn toàn E thu được sản phẩm gồm N2, CO2 và hơi nước. Cho
toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thoát ra 0,04 mol N2 và 26 gam kết tủa, phần nước lọc có khối
lượng giảm 7,54 gam so với ban đầu. Số mol của E và số nguyên tử cacbon trong Y là
A. 0,09 và 3. B. 0,13 và 2. C. 0,13 và 3. D. 0,09 và 2.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 53 / 80


Câu 80: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn
toàn 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol
E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong 0,26
mol E là
A. 10,32 gam. B. 10,00 gam. C. 12,00 gam. D. 10,55 gam.
Câu 81: Hỗn hợp E gồm amin X (no, hai chức, mạch hở) và ancol Y(CxHyO). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E cần
vừa đủ 26,88 lít khí O2, thu được N2, H2O và 13,44 lít CO2. Biết nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X trong bình kín
chứa 22,4 lít khí O2 (dư, sau phản ứng trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Phần trăm về khối lượng của X
trong E là
A. 69,7%. B. 53,5%. C. 60,5%. D. 65,3%.
Câu 82: Hỗn hợp X chứa đimetylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon mạch hở có số liên kết
pi nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol 1 : 7 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,68 gam Z cần dùng vừa
đủ 8,736 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH đặc,
dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng 15,88 gam. Phần trăm thể tích của hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn
trong Z là
A. 70%. B. 30%. C. 75%. D. 25%.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 54 / 80


LÍ THUYẾT: BIỆN LUẬN MUỐI AMONI
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT, PHÂN DẠNG:
1. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+1O2N
- Aminoaxit dạng: H2N-R-COOH.
- Este của aminoaxit H2N-R-COOR’.
- Muối amoni của axit cacboxylic không no, phân tử có một nối đôi C=C với amin no, đơn chức, mạch hở.
2. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+3O2N
- Muối amoni của axit cacboxylic và amin đều no, đơn chức, mạch hở có dạng RCOONH3R’
3. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+4O3N2
- Muối amoni của amin no, đơn chức, mạch hở và HNO3 có dạng RNH3NO3
4. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+3O3N và CnH2n+6O3N2
- CnH2n+3O3N: Muối amoni của amin no, đơn chức, mạch hở và H2CO3 có dạng RNH3HCO3.
- CnH2n+6O3N2: Muối amoni của amin no, đơn chức, mạch hở và H2CO3 có dạng (RNH3)2CO3.
5. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+4O2N2
- Muối amoni của aminoaxit và amin đơn chức, mạch hở có dạng NH2RCOONH3R’
6. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+4O4N2
- Muối amoni của axitcacboxylic hai chức với amin no, đơn chức,mạch hở.
7. Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+1O4N
- Là hợp chất tạp có dạng: R1-COO-H3N-R2-COO-R3 (với R1 là gốc axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở; R2
là gốc hiđrocacbon của aminoaxit; R3 là gốc ancol no, đơn chức)
8. Ngoài ra còn có các hợp chất hữu cơ khác được tạo ra từ amin no, hai chức, mạch hở (thường với các hợp
chất có dạng CxHyOzN3 hay CxHyOzN4). Chẳng hạn: HCO3H3N-CH2-NH3NO3 hay CH2(NH3NO3)2
9. Chú ý một số dạng hợp chất lạ như amin kết hợp với axit sulfuric hoặc axit sulfurơ dưới dạng RNH3HSO4,
RNH3HSO3 hay (RNH3)2SO4 hoặc cũng có thể là axit photphoric (trường hợp axit photphoric rất hiếm khi gặp vì
nhìn vào học sinh có thể dễ dàng dự đoán được)
B. BÀI TẬP LÍ THUYẾT MUỐI AMONI HỮU CƠ TỔNG HỢP: Cách biện luận hợp chất tham khảo

Ý tưởng CnHmOpNq  m = 2n + 2 – 2k + X  NHCH3COO-NH3R  ta tách X theo nguyên lần của 3 và 1


Với k = số liên kết pi (kinh nghiệm, nếu no thì p = 2,3  k = 1, p = 4,5  k = 2,…); X là số nguyên tử hyđro liên
kết với nguyên tử nitơ. Ví dụ C3H8O4N2: 8 = 2.3+2-2.2 + 4  4 = 3 + 1  NHCH2(COONH4)(COOH)
Với hợp chất CO32-, NO3-, SO42-,… ta thực hiện tương tự; ví dụ:
C2H7NO3: 7 = 2.2+2-2.1 + 3; 1N và 3H đính N  CO3  C2H5NH3HCO3
C2H8N2O3: 8 = 2.2+2-2.1 + 4; 4 = 3 + 1  1NH từ HNO3  C2H5NH3NO3

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 55 / 80


C. BÀI TẬP TÍNH TOÁN MUỐI AMONI HỮU CƠ
Câu 1. Cho muối X có công thức phân tử C3H12N2O3. Cho X tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau
phản ứng thu được hỗn hợp khí Z (làm hóa xanh quỳ tím tẩm nước cất) và muối axit vô cơ. Số công thức cấu tạo
của X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 2. Cho một lượng hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A (C3H12N2O3) và B (CH8N4O6) tác dụng với lượng dung
dịch NaOH, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 7,7 gam hỗn hợp Z gồm 2
amin có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,25. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị m là
A. 24,4 B. 19,1 C. 24,45 D. 22,3
Câu 3. Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH
đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định
nào sau đây sai?
A. Chất Z là NH3 và chất T là CO2 B. Chất X là (NH4)2CO3
C. Chất Q là H2NCH2COOH D. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH
Câu 5. Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa
đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc)
hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 420 B. 480 C. 960 D. 840
Câu 6. Đun nóng 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản
ứng hoàn toàn, thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô
cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 10,35 gam. B. 10,375 gam. C. 9,95 gam. D. 13,15 gam.
Câu 7. Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H7NO5 tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch
NaOH. Lấy 13,7 gam A cho tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch
X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 26,1. B. 24,3. C. 20,3. D. 22,1.
Câu 8. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H10N2O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH và đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm)
hơn kém nhau một nguyên tử C. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn hoàn toàn dung dịch Y thu được
khối lượng muối khan là
A. 20,1 gam B. 16,5 gam C. 15,7 gam D. 8,9 gam
Câu 9. Hỗn hợp X gồm hai chất Y, Z đồng phân có cùng công thức phân tử C4H12O2N2. Cho 19,2 gam hỗn hợp
X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp T chứa hai
muối của hai aminoaxit hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và hỗn hợp khí gồm hai amin có Tỉ khối so với H2
là 19,875. Phần trăm về khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ trong T là
A. 59,29%. B. 34,00%. C. 30,03%. D. 63,19%.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 56 / 80


Câu 10. Cho 18,5 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch
NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 21,15 B. 25,45 C. 8,45 D. 19,05
Câu 11. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun
nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của -amino axit Z (có cấu tạo
mạnh hở và mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 12. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H15O4N3. Cho m gam X tác dụng với 150 ml dung dịch
KOH 0,24M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 3,681 gam chất rắn khan và khí
Z duy nhất. Mặt khác, nếu cho toàn bộ dung dịch Y trên tác dụng với HCl vừa đủ thì số mol HCl cần dùng là
A. 0,054 mol. B. 0,050 mol. C. 0,051 mol. D. 0,045 mol.
Câu 13. Hỗn hợp E gồm một amin có công thức C2H7N và hợp chất Y có công thức C6H16N2O4. Cho 36 gam E
tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 22,5 gam hỗn hợp 3 khí ở điều kiện thường đều làm xanh quỳ ẩm
có tỷ khối so với H2 bằng 22,5 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,2 B. 26,4 C. 20,1 D. 24,3
Câu 14. Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’(R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng
nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho
tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng
với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,56 B. 2,67 C. 4,45 D. 5,34
Câu 15. X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều
có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau
phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử
cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất
trong M là
A. 16,33%. B. 59,82%. C. 9,15%. D. 18,30%.
Câu 16. Đun nóng 24,88 gam hỗn hợp E gồm chất X (C2H8O2N2) và đipeptit Y (C5H10N2O3) cần dùng 320 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được một khí Z duy nhất (có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh) và hỗn hợp T gồm 2
muối. Nếu lấy 24,88 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị
của m là
A. 37,36 B. 41,64 C. 42,76 D. 36,56
Câu 17. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42
gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu
cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất
hữu cơ. Giá trị của m là
A. 11,77 gam B. 14,53 gam C. 10,31 gam D. 7,31 gam

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 57 / 80


Câu 18. Đun nóng m gam hỗn hợp A gồm hai chất rắn X (C3H10N2O2) và Y (C6H16N2O4) với dung dịch NaOH
vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,65 gam hỗn hợp T gồm hai muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp
khí Z gồm hai amin đồng đẳng kế tiếp. Tỉ khối của Z so với H2 là 21,1. Các muối trong T đều có phân tử khối
lớn hơn 90 g/mol. Phần trăm về khối lượng của X trong A là
A. 82,49%. B. 75,76%. C. 22,75%. D. 35,11%.
Câu 19 (NHBGD19). Hỗn hợp E gồm X (C4H11O2N là muối của axit cacboxylic) và chất hữu cơ mạch hở Y
(C6H15O3N3) có tỉ lệ mol 2 : 1. Cho 5,805 gam E tác dụng hết NaOH, đun nóng rồi cô cạn dung dịch sau phản
ứng. Kết thúc phản ứng, thu được hơi nước; 1,008 lít khí etylamin (đktc) và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối khan
(có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 45,81%. B. 62,84%. C. 42,49%. D. 59,64%.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z
là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí
đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với
dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 34,25. B. 28,80. C. 32,45. D. 37,90.
Câu 21. Cho m gam hỗn hợp E gồm X (C8H16O4N2, mạch hở) và Y (C3H9NO3) tác dụng hoàn toàn với dung dịch
NaOH, thu được 4,48 lít khí chỉ chứa một amin bậc 2, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp hai
muối khan (muối vô cơ chiếm 57,3% về khối lượng). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26. B. 21. C. 31. D. 16.
Câu 22. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung
dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm.
Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m1 gam muối khan. Nếu cho 18,5 gam chất hữu cơ T (C3H11N3O6) tác
dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một amin hai chức bậc I và m2 gam hỗn hợp muối
vô cơ. Tỉ lệ m1 : m2 là
A. 0,51 B. 0,62 C. 0,73 D. 0,84
Câu 23.Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H10N2O3), biết X là hợp chất hữu cơ đa chức. Cho
3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 5, X và
Y đều tạo khí làm xanh quỳ tím ẩm) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,46 B. 4,68 C. 5,92 D. 2,26
Câu 24. Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác
dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung
dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không
đổ i được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,85 gam. B. 16,6 gam. C. 16,9 gam. D. 17,25 gam.
Câu 25. Hỗn hợp E gồm hai chất C3H12O3N2 (X) và CH7O4NS (Y). Cho 37,7 gam E tác dụng với 0,7 mol KOH
thu được 0,5 mol một amin đơn chức và dung dịch T. Đem cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là
A. 52,4. B. 50,6. C. 48,8. D. 61,4.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 58 / 80


Câu 26. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol chất có công thức phân tử C2H12O4N2S và 0,02 mol C2H8N2O3. Cho X tác dụng
với dung dịch chứa 0,37 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn hợp 2 chất
hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 21,9. B. 20,9. C. 15,9. D. 25,9.
Câu 27. Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và
E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là
18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 12,28 gam. B. 5,36 gam. C. 8,04 gam. D. 4,24 gam.
Câu 28. Cho 40,1 gam hỗn hợp X gồm Y (C5H16O3N2) và Z (C5H14O4N2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH,
thu được 7,84 lít một amin no đơn chức, ở thể khí (đktc) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba
muối khan (trong đó có hai muối có số cacbon bằng nhau). Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối
nhỏ nhất gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,86. B. 20,10. C. 39,10. D. 29,10.
Câu 29. Cho 5,06 gam hỗn hợp E gồm X(C4H12O5N2) và Y(C3H11O5N3) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung
dịch NaOH 1M thu được 0,672 lít một amin (đktc) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp chất rắn
khan. Giá trị của m là
A. 7,59. B. 6,87. C. 5,67. D. 5,90.
Câu 30. Hỗn hợp A gồm 2 chất C2H9N3O5 và C2H7NO2. Cho 39,77 gam A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ thu
được dung dịch chứa 2 muối (trong đó có 1 muối có phần trăm khối lượng Na trong phân tử là 27,06%) và hỗn
hợp khí gồm 2 amin thoát ra có tỉ khối so với H2 là 565/32. Khối lượng muối trong dung dịch gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 36. B. 35. C. 38. D. 37.
Câu 31. Chất X là muối của axit vô cơ có công thức phân tử C2H7O3N, Y và Z đều là muối trung hòa của axit
cacboxylic hai chức có cùng công thức phân tử C5H14O4N2. Cho 34,2 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng
tối đa với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, thu được hai amin và dung dịch chứa 39,12 gam hỗn hợp ba muối. Mặt
khác, cho 34,2 gam E tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối trung
hòa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,0. B. 22,5. C. 35,9. D. 33,5.
Câu 32. Hỗn hợp X gồm muối Y (C2H8N2O4) và đipeptit Z mạch hở (C5H10N2O3). Cho 33,2 gam X tác dụng với
dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,3 mol khí. Mặt khác 33,2 gam X tác dụng với HCl dư, thu được m
gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 18,25. B. 31,75. C. 23,700. D. 37,20.
Câu 33. Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C12H22O5N4) và Y(C3H12O3N2); trong đó X là tetrapeptit mạch hở
và Y là muối amoni của axit vô cơ. Cho 0,15 mol hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 25,1. B. 34,8. C. 39,2. D. 38,6.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 59 / 80


Câu 34. Hỗn hợp X gồm chất Y (C6H14O4N2) và chất Z (C4H14O3N2), trong đó Y là muối của axit hữu cơ, Z là
muối của axit vô cơ. Đun nóng 16,2 gam X với 320 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp khí T gồm hai
amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp rắn. Tỉ khối của T so với metan bằng 2,1125. Giá trị
của m là
A. 13,84. B. 18,64. C. 22,24. D. 16,96.
Câu 35. Hỗn hợp E gồm muối X (C2H8O3N2); muối Y (C6H14O4N2) và muối Z (C3H12O3N2 ). Đun nóng hoàn
toàn 13,92 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 3,584 lít hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ đơn chức
(đều có khả năng làm xanh quì tím ẩm); dung dịch gồm ba muối, trong đó có hai muối vô cơ có khối lượng 5,52
gam và m gam một muối của axit cacboxylic đa chức. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 8,0. C. 7,4. D. 4,8.
Câu 36. Hỗn hợp E gồm X (C5H14O3N2) và Y (C9H17O6N3, là trieste của aminoaxit) tác dụng tối đa với 160 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được 2 amin có cùng số nguyên tử cacbon và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 11,12
gam hỗn hợp T gồm hai muối khan. Phần trăm về khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 61,12%. B. 58,77%. C. 47,84%. D. 37,26%.
Câu 37. Hỗn hợp T gồm 2 chất hữu cơ mạch hở A (C4H8N2O5) và B(C3H7NO5). Nếu thủy phân x mol A trong
dung dịch NaOH (vừa đủ) hoặc x mol B trong dung dịch HCl (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng đều thu
được hỗn hợp gồm khí và hơi (biết rằng, tỉ khối của chúng đều bằng nhau). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 33,1
gam hỗn hợp T trong KOH (vừa đủ), thì thu được dung dịch D chứa 48,97 gam muối. Hiệu khối lượng của A so
với B có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8. B. 6. C. 11. D. 12.
Câu 38. Hỗn hợp A gồm X (C3H10N2O5) và Y(C9H16O5N4, là một tetrapeptit), trong đó X tác dụng với NaOH
hay HCl đều thu được khí. Cho 29,6 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng hì thu được 2,55 gam
khí. Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,225. B. 26,250. C. 26,875. D. 27,775.
Câu 39. Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y(CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-
aminoaxit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,2M, đun nóng nhẹ thấy
thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc III. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu
được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 9,87 và 0,03. B. 9,84 và 0,03. C. 9,87 và 0,06. D. 9,84 và 0,06.
Câu 40. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ mạch hở gồm chất Y (C2H8O4N2) và chất Z (C3H9O2N). Đun nóng
22,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T gồm hai khí đều
có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh và hỗn hợp gồm hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử
cacbon. Tỉ khối của T so với He bằng 5,125. Nếu đun nóng 22,16 gam X trên với dung dịch HCl loãng dư, thu
được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị m của là
A. 16,32. B. 19,54. C. 18,24. D. 20,16.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 60 / 80


Câu 41. Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn
toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ
khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng
số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit. Phần
trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
A. 66,2%. B. 25,5%. C. 74,5%. D. 33,8%.
Câu 42 (C80-MH-2019). Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của
axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế
tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm
khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 52,89%. B. 54,13%. C. 24,57%. D. 25,53%.
Câu 43. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của
một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 1,0 mol KOH, đun nóng, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn hoàn toàn dung
dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 81,5. B. 81,7. C. 70,5. D. 76,1.
Câu 44. Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức
tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp Z
gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 88. B. 75. C. 96. D. 83.
Câu 45. Cho hỗn hợp E chứa X (C5H14O4N2) và Y (C5H15O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng
hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai amin no, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng và dung dịch Tỉ khối của Z so với H2 là a. Cô cạn hoàn toàn dung dịch T thu được hỗn hợp G có khối
lượng 24,6 gam (chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,50. B. 16,75. C. 19,00. D. 20,75.
Câu 46. Hỗn hợp E gồm este hai chức X (C4H6O4) và chất hữu cơ Y (C5H11O4N) đều mạch hở. Thủy phân hoàn
toàn 0,2 mol E trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,4 mol NaOH đã phản ứng. Sau phản ứng, thu được
10,24 gam ancol Y đơn chức và hỗn hợp T gồm ba muối có cùng số nguyên tử cacbon. Thành phần phần trăm về
khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là
A. 21,6%. B. 29,5%. C. 32,4%. D. 27,2%.
Câu 47. Cho hỗn hợp E gồm 2a mol X (C8H17O4N) và a mol Y (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai
chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai amin
bậc một và dung dịch T. Cô cạn hoàn toàn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-aminoaxit).
Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 27,35%. B. 54,13%. C. 52,89%. D. 26,33%.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 61 / 80


Câu 48. Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol Z (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai
chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được một ancol đơn chức, hai amin no, kế tiếp trong dãy đồng
đẳng và dung dịch T. Cô cạn hoàn toàn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một aminaxit thiên nhiên).
Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 19,2 gam. B. 18,8 gam. C. 14,8 gam. D. 22,2 gam.
Câu 49. Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol X (C5H11O4N) và 0,1 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai
chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no, kế tiếp trong dãy đồng
đẳng và dung dịch T. Cô cạn hoàn toàn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một aminoaxit thiên nhiên).
Khối lượng của các chất tan trong G là
A. 55,5 gam. B. 54,3 gam. C. 49,2 gam. D. 58,8 gam.
Câu 50. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14O4N2, là muối của axit hai chức) và chất Z (C4H8N2O3, là đipeptit
mạch hở) Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm
quì tím hóa xanh. Tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác, 21,5 gam X tác dụng với dung
dịch HCl dư, đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 32,45. B. 37,90. C. 34,25. D. 28,80.
Câu 51. Hỗn hợp X gồm muối Y (C3H10N2O4) và tripeptit Z mạch hở (C7H13N3O4). Cho 27,2 gam X tác dụng
với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí. Mặt khác, 27,2 gam X tác dụng với dung dịch
HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 39,350. B. 42,725. C. 34,850. D. 44,525.
Câu 52. X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có công thức phân tử là C4H9NO4 (phân tử X, Y, Z đều
có mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,59 mol NaOH (vừa đủ).
Sau phản ứng thu được 0,09 mol một ancol đơn chức và dung dịch T chứa ba muối (trong đó có muối của alanin
và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở) với tổng khối lượng là 59,24 gam. Phần trăm về khối lượng
của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 19%. B. 34%. C. 16%. D. 25%.
Câu 53. Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai
chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon
(trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một aminoaxit thiên nhiên, no, mạch hở). Khối lượng
của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 19,2 gam. B. 18,8 gam. C. 14,8 gam. D. 22,2 gam.
Câu 54. Đốt cháy 26,46 gam chất hữu cơ X mạch không phân nhánh (chứa một nguyên tử nitơ và có hai loại
nhóm chức) cần dùng 1,365 mol O2 thu được 1,12 mol CO2 và H2O, N2. Mặt khác, cho 26,46 gam X tác dụng
vừa đủ với KOH thu được dung dịch chứa m gam muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối
hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28. B. 30. C. 29 D. 31.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 62 / 80


Câu 55. Thủy phân hoàn toàn 7,06 gam hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X, Y mạch hở (MX < MY) bằng dung
dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được ancol duy nhất và 7,7 gam hỗn hợp gồm hai muối trong đó có muối
của axit cacboxylic và muối của glyxin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,315 mol O2, thu được
0,26 mol khí CO2. Biết 1 mol X hoặc 1 mol Y tác dụng tối đa với 1 mol KOH. Phần trăm về khối lượng của X
trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30,50%. B. 20,4%. C. 24,4%. D. 35,5%.
Câu 56. Hỗn hợp E gồm a mol peptit T (X-Ala-Ala), b mol aminoaxit X, c mol amin Y (X là aminoaxit no, mạch
hở, phân tử chỉ chứa một nhóm -NH2, một nhóm -COOH, Y là amin no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên
tử cacbon với X). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch F chứa 51,3 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 74,85 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 40,8. B. 42,5. C. 45,7. D. 46,2.
Câu 57. Cho hỗn hợp M gồm các chất hữu cơ mạch hở X (công thức phân tử C7H16N2O6) và Y (công thức phân
tử C5H14N2O4, là muối của axit cacboxylic) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch G chỉ chứa
ba muối MN < MP < MQ < 148 có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1 : 2 (số nguyên tử cacbon của mỗi muối không nhỏ
hơn 2) và một amin Z duy nhất. Biết trong G có muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn
hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47,3. B. 36,2. C. 30,7. D. 40,2.
Câu 58. Chất X (C5H14N2O2) là muối amoni của amino axit, chất Y (C9H20O4N4, mạch hở) là muối amoni của
tripeptit. Cho 32,5 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thu được sản phẩm
hữu cơ gồm một amin (có tỷ khối so với H2 bằng 22,5) và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối (có tỉ lệ mol 1 : 2).
Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82,0. B. 58,0. C. 30,0. D. 70,0.
Câu 59. Cho hỗn hợp E gồm 0,05 mol X (C13HyOzN4 là muối amoni của tripeptit); 0,15 mol hai chất Z và T (có
cùng công thức C5H14N2O4) tác dụng vừa đủ với 0,55 mol KOH, sau phản ứng thu được 3 muối N, P, Q đều no,
hở (MN < MP < MQ; N và P có cùng số nguyên tử cacbon, Q có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 7) và hỗn hợp G
gồm hai amin chứa cùng số nguyên tử cacbon và có tỉ khối so với H2 bằng 19,25. Phần trăm khối lượng của P
trong hỗn hợp muối gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 19,66. B. 19,46. C. 16,87. D. 17,97.
.Câu 60 (C78-201-2019) Chất X(CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức,chất Y (CmH2m+4O2N2)
là muối amoni của một aminoaxit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 7 : 3) tác dụng hết với
lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối
lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 71%. B. 52%. C. 68%. D. 77%.
Câu 61 (C80-202-2019) Chất X(CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+3O6N5)
là pentapeptit được tạo bởi một aminoaxit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7
mol NaOH, đun nóng, thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng
của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,63% B. 51,87% C. 47,24% D. 63,42%

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 63 / 80


Câu 62 (C78-204-2019) Chất X(CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m+4O2N2)
là muối amoni của một aminoaxit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với
lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối
lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,61%. B. 47,17%. C. 44,63% D. 49,85%.
Câu 63 (C76-211-2019) Chất X(CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+7O7N6)
là hexapeptit được tạo bởi một aminoaxit. Cho 0,10 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,32
mol NaOH, đun nóng, thu được metylamin và dung dịch T chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối
lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49%. B. 52%. C. 22%. D. 77%.
Câu 64 (NHBGD19). Hai hợp chất hữu cơ X (CnH2n+6O3N2) và Y (CnH2n+3O3N) đều là muối của amin với cùng
một axit vô cơ. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung
dịch chứa amin và 21,2 gam muối. Cho m gam E tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu
được 21,65 gam hỗn hợp gồm hai muối. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là
A. 31,18%. B. 72,29%. C. 62,36%. D. 77,94%.
Câu 65 (NHBGD19). Cho ba chất hữu cơ: X là amino axit (CnH2n+1NO2), Y là este của amino axit (đồng phân
của X), Z là axit cacboxylic no, đa chức có mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,25 mol hỗn hợp E gồm X, Y,
Z tác dụng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được 3,008 gam ancol và 28,248 gam hỗn hợp muối T. Phần trăm khối
lượng của Z trong E là
A. 39,14%. B. 45,22%. C. 19,57%. D. 22,61%.
Câu 66 (NHBGD19). Cho hai chất hữu cơ: X là muối của axit hữu cơ hai chức (CnH2n+4O4N2); Y là pentapeptit
mạch hở (CnH2n-3O6N5). Cho 0,26 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH
(đun nóng), thu được 18 gam amin và 65,7 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 51,89%. B. 65,02%. C. 19,57%. D. 22,61%.
Câu 647. Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+2N2O6) và chất Y (CmH2m+6N2O3) có tỉ lệ mol tương ứng 7 : 8. Đốt cháy
hoàn toàn a gam E cần vừa đủ 1,265 mol O2, thu được 1,27 mol H2O. Mặt khác, cho a gam E tác dụng hết với
dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z; một amin T đơn chức ở thể khí và m gam
hỗn hợp rắn khan gồm ba muối (trong đó có muối của một axit cacboxylic đa chức). Biết Z và T có số nguyên tử
cacbon khác nhau. Giá trị của m là
A. 32,53. B. 31,55. C. 25,63. D. 30,57.
Câu 68. Hỗn hợp Z gồm chất X có công thức CmH2m+3NO2 khi tác dụng với dung dịch NaOH, thấy có khí mùi
khai thoát ra và chất Y là amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp Z cần 0,275 mol O2 thu được
0,52 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2 và H2O. Mặt khác, cho 15,66 gam hỗn hợp Z tác dụng với HCl dư thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 26,61. B. 21,09. C. 19,31. D. 17,47.
Câu 69. Hỗn hợp E gồm aminoaxit X (H2N-CnH2nCOOH) và amin Y (CmH2m+4N2). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol
E cần dùng 7,56 lít khí O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Cho 0,1 mol E tác dụng với
dung dịch HCl dư thì có 0,13 mol HCl đã phản ứng. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng với dung dịch KOH dư,
thu được m gam muối. Giá trị của m là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 64 / 80


A. 3,39. B. 8,89. C. 7,91. D. 3,81.
Câu 70. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2 là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là
muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng vừa đủ 0,26 mol O2, thu được N2,
CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng,
thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm quì tím hóa xanh và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là
A. 9,44. B. 11,32. C. 10,76. D. 11,60.
Câu 71. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2 là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là
muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2,
CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản
ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm quì tím hóa xanh và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là
A. 18,56. B. 23,76. C. 24,88. D. 22,64.
Câu 72. Cho hỗn hợp X dạng hơi gồm este Y (CnH2nO2) và este Z (CmH2m+1O2N, là este của aminoaxit). Đốt
cháy hoàn toàn 33,95 gam X cần dùng 1,6625 mol O2. Mặt khác, đun nóng 33,95 gam X với 400 ml dung dịch
NaOH 1M vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa hai muối có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó có a gam muối A và
b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,6. B. 2,0. D. 1,8. D. 1,4.
Câu 73 (C80-MH-2020). Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m+3O2N) đều là các muối amoni
của axit cacboxylic với amin. Cho 0,12 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,19 mol NaOH, đun nóng,
thu được sản phẩm hữu cơ gồm 18,24 gam một muối và 7,15 gam hỗn hợp hai amin. Phần trăm khối lượng của
Y trong E là
A. 31,35%. B. 26,35%. C. 54,45%. D. 41,54%.
Câu 74. Hỗn hợp E gồm tripeptit X (Gly-Ala-Lys) và chất hữu cơ Y (C4H12O2N2) đều mạch hở. Cho m gam E
trong phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được 2,24 lít khí Z (đktc) và dung dịch
chứa ba muối. Đốt cháy Z bằng oxi dư rồi cho sản phẩm cháy lội qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy
khối lượng dung dịch tăng 4,5 gam và đồng thời thấy thoát ra 0,15 mol hỗn hợp khí CO2 và N2. Mặt khác, cho m
gam E phản ứng với dung dịch HCl dư thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 58,4. B. 63,4. C. 61,2. D. 64,9.
Câu 75. Cho hỗn hợp X gồm A (C9H22O4N2) và B (C8H22O5N4, là muối của lysine) tác dụng hoàn toàn với dung
dịch KOH thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai amin no, đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 là
19,7 và dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam hỗn hợp T gồm ba muối khan trong đó có hai muối có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 12,66. B. 12,99. C. 15,84. D. 14,58.
Câu 76. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C11H27O6N3, là muối của lysin) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của
axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hai amin no, đơn chức, kế tiếp trong
dãy đồng đẳng và dung dịch T. Cô cạn hoàn toàn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó
có hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử
khối lớn nhất trong G là
A. 54,13%. B. 52,89%. C. 29,25%. D. 34,65%.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 65 / 80


Câu 77. Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn
với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là
107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 58,52. B. 93,83. C. 51,48. D. 55,44.
Câu 78. Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là một este của
axit glutamic. Đun nóng 73,38 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam
muối của alanin và hỗn hợp F chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 140 độ C, thu được 21,12
gam hỗn hợp ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,1. B. 44,4. C. 22,2. D. 33,3.
Câu 79. Hỗn hợp E gồm các chất X (C3H12O3N3), Y (C2H7O3N), Z (C2H8O4N2), axit glutamic và glyxin; trong
đó X, Y là muối amoni của cùng một axit vô cơ, Z là muối của axit hai chức. Cho 63 gam E tác dụng vừa đủ với
400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp muối
và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm hai khí đều chứa nitơ. Tỉ khối của F so với H2 là 12,7. Giá trị của m là
A. 85,5. B. 81,9. C. 83,7. D. 87,3.
Câu 80. Cho hỗn hợp E gồm X (C10H25O6N3), Y (C9H15O6N3), Z (C5H14O4N2), trong đó X là muối của Glu, Y là
tripeptit và tỉ lệ mol X : Z = 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 275 ml dung dịch KOH 2M, thu được 6,72 lít hỗn hợp T
gồm hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và có Tỉ khối so với H2 là 19 cùng dung dịch F. Cô cạn hoàn toàn
dung dịch F, thu được hỗn hợp G chỉ chứa bốn muối khan (trong đó có ba muối có cùng số nguyên tử cacbon
trong phân tử). Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 20,95%. B. 20,50%. C. 8,89%. D. 8,85%.
Câu 81. Hỗn hợp E gồm X (C11H23O6N3), Y (C9H23O4N3) và Z (C5H13O2N); trong đó X và Y là muối của Glu,
Z là muối của axit cacboxylic; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng hoàn toàn 0,2 mol E với 375 ml dung dịch KOH
1,2M, thu được 7,84 lít hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (có tỉ khối so với He là 10,25)
và dung dịch F. Cô cạn hoàn toàn dung dịch F, thu được hỗn hợp G chỉ chứa ba muối khan (trong đó có hai muối
cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất
trong G là
A. 21,66%. B. 39,08%. C. 46,60%. D. 23,48%.
Câu 82. Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ X (C12H25O6N3), Y (C9H23O4N3) và Z (C6H13O2N); trong đó X và Y là
muối của axit glutamic, Z là muối của một axit cacboxylic; X, Y, Z đều mạch hở, không có liên kết ba -C≡C-
trong phân tử. Đun nóng hoàn toàn 0,18 mol E với 200 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí
T (điều kiện tiêu chuẩn) gồm hai amin no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (có tỉ khối so với He là 121/12) và
dung dịch F. Cô cạn hoàn toàn dung dịch F, thu được hỗn hợp rắn khan G (trong đó có hai muối của axit
cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất
trong G gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,17%. B. 26,48%. C. 57,39%. D. 24,27%.
Câu 83. Cho 39,64 gam hỗn hợp gồm X (C11H25O6N3) và Y (C5H13O2N) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH
dư, thu được dung dịch Z và hỗn hợp T gồm hai amin no thuộc cùng dãy đồng đẳng có Tỉ khối so với He bằng
9,675. Cô cạn hoàn toàn Z, thu được hỗn hợp G chứa bốn muối khan trong đó có một muối của lysin và hai muối
cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Khối lượng muối của axit cacboxylic có trong G là

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 66 / 80


A. 46,34 gam. B. 29,78 gam. C. 25,14 gam. D. 31,22 gam.
Câu 84. Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+6O7N4); chất Y (CmH2m–3O6N5) là pentapeptit. Đốt cháy hoàn toàn 0,04
mol E thu được H2O, 0,37 mol CO2 và 0,085 mol N2. Biết 0,04 mol E tác dụng hết với NaOH trong dung dịch,
đun nóng, thu được 2 amin và dung dịch T, cô cạn T thu được hỗn hợp bốn muối khan T1, T2, T3 và T4 (trong đó
có muối của axit glutamic, có phân tử khối tăng dần, không chứa cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối
lượng của T3 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24%. B. 13%. C. 30%. D. 9%.
Câu 85. Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (CH7O3NS) và Y (C3H5O3N). Đun nóng hoàn toàn 41,125 gam
E với lượng vừa đủ dung dịch KOH, thấy thoát ra 5,6 lít khí duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn), đồng thời thu được
dung dịch Z gồm ba chất tan. Cô cạn hoàn toàn dung dịch Z, thu được hỗn hợp muối T (trong đó có một muối vô
cơ). Phần trăm về khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60,43%. B. 22,03%. C. 61,61%. D. 27,09%.
Câu 86. Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp E gồm chất hữu cơ mạch hở X (C10H17O10N) và một tripeptit
mạch hở Y (C6H11N3O4) cần vừa đủ 0,85 mol NaOH thu được một ancol Z no mạch hở có công thức phân tử là
C2H6O2 và 82,75 gam hỗn hợp T gồm hai muối (trong đó có một muối của glyxin). Đốt cháy hoàn toàn 82,75
gam hỗn hợp T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm Na2CO3; CO2; 1,55 mol H2O; 0,275 mol N2. Phần trăm khối
lượng của Y trong E là
A. 52,65%. B. 47,69%. C. 47,35%. D. 58,76%.
Câu 87. Cho m gam X (có công thức CxHyO4N) tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m
+ a) gam muối Y của amino axit no, mạch hở và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn một lượng muối
Y bất kì, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng khối lượng Y. Mặt khác, cho Y tác dụng với HCl dư thu
được hợp chất hữu cơ T. Cho các phát biểu sau:
(a) Tổng số nguyên tử trong X là 27. (b) X có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
(c) Hai ancol trong Z hơn kém nhau 2 nhóm CH2. (d) T có công thức phân tử là C4H8O4NCl.
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 88. Hỗn hợp E gồm muối X (C2H7O2N) và chất hữu cơ Y (C9H17O8N3) đều mạch hở. Cho m gam E phản
ứng với 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được 1,12 lít khí; 6,4 gam ancol duy nhất Z và dung dịch T
chứa 5 chất tan, trong đó có hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cô cạn hoàn toàn T thu được
hỗn hợp chất rắn khan Q. Phần trăm về khối lượng của muối cacboxylic trong Q gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 9,0%. B. 9,5%. C. 10,0%. D. 10,5%.
Câu 89. Cho 0,15 mol hỗn hợp E gồm X(C8H11O2N) và Y(C9H11O2N) vào lượng vừa đủ 0,20 mol KOH, thu
được 2,24 lít khí duy nhất thoát ra và dung dịch Z chứa ba chất tan (trong đó có một muối của α-aminoaxit thiên
nhiên và hai muối còn lại có cùng số nguyên tử cacbon). Cô cạn hoàn toàn dung dịch Z thu được hỗn hợp chất
rắn khan T. Phần trăm khối lượng muối của axit cacboxyic trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50%. B. 58%. C. 60%. D. 54%.
Câu 90. Cho 17,18 gam hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C4H10O3N2) và Y (C5H15O5N3) đều mạch hở tác dụng
hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z chứa ba chất tan (trong đó có hai muối có
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 67 / 80
cùng số nguyên tử cacbon) và 5,68 gam hỗn hợp gồm hai amin no hơn kém nhau một nguyên tử nitơ. Cô cạn
hoàn toàn Z thu được hỗn hợp rắn khan T. Phần trăm khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn
nhất trong hỗn hợp T là
A. 42,71%. B. 23,61%. C. 33,68%. D. 42,73%.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 68 / 80


POLIME – VẬT LIỆU POLIME
A. ĐẠI CƯƠNG POLIME
I. Khái niệm:
- Polime là những hợp chất có phân tử khối …………………….. do có ……….. đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích)
liên kết với nhau tạo nên.
- Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
- Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome.
II. Phân loại
1. Theo nguồn gốc:
- Thiên nhiên: có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ví dụ: …………………………………………………………
- Tổng hợp: do con người tổng hợp nên. Ví dụ: …………………………………………………………….
- Bán tổng hợp (nhân tạo): lấy từ vật liệu thiên nhiên chế hóa thành polime mới. Ví dụ: ………………….
2. Theo cách tổng hợp:
- Polime trùng hợp: tổng hợp bằng cách trùng hợp. Ví dụ: …………………………………………………
- Polime trùng ngưng: tổng hợp bằng cách trùng ngưng. Ví dụ: ……………………………………………
3. Theo cấu trúc:
- Mạch không phân nhánh (tránh nhầm với mạch cacbon không phân nhánh). Ví dụ: …………………….
- Mạch phân nhánh. Ví dụ: …………………………………………………………………………………
- Mạch không gian. Ví dụ: …………………………………………………………………………………
Xem bảng phụ lục danh sách các cách phân loại, điều chế polime (trang 57)
III. Danh pháp: poli + (tên monome)
Ví dụ: ……………………………………………………………………………………………………….
IV. Tính chất vật lí: Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong
các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, đàn hồi, dai, bền,…
B. VẬT LIỆU POLIME
I. Chất dẻo:
1. Khái niệm:
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
- Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoại nhưng vẫn giữ nguyên được sự biến
dạng khi thôi tác dụng.
- Một số chất dẻo chỉ chứa polime, song một số ít khác còn có chứa chất độn (muội than, cao lanh, mùn cưa, sợi
thủy tinh,…) làm tăng tính năng cần thiết của chất dẻo.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 69 / 80
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau và không tan vào nhau.
2. Một số ví dụ:
a) PE: là chất dẻo, mềm, nóng chảy trên 110oC, có tính trơ tương đối, dùng làm màng mỏng, vật liệu điện,…
b) PVC: là chất rắn vô định hình, cách điện, tốt, bền với axit, được làm vật liệu cách điện, ống nước, vải che mưa
c) PMM: là chất rắn trong suốt, cho 90% ánh sáng truyền qua, dùng để tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
d) PPF: giảm tải; gồm novolac, rezol, rezit.
II. Tơ
1. Khái niệm:
- Tơ là những polime hình sợi dài, mảnh, có độ bền nhất định.
- Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp song song với nhau.
2. Phân loại: gồm hai loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và bán tổng hợp)
Ví dụ: tơ thiên nhiên (……………………..), tơ tổng hợp (…………………………..), tơ bán tổng hợp
(…………………………………………)
3. Một số ví dụ:
a) Tơ nilon-6,6: dai bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, kém bền với nhiệt, axit, kiềm
b) Tơ nitron (tơ nilon): dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, dùng để dệt vải, mang quần áo ấm, bện len.
III. Cao su
1. Khái niệm:
- Cao su là vật liệu có tính đàn hồi.
- Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực thôi tác dụng.
2. Phân loại:
- Cao su thiên nhiên: có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước,
etanol, nhưng tan trong xăng, benzen,…
+ Cao su thiên nhiên có khả năng tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu
nhiệt, lâu mòn khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa (cao su thông thường).
- Cao su tổng hợp:
+ Cao su buna: có tính đàn hồi, độ bền kém cao su thiên nhiên.
+ Cao su buna-S và buna-N: Buna-S(với stiren), buna-N(với acrilonitrin).
- So sánh độ đàn hồi và độ bền giữa các loại cao su: Cao su lưu hóa > Cao su thiên nhiên > Cao su buna

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 70 / 80


BẢNG TỔNG HỢP POLYMER
PHÂN LOẠI
TÊN POLIME MONOME ỨNG
Theo cấu trúc Theo phản ứng Theo nguồn
(KÍ HIỆU) TƯƠNG ỨNG DỤNG
mạch điều chế gốc
Polietilen (PE) CH2=CH2 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Polipropilen (PP) CH2=CHCH3 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Poli Stire (PS) CH2=CHC6H5 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp

Chất dẻo
Polivinylclorua (PVC) CH2=CHCl Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Polimetylmetacrylat CH3COOCH=CH2 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Poliphenolfomanđehit C6H5OH, HCHO Cấu trúc mạng Trùng ngưng Tổng hợp
(PPF) không gian
Teflon CF2=CF2 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Bông (cellulose), len, Thẳng Thiên nhiên
tơ tằm (poliamide)
Tơ nilon – 6,6 (CH2)4(COOH)2 và Thẳng Trùng ngưng Tổng hợp
(poli hexametilenađipamit) (CH2)6(NH2)2
H2N-(CH2)5-COOH Thẳng Tổng hợp
Tơ nilon – 6 (CH2)5CONH Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
caprolaptam


Tơ nilon – 7 (tơ enang) H2N-(CH2)6-COOH Thẳng Trùng ngưng Tổng hợp
Tơ lapsan C6H4(COOH)2 Thẳng Trùng ngưng Tổng hợp
(poli etilenterephtalat) C2H4(OH)2
Tơ nitron (tơ olon) CH2=CHCN Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Poly vinylic (tơ vinylon) PVA + NaOH Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Tơ visco Xenlulozơ, CS2, NaOH Thẳng Bán tổng hợp
Tơ axetat [C6H7O2(OOCCH3)3]n Thẳng Bán tổng hợp
Cao su Buna Đivinyl (CH2=CH)2 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Cao su Buna-N Đivinyl và CH2=CHCN Thẳng Đồng trùng hợp Tổng hợp
Đivinyl và Thẳng Đồng trùng hợp Tổng hợp

Cao su
Cao su Buna-S
CH2=CHC6H5
Cao su isopren CH2=C(CH3)CH=CH2 Thẳng Trùng hợp Tổng hợp
Cao su thiên nhiên CH2=C(CH3)CH=CH2 Thẳng Thiên nhiên
Cao su lưu hóa Cao su thông thường Không gian Cao su + S
Poli ure fomanđehit (NH2)2CO và HCHO Thẳng Trùng ngưng Tổng hợp Keo dán

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 71 / 80


BÀI TẬP LÍ THUYẾT POLIME – VẬT LIỆU POLIME
(THI THPTQG KHÔNG CÓ BT TÍNH TOÁN Ở PHẦN NÀY)
Câu 1: Polime (–HN–[CH2]5–CO–)n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây?
A. Trùng ngưng. B. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.
C. Trùng hợp. D. Trùng – cộng hợp.
Câu 2: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat);
(5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5).
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Các chất phenol, axit photphoric đều chất là chất rắn ở điều kiện thường.
(2) H2SO4 là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D=1,53 g/cm3, sôi ở 860oC.
(3) Chất dùng làm nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói là Xenlulozơ.
(4) Poliacrilonitrin là chất không chứa liên kết pi (π).
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 4: Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có:
A. liên kết bội. B. ít nhất hai nhóm chức khác nhau.
C. liên kết bội hoặc vòng kém bền. D. ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Câu 5: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH3-CH3-)n . B. (-CH2=CH2-)n . C. (-CH=CH-)n. D. (-CH2-CH2-)n .
Câu 6: Cho các chất và vật liệu sau: polietilen (1); polistiren (2); đất sét ướt (3); nhôm (4); bakelit (5); cao su (6).
Chất và vật liệu nào là chất dẻo?
A. 1, 2, 5 B. 1, 2 C. 1, 2, 5, 6 D. 3, 4
Câu 7: Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là
A. C, H, Cl B. C, H, N, O C. C, H D. C, H, N
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây về cấu trúc mạch của các polime là không đúng?
A. poli(vinyl axetat) có dạng mạch phân nhánh B. poli(vinyl clorua) có dạng mạch thẳng
C. cao su lưu hoá có dạng mạng không gian D. amilopectin có dạng mạch phân nhánh
Câu 9: Cho các loại polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7)
tơ axtat. Số loại tơ có nguồn gốc Xenlulozo là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 72 / 80


Câu 10: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?
A. Polietilen. B. Polibutađien. C. Nilon – 6,6. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 11: Polime X được dùng để tráng làm bề mặt chảo chống dính, nó là
A. Poli(metyl metacrylat) B. Nilon-6
C. Teflon D. Fibroin
Câu 12: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Axit ađipic và hexametylenđiamin. B. Ancol o-hiđroxibenzylic.
C. Buta-1,3-đien-1,3 và stiren. D. Etilenglicol và axit terephtalic.
Câu 13: Trong số các polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) len, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon–6,6, (7) tơ
axetat. Bao nhiêu tơ có nguồn gốc Xenlulozơ là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 14: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime thuộc loại chất dẻo?
A. PVC, poli stiren, PE, PVA. B. Polibutadien, nioln -6,6, PVA, Xenlulozơ.
C. PE, polibutadien, PVC, PVA. D. PVC, polibutadien, nilon-6, nhựa bakelit.
Câu 15: Tơ có thể được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(etylen-terephtalat). B. poliacrilonitrin.
C. poli(vinyl clorua). D. polietilen
Câu 16: Polime không phải thành phần chính của chất dẻo là
A. Polietilen B. Poli stiren.
C. Poli (metyl metacrylat) D. Poli acrilonitrin
Câu 17: Chất nào trong số các polime dưới đây là polime tổng hợp?
A. Xenlulozơ nitrat. B. Nhựa phenol fomanđehit.
C. Cao su. D. Xenlulozơ.
Câu 18: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. isopren. B. propen. C. stiren. D. toluen.
Câu 19: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ
plexiglas. Monome tạo thành X là
A. H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=CH-CN.
C. CH2=CH-Cl. D. CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 20: Thực hiện phản ứng đồng trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic người ta được loại vật liệu
polime nào?
A. Tơ nilon-6 B. Tơ nilon-6,6. C. Chất dẻo PVC D. Cao su buna.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 73 / 80
Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của cao su thiên nhiên?
A. Thấm khí và nước.
B. Không dẫn điện và nhiệt.
C. Không tan trong nước, etanol nhưng tan trong xăng.
D. Tính đàn hồi.
Câu 22: Chọn khái niệm đúng ?
A. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
B. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.
C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.
D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.
Câu 23: Dãy chỉ gồm các polime tổng hợp là
A. Polietilen; nilon-6; Xenlulozơ B. polietilen; nilon-6; polibutađien; nilon-7
C. polietilen; nilon-6,6; Xenlulozơ, nilon-7 D. polietilen; nilon-6; tinh bột; nilon-6,6
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim của sắt chứa từ 0,01% - 2% khối lượng C và một số nguyên tố khác gọi là thép.
B. Tinh bột, Xenlulozơ không bị thủy phân trong môi trường axit.
C. Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%..
D. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
Câu 25: Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi ?
A. Tinh bột. B. Amilopectin. C. Xelulozơ. D. Amilozơ.
Câu 26: Polime nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. tơ capron. B. tơ olon. C. tơ axetat. D. tơ tằm
Câu 27: Chất nào sau đây không phải là polime?
A. thủy tinh hữu cơ. B. protein C. Xenlulozơ. D. triolein.
Câu 28: Dãy polime nào được điều chế bằng phương pháp trùng hợp monome tương ứng:
A. Cao su Buna, PS, teflon, tơ Lapsan.
B. PE, PVC, teflon, tơ olon.
C. Tơ olon, nhựa bakelit, cao su lưu hóa, tơ axetat..
D. Tơ nilon-6,6; PVC; thủy tinh hữu cơ, tơ visco.
Câu 29: Tơ nilon-6 được sản xuất từ monome nào sau đây?
A. Axit ε-aminocaproic.B. Axit ω-aminoenantoic.C. Axit glutamic D. Axit α,ε-điaminocaproic.
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 74 / 80
Câu 30: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ axetat. C. tơ polieste. D. tơ visco.
Câu 31: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco,
tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 32: Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan. Tổng
số polime có khả năng được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 33: Cho các chất, cặp chất sau : (1) CH3–CH(NH2)–COOH; (2) CH3–CH(NH2)–COOH; (3) CH2O và
C6H5OH; (4) C2H4(OH)2 và p–C6H4(COOH)2; (5) H2N–[CH2]6–NH2 và HOOC–[CH2]4–COOH; (6) CH2=CH–
CH=CH2 và C6H5CH=CH2. Trường hợp nào khả năng trùng ngưng tạo ra polime là
A. 3, 4, 5. B. 1, 5. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 34: Cho các chất : C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO(caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat.
Số các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 35: Hãy cho biết loại polime nào sau đây thuộc loại poliamit?
A. tơ visco. B. tơ nitron. C. tơ capron. D. tơ lapsan.
Câu 36: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Một số vật liệu compozit chỉ là polime.
B. Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.
C. Một số chất dẻo là polime nguyên chất.
D. Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác.
Câu 37: Chọn nhận xét đúng:
A. Cao su là vật liệu polime không có tính đàn hồi.
B. Capron, nilon-6, nilon-6,6 ; etylen-terephtalat đều là các polime trùng ngưng.
C. Xenluloz trinitrat , tơ visco đều là polime nhân tạo.
D. Tơ tằm, sợi bông, tơ visco là những polime có nguồn gốc từ cellulose.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 75 / 80


Câu 39: Dãy gồm các polime có cấu trúc mạch thẳng là
A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.
B. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.
C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, cao su lưu hoá.
D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.
Câu 40: Cho các polime sau : Thủy tinh hữu cơ plexiglas ; teflon ; tơ nitron ; cao su buna ; nhựa novolac;
poli(etylen-terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :
A. 5.. B. 6.. C. 3. D. 4.
Câu 41: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. stiren. B. acrilonnitrin. C. toluen. D. caprolactam.
Câu 42: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ?
A. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượng ; vậy đó là một chất dẻo.
B. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói ; vậy đấy sét nhào nước là chất dẻo.
C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt ; vậy đó không phải là chất dẻo.
D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định ; ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể
không dẻo.
Câu 43: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, vinylaxetat, metylmetacrylat, metylacrylat, propen,
benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, caprolactam, vinylclorua. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 44: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Hệ số polime hóa là số lượng đơn vị mắt xích monome trong phân tử polime.
B. Do phân tử lớn hoặc rất lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thông thường.
C. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.
D. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch thẳng.
Câu 45: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(vinyl clorua). B. thủy tinh hữu cơ. C. teflon. D. nilon-6,6.
Câu 46: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?
A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin.
B. Tơ lapsan từ etylen glicol và axit terephtalic.
C. Tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic.
D. Tơ capron từ axit -amino caproic.
Câu 47: Chất nào dưới đây trong phân tử không có nitơ?
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 76 / 80
A. tơ visco. B. tơ capron. C. protit.. D. tơ tằm.
Câu 48: Nhận xét nào sau đây không đúng về tơ capron?
A. thuộc loại tơ bán tổng hợp. B. là sản phẩm của sư trùng hợp.
C. tạo thành từ monome caprolactam. D. là sản phẩm của sự trùng ngưng..
Câu 49: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ capron. D. Tơ nitron.
Câu 50: Nilon–6,6 là một loại:
A. Tơ poliamit. B. Tơ visco. C. Tơ axetat. D. Polieste.
Câu 51: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 1,2-điclopropan, vinylaxetilen, vinylbenzen, toluen.
B. stiren, clobenzen, isopren, but-1-en.
C. buta-1,3-đien, cumen, etilen, but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten, propilen, stiren, vinyl clorua.
Câu 52: Polime X dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được sử dụng để dệt vải, may quần áo ấm. X là?
A. poliacrilonitrin. B. polibutađien. C. polietilen. D. poli (vinylclorua).
Câu 53: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ Xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon – 6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 54: Polime nào dưới đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. poli(vinyl clorua). B. poliisopren..
C. amilopectin của tinh bột. D. polietilen.
Câu 55: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.
C. Các polime không bay hơi.
D. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
Câu 56: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối
lượng của các monme hợp thành được gọi là
A. sự trùng hợp. B. sự trùng ngưng. C. sự peptit hoá. D. sự tổng hợp.
Câu 57: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su. Biết khi hiđro hóa chất đó thu được isopentan?
A. CH≡C-C≡CH B. CH3-C(CH3)=CH=CH2 C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 D. CH3-CH2-C≡CH

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 77 / 80


Câu 58: Cho một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta–
1,3–đien. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 5 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59: Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Isopren. B. Metyl metacrylat. C. Caprolactam. D. Axit ε-aminocaproic.
Câu 60: Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, Xenlulozơ
và len. Số lượng polime thiên nhiên là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 61: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. CH2=C(CH3)–CH2–C(CH3)=CH2. B. Tơ axetat, nilon -6,6.
C. Cao su, nilon-6,6, tơ nitron. D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)CH=CH2.
Câu 62: Cho các loại tơ: (1) Tơ tằm; (2) Tơ visco; (3) Tơ capron; (4) Tơ nilon. Số tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 63: Hợp chất nào không thể trùng hợp thành polime?
A. Axit acrylic. B. Stiren. C. Axit picric. D. Vinyl clorua.
Câu 64: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, H2N–CH2–COOH, CH2=CH–CH=CH2, CH2=CH2. Số chất trong dãy có
khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 65: Dãy nào dưới đây chỉ gồm các loại tơ nhân tạo?
A. tơ axetat, tơ visco, tơ đồng axetat. B. tơ polieste, tơ visco, tơ đồng axetat.
C. tơ polieste, tơ axetat, tơ visco. D. tơ capron, tơ axetat, tơ visco.
Câu 66: Polime được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng là
A. nilon-6. B. thuỷ tinh hữu cơ. C. cao su buna-S. D. nilon-6,6.
Câu 67: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tơ tằm và len có bản chất hoá học là protein. B. Len, tơ tằm đều là tơ nhân tạo.
C. Tơ nilon có bản chất hoá học là poliamit. D. Sợi bông có bản chất hóa học là Xenlulozơ.
Câu 68: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) buta – 1,3 – đien.
Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 69: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?
A. Tơ capron. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ lapsan. D. Tơ nitron..

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 78 / 80


Câu 70: Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ axetat; (5) tơ capron; (6) tơ
enang, (7) tơ đồng-amoniac. Số tơ nhân tạo là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 71: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sợi Xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi đun nóng.
B. Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một.
C. Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
D. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
Câu 72: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp, còn tinh bột và Xenlulozơ là loại polime tự nhiên.
B. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
C. Hầu hết các polime tan trong nước và các dung môi hữu cơ..
D. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn và do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
Câu 73: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. Xenlulozơ, poli(vinyl clorua), nilon-7. B. polistiren, amilopectin, poliacrilonitrin.
C. tơ lapsan, tơ axetat, polietilen. D. nilon-6,6, nilon-6, amilozơ.
Câu 74: Polime không có nguồn gốc từ Xenlulozơ là
A. tơ Xenlulozơ triaxetat. B. tơ tằm. C. sợi bông. D. tơ visco.
Câu 75: Cho các phát biểu sau, Số phát biểu đúng là
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(2) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(3) Nitro benzen phản ứng với HNO3 bốc khói (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(4) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(5) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen.
(6) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là các chất khí ở điều kiện thường.
(7) Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinylclorua).
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4 .
Câu 76: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, Xenlulozơ, nhựa novolac, cao su
lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thẳng là
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9
Câu 78: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 79 / 80


A. 2-metylbuta-1,3-đien. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-en. D. penta-1,3-đien.
Câu 79: Cho các kết luận sau:
(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O > nCO2 thì hiđrocacbon đó là ankan.
(2) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O = nCO2 thì hiđrocacbon đó là anken.
(3) Đốt cháy ankin thì được nH2O < nCO2 và nankin = nCO2 - nH2O
(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.
(5) Tất cả các anken đối xứng đều có đồng phân hình học.
(6) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm
màu đen vì bị oxi hoá.
(7) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
(8) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
Trong các kết luận trên, số kết luận đúng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 80: Cho các phát biểu sau: (1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và
hexametylen điamin. (2) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic. (3) Cao su buna-S
được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren. (4) Tơ Xenlulozơ axetat thuộc loại tơ
hóa học. (5) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 81: Cho dãy các polime sau: polietilen, polistiren, poli(metyl metacrylat), poli(etilen terephtalat),
poli(hexametilen ađipamit), policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), xenlulozơ triaxetat. Số polime trên thực tế
được sử dụng làm chất dẻo là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 82: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Phenol tham gia phản ứng cộng với brom trong nước.
B. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí CO2 và giải phóng O2.
C. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
D. Trong thành phần của protein có chứa nguyên tố nitơ.
Câu 83: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. poli( metyl acrylat). B. poli (phenol – fomanđehit).
C. poli (metyl metacrylat). D. poli (vinyl axetat).

HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐẾM POLIME, ĐẾM NHẬN ĐỊNH POLIME


Xem ở trang kế tiếp
Hóa học 12 – Amin, amino axit – Polymer – Trang 80 / 80
POLIME (PHẦN 1)

Câu 1. Chất nào sau đây không phải là polime?


A. Triolein. B. Xenlulozơ. C. Thủy tinh hữu cơ. D. Protein.
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là polime?
A. Lipit. B. Xenlulozơ. C. Amilozơ. D. Thủy tinh hữu cơ .
Câu 3. Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?
A. Amilopectin. B. Amilozơ. C. Cao su lưu hoá. D. Cao su Buna.
Câu 4. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6. B. Polibutađien. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 5. Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là
A. C, H, N. B. C, H, N, O. C. C, H. D. C, H, Cl.
Câu 6. Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ lapsan. D. Tơ vinilon.
Câu 7. Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp?
A. teflon. B. tơ tằm. C. tơ nilon. D. tơ capron.
Câu 8. Polime nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. tơ axetat. B. tơ olon. C. tơ capron. D. tơ tằm.
Câu 9. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6. B. tơ tằm. C. tơ visco. D. tơ capron.
Câu 10. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ capron. D. Tơ tằm.
Câu 11. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Bông. B. Tơ Nilon-6. C. Tơ tằm. D. Tơ Visco.
Câu 12. Polietilen là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-Cl. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH3.
Câu 13. Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành PVC?
A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH.
Câu 14. Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. oxi hoá-khử.
Câu 15. Chất không tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren. B. caprolactam. C. etilen. D. toluen.
Câu 16. Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3OH. B. CH3COOH. C. HCOOCH3. D. CH2=CH-COOH.
Câu 17. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH3–CH2–CH3. B. CH2=CH–CN.
C. CH3–CH3. D. CH3–CH2–OH.
Câu 18. Polime nào dưới đây được đều chế bằng phản ứng trùng hợp ?
A. tơ capron. B. nilon – 6,6. C. tơ enang. D. tơ lapsan.
Câu 19. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(vinyl clorua) . B. poli(etylen-terephtalat). C. poliacrilonitrin. D. polietilen.
Câu 20. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
A. Polietilen. B. Polivinylic. C. Nilon-6,6. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 21. Chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ nilon – 6?
A. C6H5NH2 B. H2N[CH2]5COOH. C. H2N[CH2]6COOH. D. C6H5OH.
Câu 22. Loại cao su nào dưới đây được sản xuất từ polime được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna – S. B. Cao su cloropren. C. Cao su buna. D. Cao su isoprene.
Câu 23. Loại polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polietilen. B. Nilon – 6,6. C. Tơ nitron. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 24. Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ visco. B. tơ poliamit. C. tơ axetat. D. tơ polieste.
Câu 25. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào sau đây?
A. Etilen. B. Etylen glicol. C. Glixerol. D. Ancol etylic.
Câu 26. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. axit ađipic và glixerol. B. axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. etylen glicol và hexametylenđiamin. D. axit ađipic và etylen glicol.
Câu 27. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là ?
A. polietilen. B. nilon-6,6. C. poli(metyl metacrylat). D. poli(vinylclorua).
Câu 28. Nilon-6,6 là một loại
A. tơ poliamit. B. tơ visco. C. tơ axetat. D. polieste.
Câu 29. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 30. Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. cao su lưu hóa. B. xenlulozơ. C. amilopectin. D. poli (metyl metacrylat).
Câu 31. Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo
A. Poliacrilonitrin. B. Polistiren. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen.
Câu . Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su Buna?
A. Penta-1,3-đien. B. Buta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. But-2-en.
Câu 32. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(etylen-terephtalat). B. polietilen. C. poli(vinyl clorua). D. poliacrilonitrin.
Câu 33. Một loại polime rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên " chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?
A. Plexiglas – poli(metyl metacrylat). B. Poli(phenol – fomanđehit) (PPF).
C. Teflon – poli(tetrafloetilen). D. Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC).
Câu 34. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo
thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH 2 = CH − CN . B. CH 2 = CH − CH3 . C. H 2 N − CH 2  − COOH . D. H 2 N − CH 2  − NH2 .
5 6
Câu 35. Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của
oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
A. Poli etilen. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poli butađien .D. Poli(vinylclorua).
Câu 36. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ visco và tơ nilon-6,6. D. tơ nilon-6,6 và tơ capron.
Câu 37. Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron, thì những polime
có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông, tơ nitron. B. sợi bông, tơ visco, tơ axetat.
C. sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6. D. tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat.
Câu 38. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ visco và tơ nilon-6. B. sợi bông và tơ visco.
C. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. D. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 39. Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Etylen glicol và axit tere-phtalic. B. Axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. Buta-1,3-đien-1,3 và stiren. D. Ancol o-hiđroxibenzylic.
Câu 40. Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có
thể tham gia phản ứng trùng hợp:
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 41. Trong các chất sau: C2H6 (1), CH2=CH2 (2), NH2-CH2-COOH (3), C6H5CH=CH2 (4), C6H6 (5), CH2=CH-Cl (6). Chất có thể
tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (4), (5), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (4), (6).
Câu 42. Trong các chất sau : etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime ?
A. stiren, propen. B. propen, benzen.
C. propen, benzen, glyxin, stiren. D. glyxin.
Câu 43. Dãy các polime được điều chế bằng cách trùng ngưng là :
A. polibutađien, tơ axetat, nilon-6,6. B. nilon-6,6, tơ axetat, tơ nitron.
C. nilon-6, nilon-7, nilon-6,6. D. nilon-6,6, polibutađien, tơ nitron.
Câu 44. Dãy gồm các chất có khả năng phản ứng tạo ra polime là
A. phenol, metyl metacrylat, anilin. B. etilen, buta-1,3-đien, cumen.
C. stiren, axit ađipic, acrilonitrin. D. 1,1,2,2-tetrafloeten, clorofom, propilen.
Câu 45. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7 ;
(4) poli(etylen – terephtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat); (7) poli(phenol – fomanđehit). Các polime là sản phẩm của
phản ứng trùng ngưng gồm:
A. (3), (4), (5), (7). B. (2), (3), (5), (7). C. (1), (3), (4), (5). D. (3), (4),
Câu 47. Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ
có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (2), (3), (5), (7). B. (5), (6), (7). C. (1), (2), (6). D. (2), (3), (6).
Câu 48. Dãy chỉ gồm các chất dẻo là
A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat). B. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomanđehit).
C. poli stiren; nilon-6,6; polietilen. D. polibuta-1,3-đien; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).
Câu 49. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ
khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng nào sau đây?
A. Trùng ngưng. B. Xà phòng hóa. C. Thủy phân. D. Trùng hợp.
Câu 50. Dãy gồm các polime đều có cấu trúc mạch phân nhánh là
A. amilozơ, xenlulozơ. B. nhựa rezol, poli(vinyl clorua).
C. amilopectin, glicogen. D. amilopectin, cao su buna-S.
Câu 51. Monome nào sau đây dùng để trùng ngưng tạo ra policaproamit (nilon – 6)?
A. Hexametylenđiamin. B. Caprolactam. C. Axit ε – aminocaproic. D. Axit ω – aminoenantoic.
Câu 52. Dãy polime nào được điều chế bằng phương pháp trùng hợp monome tương ứng
A. Tơ olon, nhựa bakelit, cao su lưu hóa, tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6; PVC; thủy tinh hữu cơ, tơ visco.
C. Cao su Buna, PS, teflon, tơ Lapsan. D. PE, PVC, teflon, tơ olon.
Câu 54. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
POLIME (PHẦN 2)
XÁC ĐỊNH POLIME THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN
Câu 1. Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanhtím. X là
A. tinh bột B. saccarozơ C. xenlulozơ D. glicogen
Câu 2. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm và tơ nitron. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ xenlulozơ
axetat.
Câu 3. Trong số các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon–6,6 và tơ capron. B. Tơ visco và tơ nilon–6,6. C. Tơ tằm và tơ olon. D. Tơ visco và tơ axetat
Câu 4. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. B. tơ visco và tơ nilon-6.
C. tơ tằm, sợi bông và tơ nilon-6. D. sợi bông và tơ visco.
Câu 5. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp vinyl xianua B. Trùng ngưng -aminocaproic
C. Trùng hợp metyl metacrylat D. Trùng ngưng hexametylendiamin và axit adipic
Câu 6. Dãy gồm các polime bán tổng hợp là
A. Polietilen và tơ lapsan. B. Tơ visco và cao su lưu hóa.
C. Tơ xenlulozơ axetat và tơ nitron. D. Tơ nilon-6,6 và cao su lưu hóa.
Câu 7. Dãy gồm các polime được dùng làm chất dẻo là
A. Poli(vinyl clorua), polietilen, poli(phenol-fomandehit). B. Polibutađien, poli(phenofomandehit), poli(metylmetacrylat)
C. Xenlulozơ, poli(phenol-fomandehit), poli(vinyl xianua) D. Poli(metyl matacrylat), polietilen, poli(hexametilenadipic)
Câu 8. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 9. Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna-N. Số polime có
chứa nitơ trong phân tử là
A. 4 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 10. Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su
buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 6. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 11. Cho các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enang. Trong đó, số
tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 12. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 13. Cho các polime sau: poli(metyl metacrylat), polistiren, nilon-7, polietilen, nilon-6,6 và poliacrilonitrin. Số polime
được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 14. Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna-N. Số
polime có chứa nitơ trong phân tử là
A. 4 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 16. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-
6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho các monome sau: stiren, toluen, vinyl axetat, caprolactam, metyl metacrylat, propilen. Số monome tham gia
phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 18. Cho dãy các polime sau: polietilen, polistiren, poli(metyl metacrylat), policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), xenlulozơ. Số
polime trên thực tế được sử dụng làm chất dẻo là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 19. Cho các loại tơ sau: tơ enang, tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon-6,6. Số tơ trong dãy
thuộc loại tơ tổng hợp là
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 20. Trong các polime sau: poli(metyl metacrylat); polistiren; nilon-6; poli(etylen terephtalat); nilon-6,6; poli(vinyl
axetat). Số polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarit. B. Dung dịch các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.
C. Polietilen, tơ visco đều là các polime bán tổng hợp. D. Trong hợp chất hữu cơ, nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
Câu 22. Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; (4) poli (etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6;
(6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (1), (3), (6). D. (1), (2), (3).
NHẬN ĐỊNH
Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng lưới không gian.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. D. Nilon-6,6 là polieste của axit ađipic và hexa
metylendiamin.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất dẻo PVC được tổng hợp từ vinyl clorua.
B. Poly (metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
C. Đun nóng cao su thiên nhiên thu được isopren.
D. Axit butiric và hexametylenđiamin tham gia phản ứng đồng trùng ngưng.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp. D. Tơ nitron thuộc loại polime bán tổng hợp.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là đều thuộc loại tơ tổng hợp.
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ lapsan và tơ nilon-6,6 đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Polientilen, poli(metyl metacrylat) và poli (acrilonitrin) đều được dùng làm chất dẻo.
C. Bông, tinh bột, tơ tằm đều bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Tơ visco, tơ axetat và cao su lưu hóa đều là các polime bán tổng hợp.
Câu 29. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp. D. Tơ nitron thuộc loại polime bán tổng hợp.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo B. Tơ nilon-6,6 kém bền với nhiệt
C. Poli(vinyl clorua) dùng làm cao su. D. Poliacrilonitrin điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
Câu 31. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp B. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
C. Poliacrilonitrin dùng làm chất dẻo D. Xenlulozơ trinitrat làm thuốc súng không khói
Câu 32. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylendiamin và axit axetic
B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là đều thuộc loại tơ tổng hợp
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên
Câu 33. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất dẻo PVC được tổng hợp từ vinyl clorua B. Metyl metacrylat có phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit D. Axit adipic và etilen glicol tham gia phản ứng trùng ngưng.
Câu 34. Dãy gồm các polime bán tổng hợp là
A. Polietilen và tơ lapsan. B. Tơ visco và cao su lưu hóa.
C. Tơ xenlulozơ axetat và tơ nitron. D. Tơ nilon-6,6 và cao su lưu hóa.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylendiamin và axit axetic
B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là đều thuộc loại tơ tổng hợp
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên
Câu 36. Cho các phát biểu sau về polime:
(a) Không có nhiệt độ nóng chảy ổn định.
(b) Dễ bay hơi khi đun nóng.
(c) Đa số khó tan trong các dung môi thông thường.
(d) Rất trơ với các tác nhân hóa học.
(e) Một số có tính dẻo, một số có tính đàn hồi, một số trong suốt, một số có dạng sợi.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 37. Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt.
(b) Cao su isopren được điều chế trực tiếp từ buta-1,3-đien.
(c) Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
(d) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
(e) Tơ visco thuộc loại tơ hoá học.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38. Cho các nhận định sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
(b) Cao su buna-N; buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.
(c) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon - 6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(d) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
(e) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
(f) Các polime sử dụng để làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng
trùng hợp. Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 39. Cho các nhận định sau:
(a) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
(b) Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo;
(c) Các loại tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm
(d) Lưu huỳnh hóa cao su buna, thu được cao su buna-S.
(e) "Da giả" được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng amino axit.
(f) Tơ lapsan, tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng
ngưng. Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 40. Cho các nhận định sau:
(a) Tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều là tơ hóa học.
(b) Polietilen, tơ visco đều là các polime bán tổng hợp.
(c) Trùng ngưng axit ℇ-aminocaproic, thu được policaproamit.
(d) Cao su Buna-N và Buna - S đều được tổng hợp từ phản ứng đồng trùng hợp.
(e) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch mạng phân nhánh.
(f) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 41. Cho các nhận định sau:
(a) Cao su buna và cao su isopren đều là cao su tổng hợp.
(b) PVC, PMM và PE đều là chất dẻo.
(c) Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
(d) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nitron) bằng cách đốt.
(e) Tơ nilon-6,6 rất bền về mặt cơ học, bền đối với nhiệt, axit, kiềm hơn so với tơ lapsan.
(f) Quá trình lưu hóa cao su là tạo các cầu nối -S-S- giữa các mạch cao su thành mạng lưới.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 42. Cho các nhận định sau:
(a) Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(c) Poli(vinyl clorua), polietilen được dùng làm chất dẻo.
(d) Sau khi lưu hóa, cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn.
(e) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.
(f) Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 43. Cho các nhận định sau:
(a) Khi đốt mẫu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt sợi tóc.
(b) Tơ tằm là một loại protein đơn giản.
(c) Tơ nilon-6,6 và tơ lapsan đều là poliamit.
(d) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều tạo từ các polime bán tổng hợp.
(e) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(f) Các polime sử dụng làm tơ tổng hợp đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

You might also like