Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ CHẤT LƯỢNG


NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

SỐ BÁO DANH: 006

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Phương Anh

MSSV:1953404040841

LỚP: Đ19NL2

Điểm số Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2021


DANH MỤC VIẾT TẮT

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TTLĐ : Thị trường lao động

NNL: Nguồn nhân lực

CNKT : Công nhân kỹ thuật

THCN : Trung học chuyên nghiệp

THCS : Trung học cơ sở

THPT ; Trung học phổ thông


1. Đặt vấn đề

Trong bất kỳ một hoạt động nào đó trong xã hội đều cần nguồn lực để phát
triển. Căn cứ vào nhiều yếu tố người ta chia nguồn lực thành các loại khác nhau.
Nhưng trong đó nổi bật là nguồn nhân lực (lực lượng lao động) là nhân tố quyết định
sự thành công của sự nghiệp phát triển đất nước (đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao), là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (gắn với sự phát triển
của con người) và là nền tảng quyết định sự phát triển bền vững.45 năm qua, kinh tế
Việt Nam đã và đang chuyển mình mỗi ngày . Cho đến nay, Việt Nam cạnh tranh với
các thị trường khác chủ yếu nhờ chi phí tài nguyên thấp, lao động giá rẻ, tập trung gia
công đơn giản, giá trị gia tăng rất thấp. Trong giai đoạn tới, trước những xu hướng và
yêu cầu phát triển nói trên, nếu chúng ta vẫn thuần túy gia công với lao động giá rẻ, tỷ
lệ nội địa thấp, sản phẩm sẽ không đủ tiêu chuẩn để tiếp cận với các thị trường lớn với
những chuẩn mực cao hơn theo các FTA. Vì vậy, thách thức lớn với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam là phải nâng cấp, tăng khả năng tham gia các chuỗi cung ứng với
những sản phẩm tinh vi, phức tạp hơn, sử dụng công nghệ cao hơn, tạo giá trị gia tăng
lớn hơn đặc biệt điều này còn cho thấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được
coi là chìa khóa thành công của sự phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự
phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu
. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Việt Nam đang ở trong giai đoạn có “cơ cấu
dân số vàng”, có nghĩa là số người trong độ tuổi lao động lớn và cứ 2 người đi làm
mới phải nuôi một người. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng), có
tỷ lệ đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và cả nước. Thành phố
Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; đầu tàu, động lực, có sức
hút và sức lan tỏa lớn của vùng. Thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số
9,2 triệu người nhưng có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế chung của cả
nước. Đồng thời đây còn là nơi tập trung học tập, tìm kiếm việc làm của người lao
động đến từ mọi miền của đất nước. Thị trường lao động của thành phố đang phát

1
triển, việc tìm hiểu thực trạng quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực rút ra
nguyên nhân đưa ra biện pháp khắc phục vấn đề là điều rất cấp thiết.

Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Quy mô, cơ cấu và chất
lượng nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài kết thúc môn học

2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu

2.1 Quy mô nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM về Lao động – Việc làm năm 2013 tổng số
dân số của TP. Hồ Chí Minh là 7.939.752 người. Trong đó 47,63% là nam và 52,07%
là nữ. Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động TP.HCM dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 vào
khoảng 8.149.645 người

Lực lượng lao động có khoảng 4.197.272 người chiếm 72,24% so tổng dân số
trong độ tuổi lao động. Lao động đang làm việc khoảng 4.089.251 người chiếm
96,60% so lực lượng lao động và chiếm 49,67% so tổng dân số.

Dân số đông, biến động dân cư rất lớn, người dân nhập cư đông. Tỷ lệ tăng dân số
bình quân 2009-2019 là 2,28%/ năm nhưng bình quân hàng năm tỷ lệ tăng cơ học là
1,4%.

Qui mô đào tạo các cấp học, từ mẫu giáo, mầm non đến phổ thông, cao đẳng,
đại học tăng dần qua từng năm. Năm 2011 so với năm 2002 số lớp tiểu học và trung
học tăng 21%, số giáo viên tăng 36%, số học sinh cả ba cấp tăng 16%, trong đó học
sinh tiểu học tăng 19%, trung học cơ sở tăng 6% , trung học phổ thông tăng 31%, đặc
biệt sinh viên tăng gần 2,4 lần – 238,8%.

Lực lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài có quy mô lớn và không ngưng
tăng trong ngưng tăng qua các năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, lao động phân bố đa
dạng các thị trường có mặt tại rất nhiều quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ,
Đức…

Bảng 2.1: Tổng số lao động ra nước ngoài làm việc

2
Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số 78,664 106,840 115,980 126,296 134,751

( người)

Tốc độ tăng - 35,82% 8,55% 8,89% 6,69%

Tỷ lệ nữ - - 33,3% 36,45% 39,6%


trong tổng
số

Nguồn: Tổng hợp tử Cục quản lý lao động ngoài nước

Qua số liệu bảng trên cho thấy Tổng số lao động ra nước ngoài của Việt Nam
trong những năm gần đây (2013 – 2017) ngày càng tăng, quy mô ngày càng mở rộng.
Tốc độ gia tăng lơn nhất vào năm 2013.

Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP. HCM vừa báo cáo tình hình lao
động nước ngoài làm việc trên địa bàn TP. HCM tính đến ngày 15/9/2015, số lao động
nước ngoài tại TP. HCM là hơn 20.000 người, đang làm việc tại 5.487 cơ quan, doanh
nghiệp; trong đó thuộc diện cấp giấy phép lao động là 19.629 người. Quốc gia có lao
động làm việc trên địa bàn thành phố là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Trung Quốc,..

Theo kết quả khảo sát được nêu ra trong Hội thảo "Những điều kiện cần thiết
để xây dựng TPHCM trở thành thành phố học tập", do Liên hiệp các Hội khoa học và
Kỹ thuật kết hợp Hội Khuyến học TPHCM, Sở GD-ĐT, số năm học trung bình người
dân từ 7 tuổi cho thấy có sự tiến bộ đáng kể, từ 7,37 năm 2017 lên đến 9,68 năm 2018.
Số năm đi học của người dân thường trú xấp xỉ 9 năm trong khi người nhập cư chỉ
hơn 7,5 năm riêng ngoại thành chỉ 6,7 năm

2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn của dân số 15 tuổi trở lên của khu vực ngoại thành sau 10
năm tăng khá nhanh, tỷ lệ dân số biết đọc biết viết tăng từ 92,2% năm 1999 lên
96,6% năm 2009. Theo kết quả tổng điều tra dân số 01/04/2009 ở khu vực ngoại

3
thành có 11,98% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học; 27,34% tốt nghiệp
tiểu học; 36,02% tốt nghiệp trung học cơ sở và 24,66% tốt nghiệp trung học phổ
thông. Nếu so với toàn thành phố thì tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ
sở ở khu vực ngoại thành cao hơn toàn thành phố; nhưng tỷ lệ tốt nghiệp trung học
phổ thông ở khu vực ngoại thành thấp hơn toàn thành phố rất nhiều (khu vực ngoại
thành là 24,66%, toàn thành phố là 39,8%).

Cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp

Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên theo nghề nghiệp ở
TP.HCM và so sánh với cả nước vào năm 2015

( Đơn vị tính: Người )

4
2011 2012 2013 2014 Sơ bộ
2015

TỔNG SỐ 3.826.862 3.943.18 3.989.241 4.059.162 4.129.542

Phân theo nghề


nghiệp (%)

Nhà lãnh đạo 83.951 68.718 67.515 72.030 73.278

CMKT 561.840 589.148 605.503 632.028 642.986

bậc cao

CMKT 257.144 234.043 235.001 227.864 231.814

bậc trung

Nhân viên 168.900 186.841 174.258 190.834 194.142

Dịch vụ cá nhân, bảo 1.079.896 1.180.472 1.193.102 1.181.205 1.201.685


vệ và bán hàng

Nghề nông, lâm, ngư 62.440 64.121 62.743 71.252 72.487


nghiệp

Thợ thủ công và các 531.151 553.330 557.635 577.519 587.532


thợ khác có liên quan

Thợ lắp ráp và vận 674.670 681.778 686.473 691.671 703,663


hành máy móc

Nghề giản đơn 399.201 375.120 393.632 404.634 411.649

Khác 7.669 9.609 13.379 10.125 10.306

Nguồn; Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ lao động có việc làm chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung của thành
phố Hồ Chí Minh cao hơn 2,25 lần so với mức trung bình của cả nước, gấp 1,46 lần so

5
với vùng Đông Nam Bộ, cao hơn mức trung bình của khu vực thành thị cả nước và chỉ
thấp hơn Hà Nội 0,5 điểm phần trăm. Lực lượng lao động trong ngành dịch vụ cá
nhân, bảo vệ bán hàng đông nhất trong tất cả các ngành và tăng nhẹ theo từng năm

Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế

Tổng số lao động đang làm việc là 4.492.268 người; trong đó: lao động làm
việc trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 64,89%; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ
trọng 33,08% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 2,03%

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động đang làm việc theo Ngành kinh tế

Khu vực kinh tế 2017 2018 2019*

Tổng số (%) 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 2,19 2.11 2.03

Công nghiệp - Xây dựng 34.02 33.52 33.08

Thương mại - Dịch vụ 63.79 64.37 64.89

Nguồn: Niên Giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm


2018 và tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực
và Thông tin TTLĐ thành phố Hồ Chí Minh

Cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế việc làm

Ở TP.HCM, tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tỷ trọng nhỏ, năm
2015 tỷ lệ lao động 2 nhóm này chỉ chiếm 29,1%. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương
của TP.HCM năm 2015 là 64,8% số lao động có việc làm, cao hơn nhiều so với mức
trung bình của cả nước chỉ vào khoảng 39,3%. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương
trong vị thế việc làm là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của TTLĐ, tỷ lệ lao
động làm công ăn lương của TP. HCM cao hơn rất nhiều so với cả nước đã chứng tỏ
sự phát triển của TTLĐ Thành phố.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên theo vị thế việc làm năm 2015

6
Vị thế việc làm (%) TP.HCM Cả nước Đông Nam Bộ

Chủ cơ sở 6,1 2,9 4,4

Tự làm 23,7 40,6 24,6

Lao động gia đình 5,4 17,2 8,3

Làm công ăn lương 64,8 39,3 62,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Tính vào thời điểm năm 2015, ở TP.HCM có 74,8% lao động làm công ăn
lương có hợp đồng lao động, 14% là thỏa thuận miệng và 11,2% lao động không có
hợp đồng lao động; tỷ lệ này của cả nước lần lượt là 59,3%;32,2% và 8,5%; và tỷ lệ
này của khu vực thành thị cả nước lần lượt là 72,9%; 20,1% và 6,9%. Như vậy, so với
mức trung bình của cả nước và trung bình của khu vực thành thị thì tỷ lệ lao động có
hợp đồng lao động ở TP.HCM cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 25,2% lao động làm việc
không có hợp đồng hoặc hợp đồng miệng, không có những bảo vệ về mặt pháp lý cho
những người lao động này (Tổng cục Thống kê, 2016). Do đó, tình trạng người sử
dụng lao động vi phạm pháp luật lao động về thời giờ làm việc, điều kiện lao động,...
ở TP.HCM vẫn còn phổ biến.

Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế

Năm 2019, số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp là 3.185.710 người.
Trong đó, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 4,72%, lao
động đang làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 72,14%, lao động đang
làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,14%.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp

(Đơn vị tính: %)

7
Loại hình doanh nghiệp 2017 2018 2019*

Tổng số (%) 100 100 100

Nhà nước 5,14 5,14 4,72

Ngoài nhà nươc 72.83 71.85 72.14

Có vốn đầu tư nước ngoài 22,03 23,01 23,14

Nguồn: Niên Giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và tính toán
của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin TTLĐ thành phố Hồ
Chí Minh.

2.3 Thực trang của chất lượng nguồn nhân lực

* Thể Lực

Theo điều tra của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, tuổi thọ
bình quân của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện đạt 76,2 tuổi cao hơn 3 tuổi với
tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,2 tuổi và đứng thứ 2 cả nước về số lượng người
cao tuổi

Chiều cao trung bình của các bạn trẻ từ 18 tuổi trở lên vượt 4 cm so với chiều
cao trung bình cả nước. Nam từ 18 tuổi trở lên cao trung bình 168,1 m (quốc tế 1,70
m), quốc gia 1,64 m Cụ thể: Nam thanh niên từ 18 tuổi trở lên ở TP.HCM có chiều cao
trung bình là 168,1 m, vượt 4,1 cm so với mức trung bình cả nước (1,64 m). Tuy
nhiên, so với chuẩn quốc tế (1,70 m), thanh niên TPHCM thấp hơn 2 cm.

Các kết quả dinh dưỡng trẻ em không đồng đều giữa các quận/huyện. Theo kết
quả nghiên cứu gần đây ở Bình Thạnh và Bình Tân, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là
10%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ này trên toàn thành phố. Trong số các trường hợp suy
dinh dưỡng trẻ em thì suy dinh dưỡng thể trung bình chiếm khoảng 90%, suy dinh
dưỡng thể nặng chiếm chưa đến 10%.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân ở Thành phố Hồ Chí Minh

8
7

Tổng
4
Vừa
3 Nặng
Cao trầm trọng
2

0
2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ tử vong mẹ (trên 100.000) ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 4,15 (năm
2011) lên 8,28 trong năm 2012 và giảm mạnh còn 2,45 ca trên 100.000 ca đẻ sống vào
năm 2016, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của thành phố là dưới 10 trên 100.000
ca sinh.

Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), kết quả quan trắc
năm 2018, các yếu tố có hại như: vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc... đều
vượt tỷ lệ tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó 72,63% người lao động tiếp xúc với yếu
tố có hại, nguy hiểm. Các bệnh thường gặp ở người lao động là viêm xoang, dạ dày,
bệnh mắt, bệnh phụ khoa, hen phế quản, tim mạch... Trong khi nhận thức của người
sử dụng lao động và người lao động về phòng chống các bệnh nghề nghiệp còn hạn
chế. Trong khi đó, cả nước hiện mới chỉ có 33 phòng khám bệnh nghề nghiệp trên 17
tỉnh/ thành phố mặc dù tỷ lệ người mắc các bệnh nghề nghiệp đang ngày càng tăng.
Thống kê của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng cho thấy: trong tổng số
hơn 2 triệu người lao động được khám sức khỏe định kỳ năm 2018, số người lao động
đạt sức khỏe loại I và II chiếm 70%, tỷ lệ sức khỏe loại III đạt gần 22%, còn là sức
khỏe loại yếu. Cũng trong năm 2018, gần 320.000 trường hợp được khám bệnh nghề
nghiệp. Trong đó, phát hiện 3.500 trường hợp mắc bệnh, bệnh điếc do tiếng ồn là gần
67%, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm gần 17%, bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
chiếm 9,9% và bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp chiếm 2 %.

9
Trí lực

Trình độ dân trí ngày càng cải thiện, TPHCM hiện có 92,9% dân số trong độ
tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học và tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi
trở lên là 99%.

Học sinh phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,3% năm trong giai
đoạn 2011-2015, chủ yếu ở cấp THCS (4,2%) và tiểu học (3,7%); THPT chỉ tăng 0,4%
năm

Theo thống kê khảo sát Cung nhân lực của Cục Việc làm và Sở Lao động –
TBXH thành phố năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh
(bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn) chiếm tỷ trọng
69,83% so tổng số lực lượng lao động thành phố.

Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng
hằng năm, từ năm 2011 là 28,8% đến năm 2013 là 31,2% và năm 2014 ước tính
34,90%. Cho thấy, tình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng tăng.

Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng Cục thống kê và ước tính
của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động năm 2014
tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm 18,6% so tổng số lực lượng lao động, trình
độ Cao đẳng chiếm 2,8%, trình độ Trung cấp chiếm 3,6%, Dạy nghề chiếm 9,9% .
Với cơ cấu trình độ của lực lượng lao động hiện tại việc đáp ứng yêu cầu hội nhập
của kinh tế thành phố trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh
tranh về chất lượng lao động so với các nước trong khu vực.

* Tâm lực

Có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam cần quan tâm nhất là:
kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỷ luật và trách nhiệm). Thời kỳ hội
nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao
động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng
khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin, đặc biệt là

10
năng lực tổ chức công việc thật hiệu quả. Tuy bằng cấp cao không phải là yếu tố
quyết định sự thành công, nhưng ngành nghề nào muốn có thu nhập cũng đều phải có
sự đầu tư về mặt lao động và kiến thức. Đã là tài sản vô hình thì khó đánh giá được
giá trị cao hay thấp. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến
thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được
trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.

* Năng suất lao động

Tỷ trọng quy mô kinh tế thành phố so với cả nước năm 2018 là 23,97%, cao
hơn năm 2017 và 2016 (23,4%). Năng suất lao động đạt 293 triệu đồng/lao động, gấp
2,92 lần năng suất lao động bình quân cả nước (100,3 triệu đồng/lao động), cao hơn
bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (gấp 2,88 lần).

Báo cáo tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng đầu năm 2020 của Tổng
cục Thống kê cho thấy có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp trên toàn quốc trong quý III,
giảm 63.000 người so với quý trước nhưng lại tăng 148.200 người so với năm
ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III là 2,5%, giảm 0,23 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với năm ngoái. TP HCM là địa
phương có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần
trăm so với Hà Nội (2,36%).

3 Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

3.1 Nguyên nhân

Lực lượng lao đông đông việc phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu
vực kinh tế, ngành kinh tế tiếp tục tạo mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc
làm.

Thành phố vẫn đang phải đối diện với thách thức về già hóa dân số, chỉ số già
hóa (tỷ số dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi) của TP Hồ Chí Minh là
49,4% cao hơn so với số liệu của cả nước là 48,8%. Già hóa dân số tại TP Hồ Chí
Minh chịu sự tác động sâu sắc của mức sinh thấp, mức chết thấp và tuổi thọ trung bình
tăng cao.

11
Người lao động không thực hiện đầy đủ các quy định về xuất khẩu lao động, bỏ
trốn, không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp, trong đó đáng
quan tâm ở một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan người lao động bỏ
hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì, giữ
và mở rộng các thị trường lao động này, ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam
trên thị trường lao động quốc tế. Người lao động chưa có việc làm ổn định sau khi về
nước. Kỹ năng làm việc, kiến thức, công nghệ mới đã tiếp cận trong quá trình làm việc
ở nước ngoài bị mai một, người lao động chưa tận dụng được lợi thế này để tìm một
công việc mới phù hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không chấp hành việc
báo cáo định kỳ cho cơ quan lao động địa phương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác quản lý lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp
đồng lao động trên địa bàn thành phố. Do đó, việc tổng hợp, báo cáo phân tích đánh
giá về công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế.

Các quy định thủ tục hồ sơ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phức
tạp nhiều quy trình thêm vào đó là dịch bệnh covid -19 có nhiều diễn biến bất ngờ đã
cản trở rất lớn trong thu hút lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam là thực hành
kém về cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, gánh nặng bệnh tật, không được cung cấp thực
phẩm giàu dinh dưỡng, thiếu kiến thức và kỹ năng về khẩu phần ăn hợp lý cũng như
suy dinh dưỡng người mẹ. Trong số các trường hợp suy dinh dưỡng trẻ em thì suy
dinh dưỡng thể trung bình chiếm khoảng 90%, suy dinh dưỡng thể nặng chiếm chưa
đến 10%.

Ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ
giãn việc. Trong đó, 68,9% lao động bị giảm nhẹ thu nhập, gần 40% phải giảm giờ
làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc
tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng
ngành, lĩnh vực, giữa địa phương và các khu kinh tế, công tác quy hoạch, xây dựng và
phát triển giáo dục, đào tạo còn thiếu tính khoa học.

12
Đội ngũ các giảng viên, giáo viên còn kém về mặt chuyên môn, các cơ sở vật
chất còn rất hạn chế, không theo kịp yêu cầu thực tế, các trường đào tạo vẫn dạy theo
chương trình cũ chưa cập nhật kiến thức mới, nên không đáp ứng được những yêu cầu
của nhà tuyển dụng.

Nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo vẫn chưa đổi mới, số lượng bài vở lý
thuyết quá nhiều trong khi thực hành chưa được đẩy mạnh, vẫn chưa bám sát vào thực
hành, những kiến thức hàn lâm vẫn tồn tại trong thời gian dài, khó thay đổi.

Cơ chế và cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng đào tạo, cấp giấy phép
hành nghề còn chưa được đảm bảo, làm cho thị trường lao động thiếu lành mạnh và
khó kiểm soát được chất lượng.

Các chính sách tài chính phục vụ thúc đẩy trong việc đào tạo lạc hậu, lãng phí,
ít hiệu quả, không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy các cơ sở đào tạo
phải đổi mới cơ chế toàn diện, mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội.

Thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn còn tồn tại rất phổ biến và đang có xu
hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ này cho sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình
độ lao động trong nền kinh tế giai đoạn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của thành phố
hiện nay. Tình hình này nếu không được điều chỉnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ
cấu và chất lượng NNL

Mặc dù là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, có GDP và thu nhập
bình quân đâu người cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (năm 2011 :
3000$/người) nhưng về cơ bản, thành phố là một tỉnh thành thuộc một quốc gia đang
pháttriển nhưng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp ngang với các nước chậm
phát triển với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn cao trong tổng GDP, lao động
trong nông nghiệp lớn, thành phố phải chịu những tác động từ những chính sách chung
về giáo dục, đào tạo và về NNL của cả nước, vì thế, không thể thoát khỏi tình trạng
chung là lao động chân tay còn rất lớn và lao động qua đào tạo thấp (khoảng 56%).
Đầu tư cho giáo dục – đào tạo chưa cao và chưa hiệu quả. Mặc dù những
năm gần đây tỷ lệ đầu tư cho giáo dục – đào tạo hàng năm của thành phố có tăng theo
sự tăng trưởng kinh tế nhưng sự đầu tư đó vẫn còn quá thấp (năm 2005 : 0,83% GDP ;
năm 2006 : 0,89% GDP; năm 2007 : 0,91% GDP). Nếu so với tỷ lệ đầu tư của những

13
nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ : 6,7% GDP, Hà Lan : 6,7%
GDP, Nhật Bản : 5% GDP, Pháp : 5,7% GDP; Xingapore : 18,1% GDP, Malaixia :
19,4% GDP, Hàn Quốc : 19,6% GDP, Trung Quốc : 14,6% GDP thì chúng ta dễ dàng
nhận thấy, đó là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo
của thành phố vẫn còn thấp.
3.2 Giải pháp

Xây dựng chiến lược quy hoạch và kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
thành phố từ năm 2020 và tầm nhìn 2030

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân
bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số,
phân bố dân số hợp lý, nâng cao chất lượng số góp phần phát triển đất nước nhanh,
bền vững

Nâng cao nhận thức và can thiệp để ứng phó với các vấn đề dinh dưỡng ở trẻ
em: thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân nhập cư tham gia các hình
thức học tập tại địa phương, tạo điều kiện học tập cho con em họ đến trường khi tới
tuổi đi học, địa phương cần có giải pháp an sinh xã hội hợp lý cho người nhập cư, vận
động họ tham gia các tổ chức khuyến học…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về lãnh đạo chỉ đạo, tuyên truyền, kiểm tra,
giám sát và đầu tư nguồn lực để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật
về dân số trên địa bàn.

Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề về số lượng, và đặc biệt là chất lượng nhằm thu
hút một lực lượng lớn lao động xã hội tham gia vào. Làm tốt điều này góp phần nâng
cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành phố (vì hiện nay tỷ lệ lao động có trình độ
CNKT và THCN ở thành phố còn rất thấp) một cách hiệu quả hơn, ít tốn kém, ít lãng
phí hơn và nhanh hơn.

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề đồng thời thực hiện
tốt sự phân tuyến sau THCS và THPT nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu
thợ”.

14
Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố đối với:
hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề và nhận thức tự học tập, rèn luyện nghề
của học sinh người lao động phù hợp phát triển thị trường lao động theo yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng nghề
nghiệp:Năng lực thực hành nghề chuyên môn Kỹ năng mềm đặc biệt kỹ năng giao tiếp
và làm việc nhóm; Kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; Năng lực
ứng dụng tin học và sử dụng tốt 01 ngoại ngữ; Hiểu biết cụ thể về thị trường lao động
và pháp luật lao động.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Tiệp, (2010), Giáo trình Nguồn nhân lực ,Nhà xuất bản Lao
động-Xã hội, Hà Nội.
2. Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí
Minh, Phân tích thị trường lao động năm 2014 Dự báo nhu cầu nhân lực năm
2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh
3. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và UNICEF, Báo cáo Phân tích tình
hình trẻ em năm 2017
4. Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM (2011), Báo cáo tình hình lao
động – việc làm trên địa bàn TP.HCM năm 2010.
5. Cục thống kê TP. HCM, Niên giám thống kê TP.HCM các năm 2009 – 2019,
Xí nghiệp in Thống kê TP.HCM.

16

You might also like