Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT ĐÀ NẴNG

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KẾT CẤU ĐỘNG CƠ Ô TÔ

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ DIESEL D4CB

SVTH: NGUYỄN ĐỖ THÀNH ĐẠT

LỚP : 20CC01

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 7 năm 2021

1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT ĐÀ NẴNG
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn học: CẤU TẠO ĐỘNG CƠ Ô TÔ
Thời gian làm bài: 03 ngày (Từ ngày 19/7/2021 đến ngày 21/7/2021)
Hình thức: Tiểu luận
Họ và tên thí sinh: Nguyễn Đỗ Thành Đạt Mã số SV: 201490171

NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.
1.1. Khái niệm động cơ đốt trong.
- Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động
có sẽ tạo ra nhiệt và sinh ra công cơ học. Các loại động cơ đốt trong sẽ sử dụng dòng
chảy để tạo ra công ra ngay trong buồng công tác (xilanh) của động cơ. 

- Bên cạnh đó, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao trong quá trình đốt
cháy sẽ tác dụng lực trực tiếp lên một số thành phần của động cơ như piston, cánh
tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Chính lực này giúp di chuyển vật thể trên một quãng
đường nhất định, biến năng lượng hóa học thành công hữu ích.

- Tính đến thời điểm hiện nay, thì động cơ đốt trong có nhiều loại, để phân loại
người ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng như sau:

+ Theo nhiên liệu: Động cơ đốt trong được chia thành động cơ xăng, động cơ
diezen, động cơ than… Trong đó, động cơ diesel là động cơ được sử dụng phổ biến
nhất.

+ Theo hành trình của piston trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kỳ và
động cơ 4 kì.
1.2. Cấu tạo động cơ đốt trong.
- Động cơ đốt trong được cấu tạo từ các thành phần chủ yếu sau:
+ Cơ cấu thanh truyền trục khuỷu
+ Cơ cấu phân phối khí
+ Các chi tiết cố định 8 9
+ Hệ thông cung cấp nhiên liệu và không khí
+ Hệ thống bôi trơn
+ Hệ thống làm mát 1
+ Hệ thống đánh lửa (chỉ có ở động cơ xăng) và một số bộ phận khác
7
1.3. Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong. 2

u Động cơ 4 kỳ:
4 6

2
5
3
1. Nắp máy( Quy - láp )
2. Thân máy
3. Cacte
4. Xyalnh
5. Trục khuỷu
6. Thanh truyền
7. Piston
8. Xunap
9. Vòi phun (Bu-gi)

u Động cơ 2 kỳ:

1. Bugi
2. Piston
3. Cửa thải
4. Cửa nạp
5. Thanh truyền
6. Trục khuỷu
7. Cacte
8. Đường thông cacte với cửa quét
9. Cửa quét
10. Xylanh

1.4. Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và 2 kỳ.


- Động cơ 2 kỳ: Động cơ hai kỳ là động cơ hoàn thành một chu trình công tác sau hai
hành trình của piston hay một vòng quay của trục khuỷu. Có động cơ xăng, diezel hai
kỳ, nhưng chúng có quá trình chung là sử dụng dòng khí nạp mới để đẩy khí thải ra
khỏi xilanh mà ta gọi là quá trình quét khí.
1. Hoạt động của động cơ 2 kỳ quét khí ngang (quét vòng)

+ Kỳ đầu: Piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, trong xylanh thực
hiện các quá trình:

* Thời gian đầu: do nhiên liệu cháy trong xylanh tạo ra áp suất và nhiệt độ
cao tạo ra môi chất công tác giãn nở đẩy piston đi xuống, ta thu được công có ích.

* Khi mép trên piston mở cửa thải, khí cháy có áp suất cao được thả tự do ra
ngoài. Đồng thời khi piston đi xuống nó đóng cửa nạp, khí nạp mới được nén trong
buồng trục khuỷu làm áp suất tăng.

3
* Khi mép trên piston mở cửa quét, khí nạp mới đucợ đẩy lên xylanh qua các
cửa quét, nó quét khí thảo ra ngoài và chiếm chỗ trong xylanh. Đây là quá trình quét
khí.

+ Kỳ 2: Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên nhờ quán tính các khối
lượng quay và cơ cấu thanh truyền - trục khuỷu, trong động cơ thực hiện các quá trình:

* Khi piston chưa đóng cửa quét và cửa thải, tiếp tục quét khi theo quán tính
và thải khí thải ra ngoài

* Khi piston đóng cửa quét, tiếp tục thải khí theo quán tính.

* Khi piston đóng cửa thải, khí nạp mới bắt đầu được nén trong xylanh

* Khi piston mở cửa nạp, khí nạp mới dược nạp vào buồng trục khuỷu. Khi
piston cách điểm chết trên một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu góc φ3, bơm
cao áp và vòi phun phun nhiên liệu vào buồng đốt (đối với đọng cơ diesel) làm nhiên
liệu tụ bốc cháy hay bụi bật tia lửa điên (đối với động cơ xăng) đốt cháy nhiên liệu.
Nhiên lieuj cháy làm áp suất và nhiệt độ tăng cao, khí giãn nở, đẩy piston đi xuống.

2. Hoạt động của động cơ 2 kỳ quét thẳng qua xupap thải: Để nạp khí nạp
mới vào xylanh có các cửa nạp(quét), các cửa này được đóng mở bằng piston. Để
đưa khí nạp vào xylanh có máy nén khí. Để thải khí có xupap thải.

+ Kỳ đầu: Thời gian đầu do nhiên liệu cháy trong xilanh tạo ra áp suất và nhiệt
độ cao làm môi chất công tác giãn nở đẩy piston đi xuống, ta thu được công có ích.
Khi piston đi xuống một khoảng mà ta thu được công có ích hiệu quả nhất, cơ
cấu phân phối khí điều khiển mở xupáp thải, khí thải được thải tự do ra ngoài.
Khi mép trên piston mở cửa nạp (quét), khí nạp mới được đẩy vào xilanh qua
các cửa quét, nó quét khí thải ra ngoài và chiếm chỗ trong xilanh. đây là quá trình quét
khí.
+ Kỳ sau: Piston đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ quán tính các khối lượng quay và
cơ cấu thanh truyền - trục khuỷu, trong xilanh thực hiện các quá trình:
Khi cơ cấu phân phối khí chưa đóng xupáp thải và piston chưa đóng cửa quét:
tiếp tục quét khí và thải khí thải ra ngoài.
Khi piston đóng cửa nạp và cơ cấu phân phối khí chưa đóng xupáp thải: tiếp
tục thải khí theo quán tính.
Khi cơ cấu phân phối khí đóng xupáp thải thì quá trình nén bắt đầu.
Khi piston cách ĐCT một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu góc φ3,
bơm cao áp và vòi phun phun nhiên liệu vào buồng đốt (đối với động cơ diezel) làm
nhiên liệu tự bốc cháy hay buji bật tia lửa điện (đối với động cơ xăng) đốt cháy nhiên
liệu. Nhiên liệu cháy làm áp suất và nhiệt độ tăng cao, khí giãn nở, đẩy piston đi
xuống.
* Trong kỳ sau cửa nạp được mở ra và hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào
buồng đốt và chuẩn bị để được đưa vào trong buồng đốt. Khi Piston đi xuống cửa nạp
được đóng lại và đồng thời hòa khí sẽ được đưa vào bên trong buồng đốt và khi thải sẽ
bị thải ra ngoài nhờ vào áp lực của hòa khí, khí thải thoát ra ngoài thông qua cửa thoát.
4
- Động cơ 4 kỳ:

+ Kỳ 1: Trục khuỷu quay nhờ có quán tính của các khối lượng quay làm cho
piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới làm thể tích xylanh tăng dần và áp
suất trong xylanh giảm dần. Xupap nạp mở dưới sự điều khiển của cơ cấu phân phối
khí, trong thời gian này xupap thải đóng.

* Ở quá trình khi piston ở điểm chết trên, trong buồng cháy chứa đầy sản phẩm
cháy của chu trình trước còn sót lại gọi là khí sót với áp suất pt > p0 và nhiệt độ Tt > T0

Khi áp suất trong xylanh giảm tới giá trị nhỏ hơn áp suất khí trời, không khí được
hút vào xylanh.

* Để đảm bảo nạp đầy khí nạp mới vào xylanh, xupap nạp mở trước khi piston
lên đến điểm chết trên của chu trình trước một góc φ1 để khi piston đi xuống, xupap đã
mở đủ lớn, giảm sức cản trên đường nạp.

Góc φ1 gọi là góc mở sớm của xupap nạp

* Khi piston xuống đến điểm chết dưới, xupap nạp chưa đóng mà nó được đóng,
sau khi piston đã đi lên một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu là φ 2 để tận dụng
quán tính của dòng khí nạp để nạp đầy hơn khi nạp vào xylanh

Góc φ2 gọi là góc đóng muộn của xupap nạp

+ Kỳ 2: Dưới tác dụng của quán tính các khối lượng quay, piston bị đẩy đi lên
điểm chết trên. Khi cơ cấu phân phối khí đóng xupap nạp thì quá trình nén bắt đầu.

Ban đầu nhiệt độ khí nạp nhỏ hơn nhiệt độ của chi tiết nên nhiệt được truyền từ
chi tiết cho đến khí nạp

Piston đi lên, khí nạp được nén trong xylanh làm áp suất và nhiệt độ tăng lên,
cường độ trao đổi nhiệt giữa chi tiết và khí nạp giảm.

Đến một thời điểm nào đó, nhiệt độ của khí nạp và chi tiết bằng nhau, quá trình
trao đổi nhiệt dừng lại. Lúc này xuất hiện quá trình nén đoạn nhiệt tức thời.

Khí nạp tiếp tục bị nén làm áp suất và nhiệt độ tiếp tục tăng và nhiệt độ khí nạp
lớn hơn nhiệt độ chi tiết.

Lúc này nhiệt được truyền từ khí nạp cho chi tiết. Khi piston còn cách điểm chết
trên một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu góc φ3, bơm cao áp vòi phun phun
nhiên liệu vào buồng đốt, dưới áp suất và nhiệt độ cao nhiên liệu tự bốc cháy. Đến đây
kết thúc quá trình nén.

Góc φ3 gọi là góc phun sớm

+ Kỳ 3: Khi nhiên liệu được phun vào xylanh, dưới áp xuất và nhiệt độ cao, nhiên
liệu tự bốc cháy làm áp suất và nhiệt độ tăng cao, khi giãn nở đây piston từ điểm chết
5
trên xuống điểm chết dưới. Trong kỳ này ta thu được công có ích. Khi piston xuống
cach điểm chết dưới một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu góc φ4 xupap thải
mở, khí có áp suất cao được thải ra ngoài. Đến đây kết thúc quá trình giãn nở.

Góc φ4 gọi là góc mở sớm của xupap thải.

+ Kỳ 4: Piston được đẩy từ điểm chết dưới lên điểm chết trên nhờ quán tính của
các khối lượng quay. Trong thời gian này xupap xả mở, khí thải được thải ra ngoài qua
cửa thải. Để đảm bảo thải sạch khí thải ra khỏi xylanh, xupap thải mở sớm một góc φ4
và đóng muộn một góc φ5 để tận dụng quán tính của dòng khí thải ra khỏi động cơ.

1.5. Đặc điểm cấu tạo.


- Pit tông: thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang. Piston có dạng hình
trụ và chia làm 3 phần: đỉnh, đầu và thân.Đỉnh piston có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi,
đỉnh lõm. Đỉnh piston nhận áp suất khí đốt và phải chịu nhiệt độ cao.Đầu piston có các
rãnh để lắp các xec măng khí và xec măng dầu. Đáy rãnh lắp xec măng dầu có khoan
các lỗ nhỏ thông vào bên trong để cấp và thoát dầu.Thân piston có nhiệm vụ dẫn
hướng cho piston chuyển động trong xi lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực
làm quay trục khuỷu. Trên thân piston có lỗ ngang đề lắp chốt liên kết piston và thanh
truyền.
- Xylanh: Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước có áo nước làm mát.Thân
xilanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.

- Trục khuỷu: Trục khuỷu của động cơ cao tốc thường được chế tạo bằng thép hợp
kim crom ni ken Trục khuỷu của động cơ tốc độ thấp như động cơ tàu thủy và động cơ
tĩnh tại, trục khuỷu thường được chế tạo bằng thép các bon trung bình C35, C40 ,C45
gồm 6 phần gồm đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi
trục khuỷu. Chốt khuỷu được gắn chặt vào thanh truyền ở phần đầu to. Nhiệm vụ của
nó là nhận toàn bộ lực từ thanh truyền. Cổ khuỷu có dạng hình trụ nó là trục quay
chính của trục khuỷu. Má khuỷu là phần liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. Lực từ
chốt khuỷu sẽ được truyền vào cổ khuỷu nhờ chi tiết này. Đuôi trục khuỷu là đầu cuối
và được gắn với bánh đà trong động cơ.
- Thanh truyền: hay còn gọi là tay biên. Đây là chi tiết thực hiện truyền lực giữa
piston và trục khuỷu. Thanh truyền có cấu tạo gồm các bộ phận chính: thân thanh
truyền, đầu to, đầu nhỏ và bạc lót đầu to.Thanh truyền thường được chế tạo bằng thép
các bon hoặc thép hợp kim
- Xunap: Xupap được cấu tạo nên bởi 6 thành phần chính gồm: phần đầu nấm, phần
thân, phần đuôi, đế, lò xo và phần ống dẫn cho nhiên liệu đi qua. Nó được ứng dụng
trong cả quá trình thải và nạp của Xupap.
- Trục cam: Trục cam thường được chế tạo bằng thép cácbon, thép hợp kim. Trục
cam gồm hai bộ phận chính: cổ trục và mấu cam. Ngoài ra, trên trục cam của một số
động cơ còn có bánh răng dẫn động bơm dầu, bộ chia điện, có cam lệch tâm dẫn động
bơm nhiên liệu.

1.6. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong động cơ đốt trong.
- Pit tông: Vai trò chủ yếu của piston là cùng với các chi tiết khác như xy-lanh, nắp
xy-lanh bao kín tạo thành buồng cháy, đồng thời truyền lực của khí thể cho thanh
truyền cũng như nhận lực từ thanh truyền để nén khí. Ngoài ra ở một số động cơ 2 kỳ,
piston còn có nhiệm vụ đóng mở các cửa nạp và thải của cơ cấu phối khí.
6
- Xéc măng: Làm kín buồng đốt. ( ……) Truyền nhiệt từ piston sang áo xi lanh Đưa
dầu bôi trơn cho Piston xéc măng và xylanh. Hạn chế không cho piston gõ vào thành
xylanh.
- Thanh truyền: Thanh truyền ( tay biên) có công dụng nối pít tông với trục khủyu,
đồng thời truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay
cho trục khủyu ở kỳ nổ. Và truyền chuyển động từ trục khuỷu cho piston ở 3 kỳ hút
nén xả.
- Trục khuỷu: Khi động cơ hoạt động trục khuỷu có nhiệm vụ tiếp nhận lực của
piston do thanh truyền chuyển đến và biến đổi lực đó thành mô men xoắn. Chuyển tiếp
một phần mô men xoắn qua bánh đà để truyền đến ly hợp. Vận hành những bộ phận
phụ khác của động cơ.
- Trục cam: Đây là bộ phận sẽ phối hợp chính với xu páp nhằm giúp chi tiết van
hoạt động. Khi ấy, trong trục cam sẽ có những mấu cam, các mấu cam này nhờ vào lực
đẩy của xy lanh mà đẩy van xu páp mở ra. Trục cam có hai loại là trục cam đơn và
kép. Mục đích của xu páp đơn chính là điều khiển đồng thời sự đóng mở của van hút
và xả. Ngược lại, xu páp kép là hai trục riêng biệt và điều khiển hút xả độc lập. 

- Hệ thống phân phối khí: Các bộ phận trong động cơ làm việc cùng nhau sẽ tạo ra
các hệ thống. Trong số đó có hệ thống phân phối khí, bao gồm xu pắp và và trục cam.
Trục cam giúp các van xu páp đóng mở đều đặn. Thông thường, động cơ sử dụng trục
cam trên capo máy. Ngoài ra, trong hệ thống sẽ có những thanh nối để truyền lực nâng
của mấu cam đến xu páp nhờ vào cơ chế đòn bẩy.
- Hệ thống nạp nhiên liệu: Nhiệm vụ chính của hệ thống này là cung cấp đủ một
lượng hỗn hợp nhiên liệu bao gồm xăng/dầu và không khí vào xy lanh. Ngày trước,
các động cơ thường sử dụng bộ chế hòa khí để tạo nên hỗn hợp nhiên liệu trong động
cơ. Tuy nhiên, sau những năm 80 thế kỷ trước, động cơ xe được trang bị hệ thống
phun nhiên liệu trực tiếp điện tử (EFI). Với hệ thống nạp nhiên liệu mới này, tỷ lệ pha
trộn nhiên liệu sẽ được đạt ngưỡng lý tưởng ở các xy lanh. Ngoài ra, EFI còn giúp điều
chỉnh lại lượng xăng theo chế độ vận hành riêng.

7
Hệ thống nạp nhiên liệu
- Bộ chia điện: Hầu như ai cũng sẽ biết về hệ thống đánh lửa xe ô tô. Thế nhưng,
làm sao để ra tia lửa điện ấy đó là một vấn đề ít ai biết đến. Vâng, khi ấy bạn sẽ cần tới
một chi tiết mang tên bộ chia điện. Chi tiết này có một đường dây cao áp nối với trung
tâm và có số lượng dây nối với bugi ứng với số lượng bugi. Nhờ được chia điện như
thế, mà các xy lanh sẽ được nhận một lượng điện đều đặn trong một chu kỳ và đúng
thời điểm nhằm giúp quá trình cháy tối ưu.

Sơ đồ bộ chia điện
- Hệ thống làm mát: Để giúp động cơ luôn được mát mẻ và hoạt động trơn tru, bạn
cần một hệ thống làm mát chất lượng. Chi tiết này bao gồm bộ tản nhiệt, bơm nước và
cảm biến nhiệt độ. Nước giải nhiệt trong động cơ sẽ được luân chuyển và đi tới két
mát. 

- Hệ thống điện: Trong hệ thống xe ô tô, hệ thống điện rất quan trọng. Hệ thống
này bao gồm ắc quy và máy phát điện, hệ thống làm điện được động cơ sử dụng để đề
pa máy và giúp duy trì một số các hoạt động trên xe. Để có thể nạp điện ngược cho ắc
quy, máy phát điện sẽ được vận hành trong lúc chạy xe và đến vòng tua thích hợp để
sinh điện năng nạp lại ắc quy. 

8
- Hệ thống bôi trơn:Khi động cơ hoạt động, lực ma sát sẽ được sinh ra và khiến
các chi tiết bị hao mòn. Để giảm thiểu các vấn đề ấy xuống mức thấp nhất, hệ thống
bôi trơn ra đời. Hệ thống này có chức năng đưa dầu bôi trơn chuyển động quanh động
cơ để chống mài mòn các bộ phận động cơ xe ô tô. Dầu sẽ được đưa từ bình chứa dầu
và qua bộ lọc với áp suất cao đến thành xy lanh rồi cuối cùng về đáy các te để tiếp tục
một chu kỳ mới. 

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ DIESEL D4CB.

I. Thông số kỹ thuật.

1. Mẫu động cơ: HUYNDAI D4CB.


2. Loại động cơ: 4 kỳ, 4 xylanh thẳng hàng, Turbo tăng áp,EURO IV,
làm mát bằng dung dịch, phun dầu điện tử.
3. Dung tích xy-lanh: 2497 cm3.
4. Khối lượng: 290 kg.
5. Bánh đà: SAE#10.
6. Vỏ bánh đà: SAE#4.
7. Tỷ số hành trình piston và đường kính xylanh: 91 mm x 96 mm.
8. Bơm cao áp: CRDI (hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp).
9. Hệ thống bôi trơn: Cưỡng bức.
10. Hệ thống làm mát: bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức.
11. Động cơ điều khiển vòng tua máy: bộ điều khiển điện tử ECU.
12. Thứ tự nổ của động cơ: 1 - 3 - 4 - 2.

9
13. Tỷ số sức nén của máy: 17.7 : 1.
14. Bộ chế hòa khí: Dùng bộ lọc dạng lốc xoáy.
15. Nguồn điện xoay chiều: 12V - 110 Ampe.
16. Động cơ biến đổi điện năng thành cơ năng: 12V - 2,2Kw.
17. Công suất lớn nhất: 130 mã lực 3800 vòng/phút.
18. Mô men xoắn cực đại : 255 N.m tại 1500~3500 vòng/phút.
19. Tốc độ ứng với momen cực đại: 1900÷2100 vòng/phút.
20. Chiều quay của động cơ: Ngược chiều kim đồng hồ.
21. Một số dòng xe đang sử dụng:
+ Huyndai N250.
+ Porter H150.
+ K250 Huyndai Solati.
II. Sơ đồ cấu tạo và một số công nghệ mới trên động cơ D4CB.
* SƠ ĐỒ CẤU TẠO ĐỘNG CƠ D4CB:

* MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN ĐỘNG CƠ


D4CB:

Hệ thống CRDI Trục cân bằng ma sát (Low


Friction Balance Shaft)

10
Công nghệ lọc VGT
III. Đặc điểm
- Đây là mẫu động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4. Sử dụng hệ thống phun
dầu điện tử Common Rail hay còn gọi là động cơ ga điện.Động cơ D4CB được đánh
giá là động cơ có khả năng hoạt động bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và đặc biệt là phiên
bẳn động cơ này từ năm 2018 được tích hợp thêm công nghệ khí thải Euro 4 rất hiện
đại.
- Thân thiện với môi trường.
- Mẫu động cơ Hyundai D4CB được đánh giá rất cao về sự mạnh mẽ, tiết kiệm
nhiên liệu cũng như độ bền bỉ. Chỉ với dung tích 2.5 lít nhưng động cơ có thể sản sinh
ra công suất cực đại lên đến 130 tại số vòng quay 3000 v/ph. 

- Khác với các loại động cơ Hyundai kiểu cũ, động cơ Hyundai D4CB được
trang bị hệ thống Turbo làm mát không khí nạp giúp nâng cao đáng kể công suất động
cơ.

- Ngoài ra trên động cơ Hyundai D4CB có rất nhiều hệ thống mới được trang bị
giúp động cơ có hiệu suất cao, năng cao độ bền bỉ cũng như tiết kiệm nhiên liệu tối đa.

KẾT LUẬN:
- Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về cấu tạo, chức năng cũng như
là nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong, đồng thời tìm hiểu về động cơ
D4CB của Huyndai đến nay bài tiểu luận của em đã hoàn thành.
- Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện bài tiểu luận, em đã
hiểu rõ hơn về động cơ đốt trong và đồng thời về động cơ Huyndai D4CB.
- Do thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế cũng như thiếu kinh
nghiệm khi thực hiện bài tiểu luận nên không tránh khỏi sai sót kính mong quý
thầy cô có thể góp ý để kiến thức của em hoàn thiện hơn.

----- Hết -----

11

You might also like