19d60ec61f2dee4d163c18a547ab3232

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

3.2.

Đốt cháy hỗn hợp chứa amino axit


Câu 1. Hỗn hợp X gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử đều có một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức
liên hệ giữa a, b, c là
A. 2a = 3(2b – c). B. 2a = (2b – c). C. a = (2b + c). D. a = 3(2b + c).
Câu 2. Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n + 3N) và amino axit Z (CmH2m + 1O2N) cần dùng
vừa đủ 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai amino axit X1, X2 (chứa 1 chức axit, 1 chức amin
và X2 nhiều hơn X1 một nguyên tử cacbon), sinh ra 35,2 gam CO 2 và 16,65 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của X1 trong X là
A. 80%. B. 20%. C. 77,56%. D. 22,44%.
Câu 4. Tỉ lệ thể tích CO2 : H2O (hơi) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của glyxin là 6 : 7
(phản ứng cháy sinh ra khí N2). Công thức cấu tạo của X là (biết X có nguồn gốc tự nhiên)
A. NH2–CH2–CH2–COOH.
B. C2H5–CH(NH2)–COOH.
C. CH3–CH(NH2)–COOH.
D. NH2–CH2–CH2–COOH hoặc CH3–CH(NH2)–COOH.
Câu 5. Hỗn hợp X chứa metyl acrylat, metylamin, glyxin và 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy 0,2 mol X
cần vừa đủ x mol O2, thu được 0.48 mol H2O và 1.96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với
100 ml dung dịch Br2 0,7M, giá trị x gần với giá trị nào sau đây
A. 0,4. B. 0,5. C. 0,7. D. 0,6.
Câu 6. Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O 2, thu được 16,38 gam
H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn
trong Z là
A. 10,70%. B. 14,03%. C. 13,04%. D. 16,05%.
Câu 7. Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O 2, thu được 32,22 gam
H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn
trong Z là:
A. 14,42%. B. 16,05%. C. 13,04%. D. 26,76%.
Câu 8. Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O 2, thu được 16,38 gam
H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn
trong Z là

Trang 1
A. 21,05%. B. 16,05%. C. 13,04%. D. 10,70%.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH≡C-CH=CH-CH 2NH2 và (CH3)2CH-CH(NH2)COOH cần
dùng x mol O2 (vừa đủ), chỉ thu được N2, H2O và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của x là
A. 1,35. B. 0,27. C. 0,54. D. 0,108.
Câu 10. Hỗn hợp E gồm hai hợp chất no, mạch hở, trong đó có một amino axit (phân tử chứa một nhóm
amino) và một axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E, thu được N 2, 5,376 lít khí CO2
(đktc) và 4,86 gam H2O. Hai chất phù hợp với E là
A. glyxin và axit propionic. B. alanin và axit axetic.
C. axit glutamic và axit fomic. D. lysin và axit axetic.
Câu 11. Hỗn hợp E gồm axit ađipic, axit glutamic và amino axit (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của
glyxin).
Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol E cần vừa đủ 0,73 mol khí O 2, thu được 11,16 gam H2O và 0,68 mol hỗn
hợp khí CO2 và N2.
Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amino axit lần lượt là
A. 5 và 6. B. 4 và 5. C. 2 và 3. D. 3 và 4.
Câu 12. Cho X là axit cacboxylic, Y là một amino axit (phân tử có một nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn
0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2, 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Tên thay thế
của Y là
A. axit 2-aminoetanoic. B. axit 2-aminopropanoic.
C. axit aminoaxetic. D. axit α-aminopropionic.
Câu 13. Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm hexametylenđiamin
và lysin. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O 2, sản phẩm cháy gồm
CO2, H2O và N2; trong đó số mol của CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước
vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng
thời thu được 2,688 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 32,12. B. 32,88. C. 31,36. D. 33,64.
Câu 14. Đốt cháy hỗn hợp rắn X gồm: glucozơ, fructozơ và hai amino axit no, mạch hở A, B (đều chứa 1
nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử, MB – MA = 14) thu được khí N2; 18,816 lít khí CO2 (đktc)
và 17,64 gam H2O. Số nguyên tử H trong A là
A. 11. B. 7. C. 9. D. 5.
Câu 15. Hỗn hợp T gồm hai monosaccarit đồng phân và hai amino axit (no, mạch hở, là đồng đẳng kế
tiếp, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được khí N 2,
6,272 lít khí CO2 (đktc) và 5,94 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong phân tử mỗi amino axit lần lượt là
A. 7 và 9. B. 9 và 11. C. 11 và 13. D. 5 và 7.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm alanin, valin và lysin, trong X có tỉ lệ khối lượng m O : mN = 12 : 7. Đốt cháy
hoàn toàn 7,04 gam X cần vừa đủ 8,512 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2

Trang 2
vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 28 gam kết tủa, đồng thời có V lít khí N 2 (đktc) bay ra. Giá trị
của V là
A. 0,896. B. 1,120. C. 1,344. D. 0,672.
Câu 17. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic, trong đó có tỉ lệ khối lượng m O : mN = 8 : 3. Đốt
cháy hoàn toàn 5,64 gam X cần vừa đủ 4,704 lít khí O 2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O
và N2 vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư theo sơ đồ hình vẽ:

Kết thúc thí nghiệm, thu được m gam kết tủa, đồng thời thấy có 0,84 gam khí N2 bay ra. Giá trị của m là
A. 39,40. B. 31,52. C. 35,46. D. 23,64.
Câu 18. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đều no, mạch hở; có thể là este đơn chức, amin đơn chức, amino
axit (chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu
được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Hỗn hợp X không thể gồm
A. este và amino axit B. hai amino axit C. este và amin D. hai este
Câu 19. Hỗn hợp E chứa hai este X, Y (MX < MY) được tạo bởi cùng một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng
của Gly và hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,8 mol
O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,1 mol N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là?
A. 44,12% B. 35,09% C. 62,12% D. 47,46%
Câu 20. Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2)
và este Y tạo bởi X và C 2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng một lượng vừa đủ O 2, thu được N2;
12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là
A. 14,75 B. 12,65 C. 11,30 D. 12,35
Câu 21. Hỗn hợp X gồm amin no, đơn chức, mạch hở Y và amino axit Z cùng dãy đồng đẳng với alanin.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được 20,16 lít CO2, 22,95 gam H2O và 3,92 lít N2 (các thể tích
khí đều đo ở đktc). Thành phần % khối lượng của Z trong X có giá trị gần nhất với
A. 48%. B. 49%. C. 50%. D. 51%.
Câu 22. Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m
gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và
dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dd Y rồi nung chất rắn thu được đến
khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 8,0. B. 8,5. C. 9,0. D. 9,5.

Trang 3
Câu 23. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit bậc một Y và Z. Y chứa 2 nhóm axit, 1 nhóm amino; Z chứa 1
nhóm axit, 1 nhóm amino. MY/MZ = 1,96. Đốt cháy 1 mol Y hoặc 1 mol Z thì số mol CO 2 thu được nhỏ
hơn 6. Công thức cấu tạo của hai amino axit là:
A. H2NCH2-CH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2COOH
B. H2NCH2-CH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2CH2COOH
C. H2NCH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2COOH D. H2NCH(COOH)-CH2COOH,
H2NCH2CH2COOH
Câu 24. Hỗn X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và hai aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin.
Đốt cháy hoàn toàn 6,38 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,345 mol O 2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua
bình đựng H2SO4 (đặc, dư) thấy khối lượng bình tăng 6,66 gam, đồng thời có 0,27 mol hỗn hợp khí thoát
ra. Phần trăm khối lượng của amin có trong X gần nhất với?
A. 50,2% B. 48,6% C. 42,2% D. 45,8%
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol các chất gồm etylamin, hexametylenđiamin và hai amino axit (kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của glyxin) cần vừa đủ 0,8 mol khí O2.
Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch H2SO4 (đặc, dư); kết thúc thí
nghiệm, thấy khối lượng bình tăng 12,24 gam, đồng thời có 0,6 mol hỗn hợp khí thoát ra.
Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amino axit lần lượt là
A. 5 và 6. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 5.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol các chất gồm glyxin, lysin và hai amin (no, đơn chức, mạch hở, là
đồng đẳng kế tiếp) cần vừa đủ 1,01 mol khí O2.
Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch H2SO4 (đặc, dư); kết thúc thí
nghiệm, thấy khối lượng bình tăng 15,48 gam, đồng thời có 0,8 mol hỗn hợp khí thoát ra.
Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amin lần lượt là
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 5.
Câu 27. Hỗn hợp T gồm amin đơn chức Y, amino axit Z (chứa một nhóm –NH2 và x nhóm –COOH) đều
no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam T cần 6,552 lít O 2, sau phản ứng thu được 5,85 gam nước. Cho
các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Giá trị của x bằng 1.
(2) Z có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.
(3) Số nguyên tử cacbon trong Z bằng 2.
(4) Phân tử khối của Y bằng 31.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 28. Hỗn hợp X chứa hai amin no, hở, đơn chức, liên tiếp. Hỗn hợp Y chứa valin và lysin. Đốt cháy
hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 2,89 mol O 2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được
dẫn qua bình đựng dd H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 46,44 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể
tích là 48,832 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ là

Trang 4
A. 40,00%. B. 13,32%. C. 62,32%. D. 11,32%.
Đáp án
1-A 2-C 3-C 4-C 5-B 6-B 7-D 8-B 9-B 10-A
11-D 12-A 13-B 14-D 15-D 16-A 17-C 18-D 19-D 20-A
21-B 22-C 23-A 24-B 25-D 26-B 27-C 28-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Chọn đáp án A
X gồm hai amino axit no, hở, đều có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl
⇒ đại diện hỗn hợp X là: CnH2n + 1NO2.
6n  3 2n  1 1
♦ đốt: C n H 2n 1 NO2  O2  t
C
nCO2  H2O  N2
4 2 2
||⇒ tương quan đốt: nX = 2(∑nH2O – ∑nCO2) = 2(c – b) mol.
bảo toàn nguyên tố O có: nO trong X + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇒ thay số có: 4(c – b) + 2a = 2b + c ⇔ 2a = 6b – 3c = 3(2b – c)
Câu 2: Chọn đáp án C
Quy đổi Z thành Cm–1H2m+1NCO2
Đặt x = m – 1 ⇒ 2x = 2m – 2 ⇔ 2x = 2m + 1 – 3 ⇔ 2m + 1 = 2x + 3.
⇒ Z có dạng CxH2x+3N(CO2) <= Tương tự amin Y.
Nếu ta xem phần CO2 của Z không bị đốt cháy
Thì hh chỉ chứa CaH2a+3N. [Với a là số C trung bình của n và (m–1)]
6n  3 o 1
Phản ứng cháy: CaH2a+3N + O2  t CaCO2 + (a+1,5)H2O + N2.
4 2
6n  3
⇒ 0,2 × = 0,45 ⇔ a = 1 ⇒ Sau khi Z bớt 1 cacbon thì Y và Z đều có 1 cacbon.
4
⇒ Z là amino axit có 2 cacbon ⇔ Z chỉ có thể là Glyxin
Câu 3: Chọn đáp án C
n CO2 0,8; n H 2 O 0,925

0,5n X n H2O  n CO2 0,925  0,8 0,125  n X 0, 25

0,8
nC  3, 2  n 3, n 4
0, 25
 X1 : C3 H 7 NO2 ; X 2 C 4 H 9 NO 2

Giải hệ ta được: n X1 0, 2; n X2 0, 05


0, 2*89
% X1  *100 77,56 %
0, 2*89  0, 05*103
Câu 4: Chọn đáp án C
X có dạng CnH2n + 1NO2
Trang 5
Ta có 2CnH2n + 1NO2 → 2nCO2 + (2n + 1)H2O
n CO2 2n 6
Ta có  
n H2O 2n  1 7

n = 3. ⇒ X là C3H7NO2
Mà X có nguồn gốc tự nhiên nên X là α- amino axit.
Vậy X là CH3-CH(NH2)-COOH
Câu 5: Chọn đáp án B
Htb = 0,48 × 2 ÷ 0,2 = 4,8 || Ntb = 0,07 × 2 ÷ 0,2 = 0,7 || ktb = 0,07 ÷ 0,2 = 0,35
Htb = 2 × Ctb + 2 + Ntb – 2k ⇒ Ctb = 1,4 ||
● Lại có: khi đốt HCHC thì
nO₂ = (số C + số H/4 – số O/2) × nHCHC (đúng với CT trung bình của hỗn hợp HCHC)
● TUY NHIÊN, nếu để ý thì Oxi trong hỗn hợp X đều chứa trong nhóm chức COO
hoặc COOH hay nói cách khác O đó đi với C ⇒ CO₂ ⇒ đâu cần đốt
⇒ TA BỎ QUA ⇒ khi áp dụng CT trên ta cho số O = 0
||⇒ x = (1,4 + 4,8 ÷ 4) × 0,2 = 0,52 mol ⇒ chọn B
===
Ở đây em sẽ thắc mắc bỏ COO thì mất bớt C luôn mà, thì anh nói luôn là bỏ là
ta đã giảm đi cả ktb lẫn Ctb luôn rồi nên GỘP CHUNG CÁC THỨ LẠI thì
số mol O₂ không đổi !
Câu 6: Chọn đáp án B
về mặt cấu tạo nguyên tố, ta có thể quy đổi gọn như sau:
hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin ⇔ hai ankan + NH
Gly = C2H6 + CO2 + NH và Lysin = C6H14 + CO2 + 2NH
||⇒ Quy 0,2 mol Z về 0,2 mol CnH2n + 2 + 2x mol NH + y mol CO2.
o
☆ đốt: 0,2 mol Z + 1,035 mol O2  t 0,91 mol H2O + (0,81 mol – x) mol CO2 + x mol N2.

Tương quan đốt: ∑nH2O – ∑nCO2 = 0,2 + x – y = 0,1 + x ||⇒ y = 0,1 mol.
biết y → bảo toàn nguyên tố O có ngay ∑nCO2 = 0,68 mol → nN2 = 0,13 mol.
chỉ Lys có 2N, còn lại các chất trong Z đều có 1N → nLysin = 0,13 × 2 – 0,2 = 0,06 mol.
0,1 mol CO2 quy đổi đại diện cho số mol Lys + Gly → nGly = 0,04 mol.
Theo đó, có 0,1 mol hai amin, ∑nC hai amin = 0,68 – 0,04 × 2 – 0,06 × 6 = 0,24 mol
⇒ Ctrung bình hai amin = 2,4 → cho biết có 0,06 mol C2H7N và 0,04 mol C3H9N.
⇒ Yêu cầu: %mC3H9N trong Z = 0,04 × 59 ÷ 16,82 × 100% ≈ 14,03%.
Câu 7: Chọn đáp án D
► Quy Z về CH3NH2, Gly, CH2 và NH với số mol x, y, z và t.
nZ = x + y = 0,4 mol; nO2 = 2,25x + 2,25y + 1,5z + 0,25t = 2,055 mol.

Trang 6
nH2O = 2,5x + 2,5y + z + 0,5t = 1,79 mol.
∑n(CO2, N2) = x + 2y + z + 0,5x + 0,5y + 0,5t = 1,59 mol.
||⇒ giải hệ có: x = y = 0,2 mol; z = 0,76 mol; t = 0,06 mol.
► nLys = nNH = 0,06 mol ⇒ nGly = 0,14 mol ⇒ nCH2/amin = 0,52 mol.
⇒ 2 amin là C3H7NH2 và C4H9NH2 với số mol 0,08 và 0,12 mol.
Amin có KLPT lớn hơn là C4H9NH2 ||⇒ %mC4H9NH2 = 26,76%
Câu 8: Chọn đáp án B
về mặt cấu tạo nguyên tố, ta có thể quy đổi gọn như sau:
hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin ⇔ hai ankan + NH
Gly = C2H6 + CO2 + NH và Lysin = C6H14 + CO2 + 2NH
||⇒ Quy 0,2 mol Z về 0,2 mol CnH2n + 2 + 2x mol NH + y mol CO2.
o
☆ đốt: 0,2 mol Z + 1,035 mol O2  t 0,91 mol H2O + (0,81 mol – x) mol CO2 + x mol N2.

Tương quan đốt: ∑nH2O – ∑nCO2 = 0,2 + x – y = 0,1 + x ||⇒ y = 0,1 mol.
biết y → bảo toàn nguyên tố O có ngay ∑nCO2 = 0,68 mol → nN2 = 0,13 mol.
chỉ Lys có 2N, còn lại các chất trong Z đều có 1N → nLysin = 0,13 × 2 – 0,2 = 0,06 mol.
0,1 mol CO2 quy đổi đại diện cho số mol Lys + Gly → nGly = 0,04 mol.
Theo đó, có 0,1 mol hai amin, ∑nC hai amin = 0,68 – 0,04 × 2 – 0,06 × 6 = 0,24 mol
⇒ Ctrung bình hai amin = 2,4 → cho biết có 0,06 mol C2H7N và 0,04 mol C3H9N.
⇒ Yêu cầu: %mC2H7N trong Z = 0,06 × 45 ÷ 16,82 × 100% ≈ 16,05%.
Câu 9: Chọn đáp án B
♦ Bài tập đốt cháy thuần (thuần đốt định lượng, không liên quan gì đến tính chất hóa học).
||→ quan sát: Hỗn hợp gồm C5H7N và C5H11NO2 đốt cần x mol O2 thu 0,2 mol CO2.
O2 cần đốt, liên quan đến C ||→ vất ra khỏi hỗn hợp N, H4O2 là những thành phần
(không liên quan đến yêu cầu O2 cần để đốt và cũng không liên quan gì đến giả thiết C)
||→ thấy luôn chỉ là việc đốt 0,04 mol C5H7. Dễ rồi.! viết, vẽ, bảo toàn, ... các kiểu gì cũng được
có ngay nO2 cần đốt = 0,2 + 0,04 × 7 ÷ 4 = 0,27 mol.
Câu 10: Chọn đáp án A
♦ giả thiết chữ: "hỗn hợp E gồm hai hợp chất no, mạch hở,
trong đó có một amino axit (chứa 1 nhóm NH2) và một axit cacboxylic đơn chức"
⇒ công thức phân tử của axit cacboxylic dạng CnH2nO2. còn amino axit???
o
Xem: đốt 0,1 mol E + O2  t 0,24 mol CO2 + 0,27 mol H2O + N2.

tương quan ∑∑nCO2 < ∑nH2O ⇒ CTPT amino axit chỉ có thể là CmH2m + 1NO2.
cũng từ tương quan đốt có: namino axit = 2(∑nH2O – ∑nCO2) = 0,06 mol
⇒ naxit cacboxylic = 0,04 mol ||⇒ bảo toàn C có: 0,06m + 0,04n = 0,24 mol
⇔ 3m + 2n = 12; điều kiện: m, n nguyên và m ≥ 2; n ≥ 1 ⇒ nghiệm duy nhất m = 2; n = 3.

Trang 7
⇒ tương ứng 2 chất trong E là H2NCH2COOH (Glyxin) và C2H5COOH (axit propionic).
Câu 11: Chọn đáp án D
Câu 12: Chọn đáp án A
► nCO2 = 0,7 mol < nH2O = 0,8 mol ⇒ Y chứa 1 nhóm COOH.
nY = (nH2O – nCO2) ÷ 0,5 = 0,2 mol ⇒ nX = 0,3 mol.
||⇒ dễ thấy nCO2 = 0,7 = 0,3 + 0,2 × 2 ⇒ X chứa 1C và Y chứa 2C.
||⇒ Y là Glyxin hay axit 2-aminoetanoic
Câu 13: Chọn đáp án B
Vì nHCOOCH3 = nCH3COOC2H5 ⇒ Xem hỗn hợp X chỉ chứa C3H6O2.
Y gồm: ⇔ C6H16N2 (hexametylenđiamin) và C6H14N2O2 (lysin).
Đặt nC3H6O2 = b || nC6H16N2 = c || nC6H14N2O2 = d
BTN  2c  2d 0,12
C H O
 3 6 2 : b 
 n hh 
 
C6 H16 N 2 : c  n H 2O   n CO2  2c  d b  c  d
C H N O : d 
 6 14 2 2 n O2  3,5b  10c  8,5d 1,84

C3H 6 O 2 0, 08n  n CO2 0,96(mol)
 C6 H16 N 2 0, 08n  
C6 H14 N 2O 2 0, 04  n H 2O 1,16(mol)
⇒ mGiảm = mCaCO3 – ∑m(CO2 + H2O) = 32,88 gam
Câu 14: Chọn đáp án D
Hai amino axit có CTPT dạng CnH2n + 1NO2 (n là giá trị trung bình);
+ Glucozơ và fructozơ có cùng CTPT là C6H12O6.
♦ Giải đốt T + O2  t 0,84 mol CO2 + 0,98 mol H2O + N2.
||⇒ Tương quan đốt có namino axit = 2(∑nH2O – ∑nCO2) = 0,28 mol.
☆ Đặc biệt: có Ctrung bình hỗn hợp T = ∑nCO2 : nT < 0,84 : 0,28 = 3
||⇒ 2 amino axit đồng đẳng kế tiếp chỉ có thể là C2H5NO2 và C3H7NO2 mà thôi
⇒ Số nguyên tử H trong A là 5
Câu 15: Chọn đáp án D
giả thiết chữ: hai amino axit có CTPT dạng CnH2n + 1NO2 (n là giá trị trung bình);
hai monosaccarit đồng phân là glucozơ và fructozơ có cùng CTPT là C6H12O6.
♦ giải đốt T + O2  t 0,28 mol CO2 + 0,33 mol H2O + N2.
||⇒ tương quan đốt có namino axit = 2(∑nH2O – ∑nCO2) = 0,1 mol.
☆ đặc biệt: có Ctrung bình hỗn hợp T = ∑nCO2 : nT < 0,28 : 0,1 = 2,8
||⇒ 2 amino axit đồng đẳng kế tiếp chỉ có thể là C2H5NO2 và C3H7NO2 mà thôi
⇒ Số nguyên tử hiđro trong phân tử mỗi amino axit lần lượt là 5 và 7.
Câu 16: Chọn đáp án A

Trang 8
giả thiết: mO : mN = 12 : 7 ⇔ nO : nN = 3 : 2 ⇒ đặt nN2 = x mol ⇒ nO = 3x mol.
♦ giải đốt: 7,04 gam X + 0,38 mol O2  t 0,28 mol CO2 + ? mol H2O + x mol N2.
||⇒ bảo toàn nguyên tố O có nH2O = nO trong X + 2nO2 – 2nCO2 = (3x + 0,2) mol.
⇒ mX = mC + mH + mO + mN → thay số vào ⇒ giải ra x = 0,04 mol.
⇒ nN2 = 0,04 mol → V = VN2 = 0,896 lít.
Câu 17: Chọn đáp án C
0,84 8
n N2  0, 03 mol  n X 0, 06 mol  n O  (14 0, 06) :16 0,14 mol
28 3

Gọi số mol sản phẩm cháy  CO2 x mol và H 2 O y mol

Bảo toàn khối lượng: 44x  18y 5, 64  32 0, 21  0,84 11,52

Bảo toàn nguyên tố O: 2x  y 0,14  2 0, 21 0, 56

 x 0,18
  m 197 0,18 35, 46 gam.
 y 0, 20

Câu 18: Chọn đáp án D


Chọn D vì khi đó nCO2 = nH2O.
Câu 19: Chọn đáp án D
Câu 20: Chọn đáp án A
X dạng CnH2n + 1NO2 ||→ Y dạng CnH2nNO2C2H5 ⇄ Cn + 2H2n + 5NO2.
đốt M + O2 → 0,55 mol CO2 + 0,625 mol H2O + N2.
♦ bài tập đốt cháy thuần → quan sát quy M gồm 0,55 mol CH 2 + 0,15 mol HNO2 (theo bảo toàn C, bảo
toàn H).
||→ Yêu cầu m = mM = 0,55 × 14 + 0,15 × 47 = 14,75 gam.
Câu 21: Chọn đáp án B
Câu 22: Chọn đáp án C
Nhận thấy khi đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa → khi hấp thụ sản phẩm cháy vào Ca(OH) 2
thu được đồng thời CaCO3 và Ca(HCO3)2
Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn là
CaO → nCaO = nCa(HCO3)2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2 = nCaCO3 + 2 nCa(HCO3)2= 0,2 + 2. 0,1 = 0,4 mol
Luôn có nX = nCO2 : 4 = 0,1 mol
Vì các hợp chất trong X đều có phân tử khối là 88 → m= 0,1. 88 =8,8 gam.
Câu 23: Chọn đáp án A
• Đặt Y là (HOOC)2R-NH2 và Z là HOOC-R1-NH2.

Trang 9
45 2  M R  16
Ta có 1,96
45  M R1  16

M R  13,56
M R1 
1,96
Biện luận kết hợp số C < 6 ⇒ MR = C3H5- (M = 41), MR1 = -CH2- (M = 14)
Vậy hỗn hợp X gồm H2NCH2-CH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2COOH.
Câu 24: Chọn đáp án B
mbình tăng = mH2O = 6,66(g) ⇒ nH2O = 0,37 mol ||● Đặt nCO2 = x; nN2 = y.
⇒ nhh khí = x + y = 0,27 mol || Bảo toàn khối lượng: 6,38 + 0,345 × 32 = 6,66 + 44x + 28y.
||⇒ giải hệ có: x = 0,2 mol; y = 0,07 mol ⇒ nX = 0,14 mol ⇒ Ctb X = 1,43 ⇒ amin là CH3NH2.
► Đặt namin = a; na.a = b ⇒ nX = a + b = 0,14 mol; nH2O – nCO2 = 0,17 mol = 1,5a + 0,5b.
||⇒ giải hệ có: a = 0,1 mol; b = 0,04 mol ⇒ %mCH3NH2 = 48,59%
Câu 25: Chọn đáp án D
Câu 26: Chọn đáp án B
n a min n H2O  (n CO2  n N 2 ) 0,86  0,80 0,06 mol  n a min o axit 0,10 mol.

Bảo toàn nguyên tố O: 2n a min o axit  2n O2 2n CO2  n H2O  n CO2 0, 68 mol

n N2 0,12 mol  n N 0, 24 mol  n lysin 0, 24  0,16 0, 08 mol

0, 68  0, 04  0, 48 8
n glyxin 0, 02 mol  Ca min  
0,06 3

Câu 27: Chọn đáp án C


Bỏ x COO trong Z ⇒ CT chung của T là CnH2n+3 || Bảo toàn Oxi:
0,325  0,13
nCO2 = 0,13 mol ⇒ nT = = 0,13 mol ⇒ CT = 1 ⇒ Y là CH5N ⇒ (4) đúng.
1,5
Do không có điều kiện ràng buộc x ⇒ x ∈ {1; 2; 3} ⇒ (1), (2), (3) sai
Câu 28: Chọn đáp án D
Đặt số mol hỗn hợp amin, valin và lýin lần lượt là a, b và c ta có sơ đồ:

Cn H 2n 3 N : a H 2 O : 2,58
 
C5 H11O 2 N : b  O
 2
 CO 2 : d 
C H O N : c 2,89  N : e  2,18
 6 14 2 2  2 
+ Phương trình theo số mol H2O là:
an + 1,5a + 5,5b + 7c = 2,58 mol (1)
+ Phương trình theo ∑nCO2 + N2) là:
an + 0,5a + 5,5b + 7c = 2,18 mol (2)

Trang 10
Lấy (1) – (2) ⇒ nHỗn hợp amin = a = 0,4 mol.
⇒ b + c = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol. (3)
+ Bảo toàn oxi ta có: 2b + 2c + 2,89×2 = 2,58 + 2d (4)
Thế (3) vào (4) ⇒ nCO2 = d = 1,8 mol
⇒ nN2 = e = 2,18 – 1,8 = 0,38 mol.
● Tính số mol valin và lysin:

a  b 0, 2
Ta có hệ:   nC5 H11O2 N 0, 04
a 0, 4  
 2  b 0,38  2 C6 H14 O2 N 2 0,14

Phương trình theo nCO2 là: 0,4×n + 0,04×5 + 0,16×6 = 1,8 ⇔ n = 1,6
⇒ 2 amin là CHNH2 và C2H5NH2. Đặt số mol chúng lần lượt là a, b.
a  b 0, 4
 nCH 3 NH 2 0,16
Ta có hệ:  a  2b 
 0, 4 1, 6 nC2 H5 NH 2 0, 24

+ Bảo toàn khối lượng ta có mX = 46,44 + 1,8×44 + 0,38×28 – 2,89×32 = 43,8 gam.
0,16.31
⇒ %mCH3NH2 = × 100 ≈ 11.324%
43,8

Trang 11

You might also like