Một số cột mốc đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vỡ bong bóng chứng khoán đầu tiên 2001-2003

Ngay từ những ngày đầu hoạt động từ năm 2000, thị trường chứng khoán nhanh
chóng thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Chỉ trong chưa tới một năm, VN-Index tăng
lên tục lên mức đỉnh 571 điểm vào cuối tháng 6/2001. Nguyên nhân là do sức nóng của thị
trường, các giao dịch diễn ra liên tục, giới đầu cơ tận dụng cơ hội mua vào cổ phiếu làm giá
tăng liên tục.
Sau đó, bong bóng đầu tiên của thị trường chứng khoán xì hơi. VN-Index đảo chiều
và liên tục đi xuống. Cuối năm 2001, Vn-Index bay hơi hơn 300 điểm so với đỉnh từng xác
lập, đóng cửa tại mức 235,4 điểm. Trong giai đoạn sau đó (2001-2003), nhiều đợt giảm cũng
liên tiếp xuất hiện đưa Vn-Index xuống 130 điểm, từng được coi là thấp nhất trong lịch sử thị
trường. Đến tháng 10/2003, VN-Index còn 130 điểm, gần như quay lại những ngày đầu.
Nguyên nhân: Lúc bấy giờ, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
chỉ đếm trên đầu ngón tay, không đa dạng. Việc chứng khoán tăng giá liên tục tiềm ẩn nguy
cơ về đợt điều chỉnh giảm sâu. Cộng thêm việc một số quy định từng được đưa ra hoặc dự
kiến áp dụng lúc bấy giờ như số cổ phiếu tối đa đặt mua trong phiên giao dịch và phải nắm
giữ nhiều tháng đã khiến đa số nhà đầu tư dần không còn mặn mà với thị trường.

Làn sóng đầu tư chứng khoán 2006


Sau đà tăng nóng, từ nửa cuối tháng 4/2006, chứng khoán bước vào xu thế giảm với
nhịp điều chỉnh như từng dự báo. Ngày 12/6/2006, Vn-Index mất 2,81 điểm, suốt 7 phiên liên
tiếp sau đó, chỉ số này cũng lao dốc và giảm tổng cộng hơn 60 điểm, xuống còn 487,86 điểm.
Dù vậy, giới đầu tư vẫn đánh giá đây là năm thành công với thị trường khi chỉ số chứng
khoán nhanh chóng hồi phục vào cuối năm. Năm 2006 là năm thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam được đánh giá là thời kỳ "bùng nổ" thị trường. Chỉ số giá chứng khoán
VN-Index của phiên giao dịch cuối cùng của năm (ngày 29/12) tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán (TTGDCK) TP HCM ở mức 751,77 điểm.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm
2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động
sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Ngoài ra quyết
định cắt giảm ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 1/1/2007 cũng dẫn tới làn
sóng chạy đua lên sàn vào cuối năm đó và tăng thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Cùng
với sự bùng nổ về số lượng cổ phiếu niêm yết, số lượng các công ty chứng khoán và công ty
quản lý quỹ mới thành lập. Hai định chế tài chính này đã gấp rút nộp hồ sơ xin cấp phép
trước thời hạn Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007) để tranh thủ áp dụng các điều kiện
quy định về vốn đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Thị trường chứng khoán 2007 - 2009


Tiếp đà tăng trưởng, thị trường chứng khoán ngày 12/3/2007 đã chứng kiến chỉ số
VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm. Từ mức chỉ 300 điểm thời kỳ đầu
năm 2006 thì chỉ hơn 1 năm sau, VN-Index đã gấp khoảng 3,9 lần.
Nguyên nhân: Làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước mà điển hình là IPO của
Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam...
TTCK không chỉ hiện diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã trải dài đi khắp các địa
phương trên cả nước thông qua hàng loạt chi nhánh, đại lý nhận lệnh của các công ty chứng
khoán. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô, chính sách tiền tệ, Việt Nam gia nhập
WTO cũng góp phần đẩy thị trường chứng khoán lên đỉnh.
Tuy nhiên, sau đó dấu ấn về năm 2008 đối với nhiều nhà đầu tư là cảm giác "ghê sợ"
khi thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm, ngày nào cũng chứng kiến cảnh cổ phiếu
chạm sàn hàng loạt. Một trong những chuỗi giảm nổi bật nhất phải kể đến 7 phiên liên tiếp
khiến Vn-Index mất 88,58 điểm (20,99%), bắt đầu từ ngày 3/10/2008. Sau đó không lâu, thị
trường chứng khoán tụt dốc xuống mức 235,5 điểm (ngày 24/2/2009), mức thấp nhất trong 4
năm liền kể từ 2005.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là bất ổn kinh tế vĩ mô thế giới (Financial Crisis
2008) tác động lên tâm lý khối ngoại, gây ảnh hưởng đến khối nội cộng thêm việc thu hẹp
biên độ giao dịch. Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn đến ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam,
lạm phát tăng cao, kinh tế bất ổn tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư và thị trường
chứng khoán.

2018 VN-Index vượt 1.200 điểm


Sau giai đoạn tăng nóng, giảm sâu năm 2007-2008, VN-Index trải qua nhiều năm
trong trạng thái chững lại và đi ngang. Thị trường chỉ thực sự trở lại sau đó một thập kỷ.
Tăng 48% trong năm 2017, VN-Index được xếp trong nhóm những chỉ số có mức tăng ấn
tượng nhất thế giới. “Câu chuyện thần kỳ” được viết tiếp trong năm 2018 khi các mốc quan
trọng như 1.000 điểm, 1.100 điểm được vượt qua. Liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3/2018,
Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới. Đến cuối tháng
3/2018, lần đầu tiên trong hơn 10 năm, chỉ số này tái lập mức cao lịch sử 1.171 điểm. Chưa
đầy nửa tháng sau đó, ngày 9/4, mức kỷ lục mới với VN-Index được xác lập tại 1.204 điểm –
con số cao nhất của chỉ số này được “khai sinh”.
Nguyên nhân: Dư âm đến từ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán năm 2017 khi
kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, công tác cổ phần hóa thu về 125.400 tỷ đồng thúc đẩy
dòng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường… Tình hình kinh doanh của phần lớn các doanh
nghiệp trên sàn được cải thiện nhờ thu gia tăng thu nhập bình đầu người, điển hình như nhóm
ngành hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hàng không, bất động sản.

Thị trường chứng khoán 2020 - 2021


Bắt đầu từ những tháng đầu năm 2020, thị trường chứng khoán bắt đầu chứng kiến
đợt giảm mạnh mẽ. Tháng 3/2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có xu hướng
giảm điểm mạnh. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 31/3/2020, chỉ số VN - Index dừng ở
662,53 điểm, giảm 24,8%; HNX - Index đạt 92,64 điểm, giảm 9,32% so với phiên giao dịch
ngày 28/2.
Nguyên nhân: Ảnh hưởng của COVID 19 tác động đến nền kinh tế và niềm tin của
nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không lâu sau đó thị trường chứng khoán bắt đầu trở lại đà phục hồi mạnh
mẽ. Tới ngày 31/12/2020, TTCK Việt Nam đã kết thúc một năm tăng trưởng ấn tượng với chỉ
số VN-Index đạt 1.103,87 điểm. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, cho đến tháng 4/2021,
thị trường chứng khoán đã vượt mốc 1200 điểm.
Nguyên nhân: Tình hình kiểm soát dịch bệnh khả quan, nền kinh tế bắt đầu phục hồi,
ổn định tâm lý của nhà đầu tư.

You might also like