Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ

Nguyên tắc đầu tư:


 Chỉ mua những công ty mà mình hiểu rõ nhất, tìm mọi cách để có thể hiểu rõ
hơn về công ty
 Lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận, mạnh hơn nữa là eps, eps và eps, mạnh hơn
nữa là xu hướng, xu hướng và xu hướng.
 Mua trong giai đoạn công ty đang phát triển.
 Định giá được công ty đang quá đắt hoặc quá rẻ.
 Sai là phải sửa ngay lập tức.

I. Lựa chọn cổ phiếu


1. Công ty tuyệt vời nhất để lựa chọn
 Công ty có ban lãnh đạo mang tinh thần doanh nhân, luôn khát khao phát triển, đổi
mới, học hỏi và đóng góp cho xã hội, đồng thời phải làm đúng những gì những gì
mình nói, không bào chữa cho sai lầm của mình: đi dự đại hội cổ đông, tham dự
các cuộc họp nhà đầu tư, đọc báo cáo thường niên trong 10 năm để biết những gì
họ trình bày và làm với công ty.
 Công ty có một tập thể ban lãnh đạo đã gắn bó với nhau một thời gian dài, ít nhất
trên 10 năm, chú trọng tới đời sống của công nhân viên, số lượng ban lãnh đạo sở
hữu cổ phiếu của công ty càng nhiều càng tốt.
 Công ty biết điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu để tận dụng cơ hội và đối
đầu với thách thức ( phân tích SWOT)
 Công ty đã quen với sự cạnh tranh, thường thì thị phần không quá 30%, thậm chí
tốt nhất nên chỉ dừng ở mức 15%, nhưng luôn giữ được vị trí của mình trong 5
năm trở nên.
 Công ty đứng đầu trong phân khúc sản phẩm của mình, sản phẩm của công ty có
chất lượng tốt và được khách hàng chấp nhận rộng rãi.
 Đa dạng hóa thị trường và không phụ thuộc vào quá nhiều một khách hàng, tốt
nhất không nên quá 20%/khách hàng, với nhà cung cấp cũng tương tự.
 Công ty luôn đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.
 Công ty có đội ngũ bán hàng và marketing mạnh, được đối thủ cạnh tranh và
khách hàng, cũng như nhà cung cấp đánh giá cao.
 Công ty có lịch sử tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ, đặc biệt tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận phải cao hơn doanh thu ít nhất là 25%, điều này phải diễn ra
trong 10 năm, việc tăng trưởng này hoàn toàn dựa vào việc công ty đầu tư nâng
công suất hoặc có thêm dịch vụ, sản phẩm mới.
 Công ty có sự thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy nợ tài chính, đảm bảo dòng
tiền hoạt động kinh doanh phải cao hơn ít nhất gấp 5 lần lãi vay, tỷ lệ tăng trưởng
của nợ thấp hơn một nửa so với tăng trưởng doanh thu. Nếu có phát hành thêm cổ
phiếu, công ty phải chứng minh được kết quả của việc phát hành thêm mới này
thành công khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động qua 1 quý và không pha loãng quá
nhiều.
 Công ty có tình hỉnh tài chính tốt, hoạt động hiệu quả, chi phí thấp trong ngành
hoặc trong phân khúc ngành mà công ty đang hoạt động.
 Công ty có lịch sử chi trả cổ tức 15% trở nên hàng năm.
 Ước lượng doanh thu tăng 20-25%, lợi nhuận sau thuế tăng ít nhất 50% trong năm
kế tiếp.
2. Công ty vững mạnh
Đây là công ty của những công ty lâu đời, thường đứng đầu ngành, tài chính tốt, thậm chí
thường nằm trong top các công ty lớn nhất đất nước hoặc thế giới, có đường doanh thu và
lợi nhuận tăng trưởng không quá mạnh mẽ nhưng ổn định, thường chỉ 10-15% đối với
doanh thu và cao nhất là 30% với lợi nhuận, mức trả cổ tức thường cao.
3. Công ty theo chu kỳ hay công ty theo ngành
Đây là những công ty thường theo chu kỳ của nền kinh tế, đặc biệt là giá cả hàng hóa
hoặc ngành đang tốt nhờ các chính sách của chính phủ. Với những công ty theo chu kỳ
hoặc ngành đặc biệt phải theo dõi sát sao giá cả hàng hóa cũng như những động thái của
chính phủ, đặc biệt là mức tín dụng dành cho ngành này.
Ngoài ra, một mức giảm trong lượng hàng tồn kho thành phẩm của những công ty hàng
hóa, kéo theo đó là doanh thu và lợi nhuận tăng sau một thời gian giảm nhiều là dấu hiệu
để chú ý ngành này. Thường nếu một ngành tốt sẽ kéo theo hàng loạt ngành xung quanh
tăng lên. Ví dụ, ngành bất động sản được nhà nước cởi trói nhờ gói 30.000 tỷ, ngay lập
tức ngành xây dựng, ngành vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng tăng mạnh. Dù với bất cứ lý
do gì, cũng không thay đổi cách chọn công ty trong các ngành này, chọn công ty có hiệu
quả hoạt động tốt nhất, chi phí thấp nhất đồng thời có động lực tăng trưởng cao nhất,
động lực tăng trưởng thường được ưu tiên.
Một dạng công ty khác nữa trong nhóm chu kì và ngành, đó chính là những công ty vẫn
hiệu quả hoặc không sụt giảm quá mạnh trong một ngành khó khăn, thậm chí nhờ khó
khăn mà chiếm được thị phần của những công ty khác, đó chính là những công ty nên
nắm giữ lâu dài trên 1 năm.
4. Công ty quay trở lại với hoạt động kinh doanh cốt lõi và thoát khỏi thời kì khó
khăn
Thường đây là những công ty này đã từng có vị thế dẫn đầu trong ngành trong quá khứ,
nhưng vì lạc lối đầu tư ngoài ngành như bất động sản, chứng khoán hoặc một ngành nào
đó mà không nằm trong một guồng quay với ngành chính, sau một thời gian vướng vào
những rắc rồi này bắt đầu tái cấu trúc và quay trở lại với hoạt động kinh doanh cốt lõi,
với điều kiện là hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn tốt, thậm chí là cơ hội để công ty trở lại
một cách mạnh mẽ hơn.
Với những công ty thoát khỏi thời kì khó khăn vì một scandal hoặc sản phẩm bị lỗi ảnh
hưởng lớn tới công ty, nhưng sau một thời gian cố gắng khắc phục và hoàn thiện lại quy
trình sản xuất hoặc quản trị, công ty bắt đầu tiết giảm được được chi phí, lợi nhuận bắt
đầu tăng trở lại, với những công ty này hãy đợi sau khi đã khắc phục hoàn toàn sự cố
trước đó.

II. Tài chính:


Điều quan trọng là tôi muốn thấy công ty phải thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát được
chi phí, hiệu quả hoạt động ở mỗi thời kì có thể khác nhau vì tính chất ngành hoặc vì các
công ty khác đột biến, nhưng việc kiểm soát được chi phí thì chỉ có những công ty mạnh
nhất và bền vững nhất mới làm tốt nhất. Điều này được thể hiện thông qua công ty luôn
muốn tự chủ được nguồn nguyên liệu của mình thông qua một quy trình khép kín, cố
gắng áp dụng một hệ thống kế toán chặt chẽ nhằm thắt chặt các chi phí không cần thiết,
luôn cải thiện và nâng cấp thiết bị nhà máy hoặc quy trình sản xuất, đồng thời, công ty
cũng cẩn trọng trong việc phát triển quá nóng vì sử dụng đòn bẩy nợ và phát hành thêm
cổ phiếu nhằm thu hút vốn.
Thường những công ty này có:
 Lợi nhuận gộp của công ty thường ổn định và cao hơn các công ty trong ngành,
tiêu chuẩn ít nhất phải cao trên 15%.
 Lại liên quan đến lợi nhuận gộp, một sự thay đổi trong nguyên liệu thường sẽ diễn
ra thấp hơn so với doanh thu, thể hiện ở việc % doanh thu tăng cao hơn % tăng giá
vốn, hoặc % doanh thu giảm thấp hơn % của giá vốn, hoặc % tăng biên lợi nhuận
gộp của công ty sẽ cao hơn trong thời kì thuận lợi hoặc % giảm biên lợi nhuận gộp
của công ty sẽ thấp hơn trong thời kỳ khó khăn.
 Chi phí lãi vay của công ty không chiếm quá cao so với lợi nhuận gộp, thường chỉ
20% hoặc tốt nhất là thấp hơn nhiều.
 Chi phí bán hàng nên chiếm cao nhất trong các loại chi phí, tôi muốn thấy một
công ty có hoạt động marketting và tập trung cho đội ngũ, đại lý bán hàng, hoàn
thiện sản phẩm. Vì tùy thuộc vào từng loại công ty nên tôi sẽ linh hoạt, đối với chi
phí quản lý công ty cũng tương tự. Tỷ lệ chi phí bán hàng nên cao nhất trong
ngành.
 Biên lợi nhuận thường ít nhất phải là 5%, nếu biên lợi thấp hơn 10% thì tỷ lệ
doanh thu/vốn phải cao chứng tỏ khả năng quay vòng vốn phải tốt để tạo ra lợi
nhuận cao bù đắp cho biên lợi nhuận thấp, thường phải trên 3 lần. Ví dụ vốn của
công ty là 3000 tỷ thì doanh thu nên là 9000 tỷ nếu biên lợi nhuận có 5%. Đồng
thời biên lợi nhuận của công ty cũng phải cao nhất trong ngành.
Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận đừng quá cao tới mức 40-50%, với những
công ty như vậy mà không độc quyền nhờ nhà nước thì thường sẽ có nhiều đối thủ
cạnh tranh tham gia vào, tốt nhất hãy theo dõi sát sao, bởi chỉ cần một đối thủ
tham gia vào thôi là đủ để biên lợi nhuận giảm xuống hoặc lợi nhuận sau thuế thấp
đi.
 Tiền mặt, công ty luôn có lượng tiền mặt cao và tăng theo năm để đảm bảo cho
những trường hợp cần thiết, đồng thời thể hiện sự hiệu quả trong việc kiểm soát
chi phí và hiệu quả trong hoạt động, tỷ lệ này tôi muốn thấy chiếm ít nhất 10% tài
sản ngắn hạn, đồng thời tỷ lệ tiền/tài sản ngắn hạn cũng phải cao nhất trong ngành.
 Khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ phải trả tùy thuộc vào ngành, không phải cứ
khoản phải thu cao là xấu, nhưng nếu như tăng quá đột biến hoặc thay đổi liên
quan đến chính sách thu tiền của công ty, ví dụ như nới lỏng nhằm có nhiều khách
hàng hoặc bán được hàng nhiều hơn theo tôi không phải là cách hay, với khoản
phải thu tốt nhất không nên có số ngày thu tiền thấp hơn 2 tháng đối với số ngày
xuất hàng tồn kho thành phẩm hoặc hàng hóa, hoặc chính xác hơn là không nên
quá 60 ngày mà ko cần phải xét đến chỉ số số ngày hàng tồn kho. Với khoản phải
trả, việc chiếm dụng vốn quá lâu là một mối quan ngại mặc dù quan điểm trên thị
trường tài chính là nên chiếm dụng vốn càng nhiều càng tốt, đứng ở quan điểm
này tôi muốn công ty cũng công bằng như chính chính sách thu tiền của công ty,
tốt nhất không nên quá 60 ngày nhằm giúp cho người cung cấp của chính mình
đảm bảo được hoạt động sản xuất. Với hàng tồn kho, đây là vấn đề khó nhất mà
tôi từng gặp, với hàng tồn kho tôi không muốn nhìn thấy % tăng hàng tồn kho cao
hơn % tăng doanh thu và giá vốn, tốt nhất là thấp hơn 20%, nhưng bắt buộc phải
tăng theo, nếu một công ty có nhà máy mới hoặc có thị trường mới, sản phẩm mới
mà hàng tồn kho không tăng, tôi luôn đặt nghi vấn cho công ty này.
Về chỉ số khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả tốt nhất nên so sánh với
ngành công ty hoạt động, tốt hơn các công ty trong ngành và ổn định là được.
 Nợ, đây là vấn đề tôi cực kì quan tâm, một tỷ lệ đẹp là tổng nợ/vốn chủ sở hữu
<0.75 ở Việt Nam, còn thấp hơn nữa thì càng tốt, nhưng đó chưa phải là vấn đề cốt
yếu. Vấn đề cốt yếu liên quan đến việc sử dụng quá mức đòn bẩy nợ khiến cho
nợ/doanh thu thậm chí tiến sát tới bằng 1. Đây là điều cực kì nguy hiểm bởi nếu
công ty hoạt động với biên lợi nhuận 10% thôi thì cũng khiến cho việc kinh doanh
trở nên lao đao nếu không muốn nói là nguy hiểm, một mức chấp nhận được là
doanh thu/tổng nợ >3.
 Xét về nợ ngân hàng ngắn hạn, tôi cực kì ưa thích chỉ số (khoản phải thu +
hàng tồn kho – khoản phải trả) – nợ ngắn hạn >0 hoặc thậm chí là (khoản
phải thu + hàng tồn kho – khoản phải trả)/nợ ngắn hạn>2, điều này chứng
tỏ vốn lưu động của công ty là rất tốt, tình hình tài chính của công ty đủ để
không vay nợ quá mức cho việc kinh doanh mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
 Xét về nợ ngân hàng dài hạn, nếu công ty không có tạo ra được được sản
phẩm mới, nhà máy mới, thị trường mới hoặc thực hiện các thương vụ
M&A nhằm mở rộng quy mô của mình thì tốt nhất nợ dài hạn nên ổn định
hoặc giảm theo thời gian, tôi thì thích sau 2-3 năm nợ dài hạn của công ty
lại tăng so với năm trước, bởi điều đó chứng tỏ công ty lại tiếp tục đầu tư
nhằm nâng cao năng lực và quy mô của mình.
 Xét về quan điểm đầu tư, trong 3 đến 4 năm nếu doanh thu mà tăng mỗi
năm 10-15% mỗi năm mà tổng nợ không tăng thì đó là điều tốt.
 Cuối cùng, vốn chủ sở hữu, nếu công ty có thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát
triển, lợi nhuận giữ lại lớn đủ để có thể chi trả cổ tức trong 2-3 năm tới mà không
phải đầu tư thì đó là điều tốt, với vốn chủ sở hữu tôi thường thích so sánh với lợi
nhuận tạo ra, doanh thu và nợ.
 Doanh thu và nợ đã nói, doanh thu/vốn chủ sở hữu > 3 và nợ/vốn chủ sở
hữu < 0.75 là những chỉ số lý tưởng.
 Với lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, nếu so sánh trong ngành tốt nhất
nên so sánh ít nhất 3 năm, để xem trung bình của công ty có cao nhất trong
ngành hay không, nhiều khi những công ty khó khăn hoặc ở vị trí thứ 4 thứ
5 gặp những điều kiện thuận lợi khiến cho ROE của những công ty nhìn
thấy rất cao và chúng ta tưởng chừng như cực kì hiệu quả, thực chất đây chỉ
là sự hiệu quả ngắn hạn, khó kéo dài hơn 1 năm, với những công ty tuyệt
vời ROE của công ty sẽ tăng nhưng sẽ không quá đột biến hoặc mức độ
biến động không quá chênh lệch, điều này có được bởi công ty có sự hoạt
động hiệu quả và ổn định. Thông thường ROE >20% là rất tốt, 15%
<ROE<20% bình thường, ROE <15% nên xem xét kĩ. Vì ROE là một chỉ
số cố định nên quan trọng vẫn là sự tăng trưởng của công ty, một công ty
đang gặp khó khăn có thể có chỉ số ROE thấp, nhưng khi nó trở lại với quỹ
đạo của mình thì ROE lại trở lại cao và ổn định. Tốt nhất nên xem trung
bình và sự ổn định.
 Dòng tiền, việc phân tích những chỉ số doanh thu và bảng cân đối kế toán đủ để
xem xét mà ko cần xem xét đến dòng tiền, nhưng đây là bước để kiểm tra lại một
lần nữa. Cái tôi muốn nhìn thấy trước tiên là một dòng tiền hoạt động kinh doanh
trước thay đổi vốn lưu động tăng trong 3 năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh thuần và hoạt động đầu tư cần phải xem xét.
 Tốt nhất, (dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – hoạt động đầu tư)
dương mạnh là điều tốt, và nếu tăng hàng năm thì càng tốt, đó là những
công ty mà tôi muốn sở hữu nhất.
Tuy vậy, đó không phải là tất cả, cuối cùng vẫn phải quay trở lại bản chất
của công ty, một công ty sản xuất thì những nhận xét trên là đúng, nhưng
một công ty thương mại, đặc biệt là những công ty kinh doanh mặt hàng sắt
thép, điện máy và trang sức, vàng bạc đá quý thường sẽ có dòng tiền kinh
doanh âm vì phải nhập một lượng lớn hàng tồn kho phục vụ cho mục đích
kinh doanh hoặc chỉ đơn thuần là mang tính đầu cơ, thường những công ty
này chúng ta nên xem xét lượng tiền mặt, nợ cũng như dòng tiền có khả
năng trả nợ của công ty, và đặc biệt nhất nên biết công ty hoạt động như thế
nào bằng cách xem xét sản phẩm cũng như chu kì kinh doanh của công ty.
Nếu công ty có thể trả cổ tức đều đặn thì đó đã là một công ty đáng lựa
chọn rồi.
Một lần nữa, dòng tiền dương luôn là tốt nhất, dòng tiền mặt của công ty
tăng theo thời gian luôn báo hiệu sự giàu có.
 Dòng tiền đầu tư nên âm hàng năm và cao sau mỗi 3 năm cho thấy công ty
đang đầu tư mở rộng. Dòng tiền tài chính nên ổn định.
 Doanh thu và giá vốn, tôi muốn để doanh thu và giá vốn cuối cùng bởi đây là một
vấn đề theo tôi là quan trọng nhất, công ty có tăng trưởng được hay không thì việc
phân tích doanh thu là cực kì quan trọng, việc phân tích giá vốn xem xét công ty
có thực sự có lợi thế từ quy mô và kiểm soát chi phí tốt hay không.
DOANH THU = SẢN LƯỢNG * GIÁ BÁN
 Một công ty có giá bán tăng có thể do ngành đang tăng hoặc nhu cầu đang
cao, hoặc do giá vốn tăng cao trước đó, thông thường việc tăng doanh thu
này thường không bền vững bởi giá bán có thể biến động lên xuống không
lường trước được, thường thì điều này khiến toàn bộ công ty trong ngành
được hưởng lợi. Để tìm được một công ty đang tăng trưởng, chúng ta phải
nhấn mạnh vào SẢN LƯỢNG hoặc DỊCH VỤ mà công ty đang cung cấp,
nếu sản lượng tăng 20-30% thì đó thường là công ty đã thành công trong
việc phát triển sản phẩm mới, chiếm được thị phần hoặc những sản phẩm từ
nhà máy mới đã đi vào thị trường một cách thành công, điều này khiến cho
công ty tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai nhờ độ nhận biết và sự
hài lòng của khách hàng.
Việc bóc tách doanh thu từng mảng nếu công ty hoạt động ở nhiều mảng
khác nhau, nhưng tốt nhất các mảng này đều chung một ngành hoặc tận
dụng được thế mạnh của công ty, là cần thiết để chúng ta có thể tập trung
phân tích vào ngành nào đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, với
những ngành có biên lợi nhuận cao nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao, đó có
thể là tương lai của công ty, nhưng vì quá nhỏ nên hãy chỉ dừng ở mức theo
dõi. Thường thì công ty sẽ có một mảng chiếm tới 80% doanh thu và lợi
nhuận.
Đồng thời việc bóc tách doanh thu có thể cho chúng ta biết được rằng công
ty đang muốn phát triển mảng nào, tình hình của từng mảng hoạt động ra
sao, đồng thời để xem có đúng như định hướng của công ty như đã nói.
 Sau đó, việc đánh giá xem giá vốn đang ở mức nào là rất quan trọng, việc
% giá vốn tăng cao hơn % tăng doanh thu là dấu hiệu cho thấy ngành của
công ty đang gặp khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công
ty trong ngắn hạn hoặc báo hiệu cho thấy ngành hoặc công ty đã đạt đỉnh
tăng trưởng. Hãy cẩn thận với những dấu hiệu trên.
Để hiểu rõ giá vốn, hãy hiểu rõ quy trình sản xuất của công ty, đầu vào của
từng loại nguyên liệu đóng góp vào giá vốn ra sao, điều này sẽ giúp ước
lượng được giá vốn tại thời điểm hiện tại, từ đó ước lượng được tình hình
giá vốn và công ty có tự chủ được đầu vào hay không.
 Một công ty tăng trưởng và đáng để mua thường sẽ có % tăng trưởng doanh
thu > % tăng giá vốn.
Từ đó, khiến cho tôi cực kì ưa thích chỉ số tăng trưởng sau của công ty:
% tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (hoặc trước thuế) > % tăng trưởng lợi
nhuận gộp > % tăng trưởng doanh thu.
Nếu một công ty tăng trưởng 20% doanh thu từ việc tăng sản lượng, đẩy lợi nhuận tăng
trưởng 50% và khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng 100% thì đó là công ty tôi mong muốn
sở hữu nhất. Nếu doanh thu tăng, lợi nhuận gộp tăng mà lợi nhuận sau thuế chưa tăng thì
đó thường là dấu hiệu để chúng ta xem xét và nghiên cứu kĩ cho việc công ty chuẩn bị
bùng nổ lợi nhuận sau thuế, hãy nghiên cứu kĩ.
Ngược lại, một công ty có mức % tăng trưởng lợi nhuận sau thuế <% tăng trưởng
doanh thu khiến tôi luôn phải suy nghĩ công ty có đang gặp vấn đề về quản lý chi
phí hoặc công ty có khả năng đang ở đỉnh chu kì phát triển của chính công ty hoặc
của cả ngành.
Như vậy, doanh thu tăng nhờ sản lượng hoặc dịch vụ tăng thêm, sản lượng và
dịch vụ tăng thêm lại tăng được nhờ “SẢN PHẨM MỚI, THỊ TRƯỜNG MỚI,
QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỚI, NHÀ MÁY MỚI”

Tài chính chỉ là những con số ghi lại quá khứ, cần phải xem xét kỹ lưỡng để đánh giá
khoản đầu tư có phải là an toàn hay không, quan trọng hơn là những dấu hiệu cho thấy sự
thay đổi của công ty đang diễn biến tốt hay xấu đi, hoặc đang ổn định.

III. Thời điểm mua


1. Thời điểm mua
 Thời điểm mua của một công ty lý tưởng nhất là khi công ty mới bắt đầu vào giai
đoạn phát triển hoặc phát triển được một sản phẩm mới, nhà máy mới, quy trình
sản xuất mới, thị trường mới, tăng được giá bán, giảm được giá thành hoặc tiết
giảm được nhiều chi phí.
Tuy vậy, để xác định được thời điểm nào nên tham gia là điều khá khó. Tôi thích
nhất là những công ty tốt, đang mới tăng trưởng nhờ vào những yếu tố trên, đã thể
hiện được kết quả thông qua việc tăng trưởng doanh thu lợi nhuận trong 1 đến 2
quý, đặc biệt hơn là doanh thu tăng, lợi nhuận gộp tăng nhưng lợi nhuận sau thuế
chưa tăng, nhưng chưa được thị trường phát hiện, đó chính là những mỏ vàng quý
báu để có thể gấp đôi, gấp ba thậm chí gấp 10 lần tài sản. Thường những cơ hội
như thế, sau khi tìm hiểu kĩ tôi sẽ không bao giờ bỏ qua, nhất định không bao giờ
bỏ qua.
Mua khi thị trường chán và hoảng sợ, nghi ngờ luôn là cơ hội để mua được những
giá tốt.
Tuy nhiên, thường thì giá cổ phiếu sẽ đi trước, điều này là do việc các nhà đầu tư
và thị trường đã ngày càng thông minh và chuyên nghiệp, mức độ có được thông
tin đã nhanh hơn nhiều so với trước kia, tuy vậy, dù thế tôi cũng muốn nhìn thấy
được một dấu hiệu của việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, ít nhất là lợi
nhuận gộp trước đã, việc một cổ phiếu tăng giá mạnh không khiến tôi phải trở nên
quá bối rối, nó chỉ khiến tôi hứng thú hơn với việc tìm hiểu một cách kỹ càng và
thận trọng hơn, miễn là sau khi nghiên cứu, tôi xác định được công ty mới trong
giai đoạn đầu của sự phát triển và xu hướng này sẽ còn kéo dài một năm nữa, giá
hợp lý thì tôi vẫn tham gia.
Đồng thời việc đọc báo cáo thường niên liên tục, ít nhất trong 3 năm, giúp tôi xác
định được công ty đang đầu tư vào những dự án gì để từ đó chú ý những dấu hiệu
khi những dự án này cho hiệu quả, nếu may mắn, tôi có thể tính toán hoặc hỏi
được điểm hòa vốn, khi dự án vượt qua điểm hòa vốn và bắt đầu cho lợi nhuận, đó
là lúc mà tôi sẽ tham gia vào. Thường những lúc công ty đầu tư, việc chi phí ban
đầu như chi phí khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
lãi vay sẽ ngốn một khoản kha khá lợi nhuận của công ty, lúc này việc làm sao
hiểu rõ quy trình sản xuất và theo sát công ty là cần thiết.
 Đối với các công ty tái cấu trúc, thoát được khó khăn cũng tương tự, nói chung
ban đầu sẽ là giảm được chi phí nhờ việc thắt chặt, loại bỏ đi những mảng không
hiệu quả, cho tới việc hàng tồn kho giảm, doanh thu bắt đầu tăng lên và lợi nhuận
gộp tăng, sau đó thì lợi nhuận sau thuế tăng, những công ty này nếu không có
những án mới thì tôi sẽ không nắm giữ quá lâu nếu công ty không trở nên tốt hơn.
 Đối với những công ty theo ngành, việc lựa chọn những công ty đầu ngành luôn
được ưu tiên, đồng thời phải theo sát giá cả hàng hóa, giá đầu vào cũng như chính
sách của chính phủ đang hướng vào ngành nào. Đối với những công ty chu kì như
sắt thép hoặc ô tô, hàng không, thậm chí là các ngành khác, việc đọc báo cáo về
ngành, đọc bản tin hàng tháng, hàng quý, thường là của hiệp hội là cần thiết, ví dụ
một sự tăng trưởng của doanh số bán ô tô sẽ dễ dàng tìm được trong bản báo cáo
của hiệp hội hàng tháng hoặc hàng quý.
Dù thế nào tôi vẫn muốn tìm được những công ty này ở mức giá mà tôi đánh giá, một sự
gia tăng doanh thu lợi nhuận phải đủ sức khiến cho eps tăng gấp đôi, tức giá cổ phiếu
phải tăng gấp đôi thì tôi mới mua, hoặc ít nhất là 70%, tôi không hứng thú với những cổ
phiếu của công ty mà mức tăng trưởng của eps chỉ tăng được 20-30%, điều này quá rủi ro
để tôi mua. Ít nhất khi tôi mua ở những giá hấp dẫn khiến cho việc rủi ro trở nên thấp
hơn, thậm chí khi tôi sai.
Về việc mua cổ phiếu, với những công ty tuyệt vời tôi sẽ không cần sử dụng tới phân tích
kỹ thuật, nhưng với những công ty theo ngành, tôi sẽ sử dụng phân tích kỹ thuật, thường
thì dấu hiệu đầu tiên là việc các cổ phiếu ngành đó sẽ tăng trần hàng loạt, thanh khoản
lớn sau một thời gian thanh khoản của cổ phiếu thấp, thường thì thanh khoản sẽ tăng ít
nhất 3 đến 4 lần, cổ phiếu đáng mua nhất là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, tăng sớm
nhất và mức độ tăng cao nhất, tuy vậy thường giai đoạn ban đầu sẽ không phải thời điểm
lý tưởng để mua, thời điểm tốt nhất để mua là sau khi cổ phiếu của ngành đã tăng được
20-30% sau đó tích lũy 2-3 tháng và điều chỉnh 10-15% về giá với thanh khoản thấp, đây
là thời điểm mà thị trường sẽ không rõ tại sao ngành lại tăng giá và còn nghi ngờ về sự
chuyển biến của ngành.
Một mẹo nhỏ khác để phát hiện được những ngành có thể tăng tiếp theo và những ngành
đã bị thị trường đánh giá quá cao là đọc bản phân tích báo cáo chiến lược hàng năm, hàng
quý và hàng tháng của các công ty chứng khoán, nếu ngành nào bị đánh giá là tiêu cực và
trung lập, hãy để ý tới ngành nó nếu như giá cổ phiếu chưa tăng và bắt đầu có sự chuyển
biến tích cực từ kết quả kinh doanh, đối với ngành mà mọi thứ đều tốt, giá cổ phiếu đã
tăng gấp đôi, được các công ty chứng khoán đánh giá tích cực, hãy tránh xa ra, càng xa
càng tốt.
2. Tiếp theo là phần định giá
Phần này liên quan tới cả phần bán, bản thân tôi không quá tin vào định giá của các công
ty chứng khoán, và cũng không cần sử dụng những phương pháp phức tạp như dòng tiền
tự do, cổ tức. Qua quá trình đầu tư và theo dõi công ty, tôi nhận ra việc chính công ty còn
khó mà dự báo được dòng tiền kinh doanh trong 2 3 năm tới, thế nên việc đưa vào một sự
không chắc chắn, dự báo nhờ những con số trong tương lai thường không đáng tin, thậm
chí xác suất sai là khá cao. Tôi đọc các báo cáo của công ty để tham khảo và xem xét
mình có bỏ sót những thông tin nào nữa hay không, còn về định giá, P/E là chỉ số đơn
giản nhưng hiệu quả nhất. Nhà đầu tư vĩ đại Warrant Buffet nói đúng, không cần phải
có chỉ số IQ quá cao, những công thức phức tạp, chỉ cần sử dụng các phép cộng trừ nhân
chia và hiểu rõ công ty mà mình đang đầu tư là thành công rồi.
Xét về chỉ số P/E, chỉ số này có cả 2 thứ rất thực tế, P là giá và E là eps, lợi nhuận sau
thuế trên một cổ phiếu. Một thực tế là giá của cổ phiếu trong trung và dài hạn (từ 3
tháng trở nên) gắn liền chặt chẽ với % tăng trưởng eps, hãy nhớ % tăng trưởng eps chứ
không phải % tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế, nếu % tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
thấp hơn % phát hành thêm cổ phiếu thì % eps cũng sẽ thấp hơn cùng kì, giá cổ phiếu của
công ty cũng khó mà tăng được thậm chí là giảm. Thường thì %eps tăng được khoảng
bao nhiêu thì giá cổ phiếu P sẽ tăng % bấy nhiêu, ví dụ: eps quý II năm 2016 của VHC
tăng được 227%, giá cổ phiếu cũng tăng xấp xỉ 2.5 lần từ 31.500đ/cp lên 67.000đ/cp,
tương tự, tôi đã kiểm tra hầu hết cổ phiếu và đúng là như vậy, %eps tăng trưởng là thước
đo cho việc tăng giá của cổ phiếu.
Có 2 trường hợp, một là P tăng trước eps, đẩy chỉ số P/E lên cao trước, hai là P sẽ tăng
sau khiến P/E thấp.
Trước tiên tôi muốn hiểu được P/E thế nào là rẻ và đắt hay hợp lý.
P/E có 2 cách hiểu:
o Cách 1: Nếu coi P là giá vốn để đầu tư vào một dự án, E là lợi nhuận hay
dòng tiền hàng năm nhận được, như vậy P/E là số năm hoàn vốn. Ví dụ tôi
mua một dự án bất động sản, vốn đầu tư là 1 tỷ, hàng năm tôi cho thuê và
thu được 100tr/năm, để có thể hoàn lại vốn đầu tư thì tôi phải mất 10 năm
nếu giá cho thuê không thay đổi. Như vậy, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì
dự án đó càng hiệu quả. Tương tự, P/E mà càng thấp thì cổ phiếu đó càng rẻ
và đáng đầu tư.
o Cách 2: Nếu coi P là giá vốn đầu tư vào một dự án, E là lợi nhuận hay dòng
tiền hàng năm nhận được, đảo ngược lại E/P chính là ROE hay lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ở đây có thể coi là vốn đầu tư), ROE càng
cao thì dự án càng hiệu quả và đáng để đầu tư. Ví dụ thay vì gửi ngân hàng
100tr mỗi năm thu được 7%, E/P = ROE = 7%, thì nếu đầu tư vào cổ phiếu
FPT với P/E là 11, E/P = ROE = 9.9% hiệu quả hơn. Như vậy P/E càng
thấp thì cổ phiếu càng rẻ và đáng đầu tư.
P/E là một chỉ số nhằm so sánh thước đo hiệu quả nhất để xem nên đầu tư vào kênh đầu
tư nào, theo tôi, đơn giản nhất là hãy lấy P/E của ngân hàng làm thước đo, vì đa số người
dân Việt Nam vẫn gửi tiền vào ngân hàng là nhiều nhất, nếu sau này đa số đầu tư ở kênh
trái phiếu, hãy lấy trái phiếu làm thước đo, với bất động sản thường P/E sẽ là 20-25, vì
bất động sản chưa có sự hiểu biết rõ nên tôi sẽ để dành phần này, nếu có cơ hội sẽ trình
bày sau. P/E của ngân hàng 15, nếu P/E của thị trường và cổ phiếu vững mạnh là 15 (lưu
ý là cổ phiếu của những công ty vững mạnh, như FPT) là 15 thì là hợp lý, cổ phiếu của
những công ty đầu ngành và có quy mô lớn, ổn định hơn như VNM, GAS, VCB có thể là
20-25 là hợp lý, nếu thấp hơn chứng tỏ thị trường đang khá rẻ, nếu cao hơn, tầm khoảng
20-25 thì thị trường đang khá đắt.
Ý tưởng 1: hãy mua một cổ phiếu tăng trưởng nhưng chưa được thị trường để ý với mức
P/E tầm khoảng 8-13, tức mức giá là rẻ hoặc hợp lý để bán với mức P/E tầm khoảng 20-
25, tức khá đắt.
a. Trường hợp 1: EPS tăng trước rồi P tăng sau
Tôi đã trải nghiệm điều này trong 4 năm và thực tế thường diễn ra đúng như vậy, tại sao
lại có sự đắt và rẻ như vậy, đó chính là cái gọi của tâm lý đám đông, thường thì những
công ty tăng trưởng chưa được thị trường chú ý sẽ có mức P/E là 8-13, mặc dù đã thể
hiện kết quả kinh doanh nhưng đa số nhà đầu tư thường chưa chú ý tới khiến mức giá
chưa tăng mạnh hoặc thậm chí là giảm, tôi cảm thấy may mắn nếu có thể phát hiện và
mua được ở những thời điểm này, thường thì sau 1 đến 2 quý kinh doanh khả quan, giá
cổ phiếu đã tăng 30% và P/E tăng từ 7-8 lên 13-14 mới được thị trường chú ý, lúc này
đây vẫn là mức giá chấp nhận mua được.
Miễn là % eps tăng còn lớn hơn % tăng giá P 30% thì tôi vẫn chấp nhận được. Lưu ý là
giá P sẽ lấy ở mốc P/E là 10, ở đây không có lý thuyết nào cả, chỉ đơn giản là tôi thấy thế
là hợp lý.
Với những cổ phiếu vững mạnh thì chỉ cần P/E xấp xĩ 15 là đã mua được, thấp hơn thì
càng tốt, với những cổ phiếu mạnh hơn nữa, đứng đầu ngành và quy mô quá lớn, 20 vẫn
là con số hợp lý nếu công ty có thể tăng trưởng 20%. Lý giải cho điều này, đó là do một
công ty lớn và tăng trưởng sẽ có được niềm tin của nhà đầu tư lớn hơn, ví như bất động
sản trong quận 1 sẽ được trả giá cao hơn nhiều so với quận Thủ Đức, mặc dù có thể giá
thuê/vốn ở quận 1 chưa chắc đã cao hơn so với Thủ Đức. Ngoài ra, nếu một cổ phiếu có
thể tăng trưởng tới 20% đều đặn mỗi năm, thì chỉ sau 3.6 năm là công ty đó đã hoàn vốn,
điều này có được là nhờ vào sức mạnh của lãi kép (1+0,2)^3.6, ví dụ tôi mua VNM với
mức P/E là 20, giá 100.000đ/cp và eps 5000đ/cp ở thời điểm hiện tại thì sau 3.6 năm tôi
sẽ hoàn vốn, nhưng nếu tôi mua PVT giá 20.000đ/cp, eps 2000đ/cp, P/E là 10 và có tốc
độ tăng trưởng là 10% thì phải mất tới 7.2 năm tôi mới hoàn vốn. Rõ ràng một công ty
VNM P/E 20 tăng trưởng mỗi năm tới 20% đang rẻ hơn PVT P/E 10 tăng trưởng mỗi
năm có 10%.
Ý tưởng thứ 2: Nếu công ty đã được chú ý, quan trọng vẫn là % tăng trưởng eps > 50%,
đồng thời P/E không cao hơn 20.
Khác với công ty vững mạnh tăng trưởng ổn định 20%/năm, với những công ty có quy
mô vừa và nhỏ, nếu thị trường chấp nhận một mức P/E là 20 thì yêu cầu một mức tăng
trưởng thấp nhất là 50% trong ít nhất một năm nữa để bù cho việc được trả giá cao hơn.
b. Trường hợp 2: P tăng trước rồi EPS tăng sau
Điều kiện lý tưởng và may mắn là giá tăng sau khi eps tăng, nhưng thông thường thì sẽ
không được suôn sẽ như vậy, giá thường tăng trước khi eps tăng, điều này thường diễn ra
khi cổ phiếu đó có tính thanh khoản cao, được nhiều nhà đầu tư chú ý từ trước, đặc biệt là
được nhiều quỹ sở hữu, hoặc công ty có sự chuyển biến như trường hợp của công ty theo
ngành hoặc theo chu kì và công ty gặp khó khăn trở lại quỹ đạo phát triển. Nếu P/E đột
nhiên bị đẩy lên một cách nhanh chóng tới 20, đừng lo lắng, đây là dấu hiệu cho thấy
công ty đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ lợi nhuận sau thuế, thông thường % tăng eps sẽ
trên 100% hoặc cao hơn, nếu nghiên cứu kĩ mà bạn có thể nhận ra được điều này giá cổ
phiếu sẽ còn tăng mạnh hơn nữa, nhưng trong năm sau hoặc vào quý sau. Như tôi đã nói,
thường thì những cổ phiếu tăng giá ở giai đoạn ban đầu sẽ điều chỉnh nên tôi cứ nghiên
cứu kĩ trước rồi sẽ quyết định có nên mua hay không. Và cũng tùy công ty, với công ty
tăng trưởng nhanh, việc giá tăng khiến cho P/E từ 8 nên 13 tức tăng 50% cũng không
khiến tôi nao núng tham gia vào, việc một cổ phiếu vững mạnh có P/E tăng từ 15 lên 22
cũng khiến tôi nhanh chóng thích thú tìm hiểu, miễn là % tăng trưởng của eps cao hơn %
tăng giá P.
Nhưng tốt nhất, hãy tham gia trước đó, tức là trước khi công ty chưa tăng giá quá mạnh,
để làm được điều này, chỉ còn cách đọc, đọc và đọc, hỏi, hỏi và hỏi, càng nhiều càng tốt,
không còn cách nào khác để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Với trường hợp P/E, miễn là P/E < 30 và giá cổ phiếu chưa tăng liên tục gấp đôi thì cơ
hội vẫn còn. Nhưng lý tưởng nhất, vẫn là trường hợp 1, tức là tìm những công ty tăng
trưởng bị định giá thấp.
Hai lưu ý khác dành cho P/E:
o Nếu P/E quá thấp thì thường là do công ty không thể tăng trưởng được, đây
là dạng công ty tốt nhất không nên mua, nhưng một dạng công ty còn nguy
hiểm hơn, đó là công ty ở đỉnh chu kỳ, thường ở đỉnh chu kì phát triển, sau
một thời gian tăng trưởng mạnh, công ty trở nên bão hòa, nếu bình thường
thì công ty sẽ ổn định với mức tăng trưởng 10-15% thậm chí là thấp hơn,
nhưng nếu P/E đột ngột thấp, có thể xuống 5-7, hãy cẩn trọng, mặc dù tình
hình tại thời điểm đó là rất tốt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang
có vấn đề, có thể là giá vốn tăng cao, hoặc tệ hơn nữa là doanh thu sụt giảm
mạnh, khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm rất mạnh, hãy phát hiện điều này
càng nhanh càng tốt, bởi vì sau đó giá sẽ sụt giảm rất mạnh để rồi mức P/E
thấp trở nên cao.
o P/E là thước đo cho tâm lý nhà đầu tư, P/E thấp thường thể hiện sự chán
chường, P/E cao thường thể hiện sự hưng phấn, điều này là dĩ nhiên bởi P/E
có yếu tố P là giá cả, nếu P/E tăng gấp đôi gấp ba trong một thời gian ngắn,
tốt nhất nên tìm cách tránh xa đám đông càng xa càng tốt bằng cách bán cổ
phiếu.
Cuối cùng, như tôi đã viết ở nguyên tắc ban đầu, chỉ mua khi tôi biết công ty đang trong
xu hướng phát triển, đó có thể không phải là một công ty quá tốt, chỉ cần là một công ty
khó khăn hoạt động bình thường trở lại, công ty trung bình chuyển qua khá, hoặc chuyển
từ khá qua tốt là đã kiếm được một khoản lợi nhuận lớn từ thị trường chứng khoán rồi.
Tuy nhiên, sự an toàn vẫn được ưu tiên lên trên hết.

IV. Thời điểm bán


Thời điểm bán cổ phiếu thực sự quan trọng, bước cuối cùng để hiện thực hóa lợi nhuận
thành tiền mặt thực sự trong tài khoản.
Thường thì tôi sẽ bán cổ phiếu trong những trường hợp sau:
1. Giá cổ phiếu tăng mạnh cao hơn giá trị thực, khiến cho mức tăng trưởng lợi nhuận
trong tương lai của công ty không thể theo kịp phần tăng giá, ví dụ %eps tăng là
50% nhưng giá tăng tới 100% tức gấp đôi thì đó là dấu hiệu đã vượt quá giá trị
thật, nếu %eps tăng 100% mà giá cổ phiếu bị đẩy nên tới 150% thì nên bán, hoặc
ngay cả eps % tăng 100% mà giá tăng gấp đôi vẫn có thể bán nếu P/E tăng gấp đôi
đạt tầm 20-25 cùng với việc giá cổ phiếu tăng nhanh, điều này là bởi vì một cổ
phiếu dù có phát triển tốt mấy cũng khó mà được định giá tương đương với một
công ty lớn mạnh (tôi thường lấy P/E của VNM là tham khảo) mặc dù chỉ tăng 15-
20% mỗi năm, đồng thời %lợi nhuận quý này có tăng mạnh thế nào thì cũng
không có gì đảm bảo lợi nhuận quý sau sẽ tăng như vậy, nếu không nói là có thể
giảm.
2. Công ty hết sức tăng trưởng, nếu một công ty hoạt động hết công suất, không thể
tăng công suất hoặc thị trường đã bão quà, không còn cách nào có thể tiết giảm chi
phí trong 1 đến 2 năm nữa thì tôi cũng sẽ bán, không có lý do gì nắm giữ một công
ty không tăng trưởng được nữa, dù công ty đó có tốt đến đâu.
3. Công ty có sản phẩm mới, thị trường mới, nhà máy mới hoặc ban quản lý mới
nhưng không hiệu quả, thể hiện qua việc doanh thu tăng trưởng dưới 7-10% nhưng
chi phí tăng mạnh, sản phẩm không được tiếp nhận, nhà máy hoặc dịch vụ mới từ
việc là kỳ vọng sẽ giúp doanh thu tăng mạnh thì giờ đây trở thành nỗi thất vọng.
4. Bản chất của công ty thay đổi, một ban lãnh đạo không còn tốt như trước, một sản
phẩm còn có thể cạnh tranh được nữa nhưng không chịu thay đổi và để mất thị
phần vào những đối thủ cạnh tranh khác, một nhà máy mãi không được nâng cấp
hoặc không có tư duy tiến lên mà chỉ mong muốn cố thủ để giữ vững thị phần,
hoặc từ một công ty có chi phí thấp nhất ngành trở thành một công ty có chi phí
cao vì đua theo sự phát triển nóng làm tăng đòn bẩy nợ, phát hành thêm hoặc tăng
các chi phí khác.
5. Giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu, nếu công ty không thể tự chủ nguyên liệu hoặc
không có chiến lược để nâng cao hiệu suất nhằm giảm chi phí.
6. Công ty ở đỉnh chu kì khi ngành đang quá tốt đến nổi có quá nhiều đối thủ cạnh
tranh tham gia, thường thì doanh thu lợi nhuận của công ty và của ngành tăng
trưởng đột biến sau một thời gian 1-2 năm ngành đã tốt.
7. Cổ phiếu của công ty đã tăng nhiều, được thị trường chú ý và nhiều bài phân tích
viết nên mua.
8. Công ty hoạt khộng không hiệu quả khiến cho doanh thu và lợi nhuận sụt giảm,
dấu hiệu đầu tiên là thông qua 1 đến 2 quý có kết quả kinh doanh giảm sút một
cách đáng kể, thường thì doanh thu giảm 10%, lợi nhuận giảm trên 25%.
9. Tìm thấy một công ty tốt hơn hoặc định giá của công ty đó rẻ hơn.
10. Và cuối cùng, tôi “SAI” trong việc đánh giá công ty. Điều này cực kì quan trọng,
phải được sửa thật nhanh, dù có lỗ bao nhiêu đi chăng nữa cũng phải bán. Đó là
cách duy nhất để tôi tồn tại trên thị trường này và bảo toàn vốn nhằm tìm kiếm cơ
hội mới.
V. Quản lý danh mục:
Mục tiêu tối đa hóa danh mục cực kì quan trọng, mặc dù lựa chọn được cổ phiếu đúng
nhưng nếu không tăng tối đa lợi nhuận và bảo vệ thành quả thì việc chúng ta mất đi công
sức và thời gian sẽ xảy ra. Công và thủ phải hòa hợp. Không những thế, việc sở hữu một
danh mục an toàn và khiến chúng ta ngủ ngon sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống yên
bình hơn. Dưới đây là những cách quản lý danh mục, đương nhiên tùy vào tài sản quản lý
mà số lượng cổ phiếu sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là giống nhau trong việc phân bổ
từng loại cổ phiếu.
1) Không sử dụng đòn bẩy nợ.
2) Sử dụng 90%, còn 10% còn lại là để dự phòng và chào đón những cơ hội mới.
3) Về cơ cấu danh mục đầu tư:
 50% dành cho cổ phiếu tốt tăng trưởng, đây là nhóm cổ phiếu ưu tiên nhất để
kiếm lợi nhuận một cách tối đa.
 20% dành cho cổ phiếu vững mạnh, đây là cổ phiếu phòng thủ nhằm giúp
chúng ta tránh những biến động quá lớn liên quan đến thị trường và công ty.
 10% danh cho các công ty theo chu kì và theo ngành.
 10% dành cho các công ty tái cơ cấu và công ty thoát được khỏi khó khăn.
Việc một công ty có thể chuyển từ công ty vững mạnh thành một công ty tăng trưởng
hoặc ngược lại, và một công ty thoát khỏi khó khăn thành một công ty vững mạnh,… và
một số trường hợp khác khiến cho việc quản lý danh mục phải trở nên linh hoạt để đạt
hiệu quả tối đa. Quan trọng là phải xác định vị trí của công ty đang ở đâu trong quá trình
phát triển, đặc biệt là tìm được công ty trong giai đoạn tăng trưởng là mấu chốt của thành
công. Không còn cách nào khác ngoài việc phải hiểu rõ cũng như tìm kiếm những thông
tin từ những người trong ngành hoặc từ chính những người nội bộ công ty.
Ví dụ:
Chúng ta có một danh mục gồm: tăng trưởng VHC 50%, vững mạnh FPT 20%, 10%
HVN theo chu kì, và 10% GMD tái cơ cấu lại. Với 50 tỷ, chúng ta có 25 tỷ VHC, 10 tỷ
FPT, 5 tỷ HVN, 5 tỷ GMD và 5 tỷ tiền mặt dự trữ.
 Trường hợp thuận lợi nhất, chúng tao có một VHC tăng 100%, FPT chỉ tăng 30%,
HVN tăng 30%, GMD tăng 30%. Tổng danh mục sẽ là:
25x2+10x1.3+5x1.3+5x1.3+5=81, tỷ suất sinh lợi 62%
 Trường hợp không đạt được mục tiêu: VHC không tăng giá, FPT chỉ tăng 15%,
HVN và GMD đều giảm 10%. Tổng danh mục sẽ là:
25+10x1.15+5x0.9+5x0.9+5=50.5, tỷ suất sinh lợi 1%.
Trung bình, đạt được một tỷ suất sinh lợi là (62+1)/2=31.5%.
Đó chính là mục tiêu tôi muốn đạt được.

Trường hợp, nếu VHC từ một công ty tăng trưởng thành một công ty vững mạnh, và FPT
chuyển từ một công ty vững mạnh sang một công ty tăng trưởng, tôi sẽ tiến hành giảm tỷ
trọng VHC xuống 20% và tăng tỷ trọng FPT lên 50% để tối đa hóa hiệu quả.
KẾT LUẬN:
 Phân loại các công ty thành 4 loại: tăng trưởng, vững mạnh, chu kì hoặc tái cơ
cấu.
 Chọn công ty có sản phẩm mới, thị trường mới, quy trình sản xuất mới, nhà
máy mới, có vị thế dẫn đầu, hiệu quả hoạt động và khả năng kiểm soát chi phí
tốt nhất trong ngành.
 Ban lãnh đạo làm đúng những gì những gì đã nói ra.
 Tìm kiếm cơ hội mua những công ty đã thể hiện kết quả tốt nhưng bị thị trường
bỏ qua và định giá thấp.
 Bán khi vượt định giá, công ty thay đổi bản chất hoặc do đánh giá sai công ty.
 Quản lý danh mục đầu tư không sử dụng nợ và theo công thức: 50% tăng
trưởng, 20% vững mạnh, 10% chu kỳ, 10% tái cơ cấu, 10% dự trữ.
Bonus: BÀN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Tôi không đánh giá cao hoặc quá thấp phân tích kỹ thuật, tôi vẫn sử dụng phân tích kỹ
thuật để xác định được công ty bị thị trường đánh giá như thế nào, nhiều nhà đầu tư quan
tâm chưa, thậm chí xác định xu hướng giá và tìm kiếm những cơ hội đầu tư từ việc kiểm
tra thường xuyên biểu đồ.
Hàng ngày, tôi vẫn thường xuyên xem lại toàn bộ chart của tất cả các cổ phiếu trên sàn
trước khi đi ngủ. Đây là một trong những thói quen mà tôi xem là quan trọng bên cạnh
đọc báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, tin tức và hỏi những thông tin từ những
người trong ngành.
Về kỹ thuật, tôi xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Xu hướng > sự đồng pha của giá và khối
lượng
 Về xu hướng: tôi đọc kỹ về chu kỳ 5 sóng eliot (tăng), để tận dụng con sóng 3 là
con sóng tin tưởng.
o Sóng 1 là sóng nghi ngờ và không có thông tin, sóng 2 là việc nhà đầu tư
thoát vị thế của mình, sóng 3 là sóng tin tưởng, sóng 4 là sóng chốt lãi sau
khi đã ra thông tin, sóng 5 là sóng điên.

o Cùng với đó là tâm lý đi kèm theo với từng cơn sóng


Việc hiểu tâm lý thị trường là một điều cực kì quan trọng, giúp tôi biết
mình đang ở đâu trong chu kì một con sóng.
 Về giá và khối lượng: giá và khối lượng cần đột biến, với khối lượng phải tăng ít
nhất gấp 3 lần trung bình 10 ngày, và giá cần tăng ít nhất là 4%. Tôi thường so
sánh các điểm sau với ngày đột biến này, nếu điều chỉnh mà khối lượng thấp hơn
½ khối lượng của ngày đột biến và giá không thấp hơn giá thấp nhất của ngày đột
biến, tốt nhất nên giảm cao nhất chỉ 2% thì một sự đảo chiều trở lại với khối lượng
lớn hơn (có thể không lớn bằng cây đột biến) nhưng là cơ hội để mua vào.
 Điểm cắt lỗ: cắt lỗ thấp hơn giá thấp nhất của ngày mua vào, thường tôi sẽ mua
cây đột biến, do vậy tôi thường cắt lỗ giá thấp nhất của cây đột biến. Lưu ý, giá là
giá sau 2h chiều hoặc ATC.
 Nếu sử dụng MA: tôi sử dụng MA 200, MA 50 và MA10. Chỉ mua khi giá ở trên
MA 200, thời điểm mua tốt nhất là khi giá cắt qua MA 50 cùng với MA 10, sóng
thường sẽ điều chỉnh về MA50, và trong khi tăng giá, thường điều chỉnh về MA10
và tiếp tục tăng giá. Khi xuống dưới đường MA10 sẽ thường về MA50 là cơ hội
mua vào ở 2 đợt đầu, đợt thứ 3 điều chỉnh về MA50 tốt nhất không nên tham gia.
Không tham gia khi giá cắt dưới MA10, MA50 và đặc biệt là MA200.

THE END

You might also like