Hoa Tiet Trong My Thuat An Nam-Les Motifs de LArt Annamite-Nguyen Duc Chinh Dich

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 137

Họa tiết trong Mỹ thuật An Nam

(Les Motifs de l’Art annamite)


Tác giả: L. Cadière
Người Dịch : Đức Chính

Bài 1 : Họa tiết trang trí hình kỷ hà


Thực khó phân loại cho rõ ràng văn tự các họa tiết (motifs) trang trí vì chính các nghệ sĩ,
thợ nề, nhà điêu khắc và cả những người chuyên nghiệp cũng không thống nhất thuật ngữ
dùng cho chúng; lúc thì người ta chi li phân chia chủ đề các họa tiết tưởng chừng như
cùng giuộc với nhau, lúc thì một tên dùng chỉ nhiều họa tiết khác hẳn nhau. Phần đông
trong số họ có kiến thức nghệ thuật không đều, lại nhiều khi sửa tên họa tiết theo ý riêng;
các họa tiết thường trùng lặp, lại lấy cái này tô điểm thêm cho cái kia hay kết hợp các họa
tiết với nhau, nhiều lúc chẳng biết gọi là gì nữa. Chúng ta sẽ thấy sự mơ hồ trong thuật
ngữ chỉ các họa tiết hình thú, hình cây lá và cả họa tiết Hán tự nữa. Vì thế chúng ta tạm
chia ra họa tiết kỷ hà thành ba nhóm: mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.
1) Nhóm mắc lưới :
Họa tiết mắc lưới thường hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng (hình I, II, II) và
thỉnh thoảng hơi cong nhẹ (hình CXXXIX). An Nam gọi lối trang trí này là ‘mắt vọng’
(mắc lưới) vì có dạng giống như thế. Nhưng nếu nó đặt kế bên họa tiết hình thoi uốn cung
sẽ thấy có nét tương đồng rõ rệt. Họa tiết này ít khi trang trí đơn độc vì ít mãn nhãn,
thường kết hợp với họa tiết hoa. Nó được dùng làm nền các tấm chạm hay bức họa.

Hình 01
Hình 02

Hình 03
Họa tiết mắc lưới lục giác có tên An Nam là ‘kim qui’ (rùa vàng). Thực ra nó giống vảy
con rùa thì đúng hơn. Đôi chỗ họa tiết này được dùng đơn độc (hình IV), nhưng thường
dùng làm nền hay được điểm xuyết thêm họa tiết hoa (hình VI, VII, VIII).
Hình 04

Hình 05

Hình 06
Hình 07
Các tác phẩm cổ có gia công xà cừ thường có họa tiết này (hình VIII).

Hình 08
Ở các bình phong xây gạch họa tiết này riềng ngoài bìa và các lục giác kéo ra rất dài, khi
thì đứng một mình khi thì hòa trộn với những hàng hình thoi nhỏ khác (hình LXI, LXII).
Nếu xếp chồng họa tiết lục giác này lên nhau sẽ có loại họa tiết hình sao, gọi là ‘kim qui
gài’ (hình V, xem thêm hình XVI).
Họa tiết mắc lưới không đều có tên là ‘mặt rạn’ hay còn gọi ‘kim qui thất thế’ (rùa vàng
mất dáng). Thực ra hình trang trí này hình như sao chép hình các nhánh đào cách điệu.
Hình 09

Hình 10

Họa tiết mắc lưới tam giác gọi là ‘nhân tự’ (chữ nhân) do có dạng hao hao chữ nhân (人).
Họa tiết này cũng được dùng làm nền, đứng riêng lẻ hay kết hợp với hoa (hình XI, XII).
Hình 11

Hình 12
2) Nhóm vòng tròn
Họa tiết vòng tròn có ‘kim tiền’(đồng tiền vàng). Họa tiết này có hai vòng tròn đồng tâm
tạo thành gờ mép bên ngoài và trong có các vòng tròn khác chia cắt vòng ngoài làm bốn
phần, tạo ra ở tâm một lỗ hình vuông (hình XIII).
Hình 13
Hoa thị là một họa tiết thoát sinh từ họa tiết vòng tròn cắt lẫn nhau và đi qua cùng một
chỗ sao cho tạo nên ở chỗ ấy thành tâm một ngôi sao bốn cánh (hình XIV, XV). Hoa thị
chỉ là cách gọi chứ hoa thị màu vàng ngoài đời không đáp ứng được yêu cầu trang trí và
không mang một ý nghĩa nào cả. Nghĩa là họa tiết hoa thị này không bắt nguồn từ thực
vật giới cách điệu ra, chỉ là một cái tên đặt theo lối dân dã. Họa tiết hoa thị được dùng
làm nền, có khi chỉ thuần túy hoa thị nhưng cũng có khi kèm theo hoa lá cách điệu hóa.
Hình 14

Hình 15
Họa tiết có hai vòng tròn gọi là ‘song hoàn’, nhiều vòng liên kết với nhau gọi là ‘liên
hoàn’. Liên hoàn cũng là loại thoát sinh từ họa tiết vòng tròn và có thể là tiền thân của
họa tiết hoa thị, có các vòng tròn nối kết với nhau theo mọi chiều. Ở đây chúng ta có một
ý nghĩa tôn giáo: chỉ sự thân ái, tình yêu, sự kết giao chặt chẽ và không thể chia lìa, một
sự tương thân tương ái. Nhóm họa tiết này có nhiều dạng: hai vòng tròn gốc gấp khúc lại
thành lục giác (hình XVI, số 1) và tương tự như vậy cho ra hình lục giác chồng lợp (hình
XVI, số 2) mà chúng ta đã thấy (hình V); hay là gấp khúc lại thành hình thoi (hình XVI,
số 3), có một cái nhân đôi lên (hình XVI, số 4). Trang trí ‘dây thắt’ gồm năm hình thoi
xếp thành hàng và cắt vào nhau; loại họa tiết một hình thoi ở giữa và bốn hình thoi cắt
vào ở bốn góc hình như cũng liên quan đến họa tiết này (hình XVI, số 5&6). Còn nhiều
mẫu phức tạp hơn những hình trình bày ở đây.
Hình 16
Loại họa tiết hai vòng tròn bị kéo dài ra thành bầu dục hay bị dồn vào trong một hình chữ
nhật thường được đặt vào trang trí dây lá hoặc làm tâm cho một bức chạm. Bên trong có
chữ ‘thọ’ được cách điệu, hoặc hồi văn cuộn xoáy, hoặc các hình vẽ khác. Họa tiết ‘song
thọ’ (hình XVII) thì bên trong có hai chữ thọ. Họa tiết này có một thể biểu khác gọi là
‘vạn thọ’, với mô thức này bên trong một vòng tròn có hồi văn xoắn ốc chữ vạn và ở một
vòng khác có chữ thọ cách điệu. Không nói ra cũng biết đó là biểu tượng của ‘phúc đức’.
Các họa tiết chúng ta vừa kê ra chỉ là thứ yếu, loại họa tiết quan trọng nhất là họa tiết hồi
văn (回文). Các chữ Hán-Việt được thể hiện gấp khúc vào nhau, bẻ gập lại, kéo dài ra, hay
vuốt thon tuỳ theo ngẫu hứng của người nghệ sĩ.
3) Nhóm hồi văn
Hình 17
Họa tiết có tên ‘á tự’ gợi dáng nét chữ á (亞) trong tiếng Hán, là một họa tiết hồi văn (hình
XVIII và XIX). Họa tiết này dùng trang trí nền. Người ta còn gọi là hồi văn chữ thập.
Một loại khác gọi là ‘hồi văn chữ vạn’, trước kia ở giữa họa tiết này có chữ vạn Phật giáo
(卐) nay là chữ vạn Hán tự (萬). Tôi đặt tên cho nó là hồi văn xoắn ốc vì từ ở tâm các hàng
trang trí cuộn xoắn đi ra. Hồi văn này cũng dùng làm nền và thường có điểm thêm hoa.
Hồi văn chữ công (工) giống với hồi văn ở Phương tây nhất và nó có nhiều kiểu thức
(modèles), được dùng trang trí khung, với dạng thuần túy hay kết hợp các loại họa tiết
khác (hình C). Loại thuần túy tuy không có tên riêng nhưng được dùng nhiều, nhất là
dùng để viền khung, dùng để trang trí góc, đầu hồi, sống mái nhà, quai bình, chân bàn,
giữa hoành phi, nói tóm lại ở mọi đồ mỹ thuật (từ hình XXI đến XXIX và ở nhiều hình
khác nữa).

Hình 18
Hình 19

Hình 20
Họa tiết ‘hồi văn lá’ thường kết thúc bằng hình nắp đệm hay tua diềm, nó tỏa ra các hình
hoa lá cách điệu. Hồi văn lá biến thể thành ‘hồi văn hóa giao’ (hồi văn biến thể thành
giao long), có các nếp gấp dồn lại và xoay tròn theo dạng cuộn khói (hình XXVII).
Hình 21

Hình 22

Hình 23
Hình 24
Hình 25
Hình 26
Hình 27
Hình 28

Hình 29
Có lẽ dạng hồi văn kỳ lạ nhất là họa tiết dây xích, dùng trang trí nhẹ ở mép bàn (hình
XXX, XXXI, XXXII).
Hình 30

Hình 31
Hình 32
Hồi văn còn biến cách trong các món đồ gỗ hay cái kệ gọi là ‘cao đề kỷ’ (高提几: cái ghế dựa
chỗ thấp chỗ cao) hay vắn tắt là ‘cao đề’. Có khi họa tiết này dùng một mình dưới dạng có
hay không có chân (hình XXXIII và đế đèn có tên được bài này chọn làm nhan đề Họa
tiết trang trí hình kỷ hà) có khi điểm thêm các họa tiết trang trí khác (hình XXXIV). Nó
được đưa vào trang trí các tấm biển, hoặc biển dựng đứng (hình XXXV) hoặc biển để
nằm (hình LV, LVII). Dù dùng trong trường hợp nào loại họa tiết này cũng có nét duyên
dáng và rất mỹ thuật.
Hình 33

Hình 34
Hình 35

Bài 2: Họa tiết chữ


Trong Hán tự có nhiều chữ tượng ý dù rằng thuở ban đầu chữ Hán là hình vẽ dùng để chỉ
sự vật. Lối chữ Hán cổ đã được tiến hóa rất đáng kể nên có giá trị trang trí rất lớn. Chẳng
hạn hình vẽ ba đỉnh nhọn nằm ngang trên cùng một đường chân trời để chỉ trái núi, rồi
sau này biến thể thành chữ ‘sơn’ (山); tuy rằng hiện nay đôi khi vẫn còn thấy lối viết cổ
trên một vài tấm biển nhỏ.
Chữ hiện nay khác rất xa với chữ cổ, tác dụng trang trí thêm nhiều hơn. Hoặc mềm mại
và liền nét, hoặc rộng và phẳng lì, hoặc cong cong và cứng còng; dù cho đan chen hay
chồng lớp lên nhau theo hình kỷ hà, nằm gọn trong một ô vuông hay tự do phóng túng
nét; chữ hiện đại vẫn là thứ trang trí hết sức phong phú khiến cho một ngôi chùa dù hư
nát cũng trang trọng lên.
Tên các tấm giấy to lại thấy có tác dụng khác: nghệ thuật mang nét phóng khoáng. Người
nghệ sĩ phóng bút thảo nhanh các nét chữ chẳng chút ngượng tay, cho ra một tác phẩm
trang nhã hài hòa với ý tưởng tinh tế của câu chữ. Những nét móc, nét xổ, nét ngang, …
được tuôn ra từ ngọn bút lông thấm mực. Tôi có biết một nghệ sĩ Huế đã quá cố từng vẽ
chữ chỉ bằng đầu ngọn tre đập cho tưa dập, nó khiến cho tác phẩm của ông có nét vừa
mộc mạc quê mùa vừa có tính tìm tòi sáng tạo. Ông có biệt danh là Khóa Cọ như người
ta thường gọi. Bởi vì ông không vẽ như mọi họa sĩ thông thường mà là “chùi cọ”, nhưng
nói theo nghệ thuật phương Tây là vẽ phác. Với mực Tàu, ông chẳng những viết chữ mà
còn vẽ thêm các tích cổ với hình hoa, lá, chim, đá , … vào các câu đối (hình LIII), đúng
là một bậc thạc nho. Quả là nghệ thuật, nhưng phải thú nhận đó là thứ nghệ thuật hiện
đang suy tàn.
Trong các trường hợp này mục đích trang trí là thứ yếu. Điều mà người ta muốn nói lên
trước tiên là tư duy: người nghệ sĩ làm sao cho chữ viết thanh cao nhất.
Nhưng đối với một số chữ, mục đích trang trí có tính nhạy cảm hơn như chữ ‘phúc’, chữ
‘lộc’, chữ ‘thọ’, chữ ‘hỉ’, v.v. … (hình XXXVI). Trên hết tất cả, các chữ này đều hàm ý
mang đến điều may mắn như ý, như một thứ bùa cầu may lồng trong chúng. Người ta tin
điều đó có hiệu quả nên ban phát chúng khắp nơi; công việc thường làm đó đã dẫn người
nghệ sĩ dùng chúng làm họa tiết trang trí. Chúng được cách điệu bằng mọi kiểu (hình
XXXVII, XXXVIII, XXXIX); chúng bị giản lược lại rất nhiều, chỉ còn nét vòng vòng
hay khúc khuỷu, giản lược thành hình chữ nhật của chữ triện (hình XXIX, XLII, XLV,
LXXXIII, CIV v.v. …), cho chúng mang hình cái lư hương (hình XLIII, XLVII, ,,,); cho
chúng kết hợp với hồi văn (hình XLIII, XLIV, XLV); với dây lá (hình XLVI, XLVII,
XLVIII, XLIX). Chúng được trang trí cho các bình phong, màn trướng, tường bao, cửa sổ
tròn hay vuông (hình XL, XLI, XLII).
Thường chữ ‘thọ’ được dùng nhiều và rất đa dạng. Nhiều người An Nam, trong đó có cả
nho sĩ, hay dùng chữ ‘thọ’ cách điệu để trang trí. Chưa bao giờ tôi đủ khả năng phân biệt
sự khác biệt giữa chữ ‘thọ’ với chữ ‘phúc’ hay chữ ‘lộc’ đã được cách điệu hóa để dùng
trong mục đích trang trí. Tôi đành chấp nhận lối giải thích của người An Nam và sưu tập
tất cả các dạng chữ ‘thọ’ đó.
Hình 36
Hình 37
Hình 38
Hình 39
Hinh 40
Hình 41
Hình 42
Hình 43
Hình 44
Hình 45
Hình 46
Hình 47

Hình 48
Hình 49
Hình 50

Hình 51
Có một chữ rất đặc thù là chữ ‘hỉ’. Một đôi khi nó được dùng một mình nhưng thường
được ghép đôi hai chữ với nhau, gọi là ‘song hỉ’ (hình LII). Đó là biểu tượng trang trí
mang ý nghĩa chung vui, hạnh phúc lứa đôi, tức niềm mong ước của những vợ chồng mới
cưới.

Hình 52
Hình 53
Bài 3: Họa tiết hình tĩnh vật
Nhiều món tĩnh vật đã đi vào họa tiết trang trí của người An Nam. Hồi văn hình kệ trên
doanh liên (cặp biển câu đối) chúng ta đã thấy ở hình XXXV là một ví dụ.
Trên cao đề kỷ (món đồ gỗ có dạng hồi văn) người nghệ sĩ đặt trên đó những món đồ thờ,
như bộ tam sự gồm lư hương, bát nhang và ống nhang đèn; hoặc bộ ngũ sự như chúng ta
đã biết hồm ba món trên và hai cái chân đèn.1 Tuy nhiên người nghệ sĩ có thế thế một vài
món trong đó bằng bình hoa trang nhã (hình LIV, LV, LVI) hay quả bồng (plateau à
offrandes) đựng thức cúng, một cái khánh tượng trưng cho đại phúc, một pho sách, một
quản bút lông … (hình LVII). Tất cả các món này thể hiện độc lập với cao đề kỷ đỡ
chúng bên
Hình 54

Hình 55
Hình 56

Hình 57
Cuốn thư có công dụng lớn. Về nguyên tắc đó là một cuộn giấy giỡ ra nửa chừng, hai đầu
hơi cuộn vào. Người dùng cuốn thư thay cho hoành phi (en-tête des panneaux à sentence
– hình LVIII) hay trang trán tường phía trên cửa (fronton de porte). Nhưng thông thường
nó dùng trang trí các biểu tượng (hình LIX). Phần lớn các bìnhphong đều có dạng cuốn
thư gấp, có thể còn nguyên dạng hay đã biến cách ít nhiều. Các tấm bình phong, còn
nguyên tấm hay có trổ lỗ, là nơi hội tụ mọi họa tiết trang trí (hình LXI, LXVII, CLVII).
Hình 58

Hình 59

Hình 60
Hỏa châu (tráu châu, quả châu) thường thấy ở chính giữa gờ nóc đền chùa. Mô-típ thông
thường của hỏa châu gồm một ‘mặt nguyệt’ (một dĩa hình tròn tựa trên mấy cụm mây)
xung quanh có các ngọn lửa. Nhưng cũng có biến cách: mặt nguyệt để trên đầu con rồng
nhìn chính diện, v.v… Họa tiết này thường kèm theo hình hai con rồng ở hai đầu gờ nóc
mái, gai on rồng có thể thể hiện nguyên hình hay có biến cách đi. Mô-típ này có tên là
“lưỡng long triều nguyệt”. Chúng ta có thể thấy hỏa châu ở một trán bia (hình LXIV). Có
khi hỏa châu kết hợp với biểu tượng âm dương (hình LXV) có khi với hoa mẫu đơn, hai
con rồng có thể ở xa hai ñaàu hay áp sát lại gần hỏa châu (hình LXVI, LXVII).
(1) Tác giả có nhầm lẫn. Tam sự gồm lư hương và hai cái chân đèn; ngũ sự gồm bộ tam
sự thêm ống nhang đèn và quả bồng đựng trái cây dâng cúng. Bát ngang là vật luôn phải
có dù không có bộ tam sự đi nữa. Nhiều nhà dân dã nghèo khó bàn thờ chỉ có bát nhang
và vật tạm dùng để thắp nến
Hình 61

Hình 62
Hình 63

Hình 64

Hình 65
Trên gờ nóc mái có khi thay thế hỏa châu bằng trái bầu, trường hợp này chí thấy chùa
chiềng và phủ đệ. Đó là biểu tượng cổ của Phật giáo, mang ý nghĩa mọi thứ trù phú (2).
Hồi nhớ lại có thể kể thêm những món thứ yếu khác: quả tua và tua viền (ví dụ hình
XXX), ngọn lửa (hình LXIII, LXIV), dãi vải (hình LXIX) và dãi vải đôi khi có biến cách
thành ngọn lửa, khói (hình LIV, LV), mây vây quanh rồng (hình CXXII), sóng biển cách
điệu uốn cuộn gọi là thủy ba (hình CLXV); đá cách điệu (hình CCXIV), quả cầu ở hình
tượng sư tử hí cầu (hình CXCV) .

Hình 66

Hình 67

2
Tác giả có nhầm lẫn. Phật giáo không lấy trái bầu làm biểu tượng, mà Lão giáo dùng tráu bầu để biểu
tượngcho vũ trụ, cho thái cực và muôn vật trên đời. Do vậy chúng ta thấy trái bầu gắn luền với đạo sị chứ
không với tăng sĩ.
Hình 68
Đôi chỗ họa tiết thể hiện nhiều hình tĩnh vật, thường thấy nhất là ‘bát bửu’, ở đòn tay, ở
giữa tấm vách ngăn buồng, hiếm thấy hơn như trên đồ gỗ và hòm rương. Tĩnh vật trong
bộ bát bửu rất lan man. Tùy từng tác giả có khi thêm vào món này có khi bỏ ra món khác.
Một bộ bát bảo thấy ở nhiều tác giả như sau: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút,
cây sáo, phất trần; và xin nói thêm thành ngữ bát bảo (tám món đồ báu vật) nghe có vẽ
quá đáng so với mấy món đồ kia. Trong cuốn Cour Supérieur d’Annamite (Pháp Ty Viện
An Nam), đệ nhất lục cá nguyệt 1909, ông H. Tissot kê bát bảo gồm: pho sách, như ý,
lẵng hoa, bầu rượu, cây đàn, cái quạt, phất trần. Còn ông G. Dumoutier trong cuốn Les
Symboles, les Emblèmes, les Accessoire de Culte Annamute (Biểu tượng, Biểu trưng và
Tự khí An Nam) cho là: hai cây sáo ghép đôi, cây đàn tỳ bà, cái quạt, lẵng hoa, pho sách,
cuốn thư, cái khánh, và quả bầu.
Còn đây là bát bảo theo Trung Hoa, thấy chẳng khác gì của An nam. Trong cuốn L’Art
Chinois (Mỹ Thuật Trung Hoa), các trang 237-239, Bushell viết:
“Biểu tượng của Đạo giáo,tám món bửu bối của các vì tiên: cây quạt của Chung Ly
Quyền có phép quạt hồi sinh người chết, thanh gươm tần của Lã Động Tân ; quả bầu tiên
của Lý Thiết Quài, cặp sênh phách của Tào Quốc Cựu, giõ hoa của Lam Thái Hòa, ống
trúc và đôi gậy của Trương Quả Lão, cây sáo của Hàn Tương Tử, hoa sen của Hà Tiên
Cô.
“Bách cổ (100 món cổ vật) bao gồm bát bảo và bốn ngón mỹ thuật ‘cầm, kỳ, thi, họa’.
“Bát bảo này có châu, kim tiền, cuốn thư (biểu tượng chiến thắng) , thư (sách), họa (bức
tranh), khánh ngọc, cặp chén rượu sừng tê giác, lá bối.”
Còn phức tạp thêm khi thấy có bát bảo của Phật giáo: bánh xe pháp, tù và, bảo cái, bảo
tán, hoa sen, bình bát, mỏ, dây liên hoàn. Có khi còn có thêm chữ vạn, lư hương bốn chân,
một chữ cổ, cái chuông.
Quả là vô ích khi muốn xác định bát bảo, ai cũng thấy vậy. Nhưng nó là một quan niệm
cho rằng những vật đó mang lại sự tốt lành cho con người. cho con người thụ hưởng mọi
mặt về iinh thần lẫn tâm hồn. Như giõ hoa biểu tượng cho sự trẻ trung, thanh gươm nói
lên sự vinh quang của người lính, khánh chỉ về hạnh phúc tột cùng.
Các họa tiết bát bảo xem ở hình LXIX, và các hình I, III, IV, V, VI, VII. X, XII, XIV,
XVIII, XX.
Hình 69
Hình 70
Bài 4 : Họa tiết hoa, lá - dây lá và quả
Trong nghệ thuật trang trí của người An Nam, giới thực vật cũng được sử dụng với họa
tiết hoa, lá, dây là, và quả.

Hình 74
Lá là họa tiết trang trí đơn giản (hình LXXV, LXXIX), còn dây lá rườm rà và có kích
thước rộng hơn (hình LXXXVII). Khi họa tiết chạy viền khổ hẹp theo một khung thì gọi
là ‘đằng’ (dây leo) như liên đằng (dây trang trí lá sen3), lan đằng (dây trang trí cây lan)
(hình LXXIV)

3
Tác giả dịch cây sen là nénuphar. Có lẽ đây là sự nhầm lẫn vì nénuphar là cây súng (loài cây hầu như
không thấy trong mỹ thuật cổ Việt Nam). Cây sen tiếng Pháp là lotus - ND
Hình 75
Hình 76
Hình 77
Hình 78

Hình 79
Chỉ thỉnh thoảng mới thấy họa tiết lá mang hình dáng tự nhiên (hình XCIII), còn thường
thì đều cách điệu hóa. Khi lá ló ra từ một trung tâm dày mẫm thì gọi là bẹ (hình LXXX,
CX, …), loại này thường để trang trí gờ mái nhà hay đôi lúc dùng trang trí đỉnh cột (hình
CXV). Ở bắc kỳ, đỉnh cột hay được trang trí hình bốn con chim phượng ‘cắt đuôi’, hình
tượng này không thất vùng quanh Huế.

Hình 80
Tên các họa tiết hoa lá thật khó xác định, ngay các nghệ sĩ An Nam cũng nhiều khi không
biết và họ hay biến đổi hình dáng theo ngẫu hứng. Tuy nhiên cũng có thể giới một một số
như họa tiết “lá lật”4, được biến cách thành đầu rồng nhìn chính diện (hình LXXXI,
LXXXII, LXXXIII, LXXXIV). Nhưng phần lớn các nghệ sĩ không biết gọi tên họa tiết
này là gì, có người gọi là ‘lá’ có người gọi là ‘mặt nạ’ (hình CXXXVI).

Hình 81

Hình 82

4
Tên một loài cây giống như cây sồi. ND
Hình 83

Hình 84

Hình 85
Họa tiết thường dùng ở bờ mái nhà và mép đồ gỗ có tên ‘lá đề’, lá chẻ ba thùy và thùy
giữa nhọn đầu. Nhưng một số nghệ sĩ Huế lại gọi là ‘vân kiên’雲肩 (vai áo hình như cụm
mây). Quả quân lính An nam thời xưa trên vai áo và quanh cổ có miếng vải hình giống
như thế. Một số khác lại đặt tên cho nó là ‘tam sơn’三山 (ba ngọn núi) vì ba thùy lá chẻ
ra giống như vậy (hình LXXI, LXXII. Xem thêm y phục các vị thần ở hình CCVIII,
CCXI). Ví dị này cho thấy các nghệ sĩ An Nam không thống nhất thuật ngữ họa tiết, khi
thì gọi tên này khi thì gọi tên kia, chủ yếu dựa vào hình dáng họa tiết giống man máng
vật họ từng thấy.

Hình 86

Hình 87
Hình 88

Hình 89
Hình 90
Hoa đã cách điệu cũng khó định danh, khó lòng đặt tên khi ở trên cụm lá quy ước. Một
loại mô-típ hoa có thùy rộng nằm giữa họa tiết lá (hình LXXVI, LXXVII. LXXVIII), đôi
khí ở ngay những nét đầu tiên của đầu rồng nhìn chính diện, có vẽ là hoa mẫu đơn.
Nhưng giữa các nghệ sĩ có nhiều bất đồng tên gọi loại hoa này. Một số gọi đó là ‘bông
tây’, một số khác gọi là nụ hoa cách điệu tranh trí ở cuối mô-típ hoa hay mô-típ chùm lá
(hình LXXV). Tên này hay được các nghệ sĩ điêu khắc gọi đùa, có lẽ chịu ảnh hưởng của
mô-típ trang trí du nhập từ Pháp qua hồi thế kỷ 18 hay đầu thế kỷ 19.

Hình 91
Hình 92

Hình 93
Hình 94
Hình 95
Họa tiết ‘hoa đào’ (hình XII) chỉ có 4 cánh hơi nhọn ở đầu. Họa tiết ‘hoa mai’5 có năm
cánh (hình IX, X), đầu cánh bầu tròn. Họa tiết ‘bông bèo’ (giống hình cây bèo ở đần lầy)
có bốn cánh, mép cánh có khía và co rúm giống hoa ở cây họ hoa hồng. Họa tiết ‘hoa
chanh’ có tám cánh, trong đó có bốn cánh dài khá thon mảnh và bốn cánh trung gian
ngắn hơn (hình II). Họa tiết ‘hoa thị’ do bốn hình tròn cắt nhau, có bốn thùy dài thỉnh
thoảng chen vào các cánh trung gian ngắn hơn (hình XIV, XV, III). Họa tiết ‘hoa quỳ’
kết lại từ vành các cánh nhỏ hình tròn.
Chúng ta thấy hoa lá không thuần túy là họa tiết trang trí thôi, chúng còn là những biểu
tượng hay điển cố. Một biểu tượng khá quen thuộc là ‘tứ thời’ (bốn mùa) gồm cây mai
(mơ) tượng trưng cho mùa xuân, cây sen tượng trưng cho mùa hạ (hình XCV), cây cúc
tượng trưng cho mùa thu, và cuối cùng cây tùng tượng trưng cho mùa đông (hình XCVII).
Một số người gọi biểu tượng bốn mùa là ‘tứ quý’ gồm cây mai, cây sen, cây cúc và cây
trúc (mai liên cúc trúc). Người ta dùng các mô-típ này (lá, hoa và dây lá trang trí trên
những tấm ván của đồ gỗ, trên các chi tiết sườn nhà, … Hoa sen chủ yếu đi vào các trang
trí Phật giáo. Hoa sen được cách điệu một cách đặc biệt (hình C, CI, CII) gợi lên hình ảnh
tòa sen của Đức Phật.
Họa tiết cây cũng thường được biến cách theo truyền thống: nhánh mai hay nhánh đào
mô-típ thành ‘phụng’, tùng và trúc thành ‘long’ (hình XCVII), sen thành ‘quy’, cúc thành

5
Đây là loài mai mơ chứ không phải mai vàng chưng tết. Tiếng Pháp là prumier. ND
‘lân’; loa kèn thành ‘long’. Thế nhưng ngẫu hứng của người nghệ sĩ còn cho phép họ biến
cách mọi loài cây thành một con vật huyền thoại có quyền năng thần bí.
Có một loài hoa mà chúng ta chưa nhắc đến: ‘mẫu đơn’. Ở An Nam không có loài hoa
này, tên nó dùng chỉ một loài hoa khác mọc hoang trên các ngọn đồi hay đánh trồng trong
chậu kiểng; đó là cây ‘đơn’ (ixore?) có hoa hình tán từa tựa hoa mẫu đơn và người ta tin
là vậy nên đưa vào điêu khắc và hội họa. Đó là sự nhầm lẫn. Hoa mẫu đơn thường biến
cách thành con lân, đôi khi thành chim phụng (hình XCVIII), hay bất kỳ con vật siêu
nhiên nào khác.

Hình 96
Hình 97
Hình 98
Hình 99
Hình 100
Nếu người nghệ sĩ giữ đúng truyền thống họa tiết, các loài hoa nói trên dễ thống nhất tên
gọi. Nhưng khi do thiếu kiến thức, do sơ xuất hay là do ngẫu hứng, họ pha trộn các mô-
típ với nhau thì khó xác định tên. Chẳng hạn có một trang trí dưới chân là một chùm lá
cúc bị kéo dài ra, rồi cho thêm vào mấy lá ngắn và tròn hơn cỉa cây mẫu đơn, hai đầu lại
có hoa mai (mơ). Tôi lưu ý trường hợp này lọt vào các nghệ sĩ làm hàng cho người Châu
Âu nhưng lại có những ngẫu hứng đáng tiếc như vậy (hình XCV).
Các loại trái cây các tay điêu khác và hội họa An Nam hay dùng có: lê, đào, phật thủ, lựu,
mảng cầu (quả na); hiếm hơn có nho, dưa (gọi là qua) và trái bầu (hình CV, CVI, CVII,
CVIII). Quả lê biến cách thành ‘lân’, đào thành ‘quy’, phật thủ thành ‘đầu rồng nhìn
chính diện’ (hình CIX), quả na thành ‘phụng’. Theo một số nghệ sĩ, bốn loại quả lê, lựu,
đào, na thuộc bộ ‘tứ hữu’ (bốn người bạn).
Phần lớn các hia quả đều mang một ý nghĩa biểu tượng. Đào là loài cây được coi có tính
thần bí, gỗ của nó trừ tà trục quỷ. Ở Trung Hoa các đạo sĩ thường khắc ấn bằng gỗ đào,
gỗ đào còn được chuốc thành các mũi tên để bắn ma quỷ mưu toan hãm hại trẻ em. Mấy
người bị bệnh mà người ta cho là do tà ma sẽ bị đánh bằng roi gỗ đào6.
Ở An Nam hiếm có cây đào nên các tục mê tín này ít thịnh hành. Nhưng người ta đưa cây
đào vào trang trí mỹ thuật là do du nhập tín ngưỡng từ Trung Hoa, cho rằng quả đào biểu
tượng cho sự trường thọ. Tích Trung Hoa có kể: vua Hán Võ Đế được bà Tây Vương
Mẫu ban cho bảy quả đào tiên, loại đào này ba ngàn năm mới nở hoa một lần và chờ ba
ngàn năm nữa trái mới chín. Bà Vương mẫu mỗi năm háo đào tiên để mở hội Bàn Đào
6
Theo Recherches sur les Supertitions en Chine (Nghiên cứu về các tục mê tín ở Trung Hoa) của Henri
Doré (trang 477)
thết đãi chư tiên, vì thế nhiều vị tiên hoan hỉ đến dự hội để được ăn đào tiên. Người ta
còn truyền tụng trong quả đào có chứa tiên dược. Nhân quả đào gọt thành hình cái khóa
để làm bùa cho trẻ em đeo. Thêm nữa, Thọ Tinh (Ông Thọ), vị thần chủ về sự trường thọ,
nhiều lúc được biểu tượng bằng quả đào. Chính những truyền thuyết và tín ngưỡng đó đã
đưa quả đào vào nỹ thuật An Nam; loại quả này biểu tượng cho sự trường thọ, cho phúc
đức. Trong văn học An Nam lại còn dựa vào quả đào có lớp lông mịn màng để mô tả cô
gái đẹp (mơn mỡn đào tơ).
Quả lựu biểu tượng cho sự ‘con đàn cháu đống’ vì trong quả lựu có vô số hạt hồng hồng,
mỗi hạt tượng trưng cho một đứa con đứa cháu. Do vì tiếng Hán hạt là chữ ‘tử’ cũng có
nghĩa là con nên ở Trung Hoa người ta hay biếu quà cưới bằng quả lựu.để cô dâu chú rễ
chúc đông con nhiều cháu.
Sen cũng có biểu tượng giống như lựu vì trong búp sen có nhiều hạt. Thêm nữa, hoa sen
lại là biểu tượng của Phật giáo.
Quả lê ở Trung Hoa cũng là biểu tượng cho đứa con do từ chữ ‘lê tử’ (quả lê) được trại ra
thành ‘lập tử’ (có con). Vì có sự phát âm khác nên biểu tượng này ít dùng ở An Nam.
Ở Trung hoa quả dưa (qua 瓜) cũng được coi là biểu tượng đông con do quả dưa có nhiều
hạt. Biểu tượng này có thấy ở những bức chạm, nhưng hiếm thôi.
Quả bầu có hai ngăn dùng chứa nước cũng thấy trên các tấm biển, nó là một trong ‘bát
bảo’ mà chúng ta đã có dịp nói đến. Quả bầu cũng thấy dùng trang trí ở giữa gờ nóc mái
nhà nhưng hạn chế trong phạm vi phủ đệ và chùa chiềng7, biểu tượng cho sự trù phú,
giàu có (hình VII, XLIX).

7
Như đã chú thích, có lẽ tác giả nhầm lẫn với đền thờ Đạo giáo. Quả bầu không trang trí ở chùa.
Hình 101

Hình 102

Hình 103

Hình 104
Hình 105
Hình 106
Hình 107

Hình 108
Hình 109
Trung Hoa coi mẫu đơn là nữ hoàng các loài hoa. Mẫu đơn đỏ tượng trưng cho sự hưởng
thụ và giàu sang vì ở Trung Hoa và An Nam màu đỏ là màu cát tường. Hoa này cũng
biểu tượng cho người ái thiếp. Lã Đồng tân, vị tiên bảo trợ cho văn nhân, thường thưởng
ngoạn hoa mẫu đơn vì bà vợ xinh đẹp như tiên của ông từ đó hiện ra.
Ở Trung Hoa hoa mai (mơ) tượng trưng cho sự ngăn ngừa ma tà; còn ở An Nam tượng
trưng cho cô gái đẹp qua hai câu thơ:
Lách mình vô bẽ bông mai,
Bẽ rồi, cửa đóng then cài uy nghi.
Cây trúc cũng được coi là biểu tượng của sự bất tử như cây tùng vì hai cây này luôn xanh
lá. Trong một bản rập của Trung Hoa, hình ảnh cây tùng tượng trưng cho thọ tinh. Còn
trong thi ca An nam, cây tùng là hình ảnh một cô gái đẹp:
Một bên bồn lựu, một bên bồn tùng.
Anh đây cũng muốn thờ chung hai bồn.
Bức tranh có hình cây tùng và con nai (tùng lộc) thường thấy trong các họa tiết trang trí
cũng mang một ý nghĩa biểu tượng: cây tùng tượng trưng cho sự sống lâu (nên nhiều khi
thấy đi chung với con hạc, cũng biểu tượng cho trường thọ), con nai chỉ ‘lộc’ được hưởng
(tức làm quan, phú quý và may mắn). Chúng ta thấy tùng lộc là lời cầu chúc cho sống lâu
và giàu sang. Họa tiết tùng hạc cũng có ý nghĩa như thế.
Phần sau chúng ta sẽ thấy theo truyền thống cổ xưa chúng ta sẽ thấy nhiều con thú được
kết hợp với nhiều loài thảo môc khác nhau.
Đa số các trang trí dấu nhấn, nghĩa là các trang trí là bật lên độ cong của một đường nét
hay thấy dùng trong kiến trúc, đều mượn từ họa tiết thực vật, Ở đây chúng ta đi từ đơn
gián đến phúc tạp các họa tiết loại này: mỏ neo (hình CX:1), mỏ chim cu (hình CX:2), lá
bẹ (hình CX:3), guột bẹ hay cuộn bẹ (hình CX:4), guột vân hay cuộn mây (hình CX:5-6),
lá, hồi văn., tứ linh, cá.
Hình 110
Hình 111

Hình 112
Hình 113
Hình 114

Hình 115
Hình 116

Hình 117
Trong số các trang trí này có một số thoát sinh từ mô-típ trang trí khác. Chẳng hạn mỏ cu
là họa tiết mỏ neo được làm dịu mắt bởi nền guột. Guột mây cũng có thể coi như mỏ cu,
chỉ khác phần cuốu thay vì nhọn lại tròn và lớn hơn mỏ cu. Guột bẹ cũng là lá bẹ nhưng
phần đuôi lá tròn đi và cuộn lại. Cụm lá cũng là những chiếc lá được kéo dài mãi ra và
gấp khúc lại. Nói cho đúng, guột mây, lá bẹ, guột bẹ và cụm lá chỉ là sự phát triển lên hai
yếu tố thuần túy ban đầu: mỏ neo và mỏ cu.
Hẳn nhiên hồi văn và họa tiết hình thú thuộc nhóm khác nhưng nói thêm ở đây vì có quá
trình biến cách thành chúng. Kinh điển là sự biến cách của lá (lá hóa). Cụm lá đôi khi
được dùng đơn thuần, nhưng thường thì phần dáy cụm lá hay hóa thành đầu giao long
(hình CXVI). Hoặc guột chính của dây lá cổ con rồng đang ngẩng cao hay cổ con phụng
được ghép thêm vào. Trường hợp này cũng thấy ở hồi văn. Guột mây thỉnh thoảng có
một con mắt mà người ta nói giống đầu con thủy long (rồng nước). Cũng không nên
không nhắc đến họa tiết mỏ cu khiêm tốn trang trí trên nóc máu giống hình con cá giản
lược hóa đang quẩy đuôi.
Chủ đề dùng họa tiết dấu nhấn khá rộng, tựu trung có mấy quy tắc chính để theo.
Đôi khi ở đầu chái nhà có trang trí mỏ neo. Hoặc là tương ứng với mỏ neo này trên gờ
nóc mái có mỏ cu. Khi gờ nóc máu có hình lá bẹ, hay thường nhất là cụm lá, thì gờ nóc
chái trang trí mỏ cu. Các ví dụ này đủ mang lại sự hình dung lối trang trí đơn giản. Khi
xuất hiện họa tiết con vật linh - và đó là trường hợp ở cung điện hay chùa chiềng – con
rồng luôn ngự trên nóc mái trừ phi ngôi chùa thờ Phật bà và trường hợp này thay bằng
con phụng. Khi trang trí đến tứ linh, con lân luôn đứng sau con phụng và con rồng, dưới
nữa là con rùa. Và tứ linh luôn kèm theo hoặc là họa tiết lá bẹ hoặc là họa tiết hồi văn,
hoặc ít ra phải có mỏ cu hay mỏ neo; đôi khi có tất cả các họa tiết này cùng một lượt
nhưng luôn luôn có sự giảm tiết dần. Đó là trang trí lớn.
Trong tranh trí cấp trung bình chúng ta thấy trên nóc mái có có long hay phụng; ở gờ các
đầu hồi có lá hóa long, ở gờ đòn tay có hồi văn đơn giản hay biến cách. Hai mô-típ sau
này có kèm theo lá bẹ, mỏ cu hay mỏ neo. Nhưng như tôi đã nói, các mô-típ này dược áp
dụng một diện khá rộng (hình CXXXIX, CXL, CLVIII, …).
(xem tiếp Bài 5: Họa tiết hình thú – Con rồng)
Hình 118
Bài 5: Họa tiết hình thú – con rồng
Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh
chiếm vị trí đầu tiên.. Đó là long (rồng), ly (lân), qui (rùa) và phụng (phượng). Chúng là
một biểu trưng của tín ngưỡng với những phẩm chất huyền bí. Bên cạnh còn thấy những
con vật khác như hạc, sư tử, dơi, cá cũng mang ít nhiều đặc điểm tín ngưỡng. Con hổ
cũng có tính chất rất đặc thù, nó đôi khi được thắp hương thờ cúng và dùng làm bùa chú
để hóa giải và xua đuổi tà ma. Vã lại, chúng ta đã thấy trái cây cũng có tính chất ít nhiều
như vậy, dùng làm lời cầu chúc mang mán tín ngưỡng và siêu nhiên.
Con rồng tiếng Hán Việt là long (龍) rất được ưa dùng trang trí mỹ thuật An Nam. Trong
cung đình nó có vị trí riêng vì là biểu tượng của hoàng đế, nhưng cũng thấy rồng ở chùa
chiềng và tư gia; đặt trên mái nhà, đầu hồi, đòn tay, trên đồ gỗ và hoa văn vải; có cả ở
những cấu kiện tàu thuyền, cho đến những miếng ván trang trí cũng chạm khắc hình rồng.
Nói cho đúng, rồng không được người An Nam cúng bái, nhưng chúng lại được cho có
một quyền năng siêu nhiên: vừa là long vương vừa là chúa tể trên đất liền, mang lại hạnh
phúc cho người sống và sự an lành cho người chết. Trong vô thức người An Nam hẳn
xem con rồng như vị thần bảo trợ nên hình ảnh rồng có mặt khắp nơi.
Theo truyền thuyết Trung Hoa rồng “có sừng hươu, đầu lạc đà, mắt quỷ, cổ rắn, bụng cá
sấu, vảy cá, móng vuốt chim ưng, lỗ tai bò, sừng chính là cơ quan để nó nghe”. Hình rồng
của nghệ sĩ An Nam có nhiều điểm khác nằm ở: sừng, đôi mắt sáng rực, vảy phủ toàn
thân, bờm tua tủa, móng sắc, đuôi soắn ốc (hình CXIX, CXXI, …).
Hình 119

Hình 120
Hình 121
Như tôi đã nói rồng là biểu tượng của hoàng đế, ai cũng rõ trong trường hợp này rồng có
năm móng. Di vậy khi thấy trên đồ gỗ, rương hòm , gốm sứ, … có rồng năm móng tức là
những món đồ ít nhiều trực tiếp do vua dùng (hình CXXIII, CXXVII, …). Còn dành cho
những hạng người khác rồng chỉ có bốn móng.
Hình 122
Hình 123

Hình 124
Hình 125

Hình 126
Hình 127
Rồng còn là biểu tượng cho người chồng, vị hôn phu, và thường hơn dùng để chỉ người
đàn ông. Phụ nữ được biểu tượng bằng con phụng. Các bài ca dao hay dùng cáchình
tượng này để ám chỉ nam giới và phụ nữ; và khi thấy trên tấm biển, tấm thêu có hình con
rồng và con phụng thì đó là hôn nhân mà người ta muốn ám chỉ. Thường nghĩa bóng của
thể hiện này là chữ ‘hỉ’dính đôi (song hỉ), có nghĩa là chung vui, hạnh phúc lứa đôi.
Hình 128

Hình 129
Hình 130
Hình 131

Hình 132
Rồng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Khi thì là hình nguyên con rồng nhìn
ngang như trên gờ nóc mái nhà, lan can cầu thang, trên vải thêu, trên bức chạm hay bức
họa, nói tóm lại trên rất nhiều món (hình CXXIII, CXXV, …) ; khi thì chỉ thấy nguyên
mặt nhìn chính diện với đầu và hai chân giạng ra gọi là ‘tàng long’ (rồng trong hang ổ)
như ở mặt cổng lớn vườn hoa, đền miếu, dinh thự, …(hình CXXXV). Cũng có khi với
đầu rồng và hai cân giạng lại gọi là ‘mặt rồng’ hay ‘mặt nả’ (hình CXXXVI,
CXXXVII, …), thường thấy ở đầu hồi tam giác ở chùa chiềng và dinh phủ của người An
Nam và để đối với hình con dơi trên trán bia, ở mặt trước khung chân tủ, … Hình đầu
rồng chính diện ở trán có chữ vương (vua) như là vết nhăn trên mặt. Cũng có khi đó là
chữ ‘thọ’ cách điệu, trường hợp này thường nằm trong nửa hình chữ nhật có góc dưới bẽ
quặp xuống, viền vài đường kỷ hà (hình CXXXVIII). Người An Nam gọi hình này là
‘rồng ăn chữ thọ’, một dấu hiệu điềm lành và cũng là sự cầu mong trường thọ.

Hình 133
Hình 134
Hình 135

Hình 136

Hình 137
Trên gờ nóc mái, rồng được thể hiện dạng kỷ hà hai con (song long) ở hai đầu gờ. Ở giữa
gờ nóc người ta để hỏa châu đề hi con rồng chầu vào. Toàn bộ hình hai con rồng và hỏa
châu gọi là ‘lưỡng long triều nguyệt’ (hình CXXIX, CL). Hình tượng trên gờ nóc này thể
hiện một sức mạnh thần bí, sự cầu mong có mưa vì hỏa châu tượng trưng cho sấm sét còn
hai con rồng là long vương làm mưa.
Một thể hiện gần gủi với nó là ‘lưỡng long tranh châu’ theo cách gọi của người An Nam.
Rất thường hai chủ đề này được trộn lẫn vào nhau, hoặc là theo thiết kế của người nghệ sĩ
hoặc là theo lý giải của dân gian. Ở chủ đề sau làm ra vẽ đánh nhau hơn là đánh nhau
giành quả châu; và quả châu này không có các ngọn lửa bao quanh (so sánh hai hình
CXXI và CXXXIII).

Hình 139

Hình 140
Hình 141
Nếu có điều kiện, dù trong chủ đề nào con rồng cũng có mây bao quanh, mây có dạng trãi
ra như dãi lụa hay cuộn lại trang nhã (hình CXXI, CXXV, …) Ẩn trong mây hay kết hợp
với mây có những sợi lửa rời rạc (hình CXIX). Cũng thường thấy rồng cỡi trên sóng
nước ngoài biển (hình CXLIII). Nhưng sóng, sợi lửa và mây luôn được cách điệu.
Trang trí mây cũng cho ra một thể hiện đặc biệt gọi là ‘long ẩn vân’ (rồng ẩn trong mây);
rồng uốn khúc trong các guột mây và lần lượt lộ ra từng phần con rồng. Nhiều chén gốm
đời Thiệu Trị có mô-típ này.
Rồng kết hợp với cá cho ra ‘ngư long hí thủy’ nghĩa là rồng và cá đùa nước (hình
CXXIX). Con cá ghếch mõm đón luồng nước từ miệng con rồng ẩn trong mây phun ra.
Theo dân gian An Nam con cá đó là con cá chép.
Không phải chỉ có một con vật duy nhất gọi là rồng. Ngoài con rồng đúng nghĩa còn thấy
có con giao và con cù.
Theo từ điển của P. Couvreur con giao hay giao long là ‘rồng không sừng’ mang dáng
dấp con rắn, cái cổ nhỏ nhắn, bốn chân và râu trắng ở dưới cổ. Còn theo Eitel, con giao là
‘rồng uốn gập, có bốn chân’, theo Giles là là ‘rồng có vảy’; cuối cùng theo Génibrel là
‘con cá sấu’.
Hình 142
Con cù hay cù long cũng mơ hồ không kém. Couvreur thì nói đó là ‘con rồng có sừng’,
nhiều người lại nói là ‘rồng không sừng’. Với Eitel là ‘rồng non có sừng’, Giles cho dó là
‘rồng vàng’, Génibrel thì là ‘con rồng, con quái vật thần thoại, chẳng ai bảo nó có sừng’.
Paulus Của: ‘Loài rồng không có sừng, dân gian cho rằng nó sống dưới đất và khi trồi lên
xẻ đất tạo thành sông’.
Các nghệ sĩ An Nam thì xác định một điều: cả giao lẫn cù đều không có sừng. Chúng
cũng không có bờm, cũng chẳng có râu như P. Couvreur nói. Tôi cũng cho rằng chúng
không có vảy. Vậy có chân không? Điều này còn nghi ngờ vì theo tôi biết giao và cù
không bao giờ được thể hiện nguyên hình dạng, lại luôn luôn biến cách; người ta chỉ thấy
được đầu và cổ của chúng thôi. Dù thế nào đi nữa giao và cù được xếp vào loại rồng cấp
thấp. Một viên quan đại thần nói với tôi về món đồ gỗ lâu đời trong nhà ông ta là nó thể
hiện hình con giao chứ không phải con rồng thông thường vì dân gian nhiều lúc không
dám thể hiện hình con rồng đích thực.
Tuy nhiên phải thừa nhận người ta hay pha trộn con rồng thông thường với con giao
trong họa tiết mỹ thuật. Nhìn vào một bức chạm, người An Nam, thậm chí đó là nhà điêu
khắc, có người bảo đó là con rồng và có người bảo đó là con giao. Do vậy tôi chỉ dùng
chữ rồng để chỉ một hình ảnh dù đó là rồng hay giao. Tuy nhiên có lúc tôi dịch chữ giao
là rồng-rắn (serpent-dragon).
Hình 143

Hình 144
Hình 145

Hình 146

Hình 147
Hình 148

Hình 149
Hình 150

Hình 151
Đối với con cù, nó có nét chuyên biệt, nếu không ở hình dáng hay và thuộc tính thì cũng
ở cách dùng và vị trí người ta đặt nó: tay tỳ của ngai đá để ngoài trời dành cho một số nữ
thần có trang trí đầu cù long. Chi tiết sườn nhà bên ngoài nối cột và bên trong nối lỗ đòn
tay gọi là ‘xà cù’ có thể lấy tên từ con cù, đuôi chi tiết này đôi khi trang trí hình đầu con
rồng.
Biến cách của con rồng rất đa dạng.
Rồng nguyên con, hoặc là rồng đích thực hay con giao, thường là hồi văn hóa long (hình
XXIII, XXV, ..); lá và dây lá là lá hóa long (hình CXI và các hình kế tiếp); hóa long thấy
ở mây và trúc (hình CLII, CLIII) và một số loài cây khác như: tùng, mẫu đơn, cúc, loa
kèn8, … (hình CLV)
Rồng chính diện biến cách gọi là ‘mặt nả’. Người ta hay giải thích mặt nả có nghĩa là mặt
rồng., tôi chẳng rõ chữ ‘nả’ nghĩa là gì. Họa tiết tạo mặt rồng nhìn chính diện có nhiều
thứ khác nhau tùy theo từng nghệ sĩ. Có khi là lá lật, có khi là hoa mẫu đơn, lại có khi là
bông tây, lá hay dây lá (hình CXXXVII). Người ta cũng dung quả phật thủ và hoa sen
biến cách thành đầu rồng nhìn chính diện (hình CIX, CIII, CIV). Chùm và tràng hoa biến
cách thành họa tiết giao-hoa (hoa hóa giao)

Hình 152

8
Tác giả dùng chữ amaryllis, chữ này có nghĩa là hoa loa kèn đỏ, nhưng phần phụ lục lại chú kế bên chữ
Việt là hoa lan. Có lẽ tác giả nhầm lẫn vì hai hoa này khá giống nhau. Trong mỹ thuật Việt không thấy
trang trí hoa loa kèn đỏ mà dùng hoa lan rất nhiều. Cây phong lan tiếng Pháp là orchidée. ND
Hình 153
Hình 154
Bài 6: Họa tiết hình thú – con lân
Khi người An Nam nói đến kỳ lân thì họ nghĩ đó là một từ duy nhất, nhưng theo các từ
điển của Trung Hoa thì đấy là một từ kép: con kỳ và con lân, kỳ là con đực và lân là con
cái. Do vậy, khi một người An Nam chỉ cho bạn xem hình vẽ trên bình phong hay bức
chạm trên trụ đá và nói đó là kỳ lân, bạn nên hiểu đó là con kỳ hay con lân, tức con đực
hay con cái.
Từ điển của Gibrel ghi: Kỳ lân, “licorne, sphinx” (ngựa một sừng, nhân sư) và chua thêm:
“loài chim thần thoại” (oiseau fabuleux). Đó là vi ông muốn diễn tả con đực là kỳ và con
cái là lân, điều đó quả chính xác là vậy. 9
Từ điển của Paulus Của nói cần phận biệt rõ kỳ là con đực và lân là con cái, Nhưng ông
lưu ý là hai từ này luôn dùng đi đôi với nhau chứ không tách ra, Dựa vào thư tịch Trung
Hoa ông giải thích đó là con vật giống sư tử, có một sừng ở giữa trán và là một trong tứ
linh. Đứng về mặt phong tục, kỳ lân là con vật có lòng nhân, tốt bụng; nó chẳng bao giờ

9
Thực ra lối dịch hay định nghĩa này chẳng chính xác chút nào vì con lân và con ngựa một sừng trong thân
thoại phương Tây và nhân sư của Ai Cập hoàn toànkhác nhau. Sự sai lệch này do dùng quen nên mặc nhiên
thừa nhận là đúng. Nguồn gốc sự nhầm lẫn này từ Marco Polo fhi lại trong cách sách du ký của ông, Người
phương Tây về sau cứ theo đấy mà dùng thành thông lệ. Tương tự con rồng dịch là dragon cũng từ M. Polo
và dần dà thừa nhận như vậy, Thật ra trong thần thoại phương Tây dragon là ác thú có cánh và là biểu
tượng cho sự tàn ác. Người dịch.
dẫm lên cỏ non, chẳng làm hại ai cả; chỉ những vì thánh vương 10 mới được gặp nó. Vì có
tính nhân hậu như vậy nên có thành ngữ ‘lân giác’ tức sừng con lân cái, nghĩa là thứ vũ
khí vô hại 11 .
Từ điển tiếng Hoa của Giles, Eitel, Couvreur cho những thông tin sau: Kỳ lân là con vật
thần thoại thiêng liêng, có mình nai, đuôi bò, một sừng, phủ vảy cá, … Chiếc sừng này
bằng thịt hàm chỉ tính nhân hậu của con thú này; dù có khả năng chiến đấu và chiến
thắng nhưng kỳ lân rất chuộng hòa bình. Tuy nhiên có điểm bất đồng về chiếc sừng này,
Eitel và Couvreur đều cho rằng kỳ là con đực không có sừng hay một loài thú nào đó
giống con lân mà thôi.
Chi tiết này dù thế nào đi nữa thì kỳ lân có tính nhân hậu như trong truyền thuyết: con vật
này chẳng bao giờ đi trên sinh vật sống và chẳng bao giờ ăn cỏ tươi; sừng của nó là biểu
tượng cho lòng yêu hòa bình.
“Dấu chân của Kỳ lân” dùng chỉ nòi giống vua chúa, và “lân giác” chỉ hoàng thái tử.
Trên kiệu cưới người ta hay ghi dòng chữ “Kỳ lân tại thử” (麒麟在此) có nghĩa “kỳ lân ở
nơi này 12 ”; và câu “Gót kỳ lân mang lại may mắn” là lời chúc dành cho trẻ em.
Còn đây là lời chú thêm của P. Corentin Pétillon 13 : Sự xuất hiện của kỳ lân báo hiệu sự ra
đời của thánh vương và luôn luôn là điềm lành. Kỳ lân có dáng vẽ: mình hươu, đuôi bò,
đầu sói có một sừng với đầu sừng là núm thịt, móng ngựa. Người ta gọi kỳ lân là nhân
thú là vì nó có bản năng tự nhiên khi bước đi cẩn thậm không đạp chết côn trùng hay
giẫm lên cây cỏ còn sống dù là vật bé nhỏ nhất. Khó mà đào hầm giăng lưới bắt được kỳ
lân vì nó hết sức khôn ngoan tránh được mọi thứ bẫy. Vậy mà kinh thư lại nói chuyện bắt
được kỳ lân khiến Khổng Tử ngậm ngùi rơi lệ.
Khổng Tử rơi lệ là vì khi ngài đản sinh có con kỳ lân xuất hiện mang đến nhà ngài tấm
thẻ ngọc có ghi câu: “Đứa trẻ khôn ngoan này sẽ là vị vua không ngai vào thời nhà Chu
suy tàn”. Mẹ Khổng Tử bắt lấy kỳ lân và dùng vải lụa cột lại; nhưng hôm sau con vật
biến mất. Mãi lâu sau có người thợ săn bắt được kỳ lân mang dãi lụa, Khổng Tử nhận ra
đó là con kỳ lân lúc ngài đản sinh. Ngài cầm lấy dãi lụa đầm đìa nước mắt vì biết khi kỳ
lân xuất hiện lần thứ hai ngài sắp không còn tại thế nữa.
Như tôi đã nói người An Nam quen gọi lân hay kỳ lân, nhưng cũng có khi lại gọi là long
mã, nghĩa là con vật vừa có tính chất rồng vừa có tính chất ngựa, thể hiện trên các bình
phong. Truyền thống Trung Hoa thì phân biệt rõ long mã với kỳ lân, người An Nam thì
không vậy.
Kỳ lân được dùng làm họa tiết trang trí trên các bình phong trong các đền chùa (hình
CLV; CLVI, CLVII). Dối với người An Nam khi thì là kỳ lân, khi thì là long mã. Nó
luôn mang trên lưng cổ đồ (bức đồ xưa); người An Nam dù là dân giả, nho gia, thợ nề
hay nhà điêu khắc đều gọi đó là “cổ đồ”. Chữ cổ đồ Hán Việt này trùng âm với chữ Nôm
nên dễ nhầm. Tôi thích hình cổ đồ của vua Phục Hi trên lưng con kỳ lân hơn trên lưng
long mã của Trung Hoa. Theo truyền thuyết vị hoàng đế thần thoại này xem bức cổ đồ
này mà nghĩ ra âm-dương, từ âm dương chồng lên nhau lập thành bát quái, rồi 64 quẻ.

10
Tác giả dùng chữ “prince vertueux” (bậc vua chúa đức độ), nhưng thói quen người Việt hay gọi là sự ra
đời của thánh vương, có lẽ tác giả kẹt từ diễn tả. Người dịch.
11
Đây cũng là một nhầm lẫn của tác giả. Thành ngữ ‘lân giác’ ở Trung Hoa chỉ Hoàng Thái Tử. Paulus
Của cũng ghi tích này như vậy nhưng tác giả diễn ra sai và đoạn dưới lại viết thành đúng. Người dịch.
12
Chữ ‘thử’ có nghĩa là bên ấy chứ không phải bên này.
13
Trong cuốn Allusions Littéraires (Ẩn dụ văn chương)
Hình vua thấy đầu tiên đó họi là Hà Đồ (bứcvẽ trên sông Hoàng Hà). Một truyền thuyết
khác về bát quái nói vua Hoàng Đế lấy từ lưng con rùa 14 .
Dù gì trên các bức bình phong hình con lân thỉnh thoảng có mang trên lưng bánh xe tám
cạnh của bát quái. Trong trường hợp này ẩn dụ về vua Phục Hy rõ ràng rồi. Còn với bức
đồ cổ thì được thể hiện bằng bó sách hay bằng hai phiến chữ, hoặc cuộn giấy; đôi lúc
mấy thứ trên còn được gắn thêm cây bút lông hay cây quạt, hoặc thanh gươm. Chẳng biết
như thế là do ngẫu hứng của tác giả hay do không biết mà vẽ như vậy (hình CLV). Tôi
chẳng hiểu vì sau mấy món đó lại được diễn giải thành ‘cổ đồ’như đã nói ở trên. Tuy
nhiên món chính lai liên quan đến việc viết lách, đến khoa học: cuốn sách, phiến chữ,
cuộn giấy, cây bút. Chúng có thể diễn giải thành ‘cổ đồ’ của vua Phục Hy và với ‘bát
quái’ . Đó là kinh dịch, cuốn sách kỳ bí làm nền tảng cho thuật bói toán, cho môn biến
hóa của muôn vật.

Hình 155

14
Tác giả uôn nói đến Lạc Thư, nhưng xin lưu ý cả hai truyền thuyết này song song nhau chứ không phảo
dị bản. Thêm nữa lạc thư liên quan đến vua Đại Vũ chứ không phải vua Hoàng Đế như tác giả nhầm lẫn.
Người dịch.
Hình 156

Hình 157

Hình 158
Hình 159
Cổ đồ luôn luôn trang trí thêm dãi lụa, đặt trên tấm thảm rồi mới để lên lưng kỳ lân. Sau
này chúng ta lại thấy dãi lụa xuất hiện ở lưng con rùa hay mỏ con hạc. Với con rồng
không có dãi lụa. Tuy nhiên ttrên các phiến đồ gỗ chúng ta thấy có con vật biến cách một
cách mơ hồ, trông giống con rồng hơn là kỳ lân, cũng mang cổ đồ trên lưng. Tôi cho rằng
cáu đó do thiếu hiểu biết hay nhầm lẫn của người nghệ sĩ mà ra.
Đôi khi chúng ta cũng thấy kỳ lân được dùng như loại trang trí dấu nhấn, nhưng lúc này
phụ vào con rồng hay con phụng. Bấy giồ lân được xuất hiện ở đầu rìa với tư thế không
phóng khoáng cho lắm (hình CLVIII).

Hình 160
Hình 161
Một con vật rất giống nhưng không phải là kỳ lân, đó là con sư tử, nhưng cũng được
ngườiAn Nam coi trọng xếp ngang với lân tạc trên các đỉnh trụ đá ở các đên chùa. Bộ
lông, đầu, đuôi, móng vuốt (chứ không phải móng đề) quả là sư tử hơn là kỳ lân. Tuy vậy
tôi vẫn xếp nó vào nhóm kỳ lân theo như tín ngưỡng của người An Nam (hình CLVI,
CLVIII) Đó là vì trên các món đồ trang trí nhỏ bằng đồng hay đồng thau, trên các bộ lư
người An Nam gọi con vật trang trí trên đó, trông giống con sư tử thì đúng hơn, là con
lân. Ở các bộ lư con lân có công dụng là núm nắp. Người An Nam khi thì gọi nó là lân
khi lại gọi là sư (hình CLVIII). Hình như trong hệ động vật trang trí của người An Nam
thiếu sự chính xác tên gọi hay sao đó, ở các con vật khác chúng ta sắp nói đền vậy.
Còn trong biến cách, kỳ lân thường được hóa ra từ nhánh mẫu đơn gọi là mẫu đơn hóa
lân. Nhưng cũng thấy có quả lê hóa lân và tôi từng thấy tại một số đền chùa nhiều loại
cây trái dùng trong trang trí cổ điển cũng được biến cách thành lân.
Hình 162

Hình 163
Bài 7: Họa tiết hình thú – con phụng
Hình CLXIV cho một ý tưởng về các phẩm chất của một con chim phụng, bức hình này
được thể hiện ít nhiều hoàn hảo trên tấm bình phong của các ngôi đền 15 thờ nữ thần: đúng
theo mô tả của P. Corentin Pétillon “mỏ gà, cổ rắn, trán én, lưng rùa và đuôi cá”. Hình
phụng được thể hiện trên sóng cồn ngoài biển, nhưng là một trong tứ linh nên phụng có
quyền năng siêu nhiên cỡi trên sóng biển. Ở đây nói qua về truyền thuyết nói về sức
mạnh chim phụng: “Tung cánh bay lên từ phương đông, vượt khỏi ngọn núi Côn Lôn, ghé
uống nước nơi thác Đế Trụ, rũ cánh tắm ở biển Nhược Thủy, cuối cùng nghỉ cánh ở núi
Đơn Huyệt.” Một lần tung cánh của chim phụng xa ngần ấy.
Cánh nó vươn rộng với những cọng lông cứng mà người ta nói cúng như thép, lông đuôi
rực rỡ như ngọn lửa, đôi chân vững trãi; đó là biểu tượng cho thao lược và nhân hậu, kiêu
hãnh và tôn quý. Phụng ngậm một dãi lụa khi thì treo vào đó cuộn giấy, khi thì là cái hộp
vuông hay thẻ bài; theo một số người đó là ‘cổ đồ’ huyền thoại của vua Phục Hi nhưng
có người lại bảo đó là kinh thư thánh hiền; hình tượng này có tên “Phụng hàm thư” (hình
CXIV và các hình kế tiếp). Tôi chẳng rõ ai nói đúng.

Hình 164

15
Tác giả dùng từ “pagode” có nghĩa là chùa. Đây có lẽ là sự nhầm lẫn với đền thờ vì chim phụng hầu như
chẳng bao giờ xuất hiện trong kinh tạng Phật giáo. Người phương Tây dễ đánh đồng chùa và đền miếu ở
Việt Nam. Từ đây về sau mạn phép điều chỉnh cho xuôi ý bài dịch. ND
Hình 165

Hình 166
Hình 167
Theo truyền thuyết Trung Hoa, chim phụng có nhiều phẩm hạnh cao đẹp: “tiếng hót ngân
khắp ngũ âm, lông trang điểm ngũ sắc, thân thể biểu tượng cho sáu thứ: đầu tượng trời,
mắt tượng thái dương (mặt trời), lưng tượng thái âm (mặt trăng), cánh tượng gió, chân
tượng đất và đuôi tượng tinh tú.” Các vẽ đẹp và phẩm hạnh đó xứng là vua các loài chim,
nó thường đậu trên cây ngô đồng. Chim phụng chỉ xuất hiện vào thời thái bình và ẩn
mình khi thời loạn lạc. Nên phụng là biểu tượng cho thái bình.
Những tín ngưỡng đó xa lạ đối với người An Nam; họ chỉ biết duy nhất một điều: chim
phụng là biểu tượng cho sự kết hợp giữa người nam và người nữ, tức hôn nhân. Chuyện
kể có hai người nam và người nữ xinh đẹp tuyệt trần, tâm đầu ý hợp với nha; người nam
là một vị tiên và người nữ vốn là phụng. Vị tiên từ trời bay xuống hòa duyên cùng phụng.
Hay là tích long phụng hòa duyên 16 ; trong bức vẽ long là người chồng và phụng là người
vợ. Hình vẽ con rồng và con phụng vờn quanh chữ song hỉ, cũng là biểu tượng của hôn
nhân, của hạnh phúc lứa đôi.
Trong ca dao cũng thường thấy biểu tượng này:
“Anh như cột mít chạm rồng; Em như kèo phụng gác trong đình chùa” Đẹp tuyệt.
Hay là lời cao ngạo, khinh rẻ:
“Trúc xinh không mọc cùng tre; Gà nòi lớn xác chẳng tề phụng loan”
Hình ảnh chim phụng dành chỉ người phụ nữ. Chính vì vậy phụng thường trang trí ở các
gờ mái những đền thờ nữ thần, và nơi này các bình phong cũng chạm vẽ hình chim phụng
thay vì con rồng. Hình phụng cũng thấy trang trí trên trán bia hay viền khung bia mộ của

16
Tích chuyện tóm lược: Tần Mục Công có một cô con gái tên là Lộng Ngọc rất xinh đẹp, lại giỏi thơ ca
âm luật nhất là tài thổi ống sinh. Tiêu Sử có tài thổi ống tiêu đến mức thu hút cả các loài chim về múa hót
phụ họa. Hai người sánh duyên cùng nhau. Sống với nhau được gần tròn năm nhân một đêm trăng sáng hai
vợ chồng đem tiêu và sinh lên Phượng Đài xướng họa, bổng một con rồng và một con phượng sà xuống
phủ phục. Tiêu Sử mới bảo Lộng Ngọc: “Ta vốn là tiên ở thượng giới, vì có tiền duyên cùng nàng nên
Ngọc Hoàng Thượng Đế cho giáng sinh vào nhà họ Tiêu mượn ngọc tiêu tác hợp với nàng. Nay rồng và
phượng đã đến đón, vậy chúng ta cùng nhau đi.” Đoạn Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng cùng
bay lên trời.Tích này nhằm chỉ sự xứng đôi vừa lứa. ND.
các công chúa, rồi lại thấy ở giường chạm hay hộp đựng ấn của nữ giới (hình CLXVI,
CLXVII, CLXVIII). Nhưng cũng chẳng gì ngăn cấm được người nghệ sĩ dùng mô-típ
này trang trí đồ gỗ hay dinh thự bình thường như hình trang trí phụ. Nhìn chung khi thấy
chim phụng dùng làm họa tiết chính trên đồ vật thì biết đó là món dành cho phụ nữ.
Loài chim này có hai tên gọi: con trống gọi là phụng và con mái gọi là hoàng; gộp lại gọi
là phụng hoàng. Nhưng thông thường người An Nam gọi gọn là phụng mà thôi. Chim
mái còn có tên khác ‘loan’ 17 , nên gọi là phụng loan. Theo truyền thuyết Trung Hoa và
người An Nam đón nhận, tiếng kêu của loài chim này biểu lộ sự ứng họa của cặp tình
nhân, của hạnh phúc lứa đôi; cho nên hình ảnh chim phụng vừa là lời cầu chúc vừa nói
lên sự gắn bó vợ chồng.

Hình 168

17
Đây là một nhầm lẫn khác của tác giả, loan là loài chim thần thoại khác. Trên Kiến Thức Ngày Nay, An
Chi có vạch rõ sự khác biệt này nhưng lối giải thích ‘loan phụng’ của An Chi chưa thỏa đáng. Thành ngữ
này mượn từ hai ngôi sao thường kết đôi với nhau chỉ nhân duyên vợ chồng với nhau trong Tử vi: sao
Hồng loan và sao Phượng cát. Theo khoa tử vi khi hai sao này lẻ đôi (tức không cùng cung hay chiếu nhau)
thì hôn nhân thường trắc trở.
Hình 169

Hình 170
Hình 171
Còn về tổng quan chom phụng là biểu tượng thái bình như đã nói ở trên. Nên trong cung
điện cũng có hình chim phụng để phỉnh nịnh ca tụng vua chúa đang sống thời thái bình
thịnh trị vì có chim phụng xuất thế.
Như tôi đã trình bày, trong kiến trúc hình ảnh chim phụng được dùng làm trang trí dấu
nhấn trên các gờ mái đền thờ nữ thần. Nhưng cũng thấy ở các đền khác và trong cung
điện nhưng chỉ là thứ yếu và nhường vị trí chính yếu cho con rồng, phụng chỉ thấy ở đầu
hồi. Hoe61m hơn, phụng được thay thế cho vị trí của con dơi (hình CLIX). Ở lăng mộ
các công chúa thay vì con rồng người ta dùng hình phụng để trang trí trán bia hay viền
quanh bia. Cuối cùng còn thấy vẽ hay chạm trên các tấm chi tiết đồ gỗ, trên nắp hộp, trên
bình phong lụa, trên thành bộ ván (hình CLXXII); cũng như làm trang trí dấu nhấn ở đèn,
giá đỡ chậu, … (hình CLXXI).
Phụng còn có những biến cách (hóa), thường nhất là đào hóa phụng, nhưng cũng thấy
hoa mẫu đơn hóa phụng (hình CLXXII). Hoặc nhánh cúc hay quả na, hoa lan (hình
CLXXIII) kết hợp với họa tiết phụng. Hình phụng ít dùng vì khó dát hơn rồng, khó ngang
với hình lân, dù rằng tính mảnh dẻ và nét trang trọng hết sức thích hợp.
Ở Bắc Kỳ, trước các ngôi đền thường thấy bốn chim phụng không đuôi trên các đỉnh cột.
Rất mỹ thuật, nhưng tôi chẳng biết nó mang ý nghĩa gì đối với người An Nam. Với công
dụng trang trí tương tự, dĩ nhiên í trang trọng và nhẹ nhàng hơn, người ta dùng họa tiết
cụm lá ô-rô thay vào (hình CXVII, CXVIII).
Có một con chim tương tự khác gọi là hạc. Lưu ý là hình dáng hạc với phụng, cũng như
tính biểu tượng, khác xa nhau. Hạc luôn có đôi cánh xếp lại và tạc đứng (thường đứng
trên con rùa) dùng làm món đồ thờ. Miệng hạc ngậm một cánh hoa, thường là một đôi
trước bàn thờ thần hay bàn thờ tổ tiên. Hạc không thấy dùng làm họa tiết trang trí.
Hình như theo người Trung Hoa có hạc đen, hạc vàng và hạc xanh nữa, nhưng người An
Nam chỉ dùng hạc trắng và màu lông trắng đó tượng trưng cho tuối thọ. Người Trung
Hoa cũng như người An Nam đều tin chim hạc có tuổi thọ cao, người Trung Hoa cho
rằng khi đến 160 tuổi lông hạc biến thành màu đen, lúc đó gọi là huyền hạc. Để chỉ người
già người ta hay dùng thành ngữ “da mồi tóc hạc”, nghĩa là tóc bạc trắng như lông hạc và
da nhăn nheo như vảy đồi mồi.
Thêm nữa, hạc là vật cưỡi của chư tiên, đuều này được đánh đồng là chúng trường sinh
bất tử? Vì thế hạc còn có tên “tiên điểu” (chim của tiên) Ở Trung Hoa người ta làm đồ
vàng mã có những con hạc giấy để đốt cúng, với lời cầu mong người chết cỡi nó bay lên
trời. Rùa là một biểu tượng khác của sự trường thọ nên thường đi đôi với hạc (hình
CLXXIV). Chim hạc không có biến cách từ họa tiết khác, nhưng ở Trung Hoa hạc đôi
khi được nhân cách hóa thành Thọ Tinh và đi chung với chữ thọ.

Hình 172

Hình 173
Hình 174

Hình 175
Bài 8: Họa tiết hình thú – con rùa
Rùa, tiếng Hán Việt là quy (龜), là một trong tứ linh, biểu tượng cho sự trường thọ vì nó
sống trên ngàn tuổi. Triều đại nhà Đường có một quan tổng đốc các tỉnh phía nam dâng
lên hoàng đế Hiến Tông (806-821) một con rùa có lông cho đó là điềm lành trường sinh,
chẳng qua mai của nó bám rong và rêu mà ra.
Vì mai rùa ở trên tròn nên được coi là tượng của trời, ở dưới dẹt tượng của đất, nên rùa ví
như sống lâu như trời đất. Từ xưa, người ta dùng mai rùa bỏ vào than hồng đốt để bói
toán: nghe tiếng nổ lách tách mà đoán chuyện vị lai. Đời vua Hoàng Đế 18 có một con rùa
thần (thần quy) nổi trên sông Lạc có những vằn kỳ bí, vua theo đó mà viết ra Kinh dịch,
chuyện giống như vua Phục Hy lấy được vằn trên lưng con Long mã.
Ở Trung Hoa người ta tin rằng rùa cái thường giao phối với con rắn, nên thường cho đó
là biểu tượng của sự bất trinh. Khi vẽ hình con rùa vào cột nhà ai là có ý bảo người đó
kém phẩm hạnh. Vẽ hình ảnh đó, hay đơn giản viết chữ quy thôi, ở nơi ngõ cụt hay góc
phố có nghĩa là ngỏ lời mời khách qua đường ghé lại làm chuyện trăng hoa. 19
Vì rùa có dáng nặng nề nên được cho là biểu tượng của sự vững trãi nên ở Trung Hoa rùa
được thờ làm thần hộ đê 20 .
Người An Nam hình như không quan tâm những biểu tượng đó, rùa được dùng làm đế
bia với tín ngưỡng tin vào sự trường thọ, cũng như tin vào sự vững bền như biểu hiện
nặng nề nơi cơ thể nó (hình CLXXVII).

Hình 176

18
Như đã chú thích đây là nhầm lẫn của tác giả. Sự việc này xảy ra đời vya Đại Vũ nhà Hạ khi trị thủy.
19
Henri Doré, sách đã dẫn, trang 400.
20
Henri Doré, sách đã dẫn, trang 440.
Hình 177
Người ta cũng thấy rùa làm trang trí dấu nhấn ở gờ bên mái nhà, nhưng trường hợp này
hiếm thấy (hình CLVII, CLVIII). Khi nó mang trên lưng cổ đồ, tức bộ sách có buộc dãi
lụa, thì nó là thần quy mang Lạc Thư, miệng nó sẽ phun ra cuộn sóng gọi là thủy ba.
Sen hóa rùa (liên hóa quy) là hình tượng: lá sen có mép cong vằn lên thành mai con rùa
(hình CLXXIX) thường trang trí giữa đám sen. Cũng theo ngẫu hứng một số nghệ sĩ, các
loài quả lá khác cũng biến cách thành rùa.

Hình 178
Hình 179
Bài 9: Họa tiết hình thú – con dơi
Dơi có vai trò lớn trong nghệ thuật trang trí An Nam, nó biểu tượg cho chữ ‘phúc’. Là do
tiếng Hán Việt dơi là chữ ‘bức’ (蝠) đọc gần giống chữ ‘phúc’ (福), từ đó người ta dùng
hình ảnh con vật này để chỉ ‘phúc đức’. Khi minh họa bằng hình 5 con dơi là hàm ý chỉ
ngũ phúc: (1) Phú 富 nghĩa là giàu, (2) khang ninh 安寧 là yên lành, mạnh khỏe (3) Thọ
壽 là sống lâu (4) hảo đức 好德 là có đức tốt (5) khảo chung mạng 考終命 là hưởng trọn
tuổi trời (hình CLXXX).
Hình 180
Hình 181
Hình 182

Hình 183
Hình 184
Hình 185
Cùng với hình ảnh con dơi các họa tiết thường có lối chơi chữ. Thường nhất là lối chơi
chữ ghép với chữ ‘phúc’ nhưng cũng có khi đi với chữ ‘khánh’ (慶 có nghĩa là ‘chúc
mừng’) thay cho lời cầu chúc phúc. Khánh lại có thêm âm là ‘khương’ có nghĩa là phúc.
Âm khánh lại có chữ viết là 磬, chỉ một món nhạc khí quý trong cung đình, thế là có họa
tiết con dơi ngậm chiếc khánh có hai quả tua; hình này có tên ‘phúc khánh’ với ý chúc
mừng hưởng phúc an lạc và thịnh vượng (hình CLXXXVI, CLXXXIX, CXC).
Hình 186
Hình 187
Hình 188

Hình 189
Hình 190
Hoặc cũng có khi đi với chữ ‘thọ’, thành ra ‘phúc thọ’, tức cầu chúc vừa hưởng phúc vừa
đắc thọ. Trong mô-típ trang trí thành ngữ này được thể hiện bằng hình con dơi ngậm chữ
thọ cách điệu. Nhiều lúc chữ thọ được thu gọn thành hình bát giác đơn giản với chiếc lá
vươn dài ra và co rúm, biến cách thành con dơi (hình CXCI, CXCII),
Thay cho khánh ngọc hay chữ thọ, con thấy hình con dơi ngậm một giõ hoa. Giõ hoa là
một món trong ‘bát bửu’ nên hàm chỉ sự vui hưởng hạnh phúc (hình CLXXXIV).
Về mặt trang trí con dơi hay có kèm theo hai quả tua, gọi là họa tiết ‘dơi tua’, nhưng hình
như hai quả tua đó chẳng mang một ý nghĩa sâu xa nào ngoài sự trang trí. (hình
CLXXXI, …)
Dơi có thể được biến cách từ lá, họi là lá hóa phúc, từ hoa mai gọi là mai hóa phúc, từ
sen gọi là liên hóa phúc, từ quả gọi là quả hóa phúc; nhưng chủ yếu là từ hình hồi văn có
tô điểm thêm hia lá gọi là hồi văn hóa phúc. Tùy theo ngẫu hứng người nghệ sĩ còn cho
con dơi đi chung với rồng. Một vài chỗ thấy dơi xuất hiện ngay giữa tấm chi tiết của đồ
gỗ, nhưng thường thì nằm ở các góc và giang cánh rất trang nhã. Trên đồ kim hoàn con
dơi hay hóa thành những hạt tòn ten ở bông tai.
Hình 191

Hình 192

Hình 193
Bài 10: Họa tiết hình thú – sư tử21
Trong mỹ thuật An Nam sư tử có hai tên: sư và nghê. Đầu tiên nói đến con sư tử có bờm
xoắn, lông uốn lượn, đuôi tỏa cuộn, vuốt cứng; nhưng dáng vẽ hiền lành. Con vật này
luôn được thể hiện với một trái cầu có dãi lụa dài xé tơi hay gút lại một cách mỹ thuật. Dĩ
nhiên toàn bộ chủ đề này chỉ là ước lệ, nhất là bộ lông.
Mô-típ này thường dùng trang trí các góc: con sư tử có dáng như bước xuống thềm cửa,
hai chân trước chạm vào ngạch tam cấp nối liền với khung cửa. Trong trường hợp này chỉ
thấy có một con sư tử cùng với quả cầu gọi là sư tử hí cầu.
Đôi lúc thấy trên bình phong có trang trí hình 5 con sư tử gọi là ngũ sư hí cầu (hình
CXCV), hoặc thấy chỉ một hay nhiều con sư tử ở trên nắp bình vôi hay lư hương (hình
CXCVI). Thế nhưng gặp khi không có quả cầu thì người An Nam kẻ thì bảo đó là con lân,
người thì nói là sư tử. Quả có nhiều mơ hồ trong tên gọi hình thú của An Nam.

21
Thật tế sư tử không có ở Việt Nam và Trung Hoa, nó được du nhập theo con đường Phật giáo với thuật
ngữ ‘sư tử hống’. Do vậy chữ sư (獅) trong sư tử bên phải có chữ sư (師) nghĩa là thầy (chỉ thầy tu Phật
giáo) và bên trái là chữ ‘thú’ (狩) chỉ con vật.
Có người viện dẫn Trung Hoa không có sư tử sao có thành ngữ ‘sư tử Hà Đông’. Thật ra là không có mà là
một biểu tượng Phật giáo biến thể ra ám chỉ sự chanh chua của người vợ đối với người chồng. Tích này có
thuậtt trong cuốn Tầm Nguyên Từ Điển của Bửu Kế. ND
Hình thái khác của con sư tử là con nghê hay toan nghê 22 (hình CXCVII). Cả từ điển
Trung Hoa lẫn An Nam đều định nghĩa nghê là ‘sư tử nhanh’ (lion rapide), ‘ngựa hoang’
hay ‘sư tử Tây Tạng’, luôn mơ hồ. Nhưng hình dáng nói chung có khác biệt với sư tử ở
phần đầu, móng vuiốt, lông và mõm có nanh nhọn cong vui61t; tức thiên về nét con
hoẵng và con ngựa hơn. Theo truyền thuyết con nghê mỗi ngày đi được 500 dặm hay mỗi
cú nhảy của nó xa 500 dặm; nó vồ cả cọp để ăn.
Con nghê được trang trí ở Điện Thái Hòa, hai con đặt hai bên điện. Con vật này bằng
đồng thau, đặt trong chiếc tủ bằng thủy tinh kê cao 1 thước và có đầy đủ dáng vẽ con
nghê. Trước nhà bia lăng Thiệu Trị cũng có hai con nghê bằng đồng đỏ, kích thước cũng
cỡ đó. (hình CXCVII)

Hình 194

22
Từ này tác giả dịch là ‘lion rapide’ và chú kế bên ‘nghê’ hay ‘toan nghê’.
Hình 195

Hình 196
Hình 197
Một số lư đồng lớn thể hiện hình con sư tử ngồi trên bốn chân của nó cũng gọi là kim
toan nghê (lư hương đặt trên lưng con vật này). Hình này hoàn toàn khác hình con nghê
trong cung điện, nhất là có thêm cái sừng ở giữa trán.
Chúng ta nhớ con lân cũng có một sừng như vậy. Thế nhưng có những món đồ nhỏ trang
sức cho lư hương hay vật dụng nào khác có dáng giống con nghê đến kỳ lạ, từ bộ long
đến răng nanh và vuốt, nhưng dưới con mắt nghệ sĩ An Nam lại gọi đó là con lân. Có lẽ
là do nhầm lẫn (hình CLXIII).
Trên đỉnh cột ở Huế có hình một số con vật mang tên thiếu chính xác như thế. Những con
vật này trông thật giống sư tử nên trong cuốn Symboles, Emblèmes et Acessoires du Culte
chez les Annamites (Biểu tượng, biểu trưng và đồ tự khí của người An Nam) ông G.
Dumoutier gọi là sư tử, nhưng người An Nam ở Huế gọi là con lân. Chính vì điều này mà
tôi đưa chúng vào bài viết về con lân (hình CLXI, CLXII).
Bài 11: Họa tiết hình thú – con cọp
Tác giả không có bài viết, chỉ minh họa một số hình.
Hình 198

Hình 199
Bài 12: Họa tiết hình thú – con cá
Ở Trung Hoa, chữ ngư 漁 (con cá) phát âm giống chữ dư 輿 (dư thừa). Do vậy hình ảnh
con cá biểu tượng cho sự trù phú, thường vẽ thành hình một đứa bé cầm con cá với nghĩa
“Phú, hữu dư” (giàu, có dư) 23 .
Ở An Nam không thể có lối chơi chữ này vì chữ “cá” và chữ “dư” không trùng âm.
Nhưng có thể do ảnh hưởng Trung Hoa mà vào lễ tết Trung thu người Hà Nội hay mua
con cá làm bằng giấy dầu cho trẻ em chơi. Tập tục này không thấy ở Huế và vùng phụ
cận, nhưng vào ngày đầu năm người ta lại hay mua hình con cá làm bằng giấy màu treo ở
trước bàn thờ tổ tiên gay đâu đó trong nhà để cầu may.
Ở Bắc Kỳ trong các đền chùa thảy đều thấy hình con cá ở các gờ mái như loại trang trí
dấu nhấn. Tôi nghe nói rằng đó là biểu tượng “cá hóa rồng”, đuôi của cá được cách điệu
hình cuộn thanh thoát và trang nhã. Ở Huế hiếm thấy họa tiết này ở đền chùa, chỉ thấy ở
dinh phủ: khi thì nguyên hình con cá thật tự nhiên (hình CCIV), khi thì được cách điệu
giống như ở Bắc Kỳ (hình CCV). Có một số món bằng gốm tráng men có vẽ hình cá hình
như từ Trung Hoa mang sang (hình CCIII).

Hình 200

23
Nghiên cứu về sự mê tín ở Trung Hoa (Recherche sur les superstitions en Chine), P. Henri Doré, trang
475.
s
Hình 201
Hình 202
Con cá làm thành hình miệng máng xối có nét tự nhiên vì được hiểu nước là một yếu tố
sống còn của cá (hình CCII). Trang trí ở giá đỡ chậu rữa mặt cũng theo nghĩa này (hình
CCI), nhưng truyền thống An Nam thích chạm hình đầu phụng hay rồng mềm mại và tinh
tế hơn.
Cá ngoài biểu tượng cho sự giàu sang như đã nói, nó còn là biểu tượng cho sự đăng khoa
của nho sĩ: cá hóa rồng. Đó là tích Long Môn Điểm Ngạch 龍門點額 của Trung Hoa,
nghĩa là chúc thi đậu. Con cá đó người An Nam gọi là con cá gáy 24 , nó vượt long môn
thành rồng. Chính vì vậy ở mặt tiền Quốc Tử Giám Huế có khắc hình tượng con cá đang
hóa thành rồng.

24
Tức cá chép, từ này của miền Bắc.
Hình 203

Hình 204
Hình 205
Cá còn được trang trí thành cái mõ (hình CC) nhưng hiếm thấy ở Huế (xem thêm hình
CXXXI, CXXXII).

Hết

You might also like