Le Thi Nhu Quynh - 46k23.4 - Bttl2021

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thị Như Quỳnh

Lớp: 46K23.4
BÀI TẬP CÁ NHÂN
1. Vì sao bạn chọn chuyên ngành mình đang theo học ?
Chọn nghề là quyết định quan trọng mà bên cạnh đam mê và năng lực bản
thân, tôi còn tìm hiểu sâu hơn về đặc tính và tiềm năng phát triển của nghề mà
tôi mong muốn theo đuổi. Có ba lý do chính khiến tôi quyết định theo đuổi
ngành học quản trị khách sạn này.
- Cơ hội việc làm đa dạng
Với nhu cầu tuyển dụng luôn duy trì ở mức cao, tôi có thể tìm kiếm cơ hội
việc làm ở nhiều vị trí khác nhau như lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, nhân viên
buồng phòng, quản lý ẩm thực, nhân viên nhà hàng… tại các chuỗi khách sạn,
nhà hàng tùy theo năng lực và đam mê.
- Môi trường làm việc lý tưởng
Thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng? Không gian làm việc sang
trọng, cơ cấu vận hành và quản lý chuyên nghiệp, lương thưởng phù hợp với
đầy đủ các chế độ dành cho nhân viên, công việc năng động và luôn đầu tư
phát triển nguồn nhân lực giúp tôi có cơ hội thể hiện năng lực và có cơ hội
thăng tiến… Bên cạnh đó, nhiều vị trí công việc trong ngành này cho phép
nhân viên làm chủ lịch làm việc, có thể chọn làm theo ca hoặc làm hành
chính. Tuy có thể được xem là một ngành mang tính đặc thù, nhưng ngành
nhà hàng - khách sạn hầu như đều đáp ứng được các yếu tố trên.
Mức lương của nhân viên trong ngành này tương đối cao. Khảo sát mức
lương và thu nhập của nhân viên ngành nhà hàng - khách sạn, tại các vị trí
như lễ tân, nhân viên buồng phòng của khách sạn 5 sao có mức lương khoảng
7 triệu đồng/ tháng, tại vị trí cấp cao hơn như quản lý ẩm thực có mức lương
khoảng 35 triệu đồng/ tháng.
- Mở rộng hiểu biết nhiều lĩnh vực
Ngành quản trị khách sạn được xem là chiếc cầu nối văn hóa giữa các quốc
gia trên thế giới, công việc tại nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhân sự trong
ngành phải tích cực trau dồi kiến thức về văn hóa, lịch sử, ẩm thực và con
người bản xứ cũng như các quốc gia, lãnh thổ khác. Đây là cơ hội rất tốt để
trải nghiệm tinh hoa ẩm thực nước nhà và thế giới, cũng như đắm mình trong
không gian đa văn hóa, đa quốc gia, đa ngôn ngữ hết sức độc đáo. Những kiến
thức này còn cực kỳ hữu ích đối với tôi khi có thể ứng dụng vào bất kỳ công
việc nào khác sau này trên con đường lựa chọn và phát triển nghề nghiệp.
 Với các lý do đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội như trên đã giúp
tôi có thêm động lực học tập và theo đuổi đam mê, ước trở thành nhân tố
quyết định sự phát triển của nền du lịch Việt Nam trong tương lai.
2. Bước chân vào Giảng đường Đại học đúng vào giai đoạn đại dịch
Covid bùng phát trên toàn thế giới và Việt Nam, cướp đi hàng triệu sinh
mạng và đẩy nền kinh tế thế giới vào khủng hoảng ; hãy chia sẽ nhưng
suy nghĩ của bạn về tương lai thế giới nói chúng và của ngành du lịch
nước ta nói riêng, cũng như chính tương lai của các bạn?
Đại dịch nào cũng sẽ có lúc kết thúc hoặc có phương pháp điều trị, chúng ta
phải có niềm tin vào sự tiến bộ của khoa học trên toàn thế giới.
Trong tình hình dịch phức tạp này hầu như ai cũng gặp khó khăn về cái ăn cái
mặc, tài chính và nỗi lo về sức khỏe. Cố gắng giữ cho bản thân và cộng đồng
rồi đại dịch cũng đi qua kinh tế xã hội sẽ dần khôi phục lại và phát triển hơn,
có thể đại dịch này mở ra cho thế giới cái nhìn khác về hiện trạng bảo vệ môi
trường, sức khỏe cộng đồng cũng như phát minh ra nhiều sáng kiến khoa học
thì sao.
Dù là ngành nào chăng nữa đại dịch này ai cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít thì
nhiều, đánh vào mặt dễ thấy nhất là kinh tế sau đến là sức khỏe trong đó du
lịch là nhóm ngành chịu ảnh hưởng trầm trọng. Có thể nói ở nhiều nước trên
thế giới du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn không khói đóng góp to lớn vào
GDP hằng năm của các quốc gia, qua đó cho ta biết được tầm quan trọng của
du lịch trong cuộc sống con người, xã hội càng phát triển nhu cầu du lịch sẽ
càng tăng. Du lịch được thúc đẩy bởi nhu cầu của con người. Theo Maslow,
nhu cầu này được chia thành 3 nhóm là nhu cầu cơ bản, nhu cầu sinh lý và
nhu cầu tự hoàn thiện. Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu dẫn đến việc thay đổi
thói quen hàng ngày của tất cả mọi người trên thế giới. Thời gian này có lẽ
với người nghèo nó lại càng chồng chất nỗi lo nhưng với những người khá
hơn một xíu, tạm gọi là có đủ điều kiện duy trì sinh hoạt nếu ở nhà thì đó là
khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi sau thời gian dài lao động trí lực. Phần lớn
các hoạt động diễn ra online, công nghệ giúp kết nối mọi người. Từ đó, du
lịch cũng hình thành những xu hướng mới. Thứ nhất, du lịch chăm sóc sức
khỏe lên ngôi: dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sẽ được phục vụ tại cơ sở lưu
trú, hay ngay cả trong hành trình dài trên các phương tiện giao thông, không
chỉ giúp du khách trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, mà còn cân bằng cảm xúc,
tâm hồn. Thứ hai, du lịch thông minh phát triển: con người tham gia trải
nghiệm du lịch ảo. Thứ ba, hình thành mô hình du lịch khép kín: mô hình hệ
sinh thái du lịch liên kết hàng không - điểm đến - khu nghỉ dưỡng với các
dịch vụ khép kín giúp tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách, mang lại
sản phẩm du lịch trọn gói và đa dạng cho khách hàng.
Với chúng ta những người học và làm du lịch nói chung có lẽ đại dịch là điều
không ai muốn. Một năm có 2 mùa cao và thấp điểm của du lịch, xét ở mùa
cao điểm thu nhập một tháng của người làm du lịch sẽ cao so với những
người làm các ngành văn phòng khác nhưng mức thu nhập đó sẽ thấp hơn so
với những người đó khi du lịch ở mùa thấp điểm, mùa đông mưa lũ thậm chí
có khi không có thu nhập. Vậy dịch thì sao? Dịch là thời điểm tuy không hoạt
động du lịch nhưng là khoảng thời gian để chúng ta bổ sung kiến thức chuyên
môn một cách sâu sắc và mở rộng hơn để phục vụ tốt cho nghiệp vụ. Thay vì
than vãn hãy lấy sách ra đọc để hết dịch đó là hành trang vững chắc chúng ta
tiếp tục công việc một cách suôn sẻ, kiến thức là rộng lớn bao la, đọc nhưng
không xài lâu ngày cũng mai một

You might also like