Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

GIAO THỨC IEC61850

1. Giới thiệu chung


IEC61850 là giao thức tiên tiến nhất hiện nay, được áp dụng trong các Trạm biến áp. Giao
thức này chỉ cho phép chạy trên nền vật lý Ethernet.
Có 2 loại IEC61850:
- IEC61850 MMS Server/Client: Là giao thức giữa Rơ le và HMI/RTU
- IEC61850 GOOSE: Là giao thức giữa các Rơ le để phục vụ việc trao đổi tín hiệu cho
liên động.
IEC61850 MMS Server/Client:
- IEC61850 tại các Rơ le bảo vệ được gọi là IEC61850 Server.
- IEC61850 tại RTU/HMI được gọi là IEC61850 Client.
2. Cấu trúc IEC61850

Cấu trúc IEC61850 bao gồm 4 dạng cơ bản như trên:


- Logical device: Đó là tên mà ta đặt cho Rơ le
- Logical Node: Có thể hiểu nôm na là tên tín hiệu, nhìn vào đây là ta có thể biết là tín
hiệu gì. Ví dụ: XCBR là tín hiệu của máy cắt.
- Data: Mỗi tín hiệu Logical Node có thể bao gồm nhiều mục Data. Ví dụ: “Loc” được
hiểu là tín hiệu Local/Remote trên mặt Rơ le.
- Attribute (Hay còn gọi là Data Attribute): Bao gồm 3 mục
 stval: Chứa giá trị của tín hiệu

Zenon Energy Edition Trang 1


 q: Chứa trạng thái tốt/xấu của tín hiệu
 t: Chứa nhãn thời gian xảy ra sự thay đổi giá trị trong biến stval và biến q
Thông thường với Rơ le của nhiều Hãng khác nhau thì tên những Logical Node thông
dụng thường giống nhau, ví dụ: XCBR, XSWI1, XSWI2,… Tuy nhiên, những Logical Node
của tín hiệu bảo vệ chưa chắc đã giống nhau. Vì vậy, khi cấu hình phải xem Manual của Rơ le
đó để biết ý nghĩa của các Logical Node.
3. Nguyên lý hoạt động IEC61850
IEC61850 Client có sẵn chế độ mặc định đọc dữ liệu từ các IED với chu kỳ được xác định
bằng thông số “Polling Time”. Nếu đặt Polling time = 10s, nghĩa là cứ 10s Client sẽ quét đến
IED để lấy dữ liệu.
Nếu dùng chế độ này, dĩ nhiên dẫn đến việc trong thời gian “Polling time”, IED có sự thay
đổi về giá trị biến nào đó (Chẳng hạn: Tín hiệu Trip) thì Client sẽ không thể đọc được dữ liệu
này, dẫn đến mất tín hiệu.
Chính vì vậy, IEC61850 Standard quy định thêm về Report Control Block (Viết tắt là
RCB) như trình báy tiếp theo đây.
4. Dataset
4.1. Khái niệm
Dataset hiểu nôm na là một thư mục (Container) chứa các biến muốn chuyển lên Client
(HMI) ngay tức thì khi có sự thay đổi về giá trị hoặc cờ trạng thái.
Dataset bao gồm 2 kiểu: Dynamic và Static.
4.2. Dynamic Dataset
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ duy nhất Rơ le SIEMENS hỗ trợ Dynamic và Static. Dynamic
Dataset được khởi tạo bởi Client. Khi kết nối, Client sẽ dùng hàm CreateDataset() để ghi
Dataset khởi tạo trên Client xuống IED. Khi dừng kết nối hoặc IED khởi động lại, Dynamic
Dataset sẽ mất đi.
4.3. Static Dataset
Các dòng IEDs phổ biến còn lại chỉ hỗ trợ Static. Cái này phải khai báo sẵn trong IED.

Zenon Energy Edition Trang 2


5. Report Control Block (RCB) là gì?
5.1. Khái niệm
Về nguyên tắc, một RCB phải được gán với một Dataset (Dynamic hoặc Static). RCB là
cơ chế truyền toàn bộ dữ liệu nằm trong Dataset đến Client ngay lập tức khi có sự thay
đổi về giá trị.
5.2. Buffer RCB
Ở chế độ truyền thông giữa Client và IED là tốt: Khi có bất cứ sự thay đổi nào, nó sẽ gửi
dữ liệu lên Client ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu nó phát hiện ra đường truyền thông đang bị lỗi
thì nó sẽ lưu toàn bộ sự biến đổi này vào trong bộ nhớ đệm. Khi truyền thông ngon trở lại thì
nó sẽ ngay lập tức gửi lên Client. Thời gian bộ nhớ đệm cho phép lưu chính là “Buffer Time”
được đặt khi tạo RCB trong IED.
Chính vì việc đảm bảo không mất dữ liệu như vậy nên nó thường được áp dụng cho các
biến trạng thái, biến Trip.
Tại một thời điểm, một Buffer RCB chỉ cho phép một Client trỏ vào nó.
5.3. Unbuffer RCB
Ở bất cứ hoàn cành nào (Truyền thông giữa Client và IED tốt hay xấu) thì nó chỉ biết rằng
khi có bất cứ sự thay đổi nào, nó sẽ gửi dữ liệu lên Client ngay lập tức.
Chính vì việc nó chỉ được áp dụng cho các biến đo lường (Vì khả năng mất dữ liệu vẫn
có)
Tại một thời điểm, một Unbuffer RCB cho phép nhiều Client trỏ vào nó.
6. Cách thử RCB
6.1. RCB
Trong khai báo trên Client, để thời gian “Polling Time” dài ra, khoảng 30s. Nếu RCB hoạt
động tốt thì khi thay đổi nó sẽ gửi dữ liệu lên Client ngay.
6.2. Buffer RCB
Sau khi thử xong RCB theo cách trên, nếu muốn thử tiếp Buffer thì làm như sau:
- Rút cáp mạng kết nối Client với IED.
- Thay đổi giá trị trên IED
- Cắm cáp mạng lại và kiểm tra trên Client phải nhận được dữ liệu đó
Dĩ nhiên, thời gian thao tác các bước này phải nằm trong khoảng thời gian “Buffer Time”

Zenon Energy Edition Trang 3

You might also like