Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

CHƯƠNG 3: TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

1. KHÁI NIỆM TỪ

2. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

3. NGHĨA CỦA TỪ

Mar-21 Designer Thanh Ngọc 1


1. KHÁI NIỆM TỪ

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của


ngôn ngữ có khả năng hoạt động
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói
để xây dựng nên câu.
2. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

2.1. Đơn vị cấu tạo từ

2.2. Các phương thức cấu tạo từ


2.1. Đơn vị cấu tạo từ
a. Đơn vị cấu tạo từ là hình vị

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa


và/ hoặc có giá trị (chức năng)
về mặt ngữ pháp.
Work 1
Worker 2 = work + er
Workers 3 = work + er + s
b. Dựa vào loại ý nghĩa được hình vị biểu thị

Căn tố: Hình vị mang ý nghĩa


từ vựng của từ

Phụ tố: Hình vị có thể biểu thị


ý nghĩa từ vựng phái sinh và
ý nghĩa ngữ pháp
b1. Căn cứ vào vị trí của phụ tố (cont.)
• Là phụ tố đứng trước căn tố.
Tiền tố • anti (antiwar), dis (disable), im
(impolite), un (unhappy),…

• Là phụ tố đứng sau căn tố.


Hậu tố • ness (bitterness), ous (dangerous),
able (comforable),…

• Là phụ tố chen vào trong lòng căn tố.


• su:lu (chó) su:kalu (con chó của…
Trung tố ana:la:ka (cằm) ana:kala:ka (cái cằm
của…)

• Là phụ tố bao quanh căn tố


• kətgəntat (chạy) təkətgəntatg?ak (tôi
Chu tố chạy) məkətgəntatmək (chúng tôi
chạy)
b2. Căn cứ vào chức năng mà phụ tố
đảm nhiệm (cont.)
Phụ tố cấu tạo từ: Là loại phụ tố kết
hợp với căn tố để tạo nên từ mới.
Ví dụ: “er” (worker), “un” (unactive),…

Phụ tố biến hình từ: Là loại phụ tố


dùng để tạo những dạng thức ngữ
pháp khác nhau của từ, thể hiện những
ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.Ví dụ: “s”
(cats), “ed” worked, “ing” (teaching),…
2.2. Các phương thức tạo từ
a. Phương thức từ hóa hình vị
b. Phương thức ghép
c. Phương thức phụ gia
d. Phương thức láy
e. Phương thức rút gọn
g. Phương thức chuyển loại
a. Từ hóa hình vị

Là phương thức tác động vào


bản thân một hình vị, làm cho nó
có những đặc điểm ngữ pháp và
ý nghĩa của từ, biến hình vị
thành từ mà không thêm bớt gì
vào hình thức của nó.
Từ đơn
Ví dụ: nhà, bàn, người (tiếng Việt)
table, live (tiếng Anh)
b. Phương thức ghép

Là phương thức ghép các hình vị


gốc từ (hình vị thực và hình vị hư)
với nhau dựa trên mối quan hệ
về nghĩa.
Từ ghép
Ví dụ: Sân bay, chó mực, bởi vì, cho nên,... (Tiếng
Việt)
Homeland, blackboad, newspaper, ballpen,... (Tiếng
Anh)
c. Phương thức phụ gia

Là phương thức
thêm phụ tố vào căn
tố (thành tố gốc) để
tạo ra từ mới

Từ phái sinh
Ví dụ: anti - war, im - possible, dis - honesty,
player, kindness, homeless
d. Phương thức láy

Là phương thức lặp lại


bộ phận hoặc toàn bộ vỏ
ngữ âm của thành tố gốc.

Từ láy
Ví du: xanh xanh, đèm đẹp, vớ vẩn, ăn năn,...
e. Phương thức rút gọn
Là phương thức rút gọn từ cũ
tạo thành từ mới hoặc ghép các âm
đầu từ của một cụm từ, đọc theo
cách rút gọn này và
tạo thành từ mới.

Ví dụ: Xe gắn máy → xe máy, kilogram → kilo,


(ông) tú tài → (ông) tú, bươm bướm → bướm,...
Television → TV, influenza → flu, refrigerator →
fidge,…
g. Phương thức chuyển loại

Là phương thức thay đổi ý


nghĩa và chức năng từ loại của
từ có trước, đưa nó sang từ
loại khác với tư cách một từ
riêng biệt.

Ví dụ: của (cải) (DT) → của (hư từ), hòa bình (DT),
(ĐT), (TT), về (ĐT) → về (GT), ở (ĐT) → ở (GT), ra (ĐT)
→ ra (GT),…
Work (ĐT) - work (DT), average (DT), (ĐT), (TT),…
3. NGHĨA CỦA TỪ
3.1. Khái niệm nghĩa của từ
3.2. Thành tố ngữ nghĩa của từ
3.3. Từ đa nghĩa
3.4. Từ đồng âm
3.5. Từ đồng nghĩa
3.6. Từ trái nghĩa
3.7. Trường nghĩa
3.1. Khái niệm nghĩa của từ
3.1.1. Nghĩa và ngữ nghĩa học
- nhà, người, bàn, đi, chạy, vui, buồn,….
- Hôm nay tôi đi học. (1)
- Ngày xưa có anh Trương Chi. (2)
- Trường Đại học Hà Nội nằm ở quận
Nam Từ Liêm. (3)
a. Nghĩa là gì?

Nghĩa của ngôn ngữ là những nội


dung phản ánh về thế giới mà chúng
ta đang tồn tại trong đó hoặc một thế
giới tưởng tượng nào đó, được
ngôn ngữ biểu thị.
a. Nghĩa là gì? (cont.)
- Cái bút của tôi bị sổ mũi. (1)
- Người đàn ông đã mất năm ngoái vừa
cưới cô gái sắp được sinh ra. (2)
- Con ngựa đá. (3)
- Bà ấy lái xe. (4)
b. Ngữ nghĩa học là gì?

Khoa học nghiên cứu về nghĩa của


ngôn ngữ gọi là ngữ nghĩa học.
b. Ngữ nghĩa học là gì? (cont.)
Nghiên cứu những vấn đề về
Ngữ nghĩa nghĩa của từ và các quan hệ
học từ
vựng ngữ nghĩa trong từ, các bộ
phận của từ vựng với nhau.

Ngữ nghĩa Nghiên cứu những vấn đề về


học của câu nghĩa của câu và các quan
hệ ngữ nghĩa của câu.
3.1.2. Khái niệm nghĩa của từ

Tam giác ngữ nghĩa


“Cây”

Khái niệm
3.1.2. Khái niệm nghĩa của từ (cont.)

Tam giác ngữ nghĩa


Từ (vỏ ngữ âm)

Sự vật Khái niệm


3.1.2. Khái niệm nghĩa của từ (cont.)
Tam giác ngữ nghĩa

Từ (vỏ ngữ âm)

Sở chỉ Sở thị
3.2. Thành tố ngữ nghĩa của từ

a. Nghĩa sở chỉ (biểu vật)

b. Nghĩa sở thị (biểu niệm)

c. Nghĩa sở dụng (ngữ dụng)

d. Nghĩa kết cấu (cấu trúc)


a. Nghĩa sở chỉ (biểu vật)

Một cá thể sự vật mà từ chỉ ra được


gọi là sở chỉ của từ.
b. Nghĩa sở thị (biểu niệm)

Là sự biểu thị các lớp sự vật dưới


dạng tập hợp của những đặc điểm
thuộc tính,… được coi là đặc trưng
nhất, bản chất nhất, đủ để phân biệt
sự vật này với sự vật khác.
b. Nghĩa biểu niệm (cont.)

Là quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa,


tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà
từ biểu hiện.
c. Nghĩa sở dụng (ngữ dụng)

Là nghĩa biểu hiện tình cảm, cảm xúc,


thái độ của người nói đối với từ ngữ
biểu hiện.
d. Nghĩa kết cấu (cấu trúc)

Là mối liên hệ giữa từ với các từ khác


trong hệ thống từ vựng.
3.3. TỪ ĐA NGHĨA
a. Khái niệm

b. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa

c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ

d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ


a. Khái niệm từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ có một số nghĩa,


biểu thị những đặc điểm, thuộc tính
khác nhau của một đối tượng, hoặc
biểu thị những đối tượng khác nhau
của thực tại.
a. Ví dụ từ đa nghĩa (cont.)
Ví dụ: Từ "bạc" (DT) có các nghĩa sau:
1/ Kim loại màu trắng sáng, mềm, khó gỉ,
dẫn điện tốt, thường dùng để mạ, làm đồ
trang sức. 2/ Tiền đúc bằng bạc, tiền (nói
khái quát). 3/ (dùng sau từ chỉ số chẵn từ
hàng chục trở lên). Đồng bạc. Ví dụ: Vài
chục bạc. 4/ Trò chơi ăn tiền. Đánh bạc,
canh bạc.
b. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa
b1. Dựa vào nguồn gốc của nghĩa
• Là nghĩa đầu tiên hoặc
nghĩa có trước, trên cơ
Nghĩa
sở nghĩa đó mà người ta
gốc
xây dựng nên nghĩa
khác.

• Là nghĩa được hình


Nghĩa
thành dựa trên cơ sở một
phái sinh
nghĩa khác (nghĩa gốc).
b1. Dựa vào nguồn gốc của nghĩa
(cont.)

Nghĩa gốc thường là nghĩa không


giải thích được lý do, có thể nhận
biết được một cách độc lập.
Nghĩa phái sinh thường là nghĩa
có lý do, có thể nhận ra thông qua
nghĩa gốc.
b2. Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ
với đối tượng

Nghĩa Là nghĩa trực tiếp phản ánh


trực tiếp đối tượng, từ gọi tên sự vật
(nghĩa đen) một cách trực tiếp.

Nghĩa Là nghĩa gián tiếp phản ánh


gián tiếp đối tượng, từ gọi tên sự vật
(nghĩa bóng) một cách gián tiếp.
Ví dụ: “Chém gió”
c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ

Ngữ cảnh của một từ


là một chuỗi từ kết hợp với
nó, đủ để làm cho nó được
cụ thể hóa và hoàn toàn
xác định về nghĩa.
c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ (cont.)

Từ bộc lộ một nghĩa xác định nào đó


trong ngữ cảnh chứa nó vì trong mỗi
ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết
hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ
pháp của mình.
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
Mở rộng ý nghĩa: Là quá trình phát triển từ
cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái
trừu tượng.
Ví dụ: “Đẹp” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình
thức, bây giờ dùng rộng rãi ở phạm vi tình
cảm, tinh thần, quan hệ: tình cảm đẹp, đẹp
lòng, đẹp nết, đẹp lời,...
“Hích” là một từ chỉ hành động dùng khuỷu
tay thúc vào người khác, mở rộng chỉ việc xúi
bẩy.
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
Thu hẹp ý nghĩa: Là quá trình phát triển từ
cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ
thể.
Ví dụ: “Mùi” là cảm giác do cơ quan khứu
giác thu nhận được nhưng khi nói “Miếng thịt
này có mùi rồi” thì có nghĩa là cụ thể là “mùi
hôi”.
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d1. Ẩn dụ

Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào


sự giống nhau giữa các sự vật,
hiện tượng được so sánh.

Mar-21 Designer Thanh Ngọc 42


d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d1. Ẩn dụ
- Giống nhau về hình thức
Răng (người) - Răng lược, răng bừa
Mũi (người) - Mũi dao, mũi tên, mũi kim
Chân (người) - Chân bàn, chân tủ, chân ghế
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d1. Ẩn dụ
- Giống nhau về thuộc tính, tính chất
Ví dụ: đất khô, tình cảm khô, lời nói khô.
- Lấy cụ thể để biểu thị cái trừu tượng
Ví dụ: Nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm
bài, học rộng, nghiên cứu sâu,...
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d1. Ẩn dụ
- Lấy đặc điểm, tính chất của sinh vật
sang sự vật
Ví dụ: Thời gian đi, tàu chạy, gió gào thét,....
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d2. Hoán dụ

Là hiện tượng chuyển tên gọi từ


sự vật hoặc hiện tượng này sang
sự vật, hiện tượng khác dựa trên
mối quan hệ logic giữa
các sự vật hiện tượng.

Mar-21 Designer Thanh Ngọc 46


d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d2. Hoán dụ
- Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và
ngược lại
+ Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể
Ví dụ: Má hồng, đầu xanh,
+ Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận
Ví dụ: Ngày công, Đêm ca nhạc,
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d2. Hoán dụ
- Lấy cái chứa đựng thay cho cái được
chứa đựng
Ví dụ: Ăn ba bát, uống hai chai,...
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
d2. Hoán dụ
- Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm
Ví dụ: “bạc” (tiền), mì (nấu một bát mì),...
- Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận
của quần áo
Ví dụ: cổ áo, tay áo, vai áo,...
3.4. TỪ ĐỒNG ÂM

a. Khái niệm

b. Phân loại từ đồng âm

c. Nguồn gốc từ đồng âm


a. Khái niệm từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ trùng


nhau về hình thức ngữ âm nhưng
khác nhau về nghĩa.
b. Phân loại từ đồng âm
- Từ đồng âm từ vựng: Các từ đều
thuộc cùng một từ loại.
Ví dụ: đường (đi) - đường (ăn)
- Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ
trong nhóm đồng âm khác nhau về từ
loại.
Ví dụ: chỉ (cuộn) - chỉ (tay)
b. Phân loại từ đồng âm (cont.)
- Từ đồng âm đồng tự
Ví dụ: coper (anh lái ngựa) - coper (quán
rượu)
jet (màu đen huyền) - jet (tia nước)
- Từ đồng âm không đồng tự
Ví dụ: son (con trai) - sun (mặt trời)
meat (thịt) – meet (gặp)
c. Nguồn gốc từ đồng âm
Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải
thích về nguồn gốc.
Ngoài ra con đường hình thành nên từ đồng
âm có thể:
c1. Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
c2. Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay
mượn.
c3. Cách phát âm địa phương.
c4. Tách biệt từ từ đa nghĩa.
c. Nguồn gốc từ đồng âm (cont.)
c1. Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
hòa → và (từ nối) - và (và cơm)
mlời → lời (lời nói) - lời (lãi)
c2. Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay
mượn.
sút (giảm sút) – sút (bóng đá)
c. Nguồn gốc từ đồng âm (cont.)
c3. Cách phát âm địa phương.
che - tre, ra - da,
c4. Tách biệt từ từ đa nghĩa.
cây1 (cây tre) - cây2 (cây át cơ)
- cây3 (cây vàng)
3.5. Từ đồng nghĩa

a. Khái niệm từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với


nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh; có
phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ
nghĩa hoặc sắc thái phong cách... nào đó,
hoặc đồng thời cả hai.
3.5. Từ đồng nghĩa (cont.)

Từ đồng nghĩa không nhất


thiết phải tương đương
nhau về số lượng nghĩa.
Những từ đồng nghĩa chỉ
tương đồng ở một
nét nghĩa nào đấy.
3.5. Từ đồng nghĩa (cont.)

Các từ đồng nghĩa tập hợp với


nhau thành một nhóm gọi là
nhóm từ đồng nghĩa.

Lưu ý: Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa


lâm thời
3.6. Từ trái nghĩa

a. Khái niệm từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa


đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên.
Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh
những khái niệm tương phản về logic.
3.5. Từ trái nghĩa (cont.)

Các từ trái nghĩa tạo thành một cặp


gọi là cặp từ trái nghĩa, chúng đều
bình đẳng với nhau trong thế đối lập
và đẳng cấu về nghĩa.

Lưu ý: Trái nghĩa thường trực và trái nghĩa


lâm thời
3.7. Trường nghĩa

a. Khái niệm từ trường nghĩa

Là những tiểu hệ thống, những tổ


chức của từ vựng, gồm những từ ngữ
có quan hệ về nghĩa với nhau một
cách có hệ thống.
3.7. Trường nghĩa (cont.)
b. Phân loại trường nghĩa

- Trường từ vựng - cú pháp


Ví dụ: đi, chân, ném, tay, nhìn,…
- Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Ví dụ: bàn, ghế, tủ, giường,…
3.7. Trường nghĩa

Mỗi trường nghĩa có thể


được coi như một bộ phận
của hệ thống từ vựng được
xác định bằng một khái niệm
chung nào đó.

You might also like