Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

Tiểu luận môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

(Học kỳ II nhóm 3 năm học 2020 – 2021)

Đề tài: Phân tích tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi
cung ứng thịt mát Meat Deli

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân Nga


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Mã sinh viên: A40628
Số điện thoại: 0867145563
Email: huongnguyen02.work@gmail.com
Người chấm 1 Người chấm 2

HÀ NỘI – 2021

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, thịt mát là thức ăn chủ yếu ở các quốc gia tiên tiến. Còn ở những quốc gia
khác, sự xuất hiện của thịt mát phần nào đã thay đổi thị trường thịt của các quốc gia đó.
Thị trường thịt mát ở Châu Âu đạt giá trị 16 tỷ EURO vào năm 2017. Thịt mát phát triển
trong châu Âu chủ yếu vì khẩu vị của người tiêu dùng nơi đây dần dần thay đổi, không
còn quá ưu chuộng thịt đông lạnh nữa mà chuyển sang thịt mát vì tươi hơn, giữ được vị
ngon hơn.

Tại thị trường Việt Nam, người dân tiêu thụ hơn 3 triệu tấn thịt 1 năm, tổng thị trường lên
tới 18 tỷ đô la Mỹ, thế nhưng 90% lượng thịt người tiêu dùng đang sử dụng vẫn là thịt
tươi. Thị trường thịt mát còn khá tiềm năng, nhưng lại không dễ dàng khai thác. Hiện nay
khái niệm thịt mát còn xa lạ với người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng khi được hỏi về
thịt mát, thường cho rằng thịt mát là thịt đông lạnh, bảo quản nhiệt độ ở mức âm và sản
phẩm thịt tươi, thịt ấm ngoài chợ có chất lượng tốt hơn thịt mát. Tập quán tiêu dùng thịt
ấm đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng khiến lĩnh vực sản xuất thịt mát chậm phát
triển. Nghích lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn khiến cho
ngành sản xuất thịt ở Việt Nam khó có thể xuất khẩu thịt chính ngạch sang các nước tiên
tiến trên thế giới. Tiên phong trong ngành sản xuất thịt mát ở Việt Nam là Công ty Cổ
phần Masan MEATLife với dòng sản phẩm Meat Deli. Từ khi xuất hiện trên thị trường
đến nay, thịt mát Meat Deli cũng góp phần thay đổi quan niệm của người tiêu dùng và
từng bước mở rộng thị trường.

Trong tương lai, nếu muốn thay đổi thói quen tiêu dùng thịt ấm thì ngoài phương án
truyền thông, giáo dục người tiêu dùng, Việt Nam phải xây dựng các chuỗi giá trị sản
xuất thịt an toán, phải chú trọng đầu tư kho bảo quản lạnh và xây dựng hệ thông truy xuất

2
nguồn gốc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu phát triển được thị trường
thị mát, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được kho lạnh bảo quản, từ đó giúp dự trữ lượng
thịt dư thừa khi giá xuống thấp, góp phần ổn định thị trường. Hay nói một cách tổng quát,
ta phải xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng cho ngành sản xuất thịt mát. Đặc biệt, trong đó,
việc quản lý hiệu quả hoạt động logistics cũng cần được quan tâm và đẩy mạnh. Bởi hoạt
động logistics cũng ảnh hưởng trực tiếp chi phí sản xuất, giá trị của sản phẩm. Do đó,
hoạt động logistics hiệu quả làm nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với Meat
Deli – thương hiệu sử dụng chuỗi cung ứng lạnh thì tác động của hoạt động logistics đến
lợi thế cạnh tranh càng lớn.

Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này, em quyết định làm đề tài về “Tác động của hoạt
động logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli”. Tiểu
luận tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh, hoạt động logistics của
Meat Deli và gợi ý các giải pháp logistics cho doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Trước hết, tiểu luận đi xây dựng cơ sở lý luận và chỉ ra những hiện trạng của hoạt động
logistics đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ đó, đưa cho người đọc cái
nhìn rõ nét về vai trò của hoạt động logistics trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp, cụ thể ở đây là chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli. Đồng thời gợi ý các đề
xuất và khuyến nghị để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hoạt động logistics.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG


(Không dưới 4 trang, 1.5 điểm)

1. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

3
Trong nền kinh tế thị trường, các nguồn cung luôn dồi dào, đa dạng. Vì thế các doanh
nghiệp buộc phải cạnh tranh với nhau để tranh giành thị phần, chiếm vị trí trong lòng
khách hàng như một quy luật. Nếu một doanh nghiệp tạo cho mình được lợi thế cạnh
tranh so với các đối thủ, họ sẽ là người chiến thắng. Lợi thế cạnh tranh là những điểm
mạnh giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt. Đối với các doanh nghiệp logistics, lợi thế
cạnh tranh được xác định dựa trên nguyên tắc 3Cs.

Hình 1: Nguyên tắc cạnh tranh 3Cs

Theo nguyên tắc 3C, muốn thành công khi xây dựng chiến lược logistics, doanh nghiệp
cần phải cân nhắc 3 yếu tố cốt lõi: Công ty (Company), Khách hàng (Customer), Đối thủ
cạnh tranh (Competitor). Đối với khách hàng, họ tìm kiếm ở doanh nghiệp lợi ích ở mức
giá hợp lý. Mặt khác, với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tạo khác biệt về chi phí.
Như vậy, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp trước hết phải có sự khác biệt so với
đối thủ trong mắt khách hàng. Thứ hai là sản xuất ở mức chi phí thấp và do đó đạt được
lợi nhuận lớn hơn. Hay nói một cách đơn giản, có hai tiêu chí quan trọng trong cạnh tranh
là chi phí và giá trị. Lợi thế về chi phí giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá thấp
hơn,lợi thế về giá trị mang lại sự khác biệt cho doanh nghiệp.

a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí

4
Trong lợi thế cạnh tranh về chi phí, doanh nghiệp đặt mục tiêu sản xuất hàng hóa có chi
phí thấp nhất. Để giảm chi phí, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm, hàng hóa
bán ra, tăng thị phần… nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện. Cơ sở thực hiện chiến lược
này là có công nghệ khác biệt, nguồn nguyên liệu rẻ, tận dụng đường cong kinh nghiệm
và tính kinh tế nhờ mở rộng quy mô.

b. Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Thực tế, khi mua một món hàng, khách hàng đang mua “lợi ích” chứ không phải hàng
hóa. Họ mua sự kì vọng, ước muốn mà khi sử dụng sản phẩm họ mong muốn có được. Ví
dụ khi mua áo, mục đích của việc con người mua áo là để mặc, để bảo vệ cơ thể khỏi tác
động của môi trường tự nhiện. Với chức năng như vậy, một chiếc áo có giá 100.000 nghìn
cũng có thể đáp ứng được. Nhưng chúng ta lại sẵn sàng bỏ ra chả chục nghìn đô-la để
mua áo của những thương hiệu xa xỉ Gucci, Channel. Bởi lẽ, ta muốn có được sự sang
trọng, quý phải, giàu có mà những công ti đó kì công xây dựng cho thương hiệu của mình.
Giá trị gia tăng nằm trong vật liệu, tay nghề của nhà sản xuất… các giá trị gia tăng quan
trọng nữa đó là dịch vụ: Đúng giờ, đúng lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả,
dịch vụ hẫu mãi…

2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics


1. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng

Khái niệm chuỗi cung ứng

Theo Ths. Nguyễn Kim Anh đã viết trong cuốn “Quản lý chuỗi cung ứng”: “Chuỗi
cưng ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhắm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp
mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng”.

Còn theo một số nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài cho rằng: “Supply
Chain is starting with unprocessed raw materials and ending with the final customer

5
using the finished goods, the supply chain links many companies together”. Dịch: “
Chuỗi cung ứng là chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô
chưa qua xử lý cho đến khi sản phẩm hoàn thiện và được người tiêu dùng cuối cùng sử
dụng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau” – “Supply chain &
Logistics – Terms & Glossary” Kate Vitasek (được khuyến khích sử dụng bởi Hiệp Hội
các Nhà Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Chuyên Nghiệp Hoa Kì)

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết toàn bộ
những hoạt động nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ giai đoạn cung cấp
nguyên liệu đầu vào đến khi thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Các bên tham
gia chuỗi cung ứng cần có đủ nguồn lực (con người, tài nguyên…) và hệ thông thông tin
để thực hiện thành công mục đích của hoạt động cung ứng.

Thành viên của chuỗi cung ứng

Các bên tham gia chuỗi cung ứng có thể là các tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Trong mô
hình mạng lưới chuỗi cung ứng, các bên tham gia chuỗi được chia thành 3 bộ phận:
Thượng nguồn (Upstream supply chain), Trung lưu (Internal supply chain), Hạ lưu
(Downstream supply chain).

- Thượng nguồn: bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp (có thể là
các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp
(lớp 2). Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm.

- Trung lưu: bao gồm tất các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành
các đầu ra. Các hoạt động chủ yếu là quản lý thu mua, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.

- Hạ lưu: Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách
hàng cuối cùng.

6
Hình 2: Mô hình mạng lưới chuỗi cung ứng

2. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics

Khái niệm hoạt động logistics

Logistics lần đầu tiên xuất hiện và được con người sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Trong
hai cuộc Đại chiến thế giới, vấn đề phải như thế nào để di chuyển lực lượng quân đội,
cùng khối vũ khí và lượng thực khổng lồ một cách kịp thời chính là bài toán logistics mà
các quốc gia tham chiến phải trả lời. Đặt trong bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, sự kịp
thời của hoạt động vận chuyển lương thực, vũ khí chính là một trong những điểm mấu
chốt quyết định thành bại cuộc chiến.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logisitcs và dưới những góc dộ của
những nhà nghiên cứu khác nhau, mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.

7
Theo cuốn “An Intergrated Approach To Logistics Management” của Viện Kĩ thuật Công
nghệ Florida – Mỹ: “Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu trữ của nguyên vật liệu
vào trong doanh nghiệp của hàng hóa trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành
phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics Quốc tế: “Logistics là một phần của quá trình
cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu
thông hiệu quả và lưu trữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ
điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.

Dù khác nhau về mặt diễn đạt, nhưng nội dung của các định nghĩa trên đều thông nhất cho
rằng: Hoạt động logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên liệu từ khâu
mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu
dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn
nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối
hàng hóa một cách kịp thời. Hoạt động logistics thuộc vào hoạt động quản lý chuỗi cung
ứng.

Vai trò của hoạt động logistics

Đối với nền kinh tế, logistics là một trong những hoạt động kinh tế có ảnh hưởng sâu
rộng. Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên thị
trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được xem là một
căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Những quốc gia
có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biến tốt, hệ thông phương tiện vận tải
hiện đại, cước thuế thấp… sẽ thu hút được đầu tư từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
Nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm
khoảng 15% GDP của mỗi nước. Còn Theo thống kế của công ty nghiên cứu Armstrong
& Associates (Hoa Kỳ), chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9%, cao
hơn nhiều so với các nước phát triển. Trong đó, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30-

8
40% giá thành sản phẩm. Ở các quốc gia khác, chi phí này chỉ chiếm 15%. Những số liệu
trên cho thấy hoạt động logistics ở Việt Nam chưa thật sự hiệu quả. Điều này phần nào
làm giảm vị thế cạnh tranh, mức độ hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài đối với Việt
Nam. ( Nguồn: http://bit.ly/baold_chiphilogistics ).

Đối với doanh nghiệp, hoạt động logistics hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu. Năm
2017, Đại học Ngoại thương Hà Nội đã khảo sát trên 2.052 doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực sản xuất, xây dựng và xuất nhập khẩu về nhu cầu đối với hoạt động logistics
trong tương lai: 21,4% công ty muốn lựa chọn thêm các nhà cung cấp logistics mới;
14,48% mong muốn cải thiện dịch vụ khách hàng; nhu cầu về phát triển hệ thống thông
tin là 13,62%; nguồn nhân lực là 13,81%; tận dụng giải pháp di động là 12,38%. Hoạt
động logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp giải được bài toán nguyên vật liệu cho đến đầu
ra của sản phẩm. Ngoài ra, còn giảm được chi phí vận hành, chi phí vận chuyển từ đó tăng
khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, tăng độ hài lòng của khách hàng .

3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics.

Hai yếu tố quan trọng trong cạnh tranh chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics

3.1. Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics


a. Sử dụng hết công suất máy móc
Mục đích của việc sử dụng hết công suất máy móc là để tăng năng suất lao động và
giảm chi phí cơ hội. Khi năng suất lao động tăng, sản lượng người công nhân làm ra sẽ
tăng cao hơn trong một khoảng thời. Khi doanh nghiệp đã có máy móc thiết bị hiện đại
nhưng không dùng đến thì đó là một sự lãng phí. Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua
máy móc đáng lẽ có thể sử dụng vào một việc khác sinh ra lợi nhuận, có ích hơn. Hiện
nay khi thị trường phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thì doanh nghiệp
không còn phải lo lắng là sản phẩm sản xuất ra không có chỗ tiêu thụ. Bài toàn mà

9
doanh nghiệp cần phải trả lời là làm thế nào để khách hàng muốn sử dụng sản phẩm
của mình.
b. Sử dụng tốt vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản là thước đo khát quát nhất hiệu quả sự dụng tài sản của một doanh
nghiệp. Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một
thời kì nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng
thời kì đó. Tỷ lệ vòng quay càng cao thì công ty càng hoạt động tốt, vì chỉ tiêu này cao
thể hiện rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh thu trên mỗi đơn vị sản phẩm
c. Thực hiện chuỗi cung ứng đồng bộ
Hiện nay chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu. Trong đó, con số này ở Thái Lan là hơn 30%, Malaysia là 46%. Chuỗi cung
ứng ở nước ta còn rời rạc, chưa đồng bộ, đồng đều. Đồng bộ, đồng đều là tất cả mọi
nơi ở trong quốc gia đó đều có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất ngang bằng nhau,
các khâu vận chuyển được kết nối với nhau bằng một hệ thống thông tin chung để tiện
cho việc cập nhật và theo dõi tiến trình vận chuyển. Để việc vận chuyển và bảo quản
được xuyên xuất, không gián đoạn thì một chuỗi cung ứng đồng bộ là điều bắt buộc.
3.2. Cơ hội cạnh tranh thông qua giá trị logistics
a. Dịch vụ tốt
Khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến dịch vụ của các công ty như thời gian giao
hàng, thời gian vận chuyển, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng làm xong,… là
những con đường có thể giúp doanh nghiệp dịch chuyển nhóm “hàng thường” thành
hàng có “chất lượng cao” hơn nằm trong góc dịch vụ tốt hơn, hay hàng có giá cạnh
tranh cao “chi phí tốt hơn” trong bảng thể hiện lợi thế cạnh tranh.

CAO Dịch vụ tốt (service Chi phí và ddichj vụ tốt


leader) (cost and service leader)
THẤ Hàng thường (community Chi phí tốt (cost leader)
P market)

10
THẤP CAO

b. Độ tin cậy cao


Trong quá trình vận chuyện lưu kho, hàng hóa cần phải được đảm bảo an toàn, không
bị đánh tráo, hư hỏng.
c. Đáp ứng nhanh chóng
Just in time – Kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng trong logistics. Doanh nghiệp cần
phải đảm bảo hoạt động logistics luôn đúng giờ, đúng số lượng, đúng địa điểm.

II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THỊT MÁT MEAT DELI

1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli … (Không quá 3 trang, 1
điểm)
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Masan MEATLife (Masan MEATLife) được thành lập vào ngày
07/10/2018, là một công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) -
công ty lớn nhất Việt Nam về nền tảng thịt có thương hiệu tích hợp (từ trang trại đến bàn
ăn: Feed – Farm – Food).
Ngày 23-12-2018, Tập đoàn Masan tổ chức lễ khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt
MNS Meat Hà Nam. Tại đây, dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay, toàn bộ
quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu. Đại diện Tập đoàn Masan cho biết,
kỳ vọng nhất của đơn vị khi tung ra dòng sản phẩm thịt Meat Deli là có thể tạo ra xu
hướng mới trong việc sử dụng thịt của người tiêu dùng Việt Nam. "Đó là xu hướng sử
dụng thịt mát sạch, đem lại bữa ăn ngon cho mỗi gia đình, quan trọng hơn cả là sự an tâm,
vô lo của mọi người, mọi nhà Việt".
b. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất
- Quy trình chăn nuôi heo:

11
Con giống ngoại, thức ăn chuẩn: Heo được tuyển chọn kĩ lưỡng theo tiêu chuẩn khắt khe
của trang trại.
Quy trình chăn nuôi khép kín, hiện đại: Masan tự sản xuất con giống và nuôi đến lúc xuất
thịt với hình thức cùng vào cùng ra.
- Quy trình sản xuất thịt MEATDeli:
Khâu giết mổ, lợn được đưa vào khu giết mổ theo từng nhóm, làm ngất bằng khí CO2 để
mất hoàn toàn ý thức, quy trình này giúp lợn không bị hoảng sợ. Đây là quy trình giết mổ
nhân văn phù hợp với chuẩn mực chế biến thịt mát.
Sau khi giết mổ, lợn được làm sạch bằng nhiệt để loại bỏ lông. Công nhân dùng cưa máy
xẻ đôi thân lợn. Thân lợn sau khi giết mổ được lọc bỏ nội tạng, đưa vào khi làm lạnh
nhanh từ nhiệt độ bình thường giảm xuống -18 độc C. Sau đó, thân lợn được đưa sang
phòng nhiệt độ 0-4 độ C để đảm bảo độ pH ổn định ở mức 5.5 - 6.2.
Bên trong khu vực giết mổ, pha lọc chế biến, đóng gói đều được ngăn cách nhau. Dù giết
mổ, chế biến hàng trăm con lợn mỗi ngày như khu vực nhà xưởng luôn sạch sẽ tinh
tương. Quá trình làm lạnh giúp thịt không bị mất nước, giữ được hàm lượng protein.
Hoạt động kinh doanh.
Năm 2015, Masan tập trung chuyển đổi thành mô hình kinh doanh thịt đóng gói có
thương hiệu phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm nhận điện thương hiệu, truy xuất
nguồn gốc, giá cả hợp lý và an toàn là mục tiêu Masan muốn đánh vào tâm lý người tiêu
dùng hiện tại.
- Đối tượng khách hàng chủ yếu của Meat Deli: các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu sử
dụng thịt heo thường xuyên, quan tâm đến sức khỏe, coi trọng bữa ăn hàng ngày và có
mức thu nhập ổn định.
- Địa điểm bán sản phẩm: Meat Deli có hệ thống kênh phân phối offline rộng khắp Hà
Nội và TP. HCM ở tất cả các siêu thị Vinmart, một số đại lý cửa hàng thực phẩm.
- Giá bán: Trung bình sản phẩm của Mear deli rơi vào khoảng 130.000 VNĐ/kg.
- Mục tiêu kinh doanh đến 2022: Chiếm 10% thị phần trong thị trường thịt heo Việt Nam.

Sơ đồ chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli

12
Đặc điểm nhà cung cấp/thị trường/khách hàng trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli

2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung
ứng thịt mát Meat Deli (Không dưới 8 trang, 3.5 điểm)

a. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli

Để đem lại lợi nhuận lớn Meat Deli phải xem xét kĩ về lợi thế trong chi phí. Trên chuỗi
cung ứng từ thành viên bắt đầu cho đến khách hàng cuối cùng, mọi hoạt động điễn ra đều
cần có sự sử dụng đến nguồn vốn đưa ra ban đầu. Doanh nghiệp cần định lượng số tiền lãi
nhận được càng lớn càng tốt, để duy trì các hoạt động một cách trơn tru hiệu quả. Những
chi phí có thể kể đến trong chuỗi cung ứng thịt mát này là: Nguyên liệu, trang thiết bị vận
chuyển, sản xuất, làm lạnh,…

Khảo sát do chính Masan MEATLife thực hiện, người tiêu dùng đánh giá độ ngon của thịt
MEATDeli đạt 4,4 điểm (trên 5) cao hơn nhiều so với thịt chọn lựa ngoài chợ. Nghiên
cứu biến động về giá cũng cho thấy, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chấp nhận thịt của
Masan MEATLife ở mức giá cao hơn từ 25 - 30% so với giá trung bình trên thị trường.
Sau đây là giá thành một số sản phẩm Meat Deli đầu năm 2020 :

Tên sản phẩm Giá (đ/kg)

Giá thịt ba rọi (ba chỉ) 214.900

Giá sườn thăn 239.000

Giá thịt đùi 154.900

Giá thịt nạc vai 194.900

13
Giá mỡ 99.900

Giá thịt nạc thăn 129.900

Chi phí logistics của chuỗi đến từ những hoạt động như vận chuyển, quản lý thịt tồn kho,
bảo quản lạnh thịt, xếp dỡ hàng hóa, đóng gói thành phẩm… Có thể thấy những hoạt động
này là thiết yếu trong quá trình sản xuất của chuỗi cung ứng thịt. Và giả sử nếu như không
có những hoạt động này thì thịt mát đến tay người tiêu dùng không đảm bảo chất lượng
thịt và hàm lượng dinh dưỡng.

Việc giảm chi phí logistics không có nghĩa là giảm đi yếu tố nào trong chuỗi cung ứng.
Bởi nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi đem bất cứ thành phần nào bỏ đi.

c. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng thịt mát Meat Deli.

Chuỗi giá trị thịt của Meat Deli đã hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ nông trại đến bàn ăn).
Khởi đầu chuỗi giá trị thịt bằng chứ F (Feed) đầu tiên sản xuất thức ăn chăn nuôi chất
lượng đạt chuẩn, không có chất cấm và sử dụng công nghệ đột phá bio-zeem vừa góp
phần gia tăng năng suất ngành thức ăn chăn nuôi lại không chứa chất cấm gây hại đến sức
khỏe người tiêu dùng. Chữ F thứ 2 là Farm – trang tại, nguồn cung cấp heo an toàn và
khỏe mạnh, chọn lọc khắt khe nguồn heo khỏe và áp dụng công nghệ nuôi heo khép kín
theo tiêu chuẩn thế giới; áp dụng tiêu chuẩn Global GAP và hệ thông truy xuất nguồn gốc
thực phẩm từ trang trại cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt heo an toàn, tuân thủ
quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và đảm bảo an toàn sinh học. Chữ F (Food) thưa b
là quy trình chế biến độc đáo đạt chuẩn châu Âu, lần đầu có mặt tại Việt Nam giúp cho
miếng thịt mát được kiểm soát nghiêm ngặt về tiêu chuẩn và kỹ thuật và có thời gian sử
dụng lên tới 12 ngày.

14
Thịt lợn ướp lạnh an toàn hơn, ngon hơn thịt lợn ấm hoặc đông lạnh. Thường thì lợn là
giết mổ ở nhiệt độ phòng và ngay lập tức được vận chuyển đến chợ địa phương hoặc siêu
thị để tiêu thụ ngay trong ngày. Trong khi đó, thịt mát yêu cầu giết mổ trong điều kiện
sạch sẽ, nhiệt độ từ 0-4 độ C. Ngay sau đó, thịt phải được quay đông lanh đến -24 độ C,
và giã đông đến nhiệt độ 0-4 độ C, trước khi cắt, đóng gói và xuất xưởng.

Trong suốt quá trình vận chuyển, thịt mát luôn cần được giữ ở nhiệt độ 0-4 độ C. Nhờ vậy
thịt hơn luôn sạch và giữ được độ ngon. Thời hạn sử dụng cũng lâu hơn từ 7-11 ngày, cao
hơn so với thịt lợn ấm là 1-2 ngày.

Quy trình chăn nuôi an toàn theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
và tiêu chuẩn Global GAP, tại các trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao của Meatdeli

Meat Deli cung cấp sản phẩm thịt heo theo nhiều nhóm sản phẩm: thịt, nạc, sườn, đuôi,
giò, thịt chế biến, xương.

3. Nhận xét chung (1 trang, 0.5 điểm)

a. Một số mặt tích cực

Chuỗi cung ứng Meat Deli đã lựa chọn đúng kênh phân phối cho sản phẩm của mình. Với
sản phẩm thịt heo mát với giá thành cao hơn giá thị trường, Meat Deli chọn kênh phân
phối là của hàng tiện ích Vinmart., vừa có tủ lạnh để bảo quản thịt, vừa tận dụng được độ
phủ rộng rãi của Vinmart để phấn phối rộng sản phẩm của mình.
Chuỗi cung ứng tương đối khép kin, giúp giảm phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Điều
này làm chuỗi cung ứng của Meat Deli không phải chịu tác động quá nhiều từ môi trường.
Trang thiết bị hiện đại cũng được tranh bị đầy đủ, đảm bảo làm việc năng suất, nhẹ nhàng
cho người công nhân.

Một số bất cập và nguyên nhân

15
- Thịt mát Meat Deli mới chỉ được phân bố tại các siêu thị ở HN và TP HCM, số lượng
cửa hàng còn ít, nên Masan nên có giải pháp đầu tư hơn nữa vào việc phân bổ sản phẩm
cho các tỉnh lân cận và gia tăng số cửa hàng chính thức của Meat Deli nhằm quảng bá
thương hiệu và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm mua thực phẩm
thịt heo mát.

- Số lượng cửa hàng chính thức của Meat Deli lại chưa nhiều, với chỉ 23 cửa hàng chính
thức tại Hà Nội & HCM và chủ yếu bày bán tại các siêu thị khác nhưng với số lượng
không lớn. Điều này khiến cho khách hàng có ít sự lựa chọn thịt Meat Deli hơn và tăng
lựa chọn những sản phẩm thay thế khác.

- Vẫn còn khó khăn trong việc đổi trả sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm sắp hết hạn.
Đây là một điểm yếu trong chính sách phân phối của Meat Deli hiện tại .

- Còn nhiều thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ như: hệ thống các nhà hàng, các quán ăn,
khách sạn,nhóm đối tượng khách hàng rất lớn tại các tỉnh thành phố khác. Mới chỉ người
tiêu dùng tại Hà Nội và thành phố HCM là được sử dụng sản phẩm thịt heo mát, trong khi
việc quảng bá thương hiệu thịt mát Meat Deli khá rộng rãi nhưng người tiêu dùng ở nơi
khác lại chưa được tiếp cận.

- Nền tảng kinh doanh online còn yếu kém. MML mới chỉ phân phối qua kênh
adayroi.com của tập đoàn Vingroup, trên fanpage, và qua hotline.

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. Giải pháp

Về kênh phân phối và tổ chức bán hàng

- Mở rộng kênh phân phối: Meat deli cần chọn lọc, mở rộng kênh phân phối của
mình ra cả các tỉnh thành lân cận. Lựa chọn các thành viên kênh với các tiêu chí như: có
tên tuổi, độ uy tín cao về việc cung cấp những sản phẩm tươi sạch và chất lượng.Vị trí của

16
các kênh phân phối ở một số tỉnh thành như: Đồng Nai, Nghệ An,.. Vì đây là những tỉnh
thành rất đông dân, sau Hà Nội và Hồ Chí Minh đồng thời vị trí cũng tương đối gần so
với Hà Nội và Hồ Chí Minh

- Đồng thời Meat deli nên bổ sung thêm một số hình thức phân phối online qua
các app Foody, Lozi thay vì chỉ bán online tại adayroi.com. Lý do lựa chọn: hiện nay đây
là những app được yêu thích bởi đông đảo người tiêu dùng về sự tiện lợi, rất nhiều cửa
hàng đồ tươi sống đã lựa chọn các kênh online này để phân phối sản phẩm của mình như:
Bác Tôm, Homefarm….

- Các chính sách ưu đãi dành cho các kênh phân phối bán lẻ như chiết khấu, hoa hồng,
doanh thu… để kích thích, khích lệ các kênh phân phối giới thiệu sản phẩm của Meat Deli
tới tay người tiêu dùng hơn so với các sản phẩm cạnh tranh khác cùng trong siêu thị.

- Tăng cường thêm các chính sách bảo đảm về chất lượng sản phẩm và kiểm soát hàng
hóa về số lượng, chủng loại, hạn sử dụng cho các kênh phân phối, hỗ trợ kênh phân phối
trong việc bảo quản sản phẩm.Công ty nên có nhân viên chịu trách nghiệm quản lý kênh
phân phối theo từng khu vực riêng lẻ khác nhau. Từ đó, nhà quản lý có thể theo dõi,giám
sát và nghiên cứu tình hình bán hàng của từng thành viên kênh,qua đó dễ dàng nắm bắt
và tìm ra những khó khăn của từng thành viên và có giải pháp giúp đỡ kịp thời.

- Tăng cường hỗ trợ thêm nhân viên để giới thiệu sản phẩm và bán hàng tại các kênh
phân phối như các siêu thị Vinmart to ( Vinmart ở các trung tâm thương mại) để thúc đẩy
doanh thu bán hàng, giúp tăng doanh số cho kênh phân phối và cũng để kênh phân phối
tạo niềm tin, tăng mức độ nhận diện và hiểu biết của khách hàng về chất lượng sản phẩm
và thương hiệu Meat deli nói riêng và MML nói chung

Về khách hàng mục tiêu

- Nỗ lực tiếp cận, tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng trước hết ở tất cả các khu
vực của HN và TP.HCM để ai cũng có thể biết tới thương hiệu Meat Deli và trở thành
khách hàng của Meat Deli.

17
- Xây dựng các chính sách ưu đãi về giá, quà tặng cho đối tượng khách buôn như
nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, doanh nghiệp tổ chức sự kiện mặc dù đây không phải
khách hàng trọng tâm của Meat Deli nhưng cũng có thể đem lại doanh thu không nhỏ cho
Meat Deli.

Về sản phẩm

- Chú trọng xây dựng thương hiệu, chất lượng và hình ảnh sản phẩm, tạo dựng
niềm tin về chất lượng sản phẩm, độ an toàn, dinh dưỡng… cho khách hàng tiêu dùng.

- Đảm bảo trong quá trình vận chuyển, đóng gói, bảo quản để khi sản phẩm đến tay
người tiêu dùng luôn tươi mới và đảm bảo tiêu chuẩn.

- Phát triển đa dạng về chính sách giá sản phẩm cũng như khối lượng sản phẩm
cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích mua sản phẩm của khách hàng,
đồng thời có các ưu đãi cho một số loại sản phẩm nhất định để kích thích người tiêu dùng.

Về đối thủ cạnh tranh

- Tìm hiểu đối thủ, phân tích sản phẩm cạnh tranh cũng như cách thức các đối thủ
phân phối sản phẩm để đưa ra những chính sách cho các kênh phân phối cho Meat Deli,
đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Meat Deli và có thể chiếm lĩnh thị trường thịt mát nhiều
hơn so với đối thủ.

- Tích cực học hỏi các đối thủ cạnh tranh đi trước về phân phối và bán hàng cũng
như quảng bá sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả nhất.

2. Khuyến nghị

Có thể nói, Masan đã và đang làm rất tốt trong việc sản xuất cũng như phân phối sản
phẩm đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm thịt Meat Deli đang chiếm thị phần ưu thế và
được người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng đảm bảo. Trong suốt quá trình tiêu thụ sản
phẩm, Masan chưa gặp phải những phản hồi tiêu cực nào về Meat Deli mà thay vào đó là

18
những phản hồi tích cực về sản phẩm cũng như dịch vụ. Sau đây, nhóm đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động sản xuất, tiêu thụ MeatDeli :

Doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào phát triển trang trại chăn nuôi.
Hiện nay, nhà máy giết mổ của Tập đoàn Masan là đơn vị có dây chuyền công nghệ hiện
đại, với công suất rất lớn, lên tới 1,4 triệu con lợn/năm. Tuy nhiên cái khó hiện nay là
Masan không thể tự sản xuất đủ nguyên liệu cho chế biến của nhà máy. Cụ thể giai đoạn
I, Masan chỉ sản xuất với công suất khoảng 230 nghìn con/năm. Và để đủ nguyên liệu cho
chế biến của nhà máy, không còn cách nào khác là Masan sẽ phải tổ chức liên kết chăn
nuôi cùng với người dân. Điều này tạo ra một lỗ hổng, bởi quy trình chăn nuôi cũng như
con giống của người dân không được đảm bảo như doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp
cần phát triển quy mô trang trại, đảm bảo quy trình chọn giống, chăn nuôi chất lượng để
đáp ứng nhu cầu của thị trường

Tăng cường hệ thống kiểm dịch và ngăn chặn dịch bệnh. Tháng 5/2019, do dịch bệnh tả
lợn châu phi, Masan đã phải tạm dừng sản xuất thịt trong một thời gian, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu như Masan có thể làm tốt việc ngăn
chặn dịch bệnh, trong tình hình dịch bệnh tả lợn đang diễn ra nhưng đàn lợn trong trang
trại của Masan vẫn khỏe mạnh thì đây sẽ là một bước tiến lớn giúp Masan tăng trưởng
mạnh.

Ngoài sản phẩm thịt lợn mát, Masan có thể nghiên cứu và phát triển thêm các loại sản
phẩm khác, mở rộng tuyến sản phẩm để đáp ứng được những nhu cầu khác của khách
hàng.

KẾT LUẬN

So với thịt nóng được bày bán phổ biến tại chợ thì khái niệm thịt mát còn khá xa lạ với
người tiêu dùng. Meatdeli đã và đang cố gắng nỗ lực để đưa sản phẩm thịt mát này ngày
càng đến gần với người tiêu dùng hơn. Meatdeli luôn khắt khe kiểm tra kĩ càng trong các
bước tiến hành sản xuất thịt của doanh nghiệp mình. Tất cả các bước đều tuân thủ quy
trình nghiêm ngặt và được vận hành, giám sát trực tiếp bởi các chuyên gia đến từ châu
Âu. Với việc tuân thủ và đảm bảo quy trình, MEATDeli hiện là đơn vị duy nhất tại Việt

19
Nam cung cấp thịt heo mát, sạch ngon thuần khiết chuẩn châu Âu cho bữa ăn ngon mỗi
ngày.

Những tác động của logistics đến lợi thế cạnh tranh trong chuỗi là một vấn đề hay, rất
đáng để nghiên cứu và bàn luận. Vì trong bối cảnh hiện nay, lợi thế cạnh tranh luôn là
điều mà doanh nghiệp tìm kiếm để trở nên khác biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

You might also like