Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

QUAN NIỆM MỸ HỌC THEO LỊCH SỬ-XÃ HỘI

1) Khái lược lịch sử mỹ học


Ở thời kỳ nguyên thủy, tư tưởng về mỹ học nhưng đời sống thẩm mỹ đã hình thành và phát triển. Một số
hình vẽ, hoa văn, đồ vật, đặc biệt là đồ gốm được tìm thấy, mặc dù còn rất thô sơ và trừu tượng nhưng đã
mô tả đời sống tinh thần của người nguyên thủy có xuất hiện yếu tố thẩm mỹ.
Vào thời kỳ cổ đại (thế kỷ thứ VIII TCN – thế kỷ thứ 4 TCN), theo qun niệm của Trung Quốc cổ đại: Tư
tưởng Mỹ học rất ít được đề cập đến, chỉ gói gọn đầu tiên trong chữ “Nghệ” của người Trung Quốc.
“Nghệ” lúc đầu để chỉ việc chăm sóc cây cối, về sau mới dùng chỉ nghệ thuật. Sau đó xuất hiện chữ
“họa”, “nhạc”, “Thi”... Tuy nhiên, sự phát triển của Mỹ học ở Trung Quốc thể hiện không rõ ràng. Có lẽ,
do tính đặc thù của nền triết học mang nặng tính chính trị xã hội nên chỉ tập trung giải quyết các vấn đề
chính trị xã hội, ít quan tâm đến đời sống thẩm mỹ.
Với Hy Lạp cổ đại: (Tk VIII TCN – IV TCN) Giai đoạn này, Mỹ học là một bộ phận của Triết học, nhưng
là giai đoạn đặt nền móng cho toàn bộ tư tưởng triết học cũng như Mỹ học cho thế giới phương Tây sau
này.
Nghệ thuật Hy Lạp mang tính xã hội công dân, thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự cao cả của con
người tự do biết đón nhận trách nhiệm. Điều này có được do tác động của kiểu tổ chức xã hội dựa trên
nguyên tắc dân chủ khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của con người.
Vào thời kỳ Trung cổ phương Tây (thế kỷ IV TCN - đầu thế kỷ XIV), Đặc điểm nổi bật của tổ chức chính
trị thời kỳ này là hệ thống phức tạp về đẳng cấp của xã hội phong kiến và nhà thờ bởi cơ chế kép: Bên
cạnh vương quyền là thần quyền, nên người dân chịu hai tầng áp bức.Thần học thống trị tuyệt đối, những
hình thái ý thức xã hội khác như Triết học, Mỹ học, Nghệ thuật... trở thành công cụ truyền giáo.
Mỹ học thời kỳ Phục hưng còn gọi là mỹ học nhân văn, gắn với cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư
tưởng do giai cấp tư sản thực hiện. Phục hưng thực chất là khôi phục lại sự hưng thịnh những giá trị nhân
văn của nền văn hóa Hy Lạp – La Mã cổ đại nhằm bác bỏ tư tưởng thần quyền Kitô giáo.
Mỹ học Cổ điển Pháp (thế kỷ XVI – Thế kỷ XVII) là thời kỳ hòa hoãn giai cấp lớn nhất và đầu tiên trong
lịch sử, giữa một bên là giai cấp tư sản đang lên với một bên là giai cấp phong kiến đang thất thế. Cơ chế
kép này tác động mạnh mẽ tạo nên yếu tố nhị nguyên trong Triết học và cả Mỹ học. Trong Mỹ học là sự
thừa nhận cả hai thị hiếu cơ bản của hai giai cấp nổi trội trong xã hội: giai cấp phong kiến chuộng nghĩa
vụ; giai cấp tư sản chuộng dục vọng.
Mỹ học Khai sáng (thế kỷ XVIII) là giai đoạn thế cân bằng của thời kỳ cổ điển bị phá vỡ khi triều đình
phong kiến càng lúc càng lệ thuộc vào giai cấp tư sản. Là thời kỳ ra đời của lý tưởng về một xã hội tự do –
bình đẳng – bác ái thay thế cho xã hội Phong kiến đang thối nát đã kích thích mở mang dân trí và khai
sáng đầu óc con người.
Mỹ học Cổ điển Đức (thế kỷ XIX) có công lao hệ thống hóa tư tưởng Mỹ học của con người, đồng thời
mở ra một kiểu tư duy mới – tư duy đoán định – khoa học dự báo.
Mỹ học Marx – Lenin xem xét đời sống thẩm mỹ trên tất cả các bình diện của nó: bình diện đời sống,
bình diện chủ quan, bình diện nghệ thuật – “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước
đến nay là sự vật, hiện thực, cái cảm giác chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực
quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn.” Marx coi mỹ học là
một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng mỹ học
của ông gắn với triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
2) Các yếu tố lịch sử-xã hội ảnh hưởng đến quan niệm mỹ học
Cái đẹp trong xã hội – cái đẹp trong hoạt động của con người thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: lao động sản xuất; đấu tranh xã hội; vui chơi; giải trí; thể thao; hội hè. Cái đẹp trong xã hội cũng
rất phong phú; nhiều hình nhiều vẻ; nó phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc; hình dáng; cả vẻ đẹp bên ngoài
lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị – đạo đức – truyền thống – phong tục.
Chẳng hạn cái đẹp của con người với tính cách sản phẩm của tự nhiên nó mang tính vật chất – vẻ đẹp bên
ngoài: thân thể – vóc dáng tự nhiên; nhưng con người còn là sản phẩm của xã hội là vẻ đẹp xã hội: tinh
thần – vẻ đẹp bên trong tâm hồn bộc lộ qua sự hoàn thiện về mặt nhân cách; về lý tưởng chính trị; lý
tưởng đạo đức xã hội.
Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên; cái đẹp trong xã hội có liên quan mật thiết đến các lý tưởng chính
trị; lý tưởng đạo đức. Bởi vì cơ sở đánh giá cái đẹp trong tự nhiên liên quan tới tính qui luật và tính hợp lý
của các hiện tượng tự nhiên trong quan hệ thẩm mỹ của con người.
Thì ngược lại cơ sở đầu tiên đánh giá cái đẹp trong xã hội lại là lao động sản xuất. Cái đẹp trong xã hội là
cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ; để xây dựng một xã hội tốt hơn; đẹp hơn. Một xã hội đẹp
là xã hội mà ở đó chủ nghĩa nhân đạo trở thành văn hoá; văn minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu sắc
thấm sâu đậm trong quan hệ giữa con người và con người.
Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuất của xã hội; nhưng cái đẹp trong xã hội lại phụ thuộc vào
nhiều mối quan hệ phức tạp; do đó; khi đánh giá cái đẹp trong xã hội; con người phải dựa vào hai hệ tiêu
chí cơ bản: hệ tiêu chí: Chân – thiện – mỹ và hệ tiêu chí: tính lịch sử; giai cấp; nhân dân; dân tộc và tính
thời đại trong sáng tạo và cảm thụ cái đẹp.
Hệ tiêu chí: chân – thiện – mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp con người phát hiện ra sự thật của cuộc
sống và nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ thực tại của tự nhiên và xã hội; chỉ cho ta cách giải quyết
các mâu thuẫn và xung đột đó một cách có cơ sở khoa học; mang lại hiệu quả ngày cao của quá trình cải
tạo hiện thực. Thật vậy; cái chân – cái thiện – cái mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội là những phương tiện
tốt nhất để con người đạt được sự hài hòa; hoàn chỉnh các phẩm chất cao qúi nhất của tâm hồn; trong đó;
sự tiếp nhận; hưởng thụ cái đẹp mang lại cho con người một một khoái cảm tinh thần – một sự tổng hợp
cảm xúc.
Hệ tiêu chí: Tính lịch sử; giai cấp; dân tộc và thời đại. Ngoài mối liên hệ chân – thiện – mỹ; chúng ta còn
phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử; tính giai cấp; tính dân tộc và tính thời đại. Bởi vì trong
hoạt động định hướng của con người chúng ta thấy rõ là; khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội bao
giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định; nó xuất phát từ những nhiệm vụ; yêu cầu cụ thể
của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội cũng như các thời đại nhất định. Cho nên; quan niệm về cái đẹp
cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử và tính chất lịch sử đó thể hiện ở tính giai cấp; tính nhân
dân; dân tộc và tính thời đại.

You might also like