GT Modun 02 Nuoi Tom Trong Rung Duoc 2339

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 126

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


NUÔI TÔM
TRONG RỪNG ĐƢỚC
Mã số: MĐ02

NGHỀ TRỒNG RỪNG ĐƢỚC


KẾT HỢP NUÔI TÔM
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
3

LỜI GIỚI THIỆU


Giáo trình Nuôi tôm trong rừng đước cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản về một số đặc điểm sinh học tôm nuôi, lựa chọn vùng nuôi, xây
dựng ao tôm, chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý môi trường nuôi
tôm; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng
trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế của địa phương.
Giáo trình Nuôi tôm trong rừng đước được biên soạn dựa trên chương trình
chi tiết mô đun Nuôi tôm trong rừng đước, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng
nuôi tôm trong rừng đước. Nội dung giáo trình gồm 5 bài:
Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi
Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm
Bài 3. Chọn và thả giống
Bài 4. Cho ăn và kiểm tra tôm
Bài 5: Quản lý môi trường nước
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế
tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, đồng nghiệp
tại các đơn vị. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người nuôi tôm cũng như
bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.
Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công
nghệ Nông Lâm Nam bộ, trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các
đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo
trình này.

Tham gia biên soạn:


Hoàng Minh Trường
Lê Tiến Dũng
4

MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................ 2

LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................... 3

MỤC LỤC ...................................................................................................... 4

Bài 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM NUÔI ....................................... 10

A. Nội dung .................................................................................................. 10

1. Hình thái cấu tạo ngoài của tôm .......................................................... 10

1.1. Tôm sú Penaeus monodon .................................................................. 10

1.2. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei hay Penaeus vannamei .... 11

2. Đặc điểm dinh dưỡng của tôm ............................................................ 11

2.1. Hệ tiêu hóa .......................................................................................... 11

2.2. Tính ăn................................................................................................ 12

3. Đặc điểm sinh trưởng của tôm ............................................................ 13

3.1. Quá trình lột xác ................................................................................. 13

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác ................................................... 13

3.3. Các giai đoạn phát triển ...................................................................... 14

4. Đặc điểm sinh thái của tôm ................................................................. 15

4.1. Phân bố ............................................................................................... 15

4.2. Đặc điểm môi trường sống .................................................................. 15

4.3. Vòng đời của tôm ............................................................................... 17

B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên ................................................ 18

C. Ghi nhớ .................................................................................................... 18

Bài 2. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI TÔM ................................................ 19

A. Nội dung .................................................................................................. 19


5

1. Thiết kế hệ thống ao nuôi .................................................................... 19

1.1. Mô hình ao nuôi tôm dưới tán rừng (rừng - ao kết hợp): ..................... 19

1.2. Mô hình rừng đước - ao nuôi tôm tách biệt ......................................... 20

2. Xây dựng ao........................................................................................ 21

2.1. Đắp bờ ao ........................................................................................... 21

2.2. Lắp đặt cống ....................................................................................... 24

2.3. San đáy ao .......................................................................................... 28

3. Chuẩn bị ao ......................................................................................... 28

3.1. Chuẩn bị ao mới.................................................................................. 28

3.2. Cải tạo ao cũ ....................................................................................... 32

4. Chuẩn bị nước nuôi tôm ...................................................................... 34

4.1. Kiểm tra nguồn nước cấp .................................................................... 34

4.2. Cấp nước ............................................................................................ 34

4.3. Xử lý nước (diệt cá tạp) ...................................................................... 36

4.4. Gây màu nước..................................................................................... 38

4.5. Kiểm tra môi trường nước ao nuôi ...................................................... 40

B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................... 57

C. Ghi nhớ .................................................................................................... 57

Bài 3. CHỌN VÀ THẢ TÔM GIỐNG .......................................................... 58

A. Nội dung .................................................................................................. 58

1. Chọn tôm giống P15 ........................................................................... 58

1.1. Yêu cầu kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng giống ................... 58

1.2. Cách kiểm tra cảm quan tôm giống ..................................................... 59

1.3. Kiểm tra sức khỏe đàn tôm ................................................................. 62

2. Vận chuyển tôm giống ........................................................................ 65


6

2.1. Hạ độ mặn ở trại giống ....................................................................... 65

2.2. Đóng bao tôm ..................................................................................... 66

2.3. Chuyển tôm giống về ao ..................................................................... 71

3. Thả giống tôm ..................................................................................... 73

3.1. Xác định mùa vụ và mật độ thả giống ................................................. 73

3.2. Thả tôm giống vào ao ......................................................................... 74

B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên ................................................ 77

C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 78

Bài 4. CHO TÔM ĂN VÀ KIỂM TRA TÔM ............................................... 79

A. Nội dung .................................................................................................. 79

1. Cho tôm ăn ......................................................................................... 79

1.1. Yêu cầu về thức ăn viên cho tôm ....................................................... 79

1.2. Cách tính lượng thức ăn ...................................................................... 80

1.3. Trộn chất bổ sung vào thức ăn ........................................................... 82

1.4. Cho thức ăn xuống ao và kiểm tra lượng thừa-thiếu ............................ 85

2. Kiểm tra tôm ....................................................................................... 87

2.1. Lấy mẫu tôm ....................................................................................... 87

2.2. Kiểm tra tỷ lệ sống .............................................................................. 88

2.3. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng ................................................................ 89

2.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm.................................................. 91

B. Câu hỏi và thực hành cho học viên ........................................................... 95

C. Ghi nhớ .................................................................................................... 95

Bài 5. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI .................................. 96

A. Nội dung .................................................................................................. 96


7

1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường nước tác động đến tôm và cách
xử lý 96

1.1. pH ....................................................................................................... 96

1.2. Oxy hòa tan......................................................................................... 99

1.3. Độ kiềm ............................................................................................ 100

1.4. Ammoniac (NH3) .............................................................................. 101

1.5. Độ mặn ............................................................................................. 101

1.6. Nhiệt độ ............................................................................................ 101

1.7. Độ trong............................................................................................ 102

2. Quản lý môi trường nước ở ao nuôi quảng canh................................ 104

2.1. Lấy nước vào ao nuôi quảng canh ..................................................... 104

2.2. Quản lý nước ao nuôi quảng canh khi trời mưa ................................. 108

3. Quản lý môi trường nước ở ao nuôi có cho ăn .................................. 110

3.1. Thay nước ......................................................................................... 110

3.2. Xử lý khi trời mưa ............................................................................ 111

4. Diệt cá tạp ......................................................................................... 112

B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 114

C. Ghi nhớ .................................................................................................. 114

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .................................................... 115

I. Vị trí, tính chất của mô đun ..................................................................... 115

II. Mục tiêu ................................................................................................. 115

III. Nội dung chính của mô đun .................................................................. 116

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .......................................... 116

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ...................................................... 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 126


8

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ............................................................. 127

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ............................................... 128


9

MÔ ĐUN
NUÔI TÔM TRONG RỪNG ĐƢỚC
Mã mô đun: MĐ02
Giới thiệu mô đun
Mô đun Nuôi tôm trong rừng đước là mô đun chuyên môn nghề , mang tính
tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc nuôi tôm trong rừng
đước.
Nội dung mô đun trình bày một số đặc điểm sinh học tôm nuôi, lựa chọn
vùng nuôi, xây dựng ao tôm, chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý
môi trường nuôi tôm. Đồng thời, mô đun cũng trình bày hệ thống bài tập, bài
thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ
năng thực hành các bước công việc, lựa chọn vùng nuôi, xây dựng ao tôm,
chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý môi trường nước ao nuôi tôm
theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn.
10

Bài 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM NUÔI


Mã bài: MĐ 02-1

Để nuôi tôm hiệu quả, việc hiểu biết đặc điểm sinh học tôm nuôi là rất cần
thiết. Kiến thức về đặc điểm sinh học tôm nuôi sẽ giúp người nuôi có những
quyết định đúng đắn khi xây dựng ao nuôi, chăm sóc và quản lý tôm nuôi,
quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm khỏe, phát triển tốt.
Mục tiêu

- Biết được một số đặc điểm dinh dưỡng, tăng trưởng và sinh thái của tôm
sú, tôm thẻ chân trắng;
- Giải phẫu và nhận biết được bộ phận bên ngoài và nội tạng của tôm.
A. Nội dung
1. Hình thái cấu tạo ngoài của tôm
1.1. Tôm sú Penaeus monodon

Hình 1.1. Tôm sú

Trên các đốt thân của tôm sú có sọc màu xanh đậm, vàng.
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận:
- Chủy hình lưỡi kiếm, cứng, có nhiều gai dạng răng cưa. Phía trên chủy có
7-8 gai và dưới chủy có 3 gai.
11

- Có 2 đôi râu là cơ quan khứu giác, nhận biết thức ăn, môi trường và giữ
thăng bằng cho tôm.
- Chân ngực: phần đầu của tôm có 5 đôi chân ngực để bò, tự vệ và lấy thức
ăn. Các cặp chân ngực 1-3 có mang kẹp (càng).
- Chân bụng: 5 đốt bụng trước, mỗi đốt có 1 đôi chân bụng để tôm bơi.
- Chân đuôi: đốt bụng 6 có 1 cặp chân đuôi, hợp với đốt đuôi (đốt 7) để tôm
có thể nhảy xa, điều chỉnh hướng bơi, lên cao hay xuống thấp.
1.2. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei hay Penaeus vannamei

Hình 1.2. Tôm chân trắng

Tôm chân trắng có màu trắng trong.


Chủy: Phía trên chủy có 8-9 gai và dưới chủy có 2 gai.
Các bộ phận khác như tôm sú.
2. Đặc điểm dinh dƣỡng của tôm
2.1. Hệ tiêu hóa
- Các bộ phận bên ngoài bao gồm:
Râu để ngửi, phát hiện mùi thức ăn, gồm đôi râu A1 ngắn và đôi râu A2 rất
phát triển.
Kẹp (càng) do đốt cuối các đôi chân ngực 1, 2 và 3 biến đổi thành để bắt
mồi và tự vệ.
Các chân hàm (phụ bộ miệng) để nghiền thức ăn.
12

- Các bộ phận bên trong gồm thực quản, dạ dày, tuyến gan tụy nằm ở phần
đầu ngực. Ruột thẳng, nằm ở phần thân. Tận cùng của ruột là hậu môn.

Hình 1.3. Hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm

2.2. Tính ăn
- Phổ thức ăn:
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước,
mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự
nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại
15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ
bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù
hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh.
- Tính ăn:
Tôm kiếm ăn bằng cách dùng râu dò tìm xung quanh. Khi gặp mồi, chúng
dùng kẹp bắt lấy và đưa vào miệng nghiền.
Cường độ bắt mồi lớn nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Tôm sú nhỏ cần tỷ lệ đạm trong thức ăn hơn 40%, thời gian ăn no sau hai
giờ.
Tôm sú lớn cần thức ăn có tỷ lệ đạm khoảng 35-38%, thời gian ăn no sau
một giờ.
13

Nhiệt độ tăng hay giảm quá mức thích hợp (> 330C hay < 250C) đều làm
tôm giảm hoặc ngừng ăn.
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm chân trắng (20-35%),
thấp hơn so với các loài tôm nuôi khác (36-42%)
Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao. Trong điều kiện
nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1-1,3.
3. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm
3.1. Quá trình lột xác
Tôm tăng trưởng liên tục về khối lượng trong khi kích cỡ tăng lên khi lột
xác.
Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng tăng lên mức độ nhất định, tôm
phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác đi đôi với việc tăng kích thước cơ
thể.
Khi tôm cái lột xác tiền giao vĩ, khối lượng cơ thể không gia tăng.
Quan sát tôm nuôi trong bể, sự lột xác thường diễn ra vào ban đêm như sau:
Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần thân nứt ra.
Các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, tiếp theo là phần thân và các phần
phụ phía sau được rút ra khỏi lớp vỏ cũ với động tác uốn cong toàn cơ thể.
Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm
lớn.
Tôm mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay
đổi đột ngột và dễ bị sinh vật khác tấn công.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lột xác
Sự lột xác chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ,
thức ăn, sự trong sạch của môi trường…
Cường độ và thời gian chiếu sáng gia tăng làm gia tăng hoạt động lột xác và
ngược lại. Thời kỳ trăng rằm cũng là thời kỳ tôm lột xác nhiều.
Nhiệt độ cao trong phạm vi thích hợp làm tăng hoạt động lột xác do tôm gia
tăng hoạt động trao đổi chất.
Thông thường đầu con nước thủy triều, tôm lột xác rộ.
Môi trường tốt, thức ăn đầy đủ, tôm tăng trọng nhanh, mau lột xác.
Môi trường xấu, thức ăn xấu hoặc thiếu, tôm không lột xác được, dễ bị
đóng rong.
Sử dụng hóa chất kích thích để thúc đẩy sự lột xác tăng trọng sẽ không đạt
hiệu quả mong muốn vì động lực chính của tăng trọng là dinh dưỡng.
14

Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa khối lượng tôm với thời gian lột xác

Cỡ tôm Thời gian giữa 2 lần lột xác


(g) (ngày)

2-3 8-9

3-5 9 - 10

5 - 10 10 - 11

10 - 15 11 - 12

15 - 20 12 - 13

20 - 40 14 - 15

Kỹ thuật nuôi tôm sú - Trung tâm Khuyến ngư, Sở Thủy sản Sóc Trăng - 2004
3.3. Các giai đoạn phát triển
- Thời kỳ ấu trùng:
Sáu giai đoạn Nauplius kéo dài trong khoảng 1,5-2 ngày, ấu trùng di chuyển
bằng lực đẩy của râu, không ăn thức ăn ngoài mà tự dưỡng bằng noãn hoàng.
Ba giai đoạn phụ Zoea trong khoảng 3-4 ngày, ấu trùng di chuyển bằng râu
và phụ bộ ngực, ăn tảo.
Ba giai đoạn Mysis trong khoảng 3-4 ngày, ấu trùng di chuyển bằng phụ bộ
ngực, ăn tảo và động vật phiêu sinh.
Ấu trùng nở ra ở ngoài khơi và di chuyển dần vào bờ.
- Thời kỳ hậu ấu trùng:
Hậu ấu trùng di chuyển dần vào vùng cửa sông, bãi triều để phát triển. Đây
là nơi tiếp giáp giữa nguồn nước ngọt từ các sông nội địa đổ ra và nguồn nước
mặn từ biển khơi đưa vào.
Ở đây, động thực vật trên cạn và thủy sinh rất đa dạng, phong phú, là nguồn
thức ăn dồi dào và cung cấp nơi trú ẩn cho tôm thời kỳ đầu tôm háu ăn và
thường xuyên lột xác.
Sự di chuyển của hậu ấu trùng chủ yếu do dòng nước và gió đưa vào bờ vì
giai đoạn đầu các cơ quan vận động còn yếu.
Khi triều thấp, lượng nước sông đổ ra nhiều hơn nước biển vào, độ mặn
giảm, hậu ấu trùng tôm chìm xuống đáy, bám vào các giá thể.
15

Khi triều cao, độ mặn tăng, hậu ấu trùng tôm hoạt động trở lại và theo dòng
nước triều xâm nhập sâu hơn.
Hậu ấu trùng 1 ngày tuổi gọi là Post 1 (P1), 2 ngày tuổi gọi là Post 2 (P2)…
Chúng được gọi là tôm bột khi đạt giai đoạn Post 5.
- Thời kỳ ấu niên:
Tôm đã có gai chủy đầy đủ, hệ thống mang phát triển hoàn chỉnh. Sắc tố
ngày càng nhiều, râu A2 phát triển. Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò
bằng chân ngực và bơi bằng chân bụng.
Thời kỳ này là cuối giai đoạn tôm bột và sau đó được gọi là tôm giống.
Trong sản xuất tôm giống, đây là khoảng từ Post 5 đến Post 20.
- Thời kỳ sắp trưởng thành:
Giai đoạn sắp trưởng thành, tôm chín sinh dục, thực hiện giao vĩ lần đầu,
con đực có tinh trùng trong túi tinh, con cái có tinh trùng trong thelycum.
Chúng bắt đầu rời khỏi vùng của sông, rừng sác nước lợ ra biển khơi để thực
sự trưởng thành.
- Thời kỳ trưởng thành:
Giai đoạn trưởng thành đặc trưng bởi sự chín sinh dục hoàn toàn, tôm sống
và đẻ trứng ở vùng biển khơi nước trong, độ mặn cao và ổn định.
Trong tự nhiên, từ trứng phát triển đến tôm trưởng thành tham gia sinh sản
cần khoảng 9-10 tháng.
4. Đặc điểm sinh thái của tôm
4.1. Phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi.
Nhìn chung, tôm sú phân bố xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là
Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Ở nước ta, tôm sú phân bố tự nhiên tập trung ở vùng duyên hải miền Trung
và vùng biển Kiên Giang. Miền Bắc và Nam khá hiếm.
Tôm bột, tôm giống và tôm sắp trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển
và rừng ngập mặn ven bờ.
Khi trưởng thành, tôm di chuyển xa bờ vì chúng sống, sinh sản ở vùng nước
sâu hơn.
4.2. Đặc điểm môi trƣờng sống
- Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi tôm sú thương phẩm là 28-30°C.
16

Nhiệt độ chênh lệch 5°C/ngày có thể làm tôm sốc và chết.


Tốt nhất không để nhiệt độ chênh lệch quá 3°C/ngày.
- Độ mặn:
Tôm sú sống tốt ở giới hạn độ mặn 3-31‰ và chúng có thể sống ở nước
ngọt vài tháng.
Tôm có khả năng thích nghị độ mặn thấp hoặc cao hơn nếu thay đổi từ từ.
Trong ao nuôi độ mặn biến đổi nhỏ hơn 5‰/ngày là tốt nhất.
- Oxy hòa tan:
Nhu cầu oxy hòa tan trong nước tối thiểu đối với tôm là 5 mg/l.
Oxy hòa tan thấp làm tôm bị sốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và
phát dục.
Giới hạn gây chết của oxy hòa tan cho tôm sú từ 1,17-1,21mg/l.
- pH:
Phạm vi thích ứng độ pH của tôm tương đối rộng.
Phần lớn các loài tôm phát triển được ở pH từ 6,5-9.
Trong ao nuôi tôm, pH tốt nhất từ 7,5-8,5 và biến thiên trong ngày không
quá 0,5 đơn vị.
- Khí ammoniac NH3:
Khí ammoniac NH3 được hình thành do sự phân giải các chất hữu cơ trong
nước và sản phẩm trao đổi chất của sinh vật nói chung và tôm nuôi nói riêng.
Trong môi trường kiềm, NH3 càng gia tăng và gây độc cho tôm.
Hàm lượng NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13 mg/l.
- Khí H2S:
Khí H2S sinh ra do vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh.
Khí H2S ảnh hưởng đến tôm nuôi phụ thuộc vào pH của nước, nếu pH nước
thấp H2S sẽ rất độc.
Hàm lượng khí H2S trong ao nuôi cho phép là 0,02 mg/l.
Nhìn chung, tôm sú thường sống ở đáy ao trong khi tôm thẻ chân trắng hoạt
động ở các tầng nước ao nên mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường cao hơn
tôm sú.

Bảng 1.2. So sánh mức độ tối ưu các yếu tố môi trường nước giữa tôm thẻ
chân trắng với tôm sú
17

Mức độ tối ƣu
Các thông số
Tôm thẻ chân trắng Tôm sú

Nhiệt độ (0C) 27-30 28-30

pH 7,0-9,0 7,5-8,0

Độ mặn (‰) 5-35 10-25

Ôxy (mg/lít) >4 5-6

Độ kiềm (mg CaCO3/lít) 50-150 > 80

Độ trong (cm) 20-50 30-40

4.3. Vòng đời của tôm


Tôm thành thục sinh dục sống và đẻ trứng ở ngoài khơi.
Trứng thụ tinh phát triển qua các giai đoạn ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis
ở biển khơi.
Đến giai đoạn hậu ấu trùng Post larvae, chúng di chuyển dần vào vùng cửa
sông, bãi triều để phát triển.
Tôm phát triển đến giai đoạn sắp trưởng thành bắt đầu chín sinh dục, thực
hiện giao vĩ lần đầu, con đực có tinh trùng trong túi tinh, con cái có tinh trùng
trong thelycum.
Chúng bắt đầu rời khỏi vùng của sông, rừng sác nước lợ ra biển khơi để
thực sự trưởng thành.
18

Hình 1.4. Vòng đời tôm sú

B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên


Câu hỏi: Trình bày đặc điểm dinh dưỡng và sinh thái của tôm sú và tôm thẻ
chân trắng
Bài thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm sú
và tôm thẻ chân trắng.
C. Ghi nhớ
- Tôm thẻ chân trắng chịu đựng sự bất lợi của môi trường tốt hơn tôm sú.
- Tôm ăn nhiều lần trong ngày, cường độ bắt mồi cao vào sáng sớm và chiều
tối. Sức ăn của tôm bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước và các yếu tố môi
trường khác.
- Tôm phải lột xác để tăng kích thước cơ thể và tăng trọng bằng dinh dưỡng.
19

Bài 2. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI TÔM


Mã bài: MĐ02-2
Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm gồm xây dựng hệ thống ao nuôi, cải tạo ao
nuôi, chuẩn bị môi trường nước ao trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay
trước mỗi vụ nuôi.
Mục đích của việc chuẩn bị điều kiện nuôi tôm là chuẩn bị cho tôm nuôi có
được một môi trường sống phù hợp: chất lượng nước thích hợp và ổn định,
ngăn ngừa hay hạn chế được dịch bệnh, các sinh vật địch hại xâm nhập và phát
triển trong ao nuôi.
Mục tiêu

- Biết được cách bố trí hệ thống ao nuôi tôm trong rừng đước;
- Chuẩn bị, cải tạo được ao nuôi tôm đúng cách;
- Cấp nước, kiểm tra môi trường nước ao nuôi trước khi thả giống.
A. Nội dung
1. Thiết kế hệ thống ao nuôi
Do việc nuôi tôm trong diện tích trồng rừng nên chỉ được tiến hành thiết kế,
cải tạo diện tích nuôi tôm khi đã được nông lâm trường qui định.
Tùy theo địa thế khu vực đất mà quyết định xây dựng mô hình rừng - ao kết
hợp hay mô hình rừng - ao tách biệt.
1.1. Mô hình ao nuôi tôm dƣới tán rừng (rừng - ao kết hợp):
Mô hình được xây dựng khi vị trí đất nằm ở vùng thấp.
Hệ thống ao ở mô hình rừng - ao kết hợp bao gồm:
- Ao nuôi quảng canh đồng thời là ao lắng;
- Ao nuôi có cho ăn;
- Ao chứa;
- Hệ thống cống.
20

Hình 2.1. Hệ thống ao trong mô hình rừng - ao kết hợp

1.2. Mô hình rừng đƣớc - ao nuôi tôm tách biệt


Mô hình được xây dựng khi có một phần đất nằm ở vùng cao triều không
thể trồng đước, chỉ có thể dùng để xây dựng ao nuôi tôm.
Hệ thống ao nuôi tôm trong mô hình rừng – ao tách biệt bao gồm:
- Ao quảng canh – ao lắng;
- Ao chứa;
- Ao nuôi có cho ăn;
- Ao xử lý chất thải.
21

Hình 2.2. Hệ thống ao nuôi trong mô hình rừng đước– ao nuôi tách biệt

- Ao nuôi có cho ăn cần có kích thước phù hợp để dễ quản lý và có hiệu quả
kinh tế, ao nhỏ thì dễ quản lý hơn ao lớn, nhưng chi phí vận hành và xây
dựng cao.
Ao nuôi nên có diện tích từ 0,3-1ha. Tốt nhất là 0,3-0,5ha sẽ dễ dàng cho
việc chăm sóc và quản lý cũng như việc vận hành các trang thiết bị trong sản
xuất.
- Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá lớn, nên < 2 để thuận tiện cho việc thu
hoạch. Ao hình vuông sẽ tiện lợi cho việc thu gom chất thải.
Không nên xây dựng ao hình chữ nhật có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn vì
chất thải không gom tụ ở giữa ao. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách đào
một rãnh ở giữa ao để tập trung chất thải và dẫn về cống thoát ở cuối ao.
2. Xây dựng ao
2.1. Đắp bờ ao
22

- Nhiệm vụ chủ yếu của bờ là giữ được nước, giữ được tôm và hoạt động đi
lại của người nuôi tôm, phương tiện vận chuyển hay để máy móc, dụng cụ
khi thao tác nên bờ ao phải vững chắc, không sụp lở, rò rỉ.
- Bờ ao phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Cao hơn mực nước cao nhất 0,3-0,5m để tránh tràn bờ, ngăn chặn sự phá
hoại của nước trong mùa mưa lũ.
Độ dốc của bờ phụ thuộc vào tính chất đất:
Ao được xây dựng trên đất cát pha thịt, tỷ lệ độ cao bờ (h)/chiều rộng chân
bờ (l) = 1/1,5
Ao được xây dựng ở vùng đất thịt, sét, ít bị xói mòn, h/l = 1/1
Ở những vùng đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố,
đầm nén chặt để hạn chế rò rỉ, kéo phèn từ bờ vào ao, xói mòn bờ.

Hình 2.3. Mặt cắt bờ ao

Với những ao có chênh lệch độ


cao từ mặt bờ đến mực nước ao
lớn, nên làm lưu không rộng 0,5-
1m, khoảng cách từ mặt bờ đến
không lưu khoảng 0,5-1,0m để dễ
dàng đi lại, chăm sóc tôm.

Hình 2.4. Lưu không của ao


23

Lƣu ý khi xây dựng bờ ao


- Ở vùng đất lầy thụt

Bờ được đắp lên thành lớp


cao 30-50cm, chờ cho khô chắc
rồi mới đắp lên lớp tiếp theo.
- Ở vùng đất phèn
Bóc lớp đất mặt để riêng.
Sau khi hoàn thành, đắp lớp
đất mặt lên trên để ngăn sự tạo
phèn

Hình 2.5. Đào ao ở vùng đất phèn

- Ở vùng đất
nhiều mùn bã hữu
cơ, rễ cây, lá mục:
Làm lõi (tim) bờ
bằng đất thịt (sét)

Có thể làm bờ 2
lõi hoặc 1 lõi Hình 2.6. Bờ ao có 2 lõi bằng đất sét

Hình 2.7. Bờ ao có 1 lõi bằng đất sét


24

2.2. Lắp đặt cống


Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt, chủ động cấp thoát
nước, đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ, thao tác dễ dàng.
Khẩu độ cống tùy thuộc lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu
nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2-3 giờ.
Cống cấp nước

Cống đơn giản

Cống đơn giản thường sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình và ao nhỏ.

Hình 2.8. Ống cống cấp nước

Cống được đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nước yêu cầu thấp
nhất trong ao.
Vật liệu làm cống: ống nhựa, ống sành hoặc bê tông.
Đường kính ống cống tùy thuộc vào lượng nước và thời gian cấp nước,
thường từ 30-60cm.

Hình 2.10. Ống nhựa Hình 2.11. Ống cống bê tông

Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30-50cm để tránh xói lở bờ.


25

Miệng cống phía ngoài ao luôn gắn một tấm lưới ngăn rác làm nghẹt cống.
Nắp cống đóng mở được để điều chỉnh mực nước trong ao.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ.
Nhược điểm: dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa thường xuyên.
Ống cống bằng sành, bê tông dài 0,8-1,2m nên thường phải nối nhiều ống
lại với nhau khi đặt xuyên qua bờ ao.
Các ống được đặt đúng chiều để các khớp nối kín.
Xây một lớp gạch thẻ theo chiều ngang bao quanh các khớp nối để cố định
ống và không rò rỉ nước gây sụp cống.

Hình 2.12. Gạch thẻ Hình 2.12. Sơ đồ xếp gạch


xây bao khớp nối

Cống ván phai lộ thiên

Được lắp đặt ở những ao có diện tích lớn.


Sử dụng cống bê tông đúc sẵn, có bệ đỡ vững chắc và cửa cống có thiết bị
đóng mở.

Hình 2.13. Cống ván phai lộ thiên


26

- Cống làm bằng bê tông đúc sẵn, rộng 40-80cm, độ cao từ đáy ao đến mặt
bờ ao, tường thân cống dày 10-12cm

Tường thân cống có các cặp


khe phai để lắp ván phai hoặc
khung lưới chắn.

Khe phai rộng 3-4cm, âm sâu


vào tường thân cống 3-4cm, thẳng
đều từ trên xuống đến đáy cống.

Hình 2.14. Khe phai

Tường cánh gà giúp dòng nước chảy thẳng, ổn định khi ra khỏi cống, hạn
chế sạt lở bờ ao. Góc giữa tường cánh gà với tường thân cống khoảng 120-
1350.
Sân tiêu năng ở trước và sau cống, nhằm tạo dòng nước chảy êm khi qua
cống, chống xói lở đất.

- Ván phai bằng gỗ chịu được nước


(sao, vên vên...), dày 2-3cm, cao
20-30cm, chiều ngang của ván phai
lớn hơn khoảng cách trong của
tường thân cống 4-6cm.
Ở các cống lớn và cao, ván phai
thường có cần phai để dễ thao tác.
Mỗi cống có từ 3-6 ván phai.

Hình 2.15. Ván phai có cần

- Lưới chắn có khung lưới với chiều ngang bằng chiều ngang của ván phai,
được đặt trong khe phai của cống.
Khung lưới bằng gỗ tốt, dày 2-3cm, bản rộng 6-8cm, gắn lưới có mắt lưới
phù hợp để ngăn được rác, tôm nhưng nước lưu thông tốt.
- Ưu điểm: Lấy nước nhanh, ổn định theo dòng tự chảy
Cấp nước theo tầng. Lấy nước ở tầng mặt bằng cách giở 1-2 ván phai trên
cùng ra khỏi cống.
27

Lấy nước tầng đáy thường được thực hiện khi lớp nước mặt có sự cố bất
thường (váng dầu…) bằng cách nhấc các ván phai lên để khoảng trống ở đáy
cống, nước vào ao từ tầng nước bên dưới.
- Nhược điểm: chi phí xây dựng cao.
Phải theo dõi thường xuyên khi cấp nước để tránh nước chảy ngược từ ao ra
sông khi thủy triều xuống mà không kịp đóng cống.
Chọn vị trí đặt cống
Với các cống lớn, tiếp giáp với sông, kênh rạch, vị trí cống, cần tránh:
- Các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây xói lở, hư hỏng nền cống.
- Các lòng kênh rạch cũ, đáy bùn.
Gia cố nền cống

Đầm nện nền đất dưới đáy


cống lớn, tiếp giáp với sông,
kênh rạch.
Đóng cừ tràm 16-25 cây/m2.
Đóng 2 lớp cừ đan bê tông
xen kẻ nhau ở biên nền cống để
tránh nước làm xói lở đất.
Lót một lớp bê tông đá 4x6
dày từ 10-20cm.
Đặt thân cống ván phai lộ
thiên - thường do cơ sở chuyên Hình 2.16. Cừ đan bê tông và cách bố
đúc sẵn - vào nền cống, gắn kết trí ở nền cống
nhau bằng vữa xi măng.

Cống thoát nước

Cống thoát nước trong ao nuôi tôm có 2 chức năng:


- Tháo nước trong ao nuôi ra ngoài.
- Thu hoạch tôm.
Thường là cống ván phai lộ thiên. Cống cấp và cống thoát nước trong ao đặt
đối xứng nhau. Cống thoát nước đặt chỗ thấp nhất ở cuối ao.
2.3. San đáy ao
- Đáy ao phải được gia cố , nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 8-
100.
28

- Khi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng
nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn.
3. Chuẩn bị ao
3.1. Chuẩn bị ao mới
Rửa phèn

Thực hiện ở những ao ở vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng, nước đọng
trong ao có màu nâu đỏ, vàng, có váng trên mặt nước.

Khi đào ao, lớp đất ở bề mặt


bờ và đáy ao tiếp xúc với không
khí, chất sinh phèn (pyrit sắt)
tồn tại trong đất sẽ phản ứng
với oxy và nước để tạo thành
phèn sắt (phèn nóng) và phèn
nhôm (phèn lạnh).

Hình 2.17. Nước phèn đọng trong ao

Cách thực hiện:


- Lấy nước từ sông, rạch vào đầy ao.
- Ngâm ao 3-4 ngày để phèn từ trong bờ và đáy ao hòa tan vào nước.
- Tháo bỏ khối nước đã nhiễm phèn này.
- Lấy nước vào đầy ao trở lại.
- Ngâm 3-4 ngày để phèn từ trong đất tiếp tục hòa tan vào nước.
- Tháo bỏ hết nước trong ao.
Thực hiện rửa nhiều lần (2-3 lần) giúp phèn trong đất càng giảm cho đến
khi pH ổn định.
Bón vôi

Vôi cải tạo nên dùng loại vôi nung (vôi cục CaO) hoặc vôi bung Ca(OH)2.
Các bước thực hiện bón vôi:
Bước 1. Đo pH đáy ao
Đo pH đất để chọn liều lượng bón vôi.
Lấy đất đáy ao phơi khô trong bóng râm rồi cho vào nước cất với lượng
bằng nhau (1 đất/1 nước).
29

Quậy đều và để lắng một đêm.


Sau đó, lấy nước này đo độ pH bằng test kit hay giấy đo pH.
Bước 2. Xác định liều lượng bón vôi
Liều lượng phụ thuộc vào pH đất đáy ao.
pH đất từ 6-7, dùng 300-600kg/ha
pH đất từ 5-6, dùng 600-1.000kg/ha
pH đất < 5, dùng từ 1.000-1.500kg/ha.
Bước 3: Tính lượng vôi bón cho đáy ao và bờ ao

Lượng vôi = liều lượng bón vôi x diện tích đáy ao

Ví dụ:
Tính lượng vôi cần bón cho ao có diện tích đáy và bờ ao là 6.000m2, pH đất
đo được là 5,5.
Xác định liều lượng bón là 1.000kg/ha.
Cách tính lượng vôi cần sử dụng:
Đổi m2 thành ha: 6.000m2 = 0,6ha
Lượng vôi cần sử dụng là : 1.000kg/ha x 0,6ha = 600kg vôi
Bước 4: Bón vôi

Nếu sử dụng vôi cục:


- Vận chuyển vôi đến ao.

- Cho vôi vào vật chứa hoặc


thành từng điểm phân bố đều
trên đáy ao.
Hình 2.18. Vôi nung CaO
30

- Tưới nước vào vôi cho vôi


cục chuyển thành vôi bung
(dạng bột).

- Rải vôi thật đều trên mặt và


bờ ao. Cho vôi vào nhiều hơn
ở những vũng bùn nhão, bùn
đen.
Hinh 2.19. Cho nước vào vôi nung
để tạo thành vôi bung Ca(OH)2

Nếu sử dụng vôi bột (CaCO3):


- Vận chuyển các bao vôi đến ao
- Rải vôi đều khắp đáy ao
- Rải vôi bờ ao

Hình 2.20. Bón vôi xử lý đáy

Phơi đáy

Phơi đáy ao được thực hiện sau khi bón vôi


Mục đích:
- Tăng tác dụng của vôi
- Giúp ôxy hóa các chất hữu cơ, giảm NH3, H2S và mầm bệnh.
Cách phơi đáy:
31

Bước 1:
Phơi đáy ao khoảng 2-3 ngày.

Bước 2:
Cày lật trở lớp đất mặt xuống,
lớp đất đáy lên trên.
Hình 2.21. Phơi đáy ao

Có thể cày bằng trâu, bò hoặc


bằng máy.

Bước 3:
Phơi tiếp từ 3-5 ngày.
Đầm nén đáy ao trở lại sau khi
hoàn tất việc phơi đáy.

Hình 2.22. Cày đáy ao

3.2. Cải tạo ao cũ


Tháo cạn ao

Thực hiện khi nước thủy triều xuống.

Cách tiến hành:


- Mở cửa cống, tháo nước qua
cống thoát
- Hoặc bơm nước ra ngoài bằng
máy bơm cho đến khi hết toàn
bộ nước trong ao
- Kết hợp sục bùn trong quá
trình tháo nước ao cũ góp
phần làm sạch ao, giảm bớt
bùn ô nhiễm ở đáy. Hình 2.23. Ao đã được làm cạn nước

Sên vét bùn đáy


32

Mục đích:
Loại bỏ chất thải, thức ăn thừa của tôm và phù sa tích tụ trong bùn đáy ao ở
vụ nuôi trước nhằm tránh sự tích lũy chất ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh ở đáy
ao.
Sên vét bùn được thực hiện ngay sau khi tháo cạn nước.
Cách tiến hành:

Cách 1:
- Cào và hút bùn ra khỏi đáy ao
bằng máy hút bùn.
- Tập trung bùn vào ao chứa
bùn để xử lý.

Hình 2.24. Sên vét bùn bằng máy

Cách 2 (nếu không có máy


hút bùn):
- Dùng cào (trang) gom lớp
bùn nhão lại

Hình 2.25. Sên vét bùn bằng cào

- Vận chuyển bùn ra khỏi ao


33

Hình 2.26. Chuyển bùn ra khỏi ao

Bón vôi

Các bước tiến hành như trường hợp cải tạo ao mới.
Phơi đáy

Các bước tiến hành như trường hợp cải tạo ao mới.

4. Chuẩn bị nƣớc nuôi tôm


4.1. Kiểm tra nguồn nƣớc cấp
Trước khi lấy nước, cần kiểm tra chất lượng nguồn nước để biết các chỉ tiêu
nước có đảm bảo cho nuôi tôm hay không. Chất lượng nước đảm bảo thuận lợi
cho nuôi tôm cần đạt những chỉ tiêu sau:
- Ôxy hoà tan > 4 mg/l;
- pH 7,0 - 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,5 đơn vị;
- Ðộ kiềm trong khoảng 80-150 mg/l;
- Ðộ trong 35-50cm;
- Ðộ mặn thích hợp nhất là 10-25‰
Nếu nước đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nước là tốt nhất.
Tuy nhiên trong thực tế, có thể chỉ kiểm tra pH và độ mặn, các yếu tố khác
sẽ được cải thiện bằng các biện pháp kỹ thuật trước khi thả tôm nuôi.
4.2. Cấp nƣớc
Việc lấy nước vào ao nuôi tôm thường dựa vào nước thủy triều, do đó cần
theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước.
Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và thời
gian lấy nước nhanh.
Nước lấy vào ao nuôi phải qua lưới lọc. Đối với ao nuôi quảng canh, có thể
dùng lưới muỗi để làm lưới lọc . Đối với ao nuôi có cho ăn, có thể dùng vãi để
làm lưới lọc.
Lấy nước theo thủy triều

Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao qua cống
cho đến mức cần thiết.
Thường thực hiện ở những ao tôm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nước
theo thủy triều.
Cách tiến hành:
34

- Treo lưới lọc vào cửa cống.


- Mở cống lấy nước: khi nước lớn
đầy sông, mực nước ngoài sông
cao hơn trong ao.
- Kiểm tra lưới lọc trong thời gian
lấy nước.
- Đóng cống ngừng lấy nước khi
mực nước đạt 1,2m ở tất cả các Hình 2.27. Mắc lưới lọc vào cửa cống
ao.

Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước

Thời gian đầu lấy nước theo thủy triều, khi mức nước trong và ngoài ao gần
bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nước bằng máy bơm.
Thực hiện khi lấy nước theo thủy triều trễ, lượng nước lấy vào ao không đủ.
Cách tiến hành:
- Mắc lưới lọc vào cửa cống.
- Mở cống lấy nước khi nước lớn đầy sông, mực nước ngoài sông cao hơn
trong ao.

- Kiểm tra lưới lọc thường xuyên


trong thời gian lấy nước.
- Đóng cống khi mức nước gần
cân bằng giữa ngoài sông và
trong ao.
- Mắc lưới lọc vào đầu ống máy
bơm nước.
- Vận hành máy bơm lấy nước
vào ao đến mức nước thích hợp
1,2m. Hình 2.28. Mắc lưới lọc vào đầu ống

Lấy nước bằng máy bơm nước

Là cách lấy nước vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi không lấy nước theo
thủy triều được do mực nước ngoài thấp hơn trong ao.
Cách lấy nước này làm tăng chi phí sản xuất.
Cách tiến hành:
- Treo lưới lọc vào đầu ống bơm nước
35

- Bơm nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m


- Thường xuyên kiểm tra lưới lọc để tránh rác, phù sa lơ lửng làm nghẹt hoặc
rách lưới lọc, các loài cá dữ vào ao.
Lƣu ý:
- Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
- Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao nuôi. Hoặc
lấy nước vào kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ nước.

4.3. Xử lý nƣớc (diệt cá tạp)


Đối với ao mới nuôi quảng canh, thông thường không diệt cá tạp trong quá
trình xử lý nước trước khi nuôi do làm tăng chi phí, không hiệu quả kinh tế.
Trong ao nuôi có cho ăn, diệt cá tạp là cần thiết để nâng cao tỷ lệ sống tôm
nuôi.
Chất diệt cá thường dùng là dây thuốc cá, saponin.
Diệt cá tạp bằng rễ dây thuốc cá

Rễ dây thuốc cá có chứa


rotenon diệt cá, nồng độ gây chết
tôm lớn hơn cá gấp 5 lần do đó có
thể dùng để diệt cá tạp trong nước
ao nuôi tôm.
Hoạt tính của rotenon giảm khi
độ mặn tăng do đó sử dụng trong
ao có độ mặn thấp đạt hiệu quả
hơn.
Liều lượng rễ dây thuốc cá để
diệt cá tạp là 4g rễ khô/m3 nước
ao. Hình 2.29. Rễ dây thuốc cá

Cách tiến hành diệt tạp bằng dây thuốc cá:


Bước 1: Tính và cân lượng dây thuốc cá cần dùng
Lượng rễ dây thuốc cá = Liều lượng sử dụng x Thể tích nước ao
Ví dụ:
Ao có thể tích nước là 5.000m3.
Lượng dây thuốc cần dùng là:
4g/m3 x 5.000m3 = 20.000g hay 20kg
36

Bước 2: Đập nát hoặc xay nhuyễn


rễ dây thuốc cá.
Phải mang kính bảo vệ mắt khi
thao tác với rễ dây thuốc cá.

Bước 3: Ngâm qua đêm.


Hình 2.30. Đập rễ dây thuốc cá

Bước 4: Vắt kỹ để rotenon tan ra


nước càng nhiều càng tốt

Bước 5: Tạt dịch dây thuốc cá đều


khắp ao
Nếu ao có quạt nước, có thể
chạy quạt nước khoảng 10-15 phút
cho hòa tan đều dây thuốc vào ao
sau đó tắt quạt.
Hình 2.31. Vắt rễ dây thuốc cá

Bước 6: Theo dõi vớt cá chết ra


khỏi ao.

Tuyệt đối không được sử dụng


thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp ao
nuôi.
Hình 2.32. Cá chết sau khi xử lý

Diệt cá tạp bằng saponin


37

Nồng độ gây chết tôm của saponin


gấp 50 lần nồng độ gây chết cá do đó
có thể sử dụng để diệt cá tạp trong
nước ao nuôi tôm.
Hoạt tính của saponin tăng lên theo
độ mặn.
Khi độ mặn lớn hơn 15‰, dùng
12g/m3.
Khi độ mặn nhỏ hơn 15‰, sử dụng
20g/m3 để diệt cá tạp.
Hình 2.33. Saponin

Cách tiến hành diệt tạp bằng saponin:


Bước 1: Tính lượng saponin cho xuống ao
Lượng saponin = Lượng nước trong ao x Liều lượng saponin sử dụng
Ví dụ:
Ao có lượng nước là 4000m3, độ mặn là 12‰.
Liều lượng saponin sử dụng là 20g/m3
Lượng saponin cần dùng là:
4000m3 x 20g/m3 = 80.000g hay 80kg
Bước 2: Cân saponin cho vào xô, chậu.
Bước 3: Cho nước ngọt vào xô, khuấy để saponin hòa tan đều trong nước.
Bước 4: Tạt saponin xuống khắp ao.
Bước 5: Kiểm tra, vớt cá chết ra khỏi ao.
4.4. Gây màu nƣớc
Bước 1: Chọn phân bón và thời điểm bón phân
Phân vô cơ:
Urea (N2H4CO)
Urephosphate (N-P-K = 16:20:0)
N-P-K (46:0:0)
Superphosphate (N-P-K = 16:16:16)
Trong nuôi trồng thủy sản, thường tỷ lệ K = 0 khi gây màu nước.
Liều bón: 2-3kg/1.000m3.
38

Phân hữu cơ:


Phân gà, phân dơi đã qua xử lý tiệt trùng
Bột cá, cám gạo, bột đậu nành
Liều bón: Theo hướng dẫn trên bao bì.
Thời điểm gây màu nƣớc:

Thời điểm gây màu nước tốt nhất là vào lúc 8-9 giờ sáng, nắng tốt, không
mưa.
Bước 2: Xác định lượng phân bón xuống ao
Lượng phân bón sử dụng = Liều lượng sử dụng x Thể tích nước trong ao
Ví dụ: Tính lượng phân sử dụng để gây màu nước cho ao nuôi tôm có thể
tích nước là 5.000m3 với liều lượng 2kg/1.000m3
Cách tính :
Tính lượng phân cần bón cho ao 5.000m3
5.000m3 x 2kg/1.000m3 = 10kg

Bước 3: Hòa tan phân hoàn toàn


vào nước
Cân lượng phân cần bón cho vào
xô, chậu.
Đổ nước vào xô, chậu chứa
phân theo tỷ lệ phân/nước = 1/20 là
tốt nhất.

Khuấy đến khi phân hòa tan hết.

Hình 2.34. Hòa tan phân vào nước


39

Nếu không, khi bón phân, các


hạt phân hòa tan vào nước ở đáy ao
có thể làm tảo đáy phát triển, ảnh
hưởng xấu đến tôm nuôi. Bước 4:
Tạt phân đều khắp mặt ao
Dùng ca múc nước phân tạt đều
khắp mặt ao.
Bước 5: Theo dõi màu nước và độ
trong nước ao

Hình 2.35. Tạt phân đều khắp ao

Màu nước thích hợp với nuôi


tôm:
Màu xanh lục là do tảo lục phát
triển, thích hợp với ao nuôi, thường
thấy ở ao có độ mặn thấp
Màu xanh vàng do tảo khuê phát
triển, thích hợp với ao nuôi, thường
thấy ở ao có độ mặn cao
Độ trong thích hợp với nuôi tôm
là 30-40cm
Hình 2.36. Màu nước thích hợp trong ao
Nếu màu nước nhạt, độ trong > nuôi tôm
40cm thì phải bón phân bổ sung.

4.5. Kiểm tra môi trƣờng nƣớc ao nuôi


Để kiểm tra môi trường nước ao nuôi, cần lấy mẫu nước kiểm tra.
- Vị trí:
Mẫu nước được lấy ở cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải.
Mẫu được lấy cách mặt nước khoảng 0,5m.
Ao nhỏ, thu mẫu nước ở 2 vị trí đối xứng.
Ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.
- Thời gian thu và đo mẫu:
6-7 giờ: với chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, nhiệt độ nước
13-14 giờ: với chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, màu nước, độ trong.
40

- Kết hợp quan sát thời tiết, tình trạng bờ, đáy ao.
pH

Đo bằng giấy quỳ

Hộp giấy quỳ gồm:


Giấy quỳ
Thang so màu

Giấy quỳ

Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy


quỳ

Thang so màu

Hình 2.37. Một số kiểu hộp giấy quỳ

Thực hiện đo như sau:

- Đo trực tiếp nước ao với thời


gian và địa điểm như trong
hướng dẫn lấy mẫu nước:
Lúc 6-7g, cách bờ khoảng 2m, cách
mặt nước khoảng 0,5m

Lấy mẫu nước để đo pH


41

- Hoặc đo mẫu nước lấy từ ao


theo hướng dẫn lấy mẫu nước.

- Lấy một mẩu giấy quỳ dài


khoảng 2-4cm. Lấy một mẩu giấy quỳ

- Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước


ao hoặc mẫu nước cần đo

Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước

- Để ráo khoảng 5-10 giây


Mẩu giấy chuyển màu

Để ráo mẩu giấy quỳ


42

- Đặt mẩu giấy lên thang so màu,


so sánh màu của mẩu giấy với
các ô màu trên thang so màu.

Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên


thang so màu

So màu
- Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên
thang so màu

Màu mẩu giấy nhạt hơn

- Đọc kết quả trị số pH ở ô màu


gần trùng nhất so với màu mẩu
giấy.

Màu mẩu giấy trùng với màu


của pH=8 trên thang so màu

Hình 2.38. Các bước đo pH nước bằng giấy quỳ

Đo bằng test kit


43

Bộ test kit gồm:


Thuốc thử Thuốc thử

Thang so màu
Lọ nhựa trong chứa
mẫu nước

Hình 2.39. Các thành phần của hộp test pH

Cách đo như sau:

- Cho nước mẫu vào lọ, tráng


đều lọ vài lần.

Tráng lọ

- Đổ nước tráng lọ ra.

Đổ nước tráng lọ
44

- Cho nước mẫu vào lọ đến mức


quy định.

- Lau khô bên ngoài lọ. Cho mẫu nước vào lọ

- Cho thuốc thử vào lọ với số


giọt quy định tùy theo nhà sản
xuất sau khi lắc đều chai thuốc
thử

Cho thuốc thử vào lọ

- Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc


thử hòa tan vào mẫu nước thử.
Mẫu nước thử biến màu

Lắc đều lọ nước mẫu


45

- Đặt lọ nước mẫu lên thang so


màu, so sánh với các ô màu
trên thang so màu.

- Đọc kết quả trị số pH ở ô màu


trùng hoặc gần nhất so với màu
nước mẫu.
So màu mẫu nước với thang so màu

Hình 2.40. Các bước đo pH nước bằng test kit

Oxy hòa tan

Mẫu nước kiểm tra pH cũng là mẫu nước dùng đo hàm lượng oxy hòa tan.
Mẫu nước lấy ra khỏi ao phải được kiểm tra oxy hòa tan ngay.
Lấy mẫu lúc 6-7 giờ

Hộp test kit gồm thuốc thử,


thang so màu và lọ nhựa trong
chứa mẫu nước.
Lưu ý đến hạn sử dụng của test
kit.

Hình 2.41. Các thành phần của hộp test Oxy


46

Đo bằng test kit, được thực


hiện như sau:

- Tráng đều lọ chứa mẫu


nước vài lần bằng nước
mẫu định kiểm tra

Tráng lọ chứa mẫu nước

- Cho nước mẫu vào lọ đến


mép lọ.

- Lau khô bên ngoài lọ

Lau khô bên ngoài lọ

- Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ


(số giọt có thể thay đổi tùy
theo loại test kit) sau khi
lắc đều chai thuốc thử.
Ví dụ: Với hộp test SERA
(Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1
vào lọ nước mẫu.

Cho thuốc thử 1 vào lọ


47

- Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ


(số giọt có thể thay đổi tùy
theo loại test kit) sau khi
lắc đều chai thuốc thử.
Ví dụ: Với test SERA
(Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2
vào lọ nước mẫu.

Cho thuốc thử 2 vào lọ

- Đậy kín lọ bằng nắp nhựa


ngay (phải không có bọt
khí trong lọ).

Đậy nắp lọ

- Lắc đều lọ

- Mở nắp lọ ra

Lắc đều lọ
48

- Đặt lọ vào thang so màu,


so màu với ánh sáng tự
nhiên, không trực tiếp
chiếu vào lọ.

- Đọc kết quả hàm lượng


oxy của mẫu nước là trị số
của ô màu trùng hoặc gần
nhất với màu mẫu nước.
So màu

Hình 2.42. Các bước đo oxy hòa tan trong nước bằng test kit

Độ kiềm

Mẫu nước để kiểm tra pH cũng là mẫu nước dùng để đo độ kiềm.


Lấy mẫu lúc 13-14 giờ.

Đo độ kiềm của nước ao bằng hộp


test (kH test kit)
Hộp test gồm thuốc thử và lọ nhựa
trong chứa mẫu nước.
Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp
test

Hình 2.43. Các thành phần của hộp


test đo độ kiềm

Cách đo độ kiềm của nước ao như


sau:
- Tráng đều lọ vài lần bằng nước
mẫu.

Tráng đều lọ
49

- Cho nước mẫu vào lọ đến mức


quy định
Ví dụ: với hộp test SERA (Đức),
lượng nước mẫu là 5ml

Lấy nước mẫu vào lọ

- Lau khô bên ngoài lọ

Lau khô bên ngoài lọ

- Nhỏ từ từ từng giọt thuốc thử vào


lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai
thuốc thử.
Nước mẫu trong lọ chuyển màu.
Ví dụ: với test SERA, nước mẫu
chuyển sang màu xanh. N
hỏ thuốc thử vào lọ

- Nhỏ tiếp tục từng giọt một thuốc


thử vào lọ nước mẫu.
Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt.

Mẫu nước có màu xanh


50

- Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước


mẫu chuyển màu lần nữa.
Ví dụ: với test SERA, nước mẫu
chuyển màu từ xanh sang vàng.

- Nhân số giọt thuốc thử với hệ số


được quy định tùy theo nhà sản
xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của
nước ao Mẫu nước có màu vàng

Hình 2.44. Các bước đo độ kiềm bằng test kit

Ví dụ: Tính độ kiềm của mẫu nước khi sử dụng test kit SERA, tổng số giọt
thuốc thử là 6 giọt
Với test SERA, hệ số nhân là 17,9
Độ kiềm của nước ao là 6 x 17,9 = 107,4 mg CaCO3/l (thích hợp cho ao).
NH3

Bộ thử NH3/NH4+ SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3
trong nuôi trồng thủy sản.
Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản
hướng dẫn sử dụng có thang so màu.
51

Hình 2.45. Bộ thử nhanh NH3/NH4+ SERA

Cách đo như sau:


Bước 1: Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra;
Bước 2: Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ;
Bước 3: Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc
thử;
Bước 4: Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
Bước 5: Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều
chai thuốc thử;
Bước 6: Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
Bước 7: Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều
chai thuốc thử;
Bước 8: Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;
Bước 9: So màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số
NH4+ ở hàng (a) của ô màu trùng với màu nước mẫu (trị số ở hàng b được sử
dụng khi đo mẫu nước mặn);
Bước 10: Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục Đo pH
Bước 11: Đoc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4+
với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10.
Ví dụ: Theo hình 2.46
Trị số NH4+ khi so màu là 1,0
pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5
Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l
52

Hình 2.46. Cách đọc kết quả hàm lượng NH3 trong bảng hướng dẫn

Bước 12:Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước
và sau mỗi lần kiểm tra.
Độ mặn

Mẫu nước để kiểm tra pH cũng là mẫu nước dùng để đo độ mặn.


Lấy mẫu lúc 13-14 giờ.

Đo bằng tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế:
Là ống thủy tinh
Phần dưới có đường
kính lớn, chứa các hạt
chì nhỏ.
Phần trên có đường
kính nhỏ hơn, chứa cột
giấy có chia độ.

Hình 2.47. Tỷ trọng kế

Cách đo như sau:

- Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa


hoặc vào ly có độ cao thích hợp để
tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo.

Lấy mẫu nước vào ống


53

- Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa.

Cho tỷ trọng kế vào ống

- Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong


ống nhựa.

Tỷ trọng kế đứng yên

- Đọc số trên vạch chia độ ở ngay


mức nước. Số này là độ mặn của
nước trong ao.

Đọc kết quả ở mức nước

Hình 2.48. Các bước đo độ mặn bằng tỷ trọng kế

Nhiệt độ
54

Nhiệt độ nước được đo bằng


nhiệt kế với:
Khoảng đo được từ 00C đến
500C hay 1000C.
Cột chất lỏng có màu đỏ (nhiệt
kế rượu) hay xám bạc (nhiệt kế thủy
ngân).

Hình 2.49. Nhiệt kế rượu

Cách đo:
- Nhiệt kế được đặt vào ao nuôi.
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp

Đặt nhiệt kế vào nước

- Vẫn để nhiệt kế trong nước, đọc


kết quả sau 5-10’
Nhiệt độ nước trong ao là trị số
trên vạch chia tại đầu mút của cột
màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế

Đọc kết quả ở đầu cột màu đỏ

Hình 2.50. Các bước đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

Độ trong

Độ trong của nước được đo trực tiếp tại ao nuôi.


Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải.
Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày
55

. Đo độ trong của nước bằng đĩa


Secchi, đơn vị tính là cm.
Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn,
đường kính 20-25cm
Mặt trên được chia đều 4 phần và
sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau
Đĩa được nối với một sợi dây
nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5
hoặc 10cm
Hình 2.51. Đĩa Secchi

Cách đo độ trong của nước


- Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa
Secchi xuống nước từ từ.Mắt quan
sát đĩa theo chiều thẳng đứng

Cho đĩa Secchi vào nước

- Ngừng thả dây khi không còn phân


biệt được 2 màu đen trắng nữa.

- Kéo dây lên và quan sát đoạn dây


(thanh gỗ)
Độ trong của nước là chiều dài của
đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt. Ngưng thả đĩa khi không
phân biệt được màu đen trắng

Hình 2.52. Các bước đo độ trong bằng đĩa Secchi

Nguồn nước thích hợp để nuôi tôm cần đảm bảo yêu cầu:
pH = 7,5-8,5
Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l
Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l
56

NH3 ≤ 0,1mg/l
Độ mặn: 15-25‰
Nhiệt độ: 25-300C
Độ trong: 30-40cm

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


Bài thực hành 1. Xử lý đáy ao
Bài thực hành 2. Diệt cá tạp trong ao
Bài thực hành 3. Gây màu nước trong ao nuôi
Bài thực hành 4. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ
trong của nước ao.

C. Ghi nhớ
- Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nước nuôi tôm.
- Hòa tan phân trước khi bón vào ao.
- Nguồn nước thích hợp để nuôi tôm cần đảm bảo yêu cầu:
pH = 7,5-8,5
Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l
Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l
NH3 ≤ 0,1mg/l
Độ mặn: 15-25‰
Nhiệt độ: 25-300C
Độ trong: 30-40cm
57

Bài 3. CHỌN VÀ THẢ TÔM GIỐNG


Mã bài: MĐ 02-3

Nếu trong nghề trồng trọt có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
thì trong chăn nuôi nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, chất lượng con
giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi.
Do đó, việc chọn giống và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cho việc
chăm sóc, cho tôm ăn dễ dàng, thuận lợi, tôm nuôi mau lớn, tỷ lệ sống cao, chi
phí xử lý bệnh thấp, hiệu quả sản xuất cao, góp phần rất lớn cho thành công
của vụ nuôi.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này, học viên có khả năng:
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
giống;
- Chọn tôm giống đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Vận chuyển và thả tôm vào ao nuôi đúng cách.
A. Nội dung
1. Chọn tôm giống P15
1.1. Yêu cầu kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng giống
1.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của tôm sú giống
Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124 : 1998 Tôm biển - Tôm giống PL15 -
Yêu cầu kỹ thuật thì chất lượng tôm sú giống P15 (15 ngày tuổi từ lúc chuyển
sang hậu ấu trùng) phải theo yêu cầu quy định trong bảng sau:
Bảng 3.1. Chỉ tiêu cảm quan đối với tôm sú giống PL 15

Chỉ tiêu Yêu cầu

- Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể


ương, hoặc chậu.
- Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều
1. Trạng thái hoạt động ngược dòng nước và không vón tụ.
- Lẩn tránh chướng ngại vật.
- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc
ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh.

2. Ngoại hình - Có 7 gai trên chủy.


58

- Các phần phụ nguyên vẹn


- Ðuôi xoè
- Không dị hình

- Thân màu xám tro, hoặc xám đen


3. Màu sắc - Lưng màu xám bạc.
- Không dị màu.

12 - 15
4. Chiều dài thân (mm) (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá
10% tổng số)

1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật của tôm thẻ chân trắng giống
Tôm khỏe có thân thẳng, màu
trắng trong, phụ bộ đầy đủ, không
dị hình, vết hay đốm đen, cơ thịt
đầy, ruột đầy, đuôi xòe, râu khép
chữ V.
Bên ngoài không có vật ký sinh
và vật khác.
Tôm thẻ giống PL12 có 4 gai
trên chủy, chiều dài thân 10-
12mm.
Tôm thích bơi ngược dòng, Hình 3.1. Gai trên chủy của tôm thẻ chân
phản ứng nhanh. trắng giống PL12

1.2. Cách kiểm tra cảm quan tôm giống


1.2.1. Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động
- Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong thau.
- Thử phản ứng ngược dòng nước bằng cách lấ y tay khu ấy nhẹ tạo dòng nước
xoáy trong thau, quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám ở đáy.
- Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật với một que nhỏ đưa từ từ tới bất
kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó
- Thử phản ứng với tiếng động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát
phản ứng của tôm giống.
59

- Thử phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách đặt thau chứa tôm giống vào
chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản
ứng của tôm.

Hình 3.2. Tôm giống khỏe Hình 3.3. Tôm yếu gom vào giữa chậu

Tóm lại:
Tôm giống khỏe phản ứng nhanh với tác động bên ngoài (ví dụ: vỗ vào
thành thau hay chậu chứa tôm) và chủ động bơi ngược dòng khi khuấy nước.
Khi dòng nước trở lại trạng thái yên tĩnh, tôm sẽ có khuynh hướng bám vào
thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu.
Tôm giống yếu sẽ lờ đờ, phản ứng kém.
1.2.2. Chọn tôm giống dựa vào ngoại hình và màu sắc
Màu sắc của tôm giống cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống.
Tôm giống khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ
có dạng hình sao.
Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đuôi tôm xòe ra chính
là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển.
Nếu chân đuôi không hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đuôi khép lại,
đó là tôm chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi.
Tôm giống yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối
tiếp nhau phía dưới phần bụng.
Tốt nhất nên chọn tôm sú có chiều dài từ 12-15mm từ 15 ngày sau khi biến
thái thành tôm Post trở lên. Đàn tôm phải có kích thước đồng đều, nếu có kích
thước nhỏ không nên vượt quá tỉ lệ 5%.
Tóm lại, sức khỏe của tôm giống có thể được đánh giá thông qua biểu hiện
bên ngoài, qua hoạt động, hình dạng, màu sắc.
60

Tôm chấ t lƣơ ̣ng tố t Tôm chấ t lƣơ ̣ng kém

- Tôm sú PL15 có chiều dài từ - Tôm sú PL15 có chiều dài không


12mm trở lên. đạt 12mm.
- Tôm thẻ chân trắng PL12 có - Tôm thẻ chân trắng PL12 có
chiều dài từ 10mm trở lên. chiều dài không đạt 10mm.

- Màu sắc tươi sáng, sắ c tố thể hiê ̣n - Tôm có màu sẫm , đỏ hồ ng hoă ̣c
rõ. trắ ng nhơ ̣t.

- Tôm đồ ng đề u về kích cỡ . - Tôm có sự phân đàn .

- Các phụ bộ không bi ̣ký sinh hay - Phụ bộ bị bám vật bẩ n.
vật bẩn bám.

- Các phụ bộ hoàn chỉnh . - Hoă ̣c phụ bộ bị ăn mòn.


61

- Cơ thịt ở các đốt thân đầy - Cơ thịt ở các đốt thân không đầy

- Đốt bụng 6: Thịt đầy vỏ, tỷ lệ - Đốt bụng 6: Tỷ lệ chiều rộng cơ


chiều rộng cơ thịt/ruột > 4/1. thịt/ruột < 4/1.

- Ruột của tôm đầy thức ăn, liên - Ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt
tục khúc

- Râu khép chữ V, đuôi xòe - Râu xòe, đuôi khép

- Thân thẳng khi bơi. - Thân cong vẹo khi bơi.

1.3. Kiểm tra sức khỏe đàn tôm


1.3.1. Test formol
Là phương pháp chọn tôm hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi.
Sau khi chọn được giống tốt bằng phương pháp cảm quan, tiến hành gây
sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm.
Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh.
Cách tiến hành:
62

- Cho 10l nước trong bể có tôm


định kiểm tra vào thau.

Cho nước trong bể tôm vào thau

- Dùng ống tiêm hút 2ml formol


cho vào thau

Cho formol vào thau

- Cho dây sục khí vào thau

Cho dây sục khí vào thau

- Dùng vợt vớt 100 con tôm trong


bể cho vào thau để gây sốc.

- Sốc tôm trong thau khoảng trong


30 phút.
Cho tôm giống vào thau
63

- Khuấy tròn nước trong thau sau


khi rút dây sục khí ra khỏi thau.

- Đếm số tôm chết bị gom vào giữa


thau khi nước đứng yên.

Tôm chết gom vào giữa thau

Hình 3.4. Các bước kiểm tra tôm giống bằng cách test formol

- Đánh giá chất lượng tôm giống:


Đàn tôm giống trong bể tốt nếu số tôm mẫu chết ít hơn 5 con (ít hơn 5%).
Nếu số tôm chết từ 5 con trở lên là đàn tôm trong bể không tốt.

1.3.2. Hạ độ mặn
Hạ độ mặn đột ngột xuống còn ½ để kiểm tra sự chịu đựng của tôm.

Cách tiến hành :


- Lấy nước trong bể ương cho vào
đến ½ cốc thủy tinh hoặc thau
nhựa nhỏ.

Lấy ½ ly nước trong bể

- Thêm nước ngọt đến đầy cốc


hoặc thau.

- Lấy 100 con Post 15, cho vào cốc.

- Sau hai giờ, đếm số tôm chết


trong cốc, thau
Thêm nước ngọt vào ly
64

Tôm khỏe phân tán trong ly Tôm chết ở đáy ly

Hình 3.5. Các bước kiểm tra tôm giống bằng cách hạ độ mặn đột ngột

Đánh giá chất lượng tôm giống:


- Tôm được đánh giá là tốt nếu số tôm chết ít hơn năm con (ít hơn 5%)
- Tôm có chất lượng xấu nếu số tôm chết nhiều.
Lưu ý: Phương pháp này có hiệu quả khi chênh lệch độ mặn giữa nước của
bể ương và trong cốc, thau cao. Nếu nước trong bể có độ mặn < 10‰ thì sốc
tôm với nước ngọt để đánh giá sự chịu đựng của tôm.
2. Vận chuyển tôm giống
2.1. Hạ độ mặn ở trại giống
Tùy theo độ mặn đo được trong ao mà tiến hành thuần độ mặn trong bể tôm
giống cho phù hơ ̣p.
Thông thường , đô ̣ mă ̣n trong bể lớn hơn trong ao nên phải ha ̣ đô ̣ mă ̣n trong
bể để tôm thić h nghi trư ớc khi chuyể n tôm giố ng từ bể ra ao nuôi .
Mỗi lần giảm không quá 2‰, thời gian giữa 2 lần giảm phải trên 4 giờ.,
Cách hạ đô ̣ mă ̣n trong b ể như sau:
Công thức tính:
Vbs = V x (a – b) / (a – c)
Với:
Vbs là thể tích nước cần bổ sung vào bể sau khi rút bớt nước trong bể ra,
tính bằng m3 hay lít
V là thể tích nước ban đầu trong bể, tính bằng m3 hay lít
a là độ mặn của nước trong bể trước khi hạ, tính bằng ‰
b là độ mặn yêu cầu hạ, tính bằng ‰
65

c là độ mặn của nước bổ sung vào bể trước khi hạ, thông thường là nước
ngọt 0‰.
Ví dụ: Bể ương chứa 4m3 nước 28‰. Tính lượng nước ngọt cần bổ sung
vào bể sau khi đã rút bớt nước trong bể ra để hạ độ mặn xuống còn 26‰.
V = 4m3
a = 28‰, b = 26‰, c = 0‰
Vbs = 4m3 x (28 – 26) / (28 – 0) = 0,285m3 = 285l
Vậy: Cần bổ sung 285l nước ngọt vào bể sau khi đã rút bớt 285l nước trong
bể ra để hạ độ mặn xuống còn 26‰.
Tuy nhiên, có thể thực hiện đơn giản bằng cách trong thời gian 4 giờ, rút
250-300l nước trong bể ương 4m3 (kích thước phổ biến là 2x2x1,2m) và bổ
sung vào bể lượng nước ngọt bằng lượng nước đã rút ra.
2.2. Đóng bao tôm
2.2.1. Chuẩn bị
- Nguồn nước:
Cho 6-8 lít nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương (hoặc dùng
nước trong bể ương đã được lắng chất lơ lửng) vào bao.
Nước trong bao vận chuyển tôm phải là nước sạch và mới, có cùng độ mặn
và pH với nước bể ương.
Không nên dùng nước trong bể giống để đóng bao tôm vì có nhiều chất thải
và động vật nguyên sinh gây bệnh cho tôm.
- Bao chứa tôm:
Lồng hai bao PE dày cỡ 65x45cm vào nhau, bên ngoài là bao chỉ 80x45cm
(nếu lớp bảo vệ bên ngoài là thùng carton tráng parafin hoặc thùng cách nhiệt
thì không cần dùng bao chỉ).
- Tôm giống
Rút bớt nước trong bể ương còn khoảng 40-50cm.
Dùng vợt vớt tôm giống vào thau, xô 30-50l có sục khí.
Khi tôm trong bể còn ít, mở van ở đáy bể cho tôm theo nước vào một vợt
lớn đặt trong thau. Chuyển tôm trong vợt vào thau, xô.
Tôm giống sau khi ra khỏi bể ương được nhanh chóng cho vào bao chứa.
66

2.2.2. Cho tôm vào bao


Bảng 3.2. Mật độ tôm giống khi đóng bao, vận chuyển

Thời gian vận chuyển Lƣợng tôm giống trong bao 6-8l nƣớc (con)
(giờ) Tôm sú Tôm thẻ chân trắng

< 10 10.000 10.000

10-14 8.000 7.000

15-20 7.000 6.000

21-24 6.000 5.000

(Nguồn: Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 95 – 1994)


Phƣơng pháp so sánh mật độ (so màu):

Thường áp dụng cho tôm thẻ chân


trắng.
- Dùng vợt vớt tôm từ thau, xô chứa.

Dùng vợt vớt tôm

- Đếm lượng tôm giống cần đóng


cho một bao vào bát mẫu chứa
100-200ml nước biển có cùng độ
mặn với nước trong bể ương.

Dùng muỗng đếm tôm vào bát mẫu


67

- Vớt tôm từ thau, xô chứa vào các


bát khác cũng chứa lượng nước
bằng với bát tôm mẫu.

Vớt tôm vào các bát

- So sánh và điều chỉnh mật độ (so


màu) tôm của từng bát cho đến khi
tương đương với mật độ của bát
tôm mẫu.

- Cho tôm trong mỗi bát vào một


bao đã chứa sẵn 6-8 lít nước.

So sánh mật độ tôm trong các bát

Hình 3.6. Các bước tính lượng tôm giống bằng cách so màu

Phƣơng pháp đong:

- Vớt tôm trong thau, xô chứa vào


vợt.

- Nhấc vợt lên khỏi mặt nước để cô


đặc mật độ.

Dùng muỗng đong múc tôm giống


68

- Dùng muỗng đong múc tôm trong


vợt cho vào một ca (chén) chứa
sẵn nước.

- Đếm số tôm chứa trong ca (chén).

Cho tôm trong muỗng đong vào ca

- Xác định số muỗng tôm cho vào


mỗi bao.

- Đong vào từng bao đã chứa sẵn 6-


8 lít nước số muỗng tôm đã tính
để có số lượng tôm trong bao theo
yêu cầu Cho tôm giống vào bao

Hình 3.7. Các bước tính lượng tôm giống bằng cách đong

2.2.3. Bơm oxy

Không được hút thuốc, bật lửa khi đang ở trong khu vực bơm oxy vào
bao tôm và các bao tôm đã bơm oxy.

- Cho tôm vào bao

- Cho dây oxy vào bao.


Không đưa đầu dây vào đáy bao
như bơm oxy bao cá vì khi sục oxy
có thể làm xây sát tôm giống.
Cho dây oxy vào bao
69

- Túm miệng bao, ép bao xuống để


đuổi hết không khí trong bao ra.

Ép bao đuổi không khi

- Nắm chặt miệng bao, mở van cho


oxy vào từ từ cho đến khi bao thật
căng thì rút vòi oxy ra.

Nắm chặt miệng bao, bơm oxy

- Xoắn chặt miệng bao, buộc lại


bằng dây cao su.

Cột miệng bao


70

Bao tôm giống được bảo vệ bằng Bao tôm giống không có bao chỉ bên
bao chỉ ngoài được đặt trong thùng xốp

Hình 3.8. Các bước bơm oxy vào bao tôm giống

2.3. Chuyển tôm giống về ao


2.3.1. Chọn phƣơng tiện vận chuyển
Tùy theo đoạn đường và thời gian vận chuyển mà lựa chọn phương tiện vận
chuyển phù hợp.

Vận chuyển bằng ghe được thực


hiện khi giao thông thủy thuận lợi,
đoạn đường vận chuyển không dài.

Hình 3.9. Ghe chở tôm giống

Nếu vận chuyển bằng xe máy,


xe kéo hay các phương tiện thô sơ
khác thì thời gian vận chuyển
không quá 2 giờ, số lượng giống ít.

Hình 3.10. Xe máy chở tôm giống


71

Vận chuyển tôm giống bằng xe


tải, xe lạnh được thực hiện khi giao
thông đường bộ thuận tiện (không
dằn xóc), đoạn đường tương đối xa
(không nên quá 300km để thời gian
vận chuyển không quá 6 giờ).

Hình 3.11. Xe tải chở tôm giống

Xe tải cỡ 2,5-5 tấn, có mui che


nắng. Có thể lót nước đá cây xuống
sàn xe để giảm nhiệt độ nước trong
bao chứa tôm.

Vận chuyển tôm bằng xe lạnh có


thể chủ động điều chỉnh nhiệt độ
nước trong bao tôm.
Phương tiện này được xem là
thích hợp nhất nhưng chi phí cao.
Hình 3.12. Xếp các bao tôm giống
lên xe lạnh

Vận chuyển bằng máy bay sang


các miền khác nhau (từ các tỉnh
miền Trung về miền Tây Nam bộ).
Tôm giống được đóng bao, cho
vào các thùng mốp hoặc thùng
carton, dán keo kín nắp thùng. Nắp
thùng có nhãn ghi rõ “Tôm giống”.
Cần tham khảo thêm quy định
của hãng hàng không về vận
chuyển vật sống.
Phương tiện vận chuyển này Hình 3.13. Thùng mốp chứa bao tôm để
nhanh nhưng chi phí cao. vận chuyển bằng máy bay

2.3.2. Chọn thời gian vận chuyển


Nên vâ ̣n chuyể n tôm vào lúc sáng sớm hay chiề u tố i nhằ m tránh nhiê ̣t đô ̣
cao. Cũng có thể vận chuyển tôm vào ban đêm để đến ao vào sáng sớm thì thả
tôm.
72

2.3.3. Tổ chức vận chuyển


- Duy trì nhiệt độ môi trường trong bao là 20-240C bằng cách:
Vận chuyển tôm bằng xe lạnh để chủ động điều chỉnh nhiệt độ trong xe.
Đặt túi chứa tôm gi ống vào các thùng xố p và cho vào thù ng các bo ̣c nư ớc
đá nhỏ, xen kẻ giữa các bao tôm.
Che nắng bao tôm khi vận chuyển bằng xe máy, xe thồ hay các phương tiện
thô sơ khác.
Khi vâ ̣n chuyể n tôm bằ ng ghe , xe tải, lát sàn bằng 1 lớp nước đá cây, đặt túi
đá vào giữa các bao.
Sau 6 đến 8 giờ v ận chuyển bằng xe tải, chuyển các bao tôm ở ngoài vào
giữa xe và các bao ở giữa xe ra 2 bên thành xe nh ằm giúp các bao tôm bên
ngoài không tăng nhiê ̣t đô ̣ do ánh nắ ng chiế u vào thành xe và các bao tôm giữa
xe không giảm nhiê ̣t đô ̣ xuố ng quá thấ p do nước đá .
- Khi vâ ̣n chuyể n từ 3-6 giờ, có thể cho artemia vào bao chứa tôm gi ống lúc
đóng bao để hạn chế tôm ăn lẫn nhau.
- Các túi tôm đặt cùng chiều và xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va
chạm khi vận chuyển. Không được xếp chồng lên nhau. Nếu xếp nhiều
tầng, khoảng cách giữa các tầng không thấp hơn 50cm.
- Thời gian vận chuyển không quá 10 giờ. Thường xuyên kiểm tra bao, thùng
chứa tôm. Bơm lại oxy nếu bao bị mềm hay phải thay bao khác nếu bị rò
nước. Nếu thời gian vận chuyển hơn 12 giờ, phải thay nước, oxy…
3. Thả giống tôm
Chọn tôm sú hay tôm thẻ chân trắng thả nuôi trong ao không những tùy
thuộc môi trường vùng nuôi, vốn, kỹ thuật của người nuôi mà còn phụ thuộc
vào quy định của Nhà nước (Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển nuôi tôm chân
trắng).
3.1. Xác định mùa vụ và mật độ thả giống
3.1.1. Xác định mùa vụ nuôi tôm
Mùa vụ nuôi tôm phụ thuộc vào thời tiết, khí tượng thủy văn của từng khu
vực.
Khu vực miền Bắc, không thả nuôi vào mùa Đông và mùa mưa bão.
Khu vực miền Trung, không thả nuôi vào mùa bão, lũ.
Khu vực miền Nam, trong năm có 2 thời điểm thả nuôi tôm. Vụ chính bắt
đầu từ tháng 2 đến tháng 4, vụ phụ từ tháng 7 đến tháng 9.
73

Không nên thả tôm vào tháng 10 đến hết tháng 1 năm sau vì lúc này nhiệt
độ nước thấp, mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 100C làm cho
tôm giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh đốm trắng. Tháng 5-6, mưa nhiều làm
thay đổi môi trường gây sốc tôm, làm tôm dễ nhiễm bệnh.
3.1.2. Xác định mật độ nuôi
Nuôi thưa, tôm lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao
nhưng sản lượng không cao vì chưa tận dụng hết công suất của ao.
Nuôi dày, tốc độ tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, cỡ tôm thu
hoạch nhỏ và dễ phát sinh dịch bệnh.
Đối với mô hình nuôi tôm trong rừng đước, mật độ thả trong ao nuôi quảng
canh từ 1-2 con/m2 là thích hợp; ao nuôi có cho ăn, mật độ thả nuôi từ 3-15
con/ m2 tùy theo mùa vụ, điều kiện ao nuôi, thiết bị và trình độ quản lý.
3.2. Thả tôm giống vào ao
3.2.1. Thời điểm và địa điểm thả giống
Thời gian tốt nhất trong ngày để thả giống là lúc sáng sớm (5-7 giờ) hoặc
chiều mát (16-18 giờ).
Không thả giống khi thời tiết xấu, trời sắp mưa hoặc những ngày giông bão.
Thả gi ống ở đầ u hướng gió để tôm d ễ dàng phân tán k hắ p ao . Thả tôm ở
mô ̣t số vị trí nhất định , không nên đi lại nhiề u làm đ ục nước ao.
3.2.2. Thả giống
Để đàn tôm giống thả vào ao thích nghi với môi trường mới, đủ số lượng,
cần thực hiện các biện pháp thuần nhiệt độ, độ mặn và tắm formol loại bỏ tôm
yếu
Thuần độ mặn và nhiệt độ nƣớc bao tôm trên bờ

Cho tôm và nước trong bao tôm


vào thau, xô nhựa.

Cho tôm và nước trong bao vào thau


74

Cho dây sục khí vào thau, xô.

Cho dây sục khí vào thau

Cho nước trong ao nuôi vào


thau, xô có chứa tôm giống.
5 phút cho vào 1 lít.

Cho nước trong ao nuôi vào thau

Hoặc dùng bọc nước treo phía


trên thau, xô và cho nước chảy từ
từ vào.

Cho nước trong bọc vào thau


75

Khi nước đầy thau, xô thì thả


tôm ra ao nuôi bằng cách đưa thau
xuống ao, nghiêng thau để nước ao
vào thau và tôm từ từ bơi ra.

Loại bỏ tôm yếu, không tự bơi


ra khỏi thau được thau, xô. Dựa
vào lượng tôm loại bỏ để xác định Nghiêng thau để tôm bơi ra
số lượng tôm thả vào ao

Hình 3.14. Các bước thuần độ mặn và nhiệt độ nước cho tôm giống

Thuần nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tôm

Thực hiện khi độ mặn nước ao


nuôi và độ mặn nước bể tôm giống
không được chênh lệch quá 5‰.

Các bao tôm mới chuyển về được


thả trên mặt ao trong khoảng 15-30
phút để cân bằng nhiệt độ trong và
ngoài bao.
Hình 3.15. Thả bao tôm vào ao

Sau đó, mở bao cho nước ao vào


bao để cân bằng độ mặn và pH. Mở
rộng miệng bao cho tôm bơi ra từ từ.

Loại bỏ tôm yếu, không tự bơi ra


khỏi bao được.
Hình 3.16. Mở miệng bao để tôm ra ao

Hạn chế làm đục nước khu vực thả giống bằng cách không đi lại nhiều
trong ao, ngồi trên thuyền hoặc cầu để thả tôm.
76

Tắm formol loại bỏ tôm yếu


Để có đàn giống mạnh khỏe thả xuống ao nuôi, tắm formol là biện pháp
hiệu quả nhất để loại bỏ số tôm yếu trong đàn.
Các bước thực hiện:
- Cho đàn tôm trong các bao vào thau, bể chứa, sục khí.
- Cấp nước ao từ từ vào thau, bể chứa để có mật độ tôm giống 100-200 con/l
(thực hiện như phương pháp thuần độ mặn và nhiệt độ trên bờ).
- Cho formol vào thau, bể với lượng 2ml/10 lít nước (thực hiện như mục
1.3.1. Test formol), duy trì sục khí trong bể chứa khoảng 30 phút.
- Tắt sục khí, xoay tròn nước trong bể chứa để tôm chết gom tụ ở giữa.
- Hút tôm chết ra ngoài bằng ống hút, ước lượng số tôm chết.
- Thả đàn tôm vào ao sau khi xác định lại số tôm khỏe.
Lƣu ý:
Khi thả giống tôm cần tuân thủ nguyên tắc:
- Tôm cùng nguồn gốc.
- Thời gian thả không kéo dài.
- Thả đúng số lượng.
Chọn mẫu ngẫu nhiên 5-10% số bao, đổ các bao này ra các thau.
Dùng tay xoay tròn nước trong thau để tôm giống chết tụ vào giữa.
Dùng ống nhựa hút số tôm chết ra.
Đếm số tôm chết của từng thau.
Tỷ lệ chết của tôm giống là tỷ lệ % của tổng số tôm chết của các bao chọn
lấy mẫu với tổng số lượng tôm đã đóng vào các bao đó.
Gọi X là tỉ lệ chết của tôm giống
A là tổng số tôm giống chết trong các bao chọn lấy mẫu
B là tổng số tôm đã đóng trong các bao
X (%) = A / B x 100
Căn cứ vào tỷ lệ chết, xác định số lượng giống tôm giống khỏe thả ra ao.
Những bao bị mềm, rò nước được xác định riêng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên


Bài thực hành 1. Kiểm tra tôm giố ng bằ ng phương pháp cảm quan
77

Bài thực hành 2. Kiểm tra tôm giống bằ ng số c formol , sốc độ mặn.
Bài thực hành 3: Đóng bao tôm giống
C. Ghi nhớ:
- Chọn tôm giống đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Duy trì nhiệt độ vận chuyển tôm giống là 20-240C.
- Thả tôm giống vào ao lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa.
- Phải cân bằng nhiệt độ, độ mặn của nước trong bao và trong ao, để tôm từ
từ ra ao khi thả giống.
78

Bài 4. CHO TÔM ĂN VÀ KIỂM TRA TÔM


Mã bài: MĐ02-4

Nuôi tôm chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn (40-50%) trong giá thành. Cho ăn
đủ lượng và đúng loại thức ăn sẽ làm giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), hạ
giá thành sản phẩm. Cho tôm ăn là công việc phải thực hiện vài lần mỗi ngày.
Người nuôi cẩn thận, nhạy bén và tinh tế trong việc tăng, giảm lượng thức ăn
trên cơ sở tính toán chính xác lượng thức ăn mỗi ngày, mỗi cữ cho ăn, lượng
thức ăn còn lại trong sàng ăn, góp phần vào thành công của người nuôi.
Để có thể cho ăn đúng và đủ, việc kiểm tra, xác định kích cỡ, sức khỏe tôm
nhằm xác định số tôm hiện còn trong ao và khối lượng trung bình (kích cỡ), từ
đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho giai đoạn mới. Qua kiểm tra, có thể
biết được tình trạng sức khỏe đàn tôm trong ao và tình trạng đáy ao để kịp thời
xử lý.
Mục tiêu

- Trình bày được phương pháp cho tôm ăn theo 4 đúng;


- Đánh giá được tỷ lệ sống, cỡ tôm, tình trạng sức khỏe của tôm trong ao;
- Tính được lượng thức ăn cho tôm mỗi ngày;
- Cho tôm ăn đúng cách.
A. Nội dung
1. Cho tôm ăn
1.1. Yêu cầu về thức ăn viên cho tôm
Bên cạnh việc chọn loại thức ăn có giá cả hợp lý, người nuôi tôm còn phải
biết một số yêu cầu về chất lượng thức ăn, bao bì và cách bảo quản thức ăn
nuôi tôm. Các thông tin trên bao bì và cách bảo quản góp phần vào việc lựa
chọn loại thức ăn nuôi tôm phù hợp.
Chỉ tiêu cảm quan

- Hình dạng: Mảnh hoặc dạng viên chìm. Bề mặt mịn, kích cỡ đều nhau,
đúng quy định của từng loại thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của tôm.
- Màu sắc: Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế.
- Mùi vị: Ðặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ
khác.
- Tỷ lệ vụn nát: Không lớn hơn 2%.
- Ðộ bền: Không nhỏ hơn 1 giờ quan sát.
79

Bao gói, ghi nhãn

Thức ăn phải được đóng gói trong các loại bao PE, PP hoặc bao giấy 3 lớp.
Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tẩy trùng.
- Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
Tên hàng hoá, số công bố tiêu chuẩn chất lượng;
Tên và địa chỉ của cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa;
Khối lượng tịnh.
- Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng).
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein có khả năng tiêu hóa, chất
béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...).
- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và
cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày).
- Thức ăn dùng cho tôm ở giai đoạn, kích cỡ nào.
- Xuất xứ của hàng hóa (với thức ăn được nhập khẩu).
- Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảo quản

- Thức ăn dùng cho tôm phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục
kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng.
- Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
- Hạn sử dụng không quá 90 ngày.
1.2. Cách tính lƣợng thức ăn
Đối với ao nuôi quảng canh

Đối với ao nuôi quảng canh, mật độ nuôi 1-2 con/m2, không cần cho ăn vì
tôm có thể tận dụng thức ăn tự nhiên có trong ao hay thức ăn có được do quá
trình lấy nước từ bên ngoài vào ao nuôi nhằm ổn định môi trường ao nuôi.
Tuy nhiên, cần phải tạo thức ăn tự nhiên cho tôm bằng cách gây màu nước
để duy trì một lượng thức ăn tự nhiên trong ao giúp tôm phát triển.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng đĩa secchi để theo dõi độ trong của ao, nếu độ trong lớn hơn
40cm thì tiến hành bón phân để tạo thức ăn tự nhiên.
80

- Bước 2: Hòa tan 1-2kg phân NPK/1.000m3 nước ao/lần với nước ngọt rồi
tạt đều khắp mặt ao.
- Bước 3: Duy trì độ trong 30-35cm là thích hợp.
Đối với ao nuôi có cho ăn

- Tạo thức ăn tự nhiên trong 25 ngày đầu


Theo dõi độ trong của ao, nếu độ trong lớn hơn 40cm thì tiến hành bón
phân để tạo thức ăn tự nhiên.
Loại phân và liều lượng bón được làm giống như ao nuôi quảng canh.
- Bổ sung thức ăn viên từ 25 đến 50 ngày tuổi
Lượng thức ăn: 0,5kg/ngày/10.000 tôm giống
Thức ăn được chia đều, cho ăn 3 lần (lúc 8 giờ, 18 giờ và 21giờ).
- Bổ sung thức ăn viên từ sau 50 ngày tuổi
Cho ăn theo khối lượng tôm có trong ao.
Khi biết tổng khối lượng tôm thì lượng thức ăn hàng ngày được tính dựa
vào bảng sau:
Bảng 4.1. Tương quan giữa khối lượng cơ thể tôm và khẩu phần cho ăn

Khối lƣợng trung bình của tôm X Tỷ lệ thức ăn theo khối lƣợng tôm R
(g) (%)

3-5 3,0
5-10 2,5
10-20 2,0
> 20 1,5

Cách xác định lượng thức ăn

Cứ 10 ngày một lần, dùng chài ít nhất ở 3 vị trí khác nhau để xác định tổng
trọng lượng tôm trong ao.
Đếm số lượng tôm trong mỗi chài và cân khối lượng.

- Tính tổng số tôm trong ao


N C = Tổng số tôm trong ao (con)
C =Sx
Mxn S = Diện tích ao (m2)
- Tính khối lượng trung bình M = Diện tích miệng chài (m2)
n = Số lần dùng chài.
81

X=K/N N = Tổng số tôm sau n lần chài (con)


K = Khối lượng của N con tôm (g)
- Tính tổng khối lượng tôm X = Khối lượng trung bình tôm (g/con)
A=CxX A = Tổng khối lượng tôm (g)
- Tính lượng thức ăn mỗi ngày R = Tỷ lệ thức ăn theo khối lượng tôm (%)
F = Lượng thức ăn hằng ngày (g)
R
F =Ax
100
- Lượng thức ăn một lần cho ăn
Thức ăn được chia đều, cho ăn 3 lần (lúc 8 giờ, 18 giờ và 21giờ).
Ví dụ về cách tính thức ăn
Dùng chài để xác định lượng thức ăn hàng ngày cho tôm ăn ở một ao
có diện tích 3.000m2. Kết quả chài là:
- Diện tích miệng chài (M) 5m2
- Số lần dùng chài (n) 3 lần
- Sau khi quăng chài 3 lần bắt được 60 (con)
- Trọng lượng của 60 con là 600 (g)
Lượng thức ăn được tính theo các bước sau:
- Tổng số lượng tôm: 3.000 x 60 / (5 x 3) = 12.000con
- Khối lượng trung bình của tôm: 600 / 60 = 10g/con
- Tổng khối lượng tôm trong ao: 12.000 x 10 = 120.000g = 120kg
- Tỷ lệ thức ăn theo khối lượng trung bình của tôm (10g) là 2,0% (bảng 4.1)
- Tổng lượng thức ăn cho 1 ngày: 120 x 2,0 / 100 = 2.400g = 2,4kg
- Lượng thức ăn / lần: 2,4 / 3 = 0,8kg
1.3. Trộn chất bổ sung vào thức ăn
Khi cần đưa thức ăn bổ sung, các hoạt chất hoặc thuốc trị bệnh vào
cơ thể tôm, người ta thường trộn chúng với thức ăn và “áo” viên thức ăn
bằng dầu mực.
Cách trộn:
82

Bước 1:
Cân lượng thức ăn
viên cần cho ăn trong
cữ, chứa vào thau có
độ lớn phù hợp.

Cân thức ăn

Bước 2:
Cân các thành phần
cần bổ sung theo liều
lượng yêu cầu hoặc
hướng dẫn ghi trên bao

Cân thành phần bổ sung

Bước 3:
Hòa các thành phần
bổ sung với một lượng
nước ngọt đủ để thấm
ướt đều thức ăn.

Hòa chất bổ sung với nước ngọt


83

Bước 4:
Rưới hoặc dùng
bình xịt phun hỗn hợp
nước này vào thức ăn

Rưới chất bổ sung vào thức ăn

Bước 5:
Trộn đều, để vài
phút cho bề mặt viên
thức ăn ráo lại

Trộn thức ăn

Bước 6:
Đong lượng dầu
mực cần dùng theo
hướng dẫn ghi trên bao

Đong dầu mực


84

Bước 7:
Rưới dầu mực vào
khối thức ăn
Bước 8:
Trộn đều tay cho
đến khi các viên thức
ăn được bao bọc,
“bóng” đều bởi lớp
dầu mực
Rưới dầu mực vào thức ăn
Bước 9:
Để yên khoảng 30
phút trước khi cho ăn

Hình 4.1. Các bước trộn chất bổ sung vào thức ăn viên

Lưu ý:
- Dầu mực bổ sung cholesterol, các acid béo và vitamin thiết yếu.
- Dầu mực có mùi thơm kích thích tính háu ăn của tôm.
- Lạm dụng dầu mực dễ gây các bệnh về tiêu hóa ở tôm.
1.4. Cho thức ăn xuống ao và kiểm tra lƣợng thừa-thiếu

Khi mới thả giống, rải


thức ăn quanh bờ ao hoặc
khu vực thả giống, từ từ lan
rộng ra.

Hình 4.2. Cho tôm ăn theo bờ ao


85

Thức ăn viên dạng mảnh


cần được làm ướt trước để
dễ chìm.

Hình 4.3. Làm ướt thức ăn dạng mảnh

Từ tháng thứ 2, dùng


thuyền cho ăn quanh ao.

Hình 4.4. Cho tôm ăn bằng thuyền

Kiểm tra thức ăn bằng


sàng ăn. Dùng 4 sàng ăn
cho ao có 3.000-5.000m2.
Sàng ăn được làm bằng
lưới muỗi có hình tròn hay
vuông, diện tích khoảng
0,5-0,6m2 và thành sàng ăn
cao khoảng 5-10cm.
Sau khi cho ăn 2 giờ,
kiểm tra lại sàng. Nếu sàng
còn thức ăn thì giảm lượng
thức ăn lại còn một nửa
Hình 4.5. Kiểm tra thức ăn bằng sàng
hoặc ngừng cho ăn lần sau
đó.
86

2. Kiểm tra tôm


2.1. Lấy mẫu tôm
Thu bằng sàng ăn

Thực hiện thu mẫu tôm bằng sàng ăn ở tuẩn nuôi 3-4 như sau:
- Tính lượng thức ăn cho vào các sàng trong ao:
Lượng thức ăn cho vào sàng = Lượng thức ăn trong cữ cho ăn x 3 /
100
- Cân lượng thức ăn cho vào các sàng từ khối thức ăn trong cữ cho ăn.
- Chia đều lượng thức ăn đã cân vào các sàng ăn.
- Rải đều lượng thức ăn còn lại trong cữ cho ăn xuống ao.
- Đặt các sàng có chứa thức ăn vào các vị trí cố định trong ao.
- Thu sàng ra khỏi ao sau khi cho ăn 2-3 giờ.
- Đếm số lượng tôm có trong sàng, chứa vào xô, thau có sục khí.
- Ghi số lượng mẫu tôm đã đếm, các vị trí sàng tôm lớn, tôm nhỏ tập trung
nhiều vào sổ ghi chép.
Thu bằng chài

Thu mẫu bằng chài khi tôm đã lớn, thực hiện như sau:
- Chài thu mẫu tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tôm không bị sốc.
- Kéo chài lên từ từ, kết hợp quan sát tình trạng đáy ao qua bùn đáy bị sục
lên.
- Đếm số lượng tôm có trong chài, chứa vào xô, thau có sục khí.
- Ghi số lượng mẫu tôm đã đếm, tình trạng tôm, tình trạng đáy ao ở vị trí
chài vào sổ ghi chép.
- Thu mẫu tiếp tục ở 4-8 vị trí đều khắp ao để số lượng tôm thu được khoảng
100 con.
87

Hình 4.6. Chài thu mẫu tôm

2.2. Kiểm tra tỷ lệ sống


Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng sàng ăn

- Đếm số lượng tôm mẫu thu được bằng sàng ăn.


- Đếm số sàng ăn thu mẫu.
- Tính tổng diện tích của các sàng ăn.
Tổng diện tích của các sàng ăn = Diện tích của mỗi sàng ăn x Số
sàng
Sàng ăn hình vuông cạnh 0,8m, diện tích sàng là 0,64 m2.
Sàng ăn hình tròn đường kính 0,8m, diện tích sàng là 0,5m2.
- Tính số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = Số lượng tôm
mẫu thu được x Diện tích ao / Tổng diện tích của các sàng ăn.
- Tính tỷ lệ sống của tôm trong ao = Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời
điểm kiểm tra / Số lượng tôm thả ban đầu x 100.
Ví dụ:
- Số lượng tôm mẫu thu được bằng sàng ăn = 56 con
- Số sàng ăn thu mẫu = 4 sàng tròn 0,5m2
- Tổng diện tích của các sàng ăn = 0,5m2 x 4 sàng = 2m2
- Giả sử diện tích ao là 3.000m2
- Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = 56 con x 3.000m2 /
2m2 = 84.000 con
- Giả sử số lượng tôm thả ban đầu là 90.000 con
88

- Tỷ lệ sống của tôm trong ao = 84.000 con / 90.000 con x 100 = 93%
Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài

- Đếm số lượng tôm mẫu thu được bằng chài.


- Đếm số lần chài thu mẫu.
- Tính diện tích chài = (½ đường kính giềng chì căng tròn) x (½ đường kính
giềng chì căng tròn) x 3,14.
- Tính tổng diện tích của các lần chài = Diện tích chài x Số lần chài thu mẫu.
- Tính số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = Số lượng tôm
mẫu thu được x Diện tích ao / Tổng diện tích của các lần chài
- Tính tỷ lệ sống của tôm trong ao = Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời
điểm kiểm tra / Số lượng tôm thả ban đầu x 100.
Ví dụ:
- Số lượng tôm mẫu thu được bằng chài = 298 con
- Số lần chài thu mẫu = 6 lần
- Diện tích của chài:
Chài hình tròn, đường kính trên giềng chì là 2m, ½ độ dài này là 1m.
Diện tích chài = 1m x 1m x 3,14 = 3,14m2, tính tròn là 3m2 (thường làm
tròn số nhỏ hơn do diện tích chài thực tế khi thu mẫu thường nhỏ hơn diện
tích chài tính toán)
- Tổng diện tích của các lần chài = 3m2 x 6 lần = 18m2
- Giả sử diện tích ao là 3.000 m2
- Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = 298 con x 3.000m2 /
18m2 = 49.666 con
- Giả sử số lượng tôm thả ban đầu là 60.000 con
- Tỷ lệ sống của tôm trong ao = 49.666 con / 60.000 con x 100 = 82,7%
2.3. Kiểm tra tốc độ tăng trƣởng
Qua việc chài tôm 10 ngày/lần để tính lượng thức ăn hàng ngày, khối lượng
bình quân của tôm nuôi và tình trạng sức khỏe của tôm được xác định và được
ghi vào sổ ghi chép để so sánh với khối lượng bình quân dự kiến của tôm, mức
độ tăng trọng trong 10 ngày nuôi và làm tài liệu cho vụ nuôi.
Nếu có sự chênh lệch lớn giữa khối lượng bình quân tôm nuôi thực tế và
khối lượng bình quân tôm nuôi dự kiến thì phải tìm nguyên nhân để xử lý. Các
nguyên nhân có thể gây nên sự khác biệt giữa khối lượng bình quân tôm nuôi
thực tế và khối lượng bình quân tôm nuôi dự kiến là:
89

- Do lấy mẫu sinh trưởng sai, cân không chính xác.


- Do chất lượng thức ăn biến đổi.
- Do chất lượng nước ao thay đổi.
- Do xuất hiện bệnh.
Các số liệu làm cơ sở để so sánh khối lượng bình quân thực tế với khối
lượng bình quân dự kiến, mức độ tăng trọng trong 10 ngày nuôi của tôm qua
các bảng sau:
Bảng 4.2. Quan hệ giữa khối lượng trung bình
và mức tăng trưởng ước lượng hàng ngày của tôm

Khối lƣợng trung bình Ƣớc tính mức tăng trƣởng


(g) (g/ngày)

2-5 0,1 - 0,2

5 - 10 0,2 - 0,25

10 - 15 0,25 - 0,3

15 - 20 0,3 - 0,35

20 - 25 0,35 - 0,38

25 - 30 0,38 - 0,4

> 30 0,4 - 0,45

(Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi - Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy
sản biển và nước lợ (SUMA) - DANIDA - Bộ Thủy sản, 2003)
Bảng 4.3. Quan hệ giữa khối lượng trung bình và ngày tuổi của tôm

Ngày tuổi Khối lƣợng trung bình (g)

30 – 35 1 – 1,5

35 – 50 1,5 – 3

50 – 55 3–5

55 – 65 5 – 10

65 – 75 10 – 15

75 – 85 15 – 20
90

85 – 95 20 – 25

95 – 105 25 – 30

105 – 120 30 – 35

2.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm


Vỏ

Tôm bình thường có vỏ


tươi sáng tự nhiên

Hình 4.7. Màu tự nhiên của tôm

Thân đỏ, râu bị đứt, có vết đen, đuôi, vẩy râu sưng phồng: tôm bị
nhiễm khuẩn do đáy ao bị ô nhiễm

Màu xanh da trời: tôm


mới lột xác.

Hình 4.8. Màu xanh da trời của vỏ tôm


91

Đóng rong: ao bị nhiễm


bẩn, môi trường bất lợi,
tôm yếu, ăn kém, chậm lớn,
lâu lột xác

Hình 4.9. Tôm đóng rong

Vỏ tôm mềm do: nước bị


nhiễm dư lượng thuốc trừ
sâu, pH nước thấp kéo dài,
độ kiềm thấp, hàm lượng P
trong nước thấp. Thức ăn
không đủ về lượng và chất,
thiếu Ca, P. Thức ăn bị ẩm
và mốc.

Hình 4.10. Tôm mềm vỏ

Mang

Tôm khỏe có mang


trắng, trong sạch.

H
ình 4.11. Mang tôm bình thường
92

Mang tôm nâu hoặc đen:


tôm yếu, đáy ao bị bẩn,
mang bị tổn thương

Hình 4.12. Tôm có mang đen

Mang tôm hồng: môi


trường thiếu oxy kéo dài,
NH3 cao.

Hình 4.13. Tôm có mang hồng

Mang phồng: đáy ao dơ, vật ký sinh bám vào mang tôm.

Gan tụy

Gan tụy đầy và tạo khối: tôm


khoẻ.

Gan tụy teo, chảy rữa và đổi


màu vàng: bệnh đầu vàng, hoại
tử gan tụy hay bệnh do Vibrio
mãn tính.

Hình 4.14. Khối gan tụy tôm bị teo

Ruột
93

Ruột đầy: tôm khoẻ,


thức ăn đầy đủ

Ruột không đầy: tôm


bỏ ăn hoặc thiếu thức ăn

Ruột đỏ khác với màu


thức ăn: có thể tôm ăn xác
tôm chết. Phải kiểm tra
nguyên nhân tôm chết ở
đáy ao. Hình 4.15. Ruột tôm đầy và không đầy

Cơ thịt

- Đầy vỏ: tôm khoẻ, dinh dưỡng tốt


- Không đầy vỏ: tôm mới lột xác hoặc đói kéo dài.
- Cơ thịt không đầy nhưng ruột đầy thức ăn: tôm đang phục hồi hoặc mới lột.
Theo dõi hoạt động của tôm

- Trong điều kiện bình thường về môi trường và sức khỏe, tôm vùi mình ở
đáy ao vào ban ngày, lúc nhiệt độ cao.
- Tôm đói thường bơi hoặc bò quanh bờ ao, cả khi nhiệt độ nước tăng, ruột
không đầy.

Tôm nổi lên mặt nước


hoặc dạt vào ven bờ: ao nuôi
thiếu oxy ở đáy hoặc tôm
bệnh. Nhất là ban đêm và
sàng sớm

Hình 4.16. Tôm dạt bờ


94

Tôm bệnh thường bơi rất


chậm trên mặt nước, giữa ao,
mất các phụ bộ.

Hình 4.17. Tôm bệnh bơi trên mặt nước

B. Câu hỏi và thực hành cho học viên


Bài thực hành 1. Thu mẫu tôm bằng chài
Bài thực hành 2. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài
Bài thực hành 3. Kiểm tra khối lượng và bên ngoài của tôm
C. Ghi nhớ
- Cần thu mẫu tôm đều khắp ao
- Diện tích chài cần đều nhau ở các lần lấy mẫu
- Tính toán đúng.
95

Bài 5. QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC AO NUÔI


Mã bài: MĐ02-5

Tôm sống trong môi trường nước sạch, thích hợp sẽ phát triển nhanh, đề
kháng tốt với bệnh tật. Do đó, trong nuôi tôm, việc quản lý môi trường ao nuôi
rất quan trọng.
Để quản lý môi trường nước ao phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm,
người nuôi phải biết cách xác định các yếu tố môi trường nước, ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường đến sinh trưởng của tôm, cách xử lý khi môi trường
nước có biến động không phù hợp với tôm nuôi.
Mục tiêu

- Biết được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường nuôi chủ yếu đến tôm;
- Tính được lượng hóa chất, chế phẩm đưa vào ao;
- Xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi của ao nuôi.
A. Nội dung
1. Ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng nƣớc tác động đến tôm và cách xử lý
1.1. pH
Ảnh hưởng của pH nước ao nuôi đến tôm

- pH thích hợp là 7,5-8,5, dao động không quá 0,5 đơn vị trong một ngày
đêm.
- pH thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trưa. Sau đó pH lại hạ dần.
- Trời mưa, phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao làm pH nước giảm xuống.
- Ảnh hưởng của pH cao:
Khí độc NH3 tăng lên.
Tôm khó lột xác, xuất hiện các đốm can xi trắng trên vỏ.
- Ảnh hưởng của pH thấp:
Khó gây màu nước.
Khí H2S được tạo ra nhiều.
Tôm dễ nhiễm bệnh.
96

Xử lý khi pH nƣớc ao nuôi tôm vƣợt quá mức thích hợp


Khi trời mưa

- Bón vôi dọc theo mái và


mặt đê trước khi trời mưa
Lượng dùng:
100-300kg/1.000m2

Hình 5.1. Rải vôi dọc theo bờ ao


-

Loại: vôi nông nghiệp hay


còn gọi là vôi bột CaCO3

Hình 5.2. Vôi bột

- Bón vôi bột hoặc vôi đen


(dolomite) xuống ao sau
khi trời mưa.
97

Hình 5.3. Vôi đen

Lượng dùng:
10-30kg/1.000m2

Hình 5.4. Hòa vôi vào nước

Tạt nước vôi khắp ao để ổn


định pH

Hình 5.5. Tạt nước vôi vào ao

- Nếu pH giảm thấp (dưới 7,5) sau cơn mưa, có thể dùng vôi sống (vôi
cục, CaO) tạt vào ao để nâng pH.

Thực hiện như sau:


Tưới nước vào vôi sống để
thành vôi bung.

Hòa vôi bung vào xô nước,


khuấy cho tan đều.

Lượng dùng:
5-10kg/1.000m2 Hình 5.6. Tưới nước vào vôi sống
98

Tạt từ từ xung quanh ao để tránh tôm bị sốc vì vôi này làm pH nước
tăng nhanh.

Khi pH tăng cao


- Khi pH nước tăng hơn 8,5, chênh lệch pH lúc
sáng và chiều hơn 0,5:
Hòa tan đường cát vào nước ngọt rồi tạt khắp
ao.
Thời điểm: 14-15giờ
Lượng dùng: 1-3 kg/1.000m3 nước
Hoặc có thể thay 1/4 - 1/3 lượng nước trong
ao để giảm bớt mật độ tảo. Hình 5.7. Đường cát

- Khi pH nước tăng hơn 9, chênh lệch pH lúc


sáng và chiều hơn 1:
Hòa tan formol vào nước rồi tạt khắp ao
Thời điểm: 14-15giờ
Lượng dùng: 5-10 lít/1.000m3 nước
Thay 1/3 nước mới cho ao vào hôm sau

Hình 5.8. Chai formol

Khi pH thấp kéo dài

- Nguyên nhân:
Ao mới đào
Ao ở vùng đất phèn
- Xử lý:
Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao, lượng dùng 7-10kg/1.000m2, 7-10
ngày/lần.
Cải tạo phèn (rửa phèn, bón vôi) cho ao trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.
1.2. Oxy hòa tan
Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến tôm

- Trong ao nuôi tôm, oxy hòa tan ít nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào xế
chiều.
99

- Ao có độ trong vừa phải, chênh lệch của oxy hòa tan vào buổi sáng và
chiều không lớn lắm.
- Ao có độ trong thấp, buổi sáng oxy trong ao thấp, tăng cao vào buổi chiều.
Hàm lượng oxy quá cao (10-15mg/l) có thể xảy ra khi nắng to làm tôm bị
bệnh bọt khí.
- Oxy trong ao thích hợp là lớn hơn 5mg/l.
- Oxy hòa tan nhỏ hơn 4mg/l, tôm giảm ăn, dễ nhiễm bệnh.
- Ao thiếu oxy, tôm có hiện tượng nổi đầu. bơi hỗn loạn, dạt vào bờ và chết.
Xử lý khi hàm lƣợng oxy hòa tan vƣợt quá mức thích hợp

Hàm lƣợng oxy hòa tan thấp


- Xử lý khi oxy giảm đột ngột, tôm nổi đầu, dạt bờ:
Đưa chế phẩm tạo oxy như oxy già (H2O2) vào ao.
Thay nước.
- Xử lý khi oxy thấp kéo dài:
Ao bị ô nhiễm do chất thải, thức ăn thừa: dùng chế phẩm men-vi sinh hoặc
chế phẩm Yucca để phân hủy chất gây ô nhiễm, zeolit để hấp thu khí độc.
Hàm lƣợng oxy hòa tan cao
Do mật độ tảo cao, xử lý bằng cách:
- Thay nước
- Diệt tảo bằng formol
1.3. Độ kiềm
Ảnh hƣởng của độ kiềm đến tôm

- Độ kiềm thấp ảnh hưởng gián tiếp đến tôm do làm pH nước không ổn
định.
- Nước ao có độ kiềm khoảng 80-120 mg CaCO3/l là thích hợp.
Xử lý khi độ kiềm vƣợt quá mức thích hợp

- Nguyên nhân làm giảm độ kiềm:


Ao bị xì phèn
Độ mặn của nước thấp
Tôm thường xuyên lột xác hay có nhiều ốc trong ao ít thay nước.
- Xử lý:
100

Giữ độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm bằng cách thường xuyên hòa vôi
bột, dolomit, bột vỏ nghêu, sò vào nước với liều lượng theo hướng dẫn trên bao
bì rồi tạt đều khắp ao.
1.4. Ammoniac (NH3)
Ảnh hƣởng của ammoniac NH3 đến tôm

Trong môi trường kiềm, NH3 càng bền vững và gây độc cho tôm. Nồng độ
NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13 mg/l.
Xử lý khi ammoniac vƣợt ngƣỡng thích hợp

- Thay nước.
- Sử dụng zeolite để hấp thu ammoniac.
- Sử dụng men vi sinh để phân giải các chất hữu cơ trong nước và sản phẩm
trao đổi chất của tôm nuôi.
1.5. Độ mặn
Ảnh hƣởng của độ mặn đến tôm

- Tôm sú lớn nhanh ở độ mặn 15-25‰.


- Độ mặn thấp, tôm lớn nhanh nhưng hay mềm vỏ.
- Nước mặn, tôm cứng vỏ nhưng lớn chậm.
Xử lý khi độ mặn vƣợt quá mức thích hợp

- Tháo bỏ lớp nước mặt sau khi trời mưa và nhanh chóng lấy nước đầy trở
lại. Nước cấp vào ao phải được lấy ở tầng đáy.
- Khi trời nắng, ao bị cạn

Bổ sung nước ngọt vào ao đến


độ mặn thích hợp.

Thay 25-30% nước trong ao và


bổ sung nước đến mức quy định.
Hình 5.9. Bơm nước ngọt vào ao

1.6. Nhiệt độ
Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc đến tôm
101

- Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú là 25-300C. Nhiệt độ thấp hơn 250C hay cao
hơn 320C, tôm giảm hoặc ngừng ăn.
- Trời nắng nóng, tôm thường vùi mình xuống đáy ao. Chài, kéo lưới, mang
tôm ra khỏi ao có thể làm tôm bị sốc, gây nên bệnh co cơ.
- Nhiệt độ cao, oxy hòa tan trong nước giảm, vi khuẩn gây bệnh phát triển
trong ao.
- Nhiệt độ thấp, bệnh do nấm, virus có cơ hội phát sinh.
Xử lý khi nhiệt độ nƣớc vƣợt quá mức thích hợp

Giữ mức nước trong ao luôn


cao hơn 1m.

Hình 5.10. Mức nước tối thiểu

1.7. Độ trong
Ảnh hƣởng của độ trong của nƣớc ao nuôi đến tôm

- Độ trong thích hợp trong ao là 30-40cm


- Độ trong thấp:
Do ao nhiều tảo
pH và oxy hòa tan giảm thấp lúc gần sáng
pH và oxy tăng cao vào quá trưa, gây bất lợi cho tôm
- Độ trong cao:
Do ao ít tảo
Thức ăn tự nhiên cho tôm ít
Tôm dễ bị sốc, bỏ ăn
Tảo đáy có thể phát triển ở đáy ao
- Độ đục: chỉ độ ít hay nhiều bùn, phù sa lơ lủng trong nước, độ đục cao là
nước ao có nhiều bùn, phù sa lơ lửng.
Xử lý độ trong của nƣớc ao nuôi vƣợt quá mức thích hợp
102

Độ trong thấp
Do tảo phát triển mạnh, thường vào cuối vụ nuôi, gây biến động lớn của pH
và oxy hòa tan trong ao.
Cách xử lý:

- Ngừng bón phân

Hình 5.11. Ngừng bón phân

- Giảm mật độ tảo bằng formol


Hòa tan formol vào nước, tạt khắp ao vào thời điểm: 14-15giờ.
Lượng dùng: 5-10 lít/1.000m3 nước.
Thay 1/3 nước mới vào hôm sau.

Độ trong cao

- Độ trong cao do:


Nền đáy ao trơ, nghèo dinh dưỡng.
Tảo suy tàn.
Nước ao nhiễm phèn.
- Xử lý:

Khi đáy ao trơ, nghèo dinh dưỡng:

Bón phân vi sinh hoặc hóa học,


gây màu nước cho ao nghèo dinh
dưỡng
103

Hình 5.12. Bón phân DAP cho ao

Khi tảo tàn:


Thay nước, đưa chế phẩm men - vi
sinh hoặc zeolite vào ao để phân hủy xác
tảo chết và hấp thu khí độc. Bón phân
gây màu nước trở lại.

Có thể gây màu giả tạm thời bằng


chất nhuộm màu hữu cơ khi tảo chưa kịp
phát triển Hình 5.13. Một loại chất nhuộm
màu hữu cơ

Nước ao nhiễm phèn:


Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao, Lượng dùng 7-10kg/1.000m2, 7-10
ngày/lần

2. Quản lý môi trƣờng nƣớc ở ao nuôi quảng canh


2.1. Lấy nƣớc vào ao nuôi quảng canh
Đối với ao nuôi quảng canh, việc lấy nước vào đầu hay cuối con nước có
nhiều tác dụng, nó vừa cung cấp thêm lượng nước vào ao nuôi sau mỗi lần xổ
nước thu tôm, giúp nâng cao mực nước trong ao nuôi để ổn định môi trường,
cung cấp thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, loại thải những yếu tố có hại
cho tôm nuôi có trong nước ao.
Lấy nước vào ao nuôi quảng canh thực hiện theo chu kỳ.
Lấy nước thêm vào ao nuôi quảng canh vào đầu hay cuối mỗi con nước
nhằm tránh lấy phải nước đục từ các ao nuôi khác xả ra.
Tính theo âm lịch thì con nước "Rằm" sẽ lấy vào các ngày 11-13 và 18-20,
còn con nước "Ba Mươi" lấy từ 27-29 và 4-7 hàng tháng.
Các bước lấy nước vào ao nuôi quảng canh:
- Bước 1: Xác định thời điểm lấy nước
104

Việc lấy nước tiến hành vào lúc nước lớn khi nước ngoài sông rạch cao hơn
mực nước trong ao nuôi quảng canh.
- Bước 2: Tháo khung chắn ra khỏi cống lấy nước
Khung chắn ở cống lấy nước có tác dụng ngăn không cho tôm trong ao
thoát ra ngoài khi tiến hành xả nước trong ao nuôi. Tháo khung chắn ra khỏi
cống và thay bằng lưới lấy nước.

Hình 5.14. Khung chắn ở cống lấy nước

- Bước 3: Lắp lưới lấy nước vào cống lấy nước


Lưới lấy nước cũng chính là lưới thu tôm, dài 8 đến 10 m, kích thước mắt
lưới từ 10 đến 15 mm.
Lưới được gắn vào khung gỗ đặt vào khe khung chắn.
105

Hình 5.15. Lắp lưới lấy nước vào khung gỗ

Cần phải sử dụng lưới lấy nước khi lấy nước vào ao nuôi quảng canh vì:

Lưới có tác dụng ngăn cá dữ, địch hại vào ao nuôi ăn tôm nuôi.
Lưới sẽ ngăn không cho tôm cá theo dòng nước đi ngược ra ngoài làm thất
thoát tôm nuôi.
Lưới ngăn không cho lá cây, rác theo dòng nước vào ao nuôi.
- Bước 4: Kiểm tra lưới lấy nước
Buộc đuôi lưới lấy nước giúp cho lá cây, rác không theo dòng nước vào ao
nuôi, tôm cá không ngược dòng nước ra ngoài.
Kiểm tra khung lưới lấy nước đảm bảo sát thân cống, không để tôm thất
thoát ra ngoài.
106

Hình 5.16. Buộc đuôi lưới lấy nước

- Bước 5: Mở ván phai


Mở ván phai ở cống lấy nước sau khi lắp khung gắn lưới lấy nước và khi
mực nước bên ngoài cao hơn mực nước ao nuôi.

Hình 5.17. Mở ván phai lấy nước vào ao


107

- Bước 6: Đóng ván phai khi mực nước trong ao nuôi và bên ngoài cân bằng
Khi mực nước trong ao nuôi và bên ngoài cân bằng thì đóng ván phai lại,
kết thúc việc lấy nước vào ao nuôi.

Hình 5.18. Đóng ván phai

2.2. Quản lý nƣớc ao nuôi quảng canh khi trời mƣa


Khi trời mưa, tùy theo điều kiện ao nuôi như ao mới đào còn nhiều phèn,
bờ ao dễ bị rửa trôi… mà có thể áp dụng các biện pháp sau đây để quản lý
nước ao nuôi quảng canh khi trời mưa:
- Trước khi mưa, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rãi trên bờ ao với liều
lượng 2-3kg/10m2 để tránh phèn trôi từ bờ ao xuống ao nuôi.
108

Hình 5.19. Bón vôi trên bờ ao trước khi mưa

- Khi mưa lớn, tháo nước mặt để giảm nước phèn, nước đục chảy từ bờ ao
xuống.
- Sau khi mưa, nếu nước ao nuôi quá đục thì dùng vôi nông nghiệp (CaCO3)
hòa với nước tạt khắp mặt ao với liều 20-30kg/1000m2.

Hình 5.20. Tạt vôi vào ao

- Hàng ngày, lấp lỗ mọi để duy trì mực nước ở ao nuôi quảng canh trên
0,6m. Vớt rác, xác tảo chết, váng nhớt ở góc ao.
109

Hình 5.21. Vớt rác, xác tảo, váng nhớt ở góc ao

3. Quản lý môi trƣờng nƣớc ở ao nuôi có cho ăn


3.1. Thay nƣớc
- Thay nước là biện pháp tốt nhất nhằm duy trì chất lượng nước trong ao
nuôi có cho ăn bởi vì:
Làm giảm các hợp chất gây độc trong nước ao.
Tránh sự nở hoa và tàn lụi của tảo.
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để cung cấp oxy hoà tan nhanh nhất trong
trường hợp khẩn cấp.
- Những căn cứ khi xem xét có nên thay nước cho ao nuôi hay không:
Màu nước quá đậm trở nên đen (độ trong < 30cm).
Nước quá trong (độ trong > 80cm).
Sự có mặt của những bọt khí không tan trên bề mặt ao.
Hàm lượng oxy hòa tan xuống thấp (<4ppm).
Hàm lượng của những chất lơ lửng cao.
Hàm lượng NH3 hoặc H2S cao.
pH dao động lớn hơn 0,5 đơn vị trong một ngày và nằm ngoài ngưỡng thích
hợp (7,5-8,5).
110

Hình 5.22. Màu nước ao nuôi quá đậm trở nên đen

- Nói chung, khi các thông số chất lượng nước không thích hợp và không
đảm bảo cho sự sống của tôm thì phải tiến hành thay nước.
- Nước thay cho ao nuôi được lấy từ ao chứa lắng, xử lý nước. Chất lượng
nước thay phải tốt, đảm bảo các thông số về chất lượng nước theo yêu cầu.
- Không nên thay quá 30% lượng nước của ao nuôi trong một ngày cho dù
nước cấp có chất lượng tốt để tránh gây sốc cho tôm.
Ao chứa lắng, xử lý nước có vai trò rất quan trọng, nó như là vị cứu tinh
cho ao nuôi khi có sự cố xảy ra cần phải thay nước.
3.2. Xử lý khi trời mƣa
- Trước khi mưa, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) bón trên bờ ao với liều
lượng 2-3kg/10m2.
- Khi mưa lớn, tháo nước mặt để giảm nước phèn, nước đục chảy từ bờ ao
xuống.
- Kiểm tra môi trường nước ao nuôi sau khi mưa
(Như phần 4.4. Kiểm tra môi trường nước ao của Bài 2. Chuẩn bị điều kiện
nuôi tôm).
- Khi môi trường nước ao biến động, không phù hợp cho sự phát triển của
tôm, cần phải xử lý nước ao nuôi.
Việc xử lý tùy theo yếu tố môi trường nào bất lợi mà tiến hành cho phù
hợp. Cách xử lý theo hướng dẫn tại phần 1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường nước tác động đến tôm và cách xử lý.
111

4. Diệt cá tạp
Cá tạp, cá dữ trong ao sẽ sử dụng tôm làm thức ăn, sử dụng thức ăn hoặc
cạnh tranh môi trường sống của tôm.
Diệt cá tạp nhằm mục đích hạn chế cá tạp, cá dữ khi phát hiện có trong ao,
làm tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, hạn chế thất thoát thức ăn cho tôm, nâng cao
hiệu quả sản xuất.
Với ao nuôi tôm có bổ sung thức ăn, tùy theo độ mặn của nước, có thể dùng
saponin hoặc rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao theo hướng dẫn từ mục
4.2.4. Xử lý nước (diệt cá tạp) của bài 2 Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm.
Trong ao nuôi quảng canh, do đặc thù ao thường rộng, mật độ nuôi thưa và
áp dụng hình thức nuôi thu tỉa thả bù nên trong quá trình nuôi có nhiều cá tạp,
kể cả xuất hiện cá tạp có kích thước lớn, thường áp dụng biện pháp diệt tạp
bằng lưới cá hơn là sử dụng saponin hay dây thuốc cá để diệt cá tạp.
- Thời điểm diệt cá tạp bằng lưới cá:
Diệt tạp bằng lưới cá hiệu quả nhất vào lúc sáng sớm cá hoạt động nhiều dễ
bị mắc vào lưới.
- Vị trí đặt lưới cá:
Lưới cá đặt ở khu vực nước sâu có nhiều cá tập trung.
Không đặt lưới cá ở cống lấy nước hoặc cống thu hoạch vì dòng nước có
thể làm lưới cá bị rách, hư hại.
- Các loại lưới cá:
Lưới cá có kích thước mắt lưới nhỏ:
Lưới làm bằng sợi nilon, mắt lưới 2a = 5cm. Lưới này dùng để đánh bắt cá
tạp có kích thước từ 200g trở xuống.
Sử dụng lưới cá có kích thước nhỏ nên tiến hành vào ban ngày, thường
xuyên thăm lưới bắt cá để bắt được cá còn tươi và tháo gỡ tôm dính vào lưới
cá thả lại ao nuôi.
112

Hình 5.23. Lưới cá có mắt lưới nhỏ

Lưới cá có kích thước mắt lưới lớn:


Lưới làm bằng sợi nilon, mắt lưới 2a = 10cm. Lưới này dùng để đánh bắt cá
tạp có kích thước từ 200g trở lên.

Hình 5.24. Lưới bắt cá tạp kích thước lớn


113

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


Bài thực hành 1. Thực hành bón vôi quanh bờ ao
Bài thực hành 2. Lấy nước vào ao nuôi quảng canh
Bài thực hành 3. Diệt cá bằng lưới
C. Ghi nhớ
- Thay nước là biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi các yếu tố môi trường ao
nuôi vượt ra ngoài phạm vi thích hợp.
- Không nên bón trực tiếp vôi cục vào ao đang nuôi tôm.
- Phải hòa tan hoàn toàn phân vô cơ với nước trước khi bón vào ao.
114

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun


Vị trí
Nuôi tôm trong rừng đước là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm.
Mô đun này được giảng dạy sau mô đun Trồng rừng đước và trước mô đun
Nuôi dưỡng rừng đước và cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học
viên.
Tính chất
Là thành phần quan trọng của chương trình dạy nghề Trồng rừng đước kết
hợp nuôi tôm, mô đun này hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến
nuôi tôm dưới tán rừng đước hoặc trong vùng trống của rừng đước.
Để thuận tiện cho việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
cho học viên, nên tổ chức truyền thụ mô đun kết hợp giữa phòng học với tại
thực địa hoặc trại thực hành của cơ sở đào tạo.
II. Mục tiêu
Sau khi học xong chương trình mô đun, người học có khả năng:
Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng, tăng trưởng và yêu cầu về môi
trường sống của tôm sú và tôm thẻ chân trắng;
- Biết được cách chuẩn bị ao nuôi; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống
tôm vào ao nuôi;
- Biết được cách kiểm tra, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước ao nuôi tôm
trong rừng đước.
Kỹ năng
- Chuẩn bị được ao nuôi đúng kỹ thuật;
- Chọn được tôm giống khỏe mạnh và thả giống đúng cách;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo chỉ tiêu môi trường nước;
- Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc tôm, quản lý môi trường ao
nuôi tôm;
- Tính toán được số lượng tôm có trong ao, lượng thức ăn cho tôm ăn mỗi
ngày, lượng vôi, hóa chất… xử lý môi trường ao nuôi.
Thái độ
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong nuôi tôm;
115

- Giữ gìn và bảo quản tốt các trang thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quá
trình nuôi tôm, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu;
- Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
III. Nội dung chính của mô đun

Loại Thời lƣợng


Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm
dạy số thuyết hành tra

MĐ 02-1 Đặc điểm sinh học Lý Lớp học 6 2 4


tôm nuôi thuyết

MĐ 02-2 Chuẩn bị điều kiện Tích Lớp học, 30 8 20 2


nuôi tôm hợp ao nuôi

MĐ 02-3 Chọn và thả tôm Tích Lớp học, 18 4 13 1


giống hợp ao nuôi

MĐ 02-4 Cho tôm ăn và kiểm Tích Lớp học, 20 4 15 1


tra tôm hợp ao nuôi

MĐ 02-5 Quản lý môi trường Tích Lớp học, 22 6 14 2


nước ao nuôi hợp ao nuôi

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 100 24 68 8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi

Bài thực hành. Quan sát hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm sú và
tôm thẻ chân trắng.
- Nguồn lực:
Mẫu tươi và tranh ảnh tôm sú, tôm chân trắng.
Bộ dao, kéo giải phẫu, khay nhựa.
- Tổ chức thực hiện:
116

Học viên quan sát hình dạng ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các
bộ phận bên ngoài của mẫu tôm sú và tôm chân trắng theo hướng dẫn của giáo
viên.
Học viên mổ giáp đầu ngực của tôm theo hướng dẫn của giáo viên, quan
sát và nêu tên cơ quan tiêu hóa của tôm.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/người
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm.
Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm
Bài thực hành 1. Xử lý đáy ao
- Nguồn lực:
Máy bơm nước, máy hút bùn, trang, cào, vôi, xô, thùng, xẻng, ca, khẩu
trang, nón
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện xử lý ao.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm.
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của
học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Ao sạch bùn, đáy ao bằng phẳng, bón vôi đủ liều lượng, đúng cách và an
toàn.
Bài thực hành 2. Diệt cá tạp trong ao không tháo cạn nước bằng dây thuốc cá
- Nguồn lực:
Dây thuốc cá, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón…
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên tính toán lượng nước ao, lượng dây thuốc
cá và thực hiện các bước diệt tạp.
117

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm.


- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của
học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Tính toán đúng lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện được các
bước diệt tạp.
Bài thực hành 3. Gây màu nước trong ao
- Nguồn lực:
Phân NPK, đĩa Secchi, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón…
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện bón phân gây màu nước ao
nuôi.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm.
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Tính toán đúng lượng nước ao, lượng phân bón và thực hiện được các bước
bón phân gây màu nước.
Bài thực hành 4. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ
trong
- Nguồn lực:
Bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, đĩa Secchi, tỷ trọng kế, nhiệt
kế.
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đo các chỉ tiêu môi trường
nước.
Nhận xét kết quả.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm.
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của
học viên.
118

- Kết quả cần đạt được:


Thao tác chính xác, đúng hướng dẫn, kết quả.
Nhận xét hợp lý.
Bài 3. Chọn và thả tôm giống

Bài thực hành 1. Kiểm tra tôm giống bằng phương pháp cảm quan

- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, chén, que, đèn pin
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện quan sát tôm giống bằng
phương pháp cảm quan.
Kết luận về tôm giống được kiểm tra
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát cách thực hiện phương pháp đánh giá tôm giống của
học viên trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên nhận xét chính xác chất lượng tôm giống.
Bài thực hành 2. Kiểm tra tôm giống bằng sốc formol, sốc độ mặn
- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, cốc thủy tinh, tỷ trọng kế, formol, máy tính
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5 -6 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện kiểm tra tôm giống bằng sốc
formol, sốc độ mặn.
Cho kết luận về tôm giống được kiểm tra
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát cách thực hiện phương pháp đánh giá tôm giống của
học viên trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
119

Học viên tính toán chính xác lượng formol sử dụng, nhận xét đúng chất
lượng tôm giống.
Bài thực hành 3. Đóng bao tôm giống
- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, chén, vợt vớt tôm, muỗng đong tôm, bình chứa oxy, bao
PE chứa tôm, dây thun…
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đóng bao tôm giống
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của
học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên đong tôm đúng số lượng, đóng bao đạt yêu cầu
Bài 4. Cho tôm ăn và kiểm tra tôm
Bài thực hành 1. Thu mẫu tôm bằng chài
- Nguồn lực:
Ghe, sổ ghi chép, bút, máy tính, chài, xô, thau, máy sục khí chạy pin.
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của
giáo viên.
Học viên đi ghe quanh ao, dùng chài thu tôm ở 6 đến 8 vị trí trong ao, sao
cho những vị trí này đều nhau.
Chài thu khoảng 100 con tôm kết hợp với quan sát đáy ao, ghi chép số
lượng tôm thu được ở mỗi chài.
Báo cáo số liệu về số lượng tôm và tình trạng đáy ao ở các vị trí thu mẫu.
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên thực hiện thao tác chài chính xác, đều ao và nhận xét được tình
trạng đáy ao.
120

Bài thực hành 2. Thực hành xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu
bằng chài
- Nguồn lực:
Chài, sổ ghi chép ở bài thực hành 1, máy tính
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo
viên ở phần Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài.
Báo cáo tỷ lệ sống của tôm trong ao.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Bài báo cáo có nêu cách tính, kết quả tỷ lệ sống của tôm trong ao và nhận
xét của học viên về kết quả này.
Bài thực hảnh 3. Thực hành kiểm tra khối lượng và bên ngoài của tôm
- Nguồn lực
Chài, cân chia vạch 1g, xô, thau, sục khí chạy pin, sổ ghi chép, bút, khăn
mềm.
- Tổ chức thực hiện:
Chia nhóm thành 2-3 học viên/nhóm.
Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên ở phần tính lượng thức ăn và phần
Kiểm tra ngoại hình tôm
Báo cáo khối lượng tôm và nhận xét tình trạng bên ngoài của tôm nuôi.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Bài báo cáo có nêu cách tính, kết quả khối lượng của tôm trong ao, tình
trạng bên ngoài của tôm và nhận xét của học viên về kết quả này.
Bài 5. Quản lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi
Bài thực hành 1. Bón vôi bờ ao
- Nguồn lực:
121

Vôi nông nghiệp, máy tính, xô, cân có vạch 100g, găng tay
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo
viên.
Học viên thực hiện:
Tính diện tích bờ ao, lượng vôi cần sử dụng, bón vôi quanh bờ ao.
Báo cáo kết quả
- Thời gian hoàn thành: 60 giờ/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Báo cáo diện tích bờ ao, lượng vôi sử dụng, bón vôi đều khắp bờ ao.
Bài thực hành 2. Lấy nước vào ao nuôi quảng canh
- Nguồn lực:
Các dụng cụ có ở cống ván phai như chắn, lưới lấy nước, ván phai. Thực
hiện khi thủy triều lên cao
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo
viên.
Học viên thực hiện việc lấy nước theo trình tự các bước.
Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên thực hiện đúng thao tác, đảm bảo an toàn.
Bài thực hành 3. Diệt cá tạp bằng lưới
- Nguồn lực:
Thuyền, lưới cá có kích thước mắt lưới 5cm, xô đựng cá
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo
viên.
122

Học viên bơi thuyền đến những vị trí có mực nước sâu trong ao nuôi quảng
canh, tiến hành thả nưới, thu cá ra khỏi lưới.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên biết cách thả lưới, thu cá ra khỏi lưới.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được đặc điểm sinh thái, Bài báo cáo, kiểm tra của học
dinh dưỡng và sinh trưởng của tôm viên.
sú, tôm thẻ chân trắng.

Gọi tên được các bộ phận bên ngoài Đối chiếu báo cáo của học viên
và cơ quan tiêu hóa của tôm sú và với hướng dẫn của bài học.
tôm thẻ chân trắng.

Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày các bước cải tạo ao nuôi Kiểm tra trắc nghiệm
tôm đúng cách

Tính toán được lượng phân bón cần Bài báo cáo của học viên.
thiết để gây màu nước

Xử lý đáy ao nuôi tôm đạt yêu cầu Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với hướng dẫn của bài học.
Bài báo cáo của học viên.

Học viên kiểm tra được môi trường Quan sát thao tác của học viên, đối
nước ao nuôi. chiếu với hướng dẫn của bài học.

Bài 3. Chọn và thả tôm giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


123

Trình bày được các dấu hiệu nhận Kiểm tra trắc nghiệm.
biết tôm giống tốt. Đối chiếu báo cáo của học viên với
bài học

Thực hiện được các bước gây sốc Quan sát thao tác của học viên, đối
tôm giống bằng formol và hạ độ chiếu với hướng dẫn của bài học.
mặn Bài báo cáo của học viên.

Thực hiện được các thao tác đóng Quan sát thao tác của học viên, đối
bao tôm giống. chiếu với hướng dẫn của bài học.

Bài 4. Cho tôm ăn và kiểm tra tôm

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cách tính lượng Bài kiểm tra của học viên.
thức ăn cho tôm nuôi.

Xác định được tỷ lệ sống của tôm Quan sát thao tác của học viên, đối
nuôi. chiếu với hướng dẫn của bài học.
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.

Đánh gía được sức khỏe tôm qua Quan sát thao tác của học viên, đối
hình dáng bên ngoài chiếu với hướng dẫn của bài học.
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.

Bài 5. Quản lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được các yếu tố môi Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.
trường nước ảnh hưởng đến tôm
nuôi.

Xử lý được tình huống các yếu tố Quan sát thao tác của học viên, đối
môi trường nước thay đổi gây bất chiếu với hướng dẫn của bài học.
lợi cho tôm. Bài báo cáo của học viên.

Thực hiện được việc xác định Quan sát thao tác của học viên, đối
lượng vôi cần sử dụng bón quanh chiếu với hướng dẫn của bài học.
bờ ao khi trời sắp mưa. Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.

Thực hiện được các thao tác diệt cá Quan sát thao tác của học viên, đối
124

tạp trong ao nuôi quảng canh bằng chiếu với hướng dẫn của bài học.
lưới cá Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


125

- Chanratchakool P, Turnbull J. F, Funge-Smith S. J, Mac Rae I. H,


Limsuwan C., 2003. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi – Hợp phần hỗ trợ
nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA)-DANIDA-Bộ Thủy sản;
- Limsuwan C., White Shrimp Culture – Aquaculture Business Research
Center, Faculty of Fisheries, Kasetsart University;
- Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy
sản – NXB Nông nghiệp TPHCM;
- Trần Minh Anh, 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he – NXB
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi và đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú – NXB Nông
nghiệp TPHCM;
- Trần Văn Hòa (chủ biên), Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2000.
101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, tập 6 – Kỹ thuật nuôi
thủy đặc sản tôm cua – NXB Trẻ;
- Trần Viết Mỹ và cộng sự, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus
vannamei) – Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nộng
thôn TP Hồ Chí Minh;
- Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú
trong ruộng lúa luân canh. Phim phổ biến kỹ thuật;
- Trung tâm Khuyến ngư Trung ương, Bộ Thủy sản. Kỹ thuật nuôi tôm sú
thương phẩm. Phim phổ biến kỹ thuật;
- Website: http://www.vietlinh.com.vn
- Website: http://www.agriviet.com

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,


BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
126

(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011


của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ
và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng
phòng hộ Cần Giờ
- Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản
- Ông Hoàng Minh Tường, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp
huyện Cần Giờ./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU


CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Lục, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ
2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường Cao đẳng Cơ
điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ
- Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học
Thủy sản
- Ông Cao Huy Bình, Trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ
Cần Giờ./.

You might also like