BÀI VĂN MẪU VIỆT BẮC HỌC VĂN CHỊ HIÊN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020

“Hơn cả một bài Văn”

- Đăng ký khóa học 10 ngày chạy văn cùng chị Hiên để học hiệu quả.
-Tham khảo các tài liệu ôn của chị Hiên để ghi nhớ kiến thức nhanh và chi tiết hơn

***************************************
VIỆT BẮC
(TỐ HỮU)
Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về nỗi nhớ thiên nhiên qua 2 đoạn thơ sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiền lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Và:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Phân tích đề
- Dạng đề: So sánh 2 vấn đề trong 1 tác phẩm từ đó suy ra 1 vấn đề liên quan
- MB: Dẫn dắt, nêu vấn đề
- TB:
+LĐ1: Tác giả, tác phẩm
+LĐ2: Phân tích đối tượng 1: khổ thơ 1
+LĐ3: Phân tích đối tượng2: khổ thơ 2
+LĐ4: So sánh và đánh giá
- KB: Khái quát, liên hệ mở rộng

Bài làm
HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020
“Hơn cả một bài Văn”

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu được biết tới là một trong những
đại diện tiêu biểu của mảng thơ ca Cách mạng. Mỗi bước chuyển mình của lịch sử, Tố Hữu
đều ghi dâu ấn của mình vớ bạn đọc bằng những tập thơ xuất sắc. Nhà thơ mang trong mình
giọng thơ “trữ tình- chính trị”, có thể viết về những sự kiện lịch sử quan trọng nhưng lại bằng
giọng thơ thủ thỉ, tâm tình. Một trong hững thi phẩm tiêu biểu cho đời thơ Tố Hữu đó là bài
thơ “Việt Bắc”- đỉnh ca của thơ ca kháng chiếng chống Pháp. Trong bài thơ này, Tố Hữu có
viết:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiền lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Và:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Qua việc tìm hiểu hai đoạn thơ này, chúng ta thấy được nỗi nhớ thiên nhiên được thể hiện vô
cùng đậm nét trong bài thơ “Việt Bắc”
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng
đường thơ của Tố hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy
gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc. Đề tài trong thơ Tố Hữu
gồm hai mảng đề tài lớn: tình yêu quê hương đất nước và cách mạng. Xuyên suốt trong hai
mảng đề tài đó, bên cạnh nỗi nhớ về con người thì nỗi nhớ thiên nhiên cũng được Tố Hữu
dành nhiều tình cảm. Và bài thơ “Việt Bắc” chính là một tác phẩm như thế. “Việt Bắc” được
sáng tác năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”,
buốc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký với ta Hiệp địng Giơnevơ lập lại hòa bình ở miền
Bắc. Đây cũng là thời điểm cán bộ kháng chiến, Trung ương Đảng phải rời Việt Bắc - thủ đô
kháng chiến để về với Hà Nội - thủ đô của sao vàng, nắng Ba Đình. Nhân sự kiện lịch sử này,
HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020
“Hơn cả một bài Văn”

Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc như để trả thương trả nhớ cho con người và đặc biệt là thiên
nhiên nơi đây.
Viết về thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu không phải người nghệ sĩ đầu
tiên nhưng lại là người nghệ sĩ vô cùng đặc biệt khi bộc bạch nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc
giống như nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Điều này được thể hiện rõ qua những vần
thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiền lưng nương
Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình yêu
của cán bộ với nhân dân, với thiên nhiên nơi đây. Không phải nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa
vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành, da diết. Câu thơ “Trăng lên đầu núi...”
như được phân ra làm hai nửa thời gian: vế đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hẹn hò của tình
yêu; vế sau là hình ảnh không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy. Thời gian như
nước chảy ngược-nỗi nhớ như đi từ gần đến xa, thăm thẳm trong quá khứ. Tình yêu gắn liền
với lao động- lao động nảy sinh từ tình yêu. Câu thơ cùng lúc thể hiện cả không gian và thời
gian. Mảng kí ức tươi đẹp cứ thế hiện về trong nỗi ưu tư hoài niệm, hình ảnh trang thanh,
hình ảnh của ánh sương ban mai, và buổi sớm mờ ảo quấn quýt bao phủ khắp bản làng:
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộn nữa mà cụ thể trong những bản làng, những mái nhà
thấp thoáng trong những làn khói sương hư ảo. Hình ảnh khói sương là đặc điểm của cuộc
sống Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên, đồng thời là hơi ấm của tình đời, tình
người tỏa ra. Có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức, tựa như
cảnh vợ đợi chồng. Ở đoạn thơ này thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đảm “những mây
cùng mù” mà ấm áp vui tươi. Thiên nhiên, cuộc sống hiện lên vừa thơ mộng, vừa đơn sơ, vừa
thú vị, gợi rõ nét độc đáo, riêng biệt, khác hẳn với bao miền quê đất Việt. Chỉ có những người
sống, gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có cái nhìn toàn diện, có nỗi nhớ da diết và cảm nhận
sâu sắc, thấm thía đến như thế:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020
“Hơn cả một bài Văn”

Đối với những mảnh đất giàu nghĩa tình, khi sống ở đó rồi, lúc ra đi ta cảm thấy trái tim cứ
trào lên biết bao nỗi vấn vương, thương nhơ, nhớ về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mà cụ thể
ở đây, Tố Hữu nhớ về 2 mùa đông và xuân nơi núi rừng Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Điệp từ “nhớ” được lặp lại hai lần nằm gọn gàng trên hai câu thơ. Một câu hỏi tu từ được đặt
ra với rất nhiều những gửi gắm. Đại từ xưng hô “mình- ta” lại tiếp tục được sử dụng mang tới
sự gần gũi, mộc mạc, nói một cách hoa mỹ hơn thì đó là cụm từ hội đủ phong vị Việt nam.
Câu hỏi ấy xét cho cùng chính là cái cớ để nhân vật trừ tình bộc bạch lòng mình, khẳng định
tình cảm sâu đậm gắn bó với con người Việt Bắc, không gian Việt Bắc. Có thể thấy, mười
lăm năm là khoảng thời gian thật sự đủ dài để người ta kịp ghi lại tất cả những khoảnh khắc
nơi đây, về con người, về khung cảnh. Tối đã ước giá như lúc bấy giờ, những người ra đi có
thể kịp thời ghi lại những khoảnh khắc ấy qua thước phim để giữ gìn, thì nỗi nhớ sẽ bớt đa
diết, cồn cào đi một chút. Con người và đặc biệt là thiên nhiên Việt Bắc trở thành nguồn ký
ức không thể phai mờ trong tâm trí người đi. Tố Hữu sử dụng từ “hoa” bởi lẽ, hoa chính là
biểu tượng của thiên nhiên, đẹp nhất, tinh khôi nhất, nồng thắm nhất. Đó cũng là vẻ đẹp kết
tinh của cuộc sống. Con người Việt Bắc cũng chính là những bông hoa thật đặc biệt khiến
người ta dễ nhớ nhung. Hai câu thơ mở đầu cho nỗi nhớ thật đặc biệt, thật tinh tế. Để rồi bức
tranh mà đông nơi Việt Bắc hiện ra không hề lạnh lẽo cô đơn mà trái lại thật sự rực rỡ, ấm
nồng:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Giữa một khoảng không gian xanh bất tận, sắc hoa chuối đỏ tươi đột ngột bừng lên như một
ngọn lửa ấm áp xua đi không gian lạnh giá nơi đại ngàn. Màu sắc và hình ảnh tạo nên một
bức tranh đường nét vừa hài hòa, vừa ấn tượng và dễ gây những rung động trong lòng người
đọc. Mùa đông hiện lên với sắc đỏ ấm nồng của loài hoa chuối rừng, loài hoa này có sự khác
biệt khá nhiều với hoa chuối ta, chúng mọc thẳng với màu đỏ tươi như phát sáng, thẳng chiếu
vào cảm giác của con người. Giữa khoảng không gian mênh mông vô tận đó, hình ảnh con
người lao động hiện lên đầy kiêu hãnh. Nhà thơ không miêu tả chi tiết mà chỉ nhanh mắt
chớp lấy một hình ảnh thần tình nhất. Đó là khoảnh khắc khi ánh sáng của mặt trời chiếu
xuống lưỡi dao gài ngang lưng. Con người bây giờ, như một điểm hội tụ của ánh sáng giữa
HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020
“Hơn cả một bài Văn”

núi rừng đại ngàn mênh mông, giữa lá xanh và hoa đỏ. Trong nỗi nhớ về khung cảnh Việt
Bắc mùa đông, nỗi nhớ ấy không lạnh lẽo mà ấm áp vô cùng. Nơi núi cao, nơi đại ngàn, mùa
đông không hoang vu, không tàn tạ thê lương mà thật ấm áp. Đông qua xuân tới, đật trời cũng
những sự đổi thay:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Hoa mơ- tính hiệu mùa xuân dễ thấy nhất ở núi đồi Việt Bắc. Khung cảnh choáng ngợp sắc
trắng được vẽ ra chính là tín hiệu đầu tiên báo mùa xuân về cũng với đồng bào. Mùa xuân tới
mang theo bao điều tốt lành, mùa xuân là mùa của khởi sự, là mùa của sinh sôi, là mùa bắt
đầu cho một năm mới sức khỏe và may mắn. Người ra đi quả thực đã lựa chọn hình ảnh rẩ
tiêu biểu khi nhớ về mùa xuân Việt Bắc. Phép đảo ngữ “trắng rừng” là một tín hiệu nghệ
thuật độc đáo giúp cho nhà thơ thể hiện tinh tế về khoảng không gian ngập tràn sắc trắng tinh
khôi. Ta ngỡ như trước mắt bây giờ là cả một khu vườn mơ đang nở rộ, làm bừng giác quan
của con người. Trong cái nền của một không gian với sắc trắng tinh khôi và tràn trền nhựa
sông, ta bắt gặp hình ảnh con người:
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Hình ảnh con người Việt Bắc mùa xuân gắn liền với công việc lao động hăng say và ý nghĩa,
làm nên những chiến nón gửi tặng người chiến sĩ đội khi mưa nắng mỗi ngày. Chi tiết “chuốt
từng sợi giang” bên cạnh việc miêu tả sự chau chuốt, tỉ mỉ của người lao động còn là chi tiết
tiêu biểu cho bàn ta khéo léo, cho tâm hồn tài hoa của đồng bào Việt Bắc đã làm nên vẻ đẹp
bao đời
Qua hai đoạn thơ trên, ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc hiện lên đầy thi vị và
lãng mạn. Nó như một bức tranh tươi tắn đầy sức sống qua mùa đông và mùa xuân, là hình
ảnh “trăng lên đầu núi”, là hình ảnh “khói cùng sương”. Nỗi nhớ mênh mang đặt trong mối
quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất được
đặt trong thời gian của đêm-ngày, sớm-chiều. Nỗi nhớ thiên nhiên trong đoạn thơ thứ hai lại
gắng với hình ảnh con người lao động lam lũ, giàu nghĩa tình. Bằng việc sử dụng thể thơ lục
bát của dân tộc, giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết, các điệp từ
“nhớ” và những hình ảnh ẩn dụ góp phần làm cho nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện
một cách rõ nét nhất, người ra đi sẽ luôn nhớ về con người, mảnh đất nơi đây bằng tính cảm
chân thành.
HỌC VĂN CHỊ HIÊN 2020
“Hơn cả một bài Văn”

Những vần thơ “Việt Bắc” để lại biết bao niềm thương nỗi nhớ trong lòng bạn đọc,
đặc biệt là nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc. Quả thực mỗi mảnh đất đi qua luôn ghi dấu ấn đậm
nét trong trái tim mỗi người nghệ sĩ. Nói như nha thơ Chế Lam Viên thì đây có lẽ chính là
những tâm tư mà nhà thơ Tố Hữu còn bỏ ngỏ:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

You might also like