Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH

Đề tài

Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần


Thương mại – Dịch vụ Bến Thành

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Lanh


Sinh viên thực hiện: Phạm Nguyễn Thu Hằng
MSSV: 33191020386
Lớp: VB22.1FN01
Môn: Phân Tích Tài Chính

Thành phố Hồ Chí Minh, 07/2021


1
MỤC LỤC
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành (Mã: BTT)-------------------------------------3

1.1. Thông tin cơ bản[1]--------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3


1.2. Lịch sử hình thành[1]------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3. Các hoạt động chính của doanh nghiệp[1]-----------------------------------------------------------------------------------3
1.4. Tóm tắt về tình hình tài chính và kết quả hoạt động[2][3][4][5]------------------------------------------------------------3

2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động--------------------------------------------------------4

2.1. Phân tích tình hình doanh thu của BTT-------------------------------------------------------------------------------------6


2.1.1. Phân tích và đánh giá tình hình biến động doanh thu thuần---------------------------------------------------------6
2.1.2. Phân tích tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu và các yếu tố ảnh hưởng----------------------------------------------6
2.1.2.1. Phân tích tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu-----------------------------------------------------------------------6
2.1.2.2. Vấn đề về doanh thu chưa thực hiện------------------------------------------------------------------------------7
2.2. Phân tích vấn đề kiểm soát chi phí------------------------------------------------------------------------------------------- 8
2.2.1. Phân tích và đánh giá tình hình biến động chi phí---------------------------------------------------------------------8
2.2.2. Phân tích tỷ trọng trong cơ cấu và tính hợp lý trong kiểm soát chi phí-------------------------------------------8
2.2.2.1. Phân tích tỷ trọng trong cơ cấu chi phí---------------------------------------------------------------------------8
2.2.2.2. Phân tích tính hợp lý trong kiểm soát chi phí-----------------------------------------------------------------10
2.3. Phân tích về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh------------------------------------------------10
2.3.1. Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của BTT-------------------------------------------------------------------10
2.3.2. Vấn đề về nguồn thu nhập không thường xuyên của BTT---------------------------------------------------------11
2.3.3. Vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ảnh hưởng lên lợi nhuận ròng của BTT-------------------11
2.3.4. Phân tích lợi nhuận biên của BTT--------------------------------------------------------------------------------------- 12
2.3.5. Phân tích về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BTT--------------------------------------------------12

3. Kết luận---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 14

2
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành (Mã: BTT)
1.1. Thông tin cơ bản[1]
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ BẾN THÀNH
 Tên tiếng anh: Ben Thanh Trading & Service Joint Stock Company
 Tên viết tắt: BENTHANH TSC
 Mã chứng khoán niêm yết: BTT – Sàn HOSE.
 Trụ sở chính: 2-4 Lưu Văn Lang, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
 Vốn điều lệ: 135.000.000.000 (Một trăm ba mươi lăm tỷ đồng)
 Công ty con: Công ty hiện có một công ty con sở hữu trực tiếp và một công ty con sở hữu
gián tiếp, tỷ lệ quyền sở hữu và quyền biểu quyết ở các công ty con như sau:
Tỷ lệ quyền sở hữu và quyền biểu quyết của
Công ty Cổ phần TM DV Bến Thành
Công ty TNHH Bến Thành Sun Ny 100%
Công ty TNHH Công nghiệp Hiếu Uyên 75%
 Website: www.benthanhtsc.com
1.2. Lịch sử hình thành[1]
Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành được thành lập tháng 04/2004, tiền
thân là Công ty Thương mại Tổng hợp Bến Thành, một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
Công ty Bến Thành.
Năm 1992, Công ty Thương mại Tổng hợp Bến Thành được thành lập trên cơ sở sáp nhập
3 đơn vị thương nghiệp quốc doanh. Năm 1997, Công ty Thương mại Tổng hợp Bến Thành trở
thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bến Thành. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh ban hành quyết định chuyển Công ty Thương mại Tổng hợp Bến Thành thành Công ty Cổ
phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành hạch toán kinh tế độc lập. Tháng 4/2004, Công ty Cổ
phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành chính thức đi vào hoạt động, vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Năm
2007, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành đủ điều kiện trở thành công ty đại
chúng và chính thức đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào tháng 06 năm 2007, thực
hiện tăng vốn điều lệ lần 3 lên 49 tỷ đồng do phát hành cho cổ đông hiện hữu thông qua hình thức
chia cổ tức bằng cổ phiếu, và lần 4 lên 88 tỷ đồng do chào bán cho các đối tượng có liên quan.[1]
Ngày 14/4/2010, Doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12/2017, sau 6 lần tăng vốn điều lệ trước đó, Công ty
chính thức bổ sung phương thức tăng vốn điều lệ là phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP,
giá trị tăng thêm là 6,2 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 135 tỷ đồng.
1.3. Các hoạt động chính của doanh nghiệp[1]
Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành có các lĩnh vực hoạt động chính, bao
gồm: dịch vụ thương mại, dịch vụ bất động sản, đầu tư tài chính; trong đó dịch vụ bán lẻ tại chợ
Bến Thành – chợ Dân Sinh, nhập khẩu tổng hợp các ngành hàng, xây dựng và khai thác khách sạn
– văn phòng cho thuê là những lĩnh vực mũi nhọn của Công ty.
1.4. Tóm tắt về tình hình tài chính và kết quả hoạt động[2][3][4][5]
Tình hình tài chính và kết quả hoạt động trong năm 2020 và các năm từ 2016 đến 2020,
được trình bày trong các Báo cáo tài chính hợp nhất.

3
Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh của Công ty là Thương mại – Dịch vụ nên đại dịch
Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh chính công ty. Doanh thu giảm sút
dẫn đến kết quả kinh doanh trong niên độ 2020 suy giảm đáng kể so với các niên độ 2016-2019.
2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động

Bảng 1: Số liệu tổng hợp kết quả kinh doanh của BTT giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
365.70 357.38 353.86 318.92 167.19
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
8 4 2 0 1
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 365.70 357.38 353.86 318.92 167.19
3
dịch vụ 8 4 2 0 1
271.53 240.38 226.35 186.63 101.35
4 Giá vốn hàng bán
5 5 6 1 2
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 116.99 127.50 132.28
5 94.173 65.839
dịch vụ 9 5 9
6 Doanh thu hoạt động tài chính 4.476 5.734 6.221 9.316 7.023
7 Chi phí tài chính 779 833 65 289 8.676
  Trong đó: Chi phí lãi vay 617 820 - - -
Phần lãi hoặc lỗ từ công ty liên doanh, liên (5.082
8 (5.359) (4.994) (4.971) (8.674)
kết )
9 Chi phí bán hàng 32.394 41.199 41.297 37.681 19.208
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22.460 27.023 25.513 33.256 21.577
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
11 37.934 48.320 61.857 65.410 14.726
doanh
12 Thu nhập khác 1.238 668 4.642 2.201 6.087
13 Chi phí khác 163 365 393 406 1.181
14 Lợi nhuận khác 1.075 303 4.249 1.795 4.906
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39.009 48.623 66.106 67.204 19.632
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.620 10.140 12.659 14.758 1.652
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (749) (41) 790 (1.150) 1.150
18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 31.138 38.524 52.656 53.596 16.830
Nguồn: BenthanhTSC
Bảng 2: Phân tích xu hướng – Năm gốc 2016
Đơn vị tính: %
STT CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 98 97 87 46
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 98 97 87 46
4 Giá vốn hàng bán 100 89 83 69 37
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 124 135 140 70
6 Doanh thu hoạt động tài chính 100 128 139 208 157
7 Chi phí tài chính 100 107 8 37 1,114
  Trong đó: Chi phí lãi vay 100 133 - - -
8 Phần lãi hoặc lỗ từ công ty liên doanh, liên kết 100 105 98 98 171
9 Chi phí bán hàng 100 127 127 116 59
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 120 114 148 96

4
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 100 127 163 172 39
12 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 100 122 117 119 91
12 Thu nhập khác 100 54 375 178 492
13 Chi phí khác 100 224 241 249 725
14 Lợi nhuận khác 100 28 395 167 457
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 100 125 169 172 50
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 100 118 147 171 19
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 100 5 (105) 154 (154)
18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 100 124 169 172 54
Bảng 3: Phân tích đồng quy mô của vốn sở hữu
Đơn vị tính: %
STT CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
1 Doanh thu thuần 100 100 100 100 100
2 Giá vốn hàng bán 74,2 67,3 64,0 58,5 60,6
3 Lợi nhuận gộp 25,8 32,7 36,0 41,5 39,4
4 Chi phí bán hàng 8,9 11,5 11,7 11,8 11,5
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,1 7,6 7,2 10,4 12,9
6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10,4 13,5 17,5 20,5 8,8
7 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10,7 13,6 18,7 21,1 11,7
8 Lợi nhuận sau thuế TNDN 8,5 10,8 14,9 16,8 10,1
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp đạt được trong 5 năm (2016 – 2020), trong
đó chỉ tiêu doanh thu thuần từ năm 2017 trở đi, doanh nghiệp hướng tới việc nâng tỷ trọng doanh
thu dịch vụ, giảm doanh thu thương mại nên tổng doanh thu có xu hướng giảm, nhưng lợi nhuận
gộp sẽ có xu hướng tăng. BTT đã thực hiện chính sách kiểm soát giá vốn hàng bán hiệu quả, tỷ
trọng giá vốn chiếm 74,2% doanh thu thuần trong năm 2016 thì giai đoạn 2019-2020 giảm còn xấp
xỉ khoảng 60%. Về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau khi loại trừ các yếu tố bất thường, tăng trưởng
luôn đạt qua các năm, tăng 172% tính đến cuối năm 2019. Sức tăng trưởng mạnh mẽ về thương
mại và dịch vụ trong bối cảnh chính sách kích cầu du lịch mở rộng của Việt Nam đã phần nào
phản ánh vào tốc độ tăng trưởng biên lợi nhuận gộp từ 25,8% năm 2016 lên gần gấp đôi, 41,5%
năm 2019.
Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn,
ngành dịch vụ bán lẻ cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân từ các chính sách đóng cửa các
đường bay quốc tế của chính phủ, hạn chế nhập cảnh khiến các hoạt động kinh doanh thương mại
tại chợ Bến Thành – nơi chủ yếu tập trung khách du lịch trong và ngoài nước, bị hạn chế. Ngoài ra,
tình hình dịch bệnh cũng tác động lên cả khối tiểu thương, đối tác thuê tài sản tại các địa điểm kinh
doanh của BTT. Do đó, đến cuối năm 2020, lợi nhuận sau thuế giảm còn 54%, doanh thu thuần
giảm còn 46%, điều này làm biên lợi nhuận gộp giảm từ 41% xuống còn 39%, biên lợi nhuận sau
thuế (10,1%) giảm về ngang gần mức của năm 2017 (10,8%).

5
Hình 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2016 - 2020
2.1. Phân tích tình hình doanh thu của BTT
2.1.1. Phân tích và đánh giá tình hình biến động doanh thu thuần

Bảng 4: Phân tích tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 5 năm (2016 – 2020) theo phương pháp
năm gốc (2016) và lũy kế (LK)
Đơn vị tính: %
2016 2017 2018 2019 2020
CHỈ TIÊU
Gốc Gốc LK Gốc LK Gốc LK Gốc LK
Doanh thu thuần 100 (2,3) (2,3) (3,2) (1,0) (12,8) (9,9) (54,3) (57,6)
Tổng doanh thu 100 (2,2) (2,2) (1,8) 0,4 (11,2) (9,5) (53,2) (47,3)
Từ bảng 4, ta có thể thấy doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng
giảm qua các năm. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong cơ cấu doanh thu thương mại – dịch vụ
(mục 2.), trong đó giảm tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thương mại do những yếu tố về tỷ suất lợi
nhuận thấp nhưng rủi ro cao từ hàng tồn kho, công nợ, biến động thị trường, và kế hoạch từng
bước nâng tỷ trọng doanh thu dịch vụ như phát triển bất động sản cho thuê như tòa nhà văn phòng,
cửa hàng kinh doanh, khách sạn, hợp tác đầu tư nghỉ dưỡng, trung tâm tiệc cưới, nhà xưởng khu
công nghiệp…Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 đạt 319.980 triệu đồng, giảm
12,8% so với năm 2016, giảm lũy kế so với năm 2018 là 9,9%. Tuy nhiên, sự tác động của dịch
bệnh Covid-19, doanh thu thuần và tổng doanh thu của Công ty giảm đi đáng kể, tương ứng là
57,6% và 47,3%, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bình quân đạt 82,8%/năm.
2.1.2. Phân tích tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Phân tích tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu
Cơ cấu tỷ trọng trong doanh thu của BTT đến từ các nguồn về (1) hoạt động kinh doanh,
(2) hoạt động tài chính, (3) lãi/lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết, (4) hoạt động khác với số liệu
được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5: Phân tích cơ cấu tỷ trọng doanh thu giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 99,8 99,7 98,4 98,0 97,4
Doanh thu hoạt động tài chính 1,2 1,6 1,7 2,9 4,1
Phần lãi hoặc lỗ từ công ty liên doanh, liên kết (1,4) (1.5) (1,4) (1.5) (5,1)
Thu nhập khác 0,3 0,2 1,3 0,7 3,5
Tổng doanh thu 100 100 100 100 100

6
Bảng 6: Phân tích tỷ lệ tăng trưởng doanh thu theo thành phần giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 2,3 (3,2) (12,8) (54,3)
Doanh thu hoạt động tài chính 100 28,1 39,0 108,1 56,9
Phần lãi hoặc lỗ từ công ty liên doanh, liên kết 100 5,4 (1,7) (2,2) 70,7
Thu nhập khác 100 (46,0) 275,1 77,8 391,8
Tổng doanh thu 100 (2,2) (1,8) (11,2) (53,2)
Vì công ty hoạt động về lĩnh vực thương mại – dịch vụ nên doanh thu từ hoạt động kinh
doanh, cụ thể là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (hơn 97%)
trên tổng doanh thu của BTT. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ đã được nhận xét trong Mục 2.1.1. Tuy nhiên, theo bảng 6, khi phân tích sâu vào cơ cấu doanh
thu của BTT, ta thấy ba thành phần có sự biến động lớn, biên độ biến động lớn đến từ khoản doanh
thu từ thu nhập khác, tiếp theo là doanh thu hoạt động tài chính và phần lãi/lỗ từ công ty liên
doanh, liên kết.
 Thu nhập khác: Trong năm 2018, thu nhập của BTT đến chủ yếu từ tiền phạt thu được
và thuế được giảm với tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng, giúp tỷ lệ tăng trưởng của nguồn
thu nhập này tăng 275% so với năm 2016. Trong năm 2020, thu nhập khác của BTT đạt
6.087 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng tăng 391,8% so với năm 2016. Đó là khoản bù đắp
cho hoạt động tài chính, do khoản hoàn nhập trích trước tiền thuê đất chợ 5,75 tỷ đồng.
Đây là khoản trích trước năm 2019 vào chi phí của BTT trên nguyên tắc thận trọng.
 Doanh thu hoạt động tài chính và phần lãi/lỗ từ công ty liên doanh, liên kết: Theo bảng
6, có thể thấy rằng doanh thu từ các hoạt động tài chính này có xu hướng tăng qua các
năm và 2019 đạt được tốc độ tăng 108,1% so với 2016. Hoạt động tài chính của BTT là
nguồn thu từ các khoản tiền gửi - hỗ trợ cho vay vốn đối với các công ty liên doanh/liên
kết, tính đến 04/2020 đạt 6,88 tỷ đồng vượt kế hoạch 14,6% nhưng tình hình đại dịch
đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, dẫn đến trích lập dự phòng phát sinh khá lớn làm
cho doanh thu hoạt động tài chính lỗ 9,49 tỷ đồng và kết thúc năm tài chính 2020 giảm
mức lỗ xuống còn 8,67 tỷ.
2.1.2.2. Vấn đề về doanh thu chưa thực hiện
Bảng 7: Tình hình biến động của doanh thu chưa thực hiện giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020
Triệu
Số dư cuối kỳ của Doanh thu chưa thực hiện 60 60 256,5 - 1.200
đồng
Tỷ lệ tăng của doanh thu chưa thực hiện
% 100 - 327,5 (100) 1900
(phương pháp năm gốc 2016)
Không Không Không
Biến động trong doanh thu thuần % - thay thay Tăng thay
đổi đổi đổi
Không
Biến động trong nợ phải trả % - thay Tăng Giảm Tăng
đổi
Tính chất cơ bản của Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn là số tiền mà công ty nhận trước
liên quan đến doanh thu sẽ thực hiện trong tương lai và được hạch toán trong phần Nợ phải trả -
Nợ ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán. Trong kỳ, khi dịch vụ được cung cấp, công ty sẽ ghi nhận
7
bút toán phân bổ Doanh thu chưa thực hiên vào doanh thu trong năm tài chính theo nguyên tắc phù
hợp, và điều này sẽ làm tăng Doanh thu trong kỳ. Theo bảng 7, BTT đã phát sinh vào trước năm
2016, tính đến cuối kỳ (ngày 31/12/2016) số dư của khoản Doanh thu chưa thực hiện này là 60
triệu đồng. Doanh thu chưa thực hiện vẫn giữ nguyên trong năm 2017 (BTT chưa thực hiện cung
cấp dịch vụ cho khách hàng), dẫn đến nợ phải trả ngắn hạn và doanh thu thuần không tăng thêm từ
giao dịch bán hàng và cung cấp dịch vụ này. Năm 2018, BTT ghi nhận tăng thêm doanh thu chưa
thực hiện ngắn hạn (tăng nợ phải trả ngắn hạn) là 256,5 triệu đồng, với mức tăng thêm 327,5% so
với năm 2016, doanh thu thuần không thay đổi. Năm 2019, BTT đã thực hiện cung cấp dịch vụ và
toàn bộ số dư đầu kỳ của doanh thu chưa thực hiện là 256,5 triệu đồng được ghi nhận tăng doanh
thu thuần, đóng góp tương ứng là 0,08% trong chỉ tiêu này. Đây là con số % tương đối nhỏ nên
không có sự tác động lớn đến gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm
2020, BTT ghi nhận tăng thêm doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (tăng nợ phải trả ngắn hạn) là
1,2 tỷ đồng, với mức tăng thêm 1.900% so với năm 2016, doanh thu thuần không thay đổi. Tuy
nhiên, nếu nhận xét về dự báo khi BTT hoàn thành cung cấp dịch vụ, các khoản doanh thu chưa
thực hiện này sẽ được ghi nhận tăng doanh thu thuần trong năm 2021 và các năm sắp tới.
2.2. Phân tích vấn đề kiểm soát chi phí
2.2.1. Phân tích và đánh giá tình hình biến động chi phí

Bảng 8: Phân tích tình hình biến động chi phí giai đoạn 5 năm (2016 – 2020) theo phương pháp
năm gốc (2016) và lũy kế (LK) từng năm
Đơn vị tính: %
2016 2017 2018 2019 2020
CHỈ TIÊU
Gốc Gốc Lũy kế Gốc Lũy kế Gốc Lũy kế Gốc Lũy kế
Tổng chi phí 100 (5,4) (5,4) (10,3) (5,2) (21,1) (12,0) (53,6) (41,1)
Từ bảng 8, có thể thấy tổng chi phí có xu hướng giảm qua các năm cho thấy sự kiểm soát
chi phí của BTT hiệu quả thông qua thực hiện các chính sách (Xem xét báo cáo thường niên 2020,
mục 6 “Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của doanh nghiệp”) như tiết kiệm
trong tiêu thụ năng lượng (năng lượng điện, sử dụng dầu Diezen và xăng, nguồn nước); thực hành
tiết kiệm trong chi tiêu mua sắm tài sản, trang thiết bị, vật dụng; thực hiện tinh gọn bộ máy của các
bộ phận, đơn vị trực thuộc trên cơ sở người lao động làm việc đa năng, số lượng lao động tính đến
04/2020 đã giảm 22% so với năm 2019, do đó chi phí lương giảm 23%. So với năm 2016, tổng chi
phí trong năm 2017 đã giảm 5,4% và kết thúc năm 2020 đã giảm hơn 53%. Tuy nhiên, chênh lệch
% giảm giữa năm 2019 và 2020 lên đến 41,1% đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ban lãnh
đạo BTT đã chủ động thay đổi, điều chỉnh lại ngành hàng, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng phù
hợp với tiêu thụ nội địa.
2.2.2. Phân tích tỷ trọng trong cơ cấu và tính hợp lý trong kiểm soát chi phí
2.2.2.1. Phân tích tỷ trọng trong cơ cấu chi phí
Cơ cấu tỷ trọng trong chi phí của BTT đến từ các nguồn về (1) giá vốn hàng bán, (2) hoạt
động tài chính, (3) chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, (4) chi phí khác với số liệu được thể
hiện trong bảng 9.
Bảng 9: Phân tích cơ cấu tỷ trọng chi phí giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
Giá vốn hàng bán 83,0 77,6 77,1 72,3 66,7
8
Chi phí tài chính 0,2 0,3 0,02 0,1 5,7
Chi phí bán hàng 9,9 13,3 14.1 14,6 12,6
Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,9 8,7 8,7 12,9 14,2
Chi phí khác 0,05 0,1 0,1 0,2 0,8
Tổng chi phí 100 100 100 100 100

Hình 2: Biểu đồ thể hiện xu hướng chi phí qua các năm từ 2017 – 2020
(Theo phương pháp năm gốc 2016)
Vì công ty hoạt động về lĩnh vực thương mại – dịch vụ nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ
trọng lớn (hơn 66%) trên tổng chi phí của BTT. Xét về giá trị, chi phí bán hàng luôn chiếm vị trí
đầu tiên (sau giá vốn hàng bán). Nhưng trong năm 2020, sự tác động của dịch bệnh lên chính công
ty khiến cho BTT có những điều chỉnh phù hợp hơn trong công tác bán hàng và quản lý doanh
nghiệp, điều này làm cho cả hai loại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm với mức
giảm tương ứng là 49% và 35,1% so với năm 2019. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của
năm 2020 là 21,58 tỷ, giảm về gần mức chi phí này của năm 2016 là 22,46 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu chi phí tài chính giai đoạn 2016 đến 2019, chi phí lãi vay có tỷ trọng cao và
ảnh hưởng nhiều nhất trong chi phí tài chính. Xem xét bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
năm 2016, mục V.18 “Vay và nợ thuê tài chính”, công ty có số dư đầu kỳ một khoản vay ngắn hạn
và dài hạn tại ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Bình Tây số tiền lần lượt là 1,084 và 11,906 tỷ
đồng để thực hiện dự án khách sạn tại 186-188 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, tài sản
đảm bảo được thế chấp từ chính dự án. Trong năm 2016, BTT đã trả nợ hết trong kỳ cho khoản
vay ngắn hạn và đối với khoản vay dài hạn có số dư cuối kỳ là 9,738 tỷ. Tổng chi phí lãi vay phát
sinh trong năm 2016 là 616,85 triệu đồng. Chi phí lãi vay phát sinh năm 2017 là 820 triệu đồng,
tương ứng với mức tăng 33% so với năm 2016 được BTT thanh toán hết nợ gốc và lãi vay vào quý
4/2017 và từ đây cũng không phát sinh thêm khoảng vay dài hạn nào khác, nên gánh nặng về chi
phí lãi vay tính đến năm 2020 là không còn đối với BTT trong tổng thể cơ cấu của chi phí tài
chính. Tuy vậy, theo bảng 9, trong năm 2020, nguồn thu từ các khoản tiền gửi - hỗ trợ cho vay vốn
đối với các công ty liên doanh/liên kết bị ảnh hưởng do tác động tiêu cực của dịch bệnh, dẫn đến
BTT đưa ra phương án trích lập dự phòng phát sinh đến 8.477 tỷ, xét mức tăng chi phí tài chính
tăng đột biến lên 1013,6%.
Đối với chi phí khác, trong năm 2020, BTT ghi nhận chi phí khác đột biến đến 1.093 tỷ
đồng, làm biến động tăng trong cơ cấu chi phí của công ty đến 624,9%.
2.2.2.2. Phân tích tính hợp lý trong kiểm soát chi phí
Bảng 10: Phân tích sự thay đổi chi phí theo doanh thu thuần giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Đơn vị tính: %
9
Độ
TB Độ lệch
201 201
CHỈ TIÊU 2016 2017 2020 5 lệch chuẩn
8 9
năm chuẩn tương
đối
0.061
Giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 74,2 67,3 64,0 58,5 60,6 64.9 10
8
0.012
Chi phí bán hàng/doanh thu thuần 8,9 11,5 11,7 11,9 11,5 11.1 11
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu 0.027
thuần
6,1 7,6 7,2 10,4 12,9 8.8 31
7
Theo bảng 10, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng của BTT qua các năm có sự dao động
trong biên độ hẹp (khoảng 10% độ lệch chuẩn tương đối), không đột biến với tỷ lệ chi phí/doanh
thu thuần bình quân lần lượt là 64,9% đối với giá vốn hàng bán và 11,1% đối với chi phí bán hàng
trên doanh thu từng năm.
Xem xét sâu hơn, có thế thấy rằng từ năm 2016 đến 2019, tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu
thuần đã có xu hướng giảm và có sự điều chỉnh nhẹ vào năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí bán
hàng/doanh thu thuần được duy trì ổn định trong giai đoạn 2017 – 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí
quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần lại có phần tăng trong hai năm 2019 và 2020 làm cho biên
độ dao động trung bình 5 năm khoảng 31%, mặc dù tốc độ tăng của chi phí này theo từng năm
giảm (theo phân tích trong mục 2.2.2.1). Vì vậy, trong tương lai, cần thiết có những kế hoạch điều
tiết và kiểm soát tốt hơn về chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho BTT.
2.3. Phân tích về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.3.1. Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của BTT

Bảng 11: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn 5 năm (2016 – 2020) theo phương
pháp năm gốc (2016)
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
Lợi nhuận gộp 100 24,2 35,4 40,5 (30,1)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 100 23,7 69,1 72,1 (45,9)
Theo mục 2.1.1, khoản doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm qua các
năm giai đoạn 2017 đến 2020 do kế hoạch cơ cấu lại tỷ trọng doanh thu thương mại – dịch vụ của
BTT, tuy nhiên bảng 11 cho thấy cả hai chỉ tiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế có xu hướng
tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2019. Tuy nhiên, trong năm 2020 đã có sự sụt giảm lớn trong
lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực
cho thuê tài sản gắn liền với đất. Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM nêu rõ không có khách
quốc tế mới đến TP.HCM từ tháng 03/2020. Trong khi đó, tính chung năm 2020, tổng lượng khách
quốc tế giảm 78,7% so với 2019, chỉ đạt 14,49% kế hoạch và lượng khách chủ yếu đến Chợ Bến
Thành chủ yếu là khách lẻ, không còn đoàn tham quan như trước, bình quân chưa tới 100
lượt/ngày. Cũng trong tháng 03/2020, theo chỉ thị về giãn cách xã hội cũng buộc BTT đóng cửa
Chợ Bến Thành và dần mở lại vào đầu tháng 05/2020. Điều này khiến cho lợi nhuận sau thuế của
một số địa điểm như Trung tâm Bến Thành Đông và Trung tâm Bến Thành Tây giảm khoảng 80%
so với trước dịch. Một số hoạt động thương mại tại các địa điểm khác cũng bị ảnh hưởng như
Trung tâm Dân sinh do nhu cầu mua sắm công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động của các nhà
máy, xí nghiệp, sửa chữa giảm vì giãn cách xã hội hay Cửa hàng Thiên Thành và Văn phòng công
10
ty và lĩnh vực cho thuê tài sản gắn liền với đất cũng gặp tình trạng tương tự về sụt giảm lợi nhuận
sau thuế.[1] Có thể thấy rằng, đại dịch không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn tác động lan tỏa rộng
khắp đến các khách hàng của BTT, gián tiếp liên hoàn tới hoạt động kinh doanh của BTT.
2.3.2. Vấn đề về nguồn thu nhập không thường xuyên của BTT

Bảng 12: Tình hình biến động lợi nhuận khác của BTT giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020
Triệu
Lợi nhuận khác 1.075 303 4.249 1.795 4.906
đồng
Biến động trong lợi nhuận khác
% 100 (71,8) 295,3 67 356,5
(phương pháp năm gốc 2016)
Chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác chính là lợi nhuận khác (hoặc lỗ khác trong
trường hợp chi phí lớn hơn thu nhập). Trên báo cáo kết quả hoạt động, lợi nhuận khác giúp người
sử dụng đánh giá chất lượng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận khác phát sinh từ các
hoạt động không thường xuyên nên ít có khả năng lặp lại trong năm tới. [9] Trong bảng 12, ta thấy
sự biến động trong hoạt động khác được phản ảnh trong chỉ tiêu lợi nhuận khác rất khác nhau qua
các năm. Trong năm 2016, nguồn thu nhập lớn đến từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền
phạt thu được và các khoản khác với số tiền 1,075 tỷ đồng, đến năm 2018, nguồn thu nhập này
giảm còn 303 triệu đồng, mức giảm 71,8%. Ngược lại trong năm 2018 và năm 2020, BTT có được
nguồn thu nhập với mức tăng tương ứng là 295,3 % và 356,5 %. Vì vậy, có thể thấy nguồn thu
nhập khác này không ổn định qua thời gian và khi xét về lợi nhuận của BTT, yếu tố thu nhập khác
nên được cân nhắc để loại trừ khi đánh giá về lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty.
2.3.3. Vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ảnh hưởng lên lợi nhuận ròng của BTT

Bảng 13: Thông tin về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của BTT giai đoạn 5 năm
(2016 – 2020)
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại báo cáo Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Chi phí thuế TNDN
BCKQHĐKD hợp nhất
hoãn lại
(749) (41) 790 (1.150) 1.150
Tài sản thuế TNDN
Bảng cân đối kế toán
hoãn lại
749 790 - 1.150 -
Sự ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng Tăng Tăng Giảm Tăng Giảm
Theo bảng 13, BTT đã đề cập đến hai thông tin rất quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận sau
thuế trong giai đoạn 2016-2020, đó là trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất với chỉ
tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, và trên bảng cân đối kế toán với chỉ tiêu tài sản
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Trong năm 2016, 2017 và 2019, chi phí thuế TNDN hoãn lại
được hoàn lại lần lượt là 749, 790 và 1.150 triệu đồng, tương ứng với mức tăng tài sản thuế TNDN
hoãn lại. Điều này giúp tăng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của BTT trong 03 năm 2016, 2017 và
2019. Ngược lại, khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại ghi nhận tăng trong năm 2018 và 2020, lần
lượt là 790 triệu và 1,15 tỷ đồng (không ghi nhận tăng tài sản thuế TNDN hoãn lại). Điều này làm
giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của BTT trong 03 năm 2018 và 2020.
2.3.4. Phân tích lợi nhuận biên của BTT

Bảng 14: Lợi nhuận biên của BTT giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2019 2020
11
Doanh thu thuần 100 100 100 100 100
Lợi nhuận gộp 25,4 32,2 35,4 40,3 37,8
Lợi nhuận sau thuế 8,4 10,6 14,6 16,3 9,7
Theo bảng 14, xem xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần của BTT bình quân 5
năm (2016-2020) là khoảng 11,9%. Tuy nhiên, tỷ suất trên chỉ mang ý nghĩa độc lập đối với riêng
BTT vì chịu sự ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn, chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy,
chúng ta sẽ cần xem xét về chỉ tiêu lợi tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần (lợi nhuận biên) vì có
thể từ đó so sánh với lợi nhuận biên của các công ty cùng ngành và trung bình ngành, qua đó đánh
giá lợi thế cạnh tranh bền vững chính công ty đó. Lợi nhuận biên của BTT dao động trong giai
đoạn 2016 – 2020 từ 25,4% đến 40,3%, lợi nhuận bình quân 5 năm (2016-2020) của BTT 34,2%,
trên mức trung bình ngành Dịch vụ Tiêu dùng là 33,01% [7]. Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù BTT
chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, nhưng với kế hoạch điều chỉnh chi phí hợp lý và linh động xử
lý hàng tồn kho, lên phương án thương thảo để giữ chân khách hàng trong tình trạng có nhu cầu trả
mặt bằng hàng loạt của khách hàng.
2.3.5. Phân tích về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BTT

Bảng 15: Các chỉ số tài chính của BTT giai đoạn 5 năm (2016 – 2020)
Tỷ số tài chính Cách tính ĐVT 2017 2018 2019 2020
Giá vốn hàng bán/
Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho Lần 6,87 7,2 6,99 4,96
bình quân
Doanh thu/ bình
Vòng quay phải thu khách hàng quân các Khoản Lần 1.018,9 1.295,1 397,7 189,1
phải thu
Doanh thu/ bình
Vòng quay phải trả nhà cung cấp quân các Khoản Lần 8,51 7,65 5,63 4,22
phải trả
Vòng quay tài sản cố định (Hiệu Doanh thu thuần/
Lần 2,35 1,96 1,54 0,72
suất sử dụng tài sản cố định) TSCĐ bình quân
Doanh thu thuần/
Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất
Tổng TS bình Lần 0,82 0,75 0,62 0.32
sử dụng toàn bộ tài sản)
quân
Thời gian tồn kho bình quân Ngày 53 51 52 74
Thời gian thu tiền khách hàng bình
Ngày 0 0 1 2
quân
Kỳ trả tiền khách hàng bình quân Ngày 43 48 65 86
Nguồn: finance.vietstock.vn
Theo bảng 15, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho tăng từ năm 2017 đến 2019, đến năm 2020
chỉ số này giảm 29%, thời gian tồn kho bình quân tăng 74 ngày đến từ lĩnh vực thương mại của
BTT. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết trong kỳ đã qua, trung bình một đồng vốn mà
doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho hoàn thành được bao nhiêu vòng chu chuyển. Do đó, chỉ số
này càng cao càng tốt.[8]
Hệ số vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. [8] Hệ
số này tại BTT tăng trong năm 2018 (1.295,1 lần) so với năm 2017 (1.018,9 lần). Tuy nhiên, đến
năm 2019 và 2020 hệ số này giảm còn lần lượt 397,7 và 189,1 lần. Điều này là do chính sách của
BTT trong giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách chỉ giao dịch với các đơn vị có khả năng tài chính
tốt, công ty theo dõi chặt chẽ nợ phải thu để đôn đốc thu hồi.[2]
12
Chỉ tiêu tiếp theo như trong bảng 15 là vòng quay phải trả nhà cung cấp. Chỉ tiêu này có xu
hướng giảm từ 2017 đến 2020, từ mức 8,51 xuống còn 4,22 lần, tương ứng với kỳ trả tiền bình
quân trong năm 2020 là 86 ngày. Vòng quay khoản phải trả càng thấp, cho thấy sự luân chuyển và
hoàn trả chậm khoản chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. [8]. Tuy nhiên, BTT cũng đề ra các giải
pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản thông qua duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương
đương tiền và các khoản vay ngân hàng, đủ để đáp ứng cho các hoạt động của Công ty và để giảm
thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền.[2]
Hệ số vòng quay tài sản cố định của BTT có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2020, hệ số
này đạt 0,72 lần, có nghĩa là một đồng từ tài sản cố định trung bình tạo ra 0,72 đồng doanh thu.
Quy mô tài sản cố định có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2020. Do đó, hiệu quả sử dụng tài
sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh của BTT hiện vẫn còn khá thấp.
3. Kết luận
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi
một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặc chẽ đến đâu chăng nữa thì so với
thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh
giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của
công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.[10]
Qua các phân tích dựa trên số liệu từ các báo cáo tài chính trong 5 năm, giai đoạn 2016-
2020 của Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh
của công ty có bước tăng trưởng trong suốt 4 năm từ 2016 đến 2019. Tuy nhiên, do sự tác động
mạnh mẽ của dịch bệnh SARS-CoV-2 đến con người và nền kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2020 cho
tới thời điểm hiện tại, BTT cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khiến hoạt động kinh
doanh của công ty gặp khó khăn và thách thức lớn. Điều này thể hiện qua các chỉ số về lợi nhuận
và doanh thu đều sụt giảm mạnh hơn một nửa giá trị lợi nhuận và doanh thu của năm 2019. Trước
tình hình đó, ban lãnh đạo công ty cũng đã có những cải tiến về cơ cấu tổ chức cũng như chính
sách quản lý như tinh gọn bộ máy, hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, đẩy
mạnh marketing và truyền thông thông qua đổi mới trong logo nhận diện thương hiệu, thực hành
tiết kiệm trong chi tiêu và mua sắm, hoàn thành nghĩa vụ thuế, kiểm soát tồn kho, công nợ trong
toàn công ty, tìm kiếm nguồn tài trợ để đảm bảo dòng tiền cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư
trong năm 2021.[1]
Trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Công ty Cổ phần Thương mại
– Dịch vụ Bến Thành sẽ đối mặt rất nhiều với khó khăn khi làn sóng Covid-9 lần thứ 4 trở nên vô
cùng khắc nghiệt. Tuy nhiên, cùng với sự đồng lòng và cố gắng của toàn thể nhân dân Việt Nam,
chắc chắn rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát và chương trình vaccine trên toàn lãnh thổ được
thực hiện đầy đủ và hiệu quả, kinh tế của các ngành sẽ dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Và
theo định hướng mục tiêu, ban lãnh đạo công ty BTT vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định hoạt động kinh
doanh, nuôi dưỡng các nguồn lực, tập trung các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu thực hiện các
kế hoạch năm 2021.[1]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2020), Báo Cáo Thường Niên Năm 2020.
[2] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2020), Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Đã
Được Kiểm Toán.

13
[3] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2019), Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Đã
Được Kiểm Toán.
[4] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2018), Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Đã
Được Kiểm Toán.
[5] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2017), Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Đã
Được Kiểm Toán.
[6] Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, (2016), Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Đã
Được Kiểm Toán.
[7] Online resource: Website Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Tổng quan Ngành.
Link: http://ra.vcsc.com.vn/Sector/ban-le-240?icbLevel=2&lang=vi-VN
[8] Trần Thị Thanh Tú (2020), Giáo trình Phân tích Tài Chính. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
[9] Khoa Kế toán, bộ môn Kế toán tài chính (2017), Giáo trình kế toán tài chính, sử dụng cho các
lớp không thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[10] Đinh Thái Như Ngà. Tiểu luận Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng Gia Thịnh

14

You might also like