(Lần 2) 5.2.2.DTQ01 - N04.decuongchitiet

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG


VÀO SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

NHÓM: N04, LỚP: DTQ1, HK203

GVHD: THS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ĐIỂM
STT MSSV HỌ TÊN GHI CHÚ
BTL

1 1852801 Lê Nguyễn Minh Trang

2 1951004 Huỳnh Đình Chiêu Dương

3 1952112 Huỳnh Nhật Quang

4 2052653 Đỗ Hoàng Phúc

5 2010556 Nguyễn Minh Quân


MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4
2.1 Đối tượng nghiên cứu 4
2.2 Phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP 6
1.1 Khái niệm Tư bản thương nghiệp 6
1.1.1 Nguồn gốc 6
1.1.2 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm của Tư bản thương nghiệp 6
1.3 Vai trò của Tư bản thương nghiệp 7
1.4 Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp 7
2.1 Khái quát về thương mại điện tử 8
2.2 Thực trạng của thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 10
2.2.1 Thành tựu 10
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 12
2.3 Thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển thương mại điện tử Việt Nam 14
2.3.1 Thuận lợi 14
2.3.2 Khó khăn 16
2.4 Giải pháp về sự phát triển của thương mại điện tử 17
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu, ngày càng phát triển mạnh mẽ
và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Song song đó, đại
dịch COVID-19 đang hoành hành và gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề trên tất cả
các lĩnh vực. Cho nên, biết sử dụng thương mại điện tử như một công cụ đổi mới đắc
lực là biết tận dụng vũ khí mạnh mẽ của thời đại. Có thể nói chuyển đổi số nói chung
và thương mại điện tử nói riêng chính là giải pháp sống còn hiện nay.

2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung những kiến thức cơ bản, lý luận của
Các Mác về tư bản thương nghiệp và việc vận dụng tư bản thương nghiệp để nghiên
cứu thực trạng của thương mại điện tử ở Việt Nam.

Bên cạnh đó đề tài sẽ nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng
điểm và các vùng nông thôn.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: nghiên cứu sự phát triển của hoạt động thương mại điện
tử trong các công ty tập đoàn trên khắp lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các vùng kinh tế
trọng điểm như: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh…

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình phát triển thương mại điện tử ở
Việt Nam từ năm 2018 trở đi và đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng
đến nước ta.

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Dựa trên giáo trình nhằm đưa ra cơ sở lý luận, vai trò của chủ nghĩa tư bản
thương nghiệp.
- Chứng minh mối liên hệ giữa thương nghiệp cũng như tư bản với giá trị và giá
trị thặng dư.
- Hình thành phương pháp luận trong việc xác định, phân tích, đánh giá, tổng hợp
bản chất, nguồn gốc của thương nghiệp với hình thức có liên quan như thương
mại điện tử trong quy luật giá trị thặng dư.
- Đưa ra thực trạng phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thương mại điện tử ở thời điểm hiện tại.
- Phân tích những thuận lợi và thách thức cho ngành thương mại điện tử và
những ngành có liên quan.
- Đề xuất giải pháp để mở rộng thị trường phát triển thương mại điện tử.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Chúng ta cần phải vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật để thấy được
thực trạng của ngành thương mại điện tử hiện nay, xem xét ngành thương mại
điện tử trong các mối liên hệ tác động biện chứng với nhau.
- Ngành thương mại điện tử là một phạm trù thuộc về kinh tế, vì vậy chúng ta
không thể nghiên cứu nó mà không vận dụng phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và khái quát thành các khái niệm, phạm trù khoa học kinh tế chính trị,
cùng với việc vận dụng phép biện chứng duy vật.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu nó còn yêu cầu sự thành thạo nhiều phương pháp
nghiên cứu thích hợp như: trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử,
thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ thống hóa, mô hình
hóa, khảo sát, tổng kết thực tiễn… ở một mức độ nhất định.
- Và hơn hết, để vận dụng được những kiến thức, kỹ năng trên, chúng ta còn phải
thu thập số liệu bằng việc khảo sát các doanh nghiệp, lấy thông tin từ người tiêu
dùng.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm Tư bản thương nghiệp

1.1.1 Nguồn gốc

Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản công nghiệp, có 1 bộ phận tư
bản dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’) chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ
(T’). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến 1 trình độ nhất định, giai
đoạn này được tách biệt ra trở thành chức năng chuyên môn của 1 loại hình kinh doanh
đặc biệt, đó là tư bản thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hóa).

1.1.2 Khái niệm

Tư bản thương nghiệp theo kinh tế chính trị Marx-Lenin là một bộ phận tư bản
công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa. Hoạt động của tư bản
thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa
của tư bản công nghiệp. Công thức vận động của nó là: T - H - T'.

1.2 Đặc điểm của Tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu
thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản
thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.

- Sự thống nhất, phụ thuộc của tư bản thương nghiệp vào tư bản công nghiệp thể
hiện ở chỗ:

+ Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra, làm
nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, cho nên tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và
quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp quyết định, sở dĩ như vậy là vì sản xuất bao
giờ cũng là cơ sở của trao đổi, của lưu thông, không có sản xuất, không có hàng hóa
thì không có cái gì để trao đổi, để lưu thông.
+ Tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hóa của tư bản công
nghiệp (thực hiện giá trị và giá trị thặng dư). Do đó, những giai đoạn vận động của tư
bản kinh doanh hàng hóa là do sự vận động của tư bản hàng hóa quyết định.

- Tính độc lập của tư bản thương nghiệp so với tư bản công nghiệp: do hoạt
động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, nhà tư bản thương nghiệp phải ứng trước tư
bản nhằm mục đích thu về lượng tiền lớn hơn trước thông qua việc mua bán. Với mục
đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất, mà chỉ hoạt động
trong phạm vi lĩnh vực lưu thông.

1.3 Vai trò của Tư bản thương nghiệp

Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã
hội vì nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hoá, nên:

- Chi phí lưu thông giảm: do lưu thông đã được chuyên môn hóa.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế: Người sản xuất có thể tập trung hơn cho sản xuất.

- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản: Do ngày càng được chuyên môn hóa, lưu
thông hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu
thông nhanh chóng.

Ví dụ: Các siêu thị, chợ, đại lý, cửa hàng trở thành trung tâm trung chuyển, phân phối
hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

1.4 Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp

Khái niệm: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư, là một phần
lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà đầu tư trong sản xuất phải
nhượng cho nhà đầu tư trong thương mại theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp. Bằng việc bán hàng hóa cho
nhà tư bản thương nghiệp với giá cả thấp hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản
thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa, phần chênh lệch giữa giá mua
và giá bán này là lợi nhuận thương nghiệp. Với vẻ bề ngoài này, chúng ta thường lầm
tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp, trái lại, lợi
nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư.

Lợi nhuận thương nghiệp do công nhân thương nghiệp tạo ra, một bộ phận lao
động không được trả công của công nhân.

Lợi nhuận thương nghiệp phản ánh mối quan hệ bóc lột trực tiếp của tư bản
thương nhân đối với lao động làm thuê trong lĩnh vực lưu thông

CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG VÀO SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1 Khái quát về thương mại điện tử

Theo nghị định số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử của Chính Phủ Việt
Nam thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,
mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”1 

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm thương mại điện tử (E-
Commerce) và kinh doanh điện tử (E-Business) với nhau. 

Kinh doanh điện tử là công việc thiết lập thông tin, ứng dụng công nghệ liên lạc
trong việc nhằm hỗ trợ và tăng hiệu quả kinh doanh. Quy trình trong kinh doanh điện
tử là một mô hình bao quát từ khâu quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, chia
sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, giao dịch với đối tác qua
các công cụ điện tử cho đến khâu xử lý đơn hàng, mua hàng qua mạng và phục vụ
khách hàng.

Trong khi đó, thương mại điện tử chỉ là một bộ phận trong kinh doanh thương
mại điện tử. Thương mại điện tử là quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ,

1
Nghị định số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử của Chính Phủ Việt Nam
thông tin thông qua mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Quy trình trong thương
mại điện tử đơn giản hơn khi chỉ tìm kiếm khách hàng, đánh giá sản phẩm, giao hàng;
thanh toán và xác nhận; nâng cao uy tín và giải quyết tranh chấp.

Năm 2020 được xem là thời kì chuyển mình của thương mại điện tử, khi đại dịch
COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sử dụng mạng Internet và mua sắm
online. Với sự thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang
nền tảng trực tuyến, giới thương mại điện tử dự báo sẽ có 3 xu hướng tiếp tục diễn ra
trong thời kỳ bình thường mới:

- Thanh toán kỹ thuật số

Trong “thời đại mới”, phải sống chung với dịch bệnh, phương thức thanh toán
bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và các hình thức thanh toán kỹ thuật số khác đang được
ưa chuộng nhằm hạn chế tiếp xúc giữa người giao và nhận hàng. “Theo ghi nhận của
Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử Airpay trên toàn khu vực
đã tăng trưởng gấp 4 lần.”2

- Chuỗi cung ứng Logistic

Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi
nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các
thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Tại Việt Nam, các mặt
hàng liên quan đến thực phẩm, sức khỏe và gia đình được vận chuyển từ kho hàng của
Shopee đã tăng 2 lần.

Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để
đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán
hàng và làm hài lòng hơn người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu tư
mạnh cho logistics.

- Bán lẻ hàng hóa

2
Viễn Thông. 24/02/201. 3 xu hướng của thương mại điện tử năm nay. Truy cập từ https://vnexpress.net/3-xu-
huong-cua-thuong-mai-dien-tu-nam-nay-4239133.html
Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương
hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp
với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm đã tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được
hỗ trợ bởi AI, có tên Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên
Shopee. Nó cho phép khách hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá
nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua sắm tốt hơn.

2.2 Thực trạng của thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thành tựu

Sự xuất hiện của thương mại điện tử đã mang đến những thành tựu nổi bật cho
thị trường mua sắm ở Việt Nam. Cụ thể:

- Trở thành thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế
và sự tăng trưởng bức phá của thương mại điện tử đã góp phần đưa Việt Nam trở thành
một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Nhờ cấu trúc dân số trẻ,
nhu cầu tiêu thụ cao mà thương mại điện tử ở Việt Nam là sân chơi vô cùng nóng hổi
và bùng nổ. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 của thương
mại điện tử Việt Nam là 29% và tới năm 2025 quy mô ước tính đạt 52 tỷ USD.3

- Góp phần tăng doanh số bán lẻ hàng hoá tiêu dùng cả nước

Theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương,
thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán
lẻ hàng hoá tiêu dùng trên cả nước.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh

Thông thường, các cơ sở kinh doanh phải chi trả các khoản phí khá lớn cho mặt
bằng, nhân viên khi kinh doanh theo lối truyền thống. Giờ đây, các chủ cơ sở chỉ cần
đăng ký mua bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,.. và chịu
3
Bảo Nhi. (21/4/2021). Thương mại điện tử ở Việt Nam đạt doanh thu 52 tỷ USD năm 2025. Truy cập từ
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-dat-quy-mo-52-ty-usd-nam-2025-
333312.html
một khoản phí bán hàng khoảng 2,2% trên tổng giá trị mỗi đơn hàng thì hàng hóa của
họ đã có thể được thị trường tiêu thụ. Điều này giúp các đơn vị kinh doanh tiết kiệm
rất nhiều. Và cho dù cơ sở kinh doanh của họ ở trong các hẻm, những nơi ít người qua
lại thì vẫn có thể bán hàng một cách thuận lợi. Đây là một điểm khác biệt vô cùng lớn
giữa thương mại điện tử và truyền thống.

- Tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thương mại điện tử là một nước cờ vô cùng mạo hiểm, đầy rủi ro nhưng rủi ro
càng cao thì lợi nhuận sẽ càng lớn. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và thanh toán nhanh hơn.

Năm 2018, trong số các doanh nghiệp được khảo sát: có đến 36% doanh nghiệp
cho biết có bán hàng trên mạng xã hội, tăng 4% so với năm 2017. Có 12% doanh
nghiệp sở hữu kinh doanh qua sàn thương mại điện tử - tăng 1% so với năm 2017
trong đó có 17% doanh nghiệp có kinh doanh trên nền tảng di động.4

Như vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam đã quan tâm hơn đến chiến lược kinh
doanh online.

- Bùng nổ phương thức thanh toán trực tuyến

Các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán
trực tuyến dạng như Paypal, Payoneer… sẽ phổ biến rộng rãi hơn, bên cạnh đó là các
hình thức thanh toán trung gian thường gặp như Ngân Lượng, Bảo Kim, Momo,
ZaloPay… giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc mua và bán, đồng thời tăng
sức mua hàng và đơn hàng cho các shop bán hàng. Xu hướng thanh toán trực tuyến
tăng trưởng mạnh mẽ khi có đến 21% các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ được
thực hiện online. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó
lường cũng tạo cơ hội cho việc thanh toán trực tuyến bùng nổ khi việc thanh toán bằng
tiền mặt có nhiều rủi ro lây lan virus.

- Sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua hàng


4
Đỗ Thị Nhâm, Đỗ Thị Huệ & Nguyễn Thị Lan. (21/06/2020). Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Thực
trạng và kiến nghị. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-
thuc-trang-va-kien-nghi-72700.htm
Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi lớn.
Từ việc chỉ quen với giao dịch kinh doanh truyền thống thì nay họ đã dần tiếp cận và
yêu thích hình thức mua sắm trực tuyến.

Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019”, có đến 70% người dùng
Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm, 61% người dùng sử
dụng Internet cho mục đích tìm kiếm thông tin mua hàng, với tỉ lệ người dùng có thời
lượng truy cập Internet từ 3-5 tiếng một ngày lên đến 30%. Các kết quả này cho thấy,
ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sàng tham gia và yêu thích mua sắm trực
tuyến. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển thương mại điện tử của Việt
Nam.

- Dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn

Với cách bán hàng thông thường, đối tượng mà các cơ sở kinh doanh tiếp cận được
chỉ là các khách hàng ở xung quanh địa điểm khu vực buôn bán.

Trái ngược hoàn toàn, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cho phép các
đơn vị kinh doanh tiếp cận được khách hàng khắp cả nước vì giờ đây không còn giới
hạn về khoảng cách địa lý, giúp tăng hiệu quả kinh doanh gấp nhiều lần. Hơn thế nữa,
hình thức kinh doanh này góp phần làm thương hiệu của người bán trở nên phổ biến
hơn với người tiêu dùng.

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

Dù có những điểm sáng vô cùng nổi bật nhưng nền thương mại điện tử Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thách thức.

- Lòng tin của người tiêu dùng còn thấp

Theo báo cáo, tỷ lệ người lựa chọn thanh toán theo phương thức COD – thanh toán
khi nhận hàng – còn rất cao, lên tới 88%. Cho thấy lòng tin khi mua hàng online của
người tiêu dùng còn rất thấp. Về trải nghiệm mua hàng, chỉ có 48% đối tượng được
khảo sát hài lòng với việc mua hàng trực tuyến.

- Môi trường cạnh tranh


Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Chính vì
tiềm năng cũng như sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến lĩnh vực này trở thành
“miếng bánh” bị xâu xé bởi rất nhiều doanh nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước.

Trong top 10 các sàn thương mại điện tử có lưu lượng truy cập lớn nhất Việt Nam,
những cái tên đứng đầu là các ông lớn như Shopee, Lazada,…vốn là các doanh nghiệp
có nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Tuy có sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử
đến từ các doanh nghiệp trong nước nhu FPT, Tiki, thegioididong,…nhưng chỉ chiếm
một thị phần rất nhỏ chỉ khoảng 20% thị trường.

- Hệ thống an ninh mạng nhiều rủi ro

Công nghệ ngày càng phát triển có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nó cũng có
thể bị lợi dụng bởi các thành phần xấu trong xã hội để xâm phạm thông tin một cách
bất hợp pháp. Đây cũng là một vấn đề nan giải không chỉ các doanh nghiệp mà các cơ
quan nhà nước cũng rất quan tâm.

Chính sách pháp luật thiếu tính đồng bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng cho
các trở ngại này. Hiện nay, nước ta đã có một số văn bản quy phạm pháp luật và nhiều
văn bản dưới luật có liên quan khác đề cập tới khía cạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân và các
điều khoản yêu cầu doanh nghiệp thương mại điện tử phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong
thực tế, việc thực thi pháp luật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương
mại điện tử còn gặp nhiều vấn đề, đôi lúc chưa phân định rõ ràng trách nhiệm cũng
như các quy định chế tài còn chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh để xử lý vi phạm.

- Cơ sở hạ tầng, chuyển phát hàng hoá (logistics)

Về công nghệ, các sàn thương mại vẫn chưa tối ưu được hệ thống máy chủ, điều
này dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn sàn thương mại điện tử trong những chương trình
lớn. Về hệ thống giao thông chưa được phát triển dẫn tới thời gian giao hàng lâu cũng
như chi phí giao hàng còn nhiều bất hợp lý.

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng
nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Các
doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam còn chậm đầu tư và ít đầu tư vào hoạt
động nghiên cứu và chăm sóc khách hàng. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng
trực tuyến trong nước còn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất
lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều
nước khác.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ, mọi vấn đề hoặc thắc mắc của khách hàng
cũng đều được nhân viên trả lời ngay tức thì. Tuy nhiên, hình thức bán hàng trực tuyến
có thể sẽ khiến khách hàng phải chờ đợi. Khách hàng thường rất thiếu kiên nhẫn và
không muốn phải chờ đợi quá lâu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải online 24/7 và
phản hồi khách hàng nhanh chóng.

Giải pháp thuê nhân viên phản hồi khách hàng 24/7 là điều không thực sự khả thi
bởi tốn kém chi phí, trong khi đó sức người có hạn, nhân viên không thể cùng lúc phản
hồi nhiều khách hàng. Càng nhiều tin nhắn mua hàng đổ về thì doanh nghiệp càng thu
được nhiều lợi nhuận, nhưng nếu trả lời thủ công thì khả năng vỡ trận inbox là rất cao.

- Mô hình bán lẻ truyền thống vẫn phổ biến

Không thể phủ nhận một điều là các ngành bán lẻ truyền thống đang dần chuyển
mình, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bán lẻ truyền thống
vẫn đang chiếm sóng trên thị trường hiện nay. Ngành bán lẻ hiện tại vẫn đem lại doanh
thu lớn hơn thương mại điện tử, mặc dù lĩnh vực này vẫn đang phát triển vô cùng
nhanh chóng. Đó là lý do mà các thương hiệu online lớn vẫn duy trì các cửa hàng theo
mô hình truyền thống, một trong số đó có thể kể đến Amazon.

2.3 Thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển thương mại điện tử Việt Nam

2.3.1 Thuận lợi


a. Về phía nhà nước
- Nhà nước chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử phát triển
Thương mại điện tử đã và đang chính thức được đưa vào trong chương trình đào
tạo ở các bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, tạo cơ sở vững chắc để tạo nên một đội
ngũ có chuyên môn cao về lĩnh vực này

- Nguồn kinh nghiệm to lớn từ những thị trường tương đồng

Các nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với Việt Nam như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhờ đó chúng ta có thể học tập kinh nghiệm trong việc đầu tư
đúng cách vào thương mại điện tử, khai thác nhu cầu thị hiếu khách hàng, tìm hiểu
những mong muốn sâu sắc thực sự ẩn dấu nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng, kêu
gọi vốn đầu tư... để phát triển thương mại điện tử ngày một mạnh mẽ và phổ biến hơn.

b. Về phía doanh nghiệp


- Thị trường xuất khẩu vô cùng thuận lợi

Việt Nam có rất nhiều sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức, dịch vụ, mặt hàng
nông sản. Đó là một thuận lợi vô cùng to lớn để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm
năng, mở rộng quy mô khách hàng ra toàn thế giới thông qua mua bán bằng thương
mại điện tử.

- Hạn chế tiếp xúc trong thời đại dịch bệnh

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc hạn chế tiếp xúc với người khác là vô
cùng cần thiết để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đó là điểm cộng mà chỉ có thương mại
điện tử mới mang lại khi người duy nhất mà chúng ta phải tiếp xúc là các nhân viên
giao hàng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả người nhận lẫn người giao hàng, các
công ty trong lĩnh vực này còn đề ra chính sách giao hàng không tiếp xúc hay giao
hàng cách xa tối thiểu 2 mét.

c. Về phía người tiêu dùng

- Thói quen sử dụng mạng Internet của giới trẻ hiện nay ngày một tăng cao

Ngày nay, người Việt Nam dành rất nhiều thời gian của mình cho mạng Internet,
đặc biệt là các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube. Cụ thể, khảo sát cho thấy có
hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng internet 3,5 giờ/ngày là lượng thời gian
trung bình mà người Việt lang thang trên mạng. Điều này là một “lợi thế” vô cùng to
lớn cho thương mại điện tử phát triển tại đất nước này. Vì thế nên việc quảng cáo,
buôn bán trên mạng hay còn gọi là thương mại điện tử có cơ hội tăng trưởng nhanh
chóng. Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công
Thương, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng
mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả nước.

2.3.2 Khó khăn


a. Về phía nhà nước

- Quy định pháp luật về thương mại điện tử

Khó khăn lớn nhất có thể kể đến hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn
mông lung, chưa cụ thể. Các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam có một
số nhược điểm: thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chính sách với nhau và giữa các
chính sách nội địa với những chính sách quốc tế; cơ chế quản lý Nhà nước về thương
mại điện tử chưa phù hợp; không có sự hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị làm luật; có
rất ít sự trao đổi giữa nhà làm luật và các cá nhân, đơn vị ảnh hưởng bởi luật...

- Nguồn vốn đầu tư

Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt đòi hỏi vốn đầu tư lâu dài và ổn
định, đây là điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh vốn đầu tư, các
doanh nghiệp nội vẫn yếu thế hơn các nhà cung cấp trực tuyến toàn cầu xét trên nhiều
khía cạnh. Làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, thương mại
điện tử trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia
dự đoán, trong tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2
hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào
thị trường ngách.

b. Về phía doanh nghiệp

- Nguồn nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm

Nguồn nhân sự chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp, đặc biệt ở những địa
phương vùng sâu vùng xa, ở những vùng nông thôn mà thương mại điện tử chưa đủ
điều kiện để tiếp cận và phổ biến rộng rãi.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ còn hạn chế

Nền tảng mua sắm online còn nhiều lỗi, chưa nhiều tiện ích, chưa quá đa dạng phù
hợp cho mọi đối tượng sử dụng công nghệ thông tin - lý do cản trở chính cho thương
mại điện tử phát triển rộng rãi trong cộng đồng.

Bên cạnh đó khó khăn còn đến từ thách thức về an toàn, an ninh mạng, cho doanh
nghiệp và cả người tiêu dùng. An ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch
thương mại điện tử ở Việt Nam là vấn đề nan giải lớn cho các nhà quản lý doanh
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và chưa
yên tâm khi mua sắm online.

c. Về phía người tiêu dùng

- Khả năng tiếp cận của người dùng còn nhiều khó khăn

Một bộ phận người tiêu dùng chưa biết cách tiếp cận với thương mại điện tử. Hiện
nay có quá nhiều nền tảng mua hàng trực tuyến của những cá nhân và doanh nghiệp
lớn. Người mua hàng sẽ khó để nhận biết địa chỉ mua hàng nào thật sự uy tín, khi nền
tảng mạng xã hội họ sử dụng chỉ dừng lại ở Zalo, Facebook, nơi họ chỉ tiếp cận mua
bán online qua các livestream hoặc những nhóm kín với những sản phẩm không đảm
bảo chất lượng. Họ khó tiếp cận với những website mua sắm đảm bảo an toàn như
Lazada, Shopee, Tiki…

2.4 Giải pháp về sự phát triển của thương mại điện tử


a. Về phía nhà nước

- Thiết lập môi trường pháp lý phục vụ phát triển thương mại điện tử

Môi trường pháp lý về thương mại điện tử cũng như các ngành khác được hình
thành và phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. Khuôn khổ pháp lý
thường xuyên được rà soát để có các điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các giai
đoạn phát triển của đất nước, cũng như phù hợp với xu hướng công nghệ và luật pháp
quốc tế. Các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin và
thương mại điện tử cần được xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ về
chính sách thuế, lãi suất ưu đãi cho vay đối với các doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện
ứng dụng thương mại điện tử.

- Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử:

Qua nghiên cứu cho thấy, nhân lực công nghệ thông tin và thương mại điện tử chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh
còn lại nhân lực thương mại điện tử còn yếu và thiếu. Do đó, cần tập trung phát triển
nhân lực ở vùng sâu vùng xa, phổ biến cho người dân, mọi đối tượng về kiến thức cơ
bản về internet và ngành thương mại điện tử. Triển khai chương trình đào tạo ở cấp
bậc đại học, thể hiện tầm quan trọng của thương mại điện tử đến với sinh viên. Nâng
cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực ngành thương mại điện tử.

b. Về phía doanh nghiệp


- Đẩy mạnh giới thiệu dịch vụ cùng những lợi ích của thương mại điện tử

Cách tốt nhất để thương mại điện tử tiếp cận với người tiêu dùng là thông qua
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Với thói quen sử dụng TV, Youtube…
của gia đình Việt hiện nay, doanh nghiệp có thể đầu tư cho quảng cáo thương hiệu của
mình, chú trọng về mặt nội dung, hình thức sáng tạo, phù hợp với thuần phong mỹ tục
của Việt Nam.

- Sử dụng hình thức "chiến tranh nhân dân trong kinh doanh"

Thưởng cho các cá nhân bán hàng tốt, trong top cao hoặc đạt một KPI nhất định.
Điều này sẽ thúc đẩy các nhà bán lẻ cũng như các cơ sở kinh doanh cạnh tranh nhau,
cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra. Nhờ đó, các nền tảng ngày càng phát triển với
tốc độ nhanh chóng hơn.

- Mở rộng quy mô sử dụng thanh toán điện tử

Doanh nghiệp có thể tăng quy mô ứng dụng thanh toán điện tử trong cộng đồng
thông qua hỗ trợ thanh toán cho những dịch vụ đơn giản hàng ngày, từ những dịch vụ
nhỏ để người dùng dễ làm quen và dần hiện hữu trong cuộc sống. Ví dụ như thanh
toán điện tử cho dịch vụ công cộng, ở tuyến xe buýt, thanh toán hóa đơn tiền sinh
hoạt…
Cụ thể đầu năm 2020, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã trở thành đơn vị
vận tải hành khách công cộng tiên phong ứng dụng thanh toán VNPAY-QR trên toàn
bộ các quầy bán vé tháng xe buýt của Tổng công ty.

Chỉ trong nửa năm triển khai hình thức thanh toán ưu việt này, doanh thu thanh
toán không tiền mặt của đơn vị đã tăng lên khoảng 3 tỷ đồng - chiếm tỉ trọng gần 10%
doanh thu bán vé tháng của doanh nghiệp. Hình thức thanh toán này mang lại nhiều
phản hồi tích cực từ phía người dân. Một số cho rằng: “Nếu hình thức này có thể áp
dụng ngay trên xe buýt mà không phải thanh toán ở trạm sẽ rất hữu ích.”5

- Cải thiện phương thức thanh toán trực tuyến

Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh Smartphone càng ngày càng phổ biến
trong người dân. Muốn khách hàng sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến thay
cho tiền mặt thì phải có các công cụ thanh toán online trên di động, tăng tiện ích, sự
thuận lợi và dễ sử dụng thì sẽ tăng được số lượng người dùng.

- Phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa

Xây dựng quy trình chuẩn hóa toàn bộ các công đoạn sản xuất: nhận gửi, khai thác,
vận chuyển. Chuẩn hóa hạ tầng khai thác, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong tất cả các khâu quản lý, kinh doanh, khai thác dịch vụ.

Đẩy mạnh công tác đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ người lao động, đặc
biệt là kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cho đội ngũ giao dịch viên, nhân viên
chuyển phát, nhằm góp phần làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch
vụ.

c. Về phía người tiêu dùng


- Tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về dịch vụ thương mại điện tử

Song song với việc phổ cập kiến thức từ phía nhà nước và doanh nghiệp, người tiêu
dùng cần chủ động trang bị kiến thức cần thiết để đảm bảo lợi ích cá nhân khi tham gia
mua sắm online.

5
Hoàng Anh. (24/06/2020). Thanh toán không tiền mặt trên xe buýt: Xu hướng của tương lai. Truy cập từ:
https://vovgiaothong.vn/thanh-toan-khong-tien-mat-tren-xe-buyt-xu-huong-cua-tuong-lai
- Dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt khi mua sắm

Người tiêu dùng nên ưu tiên thanh toán bằng ví điện tử hoặc bằng các phương thức
khác thay cho tiền mặt, bởi sự an toàn và thuận lợi mà những phương thức đó mang
lại, tránh được sự rủi ro cũng như dễ dàng kiểm soát nguồn tiền của mình hơn.

Hiện những quốc gia tiến bộ đã và đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
những phương thức thanh toán thuận lợi hơn cho việc mua sắm như dùng thẻ ngân
hàng, ví điện tử, vân tay…
KẾT LUẬN

Nhờ vào những kiến thức, lý luận về tư bản thương nghiệp của C.Mác và Lênin,
nhóm đã có cái nhìn khoa học và hệ thống hơn, ôn lại các kiến thức từ bài giảng và
giáo trình, hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tư bản thương nghiệp mà việc học
lý thuyết chưa thể nắm rõ. Qua đó, các kỹ năng tư duy sẽ được rèn luyện và cải thiện
để củng cố các lập luận và đưa ra các dẫn chứng, giải pháp phù hợp. Từ đó áp dụng
vào việc vận dụng và phân tích tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam. Thương mại
điện tử dần trở thành một xu thế toàn cầu, và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Hình thức thương mại này giúp thay đổi nhiều thói quen, cách sống của người Việt,
ngày càng hiện đại hơn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy nền kinh tế đất nước
tăng trưởng nhất là trong thời buổi đại dịch Covid 19. Cùng với đó, nhiều thách thức
không nhỏ cũng được đặt ra đối với doanh nghiệp, nhà nước về vấn đề cung cấp chuỗi
cung ứng, hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng... Bởi lẽ đó, doanh nghiệp và nhà nước
phải chung tay trong việc phát triển thương mại điện tử, đặt ra các đề án, giải pháp phù
hợp để giải quyết các vấn đề, khó khăn. Có như vậy thì chính phủ và doanh nghiệp
mới có thể tận dụng tối ưu các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: NXB Bộ GD&ĐT

2. Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử

3. Danh Văn. (12/04/2019). Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Truy cập
từ https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh-nhan/kinh-doanh-dien-tu-va-thuong-mai-
dien-tu-23113.html

4. Viễn Thông. (24/02/201). 3 xu hướng của thương mại điện tử năm nay. Truy
cập từ https://vnexpress.net/3-xu-huong-cua-thuong-mai-dien-tu-nam-nay-
4239133.html

5. Hồng Phúc. (10/11/2020). Bình quân mỗi ngày người Việt dành gần 4 tiếng
truy cập Internet cho mục đích cá nhân. Truy cập từ https://baodautu.vn/binh-quan-
moi-ngay-nguoi-viet-danh-gan-4-tieng-truy-cap-internet-cho-muc-dich-ca-nhan-
d132948.html

6. OCS. (27/4/2021). Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021. Truy
cập từ https://ocs.com.vn/thuc-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2021/

7. Dương Quốc Hồng. (7/2020). Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại
Việt Nam. Truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-
tu-trong-phat-trien-kinh-te-tai-viet-nam-330340.html

8. Blog cá nhân. (9/2020). 6 điểm hạn chế của thương mại điện tử. Truy cập từ

https://94now.com/blog/6-diem-han-che-cua-thuong-mai-dien-tu.html

You might also like