Sket Bai2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

Sketchup – Bài 2 1

Nội dung
II.1 CÁC LỆNH TẠO THÊM VÀ XỬ LÝ HÌNH KHỐI............................................................ 2
II.1.1 Chọn đối tượng trong khung cảnh nhiều hình khối đan xen ................................................ 2
II.1.2 Tạo lớp cho bản vẽ - Layer .................................................................................................. 2
II.1.3 Làm việc với hệ trục tọa độ ................................................................................................. 4
II.1.4 Cho hiện các đường trục tại con trỏ ..................................................................................... 5
II.1.5 Chia đoạn thẳng thành những phần bằng nhau .................................................................... 6
II.1.6 Thay đổi đoạn thẳng bằng lệnh Move ................................................................................. 6
II.1.7 Thay đổi mặt tạo ra từ cung tròn bằng lệnh Move ............................................................... 6
II.1.8 Thay đổi kích thước đa giác đều .......................................................................................... 6
II.1.9 Tạo hình kim tự tháp bằng lệnh Move ................................................................................. 7
II.1.10 Vẽ hình En-líp.................................................................................................................... 7
II.1.11 Tạo hình phẳng đối xứng ................................................................................................... 8
II.1.12 Lệnh Offset ........................................................................................................................ 8
II.1.13 Lệnh Follow Me ................................................................................................................ 9
II.1.14 Tạo hình nón .................................................................... Error! Bookmark not defined.
II.1.14.1 Dùng phương pháp biến đổi hình trụ ............................................................................ 11
II.1.14.2 Dùng lệnh Follow Me ................................................................................................... 11
II.1.15 Vẽ hình cầu bằng lệnh Follow Me ................................................................................... 12
II.1.16 Copy và tạo dãy các đối tượng theo hàng và cột. ............................................................ 12
II.1.17 Tạo dãy các đối tượng và xếp vòng tròn.......................................................................... 13
II.1.18 Phóng to, thu nhỏ hình 2D bằng lệnh Scale ..................................................................... 14
II.1.19 Phóng to, thu nhỏ hình 3D bằng lệnh Scale ..................................................................... 15
II.1.20 Tạo hình đối xứng bằng lệnh Scale ................................................................................. 16
II.1.21 Tạo hình đối xứng bằng lệnh Flip Along ......................................................................... 16
II.1.22 Tạo hình khối phức hợp ................................................................................................... 17
II.1.23 Tạo nhóm các hình khối .................................................................................................. 18
II.2 THỰC HÀNH ..................................................................................................................... 19
II.2.1 Tạo quai treo ...................................................................................................................... 19
II.2.2 Tạo hình giỏ ....................................................................................................................... 22
II.2.3 Vẽ nền đất bên trong giỏ .................................................................................................... 24
II.2.4 Đưa thân giỏ vào vị trí ....................................................................................................... 25
II.2.5 Tạo hình cây cỏ.................................................................................................................. 26
2 Sketchup – vẽ hình phẳng

Bài 2

II.1 CÁC LỆNH TẠO THÊM VÀ XỬ LÝ HÌNH KHỐI

II.1.1 Chọn đối tượng trong khung cảnh nhiều hình khối đan xen
Để chọn được đúng đối tượng cần thiết một cách nhanh chóng, ngoài việc chọn bằng cửa
sổ hoặc giữ phím Ctrl, chúng ta còn có thể làm như sau:
1. Dùng chuột:
 Nhấn đúp vào một mặt của hình khối, mặt đó và cả đường bao quanh nó được chọn.
 Nhấn 3 nháy liên tục vào một hình khối, cả hình khối được chọn.
2. Dùng trình đơn động:

 Nhấn nút - chọn đối tượng.


 Nhấn phải chuột vào một đối tượng (cạnh mép hoặc mặt của hình khối). Trình đơn
động hiện ra. Nhấn chọn Select, các phương án tiếp theo hiện ra:

 Bounding Edges: chọn các đường bao quanh mặt.


 Connected Faces: các mặt liền kề.
 All Connected: tất cả các đối tượng liên quan.
 All on same Layer: tất cả các đối tượng cùng lớp.
 All with same Material: tất cả các đối tượng cùng vật liệu.

II.1.2 Tạo lớp cho bản vẽ - Layer


Lớp của bản vẽ làm nhiệm vụ quản lý các đối tượng. Khi cần ẩn các đối tượng này để cho
bản vẽ thoáng hơn, dễ thao tác với các đối tượng khác, có thể cho tắt lớp.
Thanh công cụ Layer:

1. Tạo lớp mới:

 Nhấn nút , hộp thoại hiện ra.


Sketchup – Bài 2 3

 Nhấn nút , tạo lớp mới. Lớp mới có tên mặc định: Layer1. Có thể cho tên khác
bằng cách nhấy đúp vào tên lớp và gõ chữ khác.
2. Xóa lớp:
 Nhấn trái vào tên lớp cần xóa.
 Nhấn nút , nếu lớp có chứa các đối tượng, hộp thoại hiện ra, chọn phương án xử
lý:

 Move contents to Default layer: chuyển các đối tượng sang lớp mặc định.
 Delete contents: xóa cả các đối tượng.
 Nhấn OK, kết thúc lệnh.
 Đưa lớp lên để vẽ:
 Nhấn nút , danh sách lớp hiện ra. Nhấn đánh dấu tên lớp cần đưa lên.

3. Tắt lớp:

 Nhấn nút , hộp thoại hiện ra.


 Nhấn bỏ dấu  tại cột Visible.
 Các đối tượng thuộc lớp bị tắt không nhìn thấy trên màn hình.
 Cho hiện lớp: làm ngược lại.
4. Chọn màu cho lớp:
 Nhấn vào nút màu tại cột Color, hộp thoại hiện ra.
4 Sketchup – vẽ hình phẳng

 Chọn màu cần dùng, nhấn OK.


5. Cho hiện các đối tượng có màu theo lớp:
 Nhấn nút .
 Chọn Color by layer.

II.1.3 Làm việc với hệ trục tọa độ


Hệ trục tọa độ cũng đóng góp một phần quan trọng trong dựng hình. Các hướng đùn hoặc
đẩy đều song song với trục tọa độ, do đó việc xác định gốc và hướng các trục tọa đội giúp chúng
ta tạo ra các hình khối như ý muốn.
1. Di chuyển hệ trục tọa độ và xác định hướng của các trục:
 Nhấn phải chuột vào hệ trục tọa độ.
 Chọn Place.
 Đưa gốc tọa độ đến điểm mới.
 Xoay, chọn hướng của các trục. Hình dưới minh họa hệ trục được di chuyển đến mái
nhà.
Sketchup – Bài 2 5

2. Đưa hệ tọa độ về vị trí ban đầu:


 Nhấn phải chuột vào một trục tọa độ.
 Chọn Reset. Hệ trục được đưa về vị trí ban đầu.
3. Cho ẩn, hiện hệ trục tọa độ:
 Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
 Nhấn phải chuột vào trục tọa độ, chọn Hide, hệ trục bị ẩn đi.
 Trình đơn: View  Axis (có đánh dấu  - hiện, không đánh dấu - ẩn).
4. Chọn hướng nhìn song song với trục Z (xanh nước biển):
 Nhấn phải chuột vào một trục tọa độ.
 Chọn Align View.

II.1.4 Cho hiện các đường trục tại con trỏ


Các đường này không phải trục tọa độ, chúng chỉ là các sợi tóc song song với các trục tọa
độ.
1. Ra lênh trên trình đơn: Windows  Preference.
2. Hộp thoại hiện ra, chọn Drawing.

3. Nhấn đánh dấu  Display crosshairs, khi vẽ, các trục gắn với con trỏ như hình dưới.
Chúng ta dễ dàng đưa con trỏ dọc theo các trục để vẽ.
6 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.1.5 Chia đoạn thẳng thành những phần bằng nhau


1. Nhấn phải chuột vào đoạn cần chia.
2. Trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Divide.
3. Đưa chuột vào đoạn đã chọn, các điểm chia hiện ra.
4. Gõ số đoạn, gõ Enter - kết thúc lệnh.

II.1.6 Thay đổi đoạn thẳng bằng lệnh Move


1. Ra lệnh Move.
2. Nhấn trái chuột vào đoạn thẳng, chọn điểm gốc và di chuyển đến vị trí khác, nhấn trái
chuột, cả đoạn thẳng bị di chuyển đến vị trí mới (nếu đoạn thằng có dính đến các đối
tượng khác, các đối tượng này cũng bị kéo theo).
3. Nhấn trái chuột vào điểm đầu mút của đoạn thẳng, di chuyển đến vị trí mới, nhấn trái
chuột. Điểm này bị di chuyển, đầu kia giữ nguyên.

II.1.7 Thay đổi mặt tạo ra từ cung tròn bằng lệnh Move
1. Ra lệnh Move.
2. Đưa con trỏ vào mặt cong, khi nào một đường nét đứt màu xanh hiện ra, có thể di chuyển.
3. Nhấn trái, giữ và rê chuột. Mặt cong cung tròn thay đổi kích thước. Có thể cả lõm vào.
4. Có thể cho đoạn dịch chuyển chính xác tại ô Length, gõ Enter.
5. Đối với mặt trụ cũng tương tự như mặt cung tròn.

II.1.8 Thay đổi kích thước đa giác đều


1. Ra lệnh Move.
2. Đưa con trỏ vào trung điểm của cạnh đa giác đều. Có trung điểm chỉ di toàn bộ đa giác.
Chỉ có hai trung điểm của hai cạnh đối nha là có thể co giãn làm thay đổi kích thước đa
giác.
3. Tìm trung điểm co giãn làm thay đổi kích thước đa giác, nhấn, giữ và rê chuột.
4. Có thể cho đoạn dịch chuyển chính xác tại ô Length, gõ Enter.
5. Đối với hình khối đùn lên tứ đa giác đều, cũng có thê làm thay đổi kích thước bằng lệnh
Move, giống như mặt trụ.
Sketchup – Bài 2 7

6. Nếu thay đổi kích thước đa giác đều của các mặt đáy, chúng ta được hình chóp.

II.1.9 Tạo hình kim tự tháp bằng lệnh Move


1. Vẽ hình vuông và các đường chéo như hình dưới bên trái.
2. Ra lệnh Move.
3. Nhấn trái chuột vào giao điểm cúa các đường chéo.
4. Kéo chuột dọc theo trục thẳng đứng (hoặc trục vuông góc với mặt phẳng chứa hình
vuông). Hình tháp được tạo ra.
5. Có thể cho kích thước chính xác tại các ô nhập liệu.

II.1.10 Vẽ hình En-líp


Trong các lệnh của SketchUP, không có lệnh vẽ hình En-líp, chúng ta có thể vẽ bằng cách
sau:
1. Ra lệnh vẽ hình tròn.
2. Dùng lệnh Scale để thay đổi kích thước của một trục.
8 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.1.11 Tạo hình phẳng đối xứng


Trong SketchUp, không có lệnh vẽ hình đối xứng. Với hình khối 3D, chúng ta có
thể dùng lệnh Scale để tạo hình đối xứng, nhưng với các hình biên dạng phẳng, việc dùng
lệnh Scale không giúp được gì nhiều.
Chúng ta dùng lệnh Rotate để tạo hình đối xứng có hiệu quả.
1. Chúng ta bắt đầu vẽ trục đối xứng và đối tượng gốc trên cùng một mặt phẳng như hình
dưới.

2. Dùng lệnh Orbit để xoay hình sao cho chúng ta nhìn theo hướng từ trên xuống.
3. Nhấn chọn hình gốc.
4. Ra lệnh Rotate bằng một trong các cách sau: Trình đơn: Tools -> Rotate hoặc nhấn nút

, hoặc gõ Q.
5. Đưa hình thước đo độ vào đầu mút của trục đối xứng.
6. Nhấn chọn góc bắt đầu là đường nối hai đầu mút hình gốc và trục đối xướng.
7. Giữ phím Ctrl (tạo bản sao).
8. Xoay 180 độ, nhấn trái chuột, hình đối xứng được tạo ra.

9. Nhấn , kết thúc lệnh.

II.1.12 Lệnh Offset


Tạo ra một đường hoặc một mặt mới, đồng dạng với hình gốc và cách hình gốc một
khoảng cho trước. Hình gốc là các đường cong (cung tròn hoặc đường tự do, đoạn thằng không
làm được) hoặc các cạnh mép (thằng hoặc cong) của các mặt.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
Sketchup – Bài 2 9

 Trình đơn: Tools  Offset.

 Thanh công cụ: Edit 


 Phím tắt: F.
2. Nhấn trái chuột vào mặt (face) hoặc đường gốc, rê chuột, bản sao đồng dạng hiện ra.
3. Nhấn trái chuột, được một bản sao.
4. Có thể chọn từng cạnh mép để Offset.
5. Có thể cho khoảng cách chính xác tại ô Distance và gõ Enter.

6. Đối với các mặt cần các khoảng Offset giống nhau, chúng ta làm như sau:
 Ofsset một mặt với giá trị đã chọn.
 Nháy đúp chuột vào các mặt khác.

II.1.13 Lệnh Follow Me


Tạo hình từ biên dạng bằng cách đùn theo một đường dẫn.
Đường dẫn có thể là cạnh mép của hình khối, đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, hình en-
líp, đường tự do.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Tools  Follow Me.

 Thanh công cụ: Edit 


2. Nhấn trái chuột vào biên dạng.
3. Đưa con trỏ dọc theo đường dẫn, đường dẫn hiện màu đỏ và hình khối được tạo ra.
4. Nhấn trái chuột, kết thúc một hình.
10 Sketchup – vẽ hình phẳng

5. Nhấn nút , kết thúc lệnh.

6. Chúng ta có thể tạo hình tròn xoay bằng cách dùng đường dẫn là vòng tròn.

II.1.14 Tạo hình hộp


1. Ra lệnh trên trình đơn: Draw  Box.
2. Hộp thoại hiện ra.

3. Cho các tham số:


 Width: bề rộng.
 Height: chiều cao.
 Depth: bề dầy.
4. Nhấn OK, hộp có kích thước nói trên được tạo ra ngay tại gốc tọa độ.
Sketchup – Bài 2 11

II.1.15 Tạo hình nón


Có hai cách tạo hình nón:
1. Tạo hình trụ sau đó dùng lệnh Move, di chuyển điểm cạnh mép đường tròn vào tâm.
2. Dùng lệnh Follow Me đùn biên dạng hình tam giác theo vòng tròn.

II.1.15.1 Dùng phương pháp biến đổi hình trụ


1. Vẽ hình trụ.
2. Ra lệnh Move.
3. Đưa con trỏ đến cạnh mép tròn của hình trụ, khi xuất hiện điểm xanh và chữ Endpoint
(cạnh mép không chuyển thành màu xanh, nếu chuyến thành màu xanh sẽ di chuyển cả
cạnh mép), nhấn trái chuột.
4. Đưa con trỏ vào tâm hình tròn, đến khi hình tròn trở thành một điểm, nhấn trái chuột, hình
nón được tạo ra.

5. Tùy theo khoảng cách di chuyển có thể tạo ra hình nón cụt.
6. Có thể cho giá trị chính xác tại ô Length.

II.1.15.2 Dùng lệnh Follow Me


1. Dùng các lệnh vẽ hình tròn và hình tam giác theo vị trí và tư thế như hình dưới bên trái.
2. Ra lệnh Follow Me.

3. Nhấn chọn mặt tam giác.


4. Đưa con trỏ dọc theo vòng tròn, kết thúc tại điểm chân đường sinh.
5. Nếu không đi hết vòng tròn, sẽ được một hình không trọn vẹn.
12 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.1.16 Vẽ hình cầu bằng lệnh Follow Me


1. Vẽ hai hình tròn trên hai mặt phẳng vuông góc nhau. Vị trí hai hình này tùy ý. Một hình là
biên dạng của hình cầu, một hình là đường dẫn.

2. Ra lệnh Follow Me.


3. Nhấn chọn hình tròn biên dạng.
4. Đưa con trỏ dọc theo vòng tròn đường dẫn, khi nào thấy hình cầu được tạo ra (hoặc vòng
tròn đường dẫn không hiện màu đỏ nữa) thì nhấn trái chuột.
5. Nếu không đi hết vòng tròn, sẽ được một hình không trọn vẹn.
6. Có thể dùng lệnh xóa để xóa đường dẫn.

II.1.17 Copy và tạo dãy các đối tượng theo hàng và cột.
1. Nhấn chọn đối tượng (mặt, cạnh mép, cả hình khối hoặc các hình 2D).
2. Ra lệnh Move.
Sketchup – Bài 2 13

3. Giữ phím Ctrl, nhấn trái chọn điểm gốc.


4. Giữ và rê chuột được một bản sao.
5. Đưa đến vị trí cần thiết, nhấn chuột. Bản sao được tạo ra.
6. Muốn tạo một dãy các bản sao, gõ số bản sao và chữ X, gõ Enter, các bản sao sẽ nối tiêp
sau bản sao thứ nhất, cách nhau một khoảng bằng từ điểm gốc đến điểm nhấn chuột như
hình dưới.

7. Nếu đã chọn điểm gốc và điểm đích , muốn các bản sao chia đều khoảng đó ra, gõ dấu /
trước, ví dụ: /3=, thêm 3 bản sao xen vào giữa cách đều nhau.
8. Tạo dãy các đối tượng theo hành và cột:

 Sau khi đã tạo được một hàng, như trên, nhấn nút , kết thúc lệnh Move.
 Nhấn chọn tất cả các đối tượng của hàng vừa tạo ra.
 Ra lệnh Move (nếu ra lệnh Move trước, sẽ khó chọn được tất cả các đối tượng).
 Các bước tiếp theo giống như mục 6 và 7.
 Có thể tiếp tục thực hiện lệnh Move để tạo thêm các hàng nữa.

9. Nhấn nút , kết thúc lệnh Move.

II.1.18 Tạo dãy các đối tượng và xếp vòng tròn


Chúng ta dùng lệnh Rotate để tạo dãy.
1. Nhấn chọn đối tượng gốc.
2. Ra lệnh Rotate, con trỏ có hình thước đo độ, nhấn chọn tâm dãy.
3. Nhấn chọn đường chuẩn xác định góc quay.
4. Giữ phím Ctrl để tạo bản sao.
5. Nhấn chọn góc quay hoặc cho giá trị góc giữa hình gốc và bản sao tại ô Angle dưới đáy
bên phải màn hình, gõ Enter.
14 Sketchup – vẽ hình phẳng

6. Tiếp tục gõ số bản sao và chữ X (ví dụ 3x tại ô Angle, sẽ có thêm 3 hình nối tiếp nhau sau
hình gốc).
7. Nếu đã cho góc giữa hình gốc và bản sao, muốn các bản sao chia đều khoảng đó ra, gõ dấu
/ trước, ví dụ: /5=, thêm 3 bản sao xen vào giữa cách đều nhau.

II.1.19 Phóng to, thu nhỏ hình 2D bằng lệnh Scale


Hình 2D là các đường vẽ phác khép kín tạo thành một mặt đa giác (face) hoặc các ảnh
(image).
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Tools  Scale.
 Phím tắt: S.
2. Nhấn trái chuột vào mặt, các nút kiểm soát hiện ra.

3. Nhấn trái chuột vào nút kiểm soát (hai nút đối nhau sẽ hiện màu đỏ), giữ và rê chuột, kích
thước mặt bị thay đổi:
 Các nút tại trung điểm cạnh, thay đổi theo chiều rộng hoặc chiều dài (chỉ cho được
một hệ số).
Sketchup – Bài 2 15

 Các nút tại đỉnh, thay đổi theo đường chéo, nghĩa là chiều rộng và chiều dài có thể
thay đổi theo các hệ số khác nhau nếu tại ô Scale cho hai giá trị cách nhau bằng dấu
phẩy.

4. Đối với mặt đa giác, cũng chỉ có thể cho hệ số theo hai phương mà thôi.

5. Nếu giữ phím Ctrl, trọng tâm hình hiện ra. lúc này, hệ số thu phóng tính từ tâm (cũng có
thể cho hai hệ số khác nhau).

6. Nếu giữ phím Shift, chỉ có một hệ số duy nhất cho tất cả các phương.

II.1.20 Phóng to, thu nhỏ hình 3D bằng lệnh Scale


Đôi với hình khối, chúng ta có thể phóng to thu nhỏ theo từng mặt, theo cả hình khối.
1. Phóng to thu nhỏ theo mặt:
 Ra lệnh Scale.
 Nhấn chọn mặt.
 Thực hiện giống như hình phẳng. Nếu chọn mặt trụ, cả khối trụ được chọn.
16 Sketchup – vẽ hình phẳng

2. Phóng to thu nhỏ cả hình khối:


 Nhấn chọn hình khối (nhấn chuột 3 lần liên tiếp vào hình khối).
 Ra lệnh Scale.
 Dùng các nút để thay đổi hệ số hoặc cho giá trị hệ số chính xác.
 Giữ Ctrl, lấy hệ số từ trọng tâm.
 Có thể cho 3 hệ số khác nhau nếu hai nút định hướng nằm theo đường chéo hoặc từ
tâm ra.

 Nếu giữ phím Shift, chỉ có một hệ số duy nhất cho tất cả các phương.

II.1.21 Tạo hình đối xứng bằng lệnh Scale


1. Nhấn chọn hình khối (nhấn chuột 3 lần liên tiếp vào hình khối).
2. Ra lệnh Scale.
3. Nhấn trái chuột vào nút giữa của mặt đối xứng.

4. Cho giá trị tại ô Red Scale = -1 , gõ Enter.


5. Hình đối xứng được tạo ra.

II.1.22 Tạo hình đối xứng bằng lệnh Flip Along


1. Nhấn chọn hình khối (nhấn chuột 3 lần liên tiếp vào hình khối).
2. Nhấn phải chuột, trình đơn động hiện ra.
3. Nhấn chọn Flip Along.
4. Tiếp theo chọn:
 Red Axis: lật dọc theo trục màu đỏ.
 Green Axis: lật dọc theo trục màu xanh lá cây.
 Blue Axis: lật dọc theo trục màu xanh da trời.
Sketchup – Bài 2 17

II.1.23 Tạo hình khối phức hợp


Chúng ta có thể tạo hình khối phức hợp bằng cách cho các hình khối giao nhau.
1. Trong ví dụ này chúng ta lấy hai hình khối là khôi hộp và khối trụ có biên dạng tự do.

2. Dùng lệnh Move di chuyển khối trụ đến khối hộp.

3. Kết thúc lệnh di chuyển.


4. Chúng ta có thể thực hiện ghép khối bằng các cách sau:
 Nhấn phải chuột vào khối trụ, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn: Intersect 
Intersect with Model.
 Nhấn chọn cả hai khối, nhấn phải chuột, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn:
Intersect  Intersect Selected.
5. Hai khối dính vào nhau.

6. Nếu muốn khoét hình khối, chúng ta xóa khối đối tác.
18 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.1.24 Tạo nhóm các hình khối


Chúng ta cũng có thể gom một số hình khối thành một nhóm (group) và nhóm này chịu
tác động của các lệnh hiệu chỉnh như một đối tượng.
1. Chọn các hình khối cần tạo nhóm.
2. Nhấn phải chuột, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Make Group.

3. Khi nhấn chọn đối tượng, cả nhóm được chọn (hình trên bên phải).
4. Muốn hủy nhóm, nhấn phải chuột vào nhóm, chọn Explode.
Hết lý thuyết Bài 2
Sketchup – Bài 2 19

II.2 THỰC HÀNH


Trong bài thực hành này chúng ta tạo giỏ hoa treo như hình dưới.

II.2.1 Tạo quai treo


1. Tạo hình chữ nhật trên mặt đứng (đi qua trục xanh da trời và trục màu đỏ) có kích thước
500x500 để làm mặt phẳng làm việc vẽ các hình phẳng trên mặt này (hạn chế của
SketchUp là chọn mặt phẳng làm việc nếu không có các mặt dựng sẵn sẽ rất khó).
2. Vẽ đường thẳng đứng làm trục đối xứng.
3. Vẽ đường xiên làm quai:
Để vẽ được chính xác chúng ta phải làm các bước phụ như sau:

 Dùng lệnh Tape Measure để tạo ra các đường dựng hình cách trục đối xứng
và cạnh mép như hình dưới bên trái.

 Nhấn nút , kết thúc lệnh.


 Ra lệnh vẽ đoạn thẳng , bắt điểm vào các giao điểm tạo thành đường chéo.

 Nhấn nút , kết thúc lệnh.


 Dùng lệnh Erase xóa các đường dựng hình (hình dưới bên phải).
20 Sketchup – vẽ hình phẳng

4. Dùng lệnh Erase xóa hình chữ nhật.


5. Dùng lệnh Rotate để tạo hình đối xứng:
 Nhấn chọn đường xiên vừa tạo ra.

 Ra lệnh Rotate .
 Đưa hình thước đo độ vào đầu mút của trục đối xứng.
 Nhấn chọn góc bắt đầu là đường nối hai đầu mút hình gốc và trục đối xướng.
 Giữ phím Ctrl (tạo bản sao).
 Xoay 180 độ, nhấn trái chuột, hình đối xứng được tạo ra.

 Nhấn , kết thúc lệnh.

6. Dùng lệnh Circle , vẽ hai đường tròn có tâm là hai đầu mút của hai đường chéo, bán
kính là 10mm như hình dưới.
Sketchup – Bài 2 21

7. Dùng lệnh Follow Me để tạo hai thanh quai:

 Ra lệnh Follow Me .
 Nhấn chọn biên dạng là hình tròn bên trái.
 Đưa con trỏ dọc theo đường dẫn, khi thanh hình trụ hiện ra nhấn trái chuột.
 Tiếp tục làm với thanh bên phải.

 Nhấn , kết thúc lệnh

8. Dùng lệnh Circle , vẽ đường tròn có tâm là ầu mút của trục đối xứng, bán kính là
65mm như hình dưới bên trái.

9. Dùng lệnh Pull/Push , tạo tấm từ đường tròn vừa vẽ, cho bề dầy tại ô Distance =
10 (hình dưới bên phải).

Chúng ta đã tạo xong quai treo.


22 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.2.2 Tạo hình giỏ


Trong phần này, chúng ta thực hiện các việc sau:
 Chúng ta tạo thân giỏ riêng sau đố di chuyển gắn vào quai giỏ hoa.
 Tạo biên dạng hình một phần của En-líp và một hình tròn làm đường dẫn.
 Dùng lệnh Follow Me để tạo hình tròn xoay.
 Để tạo được mặt phẳng làm việc, chúng ta phải vẽ hình chữ nhật bên ngoài quai đã
tạo tránh khi thao tác làm hỏng quai.
 Để vẽ được mặt, mằm trên mặt phẳng thẳng đứng, nên cho hiện các đường trục tại
con trỏ.

1. Ra lệnh Line , vẽ hình chữ nhật kích thước 700x1500 bên ngoài quai đã tạo.
2. Di chuyển hệ trục tọa độ vào trung điểm cạnh đáy hình chữ nhật:
 Ra lệnh: Trình đơn: Tools  Axes.
 Đưa con trỏ vào trung điểm cạnh đáy hình chữ nhật, nhấn trái chuột.
 Rê chuột dọc theo trục màu đỏ, nhấn chuột.
 Rê chuột dọc song song với trục màu xanh lá cây, nhấn chuột. Hệ trục tọa độ được
đưa đến vị trí mới.

3. Vẽ vòng tròn có tâm nằm trên trục xanh nước biển, bán kính 275mm.
4. Nhấn trái chuột, chọn vòng tròn.

5. Ra lệnh Scale , cho hệ số từ tâm ra (nhấn phím Ctrl) là 1.3 để tạo hình en-líp.
Sketchup – Bài 2 23

6. Dùng lệnh Erase xóa hình chữ nhật.

7. Nhấn , kết thúc lệnh xóa.


8. Ra lệnh Offset, nhấn chọn hình en-líp, kéo chuột vào trong, gõ 20, gõ Enter.

9. Nhấn , kết thúc lệnh Offset.

10. Dùng lệnh Tape Measure vẽ một đường từ đáy hình en-líp, có độ dài 500mm.
11. Vẽ đường thẳng đi qua điểm 500 và cắt qua hình en-líp.

12. Dùng lệnh Erase xóa các đường, còn để lại biên dạng như hình dưới.
13. Vẽ vòng tròn, tâm tại gốc tọa độ, bán kính bằng 200.

14. Tạo hình tròn xoay:

 Ra lệnh Follow Me .
 Nhấn chọn biên dạng là móng ngựa.
 Đưa con trỏ dọc theo đường tròn nằm ngang, khi hình tròn xoay kín hoàn toàn, nhấn
trái chuột.

 Nhấn , kết thúc lệnh.


24 Sketchup – vẽ hình phẳng

15. Dùng lệnh Erase xóa hình tròn. Kết quả được hình giỏ tròn xoay như hình dưới bên
phải.

II.2.3 Vẽ nền đất bên trong giỏ


1. Vẽ hình tròn có tâm tại điểm đầu mút trục đối xứng, bane kính bằng 260mm.

2. Dùng lệnh Pull/Push , tạo tấm từ đường tròn vừa vẽ, cho bề dầy tại ô Distance =

20mm (hình dưới bên trái). Kết thúc lệnh này bằng nút .
3. Nhấn một điểm ngoài tấm vừa tạo, kéo thành cửa sổ bao trùm tấm này, nhấn chuột. Tấm
này được chọn.

4. Ra lệnh Move .
5. Đưa con trỏ chọn điểm gốc là tâm vòng tròn.
6. Đưa con trỏ dọc theo trục thẳng đứng, gõ số tại ô Distance = 460. Tấm được đưa lên vị
trí chân thanh quai treo (hình dưới bên phải).
Sketchup – Bài 2 25

II.2.4 Đưa thân giỏ vào vị trí


Để có điểm bắt dính chính xác, chúng ta phải vẽ thêm đường phụ tại thân giỏ.
1. Vẽ đoạn thẳng xuất phát từ gốc tọa độ dọc theo trục xanh nước biển, có độ dài vượt qua
thân giỏ.
2. Vẽ đường thứ hai, có điểm xuất phát là điểm giao giữa đường thứ nhất và thân giỏ (tâm
đáy), đưa con trỏ dọc theo trục xanh biển, gõ số 460.
3. Dùng lệnh xóa đường thứ nhât.

4. Nhấn , kết thúc lệnh xóa.


5. Nhấn đúp 3 lần vào thân giỏ (chọn toàn bộ thân giỏ).
6. Ra lệnh Move.
7. Chọn điểm gốc là đầu mút đoạn thẳng dọc trục thân giỏ, điểm đích là giao điểm của trục
đối xứng phần quai giỏ và mặt nền đất.

8. Nhấn , kết thúc lệnh, kết quả như hình trên bên phải.

9. Dùng lệnh Erase xóa trục đối xứng.


26 Sketchup – vẽ hình phẳng

II.2.5 Tạo hình cây cỏ


Chúng ta dùng các lệnh đã học để vẽ các nhánh lá bên ngoài sau đó dùng lệnh Move đưa
vào trong giỏ.

Phần tô màu và vật liệu sẽ học ở bài sau.

Hết bài thực hành bài 2.

You might also like