Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Sketchup – Bài 3 1

Nội dung
III.1 VẬT LIỆU VÀ TÔ MÀU - MATERIAL ............................................................................. 2
III.1.1 DÙNG VẬT LIỆU CÓ SẴN.............................................................................................. 2
III.1.1.1 Gán vật liệu cho mô hình ................................................................................................ 2
III.1.1.2 Thay đổi tông vật liệu ...................................................................................................... 4
III.1.1.3 Căn chỉnh mảng vật liệu .................................................................................................. 7
III.1.1.4 Ý nghĩa các nút kiểm soát cố định góc ảnh ..................................................................... 8
III.1.1.5 Đưa ảnh vào làm mẫu tô bề mặt bằng lệnh Import ......................................................... 9
III.1.1.6 Dán ảnh trùm qua góc của hình khối ............................................................................. 11
III.1.1.7 Dán ảnh lên mặt côn bằng phương pháp hình chiếu ..................................................... 14
III.1.2 TẠO VẬT LIỆU MỚI ...................................................................................................... 15
III.1.2.1 Tạo vật liệu dùng cho bản vẽ hiện thời ......................................................................... 15
III.1.2.2 Tạo thư viện vật liệu ...................................................................................................... 16
III.1.2.3 Mở thư viên vật liệu có sẵn ........................................................................................... 19
2 Sketchup – Bài 3

Bài 3

III.1 VẬT LIỆU VÀ TÔ MÀU - MATERIAL

III.1.1 DÙNG VẬT LIỆU CÓ SẴN

III.1.1.1 Gán vật liệu cho mô hình


1. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.
2. Hộp thoại hiện ra.

 Nhấn nút , danh sách các chủng loại vật liệu hiện ra.
Sketchup – Bài 3 3

 Nhấn chọn loại cần dùng. Trong một loại vật liệu lại có các ô màu và ảnh khác nhau.
 Nhấn vào ô cần dùng (hình trên bên phải).
3. Nhấn chuột vào bề mặt cần to vật liệu.

4. Tiếp tục tô cho mặt khác hoặc nhấn nút - kết thúc lệnh.
5. Muốn tô vật liệu cho cả hình khối phải nhấn chọn cả hình khối trước khi ra lệnh tô vật
liệu.
4 Sketchup – Bài 3

III.1.1.2 Thay đổi tông vật liệu


Sau khi đã tô vật liệu cho mô hình, chúng ta có thể thay đổi.
1. Ra lệnh tô vật liệu. Hộp thoại hiện ra. Nhấn mục Edit, nội dung hộp thoại như hình dưới.

2. Thay đổi màu – Color. Nhấn vào nút , danh sách các loại bảng chọn màu hiện ra.
Nhấn chọn một loại.
Sketchup – Bài 3 5

 Nếu chọn Color Wheel, Có các cách thay đổi màu của vật liệu như sau:
o Nhấn vào thanh trượt và rê chuột để xác định độ sáng tối của màu (hình dưới
bên trái).
o Nhấn vào vòng tròn màu, rê chuột để chọn màu (hình dưới bên phải).

 Nếu chọn các loại khác, có các thanh trượt để thay đổi như hình dưới.

3. Thay đổi Texture – hình bề mặt:


  Use texture image – OFF: không sử dụng ảnh tô bề mặt. Lúc này bề mặt hình
khối chỉ tô màu đã chọn giống như được sơn.
 ON: có dùng ảnh tô bề mặt. Ảnh đã được chọn mặc định tại ô vật liệu chúng ta chọn
lúc trước. Tên ảnh được ghi tại ô bên dưới.
6 Sketchup – Bài 3

 Có thể nhấn nút để chọn ảnh khác.


 Nhấn nút để dùng các phần mềm khác sửa ảnh.
 Kích thước ảnh phủ bề mặt hình khối như hình dưới.

Hình dưới minh họa kích thước ảnh phủ lên bề mặt hình khối.

4. Opacity – độ mờ đục. Dùng thanh trượt để xác định độ trong suốt. Nế để 100 là mờ
(đặc), nhỏ hơn 100 là độ trong suốt có thể nhìn thấy các cạnh phía khuất. Hình dưới bên
phải có độ mờ đục là 64.

5. Nhấn nút - kết thúc lệnh.


Sketchup – Bài 3 7

III.1.1.3 Căn chỉnh mảng vật liệu


Khi chúng ta dùng ảnh để tô bề mặt của hình khối, kích thước ảnh thường không ăn khớp
với hình khối, chúng ta có thể căn chỉnh cho khớp.
Trong phần này, tôi lấy ví dụ, chúng ta có hình chiếc cửa sổ, cần gắn vào mảng hình chữ
nhật sao cho khung cửa ăn khớp với hình chữ nhật đó.
1. Ra lệnh tô vật liệu.
2. Chọn ảnh hình cửa sổ, gán cho mặt hình chữ nhật.

3. Nhấn nút - kết thúc lệnh.


4. Nhấn phải chuột vào mảng vật liệu vừa tô. Trình đơn động hiện ra, chọn Texture 
Position.
8 Sketchup – Bài 3

5. Ảnh hiện ra với các nút kiểm soát. Nếu các nút này được đặt cố định sẽ khó căn chỉnh.
6. Nhấn phải chuột vào một nút, nhấn bỏ dấu  tại Fixed Pins.
7. Nhấn vào nút kiểm soát, giữ và rê chuột đến góc của mặt chữ nhật.

8. Sau khi đã căn chỉnh các góc chính xác, nhấn phải chuột và đánh dấu  tại Fixed Pins.
9. Nhấn trái chuột vào vùng trống, ảnh trùng khít với mặt hình khối.

III.1.1.4 Ý nghĩa các nút kiểm soát cố định góc ảnh


Khi ảnh đã cố định góc bằng Fixed pins, các nút có các cức năng sau:
1. - làm méo ảnh. Nhấn , giữ và rê chuột, ảnh bị méo đi.
Sketchup – Bài 3 9

2. - di chuyển ảnh. Nhấn, giữ và rê chuột, ảnh bị di chuyển


3. – phóng to, thu nhỏ ảnh. Nhấn , giữ và rê chuột, ảnh phóng to hoặc thu nhỏ.
4. - xoay ảnh. Nhấn , giữ và rê chuột, ảnh xoay.

III.1.1.5 Đưa ảnh vào làm mẫu tô bề mặt bằng lệnh Import
Ngoài việc tạo và thay đổi bề mặt vật liệu bằng các lệnh nói trên, chúng ta cũng có thể
dùng lệnh Import để đưa ảnh vào.
1. Ra lệnh: Trình đơn: File  Import.
2. Hộp thoại hiện ra. Nhấn chọn tệp ảnh cần dùng.
10 Sketchup – Bài 3

1. Nhấn chọn tệp ảnh và nhấn Open.

2. Bức trang dính với con trỏ. Nhấn điểm đầu đặt bức tranh.
3. Rê chuột để định độ rộng của bức trang.
4. Nhấn chuột, bức tranh được đưa vào bản vẽ
Sketchup – Bài 3 11

5. Nhấn phải chuột vào bức tranh, trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Use as Material.

6. Ra lệnh tô bề mặt , bức tranh được đưa vào làm bề mặt vật liệu, có thể sử dụng.

III.1.1.6 Dán ảnh trùm qua góc của hình khối


Khi chúng ta có một hình khối hình hộp chữ nhật chẳng hạn, nếu chúng ta gán ảnh vật
liệu theo cách thông thường, mỗi mặt của hình khối là một bức ảnh, hình không phủ qua góc
được. Xem hình dưới.

Để ảnh phủ qua góc, chúng ta làm như sau:


1. Đưa bức ảnh vào làm mẫu tô bằng lệnh Import.
12 Sketchup – Bài 3

2. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:


 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.
3. Hộp thoại hiện ra.
4. Nhấn chọn ảnh cần dán. Ảnh phải to hơn bề mặt hình khôi
5. Dán vào một mặt của hình khối.

6. Nhấn nút - kết thúc lệnh.


7. Nhấn phải chuột vào mảng vật liệu vừa tô. Trình đơn động hiện ra, chọn Texture 
Position. Ảnh và các nút kiểm soát hiện ra.
8. Không thay đổi gì cả. Tiếp tục nhấn phải chuột, chọn Done.
Sketchup – Bài 3 13

9. Lại ra lệnh tô vật liệu.

10. Nhấn nút , đưa con trỏ vào mặt vừa được tô, nhấn trái chuột. Hình được đưa lên hộp
thoại.

11. Nhấn vào hình trên hộp toại vừa hiện ra, nhấn chuột tiếp vào các mặt còn lại để tô. H×nh
hình được nối tiếp trùm qua cả góc.
14 Sketchup – Bài 3

12. Nhấn nút - kết thúc lệnh.

III.1.1.7 Dán ảnh lên mặt côn bằng phương pháp hình chiếu
Khi chúng ta dùng lệnh tô vật liệu bình thường để tô các mặt cong hoặc mặt côn, hình ảnh
sẽ lặp lại không nguyên vẹn, có thể bị phân mảnh.

Để dán vào mặt đó thành một bức ảnh nguyên vẹn, chúng ta làm như sau:
1. Đưa bức ảnh vào làm mẫu tô bằng lệnh Import.
 Chọn mặt phẳng chứa ảnh phải song song với trục của hình côn.
 Ảnh phải có kích thước lớn hơn bề mặt hình côn.
 Khi chiếu vuông góc, ảnh phải chiếu xuống mặt côn.

2. Nhấn phải chuột vào bức ảnh, trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Explode (hình trên bên
phải).
3. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.
Sketchup – Bài 3 15

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.
4. Hộp thoại hiện ra.

5. Nhấn nút , đưa con trỏ vào ảnh, nhấn trái chuột. Hình được đưa lên hộp thoại.

6. Nhấn chuột vào mặt côn để áp vật liệu. Ảnh được dán vào theo phương pháp chiếu (hình
trên bên phải).

7. Nhấn nút - kết thúc lệnh.

III.1.2 TẠO VẬT LIỆU MỚI

III.1.2.1 Tạo vật liệu dùng cho bản vẽ hiện thời


Để tạo bề mặt vật liệu giống với vật liệu thật ngoài thực tế, chúng ta phải chụp ảnh và lưu
trữ vào thư mục riêng.
1. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.
2. Hộp thoại hiện ra.
3. Nhấn nút Create Material.

4. Hộp thoại hiện ra.


16 Sketchup – Bài 3

5. Gõ tên vật liệu mới.


6. Nhấn đánh dấu có dùng ảnh  Use texture image

7. Hộp thoại hiện ra để chọn tệp ảnh.

8. Nhấn chọn tệp ảnh và nhấn Open.


9. Chọn các thông số như kích thước ảnh, độ trong suốt, v.v... như đã giới thiệu ở phần trên.
10. Nhấn OK, kết thúc tạo vật liệu cho bản vẽ hiện thời.

11. Nhấn nút - kết thúc lệnh.

III.1.2.2 Tạo thư viện vật liệu


Sketchup – Bài 3 17

Việc tạo vật liệu như trên chỉ dùng cho bản vẽ hiện thời. Muốn tạo ra các mẫu thư viện
dùng cho tất cả các bản vẽ chúng ta thực hiện tạo mẫu và lưu trữ.
1. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.

2. Hộp thoại hiện ra. Nhấn nút , trình đơn động hiện ra.
3. Nhấn chọn Open or create collection.

4. Hộp thoại hiện ra. Chọn nơi đặt thư mục, nhấn nút Make New Folder – tạo thư mục
mới. Khi thư mục đã tạo ra, đổi tên theo yêu cầu. Tên thư mục thường là chủng loại vật
liệu nào đó.

5. Nhấn OK, trở lại hộp thoại trước.


18 Sketchup – Bài 3

6. Hộp thoại trước được mở ra bên trong thư mục vừa tạo (hình dưới bên phải). Nếu không
mở, nhấn nút , chọn tên thư mục vừa tạo ra. Trong ví dụ này là “ngoi-lop” (hình dưới
bên trái).

7. Nhấn , tạo vật liệu mới.

8. Các bước tiếp theo như đã giới thiệu ở trên.


9. Các vật liệu mới được tạo thường ở trong thư mục In Model.

10. Nhấn nút , để hiện vùng quản lý thứ 2.


Sketchup – Bài 3 19

11. Nhấn vào hình vật liệu mới tạo, giữ và rê chuột đến thư mục vừa tạo. Các vật liệu mới
được đưa vào thư mục.

12. Có thể dùng ngay vật liệu đã tạo hoặc nhấn nút - kết thúc lệnh.
13. Các tên vật liệu được lưu trữ có phần duôi là: *.skm.

III.1.2.3 Mở thư viên vật liệu có sẵn


Khi chúng ta đã tạo được các mẫu vật liệu và lưu vào thư mục hoặc tải từ mạng xuống,
chúng ta có thể đưa các mẫu này vào bản vẽ.
1. Ra lệnh tô vật liệu bằng một trong các cách sau:
 Trình đơn: Windows  Material hoặc Tools  Paint Bucket.

 Thanh công cụ:


 Phím tắt: B.

2. Hộp thoại hiện ra. Nhấn nút , trình đơn động hiện ra.
3. Nhấn chọn Open or create collection.
4. Hộp thoại hiện ra. Nhấn chọn tên thư mục chứa vật liệu.
20 Sketchup – Bài 3

5. Nhấn OK.
6. Mẫu vật liệu được đưa vào (hình trên bên phải). Có thể chọn vật liệu để gán cho mô hình.

7. Nhấn nút - kết thúc lệnh.

You might also like