Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Chào mừng các bạn đến với môn học

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Giảng viên phụ trách: Vũ Thị Thu Hương


Môn học
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
• Thời lượng: 2 tín chỉ, 33 giờ (gồm giờ giảng và hệ thống môn học)
• Kiểm tra trắc nghiệm: 1 bài
• Tài liệu học tập:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế do PGS.TS Vũ Thị Vinh
và PGS.TS Hà Quý Tình đồng chủ biên
Hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử học thuyết kinh tế do PGS.TS Vũ Thị Vinh
chủ biên
• Hình thức thi: trắc nghiệm máy
Chương 1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các
học thuyết kinh tế.
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu
quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ
thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh
tế xã hội khác nhau.

Cần phân biệt Tư tưởng kinh tế với Học thuyết kinh tế

- Tư tưởng kinh tế là sự phản ánh của con người về các quan hệ kinh tế
trong đời sống xã hội hình thành nên các quan điểm kinh tế

- Học thuyết kinh tế là hệ thống các quan điểm kinh tế có mối quan hệ logic
với nhau, giải thích được thực chất của các hiện tượng kinh tế

- Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ là một bộ phận của Lịch sử tư tưởng
kinh tế
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các
học thuyết kinh tế (tiếp)

• Lịch sử học thuyết kinh tế cũng khác với Lịch sử


kinh tế chính trị

- Lịch sử HTKT nghiên cứu các học thuyết kinh tế


khác nhau trong lịch sử Lịch
Lịchsử
- Lịch sử
Lịch sử KTCT được tính từ khi kinh tế trở thành một tư tưởng
sử
môn khoa học độc lập, bao gồm một hệ thống các HTKT
KTCT
kinh tế
khái niệm, phạm trù và các quy luật kinh tế

- Lịch sử KTCT chỉ là một bộ phận của Lịch sử HTKT,


là đỉnh cao của sự phát triển của các HTKT
1.2.Quá HTKT trọng thương

trình HTKT trọng nông


hình
thành HTKT Cổ điển Anh

và phát
HTKT CNXH
triển tiểu tư sản HTKT tầm thường HTKT không tưởng
Mác
của các HTKT cổ điển mới
học
HTKT Keynes
thuyết
HTKT chủ nghĩa
kinh tế tự do mới
HTKT trường phái
chính hiện đại
Những vấn đề cốt lõi của
Lịch sử các học thuyết kinh tế

• Giá trị hàng hóa là gì? Nó được hình thành, phân phối, trao đổi và sử
dụng như thế nào?
• Quan niệm và hành xử của nhà sản xuất và người tiêu dùng đối với giá
trị hàng hóa trên thị trường là như thế nào?
• Tại sao nền kinh tế xảy ra khủng hoảng, sản xuất trì trệ, lạm phát và
thất nghiệp gia tăng?
• Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc sản xuất, phân phối, trao
đổi và sử dụng giá trị hàng hóa trong lịch sử phát triển của nhân loại?
1.3.Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp biện chứng duy vật: đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng và quá trình
kinh tế trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau; trong trạng thái phát triển không
ngừng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội.
• Phương pháp lịch sử:
• Nghiên cứu các học thuyết kinh tế trong dòng chảy của lịch sử,chỉ rõ sự kế thừa và
phát triển tư tưởng kinh tế qua các giai đoạn lịch sử; đánh giá đúng công lao, đóng
góp cũng như hạn chế của mỗi trường phái kinh tế trong lịch sử
• Khi đánh giá các học thuyết kinh tế: cần căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử kinh tế xã hội
làm nảy sinh những học thuyết kinh tế đó
• Thứ ba là các phương pháp khác: phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp
phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp….nhằm chỉ rõ
những thành tựu khoa học, những hạn chế cũng như sự kế thừa, phát triển của các
quan điểm kinh tế của các đại biểu khác nhau.
1.4. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
1.4.1. Mục đích nghiên cứu

• Nhằm vạch rõ quy luật về sự phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau
của những quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau trong
lịch sử
• Hiểu sâu hơn những thành tựu khoa học kinh tế, nâng cao trình độ tư
duy kinh tế, vận dụng vào hoạt động thực tiễn để nâng cao hiệu quả
kinh tế
• Phê phán những tư tưởng bảo thủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế của xã
hội phát triển cao hơn.
1.4.2.Chức năng nghiên cứu

• Chức năng nhận thức: môn Lịch sử các học thuyết kinh tế sẽ cung
cấp kiến thức khoa học kinh tế chính trị và các khoa học kinh tế
ngành, nâng trình độ hiểu biết của sinh viên về nền kinh tế thị trường.
• Chức năng phương pháp luận: cung cấp hệ thống quan điểm, lý
luận kinh tế, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn khoa học kinh tế
khác, đặc biệt là các vấn đề kinh tế thị trường và các môn khoa học
kinh tế chuyên ngành
• Chức năng thực tiễn: Trên cơ sở những tri thức kinh tế, sinh viên có
thể vận dụng những tri thức đó vào hoạt động thực tiễn để nâng cao
hiệu quả hoạt động thực tiễn
1.4.3. Ý nghĩa nghiên cứu
• Nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận
không thể tách rời việc nghiên cứu kinh tế trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường hiện đại
• Nghiên cứu LSCHTKT là cơ sở để các nhà khoa học kinh
tế, quản lý kinh tế hoạch định những chủ trương, đường lối,
chính sách kinh tế đúng đắn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động của kinh tế thị trường
Kết thúc chương 1

You might also like