Lịch sử hình thành các học thuyết kinh tế - Tiểu luận

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

BÀI TIỂU LUẬN


BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ

Đề tài: Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của A.Smith,
J.Keynes, P.A.Samuelson. Việt Nam đang vận dụng quan điểm của đại biểu nào trong
giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước. Liên hệ thực tế ở Việt Nam từ
2015 đến nay.

Họ và tên: Cao Thị Thu Phương Mã sinh viên: 2073403010749


Khoá/Lớp: ETH0102NC5820.25+26_LT Mã đề thi: 03
STT: 27 ID phòng thi: 5810581301
Ngày thi: 15/06/2021 HT thi: 301-ĐT
Thời gian thi: 3 ngày Ca thi: 13h30
Bài làm
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hội nghị
Trung ương 5 khóa XII nêu rõ: “Xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức
năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường;
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng”. Đây là một trong những điểm mới trong quan điểm của Đảng về hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy, với xu hướng
chung, không một xã hội nào phó mặc cho nhà nước và thị trường việc điều hành đời
sống kinh tế - xã hội. Xây dựng nền kinh tế thị trường, củng cố tính hiệu quả của nhà
nước và phát huy vai trò của xã hội là những quá trình diễn ra đồng thời, làm tiền đề
cho nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau.. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Quan
điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của A.Smith, J.Keynes,
P.A.Samuelson. Việt Nam đang vận dụng quan điểm của đại biểu nào trong giải quyết
mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước. Liên hệ thực tế ở Việt Nam từ 2015 đến
nay.”
2. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của các đại biểu
A.Smith, J.Keynes, P.A.Samuelson.
- Thực tế ở Việt Nam từ 2015 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Dựa vào quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và
nhà nước của các đại biểu để liên hệ thực tiễn với Việt Nam từ 2015 đến nay.
4. Mục đích
- Tìm hiểu sâu hơn về quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước
của các đại biểu và Việt Nam.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhà nước ta hiện nay.
II. Phần nội dung
1. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của A.Smith,
J.Keynes, P.A.Samuelson.
1.1. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của
A.Smith
Xuất phát từ nhân tố “con người kinh tế” theo chủ nghĩa cá nhân, A.Smith cho
rằng con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích đó, con
người đã bị một “bàn tay vô hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ đáp ứng lợi ích
của xã hội. “Bàn tay vô hình”, theo ông, là các quy luật kinh tế khách quan hoạt động
tự phát, tự điều tiết trên thị trường, chi phối hành động của con người và điều kiện cần
thiết để cho chúng hoạt động là nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do. Tự do kinh
tế sẽ làm cho những lợi ích riêng, nguyện vọng riêng của người ta tự nhiên hơn và do
đó sẽ buộc họ phải phân chia tư bản trong xã hội bằng cách nào đó cho các công việc
khác nhau để có thể thống nhất với lợi ích của toàn xã hội. Từ đó, ông cho rằng, sự
phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước và nhà nước
không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ cần thực hiện tốt các chức năng quản
lý cơ bản là xây dựng thể chế pháp luật để giữ gìn trật tự kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu
tư bản và bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược. Ông
chủ trương tự do kinh doanh, rất tin tưởng ở thị trường và đưa ra nguyên lý “nhà nước
không can thiệp”. Tuy nhiên, theo ông, nhà nước đôi khi cũng có chức năng kiến tạo
kết cấu hạ tầng, từ đó có nhiệm vụ kinh tế quan trọng như xây dựng cầu cống, đường
sá,... mà bản thân các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân không đủ sức làm
1.2. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của
J.Keynes
Đây là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của nhà nước do
J.M.Keynes đề ra. Qua đây, ông khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trong nền kinh
tế và nhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được khủng hoảng kinh tế cũng như
giải quyết được nạn thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của lực
lượng sản xuất.
Vai trò, chức năng quản lý kinh tế đó của nhà nước, theo ông, được thể hiện tập
trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. Ông đưa ra khái niệm “tổng cầu hữu hiệu” được cấu
thành bởi cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Nhà nước ngăn chặn sự sụt giảm của tổng cầu
bằng chính sách tăng chi tiêu và đầu tư. Theo ông, để khắc phục những mâu thuẫn
trong quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế và ngăn chặn các cuộc
khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp xảy ra, thì không thể dựa vào cơ chế thị trường
tự điều tiết mà chủ nghĩa tư bản phải có sự giúp sức của “bàn tay nhà nước”, còn gọi
là “bàn tay hữu hình”, trong vai trò, chức năng quản lý kinh tế thông qua việc sử dụng
ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần chủ động
đầu tư, tăng chỉ tiêu, tăng đầu tư . Đề có tiền tăng chỉ tiêu, tăng đầu tư, nhà nước thực
hiện tăng thuế, phát hành công trái, in tiền tài trợ cho thâm hụt ngân sách .
Nhà nước sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ làm công cụ điều
tiết vĩ mô nên kinh tế. Ông cho rằng nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế, bằng
cách: tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng kết
cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng,... và ông coi đây là biện pháp chủ động để tăng
cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động cũng như tăng số lượng việc
làm; sử dụng ngân sách nhà nước để bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh
nghiệp, giúp họ yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm
thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư; thực
hiện “lạm phát có mức độ”, còn gọi là “lạm phát lành mạnh”, để kích thích thị trường
thông qua việc in thêm tiền giấy và tăng thêm số lượng tiền tệ vào lĩnh vực lưu thông;
dùng các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân sách như phát hành công trái nhà nước,
tăng thuế để điều tiết kinh tế.
1.3. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước
P.A.Samuelson
Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được
P.A.Samuelson nâng lên thành tư tưởng chủ yếu trong “kinh tế học” của mình với chủ
trương muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu
hình” là thị trường và nhà nước.
Theo ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển lành mạnh là thị trường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình
của các quy luật kinh tế thị trường, còn nhà nước nên có chức năng quản lý kinh tế là
kiểm soát thị trường bằng các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính. Ông đã chỉ
ra lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường và kinh tế thị trường phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các
quy luật khách quan chi phối, nhưng bản thân kinh tế thị trường đôi khi cũng thất bại,
bất lực do những nguyên nhân như: hiện tượng độc quyền và các hình thức cạnh tranh
không hoàn hảo, các ngoại ứng tiêu cực, chênh lệch phân phối thu nhập không thể
chấp nhận được cả về các khía cạnh chính trị và đạo đức. Do đó, để khắc phục khuyết
tật của kinh tế thị trường cần phải có bàn tay quản lý của nhà nước.
Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường :
Thứ nhất, sửa chữa, khắc phục những thất bại của thị trường, nhằm đảm bảo cho
thị trường hoạt động có hiệu quả. Ông đặc biệt đề cao nhà nước trong vai trò đề ra
pháp luật và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, nhất là các luật chống độc quyền,
luật kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên
ngoài, đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Nhà nước cần can thiệp vào kinh
tế, chủ yếu bằng pháp luật, để hạn chế độc quyền và những tác động bên ngoài, giúp
thị trường tiến tới có đủ sức cạnh tranh hoàn hảo. Mặt khác, kinh tế thị trường làm cạn
kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhà nước phải ban hành và thực thi Luật bảo vệ
tài nguyên môi trường.
Thứ hai, thực hiện chức năng đảm bảo sự công bằng, theo ông, nhà nước cần phải
có những chính sách phân phối lại thu nhập, đặc biệt là chính sách thuế, để tạo ra sự
công bằng trong xã hội, bởi vì sự phân hóa giàu nghèo, không công bằng, bất bình
đẳng được sinh ra từ thị trường là một tất yếu. Những chính sách mà nhà nước thường
sử dụng là: thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế, hệ thống hỗ trợ
thu nhập giúp người không có khả năng lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho người
không có việc làm, trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp,...
Thứ ba, về chức năng tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, ông đánh giá cao sự
đóng góp trí tuệ của J.M.Keynes trong việc phân tích, chỉ ra cách sử dụng đúng đắn
quyền lực về tài chính (đánh thuế và chi tiêu) và quyền lực về tiền tệ (điều tiết về tiền
tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng) của nhà nước
có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua ổn định sản
lượng hàng hóa, giá cả, việc làm và lạm phát.
Đôi khi sự lựa chọn của nhà nước không phải luôn đúng, nhà nước can thiệp sai,
làm méo mó các quan hệ thị trường, vốn đầu tư của nhà nước có thể không hiệu quả.
Với Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp được trình bày trong “Kinh tế học”,
P.A.Samuelson đã nêu lên tính cần thiết của cả thị trường và nhà nước trong sự phát
triển kinh tế. Thị trường xác định và trả lời cụ thể những câu hỏi: sản xuất cái gì, như
thế nào, cho ai. Trong khi đó, nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là điều
tiết thị trường bằng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là bằng pháp luật.
2. Việt Nam đã vận dụng quan niệm của đại biểu P.A.Samuelson để giải quyết
mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước
2.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở Việt
Nam từ 2015 đến nay
2.1.1. Một vài kết quả đạt được
- Nhà nước đã từng bước phát huy vai trò của chủ thể quản lý nhà nước đối với thị
trường; góp phần định hướng, xây dựng và hoàn thiện pháp luật (Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Luật Cạnh tranh năm 2018,…), thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh.
- Thị trường ngày càng đóng vai trò chủ yếu, quyết định trong huy động, sử dụng
nguồn lực của quốc gia. Đến nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà
nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều được tự do kinh
doanh trong các lĩnh vực pháp luật không cấm. Số doanh nghiệp được thành lập mới,
tham gia vào thị trường gia tăng theo các nămg ngày càng đóng vai trò chủ yếu, quyết
định trong huy động, sử dụng nguồn lực của quốc gia. Theo Tổng cục thống kê, năm
2020 cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp thành lập cao hơn hẳn so với 2015 có
94,754 nghìn doanh nghiệp thành lập. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước, thoái vốn nhà nước khỏi các lĩnh vực khu vực tư nhân trong nền kinh tế có thể
đảm nhiệm được đang được thúc đẩy, triển khai tương đối mạnh mẽ, quyết liệt. Lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ngày càng thu hẹp, tập trung vào những
lĩnh vực thật sự then chốt, thiết yếu mà khu vực tư nhân chưa thể đầu tư hoặc không
có khả năng tham gia.
Để đánh giá về vai trò và hiệu quả của thị trường, có thể sử dụng chỉ số về tự do
kinh tế được đo lường bởi các khía cạnh sau: (1) Quy định của pháp luật về quyền tài
sản; (2) Mức độ can thiệp của chính phủ; (3) Tự do kinh doanh; (4) tự do lao động;
(5) tự do tiền tệ; (6) tự do thương mại; (7) tự do đầu tư; (8) tự do tài chính. Điểm các
chỉ số này dao động từ 0 đến 100, 100 đại diện cho tự do đạt mức tối đa, 0 điểm hàm
ý không có tự do trong nền kinh tế. Năm 2020, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam đạt
58,8 điểm, gần gấp hai lần năm 2016 với 54 điểm, chứng tỏ thị trường, với tư cách là
chủ thể trong thể chế kinh tế thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả.
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phân bổ nguồn lực cho các nhóm yếu thế,
phân phối lại nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội. Để đảm bảo công bằng xã hội, nhà
nước ban hành các chính sách để điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư trong xã hội, điều tiết đầu tư giữa các vùng miền. Đồng thời nhà nước sử dụng
ngân sách để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng ưu tiên thông qua hỗ trợ tài chính để tiếp
cận giáo dục, chăm sóc y tế, trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu cho một số nhóm yếu
thế trong xã hội.
- Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Năm
2015 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đạt con số thấp nhất 0,63%, từ năm 2016-2020 giữ
mức ổn định trong khoảng 2,66%-3,23%. Nhà nước đã dần hạn chế tối đa mệnh lệnh
hành chính để các hoạt động của thị trường diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn của các
quy luật thị trường, đảm bảo nguyên tắc thị trường “tự điều chỉnh”, đồng thời tăng
cường quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lấy thị trường làm cơ sở chủ yếu để
phân bổ các nguồn lực kinh tế kết hợp với điều tiết vĩ mô của Nhà nước bằng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn lực, các chính sách hướng quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào những lĩnh vực và địa bàn cần thiết.
- Ở Việt Nam, nền kinh tế hàng hoá đã và đang từng bước được xác lập và đi kèm với
nó là cơ chế quản lý dựa trên những quy luật thị trường kết hợp với vai trò quản lý của
nhà nước với mục đích phát huy tối đa tính ưu việt của cơ chế thị trường, đồng thời
hạn chế những khuyết tất mà cơ chế thị trường mắc phải. Nhà nước đảm bảo phát huy
mọi tiềm năng sẵn có của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích cạnh tranh
lành mạnh, hạn chế độc quyền, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng
XHCN. Đảm bảo thực hiện những mục tiêu xã hội.
2.1.2. Mặt hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành công, nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam cũng
không tránh khỏi những mặt hạn chế. Đó là:
- Nhận thức chưa đầy đủ về bản chất, vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường,
cũng như mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
- Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn.
- Việc phân bổ lại nguồn lực từ ngân sách nhà nước để bổ sung cho thị trường còn
nhiều hạn chế. Việt Nam chưa hình thành được các tiêu chí cụ thể trong việc xác định
tính ưu tiên trong chi tiêu công.
- Mặc dù bất bình đẳng đã được cải thiện nhưng còn phức tạp, thể hiện ở bất bình
đẳng kinh tế, bất bình đẳng giữa các dân tộc, giới, từ bất bình đẳng về tiếng nói và cơ
hội; bất bình đẳng về giáo dục và y tế.
- Cơ chế thị trường gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự bất bình đẳng lớn.
- Một nền kinh tế do thị trường điều tiết, khó tránh khỏi những thăng trầm, sự khủng
hoảng kinh tế.
2.2. Giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở Việt
Nam từ 2015 đến nay
- Để giải quyết tốt mối quan hệ này cần thống nhất nhận thức rõ hơn về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, trong đó cần nhận thức thống nhất vai
trò, chức năng và việc giải quyết quan hệ Nhà nước-thị trường phù hợp thông lệ,
nguyên tắc chuẩn mực quốc tế phổ biến và thực trạng phát triển, đặc thù nền kinh tế-
xã hội nước ta nói riêng.
- Trên cơ sở nhận thức về vai trò chức năng của Nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính, đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Nhà nước. Tập
trung xây dựng nền công vụ liên chính, hành động để nâng cao năng lực thực thi các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây chính là cơ sở để quản trị tốt nền
kinh tế nói chung, xử lý tốt mối quan hệ Nhà nước-thị trường-xã hội nói riêng. Tiếp
tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị trường, nâng cao hệ số
sử dụng đồng vốn và hiệu quả kinh tế-xã hội nói chung. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin
cho và những quy định đặc quyền đặc lợi, ban hành quy định giám sát, tiến tới xóa bỏ
độc quyền, chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường.
- Xây dựng và hoàn thiện, phát triển đồng bộ các thị trường. Để các thị trường phát
huy được tốt chức năng vốn có của mình các thị trường cần được tạo điều kiện và cơ
chế phát triển ngày càng đồng bộ và đầy đủ. Do vậy phải tạo lập nguồn lực, điều kiện
cơ chế, chính sách cho phát triển đồng bộ các loại thị trường (hàng hóa-dịch vụ, sức
lao động, bất động sản, tiền tệ, khoa học-công nghệ), nhất là thúc đẩy các loại thị
trường phát triển phù hợp với tiêu chí thị trường hiện đại, vượt lên các giới hạn của
trình độ thị trường hiện nay.
- Thể chế hóa vai trò chức năng Nhà nước-thị trường, đồng thời hình thành cơ chế
tương tác hiệu quả giữa các thành tố này. Cụ thể, cần tập trung, tiếp tục hoàn thiện thể
chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; thể chế hóa quyền tự
do kinh doanh; xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường hàng hoá, dịch vụ;
thể chế hóa, tạo khung pháp lý cho việc xây dựng và vận hành thị trường các yếu tố
sản xuất; thể chế cho cải thiện môi trường đầu tư; thể chế cho phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao... Đồng thời, cần hoàn thiện thể chế trong quá trình
trao đổi, phân phối vừa bảo đảm tính ngang giá, vừa tạo động lực và nguồn lực cho
tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh.
III. Phần kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài trên, ta nhận thấy rằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hoà, lợi ích của nhà
nước, doanh nghiệp và người dân trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội. Giải quyết
tốt mối quan hệ này chính là góp phần thực hiện hoá mục tiêu đưa đất nước ta trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế
kỷ XXI.
IV. Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu lịch sử các học thuyết kinh tế của cô Vũ Thị Thu Hương
2. Hướng dẫn ôn tập môn học lịch sử các học thuyết kinh tế
3. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1647-moi-quan-
he-giua-nha-nuoc-va-thi-truong-trong-mot-so-ly-thuyet-ve-kinh-
te.html?fbclid=IwAR0PQwBI0ioEyiWTPk73y-
4kdsSfIMLXd_ZLNzSZ_wvO5q6YYM2e5pZqpn4
4. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
5. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/thong-cao-bao-chi-
ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2015/
6. https://123docz.net/document/483565-hoc-thuyet-ve-nen-kinh-te-hon-hop-va-su-
van-dung-o-viet-nam.htm?fbclid=IwAR26Rh0W10jjAvdvRRooF-
0G0R2fvCCWBkTliar2wmUUENWtg0hZ8Tq0gio
7. https://lodongxu.com/ty-le-lam-phat-viet-nam-qua-cac-nam-2/
Mục lục
I. Phần mở đầu ................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
4. Mục đích .................................................................................................................2
II. Phần nội dung .............................................................................................................3
1. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của A.Smith,
J.Keynes, P.A.Samuelson. ..........................................................................................3
1.1. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của
A.Smith ...................................................................................................................3
1.2. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước của
J.Keynes ..................................................................................................................3
1.3. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước
P.A.Samuelson .......................................................................................................4
2. Việt Nam đã vận dụng quan niệm của đại biểu P.A.Samuelson để giải quyết
mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước .................................................................6
2.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở Việt Nam
từ 2015 đến nay ......................................................................................................6
2.1.1. Một vài kết quả đạt được .........................................................................6
2.1.2. Mặt hạn chế ..............................................................................................8
2.2. Giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở Việt
Nam từ 2015 đến nay .............................................................................................8
III. Phần kết luận .............................................................................................................9
IV. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................9

You might also like