Economic Moat Checklist - GoValue

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Mục lục

1. Value Creation Checklist (Khả năng tạo ra giá trị) ............................................................................ 2


2. Lay of Land (Môi trường cạnh tranh) ............................................................................................... 2
3. The First Three of the Five Forces (3 yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố cạnh tranh)............................ 3
4. Barriers to Entry (Rào cản gia nhập ngành) ...................................................................................... 3
5. Rivalry (Đối thủ kình địch) ............................................................................................................... 3
6. Disruption and Disintegration (Đổ vỡ và tan rã) .............................................................................. 4
7. Firm specific (Nội tại doanh nghiệp) ................................................................................................. 4
8. Brands (Nhãn hiệu) ........................................................................................................................... 5

https://govalue.vn/ Page 1
ECONOMIC MOAT CHECKLIST

“Điều quan trọng nhất trong đầu tư đối với tôi là, xác định xem “con hào” bảo vệ xung
quanh doanh nghiệp (economic moat) rộng lớn đến mức nào. Và tôi luôn thích, tất
nhiên là những lâu đài vững chắc với 1 con hào rộng lớn với đầy cá Piranhas và cá sấu ở
dưới”.
--- Warren Buffett ---
Dưới đây là danh sách đầy đủ những vấn đề bạn cần xác định (checklist) xem lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp có thực sự lớn (hoặc ít nhất là tồn tại) hay không:

1. Value Creation Checklist (Khả năng tạo ra giá trị)


 Công ty đang ở giai đoạn nào của chu kz cạnh tranh?
 Công ty có đang kinh doanh với khả năng sinh lợi cao hơn chi phí vốn (cost of
capital) không?
 Tỷ lệ thu nhập trên vốn của công ty đang tăng lên, giảm xuống hay ổn định? Tại
sao?
 Xu hướng sử dụng vốn đầu tư của công ty như thế nào? Dùng cho việc gì? Tại
sao?

2. Lay of Land (Môi trường cạnh tranh)


 Thị phần của công ty và những đối thủ khác trong ngành hiện tại là bao nhiêu?
 Khả năng sinh lợi của công ty và so sánh với những đối thủ khác?
 Xu hướng quá khứ về thị phần của công ty?
 Ngành nghề của công ty có thực sự ổn định?
o Thị phần của công ty có ổn định không?
o Xu hướng (pricing) giá sản phẩm của công ty như thế nào? So với đối thủ?
 Ngành nghề mà công ty đang kinh doanh được xếp vào loại nào – đang “manh
mún”, bắt đầu “hot”, trưởng thành, đang bão hòa, đang đi xuống, có yếu tố quốc
tế, có yếu tố mạng lưới…?

https://govalue.vn/ Page 2
3. The First Three of the Five Forces (3 yếu tố đầu tiên trong 5 yếu
tố cạnh tranh)
 Đối tác (nhà cung cấp) của công ty có thế mạnh, tầm vóc như thế nào?
 Công ty có khả năng tăng giá bán (về phía khách hàng) để bù đắp những biến
động về giá đầu vào tăng (từ phía nhà cung cấp) hay không? (Sức mạnh đàm
phán với khách hàng).
 Có những loại hàng hóa nào có thể thay thế hàng hóa của công ty nào?
 Có chi phí hoặc rủi ro tiềm ẩn nào làm rào cản khách hàng không chuyển đổi sang
đối thủ không? (Switching costs)

4. Barriers to Entry (Rào cản gia nhập ngành)


 Có tồn tại 1 rào cản nào đối với việc gia nhập ngành này không?
 Tầm ảnh hưởng của những kẻ dẫn đầu trong ngành hiện tại như thế nào?
 Mức độ tài sản cần thiết để cạnh tranh trong ngành có lớn không? Ví dụ: máy
móc, nhà xưởng, công nghệ…
 Mức công suất sản xuất tối thiểu để đạt hiệu quả kinh tế là bao nhiêu?
 Ngành hiện tại có đang dư thừa công suất không?
 Đâu là chi phí đánh đổi mà công ty mới gia nhập ngành phải chịu?
 Những công ty dẫn đầu hiện tại có những bằng phát minh sáng chế hay giấy phép
độc quyền nào không?
 Ngành này có đòi hỏi 1 lợi thế dạng “learning curve” không (thời gian làm việc,
kinh nghiệm càng nhiều thì càng tối ưu và đạt hiệu quả cao hơn)?

5. Rivalry (Đối thủ kình địch)


 Có đang cạnh tranh bằng giá bán không?
 Mức độ tập trung vào ngành nghề như thế nào? Hay phân tán ở nhiều mảng, lĩnh
vực?
 Kênh phân phối lớn đến mức nào?
 Sự đặc thù (hoặc tương đồng) ở những đối thủ về cấu trúc sản phẩm, cấu trúc
doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu như thế nào?

https://govalue.vn/ Page 3
6. Disruption and Disintegration (Đổ vỡ và tan rã)
 Ngành nghề mà công ty đang kinh doanh có đang bị đe dọa mạnh mẽ bởi 1 công
nghệ mới nào không?
 Có 1 công nghệ mới nào có thể giúp công ty cải thiện chất lượng sản phẩm và khả
năng đáp ứng đến khách hàng không? Và công ty có đang thực hiện nó không?
 Liệu công nghệ mới có đi nhanh hơn nhu cầu của thị trường không?

7. Firm specific (Nội tại doanh nghiệp)


 Những phân tích có chỉ ra rằng: Chuỗi giá trị mà công ty đang thực hiện không có
gì khác so với những đối thủ chính.
 Công ty có những lợi thế gì ở khâu sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ không?
o Công ty có cấu trúc doanh nghiệp ổn định không? Hay liên tục thay đổi?
o Khả năng sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ của công ty có đòi hỏi
quy trình phức tạp và khó gia tăng quy mô không?
 Công ty có bằng phát minh sáng chế, giấy phép hoặc bất kz 1 lợi thế nào độc
quyền không? Thời hạn là bao lâu?
 Công ty có lợi thế kinh tế theo quy mô không? (Hiệu suất tăng lên khi quy mô
tăng lên)
o Quy mô kênh phân phối của công ty lớn cỡ nào?
o Tài sản và doanh thu của công ty có phân tán theo vị trí địa lý không?
o Công ty có lợi thế nào trong việc gia tăng quy mô không? Chẳng hạn: lợi
thế mua hàng với giá rẻ hơn khi mua với lô lớn…
 Công ty có lợi thế với khách hàng không?
o Có xây dựng được 1 dạng hành vi nào đối với việc sử dụng sản phẩm của
công ty không?
o Điểm khách biệt nào giúp khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty thay
vì sản phẩm cạnh tranh khác?
o Có kết hợp nhiều tính năng khác nhau để giữ chân khách hàng không?

https://govalue.vn/ Page 4
 Công ty có xây dựng hệ thống vệ tinh để bổ sung thêm vào chuỗi giá trị cốt lõi
không?

8. Brands (Nhãn hiệu)


 Khách hàng thực sự muốn mua sản phẩm vì chất lượng hay vì thương hiệu, nhãn
hiệu?
 Ở ngành nghề mà công ty kinh doanh, nhãn hiệu có làm tăng khả năng muốn mua
hàng không?
 Khách hàng có sự “kết nối” về cảm xúc với nhãn hiệu của công ty không?
 Khách hàng có tin tưởng sản phẩm vì nhãn hiệu của sản phẩm không?
 Nhãn hiệu có thể hiện 1 sự “độc nhất” mạnh mẽ với cộng đồng?
 Công ty có thể đàm phán giảm chi phí đầu vào (với nhà cung cấp) dựa trên thế
mạnh thương hiệu của công ty không?

https://govalue.vn/ Page 5

You might also like