CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12-2019-2020 (Vợ chồng A Phủ)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Năm học 2019-2020

CHUYÊN ĐỀ 12: VỢ CHỒNG A PHỦ


(Tô Hoài)

ĐỀ 1: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà
thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài, trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô
Hoài.
I. Mở bài
- Giới thiệu chung: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm được in trong tập “Truyện
Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài; tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam 1954 –
1955. Truyện Tây Bắc là kết quả của quá trình thâm nhập cuộc sống thực tế của đồng bào dân tộc
ít người vùng Tây Bắc. Tác phẩm cũng đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng, tình cảm và tài hoa
của nhà văn Tô Hoài.
- Dẫn dắt vào đề: Nói đến sức sống tiềm tàng là nói đến nguồn sức mạnh tinh thần, khát vọng
sống mãnh liệt và những ước mơ về một cuộc đời tự do luôn tiềm ẩn trong tâm hồn con người.
Nguồn sức mạnh ấy như một hòn than hồng bị phủ đầy tro tàn, khi có cơ hội thì nó sẽ bùng lên
mạnh mẽ.
- Sức sống tiềm tàng ấy được thể hiện hết sức sinh động và hấp dẫn ở nhân vật Mị - nhân vật
chính trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
II. Thân bài
1. Đọc “Vợ chồng A Phủ”, ta nhận thức được những mâu thuẫn trong tính cách của nhân
vật Mị:
- Một mặt, do bị áp bức quá nặng nề, dường như Mị mất đi ý thức về đời sống, có cảm giác trơ lì
về tinh thần, sống lầm lũi cam chịu “như con rùa nuôi trong xó cửa”.
- Nhưng mặt khác, trong tận đáy sâu tâm hồn Mị vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của một cô
gái tài sắc, trẻ trung, luôn khát khao cuộc sống tự do, tình yêu và hạnh phúc. Sức sống ấy khi gặp
hoàn cảnh thuận lợi sẽ bùng lên mãnh liệt, dữ dội.
2. Những biểu hiện của sức sống tiềm tàng trong người Mị:
* Trước khi bị bắt về làm dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra:
- Mị là một cô gái Mèo (HMông) trẻ đẹp, tài hoa, thổi sáo thổi lá giỏi, “có biết bao người mê,
ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này đến núi khác”. Những đêm tình mùa xuân, “trai đến
đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị.”
- Khi sống với bố, Mị là một người con hiếu thảo. Mị lao động giỏi, tình nguyện làm nương ngô
trả nợ cho bố. Mị nói với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả
nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói chẳng những thể hiện lòng hiếu thảo mà
còn cho thấy lòng tự trọng, thái độ phản kháng của Mị. Mị không chấp nhận làm con dâu nô lệ
cho nhà thống lí Pá Tra.
* Nhưng tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của Mị đã bị cướp đoạt:
- Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ vay nhà thống lí Pá Tra với giá cắt cổ để cưới nhau (mỗi
năm phải nộp lãi một nương ngô) mà Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
- Lúc đầu, Mị phản kháng quyết liệt:
+ “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”…
+ Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát.

Giáo viên: Lê Thị Hê Len -1- chuyên đề ngữ văn 12


Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Năm học 2019-2020

+ Nhưng khi nghe cha nói: “Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ
người ta. Không được, con ơi!” Vì lòng hiếu thảo, Mị đã từ bỏ ý định tự tử.
- Mị quay trở lại nhà thống lí Pá Tra và sống một cuộc đời cam chịu, chấp nhận cuộc đời bị
đày đọa:
+ Mị bị vắt kiệt sức lao động, bị đối xử như một súc nô, như con ngựa con trâu “chỉ biết việc
ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”.
+ Mị sống tăm tối, nhẫn nhục: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”, “Mỗi ngày Mị càng
không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
+ Mị còn bị nhốt kín vào một căn buồng âm u, chỉ có một chiếc cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn
tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”
* Sự trỗi dậy mạnh mẽ của sức sống tiềm tàng nơi nhân vật Mị:
- Bị đày đoạ trong cảnh tượng hãi hùng như “địa ngục trần gian” của nhà thống lí Pá Tra, có
lúc ta tưởng Mị chỉ là cái xác không hồn và mất hết tinh thần phản kháng. Nhưng tâm hồn yêu
đời, khát vọng sống hạnh phúc lúc nào cũng âm ỉ cháy trong lòng Mị. Cả một quá trình diễn biến
tâm lí phức tạp của Mị được tác giả khắc hoạ rất sinh động.
- Chất xúc tác đánh thức sức sống tiềm tàng trong lòng của Mị chính là khung cảnh mùa
xuân trên núi cao và đặc biệt là tiếng sáo rủ bạn đi chơi trong những đêm tình mùa xuân:
+ Cảnh sắc mùa xuân trên núi cao được nhà văn miêu tả đẹp như một bức tranh. Không khí
tết đã rộn ràng càng khiến lòng người nao nức: “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào
cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã
đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”. “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm
trên sân chơi trước nhà..”
Mùa xuân đến, không gian rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Khung cảnh ấy khác xa với căn
buồng nhỏ bé, tối om mà Mị đang sống, nhưng lại rất gần gũi với thế giới quen thuộc của Mị kho
cô chưa bị bắt về là con dâu gạt nợ nhà thống lí.
+ Mùa xuân về đã làm hồi sinh tâm hồn Mị. Tâm trạng và hành động của Mị được tác giả thể
hiện một cách tinh tế, xúc động: “Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới” ,
“ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”
+ Mị “nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”, rồi “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát” của
người đang thổi:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Sau bao mùa xuân câm lặng, có lẽ đây là lần đầu tiên người con gái bất hạnh lại khe khẽ hát
nhẩm.
+ Khung cảnh mùa xuân và không khí ngày tết đã thức tỉnh Mị và gợi Mị nhớ lại thời con
gái. Ban đầu, Mị chỉ hành động theo thói quen một cách vô thức: “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực
từng bát”. Đó là kiểu uống đau khổ, Mị đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái
khao khát của phần đời chưa tới. .
+ Hơi men và tiếng sáo tình yêu đưa Mị trở về những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: “Ngày
trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống tượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên
môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”

Giáo viên: Lê Thị Hê Len -2- chuyên đề ngữ văn 12


Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Năm học 2019-2020

Đây là những ngày Mị còn được sống tự do, vui vẻ. Hồi tưởng lại những mùa xuân đẹp đẽ
thời con gái, điều đó cho thấy Mị đã thức tỉnh. Khát vọng sống như ngọn lửa đang bừng sáng tâm
hồn Mị. Cũng chính vì đang sống lại với quá khứ tươi đẹp nên Mị tạm quên đi hiện tại đau khổ.
“… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước… ”.
+ Mị ý thức được rằng mình trẻ lắm, vẫn còn trẻ. Tết đến, mọi người muốn đi chơi, Mị cũng
muốn đi chơi. Cô phẫn uất và đau khổ cho số phận trớ trêu: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi
chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!” Lúc đó,
Mị chợt có một ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”. Rõ ràng Mị đã thức
tỉnh và ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+ Lời bài hát của tiếng sáo như thúc giục, như lôi kéo Mị:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”.
Nỗi khao khát cuộc đời tự do, khát vọng tình yêu, tuổi trẻ bùng lên mạnh mẽ, thôi thúc Mị có
những hành động rất lạ: Mị đi đến góc nhà, “lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho
sáng”. Mị thắp đèn lên, như muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh
sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. Mị “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong
vách”, định trang điểm để đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử.
+ A Sử xuất hiện, Mị vẫn giữ thái độ bình thản và lạnh lùng trước mặt hắn. Những hành
động “nổi loạn” này của Mị diễn ra trong khi đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Tiếng sáo gọi bạn
tình như đem đến cho Mị một sức mạnh mới, khơi gợi lòng khao khát yêu thương và hạnh phúc
nơi Mị.
+ Nhưng khát vọng đi chơi xuân của Mị đã bị chặn đứng bởi hành động dã man và tàn bạo
của A Sử. Nó trói Mị vào cột buồng bằng một thúng sợi đay, rồi quấn chặt tóc Mị lên cột, “khiến
Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”.
+ Nhưng trong tình cảnh như vậy, khát vọng sống mãnh liệt vẫn còn tồn tại trong lòng Mị.
Mị quên hẳn mình đang bị trói, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi...”. Tiếng sáo gọi bạn tình vẫn còn tha thiết bên tai Mị:
“Em không yêu quả pao rơi rồi
Em yêu người nào, em bắt pao nào”
+ “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...”. Mị không còn nghe tiếng sáo
nữa, chỉ còn nghe “tiếng chân ngựa đạp vào vách”. Như vậy, Mị đã trở về với thực tại và ý thức
được thân phận mình “không bằng con ngựa”.
 Có thể nói diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân là một bài ca về sức
sống mãnh liệt đang tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn Mị. Tuy những khát vọng ấy vẫn chưa mở ra
con đường giải phóng Mị nhưng nó một dấu hiệu báo trước một cơn bão cuồng phong sẽ sắp sửa
xảy ra trong nay mai làm thay đổi cuộc đời và số phận của Mị.
- Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ một lần nữa khẳng định mạnh mẽ sức sống tiềm tàng đang
trào dâng trong tâm hồn Mị.
Đây là đoạn văn hay nhất tác phẩm. Qua ngòi bút phân tích tâm lí bậc thầy, Tô Hoài giúp ta
cảm nhận được cả một quá trình tâm lí vô cùng phức tạp trong lòng Mị dẫn đến hành động cắt dây
trói cứu A Phủ. Qua đó, giúp ta nhận ra sức sống mãnh liệt vẫn tiềm tàng trong người phụ nữ có
dáng vẻ bên ngoài tưởng chừng như cam chịu, nhẫn nhục.

Giáo viên: Lê Thị Hê Len -3- chuyên đề ngữ văn 12


Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Năm học 2019-2020

+ Những đêm mùa đông trên núi cao thường dài và buồn. Mỗi đêm, Mị thường dậy thổi lửa
hơ tay không biết bao nhiêu lần.
+ Mấy đêm nay, khi nhìn thấy A Phủ bị trói ngoài sân, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”
mà chẳng nghĩ ngợi gì. Đó là dấu ấn của sự tê liệt tinh thần. Những khi ngọn lửa bùng lên, Mị vẫn
nhìn thấy “mắt A phủ trừng trừng mới biết A Phủ còn sống”, nhưng vì tâm hồn Mị đã khô héo
nên không còn để ý gì đến chung quanh. Mị sống mà như người đã chết.
+ Nhưng khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại…” của A Phủ thì Mị thức tỉnh dần. Những dòng nước mắt của A Phủ đã làm hồi sinh trái tim
tưởng chừng như chai sạn của Mị. Cả một quá trình chuyển biến trong tâm hồn Mị được “bác sĩ
phẫu thuật” Tô Hoài “giải phẫu” rất thành công.
+ Từ chỗ vô thức, vô cảm đưa Mị đến chỗ “trông người mà nghĩ đến ta ”. “Mị chợt nhớ lại
đêm năm trước, A Sử trói Mị”, “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không
biết lau đi được”. Từ chỗ lạnh lùng vô cảm, Mị nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình.
+ Từ đó, Mị nhớ tới cảnh người đàn bà đời trước cũng bi trói đến chết trong ngôi nhà này.
+ Mị nhận thức rõ được tội ác của cha con nhà thống lí Pá Tra: “Trời ơi nó bắt trói đứng
người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác…” và nhận ra tình cảnh vô cùng nguy hiểm của A Phủ:
“Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét”. Từ đó, Mị cảm thấy
thương cảm cho A Phủ: “Người kia việc gì mà phải chết”.
+ Mị đấu tranh rất nhiều, suy nghĩ rất nhiều “Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị cũng không
thổi.” Mị chìm vào trong tưởng tượng, lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc
ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc
ấy”
- Chính tình người và sự đồng cảm cho thân phận cùng cảnh ngộ đã giúp Mị vượt lên tất cả
để đi đến hành động táo bạo hơn: cắt dây trói cho A Phủ trong ý thức chấp nhận sự hi sinh
về mình.
Đó là giây phút tuyệt đẹp trong đời Mị, “Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
cắt nút dây mây…” Cô trở thành con người cao cả nên không còm cảm thấy sợ gì nữa.
+ Hành động đó tuy diễn ra bất ngờ, không thể đoán trước được, nhưng rất hợp lí. Trước đó,
Mị đã tình nguyện làm rẫy để trả nợ, Mị dám hi sinh, chịu khổ vì cha mẹ, dám định ăn lá ngón tự
tử nên chuyện hi sinh mình để cứu người vô tội là điều hoàn toàn hợp lí.
- Hành động Mị chạy theo A Phủ cũng rất phù hợp với tâm lí nhân vật. “Mị đứng lặng trong
bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra”. Mị đã nói rõ: “A Phủ cho tôi đi với (…) ở đây thì chết mất”.
Đó là con đường duy nhất để Mị cứu sống cuộc đời mình. Mị đã dám cứu A Phủ sao lại không
dám cứu chính mình. Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến trong tâm lí nhân vật cực kì tự nhiên,
sinh động, đầy ngẫu hứng bất ngờ nhưng hoàn toàn phù hợp với tâm lí nhân vật.
 Hành động mị cắt dây trói cứu A Phủ và bỏ trốn khỏi Hồng Ngài là kết quả tất yếu của
cả một quá trình bị dồn nén, bức bách về tinh thần và thể xác đến lúc đòi hỏi phải giải thoát.
Hành động đó thể hiện một sức sống vốn đã tiềm tàng trong con người Mị từ bao lâu nay, chứ
không phải đến một cách ngẫu nhiên.
III. Kết bài
- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc của Tô Hoài nói riêng và của nền văn xuôi
Việt Nam sau cách mạng tháng Tám nói chung. Qua tác phẩm, Tô Hoài đã giúp người đọc cảm
nhận được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng trong lòng Mị từ lúc bị bắt về làm nô lệ nhà thống lí Pá
Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
Giáo viên: Lê Thị Hê Len -4- chuyên đề ngữ văn 12
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Năm học 2019-2020

- Sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị được biểu hiện thật đa dạng và sinh động. Đó chính là
thái độ từ chối quyết liệt không chấp nhận cảnh làm dâu trừ nợ, là quyết định ăn lá ngón để giải
thoát cuộc sống bị đọa đày, là khát vọng về cuộc sống tự do, là ý định muốn được đi chơi xuân và
đỉnh cao của nó là hành động cắt dây mây cứu A Phủ, rồi bỏ trốn theo anh để tìm cuộc sống hạnh
phúc, tự do. Đó là một hành động vô cùng táo bạo và tuyệt đẹp. Mị đã vùng dậy để tìm lẽ sống, để
làm lại cuộc đời và sau này là đến với cách mạng.
-----------------------------------------------------------------------

Giáo viên: Lê Thị Hê Len -5- chuyên đề ngữ văn 12

You might also like