Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

1. Một người đang đứng cách một con đường thẳng một khoảng 50 m thì thấy
một ô tô cách mình 200 m đang chạy với tốc độ 36 km/h, người đó liền chạy ra
đường để gặp ô tô với tốc độ 10,8 km/h. Người đó phải chạy theo hướng nào?
2. Một người chèo thuyền theo hướng vuông góc với bờ sông từ A đến B thì sau
10 phút, thuyền sẽ tới vị trí C cách B 90 m. Nếu người đó hướng mũi thuyền
một góc α so với AB về phía ngược dòng chảy của nước thì sau 12,5 phút,
thuyền đến đúng B. Tìm α.
3. Một ô tô chuyển động nhanh dần đều từ điểm A đến điểm B cách A 20 m
trong 2 s. Vận tốc ô tô tại B là 12 m/s. Tìm vận tốc ô tô tại A.
4. Một hòn đá được thả rơi tự do từ độ cao 15 m. Cùng lúc đó, một viên đạn
được bắn thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 20 m/s theo phương đi qua điểm thả
hòn đá. Tìm thời điểm và độ cao viên đạn và hòn đá gặp nhau. Lấy g = 10 m/s2.
5. Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất với vận tốc 800 m/s và hợp với phương
ngang góc 30. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ bay xa và độ cao cực đại của viên đạn.
6. Một bánh xe đang quay với tốc độ 300 vòng/phút thì quay chậm dần, sau 1
phút thì có tốc độ 180 vòng/phút. Tìm gia tốc góc và số vòng bánh xe quay được
trong 1 phút đó.
7. Một chất điểm chuyển động theo phương trình tham số:
x  20cos10t (cm), y  20sin10t (cm)
Tìm vận tốc và gia tốc của chuyển động.
8. Một máy bay bay theo hướng tây – đông với vận tốc đối với không khí là 720
km/h, gió thổi theo hướng nam – bắc với tốc độ 72 km/h. Tìm thời gian bay
quãng đường 300 km.
9. Một xe lửa bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Toa xe thứ nhất đi qua
người quan sát trong thời gian 6 s. Tìm khoảng thời gian để toa xe thứ 10 đi qua
người đó biết lúc đầu anh ta đứng ở đầu toa xe thứ nhất.
10. Một vật chuyển động tròn nhanh dần đều trên cung tròn bán kính 1000 m,
dài 600 m với vận tốc đầu 15 m/s. Vật chạy hết đoạn đường này trong 20 s. Tìm
gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, gia tốc góc của vật ở cuối cung tròn đó.

1
CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM VÀ HỆ CHẤT ĐIỂM
1. Một vật được đặt trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 30 và hệ số ma sát
0,3. Tìm thời gian và vận tốc ở cuối quãng đường 1,5 m đầu tiên. Lấy g=10 m/s2
2. Một xe có trọng lượng 2500 N chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm
ngang có hệ số ma sát 0,3. Tìm lực kéo biết phương lực kéo hợp với phương
ngang 30 hướng chếch lên trên hoặc hướng chếch xuống dưới.
3. Hai vật nặng 300 g và 150 g được nối với nhau bằng một dây nhẹ, không giãn
vắt qua một ròng rọc. Bỏ qua lực ma sát của ròng rọc, lực cản của không khí và
khối lượng ròng rọc. Lấy g=10 m/s2. Tìm gia tốc các vật nặng và lực căng dây.
4. Vật A nặng 200 g nối với vật B nặng 300 g qua một ròng rọc nhẹ không ma
sát bằng một sợi dây nhẹ, không giãn. Vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang có hệ
số ma sát 0,25, vật B được treo thẳng đứng. Lấy g=10 m/s 2. Tìm gia tốc hai vật
và lực căng dây.
5. Một viên bi nhỏ khối lượng 0,5 g được thả rơi trong chất lỏng. Sau một thời
gian, tốc độ viên bi đạt giá trị không đổi 0,25 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Tìm hệ số
cản r của chất lỏng.
6. Một quả cầu nhỏ khối lượng 200 g được treo ở đầu một sợi dây dài 40 cm.
Dây treo vạch thành mặt nón và hợp với trục mặt nón góc 30. Lấy g = 10 m/s2.
Tìm lực căng dây, tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm của quả cầu.
7. Một phân tử khí có khối lượng m  4,65  1023 g chuyển động với vận tốc
v  160 m/s tới va chạm đàn hồi với thành bình chứa khí theo phương hợp với
pháp tuyến của thành bình một góc   60 . Thời gian va chạm là t  0,01s .
Tìm lực tác dụng của phân tử lên thành bình.
8. Một khẩu pháo khối lượng 0,5 tấn (không kể đạn) gắn với một xe khối lượng
10 tấn đang chạy trên đường với vận tốc 18 km/h. Viên đạn khối lượng 1 kg
được bắn ra với vận tốc 500 m/s theo phương ngang ngược chiều xe chạy. Bỏ
qua lực ma sát và lực cản. Tính vận tốc của xe ngay sau khi bắn.
9. Một vệ tinh nhân tạo khối lượng 500 kg được đưa lên độ cao 500 km so với
mặt đất nhờ một tên lửa đẩy. Tính lực hấp dẫn của Trái Đất, vận tốc và chu kì
quay của vệ tinh biết gia tốc trọng trường ở mặt đất là 10 m/s2.
10. Một người khối lượng 65 kg đứng trong thang máy. Lấy g=10 m/s 2. Tính áp
lực của người đó lên thang máy khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc
0,5 m/s2 và khi đi lên chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2.

2
CHƯƠNG III: CÔNG, SUẤT SUẤT VÀ CƠ NĂNG
1. Một ô tô khối lượng 20 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh, ô
tô dừng lại sau khi đi thêm 45 m. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là
0,2. Lấy g = 10 m/s2. Xác định công của lực hãm phanh.
2. Một ô tô khối lượng 1 tấn chạy lên dốc có độ nghiêng 5% với vận tốc không
đổi 36 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,7. Lấy g = 10 m/s 2.
Tìm công suất của động cơ ô tô.
3. Một lò xo có độ cứng 3 kN/m. Tìm công cần thiết để kéo giãn lò xo thêm 20
cm. Tìm lực kéo lò xo khi đó.
4. Một viên đạn khối lượng 5 g đang bay với vận tốc v thì xuyên vào bao cát
khối lượng 3 kg đang treo trên một sợi dây không giãn có độ dài 50 cm. Sau va
chạm, viên đạn nằm trong bao cát và cùng bao cát chuyển động lên cao làm cho
dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 20. Xác định vận tốc v của viên đạn.
Lấy g = 10 m/s2 (con lắc thử đạn).
5. Một viên bi sắt nhỏ trượt không ma sát dọc theo một máng tròn bán kính R từ
độ cao bằng đường kính máng. Tìm vận tốc và vị trí tại đó viên bi rời khỏi
máng.
6. Một viên bi khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s tới va chạm đàn
hồi xuyên tâm với viên bi thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc
1 m/s cùng chiều với viên bi thứ nhất. Xác định vận tốc hai viên bi sau va chạm.
7. Một viên đạn khối lượng 10 g bay với vận tốc 500 m/s xuyên qua vào tấm gỗ
dày 2,4 cm. Tốc độ bay ra là 100 m/s. Tìm nhiệt lượng tỏa ra và lực cản trung
bình của tấm gỗ.
8. Một khẩu pháo có khối lượng 500 kg bắn một viên đạn khối lượng 500 g theo
phương ngang với vận tốc 400 m/s. Sau khi bắn, khẩu pháo giật lùi một đoạn 45
cm. Tìm lực hãm trung bình tác dụng lên khẩu pháo.
9. Một vật khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh của một nửa mặt cầu bán
kính R. Xác định độ cao của điểm trên mặt cầu tại đó vật rời khỏi mặt cầu.
10. Từ độ cao h = 20 m, ta ném một hòn đá khối lượng 200 g với vận tốc đầu 18
m/s. Khi chạm đất, hòn đá có vận tốc 24 m/s. Lấy gia tốc trọng trường g = 10
m/s2. Tìm công cản của không khí tác dụng lên hòn đá.

3
CHƯƠNG IV: ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN
1. Một bánh xe bán kính 50 cm có momen quán tính đối với trục quay là 50
kg.m2 đang quay chậm dần với gia tốc góc 2,5 rad/s 2. Hệ số ma sát giữa má
phanh và bánh xe là 0,25. Tìm lực ép vuông góc của má phanh lên bánh xe.
2. Một bánh đà bán kính 50 mm có momen quán tính đối với trục quay là 0,11
kg.m2, trên đó có quấn một sợi dây không giãn, đầu dây treo vật nặng khối
lượng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Tìm lực căng dây.
3. Một ròng rọc khối lượng 1,5 kg, bán kính 50 mm, có dạng đĩa tròn phẳng,
treo hai vật nặng khối lượng 2 kg và 1 kg bằng một sợi dây không giãn. Bỏ qua
ma sát của ròng rọc và trục quay. Lấy g = 10 m/s 2. Tìm lực căng dây ở hai
nhánh.
4. Một bánh xe khối lượng 2,5 kg, bán kính 25 cm, đang quay với tốc độ 360
vòng/phút thì bị hãm bởi một lực vuông góc 50 N, hệ số ma sát giữa má phanh
và bánh xe là 0,3. Tìm thời gian hãm phanh cho đến khi bánh xe dừng hẳn.
5. Một đĩa truyền động bán kính 25 cm đang quay với tốc độ 120 vòng/phút
dưới tác động của một động cơ có công suất 15 kW nhờ một đai truyền động.
Lực căng của đai ở hai nhánh hơn kém nhau hai lần. Tìm lực căng ở mỗi nhánh.
6. Một thanh gỗ dài 50 cm, khối lượng 6 kg phân bố đều dọc theo chiều dài
thanh. Thanh có thể quay tự do quanh một trục nằm ngang đi qua đầu trên của
thanh. Một viên đạn khối lượng 10 g bay theo phương ngang với vận tốc 400
m/s tới xuyên vào đầu dưới của thanh và mắc lại ở đó. Bỏ qua lực ma sát của
trục quay và lực cản của không khí. Tìm vận tốc góc của thanh ngay sau va
chạm.
7. Một đĩa quay khối lượng 200 kg đang quay quanh một trục thẳng đứng đi qua
tâm đĩa với tốc độ góc 15 vòng/phút. Một người khối lượng 50 kg đi từ mép đến
tâm đĩa. Tìm tốc độ góc mới của đĩa.
8. Một cột đồng chất dài 5 m đang đứng thẳng thì bị đổ xuống. Lấy g = 10 m/s 2.
Tìm vận tốc dài của đỉnh cột khi chạm đất.
9. Một khối cầu đặc lăn không trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng
α so với phương ngang. Tìm vận tốc dài của khối cầu ở chân mặt phẳng
nghiêng.
10. Một thanh dài 70 cm tiết diện đều, đồng chất có thể quay quanh một trục
nằm ngang đi qua một đầu của thanh. Lúc đầu, thanh nằm ngang, sau đó được
thả tự do. Lấy g = 10 m/s2. Xác định gia tốc góc của thanh lúc đầu.

4
CHƯƠNG V: DAO ĐỘNG CƠ VÀ SÓNG CƠ
1. Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 3,6 kN/m, một đầu gắn cố
định vào giá đỡ, một đầu gắn vật nặng khối lượng M = 2,24 kg có thể dao động
không ma sát trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Một viên đạn khối lượng m = 10 g
bay theo phương ngang với vận tốc 225 m/s va chạm mềm với M. Xác định biên
độ và chu kì dao động của hệ sau va chạm.
2. Một người nhảy từ độ cao 10 m xuống một lưới đàn hồi căng ngang, khối
lượng lưới có thể bỏ qua. Độ võng cực đại của lưới là 20 cm. Tìm lực nén lớn
nhất của người đó lên lưới.
3. Một vật khối lượng 250 g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang, vật
được nối với hai lò xo độ cứng 25 N/m và 75 N/m ở hai bên. Khi cân bằng, tổng
độ giãn của hai lò xo là 4 cm. Kéo vật về phía lò xo thứ hai để lò xo đó trở về
chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ cho vật dao động. Viết phương trình dao động.
4. Một thanh dài 1 m, khối lượng không đáng kể có thể quay không ma sát
quanh một trục nằm ngang đi qua đầu trên của thanh. Hai quả cầu nhỏ cùng khối
lượng, một quả gắn ở đầu dưới của thanh, một quả gắn ở chính giữa thanh. Lấy
g = 10 m/s2. Tìm chu kì dao động của thanh.
5. Một con lắc đơn có chu kì dao động 1 s. Khi treo con lắc vào thang máy
chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc bằng 1/4 gia tốc rơi tự
do thì chu kì dao động mới của con lắc là bao nhiêu?
6. Một xe lửa gồm nhiều toa được đặt trên các lò xo, mỗi lò xo chịu một trọng
lượng 4,9  104 N . Xe lửa bị rung động mạnh nhất khi nó chạy với vận tốc 20
m/s qua các chỗ nối của đường ray. Độ dài mỗi thanh ray là 12,5 m. Lấy g = 9,8
m/s2. Tìm độ cứng các lò xo.
7. Một chất điểm tham gia hai dao động điều hòa cùng chu kì, cùng pha trên hai
phương vuông góc nhau với biên độ 4 cm và 3 cm. Tìm biên độ dao động tổng
hợp.
8. Một quả cầu nhỏ dao động với tần số 50 Hz chạm mặt nước tạo ra hệ sóng
cầu. Đỉnh gợn lồi cao hơn đáy gợn lõm 1,6 cm và khoảng cách giữa 8 gợn lồi là
4,2 cm. Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng trên mặt nước.
9. Hai quả cầu nhỏ dao động với tần số 50 Hz tiếp xúc với mặt nước tại hai điểm
O1 và O2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Tìm số
gợn lồi trên đoạn thẳng O1O2.
10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một quả cầu khối lượng 10 g dao
động với biên độ 50 mm, mỗi phút thực hiện được 150 dao động. Tính lực kéo
về cực đại và lực đàn hồi cực đại của lò xo.

5
CHƯƠNG VI: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP EINSTEIN
1. Vật phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu để độ dài của nó giảm đi 25%?
2. Vật phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu để khối lượng của hạt tăng gấp
hai lần?
3. Một hạt proton được tăng tốc trong máy gia tốc đến năng lượng bao nhiêu để
khối lượng hạt tăng 5%?
4. Tìm vận tốc của hạt để động năng của hạt bằng năng lượng nghỉ của nó.
5. Tìm động năng của electron khi khối lượng của nó gấp 2 lần khối lượng nghỉ.
6. Tìm độ biến thiên năng lượng của hạt nếu khối lượng của hạt biến thiên một
lượng bằng khối lượng nghỉ của electron.
7. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với vận tốc 30 km/s. Đối với Mặt Trời, đường
kính Trái Đất là bao nhiêu?
8. Tìm vận tốc của electron để khối lượng tương đối tính của nó bằng khối
lượng nghỉ của proton.
9. Tìm thế gia tốc U để proton có kích thước giảm hai lần.
10. Một hạt chuyển động với vận tốc 0,99c. Thời gian sống của hạt tăng lên bao
nhiêu lần khi được đo bởi đồng hồ đứng yên?

6
CHƯƠNG VII: TĨNH ĐIỆN HỌC
1. Tìm lực hút của hạt nhân nguyên tử hidro lên electron trong nguyên tử biết
bán kính quỹ đạo của electron bằng r  5,3  1011 m , khối lượng electron là
m  9,1  1031 kg , độ lớn điện tích của electron là e  1,6  1019 C . Tìm vận tốc
của electron trên quỹ đạo đó.
2. Hai quả cầu nhỏ có khối lượng 8 mg, tích điện 5  109 C được treo vào hai sợi
dây nhẹ, không giãn, dài 0,6 m có cùng điểm treo. Tìm khoảng cách giữa hai
quả cầu khi cân bằng.
3. Hai điện tích điểm q1  3  107 C và q 2  1,2  106 C đặt cách nhau 0,12 m.
Tìm vị trí cường độ điện trường tổng hợp bằng không.
4. Các điện tích q1  107 C và q 2  106 C ban đầu đặt trong chân không, sau đó
đặt trong dầu có hằng số điện môi   2 . Hỏi khoảng cách giữa hai điện tích
phải thay đổi bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng không đổi?
5. Một giọt nước đường kính 0,1 mm nằm lơ lửng trong dầu có điện trường đều
cường độ 104 V/m hướng thẳng đứng lên trên. Khối lượng riêng của dầu là
D1  800 kg/m3, của nước là D 2  1000 kg/m3. Tìm lượng điện tích nguyên tố
trong giọt nước.
6. Mật độ điện mặt phân bố đều trên một mặt cầu bán kính R bằng   6,4  108
C/m2. Tìm cường độ điện trường tại điểm cách tâm mặt cầu một đoạn r  6R .
7. Có hai điểm M và N cách điện tích điểm q  2  109 C các khoảng r1  0,4 m
và r1  1 m . Tìm hiệu điện thế UMN và công của lực tĩnh điện khi dịch chuyển
điện tích dương q o  4  1010 C từ M đến N.
8. Một bản phẳng diện tích 400 cm2 tích điện đều trong chân không. Hiệu điện
thế giữa hai điểm cách bản 5 cm và 10 cm là 5 V. Tìm điện tích của bản.
9. Hai điện tích điểm giống nhau đặt cách nhau 10 cm. Tìm điểm trên trục đối
xứng của hai điện tích có cường độ điện trường cực đại.
10. Một thanh mỏng dài 15 cm tích điện đều với mật độ dài   1 mC/m. Một
điện tích điểm q o  10 nC nằm trên đường kéo dài của trục thanh, cách một đầu
thanh một đoạn 10 cm. Tìm lực tương tác giữa thanh và điện tích.
11. Hai đĩa đồng trục bán kính 10 cm và 5 cm đặt cách nhau 2,4 mm. Mật độ
điện mặt của hai đĩa đều là 20 C/m2. Tìm lực tương tác tĩnh điện giữa hai đĩa.
12. Xác định điện thế gây bởi một lưỡng cực điện có momen lưỡng cực bằng
p  2  1014 Cm tại một điểm nằm trên trục lưỡng cực, cách tâm lưỡng cực một
đoạn 10 cm về phía điện tích dương.
13. Một vòng dây tròn bán kính R, tích điện đều, mang điện tích q. Tìm điện thế
tại điểm nằm trên trục của vòng và cách tâm vòng một đoạn h.
7
CHƯƠNG VIII: VẬT DẪN TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
1. Một quả cầu kim loại bán kính 50 cm mang điện tích q  5  105 C . Xác định
cường độ điện trường và điện thế tại một điểm nằm sát mặt cầu và ở tâm quả
cầu.
2. Hai quả cầu kim loại rỗng đồng tâm O có bán kính r  2 cm và R  4 cm
2
mang điện tích lần lượt là q1  9 nC và q 2   nC . Tìm cường độ điện trường
3
và điện thế tại các điểm M1, M2, M3 có OM1  1 cm, OM 2  3 cm, OM 3  5 cm .
3. Hai quả cầu kim loại có cùng bán kính r  2,5 cm có hai tâm cách nhau
R  10 cm . Điện thế các quả cầu là V1  12 V, V2  12 V . Tìm điện tích của
mỗi quả cầu.
4. Một quả cầu kim loại bán kính 10 cm, điện thế 300 V. Tìm mật độ điện mặt
của quả cầu.
5. Một quả cầu kim loại bán kính 1 cm có điện thế 300 V. Tìm điện thế tại một
điểm cách tâm quả cầu một khoảng 10 cm.
6. Một quả cầu nhỏ mang điện tích 20 nC đặt cách một tấm kim loại phẳng một
khoảng 50 mm. Tìm lực tác dụng lên quả cầu.
7. Một quả cầu kim loại bán kính R được nối đất. Tại khoảng cách a>R đối với
tâm quả cầu có đặt điện tích q. Tìm điện tích Q xuất hiện trên quả cầu.
8. Một quả cầu kim loại cô lập bán kính R không tích điện. Tìm điện thế V của
quả cầu đó nếu tại khoảng cách a>R đối với tâm quả cầu đó có đặt điện tích q.
9. Một điện tích điểm q  0,15 C đặt tại tâm một lớp cầu dẫn điện có bán kính
ngoài là R  25 cm , bán kính trong là r  20 cm . Tìm hiệu điện thế giữa hai
điểm cách q các khoảng r1  50 cm và r2  10 cm .
10. Một điện tích q đặt cách một tấm kim loại phẳng một đoạn a, tấm kim loại
được nối đất. Tìm điện tích cảm ứng xuất hiện trên tấm kim loại, mật độ điện
mặt trên tấm kim loại và lực tác dụng lên q.
11. Hai quả cầu kim loại bán kính 5 mm tích điện lần lượt là 1,5 nC và -1,5 nC,
đặt cách nhau 1 m. Tìm hiệu điện thế giữa hai quả cầu.
12. Một electron bay vào trong một tụ phẳng theo phương song song với hai bản
với vận tốc v  2  107 m/s, ban đầu cách một bản 5 mm, khoảng cách giữa hai
bản là 10 mm, hiệu thế giữa hai bản là 50 V, chiều dài bản là 5 cm. Tìm khoảng
cách giữa electron và hai bản khi đi ra khỏi tụ. Tìm vận tốc electron lúc đó.
13. Một tụ điện phẳng không khí, diện tích bản tụ là 1 m 2, khoảng cách giữa hai
bản bằng 1,5 mm, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 300 V. Tìm điện dung của tụ
và mật độ điện mặt trên mỗi bản tụ.

8
CHƯƠNG IX: ĐIỆN MÔI
1. Hai mặt phẳng kim loại song song tích điện đều, cách nhau một đoạn
2 C 1 C
D  1 cm có mật độ điện mặt 1   109 2 và 2   109 2 . Giữa chúng
3 m 3 m
có lớp điện môi dày d  5 mm có hằng số điện môi   2 . Xác định hiệu điện
thế giữa hai mặt.
2. Hai mặt phẳng kim loại song song tích điện trái dấu có cùng mật độ điện mặt.
Hiệu điện thế giữa hai mặt là 1000 V. Giữa chúng có lớp thủy tinh dày 3 mm có
hằng số điện môi   7 . Xác định mật độ điện tích liên kết trên mặt tấm thủy
tinh.
3. Hai bản tụ điện phẳng cách nhau 5 mm có hiệu điện thế 150 V, giữa chúng có
bản sứ dày 3 mm, hằng số điện môi   6 . Tìm cường độ điện trường trong sứ.
4. Một tụ phẳng có hai bản cách nhau 5 mm, diện tích mỗi bản là 100 cm 2, hiệu
thế giữa hai bản là 300 V. Sau khi ngắt tụ khỏi nguồn, ta lấp đầy khoảng không
gian giữa hai bản bằng êbônit có hằng số điện môi   2,6 . Tìm hiệu thế giữa
hai bản, điện dung của tụ và mật độ điện mặt sau khi lấp đầy êbônit.
5. Một tụ phẳng có hai bản cách nhau 5 mm, diện tích mỗi bản là 100 cm 2, tụ
được mắc với nguồn điện có hiệu điện thế 300 V. Lấp đầy khoảng không gian
giữa hai bản bằng êbônit có hằng số điện môi   2,6 . Tìm điện tích trên hai
bản, điện dung của tụ và mật độ điện mặt sau khi lấp đầy êbônit.
6. Một tụ phẳng có hai bản tụ cách nhau 1 cm, diện tích mỗi bản bằng 100 cm 2,
hiệu điện thế giữa hai bản là 300 V. Khoảng không gian giữa hai bản tụ được lấp
đầy bằng một bản thủy tinh phẳng dày 0,5 cm, hằng số điện môi 1  6 và một
bản parafin phẳng dày 0,5 cm, hằng số điện môi  2  2 . Tìm điện dung của tụ và
cường độ điện trường trong mỗi lớp điện môi.
7. Một quả cầu dẫn tích điện đều bán kính 1 cm có mật độ điện mặt 1,67  105
C/m2 đặt trong dầu có hằng số điện môi   2 . Tìm cường độ điện trường và mật
độ năng lượng khối của điện trường tại điểm cách mặt cầu 2 cm.
8. Một tụ điện phẳng có hai bản tụ cách nhau 3 mm có hiệu điện thế 1000 V.
Sau khi ngắt tụ khỏi nguồn, ta lấp đầy tụ bằng chất điện môi có   7 . Tìm mật
độ điện tích liên kết xuất hiện trên mặt điện môi.
9. Một tụ điện cầu có bán kính các bản là r và R. Một nửa tụ chứa điện môi đồng
chất có hằng số điện môi , nửa còn lại là không khí. Tìm điện dung của tụ điện.
10. Một quả cầu điện môi bán kính R có hằng số điện môi  được phân bố đều
điện tích Q theo toàn thể tích. Tìm điện trường tại một điểm bên trong quả cầu,
cách tâm quả cầu đoạn r. Tìm điện trường tại một điểm bên ngoài quả cầu, cách
tâm quả cầu đoạn r.

9
CHƯƠNG X: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Một dây dẫn bằng sắt có độ dài 150 cm, tiết diện tròn bán kính 0,3 mm, điện
trở suất   12  108 m được nối với hiệu điện thế 10 V. Tìm mật độ dòng điện
và vận tốc trung bình của electron trong chuyển động có hướng, coi mật độ
electron tự do bằng mật độ nguyên tử.
2. Một dòng điện một chiều có cường độ i thay đổi theo thời gian theo phương
trình i  4  2t , i đo bằng A, t đo bằng s. Tính điện lượng đi qua tiết diện ngang
của dây dẫn trong khoảng thời gian từ t1=2 s đến t2=6 s.
3. Một dây dẫn bằng bạc đường kính 1 mm tải một điện lượng 90 C trong 1 h.
Mật độ electron là 5,8  1028 m 3 . Tìm tốc độ chuyển động có hướng của electron
4. Electron quay quanh hạt nhân nguyên tử hidro với tốc độ 6  1015 vòng/s tạo
nên dòng điện nguyên tử cường độ i. Tìm i.
5. Một cuộn dây đồng có điện trở 10,8  và trọng lượng 33,45 N. Khối lượng
riêng của đồng là D  8700 kg/m3, điện trở suất của đồng là   1,7  108 m .
Tìm độ dài và đường kính của cuộn dây.
6. Trong khoảng thời gian 10 s, dòng điện giảm đều từ 10 A xuống 5 A. Tìm
điện lượng chuyển qua dây dẫn.
7. Tìm mật độ dòng điện trong một dây đồng dài 10 m, điện trở suất
  1,7  108 m khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V.
8. Khoảng không gian giữa hai bản tụ cầu có bán kính a và b được lấp đầy bởi
một môi trường đồng nhất có điện trở suất . Tìm điện trở R giữa hai lớp cầu và
cường độ dòng điện qua lớp cầu nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U.
9. Hai quả cầu kim loại bán kính a mang điện tích –q và +q đặt cách nhau một
khoảng d trong môi trường dẫn điện có điện trở suất . Xác định điện trở giữa
hai quả cầu.
10. Một tụ phẳng có khoảng cách giữa hai bản là d, diện tích hai bản là S, hiệu
điện thế giữa hai bản là U. Giữa hai bản là chất dẫn điện có điện dẫn suất giảm
tuyến tính theo phương vuông góc với hai bản từ 1 đến 2. Tìm cường độ dòng
điện chạy qua tụ.
11. Điện môi của một tụ điện phẳng gồm hai lớp có bề dày, hằng số điện môi và
điện trở suất lần lượt là d1  2 mm, 1  2, 1  1010 m , d 2  1 mm,  2  3 ,
2  2  1010 m , hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V. Tìm mật độ dòng điện qua
lớp điện môi.
12. Một tụ phẳng chứa đầy điện môi có   7 , điện trở suất   1011 m , điện
dung 3 nF, hiệu điện thế giữa hai bản là 2 kV. Tìm cường độ dòng điện chạy qua
tụ.

10
CHƯƠNG XI: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Một dòng điện 6 A chạy trong một dây dẫn hình vuông cạnh 10 cm. Xác định
cảm ứng từ B và cường độ từ trường H tại tâm mạch điện đó.
2. Một ống dây có cảm ứng từ trong lòng ống là B  3  102 T , đường kính dây 1
mm, dòng điện trong dây là 6 A. Các vòng dây quấn sát nhau. Tìm số lớp dây.
3. Một dòng điện 3,14 A chạy trong dây dẫn hình tam giác đều cạnh 50 cm. Tìm
cảm ứng từ B và cường độ từ trường H tại tâm hình tam giác đó.
4. Một dòng điện 12 A chạy trong dây dẫn hình chữ nhật cạnh 16 cm  30 cm.
Tìm cảm ứng từ B và cường độ từ trường H tại tâm hình chữ nhật đó.
5. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 5 cm trong không khí mang dòng
điện bằng nhau 10 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm giữa hai dòng điện khi
các dòng điện chạy cùng chiều, chạy ngược chiều.
6. Một ống dây rỗng, thẳng dài được quấn bằng một sợi dây dẫn đường kính 1
mm mang dòng điện 4 A, số lớp quấn trên ống là 3 lớp. Tìm cường độ từ trường
và cảm ứng từ trong ống.
7. Hai dòng điện thẳng dài song song vô hạn đặt cách nhau 5 cm mang dòng
điện cùng chiều, cùng cường độ 10 A. Tìm cường độ từ trường H tại điểm cách
đều mỗi dòng 3 cm.
8. Hai dòng điện thẳng dài vô hạn nằm vuông góc với nhau trong cùng một mặt
phẳng, mang cùng dòng điện 5 A. Tìm cường độ từ trường tại điểm cách đều hai
dòng điện 10 cm.
9. Hai vòng dây tròn đồng tâm có trục vuông góc nhau, bán kính mỗi vòng là 2
cm, dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ 5 A. Tìm cường độ từ trường
tại tâm của chúng.
10. Một vòng dây tròn bán kính 10 cm mang dòng điện 3 A. Tìm cảm ứng từ tại
điểm nằm trên trục vòng dây, cách tâm vòng dây 20 cm.
11. Một dây dẫn hình trụ đặc bán kính R mang dòng điện I. Tìm cường độ từ
trường tại một điểm nằm bên trong và bên ngoài dây.
12. Một đoạn dây dẫn AB mang dòng điện 20 A. Tìm cường độ từ trường tại
điểm C nằm trên đường trung trực của AB, cách AB đoạn 5 cm, góc ACB   60
13. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 10 A đặt đồng phẳng với một
khung dây hình vuông cạnh 40 cm mang dòng điện 2,5 A. Cạnh gần nhất của
khung cách dây thẳng dài đoạn 2 cm. Tìm lực tác dụng lên dây thẳng dài.
14. Một dây dẫn thẳng dài 70 cm mang dòng điện 70 A đặt trong từ trường đều
0,1 T theo phương hợp với đường sức từ góc 30. Tìm lực từ tác dụng lên dây.
15. Một dây dẫn hình nửa vòng tròn dài 63 cm mang dòng điện 20 A đặt trong
từ trường đều 0,1 T. Tìm lực từ tác dụng lên dây dẫn.

11
CHƯƠNG XII: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1. Một cuộn dây gồm 100 vòng quay đều trong từ trường đều 0,1 T với vận tốc 5
vòng/s. Tiết diện cuộn dây là 100 cm 2. Trục quay vuông góc với trục cuộn dây
và với phương từ trường. Tìm suất điện động cảm ứng cực đại trong khung.
2. Treo một vòng dây dẫn phẳng diện tích 0,1 m 2 vuông góc với các đường sức
từ của một từ trường đều có cường độ từ trường 10 5 H/m. Cho vòng dây quay
một góc 90 quanh trục vuông góc với từ trường. Tìm điện lượng chuyển qua
một tiết diện thẳng của dây biết điện trở dây là 2 .
3. Một ống dây gồm 300 vòng dây có diện tích 16 cm 2, điện trở 40  đặt trong
từ trường đều có cảm ứng từ 0,4 T theo phương trục ống dây lập góc 60 so với
phương của từ trường. Tìm điện tích chạy qua ống dây khi từ trường giảm về 0.
4. Một thanh kim loại dài l quay quanh một trục đi qua đầu thanh và song song
với từ trường. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh.
5. Một máy bay có khoảng cách giữa hai đầu cánh là 12,5 m bay với vận tốc 900
km/h trong từ trường Trái Đất có cảm ứng từ 5  105 T . Tìm suất điện động cảm
ứng xuất hiện trên hai đầu cánh máy bay.
6. Một vòng dây dẫn có diện tích 100 cm2 được mắc nối tiếp với một tụ điện có
điện dung 10 F rồi đặt trong một từ trường đều có các đường sức vuông góc
với mặt phẳng vòng dây. Cảm ứng từ biến thiên với tốc độ 5 mT/s. Xác định
điện tích của tụ điện.
7. Một ống dây gồm 1000 vòng dây diện tích 40 cm2, điện trở 160  được nối
tắt rồi đặt vào từ trường có các đường sức hướng dọc trục ống dây, cảm ứng từ
biến thiên với tốc độ 1 mT/s. Tìm công suất tỏa nhiệt của ống.
8. Một thanh kim loại chiều dài L trượt trên một khung kim loại với vận tốc v,
hệ thống đặt trong một từ trường đều có cường độ từ trường H vuông góc với
mặt khung. Điện trở thanh kim loại là R, điện trở khung có thể bỏ qua. Tìm
cường độ dòng điện chạy trên thanh kim loại.
9. Một ống dây thẳng dài gồm 400 vòng dây, chiều dài ống 20 cm, tiết diện
ngang của ống là 9 cm2, trong ống có lõi sắt độ từ thẩm   400 . Tìm hệ số tự
cảm của ống dây.
10. Một ống dây thẳng dài gồm 800 vòng dây, dòng điện trong ống biến thiên
với tốc độ 50 A/s thì suất điện động cảm ứng trong ống dây là 0,16 V. Tìm hệ số
tự cảm L của ống dây. Tìm từ thông và năng lượng từ trường trong ống khi dòng
điện chạy qua ống là 2 A.
11. Một khung dây điện phẳng kín hình vuông diện tích 25 cm 2 tạo bởi dây đồng
tiết diện 1 mm2 đặt trong từ trường biến thiên điều hòa B  10sin100t (mT) có
phương vuông góc với các mặt phẳng khung. Tìm từ thông, suất điện động cảm
ứng và cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong khung.

12
CHƯƠNG XIII: VẬT LIỆU TỪ
1. Một ống dây hình xuyến gồm 800 vòng dây, đường kính vòng dây là 1,6 cm 2
mang dòng điện 1,8 A có lõi bằng thép. Tìm cường độ từ trường H, cảm ứng từ
B, độ từ hóa J và độ từ thẩm  của lõi thép.
2. Một ống dây hình xuyến dài 1 m gồm 1300 vòng dây, vòng có một khe không
khí rộng 3 mm, lõi thép có độ từ thẩm   4  103 . Cảm ứng từ trong khe không
khí là 1 T. Tìm cường độ dòng điện trong dây.
3. Một ống dây hình xuyến có tiết diện ngang 4 cm2, độ dài trung bình 30 cm
gồm các vòng dây đường kính 0,4 mm quấn sát nhau. Tìm hệ số tự cảm của
vòng xuyến và năng lượng từ trường trong lõi sắt khi có dòng điện cường độ 0,6
A chạy qua.
4. Một ống dây điện thẳng dài 1 m có lõi sắt tiết diện ngang 10 cm 2, hệ số tự
cảm 0,44 H. Tìm độ từ thẩm của lõi sắt. Tìm năng lượng từ trường và mật độ
năng lượng từ trường trong ống dây khi từ thông gửi qua tiết diện ngang của ống
là   1,4  103 Wb .
5. Một ống dây thẳng dài gồm 500 vòng dây, tiết diện ngang 20 cm 2, hệ số tự
cảm 0,28 H, dòng điện chạy qua ống là 5 A. Tìm độ từ thẩm của lõi sắt và mật
độ năng lượng từ trường trong ống dây.
6. Một ống dây hình xuyến dài 50 cm gồm 1000 vòng dây mang dòng điện 1 A,
độ từ thẩm của thép là   4  103 . Tìm cường độ dòng điện để khi bỏ lõi sắt, ta
vẫn có cảm ứng từ trong ống như khi có lõi sắt.
7. Một ống dây thẳng dài gồm 200 vòng dây, tiết diện của ống là 10 cm 2, trong
ống có lõi sắt độ từ thẩm . Khi cho dòng điện 5 A chạy qua thì từ thông gửi qua
tiết diện ngang của ống là   1,6 mWb . Tìm độ từ thẩm của lõi sắt và hệ số tự
cảm của ống dây.
8. Một ống dây hình xuyến có lõi sắt gồm 500 vòng dây, bán kính trung bình
của vòng xuyến là 8 cm, cho dòng điện 0,5 A chạy qua. Tìm cường độ từ trường
H, cảm ứng từ B bên trong vòng xuyến và độ từ thẩm của lõi sắt.
9. Một lõi sắt hình xuyến dài 50 cm, tiết diện ngang 4 cm 2, có quấn hai cuộn
dây, cuộn sơ cấp gồm 500 vòng, cuộn thứ cấp gồm 1000 vòng, điện trở cuộn thứ
cấp là 20 . Cho dòng điện không đổi 1 A chạy trong cuộn sơ cấp. Khi đảo
chiều dòng điện trong cuộn sơ cấp thì có điện lượng 60 mC chạy qua cuộn thứ
cấp. Tìm độ từ thẩm của lõi sắt.
10. Một lõi hình xuyến tiết diện ngang 1,45 cm2, dài 60 cm, có quấn hai cuộn
dây, cuộn sơ cấp gồm 800 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng dây, điện trở
cuộn thứ cấp là 12 . Cho dòng điện 0,5 A chạy trong cuộn sơ cấp. Khi đổi
chiều dòng điện trong cuộn sơ cấp thì có điện lượng 3 mC chạy qua cuộn thứ
cấp. Tìm độ từ thẩm của lõi thép (thí nghiệm Stoletov).
13

You might also like