Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Dương Nữ Phương Uyên – Khoa Ngôn ngữ học – MSSV: 2056020129

Vợ chồng ông A và bà B có 3 đứa con trai là C, D, E và một đứa con nuôi là H. Năm 2009, ông A chết do
bệnh nặng không kịp để lại di chúc. Sau khi ông A chết, bà B quyết định chia tài sản của ông A cho các
con trai là con đẻ mà không chia cho H là con nuôi. Biết rằng tài sản của hai ông bà là căn nhà trị giá 3 tỷ
đồng, sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng và một số đồ vật khác có tổng giá trị 500 triệu đồng.

a. Sau khi ông A mất, bà B quyết định chia: C con trai trưởng được hưởng căn nhà 3 tỷ và nuôi bà B. D
và E cùng nhau chia sổ tiết kiệm 2 tỷ. Các vật dụng khác 3 anh em chia nhau sử dụng. Việc làm của bà B
có hợp lý không? Tại sao?
b. Anh chị hãy chia thừa kế trong trường hợp này?
Bài làm:
a, Việc làm của bà B không hợp lý. Vì trường hợp ông A chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế
của ông A sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất tại điều 651 Bộ Luật
Dân sự 2015 và trên diện thừa kế gồm: Hôn nhân (bà B), nuôi dưỡng (H) và huyết thống (C, D, E).
Vậy nên bà B, C, D, E và H đều nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Kết luận, H phải được chia di sản mà
ông A để lại.
b, Chia di sản thừa kế
- Di sản của ông A gồm: (3 tỷ + 2 tỷ + 500) / 2 = 2 tỷ 750 triệu
- Vì A chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật gồm hàng thứ kế thứ nhất: B,
C, D, E, H
=> B=C=D=E=H = 2 tỷ 750 triệu / 5 = 550 triệu đồng
     Vậy nên, mỗi người được hưởng thừa kế là 550 triệu đồng.

You might also like