Cuore

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Bài dự thi “Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2021 với chủ đề

“Cuốn sách tôi yêu”


Họ và tên thí sinh: Huỳnh Minh Thông
Ngày tháng năm sinh: 3/3/2008
Địa chỉ thường trú: 33-Trần Thị Thu-Phường 4-Thành phố Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp
Số điện thoại liên lạc: 0833797175
Tên cuốn sách: Những tấm lòng cao cả
Tên tác giả: Edmondo De Amicis
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn Học
Năm xuất bản: 1886

Nội dung giới thiệu sách

“G
iá con biết đã bao nhiêu lần thầy giáo tuy đau ốm mà
vẫn lên lớp, vì bệnh của thầy chưa thật trầm trọng để
thầy có thể nghỉ dạy? Thầy bực mình bới vì thầy đau,
và nỗi đau lòng lớn nhất của thầy là thấy học trò biết như vậy mà cứ lạm
dụng.”
“Hãy kính trọng và yêu mến thầy giáo của con, con ạ. Con phải yêu
mến thầy, bởi vì bố yêu mến thầy và kính trọng thầy. Con phải yêu mến
thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao trẻ em mà họ
thì sẽ quên thầy. Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và khai sáng trí thông
minh cho con và nâng cao tâm hồn của con lên.”-
Đó là 1 đoạn trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” cả tác giả Edmondo De
Amicis, một cuốn sách hay mở ra thì gợi lên niềm hy vọng, khép lại thì mang đến điều hữu ích.
Không chỉ với người lớn, mà với trẻ thơ, cuốn sách là một thế giới bí ẩn, khám phá nó sẽ thấy
vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống thân yêu, chúng chắp thêm đôi cánh tưởng tượng cho tâm hồn
con trẻ, cho các em cái nhìn trong sáng, góp phần bồi dưỡng tâm hồn cao thượng và trí tuệ
cho các em.

1. Giới thiệu tác giả

Edmondo De Amicis được sinh ra tại Oneglia, thành phố biển Imperia của
xứ Liguria, Italia. Khi trưởng thành, ông vào trường quân đội của Modena và trở
thành sĩ quan quân đội Ý. Ông đã tham gia chiến đấu đánh Custoza trong cuộc
chiến giành độc lập lần thứ 3 của quân đội Italia chống lại đế quốc Áo. Khi nước
nhà độc lập, ông quyết định rời bỏ quân ngũ và trở thành tác giả viết về các trải
nghiệm chiến trường trong cuốn sách La vita militare (Đời quân ngũ).
1
Các tác phẩm của De Amicis mang đậm dấu ấn chủ nghĩa quốc gia yêu
nước sâu sắc, về sau lại trộn lẫn với xu hướng dân chủ xã hội. Các tác phẩm về
sau của ông bao gồm Sull’oceano (1889), II romanzo di un maestro (1890),
L’idioma gentile (1905)…và cuốn sách “Những tấm lòng cao cả (Cuore)” cũng
là một trong số tác phẩm nổi tiếng của ông.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Những tấm lòng cao cả” hay còn được biết với tên “Tâm hồn cao
thượng” (Coure) là một cuốn tiểu thuyết được Edmondo De Amicis viết dành cho
trẻ em. Ông đã lấy bối cảnh thời kì nước Ý thống nhất và nói về đề tài yêu nước.
Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu vào ngày 18/10/1886, ngày khai trường ở Ý
và trở thành một hiện tượng xuất bản ngay lập tức.

Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là những câu chuyện lớn nhỏ diễn ra trong
cuộc sống của cậu bé học sinh lớp ba Enrico cùng với những cảm tưởng và suy
nghĩ của chính cậu. Mỗi nhân vật trong cuốn nhật ký đều có tính cách và địa vị
xã hội khác nhau, không hẳn là để thấy sự kỳ thị và phân biệt của con người lúc
bấy giờ, mà là để làm nổi bật lên tầm hồn cao thượng trong mỗi con người họ.
Những vấn đề xã hội như sự nghèo đói được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết,
“Những tấm lòng cao cả” cho thấy ảnh hưởng của tư tưởng chính trị cánh tả trong
những tác phẩm của Amicis. Vì vậy, cuốn sách đã có ảnh hưởng rất lớn ở các
nước thuộc Khối Xô Viết. Ở mặt khác, sự cổ xúy chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu
nước cũng làm cho cuốn sách rất được hoan nghênh trong thời Phát xít Ý.

3. Nội dung, đánh giá và cảm nhận

Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất
nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh
thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý..

Cuốn sách là những ghi chép của cậu bé Enrico về những gì xảy ra xung
quanh mình, những cảm tưởng của cậu về những người bạn thân yêu, những

2
người thầy giáo, cô giáo…Những câu chuyện được ghi lại trong vòng mười tháng,
mở đầu là tháng mười với ngày khai trường ý nghĩa với bao thế hệ học sinh. Mười
tháng được Enrico ghi lại với hơn tám mươi câu chuyện khác nhau, mỗi câu
chuyện được kể hết sức chân thành những gì cậu đã chứng kiến, trải qua. Bao
cảm xúc của Enrico được ghi lại đầy cảm xúc chứ không hề khô khan hay tẻ nhạt,
một cuốn nhật ký đáng để bao người lớn phải lưu tâm, mà chính những cảm xúc
chân thực ấy đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về những nhân vật trong truyện.

Xuất hiện trong nhật kí của Enricô, là mẩu chuyện nhỏ về cô giáo lớp
một trên của cậu, là thầy giáo lớp ba Pecbôni, là thầy hiệu trưởng, là cô giáo
của em trai và cả người thầy ngày xưa của bố. Những người thầy đáng kính ấy
không chỉ truyền cho học sinh kiến thức. Trên hết, họ dạy cho học sinh của
mình về lòng can đảm, thương yêu và sự biết ơn. Những mẩu chuyện nhỏ về các
thầy cô giáo ấy, qua cái nhìn của con trẻ lại trở thành một trường ca cảm động
và thiêng liêng về nghề dạy học.

Năm học mới bắt đầu từ “ngày khai trường”. Cuốn nhật kí của Enricô cũng
bắt đầu như thế. Giống như mọi đứa trẻ khác, cậu cũng mãi nhớ thôn quê, nhớ
những ngày hè, đến trường chỉ là miễn cưỡng. Thầy giáo năm nay là một thầy
giáo khác “người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn
trên trán, tiếng nói rất to, … không bao giờ cười” thay cho người thầy “có mái
tóc hung, bù xù và tính tình vui vẻ” năm ngoái.

Tác giả không định nghĩa thế nào là một người thầy tốt hay chỉ ra người ta
phải dạy học sinh như thế nào cho đúng. Thông qua những trang nhật kí của
Enricô, ông chỉ phát họa những đức tính cao cả của người thầy. Thầy Pecbôni,
người thầy năm lớp ba của Enricô, người thầy “không bao giờ cười” ấy lại dạy
học trò bằng cả tấm lòng yêu thương. Khi học trò dại dột nghịch ngợm rồi lo lắng
về trận mắng của thầy thì thầy chỉ đặt tay lên vai học trò, đơn giản “Đừng làm
thế nữa nhé!”. Chính những lời nói dõng dạc nhưng hiền từ của thầy trong buổi
đầu nhận lớp đã làm cậu học trò nghịch ngợm lúc nãy giọng run run “Thưa thầy,
thầy có tha lỗi cho con không ạ?”

Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố
hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật

3
ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu
bé mười một tuổi.

Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô,
là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất
định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô. Tính cách các nhân
vật đã được cách điệu hoá để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tính xấy, hay chỉ
là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở
nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để
trình bày những điều suy nghĩ về đức dục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả
mang trong óc như một lý tưởng, và trong lòng như một hoài bão

Trong một trang nhật kí, cậu bé Enricô có viết “nhà trường san bằng các
địa vị và làm cho mọi người thành bạn bè với nhau”. Chính ở đây, Enricô gặp gỡ
những người bạn thân yêu của mình. Đó là Đêrôtxi, cái cậu bao giờ cũng đạt giải
nhất. Là Garônê, cái cậu to lớn và tốt bụng. Là cậu bé tên Côretti, con của bác
bán củi, cái cậu lúc nào cũng có vẻ rất hài lòng. Là cậu bé gù Nenli tội nghiệp. là
cậu Vôtini ăn mặc rất sang. Là cậu bé thợ nề có biệt tài làm như kẻ sứt môi. Là
Cáclô Nôbitx, cái cậu tự phụ vì có bố là quý tộc và giàu có. Là Garôpphi thích
buôn bán. Là Prêcôtxi, con ông thợ rèn, mặc chiếc áo quá dài và trông có vẻ đau
khổ. Là Crôtxi, cậu bé có một cánh tay bị liệt, con của một bà mẹ bán rong rau
quả. Là Xtacđi, lúc nào cũng chăm chú nghe giảng.

Chính những người bạn của Enricô đã truyền cho cậu động lực, lòng nhân
ái. Đọc tác phẩm, chúng ta không thấy Enricô có nhiều lời thoại. Cậu đóng vai
trò như người dẫn chuyện, quan sát và ghi chép. Những ghi chép tỉ mỉ và đa chiều.
Cậu yêu thương, ngưỡng mộ các bạn học của mình. Cậu nhìn thấy các sự khác
biệt trong tính cách của các bạn. Ở mỗi bạn, cậu đều học được một đức tính gì
đó. Garôpphi thích buôn bán, nhưng điều đó không ngăn cản cậu ấy có lòng tốt.
Vôtini dù có tính khoe khoang và hợm hĩnh nhưng cậu ấy không xấu bụng.

Những tấm lòng cao cả đã ra đời từ thập niên 80 của thế 19, đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Điều đã làm cho một tác phẩm văn học thiếu nhi có sức sống
mãnh liệt hơn một trăm năm như thế. Có thể nói đó chính là nhờ những giá trị
nhân văn trong việc giáo dục. Trường học, thầy cô, bố mẹ và cả xã hội kết hợp
lại, dạy con trẻ những điều thật đẹp. Những truyện đọc hàng tháng cho các em

4
lòng can đảm, trân trọng đất nước từ những điều nhỏ nhất. Những lá thư bố mẹ
để trên bàn Enricô dạy cậu yêu thương con người, bạn bè, đất nước.

“Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi ở nơi xa lạ,… con chợt nghe tâm hồn
con đẩy con lại phía một người công nhân không quen biết, khi đi qua đã
nói một vài tiếng bằng ngôn ngữ của con. Con sẽ cảm thấy qua cơn phẫn
nộ đau đớn làm con đỏ mặt tía tai khi con nghe một người nước ngoài thoái
mạ đất nước con. Con sẽ cảm thấy lòng yêu nước mãnh liệt hơn khi sự đe
dọa của một nước thù địch làm nổi lên một cuộc bão lửa trên tổ quốc…”

Bố dạy em lòng biết ơn và trân trọng những gì đang có. Biết ơn những
người lao động vất vả trên khắp cả nước, biết ơn thầy cô giáo đã dạy cho em học
tập. Mẹ dạy em tôn trọng và yêu thương, đừng dửng dưng trước những người
nghèo khổ.

“Nghe mẹ bảo con ạ, đừng quen thói dửng dửng đi qua trước người
nghèo khổ đang ngửa tay xin mình giúp đỡ, và hơn nữa trước một người
mẹ xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang
đói, hãy nghĩ đến những nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương!”

“Thỉnh thoảng con hãy trích ra một đồng từ túi tiền của con để nó rơi
vào tay một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn,
một đứa trẻ không có mẹ… Sự giúp đỡ của một người lớn là hành vi từ
thiện, nhưng của một đứa trẻ vừa là hành vi từ thiện, lại là một sự vuốt
ve…”

Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu
thuyết viết về những kỷ niệm thời thơ ấu, mà ẩn chứa trong đó rất nhiều bài học
về giáo dục con trẻ. Tác giả mượn ngòi bút của trẻ em để nói chuyện người lớn.
Đó là những mẫu chuyện về tình người, về lòng yêu thương. Mỗi câu chuyện là
một bài học về nhân cách, về cách cư xử và bồi dưỡng tâm hồn với những đức
tính tốt đẹp cần có ở mỗi con người.

5
Những lời dạy và khuyên bảo của thầy cô và cha mẹ rất hay và bổ ích. Việc
dạy dỗ một đứa trẻ nên người trước hết đến từ gia đình. Tác giả cũng đưa ra dẫn
chứng rõ ràng cho việc này chính là Enrico thật hạnh phúc khi có cha mẹ vô cùng
tâm lí và tinh tế. Ông bà Bottini viết thư cho cậu con trai mỗi tháng không phải
vì ở xa gửi về, mà đơn giản là ông bà muốn khuyên nhủ và chia sẻ với con một
cách nhẹ nhàng, nhưng vẫn nghiêm nghị trước những sai lầm của con. Một bức
thư thì có thể lưu giữ mãi mãi, nhưng còn lời nói thì dễ dàng quên ngay. Có lẽ vì
lí do đó mà ba mẹ Enrico đã chọn hình thức nói chuyện với con đặc biệt như vậy
khi cần trao đổi những vấn đề nghiêm túc.

Có lẽ mỗi người sẽ có một dấu ấn khác nhau khi đến với tác phẩm này.
Nhưng với tôi, hình ảnh cậu bé Enrico chính là nét khắc sâu đậm nhất trong từng
dòng, từng chữ nơi văn bản. Rong ruỗi theo những câu chuyện đời thường của
cậu bé với gia đình, bè bạn, dường như ít nhiều độc giả sẽ nhận ra những kỉ niệm
rất đổi thân thương, gần gũi của mình. Đâu đâu bạn sẽ tìm thấy bản thân, niềm
tin và một thứ tình cảm kì lạ: xúc động với tâm tình của người mẹ đến tình yêu
thầm lặng của người cha; chợt đồng cảm những người bất hạnh, mảnh đời khó
khăn rồi tự thấy yêu thương biết bao những giá trị tuyệt vời mình đang có,… Phải
chăng, đó chính là điều diệu kì mà tác phẩm mang đến cho đời?

You might also like