Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Trần Thảo Nguyên – 1813297

Chủ đề: Benchmarking


Khái niệm: Benchmarking có nghĩa là quá trình đánh giá liên tục, đo lường những sản phẩm, dịch
vụ so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc là những công ty đứng đầu trong ngành công nghiệp
(David. T. Kearns, chủ tịch Tập đoàn Xerox).
Case study: vào những thập niên 70 Xerox được xem là nhà máy sản xuất máy photocopy lớn nhất
thế giới. Sau đó, các nhà sản xuất từ Nhật và Mỹ sản xuất máy có chi phí thấp hơn, chất lượng tốt
hơn và đạt lợi nhuận cao hơn Xerox. Với mục tiêu là vượt trội về chất lượng, độ tin cậy và giá thành
của sản phẩm, Xerox tiến hành thực hiện Benchmarking.
Cách áp dụng Benchmarking vào Case
Mô hình Benchmarking của Xerox với 10 bước, qua 5 giai đoạn:
-Hoạch định: Tiến hành nghiên cứu đối thủ là các công ty của Nhật Bản, tiến hành thu thập dữ liệu
về quy trình sản xuất chính của các công ty hàng đầu.
-Phân tích: nhận thấy thời gian phát triển sản phẩm của công ty gấp 2 lần đối thủ, nhân lực tốn gấp
5 lần, số lỗi trên dây chuyền gấp 10 lần, thời gian đổi mới thiết kế gấp 4 lần và chi phí thiết kế gấp 3
lần. Xerox cũng phân tích thấy tổng chi phí sản xuất, vận chuyển và bán đơn vị sản phẩm của người
Nhật bằng số tiền Xerox dùng chỉ để sản xuất. Số nhà cung cấp mà Xerox cần quản lý cũng gấp 9
lần đối thủ => Khoảng cách chênh lệch là 30 lần.
-Tổng hợp: nhận diện cơ hội, bắt kịp và vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Xerox thiết lập mục tiêu là
vượt trội về chất lượng, độ tin cậy và giá thành của sản phẩm. Họ tìm ra 10 yếu tố chính về
Marketing và chia thành 67 quy trình phụ, mỗi quy trình phụ đều có mục tiêu cải tiến riêng.
-Hành động: Tiến hành cải tiến các quy trình đã đề cập ở giai đoạn trên, thông qua việc học tập từ
các công ty hàng đầu ở mỗi lĩnh vực.
Ví dụ: Xerox học tập LL.Bean (nhà bán lẻ quần áo) về quy trình sử dụng của Bean- công ty này
phát triển hệ thống tồn kho, cho phép điền đơn 1 cách hiệu quả và cung cấp cách sắp xếp hàng hóa
cũng như đường đi ngắn nhất tới món hàng. Tương tự như thế, Xerox học tập Honda (phát triển nhà
cung cấp), Toyota (quản lý chất lượng), DuPont (sản xuất an toàn), Florida Power and Light (cải
tiến chất lượng),…
Công ty tiến hành kiểm tra lại Benchmarking nhận thấy các điểm này chưa phù hợp, tiến hành thực
hiện lại các function benchmarking: hệ thống quản lý nhà cung cấp, quản lý tồn kho, hệ thống sản
xuất và benchmarking chất lượng.
-Trưởng thành: Xerox là công ty duy nhất trên thế giới dành được 3 giải thưởng danh giá về chất
lượng: Deming Award (1980), Malcolm Baldridge National Quality Award (1989) và European
Quality Award (1992).
Kết luận: Nhờ áp dụng Benchmarking mà Xerox phát hiện ra các lỗ hổng tại công ty của mình, nhờ
đó tiến hành học hỏi, cải tiến quy trình, sản phẩm và các yếu tố then chốt khác để vươn lên dẫn đầu
về chất lượng trong ngành.
Thông qua việc phân tích case study của Xerox, nhận thấy để đánh giá được 5 mục tiêu hiệu suất
(chi phí, chất lượng, tốc độ, độ tin cậy và linh hoạt) là điều không dễ dàng, nhưng đây lại là yếu tố
quan trọng trong Benchmarking. Nhất là yếu tố linh hoạt, khó thu thập dữ liệu và phân tích vì đây là
một khía cạnh phức tạp và đa chiều đồng thời rất khó định lượng.

You might also like