Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRẢ LỜI CÁC Ý KIẾN CỦA PHẢN BIỆN

Ý kiến của phản biện 1

1- Thay hình 1 bằng hình vẽ lớp vỏ hình trụ vì trong phần sau của báo cáo không
xét hay tính cho lớp vỏ hình côn.

Xin cảm ơn ý kiến của phản biện. Ở đây phương trình vỏ trụ và vành (gân gia
cường) thực chất là các trường hợp đặc biệt của vỏ côn (khi góc côn bằng 0 hay 90
độ). Do đó Hình 1 được sử dụng để xây dựng các phương trình cho vỏ côn đại diện
và sau đó tác giả có nêu rõ (Trang 3, Mục 3.3) khi thay góc bằng 0, -90 hoặc 90 độ
ta sẽ thu được các ma trận động cứng động lực cho vỏ trụ (0 độ), gân trong (-90
độ) và gân ngoài (90 độ).

2 - Trong công thức (3) chỉ cần viết tỉ lệ thể tích cho 1 trong 2 vật liệu gốm hoặc
kim loại vì đã có điều kiện Vc + Vm = 1

Xin cảm ơn ý kiến của phản biện.Tác giả đã lựa chọn công thức viết cho vật liệu
gốm

3- Tiêu đề mục 4.1 không hợp lý, trong mục này chỉ giới thiệu các thông số của vật
liệu FGM.

Cảm ơn đóng góp của phản biện. Tác giả đã chỉnh sửa “modal” thành “model”

4-Trong mục 4.2 cần so sánh kết quả với số liệu của Loy et al [4] (không có “ring
support”) và Rahimi et al [6] (có “ring support”) trong trường hợp ≠ 0 (nhóm tác
giả mới chỉ so sánh trường hợp vật liệu đồng nhất p=0).

Theo đóng góp quý báu của phản biện, tác giả đã tính toán và so sánh thêm trường
hợp vỏ trụ FGM có gân gia cường với p=5. So sánh được thực hiện với nghiên cứu
của Rahimi [6] cho 5 vị trí đặt gân tăng cứng khác nhau

5 - Trong báo cáo, “ring” được coi là một phần tử và xây dựng ma trận độ cứng
động lực học tương tự như phần tử vỏ trụ khác.

Ma trận độ cứng động lực của vỏ trụ và “ring” đều được suy ra từ ma trận độ cứng
động lực của vỏ nón. Tuy nhiên, việc ghép nối trụ và gân dạng vành (ring) có một
số vấn đề vì nội lực dọc trục của vỏ trụ trở thành lực pháp tuyến của ring.
Việc ghép nối các vỏ trụ và ring phải thỏa mãn các điều kiện ghép nối đã được chỉ
ra trong nghiên cứu của Caresta M, Kessissoglou NJ [7]. Tác giả đã them vào phần
giải thích các điều kiện và các phương trình cần thiết cho sự ghép nối trụ-ring.

6- Một số lỗi cần sửa: có 2 chữ α trong (1); mục 2.2, trang 3: Where u, v, w are the
components corresponding to the x, θ, z directions; số hạng thứ ba trong (7) là
Q66(z); thống nhất “k” sau (11) và (13) là “shear correction factor”; số hạng thứ tư
trong yT là φx; trong biểu thức thứ hai của (14) thừa số hạng Qθ(x,θ,t) và Qθ(x);
mục 3.1: Equation (14) can be rewritten … ; mục Conclusion and developments:
bỏ bớt một chữ “for”.

Xin cảm ơn các ý kiến của phản biện.Tác giả đã sửa các lỗi nêu trên

Ý kiến của phản biện 2

1- Kết quả khảo sát số tương đối hạn chế. Tác giả nên xem xét rút gọn phần cơ sở
lý thuyết và bổ sung thêm kết quả khảo sát để có đánh giá toàn diện về kết quả
phân tích của phương pháp sử dụng.

Xin cảm ơn ý kiến của phản biện. Tác giả đã bổ sung thêm nghiên cứu về trường
hợp vỏ trụ có gân gia cường với p=5, tiến hành tính toán cho 5 vị trí đặt gân tăng
cứng khác nhau, và so sánh với Rahimi [6]

2- Cần chỉnh sửa một số lỗi chính tả, phản biện gửi kèm theo bài báo với phần bôi
vàng tương ứng để tác giả tham khảo

Cám ơn ý kiến của phản biện, Tác giả đã sửa các lỗi được bôi vàng theo ý kiến của
phản biện

You might also like