Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÁCH ĐẠT 27 ĐIỂM KHỐI D

1. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể


Từ bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu ôn thi đại học của mình là gì?
Sau đó, bạn hãy lên list các công việc cho từng môn Toán, Anh, Văn để có thể
từng bước đạt được mục tiêu. Trong list công việc ấy, hãy xem xét đâu là việc quan
trọng nhất và thực hiện chúng đầu tiên, đừng nhảy cóc, hoặc làm một cách lan
man, không có quy trình cụ thể nhé.
2. Tập thói quen ghi chú
Ghi những kiến thức mà thầy cô lưu ý khi giảng bài hoặc những kiến thức mà bạn
hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy dán ở nơi bạn hay đi qua, hoặc dễ thấy nhất. Để bạn
có thể nhìn thấy bất cứ khi nào. Như vậy kiến thức sẽ đi vào não bạn một cách tự
nhiên nhất, giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.
3. Rèn luyện thói quen tự học
Bạn mệt mỏi và mất tập trung vì học thêm quá nhiều? Từ định lý Toán, đến từ mới
Tiếng Anh, rồi cả nhận định Văn học. Lượng kiến thức khủng, tràn lan, chồng chéo
lên nhau kiến bạn không thể load kịp? Hàng đống bài tập chưa được xử lý hết gây
cho bạn tâm lý ngại và sợ phải học những môn học này
Học thêm làm chúng ta trở nên phụ thuộc vào thầy cô, có nghĩa là tư duy theo
hướng bị động khiến kiến thức không ở lại trong não được lâu, vậy nên quên nhanh
cũng là điều đúng thôi.
Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc tự học?
Tự học kiến chúng ta có tư duy chủ động, tự muốn tìm tòi, khám phá những kiến
thức mà ta cần và thiếu. Tự học khiến kiến thức của mình chắc chắn hơn, nhớ lâu
hơn, hiểu rõ vấn đề hơn.
Ngoài ra, ta sẽ không bị áp lực bởi lượng kiến thức, lượng bài tập khủng nữa. Tâm
lý cũng như sức khỏe sẽ tốt hơn rất nhiều.
4. Thời gian học
Đa số các bạn có tâm lý chung rằng, thấy bạn bè của mình học lúc nào thì mình
học lúc đấy, không để cho não bộ nghỉ ngơi, học cày thật nhiều mới tốt mà không
biết rằng mỗi người có một đồng hồ sinh học khác nhau. Đó là quan điểm sai lầm
nhất, điều đó chỉ khiến bạn trở nên căng thẳng và kiến thức nạp vào cũng rất ít.
Hãy học lúc bộ não ta “hưng phấn” và muốn học vào nhất. Đừng nên cố gắng học
thêm tiếp, càng làm bộ não ta bị gánh nặng thêm.
5. Không gian học
Không chỉ cần điều chỉnh thời gian học mà không gian học hợp lý cũng là yếu tố
quan trọng trong việc luyện thi. Hãy ngồi nơi yên tĩnh, không ồn ào, tiếp xúc với
ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành sẽ giúp bạn khỏe và tập trung hơn.
6. Ghi nhớ hệ thống
Những công thức, những định lý, nhận định, cấu trúc khiến bạn khó nhớ? Khi ghi,
bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, tránh ghi rườm rà, dư thừa. Nói chung làm thế nào
để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài)
sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất.
7. Tập trung cao độ
Dù bạn có học nhiều đến đâu nhưng nếu bạn không tập trung thì cũng sẽ không
được gì. Đừng để đầu óc mình cứ miên man, hay dễ bị phân tâm vì một việc gì đó.
Tốt nhất là điều chỉnh tâm lý và tập trung nhiều hơn. Cách này tôi thấy có hiệu quả
nhất.
8. Ôn theo nhóm
“Học thầy không tày học bạn”, thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo
luận với nhau, góp ý và sửa sai cho nhau. Cách này hiệu quả nhất đối với những
bạn sợ sai, không dám hỏi, đang còn ngại khi đối mặt với thầy cô

You might also like