Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.

959

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC


I. Công thức điện trở:

Câu 1: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 12  với lõi gồm 25 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây
mảnh này, cho rằng chúng có cùng tiết diện như nhau.

Câu 2: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm bằng cùng một chất, dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,3mm2, dây thứ
hai có tiết điện S2 = 1, 5mm2. So sánh điện trở của hai dây này.

Áp dụng tìm điện trở dây thứ hai biết điện trở dây thứ nhất R1 = 45  .

Câu 3: Tra bảng điện trở suất của một số chất ta thấy constantan có điện trở suất 0,5.10-6  m.

a) Con số 0,5.10-6  m có ý nghĩa gì?

b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l =3m và có tiết diện đều S= 1mm2

Câu 4: Một cuộn dây bằng nhôm có khối lượng 0,54kg, tiết diện thẳng của dây là 0,1mm2. Tìm điện trở của
cuộn dây biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7g/cm3 và điện trở suất là 2,8.10-8  m.

Câu 5: Một cuộn dây đồng dài 500m có điện trở bằng 42, 5  . Tìm khối lượng của cuộn dây này. Cho biết
đồng có điện trở suất 1,7.10-8  m và khối lượng là 8900kg/m3.

Câu 6: Có hai dây dẫn cùng loại nhưng chiều dài khác nhau. Nếu mắc hai dây nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện
thế U thì cường độ dòng điện chạy qua các dây dẫn là 0,5A. Nếu mắc song song rồi mắc vào nguồn điện U thì
cường độ dòng điện ở mạch chính là 2,25A. So sánh chiều dài hai dây ?
KQ : l1 = 2 l2

Câu 7: Một dây dẫn bằng hợp kim, tiết diện tròn có đường kính d = 2mm. Một dây dẫn khác tiết diện tròn cũng
bằng hợp kim trên, có cùng điện trở nhưng chiều dài chỉ bằng 0,8 lần chiều dài dây thứ nhất. Tìm đường kính
của dây thứ hai? KQ : 1, 79 mm

Câu 6. 8) Xác định khối lượng của cuộn dây bằng đồng dài 1km và có điện trở là 32  . Biết rằng loại dây đồng
này nếu có tiết diện 1mm2 thì 1m dây sẽ có điện trở là 0,016  . Khối lượng riêng của đồng là 8400kg/m3.
KQ : 4,2 kg

Câu 8: Một dây tải điện giữa hai phố bằng đồng, có tiết diện là 1,5mm2. Nếu thay dây này bằng dây nhôm có
điện trở bằng điện trở của đồng thì tiết diện nhôm là bao nhiêu? Khối lượng dây dẫn sẽ giảm bao nhiêu lần ?
Cho biết : Điện trở suất của đồng

là 1,7.10-8  m, của nhôm là 2,8.10-8  m, khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, nhôm là 2700kg/m3.

KQ : 2, 47mm2, mđ= 2 mn

Câu 9: Dây may so của bếp điện có điện trở 40  được làm từ dây hợp kim có tiết diện 0,2mm2 và chiều dài
20m. Cho biết đó là hợp kim nào ? KQ : Nikelin

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959
Câu 10: Hai cuộn dây đồng có cùng khối lượng. Cuôn thứ nhất có điện trở 80  và làm bằng dây có đường
kính d1 = 2mm. Cuộn thứ hai làm bằng dây có đường kính 4mm. Tìm điện trở của dây thứ hai ? KQ : 5 

Câu 11: Nếu thay một dây tải điện bằng đồng bằng một dây nhôm( có cùng độ dài), thì dây nhôm phải có tiết
diện bao nhiêu?Khối lượng đường dây sẽ giảm bao nhiêu lần? Cho biết : tiết diện dây đồng là S = 2 cm2, khối
lượng riêng của đồng là 8,9.103kgm3, nhôm là 2, 7.103kg/ m3. KQ : 3,3cm2 và k = 2 lần

Câu 12: Một dây dẫn bằng đồng, đường kính 1mm quấn trên một cái lõi bằng gỗ, có khối lượng toàn phần là
2,3 kg. Biết khối lượng của lõi là 0,2kg, hãy tính điện trở của cuộn dây đó. KQ : 6,4

II. Ghép điện trở, mạch nối tiếp, song song, hỗn hợp và áp dụng định luật Ohm

Câu 1. Cho ba điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết R1=10  ,R2= 15  , R3= 25  .Hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch là U = 75 V.

a) Tính điện trở tương đương của mạch

b) Tính cường độ điện qua mạch

c) Tính hiệu điện thế qua mỗi điện trở.

Câu 2. Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U. Biết R1= 35  chịu được dòng điện tối
đa bằng 1,8 A; R2= 50  chịu được dòng điện tối đa bằng 1, 4A. Hỏi hiệu thế U có giá trị lớn nhất bao nhiêu để
hai điện trở không bị hỏng?

Câu 3. Cho hai điện trở R1= 3  , R2 =6  mắc song song với nhau rồi mắc vào nguồn điện hiệu điện thế
U=10V.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện . Tính điện trở tương đương R12 và cường độ dòng điện qua từng điện trở

b) Nếu mắc thêm R3= 2  song song với 2 điện trở trên. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính Rtđ của mạch điện?

Câu 5. Cho hai điện trở, nếu mắc song song thì điện trở tương đương nhỏ hơn bốn lần so với mắc nối tiếp. So
sánh giá trị của các điện trở.

Câu 6. Tính điện trở tương đương của các mạch sau :
R1 R2 R3
a) R1=2  , R2= 4  , R3=10 
R1 R2

R3
b) R1=1  , R2= 5  , R3=3 
R2
R1
c) R1=1  , R2= 2  , R3=3  R3 R1 R2

Câu 7. Tính điện trở tương đương của mạch sau Khi K đóng và K mở. R3 R4
Biết R1=2  , R2= 4  , R3= R4=6  .

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959

Câu 8. Có 3 điện trở cùng có giá trị R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc mạch cho chúng ta các điện trở tương đương
khác nhau? Hãy tính các điện trở tương đương đó.
Nếu ba điện trở đó có giá trị R1, R2, R3 khác nhau, thì số cách mắc sẽ là bao nhiêu ?

Câu 9. Một đoạn mạch có điện trở R. Để giảm bớt điện trở của đoạn mạch đi một lượng bằng R/5, phải mắc
thêm cho đoạn mạch một điện trở bao nhiêu và mắc thế nào ?

Câu 10. Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế U = 12V. Trong cách mắc thứ nhất,
người ta đo được cường độ dòng điện chạy qua mạch là 0,3A. Trong cách mắc thứ hai, người ta đo được cường
độ dòng điện chạy qua mạch là 1,6 A.

a) Cho biết đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc

b) Tính trị số điện trở R1, R2. A B

Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ: Với: R1 = 30  ; R2


R1
R2 = 15  ; R3 = 10  và UAB = 24V. R3
1/ Tính điện trở tương đương của mạch.

2/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.


A B
Câu 12. Cho mạch điện như hình vẽ Với R1 = 6  ; R2 = 2  ;
R1
R3 = 4  cường độ dòng điện qua mạch chính là I = 2A.

1/ Tính điện trở tương đương của mạch. R2 R3

2/ Tính hiệu điện thế của mạch.

3/ Tính cường độ dòng điện trên từng điện trở. + –


M N
Câu 13. Cho mạch điện như hình vẽ: Ampe kế có điện trở không đáng kể,
R1 A
vôn kế có điện trở rất lớn. R2

Biết R1 = 4  ; R2 = 20  ; R3 = 15  . Ampe kế chỉ 2A. R3

a/ Tính điện trở tương đương của mạch.


V

b/ Tính hiệu điện thế giữa hai điểm MN và số chỉ của vôn kế.
R1
A1
Câu 14. Có các điện trở cùng R = 5  . Hãy mắc chúng để được
các điện trở tương đương có giá trị lần lượt là 3  và 7  với ít R2
A A2
điện trở nhất.
R3
Câu 15. Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết: U = 18V, các A3
điện trở của các ampe kế không đáng kể, điện trở của R3 có thể

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”  U


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959
thay đổi được. Số chỉ của ampe kế A1, A2 theo thứ tự là 0,5A và 0,3A 1. Tính R1 và R2?

2. Điều chỉnh R3 để số chỉ ampe kế A là 1A. Tính R3?

3. Giảm giá trị R3 so với câu 2 thì số chỉ của các

ampe kế thay đổi như thế nào?

Câu 16. Cho mạch điện như hình vẽ: U = 12V; R1 = 6;
R1 K1
R2 = 3; R3 = 6.Điện trở của các khóa và của ampe kế R3
không đáng kể. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở
và công suất của mạch khi K2
A
R2
1. K1 đóng, K2 mở

2. K2 đóng, K1 mở
 U

3. K1, K2 đều đóng
R1 R2
A1

R3
A2
Câu 17. Cho mạch điện như hình vẽ: U = 18V; R1 = 12;
A
R2 = 6; R3 = 12. Các ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm
số chỉ các am pe kế? U


Câu 18. Cho mạch điện như hình vẽ: R1 D R3


R4 C
U = 12V; R1 = R2 = 10; R3 = 5; R4 = 6.

Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R2

và hiệu điện thế UAD ; UCB


A B
 U

R1
Câu 19. Cho mạch điện như hình vẽ: U = 6V; R3

R1 = 6; R3 = 4. Cường độ dòng điện qua R1 là 2/3 (A).


Tính R2? R2

 U

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959
III. BIẾN TRỞ:

Câu 1. Một biến trở có ghi ( 40  - 0,5A) .

a) Nếu ý nghĩa con số ghi trên biến trở.

b) Hiệu điện thế lớn nhất mà biến trở chịu được.

c) Biết trở này làm từ dây constantan có chiều dài 8m và constantan có điện trở suất 0,5.10-6  m. . Tìm tiết diện
của dây

Câu 2. Một biến trở con chạy được mắc nối tiếp với một bóng đèn ghi 6V-0,5A rồi mắc vào nguồn điện có hiệu
điện thế 24V. Khi con chạy ở giữa biến trở thì đèn sáng bình thường.

a) Tìm điện trở toàn phần của biến trở.

b) Biến trở trên là một cuộn dây dài 18m và có tiết diện là 0,1mm2. Cho biết dây dẫn quấn biến trở làm bằng
chất gì ? (Biết Nikelin có điện trở suất 0,4.10-6  m)

Câu 3. Một biến trở con chạy được làm bằng dây nicrom, có chiều dài 40m và tiết diện là 0,1mm2, nicrom có
điện trở suất 1,1.10-6  m.

a) Tính điện trở toàn phần của biến trở.

b) Mắc biến trở này nối tiếp với điện trở 10  rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi bằng 25V.
Hỏi khi con chạy của biến trở dịch chuyển thì cường độ dòng điện trong mạch biến đổi trong phạm vi nào?

Câu 4. Cho mạch điện như hình vẽ, bóng đèn Đ1 (6V-1A) , Đ2(
6V, 0,5A) . Hiệu điện thế của nguồn là U = 18V.

a) Đóng khóa K thì các đèn đều sáng bình thường. Tìm điện trở
của biến trở khi đó?

b) Khi các đèn sáng bình thường thì con chạy của biến trở ở vị trí
mà CN = 1/3 MN. Dây làm biến trở bằng nikelin có chiều dài 12m.
Tìm tiết diện của dây làm biến trở.

Câu 5. Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 22  . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim
nicrom có tiết diện 0,25mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Tính số vòng
dây của biến trở này ?

Câu 6. Một biến trở con chạy được làm bằng dây dẫn hợp kim có điện trở suất 0,4.10-6  m, tiết diện đều là
0,6mm2 và gồm 250 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 3cm.

a) Tính điện trở lớn nhất của biến trở.

b) Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là 70, 65V. Hỏi biến trở này chịu
được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu?

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959

IV. CÔNG SUẤT ĐIỆN:

Câu 1. Trên một bóng đèn có ghi ( 110V- 45 W).

a) Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn này khi đèn sáng bình thường và điện trở của đèn khi đó.

b) Có thể dùng bóng đèn lắp trực tiếp vào mạng điện gia đình để chiếu sáng được không? Tại sao?

Câu 2. Có hai bóng đèn loại 220V- 45W và 220V- 90W, biết rằng dây tóc của hai đèn này đều bằng vonfam và
có chiều dài bằng nhau. Hỏi dây tóc của đèn nào có tiết diện lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?

Câu 3. Một động cơ điện trong 1 giờ tiêu thụ điện năng là 5400kJ

a) Tính công suất của dòng điện khi chạy qua động cơ trên.

b) Động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua động cơ.

Câu 4. Một bàn là ghi 220V- 1000W

a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bàn là

b) Người ta mắc bàn là nối tiếp với điện trở 1, 6  rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V. Coi điện trở
của bàn là không đổi. Hãy tính công suất của bàn là trong trường hợp này?

Câu 5. Một bóng đèn 6V- 3W được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 6V nhờ dây dẫn dài 2m, tiết diện 1mm2 và
làm bằng chất có điện trở suất là 0,5.10-6  .m

a) Tính điện trở của đèn và điện trở dây nối

b) Tính công suất thực của đèn. Đèn có sáng bình thường không? Tại sao?

c) Muốn đèn sáng bình thường thì ta phải mắc bóng đèn và dây dẫn nói trên vào hiệu điện thế là bao nhiêu?

Câu 6. Để trang trí một quầy hang, người ta dùng các bóng đèn 6V-9W mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu
điện thế không dổi U = 220V

a) Tìm số bóng đèn cần dùng để chúng sáng bình thường.

b) Nếu có một bóng bị cháy, người ta nối tắt đoạn mạch có bóng đó còn lại thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng
tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

Câu 7. Một ấm đun nước bằng điện có dung tích 1, 6 lít. Trên vỏ ấm có ghi 220V- 1,1kW. Nhiệt độ ban đầu của
nước là 200C.

a) Bỏ qua sự mất nhiệt và nhiệt dung của ấm, hãy tính thời gian cần thiết để đun sôi ấm nước, điện trở dây nung
và giá tiền điện phải trả cho 1 lít nước sôi.

b) Giả sử người dùng ấm để quên, 2 phút sau khi nước sôi mới tắt điện. Hỏi, lúc ấy trong ấm còn nước bao
nhiêu nước ?

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959
Cho biết : cnước = 4200J/kg.K, nhiệt hóa hơi L = 2, 3.106J/kg, Giá tiền 1 kWh điện là 1200đ

(KQ : a) 488, 7 s, 44  , 122đ/ lít, b) 1, 54 lít.)

Câu 8. Một quạt điện có ghi 220V- 75W được mắc vào hiệu điện thế 220V.

a) Tính điện năng mà quạt đã tiêu thụ trong 4h

b) Quạt này có hiệu suất 80%. Tính cơ năng của quạt đã thu được trong thời gian nói trên.

KQ : a) 0,3kWh, b) 0, 24kWh

Câu 9. Một bóng đèn có ghi 220V- 100W được thắp sáng ở hiệu điện thế 200V. Tính điện năng mà bóng đã
tiêu thụ trong 6h. KQ : 0, 496 kWh

Câu 10. Công tơ điện của một gia đình trong một ngày đêm tăng 1, 7 số. Biết rằng trong nhà có hai bóng điện
loại 40W thắp sáng trong 5h, một quạt điện 100W chạy trong 8h và một bếp điện 1000W. Hỏi bếp điện dùng
trong bao lâu? Biết rằng các thiết bị đều sử dụng đúng công suất định mức.
KQ : 0,5h

Câu 11. Có hai điện trở là R1 = 6  vag R2 = 12  được mắc thành bộ rồi mắc vào hiệu điện thế 18V. Tính
điện năng mà bộ điện trở đã tiêu thụ trong 15 phút trong hai trường hợp:

- Hai điện trở mắc nối tiếp.


- Hai điện trở mắc song song. KQ : a) 16 200J, b)72 900J
Câu 12. Muốn dùng quạt điện 110V- 50W ở mạng điện có hiệu điện thế 220V, người ta mắc nối tiếp quạt đó
với một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220V. Muốn cho quạt điện làm việc bình thường thì công suất định
mức của bóng đèn phải bằng bao nhiêu và công suất tiêu thụ khi đó của bóng đèn là bao nhiêu?
KQ : 200W, 50W

Câu 13. Có hai điện trở R1 và R2 được mắc vào mạch điện MN theo hai cách, trong cùng một khoảng thời gian.
Trường hợp đầu mắc nối tiếp, trường hợp sau mắc song song. Tỉ số giữa nhiệt lượng tỏa ra ở trường hợp thứ
nhất so với trường hợp thứ hai là bao nhiêu?

Câu 14. Có hai bóng đèn có ghi 110V- 60W và một quạt điện loại 220V- 100W.

a) Muốn sử dụng đồng thời các thiết bị này ở mạng điện có hiệu điện thế 220V thì phải mắc chúng như thế nào
để các thiết bị hoạt động bình thường? Vẽ sơ đồ mạch điện

b) Nếu mỗi ngày đèn được thắp 6h và quạt sử dụng 5h thì trong 1 tháng ( 30 ngày), gia đình này tiêu thụ bao
nhiêu điện năng? Tính tiền điện phải trả nếu mỗi số công tơ là 700đ.

KQ : b) 15kWh, 25620 đồng

Câu 15. Cho mạch điện như hình vẽ:, UAB = 9V,

đèn Đ1( 6V-3,6W), Rx là biến trở.

a. Khi Rx = 8, tính số chỉ của ampe kế và công suất


tiêu thụ của đèn. Đèn sáng như thế nào?

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”


GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 090.959.959
b. Thay đèn Đ1 bằng đèn Đ2 (6V - 3W). Muốn cho đèn Đ2 sáng bình thường phải dịch chuyển con chạy
về phía nào và biến trở phải có giá trị R'x bằng bao nhiêu?

Câu 16. Có hai bóng đèn Đ1(12V - 6W) và Đ2 (12V - 9W).

a. Mắc song song hai bóng đèn vào hiệu điện thế 12V. Bóng nào sáng hơn? Vì sao?

b. Mắc song song hai bóng đèn vào hiệu điện thế 9V. Tính công suất tiêu thụ của mỗi đèn?

c. Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế 24V:

- Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng và công suất tiêu thụ điện trên mỗi bóng. So sánh độ sáng của
chúng? Hai bóng đèn có sáng bình thường không? Tại sao? Mắc như thế có hại gì?

- Để hai đèn sáng bình thường, người ta mắc thêm một điện trở vào mạch. Hãy vẽ sơ đồ cách mắc và
tính giá trị của điện trở.

BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG “ ĐIỆN HỌC”

You might also like