Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ KHO VẬN

1.1 Xác định vai trò của kho trong chuỗi cung ứng và nguyên nhân lưu kho.
Kho có vai trò là nơi hàng hóa tạm dừng để được xử lý và tiếp tục di chuyển trên chuỗi
cung ứng.
Nguyên nhân lưu kho nhằm 2 mục tiêu: Cực đại mức phục vụ và cực tiểu chi phí.
1.2 Trình bày các loại kho thường gặp trên chuỗi cung ứng.
Các loại kho thường gặp : Kho bán lẻ, Kho bảo trì, Kho thương mại điện tử, Kho cho
thuê, Kho hàng dễ hỏng.
1.3 Khái niệm dòng vật tư trong kho được sử dụng nhằm mục đích gì? Với kho vận
hành hiệu quả, dòng vật tư sẽ như thế nào?
Dòng vật tư trong kho đặt nền móng cho phân tích nhà kho, cung cấp các ý tưởng cơ bản
giúp quản lý Không gian lưu trữ và Thời gian hoạt động của nguồn nhân lực.
Kho vận hành hiểu quả dòng vật tư sẽ chảy liên tục.
1.4 Trình bày các đơn vị thường dùng để nâng chuyển hàng hóa trong kho. Đơn vị
nâng chuyển nào thường được chuẩn hóa và chuẩn hóa như thế nào?
Các đơn vị dùng để nâng chuyển: Pallet, thùng, hộp, bao, gói.
Pallet thường được chuẩn hóa: Chuẩn hóa chiều dài và chiều rộng, không chuẩn hóa
chiều cao.
1.5 Trình bảy các nguồn lực cơ bản được sử dụng trong kho.
Hai nguồn lực cơ bản là không gian lưu trữ và thời gian hoạt động nhân lực.
1.6 Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các chiến lược lưu trữ dành riêng và lưu
trữ chia sẻ.
 Kho lưu trữ dành riêng giúp người lao động dễ dàng nhớ các vị trí của sản phẩm
và do đó giảm thời gian tìm kiếm. Nhược điểm là về không gian lưu trữ, xảy ra
tình trạng thừa không gian, vị trí khi chờ hàng để lấp đầy.
 Lưu trữ chia sẽ đạt được hiệu quả không gian lớn hơn bằng cách phân bổ lại không
gian cho một sku khác ngay khi có sẵn. Nhược điểm về thời gian hoạt động nhân
lực, vị trí hàng liên tục thay đổi gây khó khăn trong việc kiểm soát là lấy hàng nếu
không có công nghệ hỗ trợ.
1.7 So sánh hiệu quả sử dụng không gian lưu trữ, ở chiến lược lưu trữ chia sẻ trong
các trường hợp lưu trữ hàng hóa trên palet và lưu trữ hàng hóa trong thùng giấy.
Hiệu quả sử dụng khi lưu trữ Palet sẽ tốt hơn vì tầng suất lấy hàng thấp thích hợp với
chiến lược lưu trữ chia sẽ. Ngược lại thùng giấy có tần suất lấy hàng cao nên thích hợp
với chiến lược dành riêng.
1.8 Khi hàng hóa được phân bổ nhiều hơn vị trí trong kho theo chiến lược lưu trữ
chia sẻ. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các chiến lược lấy hàng từ mọi vị trí
lưu trữ và chiến lược lấy hàng tuần tự từ các vị trí lưu trữ.
Lấy hàng từ mọi vị trí có thể thuận tiện hơn cho việc chọn đơn hàng vì sku có thể gần với
người chọn đơn hàng hơn. Tuy nhiên, nó làm cho việc cất hàng khó khăn hơn, vì nó có
thể yêu cầu phải đi đến nhiều địa điểm để nâng chuyển lên kệ. Việc sử dụng không gian
sẽ không cao vì không gian trống sẽ bị phân tán giữa nhiều vị trí lưu trữ.
Chiến lược lấy hàng tuần tự sẽ làm trống nó sớm hơn để nó có sẵn để chỉ định lại. Điều
này sẽ cải thiện việc sử dụng không gian và làm cho việc cất đi dễ dàng hơn. Tuy nhiên,
những người chọn có thể mất một số cơ hội để giảm bớt việc đi lại bằng cách chọn từ một
địa điểm thay thế.
1.9 Phân tích ảnh hưởng của tồn kho an toàn của hàng hóa lưu trữ lên hiệu quả sử
dụng không gian của vị trí lưu trữ.
Nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng không gian vì kho an toàn thì hàng sẽ giữ ở mức an toàn
và không di chuyển thường xuyên.
1.10 Một kho có năng lực lưu trữ 8.000 palet, sử dụng 10 xe nâng trong nâng chuyển
hàng hóa. Kho vận hành mỗi năm 260 ngày, mỗi ngày làm việc 1 ca, mỗi ca 8 giờ,
nghỉ giữa ca 60 phút. Hãy ước lượng xoay vòng tồn kho hàng năm của kho khi
trung bình thời gian nhận hàng, lưu trữ, chuyển hàng là 8 phút.
Cho rằng 1 máy nâng chỉ đem 1 pallet trên 1 chuyến.
Số pallet tối đa trên 1h = (10* 60 ) / 8 = 75 (pallet/h)
Số pallet tối đa trên 1 năm = 75 * 8 * 260 = 156,000(pallet/năm)
Vậy Xoay vòng tồn kho ( inventory turns) = 156,000 / 10000 = 19,5 (lần/ năm)
1.11 Một kho hàng dễ hỏng lưu trữ và phân phối trung bình 150 pallet mỗi ngày.
Nếu có khoảng 900 vị trí pallet bị chiếm dụng, thời hạn sử dụng của sản phẩm phải
là bao lâu để tránh hư hỏng?
Ta có L =  λ* W
Thời gian đợi trung bình = L / λ = 900 / 150 = 6 ngày
Vậy thời hạn sử dụng là 5 ngày
1.12 Một kho hàng dễ hỏng lưu trữ nguyên liệu cho một nhà sản xuất với yêu cầu
cung ứng trung bình năm lần mỗi năm. Trung bình yêu cầu nguyên liệu hàng ngày
của nhà sản xuất là 30 pallet. Hãy xác định số vị trí pallet giành cho việc lưu trữ
nguyên liệu của nhà sản xuất này.
Cho rằng 1 năm làm việc 260 ngày/năm
Số pallet tối đa trong 1 năm = 30 * 260 = 7800 ( pallet/năm)
Vậy số vị trí pallet tối đa = 7800 / 5 = 1560 (pallet)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHO VẬN


2.1 Trình bày các hoạt động được thực hiện khi vận hành kho vận. Các hoạt động
liên quan khi nhập kho. Các hoạt động liên quan khi xuất kho. Hoạt động nào cần
nhiều nguồn nhân lực trong kho nhất?
Các hoạt động kho vận gồm nhận hàng, cất hàng, lấy hàng, chuyển hàng.
Hoạt động nhập kho: Nhận hàng, cất hàng.
Hoạt động xuất kho: Order-Picking, Kiểm tra, đóng gói, vận chuyển.
Order-Picking cần nhiều nguồn lực nhất vì sản phầm thường ở mức nhỏ và đòi hỏi công
nhân phải đến chỗ cất hàng.
2.2 Tại sao trong một nhà kho, nhân lực nhận hàng thường ít hơn nhân lực xuất
hàng?
Người nhận thường xử lý sản phẩm theo đơn vị lớn hơn (pallet hoặc thùng) trong khi
người xuất hàng xử lý sản phẩm theo đơn vị nhỏ hơn.
2.3 Trình bày các yêu cầu căn bản để quản lý kho vận hiệu quả. Dòng vật tư trong
kho như thế nào để giảm chi phí nguồn lực? Hàng hóa được quét và theo dõi như
thế nào? Tại sao?
Để quản lý kho hiệu quả, hàng hóa phải được vận chuyển liên tục, có thể theo các hoạt
động kho vận.
Tránh dùng dòng vật tư dẫn đến yêu cầu về không gian lưu trữ và nguồn nhân lực để đặt
hàng xuống, lấy hàng lên, từ đó làm gia tăng chi phí nguồn lực.

Quản lý kho hiệu quả cũng cần theo dõi chặt chẽ qua cập nhật trạng thái của hàng hóa.
Với hỗ trợ của công nghệ, hàng hóa được quét và theo dõi ở những vị trí quan trọng, giúp
đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhu cầu khách hàng.
2.4 Trình bày hoạt động nhận hàng khi vận hành kho vận, chi phí trung bình cho
hoạt động nhận hàng.
Hoạt động nhận hàng gồm: Dỡ hàng, Quét hàng, Kiểm tra hàng.
Chi phí cho hoạt động nhận hàng khoảng 10% tổng chi phí các hoạt động kho vận.
2.5 Trình bày hoạt động cất hàng khi vận hành kho vận, chi phí trung bình giải cho
hoạt động cất hàng.
Hoạt động cất hàng cần xác định vị trí lưu trữ phù hợp.
Để xác định nơi lưu trữ hàng hóa cần phải quản lý tốt một loại tồn kho đặc biệt thứ hai,
không phải vật tư mà là vị trí lưu trữ. Cần phải biết mọi lúc những vị trí lưu trữ nào sẵn
sàng lưu trữ cùng năng lực của các điểm lưu trữ này như không gian lưu trữ, có thể lưu
trữ hàng hóa gì, ...
Khi hàng hóa đã được lưu trữ, vị trí lưu trữ cần được quét cập nhật trạng thải để ghi lại
nơi đã lưu trữ hàng hóa. Thông tin này sau đó được sử dụng để lập danh sách lấy hàng
theo đơn hàng của khách, giúp cho việc lấy hàng hiệu quả.
Chỉ phí cho hoạt động cất hàng thường thấp, chiếm khoảng 15% tổng chi phí các hoạt
động kho vận.
2.6 Trình bày hoạt động lấy hàng khi vận hành kho vận, chi phí trung bình cho hoạt
động lấy hàng.
Khi nhận đơn hàng từ khách hàng, hệ thống quản lý kho sẽ kiểm tra tồn kho xem có đáp
ứng được đơn hàng hay không, nếu có hệ thống sẽ lập danh mục lấy hàng để hướng dẫn
việc lấy đơn hàng, cuối cùng lên lịch lấy hàng và lịch vận chuyển đến khách hàng.
Lấy hàng là hoạt động chiếm phần lớn chi phí hoạt động kho, trung bình chi phí cho hoạt
động lấy đơn chiếm khoảng 55% tổng chi phí hoạt động của kho.
2.7 Trình bày sự khác nhau giữa đơn hàng khách hàng và danh mục lấy hàng, giữa
mật độ hàng và mật độ lấy hàng.
Danh mục lấy hàng là sự sắp xếp lại đơn đặt hàng của khách hàng để việc lấy hàng
thuận tiện hơn.
Mật độ hàng là tần suất mà một sku được đặt hàng (số lượng pick-lines) trong một
khoảng thời gian nào đó.
Mật độ lấy hàng đề cập đến tổng số lượng sku được đặt hàng trong khoảng thời gian đó.
2.8 Trình bày phân bố các thời gian thành phần của thời gian lấy đơn. Phương
hướng và giải pháp giảm thiểu thời gian lấy đơn.
Thời gian lấy đơn hàng bao gồm các thời gian di chuyển của người lấy hàng, thời gian
tìm kiếm, thời gian lấy hàng, và các thời gian khác liên quan đến việc lấy hàng. Theo số
liệu thống kê, thời gian di chuyển chiếm khoảng 55%, thời gian tìm kiếm chiếm khoảng
15%, thời gian lấy hàng chiếm khoảng 10%, và các thời gian liên quan khác chiếm
khoảng 20% tổng thời gian lây hàng.
Thời gian di chuyển lấy hàng thường chiếm phần lớn thời gian lấy hàng. Khi cải tiến hệ
thống cần thực hiện các giải pháp để giảm thiểu thời gian này. Các giải pháp này bao
gồm tăng mật độ lấy hàng, lấy nhóm đơn, lấy đơn theo nhóm.
2.9 Trình bày các khái niệm mặt lấy hàng, mật độ hàng, mật độ lấy hàng Phân tích
các giải pháp cải thiện hiệu quả lấy hàng.
Mặt lấy hàng là phần diện tích phô bày ở mặt trước của phương tiện lưu trữ mà hàng sẽ
được lấy
Mật độ hàng là số lượng sku trong một khu vực nhất định của mặt lấy hàng.
Mật độ lấy hàng là số lần chọn trong một khu vực nhất định của mặt lấy hàng.
2.10 Phân tích ưu nhược điểm của lấy hàng theo thùng so với lấy hàng đơn lė.
Lấy hàng theo thùng thường có yêu cầu nhân lực ít hơn lấy hàng đơn lẻ. Lấy hàng đơn lẻ
theo từng loại hàng thường có yêu cầu nhân lực cao vì cần nâng chuyển nhiều, mỗi loại
hàng lại có kích thước, trọng lượng, yêu cầu nâng chuyển khác nhau. Lấy hàng theo
thùng thường có yêu cầu nhân lực thấp vì ít nâng chuyển và có thể tự động hóa do có thể
chuẩn hóa kích thước thùng chứa.
2.11 Lấy nhóm đơn là gì? Mục tiêu lấy nhóm đơn?
Lấy nhóm đơn là mỗi người lấy hàng sẽ lấy một nhóm đơn hàng bao gồm nhiều nhiều
đơn hàng.
Mục tiêu cải thiện mật độ lấy hàng.
2.12 Lấy đơn theo nhóm là gì? Các chiến lược lấy đơn theo nhóm? Yếu tố tra ảnh
hưởng đến chọn chiến lược lấy đơn theo nhóm?
Lấy đơn theo nhóm nhiều người có thể mỗi lúc một người hay nhiều người đồng thời.
Chiến lược lấy đơn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là thời gian lấy
đơn.
Thời gian lấy đơn phải thỏa lịch vận chuyển đến khách hàng nên không có nhiều thời
gian hoạch định hiệu quả việc lấy đơn.
Lấy đơn theo nhóm nhiều người thường phải cân nhắc, ra quyết định cho một đơn hàng là
lấy đơn tuần tự, mỗi lúc một người, hay lấy đơn đồng thời, nhiều người một lúc.
2.13 Trình bày hoạt động chuyển hàng khi vận hành kho vận, chi phí trung bình
cho hoạt động chuyên hàng.
Vận chuyển thường xử lý hàng hóa theo đơn vị lớn hơn khi lấy hàng, như các palet hay
thùng chứa sau khi đóng hàng. Yêu cầu nhân lực thường thấp trong giai đoạn này, như
khi hàng được sắp xếp trước khi đưa vào phương tiện vận chuyển.
Xếp hàng trước khi vận chuyển cần thực hiện khi trình tự xếp hàng vào phương tiện vận
chuyển phải ngược với trình tự giao hàng cho khách hàng; hay khi vận chuyển xa, cần
nhiều thời gian để xếp hàng vào phương tiện. Xếp hàng trước khi vận chuyển sẽ làm
dòng vật tư gián đoạn, gia tăng yêu cầu nhân lực và không gian.
Phương tiện vận chuyển thường được quét sau khi xếp hàng để cập nhật trạng thái bắt
đầu xuất bến từ kho. Trạng thái tồn kho cũng được cập nhật và gởi cho khách hàng để
khách hàng biết hàng đang chuẩn bị lên đường đến với khách hàng.
2.14 Trình bày hoạt động châm hàng, kiểm tra, đóng gói, xử lý hàng trả về.
Châm hàng: Khi hàng sắp hết châm hàng là bổ sung hàng để duy trì hoạt động lấy hàng.
Kiểm tra: hàng hóa phải được quét mã để cập nhật trạng thái sẵn sàng cho khách hàng và
kiểm tra xem hàng hóa có lỗi không.
Đóng gói:là công đoạn phù hợp để kiểm tra sai lầm có thể xảy ra khi lấy hàng , hay đánh
gia độ chính xác của đơn hàng.
Xử lý hàng tra về: Nhiều kho phải xử lý hàng trả về. Với kho bán lẻ, hàng trả về khoảng
5%. Với kho thương mại điện tử, hàng trả về khoảng 25-30%. Hoạt động xử lý hàng trà
về thưởng chiếm chi phí cao, và bị xem là lãng phí cần được giảm thiếu khi cải tiến hệ
thống.
2.15 Trình bày hoạt động gia tăng giá trị khi vận hành kho vận.
Các hoạt động gia tăng giá trị trong kho bao gồm:
 Dán nhãn giá cả hàng hóa khi lấy hàng trong kho
 Đánh dấu hoặc thay đổi
 Đóng gói lại hàng hóa để có hàng mới
 Lắp ráp thành phẩm.
 Lập hóa đơn
CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ KHO
3.1 Trình bày các thiết bị thường dùng trong kho. Mục tiêu sử dụng các thiết bị
này?
 Thiết bị lưu trữ
 Thiết bị nâng chuyển
 Thiết bị phân loại
Mục tiêu các thiết bị này để giảm thiểu chi phí nhân lực trong kho và gia tăng hiệu quả sử
dụng không gian lưu trữ.
3.2. Mục tiêu sử dụng các thiết bị lưu trữ thường dùng trong kho? Phân loại các
thiết bị lưu trữ thường dùng trong kho.
Các thiết bị lưu trữ thường dùng để gia tăng hiệu quả sử dụng không gian lưu trữ, bằng
cách phân chia kho thành các khu lưu trữ, chẳng hạn như các giá, kệ lưu trữ. Các khu lưu
trữ này lưu trữ hàng hóa cùng kích thước, giúp gia tăng mật độ lưu trữ đồng thời làm cho
quy trình nâng chuyên vật tư được thống nhất.
Các loại thiết bị lưu trữ thường dùng bao gồm:
- Giá trữ palet để lưu trữ hàng hóa lượng lớn trên palet. Kệ trữ thùng để lưu trữ hàng hóa
lượng nhỏ trữ trong thùng. Kệ trữ thủng bao gồm:
 Kệ trượt để lưu trữ hàng hóa có lượng lấy hàng cao.
 Kệ tĩnh để lưu trữ hàng hóa có lượng lấy hàng thấp.
3.3 Trình bày các tiêu chuẩn về kích thước palet trên thế giới. Phân tích ưu điểm
của pallet bốn phía so với pallet hai phía là gì?
Theo tiêu chuẩn ISO 6780, có 6 kích thước chuẩn
1219×1016 mm thường dùng ở Bắc Mỹ.
1000×1200 mm thường dùng ở châu Âu, châu Á.
116x1165 mm thường dùng ở châu Úc.
1067×1067 mm thường dùng ở Bắc Mỹ, châu Âu , châu Á.
1100x1100 mm thưởng dùng ở châu Á.
800×1200 mm thường dùng ở châu Âu.
Theo độ linh hoạt khi nâng chuyển, palet có loại hai phía, là loại mà xe nâng có thể chèn
kích vào hai bên, và loại bốn phía, là loại mà xe nâng có thể chèn kích vào cả bốn bên
của palet. Palet nâng bốn phía thì đắt hơn, nhưng cũng linh hoạt hơn khi nâng chuyển,
giúp tiết kiệm cả thời gian và không gian khi nâng chuyển.
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lưu trữ palet trên sàn kho hay
trên giá đỡ palet.
Lưa trữ trên sàn dễ tiếp cận nhưng tốn không gian lưu trữ, còn giá đỡ Pallet thì tiết kiệm
không gian lưu trữ.
3.5 Phân tích ưu nhược điểm của lưu trữ palet trên sàn kho với lưu trữ palet trên
giá đỡ palet.
Lưu trữ trên sàn cung cấp việc sử dụng không gian sàn kém hiệu quả nhất vì bất kỳ vị trí
pallet trống nào phía trước hoặc phía trên pallet đều không sử dụng.
Đối với giá đỡ pallet, chỉ những vị trí đặt pallet phía trước pallet là không khả dụng
3.6 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại giá palet
thường dùng trong kho.
Giá đơn lưu trữ palet với chỉ một dây. Gia đơn có thể lấy hàng ở mọi khu chim và mọi vị
trí trong khe chua nhung của nhiều diện tích cho hành lang di chuyển để lấy hàng
Giá kép lưu trữ palet theo hai dây, dây trước và sau. Mỗi dây có thể truy xuất hàng độc
lập. Hàng hóa có thể lưu trữ ở mỗi dãy, mọi khe chứa của dãy. Tuy nhiên để tránh hiệu
ứng nâng chuyển kép, mỗi dãy dành riêng cho một loại hàng. Giả kép tồn trữ theo chiều
cao với hai dãy nên tiết kiệm diện tích hành lang di chuyển, nhưng lấy hàng ở dây sau
khó hơn, cần thiết bị đặc biệt để năng chuyển hàng ở dãy sau
Giá bội, mở rộng giải kép từ hai dãy thành nhiều dãy, có thể truy xuất độc lập ở mọi dãy
khe, vị trí. Giá bởi tuy khó cất lấy hàng, cần phương tiện hỗ trợ nhưng tồn trữ theo chiều
cao với nhiều dãy nên tiết kiệm nhiều diện tích hành lang di chuyển.
3.7 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại giá bội,
lưu trữ palet thường dùng trong kho.
Giá đẩy kéo là giá bội, với 3-5 dãy, có thể truy xuất độc lập ở mọi dãy. Để truy xuất các
dãy sau, cần phương tiện giúp đẩy vào hay kéo ra khi nâng chuyển palet, như hình sau.
Giá vào ra là giá bội với khung giá đặc biệt cho phép xe nâng ra vào khung giá để cất lấy
hàng ở các dãy sau.
Giá trợt là giá bội với khung giá đặc biệt có cơ cấu tư trượt bằng các con lăn đặt theo
chiều nghiêng, cho phép các palet sau tự di chuyển về trước do trọng lực, khi palet trước
đã được lấy đi. Gia trượt vào ra hai bên, hàng được cất vào một đầu và lấy ra ở đầu kia.
Giá trượt có thể lưu trữ đến tám dãy, thường dùng để lưu trữ hàng có lượng xoay vòng
cao
3.8 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại giá vào
ra, lưu trữ palet thường dùng trong kho.
Giá vào ra một bên châm và lấy hàng từ một bên, từ một hành lang di chuyển. Palet vào
ra ở một đầu của giá, cho các sản phẩm vào sau ra trước, các hoạt động châm và lấy hàng
phụ thuộc nhau, được điều độ tuần tự. Giá vào ra hai bên châm và lấy hàng từ hai bên, từ
hai hành lang di chuyển. Palet vào một đầu ra ở đầu kia của giá, cho các hàng hóa vào
trước ra trước, các hoạt động châm và lấy hàng độc lập.
Giá vào ra lưu trữ hàng hóa như lưu trữ trên sàn cho các hàng không thể xếp chồng,
nhưng châm và lấy hàng không linh hoạt như các loại giá bội khác. Khung giá vào chỉ
nâng đỡ hai cạnh của palet nên palet phải cứng, lái xe phải có kỹ năng cao khi ra vào giá.
3.9 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại kệ lưu
trữ thùng giấy thường dùng trong kho.
Với kệ thùng, lấy và châm hàng trên kệ thực hiện ở mặt lấy hàng trên kệ, nên phải lên
lịch tuần tự hay không đồng thời, có thể dẫn đến tăng ca.Khi hàng chiếm nhiều kệ, nên
dùng loại lưu trữ khác, như kệ động, để tăng mật độ lấy hàng, giảm thời gian di chuyển
lấy hàng, tăng hiệu suất lấy hàng.
Kệ động là kệ trượt với các khe trữ nghiêng, có con lăn đưa thùng về phía trước để lấy
được hàng. Chiều sâu kệ trượt có thể đến 3 m. Mỗi loại hàng chỉ cần một thủng ở mặt lấy
hàng, nên so với kệ tĩnh, kệ trượt tăng mật độ hàng, tăng mật độ lấy hàng, giảm thời gian
di chuyển lấy hàng, tăng hiệu suất lấy hàng.
3.10 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại kệ
động, lưu trữ thùng giấy thường dùng trong kho.
Kệ trượt khung đứng có các ngăn thẳng đứng theo chiều cao, thường dùng khi cất lấy
hàng theo thùng.
Kệ trượt khung xéo có các ngăn lấy hàng xéo theo chiều cao, thường dùng khi cất lấy
hàng trong thùng, với cỡ thùng khác nhau. Kệ trượt khung xéo giúp lấy hàng thuận tiện
những chiếm nhiều không gian hơn kệ trượt khung đúng.
3.11 Trình bảy, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại kệ
trượt khung xéo, lưu trữ thùng giấy thường dùng trong kho.
Kệ trượt khung xéo có loại khung xéo nghiêng trước là kệ trượt khung xéo nhưng độ dốc
các ngăn cao hơn ở phía trước, dùng khi cất lấy hàng trong thùng, với cỡ thùng giống
nhau. Mặt thùng lấy hàng sẽ phô bày toàn bộ cho người lấy hàng, giúp lấy hàng thuận
tiện hơn.
3.12 Trình bảy, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các thiết bị
nâng chuyển thường dùng trong kho.
Thiết bị nâng chuyển giúp cất và lấy hàng trong kho nhằm giảm chi phí nhân lực trong
khó. Thiết bị cho phép lưu trữ nhiều hàng hóa trong mặt lấy hàng, gia tăng mật độ hàng,
từ đó gia tăng mật độ lấy hàng, giảm di chuyển khi lấy đơn, cải thiện hiệu quả lấy đơn.
Thiết bị nâng chuyển cũng tạo thuận lợi cho việc lấy và châm hàng hiệu quả bằng cách
làm cho sản phẩm dễ xử lý hơn, như sắp xếp sản phẩm ở độ cao, với hướng thích hợp cho
xử lý. Thiết bị nâng chuyển cũng hỗ trợ cho việc di chuyển hàng từ nơi nhận hàng đến
nơi lưu trữ trong kho, hay từ nơi lưu trữ đến nơi chuyển hàng cho khách hàng.
3.13 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại xe
nâng thường dùng trong kho.
Xe nâng thường dùng để cất lấy hàng cho các giá palet. Với các loại giá palet đặc biệt cần
xe nâng phù hợp, các loại xe nâng thường dùng:
Xe nâng cân bằng: loại xe nâng thông dụng nhất, cân bằng nên phù hợp hầu hết các
trường hợp.
Xe nâng tay dài trang bị cánh tay nối dài nhằm đưa các nĩa nâng sau vào các dãy sau của
giá Pallet để cất hay lấy hàng. Yêu cầu hành lang di chuyển rộng.
Xe nâng tháp quay:Dùng trong các hành lang nhỏ không thể quay đầu xe.Xe khó điều
khiển bên ngoài giá Pallet.
3.14 Trình bày, đánh giá ưu nhược điểm, phân tích phạm vi sử dụng các loại xe
nâng cân bằng thường dùng trong kho.
Xe nâng cân bằng ngồi có chiều cao nâng giới hạn 6.1–6.7 m, tốc độ di chuyển khoảng
21.3 m/min, với yêu cầu bề rộng hành lang di chuyển từ 3.7-4.6 m.
Xe nâng cân bằng đứng có chiều cao nâng giới hạn 3.1–3.7 m, tốc độ di chuyển khoảng
19,8 m/min, với yêu cầu bề rộng hành lang di chuyển từ 3.1-3.7 m.
3.15 Mục tiêu sử dụng thiết bị phân loại? Các loại thiết bị phân loại? Yếu tố ảnh
hưởng đến chọn lựa thiết bị phân loại
Hệ thống phân loại tự động giúp lập danh sách lấy hàng hiệu quả, bằng cách gom và lấy
nhiều đơn hàng lấy cùng một loại hàng, sau đó sử dụng hệ thống để phân tách loại hàng
này cho khách hàng.
Có nhiều loại thiết bị phân loại tự động, tùy thuộc tốc độ yêu cầu và loại vật liệu phân
loại, bao gồm:

 Thiết bị phân loại dạng đẩy


 Thiết bị phân loại dạng khay nghiêng
Để thiết kế hệ thống phân loại cần biết rõ thuộc tính của hàng được phân loại như kích
cỡ, hình dạng, kết cấu. Cần xác định năng lực hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu về số
đơn hàng có thể lấy đồng thời. Cũng cần lưu ý độ tin cậy của hệ thống vì nếu hệ thống
phân loại bị trục trặc có thể dẫn đến cả kho phải ngừng hoạt động.

You might also like