VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

1. Đặc điểm
Vận tải đa phương thức quốc tế (Multimodal transport)hay còn gọi là vận tải
liên hợp (Combined transport) được hiểu theo cách đơn giản nhất là phương
thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên,
trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới
một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

Cụ thể, Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức do Ủy ban Liên Hợp quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) quy định: vận tải hàng hóa bằng ít
nhất 2 phương thức dựa trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một
địa điểm ở một nước mà hàng hóa do bên chịu hoàn toàn trách nhiệm giao hàng
nhận và giao tại một địa điểm ở một nước khác. Bên chịu hoàn toàn trách
nhiệm giao hàng là người thực hiện hợp đồng, không phải cơ quan đại diện của
người ký gửi hàng hóa hay công ty vận tải tham gia hoạt động vận tải đa
phương thức và là người chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Liên Hợp Quốc (UN) đã đưa ra 1 số định nghĩa và thuật ngữ vận tải trong Sổ
tay vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Handbook) xuất bản năm
1995 như sau:

 -  Phương thức vận tải là cách thức vận tải được sử dụng để di chuyển hàng
hóa, ví dụ: sắt, bộ, thủy, không;

 -  Phương tiện vận tải: loại phương tiện sử dụng để vận tải, ví dụ: tàu thủy, ôtô,
máy bay;

 -  Loại phương tiện vận tải: loại phương tiện được sử dụng trong quá trình vận
tải, ví dụ: máy bay có đường kính thân rộng từ 5-6m và có hai lối đi như
Airbus 380);
 -  Vận tải đơn phương thức: vận tải sử dụng một phương thức vận tải duy nhất,
người vận tải phát hành chứng từ vận tải của mình (B/L, AWB, phiếu gửi
hàng);

 -  Vận tải kết hợp vận tải hàng hóa trong 1 loại đơn vị xếp dỡ kết hợp các
phương thức vận tải khác nhau;

 -  Vận tải đa phương thức: vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do
một người vận tải (hay người khai thác - operator) tổ chức cho toàn bộ quá
trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua 1 hoặc nhiều điểm transit đến
điểm/cảng đích. Tùy vào trách nhiệm được phân chia trên toàn bộ qúa trình vận
tải, các loại chứng từ vận tải khác nhau sẽ được sử dụng.
*Các hình thức kết hợp giữa các loại hình vận tải

-  Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường sắt (2R)

-  Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường hàng không (R-A)

-  Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường biển, thủy nội địa (R-S)

-  Phương thức vận tải đường hàng không kết hợp với đường biển (A-S)

-  Phương thức vận tải hỗn hợp (2RIS)

2. Vai trò
Hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thống
dịch vụ logistics, trong đó cơ sở hạ tầng GTVT đóng vai trò quan trọng cùng
với các loại hình phương tiện vận chuyển tạo ra một giá trị to lớn trong việc
phát triển ngành Dịch vụ logistics, qua đó đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc
dân trong việc hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc
gia thông qua các khâu: Sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.
Vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu trong ngành vận tải nói riêng
và rộng hơn là trong lĩnh vực logistics. Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần
là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình
vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình
vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và
đơn giản hơn. Vận tải đa phương thức (VTĐPT) đang trở thành một phương
thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường
bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển) vì có thể đáp ứng được
những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa.

3. Tình hình phát triển

Đánh giá về tình hình phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics,
Tạp chí Nghiên cứu về “Thương mại và logistics ở Đông Á” đã phân chia các
nước thành 4 nhóm cơ bản sau:

Nhóm 1: những nước có độ mở của nền kinh tế lớn với chi phí vận tải thấp và
dịch vụ logistics rất phát triển bao gồm: Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc và
Đài Loan.

Nhóm 2: những nước có thương mại mở cửa, dịch vụ logistics chưa phát triển
bằng các nước có độ mở nền kinh tế lớn, bao gồm: Thái Lan, Philippines,
Malaysia, Trung Quốc và Indonesia. Ở các nước này, chính sách và thể chế
thúc đẩy vận tải đa phương thức đang trong thời kỳ đầu của quá trình phát
triển. Giao thông vẫn chưa phát triển ở một số vùng của các nước này, nhất là ở
khu vực nông thôn và sự thâm nhập của 3PL còn thấp.

Nhóm 3: Gồm có Việt Nam và Campuchia. Cơ chế chính sách khuyến khích,
hướng dẫn phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam (mặc dù đã hình thành
nhưng hoạt động này hầu như mới ở những bước ban đầu).

Nhóm 4: Gồm có Mông Cổ, Lào. Đây là những nước có nền kinh tế chuyển
đổi, cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển, các dịch vụ hải quan phát triển
chậm; chi phí vận tải tương đối cao và dịch vụ logistics còn trong thời kỳ sơ
khai.

Tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong
vận tải đa phương thức là vận tải biển thì các doanh nghiệp trong nước mới chỉ
đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn
lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này đặt ra nhiều
thách thức đối với Việt Nam, khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được
vận chuyển bằng đường biển.

4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn nhiều hạn chế; hành lang pháp lý tạo
nền tảng phát triển dịch vụ logistics còn chưa được kiện toàn; thiếu sự liên
minh, liên kết chặt chẽ giữa các phương tiện vận tải, đặc biệt là vận tải đường
thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không… Đây chính là nguyên nhân
khiến chi phí vận tải container từ Việt Nam đi các nước trên thế giới cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực.

5. Chính sách phát triển

Để thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam, thời gian tới cần
phải quan tâm những vấn đề trọng tâm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ
logistic và vận tải đa phương thức, đặc biệt cần phải sắp xếp hợp lý khung luật
định để giảm bớt các mâu thuẫn và chồng chéo tiềm ẩn đã xác định từ trước,
bằng cách đưa tất cả các quy định về cấp giấy phép và quy định về trách nhiệm
vào một nghị định mới về vận tải đa phương thức. Cùng với đó, tăng cường cơ
sở thể chế cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, phối hợp và thực hiện vận
tải đa phương thức, bằng cách thành lập các Ủy ban phối hợp cấp bộ và liên bộ;
Tăng cường và làm rõ các quy định và hướng dẫn thực hiện về vận tải đa
phương thức. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cần thống nhất về khái niệm và phạm vi hoạt động của các dịch vụ logistics
trong Luật Thương mại 2005 trước khi ban hành các quy định hướng dẫn thực
hiện Luật Thương mại.

Thứ hai, cần ưu tiên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư xây
dựng cảng trung chuyển công te nơ quốc tế và hệ thống đường bộ, đường sắt
liên kết với cảng biển. Việc phát triển hệ thống đăng ký tờ khai nhập khẩu cũng
cần được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Mặt khác, cần ưu tiên đầu tư cho các
tuyến đường có mật độ trao đổi thương mại cao, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế và khuyến khích đầu tư. Chính phủ cũng cần hoạch định kế hoạch tổng
thể nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển của những hành lang này, trong đó đặc
biệt chú ý đến giao diện của các phương thức (cảng biển, cảng cạn công te nơ,
cảng bốc dỡ công te nơ…).

Thứ ba, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải cần tăng cường liên
minh, liên kết và đa dạng hóa dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất, người tiêu dùng.

Thứ tư, Nhà nước cần khuyến khích xây dựng một hệ thống hỗ trợ giữa đường
sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không hiệu quả, góp phần cải thiện
chất lượng dịch vụ có liên quan khác.

Thứ năm, tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin, nhấn mạnh vào lợi ích
của công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics và giảm bớt các rào cản đối với
việc ứng dụng các phát minh mới vào lĩnh vực này.

Thứ sáu, dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức cần phải phát triển theo cơ
chế thị trường. Những thay đổi nhanh chóng về điều kiện thị trường đòi hỏi nhà
cung cấp dịch vụ phải có những phản ứng nhanh chóng và kịp thời. Những nhu
cầu cung ứng, kiểu này được các doanh nghiệp tư nhân cung cấp tốt hơn khu
vực công, do đó, Chính phủ cần tạo môi trường để thu hút sự tham gia của các
nhà cung cấp tư nhân. Bên cạnh đó, cần mở cửa thị trường cho những công ty
mới và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi
cho sự tham gia vào thị trường của các nhà cung cấp 3PL, thúc đẩy các dịch vụ
liên phương thức.           

Nguồn tham khảo

Tapchitaichinh.vn, xuất bản ngày 14/7/2019

You might also like