Bai Hoc Lich Su

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh


Bộ môn: Giáo dục quốc phòng an ninh học phần 4

BÀI BÁO CÁO


ĐỀ TÀI: CẢM NGHĨ VỀ CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO TÀNG LỰC
LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

SVTH: TRẦN KHÁNH THIỆN


MSSV: 44.01.613.085
GVHD: NGUYỄN THỊ THANH HẢI
Tổng quan bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ
Bảo tàng lực lưỡng vũ trang miền đông nam bộ thành lập ngày 5/2/1988 chia
thành 2 khu vực trưng bày bao gồm khu A và khu B. Khu nhà A là quá trình
xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang trong 2 cuộc kháng chiến. Khu
nhà B sưu tầm chân dung các bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ.
Khi bước vào sẽ thấy sự nổi bật của bảo tàng là bức tượng đồng của chủ tịch Hồ
Chí Minh cao 3m8, nặng 3 tấn 6 được đúc vào tháng 12/1998 nhân kỷ niệm 33
năm ngày thành lập quân khu 7, bức tượng được đúc từ vỏ đạn pháo do các đơn
vị trong quân khu gom lại .
Phía sau bức tượng là 4 từ ‘Thành Đồng Tổ Quốc’ được khác trên nền cờ đỏ sao
vàng, đây là vinh dự mà chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng đồng bào ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp. Tiếp đến là 3 lá cờ trưng bày :
Lá cờ 1 là cờ thần đồng tổ quốc của Ủy Ban kháng chiến hành chánh nam bộ
tặng Sư Đoàn 307 anh hùng vũ trang được trân trọng và luu giữ
Lá cờ 3 là cờ mặt trận dân tộc giải phóng niềm Nam Việt Nam tổ chức và thành
lập ngày 20/12/1960 đại diện cho toàn thể nhân dân miền Nam đứng lên kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, lá cờ có 2 màu đỏ và xanh tượng trưng cho 2 miền
Nam,Bắc. Miền Bắc lúc này tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn
còn chiến tranh.
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ nơi lưu giữ hơn 17.500 hiện
vật, tư liệu,... gốc của quân dân miền Đông Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến
xây dựng bảo vệ tổ quốc. trong 6 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng đã sưu tầm
được 60 hiện vật, 297 hình ảnh, biên tập 79 hồ sơ khoa học để bổ sung trưng
bày tại Nhà Lưu niệm – Truyền thống Mặt trận 479 tại Campuchia. Công tác
kiểm kê, bảo quản đã nhập 140 hiện vật, 321 hình ảnh vào phần mềm quản lý
hiện vật; phân loại hơn 1.200 hiện vật trưng bày và tại kho; phục chế 50 hiện vật
giấy như cờ, bằng khen, huân chương, huy chương.
Còn có sơ đồng mô hình căn cứ địa vành đại Việt Mỹ. Mô hình hệ thống địa
đạo có lối vào tái hiện bằng 2 cánh cửa tre và các bậc tam cấp tạo cảm giác như
đang đi sâu vào lòng đất. Đoạn đường nhỏ dẫn chúng ta đến hội trường dưới địa
đạo mô phỏng theo một giang phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu,
nơi mà trước đây những chiến sĩ đã từng làm phòng hội họp, sinh hoạt văn
nghệ, chính trị, là công trình kiến trúc hết sức độc đáo nhiều tầng nhiều ngõ
ngách với tổng chiều dài hơn 200km. Được ‘thi công’ hoàn toàn bằng sức người
với 2 vật dụng chính là cái cuốc và cái ki.
Trong địa đạo bố trí nhiều loại chông mìn, cạm bẫy, từ thô sơ đến tinh vi dể tiêu
diệt quân địch khi chúng xâm nhập. Từ phòng họp ta sẽ di chuyển đến phòng trị
thương lối đi trong hầm đầy quanh co uốn khúc vừa ẩm thấp, ngộp ngạt thiếu
ánh sáng càng khiến người ta tò mò. Trong kháng chiên Mỹ-Ngụy chúng ta phát
hiện ta các cuộc tiến công đánh trả của ta hầu hết xuất phát từ lòng đất.
Do đó chúng quyết tâm triệt hạ cho được hệ thống địa đạo của ta bằng những
thủ đoạn thâm độc như: súng lửa, bơm nước xuống, chó bẹc giê, xe ủi đất,...
Tuy nhiên bằng ý chỉ căm thù và lòng quả cảm, sự tinh khôn, linh hoạt các lực
lượng cách mạng vẫn bám trụ vào lòng đất từ đây xông lên hợp lực với nhân
dân đồng loạt tấn công vào hang ổ kẻ thù cho đến ngày toàn thắng Tất cả đều
được thể hiện qua hình ảnh, mô hình trưng bày.
Cảm nhận
Sau khi tham quan bảo tàng thì cảm nghĩ của em, em thấy rất là tự hào về
những chiến tích của những người anh hùng sau khi có công chiến thắng các
cuộc đụng độ canh thẳng giữa đế quốc Mỹ và xung đột biên giới. Những hiện
vật được gìn giữ rất tốt qua biết bao nhiêu năm tháng. Điều đầu tiên em ấn
tượng là hệ thống loa ở đây được trang bị rất nhiều, chị hướng dẫn điểm xinh
đẹp đi đến đâu chỉ cần có trên tay chiếc micro phone là có thể nghe rõ được hết
những gì chị thuyết minh. Ấn tượng thứ hai là pho tượng bằng đồng của bác Hồ
cao 3m8 với hình dáng đang vẫy tay chào các sinh viên đến thăm bảo tàng. Tiếp
theo là các tấm hình được lồng khung thể hiện quá trình thành lập các quân khu
và các quá trình tạo nên lịch sử. Tiếp đó là cái hiện vật như súng, áo, đạn,
dược,... Của các chiến sĩ đã anh dũng nằm xuống hoặc các vũ khí đã tiêu diệt
nhiều địch. Cùng với nhiều xe tăng và cả những quả bom cũng có ở đây. Thật
đẹp làm sao khi mà những tâm gương như chị Võ Thị Sáu, một người phụ nữ
chân yếu tay mềm cũng làm cho giặc khiếp sợ… Kể sao cho hết những chiến
tích vang dội của quân dân ta thời đó, đi qua những căn hầm, buồn kín, sự ngột
ngạt còn gấp nhiều lần khi mà ở viện bảo tàng chỉ là mô phỏng, biết bao chiến
công vang dội đều có nguồn gốc từ đấy, những buổi họp kín, những chỉ thị,
quyết sách đưa ra từ đường hầm bí mật. xúc động nghẹn ngào là thế, nhưng:
một sự việc còn làm cho chính tôi cảm thấy niềm uất nghẹn hơn cả, thực tế hơn
cả là khi đến gian phòng cuối, nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử giá trị về
hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa đích thật là của Việt Nam và từ biết bao đời
nay là vậy. Ấy thế, ngay trong thời đại bây giờ, lại có nước đã và đang chiếm
giữ,còn muốn khẳng định chủ quyền của họ, niềm tự hào dân tộc trong lòng
khởi phát khiến cho dòng máu con rồng cháu tiên sôi lên hùng hục, muốn xắn
tay áo lên dẹp hết đám quân thù, đuổi chúng về nước và chỉ vào mặt chúng “
đảo này là của đất nước tao, chúng bây đừng có qua xâm phạm, không là sẽ bị
đánh tơi bời”
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch Lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Nam quốc sơn hà, Trần Hưng Đạo)
Bài thơ hào hùng của vị tướng tài ngày xưa ùa về trong đầu càng tăng thêm khí
thế, căm ghét đất nước kia ỷ mạnh hiếp yếu, tham lam một cách trắng trợn,
không biết xấu hổ. Bảo tàng không chỉ là những hiện vật hình ảnh về những
chiến công oai hùng của cha ông mà còn là nghệ thuật quân sự Việt Nam mà
trực tiếp là nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh của Đảng. Chúng em cần phải cố
gắng hơn nhiều trong việc phục vụ khách tham quan, đưa bảo tàng tới công
chúng, phục vụ bộ đội và nhân dân ở vùng sâu vùng xa, và củng cố nâng cấp
bảo tàng cho tương xứng với tầm vóc chiến công của lực lượng vũ trang quân
khu. Em thực sự cảm thấy rất tự hào về các chiến công hào hùng của ông cha ta
và cũng rất biết ơn giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hải đã tạo điều kiện cho
chúng em có một chuyến tham quan đầy bổ ích như vậy.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Không gian lưu trữ hiện vật của bảo tàng

PHÁO 175 MM “vua chiến trường” Xe tank M48

MỘT GÓC TRƯNG BÀY CỦA BẢO TÀNG


Xe bọc thép M113 Xe tank M41

ANH LÍNH NGHỈ NGƠI TRONG ĐỊA ĐẠO TRANG TRÍ TRONG ĐỊA ĐẠO LỐI VÀO ĐỊA ĐẠO

HÌNH ẢNH VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA HỒ SƠ ĐÈN BIỂN ĐẢO HOÀNG SA

You might also like