Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1.

Hãy so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hoá
năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
Hớng dẫn chấm:
Đặc Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo
điểm
Thành - Thành phần loài phong phú - Thành phần loài ít
phần
cấu - Kích thớc cá thể đa dạng, - Các loài có kích thớc cơ thể,
trúc thành phần tuổi khác nhau tuồi … gần bằng nhau
Chu - Lới thức ăn phức tạp, tháp - Lới thức ăn đơn giản (ít mắt
trình sinh thái có đáy rộng xích), tháp sinh thái đáy hẹp
dinh d- - Tất cả thức ăn có nguồn gốc - Một phần thức ăn đợc đa vào
ỡng bên trong hệ sinh thái hệ sinh thái, một phần sản lợng
đợc đa ra ngoài
Chuyể - Năng lợng cung cấp chủ yếu - Ngoài năng nợng mặt trời,
n hóa từ mặt trời còn có các nguồn năng lợng
năng khác (nh phân hóa học, v.v…)
lượng
(Nêu được mỗi ý so sánh, cho 0,25 điểm; từ 4 ý đúng trở nên, cho 1,0 điểm)
Câu 2. (1,0 điểm)
a) Đa dạng sinh học là gì? Nêu ba nguy cơ chính mà hoạt động của con ngời
hiện nay có thể trực tiếp gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học.
b) Khi một khu rừng bị cháy để lại bãi đất trống thì sau đó loài có chiến lợc
chọn lọc nào (K hay r) sẽ xâm chiếm vùng đất trống đầu tiên? Nêu các
đặc điểm đặc trng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trởng quần thể theo
chọn lọc K với các loài có kiểu tăng trởng quần thể theo chọn lọc r.
Hướng dẫn chấm:
a) Đa dạng sinh học gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
(0,125 điểm)
Ba guy cơ chính mà các hoạt động của con người có thể trực tiếp gây nên sự
suy thoái đa dạng sinh học gồm có:
i) Phá hủy môi trường sống. Ví dụ như phá rừng làm rẫy, chuyển đổi các hệ
sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị hóa, gây ra các vụ
cháy rừng … làm thu hẹp, thậm chí phá hủy môi trường sống của nhiều
loài sinh vật trong tự nhiên. (0,125 điểm)
ii) Di chuyển các loài sinh vật. Việc con người săn bắt và vận chuyển các loài
sinh vật rời xa khu phân bố tự nhiên của chúng dẫn đến việc chúng không
còn được kiểm soát bởi các thiên địch hoặc các vật bắt mồi tự nhiên của
chúng, phá vỡ các lưới thức ăn tự nhiên, phá vỡ các mối tương tác giữa các
loài trong các quần xã …; điều này làm giảm kích thước các quần thể của
các loài khác trong tự nhiên do kết quả của các hoạt động cạnh tranh hoặc
do quan hệ vật ăn thịt – con mồi, v.v…(0,125 điểm)
iii) Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Việc khai thác quá mức nhiều loài
sinh vật phục vụ nhu cầu của con người làm suy giảm các quần thể động
vật và thực vật, thậm chí đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị tuyệt
chủng hoàn toàn. (0,125 điểm)

b) Chọn lọc r; vì cây mọc trên đất vừa bỏ hoang ít cạnh tranh nhau, nên quần thể
ban đầu của chúng thấp hơn tiềm năng sống → ưu tiên cho chọn lọc r (0,10
điểm)
So sánh (0,4 điểm; cứ mỗi ý so sánh đúng, cho 0,1 điểm):
Kiểu tăng trưởng theo tiềm năng Kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi
(chọn lọc r) trường bị giới hạn (chọn lọc K)
- Kích thước cơ thể nhỏ. - Kích thước cơ thể lớn.
- Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu - Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu
đến sớm. tiên đến muộn.
- Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao. - Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp.
- Không chăm sóc con non hoặc - Bảo vệ và chăm sóc con non tốt.
chăm sóc con non kém.

Câu 3. (2,0 điểm)


a) Hãy giải thích mối quan hệ giữa sản lượng sơ cấp với số lượng loài của một
quần xã sinh vật thể hiện ở đồ thị dưới đây.
b) Hãy nêu một thí nghiệm kiểm định cách giải thích đối với trường hợp của
câu (a)?
TRẢ LỜI
a) 1,0 điểm
Sản lượng sơ cấp của quần xã do sinh vật sản xuất quyết định. Khi sinh vật
sản xuất sinh trưởng mạnh khiến, sinh khối của chúng nhiều lên cung cấp thức
ăn nhiều hơn cho các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1 và các bậc tiếp theo phát
triển mạnh. Trong trường hợp của đồ thị đã cho, khi sản lượng sơ cấp tăng
đến một mức độ nhất định như trong đồ thị thì các loài ăn thực vật như các
loài gặm nhấm có điều kiện phát triển mạnh dẫn đến phân hoá về khả năng
cạnh tranh với nhau. Khi nguồn thức ăn dồi dào, loài nào có khả năng sinh sản
mạnh, có ưu thế cạnh tranh hơn so với các loài khác sẽ trở nên có ưu thế và
tăng số lượng quá mức dẫn đến cạnh tranh loại trừ với các loài khác khiến
nhiều loài bị tiêu diệt làm giảm số lượng loài trong quần xã.
b) 1,0 điểm
Ta có thể khoanh vùng khu vực thí nghiệm rồi cung cấp phân bón giúp cho
các loài thực vật trong khu thí nghiệm gia tăng sản lượng sơ cấp, sau đó theo
dõi sự gia tăng về sản lượng sơ cấp cùng với sự tăng giảm số lượng loài gặm
nhấm trong lô thí nghiệm cũng như ở lô đối chứng (không được bón phân).
Nếu kết quả phù hợp như đồ thị thì cách giải thích đúng.

Câu 4. (2,0 điểm)


Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc
1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ
nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát.
Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phú
dưỡng hóa), hãy xác định nguyên nhân diễn thế sinh thái, từ đó thiết kế thí nghiệm
kiểm chứng và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm ở đầm nước trên có hiệu quả
nhất.
Hướng dẫn chấm
- Nguyên nhân tạo nên diễn thế sinh thái ở đầm nước là do số lượng vi khuẩn
lam và tảo tăng nhanh trở lên dư thừa vì động vật phù du không sử dụng hết vi
khuẩn lam và tảo làm thức ăn. Do đó, xác các sinh vật bậc 1 chết gây thối rữa và
giảm lượng ôxi hòa tan nên môi trường nước trở nên ô nhiễm. (0,50đ)
- Để xử lí ô nhiễm hiệu quả cần nghiên cứu xem tác động diễn thế có thể xảy ra
theo chiều từ dưới lên (bậc 1  bậc 2  bậc 3) hay theo chiều từ trên xuống (bậc 3 
bậc 2  bậc 1) ). Để xác định được chiều của diễn thế diễn ra cần phải thiết kế thí
nghiệm: tạo ra hai khu vực cách li trong đầm có diện tích và điều kiện tương đương
nhau: Khu A thực nghiệm (thay đổi điều kiện sống); Khu B đối chứng (giữ nguyên
điều kiện tự nhiên).(0,25đ)
- Kiểm tra tác động từ dưới lên: Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật
bậc 1. Phương án này không khả thi vì làm ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của đầm
nuôi cá trên. (0,25đ)
- Kiểm tra từ trên xuống có thể thực hiện bằng một trong hai phương án:
+ Phương án 1: Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du
có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1) khi tạo được trạng thái cân bằng giữa các bậc
dinh dưỡng thì nước sẽ bớt ô nhiễm, nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm
là tốt nhất.(0,50đ)
+ Phương án 2: Thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ để ăn cá nhỏ (bậc 3)
khi số lượng cá nhỏ giảm sẽ tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển sẽ có kết
quả tương tự nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm cũng chấp nhận được.
Tuy nhiên, vì đây là đầm cá nuôi nên ưu tiên phương án 1 hơn.(0,50đ)

You might also like