(123doc) - De-Thi-Hoa-Hoc-Vo-Co-1-Dh-Khtn-Hcm

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ THI HÓA VÔ CƠ 1 – 2009 (90 phút)

1. Đọc tên và viết công thức của các hợp chất sau:
Hợp chất Tên Hợp chất Công thức
NaH2PO4 Silic oxid diclorur
CaSnO3 Natri metaphosphat
KBF4 Calci hypoclorit

2. a. Viết cấu trúc điện tử hóa thị của C và Cr. Nhận xét gì về sự khác biệt trong sắp xếp điện tử của 2
nguyên tố này và giải thích lý do.
b. Xác định các số oxi hóa có thể có theo quy tắc Mendeleev của C và cho ví dụ một số hợp chất (khác
oxihydroxid) của C đối với mỗi số oxi hóa đó.
c. Viết công thức và xác định khả năng oxi hóa – khử của các oxid của C. Giải thích.
d. Viết các phương trình phản ứng giữa mỗi oxid của C với H2O.

3. Một chất rắn chứa 2 nguyên tố A (M = 40,08) và B (M=19,00) có ô mạng


cơ sở với thông số mạng a = 5,4500Å như hình bên phải.
a. Tính toán để xác định số lượng nguyên tử của các nguyên tố A và B trong
một ô mạng cơ sở.
b. Xác định công thức phân tử của chất rắn này.
c. Tính tỉ trọng d của chất rắn này. (N = 6,023×1023)

4. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tính acid các dãy hợp chất sau và giải
thích lý do sắp xếp này
Các hợp chất Tính acid
H2SO4, H3PO4, HAlO2, H2CrO4 < < <
H2S, HCl, H3N, H2O < < <

5. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có phản ứng xảy ra). Trong trường hợp phản ứng
không xảy ra thì phải ghi rõ Không xảy ra.
SO2(k) + F2(k) → H2O2(dd) + NaOCl(dd) →

OF2(k) + H2O → MnO2(r) + O2(k) + KOH(nc) →

Cl2(k) + NaOH(dd) →

6. a. Vẽ công thức cấu tạo của các phân tử OF2 và SF6. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tố trung
tâm trong phân tử OF2 và SF6.
Hợp chất OF2 SF6

Công thức cấu tạo

Trạng thái lai hóa


b. Xác định xem sự hình thành 2 hợp chất trên có tuân theo quy tắc bát bộ không? Giải thích.

7. Dự đoán cấu trúc tinh thể theo loại liên kết (ion, cộng hóa trị, kim loại, Van der Waals hay hỗn tạp) và
theo yếu tố không gian (khung, lớp, mạch hay đảo) của CrF3 và CrCl3. So sánh nhiệt độ nóng chảy của 2
hợp chất này (cao hơn, bằng nhau hay thấp hơn). Giải thích lý do của các dự đoán này. Cho biết số phối
trí của Cr trong CrF3 và CrCl3 đều là 6.
Hợp chất CrF3 CrCl3
Cấu trúc tinh thể theo loại liên kết
Cấu trúc tinh thể theo yếu tố không gian
Nhiệt độ nóng chảy
+e-
8. Cho biết: NO3- + 2H+ → NO2↑ + H2O E0 = +0,80V (1)
+2e-
Và Cu2+ → Cu↓ E0 = +0,34V (2)
a. Tính toán cho biết phản ứng oxi hóa Cu (về Cu2+) của HNO3 (về NO2) có xảy ra hoàn toàn trong môi
trường acid ở điều kiện chuẩn không?
b. Kết quả sẽ ra sao nếu pH của môi trường phản ứng là 7?
ĐỀ THI VÔ CƠ 1 – 2012 (90 phút)
1. Đọc tên và viết công thức của các hợp chất sau:
Hợp chất Tên Hợp chất Công thức
H5IO6 Acid cromic
Fe(NH4)2(SO4)2 Natri germanit
Na3[Fe(NH3)3(CN)3] Selen dioxid diclorur

2. a. Viết cấu hình điện tử hóa trị rút gọn của nguyên tố S. Xác định các số oxi hóa có thể có của S theo
quy tắc Mendeleev và cho một hợp chất muối của S làm ví dụ đối với mỗi số oxi hóa đó.
b. Viết công thức các oxid của S và xác định tính oxi hóa khử của các oxid này. Giải thích.
c. Viết các phương trình phản ứng giữa mỗi oxid của S với H2O.

3. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tính acid các hợp chất sau và giải thích lý do sắp xếp này.
Các hợp chất Tính acid
HMnO4, H5IO6, H2CrO4, H2SO4 < < <

4. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tính acid các hợp chất sau và giải thích lý do sắp xếp này.
Các hợp chất Tính acid
H2S, HCl, HI, H2O < < <

5. Một chất rắn chứa 3 nguyên tố A (M= 40,08), B (M = 47,90) và C (M = 16,00)


có ô mạng cơ sở với a = 7,645 như hình bên phải
a. Tính toán để xác định số lượng nguyên tử của các nguyên tố A, B và C trong
một ô mạng cơ sở.
b. Xác định công thức phân tử của chất rắn này.
c. Tính tỉ trọng d của chất rắn này (N = 6,023×1023)

6. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu có phản ứng xảy ra). Trong
trường hợp phản ứng không xảy ra thì phải ghi rõ Không xảy ra.
POCl3 + H2O → HNO3 + SnO →

SeO2(k) + F2(k) → Cl2(k) + NaOH(dd) →
Na2SiO3 + NaOH → Tl2O3 + 8HCl(đặc) → H[TlCl2] +

7. a. Vẽ công thức cấu tạo của các phân tử SCl4 và SbF6. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tố trung
tâm trong phân tử SCl4 và SbF6.
Hợp chất SCl4 SbF6

Công thức cấu tạo

Trạng thái lai hóa


b. Xác định xem sự hình thành 2 hợp chất trên có tuân theo quy tắc bát bộ không? Giải thích.

8. Dự đoán cấu trúc tinh thể theo loại liên kết (ion, cộng hóa trị, kim loại, Van der Waals hay hỗn tạp) và
theo yếu tố không gian (khung, lớp, mạch hay đảo) của SnCl2 và SnCl4. So sánh nhiệt độ nóng chảy của
hai hợp chất này (cao hơn, bằng nhau hay thấp hơn). Giải thích lý do của các dự đoán này. Cho biết số
phối trí của Sn trong SnCl2 là 3 và trong SnCl4 là 4.
Hợp chất SnCl2 SnCl4
Cấu trúc tinh thể theo loại liên kết
Cấu trúc tinh thể theo yếu tố không gian
Nhiệt độ nóng chảy

9. Cho biết: H2SO3 pKa1 = 1,87 pKa2 = 7,27


Và NH4OH pKb = 4,75
a. Viết phản ứng trung hòa chức acid thứ nhất của H2SO3 bằng NH4OH. Tính hằng số cân bằng của phản
ứng trên và cho biết phản ứng này có xảy ra hoàn toàn không?
b. Viết phản ứng trung hòa chức acid thứ hai của H2SO3 bằng NH4OH. Tính hằng số cân bằng của phản
ứng trên và cho biết phản ứng này có xảy ra hoàn toàn không?
ĐỀ THI VÔ CƠ 1 – 2011 (120 phút)
1. Đọc tên các hợp chất sau đây (2đ)
Hợp chất Tên danh pháp Tên hợp chất Công thức
H4SiO4 Amoni disulfat
H4P2O7 Kali iodat
NO2Cl Acid selenic
K3[Fe(SCN)6] Ammin tricloro platinat (II)
H5IO6 Kali triammin dithiocyano oxalate
cobaltat (III)
[COBr(NH3)5]SO4 Natri pyrophosphate
S2O32- Pentaammin iodo crom (III) iodur

2. So sánh tính acid của các hợp chất sau đây và giải thích (1,5đ)
a. H3P, H2S, HCl
b. HF, HCl, HBr, HI
c. H2SiO3, H2SO4, H2CO3, HClO4

3. a. Trình bày ngắn gọn quy tắc Mendeleev. Áp dụng để xét các số oxi hóa thông thường của Nitrogen,
mỗi trường hợp cho 1 ví dụ minh họa (0,75đ)
b. Vẽ công thức Lewis các tiểu phân sau (1đ): HCN, I3-, BCl3, AlCl3
Trường hợp nào nguyên tử trung tâm tuân theo quy tắc bát tử? Giải thích.
c. So sánh góc liên kết, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các tiểu
phân sau, giải thích: H2O, NH3, NH4+ (0,75đ)
d. Tại sao không tồn tại HIO4 mà chỉ tồn tại H5IO6 (0,5đ)

4. a. Tính hằng số cân bằng cho các phản ứng sau và cho biết phản ứng có xảy ra hoàn toàn hay không?
(1,5đ)
i. CO32- + H3PO4 → H2CO3 + PO43-
ii. Ba2+ + CaSO4  BaSO4 + Ca2+
iii. [Zn(NH3)4]2+ + CN-  [Zn(CN)4]2- + NH3
biết H3PO4 có pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,38, H2CO3 pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,32; tích số tan CaSO4
pT = 5,04; BaSO4 pT = 9,97; hằng số phân ly phức chất [Zn(NH3)4]2+ Kpl = 10-8,7; [Zn(CN)4]2- Kpl = 10-19.
b. Cho cặp oxi hóa khử: ClO4- + 8H+ + 8e → Cl- + 4H2O, E0 = +1,38V. Tính thế cặp oxi hóa khử này ở các
điều kiện pH = 1; 7; 14. Nồng độ các dạng khác vẫn giữ ở điều kiện chuẩn (0,75đ)
c. Cho giản đồ Latimer của mangan:

i. MnO42- và Mn3+ có tự oxi hóa khử trong môi trường acid hay không? (0,5đ)
ii. MnO2 có bền trong môi trường acid không? (0,25đ)
d. Tính thế tiêu chuẩn của cặp MnO4-/Mn2+ trong môi trường acid, biết rằng tại điều kiện pH = 4, thế của
cặp này bằng 1,13V, nồng độ các dạng khác bằng 1M (0,5đ)

5. Giải thích nhiệt độ nóng chảy các hợp chất sau đây và giải thích (2đ)
a. H2O H2S H2Se H2Te
0 -85,6 -65,7 -51,0 (0C)
b. Cl2O7 SO3 P2O5 SiO2
-93,4 62,2 580 1713 (0C)
các nguyên tử Cl, S, P, Si đều có số phối trí 4.
c. FeCl3 FeF3
307,5 1027 (0C)

6. (2đ)
a. Hình vẽ dưới đây mô tả ô mạng cơ sở của tinh thể NaCl
i. Có bao nhiêu ion Na+, bao nhiêu ion Cl- chứa trong ô mạng trên.
ii. Khối lượng riêng của NaCl tinh thể là 2,16 g/cm3. Tính thể tích ô mạng cơ sở NaCl, chiều dài cạnh của ô
mạng cơ sở NaCl và bán kính Na+ và Cl-.
b. Cu kim loại có ô mạng cơ sở là ô mạng lập phương mặt tâm với cấu trúc sắp xếp đặc khít các nguyên tử
Cu (bán kính 0,128 nm). Tính chiều dài cạnh của ô mạng cơ sở của Cu và tỉ khối của Cu kim loại.

7. Hoàn thành các phản ứng sau đây (2đ)


Tác chất Sản phẩm
NaOH + H2O2 →
BaO2 + H2SO4 →
KMnO4 + HCl →
SiF4 + H2O →
CCl4 + H2O →
SO2Cl2 + H2O →
PCl5 + H2O →
PbF2 + KF →
SnF4 + ZnF2 →
IF7 + H2O →
S + NaOH(nóng chảy) →
Ca3(PO4)2 + SiO2 + C (15000C) →

BẢNG PHÂN LOẠI TUẦN HOÀN


Chu kỳ 1A 8A
1 K H 2A 3A 4A 5A 6A 7A He
2 L Li Be B C N O F Ne
3 M Na Mg 3B 4B 5B 6B 7B 8B 1B 2B Al Si P S Cl Ar
4 N K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
5 O Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
6 P Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
7 Q Fr Ra Ac Rf Db Sg Bh Hs Mt

You might also like