Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

CHUYÊN ĐỀ 8: THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM (ĐÁP

VẤN ĐỀ 1: THAO TÁC THÍ NGHIỆM – CÁCH THU KHÍ


KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Phương pháp điều chế khí
● Điều chế Cl2: ● Điều chế N2:
o
to
MnO 2  4HCl ñaëc  Cl 2   MnCl 2  2H 2O NH 4 NO3 (dd )  NaNO2 (dd ) 
t
 N2  2H 2 O  NaNO3
(PbO2 ) ● Điều chế NH3:
o
2KMnO 4  16HCl ñaëc 
 2KCl  2MnCl 2  5Cl 2  8H 2O 2NH 4 Cl (raén )  Ca(OH)2 (raén ) 
t
 2NH3  2H 2 O  CaCl 2
(KClO3 ) ● Điều chế CO2:
o
● Điều chế khí HCl, HF: Na 2 CO3 raén  H 2 SO 4 
t
 Na 2 SO 4  CO 2   H 2 O
o
NaCl (raén )  H 2 SO 4 (ñaëc ) 
t
 NaHSO 4  HCl  (CaCO3 ) (HCl)
(CaF2 (raén ) ) (HF ) ● Điều chế CH4:
Al 4 C3 (raén )  12HOH 
 4Al(OH)3  3CH 4 
● Điều chế O2:
o hoaëc Al 4 C3 (raén )  12HCl 
 4AlCl3  3CH 4 
2KMnO 4 ( raén ) 
t
 K 2 MnO 4  MnO 2  O 2  o
CH 3  COONa (raén )  NaO  H (raén ) 
CaO, t
CH 4   Na 2 CO 3
o
MnO , t
2KClO3 ( raén ) 
2
 2KCl  3O 2  o
CH 2 (COONa)2 (raén )  2NaOH (raén ) 
CaO, t
CH 4  2Na 2 CO3
o
MnO (raén ), t
2H 2 O 2 (dung dòch) 
2
 2H 2 O  O 2  ● Điều chế C2H4:
H SO ñaëc
● Điều chế SO2: C2 H 5 OH (dd ) 
2 4
 C2 H 4   H 2 O
o
Na 2 SO3 raén  H 2 SO 4 
t
 Na 2 SO4  SO2   H 2 O ● Điều chế C2H2:
(K 2 SO3 ) (HCl) CaC2  2HOH 
 Ca(OH)2  C2 H 2 
● Điều chế H2S:
ZnS  H 2 SO 4 
 ZnSO 4  H 2 S 
(FeS) (HCl)

2. Tính tan trong nước của các khí


Không tan hoặc tan ít Tan vừa phải Tan nhiều
N2, H2, O2, CO2, CH4, C2H4, C2H2 Cl2 SO2, HCl, NH3

3. Phương pháp thu khí


PP đẩy không khí ngửa bình PP đẩy không khí úp bình PP đẩy nước

(M > 29) (M < 29) không tan or ít tan trong nước


CO2, NO2, Cl2, O2, H2S, SO2, … H2, N2, NH3, CO, …. H2, N2, CO, CO2, ….. (tan tốt
trong nước: HCl, NH3, SO2)

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 1
 BÀI TẬP LUYỆN TẬP
A. Điều chế các chất
Câu 1. (MH - 2018). Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu
vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ bên.
Khí X là
A. H2. B. C2H2. C. NH3.
Câu 2. Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng
thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?


A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và He. B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.
C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3. D. Hình 1: Thu khí H2, He và HCl.
Câu 3. (204 – Q.17). Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách
đẩy nước như hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. 2Al + 2NaOH + 2H2O 
 2NaAlO2 + 3H2(k)
o

B. NH4Cl + NaOH   NH3(k) + NaCl + H2O


t

C. C2H5NH3Cl + NaOH   C2H5NH2(k) + NaCl + H2O


t

D. 2Fe + 6H2SO4(đặc) 
t
 Fe2(SO4)3 + 3SO2(k) + 6H2O
Câu 4. (203 – Q.17). Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách
đẩy nước như hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây không áp dụng được cách thu khí này?
o

A. NaCl(r) + H2SO4(đặc)   HCl(k) + NaHSO4.


t

B. 2KClO3   2KCl + 3O2(k)


MnO 2 , t

C. CH3COONa(r) + NaOH(r)  CH4(k) + Na2CO3


CaO, t

D. Zn + 2HCl   ZnCl2 + H2(k)


Câu 5. (202 – Q.17). Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác như hình vẽ
bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
o

A. C2H5OH   C2H4(k) + H2O


H 2SO4 ®Æc,170 C

B. CH3COONa(r) + NaOH(r)  CH4(k) + Na2CO3


CaO, t

C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 


 2NaAlO2 + 3H2(k)
D. Cu + 4HNO3 (đặc)   Cu(NO3)2 + 2NO2(k) + 2H2O
Câu 6. (201 – Q.17). Trong phòng thí nghiệm, khi X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ
bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
o

A. 2Fe + 6H2SO4 (đặc)   Fe2(SO4)3 + 3SO2(k) + 6H2O


t

B. NH4Cl + NaOH   NH3(k) + NaCl + H2O


t

C. CaCO3 + 2HCl 
 CaCl2 + CO2(k) + H2O
D. 3Cu + 8HNO3(loãng) 
 3Cu(NO3)2 + 2NO(k) + 4H2O

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 2
Câu 7. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
Câu 8. Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên?
A. Bản chất của quá trình điều chế là một phản ứng trao đổi ion.
B. HNO3 sinh ra trong bình cầu ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, trong đó chiều thuận là chiều toả nhiệt.
D. Do HNO3 có phân tử khối lớn hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
Câu 9. Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên ?
A. CaC2 + H2O   Ca(OH)2 + C2H2.
B. CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O.
C. NH4Cl + NaNO2  NaCl + N2 + H2O.
D. Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đô Lương 1 – Nghệ An, năm 2015)

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 3
Câu 10. Xét sơ đồ điều chế CH 4 trong phòng thí nghiệm.

Biết X là hỗn hợp chất rắn chứa 3 chất. Ba chất trong X là:
A. CaO, Ca(OH) 2 , CH 3COONa B. Ca(OH)2 , KOH, CH 3COONa
C. CaO, NaOH, CH 3COONa D. CaO, NaOH, CH 3COOH
Câu 11. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ?


to
A. NH4Cl + NaOH 
 NaCl + NH3 + H2O.
o

B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc)   NaHSO4 + HCl.


t

H SO ñaëc, t o
C. C2H5OH  C2H4 + H2O.
2 4

D. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn)  Na2CO3 + CH4.


CaO, t

Câu 12. Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH 3, trong chậu thủy tinh chứa
nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:


A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
Câu 13. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 4
A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.
D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
Câu 14. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm tạo “khói trắng” từ hai dung dịch X và Y:

Biết mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. X, Y không phải cặp chất nào dưới đây ?
A. NH3 và HCl. B. CH3NH2 và HCl. C. (CH3)3N và HCl. D. Benzen và Cl2.
Câu 15. (MH.19): Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng
để
A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
D. tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 16. Cho bộ dụng cụ chưng cất thường như hình vẽ:

Phương pháp chưng cất dùng để:


A. tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
B. tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau.
C. tách các chất lỏng có độ tan trong nước khác nhau.
D. tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.
Câu 17. Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường:

Tên các chi tiết ứng với các chữ số trong hình vẽ trên là
A. 1- Nhiệt kế, 2 - đèn cồn, 3 - bình cầu có nhánh, 4 - sinh hàn, 5 - bình hứng (eclen).
B. 1 - đèn cồn, 2 - bình cầu có nhánh, 3 - nhiệt kế, 4 - sinh hàn, 5 - bình hứng (eclen).
C. 1 - Đèn cồn, 2 - nhiệt kế, 3 - sinh hàn, 4 - bình hứng (eclen), 5 - Bình cầu có nhánh.
D. 1 - Nhiệt kế, 2 - bình cầu có nhánh, 3 - đèn cồn, 4 - sinh hàn, 5 - bình hứng (eclen).
Câu 18. (QG.18 - 203): Thí nghiệm được tiến hình như hình vẽ bên.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 5
Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. có kết tủa màu vàng nhạt.
C. dung dịch chuyển sang màu da cam. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
Câu 19. (QG.18 - 204): Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br 2
bị mất màu.

Chất X là
A. CaC2. B. Na. C. Al4C3. D. CaO.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 6
VẤN ĐỀ 2: MÔ TẢ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
Câu 20. Nghiền nhỏ 1 gam CH3COONa cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào
đáy ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng.
Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là 
A. metan.  B. etan.  C. etilen.  D. axetilen.
Câu 21. [MH2 - 2020] Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bọt. Thêm từ từ
4 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp. Hiđrocacbon sinh ra
trong ống nghiệm trên là
A. etilen. B. axetilen. C. propilen. D. metan.
Câu 22. (QG.19 - 201). Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó
thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung
dịch KMnO4. Chất X là
A. ancol metylic. B. axit axetic. C. ancol etylic. D. anđehit axetic.
Câu 23. Cho một mẩu kim loại natri vào ống nghiệm khô chứa 2 ml etanol khan. Sản phẩm hữu cơ
sinh ra trong thí nghiệm trên có công thức là
A. CH3ONa. B. C2H5OH. C. C2H5Na. D. C2H5ONa.
Câu 24. (QG.19 - 202). Cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt dung
dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch
màu xanh lam. Chất X không thể là
A. Glyxerol. B. Saccarozơ. C. Etylen glycol. D. Etanol.
Câu 25. (QG.19 - 203). Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ
từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch
chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 – 70 oC trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp
bạc sáng. Chất X là
A. axit axetic. B. anđehit fomic. C. glixerol. D. ancol etylic.
Câu 26. (QG.19 - 204). Rót 1 – 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 ml
dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. ancol etylic. B. anđehit axetic. C. axit axetic. D. phenol (C6H5OH).
Câu 27. Cho 1 mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml chất lỏng X, thấy giải
phóng khí Y. Đốt cháy Y, thấy Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X là
A. etyl axetat. B. benzen. C. anđehit axetic. D. axit acrylic.
Câu 28. Nhỏ nước brom vào dung dịch chất hữu cơ X, lắc nhẹ, thấy kết tủa trắng xuất hiện. Nếu
cho một mẩu natri bằng hạt đậu xanh vào dung dịch X thì thấy giải phóng khí. Tên gọi của X là
A. anilin. B. phenol. C. stiren. D. anđehit fomic.
Câu 29. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt
dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X, đun nóng
nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
A. ancol etylic. B. glixerol. C. anđehit fomic. D. axit axetic.
Câu 30. Cho 1 mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml chất lỏng X, thấy giải
phóng khí Y. Đốt cháy Y, thấy Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X không thể là
A. axit fomic. B. anđehit axetic. C. ancol etylic. D. axit axetic.
Câu 31. Cho 1 mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml ancol etylic 40 o, thấy giải
phóng khí X. Ở điều kiện thích hợp X tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Ancol etylic. B. Anđehit axetic. C. Etan. D. Axit axetic.
Câu 32. Nhỏ nước brom vào dung dịch chất X, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Mặt khác, nếu cho
một mẩu natri vào ống nghiệm chứa X nóng chảy thì thu được khí Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
Chất X là

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 7
A. anđehit axetic. B. ancol etylic. C. phenol. D. anilin.
Câu 33. Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO 4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%.
Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam.
Thủy phân chất béo, thu được chất X. Tên gọi của X là
A. etanol. B. saccarozơ. C. glixerol. D. etylen glicol.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 8
VẤN ĐỀ 3: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Nội dung Tên thí nghiệm
TN1: Điều chế este Etyl axetat.
TN2: Phản ứng xà phòng hóa – Điều chế xà phòng
Este và
TN3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2
cacbohiđrat
TN4: Phản ứng tráng bạc của glucozơ
TN5: Phản ứng màu của I2 với hồ tinh bột
TN6: Tính bazơ của anilin
Protein
TN7: Phản ứng màu biure
TN8: Dãy điện hóa của kim loại
Đại cương kim
TN9: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu
loại
TN10: Ăn mòn điện hóa học
TN11: Phản ứng của Na, Mg, Al với H2O
Kiềm – kiềm
TN12: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
thổ – nhôm
TN13: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
TN14: Điều chế FeCl2
Sắt – crom TN15: Điều chế Fe(OH)2
TN16: Tính oxi hóa của K2Cr2O7
Hóa 11 TN17: Phân tích định tính C, H

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 9
THÍ NGHIỆM 1: ĐIỀU CHẾ ETYL AXETAT (CH3COOC2H5)
1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- C2H5OH, CH3COOH, H2SO4 đặc, NaCl bão hòa. - Ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, cốc, công
tơ hút, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH
và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống
nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun nóng nhẹ
trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đun cách thủy)
khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch
NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

3. Hiện tượng – Giải thích


- Hiện tượng: Có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dung dịch NaCl.
- Giải thích: Do axit phản ứng với ancol tạo thành este có mùi thơm, este nhẹ không tan trong dung
dịch NaCl bão hòa nên nổi lên trên.
o
H 2SO 4 ,t

CH 3COOH  C 2 H 5OH  CH 3COOC 2 H 5  H 2O
PTHH:

Hình 1 - Thí nghiệm điều chế etyl axetat – Chưng cất sau đó chiết thu được este
4. Một số vấn đề cần lưu ý
- H2SO4 đặc có vai trò vừa là chất xúc tác, vừa là chất hút nước làm tăng hiệu suất điều chế este.
Không thể thay thế H2SO4 đặc bằng các axit khác như HCl, HNO3 vì không có khả năng hút nước.
- Dung dịch NaCl bão hòa có vai trò làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan
của etyl axetat sinh ra  chất lỏng phân tách thành 2 lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là
dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
- Có thể thêm vào hỗn hợp phản ứng ban đầu một ít đá bọt (hoặc cát sạch, mảnh sứ) để cho hỗn
hợp sôi đều, tránh hiện hỗn hợp sôi bùng lên (hiện tượng quá sôi).

 BÀI TẬP LUYỆN TẬP


Câu 34. (MH 2019). Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Câu 35. Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
- Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
- Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 10
A. Tách isoamyl axetat từ hỗn hợp sau bước 3 bằng phương pháp chiết.
B. Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
C. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân.
D. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
Câu 36. Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
- Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70(oC).
- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(g) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37. Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
(b) Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân.
(c) Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
(d) Tách isoamyl axetat từ hỗn hợp sau bước 3 bằng phương pháp chiết.
(e) Ở bước 2 xảy ra phản ứng este hóa, giải phóng hơi có mùi thơm của chuối chín.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 11
THÍ NGHIỆM 2: PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA – ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG
1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Mỡ hoặc dầu thực vật, NaOH, H2O, NaCl bão - Bát sứ, kiềng, lưới, amiăng, đèn cồn, đũa
hòa. thủy tinh, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc
dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều
bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước
cất.
Bước 3: Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5
ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ.

3. Hiện tượng – Giải thích


- Hiện tượng: Có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
- Giải thích: Phản ứng tạo thành muối natri của axit béo (xà phòng), ít tan trong NaCl bão hòa nên kết
tinh và nhẹ nổi lên trên.
to
(RCOO) C H  3NaOH   3RCOONa  C3H 5 (OH)3
PTHH: 3 3 5

Xà phòng
4. Lưu ý
- Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp trong bát sứ để phản ứng xảy ra nhanh hơn; có
cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không cạn đi (thể tích không đổi) thì phản ứng mới thực hiện được.
- Việc thêm NaCl bão hòa để tách xà phòng ra khỏi glixerol do xà phòng ít tan trong NaCl bão hòa và
nhẹ hơn nên nổi lên trên.
- Sau bước 2, dung dịch đồng nhất; sau bước 3 tách lớp: phần xà phòng rắn ở trên, phần lỏng ở dưới
gồm NaCl bão hòa và glixerol.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 38. [MH1 - 2020] Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 - 10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. 
D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Câu 39. [MH - 2021] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra.
D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo.
Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 12
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài
giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng
hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 41. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài
giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng
hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 42. (QG.19 - 203). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi, để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 - 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 43. (QG.19 - 204). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi, để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 13
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 44. [MH2 - 2020] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.
Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H 2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ
hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai 1ớp.
(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(c) Bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 45. (QG.19 - 201). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 46. (QG.19 - 202). Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, sản phẩm phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47. Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung
dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều
tách thành hai lớp. Sau đó, lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong
khoảng 5 phút. Hiện tượng trong hai ống nghiệm là
A. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp.
B. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng trở thành đồng nhất.
C. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng trở thành đồng nhất; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng vẫn phân
tách thành hai lớp.
D. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng trở
thành đồng nhất.
Câu 48. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
 Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml isoamyl fomat.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 14
 Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H 2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình
thứ hai.
 Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước (2), chất lỏng trong bình thứ nhất phân thành hai lớp, chất lỏng trong bình thứ hai đồng
nhất.
(b) Ở bước (3), có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(c) Ở bước (3), trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(d) sau bước (3), trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

THÍ NGHIỆM 3: PHẢN ỨNG CỦA GLUCOZƠ VÀ Cu(OH)2


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- CuSO4, NaOH, glucozơ. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung
dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH
10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ
kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10%
vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Phản ứng tạo kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa bị hòa tan tạo dung dịch xanh lam
thẫm.
- PTHH: (1) CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 xanh lam + Na2SO4
(2) C6H12O6 + Cu(OH)2  (C6H11O6)2Cu + H2O
dd xanh lam
4. Lưu ý
- Khi thực hiện phản ứng phải dùng dư kiềm (NaOH) để phản ứng nhanh tạo phức.
- Nếu đun nóng ống nghiệm sau phản ứng thì sẽ xuất hiện kết tủa đỏ gạch do nhóm CHO trong
glucozơ phản ứng.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 49. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng xenlulozơ thì thu được kết quả tương tự.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay muối CuSO4 bằng muối FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.
(e) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu xanh tím do tạo thành phức đồng glucozơ.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 50. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 15
(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.
(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì thu được kết quả tương tự.
(d) Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
(e) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu xanh thẫm do tạo thành phức đồng glucozơ.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

THÍ NGHIỆM 4: PHẢN ỨNG TRÁNG BẠC CỦA GLUCOZƠ


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- AgNO3, NH3, NaOH. - Cốc, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho 1 ml AgNO 3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH 3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu được dung dịch
trong suốt thì dừng lại.
Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70 oC.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Có lớp bạc trắng sáng bám trên thành ống nghiệm.
- Giải thích: Ban đầu phản ứng tạo kết tủa AgOH không bền phân hủy thành Ag2O màu nâu đen.
(1) AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3 / 2AgOH → Ag2O↓nâu đen + H2O
Khi cho dư NH3 thì Ag2O tan do tạo phức:
(2) Ag2O + H2O + 4NH3 → 2[Ag(NH3)2]OH
Khi thêm glucozơ và đun nóng thì glucozơ bị oxi hóa bởi phức [Ag(NH3)2]OH tạo kết tủa Ag
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
- Để đơn giản người ta thường viết gộp các phương trình và bỏ qua các sản phẩm trung gian:
CH2OH[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+H2O  CH2OH[CHOH]4COONH4 +2Ag + 2NH4NO3
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 51. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml AgNO 3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH 3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu được dung dịch trong
suốt thì dừng lại.
Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70 oC.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Trong phản ứng trên, glucozơ đóng vai trò là chất khử.
B. Có thể thay thế dung dịch NH3 bằng dung dịch NaOH.
C. Sau bước 4, thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương.
D. Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt.
Câu 52. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó
đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.
- Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO 3 1%, sau đó thêm từng giọt NH 3, trong ống
nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH 3 đến khi kết tủa tan
hết.
- Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian thấy
thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
(b) Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH 3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo
thành phức bạc.]+.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 16
(c) Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng.
(d) Ở bước 1, vai trò của NaOH là để làm sạch bề mặt ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 53. Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO 3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc)
theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO 3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm
CHO.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

THÍ NGHIỆM 5: PHẢN ỨNG MÀU CỦA I2 VỚI HỒ TINH BỘT


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Tinh bột, H2O, I2. - Cốc thủy tinh, đèn cồn
2. Tiến hành
Bước 1: Rót ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch hồ tinh bột, cho thêm vào khoảng một vài giọt
dung dịch iot.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó để nguội.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: dung dịch hồ tinh bột chuyển sang xanh tím, khi đun nóng thì màu xanh tím biến mất
khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện trở lại.
- Giải thích: Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng
ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung
dịch có màu xanh tím
4. Lưu ý
- Có thể nhỏ trực tiếp vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt củ khoai lang hoặc quả chuối xanh.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 54. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 - 2 ml dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài
giọt dung dịch iot lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi).
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
B. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện.
C. Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: xanh tím   khoâng maøu  xanh tím .
D. Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iot với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh
tím.
Câu 55. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
- Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 17
(1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím.
(2) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh
bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
(3) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh
bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
(4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

THÍ NGHIỆM 6: TÍNH BAZƠ CỦA ANILIN


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- anilin, HCl, NaOH. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong
ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Khi cho anilin vào nước thì anilin không tan, lắng xuống đáy ống nghiệm, khi nhỏ
thêm HCl thì anilin tan ra.
- Giải thích: Do anilin không tan trong nước và nặng hơn nước nên lắng xuống đáy ống nghiệm,
anilin có tính bazơ nên tan ra khi phản ứng với HCl.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 56. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống
nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng bị phân thành 2 lớp, lớp dưới là anilin.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 57. Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Cho các nhận định sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin và metylamin thì thu được kết quả tương tự.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 18
Câu 58. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ 3 giọt anilin vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm, sau đó nhấc giấy quỳ ra.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 4: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(b) Kết thúc bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm có anilin được tạo thành.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

THÍ NGHIỆM 7: PHẢN ỨNG MÀU BIURE


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Lòng trắng trứng (anbumin), NaOH, CuSO4 - Ống nghiệm, kẹp gỗ, …
2. Tiến hành
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Thêm tiếp 1 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm và lắc đều.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan và xuất hiện màu tím đặc
trưng.
- Giải thích: Ban đầu phản ứng tạo kết tủa xanh lam Cu(OH)2 theo phản ứng:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh lam
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
4. Lưu ý
- Phải dùng dư NaOH để phản ứng màu biure xảy ra nhanh hơn.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 59. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài
phút.
Phát biểu nào sau dây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn.
C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.
D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
Câu 60. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa + 2 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Thí nghiệm 2:
-Bước 1: Lấy khoảng 4 ml lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm.
-Bước 2: Nhỏ từng giọt khoảng 3 ml dung dịch CuSO4 bão hòa.
-Bước 3: Thêm khoảng 5 ml dung dịch NaOH 30% và khuấy đều.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các phản ứng ở các bước 3 xảy ra nhanh hơn khi các ống nghiệm được đun nóng.
B. Sau bước 1 ở thí nghiệm 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
C. Sau bước 2 ở thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa.
D. Sau bước 3 ở cả hai thí nghiệm, hỗn hợp thu được sau khi khuấy xuất hiện màu tím.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 19
Câu 61. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa và 2 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu tím.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Gly với Ala-Gly-Val.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 62. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(2) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H 2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun
cách thủy 6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(3) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
(4) Cho NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.
(5) Cho dung dịch etyl amin vào ống nghiệm chứa dung dịch giấm ăn.
(6) Nhỏ 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

THÍ NGHIỆM 8: DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Al, Fe, Cu, HCl. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
2. Tiến hành
Bước 1: Cho 3 ml dung dịch HCl loãng vào 3 ống nghiệm.
Bước 2: Thêm vào từng ống nghiệm 3 mẫu kim loại Al, Fe, Cu có kích thước tương đương.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Ống nghiệm chứa Al thoát khí H 2 nhanh hơn ống nghiệm chứa Fe, ống nghiệm chứa
Cu không có bọt khí.
- Giải thích: Do Al có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng xảy ra nhanh hơn, Cu đứng sau H nên
không phản ứng với HCl nên không có bọt khí.

 BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 63. Tiến hành thí nghiệm dãy điện hoá của kim loại theo các bước sau đây:
Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng.
Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khí H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe.
B. Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl.
C. Ống nghiệp chứa Al thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Fe.
D. Ống nghiệp chứa Fe thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Al.

THÍ NGHIỆM 9: THÍ NGHIỆM KIM LOẠI MẠNH ĐẦY KIM LOẠI YẾU
1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Đinh sắt, dd CuSO4 - Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
2. Tiến hành
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 20
Bước 1: Cho 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm đinh sắt (đã đánh sạch gỉ), để khoảng 10 phút rồi quan sát.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Chiếc đinh sắt được phủ một lớp kim loại màu đỏ, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
- Giải thích: Fe đã đẩy Cu ra khỏi CuSO4, Cu sinh ra có màu đỏ bám vào thanh Fe. Màu xanh của
dung dịch CuSO4 nhạt dần có phản ứng.
PTHH: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 64. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm đinh sắt (đã đánh sạch gỉ), để khoảng 10 phút rồi quan sát.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở bước 1, dung dịch trong ống nghiệm không màu.
B. Sau bước 2, có một lớp kim loại màu đỏ bám vào thành ống nghiệm.
C. Thí nghiệm trên chứng tỏ tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của Fe2+.
D. Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch AgNO3 thì vẫn thu được hiện tượng tương tự.

THÍ NGHIỆM 10: ĂN MÒN ĐIỆN HÓA HỌC


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Mẩu Zn, dd CuSO4, dd H2SO4 loãng. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
2. Tiến hành
Bước 1: Rót 2 ml dung dịch H2SO4 vào hai ống nghiệm.
Bước 2: Thêm mẩu Zn vào cả 2 ống nghiệm. Quan sát lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ vài giọt CuSO4 vào ống nghiệm thứ nhất. Quan sát lượng bọt khí thoát ra ở hai ống
nghiệm.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Ban đầu lượng bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm là như nhau sau đó khi thêm CuSO 4
thì lượng khí thoát ra ở ống nghiệm thứ nhất nhanh hơn ống nghiệm thứ hai.
- Giải thích: Ban đầu khí H2 sinh ra ở cả 2 ống nghiệm là do phản ứng của Zn với H 2SO4 (ăn mòn
hóa học), sau khi thêm CuSO4 thì trong ống nghiệm thứ nhất Zn đẩy Cu ra khỏi CuSO 4, Cu sinh ra
bám vào Zn tạo thành cặp điện cực trong dd chất đhiện li ⇒ xuất hiện ăn mòn hóa học nên tốc độ
thoát khí nhanh hơn so với ống nghiệm thứ hai.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 65. Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hoá như sau:
Bước 1: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 2: Nối thanh kẽm và thanh đồng với nhau bằng một dây dẫn có đi qua một điện kế.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sau bước 1, bọt khí thoát ra trên bề mặt thanh kẽm.
B. Sau bước 2, kim điện kế quay chứng tỏ xuất hiện dòng điện.
C. Sau bước 2, bọt khí thoát ra cả trên bề mặt thanh kẽm và thanh đồng.
D. Trong thí nghiệm trên, sau bước 2, thanh đồng bị ăn mòn điện hoá.
Câu 66. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H 2SO4 loãng và cho vào mỗi ống
một mẩu kẽm. Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(1) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(2) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học.
(3) Lượng bọt khí thoát ra ở hai ống là như nhau.
(4) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(5) Ở ống 2, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 21
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

THÍ NGHIỆM 11: KIM LOẠI Na, Mg, Al TÁC DỤNG VỚI H2O
1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Na, Mg, Zn, H2O, phenolphtalein. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, giá đỡ.
2. Tiến hành
Bước 1: Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (3/4 ống), thêm vài giọt phenolphatalein; đặt vào giá
ống nghiệm sau đó bỏ vào đó một mẩu natri bằng hạt gạo.
Bước 2: Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt phenolphatalein,
sau đó đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu Mg và ống nghiệm thứ ba một mẩu
Al. Đun nóng hai ống nghiệm và quan sát.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Ống nghiệm thêm Na có sủi bọt khí và dung dịch chuyển sang màu hồng.
Ống nghiệm thêm Mg ở điều kiện thường dung dịch hơi có màu hồng ở xung quanh mẩu Mg, khi
đun nóng thì cả dung dịch có màu hồng.
Ống nghiệm thêm Al thì không có hiện tượng
- Giải thích: Do Na tác dụng ngay với H 2O ở điều kiện thường nên tạo dung dịch bazơ NaOH làm
phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Mg tác dụng khi đun nóng còn Al coi như không tác dụng.
⇒ Khả năng tác dụng với nước giảm dần theo thứ tự: Na > Mg > Al.
4. Lưu ý
- Lấy lượng nhỏ Na và phải làm sạch lớp dầu hỏa bên ngoài.
- Dùng giấy nhám đánh sạch lớp oxit bên ngoài Mg và Al.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 67. Thực hiện thí nghiệm so sánh khả năng phản ứng với H2O của Na, Mg, Al như sau:
Bước 1: Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (3/4 ống), thêm vài giọt phenolphatalein; đặt vào giá ống
nghiệm sau đó bỏ vào đó một mẩu natri bằng hạt gạo.
Bước 2: Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt phenolphatalein, sau đó
đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu Mg và ống nghiệm thứ ba một mẩu Al sau đó đun
nóng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu hồng.
B. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa Mg có màu hồng.
C. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa Al không màu do có môi trường axit.
D. Thí nghiệm trên chứng tỏ khả năng phản ứng với nước của Na, Mg, Al là giảm dần.

THÍ NGHIỆM 12: NHÔM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Al, NaOH. - Ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Tiến hành
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 3 ml dung dịch NaOH loãng.
Bước 2: Thêm vào ống nghiệm một mẩu Al và đun nóng.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Miếng Al tan ra, có bọt khí xuất hiện
- Giải thích: Al đã tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí H2
PTHH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 68. Thực hiện thí nghiệm nhôm tác dụng với dung dịch kiềm như sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 3 ml dung dịch NaOH loãng.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 22
Bước 2: Thêm vào ống nghiệm một mẩu Al và đun nóng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm có khả năng đổi màu phenolphtalein thành hồng.
B. Sau bước 2, ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
C. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
D. Trong thí nghiệm trên, Al là chất khử, NaOH là chất oxi hóa.

THÍ NGHIỆM 13: TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- AlCl3, NH3, H2SO4, NaOH. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
2. Tiến hành
- Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch AlCl 3, sau đó nhỏ dung dịch NH3 đến dư
vào ống nghiệm.
- Bước 2: Thêm vào ống nghiệm thứ nhất dung dịch H2SO4 loãng dư.
- Bước 3: Thêm vào ống nghiệm thứ hai dung dịch NaOH loãng dư.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng. Sau khi thêm H 2SO4 dư và NaOH dư kết tủa tan
hết.
- Giải thích: Ban đầu AlCl3 tác dụng với NH3 tạo kết tủa Al(OH)3 không tan trong NH3 dư. Khi
thêm H2SO4 và NaOH thì kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan do phản ứng.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 69. Tiến hành thí nghiệm về tính lưỡng tính của Al(OH)3 như sau:
- Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch AlCl 3, sau đó nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào ống
nghiệm.
- Bước 2: Thêm vào ống nghiệm thứ nhất dung dịch H2SO4 loãng dư.
- Bước 3: Thêm vào ống nghiệm thứ hai dung dịch NaOH loãng dư.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 1, ống nghiệm xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan.
B. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm thứ nhất trong suốt màu xanh.
C. Sau bước 3, dung dịch thu được trong ống nghiệm thứ 2 là quì tím chuyển xanh.
D. Sau khi phản ứng kết thúc, chất tan trong hai ống nghiệm là như nhau.

THÍ NGHIỆM 14: ĐIỀU CHẾ FeCl2


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Đinh sắt, dd HCl. - Ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, đèn cồn.
2. Tiến hành
- Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm.
- Bước 2: Rót tiếp vào ống nghiệm 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Sủi bọt khí, dung dịch có màu xanh nhạt
- Giải thích: Do Fe tác dụng với HCl tạo muối FeCl2 có màu xanh nhạt.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 70. Tiến hành thí nghiệm điều chế FeCl2 như sau:
- Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm.
- Bước 2: Rót tiếp vào ống nghiệm 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 1, thấy có bọt khí thoát ra.
B. Sau bước 2, dung dịch thu được có màu xanh nhạt.
C. Nếu thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4 loãng thì hiện tượng xảy ra tương tự.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 23
D. Phản ứng trên chứng tỏ sắt có tính khử yếu hơn khí hiđro.

THÍ NGHIỆM 15: ĐIỀU CHẾ Fe(OH)2


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- FeCl2, NaOH. - Ống nghiệm, đèn cồn, đèn cồn.
2. Tiến hành
- Bước 1: Thêm 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm rồi đun sôi.
- Bước 2: Thêm nhanh vào ống nghiệm 3 ml dung dịch FeCl2.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh sau đó chuyển dần sang nâu đỏ.
- Giải thích: Ban đầu phản ứng tạo Fe(OH) 2 có màu trắng hơi xanh, để một lúc thì Fe(OH) 2 bị oxi
hóa tạo thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
4. Lưu ý
- Đun sôi dung dịch NaOH để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 71. Tiến hành thí nghiệm điều chế Fe(OH)2 như sau:
- Bước 1: Thêm 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm rồi đun sôi.
- Bước 2: Thêm nhanh vào ống nghiệm 3 ml dung dịch FeCl2.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
B. Sau bước 2, thu được chất rắn màu trắng hơi xanh là Fe(OH)2.
C. Sau bước 2, nếu để một thời gian thì thu được chất rắn màu nâu đỏ là Fe2O3.
D. Nếu không đun sôi NaOH ở bước 1 thì màu trắng hơi xanh sau bước 2 quán sát rõ hơn.

THÍ NGHIỆM 16: TÍNH OXI HÓA CỦA K2Cr2O7


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- Fe, H2SO4, K2Cr2O7. - Ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Tiến hành
- Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4.
- Bước 2: Nhỏ từ từ từng giọt K2Cr2O7 vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: Dung dịch từ màu da cam chuyển dần sang xanh lục.
- Giải thích: Do phản ứng tạo muối crom (III) có màu xanh lục.
 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 72. Tiến hành thí nghiệm thử tính oxi hóa của K2Cr2O7 như sau:
- Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4.
- Bước 2: Nhỏ từ từ từng giọt K2Cr2O7 vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 1, dung dịch tạo thành có chứa muối FeSO4.
B. Sau bước 2, dung dịch thu được có màu xanh lục.
C. Trong phản ứng trên, K2Cr2O7 là chất oxi hóa, FeSO4 là chất khử.
D. Phản ứng trên chứng tỏ K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm.

THÍ NGHIỆM 17: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH C, H


1. Hóa chất – Dụng cụ
Hóa chất Dụng cụ
- CuO, C12H22O11 (saccarozơ), CuSO4 khan, - Ống nghiệm, kẹp gỗ, bông, đèn cồn.
dung dịch Ca(OH)2.

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 24
2. Tiến hành
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một
nhúm bông có rắc một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su
có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng
trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn
hợp phản ứng).
3. Hiện tượng – Giải thích
- Hiện tượng: CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh; dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
- Giải thích: Do phản ứng tạo ra hơi nước làm CuSO 4 chuyển thành CuSO4.5H2O có màu xanh; khí
CO2 sinh ra tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa CaCO3.
4. Lưu ý
- Cần lắp ống nghiệm 1 hơi chúc xuống dưới để tránh hơi nước thoát ra ngưng tụ chảy ngược lại
làm vỡ ống nghiệm.
- Kết thúc thí nghiệm cần tháo ống dẫn khí ra sau đó mới tắt đèn cồn, nếu tắt đèn cồn trước thì
nước sẽ bị hút ngược vào ống nghiệm do chênh lệch áp suất làm vỡ ống nghiệm.
Câu 73. [QG.20 - 201] Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử
saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm
khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc
một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong
ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 chuyến thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(d) Ở bước số 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3.   C. 1.   D. 4.
Câu 74. [QG.20 - 202] Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử
saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm
bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống
nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 25
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 75. [QG.20 - 203] Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử
saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm
khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc
một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong
ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O.
(c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 76. [QG.20 - 204] Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử
saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm
bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống
nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxit trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1.   D. 2.
_____HẾT_____

Các dạng lý thuyết mức độ vận dụng (8 – 9 điểm). Tài liệu tặng Trang 26

You might also like