Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 93

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong nền
văn hóa của mỗi dân tộc cũng như nền văn minh của nhân loại. Bên cạnh đó TDTT
còn mang đầy đủ tính lịch sử, tính kế thừa, tính giai cấp, tính dân tộc…
Vì vậy, thông qua TDTT ta có thể đánh giá được sự phát triển của quốc gia
đó. Bên cạnh đó TDTT còn tạo mối quan hệ, giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết
hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, không phân biệt trình độ phát
triển cao hay thấp, trình độ chính trị, xã hội…
Bác Hồ đã từng nói “Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu đi một
phần, mỗi một dân tộc khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước mạnh khỏe”. Hồ Chủ tịch
kêu gọi: “Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống
mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. [41]
Tại Hội nghị Khoa học giáo dục thể chất (GDTC) lần thứ III năm 2001, Hội
nghị đã định hướng về việc đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp
GDTC cho từng bậc học theo hướng đa dạng hóa, lựa chọn nội dung, hình thức phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, thời gian dành cho chương trình GDTC trong giờ học chính khóa
theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vẫn còn hạn chế: Cấp Tiểu
Học lớp 1 là 1 tiết/ tuần, lớp 2- 5 là 2 tiết/tuần, số tiết dành cho các trường Trung
Học Cơ Sở và Trung Học Phổ Thông là 2 tiết/ tuần, 70 tiết trong cả năm học trong
đó học kỳ I là 18 tuần (36 tiết), học kỳ II là 17 tuần (34 tiết), thể thao tự chọn, ngoại
khóa là 6 tuần / 35 tuần [4]. Thời lượng như vậy dành cho GDTC là còn ít so với
các nước phát triển. Vì thế cần phải đổi mới phương thức và xây dựng nội dung
chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn, ngoại khóa sao cho phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường và giải quyết những nhiệm vụ mà không thể thực
hiện được trong chương trình học chính khóa.
Ở nước ta, đã có một truyền thống lâu đời về Võ học, xem Võ thuật như một
môn thể thao, một phương tiện để bảo vệ Tổ quốc, để rèn luyện thân thể, rèn tinh
2

thần… Và nâng lên một tầm cao hơn đó là một phương thức rất hiệu quả để quảng
bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới.
Karatedo là môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản được Thầy Suzuki Choji
tuyền bá vào nước ta (Huế) vào khoảng năm 1950. Từ năm 1970 trở lại đây, phong
trào Karatedo pháp triển rô ̣ng khắp cả nước.
Karatedo Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) hiê ̣n nay được phát triển rô ̣ng
khắp trong tất cả các Quâ ̣n, Huyê ̣n, Trung tâm, Trường học…,với đặc điểm dễ tập,
không đòi hỏi cao về năng lực thể chất, phù hợp với mọi lứa tuổi, phong phú về
chương trình tập luyện, dễ kết hợp tạo sự hưng phấn, thích thú cao nơi người tập
đặc biệt là các em học sinh - sinh viên. Rất thích hợp với thể trạng cũng như thể
chất của người Việt Nam chúng ta. Vì vậy việc đưa thêm môn võ Karatedo vào tập
môn tự chọn, ngoại khóa không chỉ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường
mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường Trung Học Cơ Sở
Bình An cũng như các trường khác trên địa bàn Quận 2 - TP. HCM.
Bản thân là cử nhân TDTT chuyên ngành Huấn luyện Karatedo. Trực tiếp là
giáo viên giảng dạy môn GDTC tại trường và là Huấn luyện viên (HLV) trưởng Bộ
môn Karatedo của Trung Tâm TDTT Quận 2, với những kiến thức, những kinh
nghiệm đã học được và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác giảng dạy tại
trường THCS Bình An cũng như phát triển phong trào, tìm kiếm bổ sung VĐV
năng khiếu Karatedo trẻ cho đội tuyển Quận. Được Ban Giám Hiệu, Phó Giám đốc
Nghiệp vụ Trung Tâm TDTT Quận 2 giao trách nhiệm nghiên cứu xây dựng
chương trình giảng dạy môn thể dục (TD) giờ tự chọn, ngoại khóa tại trường. Từ
thực tiễn của địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giảng dạy cho
phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường nên chúng tôi lựa chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN
KARATEDO VÀO GIỜ THỂ DỤC TỰ CHỌN, NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG
THCS BÌNH AN - QUẬN 2 - TP. HCM ”.
3

Mục đích nghiên cứu: Xây dựng chương trình giảng dạy môn thể thao tự
chọn, ngoại khóa tại Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM qua năm học
2012 – 2013.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung giải quyết ba
nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC tại Trường
THCS Bình An giai đoạn 2008 – 2012.
Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng thực nghiệm chương trình
giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ Thể dục tự chọn, ngoại khóa năm học 2012
– 2013.
Nhiệm vụ 3. Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy
cơ bản của môn võ tự chọn, ngoại khóa Karatedo cho học sinh Trường THCS Bình
An qua năm học 2012 – 2013.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt nam chúng ta nói
riêng đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục (GD), xem GD là mục tiêu phát triển
hàng đầu nhằm nâng cao trí tuệ và thể chất con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong
đó GDTC là một bộ phận quan trọng của nền GD nước nhà, nhằm đào tạo thế hệ trẻ
phát triển toàn diện, có trí dục, đạo đức, nhân cách và thể chất.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41
quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế
độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình
thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng
mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên
nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”. [20]
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban Bí thư TW Đảng nêu
rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát
triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa của
nhân dân. Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho
việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên”.
Về GDTC và thể thao trường học (TTTH), chỉ thị có đoạn viết “Cải tiến
chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT
cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, để thực
hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học”.[9]
- Chỉ thị 112/CT (09/05/1989) của hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT "...
đối với học sinh, sinh viên trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy
và học môn TD theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các
hình thức tập luyện và hoạt động thể thao ngoại khóa ngoài giờ học. [8]
5

- Ngày 07/03/1995 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 133 - TTG về việc
xây dựng và quy hoạch phát triển TDTT. Về GDTC trường học, chỉ thị đã ghi rõ:
“Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung
giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể
cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các trường...”.[11]
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (1998) đã
khẳng định:“GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc
sách hàng đầu” và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo GDTC con người… “Muốn xây
dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, không những chỉ có con người phát triển về
trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống, mà còn có con người cường tráng về thể
chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội…”[30]
Luật GD được Quốc hội khóa IX Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 2/12/1998: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát
triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội
dung GD bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống GD
quốc dân, từ Mầm non đến Đại học”.[27]
Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày
25 tháng 9 năm 2000, điều 14, chương III quy định “TDTT trường học bao gồm
GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ
GDTC bắt buộc, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu GD toàn diện cho người học. Nhà nước
khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường”.[30]
Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sức khỏe nhân dân, nhất là
thanh thiếu niên các cấp học.
1.2 . Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường học.
Để thực hiện mục tiêu GD toàn diện ở tất cả các bậc học, nhằm đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thì nhất thiết phải coi trọng công tác
GDTC trong trường học.
6

Về mục tiêu công tác GDTC và thể thao trường học là nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa
xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn,
nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào mục tiêu nêu trên, GDTC và thể thao trong trường học phải giải
quyết ba nhiệm vụ:
+ Góp phần GD đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức
tổ chức kỷ kuật, xây dựng niềm tin, lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện
thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và bảo vệ nước nhà.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể
thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rèn
luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động
TDTT của nhà trường và xã hội.
+ Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho học
sinh, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu chuẩn quy
định.
- Quyết định số 931/QD - Bộ GD&ĐT 29/04/1993 về việc ban hành quy chế
về công tác GDTC trong nhà trường các cấp (điều 1 chương I; điều 2,5,6 chương II;
điều 8 chương III; điều 13,15,16). “Các trường từ Mầm non đến Đại học phải đảm
bảo thực hiện dạy môn TD theo quy định cho học sinh”. GDTC bao gồm nhiều hình
thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ tập thể dục, tập luyện thể thao theo chương
trình, giờ tự tập của học sinh, sinh viên, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Hàng năm, học sinh tự tập luyện thể thao ngoại khóa ở trường, ở nhà. Nhà trường
phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức các
ngày hội thể thao của trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống. “Kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh,
sinh viên theo quy định của chương trình GDTC”.[5]
7

Đó chính là mục tiêu cơ bản , quan trọng nhất của nền GD TDTT nước ta mà
Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn quân tâm, coi trọng và nhắc nhở.
1.3 . Cơ sở khoa học của Giáo Dục thể chất.
1.3.1. Khái niệm Giáo Dục thể chất.
Giáo Dục thể chất: Nguyễn Toán đã mô tả GDTC và khái niệm: “GDTC là
một bộ phận của TDTT. GDTC còn là một trong những hoạt động cơ bản, có định
hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu
những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục – giáo dưỡng chung (chủ yếu là
trong nhà trường)… GDTC là một loại hình GD mà nội dung chuyên biệt là dạy
học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người”.[35]
Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và một số tác giả khác đã
đưa ra khái niệm: “GDTC là một quá trình sư phạm, nhằm GD&ĐT thế hệ trẻ
nhằm hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài
tuổi thọ của con người.”[36]
Về GD thể chất, có nhiều khái niệm ở nhiều góc độ, những cách nhìn khác
nhau, song nói chung đều nêu lên hai mặt của một quá trình GDTC: giáo dục và
giáo dưỡng.
+ Giáo dục: là GD các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí con người.
+ Giáo dưỡng: là quá trình dạy học vận động hay giảng dạy động tác, qua đó
hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và những hiểu biết có liên quan.
Quá trình giảng dạy động tác và phát triển các tố chất thể lực có liên quan
chặt chẽ và làm tiền đề cho nhau, có thể chuyển lẫn nhau nhưng chúng không bao
giờ đồng nhất và có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thể
chất người tập.
+ Thể chất: Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc
trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể, được hình thành và
8

phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả GD và rèn luyện).
[44]
+ Trạng thái thể chất: Chủ yếu nói về trạng thái cơ thể qua một số dấu hiệu
về thể trạng được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản như chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, chân, tay… trong một thời điểm nào đó.
+ Phát triển thể chất: Là quá trình biến đổi và hình thành các tính chất tự
nhiên về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên xã hội. Phát triển thể
chất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tạo thành và sự biến đổi của nó diễn ra theo quy
luật di truyền và các quy luật phát triển sinh học tự nhiên theo lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, phương pháp và biện pháp GD cũng như môi trường sống.
+ Hoàn thiện thể chất: Vũ Đức Thu cho rằng: hoàn thiện thể chất là phát
triển thể chất lên một trình độ cao, nhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của
hoạt động lao động, xã hội, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ sáng tạo của con người.
[36]
Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn cũng đưa ra khái niệm “Hoàn thiện thể
chất là mức tối ưu (tương đối), với một giai đoạn lịch sử nhất định của trình độ
chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao
độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người, phù hợp với
những quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để
hoạt động tích cực, lâu bền và có hiệu quả”. [35]
Theo Nguyễn Mâ ̣u Liên: “… thể lực là một nội dung nằm trong định nghĩa
chung về sức khỏe”.[31] Tác giả cho rằng, để đánh giá thể lực, cần có các chỉ tiêu
về hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là chiều
cao đứng và cân nặng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái niệm sức khỏe như sau:
“Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không
đơn thuần là không có bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các
biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết
quả”.[44]
9

Như vậy, ở những góc độ khác nhau, khái niệm thể lực được các tác giả đề
cập đến không hoàn toàn giống nhau. Từ các kết quả phân tích trên đây có thể hiểu:
Thể lực là năng lực tự nhiên của con người, được phát triển, hoàn thiện dưới tác
động của lượng vận động và bộc lộ ra bên ngoài cơ thể cao hay thấp.
1.3.2. Giáo dục thể chất đối với học sinh
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức
năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận
động cơ bản trong đời sống, trong lao động. GDTC và TTTH duy trì và củng cố sức
khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho học sinh, sinh viên nhằm rèn luyện thân thể để
đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định. Trang bị cho học sinh kiến thức lý luận cơ bản
về những nội dung, phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật
động tác cơ bản một số môn thể thao. Rèn luyện cho học sinh có ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể, xây dựng lối sống lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân
thể. “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT
trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên…”
Muốn có sức khỏe tốt, đòi hỏi mọi người phải tự giác, tích cực rèn luyện, tập
luyện để cơ thể phát triển một cách hài hòa, cân đối và toàn diện, vì “Sức khỏe là
cơ sở vật chất của sự tồn tại và phát triển con người, là nguồn hạnh phúc của mỗi
cá nhân trong cuộc sống, là cơ sở trong việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của một dân tộc”.
1.4. Đặc điểm môn võ Karatedo
Karatedo hay còn gọi là Không Thủ Đạo, một môn võ thuật truyền thống của
vùng Okinawa - Nhật Bản. Karatedo được hiểu theo hai nghĩa:
+ KARA là không. TE là tay. DO là cách thức. Karatedo là cách thức dùng
tay chân tự vệ hoặc tấn công.
+ Chữ DO trong KARATE còn có nghĩa là Đạo Đức. Thông qua việc tập
luyện Karatedo để tu dưỡng phẩm chất đạo đức của một con người.[18]
1.4.1. Tính thực dụng trong môn võ Karatedo
10

Karatedo được xem như là một phương tiện tự vệ đã có lịch sử lâu đời, nghệ thuật
chiến đấu trong Karatedo được thể hiê ̣n qua các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh
cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở, ngoài ra còn có các kỹ thuật
đấm móc, đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh
vào chỗ hiểm…
Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karatedo sử dụng kỹ thuật xoay hông
hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động
của cú đánh
Karatedo là nghệ thuật chiến đấu bằng tay không, tập luyện môn này không
chỉ dừng lại ở việc nắm một số kỹ thuật căn bản và giành một số thành tích trong
các cuộc thi đấu.
Kỹ thuật tự vệ Karatedo là kết quả của một quá trình thừa kế, gạn lọc, hiện
đại hóa, khoa học hóa đến mức đơn giản nhất và có hiệu quả nhất.
Mục tiêu của đòn tự vệ là yếu huyệt, thường là mắt, yết hầu, chấn thủy, hạ
bộ, các khớp… Ưu điểm của Karatedo tự vệ xuất phát từ sức mạnh, sức nhanh, sức
bền và sự khéo léo của mỗi con người.
Thực dụng còn thể hiện thông qua việc phối hợp hài hòa giữa kỹ thuật tay và
kỹ thuật chân và toàn bộ cơ thể.
Mặc khác, các kỹ thuật môn Karatedo yêu cầu ở tính hiệu quả cao, dứt điểm
nhanh trong thi đấu và đánh kết thúc đòn phải có tư thế thủ (Zansin). Chính vì vậy,
để tấn công nhanh thì đường thẳng là hiệu quả nhất.
Việc luyện tập Karatedo thường xuyên sẽ kích thích sự phát triển toàn diện
các khả năng vận động của con người, trong đó đặc biệt là sự khéo léo, năng lực
phản ứng,…
Do tính đặc thù riêng của bộ môn trong quá trình tập luyện nên ngoài tác
dụng nâng cao năng lực vận động, nó còn phát triển tính tự tin, lòng dũng cảm, tự
trọng, ý thức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm, ý chí vượt khó, nếp sống văn minh, tác
11

phong lanh lẹ, tâm hồn trong sáng, cao thượng, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, yêu
cuộc sống, có hiếu với Cha mẹ, có nghĩa với Thầy cô, Bạn bè.
1.4.2. Đặc điểm khác biệt của môn võ Karatedo với các môn võ khác
Karatedo hiện đại mang những đặc tính khác biệt với các môn võ thuật khác
thông qua việc sử dụng các đòn thế, kỹ thuật đơn giản, hợp lý và khoa học. Đòn thế
được thực hiện theo đường thẳng và đơn thuần từng đòn hoặc phối hợp ít đòn chứ
không liên hoàn.
Karatedo sử dụng đòn tay là chủ yếu, do vậy đòn tay trong Karatedo được sử
dụng rất phong phú và đa dạng nhất là việc sử dụng cạnh bàn tay (Shuto) thay cho
lưỡi dao, mũi kiếm, vì vậy môn Karatedo rất chú trọng việc luyện tập tay. Bên cạnh
đó đòn chân trong Karatedo cũng được sử dụng hiệu quả không kém đòn tay. Đòn
chân có sức công phá như sắt thép nhất là bàn chân, cạnh bàn chân, mu bàn chân...
Võ sinh khi mới bắt đầu tập luyện phải tập đấm trụ (Makiwara) đây là nét
đặc trưng trong tập luyện Karatedo.
Mặc khác, so với các môn võ khác như võ thiếu lâm, võ cổ truyền Việt Nam
hay Vovinam...thì đòn thế thường đánh theo đường cong, các nhóm đòn thường
đánh ra liên hoàn, rắc rối điều này phần nào gây khó khăn cho người tập.
Trong Karatedo việc ra đòn được thực hiện rất nhanh, mạnh và đồng thời rút
đòn về rất nhanh. Điều này làm cho đối phương không bắt tay hoặc bắt chân người
tấn công được và điều đặc biệt nữa là khi rút về như vậy thì người tấn công nhanh
chóng thực hiện tư thế phòng thủ (Zanshin) để chủ động tránh né đòn tấn công của
đối phương hoặc ra đòn khác nhanh, hiệu quả và chủ động hơn.
Ở nội dung đối kháng (Kumite) thì Karatedo được xem là môn khó thi đấu
nhất so với các môn võ khác, luật thi đấu khó, rất khắc khe trong việc ăn điểm.
Một đòn thế được công nhận có điểm khi nó hội tụ 6 tiêu chuẩn ăn điểm
(gồm đòn thế đẹp, tinh thần thể thao, có lực, ý thức phòng thủ, đúng thời điểm và cự
ly phải chuẩn) [29]. Ngoài ra cũng có rất nhiều lỗi phạt (4 lỗi phạt C1, 10 lỗi phạt
C2) [29]. Chính những yếu tố này yêu cầu VĐV phải có thời gian tập luyện lâu dài,
12

giúp các em rèn tính kiên trì nhẫn nại, kỹ luật, chịu khó, phải có thái độ tập luyện và
thi đấu tốt, có đạo đức.
Kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo phải đạt đến trình độ nhất định, và phải đai Đỏ (15
tháng) trở lên mới được tham gia thi đấu các giải.
Về quyền (Kata) Karatedo là một tác phẩm nghệ thuật phản ánh một trận đấu
với nhiều đối thủ vô hình. Bài quyền không phải là sự sắp xếp máy móc các kỹ
thuật đỡ, đấm, đánh, đá...mà là thể hiện cho được cái hồn, cái tâm, cái tinh thần
chứa đựng bên trong ý nghĩa của mỗi bài quyền. (gồm 10 tiêu chuẩn để chấm điểm
cho một bài quyền).[29]
1.4.3. Đặc điểm giảng dạy môn võ Karatedo cho đối tượng học sinh, sinh
viên.
Ngày nay, Karatedo hiện đại chia làm 3 thành phần cơ bản:
- Quyền pháp (KATA).
- Đối luyện và thi đấu (KUMITE).
- Kỹ thuật cơ bản (KIHON).
Việc giảng dạy môn Karatedo chủ yếu được thể hiện thông qua các yếu tố
chủ yếu sau: Kỹ thuật và thể lực.
 Về kỹ thuật:
Những kỹ thuật tiêu biểu thường được áp dụng để tập luyện theo chương
trình huấn luyện, giảng dạy bộ môn Karatedo TP. HCM cũng như các trường Đại
học, Cao đẳng chuyên ngành trên phạm vi cả nước bao gồm:
+ Tấn pháp:
+ Thủ pháp. (Te-waza): trong Karatedo kỹ thuật tay được xem là phần chủ
yếu, về cả 2 phương diện công và thủ, kỹ thuật tay được khai thác triệt để.
Thủ pháp được chia thành 3 loại: kỹ thuật đấm (Zuki- waza), kỹ thuật đỡ
(Uke- waza), kỹ thuật tấn công bằng tay (Uchi- waza).
+ Kỹ thuật đấm (Zuki-wara)
13

+ Kỹ thuật tấn công bằng tay (Uchi-waza)


+ Kỹ thuật đỡ (Uke-waza)
+ Kỹ thuật quăng quật (Nage-waza)
+ Kỹ thuật chân (Geri-waza) Trong Karatedo chân cũng như tay, đều rất
quan trọng, nó phải rèn luyện một cách kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, đây là điểm đặc
sắc của Karatedo, đòn chân được sử dụng trong cả 2 phương diện tấn công và
phòng thủ. [22]
Bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật cần biết vận dụng và kết hợp một cách khoa
học về giải phẩu học con người, sinh lý, sinh cơ...để tập luyện có hiệu quả và an
toàn hơn như:
 Tận dụng sức mạnh tối đa:
Muốn tăng tối đa sức mạnh đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau:
- Sức mạnh tỉ lệ thuận với độ co dãn bắp thịt .
- Độ công phá của sức mạnh tỉ lệ nghịch với thời gian tác dụng.
- Trong các kỹ thuật dùng cách lực tay (đỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn
(trong các cú đấm) xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo vận tốc ban đầu.
 Về tập trung sức mạnh: Các kỹ thuật Karatedo tập trung sức mạnh để
tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ.
- Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ tiếp xúc thì cú đánh tác dụng càng mạnh
càng uy lực.
- Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn.
- Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập trung vận dụng các
bắp thịt cùng chiều đỡ.
- Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như bắp thịt ở
bụng và ở hông rồi đến tay chân.
 Về hơi thở: Điều hòa hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh đòn thế và tránh
gây nguy hiểm cho bản thân.
14

 Về thể lực: Luyện tập các tố chất thể lực là một quá trình tác động liên
tục, thường xuyên và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm
phát triển về khả năng vận động con người.
Thông thường người ta phân biệt tố chất thể lực như sau: Sức mạnh, sức
nhanh, sức bền, sức mềm dẻo và khéo léo.
- Sức mạnh: Là một trong những tố chất quan trọng của con người, là năng
lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự nỗ lực của cơ bắp, bao gồm: Sức mạnh tối
đa, sức mạnh bền và sức mạnh nhanh
+ Sức mạnh tối đa (sức mạnh max) sức mạnh tuyệt đối rất cần cho người tập
Karatedo để phát triển sức khỏe nói chung.
+ Sức mạnh bền (sức bền trong sức mạnh): Phương pháp chính của GD sức
mạnh bền là phương pháp lặp lại nhiều lần tới mệt mỏi với những bài tập kết hợp
với trọng lượng nặng khác nhau.
+ Sức mạnh nhanh: Sức mạnh nhanh có thể khái quát là khả năng hoạt động
với tốc độ cực hạn. Sự biểu hiện của nó dưới 4 hình thức:
Thời gian tiềm phục của phản ứng động tác
Tốc độ của động tác đơn
Tần số của động tác
Tốc độ của động tác
Phải nắm vững kỹ thuật mới thực hiện được động tác nhanh nhưng quá chú
trọng đến kỹ thuật mà thực hiện với tốc độ chậm, trung bình thì cũng không có lợi
cho việc phát triển sức nhanh sau này.
- Sức bền: Sức bền giúp cho người tập Karatedo có khả năng hoạt động trong
thời gian dài chống lại sự mệt mỏi.
- Mềm dẻo: Sức mềm dẻo rất cần thiết cho người học võ khi hoàn thành các
bài tập với các biên độ động tác lớn.
15

- Độ linh hoạt: Độ linh hoạt trong các động tác và biết giải quyết các nhiệm
vụ huấn luyện một cách nhanh, đúng cần phải có sức mạnh, sức nhanh, sức bền và
phẩm chất ý thức cao.
+ Đối với các môn võ, kỹ thuật bài tập chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện động
tác ở giai đoạn chủ yếu đó thường là các động tác tạo đà có chiều chuyển động
ngược lại với chiều chuyển động, khi đấm tay này thì tay kia thu về cùng lúc tạo đà
cho tay đấm mạnh hơn, nhanh hơn.
- Giai đoạn chủ yếu gồm các động tác nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm vụ
vận động, chúng có vị trí quan trọng nhất trong cấu trúc động tác của bài tập.
- Giai đoạn kết thúc, các động tác buôn thả một cách thụ động hoặc chủ
động hãm người để dừng đột ngột. [24]
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Trung Học Cơ Sở (lứa tuổi 11-15).
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung Học Cơ Sở.
- Đây là lứa tuổi thiếu niên (từ 11-15 tuổi), là học sinh trung học cơ sở (từ
lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát
triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và
được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo",
“tuổi bất trị"...
- Lứa tuổi này có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách
dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành)
tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức...
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục,
điều kiện sống, hoạt động...của các em.
16

Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển
các khía cạnh khác nhau của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động
khác nhau của các em tạo nên.
- Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một
vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và
cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: quan điểm xã hội, đạo đức, nhân cách được
hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ các giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối
xử đúng đắn và GD để các em có một nhân cách toàn diện. [45]
1.5.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý của học sinh lứa tuổi 12-15.
- Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,
tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó
sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
- Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ
5 - 6 cm; Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg; Tăng vòng ngực…là
những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.
- Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt
xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.
- Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào
cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt.
Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự
hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể: con trai cao lên, vai rộng ra, con
gái tròn trịa dần, xương chậu rộng ra…
- Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng
về, “lóng ngóng”.
17

- Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực
phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều
không cân đối.
- Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng
nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây
nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.
+ Hoạt động thần kinh cấp có những nét riêng biệt.
- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu
niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh.
Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…
- Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp
được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ
ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát
gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện
tượng này cân đối hơn.
+ Hiện tượng dậy thì
- Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển cơ thể của thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất
hiện những dấu hiệu khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì.
- Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở
các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt. Tuổi dậy thì của
các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm
hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.
- Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của
thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới:
Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tính mới
lạ, quan tâm tới người khác giới. [45]
1.5.3. Cơ sở sinh lý của việc GDTC cho học sinh, sinh viên.
18

Điều quan trọng của việc GDTC cho học sinh, sinh viên là quá trình diễn ra
trên cơ thể trưởng thành và phát triển. Điều đó làm cho công tác GDTC thêm phức
tạp và phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng phù hợp với
mục tiêu, nội dung giáo dục.
Trong GDTC học sinh cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng
vận động tập luyện với mức độ phát triển tâm - sinh lý của các học sinh.
Đối với cơ thể sinh học, tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các
bài tập chuyên môn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu, khả năng vận
động cơ thể sinh học cũng tuân theo những đặc điểm lứa tuổi
1.6. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đánh giá sự phát triển
thể chất của học sinh.
Vào những năm 1965-1966, Bộ GD&ĐT đã tiến hành điều tra thể chất học
sinh trên hai mặt: hình thức cơ thể (chiều cao, cân nặng, vòng tay duỗi, vòng đùi
dưới nếp mông) và tố chất thể lực (chạy 30m với cấp I, chạy 60m với cấp II, bật xa
tại chổ, chạy bền 400m với cấp I và cấp II, chạy 800m với cấp III).
Vào thập niên 80 có nhiều công trình nghiên cứu về thể chất học sinh đã
được tổ chức qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn so với trước đây. Các công trình
nghiên cứu đều tiến hành điều tra 2 nhóm chỉ tiêu; thể hình (cân nặng, chiều cao,
kích thước các vòng…) và thể lực gồm sức nhanh (chạy 30m, 60m, bắt gậy…), sức
mạnh (bật xa tại chỗ, lực bóp tay, nằm xấp chống đẩy), sức bền (test Kuper), độ dẻo
(đứng gập thân).
Vào những năm của thập niên 90, đông đảo các nhà quản lý, khoa học, và
nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về trình
độ phát triển thể chất của học sinh phổ thông các cấp: tác giả Nguyễn Kim Minh
(1989), Trịnh Trung Hiếu (1995),… đã dựa trên các chỉ số về thể hình (chiều cao,
cân nặng) và các tố chất thể lực, sức nhanh (30m, 60m, 100m), sức mạnh (bật xa tại
chổ, co tay xà đơn, nằm xấp chống đẩy), sức bền (400m, 1500m nam, 800m nữ),
khéo léo ( chạy zích zắc 4x10m, chạy con thoi 4x10)…
19

Ủy ban TDTT và Bộ GD & ĐT có chủ trương xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể thời kỳ đổi mới đã được tác giả Vũ Đức Thu,Vũ Bích Huệ,
Nguyễn Trọng Hải, Phùng Thị Hòa tiến hành nghiên cứu thực trạng GDTC trong
các trường các cấp và báo cáo tại Hội nghị khoa học GDTC và sức khỏe ngành
GD&ĐT (1998) trong công tác điều tra, các tác giả đã sử dụng các Test thể lực
trong nhóm tố chất thể lực: nhóm tốc độ, sức mạnh, sức bền, khéo léo.
PGS.TS Trịnh Trung Hiếu, GS Dương Nghiệp Chí, Huỳnh Trọng Khải
(1995) “Tìm hiểu động thái phát triển thể hình và thể lực của học sinh nữ tiểu học
(7-11 tuổi) ở TP. HCM” sử dụng 2 chỉ tiêu về hình thái cơ thể: chiều cao, cân nặng
và thể lực ( chạy 50m, chạy 400m, bật xa, lực bóp tay, gập bụng, gập dẻo thân).Vào
những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển thể chất học sinh
ở nước ta như các tác giả: Lê Văn Lẫm, (2000), Huỳnh Trọng Khải (2001), Hoàng
Công Dân, (2004), Trần Đức Dũng, (2005), Trần Đình Thuận (2006), khi đánh giá
sự phát triển thể chất học sinh đều dựa trên các tiêu chí về hình thể (chiều cao, cân
nặng), tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo) và chức năng
(Công năng tim, mạch đập, dung tích sống…)
Chương trình GDTC được Bộ GD&ĐT ban hành quyết định số 203/QĐ-
TDTT ngày 23/01/1989, đã cho phép các trường có thể tự lựa chọn, xây dựng
chương trình và đưa vào giảng dạy môn học tự chọn, ngoại khóa phù hợp với điều
kiện, cơ sở vật chất, sân bãi, phòng tập, khả năng giảng dạy, huấn luyện của đội ngũ
giáo viên TDTT.
Để nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh cấp trung học cơ sở ngoài nội
dung bắt buộc thì phần nội dung môn học tự chọn, ngoại khóa cũng đóng vai trò hết
sức quan trọng. Đây là nội dung nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và
những kỹ năng tập luyện cơ bản các môn thể thao yêu thích. Nội dung này đã có
một số đề tài nghiên cứu đã tiến hành như đề tài của tác giả Nguyễn Quang Huy,
1998 với đề tài “Xây dựng chương trình TD phần tự chọn, ngoại khóa cho nam
sinh viên trường Đại học mở địa chất”. Tác giả Nguyễn Ngọc Việt, (2000) với đề
tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học tự chọ. Khoa GDTC trường Đại
20

học sư phạm Vinh”. Tác giả Trần Vũ Thị Hiếu Hạnh, (2007) với đề tài: "Nghiên
cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Judo cho học sinh trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai”. Tác giả Nguyễn Văn Hưng, "Nghiên cứu xây dựng hệ
thống các bài tập phát triển sức bền cho nữ sinh trường THPT Phước Long- Quận
9- TP. HCM”. Tác giả Huỳnh Thị Phương Duyên, (2009) với đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ TD tự chọn tại trường
Trung học Dân Lập Công Nghệ Thông Tin Sài Gòn”. Và gần đây nhất là đề tài của
Nguyễn Thị Thanh Thuý, (2011), “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy
môn tự chọn Karatedo vào giờ TD cho nữ sinh trường Trung Học Phổ Thông
Nguyễn Huệ - Quận 9 – Tp. HCM”. Trần Văn Tuyền, (2012), “Nghiên cứu xây
dựng chương trình giảng dạy môn võ Karatedo ( môn thể thao tự chọn và ngoại
khóa) cho sinh viên trường Đai học sư phạm kỹ thuật – Tp. HCM”.
Các chương trình nghiên cứu nâng cao chất lượng thể chất cho học sinh được
thực hiện bằng các chương trình nghiên cứu về GDTC khá đa dạng và tổng thể.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài theo hướng xây
dựng chương trình giảng dạy cơ bản môn võ tự chọn, ngoại khóa Karatedo cho học
sinh Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM nói riêng và các trường THCS
trong địa bàn TP. HCM nói chung.
Trên thực tế, các môn thể thao tự chọn, ngoại khóa khác đều có thể vận dụng
được, nhưng do điều kiện cụ thể của từng trường, nhu cầu ham thích của học sinh
và khả năng trình độ chuyên sâu của giáo viên, nên chúng tôi chọn môn Karatedo
làm môn thể thao tự chọn, ngoại khóa để nghiên cứu giảng dạy tại Trường THCS
Bình An - Quận 2 - TP. HCM.
Tóm lại, khi nghiên cứu tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau nói trên,
chúng tôi bước đầu phát hiện được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện
công việc nghiên cứu của đề tài và dựa trên kết quả nghiên cứu của các nguồn tư
liệu đó, chúng tôi đã lựa chọn và xác định xây dựng được chương trình giảng dạy
cơ bản môn Karatedo là môn thể thao tự chọn, ngoại khóa cho học sinh Trường
THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng
21

giảng dạy môn GDTC tại trường. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở
những phần sau của luận văn.

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22

Để giải quyết các nhiệm vụ trên đề tài dự kiến sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo:
Là phương pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn như: tổng hợp, phân tích tài liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp
quy của ngành về công tác giáo dục, đào tạo nói chung và GDTC ở trường học nói
riêng, các sách báo, tạp chí, mạng internet, các tài liệu khoa học và những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan đến GDTC ở nhà trường.
Nhằm hệ thống hóa kiến thức, hình thành cơ sở lý luận để phân tích đánh giá các
vấn đề có liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp, phương pháp được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu nhằm xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, HLV
Karatedo, giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện để xây dựng
chương trình giảng dạy môn Karatedo mới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, xu
thế phát triển của bộ môn, đảm bảo thực hiện đúng chương trình khung của Bộ GD
& ĐT qui định.
2.1.3.Phương pháp nhân trắc: Chúng tôi tiến hành đo các chỉ số về khách thể
nghiên cứu gồm:
 Chiều cao đứng (cm): Là chiều cao cơ thể được đo từ mặt phẳng (mặt
đất) đối tượng kiểm tra đứng đến đỉnh đầu.
- Dụng cụ đo: Là thước cuốn kim loại được gắn vào tường, có độ chính xác
đến 0.1cm.
- Cách đo: Khách thể điều tra đứng tư thế nghiêm (chân đất) làm sao cho 4
điểm phía sau chạm thước, đó là gót chân, mông, bả vai và xương chẩm. Đôi mắt và
vành tai nằm trên một đường ngang.
23

Điều tra viên đứng bên phải đối tượng điều tra, đặt ê-ke chạm đỉnh đầu, sau
khi đối tượng điều tra bước ra ngoài, đọc kết quả, ghi giá trị đo được với đơn vị tính
là cm.
 Cân nặng (kg): Cân nặng là trọng lượng cơ thể.
- Dụng cụ đo: Cân bàn điện tử, chính xác đến 0,05kg.
- Cách đo: Đối tượng điều tra mặc quần áo mỏng, chân đất, ngồi trên ghế, đặt
2 bàn chân lên bàn cân, rồi mới đứng hẳn lên.
- Cách lấy kết quả: Điều tra viên đọc kết quả khi chỉ số báo trên cân dừng
hẳn, với số đo là kg.
 Chỉ số Quetelet (g/cm): Chỉ số Quetelet không dùng hiệu số chiều cao -
cân nặng, mà dùng thương số giữa cân nặng(g)/ chiều cao(cm) của một người, chỉ
số này cho biết trung bình 1cm chiều cao của cơ thể nặng bao nhiêu gram. Khi có
cùng chiều cao, nhưng người nào có chỉ số này lớn hơn thì người đó có khả năng
thể chất tốt hơn và chế độ dinh dưỡng tốt hơn.
Chỉ số Quetelet được đánh giá như sau:
+ Béo: 3,9-5,1;
+ Trung bình: 3,6-5,4;
+ Gầy: 2,0-2,3;
+ Rất gầy: 2,0-2,9
+ Hết sức gầy: dưới 2,0
2.1.4. Phương pháp kiểm tra chức năng:
 Công năng tim (HW): Dùng để đánh giá chức năng của hệ tim mạch khi
thực hiện một lượng vận động định lượng.
- Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây Casio
- Phương pháp đo, cách thực hiện: Người kiểm tra ngồi nghỉ ngơi thoải mái
từ 15 phút trở lên. Sau đó bắt mạch lúc nghỉ ngơi khoảng 15 giây. Lấy 3 lần liên
tiếp, nếu cả 3 lần bắt mạch có chỉ số trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ ngơi và
24

được ký hiệu là P1. (Nếu trong 3 lần bắt mạch đó có sự chênh lệch nhau một nhịp
trở lên thì phải cho người kiểm tra ngồi nghỉ). Cho người kiểm tra ngồi xuống đứng
lên theo nhịp hô 30 lần trong 30 giây. Bắt mạch trong 15 giây sau vận động được ký
hiệu P2. (Nếu sai nhịp thì phải cho ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại). Bắt mạch trong
15 giây sau vận động 1 phút (cách lần lấy mạch trước là 45 giây) được ký hiệu là
P3. Kết thúc kiểm tra.

+ Cách đánh giá: HW  ( f 1  f 2 10


 f 3)  200

Trong đó: HW viết tắt của Heart Work: là chỉ số công năng tim
f1 là mạch đập lúc nghỉ trong 1 phút f1 = P1 x 4
f2 là mạch đập ngay sau vận động 1 phút f2 = P2 x 4
f3 là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 f3 = P3 x 4
+ Phương pháp đánh giá: Trị số của kết quả tính toán chính là chỉ số công
năng tim.

- - < 1: Rất tốt


- Trừ 1 – 5: Tốt
- 6 – 10: Khá
- Trừ 11 – 15: Trung bình
- - >16: Kém
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Phương pháp này được sử dụng thông qua các Test “Bộ tiêu chuẩn đánh
giá thể lực học sinh, sinh viên” quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ
GD&ĐT ban hành ngày 18/09/2008. [5] để kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động
thể lực của học sinh Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM. Các Test được sử
dụng trong đề tài gồm:

 Dẻo ngồi gập thân (cm): Kiểm tra dẽo gập thân để đánh giá độ dẽo.
25

Thiết bị gồm có bục kiểm tra hình hộp, có kích thước ghi sẵn ở mặt trước dài
50cm, có chia độ cm ở 2 phía. Mặt trước thước còn có “con trượt” để đánh dấu kết
quả. Điểm 0 ở giữa thước (mặt bục). Từ điểm 0 chia về hai đầu thước mỗi đầu là
20cm duỗi thẳng, ngón tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp, dùng đầu ngón tay trỏ cố
gắng đẩy “con trượt” sâu xuống dưới. Khi đã cúi hết sức, “con trượt” dừng ở đâu
thì đó là kết quả của độ dẻo thân mình.

Kết quả xác định như sau: “con trượt” không qua được mặt bục đối tượng
kiểm tra đang đứng, đó là kết quả âm (-), thí dụ -3cm, -5cm,… như vậy tay cách
mặt phẳng bàn chân 3cm, 5cm, “con trượt” qua mặt phẳng bục, có kết quả dương
(+), thí dụ +3cm, +5cm, tức là với tay qua mặt phẳng mà chân đối tượng kiểm tra
đứng là 3cm, 5cm. Kết quả dương, độ dẻo tốt, kết quả âm, độ dẻo kém. Đo 2 lần,
lấy lần cao nhất.

 Lực bóp tay thuận (kg): Kiểm tra lực bóp tay để đánh giá sức mạnh tay.
Dụng cụ đo là lực kế bóp điện tử. Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực
hiện các động tác quan trọng trong cuộc sống như ném, đánh đấm,... tay thuận
thường mạnh hơn tay không thuận. Đa số thuận tay phải, thuận tay trái rất ít.

- Đối tượng điều tra đứng dạng chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa
thẳng sang ngang, tạo nên góc 45º so với trụ dọc cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi
thẳng tự nhiên, song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế
hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết sức bàn tay
vào lực kế, gắng sức trong vòng 2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các
động tác trợ giúp của thân người, hoặc các động tác thừa.

- Đối tượng điều tra bóp 2 lần, nghỉ giữa 15 giây. Lấy kết quả cao nhất.

 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30s): Test này để đánh gía sức mạnh cơ
bụng. Tính số lần trong 30 giây.

- Đối tượng kiểm tra ngồi trên sàn ( ghế băng, trên cỏ), bằng phẳng, sạch sẽ.
Chân co 90º ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn
tay áp chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đất. Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi
26

lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng kiểm tra, 2 tay giữ ở phần dưới cẳng chân,
nhằm không cho bàn chân của đối tượng điều tra tách khỏi sàn.

- Khi có khẩu lệnh “bắt đầu” đối tượng điều tra ngã người nằm ngửa ra, hai
bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện
động tác gập thân đến 90º. Mỗi lần ngã người, co bụng được tính một lần. Điều tra
viên thứ nhất ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô “ kết thúc”, điều
tra viên thứ hai đếm số lần gấp bụng.

- Yêu cầu đối tượng điều tra làm đúng kỹ thụât và cố gắng thực hiện số lần
cao nhất trong 30 giây.

 Bật xa tại chỗ (cm): Nhằm đo sức mạnh của chân - sức mạnh bộc phát.

- Đối tượng điều tra thực hiện bật xa tại chổ trên thảm cao su. Trên thảm đặt
thước đo để tính độ dài bật xa. Thước đo là một thanh hợp kim dài 3m, rộng 3cm.
Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

- Đối tượng điều tra đứng hai chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát vạch
xuất phát, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau (giống như tư thế xuất phát
bơi), phối hợp duỗi thân bật nhanh về trước. Khi bật nhảy và tiếp đất hai chân tiến
hành đồng thời cùng lúc.

Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vạch gần nhất của
các gót chân (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị
cm. Thực hiện hai lần nhảy và lấy kết quả cao nhất.

 Chạy 30m XPC (giây): Kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ.

- Cách tiến hành: Người được đo ở tư thế xuất phát cao. Sau khi chạy đà
10m đến vạch khởi điểm, thì đồng hồ bấm giây bắt đầu làm việc cho đến khi người
chạy hết quãng đường 30m (về đích), thì đồng hồ dừng lại, những người được đo
vẫn theo đà chạy đến khi dừng hẳn. Mỗi người thực hiện một lần.

- Dụng cụ đo: Đồng hồ điện tử bấm giây, chính xác đến 1% giây.
27

 Chạy con thoi 4x10m (giây): Dùng test này để đánh giá năng lực khéo léo
và sức mạnh

Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu,
đường chạy bằng phẳng, không trơn, trên nền đất khô. Để an toàn hai đầu đường
chạy có khoảng trống 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo chiều dài, 4
vật chuẩn đánh dấu 4 góc.

Đối tượng điều tra thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ - sẵn sàng - chạy”,
giống như thao tác đã trình bày trong chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch
10m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức quay ngoắt toàn thân vòng lại, về đến
vạch xuất phát, đến khi chân chạm vạch thì quay lại. Thực hiện lập lại cho hết
quãng đường, tổng số hai lần vòng, 3 lần quay.

 Chạy 5 phút tùy sức (m): Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).

Đường chạy dài tối thiểu 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới
hạn, phía ngoài giới hạn để khoảng trống ít nhất là 1m, để chạy quay vòng. Giữa hai
đầu đường chạy đặt vật chuẩn để quay vòng, trên đoạn đường đánh dấu đoạn 10m
để xác định phần lẻ quãng đường (5m) sau khi hết thời gian chạy.

- Khi có lệnh “chạy” đối tượng kiểm tra chạy trong 5 phút, hết đoạn đường
50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng trong thời gian 5 phút.
Người chạy nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tùy theo sức của
mình mà tăng tốc dần. Nếu mệt có thể tiến hành đi bộ cho đến hết giờ. Mỗi đối
tượng kiểm tra có một số đeo ở ngực và tay cầm tích-kê có số tương ứng. Khi có
lệnh dừng chạy, lập tức thả tích-kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh
dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức,
đơn vị đo quãng đường là mét.

2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


Chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức thực
nghiệm so sánh song song trên 132 em học sinh lớp 7, lớp 8 Trường THCS Bình An
- Quận 2 - TP. HCM, được chia thành 2 nhóm.
28

Nhóm đối chứng: Nhóm các em đang tham gia học thể thao tự chọn, ngoại
khóa môn Bóng đá. Gồm 33 em học sinh nam lớp 7, lớp 8 và 33 em nữ lớp 7, lớp 8.
Nhóm thực nghiệm: Nhóm gồm các em yêu thích môn Karatedo và được
giảng dạy theo chương trình mới đã xây dựng trong suốt thời gian nghiên cứu.
Mục đích của phương pháp này là thông qua việc đưa chương trình huấn
luyện cơ bản môn Karatedo vào giảng dạy tại giờ học thể thao tự chọn, ngoại khóa
tại trường sẽ kiểm nghiệm và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chương trình
đến việc phát triển thể chất trên đối tượng được nghiên cứu.
Mỗi nhóm gồm 33 em học sinh nam lớp 7, lớp 8 và 33 em nữ lớp7, lớp 8.
Cả hai nhóm đều học tập, tập luyện trong thời gian 60 tiết (20 tiết tự chọn, 40
tiết ngoại khóa) cho 2 học kỳ trong một năm học, thời gian tập 2 tiết/ 1 tuần theo
chương trình GDTC của trường.
Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng từ tháng 09/ 2012 đến tháng 05/
2013.
Được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 01/09/2012 đến 15/12/2012 (gồm 15 tuần).
- Giai đoạn 2: Từ 15/02/2013 đến 29/05/2013 (gồm 15 tuần).
Điều kiện tập luyện của hai nhóm là như nhau. Lịch tập của hai nhóm là vào
giờ học GDTC tự chọn trong tuần (20 tiết) và 40 tiết ngoại khoá vào sáng thứ 7, chủ
nhật sau khi kết thúc 20 tiết tự chọn vào giờ học chính khóa.
Nội dung tập luyện của hai nhóm khác nhau và đều có giáo viên hướng dẫn
với trình độ giảng dạy tương đồng nhau.
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái, chức
năng và đánh giá các chỉ số phát triển các tố chất thể lực của học sinh cả 2 nhóm đối
chứng và 2 nhóm thực nghiệm được chọn ngẫu nhiên.
Sau mỗi học kỳ, đều tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái, chức năng, thể
lực nhằm đánh giá sự phát triển các tố chất thể lực sau mỗi học kỳ.
29

2.1.7. Phương pháp toán thống kê:


Để xử lý các số liệu thu thập được thông qua các test kiểm tra. Chúng tôi đã
sử dụng các công thức toán thống kê để tính như sau:
 Giá trị trung bình:
 x i
x = n

Trong đó: x : giá trị trung bình

xi: giá trị của từng cá thể


n: số lượng đối tượng nghiên cứu

: ký hiệu tổng

 Độ lệch chuẩn:
n

x =  ( xi  x ) 2 (n>30 thì mẫu = n; n<30 thì mẫu = n-1)


i 1
n

Trong đó:  x là độ lệch chuẩn


x : giá trị trung bình

xi : thành tích của các đối tượng nghiên cứu


n: số lượng đối tượng nghiên cứu
 Hệ số biến thiên:
 x  100
Cv 
x

Trong đó:  x : Là độ lệch chuẩn



x : Là chỉ số trung bình của tập hợp mẫu.

Đánh giá: Cv ≤ 10 phản ánh mức độ phân bố đồng đều


Cv > 10 phản ánh mức độ phân bố không đồng đều
 Sai số tương đối của giá trị trung bình:
30

t 05   x

x

Trong đó: t05: Là giá trị trong bảng t ở ngưỡng xác suất P = 0.05 ứng với bậc
tự do n.
 x : Là sai số tương đối giá trị trung bình và được tính bằng công thức:

x
x 
n

 Chæ soá t- student


Xd x n
t
d

Trong đó : d= Xb – Xa : Hieäu soá


d
Xd  : trung bình các hiệu số
n

(d ) 2
d  2

 d2  n : phương sai của các hiệu số


n 1

 d   d2 : độ lệch chuẩn của các hiệu số

n: kích thước các mẫu


n (n>30) : số cá thể được quan sát, mỗi cá thể được quan sát 2 lần… Lần thứ
nhất được đại diện bằng a, lần thứ hai được đại diện bằng b, rồi so sánh tbảng với độ
tự do n-1 ; P=5%
So sánh 2 số trung bình cộng với các mẫu là độc lập (n  30 )

X1  X 2
t
 12 2

n1
 n22

 Nhịp tăng trưởng (W%): công thức S.Brody – 1927


100V2  V1 
W(%) =
0.5V2  V1 

Trong đó: V1 : thành tích kiểm tra lần 1


31

V2 : thành tích kiểm tra lần 2


2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Thời gian nghiên cứu:
Công việc nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 11/2011 đến tháng 10/2013
2.2.1.1 Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2011
Giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho công tác nghiên cứu.
- Đọc tham khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu các nội
dung chương trình giảng dạy GDTC.
- Chuẩn bị các phương tiện cho công tác nghiên cứu trong đó tiến hành xây
dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu…
2.2.1.2 Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012
- Thu thập các tư liệu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Viết chương trình tổng quan hình thành cơ sở lý luận nghiên cứu.
Ở giai đoạn này tiếp tục sử dung các tài liệu nhằm xây dựng chương trình
giảng dạy môn Karatedo tự chọn, ngoại khóa trong nhà trường
- Tiến hành thành lập phiếu phỏng vấn, gửi và thu thập phiếu phỏng vấn
- Tổ chức kiểm tra sư phạm, lấy số liệu lần 1, xử lý số liệu, áp dụng thực
nghiệm giảng dạy môn Karatado trên đối tượng nghiên cứu.
2.2.1.3. Giai đoạn 3: Từ tháng 09/2012 đến tháng 05/2013
- Từ kết quả phỏng vấn và thực tế tại trường xây dựng chương trình giảng
dạy môn Karatedo, áp dụng thực nghiệm giảng dạy trên đối tượng nghiên cứu.
- Tiến hành lấy số liệu kiểm tra về thể lực chuyên môn và kỹ thuật trước và
sau thực nghiệm, dựa vào các số liệu thu thập được qua nghiên cứu để đánh giá hiệu
quả chương trình bằng thuật toán và phân tích kết quả nghiên cứu.
- Viết từng phần và hoàn chỉnh luận văn, xin ý kiến Thầy hướng dẫn, chỉnh
sửa và hoàn thành luận văn, viết tóm tắt luận văn, báo cáo thử, báo cáo chính thức
kết quả nghiên cứu của đề tài trước hội đồng khoa học.
32

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:


- Đối tượng thực nghiệm:
Gồm 132 em học sinh Nam, Nữ lớp 7, lớp 8 Trường THCS Bình An - Quận
2 - TP. HCM, được chia thành 2 nhóm.
+ Nhóm đối chứng: Nhóm các em đang tham gia học thể thao tự chọn,
ngoại khóa môn Bóng đá. Gồm 66 em: trong đó 33 em học sinh Nam lớp 7, lớp 8 và
33 em học sinh Nữ lớp 7, lớp 8.
+ Nhóm thực nghiệm: Nhóm gồm các em yêu thích môn Karatedo và được
giảng dạy theo chương trình mới đã xây dựng trong suốt thời gian nghiên cứu. Gồm
66 em: trong đó 33 em học sinh Nam lớp 7, lớp 8 và 33 em học sinh Nữ lớp7, lớp 8.
Cả hai nhóm đều học tập, tập luyện trong thời gian 60 tiết (20 tiết tự chọn, 40
tiết ngoại khóa) cho 2 học kỳ trong một năm học, thời gian tập 2 tiết/ 1 tuần theo
chương trình GDTC của trường.
- Đối tượng phỏng vấn:
Gồm hơn 15 Giảng viên, HLV môn Karatedo Trường Đại học TDTT Thành
phố HCM, các HLV đang huấn luyện môn Karatedo tại các Quận, Huyện thuộc Hội
Karatedo TP HCM.
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu:
Công việc nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học TDTT TP. HCM,
Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhiêm
̣ vụ 1:
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn TD tại trường THCS Bình An
- Quận 2-TP. HCM. giai đoạn 2008 - 2012
3.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của trường THCS Bình An - Quận 2-
TP. HCM.
33

Quận 2 là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc TP. HCM, có  diện tích
tổng thể: 49.74 km2 là một quận nội thành của TP. HCM, nơi có dự án khu Đô thị
mới Thủ Thiêm , có dự án Đảo Kim Cương…Và các công trình giao thông lớn nối
Quận 2 với các quận khác như: Cầu vượt vòng xoay Cát Lái, Cầu Rạch Chiếc nối
với Quận 9, Đại lộ Đông Tây, Hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn nối với Quận 1,
Cầu Phú Mỹ nối với Quận 7, Cầu Thủ Thiêm nối với Quận Bình Thạnh, dự án Xa
Lộ Hà Nội mở rộng,… và hàng loạt các dự án lớn như: Cầu Sài Gòn 2, tuyến đường
sắt Metro – Suối Tiên, khu liên hiệp Thể Thao Rạch Chiếc… đang được thi công.
Quận 2 cách trung tâm thành phố khoản 3km theo hướng xa lộ Hà Nội, hoặc
theo hướng cầu Thủ Thiêm hay qua Hầm Thủ Thiêm. Vừa qua cầu Sài Gòn rẽ phải
qua cầu Đen 1 theo đường Trần Não và rẽ phải vào đường 34 là trường THCS Bình
An, ngôi trường được toạ lạc ở Phường Bình An (nằm cạnh bờ sông Sài Gòn, từ đây
ta có thể nhìn thấy Quận 1, Tân Cảng quận Bình Thạnh). Đó là một ngôi trường 3
tầng khang trang với diện tích tổng thể 10 216m2.
3.1.2. Đội ngũ giáo viên, học sinh.
Cán bộ giáo viên công nhân viên: Tổng số hiện tại là 54 trong đó có: 3 BGH,
41 GV, 10 CNV. Tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên đã nâng cao ý thức
trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu. Luôn nêu cao khẩu hiệu “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức HCM”. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
tự học, tự sáng tạo không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu về thể chất và tri
thức trong tương lai”.
Bộ môn GDTC của nhà trường là 03 giáo viên, trong đó giáo viên tốt nghiệp
Đại học là 02 (01 ĐHSP TDTT – TP. HCM, 01 ĐH TDTT – TP. HCM) và 01 giáo
viên tốt nghiệp CĐSP TDTT. Với xu thế ngày càng phát triển và mong muốn nâng
cao chất lượng giáo dục, nhà trường luôn chú trọng, tạo điều kiện và khuyến khích
cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
34

Tổng số học sinh của trường hiện tại là 1438 học sinh (706 học sinh Nam,
732 học sinh Nữ), được phân thành 35 lớp. Học sinh cư trú tại địa bàn Quận 2 là
chủ yếu, ngoài ra còn có một số em đang học ở trường Bình An nhưng nhà thì di
dời về Quận 9; Long Thành - Đồng Nai (qua Phà Cát Lái) do phường An Khánh,
Thủ Thiêm giải tỏa để làm Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong trương lai gần.
Tuy nhiên, với thực tế về đội ngũ giáo viên hiện nay, có thể thấy rằng, lực
lượng giáo viên môn GDTC tại trường còn thiếu, số học sinh trung bình trong một
lớp đông 44/ lớp, số tiết dạy 24 tiết/ tuần vượt mức quy định của Bộ GD & ĐT là 19
tiết/ tuần. Do vậy, việc nâng cao chất lượng môn GDTC tại trường nhìn chung vẫn
còn gặp nhiều khó khăn.
3.1.3. Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo
Ngày 18 tháng 06 năm 2008 ngôi trường THCS Bình An – Quận 2 đã hoàn
thành với ngôi trường khang trang 3 tầng, với 4 dãy lầu vuông góc nhau nhu một
hình khối khổng lồ được chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng vào ngày 15 tháng
08 năm 2008, với 08 lớp 6, 09 lớp 7, 08 lớp 8 đầu tiên. Số học sinh này được
chuyển về từ trường cấp II Thủ Thiêm do bị giải tỏa để giao mặt bằng cho dự án
khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Ngôi trường được xây dựng với đầy đủ các hạng mục:
có sân chơi, sân tập TD (sân Bóng đá), nhà xe giáo viên, học sinh, căn tin, nhà bếp,
phòng ăn bán trú, phòng ngủ, các phòng chức năng, phòng làm việc cho bộ phận
hành chính. Phòng học có đầy đủ bàn ghế đúng qui cách, bảng từ cao cấp...
Tuy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy môn GDTC phần nào đã
được trang bị khá mới, có diện tích khuôn viên rộng, có một sân Bóng đá đảm bảo
kích thước theo tiêu chuẩn và đường chạy ngắn nhưng vẫn không đủ để giảng dạy
đầy đủ các môn trong chương trình môn GDTC theo qui định của Bộ như: tranh
ảnh, cột xào, hố cát, đệm nhảy,…cũng thiếu thốn chưa đảm bảo tốt cho công tác
giảng dạy chung trong giờ học nội khóa, hơn nữa vào những ngày có thời khóa biểu
chung với các lớp khác thì sân tập không đủ, những khi trời mưa thì không thể đưa
môn chạy hay Bóng đá vào phòng đa năng tập được. Vì thế, môn điền kinh do
không đủ điều kiện sân bãi theo tiêu chuẩn nên chúng tôi chỉ giảng dạy số tiết môn
35

TD bắt buộc. Do điều kiện cơ sở vật chất hiện nay cho nên học sinh không được tự
chọn cho mình được một môn thể thao yêu thích, bộ môn GDTC trường THCS
Bình An - Quận 2- TP. HCM đã dựa trên điều kiện thực tế mà lựa chọn môn Bóng
đá là môn thể thao tự chọn cho tất cả các học sinh trong trường, do vậy mà chất
lượng môn thể thao tự chọn còn chưa cao và sự phát triển thể lực chưa đồng điều
giữa học sinh Nam và học sinh Nữ.
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nhu cầu thiết yếu của học sinh, nhà
trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị dụng cụ tập
luyện TDTT cho học sinh sử dụng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
đòi hỏi.
3.1.4. Chương trình, nội dung giảng dạy và các phong trào TDTT của nhà
trường
Chương trình giảng dạy được Bộ GD&ĐT cho phép tùy điều kiện của trường
để linh động chọn môn TD tự chọn, ngoại khóa phù hợp với hoàn cảnh của trường.
Ban giám hiê ̣u trường có sự quan tâm rất nhiều đến giờ GDTC và đã có ý kiến chỉ
đạo cho bộ môn thể dục, nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn tự chọn,
ngoại khóa sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường dựa trên chương
trình qui định của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, khi tiến hành lựa chọn, xây dựng nội dung
và áp dụng giảng dạy môn thể thao tự chọn, ngoại khóa chúng tôi cần phải căn cứ
vào những đặc điểm và nguyên nhân trên để xác định và lựa chọn môn thể thao tự
chọn, ngoại khóa cho phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường và điều kiện
tập luyện của học sinh.
Đề tài đã tiến hành tìm hiểu cụ thể chương trình giảng dạy môn GDTC tại
trường từ năm học 2008 đến nay. Cấu trúc chương trình giảng dạy cho khối học
sinh lớp 7, 8 của trường được trình bày cụ thể qua bảng 3.1
36

Từ bảng 3.1 có thể rút ra các nhận xét sau:


Năm học 2008 - đến nay:
Môn GDTC đã được tổ chức giảng dạy và học tập tại trường. Tổng thời gian
là 70 tiết, môn GDTC được giảng dạy, phân bổ trong 2 học kỳ của năm học, học kỳ
1 gồm 18 tuần, học kỳ 2 là 17 tuần với thời gian giảng dạy 2 tiết/tuần cho mỗi lớp
học. Như đã trình bày tại bảng trên, có thể nhận thấy nội dung, cấu trúc chương
trình môn GDTC đang được áp dụng tại trường có nội dung cứng nhắc. Phân phối
thời lượng thiếu khoa học, các khối 7 và 8 được học cùng chương trình khung, lặp
đi lặp lại hằng năm, đã lộ rất nhiều nhược điểm và bất hợp lý.
37

Phần bắt buộc: Bao gồm 50 tiết trong một năm học, chiếm 71,43%, có 05
môn bắt buộc như sau: Bài thể dục, chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao và nhảy xa. Với
05 môn bắt buộc như trên sẽ gây nhiều áp lực cho học sinh trong học tập vì nhiều
môn, nhiều cột điểm cho một môn GDTC, hơn nữa làm tâm lý sợ và ngán tập của
học sinh bởi môn chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao được lặp đi lặp lại hằng năm. Với
nội dung chương trình trên đã làm cho học sinh không ham thích và hứng thú trong
học tập và tập luyện môn GDTC.
Phần tự chọn: Bao gồm 20 tiết chiếm 28,57% và được tiếp tục giảng dạy
cho khối 7 và 8 (quy định của chung Bộ chỉ được 12 tiết tụ chọn, nhưng với thực tế
về sự phát triển thể chất học sinh. Ban Giám hiệu đã chủ động nâng lên thành 20 tiết
cho một năm học cắt giảm bớt phần Đội hình đội ngũ vì nó không hiệu quả cho sự
phát triển thể chất và còn làm cho học sinh chán học). Tuy được gọi là môn thể thao
tự chọn nhưng chỉ có một môn học là môn Bóng đá. Bởi thiếu giáo viên chuyên
trách và điều kiện tập luyện…
Phần lý thuyết: Bao gồm 4 tiết (môn Bóng đá), chiếm 20% tổng số quỹ thời
gian của chương trình, với các nội dung như: nguồn gốc, lịch sử phát triển và ý
nghĩa tác dụng của môn Bóng đá, kích thước dụng cụ sân bãi, nguyên lý kỹ thuật cơ
bản và một số điều luật cơ bản của môn Bóng đá. Sự phân bố thời gian như vậy là
rất bất hợp lý, thời gian dành cho phần lý thuyết quá nhiều, chương trình dàn trải và
không tập trung. Do vậy rất lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ
thuật khác
Phần thực hành: Bao gồm 14 tiết, chiếm 70% tổng quỹ thời gian của
chương trình. Như vậy, thời gian dành cho phần thực hành luyện tập kỹ thuật cơ
bản lại không nhiều, ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ thuật. Các nội dung phát
triển thể lực không được đưa vào giảng dạy hoặc chỉ được lồng ghép sơ sài vào các
buổi tập cho nên chưa phát huy được hiệu quả của chương trình và tác dụng rèn
luyện nâng cao thể lực, sức khỏe cho học sinh.
Kết thúc môn học: Bao gồm 2 tiết, chiếm 10% tổng quỹ thời gian của
chương trình, với thời lượng và nội dung giảng dạy môn thể thao tự chọn quá ít và
38

các môn thể thao không nhiều nên ảnh hưởng đến việc rèn luyện sức khỏe của học
sinh.
Theo số liệu điều tra ban đầu, tình trạng thể lực học sinh của nhà trường còn
hạn chế. Đó là điều đáng lo ngại, mặc dù trong các giờ nhàn rỗi cũng có nhiều em
tham gia tập luyện các môn thể thao mà mình yêu thích. Tuy vậy, chất lượng
chuyên môn còn hạn chế một phần là do số lượng học sinh trong một giờ lên lớp
đông, điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện còn thiếu thốn, số tiết dành cho môn tự
chọn còn ít. Ngoài ra, một trong những lý do khiến cho giờ học tự chọn chưa đảm
bảo chất lượng là nội dung môn học còn đơn điệu, các em không có điều kiện để lựa
chọn môn thể thao mình ưa thích. Chính những nguyên nhân này đã dẫn đến viê ̣c
các em tập luyện TDTT là để đối phó với kiểm tra và thi kết thúc học kì.
3.1.5. Kết quả học tập của học sinh
Đề tài cũng đồng thời tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra điểm kết thúc môn
học GDTC tại trường trong những năm qua để rút ra những nhận xét xác đáng về
thực trạng môn GDTC tại trường. Kết quả cụ thể từng năm học được trình bày trên
bảng 3.2.

Bảng 3.2: Phân loại kết quả học tập môn GDTC của học sinh Trường THCS
Bình An – Quận 2 – TP. HCM từ năm 2008 – 2012.

Phân loại kết quả học tập của học sinh


Tổng Giỏi Khá Trung bình Kém
Năm học
số
SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ%

16 41
2008-2009 996 16.16 216 21.69 41.97 201 20.18
1 8
Đạt Chưa đạt
QĐ53-2008-BGD
SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ%
39

2009-2010 1207 898 74.40 309 25.60

2010-2011 1325 1011 76.30 314 23.70

2011-2012 1438 1116 77.61 322 22.39

Tổng 3
3970 3025 76.20 945 23.80
năm học

Một số nhận xét:


Điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể thao tự chọn tại trường
THCS Bình An - Quận 2- TP. HCM, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Hiệu quả của chương trình chưa cao thể hiện ở các mặt như: sau khi học
xong nội dung chương trình môn học GDTC, bao gồm cả hai phần bắt buộc và tự
chọn, thể lực, sức khỏe học sinh chưa tăng cao. Giờ học ít hấp dẫn, không lôi cuốn
được học sinh tiếp tục tự tập, tự rèn luyện trong các giờ tập luyện ngoại khóa.
- Năm học 2008 – 2009, kết quả học tập kiểm tra kết thúc môn của học sinh
thấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi chiếm tỉ lệ 16.16%, Khá chiếm tỉ lệ khoảng
21.69% Trung bình khoảng 41.97% và tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu tương đối lớn,
chiếm khoảng 20.18%.
- Từ năm học 2009 – 2012, bắt đầu áp dụng quy định QĐ53-2008-BGD “ Về
việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên...”Bộ quyết định thay vì đánh giá
bằng điểm số như trước đây bằng đánh giá “Đạt”, “Chưa đạt”, để đánh giá khả năng
thể chất của học sinh.
Và qua các test đánh giá về thể lực này kết quả học tập kiểm tra kết thúc môn
tổng hợp cả 3 năm của học sinh tại trường. Số học sinh “Đạt” chiếm tỉ lệ vẫn còn
thấp, chiếm 76.20%, tỉ lệ “Chưa đạt” chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm 23.80%.
Để hiểu rõ và cụ thể hơn về thực trạng thể lực của các em học sinh tại trường
THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM, chúng tôi tiến hành thống kê kết quả có được
từ kiểm tra các test của các em học sinh Nam, Nữ khối 7, 8 theo quy định của Bô ̣
40

GD&ĐT về viê ̣c kiểm tiêu chuẩn RLTT vào cuối mỗi năm học được trình bày tại
bảng 3.3, 3.4

Qua bảng 3.3, 3.4 số liê ̣u thống kê cho thấy, thể lực của các em đa phần đều
thấp hơn thể lực của các em có cùng đô ̣ tuổi theo tiêu chuẩn RLTT của Bô ̣ GD&ĐT
quy định. Số lượng các em học sinh chưa đạt theo tiêu chuẩn RLTT còn khá cao kể
cả khối 7 và khối 8.
Điều này là do ảnh hưởng mô ̣t phần nào của nền kinh tế đang phát triển nên
điều kiê ̣n sống của các em được nâng lên, chế đô ̣ dinh dưỡng được cải thiê ̣n, nhu
cầu vui chơi, giải trí thông qua các thiết bị máy móc hiê ̣n đại…, chính những điều
này đã làm ảnh hưởng đến thể lực của các em, các em cuốn vào viê ̣c học văn hóa,
học thêm nhiều hơn, các em không có thời gian, vui chơi, vâ ̣n đô ̣ng và tham gia các
môn thể thao khác nhau mà các em yêu thích.
Tuy thể trạng của các em phát triển tốt hơn so với học sinh cùng trang lứa ở
các tỉnh ngoại thành nhưng về các tố chất vâ ̣n đô ̣ng của các em còn nhiều hạn chế
41

so với các em ngoại thành. Chúng tôi cũng xác định và nhận thấy hiệu quả của
chương trình môn học thấp là do một số nguyên nhân sau:
- Chương trình được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chủ quan, sắp xếp thời
lượng các môn học không hợp lý giữa học phần bắt buộc và tự chọn, ngoại khóa,
nội dung chương trình học thiếu hấp dẫn, ít lôi cuốn được học sinh, không tính đến
nhu cầu nguyện vọng, hứng thú và khả năng của học sinh cho nên chất lượng học
tập của môn học bắt buộc và tự chọn, ngoại khóa chưa được hiệu quả.
- Thời lượng học tập môn tự chọn, ngoại khóa ít, chỉ 20 tiết/năm học.
- Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu tập
luyện của học sinh.
- Mặt khác, nhà trường đã tổ chức giảng dạy môn Bóng đá là môn thể thao tự
chọn, ngoại khóa. Do đặc thù về giới tính và sức khỏe có khác, hơn nữa học sinh nữ
thường có cảm giác nhút nhát, khả năng va chạm kém khi tiếp xúc và tập luyện với
môn Bóng đá. Hầu hết các em tập luyện với tinh thần gượng ép, tập vì điểm kết
thúc môn, không hào hứng và say mê với môn thể thao tự chọn, ngoại khóa này.
Chính vì điều này, nên việc tập luyện môn thể thao tự chọn, ngoại khóa cũng chưa
tạo được sự thu hút cho học sinh. Viê ̣c nghiên cứu xây dựng chương trình học mới
phù hợp với lúa tuổi và sở thích của các em là mô ̣t nhu cầu cần thiết để góp mô ̣t
phần nhỏ vào sự nghiê ̣p giáo dục lớp người mới phát triển toàn diê ̣n về thể chất và
tinh thần theo định hướng của Ủy Ban nhân dân Quâ ̣n..
42

Nhiêm
̣ vụ 2:
3.2. Nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình và ứng dụng thực
nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ TD tự chọn,
ngoại khóa năm học 2012-2013.
3.2.1. Lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo
Để lựa chọn và xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Karatedo tại trường
THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM, đề tài tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hệ thống hóa các nội dung đã sử dụng trong công tác giảng dạy
môn Karatedo cho học sinh, sinh viên tại các trung tâm võ thuật của các trường
THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP. HCM đồng thời tham khảo các
tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình huấn luyện giảng dạy mộn võ
Karatedo. Đề tài đã tổng hợp được các nội dung để xây dựng chương trình giảng
dạy cho đối tượng là học sinh nam, nữ khối 7, 8 tại trường THCS Bình An - Quận 2
- TP. HCM (nô ̣i dung tổng hợp chương trình giảng dạy môn võ Karatedo được
chúng tôi trình bày cụ thể tại Phụ lục 1). Gồm các phần chính sau:
 Lý thuyết:
 Về kỹ thuật:
 Tấn pháp:
 Kỹ thuật đấm ( Zuki-wara)
 Kỹ thuật tấn công bằng tay ( Uchi-waza)
 Kỹ thuật đỡ ( Uke-waza)
 Kỹ thuật quăng quật ( Nage-waza)
 Kỹ thuật chân (Geri-waza)
 Đối luyện
 Quyền (Kata)
 Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn
Bước 2: Để đưa môn thể thao tự chọn, ngoại khóa Karatedo vào chương
trình GDTC của trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM và thu được kết quả
43

cao. Chúng tôi dùng phiếu phỏng vấn, để xin ý kiến các chuyên gia, các HLV, các
nhà quản lý, các nhà chuyên môn có am hiểu sâu sắc về giảng dạy môn võ
Karatedo. Sau bước này chúng tôi lựa chọn được các nội dung để xây dựng chương
trình giảng dạy cho học sinh khối 7, 8 của trường.
Từ tổng số các nội dung được lựa chọn sơ bộ ở bước 1. Chúng tôi tiến hành
xây dựng phiếu phỏng vấn (phụ lục1), để thu thập ý kiến của 15 chuyên gia, HLV
và các nhà chuyên môn. Phiếu phỏng vấn được gửi đi 2 lần, mỗi lần cách nhau 30
ngày, các nội dung được xác định theo tỉ lệ % ý tán thành.
Kết quả phỏng vấn lần 2 cho thấy, ở hầu hết các nô ̣i dung trong phỏng vấn
trong lần thứ nhất được đánh giá cao thì lần hai cũng được đánh giá cao, và ngược
lại. Do thất thoát trong khi gửi và thu phiếu nên chúng tôi chỉ tổng hợp được 15
phiếu theo yêu cầu. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5
44

Bước 3: Để tiến hành thực thi được công việc xây dựng chương trình giảng
dạy môn võ Karatedo cho học sinh thông qua các nội dung đã được lựa chọn trên (là
những nội dung có trên 70% số phiếu tán thành khi phỏng vấn). Bao gồm những nội
dung sau:
 Lý thuyết :
- Ý nghĩa, tác dụng và lịch sử phát triển của môn võ Karatedo
- Những nghi thức trong môn võ Karatedo
- Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn võ Karatedo
- Luật thi đấu Karatedo
 Về kỹ thuật:
 Tấn pháp : Gồm các bộ tấn sau:
+ Hachiji dachi : tấn chuẩn bị
+ Heisoku dachi : tấn chụm khép 2 chân
+ Zenkutsu dachi : tấn trước
+ Kokusu dachi : tấn sau
 Kỹ thuật đấm (Zuki-wara)
+ Gyaku zuki : đấm nghịch
+ Jun zuki : đấm thẳng
+ Kizami zuki : đấm kết hợp với hông và vai cùng chiều
+ Oi zuki : đấm thuận
+ Yoko zuki : đấm ngang
 Kỹ thuật tấn công bằng tay (Uchi-waza)
+ Empi (Hiji ate) : đánh cùi nhỏ
+ Hasami : đánh kẹp
+ Mae shuto uchi : chặt phía trước
 Kỹ thuật đỡ ( Uke-waza)
+ Age uke : đỡ từ dưới lên
+ Ashi uke : đỡ bằng cẳng chân
+ Gedan barai : đỡ gạt dưới
45

+ Morote uke : đỡ tiếp lực bằng 2 tay


+ Uchi uke : đỡ từ trong ra
+ Zuki uke : đỡ bằng nấm tay đấm
 Kỹ thuật quăng quật ( Nage-waza)
+ De ashi barai : quét chân từ ngoài vào
+ Seoi nage : ném qua vai
 Kỹ thuật chân (Geri-waza)
+ Hiza geri : đá gót chân
+ Mae geri : đá trước
+ Yoko geri kekomi : đá tống ngang
 Đối luyện
- Gonhon chudan
- Gonhon jodan
 Quyền ( Kata )
- Taikyoku shodan
- Heian shodan
 Những bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn
- Những bái tập căng ép dẻo
- Bài tập phát triển tay
- Bài tập phát triển chân
- Trò chơi bổ trợ
3.2.2. Cấu trúc, cách thức biên soạn bài tập môn Karatedo và phương pháp giảng
dạy.
Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu
đúc kết được những yêu cầu về cấu trúc tiết học, cách biên soạn và phương pháp
giảng dạy môn Karatedo, phù hợp với đặc thù giảng dạy mỗi buổi khi lên lớp với
thời lượng 90 phút/(2tiết) để tiến hành xây dựng chương trình phù hợp.
3.2.2.1. Cấu trúc buổi tập môn Karatedo
46

Buổi tập môn võ Karatedo bao gồm 3 phần chính: phần chuẩn bị (phần khởi
động), phần cơ bản ( phần chuyên môn chính), phần kết thúc.
- Phần chuẩn bị: chiếm từ 20 – 25% thời gian.
+ Nhiệm vụ của phần khởi động: Giáo viên cho ổn định tổ chức, tạo trạng
thái tâm lý để học sinh tự giác tích cực và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ. Sắp xếp
tập trung theo đội hình để bắt đầu tập luyện.
+ Nội dung của phần khởi động: các động tác làm nóng cơ khớp, các tư thế
ép dẻo cơ bản, các động tác đá hất chân, các bài khởi động: chạy, nhảy…
Mục đích của các bài tập nhằm đưa cơ thể từ trạng thái tỉnh sang trạng thái
động để chuẩn bị cho các hoạt động chính tiếp theo.
- Phần chính: Chiếm từ 65 – 70% tổng số thời gian.
+ Nhiệm vụ của phần cơ bản: các bài tập phải có tác động toàn diện đến các
chức năng của cơ thể và biết vận dụng các khả năng chuyển tiếp tốt các kỹ xảo vận
động.
Phát triển tốt các tố chức thể lực. Các nhóm cơ lớn tham gia vận động phải
luôn thay đổi phù hợp, đảm bảo các chu kỳ lặp lại có hiệu quả và phát triển sức
mạnh, duy trì và phát triển sức bền.
+ Nội dung của phần cơ bản: Bao gồm tổ hợp động tác của các bộ phận của
cơ thể được phối hợp vận động với nhau. Yêu cầu kỹ thuật phải được giáo viên xác
định rõ ràng, hướng dẫn học sinh một cách chi tiết và cụ thể.
Các nội dung thường được sắp xếp theo các cách thức sau: Các động tác
mới, kỹ thuật phức tạp vào đầu phần cơ bản, tiếp tục củng cố hoặc hoàn thiện các
động tác vào giữa hay cuối phần cơ bản. Sắp xếp tuần tự động tác theo các nhóm bộ
phận cần phát triển như: các động tác tay, các động tác chân (các thế tấn, những đòn
đá), phối hợp toàn cơ thể (các bài đối luyện, quyền…)
- Phần kết thúc: chiếm 5 – 10% tổng thời gian
+ Nhiệm vụ của phần kết thúc: Đây là phần sau của buổi tập, cơ thể học
sinh chuyển dần từ trạng thái hoạt động sang trạng thái gần với lúc yên tĩnh, để góp
phần chuyển hướng thuận lợi sang một hoạt động học tập khác.
47

+ Nội dung chính của phần kết thúc: Với các hoạt động nhẹ nhàng, ít dùng
các động tác sử dụng sức mạnh tốc độ, thường dùng các bài tập mang tính điều hòa
hô hấp, căng ép dẻo nhẹ nhàng, thả lỏng đến mức tối đa, kết hợp với trò chơi vận
động nhẹ giúp học sinh trở về trạng thái bình thường và có sự phấn khởi vui vẻ sau
buổi tập.
Giáo viên nhận xét đánh giá những ưu và nhược điểm kết quả buổi tập một
cách ngắn gọn và giao bài tập về nhà cho học sinh (bài tập phải ngắn gọn, nhẹ
nhàng vừa sức, thường là ôn các kỹ thuật động tác của bài quyền).
3.2.2.2. Cách thức biên soạn bài tập môn Karatedo:
Môn võ Karatedo là một môn thể thao mang tính nghệ thuật thực dụng
phong phú đòi hỏi người Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn cơ bản
để nắm vững rõ ràng các động tác. Phải hiểu biết ý nghĩa tác động của mỗi động tác
lên cơ thể con người. Các động tác phải được liên kết với nhau một cách logic có
nguyên tắc.
Khi biên soạn cần phải tìm hiểu về đối tượng thực hiện bài tập và xác định rõ
mục đích cần phát triển của đối tượng trong từng buổi tập để từ đó lựa chọn những
động tác thể hiện phù hợp, bởi vì các động tác kỹ thuật của môn võ Karatedo không
chỉ là những động tác thể thao phát triển các tố chất cơ thể mà nó còn mang tính
biểu diễn nghệ thuật được thể hiện qua mỗi động tác
Với đối tượng là học sinh trường THSC Bình An, giáo viên cần phải lựa
chọn những động tác mang tính phát triển toàn diện cơ thể, tăng cường sức khỏe,
hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động, uốn nắn sửa chữa những tư thế cơ bản. Khi
biên soạn và giảng dạy giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình kỹ các tổ hợp động tác
và phải có khả năng chuẩn bị thể lực tốt để thực hiện lại các động tác trong bài tập
làm mẫu cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy sẽ không tránh khỏi những động tác ngẫu hứng để
tạo cho bài tập được phong phú hơn, đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị tốt về
48

chuyên môn của mình để từ đó tạo ra những khả năng ngẫu hứng mang lại hiệu quả
cao cho bài tập.
3.2.2.3. Phương pháp giảng dạy:
Người giáo viên luôn phải chú ý đến vấn đề ổn định tổ chức kỹ luật, coi đó là
một bước không thể thiếu trong quá trình thực hiện một buổi lên lớp.
Điều tra sức khỏe và sắp xếp tổ chức lớp học một cách hợp lý. Dựa vào tình
trạng sức khỏe của học sinh để sắp xếp bài tập trên lớp có hiệu quả, nâng cao dần sức
khỏe nhưng vẫn phù hợp với chương trình đã được sắp đặt. Khi giảng dạy giáo viên
cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sư phạm là: sắp xếp có thứ tự từ dễ đến khó
theo logic, dễ nhìn, dễ hiểu, có kỹ thuật, độ khó phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi thực hiện chỉ dẫn cho học sinh, trước hết người giáo viên phải chỉ dẫn
trực tiếp, thực hiện các động tác làm mẫu, tư thế phải chuẩn, đẹp và dễ hiểu. Các tư
thế làm mẫu phải thực hiện cùng chiều đứng với học sinh, làm với nhịp điệu chậm
và xoay các hướng cho sinh học nắm bắt được cách thức thực hiện một cách dễ
dàng nhất. Đối với tổ hợp động tác, các bài tập đối luyện cần phải phân chia dạy
theo từng giai đoạn sau đó mới lắp ghép toàn bộ cấu trúc động tác.
Một giờ tập gồm 90 phút vì vậy lượng vận động phải phù hợp. Giáo viên cần
bố trí hướng dẫn học sinh tuân thủ cấu trúc của một giờ học, đảm bảo các bước khởi
động cơ bản, kết thúc để cho học sinh tiếp thu tốt các nội dung của giờ học và
phòng tránh chấn thương.
3.2.3. Chương trình giảng dạy môn Karatedo tại trường THCS Bình An -
Quận 2 - TP. HCM
3.2.3.1. Đặc điểm đối tường giảng dạy:
Là các em học sinh Nam, Nữ lớp 7, 8 trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.
HCM có độ tuổi từ 12 - 13 tuổi, không bệnh tật, dị tật bẩm sinh, hệ tim mạch, chức
năng vận động tốt. Các em điều yêu thích tập luyên môn võ Karatedo.
3.2.3.2. Mục đích và nhiệm vụ của chương trình giảng dạy:
+ Mục đích:
49

- Phát triển các yếu tố vận động và thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho
học sinh trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM
- Nhằm thí điểm và làm cơ sở để phát triển Karatedo trong giờ học TD tự
chọn, ngoại khóa ở trường THCS Bình An - Quận 2- TP. HCM, cũng như tạo cho
các em một sân chơi tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích. Góp phần làm đa
dạng và phong phú các hoạt động TDTT trong nhà trường.
+ Nhiệm vụ:
- Việc tập luyện môn võ Karatedo vào giờ TD tự chọn, ngoại khóa ở trường
THCS Bình An - Quận 2- TP. HCM, sẽ giúp cho học sinh có thể nắm bắt những vấn
đề cơ bản ban đầu của môn võ Karatedo. Trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ
bản nhất của môn Karatedo thông qua những kỹ thuật cơ bản, hệ thống đối luyện và
một số bài quyền và phát triển thể lực.
- GD đạo đức, hoàn thiện nhân cách của học sinh, đáp ứng được yêu cầu và
mục đích đào tạo của chương trình.
- Ngoài ra, sau khi kết thúc chương trình học tập, những học sinh nào thực sự
yêu thích và có năng khiếu với môn Karatedo có thể đăng ký lên đai (đai Trắng lên
đai Vàng) theo chương trình qui định của Hội Karatedo tiếp tục học nâng cấp những
đai có trình độ cao hơn ở các câu lạc bộ trong địa bàn Quận, Huyện TP. HCM.
3.2.3.3. Phân phối chương trình giảng dạy
Với những kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi tiến hành phân phối
lại thời gian giảng dạy môn Karatedo tại trường THCS Bình An - Quận 2- TP.
HCM, nội dung được trình bày cụ thể ở bảng 3.6
50

Bảng 3.6: Bảng phân phối thời gian chung của chương trình môn Karatedo tại
trường THCS Bình An – Quận 2 – TP. HCM
Nội dung Tổng số
Môn học Thời lượng
giảng dạy tiết
Môn võ Karatedo
Thể Dục Lý thuyết 2
20 tiết
Tự chọn Thực hành 16
Thi kết thúc môn 2
Môn võ Karatedo
Lý thuyết 4
Ngoại khóa 40 tiết
Thực hành 34
Thi kết thúc môn 2

Từ bảng 3.6, có thể nhận thấy nội dung, cấu trúc chương trình môn Karatedo
đang được áp dụng thực nghiệm tại trường như sau:
+ Phần lý thuyết: 6 tiết chiếm 10% tổng thời gian, nội dung lý thuyết được
giảng dạy lồng ghép trong giờ dạy thực hành, bao gồm các nội dung: Ý nghĩa, tác
dụng và lịch sử phát triển, những nghi thức trong môn võ Karatedo, nguyên lý cơ
bản của các kỹ thuật cơ bản sẽ học trong môn Karatedo
+ Phần thực hành: 50 tiết chiếm 83.3% bao gồm các kỹ thuật cơ bản, các kỹ
thuật đối luyện, quyền, một số bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn.
+ Kết thúc môn học: 4 tiết chiếm khoảng 6.7% nội dung chương trình.
Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó,
lượng vận động phù hợp với lứa tuổi, giới tính của học sinh.
Chương trình học tự chọn, ngoại khóa Karatedo được chúng tôi xây dựng với
số tiết là 60 tiết, chia làm 2 học kỳ, học kỳ I là 30 tiết, học kỳ II là 30 tiết, mỗi tuần
học 2 tiết, mỗi tiết 45 phút. Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình giảng dạy
khi thực nghiệm được chúng tôi trình bày tại bảng 3.7 và 3.8

3.2.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:


51

Khi kiểm tra học phần tự chọn, ngoại khóa gồm 2 nội dung lý thuyết và thực
hiện ( kỹ thuật + thể lực). Trong đó, phần lý thuyết sẽ kiểm tra vấn đáp kết hợp
trong buổi thi thực hành theo nội dung học. Điểm thực hành = Kỹ thuật + Thể lực.
Như vậy điểm môn học tự chọn, ngoại khóa được tính như sau:
+ Điểm môn học = ( Điểm Lý Thuyết + Điểm Thực Hành x2)/3
+ Điều kiện: Bất kỳ phần nào lý thuyết hay thực hành < 5 đều chưa đạt
Bước 4: Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản môn
Karatedo vào giờ TD tự chọn, ngoại khóa năm học 2012 - 2013 tại trường THCS
Bình An - Quận 2 - TP. HCM. Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức
so sánh trình tự song song trên 2 nhóm học sinh của khối lớp 7 và 8 trường THCS
Bình An - Quận 2 - TP. HCM theo phương pháp ngẫu nhiên gồm:
+ Nhóm thực nghiệm: 33 học sinh nữ lớp 7, 8 và 33 học sinh nam lớp 7, 8
của trường sẽ học theo chương trình giảng dạy cơ bản Karatedo được xây dựng ở đề
tài trong suốt thời gian thực nghiệm.
+ Nhóm đối chứng: 33 học sinh nữ lớp 7, 8 và 33 học sinh nam lớp 7, 8 của
trường vẫ n học tập theo chương trình GDTC đã biên soạn trước đây (2008 đến
nay). Cả hai nhóm đều học tập, tập luyện trong thời gian 60 tiết (20 tiết tự chọn, 40
tiết ngoại khóa) cho 2 học kỳ trong một năm học 2012 - 2013, thời gian tập 2 tiết/ 1
tuần theo chương trình GDTC của trường.
Để tiện so sánh nội dung chương trình giảng dạy của hai nhóm, chúng tôi
trình bày khái quát tại bảng 3.9
52

Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng từ tháng 09/2012 đến 05/2013.
Được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 01/09/2012 đến 15/12/2012 (gồm 15 tuần).
- Giai đoạn 2: Từ 15/02/2013 đến 29/05/2013 (gồm 15 tuần).
Điều kiện tập luyện của hai nhóm là như nhau. Lịch tập của hai nhóm là vào
giờ học GDTC tự chọn trong tuần 20 tiết và 40 tiết ngoại khoá, (lịch tập ngoại khóa
xen kẻ nhau. Nhóm đối chứng tập vào sáng thứ bảy, nhóm thực nghiệm tập vào
sáng Chủ nhật) sau khi kết thúc 20 tiết tự chọn vào giờ học chính khóa.
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái, chức
năng và đánh giá các chỉ số phát triển các tố chất thể lực của học sinh cả 2 nhóm đối
chứng và 2 nhóm thực nghiệm được chọn ngẫu nhiên.
Điều kiện tập luyện của các nhóm như nhau. Cả hai nhóm tập đều có giáo
viên hướng dẫn (trình độ giáo viên tương đồng). Sau mỗi giai đoạn, đều tiến hành
kiểm tra đánh giá các chỉ số phát triển tố chất thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá rèn
luyện thân thể nhằm đánh giá sự phát triển thể chất của hai nhóm. Các chỉ tiêu thể
lực kiểm tra lần sau phải cao hơn lúc ban đầu mới đạt yêu cầu.

Nhiêm
̣ vụ 3:
53

3.3. Đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy cơ bản
của môn võ tự chọn, ngoại khóa Karatedo cho học sinh Trường THCS Bình An
qua năm học 2012 – 2013.
Để xác định hiệu quả của chương trình, kết quả thực nghiệm được đánh giá
theo từng thời điểm kiểm tra gồm trước học kỳ 1 (lần 1), cuối học kỳ 1(lần 2) và
cuối học kỳ 2 (lần 3) năm học 2012 – 2013
Kế hoạch kiểm tra lấy số liệu được chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Tiến hành kiểm tra lấy số liệu ban đầu và cuối học kỳ 1, xử lý
số liệu sau đó so sánh các giá trị ban đầu.
 Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc học kỳ 2, tiến hành kiểm tra, so sánh số liệu và
đi tới kết luận.
3.3.1. Kết quả kiểm tra về hình thái, chức năng và thể lực trước thực nghiệm.
Đối với Nam:
Kết quả kiểm tra thực trạng các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất
thể lực của học sinh Nam lớp 7, 8 trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM giữa
hai nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng trước thực nghiệm được trình bày tại
bảng 3.10

Với kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy giai đoạn trước thực nghiệm ở tất
cả các chỉ số kiểm tra điều có ttính < tbảng = 1.96. Vì vâ ̣y sự khác biê ̣t giữ hai nhóm là
54

là không có ý nghĩa với P > 0.05 hay có thể khẳng định giữa hai nhóm Thực nghiệm
và Đối chứng trước thực nghiêm cho thấy các chỉ số về hình thái, chức năng và các
tố chất thể lực của hai nhóm không có sự khác biệt rõ rệt với P>0.05, sự hơn kém
chỉ mang tính ngẫu nhiên. Kết quả kiểm tra ban đầu về các chỉ số thu được trên học
sinh Nam khối 7, khối 8 thể hiê ̣n qua hai nhóm Thực nghiê ̣m và Đối chứng điều ở
mức đô ̣ trung bình và kém so với tiêu chuẩn thể lực người Viê ̣t Nam lứa tuổi 12 –
13.[44]
Đối với Nữ:
Kết quả kiểm tra thực trạng các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất
thể lực của học sinh Nữ lớp 7, 8 trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM của
hai nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng trước thực nghiệm được trình bày tại
bảng 3.11
55

Với kết quả trình bày ở bảng 3.11 cho thấy giai đoạn trước thực nghiệm ở tất
cả các chỉ số kiểm tra điều có ttính < tbảng = 1.96. Vì vâ ̣y sự khác biê ̣t giữ hai nhóm là
là không có ý nghĩa với P > 0.05 hay có thể khẳng định giữa hai nhóm Thực nghiệm
và Đối chứng trước thực nghiêm cho thấy các chỉ số về hình thái, chức năng và các
tố chất thể lực của hai nhóm không có sự khác biệt rõ rệt với P>0.05, sự hơn kém
chỉ mang tính ngẫu nhiên. Kết quả kiểm tra ban đầu về các chỉ số thu được trên học
sinh Nữ khối 7, khối 8 thể hiê ̣n qua hai nhóm Thực nghiê ̣m và Đối chứng điều ở
mức đô ̣ trung bình và kém so với tiêu chuẩn thể lực người Viê ̣t Nam lứa tuổi 12 –
13.[44]
3.3.2. Kết quả kiểm tra về hình thái, chức năng và thể lực sau thực nghiệm.
Đối với Nam:
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của
học sinh Nam lớp 7, 8 trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM của hai nhóm
Thực nghiệm và nhóm Đối chứng sau thực nghiệm (sau học kỳ I) được trình bày tại
bảng 3.12 và 3.13
56

Với kết quả thu được trình bày tại bảng 3.12 và 3.13 có thể nhận thấy sau
một học kỳ, cả hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng đều có sự tăng trưởng. Tuy
nhiên, nhóm Thực nghiệm thể hiện mức tăng trưởng ở các chỉ số cao hơn so với
nhóm Đối chứng cụ thể như sau:
 Về hình thái:
 Chiều cao đứng (cm) :
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 1.16%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 9.041> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 1.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001,vì có t= 12.485>t0.001=3.291. Như vậy,
cả hai nhóm điều có sự phát triển về chiều cao, nhóm Thực ngiệm có phần trội hơn
sau một học kỳ tập luyện môn thể thao tự chọn và ngoại khóa.
 Cân nặng (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 3.61%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 16.777> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 4.90%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.415>t0.001=3.29.
Với chỉ số này, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, ở chỉ tiêu này
nhóm Đối chứng tăng hơn so với nhóm Thực nghiê ̣m.
 Chỉ số Quetelet (g/cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 2.44%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 11.981> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 3.86%, sự tăng trưởng có sự khác biệ rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 9.857> t0.001=3.291.
Với cả hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng, chỉ số trung bình đều tăng. Tuy
nhiên nhóm ở đây nhóm Đối chứng tăng hơn so với nhóm Thực nghiê ̣m.
 Về chức năng.
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 11.41%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 25.800> t0.001 = 3.291.
57

+ Ở nhóm Đối chứng tăng W= 7.13%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý


nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 17.199> t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng
trưởng cao hơn Đối chứng.
 Về các tố chất thể lực:
 Test dẻo gập thân (cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 11.93%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 21.141>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 5.77%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 18.328>t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng
trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test lực bóp tay thuận (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 18.92%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 26.913>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 14.16%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 14.919>t0.001 = 3.291.
Như vậy, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test nằm ngửa bụng (lần):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 37.57%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 21.846> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 25.64%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 25.022> t0.001 =3.291.
 Test bật xa tại chỗ (cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 4.31%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 22.337> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 3.06% sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 22.460> t0.001 =3.291.
58

 Test chạy 30m xuất phát cao (giây):


+ Nhóm Thực nghiệm tăng 10.86%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 22.108> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 9.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.003> t0.001 =3.291.
 Test chạy con thoi 4x10m (giây):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 6.63%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 13.264> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 5.22%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 9.753> t0.001 =3.291.
 Test chạy tùy sức 5 phút (m):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 10.71%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 20.209> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 8.01%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 18.924> t0.001 =3.291.
Nhóm thực nghiệm tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với các giá trị ttính> tbảng, đủ độ tin cậy cho phép với P< 0.001.
Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của hai nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng sau một học kỳ học tập, có thể biểu thị qua các biểu đồ 3.1 và
3.2.
59

Đối với Nữ:


Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của
học sinh Nữ lớp 7, 8 của trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM của hai nhóm
Thực nghiệm và Đối chứng sau thực nghiệm ở học kỳ 1 được chúng tôi trình bày tại
bảng 3.14 và 3.15
60

Với kết quả thu được trình bày tại bảng 3.14 và 3.15 có thể nhận thấy sau
một học kỳ, cả hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng đều có sự tăng trưởng,
 Về hình thái:
 Chiều cao đứng (cm) :
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 1.48%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 12.359>t0.001= 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 1.21%, sự tăng trưởng cũng có sự khác biệt rõ rê ̣t,
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 21.193>t 0.001= 3.291. Cả
hai nhóm điều có sự phát triển về chiều cao sau một học kỳ tập luyện .
 Cân nặng (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 4.48%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 15.301> t0.001= 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng W= 3.62%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 6.793>t 0.001= 3.29. Cả hai nhóm
đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiê ̣m tăng trưởng hơn.
 Chỉ số Quetelet (g/cm):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 3.36%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 10.599> t0.001= 3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 2.41%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 4.525> t0.001= 3.291. Cả hai
nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiê ̣m tăng trưởng hơn.
 Về chức năng.
+ Nhóm thực nghiệm tăng 12.58%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 21.589> t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 5.45%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 6.219> t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Về các tố chất thể lực:
61

 Test dẻo gập thân (cm):


+ Nhóm thực nghiệm tăng 17.94%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 10.936>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 7.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 5.832>t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test lực bóp tay thuận (kg):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 10.25%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 20.28>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 8.39%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 14.130>t0.001 = 3.291.
Như vậy, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm
có chỉ số tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test nằm ngửa bụng (lần):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 23.43%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 13.664> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 17.28%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 16.807> t0.001 =3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test bật xa tại chỗ (cm):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 3.48%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 10.756> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 2.21%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 10.996> t0.001 =3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy 30m xuất phát cao (giây):
62

+ Nhóm thực nghiệm tăng 12.18%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 19.254> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 7.53%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 28.185> t0.001 =3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy con thoi 4x10m (giây):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 6.97%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 18.891> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 3.87%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 17.170> t0.001 =3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy tùy sức 5 phút (m):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 9.93%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 21.602> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 4.23%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 16.168> t0.001 =3.291.
Nhóm thực nghiệm tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với các giá trị ttính> tbảng, đủ độ tin cậy cho phép với P< 0.001.
Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của hai nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng học sinh Nữ lớp 7, 8 sau một học kỳ học tập, có thể biểu thị
qua các biểu đồ 3.3 và 3.4.
63

3.3.3. Kết quả thực nghiệm ở học kỳ 2 trên đối tượng là với học sinh Nam, Nữ
lớp 7, 8 của Trường THCS Bình An - Quận 2 TP. HCM
Đối với Nam:
Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của
học sinh Nam, lớp 7, 8 của Trường THCS Bình An - Quận 2.TP. HCM của hai
nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng, ở cuối học kỳ 2 của năm học được trình
bày tại bảng 3.16 và 3.17
64

Sau 1 năm tập luyện với những bài tập của môn võ Karatedo, chúng tôi có
thể nhận thấy nhóm Thực nghiệm thể hiện sự tăng trưởng qua kết quả thu được ở
các chỉ số. Điều này chứng tỏ mức độ phát triển thể chất của nhóm Thực nghiệm tốt
hơn so với nhóm Đối chứng cụ thể như sau:
 Về hình thái:
 Chiều cao đứng (cm) :
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 2.84%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 15.471> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 2.44%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 19.795> t0.001=3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Cân nặng (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 8.94%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 20.059> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 10.37%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001 vì có t = 18.85> t 0.001=3.291. Với chỉ số này,
cả hai nhóm Thực nghiệm và Đối chứng đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Đối
chứng tăng trưởng hơn nhóm Thực nghiệm.
 Chỉ số Quetelet (g/cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 6.08%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 15.309> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 7.93%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rê ̣t, có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 15.014> t 0.001=3.291. Cả hai nhóm
Thực nghiệm và Đối chứng đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Đối chứng tăng
trưởng hơn nhóm Thực nghiệm.
 Về chức năng.
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 38.07%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 28.764> t0.001 = 3.291.
65

+ Ở nhóm Đối chứng tăng 15.40%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 27.675> t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Về các tố chất thể lực:
 Test dẻo gập thân (cm):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 24.07%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 14.397>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm đối chứng 12.15%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 23.555>t0.001 = 3.291.
Sự khác biệt của cả hai nhóm đều rõ rệt, có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất
P<0.001. Điều này cho thấy, tố chất mềm dẻo của học sinh khi tập môn Karatedo có
sự phát triển tốt hơn so với học sinh tập luyện môn Bóng đá
 Test lực bóp tay thuận (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 33.23%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 24.347>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 25.23%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 28.525>t0.001 = 3.291.
Như vậy, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm
có chỉ số tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test nằm ngửa gập bụng (lần):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 58.20%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 27.134> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 47.38%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 44.026> t0.001 =3.291.
Như vậy, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm
có chỉ số tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test bật xa tại chỗ (cm):
66

+ Nhóm Thực nghiệm tăng 9.77%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 23.951> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 5.75%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 24.596> t 0.001 =3.291. Như vậy,
cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng
trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy 30m xuất phát cao (giây):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 22.84%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 16.715> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 13.50%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.975> t 0.001 =3.291. Cả
hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng
trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy con thoi 4x10m (giây):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 11.89%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 10.212> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 6.77%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.885> t0.001 =3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Test chạy tùy sức 5 phút (m):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 16.40%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 24.111> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 11.09%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 20.33> t0.001 =3.291. Cả hai nhóm đều
có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng trưởng cao hơn Đối
chứng.
Như vậy, sau một năm áp dụng chương trình môn thể thao tự chọn, ngoại khóa
môn Karatedo cho cả hai nhóm. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm cho thấy,
67

cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng về hình thái, chức
năng, thể lực ở tất cả các chỉ tiêu qua các giai đoạn. Tuy nhiên, nhóm Thực nghiệm
có các chỉ số thể lực đạt mức tốt nhiều hơn nhóm Đối chứng.
Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của 2 nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng Nam sau học kỳ 2, có thể biểu thị qua các biểu đồ 3.5 và 3.6
68

Đối với Nữ:


Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của
học sinh Nữ lớp 7, 8 của Trường THCS Bình An - Quận 2.TP. HCM của hai nhóm
Thực nghiệm và nhóm Đối chứng sau thực nghiệm ở học kỳ 2 và cả năm học được
trình bày tại bảng 3.18 và 3.19
69

Từ kết quả bảng 3.18, 3.19 cho thấy. Sau 1 năm tập luyện với những bài tập
của môn võ Karatedo, chứng tỏ mức độ phát triển thể chất của nhóm Thực nghiệm
tốt hơn so với nhóm Đối chứng cụ thể như sau:
 Về hình thái:
 Chiều cao đứng (cm)
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 2.89%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 29.176> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 2.33%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 24.989> t 0.001=3.291. Như vậy,
cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số tăng
trưởng cao hơn Đối chứng.
 Cân nặng (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 9.59%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 20.851> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 7.28%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 12.085> t 0.001=3.291. Với chỉ
số này, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm tăng
trưởng hơn nhóm Đối chứng.
 Chỉ số Quetelet (g/cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 6.70%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 15.407> t0.001=3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 4.95%, sự tăng trưởng có sự khác biệt, có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 8.667> t 0.001=3.291. Với chỉ số này,
cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm tăng trưởng hơn
nhóm Đối chứng.
 Về chức năng.
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 38.59%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 25.063> t0.001 = 3.291.
70

+ Ở nhóm Đối chứng tăng 13.27%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t = 14.360> t0.001 = 3.291.
Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm có chỉ số
tăng trưởng cao hơn Đối chứng.
 Về các tố chất thể lực:
 Test dẻo gập thân (cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 28.96%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 19.582>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 14.36%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.816>t 0.001 = 3.291. Với chỉ
số này, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm tăng
trưởng hơn nhóm Đối chứng.
 Test lực bóp tay thuận (kg):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 21.14%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 20.919>t0.001 = 3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 17.14%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 22.803>t0.001 = 3.291.
Như vậy, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm
có chỉ số tăng trưởng cao hơn nhóm Đối chứng.
 Test nằm ngửa gập bụng (lần):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 39.26%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 25.400> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 29.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 20.814> t 0.001 =3.291. Với chỉ
số này, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm tăng
trưởng hơn nhóm Đối chứng.
 Test bật xa tại chỗ (cm):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 9.22%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 19.012> t0.001 =3.291.
71

+ Ở nhóm Đối chứng tăng 5.70%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 12.094> t 0.001 =3.291. Với chỉ
số này, cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm Thực nghiệm tăng
trưởng hơn nhóm Đối chứng.
 Test chạy 30m xuất phát cao (giây):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 23.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 15.675> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 13.13%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 21.413> t 0.001 =3.291. Cả hai
nhóm đều có sự tăng trưởng, nhóm Thực nghiê ̣m tăng hơn nhóm Đối chứng
 Test chạy con thoi 4x10m (giây):
+ Nhóm Thực nghiệm tăng 14.62%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 11.57> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm Đối chứng tăng 8.03%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 30.240> t 0.001 =3.291. Cả hai
nhóm đều có sự tăng trưởng, nhóm Thực nghiê ̣m tăng hơn nhóm Đối chứng
 Test chạy tùy sức 5 phút (m):
+ Nhóm thực nghiệm tăng 16.96%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 21.499> t0.001 =3.291.
+ Ở nhóm đối chứng tăng 11.26%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.001, vì có t= 28.539> t 0.001 =3.291. Cả hai
nhóm đều có sự tăng trưởng
Như vậy, sau một năm áp dụng chương trình thực nghiê ̣m, cả hai nhóm đều
có sự tăng trưởng về hình thái, chức năng, thể lực ở tất cả các chỉ tiêu qua các giai
đoạn. Tuy nhiên, nhóm Thực nghiệm có sự tăng trưởng cao hơn nhóm Đối chứng
thông qua các chỉ tiêu đánh giá.
Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau học kỳ 2, có thể biểu thị qua các biểu đồ 3.7 và 3.8
72

3.3.4. So sánh kết quả thực nghiêm


̣ giữa hai nhóm Thực nghiêm
̣ – Đối chứng
Đối với Nam sau học kỳ I:
Kết quả so sánh các chỉ số về hình thái, chức năng và thể lực giữa hai nhóm
Nam Thực nghiê ̣m và Nam Đối chứng sau học kỳ I được trình bày tại bảng 3.20
73

Từ kết quả tại bảng 3.20 cho thấy có 8/11 test sự tăng trưởng có sự khác biêt
rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P< 0.05, vì có t tính= từ 2.322 – 5.121>
t0.05=1.96 và có 3/11 (test cân nă ̣ng, chỉ số Quetelet, chạy 30m XPC) sự tăng trưởng
không có sự khác biê ̣t rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P> 0.05, vì có
ttính= từ 0.006 – 1.248< t0.05=1.96
► Nhóm Thực nghiê ̣m chiếm ưu thế hơn so với nhóm Đối chứng.
Đối với Nữ sau học kỳ I:
Kết quả so sánh các chỉ số về hình thái, chức năng và thể lực giữa hai nhóm
Nữ Thực nghiê ̣m và Nữ Đối chứng sau học kỳ I được trình bày tại bảng 3.21.
74

Từ kết quả tại bảng 3.21 cho thấy có 8/11 test sự tăng trưởng có sự khác biêt
rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P< 0.05, vì có t tính= từ 2.051 – 7.927>
t0.05=1.96 và có 3/11 (test cân nă ̣ng, chỉ số Quetelet, lực bóp tay thuâ ̣n) sự tăng
trưởng không có sự khác biê ̣t rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P> 0.05,
vì có ttính= từ 0.696 – 1.843< t0.05=1.96.
► Nhóm Thực nghiê ̣m chiếm ưu thế hơn so với nhóm Đối chứng.
Đối với Nam sau học kỳ II:
Kết quả so sánh các chỉ số về hình thái, chức năng và thể lực giữa hai nhóm
Nam Thực nghiê ̣m và Nam Đối chứng sau học kỳ II được trình bày tại bảng 3.22
75

Kết quả tại bảng 3.22 cho thấy có tới 10/11 test có sự tăng trưởng có sự khác
biêt rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P< 0.05, vì có t tính= từ 2.452 –
9.753> t0.05=1.96 và có 1/11 (test cân nă ̣ng) sự tăng trưởng không có sự khác biê ̣t rõ
rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P> 0.05, vì có ttính= 0.293< t0.05=1.96.
► Nhóm Thực nghiê ̣m chiếm ưu thế hơn so với nhóm Đối chứng.
Đối với Nữ sau học kỳ II:
Kết quả so sánh các chỉ số về hình thái, chức năng và thể lực giữa hai nhóm
Nam Thực nghiê ̣m và Nam Đối chứng sau học kỳ II được trình bày tại bảng 3.23
76

Từ kết quả tại bảng 3.23 cho thấy tất cả các test đều sự tăng trưởng có sự
khác biêt rõ rê ̣t, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P< 0.05, vì có t tính= từ 3.149
– 13.616> t0.05=1.96
► Nhóm Thực nghiê ̣m hoàn toàn chiếm ưu thế so với nhóm Đối chứng.
Điều này chứng tỏ việc học tập TDTT theo chương trình Karatedo tự chọn,
ngoại khóa có hiệu quả và nâng cao tố chất thể lực cho học sinh.
Để thấy rõ và cụ thể hơn về sự khác biệt giữa hai nhóm, chúng tôi tổng hợp
sự tăng tiến về chỉ số hình thái chức năng và thể lực qua 1 năm học tập chương trình
giảng dạy môn Karatedo của học sinh Nam, Nữ lớp 7 và 8 Trường THCS Bình An -
Quận 2.TP. HCM được trình bày ở bảng 3.24 và 3.25
77

Bảng 3.24: Kết quả thống kê nhịp tăng trưởng các chỉ số về hình thái,
chức năng và thể lực của Nam học sinh lớp 7, 8 nhóm Thực nghiệm và nhóm
Đối chứng sau 1 năm ứng dụng thực nghiệm
Nhịp tăng trưỡng (W%)
Chỉ tiêu về hình thái,
Sau HK I Sau HK II Sau 1 năm
chức năng và thể lực
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
Chiều cao (cm) 1.16% 1.04% 2.84% 2.44% 4.00% 3.48%
Cân nặng (kg) 3.61% 4.90% 8.94% 10.37% 12.55% 15.27%
Chỉ số Quetelet (g/cm) 2.44% 3.86% 6.08% 7.93% 8.52% 11.79%
Công năng tim (HW) 11.41% 7.13% 38.07% 15.40% 49.48% 22.53%
Dẻo gập thân (cm) 11.93% 5.77% 24.07% 12.15% 36.00% 17.92%
Lực bóp tay thuận ( kg) 18.92% 14.16% 33.23% 25.23% 52.15% 39.39%
Nằm ngửa gập bụng (lần) 37.57% 25.64% 58.20% 47.38% 95.77% 73.02%
Bật xa tại chỗ (cm) 4.31% 3.06% 9.77% 5.75% 14.08% 8.81%
Chạy 30m XPC ( giây) 10.86% 9.04% 22.84% 13.50% 33.70% 22.54%
Chạy con thoi 4x10m
6.63% 5.22% 11.89% 6.77% 18.52% 11.99%
(giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 10.71% 8.01% 16.40% 11.09% 27.11% 19.10%

Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của 2 nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng của học sinh Nam sau một năm Thực nghiệm, có thể biểu thị
qua các biểu đồ 3.9 và 3.10
78

Bảng 3.25: Kết quả thống kê nhịp tăng trưởng các chỉ số về hình thái,
chức năng và thể lực của Nữ học sinh lớp 7, 8 nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối
chứng sau 1 năm ứng dụng thực nghiệm.
Nhịp tăng trưỡng (W%)
Chỉ tiêu về hình thái,
Sau HK I Sau HK II Sau 1 năm
chức năng và thể lực
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
Chiều cao (cm) 1.48% 1.21% 2.89% 2.33% 4.37% 3.54%
Cân nặng (kg) 4.84% 3.62% 9.59% 7.28% 14.43% 10.90%
Chỉ số Quetelet (g/cm) 3.36% 2.41% 6.70% 4.95% 10.06% 7.36%
Công năng tim (HW) 12.5% 5.45% 38.59% 13.27% 51.17% 18.72%
Dẻo gập thân (cm) 17.9% 7.04% 28.96% 14.36% 46.90% 21.40%
Lực bóp tay thuận ( kg) 10.2% 8.39% 21.14% 17.14% 31.39% 25.53%
Nằm ngửa gập bụng (lần) 23.4% 17.2% 39.26% 29.04% 62.69% 46.32%
Bật xa tại chỗ (cm) 3.48% 2.21% 9.22% 5.70% 12.70% 7.91%
Chạy 30m XPC ( giây) 12.1% 7.53% 23.04% 13.13% 35.22% 20.66%
Chạy con thoi 4x10m
6.97% 3.87% 14.62% 8.03% 21.59% 11.90%
(giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 9.93% 4.23% 16.96% 11.26% 26.89% 15.49%

Để minh họa cho sự khác biệt về mức độ tăng trưởng của 2 nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng của học sinh Nữ sau một năm Thực nghiệm, có thể biểu thị
qua các biểu đồ 3.11 và 3.12

Qua bảng 3.24 và 3.25 đánh giá sự tăng tiến về các chỉ số hình thái, chức
năng và thể lực qua 1 năm học tập môn tự chọn Karatedo chúng tôi có nhận xét sau:
79

Từ kết quả thực nghiệm thu được cho thấy ở tất cả các chỉ số về hình thái:
chiều cao, cân nặng và chỉ số Quetelet; Chức năng: công năng tim; Các tố chất thể
lực: dẻo gập thân, lực bóp thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m
XPC, chạy con thoi 4x10m và chạy tùy sức của nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối
chứng điều có sự tăng trưởng khác biệt rõ rệt (P<0.001). Điều này chứng tỏ việc
học tập TDTT theo chương trình Karatedo tự chọn có hiệu quả và nâng cao tố chất
thể lực cho học sinh.
3.3.5. So sánh với “Bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên”
Để kiểm chứng lại kết quả thu được qua viêc̣ ứng dụng chương trình mới là
môn võ Karatedo trên nhóm Thực nghiê ̣m và chương trình học môn Bóng đá củ trên
nhóm Đối chúng. Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình của nhóm Thực
nghiệm và nhóm Đối chứng với “Bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh
viên” quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày
18/09/2008 [5]. Kết quả so sánh được trình bày trên bảng 3.26, 3.27

Thông qua bảng 3.26, 3.27 có thể nhận thấy: Trước thực nghiệm, nhóm Thực
nghiệm và nhóm Đối chứng học sinh lớp 7, 8 Trường THCS Bình An - Quận 2 -
80

TP. HCM đa số các chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với tiêu chuẩn
thể lực của học sinh lứa tuổi 12 – 13 . Có nhiều chỉ số thu được có giá trị t tính< tbảng
với độ tin cậy P>0.05.
Sau 1 năm thực nghiệm tập luyện môn võ Karatedo, trình độ thể lực của các
em học sinh nhóm Thực nghiệm của Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM
đều được cải thiện, thành tích tăng lên mức tốt và khá ở tất cả các Test kiểm tra. Sự
khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị ttính với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất
P<0.05 và P<0.001.
Thống kê kết quả học sinh nhóm Thực nghiệm – nhóm Đối chứng trước và
sau thực nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bô GD&ĐT được trình bày cụ
thể tại bảng 3.28, 3.29 dưới đây:

So với tiêu chuẩn thể lực của Bô ̣, kết quả so sánh tại bảng 3.28, 3.29 có thể
nhận thấy: nhóm Thực nghiệm sau 1 năm học tự chọn và ngoại khóa môn Karatedo,
thành tích đạt được ở các test cả Nam và Nữ điều ở mức Tốt và Đạt cao hơn so với
81

nhóm Đối chứng về hình thái, chức năng. Đă ̣c biê ̣t là các chỉ số về các tố chức thể
lực, nhóm Thực nghiê ̣m cao hơn nhóm Đối chứng khi so sánh giá trị trung bình
giữa 2 nhóm. Đều đó cho thấy chương trình thực nghiê ̣m môn võ Karatedo có tác
đô ̣ng tốt hơn đến các tố chức thể lực của học sinh so với chương trình môn Bóng đá
(mô ̣t trong những môn trong chương trình tự chọn của Bô ̣ GD&ĐT).
Đến đây, chúng tôi có thể khẳng định chương trình tập luyện môn võ
Karatedo vào giờ TD tự chọn, ngoại khóa đã chứng tỏ tính hiệu quả cao, có thể ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường.
3.3.6. Kiểm nghiệm về mức độ hài lòng của học sinh sau thực nghiệm
Để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và kết quả của chương trình
giảng dạy môn thể thao tự chọn, ngoại khóa, đặc biệt là môn võ Karatedo đã ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất của học sinh Trường THCS Bình An -
Quận 2 - TP. HCM. Chúng tôi tiến hành gửi phiếu điều tra tới những em học sinh
trong nhóm Thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.30

Qua bảng 3.30 cho thấy, chương trình Thực nghiệm môn võ Karatedo đã
khẳng định rõ vai trò và sự phù hợp của môn TD tự chọn, ngoại khóa đối với sự
82

phát triển thể chất của các em học sinh Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.
HCM
Thể chất của các em tiến bộ rõ rệt. Có đến 86.36% ý kiến đánh giá các em rất
thích tập luyện môn võ Karatedo, chương trình giảng dạy hấp dẫn và lôi cuốn.
Thông qua việc tập luyện môn Karatedo, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức của
các em được rèn luyện và nâng cao.
Việc tập luyện môn Karatedo không ảnh hưởng đến việc học tập của các em
tại trường.
Hầu hết các em đều mong muốn tiếp tục được tập luyện môn võ Karatedo
thường xuyên và ở những trình độ cao hơn chiếm 86.36%. Với 13.64% ý kiến trả
lời là bình thường và không muốn tiếp tục tập luyện thêm, trong số này đa số đều
trả lời không muốn tiếp tục vì những nguyên nhân khách quan như: không thu xếp
được thời gian tập luyện, đi học thêm, các địa điểm tập xa chổ ở, tình hình hiện tại
chưa cho phép…
Đến đây, có thể kết luận về tính hiệu quả của chương trình giảng dạy tự
chọn, ngoại khóa môn võ Karatedo đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất
của học sinh Trường THCS Bình An - Quận 2.TP. HCM

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
83

4.1. Bàn luâ ̣n về đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn TD tại Trường
THCS Bình An giai đoạn 2008 – 2012.
Quâ ̣n 2 là mô ̣t quâ ̣n đang trên đà phát triển đô thị hóa nhanh nhất so với tất
cả các Quâ ̣n – Huyê ̣n Thành phố hiê ̣n nay. Với rất nhiều công trình lớn như Đại lô ̣
Đông tây, Hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2... bên cạnh đó còn có các công trình
trọng điểm đang được khởi công xây dựng như khu Đô thị mới Thủ Thiêm, dự án
Đảo Kim Cương, khu liên hiê ̣p Thể thao Rạch Chiếc... Tất cả những công trình ấy
đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, chính trị, nâng cao chất lượng cuô ̣c sống cho
người dân Quâ ̣n 2 nói riêng và cả nước nói chung, đưa quâ ̣n từng bước tiến lên công
nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi lớn ấy vẫn còn mô ̣t số vấn đề hạn chế về
giáo dục cần được quan tâm nghiên cứu, sửa đổi chương trình cũng như phương
pháp giảng dạy nhằm phù hợp với thực tiễn đào tạo ở địa phương trong đó có môn
GDTC tại Trường THCS Bình An và trong toàn Quâ ̣n 2.
4.1.1. Bàn luận về thực trạng giờ GDTC tại Trường THCS Bình An - Quận 2 -
TP.HCM
Trong những năm vừa qua, môn GDTC phải học theo chương trình khung
của Bô ̣ với rất nhiều môn học nhưng số tiết cho mô ̣t nô ̣i dung thì rất ít: Lý thuyết cả
năm chỉ 2/70 tiết, đô ̣i hình đô ̣i ngũ 6/70 tiết; bài thể dục 6/70 tiết; chạy ngắn 10/70
tiết; chạy bền 6/70 tiết; nhảy cao, nhảy xa 14/70 tiết; đá cầu 6/70 tiết; thể thao tự
chọn 12/70 tiết; ôn tâ ̣p kiểm tra RLTT 8/70 tiết, với nội dung và sự sắp xếp thời
lượng chương trình như vâ ̣y là chưa hợp lý, lă ̣p đi lă ̣p lại, năm này qua năm khác
làm cho các em rất nhàm chán, các em tâ ̣p chỉ mang tính chất đối phó với giáo viên,
không hứng thứ, không nhâ ̣n thức được là mình tâ ̣p để nâng cao thể chất, tăng
cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, Ban giám hiê ̣u cùng với tổ Thể dục đã xây dựng lại cấu trúc
chương trình, cho phù hợp hơn với thực tế của trường để nâng cao sức khỏe cho học
sinh ví như tăng thêm số tiết từ 12 lên 20 tiết trong nô ̣i dung tự chọn giảm phần đô ̣i
hình đô ̣i ngũ (nô ̣i dung này đã học rất nhiều ở cấp Tiểu học, lớp 6 tiếp tục học),
84

giảm bớt số giờ ôn tâ ̣p nô ̣i dung RLTT, mà thay vào đó là lồng ghép vào các nô ̣i
dung khác nhằm làm phong phú hơn nô ̣i dung trong các tiết học, hơn nữa nô ̣i dung
RLTT phải tâ ̣p luyê ̣n và duy trì thường xuyên trong mô ̣t thời gian dài thì cuối năm
kiểm tra mới có kết quả tốt được.
Tuy môn tự chọn, ngoại khóa đã tăng lên với số tiết là 20 tiết nhưng cũng
còn quá ít và nhà trường chỉ áp dụng giảng dạy môn Bóng đá, nên phần nào cũng
bất hợp lý với các em Nữ vì đa số các em điều ngại tiếp xúc với trái bóng.
4.1.2. Bàn luận về công tác GDTC Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn 2008 – 2012, bô ̣ môn GDTC của
trường tuy đã được sự quan tâm của Ban giám hiê ̣u nhưng bên cạnh đó những điều
kiê ̣n giảng dạy vẫn chưa được đảm bảo. Vì thể chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa
có tác dụng rèn luyê ̣n, nâng cao thể lực và sức khỏe cho học sinh tại trường.
Bô ̣ môn GDTC của trường vẫn áp dụng theo chương trình khung của Bô ̣
GD&ĐT quy định, chưa có tính nâng cao trong viê ̣c mở rô ̣ng các nô ̣i dung tâ ̣p
luyê ̣n, cũng như các môn thể thao cho chương trình tự chọn còn quá ít và chưa
chuẩn hóa. Do vậy hiê ̣u quả giảng dạy và kết quả tập luyện của học sinh chưa cao.
Sau khi học xong nô ̣i dung môn tự chọn, thể lực, sức khỏe học sinh tăng không
đáng kể. Giờ học ít hấp dẫn, ít lôi cuốn để giúp học sinh tiếp tục tự tâ ̣p, tự rèn luyê ̣n
ở nhà. Điểm đánh giá kết thúc học kỳ và kết quả kiểm tra RLTT cuối năm có tỉ lê ̣
học sinh chưa đạt vẫn còn cao.
Tiến hành điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể dục và thể thao
tự chọn, ngoại khóa tại trường, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
 Về đội ngũ giáo viên, học sinh.
Trong từng năm học, nhà trường luôn tạo điều kiê ̣n nâng cao chất lượng,
trình đô ̣ chuyên môn cho giáo viên. Tuy nhiên, số lượng học sinh ngày càng tăng
bên cạnh đó số lượng Giáo viên môn GDTC vẫn còn mỏng, năm học 2011 – 2012
có tỉ lê ̣ 479 học sinh/giáo viên. Vì thế chưa thể đáp ứng được công tác giảng dạy
mô ̣t cách tốt nhất.
 Về cơ sở vật chất.
85

Bô ̣ môn GDTC tuy được Ban giám hiê ̣u quan tâm nhưng bên cạnh đó do
điều khiê ̣n sân bãi tâ ̣p luyê ̣n cho mô ̣t số môn không đảm bảo, sân trường quá tải
không đủ diê ̣n tích cho các lớp học cùng mô ̣t lúc nên phạm vi hoạt đô ̣ng của các em
trong giờ thể dục rất hạn chế. Đa số các giờ học thể dục đều học ngoài trời nên mỗi
khi trời mưa các em không thể học được, nhà đa năng mô ̣t lúc không thể chứa nhiều
lớp. Bên cạnh đó cơ sở vâ ̣t chất phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn còn hạn chế,
chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tâ ̣p luyê ̣n của các em trong giờ học.
 Về chương trình và nội dung giảng dạy.
Nhìn chung, Bộ môn GDTC của trường vẫn chỉ vận dụng cứng nhắc theo
phân phối chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định, chưa có tính nâng cao
trong viê ̣c mở rô ̣ng các nô ̣i dung tâ ̣p luyê ̣n, cũng như các môn thể thao cho chương
trình tự chọn còn quá ít và chưa được chuẩn hóa (Bơi, Đá cầu, Bóng đá, Bóng
chuyền). Vì vậy, hiệu quả của công tác GDTC vẫn chưa cao. Kết quả kiểm tra, đánh
giá thể lực học sinh cuối năm theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT
còn thấp.
 Thể lực của học sinh.
Qua kết quả thống kê về thể lực của các em học sinh khối 7, khối 8 từ năm
học 2009 – 2012 chúng tôi nhâ ̣n thấy tỉ lê ̣ các tố chất thể lực của các em học sinh
Nam, Nữ của khối lớp 7 và lớp 8 nhà trường có tỷ lệ “Tốt” vẫn còn rất thấp và tỉ lê ̣
“Chưa đạt” chiếm rất cao. Điều đó cho thấy thể lực của học sinh còn yếu chương
trình GDTC tại trường chưa hiê ̣u quả, chưa có tác dụng đến viêc̣ phát triển thể lực
của học sinh.

4.2. Bàn luâ ̣n về xây dựng chương trình và ứng dụng thực nghiệm
chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ học TD tự chọn, ngoại khóa
năm học 2012 - 2013.
4.2.1. Bàn luận về viê ̣c lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình giảng
dạy môn thể thao tự chọn.
86

Song song với sự phát triển về cơ sở hạ tầng thì viê ̣c đòi hỏi có mô ̣t nguồn
lực về con người đủ sức, đủ tài để gánh vác những vị trí quan trọng đang là vấn đề
then chốt hành đầu tại địa phương. Chính vì vâ ̣y viê ̣c nâng cao trình đô ̣ về chuyên
môn cho Cán bô ̣, Công nhân Viên chức trong toàn quâ ̣n đang được khuyến khích và
đầu tư thích đáng. Bản thân là giáo viên Thể dục đang công tác tại Trường THCS
Bình An - Quận 2 - TP.HCM, HLV chuyên ngành Karatedo trường ĐH TDTT TP.
HCM. Trong phạm vi hẹp là ở trường học, chúng tôi cũng mong muốn được nghiên
cứu, xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp và hiê ̣u quả nhất đối với sự phát
triển thể chất của thế hê ̣ trẻ, những người là chủ nhân tương lai của Quâ ̣n nhà.
Việc xây dựng chương trình được thực hiện trên cơ sở qui định theo phân
phối chương trình GDTC của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên dựa vào thực tế của trường,
và được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, bộ môn GDTC quyết định tổ
chức cho học sinh tập luyện môn Karatedo 20 tiết tự chọn và 40 tiết ngoại khóa
được chia làm 2 học kỳ trong năm học nhằm nâng cao sức khỏe và giúp học sinh có
điều kiện lựa chọn và học tập môn thể thao mà mình yêu thích.
Sau khi kết thúc chương trình học chính khóa những học sinh nào yêu thích
và có năng khiếu với môn võ Karatedo có thể đăng ký học tiếp tục tại Câu lạc bộ
của Trường và Trung tâm TDTT Quận 2 vào các buổi tối đồng thời được dự thi lên
đai vàng và các đai tiếp theo theo chương trình của Hội Karatedo TP. HCM và tham
gia các giải đấu cấp Quận và cấp Thành phố.
Đây chính là một hướng mới tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn thể thao
tự chọn, ngoại khóa này tại các Trường Cấp I; Cấp II; Cấp III... trên địa bàn các
Quận phát triển và đây chính là tiền đề để phát triển xã hội hóa thể thao, TDTT
trường học, TDTT phong trào và Thể Thao thành tích cao đối với môn Karatedo.
Kế hoạch, nội dung, bảng phân phối chương trình giảng dạy môn Karatedo
chúng tôi nghiên cứu đã được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường cho thực
nghiệm và kiểm chứng trên đối tượng học sinh Nam, Nữ khối lớp 7 và lớp 8 của
trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM, nhằm xác định tính hiệu quả của
chương trình mà chúng tôi nghiên cứu và biên soạn.
87

Việc áp dụng chương trình giảng dạy môn tự chọn, ngoại khóa Karatedo gặp
nhiều thuận lợi do:
+ Học tập môn võ Karatedo không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, ít tốn kém
về dụng cụ tập luyện, không đòi hỏi về sân bãi rộng lớn...
+ Việc giảng dạy môn Karatedo phù hợp với trình độ chuyên môn của Giáo
viên chuyên ngành huấn luyện Karatedo hiện có tại nhà trường.
+ Tìm kiếm nguồn VĐV tại chỗ cho Trường, cho Quận để tham gia các giải
thi đấu học sinh, hội khỏe phù đổng...
+ Môn Karatedo đã có chương trình chung thống nhất các hệ thống kỹ thuật,
quyền, đối luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Môn võ Karatedo bao
gồm đầy đủ các tư thế phát triển toàn diện các tố chất thể lực của cơ thể. Rèn luyện
đức, trí, thể, mỹ. Đây là hình thức học tập kết hợp với vui chơi giải trí tạo điều kiện
cho học sinh tiếp cận với môn thể thao Quốc tế mang tính hiện đại và thực dụng
cao.
4.2.2. Bàn luận về viê ̣c nghiên cứu xây dựng chương trình, ứng dụng thực
nghiệm giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ học TD tự chọn, ngoại khóa
Từ những khảo sát thực trạng giờ GDTC tại trường, chúng tôi tiến hành xây
dựng nô ̣i dung chương trình giảng dạy cơ bản môn Karatedo vào giờ tự chọn và
ngoại khóa cho học sinh khối lớp 7 và 8 tại trường. Nô ̣i dung môn học có đầy đủ lý
thuyết, thực hành, đảm bảo về yêu cầu về chương trình giảng dạy môn Karatedo do
Hô ̣i Karatedo TP HCM quy định.
Trong các bài tâ ̣p khác nhau, đô ̣ng tác của mỗi bô ̣ phâ ̣n cơ thể có những đă ̣c
tính khác nhau về hình dáng bên ngoài, tốc đô ̣ chuyển đô ̣ng, lực, thời gian kéo dài.
Chính vì vâ ̣y, cấu trúc của kỹ thuâ ̣t bài tâ ̣p là mối liên quan lẫn nhau có tính quy
luâ ̣t và tương đối ổn định của tất cả những yếu tố, là khâu tạo nên đô ̣ng tác như mô ̣t
thể hoàn chỉnh, thống nhất. Cấu trúc chuyển đô ̣ng của đô ̣ng tác thể hiê ̣n những đă ̣c
tính không gian, thời gian của đô ̣ng tác. Cấu trúc về lực thể hiê ̣n lực của đô ̣ng tác.
Cấu trúc nhịp điê ̣u thể hiê ̣n tổng hợp các đă ̣c tính không gian, thời gian và lực của
đô ̣ng tác.
88

Qua tham khảo các tài liê ̣u chuyên môn, các giáo án, chương trình huấn
luyê ̣n môn Karatedo của Hô ̣i Karatedo TP HCM làm cơ sở để chúng tôi lựa chọn và
xác định nô ̣i dung giảng dạy môn Karatedo cho học sinh các trường trên địa bàn
quâ ̣n bao gồm:
+ Lý thuyết môn Karatedo
+ Các bài tâ ̣p kỹ thuâ ̣t cơ bản
+ Hê ̣ thống các bài đối luyê ̣n
+ Mô ̣t số bài quyền
+ Những bài tâ ̣p thể lực chung và chuyên môn
Để đưa môn Karatedo là môn thể thao tự chọn vào chương trình GDTC tại
trường và thu được kết quả cao, chúng tôi phỏng vấn với mục đích lựa chọn bài tâ ̣p
có nô ̣i dung phù hợp, nhằm phát triển thể chất cho học sinh. Đề tài tiến hành phỏng
vấn mô ̣t số Huấn luyê ̣n viên Karatedo trên địa bàn TP HCM, giáo viên Bô ̣ môn Võ
trường ĐH TDTT TP HCM.
Chương trình học giảng dạy môn Karatedo trong giờ thể dục tự chọn tại
Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM đảm bảo đầy đủ nô ̣i dung thực hành:
Kỹ thuâ ̣t, Quyền, Đối luyê ̣n ngoài ra còn có các bài tâ ̣p bổ trợ nhằm phát triển toàn
diê ̣n thể chất cho các em.
Việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Karatedo cho học
sinh Nam, Nữ lớp 7, lớp 8 của trường được tổ chức có khoa học, có hệ thống về
thời gian hàng buổi, hàng tuần và cả năm học 2012 - 2013 theo hai học kỳ trong các
giờ học TD tự chọn của học sinh và ngoại khóa tại trường.
4.3. Bàn luâ ̣n về đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm chương trình
giảng dạy môn Karatedo với học sinh Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.
HCM.
4.3.1. Bàn luận về kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiê ̣m.
Từ kết quả thu được về thể lực của các em học sinh tại trường và so sánh với
6 chỉ tiêu thể lực của Bô ̣ GD&ĐT cho thấy hầu hết các chỉ tiêu có tỉ lê ̣ học sinh
“Chưa đạt” chiếm tỉ lê ̣ rất cao, tỉ lê ̣ “Đạt” chiếm ít và rất ít em đạt “Tốt”.
89

Với những kết quả thu được ban đầu, chúng tôi nhâ ̣n thấy rằng thực trạng về
thể chất của học sinh khối 7, khối 8, Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM
đa số ở mức đô ̣ Trung bình và dưới Trung bình so với chỉ tiêu đánh giá thể lực của
học sinh Viê ̣t Nam lứa tuổi 12 – 13. Thông qua số liê ̣u thống kê về các test kiểm tra
thể lực sau mỗi năm học chúng tôi cũng nhâ ̣n thấy chương trình môn GDTC hiê ̣n tại
chưa mang lại sự chuẩn bị tốt về thể lực cho các em.
4.3.2. Bàn luận về kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiê ̣m.
Để xác định tính hiê ̣u quả của viê ̣c đưa môn Karatedo vào giảng dạy tự chọn
và ngoại khóa có tác dụng phát triển đến thể chất của các em học sinh tại trường hay
không? Đề tài đã tiến hành tổ chức thực nghiê ̣m, tiếp đến tiến hành kiểm tra lấy số
liê ̣u, tính toán, sau đó thực hiê ̣n: so sánh dọc và so sánh ngang các giá trị trung bình
về kết quả kiểm tra các test giữa hai nhóm Thực nghiê ̣m và Đối chứng, đánh giá
nhịp tăng trưởng để xác định mô ̣t cách chính xác sự phát triển các tố chất thể lực
của học sinh thông qua viê ̣c luyê ̣n tâ ̣p môn Karatedo tự chọn và ngoại khóa so với
chương trình giảng dạy môn Bóng đá đang được áp dụng tại trường.
Cuối cùng là thống kê kết quả sau khi so sánh thành tích các em học sinh hai
nhóm Thực nghiê ̣m và Đối chứng để đưa ra số liê ̣u thống kê cụ thể.
Hầu hết các chỉ số thu được qua kiểm tra có t tính > tbảng . Có sự khác biê ̣t các
chỉ số về hình thái, chức năng, thể lực là rõ rê ̣t và rất cao, có ý nghĩa vối P<0.05.
Điều đó cho thấy nhóm Thực nghiê ̣m và nhóm Đối chứng sau thời gian áp dụng
chương trình thực nghiê ̣m thì hiê ̣u quả về phát triển thể chất của nhóm Thực nghiê ̣m
là cao hơn nhóm đối chứng.
Kết quả nghiên cứu về nhịp tăng trưởng về các chỉ số hình thái, chức năng và
thể lực của học sinh nhóm Thực nghiệm thể hiê ̣n sự tăng trưởng cao hơn so Nhóm
đối chứng. Điều này cho thấy mức đô ̣ phát triển thể lực của nhóm Thực nghiệm tốt
hơn nhóm Đối chứng.
Thông qua kết quả so sánh với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD &
ĐT đưa ra về thể chất Nam, Nữ học sinh lứa tuổi 12, 13 năm 2008. Thành tích ở các
90

Test kiểm tra tăng lên mức “Tốt và Đạt”. Điều đó thể hiện tính hợp lý của chương
trình giảng dạy môn tự chọn, ngoại khóa Karatedo tại trường.
4.3.3. Bàn luận về kiểm nghiê ̣m mức độ hài lòng của học sinh sau thực
nghiê ̣m.
Ở nhóm Đối chứng đa phần các em tâ ̣p môn Bóng đá vào giờ thể dục tự chọn
và giờ ngoại khóa tại trường thì các em mới tâ ̣p với nhau được, trong khi ở các em
nhóm Thực nghiê ̣m ngoài các giờ học trên các em còn tự tâ ̣p luyê ̣n thêm với anh,
chị em ở nhà rất dễ dàng.
Nhờ tổ chức tâ ̣p luyê ̣n chu đáo và khoa học, chương trình thực nghiê ̣m môn
Karatedo của nhóm Thực nghiê ̣m diễn ra thuâ ̣n lợi và đúng kế hoạch đề ra. Các em
rất hăng say tâ ̣p luyê ̣n với ý thức tự giác rất cao, thể lực của các em được nâng lên
rõ rê ̣t, giờ thể dục không còn đơn điê ̣u, nhàm chán nữa. Từ mô ̣t trường sân bãi còn
hạn chế, nay được xây dựng phong trào tâ ̣p luyê ̣n Karatedo vào giờ tự chọn, ngoại
khóa với thời gian phù hợp nhằm phát triển thể lực cho các em học sinh trong
trường.
Tóm lại, chương trình giảng dạy môn Karatedo với mục đích chính là phát
triển thể lực cho học sinh của trường ngoài ra còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân
cách và giúp các em có cái nhìn nhâ ̣n đúng hơn về giờ học thể dục. Mă ̣c khác
chương trình còn giúp giải quyết vấn đề nan giải về điều kiê ̣n sân bãi tâ ̣p luyê ̣n của
trường. Đối với các giáo viên thể dục, thông qua hiê ̣u quả của môn Karatedo cũng
rút ra kinh nghiê ̣m để dạy chương trình chính khóa, ngoại khóa, xây dựng phong
trào tâ ̣p luyê ̣n TDTT trở thành nề nếp và lành mạnh.
Qua thống kê viê ̣c tổng hợp phiếu điều tra mức đô ̣ hài lòng của nhóm Thực
nghiê ̣m, môn Karatedo đã khẳng định vai rõ trò và sự phù hợp của môn thể dục tự
chọn đối với sự phát triển thể lực của các em học sinh Trường THCS Bình An -
Quận 2 - TP. HCM. Hầu hết các em đều mong muốn được tiếp tục tâ ̣p luyên môn
Karetedo thường xuyên và ở những trình đô ̣ cao hơn. Điều này chứng tỏ chương
trình tâ ̣p luyê ̣n môn Karatedo tự chọn có tính hiê ̣u quả cao, nên tiếp tục duy trì và
ứng dụng vào thực tiễn tại trường cũng như các trường khác.
91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Thực trạng về công tác GDTC tại Trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.
HCM vẫn còn nhiều vấn đề bất câ ̣p và thiếu khoa học, cơ sở hạ tầng phục vụ cho
công tác GDTC tại trường còn thiếu, chưa đảm bảo và chưa thích hợp với mô ̣t số
môn như nhảy xa thì thiếu hố cát, thiếu nê ̣m.., chạy thì thiếu bàn đạp, đường chạy
92

không đủ cự ly…, sân bãi hẹp trong khi có 2 – 3 lớp cùng học mô ̣t giờ. Số lượng
học sinh rất đô ̣ng trong khi đó số Giáo viên rất ít (479 học sinh/giáo viên), viê ̣c dạy
và học đều theo chương trình cứng nhắc của Bô ̣ quy định, làm cho các em gò bó,
nhàm chán, đa số các em chỉ học chủ yếu cho có lê ̣, không hề hứng thú. Bên cạnh
đó giờ tự chọn chưa mang lại sự hứng thú và đam mê cho các em học sinh vì môn
tự chọn vẩn phải học theo những môn mà Bô ̣ quy định (Đá cầu, Bơi, Bóng chuyền,
Bóng đá).
2. Từ thực tiễn cần phát triển về thể chất lâu dài cho thế hê ̣ trẻ của Quâ ̣n, đề
tài đã xây dựng mô ̣t chương trình tự chọn môn Karatedo phù hợp với lứa tuổi học
sinh bao gồm: phần lý thuyết môn võ Karatedo; phần thực hành gồm: Các kỹ thuâ ̣t
cơ bản, hê ̣ thống các đòn Đối luyê ̣n, Quyền pháp, các bô ̣ tấn pháp, thủ pháp, cước
pháp đều được giảng dạy đầy đủ, ngoài ra còn có mô ̣t số bài tâ ̣p bổ trợ về sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẽo, khéo léo,… phù hợp với viê ̣c phát
triển thể chất toàn diê ̣n của các em. Viê ̣c ứng dụng chương trình giảng dạy thực
nghiê ̣m mới vào giờ thể thao tự chọn đã nhâ ̣n được sự ủng hô ̣ nhiê ̣t tình của Ban
giám hiê ̣u cùng với sự hưởng ứng tâ ̣p luyê ̣n tích cực từ phía các em học sinh,
chương trình đã tạo ra mô ̣t môi trường học tâ ̣p mới, mô ̣t sân chơi mới năng đô ̣ng và
tích cực hơn.
3. Từ kết quả thực nghiê ̣m cho thấy chương trình mới xây dựng của đề tài đã
mang lại hiệu quả phát triển thể lực toàn diê ̣n cho học sinh hơn so với chương trình
cũ đang giảng dạy tại trường. Ở hầu hết các chỉ số về thể lực ở nhóm Thực nghiê ̣m
đều có sự tăng tiến hơn so với nhóm Đối chứng. Số học sinh “Tốt” và “Đạt”chiếm tỉ
lê ̣ khá cao so với trước thực nghiê ̣m. Không có em nào “Chưa đạt” so với tiêu
chuẩn đánh giá thể lực của Bô ̣ GD&ĐT ban hành năm 2008. Ngoài ra các em rất
say mê, hứng thú tâ ̣p luyê ̣n và muốn được tiếp tục tâ ̣p luyê ̣n ở mức đô ̣ cao hơn tại
các CLB Karatedo trên địa bàn quâ ̣n.
Kiến nghị:
Từ những kết luâ ̣n của đề tài, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:
93

1. Đề nghị bộ môn GDTC ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy
môn Karatedo vào giờ tự chọn, ngoại khóa đã xây dựng của đề tài vào thực tiễn
giảng dạy cho học sinh trường THCS Bình An - Quận 2 - TP. HCM trong năm học
mới.
2. Cần thí điểm chương trình mới nghiên cứu trên diê ̣n rô ̣ng, chuyển phạm vi
nghiên cứu của đề tài sang các hướng nghiên cứu khác sâu hơn, nhằm xây dựng hệ
thống GDTC toàn diện cho học sinh các cấp.
3. Đề nghị Phòng GD&ĐT Quận 2, Trung tâm TDTT Quận 2, nhà trường
quan tâm hơn nữa đến công tác GDTC tại trường THCS Bình An - Quận 2 - TP.
HCM cũng như các Trường khác trên địa bàn Quận. Nhà trường tạo điều kiện cho
giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất để có thể
phát triển nhiều môn thể thao khác tại trường mà các em ưa thích. Cần tổ chức các
giải thi đấu cho học sinh nhằm kích thích các em tham gia tập luyện nâng cao
sức khỏe, hướng đến tham gia thi đấu có thành tích, giảm bớt những tiêu cực
trong xã hội, đồng thời tạo sân chơi, môi trường giao lưu lành mạnh cho các
em.

You might also like