Luận văn Hồ Văn Cường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 105

1

PHẦN MỞ ĐẦU

TDTT ra đời và phát triển theo nhịp tiến của xã hội loài người. TDTT
là bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện
cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng
cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh họat văn hóa và giáo
dục con người phát triển cân đối hợp lý [59]. Ở thế kỷ 21 khi chúng ta bước
vào nền kinh tế tri thức mà tài nguyên được khai thác để đạt hiệu suất kinh tế
cao nhất, đồng thời chính đối tượng khai thác con người cũng được phát triển
hoàn thiện hơn. Với sự phát triển của đất nước ta hiện nay về mọi mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, thể thao và du lịch… thì yếu tố con người cần được chú
trọng, đầu tư đúng mực, cần xây dựng, phát triển con người như theo lời của
Bác Hồ đã dạy phải hội đủ trí dục, đức dục và thể dục, tức là con người vừa
giỏi về trí tuệ, vừa có tư cách phẩm chất đạo đức tốt đồng thời phải có sức
khỏe.
Đối với TDTT trường học thì GDTC là một trong những phương cách
hữu hiệu để tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách, và
trang bị những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết cho mỗi cá nhân
trong sinh hoạt, lao động sản xuất, sẵn sàngchiến đấu bảo vệ lãnh thổ, góp
phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh một xã hội văn
minh có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Do những điều kiện thuận lợi và đặc trưng của ngành giáo dục và đào
tạo (giáo dục tập trung, có hệ thống, thời gian dài…) GDTC trong nhà trường
các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then chốt trong sự nghiệp phát triển
TDTT của cả nước. Chính vì vậy công tác GDTC đã được Đảng và Chính phủ
đặc biệt quan tâm và sớm quyết định đưa vào chương trình giảng dạy trong
nhà trường các cấp từ 1957 nhằm giáo dục, đào tạo những lớp người phát
2

triển toàn diện [66]. Vấn đề này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Sự cường tráng về thể lực là nhu cầu của bản
thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã
hội. Chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của các cấp, các ngành,
đoàn thể và toàn xã hội”.
Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta qua lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
(vào tháng 3 năm 1946) của Người:
“…Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi
một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người
dân yêu nước.
Dân cường thì nước thịnh.Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể
dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập.” [31]
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng hình thái, thể lực của học
sinh, sinh viên nước ta còn chậm phát triển, chất lượng học tập còn hạn chế so
với một số nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới.Điều này
đã thôi thúc các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam
không ngừng nghiên cứu đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng học tập và
nâng cao sự phát triển thể chất của con người Việt Nam.
Giáo dục Đại học ngày nay không những trang bị khối lượng kiến thức
đơn thuần mà còn phải có sự quan tâm đúng mức để phát triển thể chất, và
nhân cách cho sinh viên. Việc vận dụng chương trình GDTC vào chương
trình đào tạo chung của nhà trường là một vấn đề quan trọng cần thiết và đòi
hỏi tính khoa học. Tuy nhiên, hiện nay việc vận dụng chương trình bắt buộc
và tự chọn còn nhiều bất cập, lệ thuộc vào đội ngũ giảng viên cùng cơ sở vật
chất. Bước đầu tìm hiểu sự phát triển thể lực của sinh viên sau khi tham gia
3

học tập chương trình GDTC diễn ra như thế nào qua mỗi học phần và qua cả
chương trình, để làm cơ sở khoa học góp phần vào việc nâng cao chất lượng
GDTC.
Với những băn khoăn như trên, với sự cấp thiết đòi hỏi nâng cao chất
lượng GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
nói chung, trường Tài Chính – Marketing nói riêng, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài:
“Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ nhất và năm
thứ hai tại trường Đại học Tài Chính – Marketing thành phố Hồ Chí
Minh”.
Mục đích của đề tài nghiên cứu sự phát triển thể chất của sinh viên
năm thứ nhất và năm thứ hai tại Trường Đại học Tài Chính – Marketing
TP.HCM, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên của
trường.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành giải quyết
các nhiệm vụ sau:
1. Đánh giá trình độ phát triển thể chất của sinh viên năm thứ nhất và
năm thứ hai tại trường Đại học Tài Chính – Marketing, so sánh giữa năm thứ
nhất và năm thứ hai và so sánh với chỉ tiêu của bộ.
2. Xây dựng thang điểm đánh giá thể chất của sinh viên năm thứ nhất và
năm thứ hai tại trường Đại học Tài Chính – Marketing.
4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC:


1.1.1. Giáo dục con người toàn diện theo quan điểm Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc ta. Người cũng là Nhà Văn hóa lớn.Tổ chức giáo dục Khoa học Văn
hóa của liên hiệp quốc (UNESCO) đã trân trọng đặt Người lên tầm Danh
nhân Văn hóa thế giới. Những tác phẩm của Người thật là uyên bác và đồ sộ,
bao hàm các lĩnh vực: chính trị, pháp quyền, quân sự, ngoại giao, kinh tế, giáo
dục, văn hóa, nghệ thuật, TDTT, đạo đức, lối sống… Đó là di sản tinh thần
lớn lao, quý báu hiếm thấy ở một danh nhân văn hóa [31].
Sau cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chính phủ Cách mạng
được thành lập do Bác Hồ làm Chủ tịch. Chỉ nửa năm sau đó, Bác Hồ đã khai
sinh nền TDTT mới vì dân, vì nước mà Người từng đề xướng từ năm 1941:
“Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm
mạnh”. Từ đó đến cuối đời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền TDTT của nước nhà [31].
Hồ Chủ Tịch là người đầu tiên phát triển những quan điểm Thể dục.
Lời lẽ của Người rất ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng khái quát cả quan điểm, chủ
trương, đường lối, phương châm đặt nền tảng cho lý luận và thực tiễn cho
công tác TDTT của nước nhà thích hợp với mọi đối tượng.
Ngày 27/3/1946 Bác Hồ có bài viết vận động toàn dân tập thể dục, trong
đó ghi rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm
cho cả nước yếu ớt một phần.Một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm
5

cho cả nước mạnh khỏe”. Vì vậy, Bác khuyên: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [69, tr 8].
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗingười
dân yêu nước”.Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh như một luồng sinh
khí thổi vào tinh thần yêu nước của nhân dân cả nước. Tuy nền TDTT bước
đầu hình thành còn non trẻ, chỉ mới là phong trào rèn luyện thân thể của quần
chúng nhân dân, chưa có điều kiện để phát triển thể thao thành tích cao, song
nó phù hợp hoàn cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam lúc bấy giờ – mục tiêu chủ
yếu của TDTT nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng nước
Việt Nam mới và bảo vệ thành quả cách mạng [31].
Ngày 27/3/1946 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập Nha thể dục (sau
này được lấy là ngày thể thao Việt Nam), trong Bộ giáo dục quốc dân, đến
nay trên 60 năm trôi qua, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất và có nhiều
thay đổi, cả nước đang ra sức thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, vì vậy GDTC cho nhân dân càng có vai trò quan trọng. Đến nay “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển thể chất cho thế hệ trẻ Việt Nam có ý nghĩa
về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tư tưởng này của Người đã và đang ảnh
hưởng to lớn trong việc chăm sóc, bồi dưỡng thanh thiếu nhi về mọi mặt nói
chung và phát triển thể chất nâng cao thể lực nói riêng” [69, tr 9].
Tháng 12- 1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ.Ngay sau đó Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác
Hồ lên chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.Phong trào
TDTT vừa hình thành được mấy tháng và đang trên đà phát triển thì phải tạm
thời lắng xuống. Nhưng ở chiến khu Việt Bắc Bác Hồ không những luyện tập
đều đặn mà Người còn động viên, khuyến khích phong trào rèn luyện thân thể
trong cán bộ , chiến sĩ quân đội để giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực nhằm
đảm bảo cho công tác chiến đấu tốt.
6

Sau ngày hòa bình lập lại 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cho tổ chức lại ngành TDTT, khôi phục và phát triển nền
TDTT vì dân vì nước. Trên cơ sở tư tưởng của Bác Hồ về TDTT, với điều
kiện cụ thể của xã hội Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng và
Nhà nước ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác TDTT nhằm từng
bước kiến tạo một nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, cân đối,
có tính chất dân tộc, nhân dân và hiện đại. Bác Hồ tiếp tục căn dặn nhân dân,
nhất là những người lao động và thế hệ trẻ, hãy cố gắng rèn luyện thân thể
cho khỏe mạnh. Bác Hồ luôn luôn chỉ hướng cho TDTT nước ta phục vụ sức
khỏe nhân dân. Người mong rằng: “Nhân dân ta ai cũng khỏe thì nước ta mau
mạnh giàu”… Ngày 31-3-1960 Bác Hồ viết thư gởi hội nghị cán bộ TDTT
toàn miền Bắc, đây là nguồn cổ vũ lớn cho sự nghiệp phát triển TDTT nước
ta, Người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có
sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập TDTT. Vì vậy chúng
ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp”…Bác Hồ căn dặn: “Cán
bộ TDTT phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác
“nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân”[31].
Vì sức khỏe nhân dân, vì công cuộc xây dựng đất nước, Bác Hồ rất
quan tâm đến phong trào toàn dân rèn luyện thân thể.Bác Hồ trước hết và chủ
yếu chỉ hướng cho TDTT phục vụ cho sức khỏe nhân dân, trên nền tảng đó,
Người cũng rất coi trọng đến việc phát triển thể thao thành tích cao.Nhiều lần
Bác Hồ từng đến xem và động viên các cuộc thi đấu thể thao ở Hà Nội. Năm
1966 trong lúc cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt,
Bác Hồ rất bận, nhưng Người đã dành thời gian tiếp và nói chuyện với đoàn
vận động viên Việt Nam đi dự Đại hội thể thao các lực lượng mới trỗi dậy
(GANEFO) tổ chức tại Campuchia. Bác vui vẻ khen ngợi: “Các cháu đã đạt
7

được một số thành tích. Nhiều cháu giành được huy chương vàng.Thế là
tốt”.đoàn vận động viên cũng rất thấm thía lời Bác dạy: “Đánh giặc Mỹ gian
khổ khó khăn như vậy, nhưng quân và dân ta có quyết tâm cao vẫn đánh
thắng. Các cháu phải quyết tâm đạt thành tích cao hơn nữa. Muốn vậy phải
đoàn kết, giúp đỡ nhau rèn luyện, phải cố gắng nhiều để xứng đáng là vận
động viên của dân tộc anh hùng”. Bác Hồ còn lưu ý: “Phong trào và thành
tích thể thao của thế giới phát triển mạnh. Việt Nam ta hãy cố gắng tiến
kịp”[31].
1.1.2. Quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước về GDTC
Sự nghiệp TDTT chăm lo sức khỏe cho nhân dân ở nước ta được xây
dựng và phát triển trong chế độ mới hơn 60 năm qua. Được Đảng, Nhà nước
và Chủ Tịch Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo, chăm sóc và đầu tư phát triển,
TDTT chăm lo sức khỏe cho nhân dân là một bộ phận quan trọng của sự
nghiệp cách mạng và ngày càng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng.
Trong từng giai đoạn cách mạng, theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ
thể, Đảng luôn có những chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo kịp thời, đề ra những
chủ trương nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT chăm lo sức khỏe cho nhân
dân. Hàng loạt các chỉ thị về công tác TDTT được Đảng ban hành như Chỉ thị
106/CT-TƯ ngày 2/10/1958, Chỉ thị 181/CT-TƯ ngày 31/01/1960, Chỉ thị
180/CT-TƯ ngày 26/8/1970 và chỉ thị 227/CT-TƯ ngày 18/11/1975 đều nhấn
mạnh đến vai trò TDTT như một công tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ
yếu là chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân, nhất là thanh
thiếu niên, học sinh – sinh viên.
Trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II
(khóa VIII) tháng 06/1991 có ghi rõ “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số
môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông
chuyên nghiệp và các trường đại học” [36].
8

Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986) ghi rõ: “Mở rộng và nâng cao chất
lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể
thành thói quen hằng ngày của đông đảo nhân dân trước hết là thế hệ trẻ.
Nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học . . . [82].
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (1991) có ghi: “Đảng
và Nhà nước phải chăm lo hơn nữa phát triển TDTT nhằm góp phần tăng
cường sức khỏe của nhân dân . . . ” [83].
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (1996) có ghi: “Sự
cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn
quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con người về
thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các
đoàn thể” [84].
Về mặt nhà nước trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đều có
ban hành các văn bản pháp quy về công tác TDTT trong từng thời kỳ. Đặc
biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 48/TTg-VG, trong đó phân tích
cặn kẻ tình hình công tác GDTC cho học sinh – sinh viên, nguyên nhân của
các mặt thiếu sót trong thực hiện công tác này và đề ra các biện pháp lớn,
nhằm đẩy mạnh việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh – sinh viên.
Thực hiện lời dạy của Bác, việc dạy và học TDTT trong nhà trường các
cấp, được nhiều văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước ghi rõ, cụ thể là hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992, điều 41 quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ
GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để
không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các
tài năng thể thao”.
9

Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02-12-1998 và pháp lệnh TDTT được Ủy ban
thường vụ Quốc hội thông qua tháng 09-2000 quy định: Nhà nước coi trọng
TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh
thiếu niên và nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh,
sinh viên được thực hiện theo hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại
học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc
và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến
khích và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tập luyện TDTT phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng
để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa…[62].
Thể thao học đường không những góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực,
rèn luyện ý chí cho học sinh sinh viên…mà còn là cái nôi đào tạo tài năng thể
thao cho đất nước, vì thế công tác TDTT cần đảm bảo phát triển đúng hướng,
cần sự quản lý thống nhất của Nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội hóa TDTT
trong các tổ chức, các cơ sở nhất là trong mạng lưới rộng lớn từ mẫu giáo đến
các trường đại học.
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Thể chất
Theo Nôvicốp A.Đ, Matveep L.P, Vũ Đức Thu và cộng sự: “Thể chất
là thuật ngữ chỉ chất lượng của cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về
hình thái chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai
đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được hình
thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động”
[35, tr 10], [48, tr 28]
10

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Thể chất chỉ chất lượng thân
thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức
năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều
kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện)”, [50, tr 18]
Thể chất bao gồm hình thái (thể hình), chức năng và năng lực vận
động. Trong đó, hình thái là cấu trúc, hình dáng bên ngoài của cơ thể. Chức
năng là khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể: thần kinh,
tuần hoàn, hô hấp, vận động … Năng lực vận động bao gồm thể lực và các kỹ
năng vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy…
1.2.2. Giáo dục thể chất
Thuật ngữ giáo dục thể chất có từ lâu trong ngôn ngữ của nhiều nước.
Ở nước ta, do bắt nguồn từ gốc Hán – Việt nên cũng có người gọi tắt giáo dục
thể chất là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp. Vì theo nghĩa rộng của từ Hán –
Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là thể dục thể thao.

Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT. Nhưng
chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định
hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ
yếu trong nhà trường) [21].

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “ Giáo dục thể chất là một
loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác)
và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người” [50, tr 22]. Từ
quan niệm trên , ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của
GDTC. Quá trình phát triển thể chất có thể là bẩm sinh tự nhiên (sự phát triển
tự nhiên của trẻ khi đang lớn) hoặc còn có thêm tác động có chủ đích, hợp lý
của giáo dục thể chất mang lại.
11

Với mục đích góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ, khoa học kỹ thuật,
quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa về mọi mặt, có sức lực
cường tráng, có năng lực hoạt động chuyên môn độc lập, sáng tạo, có tư
tưởng đạo đức tác phong lành mạnh, trong sáng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, GDTC đã trở thành nội dung không thể thiếu trong
chương trình đào tạo của trường ĐH, CĐ & THCN.

1.2.3. Sức khỏe


Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO), sức khỏe được hiểu là trạng thái hài
hòa về thể chất, tinh thần và xã hội, mà không có nghĩa chỉ là không có bệnh
hay thương tật cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi
của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả
[9, tr 82]
1.2.4. Thể lực
Thể lực là sức lực của cơ thể, biểu hiện qua các tố chất thể lực, tố chất
thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người, bao
gồm: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo. Tố chất thể lực thường được
biểu hiện trong khi làm động tác và phụ thuộc vào cấu trúc của động tác.
Ngoài ra, việc thể hiện các tố chất còn phụ thuộc vào trạng thái người tập và
điều kiện thực hiện.

Các tố chất như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo là những
yếu tố mang tính năng lượng (vì phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp năng
lượng), còn khả năng phối hợp vận động (khéo léo) là một yếu tố mang tính
thần kinh – cơ (vì chủ yếu liên quan đến sự điều khiển của hệ thần kinh – cơ).
Hai thuật ngữ tố chất thể lực và tố chất vận động tương đồng về nghĩa vì cùng
phản ánh những nhân tố, những mặt tương đối khác nhau của thể lực con
người. Tuy nhiên, khi nói tố chất vận động là muốn nhấn mạnh việc điều
12

khiển động tác của hệ thần kinh trung ương. Còn khi nói tố chất thể lực là
muốn nhấn mạnh đến đặc trưng sinh học của cơ thể. [44]

1.3. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cơ thể con người


Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của thanh niên sinh viên. Hầu
hết các nước trên thế giới đều quy định chung là tuổi công dân là 18 tuổi trở
lên. Điều này được xác định dựa trên sự chín muồi của cơ thể con người. Có
nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra kết luận rằng sự trưởng
thành về sinh học đi trước sự trưởng thành về tâm lý rất nhiều. Do vậy
sựtrưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm từ 2 đến 3 năm.

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên và sinh viên bị chi phối bởi
những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò của xã hội cụ thể
mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang
chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội.

1.3.1. Đặc điểm hình thái, thể lực lứa tuổi trưởng thành
Trong khoảng thời gian dài nhưng quan trọng của con người, gần 20
năm giữa lúc sinh ra và khi trưởng thành, diễn ra quá trình phát triển phức tạp
về mặt hình thái tâm lý và sinh lý. Sự phát triển không đơn thuần là sự tăng về
độ dài và thể trọng mà còn có ý nghĩa là sự khác biệt, thay đổi, sự tổ chức, sự
trưởng thành và sự thoái hóa. Thiếu niên đang độ phát triển và thanh niên
đang độ trưởng thành không phải là người lớn được thu nhỏ lại, vì các lứa
tuổi này có sự khác biệt không chỉ riêng trong chiều cao cơ thể mà còn trong
khối lượng riêng thông qua sự chênh lệch rõ ràng về các tỉ lệ các bộ phận
riêng lẻ, thông qua hình dáng khác nhau, và rõ nét nhất là qua cấu trúc cơ thể.
Các bộ phận riêng lẻ phát triển với các nhịp độ khác nhau: chu vi đầu lúc mới
sinh chỉ bằng khoảng 62,1% lúc 17 – 18 tuổi. Trong quá trình phát triển từ ấu
nhi đến khi trưởng thành, đầu chỉ tăng gấp đôi, thân tăng 3 lần, tay tăng 4 lần,
13

chân tăng 5 lần. [8]. Cơ thể con người phát triển theo hướng đi lên cho đến 25
tuổi, sau đó chậm dần và suy giảm theo quy luật sinh học. Từ đó cơ thể người
càng khó thích nghi với điều kiện sống và thay đổi của môi trường.
1.3.2. Hệ vận động
Hệ vận động chiếm 70% trọng lượng cơ thể bộ xương người hoàn
chỉnh có 205 – 206 xương liên kết tạo thành, chiếm 18% (nam), 14% (trẻ sơ
sinh) trọng lượng toàn thân.
Ở lứa tuổi 18 – 20 cơ bắp đã phát triển, tạo điều kiện để phát triển sức
mạnh và sức bền, cơ thể có năng lực hoạt động cao. Tập luyện thể dục thể
thao có phương pháp khoa học, có hệ thống sẽ làm tăng lực co cơ. Khả năng
sinh học của cơ thể trưởng thành chínmuồi thích ứng với việc tập luyện các
môn thể thao đặc biệt là các môn bóng.[18]
1.3.3. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí thông qua 2 quá trình; hô
hấp trong và hô hấp ngoài. Chức năng hô hấp thường mang đặc tính của cá
thể và phụ thuộc vào các yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, đặc điểm nhân chủng
và quá trình rèn luyện thể chất.
Ở người trưởng thành trong lúc nghỉ ngơi lượng tiêu thụ O 2 là 0,25 –
0,3 lít/phút, nhưng khi vận động cơ bắp lượng tiêu thụ này có thể tăng lên đến
10 hoặc 20 lần. Ở vận động viên , lượng tiêu thụ oxy tối đa (VO 2max) thường
tăng từ 2- 2,5 lít/phút đến 4 lít/phút. Mức độ oxy phụ thuộc vào cường độ vận
động. Lứa tuổi này, hệ hô hấp phát triển gần như hoàn chỉnh. Nếu có tập
luyện thường xuyên và có hệ thống thì tăng khả năng hiệu số thở ra và hít vào
của lồng ngực, tăng khả năng gắng sức trong các thao tác kỹ thuật.[30]
1.3.4. Hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh
Nhìn chung ở lứa tuổi này đã phát triển hoàn chỉnh có năng lực hoạt
động cao và sẵn sàng vươn tới những thành tích xuất sắc trong các môn thể
14

thao mang tính nghệ thuật như thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật cũng như
các môn thể thao dưới nước và thể thao mang tính tốc độ, góp phần tăng
cường sức khỏe phục vụ học tập và rèn luyện thể lực. Nếu được huấn luyện
và đào tạo cơ bản có phương pháp khoa học thì lứa tuổi này có nhiều đặc
điểm thuận lợi để đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện, tăng cường thể
lực cho tiếp thu các môn học có yêu cầu cao hơn ở những năm tiếp theo.
1.3.5. Chỉ số công năng tim
Chỉ số công năng tim thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt
là tim đối với lượng vận động nhất định. Lượng vận động này được thực hiện
quy trình như nhau với mọi người. Thử nghiệm này đơn giản, dễ thực hiện,
không đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật hiện đại và phương pháp đánh giá rất
cụ thể, cho ta lượng thông tin chính xác đáng tin cậy, phù hợp với điều kiện
nước ta hiện nay đặc biệt là trong các trường đại học.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các tố chất thể lực.
Cơ thể con người hàm chứa 5 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (hoặc còn gọi là năng lực phối hợp vận
động). Cả 5 tố chất thể lực này có cấu trúc, cơ chế, tính chất và tác dụng khác
nhau đối với sự vận động của cơ thể. Tuy vậy, những tố chất này đều chịu sự
ảnh hưởng chung của các nhân tố sau:
l.4.1. Nhân tố di truyền.
Có những chỉ tiêu tố chất thể lực ảnh hưởng bởi di truyền có tỷ lệ rất
cao. Ví dụ: sức mạnh bột phát có tỷ lệ di truyền 75% - 80%; Sức bền ưa khí
76% - 78%; Sức bền yếm khí 78% - 8 1%.
1.4.2. Nhân tố huấn luyện.
Theo các nhà khoa học thì tất cả các tố chất thể lực đều có thểphát triển
thông qua huấn luyện một cách khoa học và hợp lý, nhưng ngược lại, có
15

thểhạn chế phát triển hoặc phát triển theo chiều hướng sai lệch nếu là sự huấn
luyện thiếu tính khoa học, hợp lý.
l.4.3. Lứa tuổi và giới tính.
Thực tiễn thể thao cho thấy, tố chất thể lực phát triển tăng dần từ lứa tuổi
sơ sinh đến khoảng 40 tuổi, sau đó suy giảm dần. Song các tố chất lại phát
triểntheo quy luật riêng của nó, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa
các tốchất, quy luật phát triển có tính thời kỳ của các tố chất. Ví dụ: tố chất tốc
độ (tốcđộ phản xạ, tốc độ động tác đơn) phát triển nhanh nhất ở lứa tuổi 9 - 11;
Sứcmạnh phát triển nhanh nhất ở thời kỳ 16 - 18 tuổi... Ngoài ra sự phát triển
các tốchất thể lực giữa nam và nữ cũng khác nhau, nam phát triển các tố chất
thể lực muộn hơn nữ, tố chất sức mạnh của nam phát triển nhanh hơn nữ...
1.4.4. Chế độ dinh dưỡng
Khi vận động có tính chất khác nhau sẽ tiêu hao năng lượng và dinh
dưỡng khác nhau, làm cho cơ thể mất cân bằng nội môi. Nếu không được bổ
sung đầy đủ và kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các tố chất
thể lực. Ví dụ: khi vận động sức bền ưa khí như chạy dài nếu không được bổ
sung đường và vitamin sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, làm giảm năng lực sức bền
của người tập.
1.4.5. Môi trường và vị trí địa lý:
Nhiệt độ, áp suất, từ trường trái đất, độ loãng của không khí...là những
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phát huy của các tố chất thể lực. Các nhà
khoa học đã chứng minh: Khi nhiệt độ tăng ở mức độ nhất định (khoảng 30 oC
- 35oC) thì tố chất sức mạnh phát huy tốt nhất. Song nhiệt độ quá cao (trên
40oC) thì tố chất sức bền sẽ giảm thấp, nhiệt độ quá lạnh (dưới 10 oC) tố chất
mềm dẻo cũng giảm thiểu... Mặt khác, nếu ở vị trí có độ cao từ 2000mtrở lên,
do không khí loãng, phân áp ôxi giảm sẽ làm cho sức bền giảm thấp...
16

1.4.6. Trạng thái tâm lý không phù hợp cũng ảnh hưởng tới sự phát
triển và phát huy của các tố chất thể lực.
Các nhà tâm lý học chứng minh rằng: ở trạng thái tâm lý sốt xuất phát
hoặc thờ ơ đều làm giảm thiểu sự phát huy năng lực các tố chất thể lực, mệt
mỏi cũng sớm xuất hiện hơn....
Vì vậy, quá trình xây dựng kế hoạch huấn luyện, quá trình giảng dạy và
đánh giá trình độ phát triển thể lực của vận động viên và sinh viên cũng cần
xem xét để hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển các
tố chất thể lực.[70]
1.5. Cơ sở lý luận về giáo dục các tố chất thể lực.
Hoạt động thể lực, nhất là hoạt động thể lực trong TDTT rất đa dạng và
phức tạp, phụ thuộc vào công suất hoạt động, cơ cấu động tác và thời gian
gắng sức. Mỗi một loại hoạt động đòi hỏi cơ thể phải thể hiện khả năng hoạt
động thể lực của mình về một mặt nào đó. Ví dụ: Khi nâng vác một vật nặng,
khi cử tạ hoặc ném đẩy, cơ thể cần phải tạo ra được một lực rất lớn để thắng
lực cản, hoặc tạo cho dụng cụ một vận tốc lớn; khi đi xe đạp đường dài hệ tim
mạch và hô hấp lại phải làm việc bền bỉ để cung cấp năng lượng và oxy cho
cơ thể; khi thực hiện một bài tập thể thao dụng cụ các động tác lại cần được
kết hợp rất khéo léo với nhau…Như vậy khả năng hoạt động thể lực có thể
biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo
và chức năng của nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Quá trình tập
luyện để phát triển các tố chất cũng chính là phát triển và hoàn thiện các hệ
chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi một loạt hoạt động cơ bắp cụ thể.
1.5.1 Cơ sở lý luận về giáo dục tố chất sức mạnh.
Sức mạnh của con người được đo bằng lực kế hoặc bằng các máy đo
lực trong cơ học. Điều đó cho thấy, sức mạnh là khả năng con người sinh ra
17

lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh của con người là khả
năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực
của cơ bắp.
Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp: Không thay đổi độ
dài cơ (chế độ tĩnh). Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục). Tăng độ dài của
cơ (chế độ nhượng bộ).
Chế độ nhượng bộ và chế độ khắc phục hợp thành chế độ động lực.
trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh các lực cơ học có trị số
khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các
loại sức mạnh cơ bản.
Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các
động tác với lực đối kháng. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của
phương pháp rèn luyện sức mạnh là lựa chọn lực đối kháng. Căn cứ vào tính
chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh chia thành hai nhóm. Nhóm một: các
bài tập với lực đối kháng bên ngoài đó là các bài tập với dụng cụ nặng, các
bài tập với lực đối kháng của người cùng tập, các bài tập với lực đàn hồi, các
bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, trên mùn
cưa…). Nhóm hai: Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, trong rèn luyện sức mạnh người ta còn sử dụng rộng rãi các
bài tập khắc phục trong lượng cơ thể cộng thêm với trọng lượng của vật thể
bên ngoài.[59]
Trong hoạt động TDTT, sức mạnh là điều kiện rất quan trọng để nâng
cao thành tích thể thao. Tuổi từ 18 đến 25 là tuổi rất thuận lợi cho cơ bắp phát
triển sức mạnh. Chính vì thế trong quá trình tập luyện, rèn luyện sức mạnh
sao cho phù hợp nhất để phát triển sức mạnh một cách tốt nhất.
18

1.5.2 Cơ sở lý luận về giáo dục tố chất sức nhanh


Sức nhanh (tốc độ) là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng
thời gian ngắn nhất [42]. Khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức nhanh
là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và
trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động [59].
Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh là thời
gian tiềm tàng của phản ứng vận động, tốc độ động tác đơn (với lượng đối
kháng bên ngoài nhỏ), tần số động tác.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt, những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan
với tốc độ động tác. Những hình thức kể trên là thể hiện các năng lực tốc độ
khác nhau. Trong thực tiễn thường thấy sức nhanh được thể hiện tổng hợp. Ví
dụ: thành tích chạy ngắn phụ thuộc vào thời gian phản ứng vận động, tốc độ
phản ứng đơn và tầng số bước. Trong động tác có phối hợp phức tạp thì tốc
độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn chịu sự chi phối của nhiều
nhân tố khác. Ví dụ: trong chạy tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước, còn độ dài
bước chạy phụ thuộc vào độ dài chi dưới và lực đạp sau. Vì vậy tốc độ động
tác hoàn chỉnh chỉ thể hiện gián tiếp sức nhanh của con người. Cho nên trong
phân tích, đánh giá sức nhanh phải căn cứ vào mức độ phát triển của từng
hình thức đơn giản của nó [59].
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt
của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Độ linh hoạt của quá trình thần
kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế
trong các trung tâm thần kinh. Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi
cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ. Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm
lượng các chất cao năng ATP và CP.
19

Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc
độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng
cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Để
đạt được bằng cách sử dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian
nghỉ dài.
Trong hoạt động TDTT, trong huấn luyện cũng như trong giảng dạy để
phát triển sức nhanh chúng ta cũng cần phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố sức
mạnh vì tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ phát
triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Trong nhiều môn thể thao,
kết quả hoạt động phụ thuộc không chỉ vào sức nhanh hay sức mạnh riêng lẻ
mà phụ thuộc vào sự phối hợp hợp lý giữa hai tố chất [42].
1.5.3Cơ sở lý luận về giáo dục tố chất sức bền
Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước,
hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
có thể chịu đựng được.
Do thời gian hoạt động cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt
mỏi, nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt
mỏi trong một hoạt động nào đó.
Trong hoạt động TDTT, sự biểu hiện của mệt mỏi cũng đa dạng, song
mệt mỏi thể lực do hoạt động cơ bắp gây nên là chính.
Vận động của con người rất đa dạng và trong mỗi dạng vận động khác
nhau thì tính chất và cơ chế của sự mệt mỏi cũng khác nhau. Căn cứ vào số
lượng các nhóm cơ tham gia hoạt động, người ta phân biệt mệt mỏi chung và
mệt mỏi tương đối cục bộ. Nguyên nhân chính gây nên mệt mỏi trong hoạt
động cục bộ nằm trong các khâu của hệ thần kinh – cơ trực tiếp bảo đảm thực
hiện động tác. Trong những hoạt động có hơn 2/3 số lượng cơ tham gia thì
nguyên nhân của mệt mỏi lại chủ yếu ở các cơ quan bảo đảm năng lượng cho
20

hoạt động, nhất là hệ tuần hoàn và hô hấp. Vì vậy, người có sức bền tốt trong
hoạt động cục bộ nào đó chưa chắc đã phải là có sức bền tốt trong các bài tập
có tác động chung [59].
Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện
các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ hai đến ba phút trở lên, với sự tham
gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể),
nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn
bằng con đường ưa khí.
Sức bền phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO 2max) của cơ thể
và khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao. Mức hấp thụ oxy tối đa của
một người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ.
(VO2max) càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa sẽ càng lớn và cơ thể
thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng, vì vậy càng được lâu hơn. Điều đó
giải thích tại sao các vận động viên có thành tích thể thao cao trong các môn
sức bền lại có (VO2max) rất cao (5 – 6 lít/phút) [42].
Sức bền rất cần thiết cho con người trong cuộc sống lao động và học
tập hàng ngày. Đối với lĩnh vực TDTT nó là cơ sở thiết yếu để giúp cho vận
động viên trong hoạt động chuyên môn của mình để gặt hái thành tích thể
thao cao, đồng thời đó cũng là cơ sở để giúp sinh viên bền bĩ, dẻo dai trong
việc học tập, rèn luyện [62].
1.5.4Cơ sở lý luận về giáo dục mềm dẻo
Năng lực mềm dẻo là một trong những tiền đề để vận động viên có thể
giành được thành tích cao trong môn chuyên sâu. Mềm dẻo là năng lực thực
hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của
năng lực mềm dẻo.
Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và
mềm dẻo thụ động. Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên
21

độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. Mềm dẻo thụ động là năng lực
thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực
như: trọng lượng cơ thể, lực ấn, ép của huấn luyện viên hoặc bạn tập…
Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng.
Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của
hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để
phát triển năng lực mềm dẻo. Do vậy ở lứa tuổi thiếu niên phải chú trọng phát
triển năng lực mềm dẻo.
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng
và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ
sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể
thao như: thời gian học và hoàn thiện kỹ xảo vận động bị kéo dài thậm chí
không thể hoàn thiện được kỹ thuật động tác; hạn chế sự phát triển của sức
nhanh, sức mạnh, sức bền và năng lực phối hợp vận động.
Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo là kéo giãn cơ bắp
và dây chằng. Nguyên tắc phát triển tố chất mềm dẻo là cần rèn luyện mềm
dẻo một cách liên tục và hệ thống, tốt nhất là tập luyện hằng ngày. Bởi vì sau
khi đạt được trình độ cao nếu ngưng tập hoặc để cách quãng nhiều buổi tập
thì năng lực mềm dẻo sẽ giảm sút nhanh chóng. Cần kết hợp các bài tập phát
triển năng lực mềm dẻo thụ động với các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo
tích cực [59].
1.5.5 Cơ sở lý luận về năng lực phối hợp vận động
Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động
viên (cần thiết ít hoặc nhiều ) để thực hiện thành công một hoạt động thể thao
nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều
khiển (các quá trình thông tin ) và được vận động viên hình thành phát triển
22

trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các
phẩm chất tâm lý và các năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền.
Năng lực phối hợp của vận động viên được thể hiện ở mức độ tiếp thu
nhanh chóng có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng
các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động
và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về
kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể, thì năng
lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác nhau.
Phát triển tốt các năng lực phối hợp vận động sẽ giúp cho con người có
thể thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý và đẹp các hoạt động
vận động trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực
quốc phòng và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong hoạt động thể thao nâng cao.
Năng lực phối hợp vận động chỉ phát triển thông qua hoạt động, có
nghĩa là thông qua sự tập luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn
thiện các bài tập được chọn lựa làm phương tiện để phát triển năng lực này.
Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của
hệ thống thích ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối hợp vận động lại phụ
thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hành động vận động. Vì vậy
phương pháp chính để phát triển năng lực phối hợp vận động là tập luyện, còn
phương tiện chính là các bài tập thể lực.[59].
1.6 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể chất cho sinh viên của các tác giả
trong nước.
Trần Nguyệt Đán (1998) trong luận văn “Xây dựng chỉ số đánh giá
trình độ phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa
Trung ương” tác giả đã sử dụng các test sau [72]: Đứng dẻo gập thân (cm),
lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập thân trong 30 giây (lần), bật xa tại chỗ
23

(cm), chạy 30m XPC (giây), chạy con thoi 4 x 10m (giây), chạy 5 phút tùy
sức (m).
Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự (1998), “Tình hình thể chất sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh” tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Chạy
30m XPC (giây), bật xa tại chỗ (cm), dẻo gập thân (cm), chạy 1000m (nam)
và 500m (nữ) (giây).
Nghiêm Xuân Thúc (1998), “Đánh giá thực trạng thể lực sinh viên
trường Đại học Bách khoa Hà Nội” tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Chạy
50m (giây), chạy 1000m (nam) và500m (nữ) (giây), bật xa tại chỗ (cm), co
tay xà đơn (nam) (lần), nằm sấp chống đẩy tối đa (nữ) (lần), chạy con thoi 4 x
10m (giây), ngồi dẻo gập thân (cm).
Nguyễn Thị Việt Hương (1999) [57] và Lê Văn Thiện (1999) [38]
trong luận văn thạc sĩ giáo dục học đã sử dụng các test đánh giá thể lực sinh
viên là: Chạy 30m XPC (giây), lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm),
đứng dẻo gập thân (cm), chạy lượn vòng 30m (giây), chạy 1500m (nam) và
800m (nữ) (giây).
Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải (2000), “Đánh giá sự
phát triển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau” gồm các
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Công nghiệp Thái
Nguyên, Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng và khối kỹ thuật thuộc Đại học Cần Thơ.
Đối tượng nghiên cứu là nam nữ sinh viên lứa tuổi 18 – 22, tác giả đã sử dụng
các chỉ tiêu sau [36, tr. 18 - 24]: chạy 100m (giây), bật xa tại chỗ (cm), chạy
1.500m (nam) và 800m (nữ) (giây), nằm sấp chống đẩy tay (30 giây/ lần), Di
chuyển nhặt 10 quả bóng bàn (giây).
Viện khoa học TDTT (2003) tiến hành điều tra “Thực trạng thể chất
người Việt nam từ 6 – 60 tuổi” đã sử dụng các test sau [86]:
24

- Về hình thái: Chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), chỉ số BMI, chỉ số
Quetelet.
- Về chức năng: công năng tim.
- Về thể lực: Chạy 30m XPC (giây), lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại
chỗ (cm), nằm ngữa gập bụng 30 giây (lần), đứng dẻo gập thân (cm), chạy
con thoi 4 x 10m (giây), chạy 5 phút tùy sức (m).
Theo Trịnh Hùng Thanh (2002) trong quyển “Hình thái học thể thao”
tác giả đưa ra một vài chỉ số hình thái đánh giá thể chất cơ thể là [73]: Chỉ số
Quetelet, Chỉ số BMI, Chỉ số Pignet, Chỉ số Brugseh, Chỉ số Hirts: Độ giản
ngực, Vòng cánh tay thuận co (cm), Vòng cánh tay không thuận co (cm),
Vòng đùi chân thuận (cm), Vòng đùi chân không thuận (cm).
Nguyễn Thái Sinh (2002) trong luận án “Nghiên cứu xây dựng chuẩn
mực đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực của sinh viên” tác giả sử dụng các chỉ
tiêu sau [56]:
- Về hình thái: Chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), vòng ngực trung
bình (cm), vòng ngực hít vào hết sức (cm), vòng ngực thở ra hết sức (cm),
vòng cánh tay thuận co (cm), vòng đùi chân thuận (cm).
- Về thể lực: Chạy 50m (giây), kéo tay xà đơn (lần) (nam) và nằm sấp
chống duỗi tay trên bục cao 30cm (lần) (nữ), bật xa tại chỗ (cm), chạy 1000m
(nam) và 500m (nữ) (giây).
25

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu


2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này giúp xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn
phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các nội dung đánh giá thể chất cho sinh
viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing và bàn
luận kết quả nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra các test sau:
* Chạy 30m xuất phát cao (s) (hình 2.1)
Mục đích: Kiểm tra để đánh giá sức nhanh của sinh viên, đánh giá khả
năng của cơ thể di chuyển với tốc độ nhanh nhất.
Dụng cụ sân bãi: Đường chạy thẳng, trên đường chạy kẻ vạch đích và
vạch xuất phát song song cách nhau 30m, ở 2 đầu đường chạy đặt cọc tiêu,
sau vạch đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng tư thế xuất phát cao sau vạch
xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “sẵn sàng” thì hạ trọng tâm dồn về chân trước,
khuỷu tay hơi co đưa ra ngược chiều chân, thân đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn
thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy” ngay lập
tức lao nhanh về trước chạy về đích và băng qua vạch đích.
Người phát lệnh (phất cờ) đứng ở ngang vạch xuất phát, người bấm
giờ đứng ở ngang vạch đích. Mỗi đợt kiểm tra 2 sinh viên.
Yêu cầu:Người chạy không được phạm lỗi xuất phát, đồng thời dùng
tốc độ tối đa để chạy.
Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng l/100 giây.
26

Hình 2.1 Test chạy 30m xuất phát cao (s)

* Bật xa tại chỗ (cm) (hình 2.2)


Mục đích: Kiểm tra sức mạnh bộc phát tổng hợp của nhóm cơ chi dưới
và cơ lưng.
Dụng cụ kiểm tra: Mặt sân phẳng có kẻ vạch xuất phát, thước dây 5m
dùng để đo thành tích.
Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng tự nhiên sau và sát vạch kẻ
xuất phát trên nền đất bằng, không lấy đà, hai chân rộng bằng vai, hai tay giơ
lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân hơi lao người về trước,
đầu hơi cúi hai tay hạ xuống dưới, ra sau, phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh
về trước đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước. Khi bật nhảy và tiếp xúc
đất hai chân tiến hành cùng một lúc.
Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm đất
gần vạch xuất phát nhất của gót bàn chân.
Mỗi đối tượng thực hiện hai lần nhảy và lấy lần có thành tích xa nhất.
27

Hình 2.2 Test bật xa tại chỗ (cm)

* Lực bóp tay thuận (kg)


Mục đích: Kiểm tra đánh giá sức mạnh cơ co của bàn tay và các ngón
tay. Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực hiện các động tác quan
trọng trong cuộc sống, tay thuận thường mạnh hơn tay không thuận.
Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng dạng hai chân bằng vai, tay
thuận cầm lực kế đưa thẳng sang ngang tạo nên góc 45 o so với trục dọc của cơ
thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người.
Bàn tay cầm lực kế sao cho đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các
ngón tay ôm chặt thân lực kế và bóp hết sức bàn tay vào lực kế. Bóp đều, từ
từ, gắng sức trong vòng 2 giây. Không bóp giật cục hay thêm các động tác trợ
giúp của thân người, hoặc các động tác thừa.
Mỗi đối tượng thực hiện hai lần, nghỉ giữa 15 giây và lấy kết quả lần
cao nhất.
* Chạy tùy sức 5phút (m) (Hình 2.3)
Mục đích: Đánh giá sức bền chung của sinh viên.
Dụng cụ sân bãi: Đường chạy dài 50m rộng 2m, hai đầu kẻ hai đường
giới hạn, phía ngoài hai giới hạn có khoảng trống 1m để chạy quay vòng.
Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường
sau khi hết thời gian chạy, số đeo ở ngực và thẻ có số tương ứng.
28

Hình 2.3 Test chạy 5 phút tùy sức (m)


Cách tiến hành: Khi có lệnh chạy, đối tượng điều tra chạy trong ô chạy
hết đoạn đường 50m, vòng bên trái qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời
gian 5 phút. Người chạy nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và
tùy theo sức của mình mà tăng tốc dần, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho
đến hết giờ. Mỗi đối tượng điều tra có một số đeo ở ngực và tay cầm thẻ có số
tương ứng. Khi có lệnh dừng chạy lập tức thả thẻ của mình xuống ngay nơi
chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần
hoặc đi bộ thả lỏng để hồi phục.
Kết quả: Chạy một lần và được tính bằng mét (m).
* Dẻo gập thân từ tư thế đứng (cm)
Mục đích: Kiểm tra đánh giá độ dẻo thân của sinh viên.
Dụng cụ: Gồm bục kiểm tra hình hộp có thước ghi sẵn ở mặt trước,
thước dài 50cm, có chia thang độ cm ở hai phía. Mặt trước thước còn có “con
trượt” để đánh dấu kết quả. Điểm 0 ở giữa thước (mặt bục) từ điểm 0 chia về
hai đầu thước mỗi đầu là 25cm, từ điểm 0 xuống dưới bục là dương (+), từ
điểm 0 lên trên bục là âm (-).
Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng lên bục (chân đất), tư thế đứng
nghiêm, đầu ngón chân sát mép bục, hai chân thẳng, mép trong hai bàn chân
song song, đầu gối không được co, từ từ cúi xuống, hai tay duỗi thẳng, ngón
29

tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp, dùng đầu ngón tay trỏ cố gắng đẩy “con
trượt” sâu xuống dưới. Khi đã cúi hết mức “con trượt” dừng ở đâu thì đó là độ
dẻo của thân mình.
Kết quả: nếu “con trượt” không qua được mặt phẳng của bục đối tượng
điều tra đang đứng đó là kết quả âm (-) chứng tỏ độ dẻo kém. Nếu “con trượt”
qua mặt phẳng của bục đó là kết quả dương (+) chứng tỏ độ dẻo tốt.
Tiến hành đo hai lần, lấy lần cao nhất.
* Chạy con thoi 4 lần x 10m (s) (Hình 2.4)
Mục đích: Kiểm tra đánh giá năng lực nhanh nhẹn, khéo léo của sinh
viên.
Dụng cụ sân bãi: đường chạy bằng phẳng, không trơn trượt, có kích
thước 10 x 1,5m, hai đầu có khoảng trống 2m, đồng hồ bấm giờ có độ chính
xác 1/100 giây, thước đo, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc.

Hình 2.4 Chạy con thoi 4 lần x 10m (s)


Cách tiến hành: Đối tượng điều tra thực hiện ở tư thế xuất phát cao
ngay vạch xuất phát và theo khẩu lệnh “Vào chỗ - Sẵn sàng – Chạy”. Khi
chạy đến vạch 10m chỉ cần một chân chạm vạch thì nhanh chóng quay toàn
thân vòng lại về vạch xuất phát đến khi một chân chạm vạch thì quay lại.
Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số hai vòng với ba lần quay.
Kết quả: Chạy một lần và được tính bằng giây (s).
30

* Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây)


Mục đích: Kiểm tra đánh giá sức mạnh cơ bụng của sinh viên.
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ có độ chính xác 1/100 giây.
Cách thực hiện: Đối tượng điều tra ngồi trên sân xi măng, chân co 90o ở
khớp gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp
chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi
lên mu bàn chân đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ ở phần dưới cẳng
chân nhằm không cho bàn chân của đối tượng điều tra rời khỏi mặt sàn.
Khi có lệnh bắt đầu đối tượng điều tra ngả người nằm ngửa ra, hai bả
vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện
động tác gập thân đến 90o. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần.
Điều tra viên thứ nhất ra lệnh “Bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30 hô
“Thôi” để kết thúc một đợt kiểm tra. Điều tra viên thứ hai đếm số lần gập
bụng.
Yêu cầu: Đối tượng điều tra thực hiện đúng kỹ thuật và cố gắng thực
hiện được số lần cao nhất trong 30 giây. Mỗi đối tượng điều tra thực hiện một
lần trong 30 giây.
Kết quả: Tổng số lần đạt được trong 30 giây.
2.1.3 Phương pháp kiểm tra hình thái, chức năng
* Chiều cao đứng(cm)
Là chiều cao cơ thể đo từ mặt đất đến đỉnh đầu của đối tượng kiểm tra.
Chiều cao đứng là một trong những kích thước thông thường hay sử dụng
trong các công trình điều tra cơ bản về hình thái, thể lực.
Mục đích: Đánh giá tầm vóc, trạng thái thể lực của người được đo.
Dụng cụ: Thước đo nhân trắc kiểu Martin do Trung Quốc sản xuất có
độ chính xác mm.
31

Cách thực hiện: Đối tượng kiểm tra ở tư thể đứng nghiêm (chân đất)
làm sao cho 4 điểm phía sau chạm vào thước, đó là: chẩm, lưng, mông, và gót
chân. Đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường ngang. Người đo đứng
bên phải đối tượng được đo, đặt ê-ke chạm đỉnh đầu, sau khi đối tượng được
đo bước ra ngoài thước, đọc kết quả, ghi giá trí đo được với đơn vị tinh là cm.
* Cân nặng(kg)
Test này dùng để xác định trọng lượng của cơ thể. Là trọng lượng của
mỗi người được cân chính xác đến 0,1kg. Trọng lượng có độ di truyền thấp
68% đối với nam và 42% đối với nữ. Trong độ tuổi trưởng thành (từ 1 đến 20
tuổi) trọng lượng có thể phản ánh trình độ phát triển thể lực của mỗi người.
Mục đích: Đánh giá mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao năng
lượng.
Dụng cụ: Cân bàn.
Cách thực hiện: Dùng cân bàn điện tử chính xác đến 0,1kg, đối tượng
kiểm tra mặc quần áo mỏng, chân đất, ngồi trên ghế, bật công tắc cân, đặt hai
bàn chân lên mặt cân, rồi đứng thẳng lên. Người kiểm tra đọc kết quả, đơn vị
tính kg.
* Công năng tim (HW)
Công năng tim là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và năng
lực hoạt động của tim đối với lượng vận động chuẩn.
Mục đích: Đánh giá chức năng hệ tim mạch.
Dụng cụ : Đồng hồ bấm giây hiệu casio Nhật Bản.
Cách thực hiện: Trước khi lấy mạch yên tĩnh, người thực hiện được
ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Đo mạch lúc nghỉ ngơi trong 15
giây rồi nhân cho 4 sẽ được kí hiệu là F1. Đo mạch ba lần liên tục thấy mạch
trùng nhau thì ta được mạch lúc yên tĩnh. Nếu trong ba lần đó không trùng
nhau thì cho người thể nghiệm tiếp tục được ngồi nghỉ. Cho người thể nghiệm
32

đứng trong tư thế chân rộng bằng vai, ngồi xuống đứng lên theo máy đếm
nhịp 30 lần trong 30 giây, nếu sai nhịp thì phải ngồi nghỉ 15 phút mới thực
hiện lại. Lấy mạch 15 giây ngay sau vận động rồi nhân với 4 kí hiệu là F2
(đồng hồ chạy từ 0 đến 15 giây thì kết thúc đo mạch lần 2 và đồng hồ tiếp tục
chạy).
Đồng hồ chỉ giây thứ 60, bắt đầu đo mạch lần 3(mạch sau vận động
một phút) trong 15 giây rồi nhân cho 4 được kí hiệu là F3. Sau đó kết thúc
test.
Phương pháp đánh giá và tính toán
Chỉ số công năng tim được tính theo công thức:
( F 1+F 2+ F 3 )−200
HW= 10

Trong đó:
- HW là chỉ số công năng tim.
- F1 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1 phút.
- F2 là mạch đập ngay sau vận động.
- F3 là mạch hồi phục sau vận động 1 phút.
Thang điểm đánh giá
- HW < 1 là rất tốt.
- HW từ 1 – 5 là tốt.
- HW từ 6 – 10 là trung bình.
- HW từ 11 – 15 là kém.
- HW > 15 là rất kém.
2.1.4 Phương pháp toán thống kê
Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý, phân
tích bằng các phương pháp toán thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel
[10], [32], [37].
33

Các công thức được dùng trong đề tài là:


n

Xi 1
i

- Giá trị trung bình. X n


n

(X i  X )2
Sx  i 1

- Độ lệch chuẩn (n > 30) n

S
CV  x100%
- Hệ số biến thiên X
t05.S S
  Sx 
- Sai số tương đối X . n , Trong đó n

- Chỉ số t – student (Kiểm định giả thuyết) n > 30


/ XA  XB /
t tn 
S2 A S2B

nA nB
- Lập thang điểm C theo công thức:
C  5  2Z
Trong đó :
C: Điểm số từ 1 đến 10
xi  x
Z: Được tính theo công thức z
X́ : Giá trị trung bình của xi S
S: Độ lệch chuẩn
100.( X  X )
W 2 1 %
0.5.( X  X )
- Mức độ tăng tiến: 1 2
Với: - W : Nhịp tăng trưởng
34

X
- 1 : Thành tích kiểm tra ban đầu
X
- 2 : Thành tích kiểm tra đợt sau
2.2. Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là thể chất của nam, nữ sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đang
theo học tại trường Đại học Tài Chính – Marketing. Với tổng khách thể
nghiên cứu là 400 sinh viên (200 nam sinh viên, 200 nữ sinh viên) được chia
theo năm học như sau:
Năm thứ nhất: 100 nam sinh viên, 100 nữ sinh viên (lứa tuổi 18).
Năm thứ hai : 100 nam sinh viên, 100 nữ sinh viên (lứa tuổi 19).
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Trường Đại học Tài Chính – Marketing.TP HCM.
Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2.3 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2013, theo các
giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Từ 10/2011 đến 1/2012 đọc và thu thập tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, viết đề cương và bảo vệ đề cương. Lấy số liệu lần 1.
Giai đoạn 2: Từ tháng 2/2012 đến 12/2012 lấy số liệu lần 2 và xử lý số liệu,
viết chương tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2013 đến 10/2013 viết phần còn lại của đề tài, trình
thầy hướng dẫn chỉnh sửa và góp ý để hoàn thiện luận văn. Viết tóm tắt, báo
cáo thử luận văn và xin ý kiến bảo vệ luận văn.
35

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá trình độ phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I và năm
thứ II tại trường Đại học Tài Chính – Marketing.

3.1.1 Lựa chọn các chỉ tiêu dùng để đánh giá trình độ phát triển thể
chất của sinh viên năm thứ I và năm thứ II tại trường Đại học Tài Chính
– Marketing.

Qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, căn cứ
vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của đề tài, tình hình thực tế của nhà trường,
chúng tôi chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển thể chất cho sinh viên
năm thứ I và năm thứ II tại Trường Đại học Tài Chính – Marketing gồm
những test trong tài liệu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20
tuổi” (Thời điểm năm 2001) của Viện Khoa học TDTT. Các chỉ tiêu được lựa
chọn ở trên được các nhà khoa học trên toàn quốc góp ý, xác định và được
dùng để điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 – 60 tuổi bao gồm các chỉ tiêu
sau:

- Chạy 30m xuất phát cao (s).


- Bật xa tại chỗ (cm).
- Lực bóp tay (kg).
- Đứng dẻo gập thân (cm).
- Nằm ngửa gập bụng 30 giây, tính số lần
- Chạy con thoi 4 x 10m (s).
- Chạy 5 phút tùy sức (m).
- Chiều cao đứng (cm).
36

- Cân nặng (kg).


- Công năng tim (Hw).
3.1.2 Thực trạng thể chất của nam sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing.

3.1.2.1 Thực trạng thể chất của nam sinh viên toàn trường Đại học
Tài Chính – Marketing.

Thực trạng thể chất của nam sinh viên toàn trường Đại học Tài Chính –
Marketing, đề tài tiến hành tính toán các tham số thống kê chỉ tiêu đánh giá
thể lực của khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng3.1. Kết quả ở bảng3.1

thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thống kê cơ bản như: giá trị trung bình ( X ); độ
lệch chuẩn (S); hệ số biến thiên (C V); sai số tương đối của giá trị trung bình (
 ) và độ lớn của mẫu (n).
37

Bảng 3.1: Thực trạng thể chất của nam sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing theo từng năm học và toàn trường

TT Số SV Các tham số
Chỉ tiêu Năm (n) S CV 
X
1 Chiều cao đứng I 100 166.20 5.42 3.71 0.01
(cm) II 100 168.24 6.31 3.24 0.01
TT 200 167.22 5.84 3.41 0.00
2 Cân nặng I 100 58.12 8.49 13.52 0.03
(kg) II 100 57.43 7.19 12.26 0.02
TT 200 57.78 7.69 12.73 0.02
3 Công năng tim I 100 9.92 1.82 22.34 0.04
(HW) II 100 9.85 1.88 23.48 0.05
TT 200 9.96 1.83 22.39 0.03
4 Lực bóp tay thuận I 100 44.08 7.01 16.87 0.03
(kg) II 100 44.76 7.28 17.68 0.04
TT 200 44.42 7.14 17.31 0.02
5 Nằm ngửa gập bụng I 100 18.20 3.28 17.06 0.03
trong 30 giây II 100 20.02 3.04 15.32 0.03
(lần) TT 200 19.11 3.14 16.23 0.02
6 Chạy 30m xuất phát I 100 4.70 0.38 8.64 0.02
cao II 100 4.41 0.54 11.97 0.02
(giây) TT 200 4.56 0.47 10.35 0.01
7 Bật xa tại chỗ I 100 208.52 24.36 11.68 0.02
(cm) II 100 220.45 25.31 13.84 0.03
TT 200 214.49 24.17 12.58 0.02
8 Dẻo gập thân I 100 15.30 3.44 23.81 0.04
(cm) II 100 16.02 3.96 26.45 0.05
TT 200 15.66 3.75 25.11 0.03
9 Chạy con thoi I 100 12.20 1.08 9.66 0.02
4 x10m II 100 11.82 1.20 10.84 0.02
(giây) TT 200 12.01 1.12 10.37 0.01
10 Chạy 5 phút tùy I 100 956.78 172.60 16.48 0.03
sức II 100 1057.82 179.81 15.82 0.03
(m) TT 200 1007.3 176.28 16.48 0.02
Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy:
38

Nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing có chiều cao
đứng trung bình là 167.22±5.84 cm; cân nặng: 57.78±7.69 kg; công năng tim:
9.96±1.83; lực bóp tay thuận: 44.42± 7.14 kg; nằm ngửa gập bụng trong 30
giây (s) 19.11± 3.14 lần; chạy 30m xuất phát cao: 4.56± 0.47 s; bật xa tại chỗ:
214.49± 24.17cm; dẻo gập thân: 15.66 ±3.75 cm; chạy con thoi 4x10m: 12.01
± 1.12 s; chạy 5 phút tùy sức: 1007.3±176.28 m.

Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán giao động
nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv≤ 10%) là chiều cao đứng. Các chỉ số có
độ đồng nhất trung bình giữa các cá thể nghiên cứu (10% ≤C v≤ 20%) là cân
nặng, lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, chạy 30m xuất
phát cao, bật xa tại chỗ, chạy con thoi 4x10m, chạy 5 phút tùy sức.
Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v 20
%) đó là: công năng tim và dẻo gập thân.
Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần
thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên, nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu
đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ vào
đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so sánh
theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.
Tóm lại: qua nghiên cứu thực trạng tuy chỉ với 200 sinh viên nhưng
những kết quả thu được có thể phản ánh đúng thực trạng thể chất của nam
sinh viên toàn trường Đại học Tài Chinh – Marketing hiện nay.
3.1.2.2 Thực trạng thể chất của nam sinh viên các năm học.
*Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất (I)
Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học
Tài Chính – Marketing được thể hiện ở bảng3.1, số liệu của 10 chỉ tiêu khảo
sát tại bảng3.1 cho thấy:
39

- Nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing có
chiều cao đứng trung bình là 166.20±5.42 cm; cân nặng: 58.12±8.49 kg; công
năng tim: 9.92±1.82; lực bóp tay thuận: 44.08± 7.01 kg; nằm ngửa gập bụng
trong 30 giây (s) 18.20 ± 3.28 lần; chạy 30m xuất phát cao: 4.70± 0.38 s; bật
xa tại chỗ: 208.52± 24.36 cm; dẻo gập thân: 15.30 ±3.44 cm; chạy con thoi
4x10m: 12.20± 1.08 s; chạy 5 phút tùy sức: 956.78±172.60 m.
- Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao

động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv 10 %) là: chiều cao đứng, chạy
30m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m. Các chỉ số có độ đồng nhất trung

bình giữa các cá thể nghiên cứu (10% Cv 20%) là: cân nặng,lực bóp tay
thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức.

- Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v
20 %) đó là: công năng tim và dẻo gập thân.
- Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu,
quần thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên nhưng tất cả các giá trị trung bình
mẫu đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ
vào đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so
sánh theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.
* Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ hai
Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ hai của trường Đại học
Tài Chính – Marketing được thể hiện ở bảng3.1, số liệu của 10 chỉ tiêu khảo
sát tại bảng3.1 cho thấy:
- Nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
có chiều cao đứng trung bình là 168.24±6.31 cm; cân nặng: 57.43±7.19 kg;
công năng tim: 9.85±1.88; lực bóp tay thuận: 44.76± 7.28 kg; nằm ngửa gập
bụng trong 30 giây (s) 20.02± 3.04 lần; chạy 30m xuất phát cao: 4.41± 0.54 s;
40

bật xa tại chỗ: 220.45± 25.31 cm; dẻo gập thân: 16.02 ±3.96 cm; chạy con thoi
4x10m: 11.82± 1.20 s; chạy 5 phút tùy sức: 1057.82±179.81 m.
- Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao

động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv 10 %) là: chiều cao đứng, các chỉ

số có độ đồng nhất trung bình giữa các cá thể nghiên cứu (10% Cv 20%)
là: chạy 30m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m, cân nặng,lực bóp tay thuận,
nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức.

- Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v
20 %) đó là: công năng tim và dẻo gập thân.
- Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu,
quần thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên nhưng tất cả các giá trị trung bình
mẫu đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ
vào đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so
sánh theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.
* So sánh sự khác biệt về thể chất của nam sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
Kết quả tính toán so sánh về sự khác biệt thể chất của nam sinh viên năm thứ
I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing được trình bày ở bảng
41

Bảng 3.2: So sánh sự khác biệt về thể chất của nam sinh viên năm thứ I
và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing

TT CHỈ TIÊU X1 δ1 X2 δ2 t P

1 Chiều cao đứng (cm) 166.20 5.42 168.24 6.31 2.45 P < 0.05

2 Cân nă ̣ng (kg) 58.12 8.49 57.43 7.19 0.62 P >0.05


3 Công năng tim (Hw) 9.92 1.82 9.85 1.88 0.26 P > 0.05
4 Lực bóp tay thuâ ̣n (kg) 44.08 7.01 44.76 7.28 0.67 P > 0.05
5 Nằm ngửa gâ ̣p bụng
18.20 3.28 20.02 3.04 4.06 P < 0.05
trong 30 giây (lần)
6 Chạy 30m xuất phát
4.70 0.38 4.41 0.54 4.39 P < 0.05
cao (giây)
7 Bâ ̣t xa tại chỗ (cm) 208.52 24.36 220.45 25.31 3.40 P < 0.05

8 Dẻo gâ ̣p thân (cm) 15.30 3.44 16.02 3.96 1.37 P > 0.05

9 Chạy con thoi


12.20 1.08 11.82 1.20 2.35 P < 0.05
4x10m(giây)
10 Chạy 5 phút tùy sức
956.78 172.60 1057.82 179.81 4.05 P < 0.05
(m)
42

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, thể chất của nam sinh viên năm thứ I tương
đương với nam sinh viên năm thứ II thể hiện qua giá trị trung bình ở các chỉ
tiêu: cân nặng, công năng tim.

Tám chỉ tiêu còn lại thì nam sinh viên năm thứ I đều kém hơn nam sinh viên
năm thứ II, trong đó 6 chỉ tiêu có sự khác biệt về thành tích đó là: chiều cao
đứng, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ, chạy
con thoi 4x10m, chạy 5 phút tùy sức (P <0.05).

3.1.3 Thực trạng thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing.

3.1.3.1 Thực trạng thể chất của nữ sinh viên toàn trường Đại học
Tài Chính – Marketing.

Thực trạng thể chất của nữ sinh viên toàn trường Đại học Tài Chính –
Marketing, đề tài tiến hành tính toán các tham số thống kê chỉ tiêu đánh giá
thể lực của khách thể nghiên cứu được thể hiện ở bảng3.3. Kết quả ở bảng3.3

thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thống kê cơ bản như: giá trị trung bình ( X ); độ
lệch chuẩn (S); hệ số biến thiên (C V); sai số tương đối của giá trị trung bình (
 ) và độ lớn của mẫu (n).
43

Bảng 3.3: Thực trạng thể chất của nữ sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing theo từng năm học và toàn trường
TT Số SV Các tham số
Chỉ tiêu Năm (n) S CV 
X
1 Chiều cao đứng I 100 157.14 5.61 3.26 0.01
(cm) II 100 156.32 5.04 3.39 0.01
TT 200 156.73 5.34 3.45 0.00
2 Cân nặng I 100 48.28 3.12 9.17 0.02
(kg) II 100 50.62 3.98 8.45 0.01
TT 200 49.45 4.29 9.11 0.01
3 Công năng tim I 100 11.24 1.83 18.93 0.04
(HW) II 100 11.16 1.92 20.38 0.04
TT 200 11.28 1.85 19.68 0.02
4 Lực bóp tay thuận I 100 27.12 3.09 16.01 0.03
(kg) II 100 29.04 3.94 15.11 0.03
TT 200 28.08 3.28 15.13 0.02
5 Nằm ngửa gập bụng I 100 14.21 2.93 22.89 0.04
trong 30 giây II 100 14.42 3.09 21.78 0.04
(lần) TT 200 14.32 3.10 22.74 0.02
6 Chạy 30m xuất phát I 100 6.20 0.51 13.46 0.03
cao II 100 5.89 0.79 13.06 0.03
(giây) TT 200 6.05 0.84 13.62 0.02
7 Bật xa tại chỗ I 100 163.27 21.42 13.98 0.03
(cm) II 100 167.49 18.21 13.60 0.03
TT 200 165.38 22.78 13.64 0.02
8 Dẻo gập thân I 100 16.02 3.12 24.29 0.05
(cm) II 100 17.02 3.68 22.18 0.04
TT 200 16.52 3.86 23.61 0.03
9 Chạy con thoi I 100 12.58 0.97 7.85 0.02
4 x10m II 100 12.31 0.81 6.96 0.01
(giây) TT 200 12.45 0.93 7.45 0.02
10 Chạy 5 phút tùy sức I 100 885.00 74.29 12.31 0.03
(m) II 100 857.89 76.28 12.45 0.03
TT 200 871.44 81.64 13.01 0.02
44

Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy:


Nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing có chiều cao đứng trung
bình là 156.73 ±5.34 cm; cân nặng: 49.45±4.29 kg; công năng tim: 11.28±
1.85; lực bóp tay thuận: 28.08± 3.28 kg; nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (s)
14.32± 3.10 lần; chạy 30m xuất phát cao: 6.05± 0.84 s; bật xa tại chỗ: 165.38±
22.78cm; dẻo gập thân: 16.52±3.86 cm; chạy con thoi 4x10m: 12.45± 0.93s;
chạy 5 phút tùy sức: 871.44±81.64 m.
- Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ)
giữa các cá thể nghiên cứu (Cv 10 %) là: chiều cao đứng, cân nặng, chạy
con thoi 4x10m, các chỉ số có độ đồng nhất trung bình giữa.
- Các cá thể nghiên cứu (10% Cv 20%) là: công năng tim,lực bóp
tay thuận, chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức
Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v 20 %) đó
là: công năng tim, dẻo gập thân, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây.
- Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần
thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu
đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ vào
đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so sánh
theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.
Tóm lại: qua nghiên cứu thực trạng tuy chỉ với 200 sinh viên nhưng
những kết quả thu được có thể phản ánh đúng thực trạng thể chất của nữ sinh
viên toàn trường Đại học Tài Chinh – Marketing hiện nay.
3.1.3.2 Thực trạng thể chất của nữ sinh viên các năm học.
* Thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm thứ nhất (I)
Thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học
Tài Chính – Marketing được thể hiện ở bảng3.3, qua số liệu của 10 chỉ tiêu
khảo sát tại bảng3.3 cho thấy:
45

- Nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing có
chiều cao đứng trung bình là157.14±5.61 cm; cân nặng: 48.28 ±3.12 kg; công
năng tim: 11.24±1.83; lực bóp tay thuận: 27.12± 3.09 kg; nằm ngửa gập bụng
trong 30 giây (s) 14.21± 2.93 lần; chạy 30m xuất phát cao: 6.20 ± 0.51 s; bật
xa tại chỗ: 163.27 ± 21.42 cm; dẻo gập thân: 16.02±3.12 cm; chạy con thoi
4x10m: 12.58 ± 0.97 s; chạy 5 phút tùy sức: 885.00±74.29 m.
Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ)
giữa các cá thể nghiên cứu (Cv 10 %) là: chiều cao đứng, cân nặng, chạy con
thoi 4x10m. Các chỉ số có độ đồng nhất trung bình giữa các cá thể nghiên cứu
(10% Cv 20%) là: công năng tim,lực bóp tay thuận, chạy 30m xuất phát cao,
bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức.
- Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v 20
%) đó là: nằm ngửa gập bụng trong 30 giây và dẻo gập thân.
- Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu,
quần thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên nhưng tất cả các giá trị trung bình
mẫu đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ
vào đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so
sánh theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.
*Thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm thứ hai (II)
Thực trạng thể chất của nữ sinh viên năm thứ hai của trường Đại học
Tài Chính – Marketing được thể hiện ở bảng3.3, qua số liệu của 10 chỉ tiêu
khảo sát tại bảng3.3 cho thấy:

- Nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing có
chiều cao đứng trung bình là 156.32±5.04 cm; cân nặng: 50.62±3.98 kg; công
năng tim: 11.16±1.92; lực bóp tay thuận: 29.04± 3.94 kg; nằm ngửa gập bụng
trong 30 giây (s) 14.42± 3.09 lần; chạy 30m xuất phát cao: 5.89±0.79 s; bật xa
46

tại chỗ: 167.49 ± 18.21 cm; dẻo gập thân: 17.02 ±3.68 cm; chạy con thoi
4x10m: 12.31± 0.81 s; chạy 5 phút tùy sức:891.45±76.28 m.

- Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao

động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu (Cv 10 %) là: chiều cao đứng, cân
nặng, chạy con thoi 4x10m, các chỉ số có độ đồng nhất trung bình giữa các cá

thể nghiên cứu (10% Cv 20%) là: chạy 30m xuất phát cao, lực bóp tay
thuận, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức.

- Các chỉ số có độ đồng nhất thấp giữa các cá thể nghiên cứu (C v 20
%) đó là: công năng tim, dẻo gập thân và nằm ngửa gập bụng trong 30 giây.

Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần
thể ở một vài chỉ số khá lớn như trên, nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu
đều đủ đại diện cho số trung bình tổng thể (  ≤ 0.05). Để có thể căn cứ vào
đó mà thực hiện các phân tích, đánh giá tiếp theo, nhất là tiến hành so sánh
theo test t, phân loại trình độ và lập thang điểm đánh giá.

*So sánh sự khác biệt về thể chất của nữ sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing

Kết quả tính toán so sánh về sự khác biệt thể chất của nữ sinh viên năm thứ I
và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing được trình bày ở
bảng3.4
47

Bảng 3.4: So sánh sự khác biệt về thể chất của nữ sinh viên năm
thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing

TT CHỈ TIÊU X1 δ1 X2 δ2 T P

1 Chiều cao đứng (cm) 157.14 5.61 156.32 5.04 1.08 P > 0.05

2 Cân nă ̣ng (kg) 48.28 3.12 50.62 3.98 4.63 P <0.05


3 Công năng tim (Hw) 11.24 1.83 11.16 1.92 0.32 P > 0.05
4 Lực bóp tay thuâ ̣n
27.12 3.09 29.04 3.94 3.83 P < 0.05
(kg)
5 Nằm ngửa gâ ̣p bụng
14.21 2.93 14.42 3.09 0.49 P > 0.05
trong 30 giây (lần)
6 Chạy 30m xuất phát
6.20 0.51 5.89 0.79 3.29 P < 0.05
cao (giây)
7 Bâ ̣t xa tại chỗ (cm) 163.27 21.42 167.49 18.21 1.50 P > 0.05

8 Dẻo gâ ̣p thân (cm) 16.02 3.12 17.02 3.68 2.07 P < 0.05

9 Chạy con thoi


12.58 0.97 12.31 0.81 2.14 P < 0.05
4x10m(giây)
10 Chạy 5 phút tùy sức
885.00 74.29 857.89 76.28 2.55 P < 0.05
(m)
48

Kết quả ở bảng3.4 cho thấy thể chất của nữ sinh viên năm thứ I tốt hơn
năm thứ II thể hiện qua giá trị trung bình ở chỉ tiêu: chiều cao đứng, tương
đương với năm thứ II ở các chỉ tiêu:công năng tim, nằm ngửa gập bụng trong
30 giây.
Bảy chỉ tiêu còn lại thì nữ sinh viên năm thứ I đều kém hơn nữ sinh
viên năm thứ II trong đó có 6 chỉ tiêu có sự khác biệt về thành tích đó là: cân
nặng, lực bóp tay thuận, chạy 30m XPC, dẻo gập thân, chạy con thoi 4x10m,
chạy 5 phút tùy sức (P < 0.05), chỉ tiêu bật xa tại chỗ không có bằng chứng về
sự khác nhau của hai giá trị trung bình (P > 0.05).
3.1.4 Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing.
3.1.4.1 Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I
trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Để đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I tại trường
Đại học Tài Chính – Marketing, luận văn tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu thể
lực trên 200khách thể nghiên cứu (100 nam và 100 nữ) tại thời điểm ban đầu
và sau khi kết thúc năm học thứ I, đánh giá sự tăng trưởng trình độ phát triển
thể chất của khách thể nghiên cứu qua các giá trị X , t, W%, P, kết quả tính
toán được trình bày ở bảng và biểu đồ như sau:

 Về nam sinh viên năm học thứ I (bảng 3.5, biểu đồ 3.1)
49

Bảng 3.5: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính –
Marketing(n =100)

TT CHỈ TIÊU X δ W% t P
Lần 1 166.20 5.42
1 Chiều cao đứng(cm) 0.48 1.04 P > 0.05
Lần 2 167.01 5.49
Lần 1 58.12 8.49
2 Cân nặng(kg) 2.06 1.01 P > 0.05
Lần 2 59.33 8.52
Lần 1 9.92 1.82
3 Công năng tim(Hw) -1.7 0.71 P > 0.05
Lần 2 9.75 1.79
Lần 1 44.08 7.01
4 Lực bóp tay thuận (kg) 2.08 0.92 P > 0.05
Lần 2 45.01 7.16
Nằm ngửa gập bụng trong 30 Lần 1 18.20 3.28
5 19.62 7.36 P < 0.05
giây (lần) Lần 2 22.16 4.12
Lần 1 4.70 0.38
6 Chạy 30m xuất phát cao (giây) -2.6 2.14 P < 0.05
Lần 2 4.58 0.41
Lần 1 208.52 24.36
7 Bật xa tại chỗ(cm) 7.2 4.50 P < 0.05
Lần 2 224.28 25.08
Lần 1 15.30 3.44
8 Dẻo gập thân(cm) 6.4 2.04 P < 0.05
Lần 2 16.32 3.62
Lần 1 12.20 1.08
9 Chạy con thoi 4x10m (giây) -2.01 1.48 P > 0.05
Lần 2 11.98 1.02
Lần 1 956.78 172.60
10 Chạy 5 phút tùy sức (m) 13.79 5.53 P < 0.05
Lần 2 1098.49 189.24
50

Số liệu tại bảng 3.5 cho thấy, giá trị trung bình của nam sinh viên năm thứ I
trường Đại học Tài Chính – Marketing ở các nội dung hình thái, thể lực đều
tăng. Tăng nhiều nhất là ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây 19.62%,
tăng ít nhất là chỉ tiêu chiều cao đứng 0.48%. Đặc biệt có 5/10 chỉ tiêu có giá
trị trung bình giữa hai lần kiểm tra khác biệt có ý nghĩa thống kê với t tính >
tbảng = 1.96, P < 0.05 ( nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, chạy 30m xuất phát
cao, bật xa tại chỗ, dẻo gập thân, chạy 5 phút tùy sức).
Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm thứ I trường Đại
học Tài Chính – Marketing được biểu diễn qua biểu đồ 3.1

20

15

10

0
) g) w) g) ... ) ) ) ) )
-5 ( cm (k (H (k ig ây iây (cm (cm iây ( m
g ận (g (g ức
ng n tim 30 o hỗ ân s
đứ nặ g thu ca ic th 10
m y
o n n y n g át tạ p x tù
ca Câ ă ta tro ph xa gậ i4 hú
t
gn p t t o o
iều n ó n g ấ Bậ Dẻ th p
Ch Cô cb bụ xu on ạy
5
Lự ập 0 m y c
Ch
ag ạy3 Chạ

ng Ch
ằm
N

Biểu đồ 3.1: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm
thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing

 Về nữ sinh viên năm học thứ I (bảng 3.6, biểu đồ 3.2)


51

Bảng 3.6: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm thứ I
trường Đại học Tài Chính – Marketing(n =100)

TT CHỈ TIÊU X δ W% t P
Lần 1 157.14 5.61
1 Chiều cao đứng (cm) 0.30 0.59 P > 0.05
Lần 2 157.62 5.72
Lần 1 48.28 3.12
2 Cân nặng (kg) 1.5 1.43 P > 0.05
Lần 2 49.01 4.06
Lần 1 11.24 1.83
3 Công năng tim (Hw) -1.3 0.59 P > 0.05
Lần 2 11.09 1.78
Lực bóp tay thuận Lần 1 27.12 3.09
4 10.54 5.78 P < 0.05
(kg) Lần 2 30.14 4.21
Nằm ngửa gập bụng Lần 1 14.21 2.93
5 12.41 4.42 P < 0.05
trong 30 giây (lần) Lần 2 16.09 3.08
Chạy 30m xuất phát Lần 1 6.20 0.51
6 -2.6 2.32 P < 0.05
cao (giây) Lần 2 6.04 0.46
Lần 1 163.27 21.42
7 Bật xa tại chỗ (cm) 3.6 1.98 P < 0.05
Lần 2 169.35 22.01
Lần 1 16.02 3.12
8 Dẻo gập thân (cm) 6.5 2.13 P < 0.05
Lần 2 17.11 4.03
Chạy con thoi 4x10m Lần 1 12.58 0.97
9 -2.3 2.20 P < 0.05
(giây) Lần 2 12.30 0.81
Lần 1 885.00 74.29
10 Chạy 5 phút tùy sức 6.67 5.62 P < 0.05
Lần 2 946.05 79.35

Số liệu tại bảng 3.6 cho thấy, giá trị trung bình của nữ sinh viên năm
thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing ở các nội dung hình thái, thể lực
đều tăng. Tăng nhiều nhất là ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng 12.41%, tăng ít
nhất là chỉ tiêu chiều cao đứng 0.30% . Đặc biệt có 7/10 chỉ tiêu có giá trị
trung bình giữa hai lần kiểm tra khác biệt có ý nghĩa thống kê với t tính > tbảng =
52

1.96, P < 0.05 ( lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, chạy
30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, dẻo gập thân, chạy con thoi 4x10m, chạy 5
phút tùy sức).
Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại
học Tài Chính – Marketing được biểu diễn qua biểu đồ 3.2

14
12
10
8
6
4
2
0
-2 ) ..
-4 cm (kg
)
H w) (kg
)
y. iây
)
cm
)
cm
)
iây
)
sứ
c
( ( iâ g ( ( (g y
ng ng tim uậ
n g ( ỗ n
tt
ù
đứ nặ g th 3 0 cao i ch thâ 0m ú
n t ạ 1 h
ca
o Câ nă
n
ta
y ng á t
gậ
p
i4
x p
u g p tro t ph t xa o o y 5
iề n ó ấ ậ ẻ h ạ
Cô cb ng xu B D t
Ch
Ch bụ on
Lự p 0 m y c
a gậ y3 hạ
ử ạ C
ng Ch
m
Nằ

Biểu đồ 3.2: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm
thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing

3.1.4.2 Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing
Để đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ II tại trường
Đại học Tài Chính – Marketing , luận văn tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu thể
lực trên 200khách thể nghiên cứu (100 nam và 100 nữ) tại thời điểm ban đầu
và sau khi kết thúc năm học thứ II, đánh giá sự tăng trưởng trình độ phát triển
thể chất của khách thể nghiên cứu qua các giá trị X , t, W%, P, kết quả tính
toán được trình bày ở bảng và biểu đồ như sau:

 Về nam sinh viên năm học thứ II (bảng 3.7, biểu đồ 3.3)
53

Bảng 3.7: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm thứ
II trường Đại học Tài Chính – Marketing(n =100)

TT CHỈ TIÊU X δ W% t P
Lần 1 168.24 6.31
1 Chiều cao đứng (cm) 0.16 0.31 P > 0.05
Lần 2 168.52 6.45
Lần 1 57.43 7.19
2 Cân nặng (kg) 2.86 1.62 P > 0.05
Lần 2 59.10 7.36
Lần 1 9.85 1.88
3 Công năng tim (Hw) -2.36 0.93 P > 0.05
Lần 2 9.62 1.62
Lực bóp tay thuận Lần 1 44.76 7.28
4 5.83 2.60 P < 0.05
(kg) Lần 2 47.45 7.14
Nằm ngửa gập bụng Lần 1 20.02 3.04
5 13.72 6.62 P < 0.05
trong 30 giây (lần) Lần 2 22.97 3.26
Chạy 30m xuất phát Lần 1 4.41 0.54
6 -2.1 1.38 P > 0.05
cao (giây) Lần 2 4.32 0.36
Lần 1 220.45 25.31
7 Bật xa tại chỗ (cm) 5.5 3.44 P < 0.05
Lần 2 232.96 26.12
Lần 1 16.02 3.96
8 Dẻo gập thân (cm) 12.95 3.94 P < 0.05
Lần 2 18.24 4.01
Chạy con thoi 4x10m Lần 1 11.82 1.20
9 -2.11 1.42 P > 0.05
(giây) Lần 2 11.59 1.08
1057.8
Lần 1 179.81
Chạy 5 phút tùy sức 2
10 8.03 3.48 P < 0.05
(m) 1146.3
Lần 2 180.09
9

Số liệu tại bảng3.7 cho thấy giá trị trung bình của nam sinh viên năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing ở các nội dung: hình thái, thể lực đều
tăng. Tăng nhiều nhất là ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng 13.72%, tăng ít nhất
là chỉ tiêu chiều cao đứng 0.16% . Đặc biệt có 5/10 chỉ tiêu có giá trị trung
bình giữa hai lần kiểm tra khác biệt có ý nghĩa thống kê với t tính > tbảng = 1.96,
54

P < 0.05 ( lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, bật xa tại chỗ,
dẻo gập thân, chạy 5 phút tùy sức).
Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm thứ II trường Đại
học Tài Chính – Marketing được biểu diễn qua biểu đồ 3.3

14
12
10
8
6
4
2
0
-2 ) ) .. ) )
cm (kg Hw) (kg
)
iâ. iây
)
cm cm iây
)
(m
)
-4 ( ( g g ( ( g c
ng ng tim uậ
n
30
( ỗ n ( ứ
đứ nặ g th g cao i ch thâ 0m ùys
o n n y n át tạ p x 1 t
ca Câ nă ta g tro ph xa o
gậ
o i4 h út
u g p t t ẻ p
iề n ó
bụ
n ấ Bậ D th
Ch Cô cb xu o n y5
Lự gậ p
0 m y c
C hạ
3 ạ
ửa ạy Ch
ng C h
m
Nằ

Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing

 Về nữ sinh viên năm học thứ II (bảng 3.8, biểu đồ 3.4)


55

Bảng 3.8: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing(n =100)

TT CHỈ TIÊU X δ W% t P
Lần 1 156.32 5.04
1 Chiều cao đứng (cm) 0.14 0.31 P > 0.05
Lần 2 156.54 5.10
Lần 1 50.62 3.98
2 Cân nặng (kg) 3.63 3.28 P < 0.05
Lần 2 52.49 4.08
Lần 1 11.16 1.92
3 Công năng tim (Hw) -1.9 0.86 P > 0.05
Lần 2 10.94 1.71
Lần 1 29.04 3.94
4 Lực bóp tay thuận (kg) 9.45 5.09 P < 0.05
Lần 2 31.92 4.05
Nằm ngửa gập bụng trong 30 Lần 1 14.42 3.09
5 18.1 6.54 P < 0.05
giây (lần) Lần 2 17.29 3.12
Chạy 30m xuất phát cao Lần 1 5.89 0.79
6 -2.7 1.57 P > 0.05
(giây) Lần 2 5.73 0.64
Lần 1 167.49 18.21
7 Bật xa tại chỗ (cm) 7.5 4.9 P < 0.05
Lần 2 179.92 17.25
Lần 1 17.02 3.68
8 Dẻo gập thân (cm) 7.7 2.78 P < 0.05
Lần 2 18.39 3.28
Lần 1 12.31 0.81
9 Chạy con thoi 4x10m (giây) -1.2 1.36 P > 0.05
Lần 2 12.16 0.74
Lần 1 857.89 76.28
10 Chạy 5 phút tùy sức (m) 14.06 11.47 P < 0.05
Lần 2 987.65 83.49
56

Số liệu tại bảng3.8 cho thấy, giá trị trung bình của nữ sinh viên năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing ở các nội dung: hình thái, thể lực đều
tăng. Tăng nhiều nhất là ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng 18.1%, tăng ít nhất là
chỉ tiêu chiều cao đứng 0.14% . Đặc biệt có 6/10 chỉ tiêu có giá trị trung bình
giữa hai lần kiểm tra khác biệt, có ý nghĩa thống kê với t tính > tbảng = 1.96, P <
0.05 ( cân nặng, lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, bật xa
tại chỗ, dẻo gập thân, chạy 5 phút tùy sức).
Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học
Tài Chính – Marketing được biểu diễn qua biểu đồ 3.4

20

15

10

0
...
w)

)
)

g)

g)

)
(cm

(cm

(cm

(m
iây

iây
-5
y(
(k

(k
(H

(g

(g

ức
giâ
ng

ận
ng

ân
tim

0m
o

ch

ys
nặ

hu

ca

th
đứ

30
ng

ại


1
yt
n

át

4x
at
ng
o

gậ

út
ta

ph
ca

tro

tx

oi

ph
o
óp
ng
iều

ất

Dẻ

th
Bậ
ng

cb

xu

5
Ch

ạy
bụ

co
Lự

Ch
30

ạy
p
gậ

Ch
ạy
ửa

Ch
ng
m
Nằ

Biểu đồ 3.4: Sự tăng trưởng các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
3.1.5 So sánh thể chất của sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing
3.1.5.1 So sánh thể chất của nam sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
57

Kết quả tính toán về so sánhthể chất của nam sinh viênnăm I và năm
IItrường Đại học Tài Chính – Marketing được trình bày tại bảng3.9
Bảng 3.9: So sánh thể chất của nam sinh viênnăm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing

TT CHỈ TIÊU X 1± δ 1 X 2± δ 2 t P
Chiều cao đứng
1 167.01±5.49 168.52±6.45 1.78 P > 0.05
(cm)
2 Cân nă ̣ng (kg) 59.33±8.52 59.10±7.36 0.20 P > 0.05
Công năng tim
3 9.75±1.79 9.62±1.62 0.57 P > 0.05
(Hw)
Lực bóp tay thuâ ̣n
4 45.01±7.16 47.45±7.14 2.41 P < 0.05
(kg)
Nằm ngửa gâ ̣p bụng
5 22.16±4.12 22.97±3.26 1.54 P > 0.05
trong 30 giây (lần)
Chạy 30m xuất phát
6 4.58±0.41 4.32±0.36 4.76 P < 0.05
cao (giây)
7 Bâ ̣t xa tại chỗ (cm) 224.28±25.08 232.96±26.12 2.40 P < 0.05

8 Dẻo gâ ̣p thân (cm) 16.32±3.62 18.24±4.01 3.55 P < 0.05


Chạy con thoi
9 11.98±1.02 11.59±1.08 2.63 P < 0.05
4x10m(giây)
Chạy 5 phút tùy sức
10 1098.49±189.24 1146.39±180.09 1.83 P >0.05
(m)

Ghi chú: X 1:Thành tích kiểm tra lần 2 của nam sinh viên năm thứ I
X 2: Thành tích kiểm tra lần 2 của nam sinh viên năm thứ I

Kết quả ở bảng3.9 cho thấyở các chỉ tiêu: cân nặng, công năng tim, nằm ngửa
gập bụng trong 30 giây,thì nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II tương
đương nhau. Ở 7 chỉ tiêu còn lại thì nam sinh viên năm thứ I đều kém hơn
nam sinh viên năm thứ II, trong đócó 5 chỉ tiêu có sự khác biệt về thành tích
đó là (lực bóp tay thuận, chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ, dẻo gập thân, chạy
58

con thoi 4x10m). Kết quả so sánh các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên năm
thứ I và nam sinh viên năm thứ II cho thấy nam sinh viên năm thứ I có 4 chỉ
tiêu tương đương, và 7 chỉ tiêu kém hơn nam sinh viên năm thứ II.
3.1.5.2 So sánh thể chất của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing
Kết quả tính toán về so sánhthể chất của nữ sinh viênnăm I và
năm IItrường Đại học Tài Chính – Marketing được trình bày tại bảng3.10
Bảng 3.10: So sánh thể chất của nữ sinh viênnăm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing
TT CHỈ TIÊU X 1± δ 1 X 2± δ 2 t P
1 Chiều cao đứng (cm) 157.62±5.72 156.54±5.10 1.41 P>0
2 Cân nă ̣ng (kg) 49.01±4.06 52.49±4.08 4.54 P<0
3 Công năng tim (Hw) 11.09±1.78 10.94±1.71 0.61 P>0
4 Lực bóp tay thuâ ̣n (kg) 30.14±4.21 31.92±4.05 2.74 P<0
5 Nằm ngửa gâ ̣p bụng trong
16.09±3.08 17.29±3.12 0.36 P>0
30 giây (lần)
6 Chạy 30m xuất phát cao
6.04±0.46 5.73±0.64 3.93 P<0
(giây)
7 Bâ ̣t xa tại chỗ (cm) 169.35±22.01 179.92±17.25 3.78 P<0
8 Dẻo gâ ̣p thân (cm) 17.11±4.03 18.39±3.28 2.46 P<0
9 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12.30±0.81 12.16±0.74 1.27 P>0
10 Chạy 5 phút tùy sức (m) 946.05±79.35 987.65±83.49 3.6 P<0

Ghi chú: X 1:Thành tích kiểm tra lần 2 của nữ sinh viên năm thứ I.
X 2: Thành tích kiểm tra lần 2 của nữ sinh viên năm thứ II.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, nữ sinh viên năm thứ I có 1 chỉ tiêu tốt hơn nữ
sinh viên năm thứ II đó là(chiều cao đứng), có 2 chỉ tiêu tương đương (công
năng tim, chạy con thoi 4x10m). 7 chỉ tiêu còn lại thì nữ sinh viên năm thứ I
đều kém hơn nữ sinh viên năm thứ II,trong đó có 6 chỉ tiêu có sự khác biệt về
59

thành tích đó là (cân nặng, lực bóp tay thuận, chạy 30mXPC, bật xa tại chỗ,
dẻo gập thân, chạy 5 phút tùy sức).
3.1.6 . So sánh thể chất sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo
3.1.6.1 So sánh thể chất của nam sinh viêntrường Đại học Tài
Chính – Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo

Bảng 3.11: So sánh thể chất của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học
Tài Chính – Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo
Chạy
Chạy Chạy 5
Lực bóp tay Nằm ngửa Bật xa con
Phân 30m phút
Tuổi thuận gập bụng tại chỗ thoi
Loại XPC tùy sức
(kg) 30 s (lân) (cm) 4x10m
(s) (m)
(s)
Tốt > 47.2 > 21 <4.80 >222 <11.80 >1050
18
Đạt ≥40.7 ≥16 ≤5.80 ≥205 ≤12.5 ≥940
Tốt >47.5 >22 <4.70 >225 <11.75 >1060
19
Đạt ≥41.4 ≥17 ≤5.70 ≥207 ≤12.40 ≥950
Tốt >48.7 >23 <4.60 >227 <11.70 >1070
20
Đạt ≥42.0 ≥18 ≤5.60 ≥209 ≤12.30 ≥960
45.01 22.16 4.58 224.28 11.98 1098.49
Kết quả kiểm tra
Đạt Tốt Tốt Đạt Đạt Tốt
Số liệu tại bảng 3.11 cho thấy, nam sinh viên năm học thứ I có 3 chỉ tiêu
đạt(lực bóp tay thuận, bật xa tại chỗ,chạy con thoi 4x10m). Và 3 chỉ tiêu còn lại
đạt mức tốt (chạy 30m XPC, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, chạy 5 phút tùy
sức) so với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Bảng 3.12: So sánh thể chất của nam sinh viên năm thứ II trường Đại học
Tài Chính – Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo

Tuổi Phân Lực bóp Nằm Chạy Bật xa Chạy Chạy 5


60

con
ngửa
30m thoi phút tùy
tay thuận gập tại chỗ
Loại XPC 4x10 sức
(kg) bụng 30 (cm)
(s) m (m)
s (lân)
(s)
Tốt > 47.2 > 21 <4.80 >222 <11.80 >1050
18 Đạt ≥40.7 ≥16 ≤5.80 ≥205 ≤12.5 ≥940
Tốt >47.5 >22 <4.70 >225 <11.75 >1060
19 Đạt ≥41.4 ≥17 ≤5.70 ≥207 ≤12.40 ≥950
Tốt >48.7 >23 <4.60 >227 <11.70 >1070
20
Đạt ≥42.0 ≥18 ≤5.60 ≥209 ≤12.30 ≥960
Kết quả kiểm 47.45 22.97 4.32 232.96 11.59 1146.39
tra Đạt Đạt Tốt Tốt Tốt Tốt

Số liệu tại bảng 3.12 cho thấy, nam sinh viên năm học thứ II có 2 chỉ tiêu đạt(lực
bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây ). Và 4 chỉ tiêu còn lại đạt mức
tốt (chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ, chạy con thoi 4x10m, chạy 5 phút tùy sức) so
với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
61

3.1.6.2 So sánhthể chất của nữ sinh viêntrường Đại học Tài Chính –
Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo
Bảng 3.13: So sánh thể chất của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài
Chính – Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo

Chạy
Nằm Chạy Chạy 5
Lực bóp Bật xa con
Phân ngửa gập 30m phút tùy
Tuổi tay thuận tại chỗ thoi
Loại bụng 30 XPC sức
(kg) (cm) 4x10m
s (lân) (s) (m)
(s)
Tốt > 31.1 > 18 <5.80 >168 <12.10 >930
18
Đạt ≥26.5 ≥15 ≤6.80 ≥151 ≤13.10 ≥850
Tốt >31.6 >19 <5.70 >169 <12.00 >940
19
Đạt ≥26.7 ≥16 ≤6.70 ≥153 ≤13.00 ≥870
Tốt >31.8 >20 <5.60 >170 <11.90 >950
20
Đạt ≥26.9 ≥17 ≤6.60 ≥155 ≤12.90 ≥890

Kết quả kiểm 30.14 16.09 6.04 169.35 12.30 946.05


tra Đạt Đạt Đạt Tốt Đạt Tốt

Số liệu tại bảng 3.13 cho thấy, nữ sinh viên năm học thứ I có 4 chỉ tiêu đạt(lực
bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m ). Và 2
chỉ tiêu còn lại đạt mức tốt (bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức) so với tiêu chuẩn
của Bộ giáo dục và Đào tạo.
62

Bảng 3.14: So sánh thể chất của nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài
Chính – Marketing với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo
Chạy
Nằm Chạy Chạy 5
Lực bóp Bật xa con
Phân ngứa gập 30m phút tùy
Tuổi tay thuận
bụng 30 XPC
tại chỗ thoi
sức
Loại (kg) (cm) 4x10m
s (lân) (s) (m)
(s)
Tốt > 31.1 > 18 <5.80 >168 <12.10 >930
18 Đạt ≥26.5 ≥15 ≤6.80 ≥151 ≤13.10 ≥850

Tốt >31.6 >19 <5.70 >169 <12.00 >940


19 Đạt ≥26.7 ≥16 ≤6.70 ≥153 ≤13.00 ≥870
Tốt >31.8 >20 <5.60 >170 <11.90 >950
20
Đạt ≥26.9 ≥17 ≤6.60 ≥155 ≤12.90 ≥890

Kết quả kiểm 31.92 17.29 5.73 179.92 12.16 987.65


tra Tốt Đạt Đạt Tốt Đạt Tốt

Số liệu tại bảng 3.14 cho thấy, nữ sinh viên năm học thứ II có 3 chỉ tiêu
đạt( nằm ngửa gập bụng, chạy 30mXPC, chạy con thoi 4x10m ). Và 3 chỉ tiêu
còn lại đạt mức tốt ( lực bóp tay thuận, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức) so
với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
3.2. Xây dựng thang điểm đánh giá thể chất của sinh viên năm thứ
nhất và năm thứ hai tại trường Đại học Tài Chính – Marketing
3.2.1 Xây dựng thang điểm đánh giá theo phân loại từng chỉ tiêu
Nhằm đảm bảo mức độ ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống đánh giá
thể chất của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai tại trường Đại học Tài
Chính – Marketing, chúng tôi căn cứ vào các chỉ tiêu đo lường đã được xác định,
dựa trên số đo giá trị trung bình ( X́ ) và độ lệch chuẩn (S) để xây dựng hệ thống
63

tiêu chuẩn đánh giá thể chất dựa trên qui tắc “2 lần độ lệch chuẩn” [ 43, tr 152 –
154] để kiểm định tính chuẩn của tập hợp số liệu.
Để thuận tiện cho việc đánh giá, phân loại thể chất cho sinh viên, chúng
tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo phân loại từng chỉ tiêu cho từng
năm học và sinh viên toàn trường, gồm 5 mức: Tốt , Khá, Trung bình, Yếu,
Kém; mỗi mức liền cách nhau 1S, nghĩa là ± 2 S, như sau:
- Xếp loại Tốt: ¿ X́ + 2S

- Xếp loại Khá: từ X́ + S đến X́ + 2S


- Xếp loại Trung bình: từ X́ – S đến X́ + S
- Xếp loại Yếu: từ X́ – 2 S đến X́ – S
- Xếp loại Kém: ¿ X́ – 2 S
Cách phân loại này phù hợp với các số đo có kết quả càng lớn càng tốt,
nếu số đo có kết quả càng nhỏ càng càng tốt thì phân loại theo cách ngược lại
(ví dụ; công năm tim, chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m), nghĩa là:
- Xếp loại Kém: ¿ X́ + 2S

- Xếp loại Yếu: từ X́ + S đến X́ + 2S


- Xếp loại Trung bình: từ X́ – S đến X́ + S
- Xếp loại Khá: từ X́ – 2 S đến X́ – S
- Xếp loại Tốt: ¿ X́ – 2 S
Trong khi phân loại chúng tôi không đề cập đến chỉ tiêu cân nặng vì chỉ
tiêu này ít gắn liền với quá trình GDTC mà gắn liền với yếu tố di truyền, điều
kiện kinh tế xã hội và điều kiện dinh dưỡng
Kết quả đánh giá phân loại theo từng chỉ tiêu thể chất cho nam và nữ
sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing theo từng năm học được
trình bày ở bảng 3.15 và 3.16.
64

Bảng 3.15: Thang điểm đánh giá theo phân loại từng chỉ tiêu cho nam sinh viên trường Đại học Tài
Chinh – Marketing theo từng năm học
T Phân loại
T Chỉ Tiêu Năm
Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
1 Chiều cao đứng I ¿156.0 156.0- 161.5 161.5- 172.5 172.5-178.0 ¿178.0
(cm) II ¿155.6 155.6- 162.1 162.1- 175.0 175.0- 181.4 ¿181.4
2 Công năng tim I ¿13.3 11.5 - 13.3 7.96 - 11.5 6.17 - 7.96 ¿6.17
(Hw) II ¿12.9 11.24 - 12.9 8.00 - 11.24 6.38 - 8.00 ¿6.38
3 Lựcbóptay thuận I ¿30.9 30.9- 37.9 37.9- 52.0 52.0 - 59.0 ¿59.0
(kg) II ¿33.2 33.2 - 40.3 40.3- 54.6 54.6 - 61.7 ¿61.7
4 Nằm ngửa gập bụng I ¿13.92 13.92- 18.04 18.04- 26.28 26.28- 30.4 ¿30.4
trong 30 giây (lần) II ¿16.45 16.45 - 19.71 19.71 - 26.23 26.23 -29.5 ¿29.5
5 Chạy 30m XPC I ¿5.40 4.99 - 5.40 4.44 - 4.99 4.03 - 4.44 ¿4.03
(giây) II ¿5.04 4.68 - 5.04 3.96 - 4.68 3.60 - 3.96 ¿3.60
6 Bật xa tại chỗ I ¿174.1 174.1- 199.2 199.2 -249.4 249.4- 274.4 ¿274.4
(cm) II ¿180.7 180.7 - 206.8 206.8 - 259.1 259.1- 285.2 ¿285.2
7 Dẻo gập thân I ¿9.08 9.08 - 12.7 12.7 - 19.9 19.9 - 23.6 ¿23.6
(cm) II ¿10.2 10.2 - 14.2 14.2 – 22.3 22.3 - 26.3 ¿26.3
8 Chạy con thoi 4x10m I ¿14.02 13 - 14.02 10.96 - 13 9.94 - 10.96 ¿9.94
(giây) II ¿13.75 12.67 - 13.75 10.51 - 12.67 9.43 - 10.51 ¿9.43
9 Chạy 5 phút tùy sức I ¿720.0 720.0 - 909.3 909.3 - 1287.7 1287.7 - 1477 ¿1477
(m) II ¿786.2 786.3 - 966.3 966.3 - 1326.5 1326.5- 1506.6 ¿1506.6
65

Bảng 3.16: Thang điểm đánh giá theo phân loại từng chỉ tiêu cho nữ sinh viên trường Đại học Tài Chinh –
Marketing theo từng năm học
T Phân loại
Chỉ Tiêu Năm
T Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
Chiều cao đứng I ¿146.2 146.2 - 152.0 152.0 - 163.3 163.3- 169.1 ¿169.1
1
(cm) II ¿146.3 146.3 - 151.4 151.4 - 161.6 161.6 - 166.7 ¿166.7
Công năng tim I ¿14.65 12.87 - 14.87 9.31 - 12.87 7.53 - 9.31 ¿7.53
2
(Hw) II ¿14.36 12.65 - 14.36 9.23 - 12.65 7.52 - 9.23 ¿7.52
Lựcbóptay thuận I ¿21.72 21.72 - 25.93 25.93 - 34.35 34.35 - 38.56 ¿38.56
3
(kg) II ¿23.82 23.82 - 27.87 27.87 - 35.97 35.97 - 40.02 ¿40.02
Nằm ngửa gập bụng I ¿9.93 9.93 - 13.01 13.01- 19.17 19.17 - 22.25 ¿22.25
4
trong 30 s (lân) II ¿11.05 11.05 - 14.17 14.17 - 20.41 20.41 - 23.53 ¿23.53
Chạy 30m XPC I ¿6.96 6.5 - 6.96 5.58 - 6.5 5.12 - 5.58 ¿5.12
5
(giây) II ¿7.01 6.37 - 7.01 5.09 - 6.37 4.45 - 5.09 ¿4.45
Bật xa tại chỗ I ¿125.3 125.3 - 147.34 147.34 -191.36 191.36 - 213.4 ¿213.4
6
(cm) II ¿145.4 145.4 - 162.67 162.67 - 197.2 197.2 - 214.4 ¿214.4
Dẻo gập thân I ¿9.05 9.05 - 13.08 13.08 - 21.14 21.14 - 25.2 ¿25.2
7
(cm) II ¿11.83 11.83 - 15.11 15.11 - 21.67 21.67 - 24.95 ¿24.95
Chạy con thoi 4x10m I ¿13.92 13.11- 13.92 11.5 - 13.11 10.68 - 11.5 ¿10.68
8
(giây) II ¿13.64 12.9 - 13.64 11.42 - 12.9 10.68 - 11.42 ¿10.68
Chạy 5 phút tùy sức(m) I ¿787.35 787.35 - 866.7 866.7 - 1025.4 1025.4-1104.7 ¿1104.7
9
II ¿820.67 820.6 - 904.16 904.16 -1071.1 1071.1 - 1154.6 ¿1154.6
66

3.2.2 Xây dựng thang điểm đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu
Để thuận tiện cho việc xác định mức độ thành tích đối với từng chỉ tiêu,
giúp cho việc đánh giá được chi tiết, cụ thể hơn, phù hợp cho từng năm học,
cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu. Ở đây,
chúng tôi sử dụng thang độ C để xây dựng bảng điểm đánh giá thể chất sinh
viên nam, nữ theo từng năm học trường Đại học Tài Chính – Marketing theo
từng chỉ tiêu. Chúng tôi không tính điểm chỉ tiêu cân nặng vì chỉ tiêu này
được đánh giá theo các tiêu chí thích hợp.
Kết quả đánh giá thang điểm từng chỉ tiêu cho nam và nữ sinh viên
trường Đại học Tài Chính – Marketing theo từng năm học được trình bày ở
bảng3.17 và bảng 3.18.
3.2.3 Xây dựng thang điểm đánh giá tổng hợp theo điểm
Trong thực tiễn, để đánh giá thể chất chung của một cá nhân có tốt hay
không, người ta không chỉ đánh giá ở một chỉ tiêu mà phải đánh giá ở nhiều
chỉ tiêu về thể chất khác nhau. Trong trường hợp đó, người ta phải sử dụng
phương pháp đánh giá tổng hợp với quy trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định năm học tương ứng với tuổi, giới tính của sinh viên.
- Bước 2: Kiểm tra thành tích của sinh viên theo 9 chỉ tiêu đã xác định.
- Bước 3: Xác định điểm của từng chỉ tiêu theo thang điểm C.
- Bước 4: Tính tổng điểm của các chỉ tiêu lại với nhau.
- Bước 5: Dựa vào bảng điểm đánh giá tổng hợp 9 chỉ tiêu của sinh viên
trường Đại học Tài Chính – Marketing (bảng 3.19) để đánh giá thể chất
chung cho sinh viên.
Để xây dựng bảng điểm đánh giá tổng hợp 9 chỉ tiêu của sinh viên
trường Đại học Tài Chính – Marketing, chúng tôi căn cứ vào quy định của Bộ
giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại các môn học theo 5 mức chuẩn
sau:
- Xếp loại Tốt 9 điểm trở lên.
- Xếp loại Khá 7 điểm đến cận 9 điểm.
- Xếp loại Trung bình 5 điểm đến cận 7 điểm.
- Xếp loại Yếu 3 điểm đến cận 5 điểm.
- Xếp loại Kém 3 điểm trở xuống .
67

Bảng 3.17: Tiêu chuẩn đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu cho nam sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing theo từng năm học
TT Điểm
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chiều cao đứng I 156.0 158.4 160.8 163.3 165.7 168.2 170.6 173.1 175.5 178.0
1 155.6 158.4 161.3 164.2 167.0 169.9 172.7 175.6 178.5 181.4
(cm) II
Công năng tim I 13.3 12.5 11.7 10.9 10.1 9.3 8.5 7.7 7.00 6.17
2 12.9 12.2 11.4 10.7 10.0 9.3 8.6 7.8 7.1 6.38
(Hw) II
Lực bóp tay thuận I 30.9 34.0 37.1 40.2 43.3 46.4 49.5 52.6 55.7 59.0
3 33.2 36.4 39.5 42.7 45.9 49.2 52.4 55.5 58.7 61.7
(kg) II
Nằm ngửa gập bụng trong I 13.92 15.75 17.58 19.41 21.24 23.07 24.90 26.73 28.56 30.4
4 16.45 17.90 19.35 20.80 22.25 23.70 25.15 26.60 28.05 29.5
30s (lần) II
Chạy30m xuất phát cao I 5.40 5.25 5.09 4.95 4.79 4.65 4.50 4.35 4.20 4.03
5 5.04 4.88 4.72 4.56 4.40 4.24 4.08 3.92 3.76 3.60
(giây) II
Bật xa tại chỗ I 174.1 185.2 196.4 207.5 218.6 229.8 240.9 250.0 263.2 274.4
6 180.7 192.3 203.9 215.5 227.1 238.7 250.3 261.9 273.5 285.2
(cm) II
Dẻo gập thân I 9.08 10.70 12.30 13.90 15.50 17.09 18.70 20.30 21.90 23.6
7 10.2 12.00 13.76 15.55 17.33 19.11 20.89 22.67 24.45 26.3
(cm) II
Chạy con thoi 4x10m (s) I 14.02 13.56 13.12 12.66 12.21 11.76 11.32 10.86 10.42 9.94
8
II 13.75 13.27 12.79 12.31 11.83 11.35 10.87 10.39 9.91 9.43
Chạy 5 phút tùy sức I 720.0 804 888 972 1056 1140 1224 1308 1392 1477
9 786.2 866 946 1026 1106 1186 1266 1346 1426.3 1506.6
(m) II
68

Bảng 3.18: Tiêu chuẩn đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu cho nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing theo từng năm học
TT Điểm
Chỉ tiêu Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chiều cao đứng I 146.2 148.7 151.3 153.8 156.3 158.9 161.4 164.0 166.5 169.1
1 (cm) II 146.3 148.5 151.2 153.9 165.5 159.2 161.8 164.5 167.2 166.7
Công năng tim I 14.65 13.86 13.07 12.28 11.49 10.7 9.91 9.12 8.33 7.53
2 (Hw)
II 14.36 13.6 12.81 12.05 11.26 10.05 9.74 8.98 8.22 7.52
Lực bóp tay thuận I 21.72 23.59 25.46 27.33 29.20 31.07 32.94 34.81 36.68 38.56
3 (kg)
II 23.82 25.62 27.42 29.22 31.02 32.82 34.62 36.42 38.22 40.02
Nằm ngửa gập bụng trong I 9.93 11.30 12.67 14.04 15.41 16.78 18.15 19.52 20.89 22.25
4 30s (lần)
II 11.05 12.43 13.81 15.20 16.57 17.95 19.33 20.71 22.09 23.53
Chạy30m xuất phát cao I 6.96 6.75 6.55 6.35 6.15 5.95 5.75 5.55 5.35 5.12
5 (giây)
II 7.01 6.72 6.44 6.16 5.88 5.60 5.32 5.04 4.76 4.45
Bật xa tại chỗ I 125.3 135.1 144.8 154.6 164.4 174.2 184.0 193.7 203.5 213.4
6 (cm)
II 145.4 153.1 160.7 168.4 176.0 183.7 191.3 199.0 206.7 214.4
Dẻo gập thân I 9.05 10.84 12.63 14.42 16.21 18.00 19.79 21.58 23.37 25.20
7 (cm)
II 11.83 13.28 14.75 16.21 17.66 19.23 20.58 22.04 23.51 24.95
Chạy con thoi 4x10m (s) I 13.92 13.56 13.20 12.84 12.48 12.12 11.76 11.40 11.04 10.68
8
II 13.64 13.31 12.98 12.65 12.32 12.00 11.66 11.33 11.00 10.68
69

Chạy 5 phút tùy sức I 787.35 822.6 857.9 893.1 928.4 963.6 998.9 1034.2 1069.4 1104.7
9 (m)
II 820.67 857.8 894.9 932.0 969.1 1006.2 1043.3 1080.4 11117.51154.6
Dựa vào 9 chỉ tiêu đánh giá và theo quy định 5 mức điểm trên, chúng tôi xây dựng bảng điểm đánh giá tổng
hợp 9 chỉ tiêu của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing được thể hiện ở bảng3.19.
Bảng 3.19: Bảng điểm đánh giá tổng hợp 9 chỉ tiêu của sinh viên trường Đại học Tái Chính –
Marketing
TT TỔNG ĐIỂM XẾP LOẠI
1 ¿27 Kém
2 27 - ¿45 Yếu
3 45 - ¿63 Trung bình
4 63 - ¿ 81 Khá
5 ≥81 Tốt
70

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Bàn luận về thực trạng thể chất của sinh viên năm thứ I và năm thứ
II trường Đại học Tài Chính – Marketing
4.1.1 Đánh giá về hình thái và chức năng sinh lý của nam sinh viên
năm thứ I và thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Về chiều cao đứng
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chiều cao đứng cho thấy, chiều cao đứng
trung bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 167.22
± 5.84 cm, xấp xỉ ngang bằng với chiều cao đứng của nam sinh viên một số

trường như: trường ĐHYDCT 166.50 ± 4.68 cm [14], trường


ĐHKHXH&NVTP.HCM 166.50 ±5 cm [17]; nếu so với trường Đại học Quy
Nhơn 165.59 ±6 cm [30], trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM 165.89
± 4.92 cm [38] thì chiều cao đứng của nam sinh viên trường Đại học Tài

Chính – Marketing cao hơn, nhưng lại kém hơn nhiều so với trường ĐHSP
TDTT TP.HCM 171 ± 4.64 cm [55] vì đây là trường chuyên đào tạo cán bộ
TDTT nên yêu cầu về thể chất của sinh viên trường tương đối cao.
Chiều cao đứng của nam sinh viên trường giữa các năm học có sự chênh lệch,
năm thứ I là (166.20 ± 5.42 cm) thấp hơn năm thứ II là (168.24 ± 6.31 cm).
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người Việt Nam cùng độ tuổi ở chỉ
tiêu chiều cao đứng thì: nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính –
Marketing cao hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (164.85 ±
5.23 cm) là 1.35 cm, nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing cao hơn mức trung bình chung của người VN 19 tuổi (164.87 ±
5.41 cm) là 3.37 cm. Kết quả trên cho thấy chiều cao đứng của nam sinh viên
năm thứ II cao hơn năm thứ I, chiều cao đứng trung bình của người VN cùng
độ tuổi thấp hơn so với nam sinh viên các năm học trường Đại học Tài Chính
71

– Marketing là do hai thời điểm điều tra cách nhau khoảng 12 năm (2001 –
2013). Điều đó chứng tỏ chiều cao đứng của nam thanh niên hiện nay ngày
càng phát triển.
* Về cân nặng
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về cân nặng cho thấy cân nặng trung bình của
nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 57.78 ± 7.69 kg. Nếu
so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì cân nặng của nam sinh viên
trường Đại học Tài Chính – Marketing có sự vượt trội đáng kể so với một số
trường: trường ĐHYDCT 54.13 ± 6.33 kg [14], trường Đại học Quy Nhơn
54.99 ±6.22 kg [30], trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật.TPHCM 54.29 ± 6.07
kg [38], nhưng lại thấp hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM 61.46 ± 5.56 kg
[55].
Cân nặng của nam sinh viên giữa các năm học trong trường cũng có sự chênh
lệch, năm thứ I (58.12 ± 8.49 kg) cao hơn năm thứ II (57.43 ±7.19 kg). Nếu so
sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân nặng
thì: nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing cao hơn
mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (53.15 ± 6.89 kg) là 4.97 kg,
nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing cao hơn mức
trung bình chung của người VN 19 tuổi (53.16 ± 5.71 kg) là 4.27 kg.
* Về công năng tim
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về công năng tim cho thấy, chỉ số công năng tim
trung bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 9.96 ±
1.83. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì chỉ số công
năng tim của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing tốt hơn
một số trường như: trường ĐHYDCT 10.03 ± 2.06 [14], và tương đương với
trường Đại học KHXH&NV TP.HCM 9.75 ± 2.07 [17], trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 9.91 ± 1.91 [38], và thấp hơn trường ĐHSPTDTT
72

TP.HCM 7.65 ± 2.38 [55]. Điều đó chứng tỏ chức năng hệ tim mạch của nam
sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing tương đương với một số
trường khác.
Chỉ số công năng tim của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trong trường
có sự tương đương nhau, dao động từ 9.92 đến 9.85. Nếu so sánh với thực
trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ số công năng tim thì: chức
năng hệ tim mạch của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính –
Marketing (9.92 ±1.82) tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi
(13.35 ± 3.58),chức năng hệ tim mạch của nam sinh viên năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing (9.85 ±1.88)tốt hơn mức trung bình chung của
người VN 19 tuổi (13.20 ± 3.71).
4.1.2 Đánh giá về hình thái và chức năng sinh lý của nữ sinh viên
năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Về chiều cao đứng
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chiều cao đứng cho thấy, chiều cao đứng
trung bình của nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 156.73 ±
5.34 cm, xấp xỉ ngang với chiều cao đứng của nữ sinh viên một số trường
như: trường ĐHYDCT 156.00± 5.30 cm [14], nếu so với trường Đại học Sư
Phạm Kỹ thuật TP.HCM 154.97± 5.44 cm [38], Đại học Y Dược TP.HCM
153.30 ±5.08 [29] cm thì chiều cao đứng của nữ sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing cao hơn, nhưng lại kém hơn nhiều so với trường ĐHSP
TDTT TP.HCM 160.86± 5.14 cm [55] vì đây là trường chuyên đào tạo cán bộ
TDTT nên yêu cầu về thể chất của sinh viên trường tương đối cao.
Chiều cao đứng của nữ sinh viên trường giữa các năm học có sự
chênh lệch, năm thứ I là (157.14± 5.61 cm) cao hơn năm thứ II là (156.32±
5.04 cm). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người Việt Nam cùng độ
tuổi ở chỉ tiêu chiều cao đứng thì: nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài
73

Chính – Marketing cao hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi
(153.47± 5.20 cm) là 3.67 cm, nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài
Chính – Marketing cao hơn mức trung bình chung của người VN 19 tuổi
(153.66± 4.99 cm) là 2.66 cm. Kết quả trên cho thấy chiều cao đứng của nữ
sinh viên năm thứ I cao hơn năm thứ II và chiều cao đứng trung bình của
người VN cùng độ tuổi thấp hơn so với nữ sinh viên các năm học trường Đại
học Tài Chính – Marketing là do hai thời điểm điều tra cách nhau khoảng 12
năm (2001 – 2013). Điều đó chứng tỏ chiều cao đứng của nữ thanh niên hiện
nay ngày càng phát triển.
* Về cân nặng
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về cân nặng cho thấy cân nặng trung bình của nữ
sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 49.45 ± 4.29 kg. Nếu so
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì cân của nữ sinh viên trường
Đại học Tài Chính – Marketing có sự vượt trội đáng kể so với một số trường:
trường ĐHYDCT 47.11± 5.46 kg [14], trường Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật.TPHCM 47.01± 5.54 kg [38], nhưng lại thấp hơn trường
ĐHSPTDTTTP.HCM 51.57± 6.00 kg [55].
Cân nặng của nữ sinh viên giữa các năm học trong trường cũng có sự
chênh lệch, năm thứ I (48.28± 3.12 kg) thấp hơn năm thứ II (50.62±3.98 kg).
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân
nặng thì: nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing cao
hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (45.76 ± 4.08 kg) là 2.52 kg,
nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing cao hơn mức
trung bình chung của người VN 19 tuổi (45.77± 5.04 kg) là 4.85 kg.
* Về công năng tim
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về công năng tim cho thấy, chỉ số công năng tim
trung bình của nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 11.28 ±
74

1.85. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì chỉ số công
năng tim của nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing tương
đương với một số trường như: trường ĐHYDCT 11.41± 2.33 [14], trường Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 11.24±2.01 [38], và thấp hơn trường
ĐHSPTDTT TP.HCM 8.09± 2.45 [55]. Điều đó chứng tỏ chức năng hệ tim
mạch của nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing tương đương
với một số trường khác.
Chỉ số công năng tim của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trong
trường có sự tương đương nhau, dao động từ 11.24 đến 11.16. Nếu so sánh
với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ số công năng tim thì:
chức năng hệ tim mạch của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính
– Marketing (11.24±1.83) tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18
tuổi (14.38± 3.43),chức năng hệ tim mạch của nữ sinh viên năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing (11.16±1.92)tốt hơn mức trung bình chung
của người VN 19 tuổi (14.04± 3.31).
4.1.3 Đánh giá về các tố chất thể lực của nam sinh viên năm thứ I
và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Tố chất sức nhanh
Tố chất sức nhanh trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 30m XPC (s)
nhằm đánh giá sự di chuyển của cơ thể một cách nhanh nhất.
Tổng hợp về số liệu nghiên cứu về chạy 30m XPC cho thấy thành tích
trung bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 4.56 ±
0.47 s. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích
chạy 30m XPC của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
tương đối ngang bằng với một số trường khác như: trường ĐHYDCT 4.59 ±
0.48 s [14], trường CĐKTCT 4.49 ± 0.44s và thấp hơn trường ĐHSPTDTT
TP.HCM 3.64 ± 0.25 s [55].
75

Thành tích chạy 30m XPC của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trong
trường có sự chêch lệch, năm thứ II là (4.41 ± 0.54 s) tốt hơn năm thứ I là
(4.70± 0.38 s). Nếu so sánh với thực trạng của người VN cùng độ tuổi ở chỉ
tiêu chạy 30m XPC thì: thành tích của nam sinh viên năm thứ I trường Đại
học Tài Chính – Marketing tốt hơn với mức trung bình chung của người VN
18 tuổi (4.88 ± 0.51 s), thành tích của nam sinh viên năm thứ II trường Đại
học Tài Chính – Marketing tốt hơn mức trung bình chung của người VN 19
tuổi (4.85 ± 0.50 s).
* Tố chất sức mạnh
Tố chất sức mạnh trong đề tài được thể hiện qua ba chỉ tiêu: lực bóp tay thuận
(kg) nhằm đánh giá sức mạnh tay, bật xa tại chỗ (cm) nhằm đánh giá sức
mạnh bột phát tổng hợp của nhóm cơ chi dưới và cơ lưng , chỉ tiêu nằm ngửa
gập bụng trong 30 giây (lần) để đánh giá sức mạnh của nhóm cơ bụng.
+ Về chỉ tiêu lực bóp tay thuận (kg)
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về lực bóp tay thuận cho thấy thành tích trung
bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 44.42 ±7.14
(kg). Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích
lực bóp tay thuận của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
tốt hơn trường ĐHYDCT (39.83 ±6.89 kg)[14] và kém hơn trường
ĐHSPTDTTTP.HCM (49.58 ±5.68 kg)[55].
Thành tích lực bóp tay thuận của nam sinh viên giữa các năm học trong
trường chênh lệch nhau không đáng kể năm thứ I là (44.08 ±7.01 kg) , năm
thứ II là (44.76 ±7.28 kg). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN
cùng độ tuổi ở chỉ tiêu lực bóp tay thuận thì: thành tích của nam sinh viên
năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing tương tốt hơn so với mức
trung bình của người VN 18 tuổi (43.90 ±6.50 kg), thành tích của nam sinh
76

viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing tốt hơn mức trung
bình chung của người VN 19 tuổi (44.44 ±6.13 kg).
+Về Chỉ tiêu bật xa tại chỗ (cm)
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về bật xa tại chỗ cho thấy, thành tích trung
bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là 214.49 ±
24.17 cm. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành
tích bật xa tại chỗ của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
tương đối ngang bằng với trường ĐHYDCT (228 ±19 cm)[14], và kém hơn
trường ĐHSPTDTTTP.HCM (248.83 ±17.03)[55].
Thành tích bật xa tại chỗ của nam sinh viên giữa các năm học trong trường
có sự chênh lệch nhau năm thứ I là (208.52±24.36 cm ) thấp hơn năm thứ II
là (220.45±25.31 cm). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN
cùng độ tuổi ở chỉ tiêu bật xa tại chỗ thì: thành tích của nam sinh viên năm
học thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing xấp xỉ tương đương với
mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (219 ±21.14 cm), thành tích của
nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing tốt hơn mức
trung bình của người VN 19 tuổi (218 ±20.70).
+ Về Chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần)
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về nằm ngửa gập bụng trong 30 giây cho
thấy thành tích trung bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing là (19.11 ±3.14 lần). Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác thì thành tích nằm ngửa gập bụng trong 30 giây của nam sinh
viên trường Đại học Tài Chính – Marketing tương đối ngang bằng với trường
ĐHYDCT (19.57 ±3.09 lần)[14] và trường ĐHSP Kỹ Thuật TP.HCM (19,15
±3,14 lần)[38].

Thành tích nằm ngửa gập bụng trong 30 giây của nam sinh viên giữa
các năm học trong trường có sự chênh lệch năm I là (18.20 ± 3.28 lần) thấp
77

hơn năm thứ II là (20.02 ±3.04 lần). Nếu so sánh với thực trạng thể chất
người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây thì:
thành tích của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính –
Marketing thấp hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (20 ±3.59
lần ), thành tích của nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing tốt hơn mức trung bình của người VN 19 tuổi (20 ±3.6 lần).
* Tố chất sức bền
Tố chất sức bền trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 5 phút tùy
sức (tính quãng đương m) nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy 5 phút tùy sức cho thấy, thành tích trung
bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là (1007.3±176.28
m). Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích chạy 5
phút tùy sức của nam sinh viêntrường Đại học Tài Chính – Marketing tương
đương với trường CĐKTCT(1036 ±157.72 m)[22]… và thấp hơn trường
ĐHSPTDTTTP.HCM (1425.25 ±103.07 m)[55].
Thành tích chạy 5 phút tùy sức của nam sinh viên giữa các năm học trong
trường có sự chênh lệch năm thứ I là (956.78 ±172.60 m) thấp hơn năm thứ II là
(1057.82±179.81 m). Nếu so sánh với thực trạng thể chất người VN cùng độ tuổi
ở chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức thì: thành tích của nam sinh viên năm thứ I trường
Đại học Tài Chính – Marketing tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18
tuổi (940 ±111.60 m), thành tích của nam sinh viên năm thứ II trường Đại học
Tài Chính – Marketing tốt hơn mức trung bình của người VN 19 tuổi (954 ±
122.10 m).

*Tố chất mềm dẻo


78

Tố chất mềm dẻo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu dẻo gập thân (cm)
nhằm đánh giá độ dẻo của thân người.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về dẻo gập thân cho thấy, thành tích trung bình
của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là (15.66 ±3.75 cm).
Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích dẻo gập
thân của nam sinh viên trường ĐHTCMKTtốt hơn trường CĐKTCT (14.94 ±
5.34 cm)[22] và kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (18.92 ±5.24 cm)[55].
Thành tích dẻo gập thân của nam sinh viên giữa các năm học trong trường
tương đối đồng đều, dao động từ 15.30 đến 16.02 cm. Nếu so sánh với thực trạng
của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu dẻo gập thân thì: thành tích dẻo gập thân
của nam sinh viên năm thứ I trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trùng bình chung
của người VN 18 tuổi (13 ±5.78 cm), thành tích của nam sinh viên năm thứ II
trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 19 tuổi (13 ±
6.01 cm).
* Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Tố chất khéo léo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy con thoi
4x10m(s) nhằm đánh giá năng lực khéo léo và sức mạnh.
Qua tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy con thoi 4x10m cho thấy, thành
tích trung bình của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing là
(12.01±1.12 s). Nếu so sánh vơi kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành
tích chạy con thoi 4x10m của nam sinh viên trường ĐHTCMKT thấp hơn một số
trường như: trường ĐHYDCT (10.42 ±0.64 s)[14], trường CĐKTCT (10.27 ±
0.62 s)[22], trường ĐHSPTDTTTP.HCM (9.97 ±0.51 s)[55].
Thành tích chạy con thoi 4x10m của nam sinh viên giữa các năm học trong
trường có sự chênh lệch, năm thứ I là (12.20±1.08 s) kém hơn năm thứ II (11.82±
1.20 s). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu
chạy con thoi 4x10m thì: thành tích của nam sinh viên năm thứ I trường
79

ĐHTCMKT kém hơn mức trung bình của người VN 18 tuổi (10,61 ±0,85 s),
thành tích của nam sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT cũng kém hơn mức
trung bình chung của người VN 19 tuổi (10.59 ±0.94 s).
4.1.4 Đánh giá về các tố chất thể lực của nữ sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Tố chất sức nhanh
Tố chất sức nhanh trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 30m
XPC(s) nhằm đánh giá sự di chuyển của cơ thể với tốc độ nhanh nhất .
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy 30m XPC cho thấy, thành tích trung bình
của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là 6.05± 0.84(s). Nếu so sánh với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích chạy 30m XPC của nữ sinh viên
trường ĐHTCMKT tương đối ngang bằng với trường ĐHYDTP.HCM 6.03 ±
0.61(s)[29], và kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM 4.35 ±0.29(s)[55].
Thành tích chạy 30 m XPC của nữ sinh viên giữa các năm học trong trường có sự
chênh lệch, năm thứ I là 6.20 ±0.51(s) kém hơn năm thứ II là 5.89±0.79(s). Nếu
so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu chạy 30m
XPC thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I của trường ĐHTCMKT tốt hơn
mức trung bình chung của người VN 18 tuổi(6.23 ±0.64 s), thành tích của nữ
sinh năm thứ II trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình của người VN 19
tuổi (6.22 ±0.62 s).
* Tố chất sức mạnh
Tố chất sức mạnh trong đề tài được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: lực bóp tay
thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm), nằm ngửa gập bụng trong 30 giây(lần).

+ Về chỉ tiêu lực bóp tay thuận (kg)


80

Tổng hợp số liệu nghiên cứu về lực bóp tay thuận cho thấy thành tích trung
bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là 28.08 ±3.28 (kg). Nếu so sánh với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích lực bóp tay thuận của nữ
sinh viên trường ĐHTCMKT tốt hơn trường ĐHYDCT(24.29 ±4.37 kg)[14]và
kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (33.86 ±4.62 kg)[55].
Thành tích lực bóp tay thuận của nữ sinh viên giữa các năm học trong
trường chênh lệch nhau, năm thứ I là (27.12±3.09 kg) thấp hơn năm thứ II là
(29.04±3.94 kg). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ
tuổi ở chỉ tiêu lực bóp tay thuận thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I
trường ĐHTCMKT thấp hơn mức trung bình của người VN 18 tuổi (28.96 ±
5.09 kg), thành tích của nữ sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT tương
đương với mức trung bình chung của người VN 19 tuổi (29.15 ±4.92 kg).
+Về Chỉ tiêu bật xa tại chỗ (cm)
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về bật xa tại chỗ cho thấy, thành tích trung
bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là 165.38 ±22.78 cm. Nếu so sánh với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích bật xa tại chỗ của nữ sinh
viên trường ĐHTCMKT tương đối ngang bằng với trường ĐHYDCT (166 ±18
cm)[14], và kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (202.9 ±16.4 cm)[55].
Thành tích bật xa tại chỗ của nữ sinh viên giữa các năm học trong
trường có sự khác nhau, năm thứ I là (163.27 ±21.42cm ) thấp hơn năm thứ
II là (167.49 ± 18.21 cm). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN
cùng độ tuổi ở chỉ tiêu bật xa tại chỗ thì: thành tích của nữ sinh viên năm học
thứ I trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18
tuổi (160 ±18.23 cm), thành tích của nữ sinh viên năm thứ II trường
ĐHTCMKT cũng tốt hơn mức trung bình của người VN 19 tuổi (159 ±
17.19).
+Về Chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần)
81

Tổng hợp số liệu nghiên cứu về nằm ngửa gập bụng trong 30 giây cho
thấy: thành tích trung bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là (14.32 ±
3.10 lần). Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành
tích nằm ngửa gập bụng trong 30 giây của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT
tốt hơn trường ĐHYDCT (13.97 ±3.61 lần)[14], trường ĐHSP Kỹ Thuật
TP.HCM (13.95 ±3.47 lần)[38].
Thành tích nằm ngửa gập bụng trong 30 giây của nữ sinh viên giữa các
năm học trong trường có sự chênh lệch không đáng kể năm I là (14.21 ± 2.93
lần), năm thứ II là (14.42±3.09 lần). Nếu so sánh với thực trạng thể chất người
VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây thì: thành tích
của nữ sinh viên năm thứ I trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung
của người VN 18 tuổi (12 ±3.96 lần ), thành tích của nữ sinh viên năm thứ II
trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình của người VN 19 tuổi (12 ±3.99
lần).
*Tố chất sức bền
Tố chất sức bền trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 5 phút tùy
sức (tính quãng đương m) nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy 5 phút tùy sức cho thấy, thành tích
trung bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là (871.44 ±81.64 m). Nếu so sánh
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích chạy 5 phút tùy sức của
nữ sinh viên trường ĐHTCMKT tốt hơn trường Đại học Y Dược TP.HCM (713.6
±105.3 m)[29]… và thấp hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (1237.42 ±157.45 m)

[55].
Thành tích chạy 5 phút tùy sức của nữ sinh viên giữa các năm học trong
trường có sự chênh lệch không nhiều năm thứ I là (885.00 ±74.29 m), năm thứ II
là (857.89±76.28 m). Nếu so sánh với thực trạng thể chất người VN cùng độ tuổi
ở chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I trường
82

ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (722 ±102.27
m), thành tích của nữ sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung
bình của người VN 19 tuổi (729 ±101.50 m).
*Tố chất mềm dẻo
Tố chất mềm dẻo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu dẻo gập thân
(cm) nhằm đánh giá độ dẻo của thân người.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về dẻo gập thân cho thấy, thành tích trung
bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là (16.52±3.86 cm). Nếu so sánh với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích dẻo gập thân của nữ sinh
viên trường ĐHTCMKT tốt hơn trường ĐHYDTP.HCM (12.61 ±5.07 cm)[29]
và kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (19.76 ±4.42 cm)[55].
Thành tích dẻo gập thân của nữ sinh viên giữa các năm học trong trường có
sự chênh lệch nhau: năm thứ I là (16.02 ±3.12 cm), thấp hơn năm thứ II là (17.02
±3.68 cm). Nếu so sánh với thực trạng của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu dẻo

gập thân thì: thành tích dẻo gập thân của nữ sinh viên năm thứ I trường
ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi (12 ±5.81 cm),
thành tích của nữ sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung
bình chung của người VN 19 tuổi (12 ±5.78 cm).
* Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Tố chất khéo léo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy con thoi
4x10m(s) nhằm đánh giá năng lực khéo léo và sức mạnh.
Qua tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy con thoi 4x10m cho thấy: thành tích
trung bình của nữ sinh viên trường ĐHTCMKT là (12.45 ±0.93 s). Nếu so sánh với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì thành tích chạy con thoi 4x10m của nữ
sinh viên trường ĐHTCMKT xấp xỉ ngang bằng với trường ĐHYDCT (12.31 ±0.75
s)[14], và kém hơn trường ĐHSPTDTTTP.HCM (11.34 ±0.87 s)[55].
83

Thành tích chạy con thoi 4x10m của nữ sinh viên giữa các năm học trong
trường có sự chênh lệch: năm thứ I là (12.58 ±0.97 s) kém hơn năm thứ II (12.31
±0.81s). Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ

tiêu chạy con thoi 4x10m thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I trường
ĐHTCMKT tương đương với mức trung bình của người VN 18 tuổi (12.58 ±
1.71 s), thành tích của nữ sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT tốt hơn mức
hơn mức trung bình chung của người VN 19 tuổi (12.62 ±1.10 s).
4.2 Bàn luận về sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
4.2.1 Sự phát triển về hình thái và chức năng sinh lý của nam sinh
viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Về chiều cao đứng
Chiều cao đứng của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II sau một năm học
đều có sự cải thiên đáng kể. So với người Việt Nam bình thường cùng lứa
tuổi thì nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing đều tốt hơn.
Theo số liệu nghiên cứu thì nam sinh viên năm thứ I trường Đại học
Tài Chính – Marketing có chiều cao trung bình là (167.01 cm), tăng 0.81 cm
(0.48%), thấp hơn so với nam năm thứ I trường ĐH Đà Lạt (168.31 cm) và
cao hơn so với người Việt Nam cùng lứa tuổi 18 (164.85 cm). Nam sinh viên
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing có chiều cao trung bình là
(168.52 cm), tăng 0.28 cm (0.16%); cao hơn nam năm thứ II trường ĐH Đà
Lạt (167.41 cm) và cao hơn người Việt Nam cùng lứa tuổi 19 (164.87 cm).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng chiều cao của nam sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển ở mức trung
bình. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần áp dụng nhiều bài tập để có thể
phát triển chiều cao tốt hơn.
84

* Về cân nặng
Tương tự như test chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể của nam sinh viên năm
thứ I và thứ II của trường Đại học Tài Chính – Marketing nặng hơn người
Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và tốc độ tăng trọng lượng cơ thể giữa
nam sinh viên năm thứ I và thứ II có sự khác nhau. Cụ thể là: sau một năm
học nam sinh viên năm thứ I tăng 1.21kg (2.06%), nam sinh viên năm thứ II
tăng 1.67 kg (2.86%). Theo tiêu chuẩn đánh giá công trình thực trạng thể chất
người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi và 21 – 60 tuổi của Viện Khoa học TDTT, cân
nặng của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II phát triển ở mức tốt.
Theo số liệu nghiên cứu về test Cân nặng trung bình của nam sinh viên năm
thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là (59.33 kg), nhẹ hơn nam sinh
viên năm thứ I trường ĐH Đà Lạt (62.74 kg).Nếu so sánh với thực trạng thể
chất người Việt Nam cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân nặng thì: nam sinh viên năm
thứ I trường ĐHTCMKT cao hơn mức trung bình chung của người VN 18
tuổi (53.15 kg) là 6.18kg. Nam sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính
– Marketing có chỉ số cân nặng trung bình là (59.10 kg), cao hơn nam sinh
viên năm thứ II trường ĐH Đà Lạt (58.33 kg).Nếu so sánh với thực trạng thể
chất người Việt Nam cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân nặng thìnam sinh viên năm
thứ II trường ĐHTCMKT cao hơn mức trung bình chung của người VN 19
tuổi (53.16 kg) là 5.94 kg.
Qua nghiên cứu số liệu về test cân nặng của nam sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing có thể kết luận rằng cân nặng
của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing phát triển tương đối tốt.
85

* Về công năng tim


Tổng hợp số liệu nghiên cứu về công năng tim cho thấy, chỉ số công
năng tim trung bình của nam sinh viên năm thứ I và thứ II trường ĐHTCMKT
sau một năm học đều có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể cụ thể: nam
sinh viên năm thứ I có chỉ số công năng tim là 9.75, tăng (-1.7%); năm thứ II
là 9.62, tăng (-2.36%).
Chỉ số công năng tim của nam sinh viên giữa các năm học trong trường
cũng khác nhau, năm thứ I (9.75 ) kém hơn nam sinh viên năm thứ I trường
ĐH Đà Lạt (8.13) .Nếu so sánh với thực trạng thể chất người VN cùng độ tuổi
ở chỉ số công năng tim thì: chức năng hệ tim mạch của nam sinh viên năm thứ
I trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi
(13,35). Nam sinh viên năm thứ II có chỉ số công năng tim là (9.62) kém hơn
nam sinh viên năm thứ II trường ĐH Đà Lạt (7.94).Nếu so sánh với thực trạng
thể chất người VN cùng độ tuổi ở chỉ số công năng tim thì: chức năng hệ tim
mạch của nam sinh viên năm thứ II trường ĐHTCMKT tốt hơn mức trung
bình chung của người VN 19 tuổi (13.20).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng chỉ số công năng tim của nam sinh viên
năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển ở
mức trung bình. Vì vậy cần áp dụng nhiều bài tập phát triển thêm sức bền ưa
khí thì mới cải thiện được.
4.2.2 Sự phát triển về hình thái và chức năng sinh lý của nữ sinh
viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Về chiều cao đứng
Chiều cao đứng của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II sau một năm học
đều có sự cải thiên nhưng không đáng kể. So với người Việt Nam bình
thường cùng lứa tuổi thì nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học
Tài Chính – Marketing đều tốt hơn.
86

Theo số liệu nghiên cứu thì nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính
– Marketing có chiều cao trung bình là (157.62 cm), tăng 0.48 cm (0.30%),
xấp xỉ với nữ năm thứ I trường ĐH Đà Lạt (157.12 cm), cao hơn so với
người Việt Nam cùng lứa tuổi 18 (153.67cm). Nữ sinh viên năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing có chiều cao trung bình là (156.54
cm), tăng 0.22 cm (0.14%) xấp xỉ với nữ năm thứ II trường ĐH Đà Lạt
(156.99 cm) và cao hơn người Việt Nam cùng lứa tuổi 19 (153.66 cm).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng chiều cao của nữ sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển ở mức trung
bình. Vì vậy cần áp dụng thêm nhiều bài tập để phát triển thêm các nhóm cơ
chi dưới.
* Về Cân nặng
Kết quả nghiên cứu về test cân nặng cho thấy: trọng lượng cơ thể của nữ sinh
viên năm thứ I và thứ II của trường Đại học Tài Chính – Marketing nặng hơn
người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và tốc độ tăng trọng lượng cơ thể
giữa nữ sinh viên năm thứ I và thứ II có sự khác nhau. Cụ thể là: sau một năm
học nữ sinh viên năm thứ I tăng 0.73kg (1.5%), nữ sinh viên năm thứ II tăng
1.87 kg (3.63%). Theo tiêu chuẩn đánh giá công trình thực trạng thể chất
người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi và 21 – 60 tuổi của Viện Khoa học TDTT, cân
nặng của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II phát triển ở mức tốt.
Theo số liệu nghiên cứu về test Cân nặng trung bình của nữ sinh viên năm thứ
I trường Đại học Tài Chính – Marketing là (49.01 kg), nhẹ hơn nữ sinh viên
năm thứ I trường ĐH Đà Lạt (50.53 kg).Nếu so sánh với thực trạng thể chất
người Việt Nam cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân nặng thì: nữ sinh viên năm thứ I
trường ĐHTCMKT cao hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi
(45.77 kg) là 3.24 kg. Nữ sinh viên năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing có chỉ số cân nặng trung bình là (52.49 kg), cao hơn nữ sinh viên
87

năm thứ II trường ĐH Đà Lạt (47.47 kg).Nếu so sánh với thực trạng thể chất
người Việt Nam cùng độ tuổi ở chỉ tiêu cân nặng thìnữ sinh viên năm thứ II
trường ĐHTCMKT cao hơn mức trung bình chung của người VN 19 tuổi
(45.77 kg) là 6.72 kg.
Qua nghiên cứu số liệu về test cân nặng của nữ sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing có thể kết luận rằng cân nặng
của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing phát triển tương đối tốt.
4.2.3 Sự phát triển về các tố chất thể lực của nam sinh viên năm
thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Tố chất sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, quy định chủ
yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác, cũng như thời gian phản ứng vận
động. Để kiểm tra đánh giá sức nhanh của sinh viên, chúng tôi dùng chỉ tiêu
Chạy 30m xuất phát cao (giây). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sức nhanh
của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing sau một năm học đều tăng trưởng cụ thể:nam sinh viên năm thứ I
là 4.58 s, tăng ( -2.6%); nam sinh viên năm thứ II là 4.32 s, tăng (-2.1%).
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ
tiêu chạy 30m XPC thì: thành tích của nam sinh viên năm thứ I của trường
ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi(4.88
s).Thành tích của nam sinh viên năm thứ II của trường ĐHTCMKT tốt hơn so
với mức trung bình chung của người VN 19 tuổi(4.85 s).
Qua kết quả trên có thể rút ra kết luận rằng thành tích chạy 30m XPC của nam
sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá, vẫn cần bổ sung thêm các bài tập để có thể phát triển thêm sức
nhanh và sức mạnh tốc độ.
88

* Về chỉ tiêu lực bóp tay thuận (kg)


Tổng hợp số liệu nghiên cứu về lực bóp tay thuận cho thấy, thành tích
trung bình của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường ĐHTCMKT sau
một năm học đều tăng trưởng, năm thứ I là (45.01kg), tăng 0.93kg (2.08%); năm
thứ II là(47.45kg ),tăng 2.69kg (5.83%).
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu lực bóp
tay thuận thì: thành tích của nam sinh viên năm thứI trường ĐHTCMKT tốt hơn
so với mức trung bình của người VN 18 tuổi (43.90kg) và nam sinh viên năm thứ
II trường ĐHTCMKT cao hơn mức trung bình người VN 19 tuổi (44.44kg).
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy sức mạnh co cơ của bàn tay và các ngón
tay của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường ĐHTCMKT phát triển ở
mức khá. Cần có thêm nhiều bài tập để có thể phát triển các nhóm cơ chi trên.
*Về Chỉ tiêu bật xa tại chỗ (cm)
Thông qua test Bật xa tại chỗ để đánh giá sức mạnh chân của sinh viên qua
từng năm học.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về bật xa tại chỗ cho thấy, thành tích trung bình của
nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
sau một năm học đều có sự tăng trưởng cụ thể: nam sinh viên năm thứ I là
( 224.28cm ),tăng 15.76cm (7.2%); nam sinh viên năm thứ II là (232.69cm), tăng
12.24cm (5.5%).
Qua so sánh test Bật xa tại chỗ cho thấy nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển tốt.
* Về Chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần)
Để kiểm tra đánh giá sức mạnh cơ bụng của sinh viên chúng tôi dùng chỉ tiêu
Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sức
mạnh cơ bụng của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài
Chính – Marketing sau một năm học đều tăng trưởng.
89

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình của nam sinh viên năm thứ I là
(22.16lần), tăng 3.96 lần (19.62%); nam sinh viên năm thứ II là (22.97lần), tăng
2.95lần (13.72%).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing có sức mạnh cơ bụng phát triển tốt.
*Tố chất sức bền
Tố chất sức bền trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức
(tính quãng đường m) nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí). Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy sức bền chung của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ
II trường Đại học Tài Chính – Marketing sau một năm học đều tăng trưởng.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy 5 phút tùy sức cho thấy, thành tích
trung bình của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là
(1098.49m), tăng 141.71m (13.79%); nam sinh viên năm thứ II là (1146.39m),
tăng 88.57m (8.03%).
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy thành tích chạy 5 phút tùy sức của nam
sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá, vẫn cần bổ sung thêm các bài tập đa dạng để phát triển sức bền
ưa khí.
* Tố chất mềm dẻo
Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ tối đa. Trong đề tài này
chúng tôi dùng chỉ tiêu đứng gập thân về trước để đánh giá năng lực mềm dẻo
của cột sống. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng mềm dẻo của nam sinh
viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing sau một năm
học đều tăng trưởng rõ rệt.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về dẻo gập thân cho thấy, thành tích trung
bình của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là
90

(16.32cm), tăng 1.02cm (6.4%); nam sinh viên năm thứ II là (18.24cm), tăng
2.22cm (12.95%).
Từ kêt quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận chỉ tiêu dẻo gập thân của nam
sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá cần bổ sung thêm nhiều bài tập để có thể phát triển khả năng
mềm dẻo tốt hơn.
* Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Tố chất khéo léo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy con thoi
4x10m(s) nhằm đánh giá năng lực khéo léo và sức mạnh
Qua tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy con thoi 4x10m cho thấy, sức
nhanh trong phối hợp toàn thân của nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing đều tăng trưởng.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về thành chạy con thoi 4x10m cho thấy, thành tích
trung bình của nam sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là
(11.98s), tăng (-2.01%); nam sinh viên năm thứ II là (11.59s), tăng (-2.11%).
Qua nghiên cứu về test Chạy con thoi 4x10m của nam sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing cho thấy sinh viên năm thứ I
và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển ở mức trung bình
cần có thêm nhiều bài tập để phát triển về sức nhanh và sức mạnh tốc độ để tăng
thêm khả năng phối hợp vận động.

4.2.4 Sự phát triển về các tố chất thể lực của nữ sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
* Tố chất sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, quy định chủ
yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác, cũng như thời gian phản ứng vận
động. Để kiểm tra đánh giá sức nhanh của sinh viên, chúng tôi dùng chỉ tiêu
91

Chạy 30m xuất phát cao (giây). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sức nhanh
của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính –
Marketing sau một năm học đều tăng trưởng, cụ thể:nữ sinh viên năm thứ I là
6.04 s, tăng ( -2.6%); nữ sinh viên năm thứ II là 5.73 s, tăng (-2.7%).
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ
tiêu chạy 30m XPC thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I của trường
ĐHTCMKT tốt hơn mức trung bình chung của người VN 18 tuổi(6.23
s).Thành tích của nữ sinh viên năm thứ II của trường ĐHTCMKT tốt hơn so
với mức trung bình chung của người VN 19 tuổi(6.19 s).
Qua kết quả trên có thể rút ra kết luận rằng thành tích chạy 30m XPC của
nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá, vẫn cần bổ sung thêm các bài tập để có thể phát triển thêm sức
nhanh và sức mạnh tốc độ.
* Về chỉ tiêu lực bóp tay thuận (kg)
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về lực bóp tay thuận cho thấy: thành tích
trung bình của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường ĐHTCMKT sau một
năm học đều tăng trưởng, năm thứ I là (30.14kg), tăng 3.02kg (10.54%); năm
thứ II là (31.92kg ), tăng 2.88kg (9.45%)
Nếu so sánh với thực trạng thể chất của người VN cùng độ tuổi ở chỉ tiêu lực bóp
tay thuận thì: thành tích của nữ sinh viên năm thứ I trường ĐHTCMKT cao hơn
so với mức trung bình của người VN 18 tuổi (28.96kg) và nữ sinh viên năm thứ
II trường ĐHTCMKT cao hơnmức trung bình người VN 19 tuổi (29.15kg).
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy sức mạnh co cơ của bàn tay và các ngón
tay của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường ĐHTCMKT phát triển tương
đối tốt.
92

*Về Chỉ tiêu bật xa tại chỗ (cm)


Thông qua test Bật xa tại chỗ để đánh giá sức mạnh chân của sinh viên qua
từng năm học
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về bật xa tại chỗ cho thấy: thành tích trung bình
của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing
sau một năm học đều có sự tăng trưởng cụ thể: nữ sinh viên năm thứ I là
( 169.35cm ),tăng 6.08cm (3.6%); nữ sinh viên năm thứ II là (179.92cm), tăng
12.43cm (7.5%).
Qua nghiên cứu về test Bật xa tại chỗ cho thấy nữ sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển tốt.
* Về Chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần)
Để kiểm tra đánh giá sức mạnh cơ bụng của sinh viên chúng tôi dùng chỉ tiêu
Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sức
mạnh cơ bụng của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài
Chính – Marketing sau một năm học đều tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích trung bình của nữ sinh viên năm thứ
I là (16.09lần), tăng 1.88lần (12.41%); nữ sinh viên năm thứ II là (17.29lần), tăng
2.87lần (18.1%).
Từ kết quả trên có thể kết luận rằng nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing có sức mạnh cơ bụng phát triển tốt.
*Tố chất sức bền
Tố chất sức bền trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức
(tính quãng đường m) nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí). Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy sức bền chung của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II
trường Đại học Tài Chính – Marketing sau một năm học đều tăng trưởng.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy 5 phút tùy sức cho thấy, thành tích
trung bình của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là
93

(946.05m), tăng 61.01m (6.67%); nữ sinh viên năm thứ II là (987.65m), tăng
129.76m (14.06%).
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy thành tích chạy 5 phút tùy sức của nữ
sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá, vẫn cần bổ sung thêm các bài tập đa dạng để phát triển sức bền
ưa khí.
* Tố chất mềm dẻo
Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ tối đa. Trong đề tài này
chúng tôi dùng chỉ tiêu đứng gập thân về trước để đánh giá năng lực mềm dẻo
của cột sống. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng mềm dẻo của nữ sinh
viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing sau một năm
học đều tăng trưởng rõ rệt.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu về dẻo gập thân cho thấy, thành tích trung
bình của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing là
(17.11cm), tăng 1.09cm (6.5%); nữ sinh viên năm thứ II là (18.39cm), tăng
1.37cm (7.7%).
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận rằng chỉ tiêu dẻo gập thân của
nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát
triển ở mức khá. Cần bổ sung thêm nhiều bài tập để có thể phát triển khả năng
mềm dẻo tốt hơn.
* Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Tố chất khéo léo trong đề tài được thể hiện qua chỉ tiêu chạy con thoi
4x10m(s) nhằm đánh giá năng lực khéo léo và sức mạnh.
Qua tổng hợp số liệu nghiên cứu về chạy con thoi 4x10m cho thấy sức
nhanh trong phối hợp toàn thân của nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing đều tăng trưởng.
94

Tổng hợp số liệu nghiên cứu về thành tích chạy con thoi 4x10m cho thấy: thành
tích trung bình của nữ sinh viên năm thứ I trường Đại học Tài Chính – Marketing
là (12.30s), tăng (-2.3%); nữ sinh viên năm thứ II là (12.16s), tăng (-1.2%).
Qua nghiên cứu về test Chạy con thoi 4x10m của nữ sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing cho thấy nữ sinh viên năm thứ
I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing phát triển ở mức trung
bình. Cần có thêm nhiều bài tập để phát triển về sức nhanh và sức mạnh tốc độ
để tăng thêm khả năng phối hợp vận động.
4.3. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên năm thứ I và năm thứ
II trường Đại học Tài Chính – Marketing
Để thuận tiện cho việc lượng hóa các chỉ tiêu khác nhau trong quá trình
đánh giá, phân loại thể chất cho sinh viên, đề tài tiến hành xây dựng tiêu
chuẩn phân loại tiêu chuẩn từng chỉ tiêu, theo từng giai đoạn và theo giới tính.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn chúng tôi phân loại tiêu chuẩn đánh giá từng chỉ
tiêu thành 5 mức theo thang điểm đánh giá thể chất sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Để xác định tiêu chuẩn đánh giá thể chất của sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trườngĐại học Tài Chính – Marketing trong đề tài có ưu điểm như
thế nào, chúng tôi tiến hành so sánh với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào
tạo. [12]
Để so sánh tiêu chuẩn đánh giá thể chất của sinh viên năm thứ I và năm
thứ II trườngĐại học Tài Chính – Marketing và tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và
Đào tạo, đề tài tiến hành tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại theo giới tính của
sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing và
tiêu chuẩn phân loại của Bộ giáo dục và Đào tạo (lứa tuổi 18, 19, 20 lứa tuổi có
thành tích tốt nhất) tại bảng 3.11 , 3.12, 3.13 và 3.14 được thể hiện trong đề tài.
Theo số liệu ở bảng 3.11, 3.12, 3.13, 3.14 cho thấy:
95

*Đối với nam sinh viên


Tất cả các chỉ tiêu Đạt và Tốt của Bộ giáo dục và Đào tạo đều thấp hơn
chỉ tiêu Đạt (trung bình) và Tốt của nam sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing.
*Đối với nữ sinh viên
Tất cả các chỉ tiêu Đạt và Tốt của Bộ giáo dục và Đào tạo đều thấp hơn
chỉ tiêu Đạt (trung bình) và Tốt của nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính –
Marketing.
Qua so sánh tiêu chuẩn của đề tài với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và
Đào tạo cho thấy, tiêu chuẩn do đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tế và phù
hợp để đánh giá trình độ phát triển thể chất của sinh viên năm thứ nhất và
năm thứ hai tại trường Đại học Tài Chính – Marketing.
96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, có thể đi đến những kết luận và kiến nghị sau:
A. Kết luận
1. Thể chất nam, nữ sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
tương đương và tốt hơn thể chất của người Việt Nam cùng độ tuổi. Tuy nhiên,
thể chất nói chung giữa các sinh viên phát triển chưa đồng đều (Cv thường lớn
hơn 10%).
Thể chất sinh viên giữa các năm học là khác nhau, đánh giá một cách
tương đối thì thể chất nam, nữ sinh viên năm thứ II tốt hơn năm thứ I.
2. Sự phát triển thể chất của sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường
Đại học Tài Chính – Marketing:
+ Về hình thái: chiều cao của sinh viên năm thứ I và năm thứ II sau 1 năm
đều có cải thiện nhưng không đáng kể, chưa có ý nghĩa thống kê. So với
người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi thì chiều cao của sinh viên trường
ở mức tốt.
+ Chỉ số công năng tim: chỉ số công năng tim của sinh viên năm thứ I và năm
thứ II sau 1 năm tập luyện đều được cải thiện, tuy nhiên sự phát triển chưa có
ý nghĩa thống kê. Nếu so sánh với người Việt Nam cùng độ tuổi thì chức năng
hệ tim mạch của sinh viên năm thứ I và năm thứ II trường Đại học Tài Chính
– Marketing ở mức tốt.
+ Thể chất: sau 1 năm tập luyện đều phát triển và thể hiện tốt hơn so với
người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi. Ở các chỉ tiêu: sức bền (chạy 5
phút tùy sức), sức mạnh cơ bụng (nằm ngửa gập bụng), sức mạnh chân (bật
xa tại chỗ), sức mạnh chi trên (lực bóp tay thuận) và sức mạnh bền trọng tâm
cơ thể (dẻo gập thân) thì cả nam và nữ sinh viên giữa các năm học đều phát
triển và có ý nghĩa thống kê. Ở các chỉ tiêu sức nhanh (chạy 30mXPC), linh
97

hoạt (chạy con thoi 4x10m) thì sau 1 năm học cũng phát triển tuy nhiên sự
phát triển có ý nghĩa thống kê chỉ phát hiện ở nam sinh viên năm thứ I (chạy
30m XPC) và nữ sinh viên năm thứ I (chạy 30m XPC, chạy con thoi 4x10m).
3. Đề tài đã xây dựng được hai bảng tiêu chuẩn đánh giá theo phân loại
từng chỉ tiêu, hai bảng tiêu chuẩn đánh giá theo điểm từng chỉ tiêu và bảng
điểm đánh giá tổng hợp theo điểm cho nam, nữ sinh viên trường Đại học Tài
Chính – Marketing.
B.Kiến nghị
1. Nhằm cũng cố, duy trì và phát triển thể lực cho sinh viên từ khi nhập
học cho đến khi tốt nghiệp, nhà trường cần tổ chức một số câu lạc bộ TDTT
trong trường, có những biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên
tham gia vào các hoạt động TDTT ngoại khóa một cách thường xuyên.
2. Xu thế tự chọn các môn thể thao dẫn đến sự phát triển thể chất không
đồng đều, do đó các giáo viên thể chất cần chú ý sử dụng thêm các bài tập
khác nhằm giúp sinh viên phát triển thể chất toàn diện.
3. Kiến nghị Ban giám hiệu cho phép trường Đại học Tài Chính –
Marketing áp dụng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên năm thứ I và
năm thứ II trường Đại học Tài Chính – Marketing do đề tài xây dựng nhằm
từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao (Phạm Ngọc Trân
dịch) Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Bộ đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (1989), Chương trình
giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Hà nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quyết định số 931/RLTT, V/v Ban hành
qui chế về công tác giáo dục thể chất trong nhà tưởng các cấp, ngày
29/4/1993.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Chương trình mục tiêu cải tiến, nâng cao
chất lượng giáo dục - sức khoẻ phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao
học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1996 – 2000 -
2005 và định hướng đến năm 2025, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Hội nghị tổng kết công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường phổ thông các cấp 1992 - 1996, Nxb giáo dục, Hà
Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), quy hoạch phát triển TDTT ngành Giáo
dục và Đào tạo tạm thời kì 1996 – 2000 - 2005 và định hướng đến năm
2005, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục
thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục
thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
9. Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường
học, Nxb giáo dục, Hà Nội.
10.Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục
thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chỉ thị số 12/2005/CT-BGD&ĐT về việc
tăng cường công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, ngày
07/4/2005.
12.Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày
18/9/2008 V/v: Ban hành qui định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên.
13. Bùi Quang Hải (2003), “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất những
vấn đề cấp bách trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Khoa học TDTT,
Viện khoa học TDTT số 2/2003.
14. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn – Bùi Thế Hiển
biên dịch), Nxb TDTT, Hà Nội.
15. Daxưorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb
TDTT, Hà Nội.
16. Diên Phong (1999), 130 câu hỏi – trả lời về HLTT hiện đại (Người dịch PGS.TS
Nguyễn Thiệt Tình – PGS.TS Nguyễn Văn Trạch), Nxb TDTT, Hà Nội.
17. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao. Nxb TDTT, Hà Nội.
18.Dương Tích Nhượng (1991), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT nhân dân Bắc
Kinh.
19. Dương Xuân Đạm (1987), Thể dục phục hồi chức năng, Nxb TDTT, Hà
Nội.
20.Đặng Văn Chung (1979), Sức khỏe và bảo vệ sức khỏe, Nxb Y học, Hà
Nội.
21.Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (2003), Hội nghị khoa học thể
thao Đông Nam Á Việt Nam – 2003, Nxb TDTT, Hà Nội.
22.Đỗ Vĩnh và cộng tác viên (2006), Nghiên cứu thực trạng thể chất thanh
niên các trường Đại học – Cao đẳng – THCN và dạy nghề TP. Hồ Chí
Minh, Đề tài cấp bộ.
23. Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. Hoàng Công Dân, Dương Nghiệp Chí (2006), “Xây dựng tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể mới cho học sinh và sinh viên Việt Nam”, Tạp chí khoa
học TDTT, Viện khoa học TDTT số 4/2006, Hà Nội.
25. Hoàng Hà (2005), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên
Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM, luận văn thạc sĩ
giáo dục học.
26. Hoàng Thị Động (2004), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong
trường học, Nxb TDTT, Hà Nội.
27. Huỳnh Trọng Khải (2000), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học
sinh nữ tiểu học (từ 7 đến 11 tuổi) ở TP.HCM, luận án tiến sĩ giáo dục
học, Hà Nội.
28. Huỳnh Trọng Khải, Lê Quang Anh (2005), “Đánh giá sự phát triển thể lực
của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chíkhoa học thể thao, Viện
khoa học TDTT số 1/2005.
29. Iodanovxkaia – Gudalovxki (1985), “Khả năng thể lực của thiếu niên tập
luyện các môn thể thao khác nhau”, Phương Uyên dịch, “Bản tin KHKT
TDTT”, Viện khoa học TDTT số 4, 1985.
30.Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể
thao, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Lê Bửu, Trương Quang Trung, Nguyễn Hùng Cường, Trần Nguyên Hùng
(1995), Bác Hồ với TDTT Việt Nam, NXB TDTT, Hà Nội.
32. Lê Thanh (2004), Giáo trình phương pháp thống kê trong Thể dục thể
thao, Nxb TDTT Hà Nội.
33. Lê Văn Lẫm – Phạm Xuân Thành (2007), Giáo trình đo lường TDTT,
Nxb TDTT, Hà Nội.
34. Lê Văn Lẫm (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb TDTT, Hà Nội.
35. Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh (2000), Tổng quan về giáo dục thể chất
ở một số nước trên thế giới, Nxb TDTT, Hà Nội.
36. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải (2000), “Đánh giá sự phát
triển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau”, Thông tin
khoa học TDTT, Viện khoa học TDTT số 8/2000.
37. Lê văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ thị Huệ (2000), Thực
trạng phát triển thể chất học sinh sinh viên Việt Nam trước thềm thế kỷ
21, Nxb TDTT, Hà Nội.
38. Lê Văn thiện (1999), Nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể lực của sinh
viên trong các đội đại biểu Thể dục thể thao Trường Đại học kỹ Thuật –
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục
học, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Liliu (2003), “Giáo dục thể chất ở các trường Đại học, trung và tiểu học ở
Vương quốc Anh”, Tạp chíkhoa học TDTT, Viện khoa học TDTT số
1/2003.
40. Luật giáo dục (1998), Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
41. Lương Kim Chung (1998), “Suy nghĩ về sự phát triển thể chất đối với
nguồn lao động tương lai”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
42. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học thể dục thể thao,
Nxb TDTT, Hà Nội.
43. Lưu Quang Hiệp (1994), Đặc điểm hình thái chức năng và trình độ thể
lực của học sinh các trường nghề VN, Tuyển tập nghiên cứu khoa học
TDTT, trường đại học TDTT 1, Nxb TDTT, Hà Nội.
44. Lưu Quang Hiệp (2001), Vệ sinh học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội.
45. Lưu Quang Hiệp (2005), Sinh lý bộ máy vận động, Nxb TDTT Hà Nội.
46. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa III)
tháng 6/1991 (1991), Nxb sự thật, Hà Nội.
47.Ngũ Duy Anh, Trần Văn Lam (2006), Nghiên cứu thực trạng và các giải
pháp nâng cao công tác giáo dục thể chất trường học, Tuyển tập nghiên
cứu khoa học, giáo dục thể chất, y tế trường học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, NXB TDTT Hà Nội.
48. Nguyễn Anh Tuấn (1998), Nghiên cứu hiệu qua giáo dục thể chất đối với
sự phát triển tố chất thể lực của nam học sinh phổ thông TP.HCM, lứa
tuổi 8 – 17, luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.
49.Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2008) “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá thể chất cho sinh viên (từ 19 – 22 tuổi) tại TP. Hồ Chí Minh”,
Đề tài Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.
50. Nguyễn Mạnh Liên (1993), Một vài nhận xét về sự phát triển thể lực của
thanh thiếu niên VN, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe,
thể chất trong nhà trường các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
51. Nguyễn Mạnh Phú (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao”,
Thông tin khoa học công nghệ TDTT, bản tin số 2, Trường Đại học
TDTT II, Trung tâm huấn luyện quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Ngọc Cừ và các cộng sự (1998), Khoa học tuyển chọn tài năng
thể thao (Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể
thao), Viện khoa học TDTT tập 1.
53. Nguyễn Ngọc Cừ và các cộng sự (1998), Khoa học tuyển chọn tài năng
thể thao (Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể
thao), Viện khoa học TDTT tập 2.
54. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2001), Nâng cao tầm vóc của cơ
thể người, Tài liệu chuyên để số 1 + 2, Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
55. Nguyễn Quang Quyền (1974), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu
trên người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
56. Nguyễn Thái Sinh (2002), Nghiên cứu xây dựng chuẩn mực đánh giá trình
độ chuẩn bị thể lực cho sinh viên, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà nội.
57. Nguyễn Thị Việt Hương (1999), Tìm hiểu năng lực thể chất của sinh viên
nam, nữ khóa 1997 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Nguyễn Tiến Lâm (2002), “Thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại
học sư phạm – Đại học Thái Nguyên”, Tạp chíkhoa học thể thao, Viện
khoa học TDTT, số 5/2002.
59. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục
thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
60. Nguyễn Trong Hải, Vũ Đức Thu (2001), Nghiên cứu đánh giá thực trạng
phát triển các tố chất thể lực của sinh viên, Tuyển tập nghiên cứu khoa
học giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp, Nxb TDTT,
Hà Nội.
61. Nguyễn Văn Hồng (2004), Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên
trường Đại học Sư phạm TP. HCM, luận văn thạc sĩ giáo dục học.
62. Nguyễn Văn Quận (2008), Xác định tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực
của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, luận văn thạc
sĩ giáo dục học.
63. Nguyễn Văn Thái, Lê Văn Lẫm (2005), “Nghiên cứu thực trạng phát triển
thể lực của nam sinh viên trường Đại học Cần Thơ thuộc các ngành học
khác nhau”, Tạp chí khoa học thể thao, Viện khoa học TDTT số 6/2005.
64. Nguyễn Văn Toàn (2005), “Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở
Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học thể thao,
Viện khoa học TDTT số 2/2005.
65. Nguyễn Xuân Sinh, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thị Xuyền (2000), Lịch sử
TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
66.Nguyễn Văn Hùng (1995), Nghiên cứu hiện trạng công tác giáo dục thể
chất trong các trường Đại học và Cao đẳng tại TP.HCM, luận văn thạc
sĩ giáo dục học, .
67. Novicốp. A.D – Mátveep L.P (1990), Lý luận và phương pháp giáo dục thể
chất (Phạm Trọng Thanh – Lê Văn Lẫm dịch), tập 1, Nxb TDTT Hà Nội.
68. Novicốp. A.D – Mátveep L.P (1990), Lý luận và phương pháp giáo dục thể
chất (Phạm Trọng Thanh – Lê Văn Lẫm dịch), tập 2, Nxb TDTT Hà Nội.
69. P.Ph. Lexgaphơtơ (1991), Tuyển tập tác phẩm sư phạm, tập I, Nxb TDTT,
Hà Nội.
70.Phạm Anh Tuấn, Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát
triển thể lực chung của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây
(2 năm đầu), luận văn thạc sĩ giáo dục học, 2007.
71.Tạp chí Khoa học TDTT Trung Quốc số 3/2001; “Một số vấn đề cải cách
TDTT trong các trường học ở Nhật Bản” (Đinh Văn Thọ dịch).
72. Trần Nguyệt Đán (1998), Xây dựng chỉ số đánh giá trình độ phát triển
thể lực cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhạc họa Trung ương, Luận án
Thạc sỹ giáo dục học, Bắc Ninh - 1998.
73. Trịnh Hùng Thanh (2002), Hình thái học thể thao, Nxb TDTT Hà Nội.
74. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1996), Hình thái học và tuyển chọn
thể thao, Trường Đại học TDTT II.
75. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong
nhà trường, Nxb TDTT Hà Nội.
76. Trường Đại học TDTT 1 (2005), Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT
năm 2005, Nxb TDTT, Hà Nội.
77. Trường Đại học TDTT 1 (2006), Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT
năm 2006, Nxb TDTT, Hà Nội.
78. Trường Đại học TDTT 1 (2007), Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT
năm 2007, Nxb TDTT, Hà Nội.
79. Ủy ban thể dục thể thao (1999), Xây dựng và phát triển nền thể dục thể
thao Việt Nam dân tộc, khoa học và nhân dân, Nxb TDTT, Hà nội.
80. UZE VOINAR (2001), “Giáo dục thể chất trong các trường Đại học và
cao đẳng ở Balan”, Thông tin khoa học TDTT, Viện khoa học TDTT số
3/2001.
81. V.L.UTKIN (1996), Sinh cơ học TDTT (Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thủy,
Phạm Xuân Ngà dịch),Nxb TDTT Hà Nội.
82. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội.
83. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội.
84. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (1996), Nxb Sự thật, Hà Nội.
85. Viện khoa học TDTT (1998), Tài liệu hướng dẫn điều tra thể chất nhân
dân từ 6 đến 20 tuổi giai đoạn 2001 – 2002.
86. Viện khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6
đến 20 tuổi (thời điểm năm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội.
87. Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và cộng sự (1995), Lý
luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb giáo dục, Hà Nội.
88. VX. IVANOP (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, (người dịch:
PGS.TS Trần Đức Dũng, Nxb TDTT.

You might also like