Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 107

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 6


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 9
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 9
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................... 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 12
3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 13
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài .................................... 14
6. Kết cấu đề tài ....................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ
CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ............... 16
1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại .......................................................... 16
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại ................................................................ 16
1.1.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại ........................................................... 17
1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại .......................................................... 21
1.1.4. Ưu thế và hạn chế của trọng tài thương mại so với Toà án ...................... 23
1.2. Vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại ............................. 29
1.2.1. Sự cần thiết có sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương
mại .................................................................................................................... 29
1.2.2. Một số học thuyết về sự can thiệp của Toà án đối với hoạt động trọng tài
thương mại ............................................................................................................... 32
1.2.3. Các vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại ............... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ....................................................... 39
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về vai trò của Toà án
đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam .............................................. 39
2.2. Thực trạng vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt
Nam ............................................................................................................................ 42
2.2.1. Về xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu liên quan đến
hoạt động trọng tài thương mại............................................................................... 42
2.2.2. Về vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại trước khi
bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài ........................................................... 44
2.2.3. Về vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại sau quá
trình tố tụng trọng tài .............................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ
CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 81
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tăng cường vai trò của
Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam ................................. 81
3.2. Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật và tăng cường vai trò của Toà án
đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam .............................................. 84
3.2.1. Một số đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Toà án
đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam ............................................. 84
3.2.2. Một số đề xuất tăng cường vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài
thương mại tại Việt Nam ......................................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 98
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT


CIArb Chartered Institute of Viện Trọng tài Quốc tế
Arbitrators
ICC International Chamber of Phòng Thương mại Quốc tế
Commerce
ICCA International Council for Hội đồng Trọng tài Thương
Commercial Arbitration mại Quốc tế
LCIA London Court of International Toà án Trọng tài Quốc tế
Arbitration London
SCC Arbitration Institute of the Viện Trọng tài của Phòng
Stockholm Chamber of Thương mại Stockholm
Commerce
SIAC Singapore International Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Arbitration Centre Singapore
UN United Nations Liên Hiệp Quốc
UNCITRAL United Nations Commission on Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về
International Trade Law Luật Thương mại Quốc tế
UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Trade and Development Thương mại và Phát triển
VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công
Commerce and Industry nghiệp Việt Nam
VIAC Vietnam International Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Arbitration Centre Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG VIỆT


BLDS Bộ luật Dân sự
BLDS 2005 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005
BLDS 2015 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015
BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự
BLTTDS 2004 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004
BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
CƯNY Công ước về Công nhận và Cho thi hành Phán quyết trọng tài
nước ngoài được thông qua tại New York ngày 10/6/1958
HĐTT Hội đồng trọng tài
Luật Mẫu Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên
Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế được thông qua ngày
21/6/1985 và sửa đổi, bổ sung năm 2006
Nghị quyết 01/2014 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 hướng dẫn thi hành
một số quy định Luật Trọng tài Thương mại
PQTT Phán quyết trọng tài
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
TTTM Trọng tài thương mại
8

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp thương mại là hiện tượng phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự
phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh doanh cùng tính chất thay đổi nhanh chóng,
đáng kể của các giao dịch thương mại (Allahhi, 2016, tr.9). Do vậy, giải quyết các tranh
chấp thương mại phát sinh cũng trở thành nhu cầu tự thân của các quan hệ kinh doanh
thương mại.
Trong bối cảnh đó, TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến
(VCCI, 2018, tr.101) nhờ có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu của các bên trong
quan hệ kinh doanh thương mại và bộc lộ nhiều ưu việt so với hệ thống Toà án quốc gia,
như: thủ tục tố tụng linh hoạt và tiết kiệm thời gian; trọng tài viên trung lập, vô tư, khách
quan, chuyên nghiệp; tính bảo mật; PQTT có tính chung thẩm; PQTT có sự công nhận
quốc tế;… (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.94-1.107; VCCI,
2018, tr.101). Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên, khác với
Toà án, HĐTT không nhân danh nhà nước, PQTT không mang tính quyền lực nhà nước,
không đại diện cho ý chí của nhà nước (Dương Văn Hậu, 2019). Điều này không chỉ
khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp có thể gặp khó khăn nếu các bên không đồng
thuận, hợp tác, thiện chí hoặc nếu tranh chấp có liên quan đến bên thứ ba không phải các
bên trong thoả thuận trọng tài; mà trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến quá trình tố
tụng không đảm bảo công bằng giữa các bên, PQTT được ban hành trái với các nguyên
tắc của pháp luật,… (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.108-1.122).
Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế hỗ trợ của Nhà nước nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu
quả của hoạt động TTTM.
Ở Việt Nam, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động TTTM được thể hiện
thông qua các vai trò của Toà án, từng được ghi nhận trong Pháp lệnh TTTM 2003 và
từng bước hoàn thiện trong các quy định của Luật TTTM 2010, Nghị quyết 01/2014 và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, đã qua hơn 10 năm kể từ khi Luật TTTM 2010 có hiệu lực và hơn 05
năm đối với Nghị quyết 01/2014, nhiều quy định đã bộc lộ bất cập khi không thống nhất
9

với các văn bản pháp luật mới (BLDS 2015, BLTTDS 2015,…), không rõ ràng, khó áp
dụng, không phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới, từ đó dẫn đến
nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên thực tế, một số vụ tranh chấp
trong thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy vai trò của Toà án chưa được phát huy hiệu
quả, không chỉ không góp phần ủng hộ và phát triển TTTM, mà còn hạn chế hiệu quả
giải quyết tranh chấp của phương thức này, dẫn đến trì hoãn tố tụng và gia tăng chi phí
không cần thiết, tiết lộ công khai tình tiết vụ việc gây bất lợi cho uy tín và hoạt động kinh
doanh của các bên trong tranh chấp.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, quy định pháp luật hiện hành
về vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM và thực tiễn áp dụng các quy định đó là
cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM
thực sự đạt hiệu quả, hướng tới giảm thiểu gánh nặng cho Toà án. Hơn nữa, điều này là
phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/20051, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/20052, Nghị
quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/20113 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/20174.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về vai trò của Tòa
án đối với hoạt động TTTM tương đối phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu sẽ được liệt kê dưới đây.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn sách Redfern and Hunter on International Arbitration ấn bản lần
thứ 6 năm 2015, các tác giả Nigel Blackaby, Constantine Partasides, Alan Redfern và
Martin Hunter đã tìm cách định danh mối quan hệ giữa Tòa án quốc gia và trọng tài là
một “mối quan hệ đối tác không ngang bằng”; lý giải tại sao việc Tòa án quốc gia hỗ trợ
hoạt động trọng tài lại trở thành xu hướng không thể tránh khỏi. Trên cơ sở tổng hợp, đối

1
“Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các
điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết
định của toà án, quyết định TTTM.”
2
“Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận
việc giải quyết đó.”
3
“Nâng cao hiệu lực xét xử của tòa án về các vụ việc tranh chấp thương mại, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.”
4
“Xây dựng Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức TTTM, hòa giải thương mại và
phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài tố tụng theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở
hữu tài sản.”
10

chiếu, so sánh quy tắc của nhiều tổ chức trọng tài quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia
tiêu biểu, nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận cho các vai trò của Tòa án trong từng giai
đoạn tố tụng trọng tài và vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng quy định trên thực
tiễn. Đây là một công trình tương đối đầy đủ khi đã đi vào nghiên cứu hầu hết các vấn đề
lý luận và thực tiễn xung quanh vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài quốc tế, bao
gồm cả đề xuất những kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật quốc gia và quy
tắc trọng tài để phát huy tối đa vai trò của Tòa án.
Trong bài viết The Essential Judge: the Role of the Courts in a System of
National and International Commercial Arbitration của Markham Ball được đăng tải
trên tạp chí Arbitration International, số 22(1) năm 2006, tác giả khẳng định mặc dù có
một vài khác biệt giữa các quốc gia trong cách quy định về vai trò của Tòa án đối với
trọng tài, song nhìn chung, thẩm quyền của Tòa án ở tất cả các quốc gia trọng tài hiện đại
đều bao gồm các vai trò chính: thi hành thỏa thuận và PQTT; hủy PQTT trong nước hoặc
từ chối công nhận và cho thi hành PQTT trong nước hoặc nước ngoài; giải quyết khiếu
nại về trọng tài viên; chỉ định, thay thế, loại bỏ trọng tài viên do không vô tư, khách quan;
áp dụng BPKCTT; và yêu cầu các bên cung cấp bằng chứng hoặc triệu tập người làm
chứng. Các vai trò này được tác giả lần lượt phân tích, đánh giá về mặt lý luận dựa trên
các quy định của Luật Mẫu và CƯNY.
Bài viết Does National Court Involvement Undermine the International
Arbitration Processes? của tác giả Julian Lew đăng tải trên tạp chí American University
International Law Review số 24(3) năm 2009 xoay quanh vấn đề tại sao và làm thế nào
để các Tòa án quốc gia tham gia vào hoạt động trọng tài quốc tế. Bài viết đã có những
đóng góp quan trọng trong việc xác định bản chất vai trò của Tòa án đối với hoạt động
trọng tài khi khẳng định sự can thiệp của Tòa án trong trọng tài chỉ nhằm hỗ trợ, công
nhận và thực thi các thỏa thuận và PQTT; bất kỳ sự can thiệp vì một mục đích nào khác
đều được coi là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, vì chỉ giới hạn phạm vi trong trọng tài quốc tế, nên các công trình này
đều chưa có điều kiện đi sâu vào trọng tài trong nước hoặc bối cảnh tài phán của bất kỳ
quốc gia cụ thể nào, trong đó có Việt Nam.
11

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước


Trong cuốn sách Sổ tay pháp luật về trọng tài và hòa giải năm 2017 là kết quả
của sự hợp tác giữa TANDTC và World Bank Group, các chuyên gia đã liệt kê, giải thích
một cách có hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về vai trò, thẩm quyền của Tòa án trong TTTM trong nước và nước
ngoài. Tuy nhiên, vì chỉ nhằm mục đích hệ thống hoá các quy định pháp luật, công trình
có một số hạn chế chính sau đây: (i) chưa có sự phân tích, đánh giá về các mặt tích cực,
hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam; (ii) chưa đề cập nhiều đến thực tiễn thi hành
tại Việt Nam; và (iii) chưa đưa ra các định hướng, đề xuất nhằm phát huy tối đa vai trò
của Tòa án.
Luận văn Thạc sỹ Mối quan hệ pháp lý giữa TTTM và Tòa án trong giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế của Nguyễn Ngọc Diệp bảo vệ tại trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2016 đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án đối với hoạt
động TTTM quốc tế, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở đánh giá,
so sánh với pháp luật trọng tài nước ngoài và quốc tế, chỉ ra hạn chế trong thực trạng áp
dụng pháp luật và đề xuất giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, do nghiên cứu được thực hiện
vào thời điểm BLDS 2015 và BLTTDS 2015 chưa có hiệu lực nên chưa có điều kiện
phân tích và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật mới trong thực
tiễn. Cách tiếp cận của luận văn đối với vai trò của Tòa án theo hai góc độ là hỗ trợ và
giám sát tố tụng trọng tài là chưa thực sự phù hợp với bản chất sự can thiệp của Tòa án.
Ngoài ra, nghiên cứu mới chỉ giới hạn phạm vi trong trọng tài quốc tế chứ chưa đề cập
nhiều đến trọng tài trong nước.
Bài viết Vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM của TANDTC công bố
ngày 14 tháng 9 năm 2014, được tổng hợp và giới thiệu trong ấn phẩm Giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam của Công ty Luật TNHH Tư Vấn Độc Lập đã khái
quát một số vai trò chính của Toà án trong trọng tài theo quy định pháp luật hiện hành
thông qua so sánh, đối chiếu với Pháp lệnh TTTM 2003, từ đó chỉ ra tính ưu việt, tiến bộ,
hoàn thiện hơn của pháp luật. Bài viết khẳng định Toà án nhìn chung đã phát huy hiệu
quả vai trò của mình trong hoạt động TTTM, song vẫn còn những tồn đọng do sự mơ hồ,
12

chưa thống nhất của pháp luật và hạn chế về chuyên môn của Thẩm phán. Từ đó, bài viết
đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao năng
lực của Toà án, hướng tới phát huy hiệu quả vai trò Toà án trong hoạt động TTTM. Bài
viết do TANDTC thực hiện nên các vấn đề đưa ra có trọng tâm và mang tính thực tiễn
cao, nhưng cũng vì vậy nên chưa có điều kiện đề cập đến các vấn đề lý luận của đề tài.
Trong khi đó, các giáo trình lý luận chung về pháp luật, pháp luật TTTM, pháp luật
thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu sơ lược về vai trò của Tòa án trong hoạt động TTTM, chứ chưa có nhiều phân tích,
đánh giá thực tiễn.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên dù đứng từ phương diện, góc độ nghiên
cứu nào thì cũng đi đến nhận thức chung là Toà án quốc gia có vai trò quan trọng đối với
hoạt động TTTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài vì chỉ giới hạn phạm vi trong
trọng tài quốc tế nên đều chưa đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam.
Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước do thời điểm nghiên cứu nên chưa cập nhật các
thay đổi mới của pháp luật Việt Nam trong Nghị quyết 01/2014, BLDS 2015, BLTTDS
2015,…; chưa có nhiều vụ việc cụ thể minh hoạ cho thực tiễn áp dụng và thi hành pháp
luật. Do vậy, có thể kết luận rằng hiện nay chưa thực sự có nghiên cứu nào toàn diện và
cập nhật về đề tài “Vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM tại Việt Nam” và đây
chính là khoảng trống nghiên cứu mà người nghiên cứu muốn khoả lấp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ những vấn đề có tính lý luận về TTTM và vai trò của Toà án đối với
hoạt động TTTM; phân tích sự cần thiết phải có sự can thiệp của Toà án trong hoạt động
TTTM và các học thuyết về mức độ can thiệp của Toà án; đồng thời tổng hợp, hệ thống,
phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành có liên quan và thực tiễn áp dụng ở
Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật và tăng cường vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM ở Việt Nam theo hướng
đảm bảo Toà án thực hiện hiệu quả các vai trò trọng yếu, đồng thời hạn chế sự lạm dụng
13

sức mạnh Toà án của các bên thiếu thiện chí trong trọng tài, tránh sự can thiệp quá sâu
của Nhà nước vào một cơ chế giải quyết tranh chấp tư, từ đó tạo tiền đề để hoạt động
TTTM tại Việt Nam ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận chung về TTTM và vai trò của Toà án đối
với hoạt động TTTM.
Thứ hai, phân tích sự cần thiết phải có sự can thiệp của Toà án đối với hoạt động
TTTM trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn; tổng hợp, phân tích, đánh giá một số
học thuyết phổ biến về mức độ can thiệp của Toà án đối với hoạt động TTTM.
Thứ ba, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng
pháp luật ở Việt Nam về các vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM thông qua một
số vụ việc tiêu biểu. Từ đó, chỉ ra các bất cập cũng như nguyên nhân dẫn đến các bất cập
trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Cuối cùng, đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật và
tăng cường vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM ở Việt Nam trên cơ sở duy trì sự
cân bằng giữa yêu cầu về quản lý Nhà nước đối với hoạt động TTTM và lợi ích các bên
trong tranh chấp. Các giải pháp được đề xuất theo hướng phù hợp với khung pháp lý của
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, với kinh nghiệm pháp luật
trọng tài quốc tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, từ đó góp phần xây dựng
một môi trường ủng hộ TTTM tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận liên quan đến trọng tài, TTTM và vai
trò của Toà án đối với hoạt động TTTM; những quy định của pháp luật Việt Nam và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về trọng tài, vai trò của Toà án đối với hoạt
động TTTM và thực tiễn áp dụng các quy định đó trong một số vụ việc tiêu biểu; những
kinh nghiệm của một số quốc gia và pháp luật trọng tài quốc tế về vai trò của Toà án đối
với hoạt động TTTM.
14

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của các
vai trò của Toà án được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam gồm: (i) Hỗ trợ thi hành thoả
thuận trọng tài; (ii) Chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc; (iii) Áp dụng BPKCTT;
(iv) Thu thập chứng cứ; (v) Triệu tập người làm chứng; (vi) Đăng ký PQTT vụ việc; (vii)
Xem xét quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài
không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT; (viii) Huỷ PQTT; (ix) Công nhận và
cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vai
trò của Toà án đối với hoạt động TTTM và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở
tham khảo các quy định tương ứng của Luật Mẫu và CƯNY là hai văn kiện quan trọng
của pháp luật trọng tài quốc tế, là cơ sở để xây dựng pháp luật trọng tài Việt Nam. Ngoài
ra, đề tài cũng tham khảo các quy định tương ứng và thực tiễn áp dụng của một số quốc
gia có nền trọng tài phát triển.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 2011 là thời điểm Luật
TTTM 2010 chính thức có hiệu lực cho đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận được áp dụng là phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và chủ trương hoàn thiện pháp luật
của Đảng và Nhà nước về trọng tài và khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu luật học truyền thống như:
Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải các quy định pháp
luật, các thông tin và số liệu từ các nguồn như sách, báo, báo cáo và một số đề tài nghiên
cứu của các học giả Việt Nam và trên thế giới.
Phương pháp so sánh luật học được áp dụng để làm rõ các điểm tương đồng, khác
biệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với các điều ước quốc tế, pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới về vai trò của Toà án trong hoạt động TTTM; từ đó
đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và tăng cường khả năng thực thi pháp luật Việt
15

Nam theo hướng phù hợp với xu hướng quốc tế.


Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) được áp dụng trong việc tập hợp,
lựa chọn, phân tích và bình luận các vụ việc, quyết định và PQTT, quyết định và bản án
của Toà án trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nhằm làm rõ thực tiễn áp dụng pháp
luật về vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài
chỉ ra một số ưu, nhược điểm trong quá trình thực thi pháp luật Việt Nam về vai trò của
Toà án và đưa ra một số đề xuất phù hợp.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá
luận được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về trọng tài thương mại và vai trò của Toà án đối với hoạt
động trọng tài thương mại;
Chương 2: Thực trạng vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại tại
Việt Nam;
Chương 3: Định hướng và đề xuất nhằm tăng cường vai trò của Toà án đối với hoạt
động trọng tài thương mại tại Việt Nam.
16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ


CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại
Mặc dù trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ra đời từ rất
sớm và ngày càng phổ biến, nhưng cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa
đầy đủ và chính thức nào đối với thuật ngữ “trọng tài” hay “TTTM” (UNCTAD, 2005,
tr.4). CƯNY hay Luật Mẫu là những văn kiện quốc tế quan trọng trong lĩnh vực trọng tài
(TANDTC và World Bank Group, 2017, tr.15-18) không đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ
này (Born, 2012; Andrew và Keren, 1999), trong khi hệ thống pháp luật của đa số các
quốc gia5 chỉ cung cấp định nghĩa của thoả thuận trọng tài làm cơ sở hình thành cách hiểu
về TTTM (Poudret & Besson, 2007, đoạn 1).
Chính vì vậy, trên bình diện khoa học pháp lý, các học giả đã dành nhiều tâm huyết
để nghiên cứu và đúc rút ra khái niệm về TTTM. Theo các tác giả Gaillard và Savage
(1999, đoạn 7), trọng tài được hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó
các bên tham gia tranh chấp sẽ đệ trình vụ việc lên một bên thứ ba (trọng tài viên hoặc
HĐTT) để họ xem xét giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng có tính chất ràng buộc
với các bên. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài viên hay HĐTT được xác
định thông qua thoả thuận riêng giữa các bên thay vì thông qua các cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước.
Các tác giả Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter (2015, đoạn 1.04) cũng có
cùng chung quan điểm, đồng thời khẳng định nghĩa vụ của trọng tài viên là đưa ra quyết
định giải quyết tranh chấp trên cơ sở xem xét, lắng nghe tình tiết vụ việc và lập luận của
từng bên. Ngoài ra, các tác giả cũng nhấn mạnh quyết định của trọng tài viên là chung
thẩm và ràng buộc các bên, lý do là bởi các bên đã tự thoả thuận như vậy chứ không phải
bị cưỡng chế bởi bất kỳ quyền lực nhà nước nào. Tính chất chung thẩm và ràng buộc các
bên của PQTT còn được một lần nữa khẳng định bởi Bucher và Tschanz (1988, tr.22,
đoạn 34) trong ấn phẩm “Trọng tài Quốc tế ở Thuỵ Sĩ”: “PQTT sẽ có giá trị res judicata

5
Điều 1029 BLTTDS Đức 2013; Điều 1 và 6 Đạo luật Trọng tài Anh 1996; Điều 808 BLTTDS Italy 1994; Điều 1 Luật Trọng tài Thuỵ
Điển 1999;…
17

như bản án của Toà”. Trong khi đó, Born (2012, tr.4) hướng tới làm rõ tính chất tư của
trọng tài (“một cơ quan không thuộc chính phủ”) và nguyên tắc xét xử công bằng, không
thiên vị trong trọng tài.
Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ “trọng tài” hay “TTTM”,
nhưng nhìn chung hiện nay TTTM được nhìn nhận dưới góc độ: TTTM là phương thức
giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các bên cùng
thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại trên cơ sở công bằng,
không thiên vị, đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Sau khi xem xét sự việc, trọng
tài có thể đưa ra PQTT. Phán quyết có tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc đối với
các bên.
1.1.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại
TTTM với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp có những đặc điểm
chính sau đây:
Thứ nhất, TTTM là một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên
thứ ba – một HĐTT hoặc một Trọng tài viên duy nhất do chính các bên trong tranh chấp
thoả thuận lựa chọn (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.100). Trọng
tài viên hoàn toàn vô tư, khách quan và hành xử độc lập với các bên (Blackaby,
Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.100), có trách nhiệm đưa ra quyết định để
giải quyết tranh chấp trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Thứ hai, TTTM là một phương thức giải quyết tranh chấp tư. Tính chất “tư” của
trọng tài thể hiện ở việc trọng tài không phải một cơ quan thường trực do Nhà nước thành
lập, không hoạt động bằng ngân sách nhà nước, mà là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do
các trọng tài viên hoặc các hiệp hội ngành nghề tự thành lập nên để giải quyết các tranh
chấp. Khi xét xử, các trọng tài viên không được trao quyền lực công, không phải là một
phần của hệ thống tư pháp nhà nước, không nhân danh Nhà nước để ban hành phán quyết
(Poudret & Besson, 2007, tr. 6-7, đoạn 7), không do Nhà nước bổ nhiệm và cũng không
được hưởng lương từ ngân sách (Dương Văn Hậu, 2019). Thay vào đó, các trọng tài viên
thường là những người hoạt động kiêm nhiệm, chủ yếu làm việc trong một hoặc một vài
lĩnh vực chuyên môn, khi có tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực chuyên môn mà các trọng
18

tài viên đang hoạt động thì có thể được các bên hoặc tổ chức trọng tài chỉ định làm trọng
tài viên để giải quyết vụ tranh chấp đó (Dương Văn Hậu, 2019). Họ hành xử trên danh
nghĩa cá nhân (Poudret & Besson, 2007, tr. 6-7, đoạn 7), không được hưởng lương
thường xuyên từ các tổ chức trọng tài mà chỉ nhận thù lao qua việc giải quyết từng vụ
tranh chấp (Dương Văn Hậu, 2019).
Thứ ba, khác với Toà án, trọng tài chỉ được tiến hành khi có sự đồng thuận của các
bên về việc đưa bất cứ tranh chấp hoặc bất đồng nào giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng nhất của trọng tài, bởi sự đồng thuận của các bên
là nền tảng làm phát sinh thẩm quyền của HĐTT, trao cho HĐTT thẩm quyền đưa ra
phán quyết cuối cùng và ràng buộc các bên (TANDTC và World Bank Group, 2017, tr.
26; Zekos, 2004, tr.1). Đặc điểm này cũng được ghi nhận trong CƯNY6 và Luật Mẫu7.
Theo đó, một PQTT có thể bị huỷ hoặc không được công nhận và cho thi hành nếu các
bên trong thoả thuận trọng tài không có tư cách pháp lý hoặc nếu thoả thuận trọng tài
không có hiệu lực theo pháp luật quốc gia các bên.
Ý chí của các bên về việc đưa tranh chấp ra trọng tài phải được thể hiện thông qua
một thoả thuận trọng tài, trong đó chỉ rõ các bên đã thoả thuận trong hợp đồng rằng bất
kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết tại trọng
tài thay vì Toà án. Thoả thuận trọng tài có thể là một điều khoản nằm trong hợp đồng
giữa hai bên hoặc tồn tại dưới hình thức một thoả thuận riêng rẽ, được lập trước hoặc sau
khi tranh chấp phát sinh (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.41-
1.42), nhưng trong đa số trường hợp phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Khi các bên đồng ý lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, các bên
cũng đồng thời từ bỏ quyền khởi kiện ra Toà án (Blackaby, Partasides, Redfern và
Hunter, 2015, đoạn 1.47). Toà án buộc phải từ chối xét xử các tranh chấp pháp lý được đề
cập trong thoả thuận trọng tài, trừ khi thoả thuận trọng tài là vô hiệu hoặc không thể thực
hiện được. Như vậy, yêu cầu phải có bằng chứng bằng văn bản về việc giữa các bên thực
tế có tồn tại một thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài là một yêu cầu hợp
lý. Việc xác lập thoả thuận trọng tài dưới dạng văn bản không chỉ giúp các bên thuận tiện

6
Điều V(1)(a) CƯNY.
7
Điều 36(1)(a)(i) Luật Mẫu.
19

hơn trong việc đưa ra minh chứng trước khi bắt đầu thủ tục trọng tài và trong các giai
đoạn tiếp theo của tố tụng trọng tài, mà còn giúp HĐTT có cơ sở để xác định thẩm quyền
của mình, cũng như Toà án có cơ sở để xác định thẩm quyền của HĐTT trong trường hợp
có một trong các bên phản đối quyết định thẩm quyền của HĐTT.
Yêu cầu về hình thức bằng văn bản của thoả thuận trọng tài được ghi nhận xuyên
suốt trong CƯNY tại các Điều II(1), II(2) và IV, song do thời điểm Công ước hoàn thành
là năm 1958 nên chưa cập nhật được sự phát triển của các phương thức liên lạc hiện đại
bên cạnh “thư tín và điện tín”. Về vấn đề này, Luật Mẫu cũng có quy định tương tự8, tuy
nhiên đã có sự mở rộng đáng kể khái niệm “bằng văn bản”. Theo đó, thoả thuận trọng tài
được ghi nhận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết9, nếu nó
được xác lập thông qua bất kỳ giao tiếp nào giữa các bên bằng phương thức trao đổi
thông tin điện tử (bao gồm nhưng không giới hạn ở thư điện tử, điện tín, telex, fax hoặc
EDI)10, hoặc qua quá trình trao đổi đơn khởi kiện và bản biện hộ mà trong đó sự tồn tại
của thoả thuận được một bên khẳng định và không bị bên kia phủ nhận11.
Pháp luật trọng tài của nhiều quốc gia cũng yêu cầu thoả thuận trọng tài phải được
lập dưới dạng văn bản. Cụ thể, Điều 6(2) Đạo luật Trọng tài Anh 1996 quy định: “Việc
một hợp đồng dẫn chiếu tới điều khoản trọng tài được lập dưới dạng văn bản hoặc một
văn bản có chứa điều khoản trọng tài sẽ tạo thành một thoả thuận trọng tài nếu việc dẫn
chiếu đó là để làm cho điều khoản đó trở thành một phần của hợp đồng.” Trong khi đó,
Điều 2 Luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990 đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về thoả
thuận trọng tài: “Một điều khoản bằng văn bản trong bất kỳ giao dịch hàng hải nào hoặc
trong bất kỳ hợp đồng làm minh chứng cho giao dịch thương mại nào, trong đó nêu rõ
các tranh chấp phát sinh trong tương lai từ hợp đồng/giao dịch đó hoặc từ việc từ chối
thực hiện tất cả/một phần giao dịch/hợp đồng đó sẽ được đưa ra giải quyết tại trọng tài;
hoặc một thoả thuận bằng văn bản về việc đệ trình tranh chấp đang có phát sinh từ hợp
đồng/giao dịch hoặc từ việc từ chối thực hiện hợp đồng/giao dịch lên trọng tài sẽ có hiệu
lực, không thể huỷ ngang và có khả năng thi hành…”

8
Điều 7(2) Luật Mẫu.
9
Điều 7(3) Luật Mẫu.
10
Điều 7(4) Luật Mẫu.
11
Điều 7(5) Luật Mẫu.
20

Luật TTTM Việt Nam 2010 cũng có quy định tương tự:
“thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa
thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các
bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép
lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”12
Ngoài yêu cầu về hình thức, một thoả thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện
được cũng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Trong thoả thuận đó, các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đang
tồn tại hoặc có thể phát sinh trong tương lai giữa các bên13;
(2) Những tranh chấp này phải phát sinh từ một quan hệ pháp lý xác định, có thể là
quan hệ hợp đồng hoặc không và liên quan đến một vấn đề có thể được giải quyết
bằng trọng tài14;
(3) Các bên tham gia thoả thuận phải có năng lực pháp luật theo luật áp dụng đối với
các bên15;
(4) thoả thuận trọng tài không vô hiệu, không thuộc trường hợp không thể thực hiện
được hoặc không có khả năng thực hiện theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh
hoặc theo luật của quốc gia nơi ban hành phán quyết trong trường hợp không thể
xác định được lựa chọn luật áp dụng của các bên16.
Thứ tư, PQTT có tính chung thẩm, ràng buộc các bên. Khác với các phương thức
12
Điều 16(2) Luật TTTM 2010.
13
Điều II(1) CƯNY.
14
Điều II(1) CƯNY.
15
Điều V(1)(a) CƯNY.
16
Điều V(1)(a) CƯNY.
21

giải quyết tranh chấp thay thế khác như hòa giải hay thương lượng, trọng tài là phương
thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán, thể hiện ở việc PQTT có giá trị ràng buộc
đối với các bên như một bản án của Tòa án, không phải là một khuyến nghị mà các bên
có thể lựa chọn tuân thủ hoặc không. Sở dĩ PQTT có tính chất ràng buộc pháp lý đối với
các bên là bởi chính các bên đã thỏa thuận và lựa chọn như vậy trong thoả thuận trọng
tài. Cũng không giống như Tòa án với nguyên tắc hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm,
PQTT sẽ là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành ngay sau khi được ban hành ở cả
phạm vi quốc gia và quốc tế. Một khi HĐTT đã ban hành phán quyết, Tòa án sẽ không có
thẩm quyền giải quyết hay xem xét lại vấn đề nội dung của các tranh chấp đó.
Thứ năm, tố tụng trọng tài được tiến hành không công khai và linh hoạt, đảm bảo
quyền tự do định đoạt của các bên. Đặc điểm này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong quá
trình phân tích các ưu thế của TTTM so với Tòa án tại mục 1.1.4 dưới đây.
1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại
TTTM hiện nay được tổ chức đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn
chung chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc (hay còn gọi là trọng tài ad
hoc) và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế). Mỗi hình thức trọng tài
lại có những ưu điểm và hạn chế riêng, đòi hỏi các bên trong tranh chấp phải cân nhắc để
lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp với thực tế và hoàn cảnh tranh chấp của mình.
Trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc)
Đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể tự mình thiết lập một quy tắc tố tụng riêng,
với điều kiện quy tắc đó trao cho các bên cơ hội đầy đủ và công bằng để bảo vệ quyền và
lợi ích của mình; hoặc cũng có thể thống nhất lựa chọn một quy tắc có sẵn, như Quy tắc
trọng tài UNCITRAL được thiết kế cho trọng tài vụ việc, để làm quy định khung hợp lý
cho những vấn đề phát sinh trong quá trình tố tụng trọng tài.
Ưu điểm nổi bật của hình thức trọng tài này là các bên có quyền tự định đoạt rất
lớn, bởi thủ tục tố tụng hoàn toàn do các bên tự thoả thuận, tự thiết lập và các trọng tài
viên phải tuân theo. Việc tiến hành trọng tài vụ việc cũng giúp các bên tiết kiệm thời gian
và chi phí, lý do là bởi các bên có thể thoả thuận bỏ qua một số thủ tục không cần thiết
hoặc rút ngắn thời hạn tố tụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, cũng như
22

không cần phải chi trả thêm một khoản chi phí hành chính, phí đăng ký,… cho các trung
tâm trọng tài17. Ưu điểm của trọng tài vụ việc cũng trở thành yếu tố gây bất lợi nghiêm
trọng, bởi khi các bên được trao quyền tự định đoạt không hạn chế cũng đồng nghĩa quá
trình tố tụng chỉ có thể tiến hành suôn sẻ trong trường hợp có đầy đủ thiện chí từ các bên.
Trong trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành tố tụng trọng tài.
Chỉ cần một bên cố tình trì hoãn bằng những cách thức đơn giản, ví dụ từ chối lựa chọn
trọng tài viên dẫn đến không thể thành lập HĐTT, tố tụng trọng tài sẽ không thể tiến hành
được.
Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế)
Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy điều
hành, có trụ sở làm việc thường xuyên, có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ
và có quy tắc tố tụng riêng. Để lựa chọn trọng tài thường trực, trong thoả thuận trọng tài,
các bên cần nêu rõ tên tổ chức trọng tài cụ thể hoặc nêu rõ tranh chấp sẽ được giải quyết
theo quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài cụ thể.
Khi lựa chọn trọng tài thường trực, các bên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức trọng
tài liên quan đến việc tổ chức và giám sát tố tụng trọng tài. Các quy tắc tố tụng của các tổ
chức trọng tài thường quy định rất chi tiết về từng giai đoạn của quá trình tố tụng, đảm
bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết, không phụ thuộc vào việc một
bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không. Ví dụ, khoản 2 Điều 26 Quy
tắc tố tụng ICC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định: “Nếu một trong các
bên, mặc dù đã được triệu tập hợp lệ nhưng vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng
thì HĐTT có quyền tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng”. Như vậy, nếu trong tương lai
một bên không hợp tác hoặc từ chối tham gia tố tụng trọng tài, thì tố tụng trọng tài vẫn có
thể được tiến hành bởi đã có quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quy định về thời hạn,
cách thức thành lập HĐTT và cách quá trình trọng tài được kiểm soát, tiến hành cho đến
khi có PQTT. Bộ quy tắc tố tụng này cũng luôn được các tổ chức trọng tài lưu tâm sửa

17
Theo Quy tắc tố tụng của ICC, Nguyên đơn phải nộp một khoản phí đăng ký khi khởi kiện là 5.000 USD và khoản phí này sẽ không
được hoàn lại trong mọi trường hợp. Mức phí hành chính tối đa mà ICC yêu cầu các bên phải nộp có thể lên tới 150.000 USD (Xem
thêm tại: https://iccwbo.org/dispute-resolution-services/arbitration/costs-and-payments/).
Theo Quy tắc tố tụng của SCC (SCC, n.d.), khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn cũng phải nộp một khoản phí đăng ký từ 2.500-3.000 EUR và
khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào (Xem thêm tại: https://sccinstitute.com/our-
services/arbitration/whats-the-procedure/).
23

đổi định kỳ sao cho đáp ứng kịp thời với những thay đổi của pháp luật và thực tiễn hoạt
động của TTTM, ví dụ như bổ sung thêm các quy định về giải quyết tranh chấp trực
tuyến.
Hơn nữa, hầu hết các tổ chức trọng tài đều có bộ phận chuyên trách hỗ trợ và giám
sát quá trình trọng tài. Các chuyên viên này có trách nhiệm đảm bảo tố tụng trọng tài
được diễn ra theo đúng thời hạn và cách thức đã nêu trong quy tắc tố tụng; cũng như
tham gia rà soát quyết định, phán quyết của HĐTT nhằm hạn chế tối đa các sai sót về mặt
hình thức, giảm thiểu nguy cơ quyết định, PQTT bị tuyên huỷ nhưng vẫn đảm bảo quyền
tự quyết của HĐTT.
Hạn chế lớn nhất của hình thức trọng tài này là tốn kém chi phí. Ngoài khoản thù
lao phải chi trả cho trọng tài viên, các bên còn phải chịu một khoản phí đăng ký, chi phí
hành chính,… do tổ chức trọng tài ấn định. Ngoài ra, quy trình trọng tài thông qua bộ
máy của tổ chức trọng tài trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến sự chậm trễ về thủ tục.
1.1.4. Ưu thế và hạn chế của trọng tài thương mại so với Toà án
Trong thời kỳ đầu, trọng tài chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản
và tương đối riêng tư. Hai thương nhân sẽ tìm đến một bên thứ ba mà họ tin tưởng để
thay họ phân xử và cùng thoả thuận sẽ tuân theo quyết định của người đó (Blackaby,
Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.13). Tuy nhiên, cùng với thời gian, TTTM
ngày càng phát triển, được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong
những phương thức đặc biệt phù hợp trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ mối
quan hệ thương mại (Sutton, Gill và Gearing, 2007). Lý do cho sự phát triển mạnh mẽ
này bắt nguồn từ một số ưu thế nhất định của TTTM so với các phương thức giải quyết
tranh chấp khác, đặc biệt là Toà án.
Thứ nhất, tính linh hoạt. Không giống tố tụng Toà án, trong TTTM, các bên và
HĐTT không bắt buộc phải tuân thủ một quy tắc tiêu chuẩn nào. TTTM cho các bên
quyền tự do thoả thuận mọi vấn đề về quá trình tố tụng và lựa chọn HĐTT có chuyên
môn, kinh nghiệm xét xử phù hợp nhất với hoàn cảnh tranh chấp của họ. Luật Mẫu và
pháp luật trọng tài các nước đều ưu tiên thoả thuận của các bên trong việc quyết định các
bước của thủ tục tố tụng, chỉ trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì các quy
24

định về thủ tục của pháp luật mới được áp dụng. Chẳng hạn, liên quan đến việc chỉ định
trọng tài viên, Luật Mẫu cho phép các bên được tự do quyết định số lượng trọng tài viên;
trong trường hợp các bên không quyết định, số lượng trọng tài viên sẽ là ba người18. Các
bên cũng có quyền tự do thoả thuận về thủ tục chỉ định trọng tài viên hoặc các trọng tài
viên, chỉ trong trường hợp không có thoả thuận của các bên, thủ tục chỉ định trọng tài
viên mới được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 1119.
Việc cho phép các bên tự quyết định các vấn đề liên quan đến thủ tục cũng như
tham gia vào việc lựa chọn người ra quyết định được thiết lập dựa trên tinh thần chỉ có
chính các bên mới hiểu rõ nhất về tranh chấp của chính họ (Wolaver, 1934). Điều này
cũng đem đến cho các bên hi vọng về một phán quyết thoả đáng (Blackaby, Partasides,
Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.104).
Thứ hai, tính bảo mật và quyền riêng tư. Ở đa số các quốc gia, tố tụng toà án diễn
ra công khai và trong một số trường hợp đối với những vụ án nổi tiếng, thậm chí phiên
toà xét xử còn được tiến hành trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông, phải
gánh chịu sự chú ý và áp lực không mong muốn từ dư luận cũng như các đối thủ cạnh
tranh (Kenton và Hirst, 2015). Ngược lại, nguyên tắc giải quyết tranh chấp cơ bản tại
trọng tài là không công khai nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của các bên.
Điều 19.4 Quy tắc tố tụng trọng tài của LCIA quy định: “Tất cả các phiên xử sẽ
được tổ chức không công khai, trừ khi các bên có thoả thuận khác bằng văn bản.” Tính
bảo mật trong TTTM không chỉ dừng ở việc tổ chức các phiên họp giải quyết tranh chấp,
mà còn mở rộng ra đối với các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đó. Trong
tranh chấp giữa Công ty Bảo hiểm Hassneh của Isarel và Stuart J Mew 20, Toà án Phúc
thẩm Anh đã lập luận rằng: “Nếu đúng là có tồn tại ít nhất một điều khoản ngụ ý trong
mọi thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trọng tài rằng phiên xử phải được tổ chức không
công khai, thì yêu cầu về tính riêng tư về nguyên tắc phải mở rộng đến các tài liệu được
cung cấp cho mục đích của phiên xử đó. Ví dụ rõ ràng nhất là ghi chú hoặc bản ghi của
bằng chứng. Việc tiết lộ những tài liệu này cho bên thứ ba gần như tương đương với việc
mở cửa phòng trọng tài cho bên thứ ba đó.”
18
Điều 10 Luật Mẫu.
19
Điều 11(2) Luật Mẫu.
20
Hassneh Insurance Co of Israel v Stuart J Mew [1993] 2 Lloyd's Rep 243.
25

Thứ ba, tính trung lập. Trong các tranh chấp thương mại quốc tế, các bên thường
đến từ các quốc gia khác nhau và do đó, Toà án quốc gia của một bên sẽ trở thành Toà án
nước ngoài đối với bên còn lại. Mặc dù các thẩm phán có thể vô tư, khách quan, nhưng
họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy định pháp luật về tố tụng của quốc
gia họ trong xét xử. Như vậy, bên không phải cùng quốc tịch với Toà án quốc gia có thể
phải đối mặt với việc bắt đầu thủ tục tố tụng tại một Toà án nước ngoài hoàn toàn xa lạ;
phải làm việc với những luật sư không quen thuộc; dành thời gian tìm hiểu pháp luật
quốc gia nước ngoài; tiêu tốn tiền bạc trong việc phiên dịch các hồ sơ, tài liệu cần thiết
cho việc khởi kiện; và không thể hiểu hoặc hiểu được rất hạn chế nội dung của phiên xử
do cách biệt ngôn ngữ. Đó là chưa kể đến quan điểm truyền thống cho rằng không thể
tránh khỏi việc Toà án nước sở tại của một bên có thể đưa ra bản án có lợi cho bên đó,
đặc biệt là trong trường hợp bên đó thuộc sở hữu của Nhà nước, vẫn còn tồn tại đến ngày
nay (Kenton và Hirst, 2015).
Trong khi đó, đối với TTTM, các bên có cơ hội lựa chọn một địa điểm trung lập,
không phải “sân nhà” của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. Các bên cũng được tham gia
vào việc thành lập một HĐTT trung lập, trong khi điều này là không được phép khi giải
quyết tranh chấp tại Tòa án, khi các thẩm phán được chỉ định bởi Tòa án chứ không phải
các bên. Nếu muốn, các bên có thể thoả thuận lựa chọn trọng tài viên không mang cùng
quốc tịch với bất kỳ bên nào trong tranh chấp, hoặc lựa chọn trọng tài viên theo cách thức
tạo ra sự cân bằng giữa quốc tịch các thành viên trong HĐTT. Bằng cách này, các bên có
được sự trung lập trong việc lựa chọn luật áp dụng, địa điểm, thủ tục và thành phần xét
xử (Sutton, Gill và Gearing, 2007). Ngoài ra, để đảm bảo tối đa tính trung lập của HĐTT,
TTTM luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, độc lập, khách quan và trình độ của các trọng
tài viên. Các tiêu chí này không chỉ được quy định rõ ràng trong pháp luật quốc gia 21, văn
kiện quốc tế22 và quy tắc của nhiều tổ chức trọng tài uy tín23 như nghĩa vụ chung của

21
Điều 1, 24(1)(a), 33(1)(a) Đạo luật Trọng tài Anh 1996; Điều 1036, 1059(1)(d) BLTTDS Đức 2013; Điều 22 Đạo luật Trọng tài Quốc
tế Singapore 2002; Điều 4(2), 68(1)(d) Luật TTTM Việt Nam 2010,…
22
Điều V(1)(d) CƯNY; Điều 11, 12, 34(2)(iv) Luật Mẫu.
23
Lưu ý cho các bên và HĐTT về ứng xử của Trọng tài viên theo Quy tắc tố tụng trọng tài của ICC 2021 (Xem thêm tại:
https://iccwbo.org/publication/note-parties-arbitral-tribunals-conduct-arbitration/); Tuyên bố của Trọng tài viên về chấp nhận, khả dụng,
vô tư và độc lập (Xem thêm tại: https://iccwbo.org/publication/icc-arbitrator-statement-acceptance-availability-impartiality-
independence-form/); Quy tắc đạo đức Trọng tài viên của SIAC (Xem thêm tại: https://siac.org.sg/61-our-rules/293-code-of-ethics-for-
an-arbitrator-old); Quy tắc đạo đức Trọng tài viên của VIAC (Xem thêm tại: https://www.viac.vn/quy-tac-dao-duc-trong-tai-vien),...
26

trọng tài viên, mà còn được xem là một trong những căn cứ để Toà án xem xét huỷ PQTT
khi có yêu cầu.
Thứ tư, năng lực chuyên môn của trọng tài viên. Như đã đề cập, trong tố tụng tại
Toà án, các bên không được quyền chọn hay chỉ định thẩm phán giải quyết tranh chấp,
nhưng điều này lại hoàn toàn ngược lại trong trường hợp của TTTM. Do đó, các bên sẽ
có cơ hội lựa chọn trọng tài viên là những người am hiểu về lĩnh vực mà các bên đang có
tranh chấp. Khác với các thẩm phán là những người được đào tạo riêng về luật và không
có sự phân chia rõ ràng về các lĩnh vực tranh chấp, các trọng tài viên thường hoạt động
kiêm nhiệm và do vậy, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực thương
mại cụ thể trên cả khía cạnh pháp luật và thực tiễn, như: xây dựng, vận tải, tài chính, bảo
hiểm,… Do vậy, khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại TTTM, đặc biệt là đối với những
tranh chấp thuộc lĩnh vực chuyên ngành có tính chất phức tạp, các bên có thể an tâm hơn
về sự thoả đáng và chất lượng của PQTT so với giải quyết tại Toà án.
Thứ năm, khả năng thi hành trong nước và quốc tế của PQTT. Như đã đề cập,
PQTT là chung thẩm và ràng buộc các bên, có giá trị như bản án của Toà, không phải là
một khuyến nghị mà các bên có thể lựa chọn chấp nhận làm theo hoặc từ chối tuỳ ý như
trong các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án khác như trung gian hay hoà
giải. Ngoài ra, khác với Toà án phải trải qua ít nhất hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc
thẩm, nguyên tắc chung thẩm (nguyên tắc xét xử một lần) trong TTTM cho phép PQTT
được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng
trong kinh doanh thương mại. Các bên được rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp và
tiết kiệm công sức, tiền bạc trong quá trình kiện tụng.
Đặc biệt, một trong những đặc điểm khiến trọng tài có ưu thế vượt trội trong việc
giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chính là sự công nhận quốc tế đối với
PQTT. Nhờ có các công ước quốc tế và đặc biệt là CƯNY, các PQTT sẽ được đương
nhiên công nhận và cho thi hành tại hơn 150 quốc gia24 và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong khi đó, việc công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài của Toà án gặp nhiều
khó khăn, chủ yếu dựa trên các Hiệp định song phương và nguyên tắc có đi có lại do

24
Xem thêm tại: https://www.newyorkconvention.org/countries.
27

không tồn tại các công ước ở quy mô toàn cầu điều chỉnh về vấn đề này.
Tuy nhiên, trọng tài cũng không được xem là sự lựa chọn “hoàn hảo” để thay thế tố
tụng tại Toà án (Born, 1994) vì vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, giới hạn về việc phản đối PQTT. Như đã đề cập, một trong những
nguyên tắc cơ bản của TTTM là nguyên tắc xét xử một lần, nghĩa là PQTT có giá trị
chung thẩm và không thể bị kháng cáo như bản án của Toà. Nguyên tắc này giúp cho tố
tụng trọng tài không bị trì hoãn bởi nhiều cấp xét xử và PQTT có thể thi hành ngay,
nhưng điều đó đồng nghĩa với việc các bên phải đối diện với nguy cơ trọng tài đưa ra
những phán quyết sai về tình tiết hoặc giải thích và áp dụng luật. Mặc dù pháp luật về
trọng tài của các quốc gia đều có quy định về việc các bên có quyền yêu cầu Toà án huỷ
PQTT, song khi giải quyết yêu cầu huỷ, Toà án chỉ xem xét các yếu tố về mặt thủ tục tố
tụng và hình thức phán quyết, chứ không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp.
Thứ hai, giới hạn về thẩm quyền của HĐTT. Trọng tài không phải là một thiết chế
của nhà nước, không nhân danh nhà nước; thẩm quyền của HĐTT được xác định từ một
hỗn hợp phức tạp bao gồm ý chí của các bên và các nguồn luật có liên quan (Blackaby,
Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 5.02) thay vì được quy định rõ ràng trong pháp
luật quốc gia điều chỉnh về vấn đề thủ tục tố tụng như đối với thẩm quyền của các thẩm
phán (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 5.01). Chính vì vậy mà thẩm
quyền của HĐTT luôn có những giới hạn nhất định.
Khác với Toà án, HĐTT chỉ tồn tại khi có ý chí của các bên trong tranh chấp.
Những thẩm quyền đầu tiên của HĐTT là những thẩm quyền được các bên trao cho thông
qua hai con đường: trực tiếp (các bên thống nhất rõ ràng trong thoả thuận về những
quyền hạn mà họ mong muốn HĐTT có) hoặc gián tiếp (các bên thoả thuận rằng quá
trình tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo quy tắc trọng tài đã có sẵn từ trước, trong đó
có quy định về thẩm quyền của HĐTT). Khi đó, HĐTT với tư cách là một thiết chế tư
được hình thành trên cơ sở thoả thuận của các bên sẽ chỉ có thẩm quyền với chính các
bên trong tranh chấp – nghĩa là chính những chủ thể tham gia thoả thuận trọng tài
(Kartuzov, 2015). Từ đó dẫn đến việc phát sinh các vấn đề như: một trong các bên trong
tranh chấp muốn thêm một bên khác nằm ngoài thoả thuận trọng tài có liên quan đến vụ
28

tranh chấp tham gia vào quá trình trọng tài hoặc chính bên đó tự mình yêu cầu tham gia;
vụ tranh chấp liên quan đến nhiều bên nhưng giữa các bên ràng buộc bởi các thoả thuận
trọng tài khác nhau; một trong các bên trong tranh chấp mong muốn gộp các vụ kiện có
cùng đương sự và cùng sự việc;… Đối với những trường hợp như vậy, tố tụng trọng tài
sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thể đạt được sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan,
bao gồm các bên trong tranh chấp và cả bên nằm ngoài quá trình tố tụng trọng tài
(Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.113).
Cũng vì HĐTT không có thẩm quyền với những chủ thể nằm ngoài thoả thuận trọng
tài, nên trong trường hợp HĐTT triệu tập nhân chứng hoặc yêu cầu một bên thứ ba cung
cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp mà nhân chứng hoặc bên thứ ba đó
không hợp tác, HĐTT cũng không thể giống như Toà án sử dụng quyền lực nhà nước
(các lực lượng công) để đảm bảo sự trình diện của nhân chứng hoặc việc thu thập tài liệu,
chứng cứ. Khi đó, HĐTT buộc phải tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài dựa trên cơ sở
những gì đã có và có khả năng PQTT được đưa ra không đủ thoả đáng với các bên.
Ngoài ra, thẩm quyền của HĐTT còn bị giới hạn bởi các quy định của luật áp dụng.
Không phải bất kỳ lĩnh vực tranh chấp nào cũng thuộc thẩm quyền của HĐTT. Ngoài yêu
cầu phải có thỏa thuận của các bên, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết trong một
phạm vi nhất định đối với một số chủ thể nhất định. Ví dụ, ở Liên minh Châu Âu, các
tranh chấp có liên quan đến sự tồn tại hoặc hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký
là thẩm quyền độc quyền của các Toà án của các quốc gia thành viên và do đó không
thuộc thẩm quyền của trọng tài25.
Thứ ba, chi phí. Trong TTTM, ngoại trừ thù lao cho trọng tài viên tính theo tổng
giá trị tranh chấp hoặc theo giờ làm việc, các bên còn phải chi trả phí đăng ký, phí hành
chính cho tổ chức trọng tài, phí thuê địa điểm và cơ sở vật chất cho các phiên họp giải
quyết tranh chấp, và đặc biệt là phí cho các nhân chứng chuyên gia (chiếm tới 63% tổng
chi phí mà các bên phải chi trả cho tố tụng trọng tài – CIArb, 2011). Các khoản chi phí
này thường lớn hơn rất nhiều so với mức án phí mà các bên phải chi trả nếu lựa chọn giải
quyết tranh chấp tại Toà án. Một trong những ví dụ tiêu biểu là trong vụ tranh chấp tại

25
Điều 24(4) Chỉ thị (EU) số 1215/2012 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 12 tháng 12 năm 2012 về thẩm quyền và
việc công nhận và cho thi hành bản án trong các vấn đề dân sự và thương mại.
29

trọng tài giữa Tiffany & Co. và Tập đoàn Swatch, mặc dù là bên thắng kiện nhưng những
chi phí liên quan đến trọng tài mà Swatch phải chịu là 13,3 triệu USD, cao hơn hai lần so
với tổng chi phí trung bình cho các vụ kiện cùng lĩnh vực bằng sáng chế tại Toà án
(Foldenauer, 2014).
1.2. Vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại
1.2.1. Sự cần thiết có sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương
mại
Hiện nay, trọng tài được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp
thay thế Toà án (ADR – alternative dispute resolution), nghĩa là các bên trình bày vụ việc
của họ cho trọng tài viên để trọng tài viên đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp thay vì
đệ trình vụ việc lên Toà án. Tuy nhiên, cách gọi tên này chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá
cách hiểu về trọng tài, chứ không có nghĩa trọng tài là một cơ chế công lý hoàn toàn độc
lập và tách biệt với Toà án (Ball, 2006). Ngược lại, pháp luật và thực tiễn TTTM ghi
nhận vai trò không thể thay thế của các Toà án trong việc xây dựng và phát triển hoạt
động trọng tài. Trọng tài sẽ không tồn tại và phát triển nếu không có Toà án. Hay nói
cách khác, chỉ có Toà án với thẩm quyền cưỡng chế mới có khả năng cứu lấy trọng tài
khi nó có nguy cơ sụp đổ (Sutton, Gill và Gearing, 2007, đoạn 7-001; Lurie, 2010, tr.
447; Mustill, 1994, đoạn 116).
a) Cơ sở lý luận
Sự cần thiết có sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động TTTM xuất phát từ cơ sở lý
luận sau:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài. Là một cơ chế giải quyết tranh chấp
phi Chính phủ, trọng tài không có thẩm quyền tuyệt đối như Toà án quốc gia (Yudistiana,
n.d.; Zekos, 2004). Thẩm quyền của Toà án mang tính quyền lực Nhà nước, đại diện cho
ý chí của Nhà nước; trong khi thẩm quyền của trọng tài là “quyền lực hợp đồng” được
các bên trong tranh chấp giao phó, chỉ có tính ràng buộc với các bên trong tranh chấp và
trong phạm vi các bên đã thoả thuận. Do vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng
tài gặp rất nhiều khó khăn vượt ngoài thẩm quyền của mình, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ giải
quyết từ các cơ quan tư pháp được trao quyền lực Nhà nước, trong đó có Toà án. Ví dụ
30

như trường hợp bên thứ ba ngoài tranh chấp không cung cấp chứng cứ được xem là quan
trọng và không thể thiếu đối với quá trình giải quyết tranh chấp của HĐTT nhưng HĐTT
không có thẩm quyền cưỡng chế với những bên ngoài tranh chấp; một bên trong tranh
chấp có ý định tẩu tán tài sản, làm thất thoát khối tài sản của mình nhằm mục đích trốn
tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên còn lại nhưng HĐTT không đủ thẩm quyền ban hành
BPKCTT; bên thua kiện không tự nguyện thi hành PQTT nhưng trọng tài không có cơ
quan cưỡng chế thi hành án;… Tất cả những vấn đề này, nếu không có sự hỗ trợ của cơ
quan có thẩm quyền là Toà án, sẽ khiến cho quá trình trọng tài có nguy cơ bị trì hoãn,
không thể tiến hành hoặc tiến hành không hiệu quả, không thoả đáng.
Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Về lý
thuyết, không một quốc gia nào có thể nhượng bộ và cho phép một phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại mang tính tài phán quan trọng như trọng tài tự mình vận
hành chỉ dựa trên cơ sở sự khách quan, vô tư của các trọng tài viên và thiện chí của các
bên (Blackaby, Partasides, Redfern và Hunter, 2015, đoạn 1.15). Sự quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động trọng tài nhằm đảm bảo trọng tài diễn ra minh bạch, công bằng,
đầy đủ và đúng thủ tục, đáp ứng được tiêu chuẩn công lý tối thiểu của một cơ chế giải
quyết tranh chấp (Moses, 2008). Khi đó, nếu các bên có cơ sở cho rằng các quyết định,
phán quyết của HĐTT được ban hành không đúng thẩm quyền, không đảm bảo vấn đề
thủ tục, không dựa trên cơ sở cho các bên có cơ hội công bằng như nhau để trình bày vụ
việc,… các bên có thể yêu cầu Toà án – là cơ quan tư pháp được trao quyền lực Nhà
nước, đại diện cho ý chí của Nhà nước – xem xét và ra quyết định sau cùng. Sự quản lý
của Nhà nước không chỉ quan trọng với chính các bên trong một tranh chấp cụ thể, mà
còn đóng vai trò củng cố, duy trì niềm tin chung vào cơ chế trọng tài (Jones, 2011, đoạn
10.100).
Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu giảm khối lượng công việc cho Toà án, nâng cao hiệu
quả của hoạt động tư pháp. Như đã trình bày trong hai cơ sở lý luận trên, các vai trò của
Toà án đã góp phần khắc phục những điểm yếu để phát huy những mặt mạnh của trọng
tài, đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp được tự do kinh doanh và
lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp, từ đó tạo điều kiện cho TTTM ngày
31

càng phát triển. Khi các bên có xu hướng lựa chọn đưa tranh chấp ra trọng tài thay vì Toà
án, gánh nặng công việc của Toà án sẽ được san sẻ26, nhờ vậy năng lực của hệ thống tư
pháp quốc gia cũng được cải thiện, các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và công
bằng (Ball, 2006, tr. 91). Trong khi đó, tiêu chí thiết chế pháp lý công bằng, hiệu quả lại
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước
ngoài của một quốc gia (Haisley, 2016).
b) Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn tại các quốc gia cũng cho thấy sự cần thiết có Toà án hỗ trợ trong hoạt
động TTTM.
Thứ nhất, kể từ khi pháp luật trọng tài quốc gia chính thức quy định về vai trò của
Toà án trong trọng tài, hoạt động TTTM tại quốc gia thường có xu hướng phát triển đáng
kể và nhanh chóng trên nhiều phương diện. Ở Việt Nam, kể từ khi Pháp lệnh TTTM 2003
được ban hành với tư cách là văn bản pháp luật quan trọng đánh dấu quá trình nhất thể
hoá của pháp luật trọng tài Việt Nam, số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bằng
TTTM tại VIAC – trung tâm trọng tài đầu tiên và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam – đã
tăng liên tục, từ 18 vụ/năm trong giai đoạn 1993-2003 lên 42 vụ/năm trong giai đoạn
2004-2010. Con số này tiếp tục tăng lên 141 vụ/năm trong giai đoạn từ 2011-2019 nhờ sự
ra đời của Luật TTTM 2010 với những sửa đổi, điều chỉnh tiến bộ, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật trọng tài được ghi nhận trong Luật Mẫu. Các vụ việc
không chỉ đa dạng về lĩnh vực tranh chấp và quốc tịch của các bên, mà còn có trị giá
tranh chấp lớn (trị giá tranh chấp trung bình là 52 tỷ VND trong năm 2018 và 24 tỷ VND
trong năm 2019). Các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài cũng gia tăng đáng kể và liên
tục cả về số lượng và tỉ lệ trên tổng số vụ tranh chấp được VIAC thụ lý trong giai đoạn từ
2011-2019 sau khi Luật TTTM 2010 chính thức có hiệu lực, thể hiện sự hội nhập từng
bước của trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, nếu pháp luật quốc gia không có quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với
hoạt động trọng tài, các bên thậm chí còn có xu hướng không lựa chọn trọng tài. Theo
Điều 1717(4) Bộ luật Tố tụng Bỉ năm 1985, Toà án không thể xem xét lại PQTT (kể cả là
26
Tại Hoa Kỳ, cựu Chánh án Warren Burger (1982, tr. 274-277) đã tán thành mạnh mẽ trọng tài như một phương tiện để giải phóng các
Toà án khỏi tình trạng tắc nghẽn và trì hoãn tố tụng: “Cả hệ thống toà án liên bang và toà án tiểu bang đều không có khả năng giải
quyết tất cả gánh nặng đặt lên vai họ…”.
32

về vấn đề thủ tục hay nội dung) một khi nó đã được ban hành. Tại thời điểm quy định đó
được ban hành, người ta mong muốn TTTM tại Bỉ sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ
khi sự can thiệp của Nhà nước đối với cơ chế giải quyết tranh chấp tư này đã được loại
bỏ. Tuy nhiên, hoạt động trọng tài không những không được cải thiện, mà các doanh
nghiệp còn có xu hướng tránh chọn Bỉ là địa điểm trọng tài vì thiếu niềm tin, khiến cho
Chính phủ nước này sau đó đã phải sửa lại luật vào năm 1998 cho phép các bên có quyền
yêu cầu huỷ PQTT (Moses, 2008, tr. 61).
Như vậy, việc ghi nhận vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM xuất phát từ cơ
sở lý luận mang tính khoa học và đòi hỏi bức xúc của thực tiễn. Sự can thiệp của Toà án
đã đảm bảo quyền lợi của các bên tranh chấp khi lựa chọn trọng tài và đảm bảo tính khả
thi, hiệu quả của hoạt động trọng tài.
1.2.2. Một số học thuyết về sự can thiệp của Toà án đối với hoạt động trọng tài
thương mại
Mặc dù đa số các quốc gia đều tán đồng về sự cần thiết phải có Toà án can thiệp
vào hoạt động trọng tài, nhưng mức độ can thiệp đến đâu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi
(Daniel, 2010). Các bên trong tranh chấp không muốn Toà án can thiệp quá nhiều vì họ
mong muốn quá trình giải quyết được diễn ra nhanh chóng, ít tốn kém, trong khi các quốc
gia cũng có nhu cầu đảm bảo quá trình trọng tài diễn ra công bằng và khách quan
(Chukwumerije, 1999).
Ở bình diện khoa học pháp lý, pháp luật trọng tài trên thế giới đã ghi nhận nhiều
học thuyết khác nhau về bản chất của trọng tài chi phối đến mức độ can thiệp của Toà án
đối với hoạt động trọng tài, trong đó tiêu biểu phải kể đến ba học thuyết được giới thiệu
bởi Bernard (Yu, 1988, tr. 148; Zekos, 1999, tr. 177; Horvath, 2001, tr. 147-148) vào
năm 1937 là học thuyết tài phán (jurisdictional theory), học thuyết hợp đồng (contractual
theory), học thuyết kết hợp (mixed/hybrid theory) và một học thuyết khác được phát triển
vào những năm 1960 là học thuyết tự trị (autonomous theory).
Theo học thuyết tài phán, trọng tài là một phần của một cơ chế Nhà nước nhằm giải
quyết tranh chấp giữa các cá nhân; trọng tài viên có tư cách tương đương thẩm phán hoặc
được coi là thực hiện các chức năng công như một thẩm phán tạm thời (Tsakatoura,
33

2002); PQTT có vị trí và giá trị hiệu lực như bản án, quyết định của thẩm phán Toà án
(Yu, 1988, tr. 258). Chính vì vậy, học thuyết ủng hộ việc hạn chế vai trò của Toà án
trong tố tụng trọng tài do trọng tài viên đã có vị thế ngang bằng với thẩm phán hoặc
công việc của thẩm phán đã được giao cho trọng tài viên; đồng thời nhấn mạnh rằng mọi
vấn đề trong trọng tài, như hiệu lực của thoả thuận trọng tài, thẩm quyền của HĐTT, hiệu
lực của PQTT,… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật quốc gia (Yu, 1988,
tr. 259-261). Tuy nhiên, học thuyết này vấp phải nhiều chỉ trích bởi nó đã không ghi nhận
sự thoả thuận giữa các bên vốn là bản chất của trọng tài và những trường hợp trọng tài
không gắn liền với chủ quyền của riêng một quốc gia cụ thể nào (TTTM quốc tế) (Lew,
Mistelis và Kroll, 2003, tr. 80).
Học thuyết hợp đồng cho rằng bản chất của trọng tài là một “hợp đồng” với sự đồng
thuận của các bên, không phải một sự thực thi quyền chủ quyền được quốc gia trao cho.
Những người ủng hộ đưa ra ba lập luận chính như sau: (i) Trọng tài được tiến hành dựa
trên sự thoả thuận của các bên, nếu không có thoả thuận trọng tài thì không bên nào được
đưa vụ tranh chấp ra trọng tài giải quyết; (ii) Tất cả các vấn đề trong quá trình tố tụng
trọng tài đều có thể được quyết định theo thoả thuận của các bên, bao gồm việc chỉ định
trọng tài viên, thời gian và địa điểm trọng tài,… và các bên chỉ buộc phải tuân theo các
quy định trong pháp luật trọng tài quốc gia nếu các bên chưa có thoả thuận về vấn đề này;
(iii) Một trong những căn cứ để công nhận và cho thi hành PQTT là dựa trên giá trị hiệu
lực và tính ràng buộc của thoả thuận trọng tài. Khi đó, vai trò của các tổ chức khác và
bên thứ ba trong trọng tài, trong đó có các cơ quan nhà nước như Toà án, nên được hạn
chế hết mức có thể và chỉ được thực hiện nếu các bên có thoả thuận như vậy.
Đúng như tên gọi, học thuyết kết hợp là sự kết hợp giữa hai học thuyết nói trên.
Những người ủng hộ học thuyết này cho rằng trọng tài không thực hiện chức năng của
một cơ quan tài phán nhà nước nhưng cũng không hoàn toàn chỉ là quan hệ hợp đồng
giữa các bên. Điều đó thể hiện ở việc mặc dù trọng tài không thể vượt qua hệ thống pháp
luật và luôn phải có luật xác định hiệu lực của thoả thuận trọng tài cũng như việc công
nhận và cho thi hành PQTT, nhưng các vấn đề tố tụng như chỉ định trọng tài viên, chọn
quy tắc điều chỉnh tố tụng trọng tài đều được xác định trên cơ sở thoả thuận của các bên.
34

Do “tài phán” và “hợp đồng” là hai mặt tồn tại không thể tách rời trong quá trình xem xét
bản chất của trọng tài, nên vai trò của Toà án cũng được nhìn nhận trên cả hai góc độ.
Khi đó, Toà án được ghi nhận là có vai trò quan trọng trong hoạt động trọng tài, nhưng
những vai trò này sẽ được giới hạn bởi thoả thuận của các bên trừ trường hợp các lợi ích
công, sự công bằng và tính toàn vẹn của quy trình tố tụng bị đe doạ.
Học thuyết tự trị có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc các bên tự định đoạt
(party autonomy) trong TTTM. Theo đó, bản chất của trọng tài không phải là “tài phán”
hay “hợp đồng”, cũng không phải kết hợp giữa hai loại mà là một hệ thống hoàn toàn độc
lập và tự trị. Học thuyết cho rằng trọng tài được tạo ra và phát triển trước nhất bởi các
thương nhân, pháp luật sau đó chỉ đơn giản là công nhận sự tồn tại của trọng tài. Quyền
tự định đoạt của các bên trong việc xác định cả luật nội dung lẫn luật tố tụng trong trọng
tài không dựa trên đặc tính hợp đồng hay tài phán, mà dựa trên sự cần thiết của tập quán
thương mại. Tương tự, lý do tại sao các thoả thuận trọng tài và PQTT có hiệu lực thi hành
không phải vì nó là hợp đồng hoặc bởi vì quốc gia nơi phán quyết được thi hành có sức
mạnh cưỡng chế, mà bởi vì các quan hệ thương mại quốc tế không thể tiếp diễn thành
công nếu thoả thuận và PQTT không có giá trị hiệu lực. Vì thế, Toà án hay các cơ quan
nhà nước khác đều không có bất kỳ vai trò nào đối với hoạt động trọng tài. Tuy nhiên,
học thuyết này gần như không có tính ứng dụng trong thực tiễn vì mặc dù ý tưởng của nó
có vẻ hấp dẫn, nhưng nó đã ngụ ý loại bỏ chủ quyền hợp pháp của các quốc gia.
Trong số các học thuyết nêu trên, học thuyết kết hợp tỏ ra hợp lý hơn cả. Đặc trưng
“hợp đồng” của trọng tài giúp phân biệt trọng tài với việc giải quyết tranh chấp tại Toà
án, đồng thời, đặc trưng “tài phán” lại giúp trọng tài trở nên đặc biệt hơn so với các cơ
chế giải quyết tranh chấp ngoài Toà án khác như thương lượng, hoà giải, uỷ ban giải
quyết tranh chấp, quyết định của chuyên gia,… Do vậy, vai trò của Toà án được xác định
theo học thuyết này cũng được nhiều quốc gia lựa chọn làm mục tiêu trong việc xây dựng
các quy định pháp luật có liên quan. Theo đó, sự can thiệp của Toà án vào hoạt động
trọng tài không được làm ảnh hưởng đến quyền hạn mà các bên đã trao cho trọng tài
viên thông qua thoả thuận, và chỉ được giới hạn trong việc hỗ trợ quá trình trọng tài khi
có yêu cầu.
35

1.2.3. Các vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại
Mặc dù vai trò của Toà án trong TTTM có sự khác biệt tuỳ theo pháp luật của từng
quốc gia, song nhìn chung Toà án trong TTTM thường bao gồm một số vai trò được chia
thành các nhóm như sau:
(i) Nhóm các vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại trước khi bắt
đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài:
- Hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài27: Toà án phải yêu cầu các bên đưa tranh chấp
ra giải quyết tại trọng tài nếu giữa các bên đã có thoả thuận trọng tài, trừ khi Toà án
thấy rằng thoả thuận đó là vô hiệu, không còn hiệu lực hoặc không thể thực hiện
được.
- Chỉ định trọng tài viên28: Trong trường hợp các bên đã có thoả thuận trọng tài
nhưng không có biện pháp hữu hiệu để chỉ định các thành viên của HĐTT, thì Toà
án có quyền chỉ định trọng tài viên thay cho các bên.
- Thay đổi hoặc chấm dứt nhiệm vụ của trọng tài viên29: Toà án có thẩm quyền thay
đổi hoặc chấm dứt nhiệm vụ của những trọng tài viên không đáp ứng các tiêu chuẩn
về tính độc lập, vô tư hoặc không tuân thủ các yêu cầu khác do các bên thoả thuận.
- Xem xét thẩm quyền của HĐTT30: Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có
quyền khiếu nại về thẩm quyền của HĐTT. Khiếu nại của các bên trước tiên sẽ do
HĐTT xem xét, giải quyết. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định
của HĐTT, các bên được quyền khiếu nại với Toà án có thẩm quyền để Toà án đưa
ra quyết định cuối cùng.
- Áp dụng BPKCTT31: Toà án được áp dụng các BPKCTT nếu có yêu cầu của một
bên, trước hoặc trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài tuỳ theo pháp luật của
từng quốc gia, nhằm bảo toàn chứng cứ, bảo vệ tài sản, giữ nguyên trạng tranh chấp
cho đến khi quá trình tố tụng kết thúc, tránh phát sinh thiệt hại không thể khắc phục

27
Điều 8 Luật Mẫu; Điều 2 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990; Điều 1032 Luật Trọng tài Đức 2011; Điều 9-11 Đạo luật Trọng
tài Anh 1996;…
28
Điều 11 Luật Mẫu; Điều 1451-1453 BLTTDS Pháp 2011; Điều 5 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990; Điều 1035 Luật Trọng
tài Đức 2011;…
29
Điều 13, Điều 14 Luật Mẫu; Điều 1456-1459 BLTTDS Pháp 2011; Điều 24 Đạo luật Trọng tài Anh 1996;…
30
Điều 16 Luật Mẫu; Điều 32 Đạo luật Trọng tài Anh 1996;…
31
Điều 9, Điều 17 Luật Mẫu; Điều 1449 BLTTDS Pháp 2011; Điều 44 Đạo luật Trọng tài Anh 1996; Điều 1033, 1041, 1062, 1063 Luật
Trọng tài Đức 2011;…
36

được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc hoặc thi hành án.
- Hỗ trợ HĐTT hoặc các bên triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ nhằm
phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài32.
(ii) Nhóm các vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại sau quá trình
tố tụng trọng tài:
- Huỷ PQTT33: Trong trường hợp PQTT và quá trình ban hành PQTT không đáp ứng
các tiêu chuẩn pháp lý quốc gia hoặc quốc tế, trên cơ sở yêu cầu của một bên, Toà
án sẽ xem xét và đưa ra quyết định huỷ PQTT.
- Công nhận và cho thi hành PQTT trong nước và nước ngoài34: PQTT sẽ được Tòa
án công nhận và cho thi hành phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, và chỉ
bị từ chối khi có sự vi phạm về tố tụng hoặc trật tự công theo quy định của từng
quốc gia.
Ngoài các vai trò trên, một số vai trò khác cũng được ghi nhận tuỳ theo pháp luật
trọng tài của từng quốc gia, như: hỗ trợ thi hành các lệnh của HĐTT (Điều 42 Đạo luật
Trọng tài Anh 1996); giải quyết các câu hỏi pháp lý phát sinh trong quá trình tố tụng
trọng tài theo yêu cầu của một hoặc các bên nếu có sự đồng thuận của HĐTT (Điều 45
Đạo luật Trọng tài Anh 1996; Điều 1456-1458 BLTTDS Pháp 2011); gia hạn một số thời
hạn trong tố tụng trọng tài (Điều 1463, 1486 BLTTDS Pháp 2011); đăng ký PQTT vụ
việc (Điều 62 Luật TTTM Việt Nam 2010);…
Một số ý kiến cho rằng nên phân chia các vai trò của Toà án thành nhóm vai trò hỗ
trợ TTTM và nhóm vai trò giám sát TTTM, bởi việc Toà án xem xét lại quyết định về
thẩm quyền của HĐTT và huỷ PQTT mang tính chất giám sát thay vì hỗ trợ trọng tài.
Tuy nhiên, người viết cho rằng phân chia như vậy là không hợp lý dưới cả góc độ lý luận
và thực tiễn nếu so với cách tiếp cận theo các giai đoạn trước, trong và sau tố tụng trọng
tài.
Thứ nhất, dưới góc độ lý luận. Một trong những nguyên tắc chung khi xác định
mức độ can thiệp của Toà án đối với hoạt động TTTM được ghi nhận tại Điều 5 Luật
32
Điều 27 Luật Mẫu; Điều 43 Đạo luật Trọng tài Anh 1996; Điều 1469 BLTTDS Pháp 2011; Điều 7 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa
Kỳ 1990; Điều 1050 Luật Trọng tài Đức 2011;…
33
Điều 34 Luật Mẫu; Điều 24 Đạo luật Trọng tài Quốc tế Singapore 2002; Điều 48 Đạo luật Trọng tài Singapore 2002; Điều 67-68 Đạo
luật Trọng tài Anh 1996; Điều 1490-1493 BLTTDS Pháp 2011;…
34
Điều 35, 36 Luật Mẫu; Chương 2, 3 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990;…
37

Mẫu như sau: “Đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, sẽ không
Toà án nào can thiệp trừ những trường hợp được Luật này quy định”. Trong lịch sử soạn
thảo Điều 5, Uỷ ban Bình luận Phân tích về Dự thảo của Luật Mẫu đã nhận định rằng,
mặc dù cách dùng từ có thể tạo cảm giác rằng sự can thiệp của Toà án là một hiện tượng
tiêu cực và cần được hạn chế đến mức tối đa, bản thân quy định này không đưa ra bất kỳ
quan điểm nào về việc đâu là vai trò thích hợp của Toà án. Thay vào đó, Điều 5 chỉ quy
định những trường hợp mà Toà án có thể tham gia vào tố tụng trọng tài, đồng thời loại trừ
mọi thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền theo lãnh thổ khác của Toà án quốc gia được ghi
nhận trong pháp luật quốc gia mà không được đề cập trong Luật Mẫu. Mục đích sau cùng
của việc thực hiện quy định này là để sự tham gia của Toà án, dù là hỗ trợ hay giám sát,
đều sẽ “đem lại lợi ích cho TTTM” (Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, 1985).
Chính vì vậy, khi xem xét dưới góc độ sự can thiệp của Toà án là để khắc phục
những hạn chế về thẩm quyền của HĐTT, đem lại lợi ích cho TTTM, thì việc Toà án xem
xét một PQTT cũng có thể được xem là sự hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài vì rõ ràng,
trong trường hợp đó, Toà án đang đảm bảo hiệu lực thi hành của PQTT (Correll và
Szczepanik, 2013, tr. 565, 576-577). Gary B. Born (2012, tr. 147-176) cũng cho rằng về
bản chất, việc Toà án thực hiện vai trò giám sát hay hỗ trợ đều là nhằm mục đích khuyến
khích quá trình tố tụng trọng tài.
Thứ hai, dưới góc độ thực tiễn. Trên thực tế, tuỳ từng thời điểm nhất định của quá
trình tố tụng trọng tài, Toà án lại được trao thẩm quyền thực hiện những vai trò khác
nhau. Những vai trò này chỉ có thể thực hiện trong một giai đoạn nhất định và không thể
thực hiện vào những giai đoạn khác. Chẳng hạn như vai trò chỉ định, thay thế trọng tài
viên chỉ có thể tiến hành vào giai đoạn trước (một số trường hợp đặc biệt là trong) quá
trình tố tụng trọng tài; hay Toà án chỉ có thể xem xét, huỷ PQTT sau khi tố tụng trọng tài
đã kết thúc. Thẩm phán Mustill cũng từng sử dụng hình ảnh “một cuộc chạy đua tiếp
sức” để hình dung về mối quan hệ giữa Toà án và trọng tài; trong đó, tầm quan trọng và
vai trò của Toà án có sự biến động, thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn của cuộc đua: khởi
đầu, trọng tài viên tiếp nhận vụ tranh chấp và thi hành phán quyết (Mustill, 1993, tr. 118).
Từ những lý do nêu trên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, các vai trò của Toà án sẽ
38

được tiếp cận theo từng giai đoạn trước, trong và sau quá trình tố tụng trọng tài.
Kết luận Chương 1
Như vậy, TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án phi chính phủ
có tính chất tài phán, do các bên cùng thoả thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp
thương mại, PQTT có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên. TTTM chỉ được tiến hành
khi có sự đồng thuận của các bên, đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất của TTTM. Bên
cạnh những ưu thế so với giải quyết tranh chấp tại Toà án, TTTM cũng bộc lộ một số hạn
chế.
Toà án có vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển TTTM, thể hiện
ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, sự tham gia của Toà án trong trọng
tài không được làm ảnh hưởng đến thoả thuận của các bên và chỉ được giới hạn trong
mục đích hỗ trợ trọng tài khi có yêu cầu từ các bên.
Luật Mẫu và pháp luật một số quốc gia đã ghi nhận một hệ thống các vai trò của
Toà án đối với hoạt động trọng tài. Thay vì tiếp cận các vai trò của Toà án trong TTTM
căn cứ theo tính chất của vai trò (hỗ trợ - giám sát), nghiên cứu đề xuất hướng tiếp cận
tương ứng với từng giai đoạn trước, trong và sau tố tụng trọng tài.
39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về vai trò của Toà án
đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam
Để có cái nhìn tổng quan nhất về lịch sử hình thành và phát triển của các quy định
pháp luật về vai trò Toà án trong hoạt động TTTM, cần đặt nó trong chỉnh thể sự hình
thành và phát triển của chế định trọng tài tại Việt Nam.
Mặc dù việc giải quyết tranh chấp thông qua ảnh hưởng của một bên thứ ba (gia
đình, họ hàng, bạn bè) đã xuất hiện từ rất sớm và là hình thức giải quyết tranh chấp quen
thuộc trong văn hoá Việt Nam, nhưng phải mãi đến thế kỷ XIX, trọng tài mới được thực
sự thừa nhận như là một thiết chế giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân thông qua một
quyết định của Toà Phúc thẩm Sài Gòn ngày 08 tháng 7 năm 1989, trong đó công nhận
thoả thuận về việc lựa chọn một người nước ngoài làm trọng tài trong vụ tranh chấp đất
đai giữa bà Dương Thị Lành và ông Võ Văn Thụ (Phạm Duy Nghĩa, 2008). Do ảnh
hưởng mạnh mẽ của chế độ thực dân Pháp, cũng trong thời kỳ này, một số BLDS và
BLTTDS phức tạp được ban hành ở ba miền Việt Nam đã ghi nhận các quy tắc về trọng
tài. Tuy nhiên, các quy định này dường như không có nhiều tác động đối với xã hội Việt
Nam thời bấy giờ, bởi đa số người Việt Nam đều là nông dân, thợ thủ công hoặc người
bán hàng nhỏ lẻ; họ không tiếp cận nhiều với nền công nghiệp và thương mại nên không
có cơ hội biết đến khái niệm trọng tài (Phạm Duy Nghĩa, 2008).
Cũng vì lẽ đó mà ngay sau khi Việt Nam chính thức chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc
và từng bước thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, số lượng các thoả thuận trọng tài và
thi hành PQTT giữa các cá nhân có sự sụt giảm mạnh. Mặc dù có sự tồn tại của Uỷ ban
Trọng tài Ngoại thương35 và Uỷ ban Trọng tài Hàng hải36, nhưng đây chỉ là các thiết chế
hành chính Nhà nước được thành lập nhằm mục đích giải quyết tranh chấp giữa các
doanh nghiệp nhà nước với các thực thể xã hội chủ nghĩa khác, chứ không phải là một
phương thức giải quyết tranh chấp phi Chính phủ như cách hiểu thông thường hiện nay.
Hệ thống TAND không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp nhà

35
Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 59/CP ngày 30/4/1963 về việc thành lập HĐTT ngoại thương.
36
Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 153/CP ngày 05/10/1964 về việc thành lập HĐTT hàng hải.
40

nước, mà chỉ có thẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự giữa các cá nhân với nhau; do
vậy, pháp luật và thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ này không ghi nhận bất kỳ vai trò nào
của Toà án đối với hoạt động trọng tài.
Trọng tài chỉ bắt đầu được thừa nhận như một phương thức giải quyết tranh chấp
theo nghĩa giống như trong bản án của Toà Phúc thẩm Sài Gòn trước đây kể từ năm
1993, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm
1993 về việc thành lập VIAC với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố
nước ngoài37. Để đáp ứng nhu cầu về đa dạng hoá các hình thức và phương thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh trong nước phù hợp với đặc điểm của cơ chế thị trường,
cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, năm 1994, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 116/CP ngày 05 tháng 9 năm 1994 về tổ chức và hoạt động của các
Trung tâm Trọng tài kinh tế. Theo đó, trọng tài kinh tế được xác định là một tổ chức xã
hội – nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh
chấp theo quy định, hoàn toàn khác biệt với chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước
như giai đoạn trước đây. Vai trò của Toà án không được ghi nhận trong nội dung của
Nghị định này, ngoại trừ thẩm quyền xét xử đối với các trường hợp quyết định trọng tài
không được một bên chấp hành và có yêu cầu của bên còn lại 38. Điều đó có nghĩa là pháp
luật Việt Nam không thiết lập một cơ chế đảm bảo thực thi hiệu lực của quyết định trọng
tài, khiến cho hầu hết ý định lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thay
thế Toà án của các thương nhân phải dừng lại (Nguyễn Thị Dung và Lê Hương Giang,
2011, tr. 10).
Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập CƯNY và nội luật hoá các quy định của
Công ước thể hiện tại Pháp lệnh số 42-L/CTN của Chủ tịch nước về việc công nhận và
thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Sự kiện này không chỉ thể
hiện tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động thương mại quốc tế và TTTM quốc tế khi thiết lập một cơ chế đảm bảo thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài, mà còn đánh dấu bước tiến lớn của pháp luật TTTM
Việt Nam khi lần đầu thừa nhận một trong những vai trò quan trọng của Toà án trong

37
Điều 2 và 3 Điều lệ tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
38
Điều 31 Nghị định của Chính phủ số 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
41

trọng tài là công nhận và đảm bảo thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các văn bản pháp luật trước đây và
tiếp tục hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của TTTM, trong các năm 2003-2004, Việt
Nam ban hành Pháp lệnh TTTM số 08/2003/PL-UBTVQH, Nghị định số 25/2004/NĐ-
CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh TTTM và BLTTDS 2004. Sự ra
đời của Pháp lệnh TTTM 2003 là dấu mốc quan trọng trong công cuộc nhất thể hoá pháp
luật điều chỉnh hoạt động TTTM ở nước ta. Lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận loại hình
trọng tài vụ việc với tên gọi “HĐTT do các bên thành lập”39; thiết lập cơ chế đảm bảo thi
hành PQTT thông qua quy định cho phép các bên yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế
thi hành PQTT40; đồng thời xây dựng bộ quy tắc tố tụng trọng tài chi tiết và phù hợp với
thông lệ quốc tế41. Đặc biệt, vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM được xác định
cụ thể và mở rộng, gồm: hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài (Điều 6 Pháp lệnh TTTM
2003); chỉ định trọng tài viên (Điều 26 Pháp lệnh TTTM 2003); giải quyết yêu cầu thay
đổi trọng tài viên (Điều 27 Pháp lệnh TTTM 2003); xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp của HĐTT (Điều 30 Pháp lệnh TTTM 2003); áp dụng
BPKCTT (Điều 33 Pháp lệnh TTTM 2003); giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
(các Điều từ 50 đến 56 Pháp lệnh TTTM 2003); lưu trữ hồ sơ trọng tài (Điều 48 Pháp
lệnh TTTM 2003); giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định
kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài (Điều 30 BLTTDS 2004).
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng trên thực tiễn, các quy định của Pháp lệnh
TTTM 2003 về vai trò Toà án trong hoạt động TTTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một số
vai trò quan trọng không thể thiếu của Toà án trong tố tụng trọng tài chưa được ghi nhận
trong các văn bản quy phạm pháp luật thời kỳ này (như vai trò thu thập chứng cứ, triệu
tập người làm chứng, đăng ký PQTT vụ việc,…) hoặc chưa được quy định phù hợp với
thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế (như vai trò ra lệnh áp dụng BPKCTT không
được thực hiện hiệu quả do khoản tiền bảo đảm mà Pháp lệnh yêu cầu là gánh nặng quá
lớn,…).

39
Điều 4 và 21 Pháp lệnh TTTM 2003.
40
Điều 57 Pháp lệnh TTTM 2003.
41
“… Pháp lệnh Trọng tài 2003, ít nhất là ở mức độ so sánh câu chữ, chủ yếu dựa trên mô hình của Luật Mẫu về TTTM quốc tế ngày
21/6/1985” (Phạm Duy Nghĩa, 2008).
42

Nhận thấy những bất cập này, Việt Nam lần lượt ban hành Luật TTTM 2010, Nghị
quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM và
BLTTDS 2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động TTTM tại
Việt Nam. Theo đó, các vai trò của Toà án trong hoạt động TTTM được ghi nhận gồm:
hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài; chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc; áp dụng
BPKCTT; thu thập chứng cứ; triệu tập người làm chứng; đăng ký PQTT vụ việc; xem xét
quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực
hiện được, thẩm quyền của HĐTT; huỷ PQTT; công nhận và cho thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Các vấn đề này sẽ lần lượt được trình bày trong phần
còn lại của Chương này.
2.2. Thực trạng vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt
Nam
2.2.1. Về xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu liên quan đến
hoạt động trọng tài thương mại
Luật TTTM 2010, BLTTDS 2015, Luật tổ chức TAND 2014 và Nghị quyết
01/2014 cung cấp các căn cứ cần thiết để xác định Toà án có thẩm quyền đối với các hoạt
động TTTM. Theo đó, do các yêu cầu liên quan đến hoạt động TTTM thuộc lĩnh vực
kinh doanh thương mại, nên thẩm quyền giải quyết các yêu cầu này chỉ thuộc về Toà
kinh tế TAND cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương (khoản 3 Điều 7 Luật
TTTM 2010; khoản 2 Điều 31 BLTTDS 2015; điểm b khoản 1 Điều 38 Luật tổ chức
TAND 2014).
Các bên có quyền thoả thuận lựa chọn Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc
liên quan đến hoạt động trọng tài tại Việt Nam. Việc thoả thuận giữa các bên phải đáp
ứng các điều kiện sau:
- Thoả thuận được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ loại việc yêu cầu Toà án giải
quyết, tên Toà án mà các bên lựa chọn (khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 01/2014);
- Thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc chỉ có một Toà án duy nhất có thẩm quyền đối
với một hoạt động trọng tài hoặc tất cả hoạt động trọng tài (khoản 2 Điều 5 Nghị
quyết 01/2014);
43

- Toà án do các bên lựa chọn phải là Toà kinh tế TAND cấp tỉnh hoặc thành phố trực
thuộc trung ương.
Đây là lần đầu tiên pháp luật trọng tài của Việt Nam thừa nhận quyền tự định đoạt
của các bên trong việc lựa chọn Toà án giải quyết các yêu cầu trọng tài. Mặc dù pháp luật
vẫn đặt ra những giới hạn cho sự lựa chọn này, nhưng quy định đã phần nào thể hiện cái
nhìn cởi mở của Việt Nam đối với phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài đề cao
quyền tự quyết và tinh thần thoả thuận của các bên.
Chỉ trong trường hợp thoả thuận giữa các bên không đáp ứng các điều kiện trên
hoặc không phù hợp với pháp luật, Toà án sẽ căn cứ vào khoản 2 và 3 Điều 7 Luật TTTM
2010 để xác định Toà án có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
Đối với việc chỉ định trọng tài viên để thành lập HĐTT vụ việc: Toà án có thẩm
quyền là Toà án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu
bị đơn là tổ chức. Trong trường hợp có nhiều bị đơn, nguyên đơn có quyền lựa chọn yêu
cầu một trong các Toà án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn. Nếu một
trong các bị đơn cư trú hoặc có trụ sở tại nước ngoài, Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi
cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (điểm b khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010; điểm
a khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 01/2014).
Đối với việc thay đổi trọng tài viên trong HĐTT vụ việc: Toà án có thẩm quyền là
Toà án nơi HĐTT giải quyết tranh chấp (điểm c khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010), nghĩa
là nơi HĐTT tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên
hoặc do HĐTT quyết định nếu các bên không có thỏa thuận (khoản 3 Điều 8 Luật TTTM
2010). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận lựa chọn địa điểm giải quyết tranh
chấp và HĐTT không xác định hoặc không xác định rõ địa điểm giải quyết tranh chấp,
bên nộp đơn yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh, hoặc không chứng
minh được thì yêu cầu HĐTT xác định. Dựa trên kết quả xác định địa điểm giải quyết
tranh chấp của HĐTT, Toà án thực hiện việc xem xét, quyết định thụ lý yêu cầu (điểm a
khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 01/2014).
Đối với việc giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT, thu thập chứng cứ, triệu tập
người làm chứng: Toà án có thẩm quyền được xác định lần lượt là Toà án nơi BPKCTT
44

cần được áp dụng, nơi có chứng cứ cần thu thập, hoặc nơi cư trú của người làm chứng
(điểm d, đ và e khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010).
Đối với việc giải quyết khiếu nại quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô
hiệu, không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT; giải quyết yêu cầu huỷ PQTT;
đăng ký PQTT vụ việc: Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi HĐTT ra quyết định hoặc
tuyên PQTT (điểm c và g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010). Trường hợp quyết định,
phán quyết không xác định rõ địa điểm này thì người yêu cầu phải chứng minh, hoặc
không chứng minh được thì yêu cầu HĐTT xác định để Toà án có căn cứ xem xét, thụ lý
và giải quyết. Đặc biệt, nếu địa điểm này ở nước ngoài thì Toà án nơi cư trú hoặc nơi có
trụ sở của bị đơn tại Việt Nam sẽ có thẩm quyền, trừ trường hợp bị đơn cư trú hoặc có trụ
sở ở nước ngoài thì sẽ lựa chọn Toà án nơi cư trú hoặc có trụ sở của nguyên đơn (điểm b
và c khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 01/2014). So với Pháp lệnh TTTM 2003 chỉ quy định
Toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi HĐTT ra quyết định trọng tài có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng tài (Điều 50 Pháp lệnh TTTM 2003);
quy định của Luật TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014 được đánh giá là đầy đủ, chi tiết
hơn và bao quát được nhiều khả năng có thể xảy ra trong thực tiễn.
Đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam, tức là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật
trọng tài nước ngoài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, không phân biệt địa
điểm giải quyết tranh chấp là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam (khoản 11 Điều 3 Luật
TTTM 2010): Toà án nơi bên phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc hoặc có trụ sở;
hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết là Toà án có thẩm quyền (điểm
e khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015).
2.2.2. Về vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại trước khi bắt
đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài
a) Hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí tự nguyện của các bên trong việc đưa tranh
chấp ra giải quyết tại trọng tài, hay nói cách khác, thông qua thoả thuận trọng tài, các bên
loại trừ thẩm quyền giải quyết của Toà án. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi tranh chấp
45

phát sinh, vẫn tồn tại nhiều trường hợp một bên lựa chọn khởi kiện ra Toà án thay vì
trọng tài như đã thoả thuận trước đó, bởi họ tin rằng việc xét xử tại Toà án đem lại ưu thế
lớn hơn, hoặc họ muốn phản đối hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Khi đó, vai trò của Toà
án là phải từ chối giải quyết tranh chấp và buộc các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại
trọng tài. Đây chính là sự hỗ trợ gián tiếp của Toà án đối với trọng tài trong việc thi hành
thoả thuận trọng tài.
Vai trò này đã được ghi nhận trong Điều II(3) CƯNY, Điều 8(1) Luật Mẫu và tại
Việt Nam, Luật TTTM 2010 và BLTTDS 2015 cũng có quy định tương tự. Cụ thể,
“trong trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà
án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả
thuận trọng tài không thể thực hiện được” đối với thoả thuận trọng tài trong nước (Điều
6 Luật TTTM 2010) và “Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc
đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng […] Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết
vụ việc đó” đối với thoả thuận trọng tài nước ngoài (điểm a khoản 1 Điều 472 BLTTDS
2015). Các quy định này giúp các bên chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của
mình. Cụ thể, nếu thoả thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô hiệu hoặc không thể
thực hiện được, trọng tài sẽ giải quyết vụ việc đúng như nguyện vọng ban đầu của các
bên; ngược lại, các bên cũng có quyền tự mình lựa chọn phương thức khác để giải quyết
tranh chấp.
*Trình tự, thủ tục Tòa án ra quyết định hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài
Như vậy, khi nhận được yêu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực
quy định tại Điều 2 Luật TTTM 2010, Toà án phải yêu cầu một hoặc các bên cho biết có
thoả thuận trọng tài hay không. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án xử lý như sau:
Trường hợp đã có thoả thuận trọng tài có hiệu lực; hoặc đã có yêu cầu trọng tài giải
quyết tranh chấp và HĐTT đang xử lý tranh chấp; hoặc điều khoản giải quyết tranh chấp
do các bên thoả thuận quy định cả trọng tài và Toà án nhưng một trong các bên đã khởi
46

kiện ra trọng tài; thì Toà án phải trả lại đơn cho người khởi kiện nếu chưa thụ lý hoặc
đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp, trả lại đơn nếu đã thụ lý (Điều 2 Nghị quyết 01/2014).
Nếu Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ tranh chấp mà Toà án cấp phúc thẩm mới phát
hiện tranh chấp thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Toà án cấp phúc thẩm phải huỷ
bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn theo điểm đ khoản 1 Điều 192,
điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 4 Điều 308 và Điều 311 BLTTDS 2015.
Trường hợp không có thoả thuận trọng tài; hoặc có bản án/quyết định có hiệu lực
của Toà án hoặc quyết định/phán quyết có hiệu lực của trọng tài quyết định rằng tranh
chấp không có thoả thuận trọng tài; hoặc có quyết định của Toà án huỷ PQTT hoặc quyết
định của HĐTT về việc công nhận thoả thuận trọng tài của các bên; hoặc có quyết định
của HĐTT đình chỉ giải quyết tranh chấp do thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận
trọng tài không thực hiện được, HĐTT không có thẩm quyền hoặc các trường hợp đình
chỉ khác theo quy định tại Điều 59 Luật TTTM 2010; hoặc điều khoản giải quyết tranh
chấp viện dẫn cả trọng tài và Toà án nhưng không bên nào yêu cầu trọng tài giải quyết
tranh chấp, thì Toà án phải xem xét thụ lý và giải quyết tranh chấp theo đúng thẩm quyền
(Điều 2 Nghị quyết 01/2014).
*Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể
thực hiện được
Các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực
hiện được được quy định tại Luật TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014 đã khắc phục sự
không rõ ràng của Pháp lệnh TTTM 2003. Thoả thuận trọng tài được coi là vô hiệu khi
thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại Điều 18 Luật TTTM 2010 như sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
được quy định tại Điều 2 Luật TTTM 2010, gồm: tranh chấp giữa các bên phát sinh
từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên
có hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được
giải quyết bằng trọng tài.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật, nghĩa là không phải người đại diện theo pháp luật, không phải người được uỷ
47

quyền hợp pháp hoặc là người được uỷ quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi
được uỷ quyền. Tuy nhiên, pháp luật trọng tài Việt Nam vẫn ghi nhận thoả thuận
trọng tài là không vô hiệu trong trường hợp thoả thuận trọng tài do người không có
thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thoả thuận trọng tài
hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thoả thuận trọng tài đã
chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2014).
Đây là một quy định tiến bộ của pháp luật trọng tài Việt Nam, được đánh giá là phù
hợp với nguyên tắc tôn trọng ý chí các bên trong trọng tài, thể hiện thái độ ủng hộ
trọng tài của các nhà làm luật. Mặc dù ban đầu thoả thuận trọng tài có thể được xác
lập bởi người không có thẩm quyền, nhưng sự chấp nhận hoặc biết mà không phản
đối của người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thoả thuận trọng tài đã thể
hiện rõ ý chí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các bên, và ý chí đó không nên
bị tước đoạt.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự, bao gồm
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự (khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 01/2014).
- Thoả thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại
khoản 2 Điều 16 Luật TTTM 2010 và Điều 7 Nghị quyết 01/2014.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. Các trường hợp
bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép đã được quy định tại Điều 127 BLDS 2015.
- thoả thuận trọng tài vi phạm điều cấm của luật được quy định tại Điều 123 BLDS
2015.
Thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được được quy định tại Điều 6 Luật
TTTM 2010 và Điều 4 Nghị quyết 01/2014 là thoả thuận trọng tài thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài cụ thể
nhưng trung tâm này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa,
và các bên không thoả thuận được việc lựa chọn trung tâm trọng tài khác để giải
48

quyết tranh chấp.


- Các bên đã có thoả thuận cụ thể lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại
thời điểm xảy ra tranh chấp, trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp
hoặc trung tâm trọng tài, Toà án không thể tìm được trọng tài viên như các bên thoả
thuận vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, và các bên không thoả
thuận lựa chọn được trọng tài viên khác để thay thế.
- Các bên đã có thoả thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc,
nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc
trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định trọng tài viên và các bên không thoả thuận
lựa chọn được trọng tài viên khác để thay thế.
- Các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài nhưng lại
thoả thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác và điều lệ của trung
tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng
Quy tắc tố tụng của trung tâm khác, mà các bên không thoả thuận được về việc lựa
chọn Quy tắc tố tụng thay thế.
- Nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản thoả thuận trọng
tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà
cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý
lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp.
Điểm mới đáng chú ý là Luật TTTM 2010 đã loại bỏ một trường hợp thoả thuận
trọng tài vô hiệu do “không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ
chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ
sung” (khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh TTTM 2003), đồng thời quy định hướng giải quyết
đối với trường hợp này tại khoản 5 Điều 43 như sau: “Trường hợp các bên đã có thỏa
thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ
chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức
trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận
được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực
hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.” Sự điều chỉnh này được đánh giá là phù hợp với một
49

trong những đặc điểm cơ bản trong trọng tài là tôn trọng ý chí của các bên. Một khi các
bên đã có thoả thuận trọng tài, nghĩa là các bên đã có ý chí giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài, và ý chí đó không nên bị tước đoạt bằng quy định phải chỉ rõ tên tổ chức trọng
tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Quy định mới cũng phù hợp với xu hướng
chung cởi mở của trọng tài thế giới trong việc xác định hình thức của thoả thuận trọng tài.
Luật Trọng tài Liên bang của Hoa Kỳ không đặt ra bất kỳ yêu cầu bắt buộc nào đối với
nội dung hoặc việc hình thành thoả thuận trọng tài (Paparella, Ben-Asher và Amadeo,
n.d.); ngược lại, một khi các bên đã có thoả thuận trọng tài thì trong mọi trường hợp, thoả
thuận đó sẽ có hiệu lực và không thể huỷ ngang42.
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Bên cạnh việc trả lại đơn khởi kiện và từ chối thụ lý hoặc đình chỉ giải quyết vụ
việc khi đã có thoả thuận trọng tài, Điều II CƯNY và Điều 8 Luật Mẫu còn quy định Toà
án phải hướng các bên đưa tranh chấp ra trọng tài, qua đó thể hiện sự tôn trọng thoả thuận
về phương thức giải quyết tranh chấp của các bên cũng như thái độ ủng hộ của Toà án
đối với trọng tài. Tuy nhiên, Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của CƯNY hiện
nay chưa ghi nhận vai trò này của Toà án, dẫn đến các Toà án có cách giải quyết không
thống nhất. Ví dụ, Bản án số 363/2006/DSPT ngày 07/9/2006 của Toà phúc thẩm TAND
cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại
VIAC là tổ chức trọng tài được các bên thoả thuận lựa chọn trong thoả thuận trọng tài:
“Bị đơn có thể khởi kiện tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam để được xem xét giải
quyết”, trong khi Quyết định số 107/2012/QĐST-KDTM ngày 08/02/2012 của TAND
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở việc Toà án tuyên bố đình chỉ giải quyết vụ tranh
chấp. Một trường hợp khác là vụ tranh chấp giữa ông Hưng, bà Hằng (nguyên đơn) và
Công ty Mỹ Mỹ (bị đơn) phát sinh từ hợp đồng thuê nhà, thoả thuận trọng tài giữa các
bên quy định: “Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì việc
tranh chấp buộc phải đưa ra Trọng tài Kinh tế có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật để giải quyết tranh chấp”. Đây là thoả thuận trọng tài thuộc trường hợp không thể
xác định được tổ chức trọng tài cụ thể được quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật TTTM

42
Điều 2 Luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990.
50

2010. Theo đó, khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải thoả thuận lại về tổ chức trọng
tài cụ thể hoặc do nguyên đơn lựa chọn nếu các bên không thoả thuận được. Mặc dù
trong vụ việc này, nguyên đơn đã có thông báo gửi bị đơn về việc bị đơn vi phạm hợp
đồng thuê nhà và thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại VIAC, nhưng tại phiên toà phúc
thẩm, đại diện nguyên đơn cũng cho biết vì nguyên đơn không hiểu biết về pháp luật nên
mới ghi như vậy. Do đó, việc TAND Thành phố Hồ Chí Minh vẫn hướng các bên đưa
tranh chấp ra VIAC giải quyết trong Bản án số 471/2014/DS-PT ngày 07/4/2014 “đây là
sự tự nguyện của đương sự được nguyên đơn thể hiện bằng văn bản gửi cho bị đơn xác
định rõ Cơ quan TTTM sẽ giải quyết tranh chấp, nên nguyên đơn đã chọn Trung tâm
Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là nơi giải quyết tranh chấp” là chưa thực sự phù hợp
và thoả đáng.
b) Chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc
Việc chỉ định và thay đổi trọng tài viên thông thường được thực hiện theo thoả
thuận của các bên. Trong trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp theo hình
thức trọng tài thường trực, nghĩa là tranh chấp được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng
tài của một trung tâm trọng tài cụ thể, thì việc chỉ định và thay đổi trọng tài viên sẽ được
tiến hành theo Quy tắc đó, bao gồm cả những trường hợp có khó khăn phát sinh trong
quá trình chỉ định hoặc thay đổi trọng tài viên. Ví dụ, theo khoản 2 Điều 12 Quy tắc tố
tụng trọng tài của VIAC quy định về việc thành lập HĐTT gồm ba trọng tài viên, trường
hợp bị đơn không chọn hoặc yêu cầu VIAC chỉ định trọng tài viên trong thời hạn quy
định, Chủ tịch VIAC sẽ ban hành Quyết định chỉ định trọng tài viên thay cho bị đơn. Tuy
nhiên, đối với hình thức trọng tài vụ việc không có trung tâm trọng tài chịu trách nhiệm
hỗ trợ và giám sát quá trình tố tụng trọng tài, nếu các bên không thể đạt được thoả thuận
để thành lập HĐTT hoặc thay đổi trọng tài viên do một trong các bên không thiện chí, thì
theo yêu cầu của một bên, Toà án sẽ hỗ trợ các bên chỉ định hoặc thay đổi trọng tài viên
vụ việc.
Tố tụng trọng tài sẽ không thể tiến hành nếu HĐTT không được thành lập, nhưng
các bên cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài tố tụng trọng tài vì giữa các bên đã có
thoả thuận trọng tài có hiệu lực. Do vậy, đây được xem là một cơ chế được thiết kế nhằm
51

tránh tình trạng bế tắc trong tố tụng trọng tài bất kể mọi khó khăn có thể phát sinh trong
quá trình thành lập HĐTT (Born, 2012, tr. 129).
*Trình tự, thủ tục Tòa án chỉ định trọng tài viên vụ việc
Theo Điều 41 Luật TTTM 2010 và Điều 8 Nghị quyết 01/2014, Toà án hỗ trợ các
bên chỉ định Trọng tài viên vụ việc trong các trường hợp: Bị đơn không chỉ định Trọng
tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và
nguyên đơn có yêu cầu Toà án chỉ định; các trọng tài viên không bầu được Chủ tịch
HĐTT trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Toà án chỉ định
và một trong các bên có yêu cầu Toà án chỉ định; các bên không thoả thuận lựa chọn
được Trọng tài viên duy nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn
khởi kiện và một trong các bên có yêu cầu Toà án chỉ định. Trong vòng tối đa 14 ngày kể
từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định trọng tài viên của một trong các bên, Toà án có thẩm
quyền sẽ ra quyết định chỉ định trọng tài viên vụ việc.
Tuy nhiên, việc chỉ định trọng tài viên không thể tiến hành một cách tuỳ tiện mà
Toà án cần phải căn cứ vào: tiêu chuẩn trọng tài viên (Điều 20 Luật TTTM 2010); quyền
và nghĩa vụ của trọng tài viên (Điều 21 Luật TTTM 2010); danh sách trọng tài viên của
các trung tâm trọng tài hoạt động tại Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 15 Luật TTTM
2010); khoản 4 Điều 2 và Điều 19 Nghị định 63/2011; cũng như các hồ sơ, tài liệu vụ
tranh chấp gửi kèm theo yêu cầu chỉ định, trong đó có thể có nội dung yêu cầu về trọng
tài viên theo thoả thuận của các bên. Quy định này được đánh giá là phù hợp với tinh
thần chung của Luật Mẫu43.
*Trình tự, thủ tục Tòa án thay đổi trọng tài viên vụ việc
Toà án cũng có vai trò hỗ trợ thay đổi trọng tài viên vụ việc trong trường hợp có
yêu cầu của một bên và các thành viên còn lại của HĐTT không quyết định được việc
thay đổi trọng tài viên vì các lý do ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của trọng tài
viên được nêu tại khoản 1 Điều 42 Luật TTTM 2010, hoặc các trọng tài viên hay trọng tài
viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp (khoản 4 Điều 42 Luật TTTM 2010). Điều 9
Nghị quyết 01/2014 quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết yêu cầu

43
ĐIều 11(5) Luật Mẫu.
52

thay đổi trọng tài viên vụ việc. Theo đó, yêu cầu này phải được lập thành văn bản, trong
đó nêu rõ trường hợp và lý do thay đổi trọng tài viên để Toà án có căn cứ xem xét và giải
quyết trong thời hạn 22 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Khi xem xét yêu cầu
thay đổi trọng tài viên vụ việc, Toà án phải dựa vào các tiêu chí giống với khi chỉ định
trọng tài viên vụ việc. Quyết định thay đổi trọng tài viên của Toà án là quyết định cuối
cùng (khoản 5 Điều 42 Luật TTTM 2010). Đây được coi là một điểm tiến bộ của pháp
luật trọng tài Việt Nam so với Luật Mẫu, bởi quy định này đã góp phần hạn chế việc các
bên lạm dụng quyền khiếu nại để làm trì hoãn tố tụng trọng tài một cách không cần thiết,
tạo điều kiện cho TTTM Việt Nam diễn ra nhanh chóng, thoả đáng, thuận lợi.
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Hình thức trọng tài vụ việc chưa phổ biến tại Việt Nam nên chưa có thống kê chính
thức nào về số lượng vụ việc Toà án hỗ trợ chỉ định hay thay thế trọng tài viên vụ việc.
Một trong những trường hợp được ghi nhận là Quyết định số 1112/2015/QĐ-CĐTTV do
TAND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 30/9/2015 theo yêu cầu của Nguyên đơn
về việc chỉ định một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của VIAC làm trọng tài
viên duy nhất giải quyết vụ tranh chấp. Mặc dù không có nhiều thực tiễn để xem xét
nhưng có thể nhận thấy các quy định về vai trò chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc
của Toà án vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Một trong số đó là pháp luật trọng tài Việt Nam hiện không có quy định về cách
giải quyết đối với trường hợp các bên yêu cầu thay đổi trọng tài viên duy nhất của HĐTT
vụ việc. Khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 01/2014 quy định: “Toà án chỉ thụ lý và giải quyết
việc thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc trong những trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 42 Luật TTTM 2010”; tức là chỉ bao gồm các trường hợp hoặc có yêu cầu từ một
hoặc các trọng tài viên, một hoặc các bên tranh chấp về việc thay đổi trọng tài viên vụ
việc mà các thành viên còn lại của HĐTT không quyết định được, hoặc trọng tài viên từ
chối giải quyết tranh chấp. Vậy nếu có yêu cầu từ một hoặc các bên tranh chấp về việc
thay đổi trọng tài viên vụ việc duy nhất với lý do không độc lập, vô tư, khách quan -
nghĩa là không nằm trong các trường hợp nêu trên - thì cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý
và giải quyết yêu cầu này, trình tự và thủ tục giải quyết như thế nào, hiện vẫn còn đang là
53

vấn đề bỏ ngỏ và chưa được pháp luật dự liệu.


Khoảng trống pháp lý này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với quá
trình tố tụng trọng tài. Cụ thể, nguyên tắc các bên tự định đoạt là một trong những
nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng tài có thể bị phá vỡ do các bên bị tước mất quyền
được yêu cầu thay đổi trọng tài viên vụ việc duy nhất; tố tụng trọng tài diễn ra không đảm
bảo tính công khai và minh bạch vì trọng tài viên không vô tư, độc lập, khách quan, kéo
theo PQTT cũng được ban hành với chất lượng không thoả đáng,... Trong khi đó, đối với
hình thức trọng tài thường trực, mặc dù luật cũng không quy định rõ trường hợp các bên
có yêu cầu thay đổi trọng tài viên duy nhất, nhưng quy tắc tố tụng trọng tài của các trung
tâm trọng tài thường trao cho Chủ tịch trung tâm thẩm quyền xem xét và quyết định
những yêu cầu này44.
Ngoài ra, pháp luật trọng tài Việt Nam cũng chưa có quy định rõ ràng về nghĩa vụ
tuyên bố về tính độc lập, khách quan, vô tư của trọng tài viên vụ việc do Toà án chỉ định.
Khoản 1 Điều 42 Luật TTTM 2010 đưa ra một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính
độc lập, khách quan, vô tư của trọng tài viên và khoản 2 Điều 42 quy định Trọng tài viên
phải thông báo bằng văn bản về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô
tư của mình kể từ khi được chọn hoặc chỉ định. Tuy nhiên, cả Luật TTTM 2010, Nghị
quyết 01/2014 và Mẫu số 01 Quyết định chỉ định trọng tài viên ban hành kèm theo đều
không làm rõ nội hàm của các trường hợp tại khoản 1 Điều 42 và trình tự, thủ tục, cách
thức thông báo theo khoản 2 Điều 42.
Trên thực tế, tại các trung tâm trọng tài thường trực như VIAC, khi được các bên
chọn hoặc được Chủ tịch trung tâm chỉ định, trọng tài viên phải đưa ra một bản tuyên bố
về tính độc lập, vô tư, khách quan theo mẫu đã được trung tâm nghiên cứu và soạn thảo
sẵn trên cơ sở quy định của pháp luật, nhu cầu thực tiễn và tham khảo các tổ chức trọng
tài uy tín trên thế giới. Tại bản tuyên bố này, trọng tài viên sẽ được “dẫn dắt” để thông
báo đầy đủ các tình tiết có thể dẫn đến mâu thuẫn về mặt lợi ích với các bên trong tranh
chấp cũng như xác nhận năng lực, thời gian khả dụng cho việc giải quyết vụ tranh chấp.
Trong khi đó, HĐTT vụ việc được thành lập do Toà án chỉ định lại chưa có quy trình

44
Điều 17(2) Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC.
54

tương đương, dẫn đến tình trạng trọng tài viên sau đó từ chối giải quyết tranh chấp do
xung đột lợi ích hoặc do không đủ thời gian và năng lực, làm trì hoãn tố tụng trọng tài vì
các bên lại phải yêu cầu Toà án chỉ định trọng tài viên lần nữa, làm mất đi tính nhanh
chóng và hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM.
c) Áp dụng BPKCTT
BPKCTT là những biện pháp mang tính chất tạm thời, tạm hoãn được HĐTT hoặc
Toà án quyết định áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự dựa trên yêu cầu của một bên
nhằm bảo toàn chứng cứ, bảo vệ tài sản, giữ nguyên trạng tranh chấp cho đến khi quá
trình tố tụng kết thúc, tránh phát sinh thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho
việc giải quyết vụ việc hoặc thi hành án.
Phù hợp với tinh thần của Điều 17 Luật Mẫu, Điều 49 Luật TTTM 2010 trao cho
HĐTT thẩm quyền áp dụng một hoặc một số BPKCTT đối với các bên tranh chấp. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, HĐTT không có đủ thẩm quyền ra quyết định áp dụng
BPKCTT, như: HĐTT chưa được thành lập, BPKCTT có liên quan đến bên thứ ba ngoài
tranh chấp, BPKCTT được yêu cầu áp dụng không thuộc thẩm quyền ra quyết định của
HĐTT theo khoản 2 Điều 49 Luật TTTM 2010,… Khi đó, vai trò của Toà án quốc gia là
vô cùng quan trọng và không thể thay thế trong việc hỗ trợ hoạt động TTTM.
*Trình tự, thủ tục Tòa án áp dụng BPKCTT
Điều 48 và Điều 53 Luật TTTM 2010 cho phép các bên trong tố tụng trọng tài làm
đơn gửi đến Toà án yêu cầu áp dụng một hoặc một số BPKCTT nếu nhận thấy quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, không phân
biệt HĐTT đã được thành lập hay chưa, HĐTT đã giải quyết tranh chấp hay chưa (Điều
12 Nghị quyết 01/2014). Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014, Toà án
không chỉ có thẩm quyền áp dụng BPKCTT với trọng tài trong nước mà còn cả trọng tài
nước ngoài tiến hành giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa có quy
định nào về thẩm quyền của Toà án áp dụng BPKCTT đối với trọng tài nước ngoài có địa
điểm giải quyết tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù hiện có ý kiến cho rằng
khoản 1 Điều 48 Luật TTTM 2010 có thể dẫn đến cách hiểu Toà án có thẩm quyền áp
dụng BPKCTT trong cả hoạt động của trọng tài nước ngoài không có địa điểm giải quyết
55

tranh chấp tại Việt Nam (Phan Gia Quý, 2017), nhưng đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi
(Huỳnh Quang Thuận, 2017) do chưa có văn bản hướng dẫn chính thức nào được ban
hành. Quy định pháp luật còn bất cập dẫn đến các Tòa án cũng gặp nhiều khó khăn trong
quá trình áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể, theo quan điểm của TAND tỉnh Bình Dương tại
Quyết định số 175/QĐ-TA ngày 14/7/2014, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền đối
với hoạt động trọng tài nước ngoài nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam và do vậy không có
thẩm quyền áp dụng BPKCTT đối với Công ty CV có địa chỉ tại Việt Nam là bị đơn
trong vụ tranh chấp trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông; trong khi
TAND tỉnh Đồng Nai lại có quan điểm ngược lại trong Quyết định số 08/QĐ-BPKCTT
ngày 02/8/2013.
Toà án với tư cách là một thiết chế công có thẩm quyền áp dụng 11 BPKCTT được
quy định tại các khoản 6-13, 15-17 Điều 114 BLTTDS 2015, nhiều hơn so với HĐTT.
Toà án cũng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này đối với tất cả các bên có liên quan
trong tranh chấp, không chỉ giới hạn ở các bên tranh chấp như thẩm quyền của HĐTT.
Việc yêu cầu này không bị coi là sự bác bỏ thoả thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài (Điều 48 Luật TTTM 2010), bởi Toà án chỉ xem xét việc
áp dụng BPKCTT chứ không giải quyết nội dung tranh chấp. Một trong những điểm mới
đáng chú ý của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 là theo Điều 48, các bên
có quyền thoả thuận về việc áp dụng BPKCTT. Hiện nay, pháp luật trọng tài Việt Nam
vẫn chưa có hướng dẫn và giải thích về điều khoản này, do đó có thể hiểu rằng các bên
được quyền thoả thuận về việc từ bỏ quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số BPKCTT;
từ bỏ quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT; giới hạn về Toà án có thẩm quyền; hoặc
giới hạn về thời gian, phạm vi, BPKCTT mà một bên được quyền yêu cầu áp dụng. Quy
định này thể hiện sự tôn trọng đối với quyền tự định đoạt của các bên và được đánh giá là
phù hợp với thực tiễn bởi đây đều là những biện pháp phục vụ trực tiếp cho lợi ích của
các bên, các bên cần được trao quyền tự quyết định (Đỗ Văn Đại, 2017a, tr. 477).
Yêu cầu áp dụng BPKCTT gửi đến Toà án phải có thông tin của bên yêu cầu và bên
bị yêu cầu, tóm tắt tranh chấp, lý do cần phải áp dụng BPKCTT, biện pháp cần được áp
dụng kèm theo các chứng cứ để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp đó và sự
56

cam kết chịu trách nhiệm hậu quả nếu có thiệt hại xảy ra của việc áp dụng BPKCTT
(Điều 50, 53 Luật TTTM 2010). Các chứng cứ kèm theo phải chứng minh được nhu cầu
thu thập hoặc bảo vệ chứng cứ liên quan đến tranh chấp, bảo đảm thi hành phán quyết
trong tương lai, hoặc tránh những thiệt hại không thể khắc phục được, tuỳ thuộc vào bản
chất của biện pháp được yêu cầu áp dụng (Điều 91, Điều 111 BLTTDS 2015). Luật
TTTM 2010 cũng cân nhắc đến trường hợp các tranh chấp nhiều bên hoặc có tính chất
phức tạp, trong đó nhiều bên tranh chấp cùng yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp tạm thời. Theo đó, Toà án phải xem xét từng đơn của mỗi bên theo những quy
định liên quan của Luật TTTM 2010 và BLTTDS 2015. Yêu cầu áp dụng biện pháp tạm
thời của các bên tại Toà án không loại trừ quyền yêu cầu HĐTT áp dụng các biện pháp
khác và ngược lại (Điều 12 Nghị quyết 01/2014).
Trước khi xem xét đơn yêu cầu, Toà án phải kiểm tra thoả thuận của các bên xem
các bên có quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT không, các bên đã thoả thuận áp
dụng biện pháp nào trong tố tụng trọng tài và Toà án nào có thẩm quyền ra quyết định.
Toà án phải đề nghị bên yêu cầu xác nhận rằng họ chưa yêu cầu HĐTT áp dụng biện
pháp đó, trừ trường hợp biện pháp được yêu cầu thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án
quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 49 Luật TTTM 2010. Toà án sẽ
phải trả lại đơn, hoặc trong trường hợp đã ban hành quyết định áp dụng BPKCTT thì phải
đình chỉ việc áp dụng biện pháp đó, nếu có chứng cứ cho thấy các bên đã yêu cầu HĐTT
áp dụng cùng biện pháp (khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 01/2014).
Bên cạnh đó, khác với HĐTT chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng
BPKCTT, Toà án còn được trao thẩm quyền thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp nếu
có yêu cầu của một bên (khoản 3 Điều 53 Luật TTTM 2010). Việc trao cho Toà án thẩm
quyền thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ BPKCTT là cần thiết, bởi lẽ “khi tình huống khẩn
cấp thay đổi thì biện pháp đã được áp dụng có thể không còn phù hợp, trong trường hợp
này đương sự cần phải yêu cầu Toà án thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT cần thiết
khác” (Trần Anh Tuấn, 2017, tr. 331). Căn cứ để đưa ra quyết định thay đổi, bổ sung
hoặc huỷ bỏ BPKCTT được quy định chi tiết tại Điều 137 và 138 BLTTDS 2015. Các
bên trong tranh chấp khi lựa chọn yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng BPKCTT cũng
57

được quyền khiếu nại về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay
đổi, huỷ bỏ BPKCTT (Điều 140, Điều 141 BLTTDS 2015); trong khi cơ chế khiếu nại
này không tồn tại trong tố tụng trọng tài.
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Áp dụng BPKCTT là một trong những kết quả nổi bật của Toà án trong việc hỗ trợ
hoạt động trọng tài. Theo số liệu thống kê tại VIAC, tính đến năm 2020, Toà án đã ban
hành hơn 40 quyết định áp dụng BPKCTT để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên đang tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC. Các quyết định đều được ban hành kịp
thời và có căn cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong tranh chấp, đặc biệt là
bên bị vi phạm. Mặc dù vậy, quá trình Toà án tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu áp
dụng, thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ BPKCTT trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, mà một
trong những nguyên nhân chính là do pháp luật trọng tài Việt Nam chưa có quy định hay
văn bản hướng dẫn rõ ràng về điều kiện áp dụng BPKCTT. Cụ thể, khoản 4 Điều 53 Luật
TTTM 2010 quy định: “Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ BPKCTT và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng BPKCTT của Toà án thực hiện theo
quy định của BLTTDS.” Như vậy, Toà án thông thường sẽ căn cứ theo các điều kiện áp
dụng tại BLTTDS để xem xét có chấp thuận yêu cầu áp dụng BPKCTT của một bên hay
không45; trong khi rõ ràng tố tụng trọng tài và tố tụng tại Toà án tồn tại nhiều điểm khác
biệt về mặt bản chất và việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục cho cả hai có thể dẫn đến
tình trạng quyết định do Toà án ban hành không thoả đáng, mang tính chủ quan, thậm chí
là tuỳ tiện.
Ví dụ, ngày 17/02/2012, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số
21/2012/QĐ-BPKCTT về việc áp dụng BPKCTT đối với Công ty Lộc Thuỷ (bị đơn) là
phong toả tài sản trong một tranh chấp trọng tài về hợp đồng bán lẻ. Toà án đã áp dụng
Điều 144 BLTTDS 2004 và nay là Điều 126 BLTTDS 2015 về Phong toả tài sản của
người có nghĩa vụ, nhưng lại chưa xác định rõ Công ty Lộc Thuỷ có phải là “người có
nghĩa vụ” hay không và tài sản bị phong toả có phải là tài sản của Công ty Lộc Thuỷ hay
không trong khi biện pháp này chỉ “áp dụng đối với tài sản của người có nghĩa vụ đang
45
Tại buổi trao đổi về Dự thảo Luật trọng tài, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Luật cho rằng “đối với những trường hợp đương sự yêu
cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương nhiên Tòa án sẽ áp dụng các quy định trong BLTTDS về điều kiện, về trình
tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” (Đỗ Văn Đại, 2017a, tr. 484).
58

do họ nắm giữ” (Trần Anh Tuấn, 2017, tr. 312), khiến cho Quyết định thiếu tính thuyết
phục (Đỗ Văn Đại, 2017a, tr. 486). Một ví dụ khác là Quyết định số 03/2013/QĐ-
BPKCTT do TAND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 22/02/2013 về việc áp dụng
BPKCTT dừng thanh toán L/C. Đây là BPKCTT thuộc trường hợp “Áp dụng các
BPKCTT khác” được quy định tại Điều 116 BLTTDS 2004 (được áp dụng “trong trường
hợp do pháp luật quy định”) và nay là Điều 132 BLTTDS 2015 (được áp dụng trong
trường hợp “do luật khác quy định”). Quyết định trên chưa làm rõ Toà án đã áp dụng
biện pháp dừng thanh toán L/C dựa trên quy định cụ thể nào ngoài BLTTDS. Hơn nữa,
việc Toà án áp dụng BPKCTT đối với L/C trong khi các bên chỉ có tranh chấp về hợp
đồng mua bán là không phù hợp, bởi Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã từng khẳng định
L/C và hợp đồng gốc (hợp đồng mua bán) độc lập với nhau46.
d) Thu thập chứng cứ
Trong tố tụng trọng tài, một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên là
cung cấp chứng cứ cho HĐTT để chứng minh các tình tiết liên quan đến vấn đề tranh
chấp, và HĐTT cũng được trao thẩm quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp; yêu cầu đánh giá, định giá tài sản tranh
chấp để có căn cứ giải quyết tranh chấp; hoặc trưng cầu ý kiến chuyên gia (Điều 46 Luật
TTTM 2010). Mặc dù Luật TTTM 2010 trao cho HĐTT quyền năng thu thập chứng cứ
rất lớn (Tưởng Duy Lượng, n.d.), nhưng trong nhiều trường hợp HĐTT và chính các bên
trong tranh chấp cũng gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết vì
HĐTT không có thẩm quyền cưỡng chế như các cơ quan công quyền.
*Trình tự, thủ tục Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ
Để tạo điều kiện cho hoạt động TTTM diễn ra thuận lợi, công bằng, minh bạch,
Luật TTTM 2010 đã ghi nhận vai trò hỗ trợ của Toà án trong việc thu thập tài liệu, chứng
cứ. Theo đó, nếu HĐTT hoặc các bên đã áp dụng mọi cách thức và khả năng cho phép
nhưng vẫn không tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền đề nghị Toà án
yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ
cho Toà án (khoản 5 Điều 46 Luật TTTM 2010).

46
Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 17/2016/KDTM-GĐT ngày 10/11/2016.
59

Văn bản đề nghị gửi Toà án phải nêu rõ vấn đề tranh chấp đang được trọng tài giải
quyết, chứng cứ cần thu thập, lý do tại sao chưa thu thập được chứng cứ, tên và địa chỉ
của cơ quan, tổ chức hay cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó (khoản 5 Điều 46
Luật TTTM 2010). Văn bản này phải được gửi kèm với đơn khởi kiện trọng tài, thoả
thuận trọng tài, hồ sơ vụ việc và các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc không thể thu
thập chứng cứ (khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 01/2014). Khi nhận được văn bản đề nghị,
trong thời hạn 12 ngày làm việc, Toà án sẽ có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
đang quản lý, lưu giữ chứng cứ phải cung cấp chứng cứ đó cho Toà án. Toà án cũng gửi
văn bản đến Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo luật định (khoản 6 Điều 46 Luật TTTM 2010). Cơ quan, tổ chức, cá nhân không
tuân thủ yêu cầu của Toà án mà không có lý do chính đáng có thể bị xử phạt hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, tuỳ theo bản chất và mức
độ nghiêm trọng của vi phạm (khoản 3 Điều 106 và khoản 1 Điều 495 BLTTDS 2015).
Sau khi nhận được chứng cứ, Toà án sẽ thông báo cho HĐTT và bên yêu cầu để giao
nhận chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc (khoản 6 Điều 46 Luật TTTM 2010).
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Đây là lần đầu tiên pháp luật trọng tài Việt Nam ghi nhận vai trò hỗ trợ thu thập
chứng cứ của Toà án đối với hoạt động trọng tài. Quy định này về cơ bản tương thích với
thông lệ trọng tài quốc tế được ghi nhận tại Điều 27 Luật Mẫu, nhưng có phần chặt chẽ
và ít thông thoáng hơn nhiều so với Luật Mẫu khi đặt ra điều kiện áp dụng quá cao
(HĐTT hoặc các bên phải áp dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để tự mình thu
thập tài liệu, chứng cứ trước khi yêu cầu Toà án hỗ trợ). Việc quy định như vậy vô hình
trung đã tạo ra sự trì hoãn không cần thiết đối với hoạt động tố tụng trọng tài, vì trong
nhiều trường hợp có thể khẳng định chắc chắn ngay từ đầu rằng HĐTT và các bên không
thể thu thập được chứng cứ. Cũng bắt nguồn từ nguyên nhân điều kiện áp dụng cao quá
mức nên thực tiễn trọng tài tại Việt Nam không ghi nhận nhiều trường hợp Toà án hỗ trợ
thu thập chứng cứ, hay nói cách khác, vai trò này của Toà án chưa được thực hiện hiệu
quả tại Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc
gia tiến bộ với việc cho phép Toà án hỗ trợ trọng tài nước ngoài có địa điểm giải quyết
60

tranh chấp trong lãnh thổ Việt Nam thu thập chứng cứ (khoản 5 Điều 5 Nghị quyết
01/2014), trong khi ngay cả Luật Mẫu cũng chưa có quy định này (Tổng Thư ký Liên
Hiệp Quốc, 1985, tr. 131).
e) Triệu tập người làm chứng
Người làm chứng trong tố tụng trọng tài có vai trò rất quan trọng trong việc làm
sáng tỏ các vấn đề liên quan đến tình tiết và nội dung tranh chấp. Trong quá trình giải
quyết tranh chấp, nếu có một hoặc các bên yêu cầu triệu tập người làm chứng tham dự
phiên họp giải quyết tranh chấp và HĐTT xét thấy sự tham gia của người làm chứng
trong quá trình tố tụng là rất cần thiết, giúp HĐTT có cái nhìn khách quan, toàn diện, đầy
đủ và giúp cho việc giải quyết tranh chấp được diễn ra công bằng, thoả đáng, thì HĐTT
có quyền triệu tập người làm chứng (khoản 1 Điều 47 Luật TTTM 2010). Tuy nhiên,
cũng xuất phát từ nguyên nhân HĐTT không có sức mạnh cưỡng chế, nên nhiều trường
hợp người làm chứng vắng mặt không có lý do chính đáng dù đã được triệu tập hợp lệ.
Khi đó, nếu xét thấy việc vắng mặt này gây cản trở đến quá trình giải quyết tranh chấp thì
HĐTT có thể gửi văn bản đề nghị Toà án ra quyết định triệu tập người làm chứng. Việc
Luật TTTM 2010 chỉ cho phép HĐTT có quyền yêu cầu Toà án hỗ trợ triệu tập người
làm chứng là để tránh việc các bên trong tranh chấp tuỳ tiện yêu cầu Toà án triệu tập
người làm chứng, gây ảnh hưởng tới tính bảo mật của tố tụng trọng tài.
*Trình tự, thủ tục Tòa án hỗ trợ triệu tập người làm chứng
Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của
HĐTT, Toà án ra quyết định triệu tập người làm chứng. Quyết định này sẽ được gửi cho
HĐTT, người làm chứng và Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình theo luật (khoản 3 Điều 47 Luật TTTM 2010).
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Mặc dù đã có quy định về vai trò của Toà án trong việc hỗ trợ triệu tập người làm
chứng, nhưng trên thực tế, vai trò này gần như không được thực hiện. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu chính là do tồn tại khoảng trống trong quy định pháp luật. Cụ thể,
pháp luật trọng tài Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn về tiêu chí xác định sự cần thiết
của người làm chứng trong vụ tranh chấp, và do vậy, việc xác định này hoàn toàn dựa
61

trên ý kiến chủ quan của Thẩm phán. Quy định này đã cho phép Toà án can thiệp sâu một
cách không cần thiết vào việc xét xử của HĐTT, cụ thể là trong việc đánh giá tầm quan
trọng của người làm chứng. Trong khi đó, HĐTT với tư cách là những người trực tiếp
tham gia xét xử vụ việc mới có đủ cơ sở để xác định tầm quan trọng của việc triệu tập
người làm chứng đối với quá trình giải quyết tranh chấp, và HĐTT chỉ đưa ra yêu cầu khi
nhận thấy điều này là thực sự cần thiết. Hơn nữa, hiện nay pháp luật Việt Nam cũng chưa
có cách giải quyết hoặc chế tài đối với trường hợp người làm chứng đã được Toà án hỗ
trợ triệu tập mà vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng.
f) Xem xét quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài
không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT
Một trong những nguyên tắc cơ bản và được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật
trọng tài hiện đại là nguyên tắc thẩm quyền về thẩm quyền (competence-competence).
Theo nguyên tắc này, HĐTT có thẩm quyền tự quyết định thẩm quyền xét xử của chính
mình, bao gồm cả việc xem xét bất kỳ phản đối nào về sự tồn tại hoặc hiệu lực pháp lý
của thoả thuận trọng tài47. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo quá trình
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài diễn ra nhanh chóng (Charles, 2017, tr. 33).
Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 16 Luật Mẫu và được áp dụng khác nhau
trong pháp luật trọng tài tại các quốc gia, tuỳ thuộc vào thái độ và mức độ ủng hộ trọng
tài. Trong khi BLTTDS Pháp quy định Toà án chỉ được xem xét sự tồn tại và hiệu lực của
thoả thuận trọng tài cũng như thẩm quyền của HĐTT sau khi HĐTT đã ban hành quyết
định về vấn đề này48, thì ở Hoa Kỳ, các Toà án có thể xem xét hiệu lực của thoả thuận
trọng tài ngay trong giai đoạn tiền tố tụng trọng tài nếu có một bên đưa tranh chấp ra Toà
án thay vì trọng tài như đã thoả thuận49. Tuy có sự khác biệt về thời điểm Toà án được
can thiệp là trước hay trong tố tụng trọng tài, song điểm chung là pháp luật các quốc gia
đều cho phép Toà án xem xét lại quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô hiệu,
thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được và thẩm quyền của HĐTT nhằm bảo vệ lợi
ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp (Redfern và Hunter, 2009, tr. 24).
*Trình tự, thủ tục Tòa án xem xét quyết định của HĐTT về thỏa thuận trọng
47
Điều 16(1) Luật Mẫu.
48
Điều 1458 BLTTDS Pháp 2011; William, 1997, tr. 141.
49
Điều 3 và 4 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1990.
62

tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc thẩm quyền về thẩm quyền
tại khoản 1 Điều 43 Luật TTTM 2010, theo đó, HĐTT phải xem xét hiệu lực của thoả
thuận trọng tài; thoả thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và thẩm quyền của
HĐTT trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp. Nếu HĐTT nhận thấy vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình thì HĐTT tiếp tục tiến hành giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật. Trường hợp tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của
HĐTT, hoặc xác định rõ là thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài không thể
thực hiện được, thì HĐTT phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp và thông
báo ngay cho các bên về quyết định của mình.
Nếu các bên không đồng ý với quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô
hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT, thì trong
vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, các bên có quyền yêu cầu Toà án
có thẩm quyền xem xét lại quyết định đó của HĐTT (khoản 1 Điều 44 Luật TTTM
2010). Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết
định của HĐTT đang cần được xem xét (khoản 3 Điều 44 Luật TTTM 2010). Khi xem
xét đơn khiếu nại, Toà án phải căn cứ vào nội dung đơn khiếu nại, tài liệu chứng cứ kèm
theo và các quy định tại Điều 5, 6, và 18 Luật TTTM 2010. Toà án cũng có thể yêu cầu
HĐTT trình bày ý kiến của mình về nội dung đơn khiếu nại (khoản 3 Điều 10 Nghị quyết
01/2014). Quyết định của Toà án chấp nhận hay không chấp nhận đơn khiếu nại phải dựa
trên các căn cứ pháp lý, phải nêu rõ lý do và căn cứ để chấp nhận hay không chấp nhận
khiếu nại (khoản 5 Điều 10 Nghị quyết 01/2014). Quyết định của Toà án là cuối cùng,
không bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 4 Điều 44 Luật TTTM 2010).
Trường hợp Toà án xác định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT,
không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài
không thể thực hiện được và HĐTT đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp thì
các bên có quyền thoả thuận, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Nếu HĐTT
vẫn đang tiến hành giải quyết tranh chấp thì HĐTT phải ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ việc, hoặc HĐTT đã ra PQTT thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Toà án huỷ
63

PQTT. Trường hợp Toà án xác định vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của HĐTT, có thoả
thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài không vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài thực hiện
được và HĐTT đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc thì HĐTT phải tiếp tục thụ lý,
giải quyết. Nếu HĐTT vẫn đang tiến hành giải quyết tranh chấp thì HĐTT tiếp tục giải
quyết, hoặc nếu HĐTT đã ra PQTT thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu thi hành
PQTT, đăng ký PQTT vụ việc hoặc yêu cầu Toà án huỷ PQTT theo thủ tục chung (khoản
5 Điều 10 Nghị quyết 01/2014).
Pháp lệnh TTTM 2003 trước đây không có quy định về tính chung thẩm của quyết
định giải quyết khiếu nại của Toà án; từ đó dẫn đến tình trạng mặc dù đã có quyết định
của Toà án công nhận thẩm quyền của HĐTT nhưng các bên vẫn viện dẫn lý do HĐTT
không có thẩm quyền làm căn cứ để yêu cầu huỷ PQTT. Nhằm khắc phục bất cập này,
Luật TTTM 2010 đã quy định quyết định của Toà án về việc giải quyết khiếu nại là cuối
cùng (khoản 4 Điều 44). Một điểm đáng chú ý khác là khoản 5 Điều 44 Luật TTTM 2010
cho phép HĐTT tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp trong quá trình Toà án giải quyết đơn
khiếu nại. Đây là quy định mới của Luật TTTM 2010 tiếp thu tinh thần của khoản 3 Điều
16 Luật Mẫu: “Trong khi yêu cầu đó đang chờ giải quyết thì HĐTT vẫn có thể tiếp tục
tiến hành tố tụng trọng tài và đưa ra phán quyết.” Quy định này đã góp phần đảm bảo
tính liên tục và nhanh chóng của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài - vốn là những ưu
thế của phương thức này so với Toà án, tạo điều kiện cho TTTM Việt Nam tiếp tục duy
trì và phát triển.
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Luật TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014 đều chưa quy định rõ quyết định về thẩm
quyền của HĐTT cần phải được lập dưới dạng một quyết định độc lập hay là một phần
của phán quyết giải quyết cả nội dung vụ tranh chấp; hay nói cách khác, HĐTT có buộc
phải ban hành quyết định độc lập về vấn đề thẩm quyền hay không. Đây vẫn còn là vấn
đề gây tranh cãi, bởi khoản 1 Điều 44 Luật TTTM 2010 khi quy định về quyền khiếu nại
của các bên đối với quyết định thẩm quyền của HĐTT chỉ đề cập tới “quyết định của
HĐTT quy định tại Điều 43” một cách chung chung; còn khoản 1 Điều 10 Nghị quyết
01/2014 lại có vẻ ngầm cho phép HĐTT không phải ra quyết định riêng về thẩm quyền:
64

“Trường hợp HĐTT không ban hành quyết định riêng về thẩm quyền của HĐTT thì
người yêu cầu phải …”. Trong khi đó, thực tiễn xét xử lại cho thấy nhiều PQTT đã bị
huỷ vì lý do HĐTT không ban hành quyết định độc lập về thẩm quyền, như Quyết định
số 07/2012/QĐST-TTTM ngày 13/12/2012 của TAND Thành phố Hà Nội50 hoặc Quyết
định số 1598/2012/KDTM-QĐ ngày 31/10/2012 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh51.
Sự thiếu rõ ràng, không thống nhất trong quy định pháp luật về vấn đề này đã khiến cho
hoạt động trọng tài gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Về vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại sau quá trình
tố tụng trọng tài
a) Đăng ký PQTT vụ việc
*Trình tự, thủ tục Tòa án hỗ trợ đăng ký PQTT vụ việc
Vai trò này không được ghi nhận trong Luật Mẫu mà là một quy định riêng của
Luật TTTM 2010 nhằm đảm bảo khả năng thi hành PQTT vụ việc dựa trên thực tiễn áp
dụng pháp luật ở Việt Nam. Khoản 1 Điều 62 Luật TTTM 2010 ghi nhận vai trò của Toà
án trong việc thực hiện đăng ký PQTT vụ việc như sau: “Theo yêu cầu của một hoặc các
bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi HĐTT đã
ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi
hành PQTT đó.” Theo quy định này, có thể nhận thấy mặc dù việc đăng ký PQTT vụ
việc không có tính chất bắt buộc và không ảnh hưởng đến nội dung cũng như giá trị pháp
lý của PQTT, (hay nói cách khác, dù PQTT vụ việc có được đăng ký hay không thì bên
phải thi hành vẫn có nghĩa vụ thi hành), nhưng đây lại là một điều kiện bắt buộc để có thể
yêu cầu Cơ quan thi hành án sử dụng sức mạnh cưỡng chế trong trường hợp bên phải thi
hành không tự nguyện thi hành. Nội dung này cũng đã được quy định chi tiết tại khoản 2
Điều 66 Luật TTTM 2010: “Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành
có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành PQTT sau

50
“Ngày 09 tháng 03 năm 2012, công ty Bình Định đã có đơn khiếu nại số 42/CTN-DA gửi HĐTT vụ kiện số 25-HCM với nội dung vụ
tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài. Theo điều luật Viện dẫn trên HĐTT phải giải quyết khiếu nại của các đương sự, nhưng HĐTT
đã không giải quyết nên dẫn đến việc đương sự mất quyền khiếu nại tại tòa án. Như vậy HĐTT xét xử vụ kiện đã vi phạm tố tụng trọng
tài, thuộc điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM năm 2010” là căn cứ để tòa án hủy quyết định trọng tài.”
51
“Khi nhận được Thông báo đơn khởi kiện của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, tại đơn giải trình ngày 07/10/2010 bị đơn là
Công ty Hà Nội đã phản đối thẩm quyền giải quyết của HĐTT thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhưng HĐTT không xem xét
hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp là vi
phạm Khoản 1 Điều 43 Luật TTTM, vi phạm Điều 21 quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.”
65

khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.” Như vậy, mục
đích của việc đăng ký PQTT vụ việc là nhằm ràng buộc về pháp lý giữa các bên và trách
nhiệm của trọng tài viên đối với phán quyết của mình, tạo cơ sở để cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành phán quyết này.
Theo khoản 2 Điều 62 Luật TTTM 2010 và khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 01/2014,
yêu cầu đăng ký PQTT vụ việc phải được nộp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành
phán quyết, nếu yêu cầu được nộp sau thời hạn này thì Toà án không có thẩm quyền xem
xét, giải quyết đơn yêu cầu đó. Trường hợp có căn cứ cho thấy phán quyết đang được
xem xét, giải quyết theo thủ tục yêu cầu huỷ phán quyết thì Toà án chưa thụ lý yêu cầu
đăng ký để đợi kết quả giải quyết yêu cầu huỷ.
Khi nhận được yêu cầu, Toà án phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu kèm theo
với điều kiện không mở phiên họp xét đơn yêu cầu, không xem xét lại nội dung vụ tranh
chấp mà chỉ tập trung xác minh tính chân thực của tài liệu, và có thể triệu tập một hoặc
các bên tranh chấp để nghe ý kiến của họ về yêu cầu đăng ký PQTT vụ việc. Nếu thấy
các tài liệu là xác thực và phù hợp với khoản 2 Điều 62 Luật TTTM 2010 Toà án sẽ ban
hành quyết định đăng ký PQTT vụ việc. Ngược lại, Toà án sẽ ban hành quyết định từ
chối đăng ký nếu nhận thấy PQTT là không có thật.
b) Hủy PQTT
*Trình tự, thủ tục Tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu hủy PQTT
Theo đúng tinh thần của Luật Mẫu, ở Việt Nam từ Pháp lệnh TTTM 200352 cho đến
Luật TTTM 201053, PQTT luôn được đương nhiên thừa nhận có giá trị chung thẩm, các
bên phải thi hành ngay khi PQTT được ban hành mà không có quyền kháng cáo như đối
với bản án của Toà án. Đây chính là nguyên tắc xét xử một lần của trọng tài. Với nguyên
tắc này, các bên được rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp và tiết kiệm công sức, tiền
bạc trong quá trình kiện tụng, đáp ứng yêu cầu của các bên trong việc khôi phục nhanh
những tổn thất phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, như đã đề cập,
một trong những hạn chế lớn nhất của nguyên tắc này là các bên phải đối diện với rủi ro
trọng tài đưa ra phán quyết không thoả đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của một hoặc

52
Điều 6 Pháp lệnh TTTM 2003.
53
Điều 4(5), Điều 58, Điều 61(5) Luật TTTM 2010.
66

các bên trong tranh chấp. Do đó, Luật TTTM Việt Nam đã ghi nhận vai trò của Toà án
trong việc xem xét và huỷ PQTT như một cơ chế đảm bảo, góp phần củng cố, duy trì
niềm tin của các bên dành cho cơ chế trọng tài. Khoản 1 Điều 68 Luật TTTM 2010 quy
định: “Toà án xem xét việc huỷ PQTT khi có đơn yêu cầu của một bên”.
Để tránh tình trạng Toà án lạm dụng thẩm quyền huỷ PQTT hoặc các bên trong
tranh chấp lạm dụng quyền yêu cầu huỷ PQTT gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả giải
quyết tranh chấp của phương thức trọng tài, Luật TTTM 2010 chỉ cho phép xem xét huỷ
PQTT dựa trên một số căn cứ nhất định đã được liệt kê tại khoản 2 Điều 68 và hướng dẫn
tại Điều 14 Nghị quyết 01/2014. Cách hành văn của quy định này cho thấy các căn cứ
được sử dụng để xem xét huỷ PQTT chỉ là các trường hợp ngoại lệ phản đối hiệu lực của
PQTT, hay nói cách khác, bản chất vai trò của Toà án là công nhận hiệu lực pháp lý
đương nhiên của PQTT và chỉ xem xét huỷ khi có yêu cầu của một bên trên cơ sở các
ngoại lệ do luật định. Việc quy định như vậy không chỉ là sự tiếp thu tinh thần của Điều
34 Luật Mẫu, mà còn phù hợp với xu hướng chung của pháp luật trọng tài tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Điều 9 Luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ quy định rằng: “Toà án phải
ban hành quyết định [công nhận PQTT] trừ trường hợp phán quyết đó bị huỷ, sửa đổi
hoặc bổ sung theo quy định tại Mục 10 và 11 của Luật này”. BLDS Pháp cũng có quy
định tương tự tại Điều 1520: “Một PQTT chỉ bị huỷ khi thuộc một trong các trường hợp
sau: […]”.
Theo khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 và Điều 14 Nghị quyết 01/2014, các căn
cứ để xem xét huỷ PQTT bao gồm:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần HĐTT, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các
bên hoặc trái với quy định của Luật TTTM 2010 mà Toà án xét thấy đó là những vi
phạm nghiêm trọng, cần phải huỷ PQTT nếu HĐTT không thể khắc phục được hoặc
không khắc phục theo yêu cầu của Toà án;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT, tức trường hợp HĐTT giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài đã được quy
định tại Điều 2 Luật TTTM 2010, hoặc HĐTT giải quyết tranh chấp mà không được
67

các bên thoả thuận yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi
thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết. Trường hợp có thể tách được phần quyết định
có nội dung không thuộc thẩm quyền của HĐTT với các phần còn lại của PQTT thì
chỉ phần không thuộc thẩm quyền bị Toà án tuyên huỷ; ngược lại, nếu không thể
tách được thì Toà án tuyên huỷ toàn bộ PQTT đó.
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà HĐTT căn cứ vào đó để ra PQTT là giả mạo.
Toà án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra PQTT. Ngoài ra,
trường hợp trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên
tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của PQTT cũng là một
căn cứ xem xét để huỷ PQTT.
- PQTT trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Toà án chỉ huỷ PQTT
khi xác định được PQTT có nội dung vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
của trọng tài, HĐTT đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết và
phán quyết đã xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
Một bên trong tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền huỷ PQTT
theo các căn cứ nêu trên. Đơn yêu cầu huỷ PQTT phải được nộp trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận được PQTT, trường hợp quá thời hạn trên vì sự kiện bất khả kháng thì
thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu huỷ PQTT
(Điều 69 Luật TTTM 2010). Thủ tục xét đơn yêu cầu huỷ PQTT theo Điều 71 Luật
TTTM 2010 cũng đơn giản, nhanh gọn hơn so với Pháp lệnh TTTM 2003. Theo đó, sau
khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ PQTT, Toà án phải thông báo cho trung tâm trọng tài hoặc
các thành viên của HĐTT vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Hội
đồng xét đơn gồm ba Thẩm phán do Chánh án Toà án chỉ định sẽ phải mở phiên họp để
xét đơn yêu cầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chỉ định (Điều 71 Luật TTTM
2010).
*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
68

Trong quá trình xét đơn yêu cầu, HĐTT chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết
của HĐTT và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu với các căn cứ quy định tại
Điều 68 Luật TTTM 2010 để xem xét và đưa ra quyết định, không được xét xử lại nội
dung vụ tranh chấp mà HĐTT đã giải quyết (khoản 4 Điều 71 Luật TTTM 2010, khoản 2
Điều 15 Nghị quyết 01/2014). Toà án không được xét xử lại không có nghĩa là không
được xem lại nội dung vụ tranh chấp (Đỗ Văn Đại, 2017b, tr. 18). Theo quy định tại điểm
đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014, đối với trường hợp xem xét yêu cầu huỷ PQTT
do PQTT trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, “Toà án chỉ huỷ PQTT
sau khi đã chỉ ra được rằng PQTT có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam mà HĐTT đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành
PQTT và PQTT xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của một hoặc các bên, người thứ ba”. Như vậy, Toà án buộc phải xem và rà soát lại nội
dung vụ tranh chấp cũng như nội dung của PQTT mới có cơ sở để đưa ra nhận định liệu
PQTT có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không. Thực tiễn xét
xử cũng tán thành quan điểm này. Chẳng hạn, tại Quyết định số 1161/2015/QĐ-PQTT
ngày 23/10/2015, TAND Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “[...] căn cứ vào nội dung
của PQTT [...], Hội đồng xét đơn nhận thấy với quyết định buộc bị đơn phải thanh toán
cho nguyên đơn số tiền thi công còn nợ và tiền lãi chậm thanh toán theo quy định tại
Điều 305 BLDS năm 2005 cùng với việc buộc bị đơn chịu toàn bộ phí trọng tài, PQTT
cũng không có nội dung nào được coi là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam để từ đó có căn cứ huỷ PQTT theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 và Điểm b
Khoản 3 Điều 68 Luật TTTM 2010.” Tuy nhiên, ranh giới giữa “xem lại” và “xét xử lại”
vẫn còn rất mong manh.
Thực tiễn xét xử đã ghi nhận nhiều trường hợp Toà án xét xử lại nội dung vụ tranh
chấp khi giải quyết yêu cầu huỷ PQTT, dẫn đến việc huỷ phán quyết một cách tuỳ tiện,
không thoả đáng, làm ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả của tố tụng trọng tài. Chẳng hạn,
tại Quyết định số 08/2019/QĐ-PQTT ngày 25/7/2019, TAND Thành phố Hà Nội đã chấp
nhận yêu cầu huỷ PQTT của nguyên đơn dựa trên các nhận định sau: “Khi công trình
được nghiệm thu, [Nguyên đơn] đã đệ trình lên [Bị đơn] tất cả các yêu cầu thanh toán
69

tạm thời (IPC) [...] và đã được [Bị đơn] chấp thuận. Tức là [Bị đơn] phải có nghĩa vụ
thanh toán cho [Nguyên đơn] toàn bộ số tiền theo các IPC đã được phê duyệt chấp nhận,
hơn nữa các IPC đều đã quá hạn thanh toán nhưng trên thực tế [Bị đơn] mới chỉ thanh
toán một phần [...]. Như vậy phải xác định đây là một khoản nợ của [Bị đơn] đối với
[Nguyên đơn] theo Hợp đồng xây dựng các bên đã ký kết. HĐTT bác yêu cầu của
[Nguyên đơn] đối với các khoản nợ của [Bị đơn] [...] là không phù hợp. [...] HĐTT chấp
nhận yêu cầu kiện lại của [Bị đơn] về chi phí xây dựng bổ sung là không phù hợp với bản
chất vụ việc và sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng mà yêu cầu khởi kiện của
[Nguyên đơn] đối với các IPC đã được [Bị đơn] phê duyệt lại không được HĐTT chấp
nhận là không hợp lý. Trong vụ việc này HĐTT đã có sự phân biệt đối xử không công
bằng với [Nguyên đơn].” Trong trường hợp này, mặc dù đích đến cuối cùng của TAND
Thành phố Hà Nội vẫn là đưa ra nhận định liệu PQTT có vi phạm các nguyên tắc cơ bản
hay không, nhưng quá trình lập luận cho thấy Toà án đã đánh giá lại gần như toàn bộ nội
dung tranh chấp đã được HĐTT giải quyết - bao gồm cả yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, yêu cầu kiện lại của bị đơn và tình tiết, diễn biến thực hiện hợp đồng của các bên -
từ đó đưa ra kết luận cho vấn đề pháp lý đang tranh chấp giữa các bên phát sinh từ quan
hệ hợp đồng. Như vậy, Quyết định của TAND Thành phố Hà Nội đã vi phạm Luật
TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014 về nguyên tắc không xét xử lại vụ tranh chấp, cũng
như phá vỡ tính chung thẩm của PQTT.
Một trong những điểm tiến bộ của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003
là việc Luật TTTM 2010 tạo cơ hội cho HĐTT khắc phục các sai sót về tố tụng. Cụ thể,
khoản 7 Điều 71 Luật TTTM 2010 quy định như sau: “Theo yêu cầu của một bên và xét
thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn
yêu cầu huỷ PQTT trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho HĐTT khắc
phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của HĐTT nhằm loại bỏ căn cứ huỷ bỏ
PQTT. HĐTT phải thông báo cho Toà án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường
hợp HĐTT không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu
cầu huỷ PQTT.” Quy định này được xem là kế thừa từ Điều 34(4) Luật Mẫu: “Toà án khi
được yêu cầu huỷ bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên,
70

đình chỉ trình tự huỷ bỏ phán quyết trong một thời gian do Toà án quyết định để HĐTT
có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý
kiến của HĐTT sẽ loại trừ cơ sở để huỷ bỏ phán quyết.” Tài liệu xây dựng Điều 34(4)
Luật Mẫu cũng cho thấy cơ chế khắc phục PQTT này đã được ghi nhận và vận hành tốt
trên thực tế ở nhiều quốc gia theo hệ thống common law (UN và UNCITRAL, 1985, tr.
446-453). Khi xây dựng điều khoản này, đại biểu của Anh đã phát biểu rằng: “Ở Vương
quốc Anh, cơ chế này được khẳng định là một biện pháp hữu hiệu để tránh sự lựa chọn
giữa huỷ toàn bộ PQTT và không huỷ cái gì. Trong thực tiễn tại Vương quốc Anh, rất
hiếm khi PQTT bị huỷ; khi Toà án phải can thiệp, biện pháp có ít tác động mạnh mẽ là
cho phép khắc phục PQTT thường xuyên được ban hành” (UN và UNCITRAL, 1985, tr.
446-453). Như vậy, quy định của Luật TTTM 2010 là phù hợp với xu hướng chung của
pháp luật trọng tài quốc tế. Toà án Việt Nam có thể loại trừ việc huỷ PQTT một cách
không cần thiết, đảm bảo hiệu lực và khả năng thi hành trên thực tế của phán quyết,
quyền và lợi ích hợp pháp của bên được thi hành, tạo môi trường để trọng tài Việt Nam
tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ PQTT bị tuyên huỷ vẫn còn rất cao. Theo thống kê của
VIAC, chỉ trong chưa đầy 04 năm đầu thi hành Luật TTTM 2010, đã có 20 yêu cầu huỷ
PQTT, trong đó tỷ lệ phán quyết bị huỷ chiếm 50%, tăng rõ rệt so với tỷ lệ 34% trong
suốt 08 năm Pháp lệnh TTTM 2003 có hiệu lực (VIAC, 2019). Riêng năm 2019, có 17
đơn yêu cầu huỷ PQTT trong tổng số 274 vụ việc được đưa ra giải quyết tại VIAC, trong
đó 5 PQTT đã bị huỷ, chiếm 29% (Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thu Trang và
Nguyễn Thị Mai Anh, 2020). Tính đến tháng 11/2020, có 4 yêu cầu huỷ PQTT trên tổng
số 18 yêu cầu đã được Toà án chấp nhận, chiếm tới 22% (Nguyễn Mạnh Dũng, 2021).
Thực trạng này đã làm giảm hiệu quả và uy tín của việc giải quyết tranh chấp bằng
TTTM, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến môi trường pháp lý và kinh doanh của Việt
Nam.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này bao gồm:
- Các căn cứ huỷ PQTT theo Luật TTTM 2010 còn chưa rõ ràng, bất hợp lý, đặc biệt
là căn cứ “PQTT trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” thường
71

xuyên được viện dẫn, thậm chí là “lạm dụng” (Bùi Xuân Hải, 2015, tr. 19-25) trong
các yêu cầu huỷ PQTT. Mặc dù điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014 đã đưa
ra cách hiểu về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là “các nguyên tắc
xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt
Nam”, nhưng lại không quy định rõ đó là những nguyên tắc nào hay những nguyên
tắc này được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật hay Luật nào. Điều đó dẫn đến hệ
quả là các Tòa án khác nhau lại đưa ra cách giải thích, cách hiểu khác nhau về
“nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (Viện Khoa học xét xử - TANDTC,
2014, tr. 8-9), thậm chí nhiều Toà án còn nhầm lẫn khi xác định rằng mọi nguyên
tắc được quy định trong cả luật chung và luật chuyên ngành đều là các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam (Bùi Xuân Hải, 2015). Chẳng hạn, có trường hợp
Toà án lập luận rằng việc HĐTT bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là vi phạm
khoản 1 Điều 292 và Điều 297 về chế tài buộc thực hiện hợp đồng, do đó dẫn đến vi
phạm nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 11 Luật
Thương mại 2005 (Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương
mại) và các Điều 4, 5, 7, 9, 11 BLDS 2005 (Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết,
thoả thuận; Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; Nguyên tắc
tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; Nguyên tắc tuân thủ pháp luật) (Bùi Xuân Hải,
2015).
- Một số Thẩm phán giải quyết yêu cầu huỷ PQTT có năng lực chuyên môn trọng tài
còn hạn chế, chưa hiểu đúng bản chất của trọng tài, dẫn đến việc áp dụng quy định
pháp luật một cách không thoả đáng để huỷ PQTT. Như trường hợp Thẩm phán đã
mang tư duy của pháp luật tố tụng dân sự để cho rằng trọng tài cần phải đưa một
bên thứ ba vào vụ kiện với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; hoặc
nhận định trọng tài không tống đạt hồ sơ, tài liệu giống như cách của Toà án là vi
phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng; từ đó huỷ PQTT (Bùi Xuân Hải, 2015).
- Như đã đề cập, Luật TTTM 2010 đã có quy định về việc cho phép HĐTT khắc phục
sai sót để loại bỏ căn cứ huỷ PQTT, theo đó chỉ những “vi phạm nghiêm trọng và
cần phải huỷ” mà “HĐTT không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo
72

yêu cầu của Toà án” mới dẫn đến việc huỷ PQTT (điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị
quyết 01/2014). Tuy nhiên, pháp luật TTTM Việt Nam lại chưa quy định cụ thể thế
nào là “vi phạm nghiêm trọng”, “cần phải huỷ” và “không thể khắc phục được”,
khiến cho cơ chế này không được thực hiện hiệu quả do không có cách hiểu thống
nhất mà hoàn toàn dựa trên thái độ thiện chí, ủng hộ trọng tài của các Thẩm phán.
Trên thực tế, việc khai thác cơ chế này là hiếm và mới chỉ tồn tại ở TAND Thành
phố Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Đại, 2017b, tr. 41) chứ chưa mở rộng ra các Toà án tại
các địa phương khác.
- Pháp luật trọng tài và pháp luật tố tụng dân sự đều không có quy định về thủ tục
giám đốc thẩm đối với những quyết định huỷ PQTT của Toà án có sự vi phạm pháp
luật rõ ràng. Về mặt nguyên tắc, quyết định huỷ PQTT của Toà án là một quyết định
có hiệu lực pháp luật, nên theo khoản 2 Điều 17 BLTTDS 2015, quyết định này cần
phải được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu thuộc một trong các trường
hợp có sự vi phạm pháp luật liệt kê tại Điều 325, 326 BLTTDS 2015. Tuy nhiên,
khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010 lại quy định quyết định huỷ PQTT của Toà án
là “cuối cùng và có hiệu lực thi hành”; Mẫu số 08 Quyết định về việc huỷ PQTT
ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014 có nội dung “Quyết định này là quyết định
cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các bên, HĐTT không có quyền
khiếu nại, kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị”; và tại Công văn
số 07/TANDTC-KHXX ngày 13/01/2015, TANDTC cũng khẳng định “Quyết định
của Toà án huỷ hoặc không huỷ PQTT là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành
và không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”. Từ các căn cứ nêu
trên, có thể khẳng định rằng không tồn tại cơ chế giám đốc thẩm đối với quyết định
của Toà án về huỷ PQTT, và điều này cũng được thực hiện trên thực tiễn khi TAND
cấp cao tại Hà Nội từ chối nhận đơn yêu cầu giám đốc thẩm trong Thông báo trả lại
đơn số 03/TB-TA ngày 07/01/2020. Việc không chấp nhận giám đốc thẩm các
quyết định của Toà án về huỷ PQTT dẫn đến nhiều PQTT bị tuyên huỷ một cách
tuỳ tiện, không thoả đáng do thiếu cơ chế giám sát đối với việc huỷ PQTT, khiến
cho quyền lợi chính đáng của các bên liên quan bị ảnh hưởng.
73

- Năng lực đội ngũ trọng tài viên chưa đảm bảo, dẫn đến tình trạng nhiều PQTT được
ban hành không phù hợp với quy định pháp luật và thoả thuận của các bên. Chẳng
hạn, Quyết định số 07/2019/QĐ-PQTT ngày 18/7/2019 của TAND Thành phố Hà
Nội đã tuyên huỷ PQTT do HĐTT vẫn nhận tài liệu của nguyên đơn sau khi phiên
họp cuối cùng kết thúc là vi phạm Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC được các bên
lựa chọn; hoặc Quyết định số 02/2018/QĐ-KDTM ngày 25/01/2018 của TAND
Thành phố Hà Nội đã tuyên huỷ PQTT do giữa các bên không tồn tại thoả thuận
trọng tài.
c) Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Trong khi PQTT trong nước đương nhiên có giá trị hiệu lực như một bản án của
Toà và được thi hành ngay sau khi ban hành, thì các phán quyết của trọng tài nước ngoài
phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành để có thể thi hành tại Việt Nam. Hai thuật
ngữ “công nhận” và “cho thi hành” mặc dù có nội hàm hoàn toàn khác nhau nhưng có
mối tương quan với nhau. Nếu “công nhận” PQTT là thủ tục thừa nhận PQTT có hiệu lực
thực thi, hiệu lực pháp lý như bất kỳ bản án, quyết định dân sự nào của Toà án quốc gia;
thì “cho thi hành” là thủ tục thừa nhận giá trị cưỡng chế của PQTT, là việc làm cho
PQTT đó được thực thi trên thực tế. Công nhận là thủ tục bắt buộc và tất yếu để một
PQTT nước ngoài được thi hành.
*Trình tự, thủ tục Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam
Đối tượng được công nhận và cho thi hành theo quy định của pháp luật trọng tài
Việt Nam phải là “phán quyết của trọng tài nước ngoài”, nghĩa là “phán quyết cuối cùng
của HĐTT giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt thủ tục tố tụng trọng tài
và có hiệu lực thi hành” (khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015) do “trọng tài nước ngoài
tuyên ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thoả
thuận lựa chọn” (khoản 12 Điều 3 Luật TTTM 2010).
Điều 424 BLTTDS 2015 ghi nhận hai nguyên tắc cơ bản trong công nhận và cho thi
hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Theo đó, phán quyết của trọng tài nước ngoài
được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu nước đó và Việt Nam cùng là
74

thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài (nguyên tắc dựa trên cơ sở điều ước quốc tế); hoặc trong trường hợp không
có điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
giữa nước đó và Việt Nam thì thực hiện việc xem xét công nhận và cho thi hành trên cơ
sở có đi có lại (nguyên tắc có đi có lại).
Khi có mong muốn xin công nhận và cho thi hành một PQTT nước ngoài trên lãnh
thổ Việt Nam (thường là lãnh thổ của bên phải thi hành), bên được thi hành hoặc đại diện
hợp pháp của họ (khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015) phải nộp đơn yêu cầu công nhận và
cho thi hành trong thời hạn 3 năm kể từ ngày phán quyết đó có hiệu lực pháp luật, không
tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan (khoản 1 Điều 451
BLTTDS 2015). Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu, chủ thể nộp đơn phải cư trú, làm việc
(đối với cá nhân) hoặc có trụ sở chính (đối với cơ quan, tổ chức) tại Việt Nam và tài sản
liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải có tại Việt Nam
(khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015). Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết
của trọng tài nước ngoài có thể được gửi đến Toà án theo hai cách: hoặc do Bộ Tư pháp
chuyển hồ sơ cho Toà án sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định; hoặc Toà án trực tiếp tiếp nhận đơn
trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không có quy định
liên quan (khoản 1 Điều 451, Điều 454 BLTTDS 2015). Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu,
trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Toà án có thẩm quyền phải xem xét
và quyết định thụ lý vụ việc (Điều 363, 455 BLTTDS 2015). Toà án phải trả lại hồ sơ nếu
bên yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có năng lực hành vi dân sự; bên yêu cầu
rút đơn yêu cầu; Toà án không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu; Toà án được thông báo
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ, đình chỉ thi hành phán quyết đang
được xem xét; hoặc hồ sơ yêu cầu không đầy đủ, cần được bổ sung (Điều 363, 364
BLTTDS 2015).
Trong thời hạn 02 tháng chuẩn bị xét đơn kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà
Toà án phải ban hành một trong các quyết định sau:
- Quyết định tạm đình chỉ nếu PQTT đang được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi
75

trọng tài ra phán quyết xem xét lại; bên phải thi hành đã chết, mất năng lực hành vi
dân sự mà chưa xác định được đại diện theo pháp luật (đối với cá nhân) hoặc đã sáp
nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa
quyền và nghĩa vụ (đối với cơ quan, tổ chức) (khoản 2 Điều 457 BLTTDS 2015).
- Quyết định đình chỉ nếu bên được thi hành rút đơn; bên phải thi hành đã tự nguyện
thi hành; bên phải thi hành là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ không được thừa
kế; bên phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã giải thể, phá sản mà quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Toà án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của bên phải thi
hành theo yêu cầu của bên được thi hành; bên được thi hành hoặc đại diện của họ
được triệu tập lần hai mà không có mặt tại phiên họp (Điều 457, 458, BLTTDS
2015).
- Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Cũng tương tự như việc xem xét yêu cầu huỷ PQTT, Toà án không được xem xét lại
nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra, đối chiếu phán quyết với các quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để ra quyết định công nhận
hoặc không công nhận phán quyết đó (Điều 458 BLTTDS 2015). Một trong những quốc
gia có nền trọng tài phát triển là Hoa Kỳ cũng có cách tiếp cận tương tự. Cụ thể, “CƯNY
và Luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ quy định rằng một Toà án phải thi hành một PQTT
trừ khi Toà án nhận thấy một hoặc nhiều căn cứ để từ chối việc công nhận hoặc thi hành
phán quyết như trong Công ước. Toà án không thể từ chối thi hành một PQTT chỉ đơn
thuần trên cơ sở HĐTT mắc sai lầm về pháp luật hoặc tình tiết”54.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng
cấp. Đối với quyết định công nhận hoặc không công nhận PQTT, thời hạn này là 15 ngày
(Điều 441 BLTTDS 2015). Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và khắc phục sai sót
khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài bằng
con đường Toà án, BLTTDS 2015 không chỉ trao thêm thẩm quyền cho TAND cấp cao

54
Karaha Bodas Co. v. Perusahaan Pertambangan Minyak Dan Gas Bumi Negara [2004] 364 F.3d 274, 288 (5th Cir. 2004)
76

trong việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của TAND cấp tỉnh đối
với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài (Điều 426 BLTTDS 2015);
bổ sung một cách rõ ràng và có hệ thống các căn cứ để Toà án ra quyết định đình chỉ, tạm
đình chỉ hoặc huỷ quyết định sơ thẩm đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTT
nước ngoài (Điều 462 BLTTDS 2015); mà còn quy định thêm một cấp giám đốc thẩm, tái
thẩm trong thủ tục xét đơn kháng cáo, kháng nghị (Điều 463 BLTTDS 2015). Đây là
những điểm mới của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004, được kỳ vọng sẽ làm giảm số
lượng các quyết định từ chối công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài tại Việt Nam
do áp dụng sai các quy định pháp luật hoặc giải thích sai các tình tiết vụ việc của Toà án
(Nguyễn Mạnh Dũng và Đặng Vũ Minh Hà, 2016).
Toà án chỉ được quyết định không công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài trên
cơ sở các căn cứ từ chối được liệt kê tại Điều 459 BLTTDS 2015 về cơ bản tương thích
với Điều V CƯNY, bao gồm:
- Những trường hợp bên phải thi hành có nghĩa vụ chứng minh: các bên không có
năng lực ký kết thoả thuận trọng tài theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên; thoả
thuận trọng tài không có giá trị pháp lý; bên phải thi hành không được thông báo
kịp thời về các vấn đề tố tụng trọng tài hoặc không được thực hiện quyền tố tụng
của mình; PQTT có nội dung vượt quá yêu cầu hoặc không có trong yêu cầu của
các bên ký kết thoả thuận trọng tài; các vấn đề về mặt tố tụng trọng tài không phù
hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết đó được
tuyên; PQTT chưa có hiệu lực bắt buộc với các bên; PQTT bị cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi phán quyết được tuyên hoặc của nước có pháp luật được áp
dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
- Những trường hợp Toà án tự xét thấy và quyết định: vụ tranh chấp không được giải
quyết theo cơ chế trọng tài theo pháp luật Việt Nam; việc công nhận và cho thi hành
PQTT trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Khi xem xét căn cứ từ chối, Toà án cần áp dụng cách giải thích theo nghĩa hẹp đối
với từng căn cứ phù hợp với việc giải thích được quốc tế áp dụng để thống nhất trong
cách tiếp cận CƯNY (TANDTC và World Bank Group, 2017, tr. 123).
77

*Bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
Thực tiễn cho thấy việc thực hiện vai trò công nhận và cho thi hành PQTT nước
ngoài của Toà án còn chưa thực sự hiệu quả. Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài
nước ngoài của Bộ Tư pháp, trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, Toà án đã thụ lý 84
yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 55 với tỷ lệ từ chối
công nhận và cho thi hành luôn đạt trên 20%. Mặc dù tỷ lệ này đã có sự giảm rõ rệt từ
43,39% trước năm 2015 xuống còn 21,7%56, nhưng vẫn còn khá cao so với các quốc gia
khác trên thế giới (Hoa Kỳ: 10%, Nhật Bản: 0%, Pháp và Hà Lan: rất hiếm trường hợp
phán quyết của trọng tài nước ngoài bị từ chối công nhận và cho thi hành (Lê Hải Long,
2019, tr. 61)). Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như sau:
- Các tiêu chí để PQTT nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
chưa hoàn toàn tương thích với CƯNY. Cụ thể, PQTT theo tinh thần của CƯNY là
tất cả những quyết định được ban hành bởi HĐTT nhằm giải quyết toàn bộ hay một
vài vấn đề của vụ tranh chấp một cách chung thẩm và có hiệu lực ràng buộc, có thể
bao gồm phán quyết cuối cùng (final award), phán quyết sơ bộ (preliminary
award), phán quyết một phần (partial award), phán quyết về chi phí (award on
costs) và phán quyết đồng thuận (consent award). Trong khi đó, theo BLTTDS
2015, chỉ những phán quyết giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt
tố tụng trọng tài mới được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; hay nói cách
khác, các loại phán quyết khác sẽ không được công nhận và cho thi hành trừ khi
được HĐTT ghi nhận trong phán quyết cuối cùng. Hơn nữa, cách Luật TTTM 2010
xác định “PQTT nước ngoài” dựa trên tiêu chí luật điều chỉnh tố tụng trọng tài và
luật thành lập tổ chức trọng tài thay vì tiêu chí nơi ban hành như Điều I CƯNY đã
dẫn đến một số bất cập trong quá trình áp dụng. Một trong số những bất cập vẫn
chưa thể giải quyết là việc xác định quốc tịch của PQTT điều chỉnh bởi pháp luật tố

55
Cơ sở dữ liệu Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Xem thêm
tại: https://moj.gov.vn/tttp/Pages/dlcn-va-th-tai-Viet-
Nam.aspx?fbclid=IwAR0D8tAfCxqb3b3H3mZIEsMzacr7CGVL7WSvH857sfwJof2IoLjb6zqVW7g.
56
Cơ sở dữ liệu Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Xem thêm
tại: https://moj.gov.vn/tttp/Pages/dlcn-va-th-tai-Viet-
Nam.aspx?fbclid=IwAR0D8tAfCxqb3b3H3mZIEsMzacr7CGVL7WSvH857sfwJof2IoLjb6zqVW7g.
78

tụng Việt Nam, do HĐTT thuộc trung tâm trọng tài thành lập tại Việt Nam ban hành
ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp này, PQTT sẽ được xác định là PQTT
nước ngoài theo cách định nghĩa của Điều I CƯNY và phải trải qua thủ tục công
nhận và cho thi hành; hay là PQTT trong nước theo quy định tại Điều 3 Luật TTTM
2010 và có hiệu lực đương nhiên như một bản án, quyết định của Toà? Mặc dù
khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015 quy định về việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế
trong trường hợp điều ước quốc tế có sự khác biệt so với pháp luật Việt Nam;
nhưng việc giải thích và tiếp cận CƯNY đã được khuyến nghị là nên thực hiện theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận và cho thi hành (ICCA, 2011, tr.
14). Rõ ràng trong trường hợp đang xem xét, việc xác định PQTT là PQTT trong
nước sẽ giúp PQTT tránh được thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành, và do đó
việc thi hành PQTT sẽ diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn; nhưng một trong những bảo
lưu của Việt Nam khi tham gia CƯNY là “Mọi việc giải thích Công ước trước Toà
án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam” cũng cần được lưu tâm. Do vậy, cách nhìn nhận của Toà án
như thế nào đối với trường hợp này vẫn còn chưa chắc chắn.
- Một số Toà án vẫn còn nhận định chưa đúng về nghĩa vụ chứng minh của các bên
trong việc yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài. Điều 459
BLTTDS 2015 đã quy định rõ nghĩa vụ chứng minh PQTT thuộc một trong các căn
cứ từ chối công nhận và cho thi hành được liệt kê tại khoản 1 thuộc về bên phản đối
và nghĩa vụ chứng minh các căn cứ tại khoản 2 thuộc về Toà án; không trường hợp
nào nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên yêu cầu. Quy định này là hoàn toàn phù hợp
với tinh thần của Điều V CƯNY. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy
nhiều Toà án thường yêu cầu bên được thi hành cung cấp thêm các chứng cứ khác
ngoài những hồ sơ, tài liệu đã được quy định tại Điều 453 BLTTDS 2015, chẳng
hạn như đạo luật nước ngoài có liên quan, quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
nước ngoài,...; thậm chí có Toà án còn coi đây là điều kiện bắt buộc để ra quyết
định thụ lý theo Điều 455 BLTTDS 2015. Nhiều trường hợp Toà án làm thay nghĩa
vụ chứng minh của bên phản đối khi tự mình thu thập thêm chứng cứ, trong khi các
79

căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành đang xem xét được quy định tại khoản 1
Điều 459 BLTTDS 2015, nghĩa là nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về bên phản đối
thi hành.
- Căn cứ để từ chối công nhận và cho thi hành quy định tại Điều 459 BLTTDS 2015
chưa phù hợp với tinh thần của CƯNY, đặc biệt là căn cứ “Việc công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được coi là
chuyển hoá và kế thừa từ quy định về “trật tự công cộng” của Điều V CƯNY và
Điều 36(1) Luật Mẫu. Hiện nay pháp luật trọng tài Việt Nam chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể về cách hiểu “các nguyên tắc cơ bản” trong công nhận và cho thi
hành PQTT nước ngoài, khiến cho phạm vi áp dụng của quy định này rất rộng, các
nguyên tắc được viện dẫn có thể là bất kỳ nguyên tắc nào và nằm trong bất kỳ văn
bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam (Phạm Minh Thắng, 2012, tr. 82). Do
vậy, việc giải thích và áp dụng quy định phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của
người tiến hành tố tụng, gây ra tình trạng áp dụng tuỳ tiện. Thực tiễn cho thấy, các
nguyên tắc được Toà án viện dẫn trong quyết định không công nhận PQTT nước
ngoài thường là “các nguyên tắc có nội dung hướng dẫn cách xử sự của các bên
đương sự trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc là nguyên tắc không cơ
bản” (Tưởng Duy Lượng, 2016, tr. 126). Chẳng hạn, tại Quyết định số
51/2011/KD-TMPT ngày 24/3/2011, Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã từ
chối công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài giữa Công ty Quốc tế Châu Á
Toepfer và Công ty Sao Mai với nhận định PQTT đã vi phạm nguyên tắc xác định
thiệt hại quy định tại Điều 307 BLDS 2005; trong khi đây không thể coi là một
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh BLDS 2015
hiện nay đã thu hẹp số lượng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3) (Đỗ
Văn Đại, 2017b, tr. 157). Có thể thấy, việc chuyển hoá các quy định về trật tự công
cộng của CƯNY thành các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam một mặt
không làm rõ hơn cách hiểu trật tự công cộng; mặt khác không phù hợp với thông lệ
quốc tế (Đặng Hoàng Oanh, 2009) khi các căn cứ để từ chối cho thi hành không
80

được hiểu theo nghĩa hẹp và theo hướng có lợi cho việc thi hành (ICCA, 2011, tr.
14).
Kết luận Chương 2
Như vậy, vai trò của Toà án Việt Nam đối với hoạt động TTTM được quy định chủ
yếu trong Luật TTTM 2010, Nghị quyết 01/2014 và BLTTDS 2015 với các vai trò chính
gồm: (i) Hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài; (ii) Chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ
việc; (iii) Áp dụng BPKCTT; (iv) Thu thập chứng cứ; (v) Triệu tập người làm chứng; (vi)
Đăng ký PQTT vụ việc; (vii) Xem xét quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô
hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của HĐTT; (viii) Huỷ
PQTT; và (ix) Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam.
Các quy định pháp luật hiện hành về vai trò của Toà án đối với TTTM đã cho thấy
nhiều điểm tiến bộ trong hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTM ở Việt Nam, từng
bước khắc phục được hạn chế còn tồn đọng của Pháp lệnh TTTM 2003 và ngày càng phù
hợp hơn với thông lệ quốc tế. Điều này cũng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất
lượng thực hiện vai trò hỗ trợ trọng tài của Toà án và đem đến những kết quả nhất định
đáng ghi nhận, chẳng hạn như việc áp dụng BPKCTT hoặc hỗ trợ thi hành thoả thuận
trọng tài. Bên cạnh đó, quá trình hơn 10 năm thực hiện Luật TTTM 2010 và hơn 05 năm
thực hiện Nghị quyết 01/2014 cũng bộc lộ một số bất cập. Pháp luật thiếu quy định hoặc
quy định không rõ ràng, cụ thể, thống nhất, chưa tương thích với pháp luật TTTM nước
ngoài và quốc tế cũng như năng lực chuyên môn, cách nhìn nhận về trọng tài của những
đối tượng áp dụng pháp luật không phù hợp đã dẫn đến hệ quả là Toà án vẫn còn lúng
túng hoặc có cách giải quyết chưa thống nhất và thuyết phục trong quá trình thực hiện vai
trò hỗ trợ hoạt động trọng tài.
Việc phân tích thực trạng pháp luật hiện hành và chỉ ra các bất cập trong việc thực
thi pháp luật trong thực tiễn về vai trò của Toà án Việt Nam đối với hoạt động TTTM là
cơ sở để đưa ra phương hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và tăng
cường vai trò của Toà án trong thời gian tới. Những phương hướng, đề xuất này sẽ được
đề cập tại Chương 3.
81

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI


TRÒ CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tăng cường vai trò của
Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam
Hoàn thiện các quy định pháp luật về TTTM nói chung và các quy định pháp luật về
vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế
và được thể hiện trong nhiều văn kiện như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/200557,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/200558, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày
09/12/201159 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/201760. Trên cơ sở chủ trương,
chính sách của Đảng và tình hình thực tiễn, có thể rút ra một số định hướng trong hoàn
thiện các quy định pháp luật về vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM tại Việt Nam
như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng đảm bảo tính thống nhất,
đồng bộ của hệ thống pháp luật trong nước về vai trò Tòa án đối với hoạt động TTTM tại
Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều luật và văn bản dưới luật hướng dẫn, điều chỉnh việc
thực hiện vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM, chẳng hạn như Luật TTTM 2010,
Nghị quyết 01/2014, BLTTDS 2015,... Giữa những văn bản này hoặc giữa những quy
định trong cùng một văn bản vẫn còn tồn tại sự thiếu đồng bộ, dẫn đến cách hiểu và áp
dụng không thống nhất giữa các Toà án, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và uy tín của hoạt
động tố tụng trọng tài tại Việt Nam. Chẳng hạn, thuật ngữ “xét lại nội dung vụ tranh
chấp” tại khoản 2 Điều 15 Nghị quyết 01/2014 có nội hàm khác biệt và rộng hơn so với
thuật ngữ “xét xử lại nội dung vụ tranh chấp” được sử dụng trong khoản 4 Điều 71 Luật
TTTM 2010, đem đến cách giải thích khác nhau về nguyên tắc khi xem xét yêu cầu huỷ
57
“Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các
điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết
định của toà án, quyết định TTTM.”
58
“Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công
nhận việc giải quyết đó.”
59
“Nâng cao hiệu lực xét xử của tòa án về các vụ việc tranh chấp thương mại, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.”
60
“Xây dựng Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức TTTM, hòa giải thương mại và
phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài tố tụng theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở
hữu tài sản.”
82

PQTT của Toà án. Hoặc như đã phân tích, việc chưa có quy định cụ thể thế nào là “vi
phạm nghiêm trọng”, “cần phải hủy” và “không thể khắc phục được” khi Tòa án xác
định khả năng khắc phục sai sót để loại bỏ căn cứ hủy PQTT đã khiến cho mỗi Toà án lại
có cách giải quyết không đồng nhất, cơ chế khắc phục sai sót không được khai thác nhiều
trên thực tiễn và tỷ lệ hủy PQTT tại Việt Nam vẫn còn cao. Do vậy, việc hoàn thiện
khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về vai trò Toà án đối với hoạt động TTTM theo
hướng đồng bộ, thống nhất sẽ góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật,
đảm bảo thực thi nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự Việt Nam, từ đó tạo dựng và củng cố niềm tin cho các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước khi lựa chọn TTTM Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng đảm bảo sự tương thích của
pháp luật trong nước với chuẩn mực quốc tế và các cam kết quốc tế về vai trò Tòa án đối
với hoạt động TTTM tại Việt Nam. Mặc dù các quy định của pháp luật trọng tài Việt
Nam về vai trò của Toà án về cơ bản đã có sự tương thích với Luật Mẫu và CƯNY, song
vẫn còn tồn tại một số bất cập. Nhiều vấn đề đã có thông lệ quốc tế nhưng hiện nay pháp
luật Việt Nam vẫn chưa có quy định hoặc quy định không rõ ràng, không phù hợp, quá
khắt khe dẫn đến Toà án và các bên liên quan gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng
pháp luật, cản trở hoạt động TTTM, đặc biệt là trong trường hợp tranh chấp có yếu tố
nước ngoài. Hơn nữa, mặc dù là một quốc gia thành viên của CƯNY nhưng pháp luật
trọng tài Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa tương thích với tinh thần khuyến khích việc
công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài của CƯNY. Chẳng hạn, một trong những
căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành PQTT theo pháp luật trọng tài Việt Nam hiện
nay là phán quyết “trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” được đánh
giá là không phù hợp với tinh thần của thuật ngữ “trật tự công cộng” được sử dụng trong
CƯNY và pháp luật của các quốc gia có nền trọng tài phát triển.
Do vậy, một trong những định hướng quan trọng trong quá trình hoàn thiện quy
định pháp luật trọng tài Việt Nam là hướng tới tương thích với pháp luật trọng tài quốc tế
(với hai văn kiện pháp lý quan trọng được coi là thước đo tiêu chuẩn quốc tế về trọng tài
là Luật Mẫu và CƯNY), và mở rộng ra là pháp luật trọng tài của nhiều quốc gia có nền
83

trọng tài phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Singapore… Việc xây dựng các quy phạm
pháp luật trong nước theo hướng tương thích với các chuẩn mực và cam kết quốc tế sẽ
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập sâu và rộng trên trường quốc tế,
thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam61.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng hạn chế sự can thiệp tiêu cực
của Toà án trong quá trình tố tụng trọng tài. Như đã đề cập, mặc dù sự tham gia của Toà
án là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của tố tụng trọng tài, nhưng pháp luật trọng
tài quốc tế, cụ thể là các quy định của Luật Mẫu và CƯNY đều được thiết kế theo hướng
hạn chế sự tham gia của Toà án vào hoạt động trọng tài. Kể cả trong những trường hợp
bắt buộc phải có sự tham gia của Toà án thì vai trò của Toà án cũng chỉ dừng ở việc hỗ
trợ tố tụng trọng tài, hỗ trợ các bên tranh chấp, đảm bảo khả năng thi hành của PQTT.
Tinh thần này đã được thể hiện trong CƯNY và Luật Mẫu qua cách quy định về các căn
cứ huỷ hoặc từ chối công nhận và cho thi hành PQTT, theo đó, Toà án “chỉ có thể” huỷ
hoặc từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trong một số trường hợp cụ thể được
liệt kê. Nhiều quốc gia có nền trọng tài phát triển cũng tán đồng quan điểm hạn chế sự
can thiệp tiêu cực của Toà án, không chỉ giới hạn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
quy định pháp luật, mà còn trong cách giải thích, áp dụng và thực thi. Theo báo cáo của
Uỷ ban Tư vấn về Luật Trọng tài Vương quốc Anh thì hiện nay, các Toà án đã có xu
hướng ít can thiệp vào tố tụng trọng tài hơn trước đây và chủ yếu là để hỗ trợ thay vì cản
trở tố tụng trọng tài (Uỷ ban Tư vấn về Luật Trọng tài Vương quốc Anh, 1996, tr. 280).
Theo Thẩm phán VK Rajah của Toà án Tối cao Singapore tại Diễn đàn Trọng tài
Singapore tháng 01 năm 2010, chưa có một PQTT quốc tế nào bị huỷ ở Singapore trong
suốt thập kỷ trước, và Cơ quan tư pháp Singapore (bao gồm Toà án) sẽ tiếp tục hỗ trợ tố
tụng trọng tài theo mọi phương thức mà luật quy định (Croft, 2013). Tại Pháp, nhiều
trường hợp phán quyết đã bị huỷ ở quốc gia ban hành nhưng vẫn được Toà án quốc gia
Pháp ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Pháp62. Có thể thấy, không chỉ các quy
định pháp luật mà ngay cả cách tiếp cận của Toà án đối với hoạt động tố tụng TTTM
61
“Kinh nghiệm nước ngoài như trường hợp của Argentina hay UAE cho thấy việc sửa đổi pháp luật về trọng tài là một trong những
biện pháp được ưu tiên để thu hút đầu tư nước ngoài…” (Đỗ Văn Đại, 2021, tr. 28)
62
Nigeria (NNPC) v. IPCO (Nigeria) Ltd. [2008] EWCA Civ 1157; China Agribusiness Development Corporation v. Balli Trading
[1998] 2 Lloyd's Rep 76; China Nanhai Oil Joint Service Corporation Shenzhen Branch v. Gee Tai Holdings Co. Ltd. [1995] 2 HKLR
215;…
84

cũng phản ánh thái độ và mức độ ủng hộ trọng tài của một quốc gia.
Trên cơ sở đó, một trong những định hướng quan trọng và cơ bản để hoàn thiện quy
định pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật đối với vai trò của Toà án trong
hoạt động TTTM là hạn chế sự can thiệp tiêu cực của Toà án trên cả hai phương diện quy
định pháp luật và thực tiễn nhằm củng cố và tạo dựng hình ảnh, uy tín của TTTM Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới.
3.2. Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật và tăng cường vai trò của Toà án
đối với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam
Từ những phân tích ở Chương 2 kết hợp với định hướng được trình bày trong
Chương 3, một số đề xuất cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật nhằm tăng cường vai trò
của Toà án đối với hoạt động TTTM có thể kể đến bao gồm:
3.2.1. Một số đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Toà án đối
với hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam
a) Về vai trò hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài
Cần bổ sung quy định Toà án hướng dẫn các bên đưa tranh chấp ra trọng tài. Như
đã phân tích tại Chương 2, hiện nay pháp luật trọng tài Việt Nam còn chưa có quy định
về việc Toà án hướng các bên đưa tranh chấp ra trọng tài, dẫn đến thực trạng các Toà án
có cách giải quyết không thống nhất với nhau và không phù hợp với tình tiết vụ tranh
chấp. Do vậy, Điều 6 Luật TTTM 2010 cần sửa đổi theo hướng sau: “Trong trường hợp
các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án
phải từ chối thụ lý và hướng dẫn các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, trừ
trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện
được.” Cụ thể hơn, Toà án có thể cung cấp thông tin của trung tâm trọng tài cho các bên
trong trường hợp các bên đã có thoả thuận lựa chọn một trung tâm trọng tài cụ thể; hoặc
căn cứ vào khoản 5 Điều 43 Luật TTTM 2010 để cung cấp danh sách thông tin của các
trung tâm trọng tài đang hoạt động tại Việt Nam cho nguyên đơn lựa chọn trong trường
hợp thoả thuận của các bên không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không xác định trung
tâm trọng tài cụ thể.
b) Về vai trò chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc
85

Thứ nhất, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi trọng tài
viên vụ việc duy nhất của các bên tại khoản 4 Điều 42 Luật TTTM 2010 như sau:
“Đối với vụ tranh chấp do HĐTT vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ
do các thành viên còn lại của HĐTT quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại
của HĐTT không quyết định được, HĐTT chỉ gồm một Trọng tài viên duy nhất hoặc nếu
các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói
trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một
Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.”
Thứ hai, bổ sung văn bản hướng dẫn về nghĩa vụ tuyên bố về tính độc lập, khách
quan, vô tư của trọng tài viên vụ việc do Toà án chỉ định. Thực tế tại các trung tâm trọng
tài thường trực cho thấy, khi được các bên chọn hoặc được Chủ tịch trung tâm chỉ định,
trọng tài viên phải hoàn thiện bản tuyên bố về tính độc lập, vô tư, khách quan theo mẫu
đã được trung tâm nghiên cứu và soạn thảo sẵn. Thông qua bản tuyên bố này, trọng tài
viên sẽ được “dẫn dắt” để thực hiện nghĩa vụ tuyên bố tất cả các thông tin có thể dẫn đến
xung đột lợi ích với các bên trong tranh chấp, đồng thời xác nhận ưu tiên dành khả năng
và thời gian cho việc giải quyết vụ tranh chấp, từ đó giúp quá trình giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và không bị trì hoãn.
Tương tự, để các trọng tài viên vụ việc thực hiện tốt nghĩa vụ tuyên bố, TANDTC
cần phối hợp với các trung tâm trọng tài thường trực để nghiên cứu và soạn thảo mẫu bản
tuyên bố trọng tài viên, trong đó có đầy đủ những thông tin cần phải tuyên bố trên cơ sở
quy định của pháp luật và nhu cầu thực tiễn. Mẫu bản tuyên bố không có giá trị bắt buộc
sử dụng nhưng sẽ là hướng dẫn hữu ích để các bên trong tranh chấp, trọng tài viên và các
Toà án tham khảo. Các bên có thể thoả thuận để thêm hoặc bớt nội dung cần tuyên bố so
với mẫu này sao cho phù hợp với bản chất vụ tranh chấp. Đồng thời, việc quy định chặt
chẽ về nghĩa vụ tuyên bố đối với trọng tài viên vụ việc thông qua bản tuyên bố cũng cung
cấp căn cứ để các thành viên còn lại của HĐTT hoặc Toà án xem xét trong trường hợp có
yêu cầu thay đổi trọng tài viên.
c) Về vai trò áp dụng BPKCTT
86

Cần xem xét bổ sung quy định về thẩm quyền áp dụng BPKCTT đối với TTTM
không có địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam nhưng có tài sản cần áp dụng
BPKCTT tại Việt Nam. Trên thực tế, thẩm quyền tương tự đối với áp dụng biện pháp bắt
giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết tranh chấp hàng hải đã được quy định trong khoản 1
Điều 130 Bộ luật Hàng hải 2015 và được các Toà án thực thi nhiều trên thực tế. Khoản 2
Phương án 2 Điều 5 Dự thảo 2 Luật áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện; thủ tục bắt
giữ tàu biển, tàu bay hiện đang được Uỷ ban Tư pháp Quốc hội xúc tiến soạn thảo và
hoàn thiện cũng theo hướng ghi nhận thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt giữ tàu biển của
Toà án Việt Nam bất kể địa điểm giải quyết tranh chấp, miễn là tàu biển cần áp dụng
BPKCTT đang hoạt động hàng hải tại Việt Nam63.
Do vậy, để hỗ trợ hoạt động TTTM nước ngoài và phù hợp với thông lệ quốc tế
được ghi nhận tại Điều 17J Luật Mẫu, các nhà làm luật cần xem xét mở rộng thẩm quyền
của Toà án áp dụng cả các BPKCTT khác ngoài bắt giữ tàu biển đối với TTTM không có
địa điểm giải quyết tranh chấp trong lãnh thổ Việt Nam.
d) Về vai trò thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng
Thứ nhất, sửa đổi quy định về điều kiện để Toà án hỗ trợ thu thập chứng cứ và triệu
tập người làm chứng. Theo quy định của Luật TTTM 2010, Toà án chỉ tiếp nhận yêu cầu
thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng trong trường hợp HĐTT hoặc các bên đã
áp dụng mọi cách thức và khả năng cho phép mà vẫn không tự mình thu thập được chứng
cứ; hoặc nếu xét thấy việc vắng mặt của người làm chứng được triệu tập gây cản trở đến
quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, quy định này đã gây khó khăn cho Toà án
trong việc xem xét, xác định trên thực tế do không có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng
điều kiện. Hơn nữa, những điều kiện trên cũng tạo ra sự khắt khe không cần thiết khi
buộc Toà án can thiệp sâu vào hoạt động xét xử của HĐTT để xem xét, đánh giá khả
năng thu thập chứng cứ của HĐTT, các bên và mức độ cần thiết của việc triệu tập người
làm chứng. Trong khi đó, HĐTT với tư cách là những người trực tiếp tham gia xét xử vụ
việc, được tiếp cận với hồ sơ, tài liệu và tình tiết tranh chấp mới có đầy đủ cơ sở để xác

63
“2. Tòa án có quyền bắt giữ tàu biển để bảo đảm cho khiếu nại hàng hải kể cả trong trường hợp các bên trong hợp đồng đã thoả
thuận lựa chọn Toà án của một quốc gia khác hoặc lựa chọn Trọng tài để giải quyết khiếu nại hàng hải đó hoặc thoả thuận lựa chọn
pháp luật của một quốc gia khác để áp dụng cho hợp đồng đó.” Xem thêm tại: https://luatvietnam.vn/tu-phap/du-thao-luat-ap-dung-
bien-phap-khan-cap-tam-thoi-truoc-khi-khoi-kien-thu-tuc-172494-d10.html.
87

định những vấn đề liên quan đến thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng. Và chỉ
khi HĐTT thấy việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng là thực sự cần thiết để
giải quyết tranh chấp hiệu quả, HĐTT mới làm đơn yêu cầu. Do vậy, để không tạo ra sự
trì hoãn trong quá trình giải quyết tranh chấp khi Toà án phải dành thời gian đánh giá lại
những vấn đề vốn đã được HĐTT xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng, cũng như hạn chế sự can
thiệp không cần thiết của Toà án đối với hoạt động TTTM, giảm thiểu gánh nặng cho Toà
án, cần sửa đổi quy định này theo hướng loại bỏ các điều kiện để Toà án hỗ trợ thu thập
chứng cứ và triệu tập người làm chứng trong trường hợp bên yêu cầu là HĐTT.
Thứ hai, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục và chế tài trong trường hợp người
làm chứng đã được Toà án hỗ trợ triệu tập nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính
đáng. Do pháp luật trọng tài Việt Nam hiện hành chưa có quy định về trình tự, thủ tục và
chế tài trong trường hợp này dẫn đến tình trạng HĐTT cảm thấy không quá tin tưởng khi
yêu cầu Toà án hỗ trợ triệu tập người làm chứng.
Theo chế định về người làm chứng trong tố tụng Toà án được quy định tại BLTTDS
2015, trường hợp người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt không có lý
do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở hoạt động xét xử thì Thẩm phán hoặc Hội
đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên toà trừ trường hợp
người làm chứng là người chưa thành niên (khoản 8 Điều 78 BLTTDS 2015). Như vậy,
Luật TTTM 2010 có thể xem xét bổ sung quy định tương tự về việc dẫn giải người làm
chứng nhằm tăng tính răn đe, từ đó góp phần gia tăng hiệu quả thực hiện vai trò hỗ trợ
triệu tập người làm chứng của Toà án trong thực tiễn.
e) Về vai trò huỷ PQTT
Thứ nhất, bổ sung cơ chế phúc thẩm, giám đốc thẩm quyết định giải quyết yêu cầu
huỷ PQTT. Trong khi quyết định của Toà án sơ thẩm về việc giải quyết yêu cầu công
nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài có thể phải trải qua thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm; thì quyết định của Toà án về việc giải quyết yêu cầu huỷ PQTT trong nước lại là
quyết định cuối cùng, không thể kháng cáo, kháng nghị. Điều này không chỉ tạo ra sự
phân biệt đối xử giữa PQTT trong nước và PQTT nước ngoài không phù hợp với tinh
thần chung của CƯNY (Lê Nguyễn Gia Thiện, 2016), mà còn dẫn đến tình trạng nhiều
88

quyết định giải quyết yêu cầu huỷ PQTT của các Toà án địa phương chưa thực sự thuyết
phục do không có cơ chế giám sát hay xem xét lại. Do vậy, việc bổ sung quy định về cơ
chế giám đốc thẩm đối với quyết định giải quyết yêu cầu huỷ PQTT là hết sức cần thiết.
Cơ chế xem xét lại quyết định sơ thẩm đối với vấn đề này theo thủ tục phúc thẩm hoặc
giám đốc thẩm cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia, như Điều 1500
BLTTDS Pháp.
Thứ hai, bổ sung quy định về những sai sót HĐTT được phép khắc phục trong
PQTT để loại bỏ căn cứ huỷ PQTT. Như đã phân tích tại Chương 2, pháp luật trọng tài
Việt Nam đã thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với Luật Mẫu khi cho phép HĐTT được sửa
chữa, bổ sung PQTT nhằm loại bỏ căn cứ huỷ PQTT. Tuy nhiên, cơ chế khắc phục sai sót
này lại không được áp dụng nhiều trong thực tiễn do chưa có hướng dẫn cụ thể về những
nội dung mà HĐTT được sửa chữa, dẫn đến tình trạng tỷ lệ huỷ PQTT vẫn còn cao.
Để khắc phục bất cập này, cần bổ sung quy định về các nội dung mà HĐTT được
phép sửa chữa và khắc phục, bao gồm những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm
lẫn hoặc tính toán sai, hoặc những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng
chưa được ghi nhận trong PQTT.
f) Về vai trò công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài
Thứ nhất, sửa đổi khái niệm về “trọng tài nước ngoài” và “PQTT nước ngoài”.
Tiêu chí để PQTT nước ngoài được giải quyết theo thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi
hành theo pháp luật trọng tài Việt Nam là chỉ những phán quyết chấm dứt tố tụng trọng
tài, giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và được ban hành bởi trọng tài nước ngoài
(nghĩa là luật điều chỉnh tố tụng trọng tài hoặc luật thành lập tổ chức trọng tài là pháp luật
nước ngoài). Mặc dù hệ thống tiêu chí này không phải là không tương thích với CƯNY
(Đỗ Văn Đại, 2017b, tr. 421), nhưng thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập trong quá trình
áp dụng mà đa phần bắt nguồn từ sự chênh lệch, khác biệt giữa pháp luật trọng tài Việt
Nam với CƯNY và xu hướng lập pháp trên thế giới. Chẳng hạn, các PQTT nước ngoài
được yêu cầu công nhận và cho thi hành không phải lúc nào cũng là phán quyết cuối
cùng bởi trên thực tiễn, CƯNY và pháp luật của nhiều quốc gia đã và đang thừa nhận giá
trị hiệu lực của nhiều loại phán quyết khác như phán quyết sơ bộ hoặc phán quyết một
89

phần. Ngoài ra, trong khi CƯNY và nhiều quốc gia đều chỉ quy định quốc tịch là tiêu chí
xác định yếu tố “nước ngoài” của PQTT; thì pháp luật trọng tài Việt Nam lại làm phát
sinh trường hợp PQTT được tuyên bởi trọng tài trong nước ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn
chưa thể thống nhất là PQTT trong nước hay nước ngoài, khiến cho cả Toà án và các bên
tranh chấp đều gặp khó khăn khi áp dụng pháp luật. Như vậy, việc sửa đổi quy định về
định nghĩa trọng tài nước ngoài và PQTT nước ngoài tại Điều 3 Luật TTTM 2010 theo
hướng phù hợp với Điều I CƯNY sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình hình thực tiễn tại
Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích nêu trên, người viết đề xuất sửa đổi định nghĩa về
trọng tài nước ngoài và PQTT nước ngoài như sau:
Điều 3 Luật TTTM 2010:
“10. PQTT là quyết định của HĐTT giải quyết toàn bộ hoặc một phần nội dung vụ
tranh chấp.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật
trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp.
12. PQTT nước ngoài là phán quyết được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc
được ban hành bởi Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận
lựa chọn.”
Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng và giải thích các quy định liên
quan đến việc công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài. Trong khi các quy định về
xem xét yêu cầu huỷ PQTT trong nước đã được giải thích và hướng dẫn cụ thể tại Nghị
quyết 01/2014 thì cho đến nay, tức là hơn 20 năm gia nhập CƯNY, vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể và có giá trị ràng buộc về việc áp dụng và giải thích các quy định pháp
luật có liên quan đến công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài, như: trình tự nộp đơn,
nguyên tắc xét đơn, các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài,...
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định giải thích căn cứ từ chối công nhận và cho thi
hành PQTT do “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Mặc dù Điều
14 Nghị quyết 01/2014 đã đưa ra khái niệm về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam, tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng cho việc xem xét yêu cầu huỷ PQTT chứ không
phải công nhận và cho thi hành. Thậm chí, khái niệm này cũng chưa thực sự rõ ràng, dẫn
90

đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các Toà án. Hơn nữa, việc quy định các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là một căn cứ xem xét công nhận và cho thi
hành PQTT là chưa phù hợp với tinh thần chung của CƯNY khi sử dụng thuật ngữ “trật
tự công cộng”.
Hầu hết Toà án tại các quốc gia có hệ thống trọng tài phát triển đều đưa ra cách hiểu
khác thống nhất về khái niệm “trật tự công cộng”. Theo Toà án tối cao Thuỵ Sĩ, trật tự
công cộng “bao hàm các nguyên tắc pháp lý cơ bản, sự chệch khỏi chính sách đó được
coi là trái với hệ thống pháp luật và kinh tế của Thuỵ Sĩ”. Trong khi Toà án Đức cho
rằng PQTT sẽ vi phạm “chính sách công” nếu nó mâu thuẫn với khái niệm cơ bản về
công lý, đối lập với tiêu chuẩn đạo đức hoặc mâu thuẫn với các nguyên tắc giá trị quốc
gia hoặc kinh tế cơ bản nhất, thì Toà án Bỉ định nghĩa “trật tự công cộng gồm một đạo
luật liên quan đến các lợi ích thiết yếu của quốc gia hoặc của toàn bộ xã hội hoặc trong
phạm vi luật tư, một đạo luật nêu rõ các yêu cầu về pháp lý cơ bản nhất là cơ sở của trật
tự kinh tế và đạo đức của xã hội” (Phạm Minh Thắng, 2012, tr. 80). Như vậy, có thể rút
ra điểm chung trong cách hiểu về trật tự công cộng giữa các quốc gia, đó là những
nguyên tắc pháp lý cơ bản liên quan đến lợi ích thiết yếu của quốc gia mà những nguyên
tắc này góp phần hình thành hệ thống pháp luật, trật tự kinh tế và đạo đức xã hội của
quốc gia đó.
Trên tinh thần cố gắng tương thích với pháp luật trọng tài nước ngoài và quốc tế,
Dự thảo 1 Nghị quyết Hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về thủ tục công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Toà án cấp sơ
thẩm đã đưa ra cách hiểu về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam tại khoản 2
Điều 22. Theo đó, một PQTT nước ngoài được coi là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam nếu: (i) Việc công nhận phán quyết đó làm xâm phạm chủ quyền, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng; (ii) Phán
quyết được tuyên trên cơ sở cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ; và (iii) Phán quyết
không ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự về cách thức giải quyết
tranh chấp. Theo quan điểm của người viết, quy định trong Dự thảo Nghị quyết là đúng
đắn và phù hợp, bởi nó đã khiến cho khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
91

Việt Nam” tiệm cận với cách hiểu của các quốc gia phát triển về trọng tài, cũng như tinh
thần của CƯNY về khái niệm “trật tự công cộng”. Do đó, quy định trên của Dự thảo
Nghị quyết cũng nên được áp dụng đối với cả trường hợp huỷ PQTT trong nước do trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam tại Điều 68 Luật TTTM 2010 để đảm
bảo tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật.
3.2.2. Một số đề xuất tăng cường vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài
thương mại tại Việt Nam
Thứ nhất, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đổi mới tư duy của các thẩm
phán về TTTM theo hướng hạn chế sự can thiệp tiêu cực của Toà án vào hoạt động
TTTM. Như đã phân tích tại Chương 2, một trong những lý do dẫn đến việc thực hiện vai
trò của Toà án đối với hoạt động TTTM tại Việt Nam chưa hiệu quả là do Toà án Việt
Nam chưa có hiểu biết và kinh nghiệm về trọng tài, chưa thực sự ủng hộ trọng tài. Trong
khi đó, trọng tài chỉ có thể phát triển khi mối quan hệ giữa Toà án với trọng tài thực sự
gắn kết.
Như vậy, trong thời gian tới, phù hợp với khoản 7 Điều 2 Nghị định 63/2011/NĐ-
CP, Bộ Tư pháp và TANDTC cần phối hợp với các ban ngành liên quan tăng cường tổ
chức, thực hiện các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về TTTM cho các
thẩm phán, cán bộ chuyên trách. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng có thể được triển
khai thông qua các dự án hỗ trợ cải cách tư pháp được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và
nên tập trung ưu tiên trước hết ở những Toà án cấp cao, cấp sơ thẩm tại các thành phố lớn
thường xuyên tiếp nhận yêu cầu về trọng tài như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh để đảm bảo nhu cầu của các bên tranh chấp. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận
đào tạo một cách thụ động, các thẩm phán cũng cần tăng cường tham gia vào những diễn
đàn quốc tế, như Nhóm làm việc số II về Trọng tài và Hoà giải của UNCITRAL, Uỷ ban
quốc gia của ICC, CIArb, ICCA,... để có cơ hội tự trau dồi năng lực chuyên môn và tiếp
cận với những nội dung mới nhất của luật trọng tài và hoà giải quốc tế.
Thứ hai, thiết lập hệ thống Toà án chuyên trách giải quyết các yêu cầu liên quan
đến TTTM. Thực tiễn cho thấy, đa phần các yêu cầu về trọng tài thường được thụ lý và
giải quyết tại Toà án của các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
92

Minh; trong khi nhiều Toà án cấp địa phương khác rất hiếm khi thực hiện các vai trò của
Toà án đối với hoạt động TTTM, do vậy đội ngũ thẩm phán thường không có kinh
nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích, áp dụng pháp luật trọng tài. Do đó,
việc phân công cho TAND Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
chuyên trách thụ lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến trọng tài sẽ góp phần giảm
thiểu tình trạng hiểu và áp dụng sai pháp luật, đồng thời tăng cường hiệu quả của công
tác quản lý nhà nước.
Thứ ba, xây dựng cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả đối với việc giải quyết các
yêu cầu liên quan đến TTTM tại các Toà án địa phương. Trong trường hợp đề xuất thiết
lập hệ thống Toà chuyên trách nêu trên chưa thể thực thi, việc xây dựng một cơ chế quản
lý và giám sát cũng góp phần hạn chế tình trạng các Toà án địa phương áp dụng pháp luật
tuỳ tiện, từ đó hướng tới thống nhất cách giải quyết chung cho các Toà án đối với những
vụ việc trọng tài có tính chất tương tự. Cơ chế quản lý và giám sát có thể được thực hiện
ở những khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh công tác thống kê, báo cáo nội bộ định kỳ liên quan đến kết quả thụ lý và
giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện vai trò của Toà án trong hoạt
động TTTM. Hiện nay, Bộ Tư pháp và TANDTC mới chỉ giám sát việc thụ lý và
giải quyết các yêu cầu về TTTM tại các Toà án cấp sơ thẩm dựa trên Cơ sở dữ liệu
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết
của trọng tài nước ngoài và báo cáo thường niên theo mẫu 4B dành cho các vụ việc
kinh doanh thương mại nói chung, chứ chưa có báo cáo, thống kê theo từng loại
việc như yêu cầu triệu tập người làm chứng, yêu cầu chỉ định trọng tài viên vụ
việc,... Điều đó khiến cho công tác giám sát, quản lý của Bộ Tư pháp và TANDTC
diễn ra không thường xuyên, liên tục và chưa bám sát với hoạt động thực tiễn của
Toà án tại từng địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Tư pháp cần phối hợp
với TANDTC để thống nhất mẫu báo cáo thống kê, tổng kết mới dành riêng cho
hoạt động TTTM tại Toà án để có thể nắm bắt kịp thời và sát sao những khó khăn,
bất cập trong hoạt động xét xử tại các Toà án địa phương, từ đó đề ra chỉ đạo,
hướng dẫn nhanh chóng, đúng đắn, phù hợp; đồng thời có cơ sở đề xuất hoàn thiện
93

và sửa đổi pháp luật.


- Không chỉ dừng ở số liệu thống kê và báo cáo định kỳ, Bộ Tư pháp và TANDTC
cần thường xuyên tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm định kỳ để tạo
điều kiện cho đại diện thẩm phán tại các Toà án địa phương được trực tiếp trình bày
những thuận lợi và khúc mắc trong quá trình giải thích, áp dụng pháp luật liên quan
đến vai trò của Toà án đối với hoạt động TTTM, đồng thời tham gia đóng góp ý
kiến cho việc hoàn thiện và sửa đổi pháp luật.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Bộ Tư pháp, Toà án
với cơ quan thi hành án dân sự trong giải quyết các yêu cầu liên quan đến TTTM. Để
thực hiện hiệu quả vai trò của Toà án trong hoạt động TTTM không chỉ là nhiệm vụ của
một cơ quan chuyên môn mà đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành liên
quan. Sự phối hợp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thống nhất nhận thức chung về TTTM. Như đã đề cập tại Chương 2, pháp luật trọng
tài Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sửa đổi và hoàn thiện, nhiều vấn đề chưa có
quy định hoặc quy định chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu, giải thích và áp dụng pháp
luật của Toà án và các cơ quan chuyên môn khác không thống nhất. Do vậy, việc
đẩy mạnh tổ chức các hội thảo liên ngành giữa Bộ Tư pháp, Toà án và cơ quan thi
hành án dân sự với các trung tâm TTTM trong và ngoài nước nhằm hướng tới thống
nhất nhận thức chung trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến TTTM nhằm
hạn chế mâu thuẫn trong quá trình thực thi pháp luật trong bối cảnh hiện nay là hết
sức cần thiết. Trên cơ sở thống nhất nhận thức chung của các cơ quan chuyên môn
về trọng tài, Việt Nam từng bước xây dựng hình ảnh một quốc gia ủng hộ trọng tài.
Một số nội dung trước mắt cần đẩy mạnh phối hợp, thống nhất bao gồm: tôn trọng
tính độc lập của tổ chức trọng tài; tổ chức tập huấn, phổ biến và nâng cao kiến thức
cho Thẩm phán về Luật TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014; ban hành những chính
sách khuyến khích sự phát triển của trọng tài, góp phần tạo dựng một môi trường
pháp lý thân thiện với trọng tài (Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Thu Trang,
2015, tr. 11).
- Phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong việc
94

giải quyết các yêu cầu về TTTM. Theo quy định của BLTTDS 2015, Toà án có thẩm
quyền giải quyết các yêu cầu liên quan đến TTTM và Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm
thực hiện công tác quản lý nhà nước về trọng tài. Để việc thực hiện các vai trò của
Toà án đối với TTTM được diễn ra hiệu quả, Toà án và Bộ Tư pháp cần có sự phân
công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và chặt chẽ. Chẳng hạn, liên
quan đến việc chỉ định trọng tài viên vụ việc, ngoài việc thường xuyên cập nhật và
công bố danh sách trọng tài viên của các trung tâm trọng tài, Bộ Tư pháp cần thống
kê và cung cấp thêm thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và lĩnh
vực chuyên môn của các trọng tài viên để Toà án có thể dễ dàng hơn trong việc chỉ
định và thay thế trọng tài viên vụ việc phù hợp. Trong việc giải quyết yêu cầu công
nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài, Toà án và Bộ Tư pháp với tư cách cùng là
các đơn vị tiếp nhận đơn yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ trong việc thụ lý và chuyển
đơn yêu cầu; kiểm tra, rà soát và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ yêu cầu;... Trong khi
đó, Bộ Tư pháp cần phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc rà soát các quốc gia
thường xuyên có hoạt động hợp tác quốc tế với Việt Nam, lập và liên tục cập nhật
danh sách các quốc gia áp dụng nguyên tắc có đi có lại,... Hơn nữa, hiện nay vai trò
của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết các yêu cầu về TTTM còn khá mờ nhạt trong
khi khối lượng công việc của Toà án thường xuyên quá tải, dẫn đến hiệu suất và
hiệu quả thụ lý và giải quyết yêu cầu không cao. Do vậy, việc phân công lại nhiệm
vụ cho các cơ quan chuyên môn một cách hợp lý cũng cần được quan tâm và chú
trọng. Chẳng hạn, có thể xem xét để Bộ Tư pháp là đầu mối duy nhất tiếp nhận và
thụ lý tất cả các yêu cầu về công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài, góp phần
giảm thiểu gánh nặng cho Toà án.
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu công bố quyết định của Toà án giải
quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động TTTM. Hiện nay, nhằm thực hiện Đề án Phát
triển án lệ của TANDTC theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012, các bản
án, quyết định của Toà án đã và đang dần được cập nhật trên cổng thông tin điện tử về án
lệ và công bố bản án của TANDTC. Tuy nhiên, việc cập nhật này vẫn chưa được thực
hiện đầy đủ và đều đặn, đặc biệt là đối với những quyết định giải quyết yêu cầu liên quan
95

đến hoạt động TTTM. Do vậy, Bộ Tư pháp và TANDTC cần đẩy mạnh việc hoàn thiện
cơ sở dữ liệu này trong thời gian sớm nhất để góp phần minh bạch hoá pháp luật; tạo
nguồn tham khảo quý giá cho các bên liên quan tìm hiểu, nghiên cứu trước, trong và sau
khi yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc trọng tài; nâng cao chất lượng xét xử tại các
Toà án; tạo điều kiện để các thẩm phán học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, từ đó hạn
chế việc giải thích và áp dụng pháp luật không thống nhất, đồng bộ.
Kết luận Chương 3
Từ những hạn chế của pháp luật và bất cập trong thực tiễn thực hiện vai trò của Toà
án đối với hoạt động TTTM đã được phân tích tại Chương 2, người viết đưa ra một số
định hướng và đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và tăng cường vai trò
của Toà án. Theo đó, cần hoàn thiện quy định pháp luật trọng tài Việt Nam theo hướng
đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong nước và phù hợp với sự phát triển
chung của pháp luật quốc tế, cam kết quốc tế. Ngoài ra, một trong những định hướng
quan trọng trong quá trình sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cũng như giải thích, áp
dụng pháp luật về vai trò Toà án là ủng hộ trọng tài, hạn chế sự can thiệp tiêu cực của
Toà án đối với tố tụng trọng tài. Từ đó góp phần hình thành và duy trì mối quan hệ đối
tác gắn kết giữa Toà án và tọng tài, giúp phát huy tối đa các ưu thế của phương thức giải
quyết tranh chấp trọng tài để giảm thiểu gánh nặng cho Toà án.
Trên cơ sở cụ thể hoá những định hướng đã nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số giải
pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong Luật TTTM 2010, Nghị quyết
01/2014, BLTTDS 2015 và các văn bản quy định chế định khác; cũng như các đề xuất
nhằm cải thiện và tận dụng nguồn nhân lực, vật lực của Toà án và các cơ quan chuyên
môn khác một cách hợp lý, hiệu quả. Việc triển khai tốt các kiến nghị trên sẽ góp phần
khắc phục bất cập hiện hữu của việc thực hiện vai trò Toà án trong hoạt động TTTM tại
Việt Nam, giúp tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao vị
thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
96

KẾT LUẬN
Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài diễn ra ngày càng sôi động nhờ có
những đặc điểm phù hợp với quan hệ kinh doanh thương mại và ưu điểm vượt trội hơn so
với Toà án. Tuy nhiên, trọng tài trong mọi hoàn cảnh không thể tách rời Toà án. Sở dĩ
như vậy không chỉ đơn thuần vì mục đích quản lý nhà nước; mà còn vì đặc trưng của
trọng tài là HĐTT không nhân danh nhà nước, không được trao quyền lực nhà nước nên
có thể dẫn đến tình trạng chính các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba có liên quan đến tranh
chấp cố tình lợi dụng điều này để không thiện chí hợp tác, làm cho tố tụng trọng tài bị trì
hoãn, không thể thực hiện được. Mặc dù sự can thiệp của Toà án trong tố tụng trọng tài là
một yếu tố khách quan không thể tránh khỏi, song sự can thiệp này cũng chỉ được thực
hiện trong những giới hạn do pháp luật quy định, nhằm đảm bảo rằng sự can thiệp của
Toà án chỉ đem lại lợi ích cho hoạt động tố tụng trọng tài.
Tại Việt Nam, cơ chế hỗ trợ của Toà án theo từng giai đoạn trước, trong và sau tố
tụng trọng tài được thể hiện thông qua các vai trò gồm: (i) Hỗ trợ thi hành thoả thuận
trọng tài; (ii) Chỉ định và thay đổi trọng tài viên vụ việc; (iii) Áp dụng BPKCTT; (iv) Thu
thập chứng cứ; (v) Triệu tập người làm chứng; (vi) Đăng ký PQTT vụ việc; (vii) Xem xét
quyết định của HĐTT về thoả thuận trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực
hiện được, thẩm quyền của HĐTT; (viii) Huỷ PQTT; và (ix) Công nhận và cho thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều quan điểm cho rằng các vai trò
này nên được phân chia thành nhóm vai trò hỗ trợ và nhóm vai trò giám sát, song trên cơ
sở những phân tích ở cả góc độ lý luận và thực tiễn, có thể kết luận rằng cách chia nhóm
theo các giai đoạn của tố tụng trọng tài sẽ phù hợp và sát sao hơn.
Qua quá trình tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn giải
thích, áp dụng pháp luật trong một số vụ việc cụ thể, đồng thời thực hiện so sánh với
pháp luật trọng tài nước ngoài và quốc tế, có thể thấy bên cạnh những điểm tiến bộ so với
giai đoạn Pháp lệnh TTTM 2003 còn hiệu lực, vấn đề thực hiện vai trò của Toà án đối
với hoạt động TTTM tại Việt Nam hiện nay vẫn tồn đọng nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề
còn chưa có quy định hoặc quy định mơ hồ, không rõ ràng, không dự liệu được đầy đủ
các trường hợp trong thực tiễn hoặc thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa những văn bản
97

pháp luật khác nhau, không tương thích với chuẩn mực quốc tế được ghi nhận trong hai
văn kiện pháp lý quan trọng là CƯNY và Luật Mẫu. Sự thiếu hoàn thiện về mặt luật pháp
khiến cho việc áp dụng trên thực tiễn cũng vấp phải nhiều khó khăn. Các Toà án có cách
giải quyết chưa thoả đáng, chưa thuyết phục hoặc không thống nhất, làm ảnh hưởng đến
uy tín của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng TTTM tại Việt Nam. Trong đó đáng chú
ý, tỷ lệ huỷ PQTT trong nước và từ chối công nhận, cho thi hành PQTT nước ngoài còn
rất cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế này chủ yếu do quy định pháp luật chưa hoàn thiện hoặc do đội ngũ thực thi có
tư duy chưa phù hợp về trọng tài, có năng lực chuyên môn trọng tài chưa đảm bảo.
Chính vì vậy, nghiên cứu đã nỗ lực đề ra một số định hướng, đề xuất nhằm tập
trung khắc phục những bất cập nổi cộm trong các văn bản pháp luật liên quan và hướng
tới cải thiện bộ máy quản lý, chất lượng nguồn nhân lực của Toà án khi tham gia giải
quyết các yêu cầu về trọng tài. Đây đều là những định hướng cơ bản và tương thích với
pháp luật quốc tế, những đề xuất có khả năng thực thi trong thực tiễn, cần được các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan xem xét, triển khai nghiêm túc, hiệu quả để nhanh
chóng cải thiện chất lượng tố tụng trọng tài tại Việt Nam, qua đó góp phần đẩy mạnh thu
hút đầu tư, phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. Allahhi Nahal, 2016, The Optimization of Court Involvement in International
Commercial Arbitration, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Manchester.
2. Andrew Tweeddale và Keren Tweeddale, 1999, A Practical Approach to
Arbitration Law, NXB Blackstone.
3. Ball Markham, 2006, The Essential Judge: The Role of the Courts in a System of
National and International Commercial Arbitration, Tạp chí Arbitration
International, số 22(1), tr. 73-94.
4. Blackaby Nigel, Partasides QC Constantine, Redfern Alan và Hunter Martin,
2015, Redfern and Hunter on International Arbitration, 6th ed., NXB Oxford
University.
5. Bucher Andreas và Tschanz Pierre-Yves, 1989, International Arbitration in
Switzerland, NXB Basle: Helbing & Lichtenhahn.
6. Burger Warren E., 1982, Isn't There a Better Way?, Tạp chí American Bar
Association Journal, số 68(3), tr. 274-277.
7. Charles C. Correll, Jr. và Ryan J. Szczepanik, 2013, No Arbitration is an Island:
The Role of Courts in Aid of International Arbitration, Tạp chí World Arbitration &
Mediation Review, số 6(3).
8. Charles Uwimana Kwitonda, 2017, A Legal Analysis of the Competence-
Competence Doctrine under Arbitration Jurisdiction, Luận văn Thạc sỹ Luật học,
Đại học Kigali Independent.
9. China Agribusiness Development Corporation v. Balli Trading [1998] 2 Lloyd's
Rep 76.
10. China Nanhai Oil Joint Service Corporation Shenzhen Branch v. Gee Tai Holdings
Co. Ltd. [1995] 2 HKLR 215.
11. Chukwumerije Okezie, 1999, Judicial Supervision of Commercial Arbitration, Tạp
chí Arbitration International, số 15(2), tr. 171-191.
12. Cộng hoà Liên bang Đức, 2013, Bộ luật Tố tụng Dân sự.
99

13. Cộng hoà Liên bang Đức, 2011, Luật Trọng tài.
14. Cộng hoà Pháp, 2011, Bộ luật Tố tụng Dân sự.
15. Cộng hoà Pháp, 2016, Bộ luật Dân sự.
16. Cộng hoà Singapore, 2002, Đạo luật Trọng tài.
17. Cộng hoà Singapore, 2002, Đạo luật Trọng tài Quốc tế.
18. Cộng hoà Ý, 1994, Bộ luật Tố tụng Dân sự.
19. Công ước về Công nhận và Cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài 1958.
20. Croft Clyde, 2013, Judicial Intervention in Asia Pacific Region, The UNCITRAL-
MOJ-KCAB Joint Conference: Arbitration Reform in the Asia Pacific Region:
Opportunities and Challenges, ngày 11-12/11/2013, Seoul, Hàn Quốc.
21. Daniel Angualia, 2010, The Role of Domestic Courts in International Commercial
Arbitration. Truy cập tại:
<https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1674760> ngày 30 tháng 4
năm 2021.
22. Foldenauer Aaron, 2014, Big Risks and Disadvantages of Arbitration vs. Litigation.
Truy cập tại:
<https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:6ixvrxOsQrsJ:https://silo
.tips/download/big-risks-and-disadvantages-of-arbitration-vs-
litigation+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn> ngày 22 tháng 4 năm 2021.
23. Gaillard Emmanuel và Savage John, 1999, Fouchard Gaillard Goldman on
International Commercial Arbitration, NXB Wolters Kluwer.
24. Gary B. Born, 1994, International Commercial Arbitration in United States Courts,
NXB Wolters Kluwer.
25. Gary B. Born, 2012, International Arbitration: Law and Practice, 2nd ed., NXB
Wolters Kluwer.
26. Haisley Stephanie Alia, 2016, Enhancing Judicial Institutions: Enhancing
Economic Development, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Duke University
School of Law.
27. Hassneh Insurance Co of Israel v Stuart J Mew [1993] 2 Lloyd's Rep 243.
100

28. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, 2021, Module 5.1
International Commercial Arbitration. Truy cập tại:
<https://unctad.org/system/files/official-document/edmmisc232add38_en.pdf> ngày
10 tháng 4 năm 2021.
29. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, 1990, Đạo luật Trọng tài Liên bang.
30. Horvath Gunther J., 2001, The Duty of the Tribunal to Render an Enforceable
Award, Tạp chí The Journal of International Arbitration, số 18(2), tr. 135-158.
31. Jones Doug, 2011, Commercial Arbitration in Australia, 1st ed., NXB Thomson
Reuters.
32. Karaha Bodas Co. v. Perusahaan Pertambangan Minyak Dan Gas Bumi Negara
[2004] 364 F.3d 274, 288 (5th Cir. 2004)
33. Kartuzov Mikhail, 2015, Advantages and Disadvantages of International
Commercial Arbitration in Comparison to Litigation and Other Means of Dispute
Resolution, Tạp chí European Political and Law Discourse, số 2(3), tr. 64-68.
34. Kenton Maurice và Hirst Peter, 2015, Advantages of International Commercial
Arbitration. Truy cập tại: <https://www.mondaq.com/uk/international-trade-
investment/416416/advantages-of-international-commercial-arbitration> ngày 22
tháng 4 năm 2021.
35. Lew Julian, 2009, Does National Court Involvement Undermine the International
Arbitration Processes?, Tạp chí American University International Law Review, số
24(3), tr. 489-537.
36. Lew Julian, Mistelis Loukas A. và Kroll Stefan, 2003, Comparative International
Commercial Arbitration, NXB Wolters Kluwer.
37. Liên minh Châu Âu, 2012, Regulation (EU) No 1215/2012 of the European
Parliament and of the Council of 12 December 2012 on jurisdiction and the
recognition and enforcement of judgments in civil and commercial matters.
38. Lurie John, 2010, Court Intervention in Arbitration: Support or Interference?, Tạp
chí Arbitration: The International Journal of Arbitration, Mediation and Dispute
Management, số 76(3), tr. 447-453.
101

39. Moses Margaret L., 2008, The Principles and Practice of International Commercial
Arbitration, 2nd ed., NXB Cambridge University.
40. Mustill Michael, 1993, Part III: Comments and Conclusions, ICC International
Court of Arbitration: Conservatory Provisional Measures in International
Arbitration.
41. Nguyễn Mạnh Dũng và Đặng Vũ Minh Hà, 2017, The Asia-Pacific Arbitration
Review 2017 - Vietnam. Truy cập tại:
<https://globalarbitrationreview.com/review/the-asia-pacific-arbitration-
review/2017/article/vietnam> ngày 22 tháng 6 năm 2021.
42. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thu Trang và Nguyễn Thị Mai Anh, 2020, The
Asia-Pacific Arbitration Review 2021 - Vietnam. Truy cập tại:
<https://globalarbitrationreview.com/review/the-asia-pacific-arbitration-
review/2021/article/vietnam#endnote-003> ngày 22 tháng 6 năm 2021.
43. Nigeria (NNPC) v. IPCO (Nigeria) Ltd. [2008] EWCA Civ 1157
44. Paparella Christopher, Ben-Asher Justin và Amadeo Julie, n.d., International
Arbitration 2021 - USA. Truy cập tại:
<https://www.globallegalinsights.com/practice-areas/international-arbitration-laws-
and-regulations/usa> ngày 05 tháng 5 năm 2021.
45. Phòng Thương mại Quốc tế, 2017, ICC Arbitrator Statement Acceptance,
Availability, Impartiality and Independence form (English version). Truy cập tại:
<https://iccwbo.org/publication/icc-arbitrator-statement-acceptance-availability-
impartiality-independence-form/> ngày 15 tháng 5 năm 2021.
46. Phòng Thương mại Quốc tế, 2021, Arbitration Rules. Truy cập tại:
<https://iccwbo.org/dispute-resolution-services/arbitration/rules-of-arbitration/>
ngày 30 tháng 4 năm 2021.
47. Phòng Thương mại Quốc tế, 2021, Note to Parties and Arbitral Tribunals on the
Conduct of the Arbitration – 01-01-2021 (English version). Truy cập tại:
<https://iccwbo.org/publication/note-parties-arbitral-tribunals-conduct-arbitration/>
ngày 25 tháng 5 năm 2021.
102

48. Phòng Thương mại Quốc tế, n.d., Costs and Payments. Truy cập tại:
<https://iccwbo.org/dispute-resolution-services/arbitration/costs-and-payments/>
ngày 22 tháng 3 năm 2021.
49. Poudret Jean-Francois và Besson Sebastien, 2007, Comparative Law of
International Arbitration, NXB Sweet & Maxwell.
50. Redfern Alan và Hunter Martin, 2009, Law and Practice of International
Commercial Arbitration, 5th ed., NXB Sweet & Maxwell.
51. Sutton David St John, Gill Judith và Gearing Matthew, 2007, Russell on
Arbitration, 23rd ed., NXB Sweet & Maxwell.
52. Toà án Trọng tài Quốc tế London, 2020, Arbitration Rules. Truy cập tại:
<https://www.lcia.org/Dispute_Resolution_Services/lcia-arbitration-rules-
2020.aspx> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
53. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, 1985, Analytical Commentary on Draft Text of a
Model Law on International Commercial Arbitration A/CN.9/264. Truy cập tại:
<https://digitallibrary.un.org/record/85728> ngày 31 tháng 5 năm 2021.
54. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore, n.d., Code of Ethics for Arbitrators. Truy
cập tại: <https://siac.org.sg/our-rules/code-of-ethics-for-an-arbitrator> ngày 30
tháng 4 năm 2021.
55. Tsakatoura Anastasia, 2002, The Immunity of Arbitrators. Truy cập tại:
<http://www.inter-lawyer.com/lex-e-scripta/articles/arbitrators-immunity.htm>
ngày 22 tháng 4 năm 2021.
56. Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế, 1985, Yearbook 1985, Tập
XVI, tr.446-53.
57. Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế, 2006, Luật Mẫu về Trọng tài
thương mại quốc tế.
58. Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế, 2013, Arbitration Rules.
Truy cập tại:
<https://uncitral.un.org/en/texts/arbitration/contractualtexts/arbitration> ngày 30
tháng 4 năm 2021.
103

59. Uỷ ban Tư vấn về Luật Trọng tài Vương quốc Anh, 1996, The Departmental
Advisory Committee on Arbitration Law, Tạp chí Arbitration International, số 13(1),
tr. 275-316.
60. Viện Trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm, 2017, Arbitration Rules. Truy
cập tại: <https://sccinstitute.com/our-services/rules/> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
61. Viện Trọng tài của Phòng Thương mại Stockholm, n.d., What's the Procedure?.
Truy cập tại: <https://sccinstitute.com/our-services/arbitration/whats-the-
procedure/> ngày 22 tháng 3 năm 2021.
62. Viện Trọng tài Quốc tế, 2011, CIArb Costs of International Arbitration Survey
2011. Truy cập tại: <https://www.iaa-network.com/wp-
content/uploads/2017/01/CIArb-Cost-of-International-Arbitration-Survey.pdf> ngày
30 tháng 4 năm 2021.
63. Vương quốc Anh, 1996, Đạo luật Trọng tài.
64. Vương quốc Thuỵ Điển, 1999, Luật Trọng tài.
65. William Park, 1997, Determining Arbitral Jurisdiction: Allocation of Tasks between
Courts and Arbitrators, Tạp chí The American Review of International Arbitration,
số 8(2), tr. 135-168.
66. Wolaver Earl S., 1934, The Historical Background of Commercial Arbitration, Tạp
chí University of Pennsylvania Law Review and American Law Register, số 83(2),
tr. 132-146.
67. Yu Hong-lin, 1988, Total Separation of International Commercial Arbitration and
National Court Regime, Tạp chí Journal of International Arbitration, số 15(2), tr.
145-166.
68. Yudistiana Febie, n.d., Court’s Involvement in International Commercial
Arbitration Still Holds a Significant Factor. Truy cập tại:
<https://www.academia.edu/25792666/COURTS_INVOLVEMENT_IN_INTERN
ATIONAL_COMMERCIAL_ARBITRATION_STILL_HOLDS_A_SIGNIFICAN
T_FACTOR> ngày 20 tháng 5 năm 2021.
69. Zekos Georgios, 1999, Problems of Applicable Law in Commercial and Maritime
104

Arbitration, Tạp chí Journal of International Arbitration, số 16(4), tr.173-183.


70. Zekos Georgios, 2004, The Role of Courts in Commercial & Maritime Arbitration
under US, Greek and English Law, Tạp chí Managerial Law, số 46(2), tr. 1-310.
B. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
71. Bạch Thị Lệ Thoa, 2009, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của
Toà án, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14(151), tr. 23-29.
72. Bộ Chính trị, 2005, Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
73. Bộ Chính trị, 2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020.
74. Bộ Chính trị, 2011, Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế.
75. Bùi Xuân Hải, 2015, Luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng huỷ phán quyết
trọng tài ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(88)/2015,
tr. 19-25.
76. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, 2012, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC phê duyệt
Đề án “Phát triển án lệ của Toà án nhân dân tối cao”.
77. Chính phủ, 1994, Nghị định của Chính phủ số 116-CP về tổ chức và hoạt động của
Trọng tài kinh tế.
78. Chính phủ, 2004, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
79. Chính phủ, 2011, Nghị định số 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.
80. Chính phủ, 2017, Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
81. Chủ tịch nước, 1995, Pháp lệnh số 42-L/CTN về việc công nhận và thi hành tại Việt
105

Nam quyết định của trọng tài nước ngoài.


82. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, n.d., Cơ sở dữ liệu công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Truy cập tại: <https://moj.gov.vn/tttp/Pages/dlcn-va-th-tai-Viet-
Nam.aspx?fbclid=IwAR0D8tAfCxqb3b3H3mZIEsMzacr7CGVL7WSvH857sfwJof
2IoLjb6zqVW7g> ngày 25 tháng 5 năm 2021.
83. Đặng Hoàng Oanh, 2009, Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công
nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ
việc TYCO. Truy cập tại: <http://vibonline.com.vn/bao_cao/nhung-van-de-ton-tai-
trong-phap-luat-va-thuc-tien-cong-nhan-va-thi-hanh-tai-viet-nam-quyet-dinh-cua-
trong-tai-nuoc-ngoai-thu-nhin-tu-vu-viec-tyco> ngày 24 tháng 4 năm 2021.
84. Đỗ Văn Đại, 2017 A, Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình
luận, tập 1, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
85. Đỗ Văn Đại, 2017 B, Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình
luận, tập 2, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
86. Đỗ Văn Đại, 2021, Sửa đổi Luật Trọng tài thương mại để Việt Nam là nước theo
Luật Mẫu, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01(140)/2021, tr. …
87. Dương Văn Hậu, 2019, Bàn về sự phân biệt giữa Toà án và trọng tài. Truy cập tại:
<https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-su-phan-biet-giua-toa-an-
va-trong-tai> ngày 10 tháng 4 năm 2021.
88. Hội đồng Chính phủ, 1963, Nghị định số 59-CP ban hành bản điều lệ tổ chức Hội
đồng Trọng tài Ngoại thương.
89. Hội đồng Chính phủ, 1964, Nghị định số 153-CP ban hành bản điều lệ tổ chức Hội
đồng Trọng tài hàng hải Việt Nam.
90. Hội đồng Thẩm phán TANDTC, 2014, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng
dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.
91. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 2016, Quyết định số
17/2016/KDTM/GĐT ngày 10/11/2016.
92. Hội đồng Trọng tài Thương mại Quốc tế, 2011, Hướng dẫn của ICCA về diễn giải
106

Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho Thẩm phán. Truy cập tại:
<https://cdn.arbitration-icca.org/s3fs-
public/document/media_document/icca_guide_ny_convention_bilingual_version_pr
inted-mar2016.pdf> ngày 03 tháng 6 năm 2021.
93. Huỳnh Quang Thuận, 2017, Trao đổi bài viết “Sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt
động trọng tài thương mại”. Truy cập tại: <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-
xu/trao-doi-bai-viet-su-ho-tro-cua-toa-an-doi-voi-hoat-dong-trong-tai-thuong-mai>
ngày 15 tháng 5 năm 2021.
94. Lê Hải Long, 2019, Pháp luật và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết
của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội.
95. Lê Nguyễn Gia Thiện, 2016, Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài. Truy cập tại:
<http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208701> ngày 15
tháng 6 năm 2021.
96. Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Thu Trang, 2015, Thực trạng sử dụng trọng tài
thương mại tại Việt Nam. Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài.
Truy cập tại: <http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2015/03/20150831-Du-thao-
Tham-Luan-tong-ket-thi-hanh-Luật TTTM-updated-clean.pdf> ngày 15 tháng 6
năm 2021.
97. Nguyễn Mạnh Dũng, 2021, Kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế về Huỷ phán quyết
trọng tài. Truy cập tại:
<https://www.academia.edu/45677558/Kinh_nghi%E1%BB%87m_v%C3%A0_th
%E1%BB%B1c_ti%E1%BB%85n_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%B
B%81_H%E1%BB%A7y_ph%C3%A1n_quy%E1%BA%BFt_tr%E1%BB%8Dng_
t%C3%A0i_International_experience_and_practice_of_setting_aside_arbitral_awar
ds> ngày 03 tháng 6 năm 2021.
98. Nguyễn Ngọc Diệp, 2016, Mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại và Toà
án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại
107

học Luật Hà Nội.


99. Nguyễn Thị Dung và Lê Hương Giang, 2011, Bình luận một số nội dung mới trong
Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Tạp chí Luật học, số 6(133), tr. 9-16.
100. Phạm Duy Nghĩa, 2008, Pháp luật trọng tài ở Việt Nam: Quá trình phát triển và
các vấn đề đặt ra. Truy cập tại: <http://vibonline.com.vn/bao_cao/phap-luat-trong-
tai-o-viet-nam-qua-trinh-phat-trien-va-cac-van-de-dat-ra-ts-pham-duy-nghia> ngày
22 tháng 4 năm 2021.
101. Phạm Minh Thắng, 2012, Trật tự công cộng – Công cụ cản trở việc thi hành phán
quyết của trọng tài nước ngoài, Tạp chí Luật học, Đặc san giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế 10/2012, tr. 80-86.
102. Phan Gia Quý, 2017, Sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại.
Truy cập tại: <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/su-ho-tro-cua-toa-an-
doi-voi-hoat-dong-trong-tai-thuong-mai> ngày 15 tháng 5 năm 2021.
103. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2018, Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) 2018. Truy cập tại: <https://pcivietnam.vn/uploads//VN-Bao-cao-
dai-PCI/Bao-cao-PCI-2018.pdf> ngày 10 tháng 4 năm 2021.
104. Quốc hội, 2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11.
105. Quốc hội, 2005, Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11.
106. Quốc hội, 2005, Luật Thương mại số 36/2005/QH11.
107. Quốc hội, 2010, Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12.
108. Quốc hội, 2014, Luật Tổ chức Toà án nhân dân số 62/2014/QH13.
109. Quốc hội, 2015, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
110. Quốc hội, 2015, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015.
111. Quốc hội, 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13.
112. Thủ tướng Chính phủ, 1993, Quyết định số 204-TTg về tổ chức Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam.
113. Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, 2020, Thông báo trả lại đơn số 03/TB-TA ngày
07/01/2020.
114. Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 2012, Quyết định số 07/2012/QĐST-TTTM
108

ngày 13/12/2012.
115. Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 2013, Quyết định số 03/2013/QĐ-BPKCTT
ngày 22/02/2013.
116. Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 2018, Quyết định số 02/2018/QĐ-KDTM ngày
25/01/2018.
117. Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 2019, Quyết định số 07/2019/QĐ-PQTT ngày
18/7/2019.
118. Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, 2019, Quyết định số 08/2019/QĐ-PQTT ngày
25/7/2019.
119. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Quyết định số 107/2012/QĐST-
KDTM ngày 08/02/2012.
120. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Quyết định số 1598/2012/KDTM-
QĐ ngày 31/10/2012.
121. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Quyết định số 21/2012/QĐ-
BPKCTT ngày 17/02/2012.
122. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, Bản án số 471/2014/DS-PT ngày
07/4/2014.
123. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Quyết định số 1112/2015/QĐ-
CĐTTV ngày 30/9/2015.
124. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Quyết định số 1161/2015/QĐ-
PQTT ngày 23/10/2015.
125. Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương, 2014, Quyết định số 175/QĐ-TA ngày
14/7/2014.
126. Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2013, Quyết định số 08/QĐ-BPKCTT ngày
02/8/2013.
127. Toà án nhân dân tối cao và World Bank Group, 2017, Sổ tay pháp luật về trọng tài
và hoà giải, NXB Thanh niên.
128. Toà án nhân dân tối cao, 2014, Vai trò của Toà án đối với hoạt động trọng tài
thương mại.
109

129. Toà án nhân dân tối cao, 2015, Công văn số 07/TANDTC-KHXX về việc thi hành
pháp luật trọng tài thương mại ngày 13/01/2015.
130. Toà án nhân dân tối cao, 2017, Dự thảo 2 Luật áp dụng BPKCTT trước khi khởi
kiện; thủ tục bắt giữ tàu biển, tàu bay. Truy cập tại:
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-ap-dung-bien-phap-
khan-cap-tam-thoi-truoc-khi-khoi-kien-thu-tuc-bat-giu-tau-bien-tau-bay-2017-
338486.aspx> ngày 25 tháng 6 năm 2021.
131. Toà án nhân dân tối cao, 2019, Dự thảo 1 Nghị quyết hướng dẫn thủ tục công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam đối với phán quyết của Trọng tài nước ngoài và bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Truy cập tại:
<http://vibonline.com.vn/du_thao/du-thao-nghi-quyet-huong-dan-thu-tuc-cong-
nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-doi-voi-phan-quyet-cua-trong-tai-nuoc-ngoai-
va-ban-quyet-dinh-dan-su-cua-toa-nuoc-ngoai> ngày 25 tháng 6 năm 2021.
132. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, 2011, Quyết định số
51/2011/KD-TMPT ngày 24/3/2011.
133. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, Bản án
số 363/2006/DSPT ngày 07/9/2006.
134. Trần Anh Tuấn, 2017, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp.
135. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2015, Quy tắc đạo đức Trọng tài viên của
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số: 384/QĐ-
VIAC ngày 15/05/2015). Truy cập tại: <https://www.viac.vn/quy-tac-dao-duc-trong-
tai-vien> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
136. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2017, Quy tắc tố tụng trọng tài. Truy cập
tại: <https://www.viac.vn/quy-tac-trong-tai.html> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
137. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2019, Tố tụng trọng tài: Toà án phải hỗ trợ
đắc lực. Truy cập tại: <https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/to-tung-trong-tai-toa-an-
phai-ho-tro-dac-luc-n378.html> ngày 22 tháng 5 năm 2021.
138. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp
110

năm 2018. Truy cập tại: <https://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-


quyet-tranh-chap-nam-2018-s32.html> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
139. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp
năm 2019. Truy cập tại: <https://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-
quyet-tranh-chap-nam-2019-s31.html> ngày 30 tháng 4 năm 2021.
140. Tưởng Duy Lượng, 2016, Bình luận Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Trọng tài thương
mại và thực tiễn xét xử, NXB Tư pháp.
141. Tưởng Duy Lượng, n. d., Những trường hợp Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc thu
thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng theo quy định tại Điều 46 và 47 Luật
Trọng tài thương mại. Truy cập tại:
<http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_
cateid=1751909&item_id=103010656&article_details=1> ngày 28 tháng 5 năm
2021.
142. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 2003, Pháp lệnh Trọng tài thương mại số
08/2003/PL-UBTVQH11.
143. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao, 2014, Thực tiễn giải quyết yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài của
Toà án nhân dân - Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện, Hội nghị Tổng kết 20 năm
thực hiện Công ước New York 1958, Hà Nội, ngày 21/11/2014.

You might also like