Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

1
Điều 1: Năm hình phạt
1. Xuy hình (đánh roi), có năm bậc:
Từ 10 đến 50 roi, chia làm 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi, tùy theo tội mà
thêm bớt. Xử tội này có thể kèm theo phạt tiền, biếm chức, hoặc chỉ xử riêng tội này.
Đàn ông, đàn bà đều phải chịu. Về tội đồ, lưu chỉ đàn bà phải chịu.
2. Trượng hình (đánh trượng), có năm bậc:
Từ 60 đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng,
100 trượng, tùy theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm
chức, hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu.
3. Đồ hình, có ba bậc:
Từ thuộc đinh đến khao đinh thứ phụ đến tang thất phụ là một bậc.
Từ tượng phường binh đến xuy thất tỳ là một bậc.
Từ chủng điền binh đến thung thất tỳ là một bậc.
Theo tội mà thêm bớt.
a) Dịch đinh (thuộc đinh, quân đinh, xã đinh, khao đinh); dịch phụ (thứ phụ, viên
phụ, tang thất phụ).
Đàn ông phạm tội nhẹ thì đánh 80 trượng, có quan chức thì đồ làm thuộc đinh các
viện, hay quân đinh ở bản sảnh; dân thì đồ làm xã đinh ở bản xã; phạm tội nặng thì
đánh 80 trượng, đồ làm dịch đinh bắt phải làm việc. Đàn bà phạm tội nhẹ thì đánh 50
roi, dân thì đồ làm thứ phụ ở làng, vợ các viên chức thì đồ làm viên phụ; phạm tội
nặng thì đánh 50 roi, đồ làm tang thất phụ, bắt phải làm việc.
b) Tượng phường binh; xuy thất tùy.
Đàn ông thì đánh 80 trượng, thích vào cổ 2 chữ, đồ làm tượng phường binh, bắt phải
làm việc. Đàn bà thì đánh 50 roi, thích vào cổ 2 chữ, đồ làm xuy thất tỳ, bắt phải làm
việc.
c) Chủng điền binh; thung thất tỳ.
Đàn ông thì đánh 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ, đồ làm chủng điền binh, bắt đeo
xiềng, đày làm việc ở Diễn Châu. Đàn bà thì đánh 50 roi thích vào cổ 4 chữ, đồ làm
thung thất tỳ, bắt phải làm việc.
4. Lưu hình, có ba bâ ̣c:
Từ châu gần đến châu xa, chia làm bâ ̣c, tùy theo tô ̣i mà tăng giảm.
a) Châu gần: Đàn ông đánh 90 trượng, thích vào mă ̣t 6 chữ, bắt phải đeo xiềng, đày
đi làm viê ̣c ở các nơi Nghê ̣ An, Hà Hoa. Đàn bà đánh 50 roi, thích vào mă ̣t 6 chữ,
không phải đeo xiềng, bắt phải làm viê ̣c, các tô ̣i dưới đây cũng theo như thế.
b) Châu ngoài: Đánh 90 trượng, thích vào mă ̣t 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi
làm viê ̣c ở những xứ Bố Chính.
c) Châu xa: Đánh 100 trượng, thích vào mă ̣t 10 chữ, bắt đeo xiềng ba vòng, đày đi
làm viê ̣c ở các xứ Cao Bằng.
5. Tử hình, có 3 bậc:
Thắt cổ, chém;
Chém bêu đầu;
Lăng trì.
Điều 2: Mười tội ác (thập ác)
1. Mưu phản, là mưu mô làm nguy đến xã tắc.
2. Mưu đại nghịch, là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm, cung điện nhà vua.

2
3. Mưu chống đối, là mưu phản nước theo giặc.
4. Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em,
ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng.
5. Bất đạo, là giết một nhà ba người không đáng tội chết, giết người chặt thay ra
từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê.
6. Đại bất kính, là ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng; làm giả ấn tín của
vua; chế thuốc ngự không theo đúng phương thuốc, bao gói đề lầm; nếu ngự thiền
phạm vào những món ăn cấm; không giữ gìn thuyền ngự cho được chắc chắn; chỉ
trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng lễ bầy tôi.
7. Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng
thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng,vui chơi ăn mặc như thường; nghe
thấy tang ông bà, cha mẹ mà giấu, không cử ai; nói dối là ông bà cha chết.
8. Bất mục, là giết hay bán những người trong họ từ hàng phải để tang 3 tháng trở
lên, đánh đập và tố cáo chồng, cùng những họ hàng từ tiểu công trở lên.
9. Bất nghĩa, là giết quan chủ quản và các quan đương chức tại nhiệm; giết thầy học;
nghe thấy tin chồng chết mà “không cử ai” lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là
cải giá.
10. Nội loạn, là gian dâm với người trong họ từ hàng tiểu công trở lên, cùng nàng
hầu của ông cha.
Điều 3: Tám điều được nghị xét giảm tô ̣i (bát nghị).
1. Nghị thân, là tôn thất từ hàng đản miếu trở lên; họ hàng thái hâ ̣u từ hàng phải để
tang ty ma; họ hoàng hâ ̣u từ tiểu công trở lên.
2. Nghị cố, là người cố cựu.
3. Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn.
4. Nghị năng, là những người có tài năng lớn.
5. Nghị công, là những người có công huân lớn.
6. Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên
tản chức hay có tước từ nhị phẩm trở lên.
7. Nghị cần, là những người cần cù, chăm chỉ.
8. Nghị tân, là những người con cháu các triều trước.
Điều 4: Phàm những người thuộc vào tám điều nghị xét giảm tội trên này, mà phạm
tử tội, thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử thế nào, làm
thành bản tâu, dâng lên vua để vua xét định (cơ quan nghị án chỉ xét tình nghị tội cho
đúng với pháp luật mà không được quyết định). Từ tội lưu trở xuống thì được giảm
một bậc, nếu phạm tội thập ác thì không theo luật này.
Điều 5: Những bà phi của hoàng thái tử từ đại công trở lên mà phạm tử tội, thì cũng
phải thành bản tâu dâng lên vua xét định, từ tội lưu trở xuông được giảm một bậc, nếu
tội thập ác, giết người, gian dâm, trộm cắp trong cung cấm, ăn hối lộ làm trái phép, thì
không theo luật này.
Điều 6: Những người thuộc nghị thân mà phạm tội thì họ tôn thất, họ hoàng thái hậu
đều được miễn những tội đánh roi, đánh trượng, thích mặt; họ hoàng hậu thì được
chuộc bằng tiền.
Điều 14: Những quan viên quân dân phạm tội nếu vì sự sơ xuất lầm lỗi, từ tội lưu
trở xuống thì cho chuộc bằng tiền.

3
Điều 16: Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, cùng những người bị
phế tâ ̣t, phạm từ tô ̣i lưu trở xuống đều cho chuô ̣c bằng tiền, pham tô ̣i thâ ̣p ác thì
không theo luâ ̣t này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống, cùng những người bị ác tâ ̣t,
phạm tô ̣i phản nghịch, giết người đáng phải tô ̣i chết thì cũng phải tâu để vua xét định,
ăn trô ̣m và đánh người bị thương thì cho chuô ̣c, còn ngoài ra thì không bắt tô ̣i. Từ 90
tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tô ̣i chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào
xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật
ấy phải bồi thường. Nếu ai xét ra tình trạng đáng thương, hay tài năng đáng tiếc thì
đặc cách cho được khỏi phải thích mặt.
Điều 17: Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác,
thì xử tội theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật, thì cũng thế. Khi ở
nơi bị đồ mà già cả tàn tật, thì cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới
phát giác, thì xử tội theo luật khi còn nhỏ.
Điều 18: Phạm tội chưa bị phát giác mà tự thú trước, thì được tha tội. Phạm tội thập
ác và giết người thì không theo luật này. Phạm tội nhẹ đã bị phát giác mà lại thú cả tội
nặng nữa, nhân hỏi về tội đương xét mà lại thú thêm các tội khác nữa, thì được tha cả
mọi tội. Phạm tội thập ác và giết người thì không theo luật này…
Điều 19: Phàm ăn trộm tài vật của người mà sau lại tự thú với người mất của, thì
cũng coi như là thú ở cửa quan.
Điều 21: Tiền chuộc tội bị xử đánh trượng – Mỗi trượng, quan tam phẩm thì phải
chuộc 5 tiền; tứ phẩm 4 tiền; ngũ phẩm, lục phẩm 3 tiền; thất phẩm, bát phẩm 2 tiền;
cửu phẩm, thứ dân 1 tiền.
Điều 23: Tiền chuộc tội biếm mỗi hạng, quan nhất phẩm phải chuộc 100 quan, nhị
phẩm 75 quan, tam phẩm 50 quan, tứ phẩm 30 quan, ngũ phẩm 25 quan, lục thất
phẩm 20 quan, bát cửu phẩm 15 quan, dân đinh, nô tỳ 10 quan. Còn các quan viên
được tập ấm mà chưa có tước phẩm gì, thì cũng được ấm lệ mà giảm một bậc…
Điều 24: Tiền chuộc bị thích chữ vào mặt (vào cổ cũng vậy) mỗi chữ, tam phẩm
chuộc 2 quan, tứ phẩm 1 quan 5 tiền, ngũ phẩm một quan, lục phẩm 7 tiền, thất phẩm
6 tiền, bát cửu phẩm 5 tiền (thứ dân cũng thế).
Điều 47: Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt sự
phạm tội vì lẫm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không câu nệ hợp với
ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý
không kể tội nhẹ”.
Điều 74: Những người bán ruô ̣ng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tô ̣i chém.
Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài thì bị tô ̣i chém. Quan
phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc. Quan lộ, huyện, trấn cố ý
dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì bị xử biếm hay phạt.
Điều 75: Những người đem binh khí và các thứ thuốc có thể chế hỏa pháo, hỏa tiễn
bán cho nước ngoài…đều phải tô ̣i chém… Bán da trâu, các thứ gân, các thứ sừng để
làm binh khi, kể số vâ ̣t giá đáng 10 quan thì lưu đi châu ngoài…
Điều 76: Những người đem mắm muối bán ra nước ngoài, thì bị xử lưu đi châu xa…
Nếu đem gỗ lim, vàng sống, vỏ quế, trân châu, ngà voi bán cho thuyền buôn nước
ngoài, thì bị tô ̣i biếm ba tư…
Điều 99: … Người giấu sách vở đem vào trường thi phải phạt 80 trượng.

4
Điều 100: NN đầu tiên ở VN hình thành là kết quả trực tiếp từ sự đấu tranh giai cấp:
Quá trình phân hóa xã hôi diễn ra một cách chậm chạp; mâu thuẫn giai cấp giữa các
tầng lớp trng xã hội có nảy sinh nhưng chưa đến mức gay gắt, không thể điều hòa
được; do điều kiện tự nhiên: nhu cầu của nền kinh tế nông nghiệp; vị trí địa lý và nhu
cầu thôn tính: thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm
hơn của nhà nước.
Điều 100: Các giai đoạn của chính thể quân chủ VN: xác lập: Ngô đinh tiền lê; củng
cố: Lý trần hồ; phát triển: lê sơ; suy vong: lê trung hưng; phát triển đỉnh cao: nguyễn;
sụp đổ: phong kiến nửa thực dân.
Điều 101: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô- Đinh- Tiền Lê
Tổ chức đơn giản: được củng cố và xác lập trên nền tảng dựa vào sức mạnh quân
đội, bạo loạn của nhà nước; đảm bảo uy quyền cho nhà vua
Nặng tính hành chính – quân sự: mang tính chất quân quản; sự thống nhất giữa đơn
vị hành chính và tổ chức quân đội
Hình thức chính thể: quân chủ tuyệt đối: đứng đầu là vua; nắm toàn bộ quyền lực
nhà nước; trong các lĩnh vực quân đội, ngoại giao, quốc phòng.
Điều 102: Tuyển chọn quan lại thời ngô đinh tiền lê
Các võ tướng từng tham gia các cuộc kháng chiến; hoàng tử; văn thân được cất nhắc
lên giữ các vị trí thân cận với vua
Điều 103: Tổ chức bộ mấy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ: quân chủ trung ương tập
quyền. Thời Lý phật giáo là quốc giáo
Nhà nước có tính quý tộc- thân vương: Lý – Trần: tuyển chọn quan lại chủ yếu là
vương hầu quý tôc; trần: kết hôn nội tộc để duy trì sự thuần nhất dòng họ.
Hình thức chính thể: quân chủ tuyệt đối
Nhà Trần- Hồ tồn tại chế độ lưỡng đầu: không là biểu hiện của chế độ quân chủ hạn
chế: thái thượng hoàng có chức năng tư vấn cho nhà vua; nhà vua nắm quyền lập –
hành- tư pháp
Điều 104: Tuyển chọn quan lại thời lý trần hồ
Lý: công thần khai quốc; khoa cử; vương hầu quý tộc; Trần: vương hầu quý tộc; Hồ:
chú trọng khoa cử
Điều 105: Pháp luật thời Lý – Trần- Hồ. Tính giai cấp thời Trần: khuyến khích hôn
nhân đồng huyết, cận huyết trong tộc nhưng trong xã hội không được kết hôn đồng
huyết, cận huyết: làm trái bị chém.
Chuộc tội bằng tài sản; nguyên tắc truy cứu TN HS tập thể; thập ác tội
Điều 106: Tổ chức bộ máy thời Lê sơ trước cải cách Lê Thánh Tông:
Tổ chức BMNN thời kì đầu mang tính quý tộc thân vương: giống nhà Trần: nhà Lê
mới giành được đất nước nên chưa có thời gian đủ để thực hiện các bước thay đổi lớn
Quyền lực bị phân tán bởi thế lực quý tộc hoàng tộc, địa phương có xu hướng thoán
quyền: các chức quan được tuyển chọn từ tầng lớp quý tộc; Chức năng quản lý ở cấp
đạo: Hành khiển; Tổng quản: Tổng quản phụ trách quân đội; quản lý hành chính, thu
thuế, xét xử là do Hành khiển đảm nhiệm.
Nặng hành chính quân sự: Đơn vị hành chính thống nhất với đơn vị quân sự
Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên tắc tản
quyền: sai: vua nắm toàn bộ quyền lực với tính tập quyền ngày càng cao.

5
Tổ chức chính quyền cấp Đạo thời kì đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ chức
theo nguyên tắc: “ trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”: sai:
tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương thời kì đầu Lê sơ mang tính chất quân sự, tính
quyền quân quản. được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền với trung ương: ở cấp đạo
đều có cơ quan phụ trách mọi hoạt động: quân đội, quản lý hành chính, thu thuế, xét
xử.
Điều 107: Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông:
Xây dựng theo nguyên tắc tôn quân quyền:quyền lực tập trung tuyệt đối
Trên cơ sở 3 nguyên tắc: tập quyền, tản quyền : giao quyền hành cho nhiều cơ quan,
pháp chế
Điều 107: Ở địa phương: áp dụng 3 nguyên tắc; hạn chế tự trị và cát cứ địa phương.
Hạn chế quyền lực quá lớn của quan lại, ngăn chặn tình trạng lạm quyền: bãi bỏ
chức quan như tả, hữu tướng quốc do có quyền lực quá lớn, đe dọa đến quyền lực của
vua; giao quyền hành cho nhiều cơ quan, ngăn chặn lạm quyền
Tăng cường kiểm tra, giám sát bộ máy nhà nước: lập 6 khoa tương ứng với 6 bộ để
giám sát nhau. Quyền lực của vua bị hạn chế: quyền hành giao cho nhiều cơ quan –
tránh ôm đồm nhiều việc; thừa nhận tính tự quản ở địa phương. Quan đại thần không
có quyền lực: LTT vô hiệu hóa bằng cách không cho kiêm nhiệm các công việc quan
trọng nên họ chỉ có hàm phẩm cao, không thể can dự vào việc hành chính của triều
đình. Tuyển chọn quan lại: ai cũng có quyền đi thi để cử làm quan.
Điều 108: Tổ chức bộ máy nhà nước địa phương thời Lê Thánh Tông:
Cấp đạo: Tản quyền : thành lập tam ty ; thừa ty: hành chính – tư pháp; Đô ty: quân
sự; hiến ty: giám sát. Vua LTT phân quyền một cách mạnh mẽ cho chính quyền địa
phương: cấp đạo có các quyền lực đầy đủ . Thừa nhận tính tự quản địa phương, nhất
là cấp xã: xã trưởng gồm nhiều người do dân bầu không có quan hệ họ hàng, thông
gia;
Điều 109: Pháp luật thời kì Lê sơ có tính hình sự hóa: đề cao mức độ trừng trị hơn
giáo dục: bất cứ quy tắc ứng xử nào trong điều luật cũng đều gắn chế tài; 1 hành vi vi
phạm có thể chịu một hoặc nhiều hình phạt; hình phạt phân hóa theo loại tội phạm;
tính chất tội phạm; hậu quả, lỗi, các yếu tố nhân thân khác;
Lỗi là không được coi là cơ sở để xem xét phân hóa trách nhiệm hình sự: nguyên
tắc vô luật bất hình: một người chỉ bị coi là tội phạm khi trong luật có quy định tội
danh đõ.
Hình phạt: mang nặng tính giai cấp: nguyên tắc miễn giảm trách nhiệm hình sự
trong trường hợp có địa vị xã hội: có 8 hạng người khi xét xử, quan tòa phải xem xét
giảm nhẹ tội. Hình phạt hà khắc dã man vừa nhân đạo: 1 hành vi vi phạm có thể chịu
một hoặc nhiều hình phạt; có các hình phạt như tử hình, lưu hoặc đồ; nhân đạo: chiếu
cố vì lỗi vô ý; chiếu cố theo tuổi tác, phụ nữ mang thai; khuyết tật,.. Hình phạt mang
tính phổ biến: hầu hết các vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực gì cũng có thể bị xử lý
bằng hình phạt;
Pháp luật dân sự thể hiện tính uu việt nhât: đề cao sự thỏa thuận và bình đẳng
giữa các bên;..
Hợp đồng: ký kết trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc d355, d638 ; nội dung không
trái với quy định pháp luật; quy định rõ ràng với một số hợp đồng phải ký kêt bằng
văn bản: hđ với người mù chữ đ366; hợp đồng mua bán nô tỳ đ363;

6
Thừa kế: thừa nhận sự bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng: khi vợ
đuọcq quyền sở hữu tài sản riêng và cùng chồng đồng sở hữu khối tài sản chung,
được quyền hưởng tài sản của chồng; giữa con trai và con gái: anh em tự chia nhau:
đ388
Hôn nhân gia đình: bảo vệ nữ quyền: cấm anh lấy vợ góa của em; em lấy vợ góa
của anh; được quyền ly hôn khi chồng có lỗi; người chồng không được bỏ vợ khi vợ
có 1 căn cứ trong tam bất khứ;
Chịu ảnh hưởng của chuẩn mực Nho giáo: thừa nhận hôn nhân gia trưởng; đa thê;
phụ hệ.
Hôn nhân không tự nguyện, Không được tự do kết hôn: phải có sự đồng ý của hai
bên cha mẹ: đ314
Điều 110: Tổ chức bộ máy nhà nước nhà Nguyễn: là triều đại phát triển đỉnh cao về
tổ chức quyền lực nhà nước: học hỏi tiếp thu trong tổ chức chính quyền nhà Minh,
nhà Thanh TQ; bài học kinh nghiệm của công cuộc cải cách bộ máy nhà nước của vua
LTTong. Xung đột giữa 2 ý thứ hệ: Nho giáo – Kito giáo. Tổ chức bmnn kế thừa thời
Lê kết hợp mô hình chính quyền quân quản, nặng hành chính – quân sư.
Điều 111: Hoàng đế: quyền lực ở mức “độc tôn đế quyền”; đặt lệ Tứ bất nhằm hạn
chế quân chia quyền lực; bằng pháp luật nhà Nguyễn duy trì quyền cá nhân tuyệt đối
của vua, không chia sẻ, không nhân nhượng or ủy thác; là người duy nhất có quyền
ban hành, sửa đổi, hủy bỏ pháp luật.
Điều 112: Địa phương: 1802 – 1830: trung ương tản quyền và mô hình quân quản:
cấp thành được vua trao quyền theo thế triều định giải quyết việc quân dân, đối nội,
đối ngoại;
1831-1884: chấm dứt phân quyền: thành lập cấp tỉnh thay thế cho cấp thành; trao
quyền tự trị rộng rãi cho làng xã như kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng, pháp đình,
an ninh.
Điều 113: tuyển chọn quan lại: không chuộng người học, chuộng người thân cận,
trung thành, người chống Tây Sơn.
Điều 130: Có tang ông bà, cha mẹ và chồng mà giấu không khóc thì phải tô ̣i đồ làm
khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ. Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mă ̣c đồ
thường và vui chơi đàn hát thì biếm hai tư...
Điều 187: Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người mua bán không
theo đúng cân, thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng mình để mua bán thì xử
tô ̣i biếm hoă ̣c tô ̣i đồ.
Điều 190: Những người thợ làm cái thăng, cái dấu, cái cân, cái thước không đúng
phép, bị tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư. Nếu quan giám đương coi thợ mà không
biết thì bị phạt tiền 10 quan. Người dùng thăng, đấu, cân, thước riêng để bớt của công
thì thêm tội một bậc. Người dùng thăng, đấu, cân, thước để mua bán lấy lợi riêng thì
tô ̣i cũng như tô ̣i ăn trô ̣m.
Điều 191: Những người làm đồ khí dụng giả dối, và vải lụa ngắn hẹp để đem bán,
thì bị tô ̣i xuy đánh 50 roi, biếm mô ̣t tư, hàng hóa phải sung công quỹ. Sự ra đời của
nhà nước phong kiến Tây Âu giữa thế kỉ IV đầu thế kỉ V những ‘man tộc” đã tràn vào
đế quốc Tây La Mã, thế lực suy yếu hoàng đế Lã Mã buộc phải chấp nhận cho những
người man tộc cư trú dưới danh nghĩa bạn đồng minh. Man tộc dành nhiều ưu thế tiến
hành nhiều cuộc xâm chiếm và thực trị cai trị vùng đất La Mã; nhà nước mà người

7
Giéc - manh thành lập trên đất Tây La Mã là nhà nước PK, Thủ lĩnh quân sự đoạt lấy
quyền lwujc được sự ủng hộ của quân đội nên trở thành vua tuyên bố tất cả đất đai
chiếm được đều thuộc sở hữu của vương triều và phong tặng cho tùy tùng của mình
như vậy, nhà nước
Điều 192: PK với hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối hình thành.
Ý nghĩa để thành thị ra đời: thúc đẩy kinh tế, công thương nghiệp phát triển, xóa bỏ
nền kinh tế tự cung tự cấp, tạo nên yếu tố sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện tầng
lớp thị dân có tiềm lực kinh tế, thế lực các lãnh chúa ngày càng suy yếu.
Tại sao thị dân khi đánh đỗ lãnh chúa lại không đánh luôn nhà vua mà lại liên minh
với nhà vua: muốn mượn tay vua thành lập chế độ quân chủ chuyên chế để thống nhất
thị trường pháp luật giúp nền kinh tế ổn định phát triển, tạo tiền đề cho quyền lực thị
dân ngày càng lớn mạnh, sau đó mới quay lại lật đổ nhà vua.
Tại sao quý tộc công thương lại không nắm quyền lực cho riêng mình mà lại sang
cho người nam ở Aten: quý tộc công thương nắm trong tay quyền lực kinh tế, một xã
hội dân chủ là một xã hội kinh tế phát triển, trong xã hội kinh tế ngày càng phát triển,
thế lực của quý tộc công thương ngày càng cao, quý tộc công thương không sợ việc
thu phục người dân, vì nắm trong tay quyền lực kinh tế sẽ nắm trong tay quyền lực
chính trị.
Điều 193: Tổ chức nhà nước Xpac: Hai vua (hai quý tộc người Xpac, có quyền
ngang nhau, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ tối cao, vừa là pháp quan. Là thành viên của hội
đồng trưởng lão không giữ quyền lực tuyệt đối như các ông vua ở phương đông; hội
đồng trưởng lão 30 người (2 vua và 28 vị trưởng lão) có quyền quyết điịnh liên quan
đến vận mệnh của quốc gia, thực chất là cơ quan thể hiện tập trung quyền lực nhà
nước, hội nghị công dân gồm nam công dân tự do từ 30 tuổi trở lên co quyền thông
qua phản đối những hội đồng quyết định của hội đồng trưởng lão mà không được thảo
luận hay góp ý. Hình thức biểu quyết là tiếng thét (mơ hồ, cảm tính, ý kiến không
chính xác). Thực chất quyền lực mang tính hình thức. Hội đồng năm quan giám sát,
giải quyết mâu thuẫn giữa hội đồng trưởng ão và hội nghị công dân.Thực chất đây là
cơ quan lãnh đạo tối cao của nhầ nước có chức năng nhiệm vụ bao trùm lên cơ quan
khác nơi tập trung mọi quyền lực bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của các tầng lớp quý tộc,
chủ nộ và không phân chia quyền lực cho tầng lớp quý tộc mới và tầng lớp bình dân.
Tổ chức nhà nước Aten: Hội nghị công dân là cơ quan thể hiện tiếng nói ý chí của
mọi công dân, cơ quan có thực quyền, là cơ quan quyền lực tối cao toàn thể nam công
dân Aten từ 18 tuổi giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, bầu các chức quan cao
cấp, ban hoặc tước quyền công dân; hội đồng 500 người do hội nghị công dân bầu;
hội đồng 10 tướng lĩnh do hội nghị công dân bầu bằng cách biểu quyết giơ tay thực
hiện chính sách đối ngoại, chỉ huy quân đội chịu sự kiểm soát của hội nghị công dân,
tòa bồi thẩm gồm 6000 thành viên được bầu hằng năm bằng cách bỏ phiếu ở hội nghị
công dân, tất cả công dân từ 30 tuổi trở lên có quyền làm thẩm phán là cơ quan xét xử
và giám sát cao nhất.
Điều 194: Pháp luật phương Đông mang tính trọng hình khinh dân: Trọng hình: nhà
nươc của giai cấp thống trị, dùng hình phạt để trừng trị giai cấp bị trị, nhà nước phi
dân chủ, hình sự hóa quy định dân sự; Khinh dân: ít quy định dân sự; kinh tế phương
đông nhà nước tính chất tự cung tự cấp, người dân không có nhu cầu trao đổi mua bán
vì vậy người dân không hình thành quan hệ xã hội trong dân sự nên không cần luật.

8
Điều 195: Nhà nước phong kiến Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính thể quân
chủ tuyệt đối: Đặc trưng, chính thể quân chủ trung ương tập quyền. phổ biến, bền
vững và ngày càng hoàn thiện, củng cố; nhà nước sử dụng nho giáo làm hệ tư tưởng
thống trị suốt thời kỳ PK và áp dụng tư tưởng pháp trị ở mức độ nhất định kết hợp 2
tư tưởng chính trị trong quá trình cai trị; có lịch sử phát triển lâu đời, liên tục và lãnh
thổ ngày càng mở rộng bằng hoạt động thôn tính và đồng hóa.
Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc tổ chức bộ máy nhà nước và xây dựng
pháp luật ở nhà nước phong kiến Trung Quốc: Tư tưởng căn bản của Nho giáo là
muốn tạo ra một xã hội ổn định trong gia đình, trong nhà nước và trên toàn thế giới.
Nho giáo yêu cầu hành vi của con người trước hết phải dựa vào một hệ thống luân lý,
đạo đức nghiêm ngặt, sau đó mới dựa theo chuẩn mực của pháp luật. Hệ thống luân lý
Nho giáo nhằm trói buộc con người trong mối ràng buộc tam cương (vua-tôi; vợ
-chồng; cha-con) nhằm củng cố trật tự, đẳng cấp PK. Trung quân là cốt lõi của trật tự
xã hội và mọi quan hệ xã hội.
Điều 196: sử dụng các quy định của La mã cổ đại thể hiện sự kém phát triển của
pháp luật Tây Âu
Thời kỳ phong kiến Tây âu trung và mạt kỳ, kinh tế công thương nghiệp phát triển,
làm xuất hiện các quan hệ xã hội mới đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là trong các
lĩnh vực dân sự vì vậy việc áp dụng pháp luật dân sự nhiều nhưng pháp luật Tây Âu
chỉ dẫn chiếu pháp luật La mã chứ chưa kế thừa và phát huy, không có quy định mới
hay hơn, tiến bộ hơn vì vậy pháp luật phong kiến chưa thực sự phát triển.
Điều 197: nguyên nhân về tính không thống nhất của pháp luật phong kiến tây-âu:
Do ra đời và tồn tại gắn liền với quan hệ xã hội phong kiến cùng với tình trạng phân
quyền cát cứ nên pháp luật phong kiến thiếu tính thống nhất do cùng lúc tồn tại pháp
luật lãnh chúa cùng pháp luật nhà vua. Vì những mục đích riêng mà mỗi lãnh chúa lại
có những quy định riêng cho phù hợp với điều kiện ở mỗi lãnh địa của mình. Điều đó
làm cho pháp luật của triều đình bị hạn chế khả năng tác động đến các địa phương;
Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, giữa các quốc gia; Sự lũng
đoạn của giáo hội và nhà thờ khiến cho tôn giáo trở thành một thế lực độc lập với nhà
vua có pháp luật và có tòa án riêng. Vương quyền luôn gắn với thần quyền Tộc
giemanh chinh phục đế quốc La Mã đang trong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc
nguyên thủy chưa có nhà nước, pháp luật cho nên không có một hệ thống pháp luật
thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Việc áp dụng các tạpquán pháp tạo nên tính tản mạn,
cục bộ, địa phương không thống nhất áp dụng trên toàn quốc gia; Do nguồn luật rất
phức tạp và phong phú: nhiều nguồn (tập quán pháp, luật pháp của chính quyền
phong kiến, luật lệ của thiên chúa giáo, những quy định dẫn chiếu từ luật La mã cổ
đại, luật lệ của lãnh chúa phong kiến)
Điều 198: Những người từ chối không tiêu tiền đồng sứt mẻ hoă ̣c là đòi giá hàng
quá cao mới bán, hay đóng của hàng không bán để bán giấu ở trong nhà, thì đều xửu
tô ̣i biếm và bắt diễu đi trước công chúng ba ngày… Tộc người Giecmanh xây dựng
nhà nước phong kiến ở Tây LM mà không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ
Khi cai trị người LM những người có trình độ văn hóa – xã hội cao hơn mình, người
Giecmanh không thể dung nạp họ vào các tập đoàn thị tộc của mình, cũng không thể
dùng mô hình quản lý của bộ lạc quản lý người LM. Để quản lý xã hội mới, các cơ
quan quản lý bộ lạc của người ‘man tộc’ buộc phải chuyển thành những cơ quan nhà

9
nước – mang quyền lực công cộng đặc biệt – nhằm thống trị LM. Nhà nước mà người
‘man tộc’ thành lập không thể là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì kiểu nhà nước này
không còn phù hợp trong xã hội LM – xã hội mà quan hệ chiếm hữu nô lệ đang bị
khủng hoảng trầm trọng và quan hệ sản xuất phong kiến đang hình thành. Do đó, nhà
nước mà người Giecmanh thành lập trên đất đai của Tây LM phải là nhà nước phong
kiến.
Điều 199: Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối ở các nước chiếm hữu nô lệ
phương Đông: Tính chất chuyên chế thể hiện người đứng đầu bộ máy nhà nước là vua
tập trung mọi quyền lực;Nhà vua là người có quyền lực tối cao, nắm mọi quyền lực cả
về vương quyền và thần quyền;Nắm trong tay về LP-HP-TP; LP: Vua ban hành luật,
mệnh lệnh có giá trị như pháp luật, là người lập pháp tối cao của quốc gia; HP: có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, có quyền bổ nhiệm, cách
chức, trừng phạt bất kỳ ai; TP: vua là cơ quan xét xử cao nhất, có quyền xét xử bất kì
vụ án nào, phán quyết mang tính tối cao và là phán quyết cuối cùng, có quyền phán
quyết bất kỳ người nào có tội hay không có tội; Vua là người chỉ huy quân đội tối
cao; Vua thâu tóm cả quyền lực tôn giáo vì được thần thánh hóa, là thủ lĩnh tôn giáo
tối cao.
Pháp luật LM thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi rất phát triển trong lĩnh vực dân sự: Sự
phát triển vể kinh tế hàng hóa làm xuất hiện các quan hệ xã hội mới đa dạng và phức
tạp hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực dân sự, các tranh chấp phát sinh đòi hỏi pháp
luật phải được xây dựng và hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Đây
là nguyên nhân và điều kiện mang tính nội tại để pháp luật LM rất phát triển trong
lĩnh vực dân sự.

Điều 200: Nhà nước chiếm hữu nô lệ phương đông


Điều kiện tự nhiên: nằm trên lưu vực các con sông lớn; khí hậu nhiệt đới:nóng ẩm,
mưa nhiều, độ ẩm cao; địa hình phức tạp và khép kín:lưỡng hà mở
Điều kiện kinh tế: kinh tế nông nghiệp là chủ đạo; tính chất:tự cung tư cấp; xuất hiện
thủ công nghiệp và thương nghiệp nhưng không được chú trọng.
Điều 201: Cơ sở hình thành nhà nước: mâu thuẫn giai cấp: yếu tố quyết định do nn
luôn mang 2 bản chất là giai cấp và xã hội và trị thủy, chiến tranh
Nhà nước ra đời sớm khi mâu thuẫn giai cấp chưa sâu sắc: do chưa có sự tư hữu về
đất đai do liên quan đến vấn đề trị thủy
Nhà nước có chính thể quân chủ tuyệt đối: vua tập trung mọi quyền lực
Bộ máy nhà nước còn sơ khai và đơn giản, chịu ảnh hưởng của tàn dư công xã thị
tộc.
Chế độ quan lại thường thực hiện theo dòng họ, cha truyền con nối: thế tập
Bộ máy nn pđ chịu ảnh hưởng của quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo: vua là vị thủ lĩnh
tối cao, đại diện cho thế lực siêu nhiên.
Đất đai thuộc về quyền sở hữu tối cao của nhà vua, một số ít thuộc về sở hữu tư
nhân.
Điều 201: Pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Đông
Pháp luật công khai sự thừa nhận sự bất bình đẳng; Pháp luật mang tính trọng hình
khinh dân; Pháp luật mang tính động thái phục thù; Pháp luật bị ảnh hưởng bởi tôn
giáo, lễ giáo và các hệ tư tưởng chính trị; Hình phạt hà khắc, dã man; Kì thuật lập

10
pháp: thiếu tính khái quát, dự liệu; Có ý thức bảo vệ quyền lợi cho đối tượng bị yếu
thế trong xã hội.

Điều 202: Bộ luật hammurai: - lưỡng hà


Mang tính bất bình đẳng sâu sắc: phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản; có sự
phân biệt trong việc hưởng thừa kế giữa con trai, gái và con của nữ nô lệ; phân biệt
đẳng cấp: áp dụng nguyên tắc phục thù; công khai sự bất bình đẳng trong quan hệ
giữa vợ và chồng;
bộ luật chưa có tính khái quát, tính hệ thống cao; mang tính trọng hình khinh dân
pháp luật bị ảnh hưởng bới nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo: bộ luật quan niệm
hình phạt là sự trừng trị tội lỗi; mang tính chất trả thù ngang bằng nhau.
Hình phạt hà khắc, dã man: tử hình, trả thù ngang bằng; chặt tay chân; thiêu; dìm
xuống nước; đóng cọc.
Bộ luật manu- ấn độ: hoàn chỉnh nhất; Pháp luật thời tây –chu: hình phạt ngũ hình
Điều 202: nhà nước phương tây cổ đại
Cơ sở hình thành: địa hình xé nhỏ, phức tạp đan xen giữa núi, đồng; đồng bằng nhỏ
hẹp, ít màu mỡ, khí hậu khô, ít mưa: kém phát triển nông nghiệp; có nhiều mỏ khoáng
sản lộ thiên: phát triển khai thác khoáng sản; có bờ biển kéo dài, nhiều vũng vịnh:
phát triển hoạt động hải quan
Thủ công nghiệp, thương nghiệp tách biệt với nền nông nghiệp; thành 2 nền kinh tế
chủ đạo
Điều 203: Hình thành nhà nước: tư hữu xuất hiện; phân hóa giai cấp; mâu thuẫn giai
cấp; giải quyết mâu thuẫn; đấu tranh giai cấp; nhà nước ra đời.
Giai cấp thống trị và bị trị đối kháng nhau về mặt lợi ích; Trung tâm mâu thuẫn là
quý tộc chủ nô và nô lệ; Nội bộ giai cấp thống trị không thống nhất.
Điều 204: Phương đông ít mâu thuẫn hơn phương tây: do giai cấp bị trị ở pđ vẫn có
quyền được sống; ở pt giai cấp bị trị bị chèn ép, áp bức, coi là công cụ lao động biết
nói; nền kinh tế ở pt: thủ công nghiệp kinh tế tạo ra lớn hơn; tư hữu nhiều; phân hóa
giàu nghèo sâu sắc; phân hóa giai cấp sâu sắc; mâu thuẫn sâu sắc. Phương đông:
người dân co cụm lại để trị thủy, chiến tranh họ bảo vệ đoàn kết với nhau
Điều 205: bang Spart: cộng hòa quý tộc chủ nô; điều kiện hình thành: có lợi thế phát
triển nông nghiệp, thương nghiệp
Không có sự tư hữu về ruộng đất và nô lệ: các gđ chỉ được phép hưởng số thu
hoạch; không được chiếm hữu số ruộng đất và nô lệ canh tác đó; nô lệ và ruộng đất là
tài sản nhà nước. Duy trì nền nn lạc hậu; tcn và tn không có điều kiện phát triển
Điều 206: tổ chức nhà nước ban spart: biểu hiện của dân chủ hình thức không có
thục quyền;Hai vua: là thành viên hội đồng trưởng lão; quyền lực không lớn lắm do bị
hạn chế quyền lực bởi hđ năm quan giám sát; Hội đồng trưởng lão: cơ quan thể hiện
sự tập trung quyền lực nhà nước;hội nghị công dân: thông qua hoặc phản đối những
qđ của hội đồng trưởng lão, quyền lực cao nhất nhưng mang tính hình thức; hội đồng
năm quan giám sát: thành lập nhằm đàn áp cuộc đấu tranh của bình dân và giải quyết
mâu thuẫn, cơ quan lãnh đạo tối cao, nơi tập trung mọi quyền lực và bảo vệ quyền lợi
của chủ nô; không phân quyền cho quý tộc mới và bình dân. Quân đội tổ chức quy củ,
chú trọng do nhà nước được hình thành từ một cuộc chiến tranh.

11
Điều 207: nhà nước aten: công hòa dân chủ chủ nô; nguyên nhân quá trình dân chủ
hóa: sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tầng lớp quý tộc công thương, nắm
quyền lực về kinh tế và đấu tranh đòi quyền lực về chính trị;sự đấu tranh của dân chủ
tự do; nhà nước aten hình thành dựa trên chính sách dân chủ tương đối rộng rãi.
Điều 208: tổ chức nhà nước aten: hội nghị công dân: gồm toàn tể nam công dân 18
tuổi có cha me là người aten, có quyền lực tối cao, cách thức qđ là bổ phiếu or biểu
quyết; hội đồng năm trăm người giải quyết công việc hằng ngày; hội nghị mười tướng
lĩnh đối ngoại, chịu sự giám sát của hn công dân; tòa bồi thẩm xét xử và giám sát tư
pháp cao nhất. quyền lực tập trung vào hn công dân có thực quyền, qđ mọi vấn đề
quan trọng trong nhà nước. nhà nước thiểu số thống trị đa số
Điều 209: nhà nước LM: phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp; cộng hòa quý
tộc chủ nô; đại hội công dân là cơ quan lập pháp gồm đh xenturi và đại hội bình dân:
đại hội của toàn thể nhân dân LM; viện nguyên lão: quý tộc giàu sang: cơ quan thực
thi quyền hành pháp; hội đồng quan chấp chính: điều hành các công việc của qg;
Điều 210: pháp luật LM sơ kì: chưa phát triển do lãnh thổ nhỏ, chưa vượt qua khỏi
bán đảo Italia; chưa phát triển cực thịnh; chưa có nhiều nô lệ; chưa cần bộ luật điều
chỉnh. Quy định về dân sự kém phát triển; quy định hình sự ảnh hưởng thời kỳ công
xã nguyên thủy; kém phát triển về nội dung, phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật lập pháp.
Luật 12 bảng: hình phạt dã man, nghiêm khắc: không trả được nợ thì bị chủ nợ
gông cùm bắt giam; hôn nhân theo đẳng cấp:quyền lực của đàn ông gần như tuyệt đối
Điều 211: pháp luật thời kì hậu kì: xuất hiện khái niệm quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm giữ,…dân sự phát triển do kinh tế phát triển; hình sự kém phát triển,
hình phạt độc đoán, dã man:tử hình giai cấp quý tộc và binh lính bị chém bằng gươm,
dân tự do thì bị thiêu hoặc cho ngựa xé, nô lệ thì bị giết từ từ do bản chất nhà nước
phản ánh tính giai cấp: nn của giai cấp thống trị; đàn áp, bóc lột giai cấp bị trị, nhà
nước phi dân chủ;
Điều 212: nhà nước phong kiến tây âu: cơ sở hình thành nhà nước: điều kiên kinh tế
xã hội là yếu tố quyết định: sự xuất hiên của quan hệ phong kiến: lệ nông – chủ đất:
lãnh chúa; chế độ quân chủ chuyên chế; yếu tố chiến tranh (cuộc tấn công của người
Giecmanh) – trị thủy là yếu tố tác động.
Điều 212: giai đoạn sơ kỳ trung đại: chính thể quân chủ tồn tại trong trạng thái phân
quyền cát cứ do xuất phát từ chính sách phân phong ruộng đất của nhà nước; do tập
quán kế thừa: vua cha chết, chia nhỏ ruộng đất; đặc trưng nền kinh tế nông nghiệp tự
cung tự cấp, không giao lưu, biệt lập giữa các lãnh địa; giao thông kém phát triển giữa
các lãnh địa. Không phải là nhà nước quân chủ hạn chế do quân chủ hạn chế, quân
chủ lập hiến: làm ra hiến pháp để hạn chế quyền lực của nhà vua; ở gđ sơ kỳ trung
đại: chưa có cơ quan đại diện nhà nước thành lập ra để hạn chế quyền lực nhà vua; sự
giới hạn quyền lực của nhà vua mang tính chất cơ học.
Điều 213: giai đoạn trung kỳ trung đại: giai đoạn xi –xiii: tcn và tn phát triển mạnh;
xuất hiện thành thị và thị dân. Thị dân ngày càng giàu có, thị dân phải nộp thuế cho
lãnh chúa, mâu thuẫn càng trở nên gay gắt cho nên thị dân đấu tranh giành quyền tự
trị bằng cách nộp một số tiền lớn cho lãnh chúa, khởi nghĩa vũ trang; liên kết với vua.
Xuất hiện thành thị tự trị hoàn toàn và thành trị tự trị không hoàn toàn. Hình thức
chính thể: quân chủ tuyệt đối. Dùng tiền trước sau đó mới dùng đến đấu tranh vũ
trang: gây thiệ hại về người; phá hủy cơ sở vật chất do thị dân làm ra.

12
Điều 214: trung kỳ trung đại: giai đoạn xiii – xv: vai trò thị dân ngày càng tăng; mâu
thuân vua – lãnh chúa tăng khi vua muốn tăng thuế; xuất hiện cơ quan đại điện đẳng
cấp: lãnh chua, thị dân, nhà vua quyết định đến các loại thuế: liên minh để giải quyết
ổn thỏa các vấn đề kinh tế của 3 tầng lớp: là sự tạm thời, cơ quan này sẽ tan rã khi 1
trng 3 tầng lớp trở nên mạnh hơn: thị dân. Hình thức quân chủ đại điện đẳng cấp: là
biểu hiện chứ chưa phải là quân chủ hạn chế: chưa có hiến pháp nhưng nhà vua bị hạn
chế quyền về lập pháp: cơ quan đại điện đẳng cấp quyết định các loại thuế
Điều 215: mạt kỳ trung đại: chế độ quân chủ tuyệt đối: ngắn, không liên tục; thị dân
ủng hộ nhà vua thiết lập lại nền quân chủ vì : để nhà vua thống nhất lãnh thổ quốc
gia: thống nhất lại hệ thống tiền tệ, pháp luật, đo lường để phát triển kinh tế; sau đó
lật đổ lãnh chúa, lật đổ nhà vua; thiết lập tư bản chủ nghĩa.
Điều 216: nhận xét: ở nn pk tây âu, quyền lực không tập trung vào tay nhà vua: ở
giai đoạn trung kỳ trung đại có sự xuất hiện của cơ quan đại điện đẳng cấp: phân chia
quyền lập pháp; giai đoạn sơ kỳ trng đại, có trạng thái phân quyền cát cứ: quyền lực
nhà vua không còn tập trung ở địa phương; ở mọi gđ, thần quyền do các giáo hội, nhà
thờ nắm quyền, quyền lực nhà vua không còn tuyệt đối.
Điều 217: sự xuất hiện của thành thị là nn phá vỡ trạng thái phân quyền cát cứ: phân
quyền cát cứ là đặc trưng của nền kinh tế tự cung tự cấp; thành thị xuất hiện, tn và tcn
phát triển; để tn, tcn phát triển thì trạng thái phân quyền chấm dứt, thành thị phát
triển.
Điều 218: Vai trò của lãnh chúa: sơ kỳ vai trò lớn người đứng đầu địa phương, trugn
kỳ trung đại vai trò giảm lãnh chua được tham gia cơ quan đại diện đẳng cấp; mạt kỳ
quyền lực giảm, vai trò gần như biến mất.
Điều 219: Pháp luật pk Tây Âu Việc vận dụng pháp luật LM: kinh tế không phát
triển nên chính quyền không dự liệu được để ban hành quy định điều chỉnh quan hệ
kinh tế công thương nghiệp; luât LM phát triển nên phù hợp với nền kinh tế hàng hóa
thị trường, các thị dân dẫn chiếu đến nó mỗi khi cần và nhà vua muốn vận dụng pháp
luật LM để tăng cường quyền lực của mình như các hoàng đế LM xưa.
Điều 220: Nguồn của pháp luật: nhiều nguồn do tình hình kinh tế - xã hội phức tạp,
trạng thái phân quyền cát cứ kéo dài, sự mở rộng của thế lực giáo hội thiên chúa; mỗi
nguồn tùy theo thời kì có vai trò khác nhau: các nguồn gồm tập quán pháp (chủ yếu ở
sơ kỳ) ; những quy định dẫn chiếu từ luât LM cổ đại (giúp phát triển dân sự, là nguồn
tiến bộ nhất); luật pháp của triều đình phong kiến (chủ yếu ở mạt kỳ); luật lệ của giáo
hội thiên chúa (xuyên suốt trong các thời kỳ); luật lệ các lãnh chúa, chính quyền tự trị
(mang tính không thống nhất, tản mạn, trung kỳ)
Điều 220: Pháp luật là phương tiện của nhà nước để đàn áp, bóc lột giai cấp bị trị;
bảo vệ cho địa vị quyền lợi của tập quyền phong kiến. Luật pháp : phát luật kém phát
triển do tình trạng phân quyền cát cứ, chiến tranh, cư dân mù chữ.
Pháp luật không thống nhất do chế độ phân quyền cát cứ kéo dài, trạng thái xã hội
không ổn định.
Điều 220: nhà nước phong kiến phương Đông: điển hình là Trung Quốc. chính thể
quan chủ tuyệt đối, nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo.
Điều 221: pháp luật phong kiến phương Đông: có sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị
do mỗi triều đại đều có ít nhát một bộ luật hoàn chỉnh: pháp trị và thập ác: xâm phạm
đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến đạo đức, đề cao vai trò đạo đức, đề ccao nho

13
giáo: đức trị. Pháp luật pđ tập trung bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc phong kiến:
sử dụng hệ tư tưởng nho giáo là phù hợp để bảo vệ giai cấp bị trị; học thuyết chính
danh định phận, tam thương ngũ thường ý chỉ giai cấp thống trị duy trì bóc lột giai
cấp bị trị.
Điều 222:Pháp luật trọng hình khinh dân: khinh dân: nền kt phương Đông xuất phát
từ nền kt nông nghiệp, tư hữu ít, phân hóa tầng lớp chưa sâu sắc, phân hóa giai cấp
chưa đỉnh điểm. trọng hình: mâu thuẫn giai cấp thống trị - bị trị: nn phi dân chủ: trọng
hình để đàn áp nhân dân, bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.
Điều 223: tư sản Anh sau khi thiết lập cách mạng thì Anh lại quay lại thiết lập nhà
vua và bên cạnh vua là nghị viện? ngay từ đầu, cậy thế lực phong kiến để chống lại
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. giai cấp tư sản lợi dụng nhân dân để lật đổ phong
kiến rồi quay lại bóc lột nhân dân nên nhân dân đứng lên đấu tranh. Vì nhà vua là
biểu tượng của quốc gia, sự thống nhất của dân tộc nhưng thực tế không nắm quyền
lực ( có giá trị về mặt truyền thống). Khi trong quốc gia có sự mâu thuẫn sắc tộc thì
nhà vua (nữ hoàng) chính là người đứng ra giải quyết
Điều 224: Nhà nước tư sản: ra đời là kết quả tất yếu sự phát triển của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và kết quả trực tiếp của cách mạng tư sản, là nhà nước của
giai cấp bóc lột, duy trì và bảo vệ quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Bản chất nn tư sản
là công cụ thực hiện nền chuyên chính bằng bạo lực của giai cấp tư sản, đàn áp và bóc
lột nhân dân lao động, duy trì và bảo vệ sự tồn tại của chế độ tbcn.
Điều 225: Nhà nước tư bản trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
Không can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi tư bản: chỉ can thiệp khi có sự
lung lay của chế độ tư hữu, hiến pháp ghi nhân và bảo vệ tuyệt đối quyền tư hữu tư
sản. Bộ máy nhà nước không lớn bằng thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền: do xác
lập quyền bình đẳng cho tất cả mọi công dân. Trong thời kì này, hình thức nhà nước
phổ biển là quân chủ nghị viện: do trong quá trình chống phong kiến, giai cấp tư sản
nhiều nước còn có những mối liên hệ và duyên nợ quyền lợi với giai cấp phong kiến;
họ thỏa hiệp với quý tộc phong kiến để thiết lập nhà nước tư sản dưới hình thức quân
chủ nghị viện.
Điều 226: Nhà nước tư sản Anh: quân chủ đại nghị. Chính thể tồn tại trong q thời
gian ngắn do giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản ở Anh không thuần nhất, thiếu tinht
hần cách mạng triệt để và không thực hiện dân chủ cho đa số nhân dân lao động.
Pháp luật tư sản Anh: không xây dụng những bộ luật mới có hệ thống: tư pháp và
luật tố tụng phong kiến hầu như được giữ nguyên.
Điều 227: vì sao nước anh chỉ có hiến pháp không thành văn: nhà nước tư sản Anh
là nhà nước tư sản đầu tiên. Cách mạng Anh là cuộc cách mạng pháp luật lớn nhất. có
nhiều sáng kiến nhưng không thể sáng tạo đầy đủ, chưa nghĩ ra hình thức hiến pháp.
Nguyên tắc và quy chế mang tính lập hiến tạo nên chính thể tư sản là kết quả của quá
trình đấu tranh lâu dài, giằng co giữa hai giai cấp tư sản và thế lực quý tộc cũ. Và sự
tôn trọng truyền thống và nền pháp lý dựa trên tiền lệ, việc hình thành 1 hiến pháp
thành văn là sự xa lạ đối với nhà nước và chính thể Anh.
Điều 228: Nhà nước tư sản Mỹ: cộng hòa tổng thống. Cách mạng tư sản Mỹ mang
tính chất cuộc chiến tranh giành độc lập. Ban hành hiến pháp . Áp dụng tam quyền
phân lập: là cơ chế đảm bảo để các cơ quan nhà nước không lạm dụng quyền lực, nhờ

14
đó đảm bảo được tự do cho công dân. Tổng thống bị quốc hộc và pháp viện tối cao
kiềm chế quyền lực.
Điều 229: Nhà nước tư sản Pháp: cộng hòa đại nghị. Cách mạng mang tính triệt để:
giai cấp phong kiến bị loại bỏ toàn bộ thông qua sự đấu tranh giai cấp giữa các phe
phái: bảo hoảng và tư sản, tư tưởng dân chủ và phản dân chủ, việc xác lập thể chế
cộng hòa hay thể chế quan chủ lập hiến.
Pháp luật tư sản Pháp: phá vỡ tận gốc pháp luật phong kiến cũ, ban hành nhiều bộ
luật mới điển hình cho pháp luật tư sản.
Điều 230: Nhà nước tư sản Nhật Bản: cải cách Minh Trị thực hiện, đưa Nhật abrn từ
nước phong kiến thành nước tư sản với hình thức chính thể quân chủ lập hiến. Là
cuộc cách mạng không triệt để: giai cấp phong kiến vẫn còn tồn tại. Hiến pháp ban
hành muộn: học hỏi kinh nghiệm từ các nước châu Âu (Anh)
Điều 231: Bản chất hiến pháp tư sản: là cương lĩnh chính trị - pháp luật mà trong đó
giai cấp tư sản xác định cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị nhằm củng cố và tăng cường
nền chuyên chính của mình.
Điều 308: Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình quan sở tại
và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc
quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy
vợ cũ thì phải tội biếm.
Điều 310: Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (như thất xuất) mà người chồng
chịu giấu không bỏ thì xử biếm, tùy theo việc nặng nhẹ.
Điều 313: Con gái và những trẻ nhỏ mô côi, tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh
thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng hết thảy đều xử tô ̣i xuy,
trượng như luâ ̣t (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho
người mua và hủy bỏ văn khế. Nếu những người cô đô ̣c cùng khốn từ 15 tuổi trở lên,
tình nguyê ̣n bán mình thì cho phép.
Điều 314: Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ (người con gái) (nếu
cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người trưởng làng) để xin,
mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn, bắt
phải nộp tiền tạ cho cha mẹ (nếu cha mẹ chết cả thì nộp cho trưởng họ hay trưởng
làng), người con gái phải phạt 50 roi.
Điều 315: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ (như tiền, lụa, vàng, bạc, rượu) mà lại thôi
không gả nữa thì phải phạt 80 trượng. Nếu đem gả cho người khác mà đã thành hôn
rồi thì xử tội đồ làm khao đinh. Người ấy biết thì không phải tội. Còn người con gái
thì phải gả cho người hỏi trước; nếu người hỏi trước không lấy nữa thì phải bồi
thường đồ sính lễ gấp hai; người con gái được gả cho người hỏi sau. Nhà trai đã có
sính lễ rồi, mà không lấy nữa, thì phải phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ.
Điều 316: Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà ở trong hạt mình, thì xử phạt 70
trượng, biếm ba tư và bãi chức.
Điều 317: Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng khác
hoặc cưới vợ khác thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư
và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa.
Điều 318: Trong khi ông bà cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy vợ lấy chồng thì đều
xử biếm ba tư và đôi vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà, cha mẹ có cho phép thì chỉ

15
được làm lễ thành hôn mà không được bày cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử biếm một
tư.
Điều 319: Người vô lại lấy cô, dì, chị em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người
thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.
Điều 322: Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay
phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ.
Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ, trái luật thì xử phạt
80 trượng.
Điều 323: Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều
xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những người phụ nữ
nói trên, thì xử 60 trượng; và đều phải ly dị.
Điều 324: Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy học trò đã
chết, đều xử tội lưu, người đàn bà xử giảm một bậc; đều phải ly dị.
Điều 333: …Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa
quan sẽ cho ly dị.
Điều 334: Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên trấn kết làm
thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị...
Điều 338: Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái lương dân, thì xử tội phạt
biếm hay đồ.
Điều 339: Những người mối lái đem đàn bà, con gái có tội đương trốn tránh, làm
mối cho người ta làm vợ cả, vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn của chính người đàn bà ấy một
bậc; người không biết thì không phải tội.
Điều 347: …Nếu đo ruộng hay cấp ruộng không hợp thời vụ (nghĩa là ruộng mùa
thì mùa xuân đo, mùa thu cấp, ruộng chiêm thì mua thu đo, mùa xuân cấp; nếu nhân
đinh năm nay 14 tuổi thì ruộng chiêm mùa thu năm nay đo, mùa xuân sang năm cấp,
ruộng mùa thì mùa xuân sang năm đo, mùa thu sang năm cấp) hay là không đúng lệ
cấp ruộng, thì các quan lộ, huyện, xã đều phải tội phạt, biếm tùy theo tội tình nặng
nhẹ…
Điều 354: Người nào tranh giành nhà đất thì phải biếm hai tư. Nếu đã có chúc thư
mà còn cố tranh giành thì cũng xử biếm như thế và phải tước mất cả phần của mình
nữa. Nếu cha mẹ không nhâ ̣n làm con, trong chúc thư không có tên, mà vẫn cố tranh
thì phải biếm ba tư, đòi lại số ruô ̣ng đất tranh cho người chủ. Nếu người trưởng họ
đảm bảo sai thì phải biếm một tư).
Điều 355: Người nào ức hiếp để mua ruô ̣ng đất của người khác thì phải biếm hai tư
và cho lấy lại tiền mua.
Điều 356: Những tá điền cấy nhờ ruô ̣ng ở nhà của người khác, mà dở mă ̣t tranh làm
của mình, thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư…
Điều 357: Nếu xâm chiếm bờ cõi ruô ̣ng đất, nhổ bỏ mốc giới của người khác, hay tự
mình lại lâ ̣p ra mốc giới, thì xử biếm hai tư.
Điều 363: Mua nô tỳ không đem văn tự trình quan để xét hỏi mà lại tự ý thích chữ
thì phải phạt tiền 10 quan.
Điều 365: … Nếu bán đứt dân đinh làm nô tỳ cho người thì phải biếm năm tư và
phải đền gấp đôi số tiền bán, nô ̣p vào kho mô ̣t nữa.

16
Điều 366: Những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng
viết thay và chứng kiến, thì phải phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc
thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được.
Điều 374: Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng
trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì
điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước; nếu vợ sau, chồng sau không
chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư. Cha mẹ còn thì lại xử khác (đúng
phép, nghĩa là vợ trước có một con, vợ sau không con, thì điền sản chia làm ba, cho
con vợ trước 2 phần, vợ sau một phần; nếu vợ trước có 2 con trở lên, thì phần vợ sau
chỉ bằng phần của các con thôi. Phần của vợ sau thì chỉ để nuôi dưỡng một đời mình,
không được nhận làm của riêng; nếu vợ sau chết hay cải giá lấy chồng khác, thì phần
ấy lại về con chồng. Vợ chết trước thì cũng theo lệ ấy, nhưng không câu nệ khi lấy vợ
khác. Nếu điền sản là của chồng và vợ trước làm ra, thì chia làm hai phần, vợ trước và
chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần của
chồng thì lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng
chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như
trước; còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng, vợ chết trước thì chồng cũng
như thế).
Điều 375: Vợ chồng không có con, hoă ̣c ai chết trước, không có chúc thư, mà điền
sản chia về chồng hay vợ, cùng là để tế tự không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm
mô ̣t tư. Người trong họ không được giữ phần điền sản về việc tế tự ấy nữa (đúng
phép, nghĩa là chồng chết, thì điền sản chia làm hai phần, về người họ ăn thừa tự mô ̣t
phần để giữ viê ̣c tự; về vợ mô ̣t phần, phần của vợ thì chỉ để nuôi đời mình không
được nhâ ̣n làm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì phần ấy lại thuô ̣c về người thừa tự.
Nếu cha mẹ hãy còn sống thì thuô ̣c về cha mẹ cả; vợ chết trước thì cũng thế, chỉ
không bắt buô ̣c hễ lấy vợ khác thì mất phần ấy. Trên đây là nói về điền sản cha mẹ
để cho con, còn điền sản của vợ chồng làm ra, thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người
được mô ̣t phần; phần của vợ được nhâ ̣n làm của riêng, phần của chồng lại chia làm 3,
cho vợ 2 phần, để về viê ̣c tế tự và phần mô ̣ mô ̣t phần, hai phần cho vợ cũng chỉ để
nuôi mô ̣t mình, không được nhâ ̣n làm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì hai phần ấy
lại để về viê ̣c tế tự và phần mô ̣ của chồng. Phần về tế tự và phần mô ̣, nếu cha mẹ còn
sống thì cha mẹ giữ; nếu cha mẹ không còn thì người thừa tự giữ; vợ chết trước thì
chồng cũng thế, chỉ không câu nê ̣ khi lấy vợ khác).
Điều 376: Vợ chồng đã có con nếu một người chết trước, sau đó con cũng lại
chết, thì điền sản thuộc về chồng hay vợ. Nếu người trưởng họ chia không đúng phép,
thì xử phạt 50 roi, biếm một tư và mất phần chia (đúng phép nghĩa là điền sản của vợ
chia làm 3 phần, để cho chồng 2 phần, cho người họ (người thừa tự) một phần. Cha
mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, thuộc về chồng một phần,
phần của chồng chỉ được để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng
chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng chết trước thì vợ cũng thế,
cải giá thì phải trả lại).
Điều 377: Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá, mà lại đem bán điền sản
của con, thì xử phạt 50 roi, trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con. Nếu có lý
do đã trình bày với họ hàng bằng lòng cho bán, cũng phải trình quan để xét xem cần
tiêu hết bao nhiêu, thì chỉ cho bán bấy nhiêu thôi. Nếu người chồng sau mạo tên con

17
người chồng trước mà bán, thì người chồng sau, người viết thay văn tự và người
chứng kiến đều xử phạt 60 trượng, biếm hai tư. người biết sự việc mà cứ mua thì xử
phạt 80 trượng và mất số tiền mua, ruộng phải trả lại cho con. Vợ sau mà bán điền sản
của con vợ trước thì cũng xử tội như thế.
Điều 378: Cha mẹ còn sống, mà bán trô ̣m điền sản, con trai thì xử phạt 60 trượng,
biếm hai tư, con gái thì xử 50 roi, biếm mô ̣t tư, phải trả nguyên tiền cho người mua,
điền sản phải trả cha mẹ (những kẻ hàng dưới ít tuổi cùng với bậc trên mà ăn trộm
điền sản của gia trưởng thì cũng phải tội như thế). Người biết sự việc mà mua thì mất
số tiền mua; người viết văn tự thay hay làm chứng mà biết sự thật thì đều bị xử phạt
50 roi, biếm một tư; không biết thì không xử tội.
Điều 379: Ông bà, cha mẹ chết cả, mà người trưởng họ bán điền sản của con cháu
không có lý do chính đáng thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, trả lại tiền cho người
mua và phải trả thêm một lần tiền mua nữa để chia cho người mua và con cháu mỗi
bên một nửa; điền sản thì phải trả cho con cháu. Người biết mà cứ mua thì mất tiền
mua; nếu có nợ cũ, thì cho người trưởng họ đứng ra đảm bảo để bán mà trả nợ.
Điều 380: Con nuôi mà có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền
sản cho khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con
nuôi. Nếu người trưởng họ chia điền sản ấy không đúng phép, thì phạt 50 roi, biếm
một tư. Nếu trong giấy của con nuôi không ghi sẽ cho điền sản, thì không dùng luật
này. (Đúng phép, nghĩ là điền sản chia làm ba, con để hai phần, con nuôi được
một phần; nếu không có con đẻ mà con nuôi cùng với cha mẹ thì từ thuở bé, thì
được cả; thuở bé không cùng ở thì con nuôi được hai phần, người thừa được một
phần).
Điều 382: Bán trô ̣m ruô ̣ng đất của người khác thì xử tô ̣i biếm, bán từ 10 mẫu trở lên
thì xử tô ̣i đồ, trả tiền mua cho người mua và phải trả thêm mô ̣t lần tiên mua nữa để tra
cho người chủ có ruô ̣ng đất và người mua; mỗi người mô ̣t phần nữa; ruô ̣ng đất thì
phải trả người chủ có. Nếu người biết mà cứ mua, thì xử phạt 80 trượng và mất số tiền
mua.
Điều 384: Những ruô ̣ng đất cầm mà chủ ruô ̣ng xin chuô ̣c, người cầm không cho
chuô ̣c, hay là không muốn chuô ̣c mà bắt phải chuô ̣c thì đều phải phạt 80 trượng. Nếu
quá hạn mà chủ ruô ̣ng cố đòi chuô ̣c, thì chủ ruô ̣ng cũng phạt trượng như thế mà
không cho chuô ̣c. (Kỳ hạn ruô ̣ng mùa là ngày 15 tháng 3, kỳ hạn ruô ̣ng chiêm là ngày
15 tháng 9). Nếu trong hạn đã đem tiền đến chuô ̣c và đã được quan xử cho chuô ̣c, mà
chủ cầm cố tình lần khân không cho chuô ̣c, để cho quá kỳ hạn, thì phải phạt 80
trượng, bắt phải cho chuô ̣c, và phải trả lại tiền lãi những ngày để lần khân. Nếu quá
niên hạn mà xin chuô ̣c thì không được (niên hạn là 30 năm). Nếu người bán trái lý
còn kêu lên quan để đòi chuô ̣c thì xử phạt 50 roi, biếm mô ̣t tư.
Điều 388: Cha mẹ mất cả, có ruô ̣ng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị
em tự chia nhau, thì lấy mô ̣t phần 20 số ruô ̣ng đất làm phần hương hỏa, giao cho
người con trai trưởng giữ, còn thì cùng chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì
phải kém. Nếu đã có lê ̣nh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất
phần mình.
Điều 389: Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân, phàm con
cháu, giữ việc phụng sự hương hỏa, thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp,
phải theo lệ thường, ủy cho người con trưởng của vợ cả. Nếu người con cả chết trước,

18
thì lấy cháu trưởng; nếu không có cháu trưởng thì mới lấy con thứ. Nếu người vợ cả
không có người con trai khác thì mới chọn lấy người con nào tốt của vợ lẽ. Nếu người
con trai trưởng, cháu trai trưởng có tật nặng hay hư hỏng, không thể giữ việc thờ cúng
được, thì phải trình quan sở tại để chọn người con khác thay. Nếu trái luật thì cho
người trưởng họ được cáo tỏ ở các nha môn để tâu lên, sẽ khép vào “tội bất hiếu, bất
mục trái bỏ điễn lễ”.
Điều 395: Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trưởng chỉ sinh con gái, con thứ
lại có con trai, thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai
người con thứ chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao về cho con
gái người con trưởng.
Điều 399: Ruộng đất hương hỏa của cao tổ đã trải qua 5 đời, con cháu không phải
để tang, không phải thờ cúng thì những người trong họ không được đem ruộng đất
hương hỏa trước kia chia nhau, để tránh sự tranh giành.
Điều 400: Ruộng đất hương hỏa, dù con cháu nghèo khó, cũng không được đem bán
làm trái luật, có người tố cáo phải khép vào tội bất hiếu. Nếu người trong họ mua
ruộng đất ấy, thì mất số tiền mua. Người ngoài mà mua thì phải cho chuộc, người
mua không được cố giữ.
Điều 411: Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu
đầu;kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém; vợ, con điền sản đều
bị tịch thu làm của công; thưởng cho người cáo giác tước năm tư và một phần ba số
điền sản tịch thu. Quan sở tại không biết phát giác và truy bắt, thì phải tội tùy theo
việc nặng nhẹ. Cố tình dung túng hay giấu giếm, thì xử như kẻ phạm tội.
Điều 412: Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì xử chém; nếu đã hành động thì xử
tội bêu đầu; kẻ biết việc ấy thì cũng đồng tội; vợ, con, điền sản đều phải tịch thu sung
làm của công. thưởng cho người cáo giác cũng giống như thưởng người cáo giác việc
mưu phản. Nếu ai trốn tránh trong rừng núi, đã hô hào gọi mà không trở về, thì phải
khép vào tội mưu phản, nếu kháng cự với tướng hiệu thì xử như tội đã hành đông.
Điều 450: Những kẻ ban đêm vô cớ vào nhà người ta, thì xử tội đồ; chủ nhân đánh
chết ngay lúc ấy, thì không phải tội; nếu đã bắt được mà đánh chết, đánh bị thương,
thì phải tội như tội đánh nhau chết hay bị thương, mà giảm ba bậc. Kẻ lạ vào trong
vườn người ta, thì cũng xử tội biếm; đàn bà thì được giảm một bậc.
Điều 453: Những kẻ bắt người đem bán làm nô tỳ, thì xử lưu đi châu xa. Bắt người
mà lại cướp của hay đồ vật, thì xử tội giảo. Dỗ người đem bán thì bị tô ̣i nhẹ hơn mô ̣t
bâ ̣c. Nếu bắt được những nô tỳ đi trốn mà đem bán, thì cũng xử như tô ̣i dỗ người.
Cho đến kẻ bắt mà đem bán những người hàng dưới còn ít tuổi từ hàng cơ thân trở
xuống, thì phải tội hơn tội bán người thường một bậc và phải bồi thường gấp đôi tiền
bán cho người có con bị bán.
Điều 457: Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trô ̣m, thì cha bị xử tô ̣i biếm; ăn
cướp thì cha bị xử tô ̣i đồ; nă ̣ng thì xử tăng thêm tô ̣i; và đều phải bồi thường thay cho
con những tang vâ ̣t đã ăn trô ̣m, ăn cướp.
Điều 466: Đánh người gãy răng, sứt tai, mũi, chột một mắt, gãy ngón chân, ngón
tay, giập xương, hay lấy nước sôi lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ
làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta, thì xử biếm hai tư; đổ vào
miệng mũi thì biếm ba tư. Đánh gãy răng 2 răng, 2 ngón tay trở lên, thì xử tội đồ làm
tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng, cũng phải lưu

19
đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và
làm đứt gân chột 2 mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa…
Điều 475: Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha mẹ bị xử tội biếm;
ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay
con những tang vật ăn trộm ăn cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha mẹ bị xử tội phạt
hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để cho ở
nhà thì cũng xử như tội chưa báo.
Điều 485: Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què gãy,
bị thương, thì không phải tội; bị thương què thì phải tội kém tội đánh bị thương người
thường ba bậc, đánh chết thì bị tội nhẹ hơn luật thường một bậc.
Điều 499: Những việc lầm lỡ làm người bị thương hay chết, đều xét theo tình trạng
sự việc mà giảm tội (nghĩa là việc xảy ra ngoài sức người, tai mắt không kịp nhận
thấy, không kịp nghĩ tới, hay vì vật nặng, sức người không chống nổi, hoặc trèo lên
trên cao, tới chỗ nguy hiểm, săn bắt cầm thú để đến nỗi thành ra sát thương người đều
là việc lầm lỡ.
Điều 504: Con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, đều xử lưu đi châu xa; vợ tố cáo chồng,
cũng vị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng vào
hàng cơ thân của chồng…, dẫu việc có thật, cũng phải biếm hay tội đồ. Nếu là tội
mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế, mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ, thì
cho phép tố cáo. Nếu xâm phạm đến mình mà đi kiện cáo để giải tỏ lẽ phải của mình,
thì được…
Điều 506: Con cháu trái lời dạy bảo, và không phụng dưỡng bề trên, mà bị ông bà
cha mẹ trình lên quan, thì xử tô ̣i đồ làm khao đinh; con nuôi, con kế tự mà thất hiếu
với cha nuôi, cha kế, thì xử giảm tô ̣i trên mô ̣t bâ ̣c, và mất những tài sản đã được chia.
Điều 553: Người vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường, đường ngõ trong
kinh thành, hay là trong đám đông người, thì xử phạt 60 trượng. Nếu vì thế mà làm bị
thương hay chết người, thì xử tô ̣i nhẹ hơn tô ̣i đánh bị thương hay chết người mô ̣t
bâ ̣c… Nếu vì viê ̣c công hay tư cần phải đi gấp mà phóng ngựa chạy, thì không phải
tô ̣i; vì thế mà làm bị thương hay chết người thì xử theo tô ̣i vì lầm lỡ để xảy ra.
Điều 577: Những người làm viêc̣ trong ngự trù và người bếp các nhà quyền thế mà
ra chợ ức hiếp lấy không hàng hóa hay là mua rẻ, thì người coi chợ và người trong
chợ đều được phép bắt đem nô ̣p quan, để xử phạt vào tô ̣i đồ… Người ngoài bắt được
thì được thưởng tùy theo viê ̣c nă ̣ng nhẹ…
Điều 587: Cho vay nợ hay cầm cố đồ vâ ̣t mỗi tháng được lấy tiền lãi mỗi quan là 15
đồng tiền kẽm; dù lâu bao nhiêu năm cũng không được tính quá mô ̣t gốc mô ̣t lãi; trái
luâ ̣t thì xử biếm mô ̣t tư, mà mất tiền lãi. Nếu tính gồm lãi vào làm gốc, rồi bắt làm
văn tự khác, thì xử tô ̣i nă ̣ng hơn mô ̣t bâ ̣c.
Điều 638: Các quan cai quản quân dân, cùng những nhà quyền quý mà sách nhiễu
vay mượn của cải đồ vâ ̣t của dân trong hạt, thì khép vào tô ̣i làm trái luâ ̣t và phải trả lại
tài vâ ̣t cho dân. Nếu đem của cải đồ vâ ̣t của mình cho dân vay mượn để lấy giá cao
hay lãi nă ̣ng thì cũng xử tô ̣i như thế; những của cải đồ vâ ̣t ấy phải tịch thu xung công.
Điều 679: … Luâ ̣t định đánh vào mông tô ̣i nhân, cứ 10 roi thì phải ngừng mô ̣t lần.
Nếu vì quá số này, để lỡ ra tô ̣i nhân bị chết, thì xử biếm mô ̣t tư. Nếu dùng trượng hay
roi mà to nhỏ, dài ngắn không đúng phép, thì quan giám đương bị xử tô ̣i trượng hay
tô ̣i phạt; nếu viê ̣c sai quá thì xử biếm.

20
Điều 680: Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang mang thai, thì phải để sinh đẻ
sau một trăm ngày, mới được đem hành hình… Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội
xuy, thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan, ngục lại bị tội 80 trượng. Nếu vì đánh roi để
xảy ra trọng thương hay bị chết, thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị thương.
Sau khi sinh đẻ chưa đủ 100 ngày, mà đem thi hành xuy hình, thì chiếu theo tội lúc
chưa sinh mà giảm cho một bậc.
Điều 683: Các quan xử án, trong các bản án, chỗ luâ ̣n tô ̣i phải dẫn đủ chính văn và
cách thức của luâ ̣t lê ̣nh; làm trái thì xử phạt. Tự ý mình xét xử, thì bị biếm mô ̣t tư.
Nếu có thêm bớt thì xử theo luâ ̣t thêm bớt tô ̣i người.
Điều 685: Những chế sắc (của vua) luâ ̣n tô ̣i gì, chỉ là xét xử nhất thời, chứ không
phải là sắc lê ̣nh vĩnh viễn, thì không được viê ̣n dẫn sắc lê ̣nh ấy mà xử đoán viê ̣c sau.
Nếu ai viê ̣n ra xét xử không đúng thì khép vào tô ̣i cố ý làm sai luâ ̣t.

Điều 722: Hình quan định tội danh, chiếu trong luật đã có chính điều, lại tự ý thêm
bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tùy ý xử nặng nhẹ, thì bị xử nặng hơn tội thêm
bớt tội người một bậc.

Một số nội dung pháp luật thuộc


các văn bản quy phạm pháp luật khác:
Hồng Đức thiện chính thư:
Đoạn 164:
Một là người vợ đã chịu tang cha mẹ (chồng);
Hai là lúc lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu sang;
Ba là lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì không nơi nương tựa.
Có ba điều này, tuy người vợ phạm bảy điều nói trên, khó mà bắt ly dị được.
Đoạn 165: Đàn bà có bảy điều phải ly dị
Một là, không có con (Không có con là bất hiếu với cha mẹ, cớ ấy phải bỏ);
Hai là, ghen tuông (không bỏ thì bại hoại gia đạo);
Ba là, ác tật (vì khi việc tế tự người vợ không làm được sôi hay cỗ);
Bốn là, dâm đãng (không bỏ thì bại hoại gia đình);
Năm là, không kính cha mẹ;
Sáu là, không hòa thuận với anh em (lắm lời);
Bảy là, phạm tội trộm cắp (không bỏ thì tội vạ lây chồng).
Đoạn 167: Hai vợ chồng bất hòa thuâ ̣n nguyê ̣n xin ly dị, thì tờ ly hôn phải tay viết
tay ký. Tờ hợp đồng (ly hôn) ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi người cầm mô ̣t
bản, rồi mỗi người phân chia mô ̣t nơi. Dưới chữ niên hiê ̣u và ngày, chồng ký họ tên,
vợ điểm chỉ; trong họ hoă ̣c muốn mượn người viết thay cũng được. Ngoài ra kể đến
sự chia nhau đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hô ̣ ly hôn thư, mà lời lẽ
không hợp phép, đều cho tờ ly hôn thư ấy vô hiê ̣u, lại bắt phải đoàn tụ làm vợ chồng.
Đoạn 255: Khi bàn tính đến việc hôn nhân, trước phải xét tính hạnh của người con
gái và tính hạnh của người cha, cùng là gia pháp nhà cha mẹ người con gái ấy thế
nào; chớ nên hâm mộ cái phú quí của nhà ấy. Nếu người con gái mà hiền, bây giờ
dẫu nghèo hèn, biết đâu ngày sau không giàu sang? Nếu là người hư, bây giờ dẫu giàu
sang, biết đâu ngày sau không nghèo khổ: Vì rằng con dâu quan hệ cho sự thịnh suy

21
trong gia đình. Nếu vì hâm mộ sự giàu sang nhất thời mà lấy cho con, thì người vợ ấy
ắt cậy cái giàu sang của mình, ít khi không khinh chồng và kiêu ngạo với cha mẹ,
thành cái tính kiêu căng, ghen tuông, để cái sự lo cho mai này, biết thế nào là cùng
cực. Dù cho có vì tài sản của vợ mà nên giàu, nhờ cái thế nhà vợ mà nên sang, để cho
chí khí nó đê hèn (như con chó, con ngựa) há chẳng thẹn mình lắm thay...
Đoạn 269: Đứa con phạm phép phải từ đi
Con cháu phạm vào pháp luâ ̣t, rượu, gái, cờ bạc, gà trọi, chó săn, đánh cờ, chơi gái,
du đãng ngoài đường, và lăng mạ ông bà, cha mẹ thân thuô ̣c, đó là đứa con phá gia,
cha mẹ hắn phải đem dạy dỗ. Nếu hắn không theo giáo hóa, không đổi lỗi trước, trái
mê ̣nh cha mẹ, thì theo lẽ phải kê hết các tô ̣i, biên đủ vào trong đơn, xin từ hắn đi làm
người ngoài, rồi ở nha môn bản hạt cùng là ở làng mình lưu trữ làm bằng. Nếu về sau
có viê ̣c hắn làm trái phép phát giác ra, thì được khỏi liên lụy…
Thiên nam dư hạ tập
Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi mới có thể thành hôn, ngoài ra bản thân hoặc
người chủ hôn (là cha mẹ hoặc người trưởng tộc) phải không có tang.
Điều kiện kết hôn: Đ314; Đ319; Đ317; Đ316; Đ318; Đ319; Đ323; Đ334; Đ338;
Đ339

22

You might also like