Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

CHUYÊN ĐỀ

SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN THI
HỌC SINH GIỎI CÁC CẤP PHẦN NITƠ VÀ HỢP CHẤT

MÃ: H15

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hóa nguyên tố nói chung và các phi kim nói riêng có nhiều bài tập khó và hay
trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Hóa học nghiên cứu về phi kim là vấn đề rất
rộng, bao gồm cả tính chất của các nguyên tố phi kim và tính chất của các hợp chất
của chúng. Trong kiến thức về phi kim thì kiến thức về phần Nitơ và hợp chất có vai
trò khá quan trọng vì đơn chất cũng như các hợp chất của nitơ có trong tự nhiên, có
nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn
đề này song số lượng còn ít, nhất là những bài tập liên quan. Do vậy, tôi viết đề tài
này để có thêm tư liệu giảng dạy ôn thi học sinh giỏi các cấp, đồng thời là tài liệu cho
các em học sinh và đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích viết chuyên đề này là cung cấp một số kiến thức về lý thuyết và các
bài tập về nitơ và các hợp chất của nitơ, các câu hỏi bài tập liên quan đến tính chất,
ứng dụng, điều chế chất và các bài tập liên quan đến các phần cấu tạo chất, nhiệt
động học, điện hóa, dung dịch, tốc độ phản ứng …
B. PHẦN NỘI DUNG
* TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. ĐƠN CHẤT NI TƠ
1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý:
+ Nitơ thiên nhiên là hỗn hợp của đồng vị : 714N và 715N với tỉ lệ 272:1. Đồng vị 715N
thường dùng trong phương pháp đánh dấu nguyên tử và có thể đưa vào axit HNO3
với tỉ lệ 99,8%.
+ Điều kiện thường Nitơ .. tồn.. tại dưới dạng phân tử N2 gồm hai nguyên tử:
- Theo thuyết VB: N N
- Theo thuyết MO: (1s)2 (1s*)2 (2s )2 (2s*)2 x2y2(z)2, nghĩa là có một liên kết 3 (N
 N), với năng lượng liên kết E = 942 kJ/mol, độ dài liên kết d = 1,095 A0.
- Năng lượng liên kết rất lớn giải thích được tính trơ của phân tử N 2, và giải thích tại
sao đa số hợp chất đơn giản của N2, mặc dù trong đó chứa các liên kết bền, nhưng
đều là hợp chất thu nhiệt.
- Nitơ là một khí không màu, không mùi, không vị và hơi nhẹ hơn không khí. Nó
không duy trì sự cháy và sự sống. Nó còn có một tên khác là azot (tiếng Hi Lạp có
nghĩa là không duy trì sự sống).
1
+ N2 rất khó hoá lỏng ( T0sôi=-195,80C) và rất khó hoá rắn ( T0nc=-2100C). Do có nhiệt
độ sôi rất thấp, nitơ lỏng được sử dụng trong công nghiệp và phòng thí nghiệm để tạo
ra môi trường nhiệt độ thấp. Nitơ ít tan trong nước và các dung môi khác (100ml
nước ở 00C chỉ hoà tan 2,35ml khí N2).
2. Tính chất hoá học:
+ Do có năng lượng liên kết lớn, phân tử N2 bền với nhiệt, ở 30000C chưa phân huỷ
rõ rệt. Nhiệt độ thường là một trong những chất trơ nhất, nhưng ở nhiệt độ cao, nó trở
nên hoạt động và nhất khi có xúc tác.
+ Nhiệt độ thường chỉ phản ứng với Li tạo nitrua:
6Li + N2 →2Li3N (Liti Nitrua)
+ Ở điều kiện thường N2 được đồng hoá bởi một số vi sinh vật có trong vết sần
của rễ cây họ đậu tạo thành đạm theo sơ đồ sau:
N2 → NH3 → NH4+ → NO3- → NO2- → amin
+ Nhiệt độ cao, nitơ hoạt động hơn nó phản ứng được với một số kim loại và phi kim,
đặc biệt phản ứngTiadiễn ra mạnh khi có mặt chất xúc tác:
lửa điện
N2 + O2 2000-30000C 2 NO

Fe
N2 + 3H2 2 NH3
4500C
t0C
3Ca + N2 Ca3N2
3. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế:
a. Trạng thái tự nhiên:
+ Trong khí quyển, N2 chiếm 78,03% thể tích của không khí, ngoài ra nó còn có
trong một số khoáng vật như diêm tiêu (NaNO3). Nitơ có trong mọi sinh vật dưới
dạng hợp chất hữu cơ phức tạp…như protein, axit nucleic….
b. Điều chế:
+ Trong công nghiệp, người ta điều chế nitơ bằng cách chưng cất phân đoạn không khí
lỏng (cũng dùng cách này để điều chế oxi): Không khí được làm sạch khỏi bụi bặm,
làm lạnh sơ bộ để loại CO2 và hơi nước, sau đó được nén tới áp suất 150 atm và làm
lạnh tới –1900C để hoá lỏng toàn bộ không khí, sau đó nâng dần nhiệt độ lên để lấy
nitơ và oxi.
+ Trong tự nhiên, nitơ được đồng hoá bởi 1 số vi sinh vật, vi khuẩn sống trong nốt
sần của rễ cây họ đậu.
+ Trong phòng thí nghiệm: nitơ tinh khiết được điều chế bằng cách nhiệt phân dung
dịch bão hoà muối amoni ntrit (NH4NO2) theo phản ứng :
NH4NO2   N2 + 2 H2O
0
t

- Có thể thay NH4NO2 bằng hỗn hợp muối : NH4Cl + NaNO3.


- Còn nitơ rất tinh khiết được điều chế bằng phản ứng nhiệt phân azit:

2
2NaN3   2Na + 3N2
0
t

c. Ứng dụng :
- N2 được dùng để điều chế một số hợp chất như: NH3, HNO3, các hoá chất này được
dùng để tổng hợp phân đạm, dược phẩm và thuốc nổ.
- Lợi dụng tính hoạt động kém của nitơ, người ta dùng khí nitơ làm khí quyển trơ
tong luyện kim, trong công nghiệp điện tử và công nghiệp thực phẩm. Hơn thế, các
hợp chất của nitơ có vai trò quan trọng trong sự sống của sinh vật, đặc biệt là thực
vật, dùng làm các loại phân đạm….
II. HỢP CHẤT CỦA NITƠ:
1. Amoniac (NH3):
a. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý:
+ Phân tử NH3 có cấu tạo dạng hình chóp, đáy là tam giác đều ứng với trạng
thái lai hoá sp3 của nguyên tử nitơ
+ Trong phân tử H2O thì oxi ở trạng thái lai hoá sp3.
↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑
sp3
+ 7N: 1s22s22p3
..
.N.
N
H
.. ..
H H
H
..
H H
+ Độ dài liên kết N-H : 1,014A0
+ Góc liên kết HNH : 1070năng
+ Năng lượng trung bình của liên kết N-H là: 385 kJ/mol
+ Là một khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. T 0nc =-77,750C, T0s=-
33,350C.
+ Do NH3 có cấu tạo không đối xứng nên nó là phân tử có cực (  = 1,48D).
+ Do nitơ có độ âm điện lớn nên các phân tử NH 3 có thể kết hợp nhau bằng liên kết
hidro nên nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và nhiệt hoá hơi của NH 3 quá cao so với
các hợp chất cẩu các nguyên tố tương tự trong nhóm VA.
+ NH3 dễ tan trong nước (1l nước ở 200C tan 700l khí NH3). Hiện tượng tan nhiều
của NH3 được giải thích do amoniac là phân tử có cực và bằng sự tạo thành liên kết
hidro giữa phân tử NH3 và phân tử H2O.
b. Tính chất hoá học:
+ Tính chất bazơ:
- Với cặp electron tự do, khi tan trong nước nó kết hợp với ion H+ của nước tạo thành ion
NH4+ và dung dịch có tính bazơ:

3
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH - Kpli = 1,8.10-5
- NH3 phản ứng tốt với các axit mạnh tạo ra muối amoni (NH4+), đặc biệt là khí NH3
có thể kế hợp với khí HCl tạo thành khói màu trắng.
NH3(k) + HCl(k)  NH4Cl (khói mù)
NH3 + HNO3  NH4NO3
2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4
- Dung dịch NH3 có thể kết tủa nhiều muối của kim loại ở dạng hiđroxit:
3NH3 + 3H2O + AlCl3  Al(OH)3 + 3NH4Cl
- Kết hợp với nhiều muối kim loại tạo thành amoniacat dạng tinh thể như
CaCl2.8NH3, CuSO4.4NH3…Các amoniacat cũng giống như các hidrat trong tinh thể
ngậm nước.
- Giống như nước, NH3 nhờ có đôi electron tự do nên nó có thể liên kết với nhiều ion
kim loại chuyển tiếp tạo thành phức chất bền:
Cu(OH)2 + 4NH3  [Cu(NH3)4](OH)2
- Điều kiện thường khí amoniac có thể kết hợp với khí CO2 tạo thành amonicacbamat
theo phản ứng:
ONH4
CO2(k) + 2NH3 → O=C
NH2 (Amonicacbamat)

Nhiệt phân amonicacbamat ở 1800C và 200atm thì thu được urê. Đây chính là
phương pháp điều chế phân đạm urê trong công nghiệp.
ONH4 1800C, 200atm NH2
O=C O=C
NH2 NH2 + H2O Urê

+ Tính khử:
- Do nitơ trong NH3 có số oxi hoá thấp nhất của nitơ là -3, nên NH3 chỉ thể hiện tính
khử:
- Đốt cháy NH3 sẽ cho ngọn lửa màu vàng, sản phẩm thu được là N2 và nước.
4NH3 + 3O2   2N2 + 6H2O
0
t

- Khi có mặt Pt làm xúc tác và ở nhiệt độ 800  9000C sẽ thu được khí NO:
4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O
0
t

- Tác dụng với halogen:


Cl2 và Br2 có thể oxi hoá mãnh liệt NH3 ở rạng thái khí cũngnhư ở trạng thái dung
dịch :
2NH3 + 3Cl2   N2 + 6HCl
0
t

Với F2 thì phản ứng xảy ra như sau:


4NH3 + 3F2   NF3 + 3NH4Cl
0
t

- Khi đun nóng NH3 có thể khử được một số oxit kim loại về đến kim loại.
4
3CuO + 2NH3   N2 + 3H2O + 3Cu
0
t

+ Phản ứng thế nguyên tử hiđro trong NH3 bằng kim loại:
- Ở nhiệt độ cao, những nguyên tử hidro trong phân tử amoniac có thể được lần lượt
thay thế bằng các nguyên tử kim loại hoạt động để tạo thành amiđua (chứa nhóm
NH2-), imiđua (nhóm NH2-), nitrua (N3-):
0
2Na + 2 NH3 300
 C
 2NaNH2 (Natri amidua) + H2.

0
2Al + 2NH3 800  2AlN (Nhôm nitrua) + 3H2.
900 C

c. Trạng thái tự nhiên:


+ Trong thiên nhiên khí amoniăc sinh ra trong quá trình thối rữa các protit trong xác
các sinh vật, trong quá trình phân huỷ ure trong chất bài tiết của sinh vật dưới tác
dụng của 1 số vi khuẩn.
+ Nó là sản phẩm phụ, thu được trong các quá trình sản xuất than cốc.
d. Ứng dụng:
+ Trong công nghiệp NH3 chủ yếu được dùng để sản xuất HNO3, các loại phân đạm,
đạm urê và sôđa, bản thân NH3 cũng được dùng trực tiếp làm phân bón.
e. Điều chế:
+ Trong PTN, người ta điều chế NH3 bằng cách đun sôi dung dịch NH4OH đậm đặc
hoặc cho dung dịch muối amoniclorua (NH4Cl) tác dụng dung dịch nước vôi.
0
2NH4Cl + Ca(OH)2 
t C
2NH3 + CaCl2 + H2O
0
NH4OH  t C
NH3 + H2O
+ Trong công nghiệp:
- Trước đây người ta tạo ra amoniăc bằng cách:
CaCN2 + 3H2O = CaCO3 + 2NH3.
- Ngày nay người ta dùng phương pháp hiện đại hơn nhiều là tổng hợp nó từ N 2 và
H2 trong các điều kiện nhất định:
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 H0 = -46,2 kJ/mol, S0 = -96,3 J/mol.độ
- Về mặt nguyên liệu:
N2 được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí.
H2 được điều chế từ khíu than hoặc từ khí tự nhiên.
- Bậc tự do của phản ứng: C = k –  + 2 trong đó k = 2,  = 1 → C = 3, nghĩa là có
thể thay đổi 3 yếu tố là nhiệt độ, áp suất và tỉ lệ số mol nN 2 : nH2 để cho hiệu suất
phản ứng đạt giá trị lớn nhất.
- Yếu tó nhiệt độ:
Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì ∆G0pu = 0 → -46,2 + T.96,3.10-3 = 0
→ t  2000C.
Khi nhiệt độ > 2000C, tốc độ phản ứng lớn nhưng do ∆H0 > 0 nên cân bằng
dịch chuyển sang trái dẫn đến hiệu suất phản ứng không cao.

5
Khi nhiệt độ < 2000C, cân bằng dịch chuyển sang phải nhưng tốc độ phản ứng
lại thấp dẫn đến hiệu suất của phản ứng không cao.
Để vượt qua khó khăn này, người ta dùng xúc tác là Fe kim loại được hoạt hoá
bằng Al2O3 và K2O. Với chất xúc tác nà cho phép phản ứng thực hiện ở nhiệt độ từ
4000C  6000C. (Nhà má phân đạm Hà Bắc thực hiện ở nhiệt độ 5000C).
- Yếu tố áp suất:
Vì phản ứng làm giảm số mol khí nên khi áp suất tăng thì cân bằng sẽ dịch
chuyển sang phía phải. Do đó, phản ứng phải được thực hiện ở áp suất cao từ 200 
1000 (atm). Nhà máy phân Hà Bắc thực hiện ở áp suất 320atm.
- Tỉ lệ số mol nH2 : nN2: Người ta thấy rằng khi tỉ lệ nH2 : nN2 = 3:1 tức là, tức là
bằng tỉ lệ của hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng thì hiệu suất phản ứng đạt
giái trị cực đại. Như vậ người ta đưa vào hỗn hợp phản ứng hai chất H2 và N2 theo tỉ
lệ về số mol là 3:1.
+ Với các điều kiện như trên thì hiệu suất tổng hợp NH 3 chỉ đạt cỡ 20  25%
do vậy người ta phải đưa N2 và H2 qua lại dâ chuyền sản xuất ban đầu. Nếu có xúc
tác, nhiệt độ cần dùng là : 400 – 6000C
2. Muối amôni và gốc amoni (NH4+).
+ Ion NH4+ có cấu tạo hình tứ diện đều với 4 nguyên tử H ở 4
đỉnh, nguyên tử N ở trung tâm: H +
+ Bán kính của cả ion NH4+ (1,43A0), gần tương đương với bán
N
kính các ion kim loại kiềm Rb+, K+(1,48A0-1,44A0).
H
+ Do cấu tạo gốc amoni như vậy, nên muối amoni giống với H H

muối kim loại kiềm. Muối amoni đồng hình với muối kim loại
kiềm, cùng có kiến trúc kiểu NaCl (hay kiểu CsCl). Chúng cũng dễ tan và phân ly
hoàn toàn trong nước.
+Mặt khác, NH4+ còn có những tính chất khác so với ion kim loại kiềm như :
- Khả năng bị thuỷ phân trong nước (ion kim loại kiềm không có khả năng này) cho
môi trường axit yếu:
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ K=5,5.10-10
Một số muối bị thuỷ phân hoàn toàn như (NH4)2S:
(NH4)2S + 2H2O → 2NH3 + H2S + 2H2O
- Muối amoni đều kém bền với nhiệt nên dẽ bị nhiệt phân, tuỳ vào gốc axit đi với nó,
mà sản phẩm nhiệt phân muối amoni có thể khác nhau:
Muối của axit không có tính oxi hoá dễ bay hơi khi nhiệt phân thì phân huỷ ngược lại
với quá trình kết hợp:
0
NH4Cl 
t C
NH3 + HCl
0
(NH4)2CO3  t C
2NH3 + H2O + CO2
Muối của axit có tính oxi hoá thì N-3 trong NH4+ sẽ bị oxi hoá:
6
0
NH4NO2 
t C
N2 + H2O
0
NH4NO3 200
 C
 N2O + H2O
0
2N2O 300
 C
 2N2 + O2
0
(NH4)2SO4 
t C
NH3 + H2SO4
0
H2SO4 
t C
SO3 + H2O
0
3SO3 + 2NH3  t C
3SO2 + N2 + 3H2O
Ứng dụng
+ Muối amoni thực tế thường dùng làm phân đạm, quan trọng nhất là các muối
NH4Cl, (NH4)2SO4 và NH4NO3. Ví dụ : dùng làm pin khô (NH4Cl).
3. Hidrazin (N2H4).
a)Phân tử hidrazin có cấu tạo :
Hình 5: phân tử N2H4
H N dN-N = 1,47A0
H H dN-H = 1,04A0.
N H HNH= NNH = 1100
 = 1,85 D
Do cấu hình không gian không đối xứng nên hidrazin có cực tính lớn, momen lưỡng
cực ~ 1,85D.

b) Tính chất vật lí.


Hidrazin là chất lỏng không màu, hơi nặng hơn nước, có mùi khó chịu, rất độc,
bốc khói mạnh trong không khí. Hoá rắn ở 20C và sôi ở 1140C.
Trong hidrazin lỏng cũng có liên kết hidro như NH3, tan tốt trong nước cũng nhờ có
liên kết hidro tạo ra dạng hidrat N2H4.H2O
Dạng hidrat này khá bền nhờ liên kết hidro. H2N : … H
O
H2N : … H
Hidrazin là một dung môi ion hoá rất tốt cho nhiều chất do hằng số điện môi lớn ( =
53 ở 220C).
c) Tính chất hóa học.
Cũng giống như NH3 lỏng, nó cũng hoà tan kim loại kiềm tạo thành dung dịch xanh
lam, nhưng lại tạo ra khí hidro:
2N2H4 + 2Na  2NaN2H3 + H2
Là hợp chất thu nhiệt, nhưng nó khá bền, chỉ phân huỷ khi có xúc tác:
N2 + 2H2   N2H4 H0 = 50 kJ/mol.
0
t

Là một bazơ yếu hơn bazơ NH3 :


N2H4 + H2O  N2H5+ + OH- K1=8,5.10-7
N2H5+ + H2O  N2H62+ + OH- K2=8,9.10-16
7
Do đó hidrazin thường tạo ra 2 loại muối chứa 2 cation ở trên, các muối này đều dễ
tan, muối +1 bền trong nước, còn muối +2 bị thuỷ phân trong nước tạo ra ion +1 bền
hơn.
Nó cũng có thể kết hợp với các muối tạo ra sản phẩm kết hợp như: CrCl 2.2N2H4.
Về tính khử, nó mạnh hơn NH3, nguyên nhân là số oxi hoá -2 của N kém bền
hơn nhiều so với số oxi hoá -3. Thể hiện ở phản ứng cháy trong không khí toả nhiệt
mạnh:
N2H4 + O2   N2 + 2H2O H0 = -705 kJ/mol.
0
t

Nên hidrazin và dẫn xuất của nó được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa.
d) Điều chế. Ứng dụng
Phương pháp tốt nhất để có hidrazin là chưng cất sản phẩm thu được từ phản ứng:
2NH3 + NaOCl = N2H4 + NaCl + H2O
Dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ, trong CN chất dẻo, thuốc trừ sâu (lợi dụng độc
tính mạnh của nó), cao su, chất nổ… và trong hoá phân tích.

4. Hidro azit (N3H)


Hidro azit cũng là hợp chất của H và N, nhưng không liên quan gì với NH 3 và
N2H4.
a) Phân tử HN3 có cấu tạo :
1,24A0 1,13A0
:N N N Hình 6: phân tử HN3
1,01A0
H
b) Tính chất vật lí:
Điều kiện thường nó là một chất lỏng linh động, không màu, có mùi khó chịu, độc,
hoá rắn ở –800C và sôi ở 370C. Tan vô hạn trong nước, trong nước nó bền hơn và là
một axit yếu tương đương axit axetic (dung dịch axit hidrazoic).
c) Tính chất hóa học
Kém bền, dễ phân huỷ thành nguyên tố khi đun, va chạm--> dễ gây nổ:
2HN3   3N2 + H2. H0 = -295 kJ/mol.
0
t

Hoặc trong nước nó phân huỷ dần theo phản ứng :


HN3 + H2O  N2 + NH2OH.
Phản ứng với các kim loại như 1 axit yếu:
Zn + 3HN3  Zn(N3)2 + NH3 + N2
Muối của nó được gọi là muối azit, người ta đã biết nhiều azit của kim loại, azit của
kim loại nặng thường dễ gây nổ…nên thường dùng làm mồi nổ, như Pb(N 3)2… azit
của kim loại kiềm & kiềm thổ bền hơn nhiều, đun nóng tới 3000C chúng mới phân
huỷ hoàn toàn nhưng lại êm dịu:

8
2NaN3   2Na + 3N2
0
t

Axit hidrazoic là một axit có tính oxi hoá mạnh do số OXH của nguyên tử N trong
nó, hỗn hợp của nó với HCl đặc nóng giống như nước cường thuỷ:
2Au + 3HN3 + 11HCl  2HAuCl4 + 3N2 +3NH4Cl
3-
Ion N được gọi là ion “giả halogen” do tính chất tương tự ion halgen: về độ tan, về
khả năng tạo phức…
d) Điều chế
Cho các azit phản ứng với axit sunfuric, thường dùng là NaN3, lấy được từ quá trình
cho N2O + NaNH2 ở 1900C.
4. Hidroxyl amin (NH2OH)
Được coi là sản phẩm thế 1 nguyên tử H trong NH 3 bằng nhóm –OH, nó có nhiều
tính chất trung gian giữa NH3 và H2O.
a) Tính chất vật lí.
Dạng tinh thể không màu, nóng chảy ở 330C, sôi ở 580C (ở 22mmHg). Kém bền, dễ
phân huỷ ở nhiệt độ thường, trên 1000C nó có thể gây nổ --> N2, N2O và H2O. Nó hút
ẩm mạnh, tan vô hạn trong nước nhưng không tan trong rượu và benzen.

b) Tính chất hóa học.


Do nó còn cặp electron tự do trên nguyên tử N nên nó nhiều tính chất giống NH 3: có
thể kết hợp với nhiều chất giống NH3, tạo dạng hidrat khi tan trong nước:
NH2OH.H2O, trong nước nó cho dung dịch có tính bazơ yếu, yếu hơn NH3…
Trong dung dịch kiềm nó thể hiện tính khử mạnh, nó khử được muối vàng và thuỷ
ngân --> kim loại, tác dụng được các chất có tính oxi hoá:
NH2OH + HNO3 2NO + 2H2O
2NH2OH + 2NaOCl  N2O + 2NaCl + 3H2O.
Ngoài ra nó cũng có tính oxi hóa, oxi hoá được Fe(OH)2  Fe(OH)3
NH2OH + 2Fe(OH)2 + H2O  2Fe(OH)3 + NH3
c) Điều chế.
Nó được điều chế bằng cách điện phân dung dịch HNO3 với cực âm bằng chì,
trong đó axit được khử theo sơ đồ:
HNO3 + 6[H] NH2OH + H2O
5. Nitrua kim loại.
Cũng như cacbua kim loại, nitrua kim loại được chia thành 2 nhóm: nitrua ion và nitrua
xâm nhập, tuy nhiên cấu tạo của chúng chưa được nghiên cứu kĩ như cacbua.
Các kim loại kiềm, kiềm thổ, Zn, Cd và Tl tạo nên những nitrua ion, trong đó chứa
cation kim loại & anion N3-. Các nitrua ion bị thuỷ phân --> hidroxit và amoniac:
Ca3N2 + 6H2O  3Ca(OH)2 + 2NH3.

9
Nitrua ion được tạo ra khi các nguyên tố tương tác trực tiếp với nhau, hoặc nhiệt phân
amitdua:
3Ba(NH2)2  Ba3N2 + 4NH3
Các kim loại chuyển tiếp tạo nên được các nitrua xâm nhập có cấu tạo tương tự
Borua và Cacbua xâm nhập. Các nitrua này thường không có công thức hợp thức (vì
thiếu nitơ) như là VN, Mo2N, W2N, Fe4N… Các nitrua có độ cứng, độ dẫn điện giống
như kim loại: chúng rất cứng, khó nóng chảy. Ví dụ như: VN nóng chảy ở 25700C và
độ cứng 910, khá trơ về mặt hoá học.
Chúng được điều chế bằng cách cho bột kim loại trong khí nitơ hoặc NH 3 ở nhiệt độ
khoảng 12000C.
6. Oxit của nitơ.
Nitơ tạo nên 9 oxit: N2O, NO(N2O2), N2O3, NO2(N2O4), N2O5, NO3(N2O6)..
Trong đó 2 oxit sau cùng rất kém bền, nên không đặc trưng, ngoài ra có 3 oxit có cân
bằng giữa 2 dạng đime và monome.
a) Đinitơ oxit (N2O)
* Cấu trúc phân tử :
Phân tử đinitơ oxit có cấu tạo đường thẳng tương tự với phân tử CO 2 nhưng không
đối xứng:
:N N O:
Độ dài liên kết đo được ở đây là N—N : 1,26A , còn N—O : 1,186A0. Độ dài liên
0

kết cho thấy liên kết N—N nằm giữa 2 dạng liên kết ba NN và liên kết đôi N=N,
còn liên kết N—O nằm giữa 2 dạng liên kết đôi N=O và liên kết đơn N—O. Như vậy
có thể thấy nitơ đioxit nằm giữa 2 dạng cấu trúc :
:N=N=O:  :NNO:
Phân tử N2O có tổng số e- giống với phân tử CO2, cả 2 oxit này ở trạng thái rắn có
cấu trúc mạng lưới tinh thể giống nhau.
* Tính chất vật lí:
Là khí không màu, mùi tương đối dễ chịu. Hoá rắn ở –910C và hoá lỏng ở –890C. Nó
gây ra cảm giác say và hay cười, nên còn gọi nó là “khí vui”, có thể dẫn đến trạng
thái gây mê nên trước đây người ta dùng nó làm hỗn hợp khí gây mê. trong những
các mổ nhẹ. Là chất không duy trì sự sống, nên dùng nó làm chất gây mê phải cho nó
đi cùng với oxi. Nhưng là chất duy trì sự cháy đối với những chất dễ bắt lửa, ví dụ tàn
đóm đỏ…
* Tính chất hóa học:
Bền ở điều kiện thường nhưng đến 5000C thì bắt đầu phân huỷ.
2N2O   2N2 + O2 H0 = -163 kJ
0
t

Do đó khi đun nóng, nó có thể tương tác với những chất mà tương tác được với oxi:
N2O + H2   N2 + H2O H0 = -323 kJ
0
t

10
* Điều chế: thường nhiệt phân muối NH4NO3 ở nhiệt độ2500C:
NH4NO3   N2O + 2H2O
0
t

Phản ứng này toả nhiệt nên chỉ đun nóng lúc đầu, sau đó để nhiệt tạo ra của phản ứng
duy trì phản ứng (nếu tiếp tục đun sẽ gây nổ).
b) Nitơ oxit (NO) và đinitơ đioxit(N2O2).
* Cấu hình e- của phân tử NO:
(1s)2 (1s*)2 (2s )2 (2s*)2 x2y2 (z) 2 (x*)1
và tương ứng có cấu tạo:
:N O:
Vạch chấm giữa N và O báo hiệu 1 liên kết ba e- (hay còn gọi là liên kết một
electron). Như vậy liên kết giữa N và O là liên kết 2,5. Điều này phù hợp với độ dài
liên kết là 1,4A0.
Trạng thái khí nó ít thể hiện tính chất của phân tử 1e-, nhưng trạng thái rắn và
lỏng nó có khuynh hưóng trùng hợp 2 phân tử để tạo ra dạng đime N2O4.:
1,10A0
N O
2,33 A0
O N
* Tính chất vật lí: là khí không màu rất độc, khó hoá rắn và khó hoá lỏng. ít tan trong nước.
* Tính chất hóa học:
Nó khá bền với nhiệt, 5500C nó chưa phân huỷ rõ rệt. Photpho đang cháy tiếp tục
cháy trong NO, còn H2 với NO có thể nổ khi đun nóng. Với H2S , SO2 đều phản ứng
với NO:
2NO + 2H2S   N2 + 2S + 2H2O
0
t

2NO + SO2   N2O + SO3


0
t

Dễ dàng kết hợp với oxi tạo NO2 ngay ở điều kiện thường:
2NO + O2  2NO2
Tương tác với halogen tạo thành nitro halogenua:
2NO + Cl2  2NOCl
Gặp các chất oxi hóa mạnh NO thể hiện tính khử:
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4  10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O
Tính chất riêng, kết hợp với muối của nhiều kim loại, ví dụ như dung dịch FeSO4
tạo ra hợp chất kết hợp có màu nâu thẫm:
NO + FeSO4  [Fe(NO)]SO4 (màu nâu thẫm)
* Điều chế: tổng hợp trực tiếp từ các nguyên tố ở nhiệt độ cao:
N2 + O2  2NO H0 = -90,25 kJ/mol
Hoặc dùng phản ứng đốt cháy NH3 trong O2 có xúc tác.
Trong PTN, người ta có thể điều chế NO từ Cu + dung dịch HNO3 3M
11
c) Nitơđioxit (NO2) và đinitơ tetraoxit(N2O4).
* Cấu hình e- của phân tử NO2 :
(1s)2 (1s*)2 (2sa)2 (2sb)2 (s)2 (z)2 y2 (2pxa)2 (2pxb)2 x1.
Cấu hình đó phù hợp với cấu tạo :
N Hình 7: phân tử NO2
0
1,19 A
1340

O O
Theo phương pháp VB, trong phân tử NO2 nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp2.
Hai orbital lai hoá được dùng để tạo 2 liên kết  với 2 nguyên tử oxi, còn 1 orbital lai
hoá chứa 1 e- độc thân. Một orbital 2p không lai hoá cũng chứa 1 e- dùng tạo liên kết
 với 1 trong 2 nguyên tử O, như vậy liên kết  đó là liên kết không định chỗ.
* Tính chất vật lí:
Khí NO2 có màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, mùi khó chịu và độc. Còn phân tử
N2O4 điều kiện thường là chất lỏng có màu vàng nhạt, nóng chảy ở –11,20C và sôi ở
21,150C nên nó là chất dễ bay hơi. Đồng thời nó cũng dễ phân huỷ ở nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ sôi.
* Tính chất hóa học:
Có các tính chất của phân tử có số lẻ e-, như có màu, trùng hợp 2 phân tử để
tạo dạng dime N2O4 nhờ có 1e- chưa ghép đôi trên mỗi nguyên tử N, phân tử N2O4 có
cấu tạo:
O O
0
1,64A
N N 1260 Hình 8: phân tử N2O4

O O
Phân tử N2O4 không màu và nghịch từ.
Cân bằng chuyển dịch giữa 2 dạng trên phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ:
2NO2  N2O4 H0 = -61,5 kJ
Ở 1500C khí NO2 phân huỷ rõ rệt, và ở 6000C phân huỷ hoàn toàn theo phản ứng:
2NO2   2NO + O2
0
t

Do đó than, lưu huỳnh và photpho có thể tiếp tục cháy trong NO2.
Hai oxit NO2 và N2O4 tương tác với nước tạo thành 2 axit:
2NO2 + H2O  HNO3 + HNO2.
Do đó khi tương tác với dung dịch kiềm nó cho 2 muối tương ứng. Đồng thời
có thể coi NO2 và N2O4 là anhdrit hỗn hợp của 2 axit HNO2 và HNO3.

12
Khí NO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá: tương tác với nguyên tố phi kim,
hidro, kim loại:
2NO2 + Cl2   2NO2Cl (nitroni clorua)
0
t

2NO2 + 7H2   2NH3 + 4H2O


0
t

NO2 + 2Cu   Cu2O + NO.


0
t

Hoặc oxi hoá các hợp chất có số oxi hoá thấp: CO, SO2…
NO2 + CO   CO2 + NO
0
t

NO2 + SO2   SO3 + NO


0
t

Hoặc khử các chất có tính oxi hoá mạnh: O3, H2O2…
2NO2 + O3  N2O5 + O2.
2NO2 + H2O2  2HNO3
Còn N2O4 dạng lỏng là dung môi không tốt vì có hằng số điện môi bé (=2,47).
Nó có khả năng hoà tan một số chất nhờ có tương tác với chúng, như kim loại kiềm,
Ag, Cu, Pb…muối clorua, clorat.
Na + N2O4 NaNO3 + NO
NaClO3 + N2O4  NaNO3 + NO2 + ClO2
Các phản ứng đều cho thấy nó chứa ion nitrozoni của axit nitric NO+ ,NO3—, do
đó coi N2O4 có quá trình tự ion hoá sau:
N2O4  NO+ + NO3--.
* Điều chế: trong CN người ta cho NO tương tác với oxi. Trong PTN thường thu
được từ phản ứng Cu + HNO3 đặc.
d) Đinitơ trioxit (N2O3).
Dạng rắn có màu lam nhạt, nóng chảy ở –1020C, sôi ở –250C, phân huỷ ở –100C
Hơi của nó gồm những phân tử N2O3 có cấu tạo:

O Hình 9: phân tử N2O3

N N

O O
Sang trạng thái lỏng và hơi, nó phân huỷ theo phản ứng:
N2O3  NO + NO2.
Có thể coi nó là anhidrit của HNO2.
Điều chế bằng cách trộn NO và NO2 rồi hạ nhiệt độ dưới –1000C.
e) Đinitơ pentaoxit (N2O5).
Ở trạng thái khí cũng như khi tan trong dung môi CCl4, đinitơ pentaoxit ở dạng
phân tử có cấu tạo:
13
O O Hình 10: phân tử N2O5
1,35A0
N O N

O O
Điều kiện thường nó là chất rắn tinh thể trong suốt, không màu, dễ chảy rữa
trong không khí vì hút ẩm. Nóng chảy ở 300C và sôi ở 450C. Kém bền, phân huỷ
chậm thành NO2 và O2.
Là chất oxi hoá mạnh do N trong nó có số oxi hoá max, là anhidrit axit nên nó
tan trong nước tạo thành axit nitric. Có đầy đủ tính chất của oxit axit mạnh.
N2O5 + H2O  2HNO3.
Điều chế bằng cách dùng P2O5 hút nước của axit tương ứng:
P2O5 + 2HNO3  2HPO3 + N2O5.
7. Oxiaxit của nitơ.
Người ta đã biết 6 oxiaxit của N là: axit hiponitrơ (H2N2O2), axit hiponitric
(H2N2O3), axit nitrơ (HNO2), axit nitroxilix (H2NO2), axit nitric (HNO3), axit
pennitric (HNO4). Quan trọng đối với thực tế là axit nitrơ, axit nitric.
a. Axit hiponitrơ (H2N2O2)
Về hình thức được coi là dạng hidrat N2O.H2O. Nó có cấu tạo:
H O N N O H
Điều kiện thường là chất rắn dạng tinh thể không màu, không bền, dễ phân huỷ nổ
khi va chạm nhẹ. Ngay ở điều kiện thường nó đã phân huỷ dần theo phản ứng :
H2N2O2 N2O + H2O
(Phản ứng ngược lại không xảy ra do đó không coi N2O là anhidrit của axit đó)
Tan nhiều trong nước, rượu và ete, và là axit rất yếu.
Có khả năng oxi hoá và khử nhưng rất yếu.
Muối của nó bền hơn, ví dụ Na2N2O2 tan nhiều trong nước, muối Ag2N2O2 là
kết tủa màu vàng không tan trong nước.
Axit hiponitrơ được tạo nên khi cho muối của nó tác dụng với axit HCl:
Ag2N2O2 + 2HCl  H2N2O2 + 2AgCl
b. Axit nitrơ (HNO2).
* Cấu tạo: có lẽ nó có 2 kiến trúc cộng hưởng nhau là:
O O

O N:  H N

H Hình 11: phân tử HNO2 O

14
* Tính chất hóa học:
Nó chỉ tồn tại ở trạng thái khí và trong dung dịch nước:
+ Trạng thái khí có cân bằng :
2HNO2  NO + NO2 + H2O
+ Trạng thái dung dịch bị phân huỷ:
HNO2 2NO + HNO3 + H2O
Do không bền nên nó rất hoạt động về mặt hoá học. Nó vừa có tính oxi hoá, vừa
có tính khử.
2HNO2 + 2HI  2NO +I2 + H2O (tính oxi hoá)
5HNO2 + 2KMnO4 + 5H2SO4  2MnSO4 + 5HNO3 + K2SO4 + 3H2O.(tính
khử)
Nó thể hiện tính axit yếu (Ka = 4,5.10-4), mạnh hơn H2CO3 một chút.
* Điều chế axit HNO2 bằng cách cho muối nitrit tác dụng với axit mạnh.
c. Axit nitric (HNO3).
*Cấu tạo: trạng thái hơi, phân tử HNO3 có cấu tạo là:
O
H
0 1,21A0
0,96A
1020 1160
O 0 N 1300
1,41A
1140

O
Hình 12: Phân tử HNO3
* Tính chất vật lí:
Dạng tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí, hoá rắn
ở –410C và sôi ở 860C.
Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào, tạo nên hỗn hợp đồng sôi chứa 69,2% axit và
sôi ở 121,80C.
* Tính chất hóa học:
Axit tinh khiết kém bền, dễ phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt:
4HNO3  4NO2 + O2 + 2H2O
Khí NO2 sinh ra tan trong dung dịch làm dung dịch có màu vàng.
Bản thân nó ở trạng thái tinh khiết đã có quá trình:
2HNO3  NO2+ + NO3- + H2O
Trong đó nồng độ mỗi loại ion là 0,51 mol/l ở –100C
Trong các dung môi có khả năng cho proton mạnh hơn, như axit sunfuric, axit
pecloric, nó phân li cho ion NO2+:
HNO3 + 2HClO4  NO2+ + 2ClO4-- + H3O+

15
Sự tự ion hoá giải thích khả năng thay thế H trong phân tử hợp chất hữu cơ
bằng ion NO2+, gọi là phản ứng nitro hoá, các phản ứng này thường dùng thêm xúc
tác là H2SO4 đặc để tạo ra nhiều NO2+ hơn.
Trong nước nó điện li ra ion H3O+.
HNO3 + H2O  H3O+ + NO3-
Dung dịch dưới 2M, nó thể hiện tính chất của một axit mạnh: tác dụng với kim
loại giải phóng H2.
Nồng độ cao hơn, khả năng oxi hoá của ion NO3- tăng lên hơn H+ và khi đó
NO3- tham gia vào phản ứng hoá học chứ không còn là H+.
Axit nitric phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, Rh, Ta và Ir) và phản ứng
với một số phi kim như C, P, As, S… Quá trình phản ứng sinh ra một số sản phẩm
như HNO2, NO2, NO, N2O, N2, NH2OH, NH3… sản phẩm nào thì điều đó phụ thuộc
nồng độ, nhiệt độ axit, bản chất chất khử.
Nói chung, kim loại mạnh thường khử N+5 xuống số oxi hoá thấp nhất, còn các
kim loại khác tuỳ nồng độ axit mà cho ra snar phẩm khử là NO hay NO2.
4Zn + 10HNO3 (loãng)  4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
3Pb + 8HNO3 (loãng)  3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Pb + 4HNO3 (đặc)  Pb(NO3)2 + 2NO2 +2H2O
(Với phản ứng của axit đặc, sản phẩm lúc đầu có lẽ là HNO 2, axit này không bền, tạo
thành NO2 và NO, khí NO2 sinh ra lại tương tác với nước:
2NO2 + H2O  HNO3 + H2O
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều sang trái, do môi trường là axit đặc,
nên khí sinh ra chủ yếu là NO2).
Khi tương tác với các nguyên tố phi kim, axit này oxi hóa phi kim đó lên dạng
oxiaxit hoặc axit trong đó nguyên tố phi kim thường số oxi hoá là cao nhất.
Một số kim loại thông thường bị thụ động trong axit nitric đặc như Fe, Al, Cr…
Hỗn hợp axit đặc (1VHNO3 :3VHCl) được gọi là nước cường thủy (cường toan).
Hỗn hợp này có tính oxi hóa mạnh hơn HNO3 rất nhiều, có khả năng hoà tan Au và Pt.
3Pt + 4HNO3 + 12HCl  3PtCl4 + 4NO + 8H2O
PtCl4 + 2HCl  H2[PtCl6]
* Ứng dụng và phương pháp điều chế:
- Là một trong những hoá chất cơ bản rất quan trọng, dùng trong công nghiệp
điều chế thuốc nổ (TNT, nitroglixerin…), phân bón, phẩm nhuộm, hoá chất, dược
phẩm… Cũng là hoá chất thông dụng trong phòng thí nghiệm.
+ Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế từ muối KNO3 tinh thể với H2SO4
đặc, đun nóng:
KNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) 
0
t C
KHSO4 + HNO3.

16
+ Trong công nghiệp, HNO3 được điều chế theo sơ đồ sau:
Không khí H2O
NH3 NO NO2 HNO2 + HNO3
Pt (t0)

- Dùng khí oxi tinh khiết hoặc không khí có dư oxi để oxi hoá NH 3 tạo thành
khí NO với xúc tác Pt có 10%Rh ở pH = 3  8 atm và nhiệt độ 800  9000C:
4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O
0
t , xt
(1)
- Phản ứng (1) xảy ra với hiệu suất 98%. Khí NO tiếp tục được làm nguội và
tiếp tục được oxi hoá tạo thành hỗn hợp khí NO2 và N2O4.
2NO + O2  2NO2 ⇋ N2O4 (2)
- Hoà tan hỗn hợp khí NO2 và N2O4 vào nước thu được axit HNO3 và khí NO
sinh ra được đưa quay trở lại phản ứng (2):
N2O4 + H2O → HNO3 + HNO2
3HNO2  HNO3 + 2NO + H2O
- Bằng phương pháp chưng cất phân đoạn chỉ thu được dung dịch HNO 3
69,2%, muốn thu được HNO3 có nồng độ cao hơn nữa cần phải chưng cất HNO3 khi
có mặt dung dịch H2SO4 đặc để hút nước hoặc tổng hợp HNO3 bằng cách oxi hoá
N2O4 lỏng bằng oxi trong nồi áp suất :
2N2O4 + O2 + 2H2O  4HNO3
8.Muối của các axit cơ bản:
a. Nitrit (NO2--)
Muối của axit nitrơ gọi là nitrit, dạng muối bền hơn hẳn dạng axit, đa
số đều không có màu.
Cấu tạo ion NO2- được biết đến là:
Hình 13: Ion NO2-
N

O O
Nhờ có cặp e- tự do ở N mà ion NO2— có khả năng tạo liên kết cho nhận với các
ion kim loại. Một phức thường gặp của nó là natri cobantinitrit Na 3[Co(NO2)6]. Đây
là thuốc thử dung phát hiện ion K+ nhờ tạo kết tủa K3[Co(NO2)6] màu vàng.
Nitrit của kim loại kiềm khá bền , nitrit của các kim loại khác kém bền hơn 1 chút.
Trong môi trường axit, muối nitrit thể hiện tính oxi hoá khử như là HNO2.
Muối nitrit được dùng nhiều trong CN hoá học, nhất là trong CN phẩm nhuộm azzo.
b. Nitrat (NO3--)
Nitrat là muối của axit nitric, ion NO3—có cấu tạo hình tam giác đều với góc ONO
là 1200, độ dài liên kết N-O là 1,218A0:

17
O Trong ion đó, nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp2
ba orbital lai hoá tham gia liên kết tạo ra 3 liên kết
N . Còn lại 1 orbital chưa lai hoá tham gia tạo liên
kết  không định chỗ với cả 3 nguyên tử O.
O O Ion NO3— không có màu nên các muối nitrat của
Hình 14 : ion NO3- cation không màu đều không màu.
Các muối đó tan tôt trong nước và thường ở dạng
hidrrat khi thể rắn.
Các nitrat của kim loại khác dễ phân huỷ khi đun nóng, độ bền của chúng phụ
thuộc bản chất cation kim loại:
- Từ đầu dãy điện hoá đến Ca: nhiệt phân sinh ra muối nitrit và oxi
0
2NaNO3 t C
2NaNO2 + O2
- Từ Mg đến Cu: nhiệt phân sinh ra oxit kim loại , NO2 và O2.
0
2Cu(NO3)2  t C
2CuO + 4NO2 + O2
- Kim loại sau Cu: nhiệt phân sinh ra kim loại, NO2 và O2.
0
Hg(NO3)2  t C
Hg + 2NO2 + O2
Trong môi trường trung tính, các muối nitrat hầu như không có tính chất oxi
hoá, trong môi trường axit thì ion NO3- thể hiện tính oxi hoá như axit HNO3, trong
môi trường kiềm nó bị Zn và Al khử về đến NH3:
3Cu + 2NO3- + 8H+  3Cu2+ + 2NO + 4H2O
NaNO3 + 4Zn + 7NaOH + 3H2O  4Na2[Zn(OH)4] + NH3.
Muối nitrat kim loại có thể điều chế bằng cách cho axit nitric tác dụng với kim
loại, oxit, hiđroxit hay muối cacbonat của kim loại đó.
Muối nitrat có giá trị đối với thực tế là KNO3 hay còn gọi là diêm tiêu.
Diêm tiêu: KNO3:
+ KNO3 là những chất ở dạng tinh thể tà phương, nóng chảy ở 3340. Nó không
hút ẩm, tan trong nước và độ tan tăng dần theo nhiệt độ nên rất dễ kết tinh lại. Nó
khótan trong rượu và ete.
+ Ở 4000C, KNO3 phân huỷ thành nitrit và oxi:
0
2KNO3  t C
2KNO2 + O2
- Như vậy ở trạng thái nóng chảy thì KNO3 là chất oxi hoá mạnh. Nó có thể oxi
hoá Mn2+ đến MnO42-, Cr3+ đến CrO42-.
MnSO4 + 2KNO3 + 2Na2CO3  Na2MnO4 + 2KNO2 + Na2SO4 + 2CO2
- Đặc biệt KNO3 (diêm tiêu) được dùng để sản xuất thuốc nổ đen (là hỗn hợp
gồm 75% KNO3 + 10%S + 15% than).
2KNO3 + S + 3C  K2S + 3CO2 + N2

18
- Ngoài các sản phẩm kể trên còn có CO, K2CO3, K2SO4. Các sản phẩm khí
sinh ra làm cho thể tích tăng lên gấp 2000 lần thể tích của thuóc súng cho nên khi
được đốt cháy trong hệ thống kín, thuốc sẽ gây nổ.
- Diêm tiêu kali còn được dùng làm phân bón, chất bảo quản thịt và được dùng
trong công nghiệp thuỷ tinh. Nó có thể được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa
NaNO3 và KCl:
NaNO3 + KCl ⇋ KNO3 + NaCl
- Người ta hoà tan những lượng NaNO3 và KCl theo tỉ lệ phân tử như nhau vào
nước nóng rồi cho kết tinh NaCl ở nhiệt độ trên 30 0C. Tách tinh thể NaCl ra và làm
nguội dung dịch đến nhiệt độ dưới 220C thì KNO3 kết tinh.
- Ở nước ta, nhân dân thường khai thác diêm tiêu kali từ phân dơi hay nói
đúng hơn là từ đất trên hang đá vôi có dơi ở. Phân dơi ở trong các hang đó lâu ngày
bị phân huỷ giải phóng ra NH3. Dưới tác dụng của một số vi khuẩn, khí NH3 bị oxi
hoá thành axit nitrơ rồi nitric. Chính axit nitric đã tác dụng nên đá vôi của thành hang
tạo nên Ca(NO3)2. Muối này một phần bám vào thành hang và một phần tan vào nước
mưa chảy xuống ngấm vào đất trong hang. Người ta lấy đất trong hang này rồi trộn
với tro củi rồi dùng nước sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách ra KNO 3 được tạo
nên bởi phản ứng:
Ca(NO3)2 + K2CO3  2KNO3 + CaCO3
- Phương pháp này cho phép chúng ta sản xuất được một lượng diêm tiêu tuy ít
ỏi nhưng đã thoả mãn kịp thời yêu cầu của quốc phòng trong cuộc kháng chiến chống
pháp trước đây.
- Pháo hoa: để tạo ra pháo hoa người ta trộn vào thuốc pháo hay thuốc súng
những chất hay hỗn hợp chất sau đây:
- Màu đỏ: Sr(NO3)2 và SrCO3 cũng có thể là muối của Ca và Li.
- Màu lục: Ba(NO3)2 và Ba(ClO4)2 cũng có thể là muối của Cu(II).
- Màu xanh: CuCO3 và CuSO4 , CuO và CuCl2.
- Màu vàng: Na3AlF6 và Na2C2O4.
- Màu tím: Muối của Cs, K và Rb.
- Tia sáng màu vàng chói: mạt sắt.
- Màu trắng: Bột Mg, bột Al.
- Khói trắng: Hỗn hợp KNO3 và lưu huỳnh.
- Khói màu: Hỗn hợp KNO3, lưu huỳnh và phẩm màu hữu cơ.
+ Ngoài ra muối KNO3 còn được dùng làm phân bón dưới dạng phân kali.
III GIẢN ĐỒ LATIME CỦA NITƠ
1. Trong môi trường axit

1,25 -0,23

19
NO3 - 0,80N2O4 1,07 HNO20.99 NO 1,59
N2O 1,77 N2 –1,87NH3OH+ 1,41 N2H5+1,27 NH4+

0,94 1,297 -0,05 1,35

2. Trong môi trường bazơ

0,25 -1,16

NO3- -0,86 N2O4 0,87 NO2- -0,46 NO 0,76 N2O 0,94


N2 –3,04 NH2OH 0,73
N2H4 0,10 NH3

0,01 0,15 -1,05 -0,42

3. Nhận xét
- Trong môi trường axit, HNO2 oxi hoá tạo ra NO nhưng lại bị oxi hoá tạo nên

NO3 :

2 HNO2 + H+ + 1e  NO + H2O E0 = + 0,996 V


NO3- +3H+ +2e HNO2 +H2O E0 = + 0,940 V

3HNO2  NO3- + H+ + NO + H2O E0 = +0,056 V

- Trong môi trường kiềm :

2 NO2- + H2O + 1e  NO + 2OH- E0 = + 0,996 V


NO3- +H2O +2e  NO2-- + 2OH- E0 = + 0,940 V

3NO2- + H2O  NO3- + 2OH- + NO E0 = +0,056 V

Qua đó để giải thích được tại sao trong môi trường axit, HNO 2 không bền dễ
dàng bị phân huỷ thành NO3- và NO, nhưng ion NO2- lại bền trong môi trường kiềm.

* PHẦN BÀI TẬP


Bài 1.
a) Trong phòng thí nghiệm N2 được điều chế bằng những Phương pháp nào?
Trong công nghiệp có sử dụng các phương pháp đó không? Vì sao?

20
b) Trong phòng thí nghiệm bằng cách nào có thể thu được N2 từ không khí?
Hướng dẫn:
a) Một số phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm:
- Nhiệt phân dung dịch bão hòa muối :
NH4NO2  N2 + 2H2O
- Nhiệt phân dung dịch bão hòa hỗn hợp :
NaNO2 + NH4Cl  NaCl + NH4NO2
- Nung nóng hỗn hợp gồm KNO3 với bột sắt khử:
6 KNO3 + 10Fe  3K2O + 5Fe2O3 + 3N2.
- Cho khí NH3 qua CuO đun nóng:
2NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O
sau đó hỗn hợp NH3 dư và N2 cho qua dung dịch H2SO4 loãng để loại bỏ NH3 dư
- Cho từng giọt dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch amoniac:
2NH3 + 3Br2  N2 + 6HBr
HBr tạo ra tác dụng với NH3 dư thu được NH4Br ở dạng khói
8NH3 + 3Br2  N2 + 6 NH4Br
* Trong công nghiệp để hạ giá thành sản phẩm phải sử dụng nguyên liệu tự nhiên, nên
sản xuất N2 từ không khí: Chưng phân biệt không khí lỏng  N2.
b) Phòng thí nghiệm thu N2 từ không khí bằng cách cho không khí đi qua màng thấm
O2 hoặc cho qua Phốt pho trắng để hấp thụ O2, còn lại N2.
Bài 2. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối
cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a) Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử.
b) Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái
lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc
cao nhất của X.
c) So sánh độ lớn góc liên kết trong các phân tử PX3 (X: F, Cl, Br, I). Giải thích?
Hướng dẫn:
a) Với hợp chất hidro có dạng XH3 nên X thuộc nhóm IIIA hoặc nhóm VA.
TH1: X thuộc nhóm IIIA, ta có sự phân bố e theo obitan:

Vậy e cuối cùng có: l=1, m=-1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 4.


Cấu hình e nguyên tử: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p1 (Ga)
TH2: X thuộc nhóm VA, ta có sự phân bố e theo obitan:

.
Vậy e cuối cùng có: l=1, m= 1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 2. Cấu
hình e nguyên tử: 1s2 2s22p3 (N).

21
b) Ở đk thường XH3 là chất khí nên nguyên tố phù hợp là Nitơ. Công thức cấu tạo
các hợp chất:

CTPT CTCT Trạng thái lai hóa của nguyên tử


trung tâm
NH3 N
H
Nguyên tử N có trạng thái lai hóa sp3
H
H

N2O5 O O
Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2.
N O N

O O

HNO3 O
Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2.
H O N
O

c) Độ lớn góc liên kết XPX trong các phân tử PX3 biến đổi như sau: PF3 > PCl3 >
PBr3 > PI3 .
Giải thích: do bán kính nguyên tử tăng dần từ F → I đồng thời độ âm điện giảm dần
nên tương tác đẩy giữa các nguyên tử halogen trong phân tử PX3 giảm dần từ PF3 →
PI3. Nên PF3 có góc liên kết lớn nhất, PI3 có liên kết bé nhất
Bài 3. A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B
là một oxit của nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a) Xác định các chất A, B, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
(1) A + NaClO  X + NaCl + H2O
(2) A + Na 1:1
G + H2
(3) X + HNO2  D + H2O
(4) G + B  E + H2O
(5) D + NaOH  E + H2O
b) D có thể hòa tan kim loại đồng tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl đặc hòa tan
được vàng tương tự như cường thủy. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn
a) Giả sử hợp chất của N và H có công thức NaHb
Có 7a + b = 10 Nên a = 1; b= 3. Hợp chất A là NH3.
Oxit cuảN là NxOy.
x 63, 64 36,36 2
 :  ; Vậy B là N2O
y 14 16 1
Các phản ứng hóa học là:
(1) 2 NH3 + NaClO  N2H4+ NaCl + H2O

22
A X
(2) 2 NH3 + 2 Na 
1:1
2 NaNH2 + H2
A G
(3) N2H4 + HNO2  HN3 + 2 H2O
X D
(4) NaNH2 + N2O  NaN3 + H2O
G E
(5) HN3 + NaOH  NaN3 + H2O
D E
b) D hòa tan đồng theo phản ứng
Cu + 3 HN3  Cu(N3)2 + N2 + NH3
Khi trộn với HCl đặc nó tạo thành dung dịch tương tự cường thủy (HNO 3 đặc + 3
HCl đặc) nên có thể hòa tan vàng theo phản ứng:
2 Au + 3 HN3 + 8 HCl  2 H[AuCl4] + 3 N2 + 3 NH3.
Bài 4. Hoàn thành các phản ứng sau:
a) NO + KMnO4  MnO2 + ... b) HNO2 + HI  I2 + ...
c) HNO2 + SO2  NO + ... d) HNO2 + FeSO4 + H2SO4
 NO + ...
e) NaNO2 + K2Cr2O7 + H2SO4  ... g) KNO2 + MnO2 + H2SO4  ...
h) NaNO2 + KMnO4 + H2SO4  .... i) NaNO2 + PbO2 + H2SO4
 ...
k) NaNO2 + H2SO4 loãng →....
Hướng dẫn
a) NO + KMnO4  MnO2 + KNO3
b) 2HNO2 + 2HI  I2 + 2NO + 2H2O
c) 2HNO2 + SO2  2NO + H2SO4
d) 2HNO2 + 2FeSO4 + H2SO4  2NO + Fe2(SO4)3 + 2H2O
e) 3NaNO2 + K2Cr2O7 + 4H2SO4  Cr2(SO4)3 + 3NaNO3 + K2SO4 + 4H2O
g) KNO2 + MnO2 + H2SO4  MnSO4 + KNO3 + H2O
h) 5NaNO2 + 2KMnO4 + 3H2SO4  5NaNO3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O
i) NaNO2 + PbO2 + H2SO4  PbSO4 + NaNO3 + H2O
k) 3NaNO2 + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + NaNO3 + 2NO + H2O
Bài 5.
a/ Viết phương trình phản ứng khi cho NO tác dụng với H 2, H2S, SO2, O2, Cl2,
KMnO4.
b/ Viết phương trình phản ứng khi cho NO2 tác dụng với: Cl2, H2, Cu, CO, SO2, O3,
H2O2. Trong mỗi phản ứng NO2 thể hiện tính chất gì?

23
Hướng dẫn:
a/ Viết phương trình phản ứng khi cho NO tác dụng với H2, H2S, SO2, O2, Cl2,
KMnO4.
2NO + 2H2  N2 + 2H2O
2NO + 2H2S  N2 + 2S + 2H2O
2NO + SO2  N2O + SO3.
2NO + Cl2  2NOCl (nitrozoni có ion NO+)
10NO + 6KMnO4 + 9H2SO4  10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O
b/ Viết phương trình phản ứng khi cho NO2 tác dụng với: Cl2, H2, Cu, CO, SO2, O3,
H2O2. Trong mỗi phản ứng NO2 thể hiện tính chất gì?
2NO2 + Cl2  2NO2Cl (Nitroni) (tính khử)
2NO2 + 7H2  2NH3 + 4H2O (tính oxihóa)
NO2 + Cu  Cu2O + NO (tính oxihóa)
NO2 + CO  CO2 + NO (tính oxihóa)
NO2 + SO2  SO3 + NO (tính oxihóa)
2 NO2 + O3  O2 + N2O5. (tính khử)
NO2 + H2O2  2HNO3. (tính khử)
Bài 6.
a) Tại sao nitơ là phi kim mạnh lại tồn tại được trong tự nhiên dưới dạng tự do?
b) Tại sao nitơ phản ứng được với nhiều kim loại, nhưng trong vỏ Quả Đất không gặp
một nitrua kim loại nào cả?
Hướng dẫn.
a) Nitơ là phi kim mạnh, nhưng đơn chất nitơ hoạt động hóa học kém ở nhiệt độ
thường, tồn tại được trong tự nhiên (khí quyển) vì phân tử N 2 có liên kết ba (N  N)
rất bền, không thể phân hủy thành nguyên tử khi ở nhiệt độ thấp hoặc không có xúc
tác.
b) N2 phản ứng với nhiều kim loại (với Li ở nhiệt độ thường và với Ca, Mg khi nóng)
tạo ra cá nitrua kim loại (Li3N, Ca3N2, Mg3N2 …) Khi hình thành Quả Đất, thời kì
đầu rất nóng là điều kiện cho nitơ có thể tạo với một số kim loại mạnh thành những
nitrua. Nhưng ở nhiệt độ này hiđro và oxi cũng đã hóa hợp với nhau tạo thành nước.
Khi có mặt nước, các nitrua kim loại đều bị thủy phân thành bazơ kiềm và amoniac.
Ví dụ: Ca3N2 + 6H2O  2NH3 + 3Ca(OH)2.
Amoniac tạo ra có thể cháy, nghĩa là bị oxi của không khí oxi hóa cho trở lại nitơ:
4NH3 + 3O2   2N2 + 6H2O
0
t

Vì vậy vỏ Quả Đất không tồn tại một nitrua nào cũng là điều dễ hiểu.
Bài 7. Bằng những thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có chứa tạp chất: clo,
hiđroclorua, hiđrosunfua? Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng
tương ứng.
24
Hướng dẫn.
- Dẫn lượng khí N2 có lẫn Cl2 qua dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường  dung dịch có
tính tẩy màu (nước Gia-ven):
Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
- Dẫn khí N2 có lẫn HCl qua nước cất, HCl tan nhiều trong nước thu được dung dịch
có tính axit (làm quì tím hóa đỏ).
- Dẫn khí N2 có lẫn H2S qua dung dịch muối Pb(NO3)2, xuất hiện kết tủa màu đen:
H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3
Bài 8.
a) Thế điện cực chuẩn của HNO2 trong môi trường axit và môi trường kiềm có thể
tóm tắt theo sơ đồ sau:
- Trong môi trường axit
0,94 V
NO-3   HNO2 
?
 NO ; Cho Eo NO  0,96V . Tính EoHNO ?
-
2
3
NO NO

- Trong môi trường kiềm


0,46 V
NO-3 
?
 HNO2   NO ; Cho Eo NO-  -0,22V . Tính EoHNO2 ?
3
NO NO
-
Từ đó hãy cho biết ion NO2 bền trong môi trường axit hay bazơ?
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho NO2 lần lượt tác dụng với CO,
SO2, O3, H2O2.
Hướng dẫn:
a) Trong môi trường axit

- Trong môi trường axit, HNO2 oxi hoá tạo ra NO nhưng lại bị oxi hoá tạo nên NO 3—
:

HNO2 + H+ + 1e  NO + H2O E2 = ?
NO3- +3H+ +2e HNO2 +H2O E1 = + 0,940 V

NO3- + 4H+ +3e  NO + 2 H2O E3 = 0,96 V


Ta có 3.E3 = 2.E1 + E2  E2 = 1V

2x HNO2 + H+ + 1e  NO + H2O E2 = 1V
1x HNO2 +H2O  NO3- +3H+ +2e - E1 = - 0,940 V

3 HNO2  HNO3 + 2NO + H2O Epư = 0,06 V > 0


 Phản ứng xảy ra theo chiều thuận, HNO2 không bền trong môi trường axit
- Trong môi trường kiềm :

25
NO2- + H2O + 1e  NO + 2OH- E2 = - 0,46V
NO3- + H2O +2e NO2- + 2OH- E1 = ?

NO3- + 2 H2O +3e  NO + 4OH- E3 = -0,16 V


Ta có 3.E3 = 2.E1 + E2  E1 = 0,01V
2x NO2- + H2O + 1e  NO + 2OH- E2 = - 0,46V
1x NO2- + 2OH- NO3- + H2O +2e - E1 = - 0,01 V

3 NO2- + H2O  NO3- + 2NO + 2 OH- Epư = - 0,47 V < 0

 Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, HNO2 bền trong môi trường kiềm
b) Các phương trình hóa học:
NO2 + SO2  NO + SO3
NO2 + CO  NO + CO2
2 NO2 + O3  N2O5 + O2
NO2 + H2O2  2 HNO3
Bài 9.
a/ Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa.
b/ Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng
2 NH3 + 3/2 O2   N2 + 3 H2O (1)
o
t

2 NH3 + 5/2 O2   2 NO + 3 H2O (2)


o
t , xt

So sánh khả năng phản ứng của hai phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có
xúc tác.
Cho giá trị năng lượng liên kết của các phân tử như sau
NH3 O2 N2 H2O NO
E (kJ/mol) 1161 493 942 919 627
Hướng dẫn
a/ NH3 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:
Tính oxi hóa: K + NH3 (lỏng)   KNH2 + ½ H2
Tính khử: 2 NH3 + 3 CuO   N2 + 3 Cu + 3 H2O
o
t

b/ Tính hiệu ứng nhiệt:


3
E1  (2ENH3 + EO ) - (EN2 + 3EH2O ) = H1
2 2
= 2x1161 + 3/2 x 493 - 942 – 3x919 = -637,5 kJ
5
E2  (2ENH3 + EO ) - (2EN2 + 3EH2O ) = H 2
2 2
= 2x1161 + 5/2 x 493 – 2x627 – 3x919 = -456,5 kJ
26
Phản ứng (1) có H âm hơn nên phản ứng này dễ xảy ra hơn.
Nếu có xúc tác thì năng lượng hoạt hóa sẽ giảm và tốc độ phản ứng sẽ tăng, do đó để
thực hiện phản ứng (2) cần có xúc tác.
Bài 10. Hãy giải thích tại sao:
1. N2H4 là một bazơ 2 nấc và tính bazơ yếu hơn của NH3?
2. Tính chất đặc trưng của NH3 là tính bazơ còn đối với N2H4 là tính khử?
Hướng dẫn:
1. Ta có N2H4 có 2 cặp electron không liên kết trên obital lai hoá sp 3 của hai nguyên
tử N có khả năng cho nên thể hiện là một bazơ 2 nấc. NH 3 chỉ có một cặp electron
như vậy nên là bazơ 1 nấc.
Tính bazơ của NH3 mạnh hơn của N2H4 vì số oxi hoá của N trong NH3 là -3, trong
N2H4 là -2, điều này cho thấy mật độ điện tích âm trên nguyên tử N trong NH 3 cao
hơn, do vậy khả năng cho cặp electron mạnh hơn, tính bazơ mạnh hơn.
2. NH3 có cặp electron có khả năng cho mạnh nên thể hiện tính chất bazơ khá đặc
trưng. Mặt khác, do phân tử NH3 tương đối bền nên thể hiện tính khử khá yếu. N2H4
có các cặp electron có khả năng cho yếu nên tính chất bazơ thể hiện rất yếu. Mặt
khác, do phân tử chứa liên kết N-N tương đối kém bền nên thể hiện tính khử mạnh.
Bài 11. Một số phản ứng hoá học có thể bảo vệ cho con người trước những vết
thương nặng hoặc sự tử vong. Một số phản ứng hoá học sau đây được dùng để tạo ra
nhanh chóng một lượng lớn khí nitơ trong các túi khí an toàn trên ôtô.
2NaN3 → 2Na + 3N2(k) (1)
10Na + 2 KNO3 → K2O + 5Na2O + N2(k) (2)
K2O + Na2O + SiO2 → Silicat kiềm (“thuỷ tinh") (3)
a) Hãy viết cấu trúc của anion azit và phân tử nitơ
b) Cần bao nhiêu gam natri azit và kali nitrat để tạo ra nitơ đủ nạp đầy túi khí an toàn
15 lít ở 50oC và 1,25 atm.
c) Hãy viết một phương trình cân bằng riêng biệt cho sự phân huỷ nitro glyxerin. Sau
đó, viết một phương trình cân bằng cho sự phân huỷ chì azit dùng trong sự nổ. Nêu
điểm giống nhau trong các phản ứng của natri azit, nitro glyxerin và chì azit.
d) Hãy viết phương trình cân bằng cho phản ứng giữa natri azit và axit sunfuric để tạo
ra axit hydrazoic (HN3) và natri sunfat.
e) Khi 60 gam natri azit phản ứng với 100mL axit sunfuric 3 M thì có bao nhiêu gam
axit hydrazoic tạo thành?
Hướng dẫn:
_ + _
a) : : : :
N N N N N
:
:

b) Số mol N2 = PV/RT = (1,25 atm)(15L)/(0,08206 L atm K-1mol-1)(323K) = 0,707


Ta có 2 mol natri azid sinh ra 3,2 mol nitơ.
Khối lượng natri azid cần để sinh ra 0,707 mol nitơ = (2)(0,707/3,2)(65g) = 29 g
27
c) 4 C3H5(NO3)3 → 6 N2 + O2 + 12 CO2 + 10 H2O
Pb(N3)2 → Pb + 3 N2
Trong cả 3 phản ứng, các chất tham gia phản ứng đều là chất rắn hoặc chất lỏng có
thể tích nhỏ. Một thể tích lớn nitơ được sinh ra. Nitroglycerin sinh ra cả những khí
khác nữa. Các phân tử khí nitơ có liên kết 3 nên rất bền. Vì các phản ứng đều toả
nhiệt mạnh, các khí sinh ra dãn nở nhanh.
d) 2 NaN3+ H2SO4 → 2 HN3 + Na2SO4
e) NaN3 = 60g / (65g/mol) = 0,923 mol
H2SO4 = 3 mol/L  0,1 L = 0,3 mol
HN3 = (2)(0,3 mol)(43,0 g/mol) = 26 g
Bài 12. Tương tác giữa kim loại với axit nitric cho ra hỗn hợp các sản phẩm khử của
nitơ với thành phần hỗn hợp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Yếu tố
quan trọng nhất chính là bản chất hóa học của kim loại, kích cỡ kim loại phản ứng
(dạng bột hay dạng thỏi...), nồng độ của axit nitric và điều kiện phản ứng (nhiệt độ,
khuấy trộn...).
a.Ngoài muối nitrat kim loại thì có thể sinh ra các sản phẩm nào khác chứa nitơ khi
hòa tan kim loại trong axit nitric? Viết phương trình hóa học chỉ ra sự hình thành các
sản phẩm.
b.1.00 g mẫu kim loại được hòa tan vào lựơng dư dung dịch axit nitric 15%. Phản
ứng sinh ra 446 mL (đktc) hỗn hợp các khí. Phân tích hỗn hợp khí này cho kết qủa
gồm 117 mg nitơ và 269 mg nitơ oxit và phầm trăm khối lượng nitơ nguyên tố trong
nó là 60,7%. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp khí này ở 40.0 °C và 770 mm Hg.
c.Kim loại nào đã phản ứng với axit nitric trong thí nghiệm trên ? Viết phương trình
phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn:
a.NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3. Phản ứng của kim loại với axit nitric thường đi kèm
với phản ứng khử nitơ chứ không phải proton. Như một quy luật thì nếu nồng độ axit
nitric càng thấp, kim loại càng hoạt động thì sản phẩm chứa nitơ có số oxy hóa càng
thấp. Các phản ứng sau chứng minh luận điểm này:
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
3Pb + 8HNO3 (loãng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
4Mg + 10HNO3 (đặc) → 4Mg(NO3)2 + N2O↑ + 5H2O
5Mn + 12HNO3 (loãng) →5Mn(NO3)2 + N2↑ + 6H2O
4Mg + 10HNO3 (rất loãng) → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
446
b. Lượng khí thoát ra khi tiến hành phản ứng khử kim loại bằng axit nitric là =
22,4
117 269
19,9 mmol trong đó = 4.18 mmol là N2 và = 8.97 mmol NO.
28,0 30,0

28
Như vậy hỗn hợp chứa ít nhất một thành phần có lượng là (19.9 – 4.18 – 8.97) = 6.75
mmol Cho rằng đó là thành phần chưa biết duy nhất của hệ có khối lượng phân tử là
M và thành phần phần trăm của nitơ là m.
117  8,97.14,0  6,75.M.m 8,3
Vậy: 0.607 =  М=
117  269  6,75.M 4,1  6,75m
Không hề có bất kỳ một sản phẩm nào chứa nitơ thoả mãn phương trình này. Tuy
nhiên phản ứng giữa kim loại với axit nitric cũng tạo ra được một lượng nhỏ hydro.
Giả thiết này thì không làm trái với đề bài. Để tính tỉ khối của hỗn hợp sản phẩm đối
với không khí thì đầu tiên chúng ta phải tính khối lượng phân tử trung bình:
2,0.6,75  117  269
М= = 20.1 g/mol.
19,9
Tỉ khối lúc này có thể được xác định từ phương trình khí lý tưởng:
m MP
ρ  = 0,792 g/L
V RT
c.Tất cả các sản phẩm khí đều sinh ra bằng sự khử axit nitric. Chất cho electron duy
nhất trong phản ứng này là kim loại:
2N+5 + 10e  → N2
N+5 + 3e  → N+2
2H+ + 2e  → H2
Sự hình thành các khí cần đến (4.18 × 10 + 8.97 × 3 + 6.75 × 2) = 82.2 mmol lectron.
1,00
Như vậy khối lượng phân tử của kim loại là: M = 10 3 = 12.16х g/mol.
82,2
Đáp án duy nhất là х = 2 và M = 24.32, có nghĩa kim loại chưa biết là Mg (magie).
1000
Lượng magie kim loại là = 41.15 mmol.
24,3
Các phản ứng cân bằng có thể được viết như sau:
41,15Mg + xHNO3 → 41,15Mg(NO3)2 + 4,18N2 + 8.97NO + 6,75H2 + yH2O
Điền vào các hệ số bị mất và chuyển thành số nguyên chúng ta nhận được:
1329Mg + 3218HNO3 → 1329Mg(NO3)2 + 135N2 + 290NO + 218H2 + 1391H2O
Hệ số tỉ lượng đối với một nguyên tử magie:
Mg + 2,42HNO3 → Mg(NO3)2 + 0,102N2 + 0,218NO + 0,164H2 + 1,05H2O
Bài 13. Cho các số liệu nhiệt động của một số phản ứng sau ở 298K
Số phản ứng Phản ứng Ho298 (kJ)
(1) 2NH3 + 3N2O  4N2 + 3H2O  1011
(2) N2O + 3H2  N2H4 + H2O  317
(3) 2NH3 + 0,5O2  N2H4 + H2O  143
(4) H2 + 0,5 O2  H2O  286

29
S0298 (N2H4) = 240 J/K.mol ; S0298 (H2O) = 66,6 J/K.mol
S0298 (N2) = 191 J/K.mol ; S0298 (O2) = 205 J/K.mol
a) Tính nhiệt tạo thành Ho298 của N2H4 ; N2O và NH3.
b) Viết phương trình của phản ứng cháy Hidrazin và tính Ho298 , Go298 và hằng số
cân bằng K của phản ứng này.
c) Nếu hỗn hợp ban đầu gồm 2mol NH3 và 0,5mol O2 thì nhiệt của phản ứng (3) ở
thể tích không đổi là bao nhiêu?
Hướng dẫn
a) Ta sắp xếp lại 4 phương trình lúc đầu để khi cộng triệt tiêu các chất và được N2 +
2 H2  N2H4 . Đó là:
4N2 + 3H2O  2NH3 + 3N2O -H1
3N2O + 9H2  3N2H4 + 3H2O 3H2
2NH3 + 0,5 O2  N2H4 + H2O H3
H2O  H2 + 0,5 O2 -H4
Sau khi cộng ta được: 4N2 + 8H2  4N2H4 có 4H5
Suy ra H5 = (-H1 + 3H2 + H3 - H4) : 4
= (1011 - 3 . 317 - 143 + 286) : 4 = 50,75 kJ/mol
Từ H5 và H4 và H2 tính được H N O = H5 + H4 - H2
2

= 50,75 - 286 + 317 = 81,75 kJ/mol


Từ H5 và H4 và H3 tính được H NH = H5 + H4 - H3
3

= ( 50,75 - 286 + 143 ) : 2 = 46,125 kJ/mol


b) N2H4 + O2 ⇌ N2 + 2H2O
H 0298 = 2  ( 286)  50,75 =  622,75 kJ/mol
S 0298 = 191 + (2  66,6)  205  240 =  120,8 J/K
G 0298 =  622,75  ( 120,8. 10 3  298) =  586,75 kJ/mol
G 586, 75.103
ln K =  = = 236,8 ; K = 10103.
RT 8,314  298
c) H = U + PV = U + nRT   U = H  nRT

Với n = 1  2,5 =  1,5 cho U =  143.103  (  1,5)  8,314  298 =  139 kJ


Bài 14. Xét phản ứng tổng hợp amoniac:
N2 (k) + 3H2(k) 2NH3(k)
Ở nhiệt độ t, phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng.
a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi thêm H2? Khi thêm NH3?
b) Khi tăng thể tích của hệ thì cân bằng dịch chuyển như thế nào?
c) Giá trị của hằng số cân bằng thay đổi thế nào trong trường hợp a)? trường hợp b)?
30
Hướng dẫn
a) Khi thêm H2, cân bằng chuyển dịch sang phải. Khi thêm NH3, cân bằng chuyển
sang trái.
b) Khi tăng thể tích của hệ thì nồng độ của tất cả các chất đều giảm. Cân bằng chuyển
dịch sang trái tức là về phía tạo ra số mol phân tử khí lớn hơn.
c) Trong trường hợp a) cũng như b), giá trị hằng số cân bằng K đều không đổi vì
hằng số cân bằng chỉ thay đổi theo nhiệt độ mà ở đây nhiệt độ không đổi.
Bài 15. Bằng phương pháp nào có thể tách được khí N2 và khí CO2 ra khỏi hỗn hợp
khí N2, O2, CO, CO2, hơi nước trong phòng thí nghiệm.
Hướng dẫn.
Sơ đồ tách:
 N 2  H 2 SO4 d
  
 H 2O
 N2
 H 2O 
 N2 
O   N2 
    N2 
 Ptrang CO  CuO / t 0 
2

CO    O2
  
 CO
 CO2  Ca (OH) 2
CO  CO2  H O
 2
  H 2O   2 
 H 2O 

CaCO3    CO2
0
t

Bài 16. a) Viết cấu trúc Lewis của NO2 và nêu dạng hình học của nó. Dự đoán dạng
hình học của ion NO2- và ion NO2+. So sánh hình dạng của 2 ion với NO2.
b) Năng lượng liên kết của BF3 = 646 kJ/mol còn của NF3 chỉ = 280 kJ/mol. Giải
thích sự khác biệt về năng lượng liên kết này.
c) Điểm sôi của NF3 = -1290C còn của NH3 = -330C. Amoniac tác dụng như một bazơ
Lewis còn NF3 thì không. Momen lưỡng cực(à) của NH3= 1,46D lớn hơn nhiều so
với à(NF3) = 0,24D mặc dù độ âm điện của F lớn hơn nhiều so với H. Hãy giải thích.
d) Phản ứng của NaNO3 trong nước với hỗn hống Na/Hg cũng như phản ứng của
etylnitritC2H5NO2 với hydroxylamin NH2OH có mặt Natrietoxit cho cùng một sản
phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền chứa Nitơ, axit này đồng
phân hóa thành một sản phẩm có ứng dụng trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Viết
công thức cấu trúc của axit và đồng phân nói trên.
Hướng dẫn
a)
NO2 NO2+ NO2
+
Cấu tạo O N O O N O O N O

+
N O N O N

O O O O
1320 1150

31
Dạng hình học Góc Đường thẳng Góc
Lai hóa của N Sp2 sp sp2

b) NF3 có N lai hóa sp3 (dạng tháp),còn BF3 cóB lai hóa sp2trong đó có một phần liên
kết  cho tạo bởi xen phủ AOp chưa liên kết của F với AOp còn trống của B  liên
kết BF bền hơn nên Năng lượng liên kết của BF3 lớn hơn so với của NF3.
c) - Độ âm điện lớn của F làm giảm tính bazơ của N trong NF3.
- NH3 có t0sôi > t0sôi của NF3 do NH3 có liên kết H liên phân tử.
- Trong NF3 đôi e không liên kết tạo momen lưỡng cực theo chiều ngược lại với
chiều momen lưỡng cực chung của các liên kết NF (do độ âm điện của F > N) các
momen lưỡng cực triệt tiêu nhau nên  nhỏ  0.Còn trong NH3 momen lưỡng cực của
đôi e không liên kết cùng hướng với momen lưỡng cực chung của các liên kết NH
(do độ âm điện của N > H).
d) 2NaNO3 + 8Na(Hg) + 8H2O  Na2N2O2 + 8NaOH + 8Hg
NH2OH + C2H5NO2 + 2C2H5ONa  Na2N2O2 + 3C2H5OH
Axit yếu là H2N2O2 - Axit hypoNitrơ
Cấu trúc: HO OH HO ..
N=N hoặc N=N
.. .. ..
(cis-) OH (trans-)
Đồng phân là H2NNO2 H O
NN (Nitramit)
H O
Bài 17. a)Viết cấu trúc không gian của phân tử NH3 và giải thích góc hoá trị HNH =
1070. Từ đó suy ra đặc tính lý hóa cơ bản của NH3.
b) Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác đều (nguyên tử N ở đỉnh hình chóp). Ion
NH+4 có dạng hình tứ diện đều (nguyên tử N nằm ở tâm của tứ diện đều). Dựa vào sự
xen phủ của các obitan, hãy mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử NH 3 và
ion NH+4 .
c) Viết phương trình phản ứng của NH3 với HCl, H2SO4, CaCl2, Cl2, CuO, KBrO,
dung dịch CuSO4, dung dịch FeCl2, dung dịch ZnCl2, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch
AgNO3. Trong mỗi phản ứng NH3 thể hiện tính chất gì?
Hướng dẫn
a) * Góc hóa trị HNH > 900 do sự lai hóa sp3.  phân tử có cấu trúc tháp tam giác
đều(chóp)
* có một orbital không lai hóa chứa 1 cặp e tự do  dự đoán các tính chất sau:
- Phân cực mạnh  tan tốt trong dung môi có cực.

32
- Có tnc và ts cao hơn PH3.(liên kết hidro liên phân tử)
- Dễ dự phản ứng cộng.
- Có tính bazơ và có tính khử.
b) Trong phân tử NH3 và ion NH+4 , N có lai hóa sp3 Trong NH3 một obitan lai hóa sp3
có cặp electron không liên kết, còn 3 obitan lai hóa sp3 khác với 1 electron độc thân xen
phủ với 1 obitan s của nguyên tử H có 1 electron, tạo ra các liên kết σ bền vững.
Trong NH+4 , ngoài 3 liên kết σ như trong NH3, còn 1 obitan lai hóa sp3 với đôi
electron xen phủ với AO 1s của H+ không có electron, tạo ra liên kết σ thứ 4.
H

N N
H H

H H H H
+
NH3 NH4

c) Các phương trình hóa học


HCl + NH3   NH4Cl
H2SO4 + NH3  1:1
NH4HSO4
H2SO4 + 2 NH3  (NH4)2SO4
1:2

CaCl2 + 8 NH3   CaCl2.8NH3


3Cl2 + 2NH3   N2 + 6HCl Hoặc 3Cl2 + 8 NH3 
 N2 + 6 NH4Cl
2NH3 + KBrO   N2H4 + KBr + H2O
2 NH3 + 2 H2O + CuSO4   Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4 NH3   [Cu(NH3)4](OH)2
2 NH3 + 2 H2O + FeCl2   Fe(OH)2 + 2 NH4Cl
2 NH3 + 2 H2O + ZnSO4   Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4 NH3   [Zn(NH3)4](OH)2
3 NH3 + 3 H2O + Fe(NO3)3   Fe(OH)3 + 3 NH4NO3
NH3 + H2O + AgNO3   AgOH + NH4NO3
AgOH + 2 NH3   [Ag(NH3)2]OH

Bài 18. Cho phản ứng N2(k) +3H2(k)⇌ 2NH3(k) ∆H0


có các hằng số ở 250C là 7,6.102 và ở 4500C là 6,5.10–3.
a) Nêu ý nghĩa của 2 trị số K nói trên. Suy ra dấu của ∆H0
b) Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, xúc tác, nồng độ tới hằng số K.
c) Vai trò của xúc tác trong phản ứng trên?
Hướng dẫn
* ý nghĩa: đây là các hằng số cân bằng của phản ứng biểu diễn theo định luật tác
 NH3  . Khi tăng nhiệt độ trị số của K giảm , tức là
2

dụng khối lượng: K=


 N 2  . H 2 
3

33
CBHH dịch chuyển theo chiều từ phải qua trái (phân hủy NH3)  phản ứng nghịch là
phản ứng thu nhiệt nên phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt và ∆H0 có dấu âm ( – ).
* Khi tăng áp suất CBHH dịch chuyển theo chiều tạo NH3(giảm số mol khí)  K
tăng
- Khi tăng nồng độ N2 và H2 và giảm nồng độ NH3 CBHH dịch chuyển theo chiều
tạo NH3, thì K tăng. Còn xúc tác không ảnh hưởng tới K.
* Phản ứng tổng hợp trên có ∆H0 = - 22 kCalmol và ∆S0 = - 45,9 cal/độ nên theo
phương trình ∆G = ∆H - T∆S thì khi giảm nhiệt độ ∆G càng âm  lượng NH3 tạo ra
càng lớn, nhưng tốc độ phản ứng càng thấp. Vậy cần có xúc tác để tăng tốc độ phản
ứng.
Bài 19. a)Vì sao các muối NH 4 có tính chất giống muối kim loại kiềm? Nêu sự khác
nhau của 2 loại muối này.
b) Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các chất: (NH4)2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4,
NH4Cl, NH4H2PO4, (NH4)2Cr2O7.
Hướng dẫn
a) Ion NH 4 có bán kính  bán kính ion kim loại kiềm và có ái lực e nhỏ  kim loại
kiềm.
0 0
( R NH 4 = 1,43 A R ion KlK  1,33  1,49 A )
* Muối Kim loại kiềm bền, còn muối NH 4 kém bền dễ bị phân hủy, dễ bị phân tích
bởi Kiềm.
b) Các PTHH
(NH4)2CO3   2 NH3 + CO2 + H2O
o
t

NH4NO3   N2O + H2O


o
t

3(NH4)2SO4   N2 + 4NH3 + 3SO2 + 6H2O


o
t

NH4Cl   NH3 + HCl


o
t

NH4H2PO4   NH3 + H3PO4


o
t

(NH4)2Cr2O7  Cr2O3 + N2 + 4H2O


Bài 20. a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của N2H4, NH2OH, NH3. So sánh 3 chất
này và giải thích.
b) Viết cấu tạo axit Hidrazoic HN3? Dự đoán tính chất cơ bản của hợp chất này. Vì
sao không điều chế axit này bằng tác dụng trực tiếp giữa N2 và H2?
Hướng dẫn
a)
NH3 N2H4 NH2OH

34
N H H H H
N N O N
H H
H H H
H
amoniac Hydrazin Hydrxylamin

* Đều có các cặp e tự do ở nguyên tử nitơ, đều phân cực mạnh, đều có tính bazơ, ở
thể lỏng đều có thể dime, trime hóa nhờ liên kết hidro liên phân tử, đều có tính khử.
Riêng N2H4 và NH2OH còn có tính oxi hóa do số oxi hóa cao hơn (- 2) và (-1)
N2H4 + H2O ⇌ N2H5+ + OH–.
N2H5+ + H2O ⇌ N2H62+ + OH–.
NH2OH + H2O ⇌ NH3OH+ + OH–.
b)
HN3
N N N
H

* Ion azotua (N 3 ) hay (N+5 và N 2 3 ) có N+5 nên có tính oxihóa; có N 2 3 nên có tính
khử; ngoài ra còn có tính axit. Axit HN3 là một axit yếu có Ka = 1,8. 10– 5.
* Phản ứng phân hủy HN3 là phản ứng tỏa nhiệt mạnh nên HN3 không bền.
2HN3 ⇌ 3N2 + H2 ∆H0 = – 70,8 kCal / mol
Bài 21. Nitơ có 2 loại muối không chứa oxi là nitrua và azotua. Cho biết các phản
ứng hình thành các muối này và độ bền của chúng . Các nitrua được chia làm 3 loại :
nitrua ion, nitrua cộng hóa trị và nitrua tương tự kim loại. Nêu bản chất của mỗi loại
và cho ví dụ.
Hướng dẫn
* Azotua là hợp chất muối, chủ yếu được điều chế do phản ứng trao đổi giữa muối
của kim loại tương ứng với axit hidrazoic HN3.
* Các nitrua được tạo ra khi cho kim loại tác dụng với nitơ; oxit kim loại tác dụng với
NH3; khử oxit kim loại bằng than trong khí quyển nitơ.
* Các azotua phát nhiệt mạnh khi phân hủy nên kém bền và dễ gây nổ. Các nitrua bền
hơn.
* Dựa vào bản chất liên kết các nitrua được chia làm 3 loại nêu trên.
- Nitrua ion gồm các nitrua của các kim loại có độ âm điện thấp, nguyên tử có lớp vỏ
electron s (kim loại kiềm, kiềm thổ, kim loại phân nhóm đồng - kẽm)
- Nitrua cộng hóa trị gồm các nitrua của các nguyên tố có lớp vỏ electron p (Bo,
Nhôm, Silic, Gali, Gecmani...)
35
Hai loại nitrua trên có thành phần phân tử ứng với hóa trị của kim loại (Li 3N,
Cr3N2...)
- Nitrua tương tự kim loại gồm các nitrua của các kim loại chuyển tiếp có lớp vỏ
electron d, f. Loại nitrua này có thành phần phân tử phức tạp không ứng với hóa trị
kim loại (Cr2N, Mn3N2).
Bài 22. Ở nhiệt độ xác định và dưới áp suất 1 atm, độ phân li của N 2O4 thành NO2 là
11%.
a) Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng.
b) Độ điện li sẽ thay đổi như thế nào khi áp suất giảm từ 1 atm xuống 0,8 atm.
c) Để cho độ điện li giảm từ 11% xuống còn 8% thì phải nén hỗn hợp khí tới áp suất
nào? Kết quả nhận được có phù hợp với nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelie
không? Vì sao?
Hướng dẫn
a) Gọi α là độ phân li của N2O4
N2O4  2 NO2
CB (1 – α) 2α
2 (1   )
Từ đó ta có: PNO  .P ; PN2O4  .P
2
(1   ) (1   )
Như vậy:
PNO2 4 2
Kp = 2
= .P (*)
PN2O4 (1   2 )

Với a=0,11; P=1  Kp = 0,049


b) Khi P = 0,8 atm thế vào phương trình (*) được α = 0,123
c) Với α = 0,08 atm thế vào phương trính (*) được P = 1,9 atm
- Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng: khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo
chiều giảm tổng số mol khí  cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Theo tính toán thực nghiệm, khi áp suất tăng từ 1atm lên 1,9 atm thì giá trị α giảm
từ 0,11 xuống 0,08  cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Bài 23. Có cân bằng N2O4 (k) ⇌ 2 NO2 (k) . Cho 18,4 gam N2O4 vào bình dung

tích 5,904 lít ở 27oC . Tại cân bằng hóa học, áp suất của khí trong bình bằng 1atm.
Nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học nói rằng :khi giảm áp suất thì cân bằng của
hệ sẽ dịch chuyển về phía làm tăng áp suất. Hãy chứng minh điều đó.
Hướng dẫn
 Số mol ban đầu N2O4 = 0,2 mol
N2O4 (k) ⇌ 2 NO2 (k)
[ ] 0,2 - x 2x

36
PV 1  5,904
Tống số mol lúc cân bằng = 0,2 + x =  = 0,24
RT 0,082  300
 x = 0,04 mol
PNO nNO 1 ( PNO )2 1
số mol NO2 = 0,08 ; N2O4 = 0,16  2
 2
  Kp =  2

PN O 2 4
nN O
2 4
2 PN O 6 2 4

2
P 1
Giả sử áp suất giảm đến 0,5 atm thì   6P2 + P – 0,5 = 0
0,5  P 6
PNO 0,217 1
 P(NO2) = 0,217 atm ; P(N2O4) = 0,283 atm  Tỷ số 2
  0,767 >
PN O
2 4
0,283 2
Vậy, khi giảm áp suất cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều tạo NO2 (làm tăng số mol
khí  làm tăng áp suất)
Bài 24. Amoni hidrosunfua là một chất không bền, dễ phân huỷ thành NH 3 (k) và
H2S (k). Cho biết:
Hợp chất H0 (kJ/mol) S0 (J/K.mol)
NH4HS (r)  156,9 113,4
NH3(k)  45.9 192,6
H2S (k)  20,4 205,6
a) Hãy tính Ho298 ,So298 và Go298 của phản ứng trên
b) Hãy tính hằng số cân bằng Kp tại 250C của phản ứng trên
c) Hãy tính hằng số cân bằng Kp tại 350C của phản ứng trên, giả thiết H0 và S0
không phụ thuộc nhiệt độ.
d) Giả sử cho 1,00 mol NH4HS (r) vào một bình trống 25,00 L. Hãy tính áp suất toàn
phần trong bình chứa nếu phản ứng phân huỷ đạt cân bằng tại 25 0C. Bỏ qua thể tích
của NH4HS (r). Nếu dung tích bình chứa là 100,00L, hãy tính lại áp suất toàn phần
trong thí nghiệm trên.
Hướng dẫn
 NH3(k) + H2S (k)
PTHH: NH4HS (r) 
a) H0 =  45,9 20,4  (  156,9 ) = 90,6 kJ/mol
S0 = 192,6 + 205,6  113,4 = 284,8 J/K.mol
G0 = H0  T. S0 = 90600  298,15  284,8 = 5687 J/mol hay 5,687 kJ/mol
b) G0 =  RT.ln Ka 
  5687 =  8,314  298,15  ln Ka.   Ka = 0,1008

Kp = Ka = 0,1008 atm2.

37
c) Tương tự tại 350C, G0 = H0  T. S0 = 2839 J/mol nên Ka = 0,3302 và Kp =
0,3302 atm2.
d) Do P (toàn phần) = P (NH3) + P (H2S) 
 P (NH3) = P (H2S) = 0,5P (toàn
phần)
Kp = [0,5P (toàn phần)]2 = 0,1008 
 P (toàn phần) = 0,635 atm
PV 0, 635  25
số mol khí = =  số mol NH4HS = 1 
= 0,64 mol 
RT 0, 08314  298,15
0,50,64= 0,68
0, 635 100
* Nếu dung tích bình 100 L thì số mol khí = = 2,56 mol
0, 08314  298,15
số mol NH4HS = 1  0,5  2,56 =  0,28 
 không còn chất rắn
Khi đó 1 mol chất rắn chuyển hết thành 2 mol chất khí nên
nRT 2  0, 08314  298,15
P (toàn phần) = = = 0,5 atm
V 100
Bài 25. Khí NO kết hợp với hơi Br2 tạo ra một khí duy nhất trong phân tử có 3
nguyên tử.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Biết phản ứng trên thu nhiệt, tại 25oC có Kp = 116,6. Hãy tính Kp (ghi rõ đơn vị)
tại 0oC ; 50oC. Giả thiết rằng tỉ số giữa hai trị số hằng số cân bằng tại 0 oC với 25oC
hay 25oC với 50oC đều bằng 1,54.
3. Xét tại 25oC, cân bằng hoá học đã được thiết lập. Cân bằng đó sẽ chuyển dịch như
thế nào? Nếu:
a) Tăng lượng khí NO.
b) Giảm lượng hơi Br2.
c) Giảm nhiệt độ.
d) Thêm khí N2 vào hệ mà:
- Thể tích bình phản ứng không đổi (V = const)
- Áp suất chung của hệ không đổi (P = const).
Hướng dẫn
1. 2 NO(k) + Br2 (hơi)  2 NOBr (k) ; H > 0 (1)
Phản ứng pha khí, có n = -1  đơn vị Kp là atm-1 (2)
2. Do phản ứng thu nhiệt nên có liên hệ
Kp tại O2 < Kp tại 252 < Kp tại 502 (3)
-1
Vậy : Kp tại 250 = 1 / 1,54 x Kp tại 252 = 116,6 / 1,54 = 75,71 (atm )
Kp tại 252 = 1,54 x Kp tại 252 = 116,6 x 1,54  179, 56 (atm-1)
3. Xét sự chuyển dời cân bằng hoá học tại 25OC.

38
PNOBr
Trường hợp a và b: về nguyên tắc cần xét tỉ số: Q = (4) (Khi thêm NO hay
( PNO )2
Br2)
Sau đó so sánh trị số Kp với Q để kết luận.
Tuy nhiên, ở đây không có điều kiện để xét (4); do đó xét theo nguyên lý Lơsatơlie.
a. Nếu tăng lượng NO, CBHH chuyển dời sang phải.
b. Nếu giảm lượng Br2, CBHH chuyển dời sang trái.
c. Theo nguyên lý Lơsatơlie, sự giảm nhiệt độ làm cho CBHH chuyển dời sang trái,
để chống lại sự giảm nhiệt độ.
d. Thêm N2 là khí trơ.
+ Nếu V = const: không ảnh hưởng tới CBHH vì N2 không gây ảnh hưởng nào liên
hệ (theo định nghĩa áp suất riêng phần).
+ Nếu P = const ta xét liên hệ.
Nếu chưa có N2: P = pNO + pBr2 + pNOBr (a)
Nếu có thêm N2: P = p’NO + p’Br2 + p’NOBr + Pn2 (b)
Vì P = const nên p’i < pi
Lúc đó ta xét Q theo (4) liên hệ / tương quan với Kp:
1. Nếu Q = Kp: không ảnh hưởng
2. Nếu Q > Kp : CBHH chuyển dời sang trái, để Q giảm tới trị số Kp.
3. Nếu Q <Kp: CBHH chuyển dời sang phải, để Q tăng tới trị số Kp.
Xảy ra trường hợp nào trong 3 trường hợp trên là tuỳ thuộc vào pi tại cân bằng hoá
học.
Bài 26. Phản ứng phân hủy N2O5 là một phản ứng bậc 1 có hằng số tốc độ ở 450C là k
= 5,1.10-4 s-1 theo phương trình : 2N2O5(k)  4NO2(k) + O2(k)
a) Nếu nồng độ ban đầu của N2O5 là 0,25M, tìm nồng độ của nó sau 3,2 phút
b) Phải mất bao lâu để nồng độ của nó giảm từ 0,25M xuống còn bằng 0,15M ?
c) Phải mất bao lâu để chuyển hóa được 62% lượng N2O5 ban đầu ?
Hướng dẫn
a) Ta có : nồng độ ban đầu của N2O5 là [A]0 = 0,25M ; k = 5,1.10-4 s-1 ; t = 3,2  60 =
192 s
[ A] [ A]
Từ công thức : ln = - kt  ln   (5,1  10 4  192)  [A] = 0,23M
[ A]0 0,25
b) Ta có nồng độ ban đầu N2O5 = 0,25M ; nồng độ ở thời điểm t = 0,15M. Ap dụng
công thức ta có :
[ A] 1 0,25
ln = - kt  t = ln  t = 1002 s = 16 phút 42 s
[ A]0 k 0,15
c) Lượng N2O5 ban đầu là 100% lượng N2O5 đã tác dụng là 62% vậy lượng N2O5 còn
lại là 38%. Có :

39
[ A] 1 [ A] 1 100
ln = - kt  t = ln 0  t= 4
ln = 1897 s = 31 phút 37 s
[ A]0 k [ A] 5,1  10 38
Bài 27. Cho cân bằng hoá học :
N2 + 3H2   2NH3 Ho298 = -92 kJ. mol-1
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ mol là 1:3 thì khi đạt tới trạng thái
cân bằng
( ở 450oC và 300 atm ) NH3 chiếm 36% thể tích .
a) Tính hằng số cân bằng Kp và cho biết đơn vị của Kp .
b) Giữ ở nhiệt độ không đổi 450oC , cần tiến hành ở áp suất bao nhiêu để khi đạt
trạng thái cân bằng , NH3 chiếm 50% thể tích .
Hướng dẫn
a) Hỗn hợp khí %V = % Mol .
ở trạng thái cân bằng , phần mol của NH3 = 0,36 .
1 - 0,36
Phần mol của N2 = 1/3 phần mol của H2 = = 0,16
4
phần mol của H2 = 0,48

x2NH3 0,36 2
Kx = = = 7,324
3 3
xN2 x H2 0,16 . 0,48
Kx Kx
n
Kp = Kx . P = = = 8,14.10-5 atm- 2
P2 (300)2
b) ở to không đổi thì Kp không đổi: xNH3 = 0,5; xN2 = 0,125; xH2 = 0,375
2
( 0,5)
Kx = = 37,926
0,125 . ( 0,375)3

Kp = Kx/ p 2 = 8,14.10-5 atm2


P 2 = 465920 ( atm)2 p = 682,6 (atm)
Bài 28.Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M
được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?
Biết: TMg(OH)2 =10-10,95 và Kb(NH ) = 10-4,75.
3

Hướng dẫn
Khi thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch đệm thì
C Mg2 ban đầu = 10 (M).
-2

40
Ta có: TMg(OH)2 = [Mg2+][OH]2 = 10-10,95
Để kết tủa Mg(OH)2 thì [Mg2+][OH]2  10-10,95
10 10,95 10 10,95
 [OH]2  = 10-8,95. Hay [OH]  10-4,475
Mg  2

10 2

* Dung dịch: NH4Cl 1M + NH3 1M. Cân bằng chủ yếu là:
NH3 + H2O NH4+ + OH K NH3 = Kb = 10
-4

1 1
1-x 1+x x
Kp 
 x  1 x  104,76
1 x

 x = 10 . Hay [OH] = 10-4,75 < 10-4,475.


-4,75

Vậy khi thêm 1 ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl
1M thì không xuất hiện kết tủa Mg(OH)2
Bài 29.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Ag. Cho 18,2 gam X vào 100ml dung dịch Y chứa
H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng tạo ra dung dịch Z và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp T
gồm NO và khí D không màu. Hỗn hợp T có tỷ khối so với hidro = 23,5. Tính khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và lượng mỗi muối trong dung dịch Z
Hướng dẫn:
MT =23,5 . 2 = 47  MNO = 30 < 47 < MD.  D là SO2 = 64
Suy ra số mol NO = 0,2 mol và SO2 = 0,2 mol
Thực chất phản ứng theo các phương trình sau:
Al – 3e  Al3+. Với số mol Al = x và số mol Ag = y
Ag – 2e  Ag2+. Tổng số e nhường = 3x + 2y
NO3- + 4H+ + 3e  NO + 2H2O
SO42– + 4H+ + 2e  SO2 + 2H2O (Tổng số mol e thu = 0,6 + 0,4 = 1 )
Số mol H+ trong Y = 1,2 . 2 + 0,2 = 2,6 > số mol H+dự phản ứng = (0,2 + 0,2) 4=
1,6
Nên kim loại tan hết.
Vậy ta có hệ phương trình: 27x + 64y = 18,2
3x + 2y = 1  giải pt cho x = y = 0,2
Vì NO3 phản ứng = NO3 trong Y nên dung dịch Z không có NO3–- và chỉ có Al3+,
– –

0, 2
Ag2+, SO42–. Lượng Al2(SO4)3 = . 342 = 34,2 gam
2
Lượng AgSO4 = 0,2 . 160 = 32 gam
Bài 30. Hòa tan a gam hỗn hợp Ag và Fe (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng)
bằng 50 ml dung dịch HNO3 63% (d = 1,38 g/ml), khuấy đều cho tới phản ứng hoàn

41
toàn thu được chất rắn A cân nặng 0,75a gam , dung dịch B và 6,104 lít hỗn hợp khí
NO và NO2 (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan?
Hướng dẫn:
Phần hỗn hợp tan = 0,25a gam < 0,3a gam nên Fe còn dư và Ag chưa phản ứng
Các phản ứng: Fe + 4 HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 6 HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Do Fe dư nên còn các phản ứng: Fe + 2Fe(NO3)3  3Fe(NO3)2
Tức là trong dung dịch B chỉ có Fe(NO3)2
Và lượng muối = lượng Fe + lượng NO3–
Mà số mol NO3– còn lại trong B = tổng số mol NO3– – số mol khí = 0,69 – 0,2725 =
0,4175 mol
0, 4175
Vậy lượng muối khan = . 180 = 37,575 gam
2
Bài 31. Hòa tan 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Ag, Fe trong dung dịch HCl dư
thấy thoát ra 8,96 lít khí(đktc). Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung
dịch AgSO4 dư rồi lọc chất rắn tạo ra hòa tan bằng HNO3 thì thoát ra 26,88 lít khí
(đktc) có tỷ khối so với oxi = 1,27. Viết các phương trình phản ứng và tính thành
phần hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
Các PTHH
2Al + 6 HCl  2AlCl3 + 3H2 (1)
Fe + 2 HCl  FeCl2 + H2 (2)
2Al + 3AgSO4  Al2(SO4)3 + 3Ag (3)
Fe + AgSO4  FeSO4 + Ag (4)
Khí có 30 < MTB = 40,64 < 46 là hỗn hợp NO và NO2 (cần chú ý là trong các sản
phẩm chứa N tạo ra khi tác dụng với HNO3 ngoài muối, Ag chỉ tạo NO và NO2 )
Ag + 4HNO3  Ag(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (5)
3Ag + 8HNO3  3Ag(NO3)2 + 2NO + 4H2O (6)
Từ MTB = 40,64 và tổng số mol = 1,2 tính được NO = 0,4 mol và NO2= 0,8 mol
Theo pt (5), (6) Ag = 0,4 + 0,6 = 1,0 mol
So sánh (1), (2) với (3), (4) thấy số mol Ag = H2= 0,8 mol (TN 2 lấy lượng gấp
đôi)
1, 0  0,8
Suy ra Ag ban đầu = = 0,1 mol  6,4 gam  Al + Fe = 11 gam
2
Từ hệ pt về tổng lượng Al + Fe và tổng số mol H2 tính được Al = 5,4 g và Fe = 5,6
g
Bài 32. X,Y là kim loại đơn hóa trị II và III . Hòa tan hết 14,0 gam hỗn hợp X,Y
bằng axit HNO3 thoát ra 14,784 lít (27,30C và 1,1atm) hỗn hợp 2 khí oxit có màu nâu

42
và có tỷ khối so với He = 9,56 , dung dịch nhận được chỉ chứa nitrat kim loại. Cùng
lượng hỗn hợp 2 kim loại trên cho tác dụng với axit HCl dư thì cũng thoát ra 14,784
lít khí (27,30C và 1atm) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan.
Xác định X, Y và tính % lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Hướng dẫn:
Số mol khí = 0,66 và 0,6.
Từ MTB= 9,56. 4 = 38,24 suy ra NO2 > 38,24 nên khí còn lại phải là NO = 30 < 38,24
Và tính được NO = 0,32 mol và NO2 = 0,34 mol
3X + 8HNO3  3X(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Y + 4HNO3  Y(NO3)3 + NO + 2H2O
X + 4HNO3  X(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Y + 6HNO3  Y(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
X + 2HCl  XCl2 + H2  hoặc 2Y + 6HCl  2YCl3 + 3H2 
Biện luận:
* Nếu kim loại Y không tan trong axit HCl
10,8
Theo pt: số mol X = 0,6 và lượng X = 10,8 gam nên X = = 18 (không thỏa
0, 6
mãn kim loại nào)
* Vậy kim loại X không tan trong axit HCl
10,8
Theo pt: số mol Y = 0,4 và lượng Y = 14- 3,2= 10,8 gam nên Y = = 27  Al
0, 4

Al 3e  Al
3
Đặt số mol X bằng a:  2
tổng số e nhường = 0,4. 3 + 2a = 1,2 + 2a
X 2e  X

 5
 N  3e  N
2

 5 4
tổng số e thu = 0,32. 3 + 0,34 = 1,30
 N  1e  N

Theo qui tắc bảo toàn số mol e: 1,2 + 2a = 1,3  a = 0,05
3, 2
Vậy X = = 64  Ag và % Al = 77,14% ; %Ag = 22,86%
0, 05
Bài 33. Cho 21,52 gam hỗn hợp A gồm kim loại X đơn hóa trị II và muối nitrat của
nó vào bình kín dung tích không đổi 3 lít (không chứa không khí) rồi nung bình đến
nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là oxit kim loại. Sau
phản ứng đưa bình về 54,60C thì áp suất trong bình là P. Chia đôi chất rắn trong bình
sau phản ứng: phần 1 phản ứng vừa đủ với 667ml dung dịch HNO3 nồng độ 0,38M
thoát ra khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Phần 2 phản ứng vừa
hết với 300ml dung dịch H2SO4 loãng 0,2M thu được dung dịch B.
a) Xác định kim loại X và tính % lượng mỗi chất trong A.
b) Tính P.
Hướng dẫn:

43
Số mol HNO3 = 0,38. 0,667 = 0,25346 và số mol H2SO4 = 0,3. 0,2 = 0,06
Đặt số mol X(NO3)2 và X ban đầu là a và b.
2X(NO3)2  2XO + 4NO2 + O2 
a a 2a 0,5a
2X + O2  2XO do phản ứng với HNO3 có khí NO nên X có dư và
a 0,5a a phần dư = b – a (mol)
XO + 2HNO3  X(NO3)2 + H2O
3X + 8HNO3  3X(NO3)2 + 2NO + 4H2O
XO + H2SO4  XSO4 + H2O
X + H2SO4  XSO4 + H2
4
Theo pt: số mol HNO3 phản ứng = 2a + (b - a) = 0,253 hay a + 2b = 0,38 (1)
3
Biện luận:
* Nếu M đứng trước hidro trong dãy điện hóa thì theo pt
1
a+ (b - a) = 0,06 hay a + b = 0,12 (2). Giải (1)(2) cho a = – 0,14 < 0 (loại)
2
* Vậy M đứng sau hidro trong dãy điện hóa và không tác dụng với H2SO4 loãng,
khi đó a = 0,06  b = 0,16 và 0,06(M + 124) + 0,16M = 21,52  M = 64  Cu
Suy ra % Cu = 47,5 % và % Cu(NO3)2 = 52,5%
0,12.0, 082.327, 6
Sau khi nung trong bình chứa 0,12 mol NO2 nên P = = 1,07 atm.
3
Bài 34. Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được
2,688 lít hidro (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4
đặc nóng thì thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử S+6.
a) Xác định sản phẩm duy nhất nói trên.
b) Nếu hòa tan hoàn toàn cũng lượng hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 10,5% (d
=1,2 g/ml) thì thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử N +5.
Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 đã dùng.
Hướng dẫn:
a) Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Lập hệ pt và giải hệ pt cho Mg = 0,06 mol và Al = 0,04 mol
Đặt số oxihóa của lưu huỳnh trong sản phẩm là x ta có:
Al – 3e  Al3+
Mg – 2e  Mg2+ tổng số mol e nhường = 0,04. 3 + 0,06. 2 = 0,24
S6+ + (6 – xe)  S x tổng số mol e thu = (6 - x). 0,03
Theo quy tắc bảo toàn số mol e: (6 - x). 0,03 = 0,24  x = – 2  sản phẩm là H2S
b) N5+ + (5 – ye)  S y tương tự: (5 - x). 0,03 = 0,24  x = – 3  sản phẩm là NH3

44
4Mg +10 HNO3  4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
8Al +30 HNO3  8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Theo pt: số mol HNO3 phản ứng = 0,06. 2,5 + 0,04. 3,75 = 0,3  VHNO3 = 150 ml.
Bài 35. Một miếng Mg bị oxihóa một phần được chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thoát ra 3,136 lít khí. Cô cạn dung
dịch thu được 14,25 gam chất rắn A.
- Phần 2 cho hòa tan hết trong dung dịch HNO3 thì thoát ra 0,448 lít khí X nguyên
chất. Cô cạn dung dịch thu được 23 gam chất rắn B.
a) Tính % số mol Mg đã bị oxihóa.(các thể tích khí đều đo ở đktc)
b) Xác định khí X.
Hướng dẫn:
a) số mol khí H2 = 0,14 và số mol khí X = 0,02
2Mg + O2  2MgO
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O
14, 25
Theo pt: Mg chưa bị oxi hóa = 0,14 mol  MgO = – 0,14 = 0,01 mol
95
0, 01
% Mg bị oxihóa = . 100% = 6,67%
0,15
b) Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + X + H2O
MgO + 2HNO3  Mg(NO3)2 + 2H2O
Biện luận: Theo tính toán trên số mol Mg(NO3)2 = 0,15
nên lượng Mg(NO3)2 = 0,15. 148 = 22,2 gam < 23
23  22, 2
Vậy trong B không chỉ có Mg(NO3)2 mà còn phải có NH4NO3 = = 0,01 mol
80
4Mg + 10HNO3  4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
0,04 0,01
(5x-2y)Mg + (12x-4y)HNO3  (5x-2y)Mg(NO3)2 + 2NxOy  + (6x-2y)H2O
0,14 – 0,04 = 0,1 0,02
5x  2 y 2
Theo pt: =  5x – 2y = 10  x = 2; y = 0  khí X là N2.
0,1 0, 02
Bài 36: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng
thu được hỗn hợp (B) gồm 2 khí X và Y có tỷ khối đối với H 2 là 22,8 và còn dung
dịch (A) có pH < 3.
a)Tính tỷ lệ số mol các muối Fe2+ trong hỗn hợp ban đầu.
b)Làm lạnh hỗn hợp khí (B) xuống nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp (B) gồm 3 khí
X,Y,Z có tỷ khối so với H2 bằng 28,5. Tính phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí
(B).

45
c) Ở -11oC hỗn hợp (B) chuyển sang (B) gồm 2 khí.
Tính tỷ khối của (B) so với H2.
Hướng dẫn:
a) PT pứ: FeS + 12HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + 9NO2 + 5H2O
FeCO3 + 4HNO3  Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O
Đặt: nFeS = a mol , nFeCO3 = b mol  nNO2 = 9a + b và nCO2 = b
46(9a  b)  44b
Ta có : = 22,8  a:b = 1:3  n FeS : n FeCO3 = 1: 3 (b = 3a)
2(9 a  2 b)
b) Làm lạnh B có phản ứng : 2NO2 N2O4 khi đó M (N2O4) = 92 làm M
tăng và = 57
Gọi x là số mol N2O4 trong hỗn hợp B, vậy B gồm:
46(4b - 2x)  92x  44b
NO2 = (9a + b) – 2x = 4b - 2x ; N2O4 = x và CO2 = b  = 57
(4b  2 x  x  b)
 b = x  Tổng B’ = 4b gồm NO2 = 2b  50 ; N2O4 = b  25 ; CO2 = b 
25
c) ở – 110C phản ứng dime hoá xảy ra hoàn toàn, B gồm N2O4 = 2b và CO2 = b
92.2b  44.b
tỉ khối so với hidro = = 38
2(b  2b)
Bài tập ôn Olimpic và trong đề Olimpic
Bài 37(Bài tập chuẩn bị Olympic hóa học Quốc tế lần thứ 33)
1. Nitơ có rất nhiều oxit. Một trong số những oxit quan trọng của nitơ là NO 2, một
khí màu nâu đỏ rất hoạt động hóa học.
a. Vẽ công thức Lewis của NO2 và hãy xác định hình dạng của nó dựa trên thuyết
VSEPR.
b. Sử dụng thuyết VSEPR hãy xác định hình dạng của hai ion NO 2- và NO2+. So sánh
hình dạng của hai ion trên với NO2.
2. Xem xét hai hợp chất khác của nitơ là trimetylamin (Me 3N) và trisiliylamin
(H3Si)3N. Góc liên kết đo được của hai hợp chất này lần lượt là 108o và 120o. Hãy
giải thích sự khác nhau này.
3. Bây giờ ta tiếp tục xét nitơ và bo triflorua. Năng lượng liên kết của BF3 là
646kJ/mol và trong NF3 là 280kJ/mol. Giải thích sự khác nhau này.
4. Nhiệt độ sôi của NF3 là –129oC trong khi đó với NH3 là –33oC. Amoniac phản ứng
như là một bazơ Lewis trong khi NF3 thì không. Gía trị momen lưỡng cực của mỗi
chất tương ứng là 0,24D và 1,48D mặc dù flo có độ âm điện lớn hơn nitơ. Giải thích
tại sao:
a. Có sự khác biệt qúa lớn của nhiệt độ sôi.
b. Momen lưỡng cực của NF3 qúa nhỏ.

46
5. Phản ứng của dung dịch natri nitrat với hỗn hống natri cũng như phản ứng giữa
etyl nitrit với hydroxylamin dưới sự có mặt của natri etylat đều cho cùng một sản
phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền của nitơ. Xác định axit này
và viết công thức cấu tạo của nó. Axit này dễ dàng đồng phân hóa để tạo thành một
hợp chất được sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ phản lực. Viết công thức cấu
tạo của chất này.
Hướng dẫn:
1.a. Số electron xung quanh nguyên tử nitơ: 7
Vậy NO2 có công thức cấu tạo:
O N O
Nhưng theo thuyết VSEPR thì do phân tử có một electron độc thân nên do sức đẩy
của electron này với hai cặp electron liên kết nên phân tử NO 2 không thể có cấu tạo
thẳng như trên mà phải có cấu tạo góc (132o). Như vậy cấu tạo của NO2 sẽ là:
O
N 132o

O
+
b. Xét NO2 : Số electron xung quanh nguyên tử N = 5 + 2 + 2 – 1 = 8 (Mỗi nguyên tử
oxy xung quanh góp 2e)
Cấu trúc Lewis sẽ là:
O ::N::O

Như vậy sẽ không có sức đẩy của các eletron không tham gia liên kết trên nguyên tử
nitơ. Hai liên kết sigma sẽ được phân bố phù hợp nhất là 180 o để làm giảm tối đa sức
căng về góc còn các liên kết pi thì không làm ảnh hưởng đến hình dạng của phân tử.
Vậy NO2+ sẽ có cấu tạo:
O N O

Xét NO2-: Số electron xung quanh nguyên tử N: 5 + 2 + 1 = 8


Các cấu trúc Lewis của NO2-:
O
O N O N 115o

O
-
Đối với NO2 thì do còn một cặp electron chưa liên kết có sức đẩy mạnh hơn một
electron nên góc liên kết sẽ giảm xuống so với phân tử NO2.
2. Với trường hợp trimetylamin thì dạng hình học là tháp tam giác bởi vì trên nguyên
tử nitơ có một cặp electron chưa liên kết làm góc liên kết giảm xuống từ 109,4 o còn
108o:

47
H3Si SiH3
N N

H3C CH3
H3C SiH3

Tuy nhiên đối với (SiH3)3N thì do có sự tham gia của obitan d vào liên kết, nó sẽ xen
phủ cùng với obitan p của nguyên tử N tạo cho liên kết N-Si có tính chất gần như của
một liên kết đôi nên cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ sẽ trở nên định xứ và
không ảnh hưởng đến dạng hình học của phân tử. Kết qủa là phân tử sẽ có dạng tam
giác phẳng với góc liên kết là 120o.
obitan p day

obitan d trong
N Si

3. Cả NF3 và BF3 đều là những hợp chất mang tính cộng hóa trị. NF 3 thì ở dạng tháp
tam giác tuy nhiên BF3 thì ở dạng tam giác phẳng do trong liên kết B – F có một phần
liên kết đôi (bởi vì có sựu xen phủ giữa obitan p của bo và flo). Như vậy năng lượng
liên kết N-F phải lớn hơn B-F

N B F
F F F
F

4.a. Nhiệt độ sôi của các chất khác nhau tuỳ thuộc vào liên kết hydro. NH 3 có tạo
thành liên kết hydro còn NF3 thì không.
Khả năng hút electron về của F rất cao nên làm giảm tính bazơ của N trong NF 3,
chính vì vậy NF3 không phản ứng như một bazơ.
b. Độ âm điện của NF3 luôn bé hơn NH3 do:

N N
H F
H F
H F

Chính vì tổng các momen lưỡng cực ngược hướng như vậy cho nên momen lưỡng
cực của NF3 luôn bé hơn NH3.
5. 2NaNO3 + 8Na(Hg) + 4H2O = Na2N2O2 + 8H2O + 8Hg
NH2OH + EtNO2 + 2NaOEt = Na2N2O2 + 3EtOH
Na2N2O2 là muối của axit hyponitrơ có cấu trúc như sau:
HO OH OH

N N
N N
HO

Đồng phân của nó là H2N – NO2 (Nitramit) có công thức cấu tạo:

48
H O

N N

H O

Bài 38(Bài tập chuẩn bị Olympic hóa học Quốc tế lần thứ 36):
Canxi xianamit (CaCN2) là một loại phân bón đa năng và có tác dụng tốt. Nó
có thể được sản xuất rất dễ dàng từ các loại hóa chất thông thường như CaCO 3. Qúa
trình nhiệt phân của CaCO3 cho ra một chất rắn màu trắng XA và một khí không màu
XB không duy trì sự cháy. Một chất rắn màu xám XC và khí XD được hình thành bởi
phản ứng khử XA với cacbon. XC và XD còn có thể bị oxy hóa để tạo thành các sản
phẩm có mức oxy hóa cao hơn. Phản ứng của XC với nitơ cuối cùng cũng dẫn tới việc
tạo thành CaCN2.
1. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Khi thuỷ phân CaCN2 thì thu được chất gì? Viết phương trình phản ứng
3. Trong hóa học chất rắn thì ion CN22- có thể có đồng phân. Axit của cả hai anion
đều đã được biết (chỉ tồn tại trong pha khí). Viết công thức cấu tạo của cả hai axit và
cho biết cân bằng chuyển hóa giữa hai axit trên dịch chuyển về phía nào?
Hướng dẫn:
T
1. CaCO3  CaO + CO2
CaO + 3C → CaC2 + CO
CaC2 + N2 → CaCN2 + C
Qúa trình trên được gọi là qúa trình Frank – Caro. Qúa trình này rất quan trọng trong
kỹ thuật.
2. CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3
3. Công thứ của hai đồng phân là:
HN = C = NH
N  C – NH2
Hợp chất đầu tiên là axit của anion cacbondiimit và hợp chất thứ hai là xianamit.
Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía tạo thành hợp chất có tính đối xứng cao hơn.
Bài 39 (OLYMPIC HÓA HỌC ĐỨC 1999)
Những hợp chất hóa học nào có thể được tổng hợp chỉ từ không khí (được xem
là hỗn hợp của oxi và nitơ) và nướcBạn hãy viết các phương trình phản ứng đã được
cân bằng. Có thể kể đến qúa trình nhiều bước, nghĩa là các sản phẩm có thể tổng hợp
được từ không khí cũng có thể tiếp tục phản ứng với nhau. Năng lượng, các dụng cụ
bất kỳ và các chất xúc tác thông dụng được xem như cho sẵn nhưng không phải là
các chất khác (như đồng, halogen…)
Hướng dẫn:
Nước có thể được phân tích thành hydro và oxy nhờ điện phân:
Nitơ và oxy tác dụng với nhau tạo thành nitơ dioxit: N2 + 2O2 → 2NO2
Nitơ dioxit cân bằng với Nitơ tetraoxit: 2NO2 N2O4
49
Tổng hợp amoniac: N2 + 3H2 2NH3
Oxy hóa amoniac thành nitơ monoxit: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
Tổng hợp dinitơ trioxit bằng cách làm bão hoà NO2 lỏng (hay N2O4) với NO:
NO + NO2(l) → N2O3.
Axit nitric: 2N2O4 + O2 + H2O → 4HNO3
Amoni nitrat: HNO3 + NH3 → NH4NO3
Điều chế dinitơ monooxit bằn cách đun nóng amoni nitrat: NH4NO3 → N2O + H2O
Khử oxy của axit nitric tạo thành hydroxilamin: HNO3 + 6H+ + 6e → NH2OH +
2H2O
Dẫn hỗn hợp đương lượng mol của NO và NO2 vào dung dịch amoniac tạo thành
amoni nitrit: NO + NO2 + 2NH4+ + 2OH- →2NH4NO2 + H2O
Bài 40 ( ĐỀ THI CHỌN ĐT OLIPIC 2012).
1
1. Cho phản ứng pha khí: N2O5 (h)→ 2NO2 (k)+ O2 (k) (1)
2
Thực nghiệm chứng tỏ rằng biểu thức định luật tốc độ của phản ứng trên có dạng v =
k[N2O5] với hằng số tốc độ k = 3,46.10-5 s-1 ở 25oC. Giả thiết phản ứng diễn ra trong
bình kín ở 25oC, lúc đầu chỉ chứa N2O5 với áp suất p(N2O5) = 0,100 atm.
a) Tốc độ đầu của phản ứng bằng bao nhiêu?
b) Tính thời gian cần thiết để áp suất tổng cộng trong bình phản ứng bằng 0,175 atm
ở nhiệt độ không đổi (25oC). Tính đạo hàm d[N2O5]/dt tại thời điểm đó.
c) Ở cùng nhiệt độ nói trên, sau bao nhiêu lâu thì khối lượng N 2O5 trong bình chỉ còn
lại 12,5% so với lượng ban đầu?
d) Nếu phản ứng được viết ở dạng dưới đây, thì các giá trị tính được ở b) và c) thay
đổi thế nào?
2N2O5 (h) → 4NO2 (k) + O2 (k) (2)
Gọi K(1), G (1); K(2), G (2) lần lượt là hằng số cân bằng và biến thiên
O O

năng lượng Gibbs của phản ứng (1) và (2). Ở cùng nhiệt độ và áp suất, hãy tìm biểu
thức liên hệ GO(1) với GO(2); K(1) với K(2).
2. Cho phản ứng pha khí : 2NO (k) + O2 (k) → 2NO2 (k) (3)
Phản ứng (3) tuân theo định luật tốc độ thực nghiệm v = k[NO]2[O2].
Giả định rằng phản ứng không diễn ra theo một giai đoạn sơ cấp. Hãy đề nghị một cơ
chế có khả năng cho phản ứng (3) và chứng tỏ rằng cơ chế ấy phù hợp với thực
nghiệm động học.
Hướng dẫn:
1. a) Số mol có trong bình N2O5:
n(N2O5) = pV/RT = 0,10.atm.V (L) /0,082L.atm.mol-1.K-1.298 K = 4,1.10-3.V mol.
n( N 2O5 ) p( N 2O5 ) 0,1 -3
[N2O5] = = = (mol / L) = 4,1.10 mol/L
V RT 0, 082.298
v = 3,46.10-5 s-1. 4,1.10-3.mol/L = 1,42.10-7 mol.L-1.s-1
50
b)
N2O5 → 2NO2 + (1/2)O2
Po 0 0
Po -x 2x x/2
Ptổng = Po -x + 2x + x/2 = Po +(3/2)x = (7/4)Po→ x = Po/2 và Po - x = Po/2.
Ở cùng nhiệt độ, khi thể tích bình phản ứng không thay đổi, sự giảm áp suất riêng
phần tỉ lệ với sự giảm số mol. Trong phản ứng bậc 1, thời gian cần thiết để nồng độ
chất phản ứng giảm đi một nửa bằng:
t1/2 = ln2/k = 0,693/3,46.10-5 s-1 = 2.104 s
Trong phản ứng bậc 1, khi nồng độ giảm đi một nửa (so với ban đầu) thì tốc độ phản
ứng cũng giảm đi một nửa
d [N 2O5 ] d[N 2O5 ]
v(t = t1/2) =  = (1/2)v(ban đầu) → = - (1/2)v(ban đầu) = -7,1.10-8
dt dt
mol.L-1.s-1
c) Thời gian phản ứng bán phần của phản ứng bậc 1 không phụ thuộc vào nồng độ
đầu. Để khối lượng N2O5 còn lại 12,5% (1/8 nồng độ đầu) cần thời gian 3 lần thời
gian phản ứng bán phần:
t = 3.2.104 s = 6.104 s
d [N 2O5 ]
d) Vì tốc độ phân hủy N2O5, biểu thị bởi  không đổi nên các giá trị trên vẫn
dt
không đổi.
Học sinh có thể suy luận cách khác, nếu đúng vẫn được đủ điểm.
* So sánh
p*2NO2 p*1/2 p*4NO2 p*O2
K(1)= *
O2
; K(2)= *2
; → K(1) = K(2)1/2.
p N2O5 p N2O5

(p* là áp suất riêng phần ở trạng thái cân bằng)


GO(1) = -RTlnK(1) = -(1/2)RTlnK(2); GO(2) = -RTlnK(2) → GO(1) =
(1/2)GO(2)
2. Phản ứng có thể xảy ra theo cơ chế hai giai đoạn:
k1
2NO k 1
N2O2 (a) (nhanh)
N2O2 + O2 k
 2NO2 (b) (chậm)
2

Cộng (a) với (b) sẽ thu được phản ứng tổng cộng (3).
Giai đoạn (b)chậm, quyết định tốc độ chung của phản ứng, nên:
v = k2[N2O2][ O2] (*)
Do giai đoạn (b) chậm và (a) nhanh nên có thể coi cân bằng (a) được thiết lập,
khi đó có:
[N2O2]/[NO]2 = k1/k-1  [N2O2] = (k1/k-1)[NO]2 (2*)
Thay (2*) vào (*) thu được:

51
v = (k1/k-1)k2[NO]2[ O2] = k[NO]2[ O2] với k = (k1/k-1)k2.
Như vậy từ cơ chế giả định có thể rút ra được định luật tốc độ thực nghiệm. Cơ
chế là có khả năng.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những công việc đã thực hiện
1. Hệ thống lại các kiến thức lý thuyết giảng dạy về nguyên tố nitơ và hợp chất.
2. Sưu tầm và xây dựng các bài tập về nitơ và hợp chất của nitơ, có kèm hướng
dẫn giải chi tiết, bao gồm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến tính chất điều chế
ứng dụng của chất và các bài tập liên quan đến kiến thức cấu tạo chất, nhiệt động,
động hóa, cân bằng hóc học, dung dịch...
II. Những tác dụng của đề tài
1. Đối với học sinh: Đề tài này được chúng tôi đã sử dụng trong quá trình
giảng dạy cho học sinh khối chuyên Hóa và học sinh trong đội tuyển quốc gia. Thông
qua đề tài này, học sinh đã tiếp cận đa chiều hơn về hóa nguyên tố và thực sự đã bổ
sung rất nhiều kiến thức cho học sinh.
2. Đối với giáo viên: Đề tài này là một nguồn tư liệu quan trọng trong giảng
dạy về hóa nguyên tố. Đồng thời, thông qua đề tài này, các giáo viên cũng có thể xây
dựng và hoàn thiện các chuyên đề hóa nguyên tố.
III. Đề xuất, kiến nghị
Thời gian duy trì đề tài: chúng tôi mong muốn những chủ đề lớn thì chúng ta
nên duy trì thêm một thời gian nghiên cứu, điều này sẽ bổ sung vào các nội dung kiến
thức chưa đề cập đến và hoàn thiện những phần nội dung kiến thức khác dựa trên
thành công của các chuyên đề đã được hội thảo đánh giá cao.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi không tránh khỏi những hạn
chế về mặt kiến thức nên sẽ có nhiều vấn đề có thể mang tính chất chủ quan của ca
nhân. Thông qua hội thảo, chúng tôi rất mong sự góp ý để chúng tôi hoàn thiện đề tài
này, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức của chúng tôi và đóng góp vào bộ tư liệu
giảng dạy của chúng tôi thêm phong phú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hóa học vô cơ, Tập 2: Hoàng Nhâm
2. Bài tập đại cương và vô cơ- Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh
3. Các chuyên đề bồi dưỡng HSG Hóa học 11- Nguyễn Xuân Trường, Quách Văn
Long, Hoàng Thị Thúy Hương
4. Đề thi chọn HSG Quốc gia các năm
5. Đề thi chọn đội tuyển học sinh thi Olympic và Đề thi Olimpic.

52

You might also like