Nhà Nguyễn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ 6

Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy đánh giá những đóng góp và
hạn chế của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc trong nửa đầu thế kỉ XIX.

I. ĐÓNG GÓP

- Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ
chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh. Một bộ luật mới được ban hành:
Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) - gồm gần
400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

- Kinh tế có bước phát triển: 


 Nông nghiệp: nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến
khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích
đất trồng trọt.
 Thủ công nghiệp: bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với
quy mô lớn. các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng
thuyền, làm đồ trang sức. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian. 
 Thương nghiệp: nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang
các nước láng giềng mua bán những mặt hàng cần thiết.

- Văn hóa đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Dẫn chứng:  

Các lĩnh vực văn hóa Thành tựu


Giáo dục  Năm 1807 diễn ra khoa thi
Hương đầu tiên.

 Năm 1822, khoa thi Hội đầu tiên


được tổ chức.

 Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn


các kỳ thi hương và thi hội để tuyển
người ra làm quan.
 Giáo dục Nho học được củng cố,
song không bằng các thế kỷ trước.
 Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên
Chúa giáo.
Tôn giáo
 Tín ngưỡng tiếp tục phát triển
 Văn học chữ Nôm phát triển.

Văn học  Xuất hiện tác phẩm xuất sắc của


Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan.
 Quốc sử quán thành lập.

 Nhiều bộ sử lớn được biên soạn:


Sử học Lịch triều hiến chương loại chí.

 Nhiều tập địa chí địa phương


được biên soạn.
 Nổi bật lên quần thể cung điện
nhà vua ở Huế và các lăng tẩm.
Kiến trúc
 Kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy
ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.

II. HẠN CHẾ

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách kìm hãm
sự phát triển của đất nước, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự
phát triển của thế giới.

 Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.

 Chính sách ngoại thương hạn chế sự giao lưu buôn bán với các nước
bên ngoài, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

 Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm
lược Việt Nam.
 Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự
nhiên.

- Kinh tế:

 Nông nghiệp: lạc hậu, thuần phong kiến, không có gì đổi mới, ruống
đất hoang hóa nhiều, các chính sách nhà nước đưa ra không hiệu quả.
 Thủ công nghiệp:

o Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí
hạn chế.
o Các làng nghề thủ công không phát triển như trước.
o Việc buôn bán trong nước phát triển chậm chạp và mang tính địa
phương.

 Chính sách ngoại thương:  Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương,
buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây
bị hạn chế. Nền kinh tế chậm phát triển.
 Văn hóa – giáo dục: chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động
của các tôn giáo.

 Trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất
nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa
của chủ nghĩa thực dân đang đến gần. Vì vậy, đất nước ta đã bị rơi
vào tay thực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật, đế quốc Mĩ trong
gần 120 năm (1858-1945) mới hoàn toàn giải phóng và thống nhất
đất nước.
 Tội của nhà Nguyễn rất lớn.

You might also like