Mat Ngu Chan Phat - Su Ton Lu Thang Ngan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 111

Độ ma dễ Độ người khó

Sư Tôn Lư Thắng Ngạn

Chúng ta mọi người đều biết rằng bình thường muốn độ một người
quy y Phật là một việc rất khó khăn, có một số người đối với tín
ngưỡng tôn giáo có cũng được mà không cũng không sao, đối với
họ mà nói mọi tôn giáo đều như nhau, cũng đều là khuyên người
làm việc thiện.Thật ra đối với Phật giáo mà nói không phải hoàn
toàn như vậy; bởi vì làm việc thiện là điểm chung của tất cả tôn
giáo ở Ta Bà thế giới, đều khuyên mọi người làm việc thiện, chỉ là
1 điểm cơ bản nhất của tôn giáo, cao hơn là bản thân mình tu thành
thánh nhân, không những thành thánh nhân mà thành thiên nhân,
không những thành thiên nhân mà phải thành Phật Bồ Tát, tức là
thành tiên thành Phật.
Về một mặt nào đó, đối với một số người tôn giáo có thể có và có
thể không, bởi do bản thân họ ở Ta Bà thế giới bị hoàn cảnh nhiễm
mà không muốn rời khỏi Ta Bà thế giới để ly khổ mà hưởng lạc,
đây cũng đều là do hoàn cảnh ảnh hưởng và bị hoàn cảnh bao vây.
Có người hỏi, tại sao lúc làm lễ pháp hội siêu độ cho thân trung ấm,
trong chốc lác có thể siêu độ được rất nhiều linh hồn vãng sanh
tây phương cực lạc? Chúng sanh ở Ta Bà thế giới khó độ, tại sao
chỉ cần làm pháp hội siêu độ cho thân trung ấm, thì có thể độ được
rất nhiều thân trung ấm vãng sanh tây phương cực lạc, mà họ đều

1
cùng có thể tin Phật? Đạo lý này ở đâu? Thật ra đạo lý này rất đơn
giản, bởi vì thân trung ấm và con người ở Ta Bà thế giới không
giống nhau, thân trung ấm có thể nói đã không chịu sự hạn chế của
gia đình, cũng không chịu sự hạn chế của hoàn cảnh tác động bên
ngoài, nhất là khi đến cảnh giới linh hồn thân trung ấm, thì hiểu
được đạo lý vô thường bởi do sau khi con người mất đi, thành thân
trung ấm, bản thân đã thành thành phần không vật chất, có thể nói
chỉ có thành phần tinh thần, như vậy có thể không chịu sự ràng
buộc của gia đình, hoàn cảnh, nhục thân, càng hiểu rõ được sự vô
thường; cho nên trong pháp hội siêu độ giảng Phật lý cho họ nghe,
rất nhanh chóng họ có thể tín sự phụng hành, bởi do biết rằng hiện
nay đã là linh hồn rồi, và cũng biết rằng ở thế giới Ta Bà cũng là
một hiện tượng ảo giác mà thôi, tất cả cũng sẽ biến thành không,
cho nên có thể thể nhập vô thường, có thể từ trong đạo lý Phật học
mà chân chánh sám hối, chỉ cần sám hối, tín sự phụng hành thì có
thể dễ dàng tiếp thọ quy y và siêu độ, rất nhanh có thể vãng sanh
Tây Phương cực lạc thế giới.
Bởi vì con người ở Ta Bà thế Giới, thành phần nhục thể nhiều hơn
tinh thần. Tham, sân si nhiều hơn thanh tịnh, đối với thế giới sắc
tướng thì xem rất quan trọng, cho nên trong chốc lát không thể rời
bỏ, còn những thân trung ấm (trong pháp hội siêu độ thân trung
ấm), một là họ hiểu được vô thường, chỉ nghe được Phật pháp là
hiểu được phải rời bỏ thì có thể vãng sanh Tây Phương cực lạc thế

2
giới, bởi không chịu sự ràng buộc của gia đình, nhục thân và hoàn
cảnh, rất dễ dàng vãng sanh, đó là điểm thù thắng của pháp hội
siêu độ thân trung ấm chúng ta làm.
Bình thường chúng ta độ một người rất khó, nhưng đến khi đợi đến
lúc trở thành thân trung ấm thì độ họ sẽ trở nên dễ dàng hơn

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 24 tháng 9 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

3
HOÀN TOÀN TỊNH TÍN (1)

Lúc trước Ngài Liên Hoa Sanh Đại Sĩ từng nói chỉ cần <Kính Thầy,
Trọng Pháp, Thực Tu> thì có thể khai ngộ, có thể đắc chứng.
Ở Tây Tạng lưu truyền một câu truyện, kể về 1 Thượng sư và đệ tử
qua sông, dòng sông chảy rất xiết, bản thân đệ tử đối với vị
Thượng sư rất có lòng tin. Rất có lòng tin trì niệm tâm chú của vị
thượng sư, nên sang sông trước, bởi do lòng tin rất kiên cố, Long
Thần Hộ Pháp liền xuống ở phía trước chỉ dẫn người đệ tử, phía
sau thì thúc đẩy thậm chí nhấc bổng toàn thân của người đệ tử đó
lên, cho nên đệ tử đó qua sông rất dễ dàng. Dòng sông chảy rất xiết,
Vị thượng sư ở bờ bên kia liền hỏi đệ tử, làm sao để qua sông?
Làm sao có thể thuận lợi qua sông như vậy? Đệ tử ở bờ bên kia
bèn nói: <Là con trì tâm chú của Thượng sư, được Long Thiên Hộ
Pháp giúp đỡ mới được thuận lợi qua sông.>
Bây giờ đến lượt sư phụ qua sông, sư phụ nghe đệ tử nói xong bèn
nói <A, thì ra tâm chú của ta hữu dụng như vậy!> ông ta cho rằng
tâm chú của ông ta là bình thường, nhưng thực ra đối với chính bản
thân mình mà phát tín tâm thì ông ta cảm thấy có 1 chút sợ, bởi
con sông chảy rất xiết, nhưng đệ tử có thể trì tâm chú của thượng
sư bình an qua sông, làm thượng sư đương nhiên là phải dũng cảm
hơn để qua sông, vừa bước xuống sông thì có cảm giác dòng chảy
rất xiết, tâm do dự không quyết, dòng nước trong 1 lát đã cuốn vị

4
thượng sư đi, ông ta không còn đứng vững nữa, chỉ trong chốc lát
dòng nước đã cuốn mất ông ta, và vị thượng sư đã chết, từ câu
chuyện Tây Tạng trên ta có thể thể nhập, lĩnh hội được điều Ngài
Liên Hoa Sanh Đại Sĩ đã nói, chỉ cần có <tịnh tín >, tức là tin hoàn
toàn, thì bạn có thể đắc.
Câu chuyện trên có thể nói như vậy, vị Thượng sư mà người đệ tử
quy y là giả, tâm chú mà người đệ tử trì cũng là giả, bản thân vị
thượng sư đức hạnh chưa đầy đủ, không phải là một thượng sư đắc
chứng, đối với tâm chú và tu hành bản thân cũng không có tín tâm,
nhưng vì danh vọng tiếng tăm, nên thu nhận rất nhiều đệ tử, và còn
dạy đệ tử trì tâm chú của thượng sư, tuy rằng vị thượng sư còn
nghi ngờ năng lực tâm chú của bản thân, nhưng mà đệ tử có thể trì
tâm chú của bản thân, trì đến Long thần hộ pháp đến hộ trì, đạo lý
này là từ đâu? Là từ <tịnh tín – niềm tin thanh tịnh> mà ngài Liên
Hoa Sanh Đại Sĩ từng nói, hoàn toàn y chỉ thượng sư, hoàn toàn y
chỉ mật pháp mà tu hành, đối với Thầy chỉ cần có một chút nghi
hoặc thì sẽ không thành, vậy thì về nhà cho rồi, nếu tin thì phải
<tịnh tín>, tức hoàn toàn y chỉ, trì chú cũng hoàn toàn y chỉ, cung
kính thượng sư cũng phải hoàn toàn y chỉ, không có 1 chút nghi
hoặc, bởi do bạn hoàn toàn cung kính thượng sư của bạn, cho dù
thượng sư là giả, nhưng bạn vẫn rất cung kính ông ta, trì tâm chú
của ông ta. Nói cho bạn biết 1 đạo lý rất đơn giản, bởi do lòng
thành cung kính hoàn toàn tin của bạn, Long Thần Hộ Pháp vì do

5
lòng thành cung kính hoàn toàn của bạn mà đến hộ trì và gia trì
cho bạn, là xuyên thấu qua tay của thượng sư mà gia trì cho bạn,
đưa bạn đến bỉ ngạn (vượt bờ bên kia), đệ tử có thể thành Phật
nhưng Thượng sư có thể xuống địa ngục, bởi do vị thượng sư đối
với tín ngưỡng của chính bản thân mình, đối với mật pháp không
hoàn toàn trăm phần trăm tin tưởng, nhưng mà đệ tử thì hoàn toàn
tin, thượng sư chỉ tin một nữa, còn một nữa thì do dự không quyết,
cho nên đệ tử thì thành Phật còn thượng sư thì không có cách nào
thành Phật, ý nghĩa của câu chuyện này là như vậy.
Cho nên cho dù bạn quy y 1 vị thượng sư rất ngu, trước lúc quy y
không có tìm hiểu rõ, sau khi quy y mới phát hiện vị thượng sư rất
ngu, đối với Phật pháp cũng không thông, nhưng bạn vẫn hoàn
toàn tín ngưỡng sư phụ này và trì tâm chú của ông ta, nói ra rất kỳ
lạ, như vậy sẽ làm sinh ra năng lực, pháp lưu của Long thần hộ
pháp sẽ thông qua tay của sư phụ bạn mà gia trì cho bạn, để đệ tử
đắc được pháp lưu, tu mật pháp thì sẽ đạt được thành tựu lớn,
nhưng bản thân sư phụ là giả, không có đức hạnh chân chính, cho
nên không thể thành Phật, nhưng đệ tử thì thành Phật. Nếu như
bạn không hiểu thì để sau này sẽ nói.

Om Ma Ni Bat Mi Hung

6
Chỉ cần bạn kiên trì trì chú, thì sẽ sanh ra năng lực, nếu như cho
rằng sư phụ không tốt, đối với tâm chú đang trì còn hoài nghi, vậy
thì vô dụng rồi, vậy thì về nhà quy y người khác đi, ở đây tồn tại
đạo lý của nó, nếu bạn không hoàn toàn viên mãn mà tín ngưỡng,
vậy thì đừng tu, tại sao vậy? Bởi vì mật pháp phải <tịnh tín>, tức là
hoàn toàn tin, tuy rằng sư phụ có khuyết điểm, nhưng bạn hoàn
toàn tin ở mật pháp, chú là trăm phần trăm, nội pháp cũng là trăm
phần trăm, như vậy bạn có thể đắc được, nếu như bạn còn hoài
nghi, vậy thì bạn có thể về nhà không cần tu, các bạn có thể để tóc
cũng có thể cưới vợ, cũng có thể gả chồng.
A Di Đà Phật
Ngày 27 tháng 9 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

7
HOÀN TOÀN TỊNH TÍN ( 2 )
Hôm qua nói về vấn đề <tịnh tín>, nói về tịnh tín thì hình như rất
dễ, nhưng thực ra thì rất khó. Thời xưa những người đại thành tựu
độ chúng sanh đương nhiên là phải chọn đệ tử tịnh tín, sau đó thì
đem toàn bộ Phật pháp truyền lại cho họ; nhưng trong thực tế,
trong tất cả các đệ tử muốn tìm ra một số đệ tử hoàn toàn tịnh tín là
một việc rất khó khăn, ngài Liên Hoa Sanh Đại Sĩ đã từng nhắc
nhở qua, sau này nếu muốn truyền bộ pháp tinh diệu nhất cho đệ tử,
nhất định phải tìm tịnh tín, họ gọi là < đệ tử tâm truyền >, cũng tức
là đem tâm yếu truyền cho đệ tử.
Thời nhà Đường, Thiện Vô Úy truyền mật pháp Thai Tạng giới,
Kim Cang Trí truyền mật pháp Kim Cang giới, 1 người là truyền
<Đại Nhật Kinh>, 1 người là truyền <Kim Cang Đỉnh Kinh>, Bất
Không thì đem Kim Cang giới và Thai Tạng giới liên hợp lại phổ
truyền. Đệ tử theo ngài Bất Không học rất đông, nhưng trên thực tế,
người có thành tựu tức là người đắc được tâm pháp của ngài, chỉ
có 12 người, trong đó có 1 người là Tuệ Quả Lão Hòa Thượng,
Tuệ Quả Lão Hòa Thượng đem tất cả các mật pháp truyền lại cho
Không Hải Đại Sư từ Nhật Bản đến, và từ Không Hải Đại Sư đem
đến Nhật Bản thành <Đông Mật>, từ kết quả này có thể biết rằng,
từ chúng học giả thành tựu chỉ có 12 người, trên thực tế từ cổ đến
nay truyền thừa mật giáo và đắc được đại thành tựu cũng chỉ có

8
mười mấy hai mươi người, từ Ngài Liên Hoa Sanh Đại Sĩ truyền
có 30 người thành tựu, chỉ có như thế thôi.
Cho nên muốn tìm người <tịnh tín> thì rất khó, nếu muốn tìm
người hoàn toàn tín ngưỡng mật giáo, đối với Phật, Pháp, Tăng
hoàn toàn tín ngưỡng là việc rất khó khăn. Nhưng nếu bạn không
có tịnh tín thì rất khó thành tựu, bởi chỉ cần có 1 chút nghi hoặc,
pháp sẽ không còn, Lực gia trì của bổn tôn và lực không hành của
hộ pháp sẽ không còn, như vậy nếu muốn đạt được đại thành tựu
sẽ rất khó khăn, cho nên Liên Sư nói <sau này tìm tâm truyền đệ tử
nhất định phải là đệ tử hoàn toàn tịnh tín, mới có thể đem tâm pháp
truyền lại.>, nếu tìm đệ tử không hoàn toàn tịnh tín, không phải tin
hoàn toàn, còn có 1 chút nghi hoặc, nếu truyền pháp cho họ thì sẽ
gặp rất nhiều việc phiền phức và hủy báng phát sinh.
Cho nên về mặt truyền thừa của Phật giáo mà nói, tóm lại nếu
truyền thừa mật pháp chân chính, hoàn chỉnh toàn bộ, từ <ngoại
pháp> cho đến <mật mật pháp>, từ quán thứ 1, quán thứ 2, quán
thứ 3, quán thứ 4 đến <đại viên mãn> của toàn bô quá trình, muốn
tuyển người truyền thụ, người này nhất định phải có <tịnh tín> mới
có thể được, đây là nguyên nhân mật giáo được gọi là <mật giáo>
là nguyên nhân không thể phổ truyền rộng rãi, đại khái là ở điểm
này. OM Ma Ni Bat Mi Hung
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi
Ngày 28 tháng 9 năm 1993

9
NỘI NGHĨA THÂM SÂU CHÂN LÝ KHÔNG THỂ NÓI

Không cần biết mật giáo hoặc Thiền tông, trong nội nghĩa thậm
sâu, cũng đều không thể nói, cái không thể nói này gọi là : <Bí mật
pháp tánh>, tại sao bí mật pháp tánh không thể nói ra? Bởi vì nói
cũng nói không trúng, cũng không có 1 câu nói nào có thể thay thế
được cho nên mới gọi là không thể nói, bí mật pháp tánh chỉ có thể
dùng hình tượng để biểu thị.
Thời xưa có người hỏi các thiền Tôn Đại Đức Phật là gì? Pháp là
gì? <Chân lý là gì?> họ đều không nói, chỉ đưa ra 1 ngón tay để
thay thế, câu chuyện này trong công án của thiền tông cũng có
thuật lại. Cho nên sau khi trực tiếp hiểu rõ được bí mật pháp tánh
thì đưa ra 1 ngón tay để biểu đạt, cũng biến thành công án của
thiền tông. Giống như có người hỏi <Chân lý là gì?>. Sư phụ liền
đưa ra 1 ngón tay, đệ tử liền học xong, người khác hỏi đệ tử <Phật
là gì?> nó cũng đưa ra 1 ngón tay. Sư phụ thấy được nổi giận, đem
ngón tay của đệ tử chặt bỏ, bởi vì cái này không thể học.
Bạn có kiến địa được không chỉ có bản thân bạn biết, bạn biết
nhưng không nói ra được. Thời trước có 1 hòa thượng đã kiến địa,
có người hỏi ông ta <Chân lý là gì?> ông ta bèn cầm cây gậy đánh
xuống đất, mọi người bèn gọi ông ta là hòa thượng đánh đất, cũng
là do người ta hỏi ông ta cái gì, ông ta cũng đều lấy cây đánh
xuống đất để biểu thị, không phải ông ta không nói, mà là nói

10
không ra, bởi vì <Chân lý>làm sao mà diễn tả ra được? Cho nên
ông ta dùng đánh để biểu thị; Có một hôm, có người đem cây gậy
của ông ta đi mất, ông ta không cách nào đánh xuống đất, lại hỏi
ông ta <chân lý là gì>? Ông ta bèn dùng miệng nín thở, biểu thị
biết được, nhưng không nói ra được, nói ra thì đúng ra không thể
nghĩ bàn.
Liên quan đến biểu đạt nội nghĩa thâm sâu, trong thiền tông có rất
nhiều dùng hình tượng để biểu thị. Trong mật giáo lúc trước tôi
cũng đã từng nói qua có lúc dùng thủy tinh cầu để biểu thị ; Hỏi
<chân lý là gì>? Ông ấy bèn dùng thủy tinh cầu cho bạn xem. Tại
sao thủy tinh cầu lại tượng trưng cho chân lý? Thứ nhất bởi nó
trong suốt, thứ 2 là cho dù đứng ở chỗ nào nhìn vào nó cũng là
hình tròn, xem bên trái, xem bên phải, xem phía trên, phía dưới
cũng là hình tròn (viên mãn). Trong đó cũng không có tạp chất
nhìn trong suốt, thông đạt, trên thế gian này không có đồ vật nào
thích hợp dùng để biểu thị chân lý, chỉ có duy nhất là thủy tinh cầu
dùng để biểu thị.
Nội nghĩa thâm sâu chân chính của mật pháp cũng đều muốn bạn
phải thể hội, xem xét, đi vào để nhận biết, chứng đắc chứng lượng
của nội nghĩa thâm sâu; nhưng đến khi thuyết giảng nói về nội
nghĩa thâm sâu thì đó là bí mật, không thể nói ra, cho nên nói rằng
trong đó có rất nhiều phương pháp có thể biểu thị nội nghĩa thâm
sâu.

11
Trong mật giáo có rất nhiều bí mật không thể nói và có rất nhiều
phương tiện thiện xảo, và có rất nhiều nội nghĩa thâm sâu cũng đều
không thể nói ra, đó là do vấn đề từng thứ lớp. Bạn mới học Phật
pháp, từ cơ bản học thì nhất định phải học <ngoại pháp >, sau đó là
<nội pháp>, thứ 3 là <Vô thượng mật>, thứ 4 mới là <đại viên
mãn>.
Trong Yoga mà nói, thứ nhất là <Chuyên nhất yoga >, thứ 2 là <ly
hỉ yoga>, thứ 3 biến thành <nhất vị yoga>, tức là giai đoạn cao rồi,
thứ 4 mới là <vô tu yoga>. Đó là hình thức tịnh tiến, thực ra thứ 1,
thứ 2 cũng có thể nói, thứ 3, thứ 4 thì biến thành không thể nói
nữa rồi.
Cho nên trong Phật pháp, Hiển giáo cũng chỉ chừng ở thứ 1- ngoại
pháp mà thôi, mật giáo thì nói thứ 3, thứ 4, thứ 5, thiền tông thì
không giống, nó có nội nghĩa thâm sâu trong đó, cho nên đến khi
chân chính thấy được minh thể, ấn chứng minh thể, đến khi dung
nhập được minh thể thì có thể hiểu được nội nghĩa thâm sâu của
mật pháp.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 29 tháng 9 năm 1993
Liên Hoa cúc Phương kính ghi

12
<DUYÊN KHỞI> VÀ< TÁNH KHÔNG>

Khi ta nghiên cứu sâu về Phật pháp, có thể thể lĩnh hội được, một
đời thuyết pháp của Đức Phật được chia làm 2 căn bản lớn, chúng
ta nói là <căn bản tam muội>, cũng là Phật Đà thuyết chia thành 2
<căn bản tam muội> rất lớn. Căn bản thứ nhất là nói <tánh
Không>, và cái kia thì nói về <Duyên Khởi>, cho nên trong đó có
<Tánh không tam muội> và <Duyên khởi tam muội>, cũng từ đây
mà phân thành 2 chi lưu. Thật ra < Duyên Khởi > và < Tánh
Không > đều là một, nếu nói ra thì không thể tách biệt, cuối cùng
vì thuyết pháp không thể không tách.
Chúng ta biết < Tánh Không > là chân đế, < Duyên Khởi > là tục
đế >, nghiên cứu Phật pháp y theo < chân đế > và < tục đế > mà
phân tích thì có thể hiểu rõ ràng minh bạch, chân đế tức là < tánh
Không >, tục đế tức là < Duyên Khởi >, chân đế tức là chân thực,
tức là < liễu nghĩa >. Tục đế là phương tiện, cũng là < bất liễu
nghĩa >, phải chia như vậy thì sẽ hiểu được rất rõ thuyết pháp của
Phật Đà.
Thực ra nếu bước vào chân đế thì tốt, tại sao lại phải nói < duyên
khởi > và < tánh không >? Bởi vì tất cả chúng sanh đều ở trong
Duyên Khởi, bạn không thể không nói duyên khởi, không nói
phương tiện, muốn độ chúng sanh thì nhất định phải cần duyên
khởi, phải cần phương tiện; Giống như trong ngũ đại trí huệ của

13
Như Lai, trong đó có 3 trí huệ là thuộc < tánh không >, hai trí huệ
là thuộc < duyên khởi >. Vậy 3 trí huệ nào thuộc < tánh không >?
Như < Pháp giới thể tánh trí >, < Bình Đẳng tánh trí >, < Đại viên
cảnh trí > cho đến < Diệu quán sát trí >, < Thành sở tác trí > cũng
đều là duyên khởi, cho nên bạn dùng chân đế, tục đế, tánh không,
duyên khởi nghiên cứu Phật pháp thì đúng rồi.
Trong một đời thuyết pháp của Phật Đà, lúc thì nói phương tiện,
lúc thì nói tánh không, bạn không nói phương tiện, chúng sanh
không hiểu, nhưng mà phương tiện thì là < Bất liễu nghĩa >, cần
phải chân chánh < liễu nghĩa > mới là tánh Không, cho nên cần
phải từ duyên khởi chỉ dẫn bạn nhập < tánh Không >. Nhưng mà
hoàn toàn tánh Không thì không thể được, bởi vì hoàn toàn tánh
Không thì không cần nói, đó gọi là < ly ngôn thuyết >, không thể
nói, không được nói, lìa văn tự, cho nên thiền tông đến căn bản sau
cùng là ngôn ngữ đạo đoạn, mà Phật Thích Ca đưa ra bông hoa
không nói, tức là biểu thị < tánh Không >.
Bổn lai của thiền tông là nói < tánh không >, mật giáo xem trọng <
duyên khởi > và cũng xem trọng < tánh không >. Nghi quỹ của
Phật giáo từ < bắt đầu khai đàn, cho đến tu < ngoại pháp > đều là
phương tiện, nhị quán < nội pháp > dùng thân thể mà tu, ngũ đại
của thân thể đất, nước, gió, lửa, không, chứng minh ngũ đại của hư
không, đó cũng là phương tiện, < nội pháp > cũng là phương tiện.
Tam quán < vô thương mật > cũng là phương tiện, là tận dụng

14
chính tham dục mà tu, chỉ có đến tứ quán < bí mật đại viên mãn >
mới là tánh không. Cho nên, duyên khởi tức là từ < phương tiện
duyên khởi >, mà chỉ dẫn bạn chứng minh phương pháp < chân lý
tánh không >, nói cho mọi người biết đó là Phật pháp.
Phật pháp chia ra < chân đế >, < tục đế >, < tánh không >, < duyên
khởi > < liễu nghĩa > và < bất liễu nghĩa > đạo lý đều ở trong đó,
đạo lý < không > và <có > đều > ở trong đó, cho nên nếu bạn phân
tích thật rõ ràng, thì bạn sẽ hiểu được Phật pháp, phân tích không
rõ ràng thì không có cách hiểu được, bạn sẽ bị lộn lung tung.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 30 tháng 9 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

15
<DUYÊN KHỞI> VÀ < TÁNH KHÔNG > ( 2 )

Hôm qua chúng ta bàn về 2 bí mật của Phật pháp, một là < bí mật
tánh không >, một là < bí mật duyên khởi >; Trong Phật pháp có
rất nhiều thứ đều là phương tiện, từ <phương tiện> mà dẫn nhập
vào trong < chân đế >, có thể đem hai cái này mà phân tích rõ ràng,
sau này nếu nghiên cứu Phật pháp, thì có thể thâm nhập rất sâu.
Trong rất nhiều pháp môn, chúng ta thấy trong thực tế không phải
đều là suy nghĩ 1 bên
Cũng không phải hoàn toàn là trung đạo, cũng không phải hoàn
toàn là trung quán. Dùng đạo lý tiểu thừa mà nói, là hoàn toàn từ
bỏ vật chất, tức là những đồ vật thuộc vật chất thì không cần, đối
với những đồ vật thuộc về vật chất thì phải bài trừ, như là về mặt
nhà cửa, đất đai, tiền bạc đều phải hoàn toàn bài trừ, có thể nói,
tiểu thừa là giữ giới luật của Phật nghiêm cẩn nhất. Về đại thừa mà
nói, đại bô phận đều nói < duy tâm >. Như là Duy Thức tông, rất
đơn giản là thiên về duy tâm mà nói, tức là nói về tâm linh, Nói về
tôn giáo đa số đều nói về duy tâm nhiều hơn. Cho nên nói đại thừa
và tiểu thừa thiên về < tánh không >.
Mọi người suy nghĩ 1 chút, Về mặt < Tánh không > mà nói như
thiền tông, không dùng đàn thành, cũng không dùng niệm Phật, cái
gì cũng không dùng, chỉ là từ < không >, Từ < Vô > mà nhập vào,
không dùng ngôn ngữ, không dùng kinh điển cũng không dùng văn

16
tự, tất cả đều không dùng, hoàn toàn là từ < tánh không > trực tiếp
mà tiến vào, chỉ thẳng tâm, cũng tức là kêu bạn lập tức khai ngộ,
đây là cách làm của thiền tông.
Tôi cảm thấy đến đoạn diễn biến sau cùng thì thành mật giáo. Tại
sao mật giáo lại sản sinh vậy? Bởi vì mật giáo là nói < Tâm vật bất
nhị >, cũng tức là thế giới của vật chất tức là thế giới của tâm linh,
thế giới của tâm linh cũng tức là thế giới của vật chất, < tâm > và <
vật > không được phân ra, cho nên trên thực tế < tánh không > và
< duyên khởi > là không thể phân chia.
Toàn bộ sản sinh của vũ trụ và sản sinh của nhân loại đều là <
duyên khởi >, vậy < duyên khởi > là từ đâu mà đến? Duyên khởi
tức là từ < Tánh không > mà đến, nếu đã có thế giới < duyên khởi >
rồi thì không thể đem toàn bộ thế giới < duyên khởi > mà phủ
nhận chối bỏ. Cho nên mật giáo nói < Tâm vật bất nhị ( tâm và vật
không có 2 ) tức là tâm linh và vật chất từ trước là không có sự
phân biệt, tánh không là duyên khởi, duyên khởi cũng là tánh
không, đây mới là con đường trung quán.
Trong tu hành của Phật pháp, nói về < Duy tâm rất nhiều >, cũng
tức là nói về tâm thức rất nhiều, mật giáo cường điệu < tâm và vật
không có hai >, từ thân thể cũng có thể tu, từ tâm linh cũng có thể
tu, thân và tâm đều có thể tu, cũng tức là < tánh không > và <
mạng > cùng đều có thể cùng tu, đây tức là mật giáo.

17
Lý của mật giáo thiên về trung quán, thật ra đến sau cùng Phật giáo
nói trung quán, cũng nói trung đạo, họ không hoàn toàn từ bỏ vật
chất, mà còn đem < có > và <không > nói rất là viên dung, đem
tánh không và duyên khởi, chân đế và tục đế nói rất là viên chất là
không phải 2 >, như vậy mới hợp với tu hành hiện nay, cũng hợp
với tư tưởng Phật Đà; cho nên thiên về < không > và thiên về < có >
đều là không đúng, phải nói là < Tâm vật không có 2> mới là
đúng.

Om Ma Ni Bát Mi Hung
ngày 1 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

18
< DUYÊN KHỞI > VÀ, < TÁNH KHÔNG > ( 3 )

Mấy ngày nay chúng ta nói rất nhiều về < tánh không > và < duyên
khởi >, chúng ta hiểu được chân đế tức là < tánh không >, tục đế
tức là < duyên khởi >, <tánh không >tức là chân lý, duyên khởi tức
là < phương tiện >, có người nghe hơn nửa ngày cũng không hiểu
rõ ràng. Trong kinh Phật có nói < tánh không > là tuyệt đối, <
duyên khởi > thì có rất nhiều, tức là gọi phương tiện có rất nhiều
cách, nếu nghe không hiểu, tôi cho 1 ví dụ rất đơn giản, mọi người
sẽ hiểu rất rõ ràng.
Tôi nhớ trong tiết học vật lý ở thời tiểu học, thầy vật lý đem đến rất
nhiều bảng màu không cùng màu sắc, có đỏ, cam, xanh, xanh lá
cây, vàng, tím, chàm, 7 màu, đem những bảng nhỏ này xỏ thành 1
vòng tròn, chính giữa có thể xoay, đem những bản màu sắc này
xoay, cũng tức là sau khi 7 màu sắc xoay, mắt chúng ta cũng chỉ
nhìn thấy 1 màu, đó là màu trắng, rất nhiều màu như vậy tại sao lại
biến thành màu trắng vậy? Và tại sao màu trắng sau khi chia tách
ra lại thành 7 màu, chúng ta đem < tánh không > và < duyên khởi >
mà thí dụ
< tánh không > là tuyệt đối, là đơn nhất, cũng tức là bằng với <
chân lý >,< chân như > cũng là tánh tuyệt đối, đến 2 mà nói, thì
biến thành 2 phần, cũng tức là tương đối, tính chất của tương đối
thì biến thành 2 thứ, phương tiện có nhiều cách, cũng tức là có thể

19
biến thành rất nhiều rất nhiều, từ 1 biến thành 2, từ 2 biến thành 3,
từ 3 có thể biến thành rất nhiều, thậm chí từ 2 cũng có thể biến
thành rất nhiều, ở đây có 1 chân lý ở bên trong. Giống như Phật
pháp, tông phái rất nhiều, có 1 cuốn < Kinh Hoa Nghiêm > thì xuất
hiện < Hoa Nghiêm tông >. Có 1 cuốn < Diệu Pháp Liên Hoa kinh >
thì xuất hiện < Nhật Liên Tông >. Có cuốn < Kinh A Di Đà > thì
có < Tịnh Độ tông >. Có rất nhiều cũng vì có cuốn kinh mà xuất
hiện tông phái, cho nên biến thành phương tiện có rất nhiều pháp,
học tập rất nhiều Phật pháp cuối cùng là < tánh không >, cũng tức
là hoàn toàn tuyệt đối.
Cho nên < cuối cùng chân lý là gì >? < Cuối cùng Phật là gì >?
Lục Tổ Huệ Năng nói < không nghĩ thiện, không nghĩ ác >. Ý
nghĩa của câu nói này, tức không phải là tương đối, cũng không
phải là tuyệt đối, trong chân lý thật ra không có < thiện >, cũng
không có < ác >, bởi vì thiện và ác là tương đối, Lại nói < Mặn >
và < Chay > cũng không phải là tương đối, đây cũng không phải là
chân lý. Chân lý tức là tánh không, cũng tức là tuyệt đối, trong
Thánh Đế là chân như hoàn toàn tuyệt đối, cũng tức là thật tướng
của nó là như vậy, vì phương tiện độ chúng sanh, mới có pháp
phương tiện trong Phật pháp rất quý báu, bạn muốn hiểu rõ Phật
pháp, thì nhất định phải nghiên cứu vấn đề này. Om Ma Ni Bát
Mi Hung
Ngày 4 tháng 10 năm 1993 Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

20
TƯỢNG TRƯNG CỦA CÁC MÀU SẮC

Hôm qua chúng ta có nói về màu sắc, có rất nhiều màu sắc khi ta
hợp lại sẽ thành màu trắng, lúc trước trong mật giáo có nói qua,
mỗi vị ngũ phương Phật có mỗi màu sắc tượng trưng, như <Tức
(pháp an bình)> < Tăng (pháp tăng trưởng)> < Hoài (pháp thu
hút) > < Tru (pháp giáng phục)> đều có những màu sắc khác
nhau, trên thực tế, không cần biết pháp xuất thế hay pháp nhập thế,
cũng đều có màu sắc tượng trưng.
Màu sắc càng được tượng trưng rõ ràng hơn trong mật giáo, trong
các < Hộ Ma >, < Kiết ma pháp > và tất cả các pháp đều dùng màu
sắc làm biểu thị, giống như moi người cho tôi xem hình phóng
quang, kỳ thật sau này cũng không cần hỏi sư tôn, mọi người có
thể nhận biết màu sắc của quang mà biết được là quang gì. Giống
như quang màu trắng thì nhất định là quang tiêu tai. Phóng quang
màu đỏ thì nhất định là quang gia trì gia đình bạn viên mãn, là
quang kính ái. Phóng quang màu vàng, nhất định là quang gia tăng
phước cho bạn, là quang tăng ích. Phóng quang màu xanh lam,
biểu thị tiêu trừ nghiệp chướng, hoặc là hàng phục tâm bản thân,
đều được tượng trưng bằng quang màu xanh lam. Phóng quang
màu đen là biểu thị tiêu nghiệp chướng. Các màu sắc trong hình
mọi người trong chúng ta đều có thể phân biệt.

21
Cũng như Ngũ Phương Phật đều dùng màu sắc để thay thế, Chính
giữa có Đại Nhật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật tức là dùng màu
trắng để tượng trưng, đông phương A Súc Phật dùng màu xanh
dương để tượng trưng, tây phương A Di Đà Phật dùng màu đỏ để
tượng trưng, bắc phương Bất Không Phật dùng màu đen (hoặc
xanh lục) để tượng trưng, nam phương Bảo Sanh Phật dùng màu
vàng để tượng trưng, đều có mỗi màu của riêng từng vị. Chúng ta
đều biết trung ương Tỳ Lô Gía Na Phật, rất đơn giản là màu trắng,
còn lại 4 màu đều được phân bố 4 hướng đại diện cho ngũ đại trí
huệ của Như Lai, cũng tức là ngũ trí của Phật. Như tức, tăng, hoài,
tru cũng đều dùng màu sắc mà biểu thị, phương vị cũng như vậy
dùng màu sắc mà biểu thị, là dựa theo nơi hướng bạn đứng mà
định, cũng như mật đàn của sư tôn nơi đứng là phương đông, vậy
thì dùng màu xanh dương để biểu thị. Nơi đàn bạn đứng là phương
đông, vậy thì dùng màu xanh dương để tượng trưng, đàn của nơi
bạn đứng là phương tây, vậy thì dùng màu đỏ để tượng trưng. Cho
nên đối với mật giáo về mặt dùng màu sắc thì có qui định rất
nghiêm khắc.
Trong pháp nhập thế mà nói, tại sao màu trắng dùng để tượng
trưng cho tiêu tai vậy? Bởi vì màu trắng thay thế cho thanh tịnh tức
là tiêu tai rồi. Vậy tại sao màu đỏ thay thế cho kính ái vậy? Bởi vì
màu đỏ thay thế cho nhiệt tình, đương nhiên là kính ái. Vậy màu
vàng tại sao là tăng ích? Bạn xem vàng có phải màu vàng không,

22
mọi người đều thích màu này, cho nên màu vàng thay thế cho tăng
ích. Màu xanh và màu đen tại sao lại tượng trưng cho hàng phục?
Bởi vì 2 màu này lợi hại hơn, cho nên Kim Cang Hộ Pháp thần đa
số đều dùng màu xanh dương và màu đen để tượng trưng, biểu thị
uy lực của họ.
Cho nên nói, không cần biết pháp xuất thế hoặc pháp nhập thế,
trong mật giáo đều tương thông. Giống như dùng màu trắng thay
thế cho nhiệt tình thì không đúng rồi, mọi người thấy màu trắng sẽ
có cảm giác mát mẻ, tức là tiêu tai, đại diện cho thanh tịnh, tại sao
lại là nhiệt tình? Nhiệt tình giống như lửa thì đó là màu đỏ, ở đây
đều có pháp vị của nó, thực tế xuất thế và nhập thế đều tương
thông.
Màu cuối cùng và màu tối cao nhất là màu trắng, bởi vì màu trắng
là tổng hợp của tất cả các màu, thậm chí từ màu trắng có thể chia
tách ra rất nhiều màu; giống như ngũ phương Phật, Trung Ương
Phật là tượng trưng màu trắng, còn các màu khác được phân bố ở 4
bên, thật ra suy nghĩ một chút màu sắc và chúng sanh đều có đạo lý
tồn tại; giống như trái đất thuộc về bắc bán cầu đa số đều là màu
trắng, thuộc về trung ương (chính giữa) đa số đều là màu vàng, về
phương nam đa số đều là màu đen, đại bộ phận của trái đất đều
được phân chia như vậy, bởi phương bắc thuộc thủy do đó bị nước
tẩy trắng, cho nên người là màu trắng. Phương nam thuộc hỏa, do
đó bị nướng khét, cho nên chủ yếu là người da đen. Ở đây đều tồn

23
tại đạo lý của nó, không cần biết pháp xuất thế hay pháp nhập thế
hoặc từ phân bố của toàn bộ trái đất mà nói đều tồn tại đạo lý của
nó.
Cho nên bạn nghiên cứu Phật pháp và mọi cái của thế gian mà phối
hợp lại thì có thể biết, bao gồm tính tình của mỗi con người đều có
thể phân ra, người này thuộc loại hình hàng phục, người kia thuộc
loại hình tiêu tai, và 1 người khác thuộc loại hình kính ái, và cũng
có người thuộc loại hình tăng ích, có thể dùng pháp xuất thế và
pháp nhập thế mà phân chia, đều có thể phân tách ra được, mọi
người nếu nghiên cứu Phật pháp như vậy, trong khô khan có thể
sinh ra mùi vị

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 5 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

24
BỐN TẦNG CÔNG PHU CỦA MẬT GIÁO

Trong toàn bộ công phu của mật giáo mà nói, chúng ta hiểu được
quán đảnh có thể chia thành 4 tầng công phu, cũng tức là quán
đảnh < ngoại pháp >, quán đảnh < nội pháp>, quán đảnh mật pháp
và cuối cùng là quán đảnh < mật mật pháp >.
Thât ra công phu chân chính của mật pháp cũng chia thành 4 đẳng,
4 đẳng này có thể nói bào hàm toàn bộ công phu của mật pháp.
Thứ 1 gọi là < pháp tụng niệm >, tức là bình thường thật niệm tụng,
kim cang giới niệm tụng pháp, thai tạng giới niệm tụng pháp, và tất
cả niệm tụng pháp của các chư tôn, như niệm chân ngôn, niệm
tụng tán, niệm kệ cũng thuộc về < pháp niệm tụng >, pháp niệm
tụng cũng có nhiều loại, như niệm ra tiếng và niệm không ra tiếng,
có khi chỉ là nhúc nhích đầu lưỡi, cũng có chỉ là dùng tâm niệm,
Kim Cang niệm và các pháp niệm tụng khác, đều thuộc về loại
hình thức nhất.
Thứ 2 chúng ta nói về <quán tưởng pháp >, trong mật giáo cũng rất
đặc thù, sau khi niệm chơn ngôn còn có < quán tưởng pháp >, các
tôn pháp khác thường rất ít pháp này, cho nên quán tưởng cũng là
công phu của mật giáo.
Thứ 3 tức là < khí, huyệt, minh điểm pháp >, cũng chỉ có mật
pháp mới có, nói tu < khí >, < thông mạch >, < vận minh điểm >
như thế nào và làm sao đem nó biến thành trí tuệ.

25
Cuối cùng là nói về < tánh không >, điểm này và tất cả các tôn
phái khác là tối cao nhất vô thượng chánh đẳng chánh giác là
tương đồng, < tánh không > trong mật giáo cũng tức là < đại viên
mãn thành tựu >.
Đây là 4 tầng thứ công phu, nếu nghiêm túc mà phân chia < pháp
niệm tụng > cũng tức là đang nói < mật ngữ >, < chân ngôn của
mật ngữ >, cũng tức là < khẩu mật >. < Pháp quán tưởng > là nói <
ý mật >, một thứ bí mật của ý niệm thanh tịnh. < Khí, huyệt, minh
điểm pháp > tức là nói về < thân mật >, bí mật của tức thân, bao
gồm < kim cang quyền >, < bảo bình khí >, < cửu tiết Phật
phong >, cũng là đang nói < khí >. < Khí > và <Mạch > cùng với <
Minh Điểm > đều có quan hệ tương quan, cũng thuộc về < nội
mật >, tức là nói thanh tịnh của thân, khẩu mật có rồi, ý mật có rồi,
thân mật cũng có rồi, ba cái hợp lại cho đến chứng được < tánh
không >, tức là < vô thượng mật >, bộ hòa < đại viên mãn >, đây là
4 công phu của mật giáo.
Cho nên nghiên cứu mật tông, nhất định phải từ < pháp niệm tụng>
bắt đầu, sau đó là bước vào < quán tưởng pháp >, lại bước vào <
khí, huyệt, minh điểm >, cuối cùng mới là <vô thượng mật >, < đại
viên mãn >, có thể chứng được đến < tánh không > tức là thành
Phật, cho nên đây là tánh mạng song tu.
Bây giờ mọi người đã biết 4 tầng quán đảnh của mật giáo rồi, tức
là: ngoại pháp, nội pháp, mật pháp, mật mật pháp. Bốn tầng công

26
phu các bạn cũng đã biết rồi, cũng tức là: pháp niệm tụng, pháp
quán tưởng, khí-mạch-minh điểm và tánh không ( vô thượng mật
đại viên mãn ). Bản thân mật giáo mà nói, bốn tầng công phu nhận
biết rõ ràng, bạn nghiên cứu và thật tu thì sẽ rất dễ dàng rồi.

Om Ma Ni Bát Mi Hung
Ngày 7 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

27
TU MẬT DỄ TU THIỀN KHÓ

Hôm qua chúng ta nói đến: niệm tụng, quán tưởng, khí, mạch,
minh điểm, và tánh không là 4 tầng công phu của mật giáo, mà <
niệm tụng > lẽ ra phải thuộc về < bí mật của duyên khởi >, cũng
tức là phương tiện, < duyên khởi > tức là từ nhân duyên mà bắt
đầu của 1 phương pháp tu hành.
Thật ra mật giáo là lấy từ ngũ đại của vũ trụ mà tu hành, < ngũ đại >
tức là : đất, nước, gió, lửa, không; là lấy từ âm thanh mà tu; Ở Phật
học mà nói, vũ trụ hình thành là từ âm thanh mà hình thành, cho
nên ngũ đại sẽ có âm thanh, cũng tức là tận dụng âm thanh của ngũ
đại mà tu, cũng giống như khi đất thành, lửa phun ra có âm thanh,
gió thổi qua cũng có âm thanh, không thanh của vũ trụ cũng có âm
thanh, thật ra cơ thể con người cũng như vậy, đất, nước, gió, lửa,
không. Phải dùng ngũ đại của cơ thể để ấn chứng ngũ đại âm thanh
của vũ trụ, sau đó mới tu hành.
Chú âm của mật giáo tức là âm thanh bí mật của Phật Bồ Tát phát
ra, có mọi công dụng và hiệu năng, cho nên mật giáo là từ < chân
ngôn > chú ngữ niệm tụng bắt đầu, phân chia thành 4 tầng thứ, tức
là: niệm tụng, quán tưởng, khí-mạch-minh điểm và tánh không, và
cũng tức là dùng ngũ đại của thân thể mà tu, sau đó mới bước vào
tánh không.

28
Tu hành của thiền tông trên thực tế mà nói là không dùng pháp
niệm tụng, không dùng quán tưởng, cũng không nói khí, mạch,
minh điểm, mà trực tiếp thể nhập < tánh không >, < trực chỉ nhân
tâm >, < kiến tánh thành Phật > của thiền tông, có < bất lập văn
tự >. Cái gì gọi là < bất lập văn tự > vậy? Bất lập văn tự tức là
không dùng văn tự, cũng tức là không dùng âm thanh, hoàn toàn
dùng < che pháp > cái gì gọi là che pháp? Tức là che mọi thứ lại,
cho đến khi bạn kiến nhập < tánh không >, đây là tác pháp của
thiền tông.Tác pháp này của thiền tông có thể nói, là trực tiếp dùng
bí mật của tánh không mà tu.
Tu trì của mật giáo là có thứ tự, trước tiên là < niệm tụng pháp> tới
< quán tưởng >, tới < khí mạch minh điểm >, đến sau cùng chứng
ngộ tánh không, đây có lẽ là phương pháp <bí mật duyên khởi
(tức phương tiện)>; mà thiền tông là pháp môn < bí mật tánh
không >, nhưng cuối cùng mục tiêu của cả hai đều là < tánh
không >, đều là thành Phật.
Tu Thiền thì thật không phải dễ dàng. Hiện nay có rất nhiều đệ tử
nói không tu mật tông mà học thiền, Thiền tông là người có căn
khí rất lớn học, nhưng họ nghĩ rằng mật tông rất khó, phải học
thiền tông thì dễ dàng hơn, thật ra là sai rồi. Học mật tông dễ dàng
hơn, thiền tông là trực tiếp thể nhập tánh không, bạn biết rằng thiền
tông là không niệm Phật, nếu như mỗi ngày bạn niệm Phât mà nói
ở thiền tông là sai rồi. Cho nên thiền tông trực chỉ tâm là ở đây,

29
cũng tức là trực tiếp kiến nhập tánh Không, phải là < Phật đến sát
Phật > cái gì đến thì sát cái đó, sát đến sau cùng không có thì thành
Phật tức là kiến tánh rồi. Ở đây nói cho các bạn biết có lẽ rất sâu,
cái gì là < Phật đến sát Phật, Tổ đến sát Tổ >? Phật và Tổ bị bạn
giết hết rồi. Thiền tông là nói cái gì vậy? Là nói tánh Không.
Có rất nhiều đệ tử nói mật tông rất khó, phải học thiền tông, mỗi
ngày niệm A Di Đà Phật, vậy là sai rồi, đây là học Tịnh độ, niệm A
Di Đà Phật tức là một trong những pháp niệm tụng. Thiền tông
không niệm Phật, là phải trực tiếp ấn chứng tánh Không, chứng
tiếp sản sinh chứng lượng là người phải có căn khí rất lớn mới tu
được. Giống như chúng ta căn khí nhỏ chỉ có từng bước một mà tu,
trước tiên học pháp niệm tụng, bước tới là học quán tưởng, thêm
nữa là bước vào nội pháp luyện khí, mạch, minh điểm. Bắt đầu từ
âm thanh mà tu, dùng ngũ đại âm thanh của cơ thể mà ấn chứng,
thể nghiệm ngũ đại âm thanh của vũ trụ, và đem ngũ đại âm thanh
biến thành không có, thì tiến nhập < tánh không >.
Cho nên trong Phật học có nhiều thứ rất thâm sâu, thế tục phàm
phu không thể hiểu được, mỗi người chỉ có chân thật mà tu thì tốt
hơn, trừ khi bạn là người đại căn khí, vậy tổ thứ 7 có thể là bạn,
đúng không.
Chân chính có thể từ thiền kiến tánh, thực tế không nhiều, tu mật
giáo có thể đắc đại thành tựu đã là rất khó, từ bản thân thiền đi kiến
Phật tánh của bản thân, thì càng khó

30
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 8 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

ĐỐI TRỊ < THAM >

Tối hôm qua có Phật tử hỏi tôi : < Rõ ràng biết là tham thì sẽ là
không, nhưng không có cách nào để hạn chế tham niệm của
mình >. Mọi người đều hiểu rõ Phật pháp, cũng biết rằng đời người
< vô thường nhanh chóng >, nhưng mà ở tiền bạc mà nói, không có
thì lại muốn có, có rồi thì lại muốn có nhiều hơn, nhiều đến khi nào
mới mãn nguyện? Đáp án là < vĩnh viễn không mãn nguyện >, đấy
là tham. Cũng biết rằng tham cũng sẽ là không, không được gì cả,
nhưng vẫn tham cầu không chán, vậy phải làm sao đây?
Về mặt tham, không những chỉ tiền bạc và cũng chỉ địa vị, ngoài ra
còn bao gồm tất cả vật chất và sắc tướng. Trong Phật pháp dạy
chúng ta như vậy, trong Phật giáo tiểu thừa hoàn toàn dạy chúng ta
quán bất tịnh và quán đống xương trắng để đối trị. Cái gì gọi là
quán bất tịnh? Tức là cho rằng trên thế gian cái gì có hình thể đều
sẽ bị hư hoại, không sạch sẽ; về mặt sắc tướng thì quán thành bạch
cốt ( đống xương trắng ).
Đại thừa Phật pháp thì dùng <bình đẳng quán> để đối trị, nếu
muốn sanh tâm từ bi, thì phải dùng < chúng sanh giai bình đẳng >

31
để suy tưởng, phải dùng < không có phân biệt > để suy niệm, thậm
chí phải suy niệm < vô ngã >, <lợi tha> mà tưởng niệm, như vậy
mới chặn tham, đó là < phát bồ đề tâm của đại thừa >, đại từ đại bi
cũng là từ < vô ngã >, < lợi tha > mà khởi điểm, dùng < bình đẳng
không phân biệt > làm điểm xuất phát, mới có biện pháp làm được.
Trong mật giáo kim cang thừa mà nói tham, sân, si, nghi, mạn,
năm thứ độc này, < tham niệm > là tội đầu tiên, trong mật giáo trực
tiếp tận dụng tham để chuyển thành < không >, có thể đem tham
chuyển thành < không > là một < hoàn tịnh pháp >, bởi vì bản thân
của tham đều có trong nhân tính mỗi con người, không nên sợ hãi
tham, chỉ cần biết phương pháp < hoàn tịnh > thì có thể đem tham
niệm chuyển hóa thành không, cũng giống như từ ô uế mà biến
thành thanh tịnh. Trong pháp tu hành của mật giáo tức là đem
phương pháp tham chuyển hóa thành không, tham tức là không,
phương pháp < hoàn tịnh > này chỉ có kim cang thừa mới có.
Chúng ta có thể như vậy, phương pháp đối trị tham, trong tiểu thừa
dùng < bất tịnh quán >, < bạch cốt quán > ( quán đống xương
trắng ) để đối trị. Trong đại thừa dùng < bình đẳng không phân
biệt > phát khởi bồ đề tâm đại từ đại bi, và dùng phương pháp < vô
ngã > < lợi tha > để đối trị, trong kim cang thừa thì từ < tham >
chuyển nhập thành < không > và < pháp hoàn tịnh > để đối trị. Đây
đều là những phương pháp chặn tham, chúng ta cần pháp thật tu và
tu luyện chính bản thân mình, chỉ biết đạo lý, nhưng không thực

32
hành cũng chỉ là uổng công, cho nên hy vọng mọi người đối với
tham có thể tỉ mỉ mà thể hội, thực tế tu trì.
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 11 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

ĐỐI TRỊ <SÂN >

Hôm qua chúng ta nói về đối trị tham, hôm nay chúng ta bàn về
đối trị sân. Trên thực tế, tham, sân, si, nghi, mạn, năm thứ độc này
đều là một trong những thứ vốn sẵn trong nhân tính, nhưng nếu chỉ
cần đem 5 độc này chuyển hóa thành ngũ trí của Như Lai, cũng tức
là thân, khẩu, ý thanh tịnh, cũng tức là bản tánh của chính Như Lai.
Từ nhân tính đến Phật tính, thật ra đều là nhờ công phu chuyển hóa,
như là chữ < sân > trong pháp tu của chúng ta đã là tu tập rồi,như <
tứ vô lượng tâm > từ bi hỷ xả, chân chính học được< tứ vô lượng
tâm > thì không có chữ < sân >. Ngoài ra có thể học đến < vô ngã >
< vô nhân > cũng sẽ không có chữ < sân >. Trên thực tế nếu có thể
học đến từ bi hỷ xả, cũng có thể chân chính xả được mọi thứ còn
có sân si cái gì nữa? Cho nên nói chỉ cần làm được đến < tứ vô
lượng tâm >, chữ < sân > sẽ không còn.
Trong giới luật của tiểu thừa có nói đến < vô ngã >, có thể < vô
ngã > thì không còn phiền não, nếu đã không có phiền não thì sẽ

33
không còn có < sân > nữa, vậy nếu có thể tu đến < vô nhân > thì
càng không còn sân nữa, bởi không ai có lỗi với bạn cả, vậy thì
còn có sân nữa đâu mà nói nữa? Cho nên < vô ngã > < vô nhân >
cũng tức là đem chữ <sân > chuyển hóa rồi đó.
Trong mật giáo có rất nhiều pháp dùng < sân > mà tu ra đại kim
cang, có rất nhiều hộ pháp kim cang mặt rất hung ác, hai mắt là
mắt phẫn nộ, như < Đại Uy Đức Kim Cang >, < Bất Động Minh
Vương >, < Uế Tích Kim Cang >, họ đều là hộ pháp, cũng có mắt
phẫn nộ, tại sao các vị phẫn nộ Kim Cang này đại dùng < sân >
vậy? Thật ra dùng khuôn mặt rất dữ, là để hộ pháp dùng; là đem
<sân > và < tánh không > kết hợp lẫn nhau, thì biến thành phẫn nộ
Kim Cang. Hoàn toàn là dùng để từ bi cứu thế độ sanh dùng điểm
xuất phát là phẫn nộ, đây cũng là < phẫn nộ> và < từ bi > cùng với
< tánh không > kết hợp lẫn nhau của hộ pháp kim cang. Loại sân
này và sân của phàm phu là không giống nhau; chúng ta biết rằng
sân của phàm phu là thuộc loại thấp tục, là vì lợi ích của bản thân
mà nổi giận, loại < sân > này của phàm phu là sân hận, còn phẫn
nộ của hộ pháp Kim Cang là lợi tha, từ bi chúng sanh, là hộ trì phật
pháp mà cứu độ chúng sanh. Chữ < Sân > này là dùng < sân
niệm >, < từ bi >, < tánh không > ba cái hợp lại lẫn nhau, là tượng
phẫn nộ của Kim Cang hộ pháp thần, là tướng phẫn nộ lợi tha, mà
không phải là tướng vì bản thân mà phẫn nộ, hai cái này có sự khác
biệt. Rất đơn giản nói rằng phẫn nộ của phàm phu là vì bản thân,

34
còn phẫn nộ của hộ pháp Kim Cang thần là lợi tha, là từ bi chúng
sanh, là hộ trì Phật pháp.
Cho nên trong mật giáo có rất nhiều tượng hộ pháp Kim Cang thần
phẫn nộ, nhìn khiến cho người ta cảm thấy sợ, nhưng cái sợ này là
tận dụng tâm của con người là < sân niệm >, < tánh không >, < từ
bi > kết hợp lại, tu thành thân Kim Cang hộ pháp, khác với sự phẫn
nộ của phàm phu.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 12 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương Kính ghi

ĐỐI TRỊ CỦA < SI >

Hai ngày trước chúng ta nói tham và sân, hôm nay chúng ta nói
đến đối trị < si >.< Si > có lúc là do trời sanh, có liên quan đến trí
nhớ và lực lý giải của chúng ta, có người trời sanh trí nhớ không
tốt, có người trời sanh lý giải rất kém, vậy phải đối trị ra sao? Nói
ra chỉ có 2 chữ, cũng tức là hai chữ < tinh tấn > được dùng trong
lục độ đại thừa, người ta chỉ cần mất 5 phút để lý giải, còn bạn phải
mất thời gian là 50 phút, người ta dùng một tiếng đồng hồ đi lý giải,
còn bạn phải mất 19 tiếng đi lý giải nó, đó cũng là lời nói của
người Trung Quốc < cần năng bù chuyết - chỉ cần siêng năng thì

35
có thể bù lắp ngu đần của bạn, có rất nhiều người ngu si của họ
không thể hóa giải được, bạn nói cách nào họ cũng không thông
suốt, cũng không củ nhất phản tam, những ngu đần và ngu si này là
do trời sanh rất khó hóa giải, không cần biết như thế nào trong tiểu
thừa và đại thừa đều dùng tinh tấn bù đắp.
Còn một loại người là càng ngủ càng ngu, những người ngu chúng
ta có thể thấy rõ, đa số đều mập mạp, còn có 1 câu Đài ngữ nói
rằng < người mập thì không xa đần >, cũng tức là người càng mập
thì nhất định người đó ngủ rất tốt, ngủ càng nhiều thì càng ngu.
Cũng giống như con khỉ ốm nhách, nó ngủ rất ít thì hiển thị ra rất
tinh minh, những người ngu thì nhất định không linh hoạt, đầu óc
không sáng sủa, thường là ăn rất tốt và ngủ rất nhiều, tướng ngu
đần sẽ hiển thị ra.
Cho nên trong tiểu thừa hành giả có lúc tu trì < bất đảo đơn >, cũng
tức là không muốn nằm xuống để ngủ, để bảo trì thanh minh của
bản thân. Cũng có một số người ngủ càng ít đầu óc càng tốt, càng
sáng sủa tinh minh, trái lại có người ngủ càng nhiều thì tướng ngu
đần càng hiển thị rõ ràng, trong đây cũng là nói phải tinh tấn học
Phật pháp, về mặt trí tuệ cũng phải rất tinh tấn, tức là về mặt cầu
giải và trí nhớ đều phải siêng năng bổ chuyết, cho nên nếu muốn
đối trị chữ < si > thì phải dùng phương pháp tinh tấn.
Trong mật giáo có 1 phương pháp có thể gia tăng trí nhớ và trí tuệ,
đó là < Hư Không Tạng Bồ Tát trí tuệ pháp >, tôi đã từng viết

36
trong sách mật tông < Kiết Ma Pháp >. Pháp này là thời xưa do
ngài Không Hải đại sư sau khi bản thân đắc tương ứng mà truyền
lại.
Theo tôi được biết, tông minh và ngu đần của con người khi ở trên
thế gian đã được định sẵn, cũng bởi do bạn đem đến bao nhiêu
nhật hoa mà định, cũng tức là do ngày giờ sinh của bạn đem được
bao nhiêu ánh sáng mặt trời, đem đến ánh sáng mặt trăng là bao
nhiêu, và đem đến bao nhiêu ánh sáng của địa cầu và ánh sáng của
các ngôi sao phối hợp lại, thì trong đầu óc bạn sẽ hình thành linh
quang hay không linh quang, cũng là trời định sẵn. Hành giả chỉ có
dùng phương pháp tinh tấn hoặc phương pháp tu để thay đổi năng
lực trí tuệ của bản thân, cũng tức là cải thiện trí nhớ lực và lý giải
lực của bạn. Nếu giả như hành giả không thể dùng tinh tấn và
phương pháp tu để thay đổi năng lực trí tuệ, vậy thì bạn vĩnh viễn
là người rất ngu đần rồi.
Trên thực tế, tu nữa cũng không có cách thay đổi năng lực trí tuệ
trời sanh, nếu mà như vậy, thì sẽ không có cách đạt được cảnh giới
khai ngộ, cho nên trong lục độ có < tinh tấn >, cũng tức là kêu bạn
phải siêng năng đi bù đắp khuyết điểm ngu si của mình

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 13 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

37
ĐỐI TRỊ CỦA < NGHI >

<Tham >, <sân >, <si > mấy ngày trước đã nói qua, hôm nay
chúng ta nói chữ < nghi >, cũng tức là hoài nghi của chữ < nghi >,
thật ra nghi cũng là căn bệnh của chúng sanh, trong thiền tông mà
nói là không bài trừ chữ nghi, mà lợi dụng phương pháp <nghi>
mà tu hành, thiền tông có nói <đại nghi trắc đại ngộ, tiểu nghi trắc
tiểu ngộ, bất nghi trắc bất ngộ >. Phương pháp của thiền tông
không phải là dạy chúng sanh đi hoài nghi Phật pháp, mà là muốn
bạn từ nghi mà nhập môn, nhưng < nghi > này là < nghi > theo cầu
chân lý, không phải là hoài nghi Phật pháp, hoài nghi sư phụ, cũng
không phải là hoài nghi pháp truyền lại của Thích Ca Mâu Ni Phật,
mà là trong Phật lý từ < nghi > mà tìm kiếm chân lý.
Cho nên thiền tông có rất nhiều công án, kỳ thật cũng là từ < nghi >
mà tìm kiếm thiền lý chân chính ở đâu; như < người niệm Phật là
ai >, thì bạn phải bắt đầu suy nghĩ, là bản thân bạn đang niệm Phật,
vậy thì bản thân này mà từ đâu mà đến vậy? Như vậy thì phải tiến
thêm 1 bước sâu hơn, cũng tức là đi tìm cầu chân lý sâu hơn.
Giống như vị thiền sư lúc trước từng nói < tâm bạn ở đâu vậy?>
Vậy thì bạn phải đi theo đuổi tâm, theo đuổi đến sau cùng thì có
thể tìm ra được chân lý, đây là 1 phương pháp của thiền tông.
Trong thiền tông còn có công án < người kéo xác chết là ai? > đạo
lý này cũng như nhau, cũng tức là kêu bạn đi theo đuổi người kéo

38
cái vỏ này đích thực là người nào? Cũng tức là hỏi < hôm nay tại
sao bạn lại kéo theo cái vỏ này đi khắp nơi vậy >, bạn phải truy
cứu, đây là 1 công phu dùng < nghi > để sau đó thâm nhập nội
minh.
Trong mật giáo không có dùng < nghi >, bởi vì là một trong 5 thứ
độc, mà là đem nghi thăng hoa hoàn toàn thành kiên cố, thành bất
nghi ( không nghi ), nhưng mà đa số người trên thế gian nghi niệm
của họ rất nặng, hôm nay tín tâm rất kiên cố, hai ngày sau xem lại
thì thấy không được rồi, còn rất nhiều sai sót, tâm của họ liền thoái,
nghi niệm xuất hiện, như vậy cứ thường lặp đi lặp lại, đây là căn
bệnh của chúng sanh, hôm nay có tín tâm nhưng ngày mai thì lại
hoài nghi, hôm sau thì lại có tín tâm, lại qua ngày kia thì nghi ngờ,
cũng giống như những cơn sóng, có lúc hoài nghi Phật pháp, có lúc
hoài nghi sư phụ, còn lúc hoài nghi trên thế gian có tồn tại Phật lý
không, còn tồn tại nhân quả không, có tồn tại luân hồi không,
nhưng mà mật giáo là dạy bạn nhận rõ ràng Phật pháp, phải tự chủ
sanh tử, phải biết rõ con đường này là chuẩn xác, bạn sẽ không thể
nghi ngờ mà nhất định phải kiên cố chân chính đối với tín ngưỡng
Phật pháp, cung kính truyền pháp của thượng sư, nếu bạn trực tiếp
chạy, bạn sẽ sản sinh 1 loại chứng lượng. Từ nghi niệm đến chứng
lượng có thể phá trừ 1 thứ tâm lý đa nghi.
Cho nên thiền tông là từ < nghi > đi tìm kiếm chân lý, mật giáo là
dùng < chứng lượng > để phá trừ nghi niệm, chúng ta chỉ cần tu

39
được chứng lượng của bản thân mình, nghi niệm có thể phá giải,
nếu mà khi bạn tu ra khí, biết được cơ thể có khí, bạn thông mạch
rồi, thì biết được mạch và huyệt có ánh sáng, bởi vì thấy ánh sáng,
bạn có thể nhìn ra được minh điểm, bạn đã kiên cố rồi đó, đó là
chứng lượng của bạn, là lúc chứng lượng sản sinh ra đương khí,
mạch, minh điểm, thì sẽ biết được sở đắc, bạn đắc được pháp vị đó
tín tâm sẽ rất kiên cố, cho nên 1 số người có nghi niệm đại đa số là
do chứng lượng không đầy đủ.
< Nghi > của người phàm phu là nghi tới đi lui, là 1 loại < nghi >
không tin Phật pháp, không tin nhân quả luân hồi, < Nghi> của
thánh nhân và < nghi > của thiền tông là như nhau, họ có thể trực
tiếp đi phân tích Phật lý, đạt được chứng ngộ sâu nhất cao nhất, đó
là nghi của thánh nhân. Cho nên nghi của phàm phu và nghi của
thánh nhân là không giống nhau, < nghi > của phàm phu chỉ là tới
lui, < nghi > của thánh nhân là truy tìm chân lý, hai cái này có sự
phân biệt. Và mật giáo là phải phá trừ < nghi > là dùng chứng
lượng mà phá trừ.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 14 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

40
ĐỐI TRỊ CỦA < MẠN >

Hôm nay chúng ta nói về tham, sân, si, nghi, mạn, là chữ < mạn >
này, chữ mạn này là cho cống cao ngã mãn, thế tục giải thích là
kiêu ngạo, một số mà nói tham, sân, si, nghi, mạn là bệnh của
người thế tục, hình như mỗi người ai cũng có, mà phương pháp đối
trị trong tiểu thừa là dùng phương pháp bình đẳng tâm để trị, cũng
tức là nói, thật ra mọi người đều bình đẳng, giống < vô ngã, vô
nhân, vô chúng sanh > cũng đều ở tại 1 chữ < vô >, tức là bình
đẳng, khi có tâm bình đẳng, tâm < ngã mạn > sẽ không dễ dàng
khởi lên được.
Chúng ta cũng nói qua đại thừa cũng là <lợi tha>, bởi vì Bồ Tát
cũng là < lợi tha >, nếu là lợi tha thì tâm ngã mạn cũng không dễ
dàng khởi lên được.
Ở đại thừa là < lợi tha >, nếu nói lợi tha thì là Bồ Tát, làm sao có
tập khí < ngã mạn > của người phàm phu? Nó cững không khởi
phát lên được, bởi vì bình thường đối với tất cả chúng sanh hoặc là
những người kém hơn bạn một chút, hoặc đối với những người trí
tuệ kém hơn bạn, căn khí kém hơn bạn, những người liệt căn tánh
nặng, bạn đã từ bi với họ rồi thì sẽ không dễ dàng sinh ra tâm ngã
mạn, cho nên nói đại thừa Bồ Tát là nói < từ bi lợi tha > thì tâm <
ngã mạn > sẽ không dâng khởi lên được; tiểu thừa thì trực tiếp nói
bình đẳng, tâm ngã mạn thì sẽ giảm bớt.

41
Phương pháp của mật giáo và đại, tiểu thừa có chỗ không giống
nhau, phương pháp của mật giáo là đem ngã mạn trực tiếp thăng
hoa thành < Phật mạn >. Cái gì gọi là < Phật mạn >? Là 1 thứ mạn
vô thượng tối cao nhất của bản thân Phật, bản thân Phât mà nói, là
tối cao vô thượng, < mạn > này không phải là cống cao ngã mạn;
nếu mà nói ở đây < Phật mạn > trong mật giáo và < ngã mạn > của
phàm phu là không giống nhau, khác biệt chỉ có 1 chút, < Phật
mạn > của mật giáo, là nói: ta đã khai ngộ, vì muốn độ chúng sanh,
thì phải học Phật, đi phát đại nguyện, nếu như phát đại nguyện rất
lớn là độ tận tất cả chúng sanh, thì phải học đại hạnh của Phật, phải
dùng vô úy hoằng pháp độ hành vi của chúng sinh, đấy là đại hạnh,
muốn phát đại nguyện thì phải phát đại hạnh, cũng phải đại từ đại
bi, thật ra nếu nói ra đều là Phật mạn.Cũng giống như Phật Thích
Ca, lẽ ra ngài cũng có ngã mạn, nhưng < ngã mạn > này là phải
thuộc về Phật mạn, Bởi những gì ngài nói là Phật lý đi độ chúng
sanh, tận dụng thời gian, tiền bạc, sức lực 1 đời của mình mà làm
công tác hoằng pháp, ở đây đã đem ngã mạn thăng hoa thành Phật
mạn, cho nên nếu nói ra phải nói là không có gì kiêu mạn cả, cũng
tức là bạn đã là Phật vô thượng tối cao nhất, vậy Phật vô thượng
tối cao cũng tức là phải phát đại nguyện, hành đại hạnh cũng phải
đại từ và cũng phải đại bi.
Tiểu thừa dùng tâm bình đẳng để đối trị < Cống cao ngã mạn >, đại
thừa Bồ Tát là dùng tâm < lợi tha >, mật thừa là trực tiếp dùng <

42
ngã mạn > của phàm phu thăng hoa thành < Phật mạn >, mà bản
thân Phật thì hành đại hạnh nguyện, hành đại bi, hành đại từ, đó
tức là Phật mạn. Cho nên tham, sân, si, nghi, mạn, là có thể đối trị
như vậy đó, cũng có thể thăng hoa.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 15 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

< BIẾT MỘNG > VÀ < CHUYỂN MỘNG > MỚI CÓ THỂ
VÃNG SANH

Chúng ta đã từng nói qua, nằm mộng cũng là 1 pháp giới, hành giả
mật giáo phải biết trong mộng mà biết được mộng, cũng tức là
đang nằm mộng thì biết mình đang ở trong mộng, nếu như đang
nằm mộng mà không biết mình đang nằm mộng thì biểu thị rằng
việc tu hành của bạn chưa tới đâu cả, cũng tức là không bảo đảm
sau này bạn sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đạo lý này
rất đơn giản, bởi tình trạng thân trung ấm ( tức linh hồn, thần thức )
và cảnh giới mộng không khác nhau bao xa.
Chúng ta biết được rằng thành phần của thân trung ấm < phong -
gió> là nhiều nhất, trong tứ đại thì < phong đại > là nhiều nhất, mà
cảnh giới mộng của chúng ta và cảnh giới < phong đại > cũng gần

43
như là nhiều nhất, cũng gần như không có thực chất, không có 1
loại thể chất thực tại, cũng tức là cảnh giới phong đại thường là
nhiều hơn, khi bạn chết thần thức, linh hồn xuất ra rồi, bạn cũng
không biết đây là cảnh giới linh hồn, làm sao mà vãng sanh?
Cho nên 1 hành giả của mật giáo trong mộng phải biết mộng,
không những như vậy, mà còn phải tu đến chuyển mộng, cũng tức
là nói cảnh khí mộng không tốt, nằm mộng thấy có người đuổi giết
bạn, lập tức bạn có thể chuyển mộng, cũng tức là đem cảnh giới
mộng chuyển thành tốt, lập tức được an lạc, đây cũng là công phu
tu hành của bạn. Nếu như trong cảnh giới mộng bạn không thể
chuyển mộng, cảnh giới trong mộng rất nguy hiểm, bạn cũng chịu
sự ảnh hưởng của mộng cảnh, cũng tức là tu hành của bạn chưa đủ.
Cho nên một hành giả tu hành mật giáo nhất định phải biết đây là
cảnh giới mộng, mà còn phải trong cảnh giới mộng này ở vào lúc
không tốt nhất có thể chuyển thành tốt, như vậy mới có một chút
công phu, bảo đảm bạn khi ở thân trung ấm ( thần thức, linh hồn
xuất hiện ) thì có thể vãng sanh.
Khi hiện tượng thân trung ấm xuất hiện, trong thiền định cũng có
thể xuất ra, trong lúc ngồi thiền thân trung ấm cũng có thể xuất ra,
trong hư không nhìn xem thân thể và gương mặt của bản thân mình,
đợi đến khi xuất định thân trung ấm lại về trong cơ thể mình. Giả
như nếu có thể thường ở trong thiền định, thân trung ấm có thể
chu du, bạn có thể tự chủ được trung ấm, bạn đã nắm chắc vãng

44
sanh rồi, bởi vì linh hồn bạn có thể thường xuất ra mà không phải
đợi đến chết mới ra. Bình thường linh hồn cũng có thể xuất ra, mà
có nhất niệm vãng sanh có thể trực tiếp đến Phật quốc, vậy thì bạn
nắm chắc vãng sanh rồi.
Giả như thân trung ấm của bạn chưa từng xuất ra ngoài, mà bản
thân tu luyện của bạn trong mộng lại không biết là cảnh giới mộng,
chỉ là cười theo mộng, khóc theo mộng, khi bạn nằm mộng thấy
trong mộng rất ác liệt mà bạn không có cách giải thoát, thì biểu thị
công phu của bạn còn chưa được, cũng tức là sau này khi trung ấm
của bạn xuất ra, gặp được hoàn cảnh không tốt thì lập tức sẽ điên
đảo mộng tưởng, đọa vào lục độ luân hồi, đạo lý này rất đơn giản,
cho nên muốn có thể biết mộng, chuyển mộng và khi thân trung
ấm xuất hiện có thể tự chủ, đây mới chính là bảo chứng để vãng
sanh.
Cho nên mọi người hãy tỉ mỉ suy nghĩ, hiện giờ khi bạn nằm mộng
có biết được là đang nằm mộng hay không? Suy nghĩ 1 lần nữa có
phải không lập tức có thể tự chủ mộng của mình.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 18 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

45
< BI > < TRÍ > < DŨNG> - TAM ĐỨC

Lúc trước có 1 bộ phim tên là < Tam Đức Hòa Thượng >, các bạn
có nghe qua chưa? Bởi có rất nhiều người hỏi cái gì là tam đức?
bạn biết có 1 vị < Tam Đức Hòa Thượng >, tại sao lại kêu < Tam
Đức Hòa Thượng > vậy? Đó là tam đức nào? Kỳ thật tam đức rất
đơn giản, cũng tức là nói người tu hành phải ứng dụng tam đức để
ứng xử thế trên thế gian, làm 1 số pháp vụ cũng là nhờ tam đức,
sau này có thành tựu cũng là nhờ tam đức. Tu hành cũng nói rất
nhiều, thật ra < tam đức > này mới là quan trọng nhất, một là Văn
Thù Sư Lợi Bồ Tát làm đại diện, một là Quán Âm Bồ Tát làm đại
diện, một là Kim Cang Thủ Bồ Tát làm đại diện. Văn Thù Sư Lợi
Bồ Tát tức là đại bểu cho trí tuệ, bởi vì trí tuệ của ngài là đứng đầu ;
Quán Thế Âm Bồ Tát tức là lấy từ bi dẫn đầu, Kim Cang Thủ Bồ
Tát tức là đại biểu cho pháp lực (uy dũng) ( Kim Cang Thủ Bồ Tát
tức là Kim Cang Tát Đỏa chỉ do ngài biến hóa thân tức là Kim
Cang Thủ Bồ Tát ), cho nên tam đức tức là < bi >, < trí >, <dũng
(lực) >, đây chính là tam đức của Phật pháp.
Lúc trước chúng ta xem phim < Tam Đức Hòa Thượng >, đúng cái
gì gọi là tam đức không ai biết, Kỳ thực tam đức tức là < Bi > < trí >
< lực >. Hôm nay chúng ta học Phật cũng là muốn được < vô
thượng trí tuệ >, tất cả mọi người đều biết rồi, nhưng mà bạn muốn
đạt được vô thượng trí tuệ để làm gì? Tức là phải từ bi với chúng

46
sanh, đem trí tuệ cho chúng sanh, nhưng mà bạn cho chúng sanh trí
tuệ là chưa đủ, bạn nhất định phải giải trừ phiền não của chúng
sanh, ở đây phải nhờ cái gì? Tức là phải nhờ < pháp lực > tức là
pháp lực của Kim Cang Thủ Bồ Tát.
Chúng ta tu hành ở trên thế gian này là để làm cái gì? Là để theo
cầu vô thượng trí tuệ, sau đó cho chúng sanh từ bi, giải quyết phiền
não của chúng sanh, đấy là lợi tha. Nhưng nếu mà dùng tự lợi mà
nói, bạn cũng là đang theo cầu vô thượng trí tuệ đó! Bạn cũng phải
rèn luyện, tập luyện pháp lực của mình. Trong mật giáo mà nói, chỉ
có Kim Cang Thủ Bồ Tát pháp lực của ngài là pháp lực lớn nhất,
bởi Ngài là trưởng tử của Ngũ Phương Phật, cũng tức là tập hợp
biến hóa ứng thân của Ngũ Phương Phật.
< Trí tuệ> và < Từ Bi > chúng ta cũng đã nói rất nhiều, vậy còn <
pháp lực>? Kỳ thật < pháp lực > trong Ngũ Phương Phật cũng đã
có rồi, <thành sở tác trí> là thành tựu của Bất Không Thành Tựu
Phật, cái gì gọi là < thành sở tác trí >? Tức là < pháp lực>. Thành
tựu của Phật Bất Không là <thành sở tác trí >, ý nghĩa của nó là sở
tác của bạn cũng có thể thành tựu, đây chính là lực lượng ( pháp
lực ), cho nên chúng ta phải giải quyết phiền não đau khổ của
chúng sanh, tức là phải dùng lực của chúng ta giúp đỡ họ mà phát
huy ra để có thể thành tựu tất cả các tác vi gọi là < pháp lực >.
Cho nên trên thế gian hành giả chỉ có thể ứng dụng 3 thứ này để
cứu độ chúng sanh, 3 thứ này gọi là < tam đức >, một cái là < vô

47
thượng trí tuệ >, một cái là < vô thượng từ bi >, một cái là < vô
cùng của pháp lực >. Nếu chúng ta đều đắc được 3 cái trên, cũng
tức là bạn ở thế giới Ta Bà dùng 3 cái này cứu độ chúng sanh, thật
ra nếu bạn đắc được 3 cái trên cũng tức là bạn thành Phật, bản thân
Phật cũng dùng 3 cái này đi cứu độ chúng sanh, Phật cũng là dùng
vô thượng trí tuệ giác ngộ của chánh giác mà thành Phật, phải
dùng đại từ đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát phát bồ đề tâm cứu độ
chúng sanh, dùng lực Phật pháp vô biên đi giải trừ những đau khổ
và phiền não của chúng sanh, đó chính là < tam đức> - sự cần có
đầy đủ của người tu hành, nếu bạn có được < tam đức> rồi, bạn có
thể thành Phật. Cho nên học Phật chúng ta nói rất nhiều, kỳ thật <
tam đức > là quan trọng nhất, tóm lại mà nói <tam đức > tức là
chúng ta đã nói về < tam đức > ở trên đó, các bạn có hiểu được
không?

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 19 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

48
TU MẬT PHÁP PHẢI CÓ CHÂN CHÍNH KIM CANG
THƯỢNG SƯ HƯỚNG DẪN, MẬT BẢN TRÊN THỊ
TRƯỜNG KHÔNG THỂ TU

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách mật giáo được phiên
dịch ra như < Bổn tục Hỷ Kim Cang >, còn có < Mật Giáo Kim
Cang Bổn Tục >, cũng có < Bổn Tục của Thời Luân Kim Cang >,
lúc trước rất lâu tôi đã từng xem qua 1 cuốn < đạo quả >, cuốn
sách này thuộc Hoa giáo (dòng Sakya), < đạo quả > cuốn sách này
cũng tức là viên mãn thành Phật của Hỷ Kim Cang đứng thứ 2.
Hiện nay có rất nhiều loại sách mật tông được lưu hành ở ngoài rất
nhiều, đệ tử mật giáo đi thỉnh những cuốn sách này về xem, đa số
đều không thể hiểu, tại sao vậy? Cũng bởi do có 1 số thượng sư khi
đem những cuốn sách này truyền ra ngoài, có 1 số là cố ý làm điên
đảo thứ liệt, tại sao? Cũng tức là muốn cho mọi người biết có 1 số
mật pháp, nếu như không có Kim Cang thượng sư thực tu hướng
dẫn cho bạn, bạn không thể tu được, bởi những cuốn sách thứ tự
của nó là điên đảo, như cuốn sách < Đạo quả > cũng không phải từ
1 cuốn pháp bổn nào ra, bạn y theo pháp bổ tu, thì sẽ có cách hiểu
được toàn bộ nghi quỹ trong sách, bởi những sách mật giáo phiên
dịch, thật sự đến những khẩu khuyết quan trọng hoặc khi đến
những vấn đề kỹ thuật, cũng là đều viết < mời bạn đi thỉnh giáo
Kim Cang thượng sư >, hoặc là dùng ẩn ngữ ( tức là ngôn ngữ

49
được ẩn dấu ), hoặc là dùng <…….> để thay thế cho đây là bí mật,
bạn phải đi thỉnh giáo Kim Cang Thượng Sư mới hiểu rõ, cho nên
những cuốn sách được lưu hành ở bên ngoài như < Kim Cang Mật
Giáo Bổn Tục >, < Thời Luân Kim Cang Bổn Tục >, < Hỷ Kim
Cang Bổn Tục > và các nghi quỹ của tạng mật, đều không hoàn
chỉnh, khẩu khuyết cũng không rõ ràng, cũng có rất nhiều phương
tiện thiện xảo và khẩu khuyết quan trọng đều được ẩn dấu, cũng
không thể khởi tu, bạn chỉ có thể xem, bởi xem rồi cũng không biết
bắt đầu tu từ đâu, một thí dụ rất đơn giản như < Chuyết Hỏa Thứ
Đệ > mà nói, nhất định phải có nội nhiệt trước tiên, kế đến là có
khói, tức là có độ nóng sau đó là có khói, từ khói sau đó biến thành
hỏa, có hỏa rồi sẽ biến thành quang ( ánh sáng ), không cần biết là
thế nào, bạn có độ nóng, có khói, có hỏa, có quang trong các quá
trình trên bạn cũng sẽ thấy các ảo cảnh, bạn thấy các ảo cảnh là
biểu thị cảnh giới của bạn đã tới đâu, cũng tức là chỉ thị bạn phải tu
như thế nào, phải tăng cường ở mặt nào, mặt nào không nên chấp,
cũng đều phải cần khẩu khuyết của Kim Cang thượng sư.
Cho nên về mặt truyền thọ mật pháp, một vị Kim Cang Thượng sư
chân tu thật sự mới có thể chân chính dùng khẩu khuyết truyền lại
cho bạn, sách chỉ có thể dùng để tham khảo. Thật sự khi nhìn thấy
1 cảnh ảo giác nào đó cần phải có thượng sư thật tu nói cho bạn
biết, < những cái nhìn thấy được là gì >, là muốn bạn phải tăng
cường phong của 2 bên mà tiến vào trong huyệt, hoặc là bạn đã sản

50
sinh trí tuệ khí rồi, từ phong tức mà chuyển thành trí tuệ khí, tức là
khí của thế tục đã chuyển thành trí tuệ khí, hoặc trong huyệt cũng
đã tới tề luân ( rốn ) rồi, hoặc là đã tới tâm luân rồi, nếu đã thông
tới tề luân thì tâm luân cũng sẽ hiển thị không cùng cảnh giới, nhất
định phải có thật tu Kim Cang thượng sư nói cho bạn biết mới hiểu
rõ được, nếu như không nói cho bạn biết, thì bạn sẽ cho rằng trung
huyệt đã thông rồi, cho nên trong đó có rất nhiều kỹ xảo khẩu
khuyết và rất nhiều phương pháp quan trọng, cũng là nhất định
phải cần có chân chính thật tu Kim Cang thượng sư mới có biện
pháp dạy cho bạn, chỉ dựa vào sách bên ngoài, bạn xem nữa ngày
cũng không biết phải tu như thế nào.
Nhất là còn có bộ < Vô Thượng Mật > rất quan trọng, toàn bộ
những gì được nói trong đó đều không có lộ ra, trong pháp bổn
cũng không có, trong đó có rất nhiều thứ nhất định phải là từ
miệng của thượng sư nhất nhất nói cho bạn mới hiểu rõ được, cho
nên việc thọ pháp của thượng sư là tính chất thực tế quan trọng,
không phải là ở bên ngoài mua mấy cuốn sách dạy mật pháp rồi có
thể bắt đầu tu pháp.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 21 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

51
TU HÀNH DUNG NHẬP VÀO TRONG ĐỜI SỐNG SINH
HOẠT HẰNG NGÀY

Chúng ta thường nghe nói rằng, tu hành tức là dung nhập vào trong
đời sống sinh hoạt thường ngày, về mặt này có thể chia ra thành 4
tình cảnh, đại đa số là ở trong đời sống sinh hoạt thường này trừ tu
pháp ra, tức là đang làm việc, cho nên trừ tu pháp và làm việc ra
gần như tất cả thời gian là ngủ, ngủ cũng cũng được chia thành thật
sự đang ngủ vả đang nằm mộng, cũng tức là nói có thể chia thành
<tu pháp >, < làm việc >, < ngủ>, < nằm mộng > 4 tình cảnh.
Bốn loại này có thể nói, cũng có phương pháp đặc biệt của nó, ví
dụ khi đang ngủ có thể tu < quang minh pháp >, trước khi ngủ phải
quán chiếu bản thân mình phóng quang, sau đó sẽ ngủ trong ánh
sáng quang minh đó, lúc trước đã từng dạy mọi người, đem gường
của mình trước tiên quán chiếu thành bông sen, sau đó bản thân
mình ngủ trong bông sen đó, bản thân còn phải kỳ cầu sự gia trì và
trì chú của bổn tôn và thượng sư, phải quán tưởng cổ họng của
chúng ta phóng quang màu trắng, đem bản thân mình che lại thành
kiết giới, đó là pháp tu trước khi ngủ, khiến cho giấc ngủ của bạn
kéo dài đến khi tỉnh, đó là pháp tu ngủ.
Nếu như bạn đang nằm mộng thì nhất định phải biết mộng, tức là
phải biết mình đang nằm mộng, bạn chạy theo mộng cũng không
sao, nhưng nếu trong mộng gặp những chuyện không tốt, phải biết

52
dừng lại kịp lúc, cũng tức là lúc thường ngày khi thức chúng ta
phải biết làm việc thiện, nhưng trong mộng thì không có biện pháp
khắc chế, cho nên không những bạn phải biết mộng, mà còn phải
biết trong mộng khắc chế bản thân, tức là khi ngủ nằm mộng và
khi tỉnh hoàn toàn là như nhau, tình trạng này gọi là đang tu mộng,
không những khi đang ngủ tu quang minh, ngủ trong hoa sen
quang minh, bạn có thể tu hành trong mộng, đó là giai đoạn thứ hai.
Khi chúng ta đang tu pháp càng không thể nói được, bởi khi tu
pháp là nhất định đang tu pháp. Khi đang làm việc thì phải làm sao
đây? Có một số người nói, khi đang làm việc thì không có cách tu
hành được, trong mật giáo có một cách quán tưởng rất đơn giản,
tức là trước tiên trong một sát na đem bản thân mình biến thành
bổn tôn? Nếu bổn tôn của bạn là Quán Thế Âm Bồ Tát, khi đang
làm việc bạn phải luôn đem bản thân mình biến thành Quán Thế
Âm Bồ Tát, vừa làm việc vừa có thể trì chú, ý niệm đang ở Quan
Thế Âm Bồ Tát và đang lúc trì Ngài ở trong tâm, đó cũng là đang
tu hành. Ví dụ chúng ta đang trả lời thư cũng có thể vừa trả lời vừa
trì tâm chú của bổn tôn mình, cũng có thể đem bản thân mình quán
tưởng thành bổn tôn, nếu tiếp tục trì như vậy, cũng tức là bổn tôn
đang trì tâm chú và đang làm việc, cho nên trong lúc đang làm việc
cũng có thể tu hành.
Một số khi đang tu pháp làm hộ ma, bạn nhất định phải quán tưởng
thành bổn tôn, bổn tôn và bạn là không thể tách rời, cho nên nói

53
yếu khuyết của hộ ma là < bổn tôn, bạn, hỏa, 3 cái hợp nhất >,
cũng tức là bổn tôn và bạn cùng nhau làm hỏa cúng, 3 cái là không
thể tách ra, cho nên khi đợi bạn tu lâu rồi, bổn tôn và bạn bất kể lúc
nào cũng không thể tách rời, bất kể là đang ngủ, đang nằm mơ,
đang làm việc, đang tu pháp, bổn tôn và bạn là hoàn toàn không
thể chia tách, sau này khi vãng sanh bản thân rất nhanh có thể biến
thành bổn tôn.
Cho nên người học Phật thường nghe 1 câu nói, tu hành không
phải là không làm việc, không ăn uống, không ngủ, chỉ là ngồi tọa
thiền, ngồi nhiều sẽ biến thành tinh thần thất thường, bởi bạn
không ăn, không ngủ, cũng không làm việc, mỗi ngày đều ngồi đó,
ngồi đến sau cùng người bình thường đều phát giác bạn không
bình thường, người không bình thường nhìn bạn càng không bình
thường, bởi bản thân bạn đã đi sai đường, cho nên 1 người tu hành
bình thường tu hành là có thời gian, thời gian làm việc, thời gian
ngủ, thời gian làm việc, thậm chí là có thời gian ăn cơm, có thể
sống 1 cuộc sống sinh hoạt bình thường, không phải là nói hiện
nay tôi bắt đầu tu rồi thì bèn bỏ công việc đang làm, buổi tối không
ngủ cũng không ăn, đói đến chỉ còn da bọc xương, đến đúng biến
thành triệu chứng chán ăn, đến sau cùng sẽ thành bệnh.
Cho nên đem việc tu hành hòa nhập vào sinh hoạt đời thường có
rất nhiều phương pháp, như bình thường phải tu như thế nào, làm
việc phải tu như thế nào, lúc ngủ phải tu như thế nào, khi nằm

54
mộng thì phải tu như thế nào, nếu như có thể đem việc tu hành
hoàn toàn dung nhập vào trong sinh hoạt thường ngày, sau này
nhất định sẽ có thành tựu rất lớn.
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 21 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

CẦU < NỘI PHÁP > NHẤT ĐỊNH PHẢI TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ
CƠ BẢN

Hôm nay phải nói, sau này khi truyền thụ < nội pháp >, < mật
pháp >, < mật mật pháp > cũng tức là < nội pháp khí, mạch, minh
điểm >, < vô thượng mật > và < đại viên mãn > vậy đích thực cần
phải có những điểm cơ bản nào mới có thể đến cầu được?
Thật ra trình tự của Phật pháp, là có thứ đệ, thứ nhất là phải sám
hối các nghiệp chướng mình đã làm lúc trước, bổn lai của Phật
pháp là bắt đầu từ sám hối, sau khi sám hối cơ bản nhất của Phật
pháp là học < Thập Thiện pháp >, sau khi bạn sám hối rồi, cũng
hành thập thiện rồi ( Thập Thiện pháp cũng tức là cơ bản của trời
người ), kế đến là phải hiểu được < xuất ly > và < vô ngã > của
tiểu thừa, bạn nhất định phải biết được < xuất ly > là gì? < vô ngã >
là gì. Kế tiếp là học < lợi tha > < phát bồ đề tâm > < từ bi tâm >
của đại thừa và tâm cứu độ tất cả các chúng sanh, có được cơ bản

55
như vậy sau này tiếp tục học< Kim Cang thừa > tức là < Gia hành
pháp >và < Thượng Sư tương ứng pháp >, tu tiếp đến < bổn tôn
pháp >, những cái này tương ứng rồi, thì có thể nói bạn tu < nội
pháp > đã có cơ bản rồi đó.
Bạn muốn cầu <nội pháp > < vô thượng mật >, < đại viên mãn >
thành Phật, trước tiên phải sám hối tất cả các nghiệp chướng, tiếp
đến hành < thập thiện nghiệp > làm tốt cơ bản của trời người, từ
tâm < xuất ly > < vô ngã > của tiểu thừa đến < phát bồ đề tâm >
cứu độ chúng sanh < lợi tha > của đại thừa, tiếp đến là < tứ gia
hành > tương ứng rồi, < thượng sư pháp > cũng tương ứng rồi, <
bổn tôn > cũng tương ứng rồi, cơ bản này đã đủ rồi, thì có thể bắt
đầu tu nội pháp cho đến thành Phật.
Nếu như bạn không có những cơ bản này, thì nhất định phải y theo
trình tự của Phật pháp mà làm, khi cơ bản vững vàng rồi, và tự tin
đã có đầy đủ các điều kiện trên, thì có thể cầu < nội pháp >, sư tôn
sẽ dạy mọi người tu < khí, huyệt (mạch), minh điểm > như thế nào,
làm thế nào để được kim cang bất hoại thân, làm sao để được thân
Phật, làm sao để thành tựu thánh nghĩa quang minh đại viên mãn,
sau này sẽ nhất nhất truyền tới cho mọi người.
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 25 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

56
BỐN TẦNG THỨ MẬT GIÁO - < QUÁN >, < KHÍ>, < DỤC >,
< KHÔNG >

Chúng ta phải hiểu được tầng thứ tu hành của mật giáo, được chia
thành < ngoại pháp >,< nội pháp >, < mật pháp >, < mật mật
pháp >, những cái này chúng ta đều đã hiểu rõ, cũng biết rằng
ngoại pháp tức là tu đến < bổn tôn pháp >, nội pháp tức là < khí,
mạch, minh điểm >, mật pháp tức là < vô thượng mật >, mật mật
pháp tức là < đại viên mãn >. Thật ra tất cả đều có những trọng
điểm của nó, nếu như bạn thâm nhập sâu vào trong mật giáo, rất
nhanh có thể ứng dụng phương pháp tu hành, hiểu được trong đó là
nói cái gì.
Ngoại pháp quan trọng nhất là < quán > chữ, dùng những đồ vật có
duyên với mình và tâm của bản thân mình dùng phương pháp <
quán > mà tu.
Còn nội pháp? Rất đơn giản chỉ là tu một chữ < khí >, tuy rằng
huyệt mạch và minh điểm đều là những thứ có trên người bạn, chỉ
là bạn ứng dụng phong tức, cho nên quan trọng nhất của nội pháp
là tu < khí >, cũng tức là < phong tức >.
Thêm một bước nữa là tu < vô thượng mật >, tức là tam quán, bản
thân tam quán mà nói, tức là hoàn toàn tu trên thân bạn mà tu <
dục >, cũng tức là đem những dục vọng trên người bạn chuyển hóa.

57
Vậy đại viên mãn là tu những gì? Tức là tu < không >, thuộc < tứ
quán >, cho nên tôi đem nó chia thành: sơ quán tức là < quán >,
nhị quán tức là < khí >, tam quán là < dục >, tứ quán tức là <
không >. Bạn có thể tự mình suy nghĩ, đích thực là như vậy.
Sơ quán là ngoại duyên tức là dùng quán tưởng, dùng niệm lực, nhị
quán tức là tu khí, huyệt mạch, minh điểm, hoàn toàn là dùng khí
mà tu < nội pháp >, đến quán thứ 3 tức là < vô thượng mật > tức là
đem dục vọng của bạn chuyển hóa, cũng tức là đang tu dục, đến
quán thứ tư thì tiến vào < đại không >, đắc được đại viên mãn
thành tựu niết bàn thắng nghĩa quang minh, đây tức là < không >,
cũng chỉ là một chỉ thôi, các bạn phải thể hội cho rõ.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 26 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

58
QUAN TRỌNG CỦA NỘI PHÁP TU HÀNH

Thời trước rất lâu, đọc < Diêu Trì Kim Mẫu giải thoát chân kinh >,
trong đó có nhắc đến, thân thể của con người có rễ, thân, lá, cũng
có hoa, có quả, căn bản nhất là có rễ, bởi nếu không có rễ thì
không có thân và lá, cũng không có hoa, không có quả, cũng tức là
< tu đạo cũng là tu căn >.
Chúng ta suy nghĩ tỉ mỉ, kỳ thật trong < Diêu Trì Kim Mẫu giải
thoát chân kinh > đề cập đến là nội pháp, < tinh, khí, thần > của
bạn từ đâu mà ra, thì từ đó mà thu trở về, tu đạo tức là một < căn
bản >. Chúng ta đều hiểu được tu hành là gì, tu hành tức là tu tâm,
tu tâm rất quan trọng. Nhưng mà đến khi Đạt Ma sư tổ hỏi bạn <
tâm ở đâu > bạn sẽ không trả lời được, kêu bạn đem tâm cho tôi
xem < tâm ở đâu? >, mọi người đều biết tu tâm, kỳ thân của tâm là
<không >, không có thực thể, cũng tức là đồ vật không có căn bản,
cho nên nếu bạn có thể thể hội đến Phật pháp, thì bạn sẽ biết tâm là
không, thân thể tức là phương tiện, bạn nói tu tâm, tu tâm là không
có thực chất đồ vật tồn tại, bạn dùng thân thể tu là chính xác, cho
nên mật giáo nói < thân tâm bất nhị >, là 1 thứ đồ vật, thân thể tức
là tâm, tâm tức là thân thể, thân thể tức là phương tiện, tâm tức là <
không huệ >, cho nên nói: nội pháp là tu thân, đây cùng với < Diêu
Trì Kim Mẫu chân kinh > tương ứng phù hợp, ngài cũng hoàn toàn
là tu căn, bản thân của nội pháp mà nói cũng là tu căn, từ thân thể

59
bạn bắt đầu tu, có thể tìm kiếm đến thắng nghĩa quang minh, quang
minh thắng nghĩa này tức là < tâm >, là tâm của vũ trụ, từ phương
tiện bắt đầu tu cho đến khi tìm được quang minh thắng nghĩa, đó là
chân như của tâm, cũng tức là từ thân thể có hình tướng, tu đến
tâm vô hình, đây cũng là công dụng tu hành nội pháp của mật giáo.
Cho nên nội pháp rất quan trọng, cũng tức là đem thân thể hoàn
toàn vào trong tỉ mỉ nhất, ứng dụng địa, thủy, hỏa, phong, vào
trong thân thể cho đến giải thích đến không cảnh, cũng không phải
là kêu bạn đừng sờ được biên tế, chúng ta nói đến tu tâm đa số đều
là không sờ vào biên tế, tâm tức là < không tuệ >, bạn nói tu như
thế nào? Hay là còn từ phương tiện thân thể mà bắt đầu tu, mà
phương tiện của thân thể là nội pháp, điểm này rất quan trọng.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 27 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương Kính ghi

60
DANH XƯNG CỦA < NGŨ KHÍ > VÀ TÁC DỤNG

Trong nội pháp của mật giáo nói về < khí > có rất nhiều danh từ,
có mấy danh từ cơ bản, mọi người cần phải nhận biết. Thật ra
nhiều danh từ quá cũng không tốt, tôi cho rằng danh từ nhiều quá
ảnh hưởng đến thực tu, bởi vì danh từ nhiều quá sẽ rất hỗn loạn.
Thật ra khi thực tu có rất nhiều danh từ chỉ cần nhớ là được rồi,
không cần phải thuộc lòng, nếu không sẽ dễ làm rối loạn việc thực
tu của bạn.
Khí ở phàm phu mà nói, gọi là < khí thô >, đó là khí hơi thô tục
một chút, tức là trên mỗi con người chúng ta đều có khí, bởi không
có khí thì không thể sống. Nếu như bạn bắt đầu tu nội pháp, < khí >
được dùng là <khí tỷ>. Từ tu nội pháp mà sanh ra < khí trí tuệ >, <
khí > này được gọi là < tối tỷ khí >.Phần nhiều khí được chia thành,
thô, tỷ, và tối khí.
Trong mật giáo có nói đến < ngũ khí >, 5 loại khí này thật ra cũng
là 1 loại khí, nhưng tác dụng không giống nhau, cho nên được chia
thành 5 loại khí. Cái thứ 1 gọi là < mệnh khí > là không thể động
được, là thuộc về trường thọ sống lâu, trên thân thể bạn quý nhất là
< mệnh khí>. Cái thứ 2 gọi là < hạ hành khí >, tức là khống chế
khí của nửa thân dưới. Nói ngược lại khống chế nửa thân trên thì
gọi là < thượng hành khí >. Còn có 1 cái gọi là < trụ khí >, cũng
giống như đem khí trụ ở hạ đan điền, khí này gọi là < bình trụ

61
khí >, đem khí trụ ở hạ đơn điền, trung điền gọi là < bình trụ khí >.
Còn có 1 cái gọi là < thiên hành khí >, là phân bố ở tứ chi, như ở
tay, chân, là ở nơi những phạm vi khống chế.
Cho nên nói, khống chế nửa thân dưới là < hạ hành khí >; khống
chế nửa thân trên là < thượng hành khí >; có thể khống chế được
trụ ở nơi nào là < bình trụ khí > ; không chế tánh mạng gọi là <
mệnh khí >; thuộc về tay chân gọi là < Thiên hành khí >. Rất đơn
giản mà nói, khi bạn tu chuyết hỏa (nội hỏa – tummo), nhất định
phải dùng bình trụ khí, bởi vì là đem khí trụ ở một nơi, khi bạn
luyện kim san quyền, nhất định là biên hành khí, bởi kim san
quyền là dùng tay và chân. Thật ra bình trụ khí, thiên hành khí,
thượng hạ hành khí, mệnh khí đều có tương quan lẫn nhau, chỉ là
tác dụng không giống nhau thôi.
Quam trọng nhất là về mặt < khí > khi tu nội pháp, là đem khí thô
của phàm phu biến thành tỷ khí khi tu nội pháp, kỳ thật tỷ khí cũng
là 1 phương tiện khí, đem phương tiện khí biến thành < trí tuệ
khí >, tức là < tối tỷ khí >. Trí tuệ khí là làm cái gì? Thật ra là 1
loại quang minh, một cách nói khác là thắng nghĩa, chúng ta từng
nói < thắng nghĩa quang minh > tức là < tối tỷ khí >. Chúng ta nói,
tánh không, quang minh, chân như, Phật cũng thuộc thắng nghĩa
quang minh, cũng tức là chuyển hóa của 1 loại tỷ khí, cũng đều có
liên quan với việc tu mật pháp, bổn tôn và Phật của chúng ta.

62
Tu nội pháp cũng tức là từ tu khí trực tiếp ấn chứng đến < Phật >,
< Như Lai > < chân lý >, < thắng nghĩa quang minh > < trí tuệ
khí >, cũng tức là từ thô đến tỷ (vi tế), đến tối tỷ (tối vi tế), ứng
dụng ngũ khí của thân thể mà tu hành.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 28 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

THỀ NGUYỆN HỌC NỘI PHÁP VÀ < TAM MUỘI DA


GIỚI > (SAMAYA – Giới nguyện Mật thừa)

Gần đây chúng ta đều nói đến nội pháp, vô thượng mật, đại viên
mãn, nếu muốn tu nội pháp thì nhất định phải thệ nguyện, cũng tức
là thề và nguyện vọng, thật ra ở kim cang thừa khi bắt đầu quy y đã
có thề nguyện, có thể nói là < tam muội da giới > cũng tức là thề
nguyện của thân thể, cũng tức là từ đây thân thể biến thành 1 đàn
thành (mạn đà la), cũng tức là trước khi bạn tu kim cang thừa cũng
đã thề nguyện tam muội da giới (samaya – mật giới) rồi. Đến nội
pháp thì thệ nguyện càng sâu, bởi vì nội pháp, vô thượng mật và
đại viên mãn có rất nhiều bí mật trong đó và những khẩu khuyết
không thể nói, nếu là những bí mật và những khẩu khuyết không
thể nói thì đương nhiên là sư phụ không thể tùy tiện truyền, đệ tử

63
thọ pháp cũng không thể tùy tiện nói, trừ khi là thượng sư nói với
bạn có thể đi truyền thọ cho người khác, đó là bạn đã phát thệ
nguyện độ chúng sanh và thông qua sự ấn chứng, công nhận của
thượng sư mà bạn có thể đi truyền nội pháp, vô thượng mật, đại
viên mãn.
Tại sao phải như vậy? Bởi vì nội pháp, vô thượng mật, đại viên
mãn của mật pháp qui định là không được nói cho người chưa
thành thục, cũng tức là chỉ người này đối với mật pháp chưa thành
thuộc, họ đối với nội pháp, vô thượng mật, đại viên mãn thật ra là
chưa hiểu rõ, đối với những người sơ quán, thượng sư và bổn tôn
chưa tương ứng, cho nên đối với những người này nếu như bạn
đem nội pháp, vô thượng mật, đại viên mãn truyền cho thì hai bên
sẽ cùng phạm giới, là < đối với người chưa thành thục nói mật
pháp giới >, cho nên trong đó có thề nguyện, tức là người học mật
pháp cần phải ở trước Phật và Bồ Tát thề nguyện, sau khi bạn được
những thề nguyện trên là phài thành tựu Phật và Bồ Tát sau này
cũng phải độ chúng sanh, đó chính là nguyện. Cho nên có thề, có
nguyện, mới thành < tam muội da>, bạn phạm giới như vậy, gọi là
phạm < tam muội da giới > (mất giới).
Có rất nhiều người hỏi tôi, cái gì là < tam muội da giới >? Tức là
chỉ trong thân thể của bạn bao gồm nội ngoại mật đều ở trong đó.
Giới tức là giới luật, cho nên sau này khi tu học nội pháp, vô

64
thượng mật, đại viên mãn phải ở trước Phật và Bồ Tát thề nguyện,
thề nguyện này tức là < tam muội da giới >.
Rất nhiều người nói có thể ở trước mặt Phật và Bồ tát thề nguyện,
nhưng hôm nay thề rồi ngày mai lại quên mất, không được như vậy.
Ở mật giáo mà nói thì rất nghiêm trọng. Cho nên những thề nguyện
tùy tiện là không tính. Kỳ thật Phật và Bồ Tát độ chúng sanh cũng
là thừa nguyện tái lai, các ngài thừa nguyện gì vậy? Tức là thừa thề
nguyện mà trở lại. Và còn hộ trì chúng sanh thật ra là cũng có
những thề nguyện của kiếp trước, kiếp trước bạn đã thề với sư tôn
thì kiếp này bạn phải đến đây để trả thề nguyện này, duyên của kết
thề nguyện này là như nhau. Kiếp này thề nguyện thì kiếp sau hoặc
là trong kiếp này phải thực hiện, cho nên thề nguyện không phải là
thề không.
Thật ra < tam muội da giới > là lời thề quan trọng trong kim cang
thừa, cũng là duyên khởi, tức là 1 thứ duyên phận dâng lên cùng ở
chung nhau. Cho nên sau khi bạn ở trước mặt Phật và Bồ Tát thề
nguyện, đến kiếp sau vẫn còn tồn tại.
Hôm nay chúng ta nói về tam muội da giới thề nguyện của Phật
giáo, mọi người phải nhận biết rõ ràng, đây chính là duyên khởi,
bạn không được phạm tam muội da giới. Sau này phải dạy thọ nội
pháp, vô thượng mật, đại viên mãn, trong đó có rất nhiều thề
nguyện, làm sư phụ nhất định phải nói rõ cho đệ tử biết, trước khi
cầu pháp nhất định phải ở trước Phật và Bồ Tát thề nguyện rõ ràng,

65
cũng không được tùy tiện truyền ra ngoài, trừ phi được thượng sư
căn bản cho phép, bản thân bạn cũng phải có chứng lượng tương
ứng mới có thể truyền, đây chính là điểm đặc biệt không giống và
sơ quán bổn tôn là không như nhau. Sơ quán bổn tôn là bất cứ
người nào cũng có thể tu học, nếu chân chính bước lên thêm 1 tầng
của mật pháp thì có rất nhiều người không thể theo được. Bởi vì
cần phải xem pháp khí: Có thể tu thành được không? Có thành
thục không? Những điểm này là quan trọng nhất. Không thành
thuộc sàn như thế nào đi nữa cũng gặp bại lụy, cũng là không thể
thành thuộc, không phải pháp khí.
Cho nên hôm nay phải hiểu được cái quý của nội pháp, và cái trân
quý của vô thượng mật, đại viên mãn, không phải như sơ quán lần
trước chỉ là nói sơ sài tùy tiện, mọi người nghe xong cười ha hả rồi
xong. Những cái này rất quý, bắt đầu từ bây giờ mỗi ngày đều nói
cho mọi người 1 chút.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 29 tháng 10 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

66
< BẢO BÌNH KHÍ > LÀ CƠ BẢN CỦA TU KHÍ PHÁP

Ở toàn bộ nội pháp mà nói, cũng là dùng bảo bình khí làm cơ bản.
Sau khi bạn tu < bổn tôn pháp > được tương ứng, thì có thể bắt đầu
học tập bảo bình khí, bởi chỉ cần đem bình khí luyện đến rất thuần
thục thì sẽ có 1 cảm giác rất chân thật, cái gì gọi là cảm giác chân
thật? Tức là cảm giác của cơ thể khi đầy khí và cảm giác khi không
còn khí, rất nhanh có thể lộ ra ngoài. Đây chính là những cảm nhận
rất chân thật.
Một số người chúng ta nói làm bình khí, tốt nhất là sau khi đem
khí hít vào, thì sẽ trụ lại dưới tề luân. Tại sao phải trụ lại ở tề luân?
Bởi vì sau này phải < đề > thì dễ dàng hơn. Nếu trụ ở tâm luân và
đỉnh luân, khi < đề > thì sẽ mất, Nếu trụ ở dưới tề luân, thì có thể
đề lên phía trên, cho nên trong bình khí (thở bình) mà nói, phải
đem khí hoàn toàn trụ dưới tề luân.
Về đề pháp, tức là đem khí vào trong trung mạch, sau đó mới đề.
Có rất nhiều phương pháp, như làm sao để khí lưu động được, làm
sao trụ khí, làm sao để khí tan hòa, làm sao đề khí, làm sao hạ khí,
trong đó có rất nhiều khẩu khuyết và phương pháp. Cho nên chúng
ta hiểu được < hạ > < đề> < trì > < tán > và tự mình biết ứng dụng
đúng thì có thể biến thành thần thông tự tại. Đây cũng là việc bắt
đầu cho việc tu nội pháp ở trong khí pháp.

67
Nhưng mà, mỗi đệ tử khi bắt đầu tu <khí > pháp, nhất định phải tu
bảo bình khí (thở bình), cái gì là bảo bình khí, tức là không hít
không thở, cho nên nói nguyên lý của bảo bình khí là < không hít
không thở >.
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 1 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

QUÁN ĐẢNH PHẢI Y PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN HAI BÊN


KHẾ HỢP

Có 1 lần ở GoldGate, có 1 đệ tử chạy đến phòng khách của 1 tiệm


cơm, yêu cầu sư tôn làm quán đảnh < hộ ma pháp >. Lúc đó tôi nói
với y: Quán đảnh như vậy là không y pháp, bởi vì đang ở phòng
khách của tiệm cơm không thể làm quán đảnh được. Tôi mời y đến
trước đàn thành làm quán đảnh. Ở đây tôi phải nói cho các thượng
sư và chúng đệ tử biết chúng ta phải hiểu được thường thức của
mặt này. Quán đảnh là không phải làm ở đâu cũng được nhất định
phải có đầy đủ hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất là ở trước đàn thành, điều kiện thứ 2 là bản thân
thượng sư phải quán tưởng bản thân mình thành quán đảnh bổn tôn,
đó là những chuẩn bị trước khi quán đảnh, đã nói rất nhiều lần rồi,

68
nhưng đa số người vẫn chưa hiểu cho rằng sư tôn mọi lúc mọi nơi
đều có thể quán đảnh. Còn tốt người đệ tử này không phải là ở
trong nhà vệ sinh yêu cầu quán đảnh.
Sự thật là như vậy, mỗi thượng sư khi làm quán đảnh cho người
nhất định phải ở nơi rất trang nghiêm, không phải là tùy tiện làm ở
đâu cũng được.Và có một số thượng sư phải làm quán đảnh thì
trước tiên phải tu pháp đó trước mới làm quán đảnh sau. Như quán
đảnh < Hoàng thần tài > thì nhất định phải tu tốt pháp Hoàng thần
tài trước rồi mới làm quán đảnh. Nếu như làm quán đảnh < Địa
Tạng Vương Bồ Tát > thì cũng phải tu pháp Địa Tạng Bồ Tát rồi
sau đó mới quán đảnh cho người ta, như vậy mới là đúng pháp.
Có một số thượng sư khi quán 1 quán đảnh, phải tu pháp đó 7 ngày
trước rồi mới quán đảnh pháp đó, không thể tùy tiện. Ở đây cũng
có hai yếu khuyết, một là đàn thành, một là bổn tôn. Cũng tức là
chu vi khi quán đảnh, tức là đàn thành của bổn tôn đó, bản thân
thượng sư cũng hóa thành bổn tôn đó rồi. Thời xưa các vị đại thành
tựu khi làm quán đảnh cho đệ tử, còn hiển lộ trên không trung đàn
thành (mạn đà la) cho đệ tử xem, cho nên đệ tử cũng có thể nhìn
thấy bổn tôn đó hiện lên không trung của đàn thành, quán này mới
đúng pháp.
Đương nhiên đệ tử thọ quán đảnh và thượng sư quán đảnh phải có
đầy đủ nhiều điều kiện, nếu điều kiện hai bên có thể khế hợp nhau,
quán đảnh đó sẽ đúng pháp. Cho nên thương sư tôn phái và tất cả

69
các đệ tử đều phải có quán đảnh thường thức, không phải là tùy
tiện ở phòng khách của quán cơm yêu cầu sư tôn làm các quán
đảnh như vậy thì không thể được, phải có đàn thành, phải có bổn
tôn, tốt nhất là sau khi tu xong pháp này mới cầu quán đảnh.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 3 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương Kính ghi

HỘ MA CỦA < PHÒNG MA > VÀ < GIA TRÌ >

Hiện nay ở tông phái chúng ta đã quảng truyền hộ ma pháp, cũng


có rất nhiều đệ tử thật tu hộ ma pháp. Mọi người hiểu được < tiêu
tai > là Quán Thế Âm Bồ Tát làm chủ tôn, < tăng ích > đa số là
Hoàng thần tài, < kính ái pháp > là Chuẩn Đề Phật Mẫu, về < trừ
bệnh > là của Phật Dược Sư.
Yếu khuyết của pháp hộ ma gần như đã nói hết cho mọi người rồi,
< tức, tăng, hoài, chu > và các pháp, trong lúc hộ ma mọi người có
thể có được nhiều thể nghiệm. Nhưng mà hành giả trừ đi tứ đại sự
nghiệp ra, lẽ ra còn phải yêu cầu hai thứ và hai thứ này thường là ít
người đi làm hộ ma, 1 thứ là <trừ ma> bởi khi cảnh giới của hành
giả đến đó, thì sẽ có ma của cảnh giới đó đến phá, cho nên nhất
định phải tu pháp trừ ma, trong tông phái của chúng ta < trừ ma >

70
thì dùng Bất Động Minh Vương là chủ tôn, hoặc là Mahakala ( tức
Đại Hắc Thiên ) là chủ tôn, có thể làm hộ ma hai chủ tôn này.
Còn nữa, trong lúc chúng ta tu hành, phải thường xuyên cầu gia trì,
cho nên trừ hộ ma của < phòng ma > ra, cò phải làm thêm hộ ma <
gia trì >, cũng tức là có thể gia trì pháp lực của bạn tăng trưởng,
gia trì chủ tôn có thể dùng Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng có thể
dùng Liên Hoa đồng tử. Trừ < tức, tăng, hoài, chu> ra, thêm vào
<phòng ma> và <gia trì >. Như vậy ở toàn bộ pháp hộ ma mà nói,
thì sẽ hoàn toàn hoàn chỉnh.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 4 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

BỐN TẦNG QUÁN ĐẢNH CỦA MẬT GIÁO (1)

Hôm nay sẽ cùng mọi người nói về sự khác biệt của bốn tầng quán
đảnh. Đại bộ phận của < Phổ quán đảnh >.< Phổ quán đảnh > là gì?
Sơ quán thì gọi là < phổ quán >, bởi vì sơ quán thì sẽ có rất nhiều
người quán đảnh, cho nên được gọi là < phổ quán đảnh > và sơ là
lấy thủy ( nước ) làm chủ, đại đa số là dùng nước trong quán đảnh
bình làm quán đảnh, tại sao phải dùng nước làm chủ vậy? Bởi
nước là chảy phổ biến, thích hợp tất các quán đảnh, gần như tất cả

71
sơ quán như < tứ gia hành > < tương ứng thượng sư >< bát đại bổn
tôn > đều có thể dùng nước quán đảnh, quán đảnh này là thuộc <
phổ quán >. Còn về nhị quán, tam quán, tứ quán là biệt quán đảnh,
cũng tức là thuộc quán đảnh của 1 số ít người.
Nước của sơ quán đa số là dùng rượu ở trên đầu. Nhị pháp là thuộc
quán đảnh nội pháp, đại đa số là dùng lưỡi đi nếm, cũng tức là lấy
bất cứ đồ vật làm tượng trưng bồ đề đỏ, một đồ vật khác tượng
trưng khác là bồ đề trắng, lấy bồ đề đỏ làm chủ. Đến quán thứ 3 là
< xúc quán đảnh > là dùng thân thể làm chủ, quán thứ 4 là < không
quán đảnh >, < không > là cái gì? Tức là không dùng hình thức chỉ
là dùng tâm quán đảnh,
Cho nên quán đảnh rất đơn giản, chia thành sơ quán là < phổ
quán >, tức là dùng nước quán đảnh. Nhị quán là < vị quán đảnh >
là dùng đầu lưỡi, tam quán là dùng < xúc > là dùng thân làm chủ.
Tứ quán lấy tâm làm chủ, không cấu hình thức.
Bốn loại quán đảnh của mật giáo, một số người biết rất ít, có thể
hiểu được thượng sư thì mới chân chính hiểu rõ

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 8 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

72
BỐN TẦNG QUÁN ĐẢNH CỦA MẬT GIÁO ( 2)

Hôm qua chúng ta nói về bốn tầng quán đảnh của mật giáo, đối với
sơ quán ( tất cả quán đảnh của bổn tôn ) là dùng nước quán đảnh,
mọi người có thể nhận biết, bởi nước thay thế cho quảng đại tự tại,
cho nên có thể bao hàm tất cả bổn tôn.
Nhị quán là dùng lưỡi, vậy phải biểu thị làm sao? Thật ra nhị quán
là phải ăn bồ đề đỏ, trắng, mọi người biết rằng bồ đề trắng, đỏ rất
khó có được, bởi vì lúc đó những đồ vật trên thân thể, làm sao có
thể ăn được bồ đề trắng và bồ đề đỏ? Tức là dùng cánh hoa màu
trắng và cánh hoa màu đỏ làm tượng trưng, tức là sau khi căn bản
thượng sư đem cánh hoa màu trắng và màu đỏ sau khi làm tượng
trưng để gia trì, cho thọ quán đảnh đệ tử ăn vào thì gọi là < nhị
quán >.
Tam quán là thân quán đảnh còn gọi là < xúc quán đảnh > bởi
không thể dùng thân thể làm bất kỳ quán đảnh, cũng chỉ là dùng
viết lông ở trên bất kỳ 1 nơi trên thân thể đặt bút vẽ làm tượng
trưng thì gọi là < xúc quán đảnh >, đấy chính là tam quán, mật
tông tây tạng cũng làm như vậy.
Tứ quán là khó hiểu nhất, là quán đảnh đại viên mãn, tức là dùng
các hình thức đi quán đảnh, thật ra Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã
từng làm qua tứ quán đảnh là nổi tiếng nhất, tức Thích Ca Mâu Ni
Phật cầm 1 cành hoa mỉm cười không nói 1 câu, các đệ tử ở dưới

73
không hiểu ý, chỉ có Đại Ca Diếp là mỉm cười, biểu thị biết THích
Ca Mâu Ni Phật đang làm gì, ý nghĩa này ở đây cũng tức là Đại Ca
Diếp đắc được tâm ấn của Phật Thích Ca, đây là < Tâm Truyền >,
Đại Ca Diếp được tâm truyền của Thích Ca Mâu Ni Phật, đây là <
tứ quán >, cho nên tứ quán là khó hiểu ý, bởi Thích Ca Mâu Ni
Phật cầm cành hoa không nói 1 câu là thay thế cho < không huệ>,
và Đại Ca Diếp thì hiểu được không lý, cho nên biết được Phật
Thích Ca đang làm gì, khi tâm và tâm hiểu được nhau gọi là < ấn
tâm >, quán đảnh này gọi là < tứ quán >.
Cho nên sơ quán là dùng nước, nhị quán dùng bồ đề trắng đỏ, tam
quán là dùng viết lông vẽ trên thân thể ở bất kỳ một nơi, tứ quán
không huệ dùng tâm ấn, đó là đại ý của bốn tầng quán đảnh mật
giáo.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 9 tháng11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

74
< THÀNH PHẬT Ở THÂN TRUNG ẤM > VÀ < TỨC THÂN
THÀNH PHẬT >

Sư Tôn thường nói cái gì là < tiếp dẫn thành Phật >, cái gì là < tức
thân thành Phật >, có đệ tử hỏi : < Cái gì là thành Phật ở thân trung
ấm?> lúc trước tôi từng nói qua thân trung ấm tức là linh hồn, là
thần thức, biểu thị lúc sinh thời không thành tựu Phật đạo, cho đến
khi chết từ linh hồn, từ thần thức chuyển hóa mà thành Phật, gọi là
< thân trung ấm thành Phật >.
Thân trung ấm thành Phật đại đa số là sau khi con người chết đi
mới thành Phật, sanh thời không phải là Phật. Còn < tức thân thành
Phật >? Có thể nói lúc sinh thành đã giác ngộ rồi, cho nên đã giác
ngộ thành Phật gọi là < tức thân thành Phật >, như Thích Ca Mâu
Ni Phật trước lúc viên tịch đã thành Phật tức là < tức thân thành
Phật >, sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật, ngôn hành của
Ngài có thể nói là 1 hiện tượng giác ngộ.
Làm sao để phân biệt thân trung ấm thành Phật và tức thân thành
Phật? Tức thân thành Phật là lúc còn sống, còn thân trung ấm
thành Phật tức là sau khi chết. Còn có 1 cái nữa là sau khi con
người chết đi trên đỉnh đầu sẽ thông 1 lỗ, từ trên lỗ đó mà xuất
hiện pháp thân, sau khi pháp thân ra rồi thì phi thăng, như vậy
cũng gọi là tức thân thành Phật, bởi chỉ cần tu luyện được pháp
thân, từ pháp thân mà trực tiếp mở ra thiên linh ( trên đỉnh đầu )

75
thăng lên cũng đều gọi là tức thân thành Phật, nếu mà từ thân trung
ấm chuyển hóa thành Phật thì gọi là trung ấm thành Phật. < Tiếp
dẫn thành Phật > thì là do Phật Bồ Tát hiển thị kim thân mà tiếp
dẫn.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 10 thàng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

TRUNG MẠCH TỨC LÀ ĐÀN THÀNH VÀ TỊNH THỔ

Bản thân tôi cảm thấy trong nội pháp, quan trọng nhất là đả thông
trung mạch (kinh mạch trung ương), tại sao vậy? Bởi vì mọi người
biết khí là 1 thứ tác dụng, minh điểm tức là trực tiếp thành Phật.
Trung mạch có thể nói là đàn thành (mandala) và tịnh thổ, muốn
thành Phật nhất định ứng dụng trung mạch, có thể nói trung mạch
tức là tất địa (siddhi – thành tựu).
Ứng dụng của khí rất quan trọng, nhưng mà nhất định phải ở trong
trung mạch ứng dụng, minh điểm cũng nhất định phải theo trung
mạch, có đàn thành và tịnh thổ như thế này mới có thể khiến minh
điểm có nơi trụ. Nếu như trung mạch không thông, khí sẽ không có
tác dụng, còn có minh điểm sẽ không có nơi trụ.

76
Cho nên khi mới bắt đầu, phải thông trung mạch trước, bình
thường chúng ta làm < cửu tiết Phật phong >, mọi người nghĩ là
không quan trọng, thật ra cửu tiết Phật phong là quán tưởng tạo
trung khí nhập trung mạch, Khí từ bên trái, phải tiến vào trung
mạch, đây là hoàn toàn quán tưởng đả thông trung mạch, sau này
khi trung mạch của bạn thông rồi, thì có thể thấy tịnh quang, lúc
trước chúng ta thường nói có khói rồi mới có lửa, nhìn thấy mặt
trời, thấy mặt trăng, thấy các chấm điểm ngôi sao và tịnh quang
xuất hiện.
Trung mạch thông rồi thì có thể thấy tịnh quang, nếu như có Phật
và Bồ Tát giáng lâm xuống đàn thành trên thân bạn và tịnh thổ, thì
bạn có thể thấy Phật Bồ Tát, mà tác dụng của khí chủ yếu nhất là
dẫn chuyết hỏa (nội hỏa), khí và chuyết hỏa cùng tiến vào trung
mạch, đây chính là điểm bắt đầu của nội pháp, có thể nói thông
trung mạch là đầu tiên cần nhất, chuyết hỏa cũng vậy, hai cái này
đều cùng khí có liên quan, sau cùng quan trọng nhất là minh điểm.
Chúng ta thường nói như vậy, khí là 1 thứ tác dụng, trung mạch
tức là đàn thành và tịnh thổ, minh điểm tức là trực tiếp thành Phật.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 11 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

77
BỐN LOẠI GIÁC THỌ CỦA NỘI PHÁP TU KHÍ

Chúng ta nói về mật giáo < nhị quán >, về mặt nội pháp đại đa số
chú trọng ở tu khí, nội pháp cũng lấy vận chuyển khí làm chủ đạo,
nó có 4 cảm thọ rất minh hiển, cái gì là cảm thọ? Cũng tức là chỉ
thân thể bạn sẽ có 1 cảm giác, mà còn có 1 phản ứng rất minh hiển,
có hiện tượng như vậy gọi là< cảm thọ >.
Bản lai của khí là vô hình, nhưng ở trên thân thể bạn sản sinh ra 1
cảm thọ gọi là khí, nó có 4 loại giác thọ:
Thứ 1 gọi là < túc khí >, túc khí là gì? Tức là khi vận khí sẽ cảm
giác khí rất đầy đủ trên thân thể bạn, ví dụ như hít thở sâu, hít 1
hơi, sau khi dùng hơi này nín thở, thì sẽ có cảm giác luồng khí này
trong thân thể rất sung mãn, nhưng mà giả dụ bạn đem luồng hơi
này thở ra, cho dù bạn nín thở, cũng không có cảm giác khí rất
sung mãn, đó là hiện tượng túc khí. Đơn giản thí dụ như vậy, nếu
như bánh xe đạp không có hơi (khí), bạn bơm hơi vào, bơm rất
căng, đó là hiện tượng khí túc, nếu bạn không bơm hơi, bánh xe sẽ
xẹp, cho nên trong thân thể của bạn khí có đầy đủ không, bản thân
mình sẽ có cảm giác, đó chính là cảm thọ.
Thứ 2 là < tụ khí >, cũng tức là tập trung ở 1 nơi nào đó, như tập
trung ở hạ đan điền, hạ đan điền sẽ có cảm giác tụ khí, nếu như tập
trung ở trung đan điền, thượng đan điền, ở thân tâm cũng có cảm
giác, cảm giác này gọi là cảm giác giác thọ, trước hết phải có cảm

78
giác khí rất sung mãn, tinh thần rất tốt, kế đến là sẽ có cảm giác khí
cùng tụ lại nhau, tức là dùng ý niệm của bạn đem khí tụ lại với
nhau, đó là điểm thứ 2.
Thứ 3 là < khí năng hành >, không những khí phải tụ lại một nơi,
còn phải khiến cho khí trong thân thể mình lưu chuyển, lúc trước
đã từng nói qua, khí sẽ từ một số khí mà thành trí tuệ khí, khi
xuyên thông qua tất cả các kinh mạch, sẽ có một cảm giác an nhẹ
đó tức là pháp vị, đó là cảm giác thứ 3, cũng tức là nói, khi bạn đầy
đủ khí túc, khí tụ, và có thể hành khí, bạn sẽ có được một 1 thứ
giác thọ, khi khí đang vận chuyển thông kinh mạch, bạn sẽ có 1
cảm giác an nhẹ, cảm giác an nhẹ này ở hành giả mà nói đó là pháp
vị.
Thứ 4 là < khí tán >, khí tại sao lại hòa tan vậy? Bởi do bản thân
bạn sau khi dùng những khí này, phải từ lỗ mũi, miệng, từ những
lỗ nhỏ trên da mà thoát ra, ở các bộ phận trên thân thể bạn mà phát
tán ra, phát tán này gọi là tán khí, sẽ có 1 cảm giác lười biếng và
lỏng lẻo, tới thời kỳ nghiêm trọng, còn có 1 cảm giác < chết >, cảm
giác này gọi là cảm thọ < khí tán >.
Cho nên trong nội pháp của chúng ta mà nói có bốn loại giác thọ là:
định khí, tụ khí, hành khí, và tán khí.
Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 12 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi.

79
TÁC DỤNG CỦA < KHÍ >.

Hôm này chúng ta vừa hoàn thiện xong đem đàn thành từ trong căn
phòng nhỏ rời ra ngoài phòng khách, cũng có chuyện tương ứng,
tức là sau khi vừa rời xong, bên ngoài có mưa đá và xuất hiện cầu
vồng, đó là điềm rất cát tường, bởi thần hộ pháp Mahakala khi đến
sẽ có hiện tượng mưa đá, mưa đá là hiện tượng rất khó có được,
hôm nay chúng ta vừa mới cúng Mahakala màu trắng xong thì lập
tức mưa đá, trong một năm không có mấy lần mưa đá, có 1 điềm
cát tường như vậy là tương ứng rất tốt, xuất hiện cầu vồng cũng là
điềm tốt, bởi vì mật giáo dùng cầu vồng làm ký hiệu, đại pháp tối
cao nhất của Liên Hoa Sanh Đại Sĩ là < Bất Tử Hồng Quang Thân >
tức là đem bản thân mình chuyển hóa thành cầu vồng. Có thể thấy
được cầu vồng trong lúc kiến lập đàn thành, vừa có mưa đá và mưa,
đều là rất kiết tường.
Có đệ tử hỏi sư tôn: <khí trên thân thể con người đều thuộc tục khí,
tục khí này cho dù có đầy đủ khí ( khí túc ), khí tụ, khí tán và khí
hành làm sao có thể đem tục khí biến thành trí tuệ khí? > Thật ra
trong mật giáo mà nói, khí của một số người là phương tiện khí tức
là tục khí, muốn biến thành trí tuệ khí, nhất định phải đem trí tuệ
khí vào trung mạch, nếu như có thể vận khí vào trung mạch mới có
thể chuyển thành trí tuệ khí, nếu như không thể vận chuyển vào
trung mạch thì vĩnh viễn là phương tiện khí.

80
Khí có tác dụng gì vậy? Lúc trước nói qua là khí dùng cho vận
minh điểm, cũng có người hỏi: <vận khí minh điểm thuận theo
trung mạch vận đi đến đâu?>. Hồi trước học đạo sư phụ nói vận
đến tập trung ở ngũ luân, hoặc là đem minh điểm vận ở khắp nơi
trên cơ thể, vận đến toàn bộ nơi đốt sống lưng vậy. Mà mật giáo
nói như vậy là dùng trí tuệ khí đả thông minh điểm vận trung mạch,
đến sau cùng vận đến nơi bổn tôn, trực tiếp tận dụng trí tuệ khí
đem minh điểm vận đến trong hư không, cho đến trong tâm của
bổn tôn, như vậy mới chính xác, bởi minh điểm tức là Phật, sau
này bạn phải biến hóa thành bổn tôn, bạn không đem minh điểm
vận vào trong tâm, làm sao biến hóa thành bổn tôn? Cho nên minh
điểm giống như bạch quang dùng trí tuệ khí vận hành thông trung
mạch cho đến dẫn nhập vào trong tâm bổn tôn, như vậy rất chính
xác. Ở đây có 1 điểm, tức là trụ đỉnh của bổn tôn nhất định rất
minh hiển, nếu như bổn tôn mơ hồ, làm sao mà đem minh điểm
vận vào trong tâm bổn tôn?
Cho nên khi trụ đỉnh bổn tôn phải rất minh hiển, trung mạch của
bản thân bạn trực tiếp thông đến trung mạch của bổn tôn, có thể
trực tiếp từ trung mạch của chính bản thân bạn đem minh điểm
vận trực tiếp vận đến tâm trung mạch của bổn tôn, đó là phương
pháp căn bản trong mật giáo biến hóa thành bổn tôn. Om Ma Ni
Bat Mi Hung
Ngày 15 tháng 11 năm 1993 Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

81
BẢO BÌNH KHÍ ( 1 )

Trước khi làm bảo bình khí có lúc là từ < cửu tiết Phật phong > sau
đó mới tiến vào bảo bình khí, nếu như bạn không có tu luyện cửu
tiết Phật phong, đối với việc tu luyện bảo bình khí thì sẽ hơi khó
khăn.
Lúc trước tiên làm cửu tiết Phật phong cũng là từ lỗ mũi bên phải
hít khí trước, sau đó sẽ từ lỗ mũi bên trái mà ra, lại lỗ mũi trái hít
vào, bên phải ra, lại hai lỗ mũi cùng hít, hai lỗ mũi ra, liên tục làm
phương pháp cửu tiết Phật phong đem khí hít vào thở ra, nhưng mà
khi mới bắt đầu làm cửu tiết Phật phong, khi chưa có biện pháp
khống chế lỗ mũi kia hít khí, nhất định phải dùng tay trợ giúp,
cũng tức là khi dùng lỗ mũi bên phải hít khí, có thể dùng hai ngón
tay bịt lỗ mũi bên trái lại, sau đó hít vào và xoay vòng, sau khi thở
ra phải di dời, luyện tập như vậy cho đến khi có thể dùng ý niệm
khống chế lỗ mũi trái phải, thì không dùng đến tay nữa.
Về mặt hít khí, lúc trước nói qua, là quán tưởng bạch quang mà hít
vào, bạch quang đại diện cho gió thanh tịnh của vũ trụ, có thể quán
tưởng tất cả gió của tam thiên đại thiên thế giới, sau đó hít vào,
trên thân thể bạn xoay vòng đấy chính là luyện tập phong tức, sau
khi làm cửu tiết phong một lần, hai lần, ba lần sau cùng mới có thể
đem tất cả gió của tam thiên đại thiên thế giới hít vào trong thân
thể bạn, sau đó nín thở và đừng thở ra, không thở ra thì biến thành

82
bảo bình khí, khi không thở ra cũng tức là tức cả gió trong thân thể
mà vận chuyển, đó là ngũ luân thông thông chuyển, cũng tức là mi
tâm luân, hầu tâm luân, tề luân và mật luân của bạn toàn bộ đều
đang chuyển theo phong tức mà xoay vòng, đó là cơ bản của bảo
bình khí.
Khi bạn hít gió vào từ trên mà xuống tề luân, trong đó có 1 khẩu
khuyết, tức là phải nuốt 1 ngụm nước miếng, tại sao vậy? Là do
phải nhuận ngũ luân, và để cho khí của bạn vào trung mạch, đó là
khẩu khuyết quan trọng, nếu như bạn có thể nín thở vận chuyển
khí trong thân thể, thời gian càng lâu càng tốt, một số mà nói sau
khi luyện tập lâu, bạn nín thở thời gian sẽ dài hơn, mới bước đầu
thì thời gian ngắn, sau này sẽ càng ngày càng dài, từ cửu tiết Phật
phong dẫn nhập vào trong bảo bình khí, cho nên bình thường
không làm cửu tiết Phật phong, nếu muốn làm bảo bình khí ngay
quán tưởng sẽ không thuần thục, nếu làm cửu tiết Phật phong sẽ
biết được làm thế nào để vận khí tới tề luân, cũng biết được sau khi
hít 1 hơi thở vào làm sao để tuần hoàn, làm sao để xuất ra ngoài.
Khi làm cửu tiết Phật phong và bảo bình khí lúc hô hấp không thể
dùng miệng, hoàn toàn là phải dùng mũi, bởi vì chỉ cần dùng mũi
hô hấp thì có thể tiến vào trung mạch, dùng miệng thì sẽ không
được. Lúc trước có người nói khi thở ra phải giống như phóng
cung tên, tức là khí thở ra phải rất nhanh, gọi là < tiễn tức >, thật ra
như vậy là không đúng, bởi khí thở ra càng nhanh thì càng mau

83
chết, cho nên khi làm cửu tiết Phật phong và bảo bình khí thở ra và
hít vào phải thật chậm, tôi cũng đã từng nói qua: <tỉ (chậm), mạn
(mảnh), trường (dài)> nếu như bạn thở nhanh như cung tên, sau
này bạn sẽ giảm thọ, dù thế nào đi nữa thở ra và hít vào phải rất
chậm mà còn phải dùng ý niệm để dẫn phong tức của tam thiên đại
thiên thế giới, trong thân thể bạn xoay vòng chuyển ngũ luân trong
thân thể bạn đấy chính là sự bắt đầu.

Om Ma NI Bat Mi Hung
Ngày 16 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

BẢO BÌNH KHÍ (2)

Chúng ta biết được < nhị quán mật pháp > trong mật giáo đa số
chủ yếu là dùng < khí>, khi bắt đầu là tu Phật phong nhập bảo bình
khí, ngoại truyền của bảo bình khí rất đơn giản, đa số là hít khí vào,
sau đó là trong thân thể làm 1 hoạt động, trong đó đã bao hàm <
nhập > và < trụ >, khí hít vào tức là nhập, nín thở để nó ở trong cơ
thể gọi là trụ, thật ra bảo bình khí không phải đơn giản như vậy,
bởi vì nếu thật sự biết rõ bảo bình khí, thời gian nín thở ngắn nhất
phải duy trì được hai phút đồng hồ, cũng tức là khí ngừng ở trong
thân thể ngắn nhất là hai phút, dài nhất có thể là nửa giờ hoặc là 1

84
tiếng đồng hồ, thời xưa các hành giả du già có thể biểu diễn bị
chôn sống dưới đất nửa tiếng hoặc 1 tiếng đồng hồ mới đào khỏi
mặt đất, họ vẫn còn sống, đó chính là bản thân họ tu tập du già
thuật có thể nín thở đến 1 giờ đồng hồ, cho nên trong 1 giờ đồng
hồ đào lên họ vẫn không có vấn đề.
Tu bảo bình khí tư thế tay có 2 loại, thứ nhất là ngón cái ở ngoài,
tức là có thể dẫn khí đến đó rất dễ dàng, còn 1 cái nữa là ngón cái
ở trong, thì có thể dễ giữ được khí, ấn pháp tức là đè trên đầu gối,
cũng có 1 giáo pháp là dùng ngón trỏ và ngón cái ấn vào ngón cái
của hai bàn chân, ngón tay duỗi dài, lưng bàn tay duỗi thẳng ra
nắm chặt ngón chân cái. (cũng tức là các phương pháp tọa của tỳ lô
thất chi – tư thế 7 điểm Vairocana), sau đó là khí tiến vào trong cơ
thể, để khí vào trong trung mạch sau đó có thể chuyển ngũ luân,
hôm qua tôi nói chỉ có xoay vòng của tề luân là hướng về bên trái,
còn lại là hướng về phải xoay vòng. Bạn muốn tu đến trình độ nào?
Bảo bình khí không phải đơn giản, khí ở trong thân thể là từ mi
tâm hướng xuống chuyển động, cho đến hầu luân, tâm luân, tề luân,
mật luân, năm ngũ luân này khí ở đâu thì ý niệm đến đó, luân sẽ
độn tới đó, cho nên tôi nói qua, khi bạn hít 1 hơi đem ý niệm tập
trung ở mi tâm, thì khí ở mi tâm, khi ý niệm ở cổ họng, thì bạn ở
cổ họng, ý niệm ở tâm, thì khí ở tâm, ý niệm ở tề, thì khí ở tề, ý ở
mật luân thì khí ở mật luân và ở nơi đó sẽ ngưng cố, khi bạn học
đến ý niệm ở tâm luân, khí sẽ ngưng ở đó, bạn có phải có thể cảm

85
giác khí theo ý niệm của bạn mà chu du ngũ luân không? Nếu
được như vậy là bảo bình khí của bạn bước đầu đã có công phu.
Cho nên bảo bình khí không phải là chỉ nín thở hai phút hoặc một
tiếng đồng hồ, mà còn phải vận dụng khí động, đem khí vận đến
mi tâm đến hầu đến tâm đến tề luân đến mật luân, còn phải biết
chuyển, cũng tức là khí đến đâu thì luân động đến đó, đó là công
phu bảo bình khí, bạn học xong bảo bình khí này rồi, kế đến là sẽ
nói kim cang quyền, bảo bình khí mỗi người đều có thể tu, kim
cang quyền thì không phải ai cũng được.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 17 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

86
BẢO BÌNH KHÍ (3 )

Trong mật pháp tu nội pháp, đều có liên quan rất lớn đến bảo bình
khí, hôm qua chúng ta nói đến: khí động đến luân nào thì luân đó
chuyển động, chỉ có tề luân là xoay bên trái, còn lại là xoay bên
phải. Chuyển động của luân là 1 chuyển động trên ý niệm, cũng
tức là muốn bạn dùng ý niệm chuyển ngũ luân.
Ở mật giáo và đạo gia ở Trung Quốc, pháp tu khí có những nơi
tương thông, cũng tức là ở đây, nhưng pháp không tương đồng,
Đạo gia có 1 câu nói: < đại đạo điên đảo điên, có người điên đắc
chuyển, tức là Đại La Tiên >, cũng tức là nói nếu bạn để nó chuyển
động, vậy bạn là thần tiên, thật ra ngũ luân nếu có thể chuyển thì
bạn cũng đã là gần giống thần tiên rồi.
Pháp tu mật giáo đem: ngũ mi tâm luân, hầu luân, tâm luân, tề luân,
mật luân gọi là ngũ luân, khi năm ngũ luân này chuyển động thì
tức là thân thể bạn có tinh, khí, thần, toàn bộ là 1 loại thăng hoa,
một loại vận động, khi toàn bộ bạn có thể chuyển hóa, tức là bạn
đã là 1 vị Phật rồi, cho nên tu luyện mật pháp đặc biệt không giống,
trong đó phải phối hợp < kim cang quyền pháp > tức là khi chuyển
ngũ luân không chỉ dùng ý niệm mà còn phải dùng kim cang quyền
pháp để nâng cao khiến nó chân chính chuyển động, trong đó có <
giáng >, <đề >, <đặc >, < tán > những cái này khi nói lên đều rất bí
mật.

87
Khi nói bảo bình chỉ đề cập cho mọi người về vận động thân thể, ở
khởi linh học của tôi có nhắc đến < đại ôn dưỡng pháp >, cũng tức
là bảo bình khí của đạo gia, nhưng mà thân thể cần phải dao động,
cũng tức là sau khi khí tồn tại trong thân thể bạn, phải dùng động
tác thân thể phối hợp đại ôn pháp, Liên Hàn đại sư tu đại ôn pháp
rất lâu, thân thể của ông ta động làm sao? Là đong đưa như vậy
( thị pháp động tác ), phần dưới cơ thể không động, nhưng phần
trên thì động, như quả lắc đồng hồ, đong đưa như vậy, đây cũng là
1 loại < đề>, khi khí tồn tại đơn mạch, tận dụng khí và dao động
của cơ thể làm 1 động cơ thúc đẩy, là phương pháp đem nước
hướng lên trên. Trong mật giáo tu bảo bình khí trước tiên cần động
ngũ luân, ở trong này đều là những bí mật cho nên rất ít người biết
được rõ ràng, cũng có rất ít người nói như vậy, yếu quyết là hai tay
cầm lấy hai ngón cái trước, truyền pháp của mật giáo và đạo giáo
không giống nhau, là cơ thể hướng phải chuyển động mạnh 3 lần,
hướng trái 3 lần, cách chuyển là như vậy ( thị phạm động tác ), khi
cơ thể chuyển động khí cũng ở trong đó, không thể thở ra, hoàn
toàn là nín thở, không có hô hấp, khí bạn hít 1 ngụm khí làm bảo
bình khí, sau đó quán tưởng ngũ luân chuyển động, trước tiên phải
xoay người mỗi bên 3 lần, đây là phương pháp phụ trợ giúp ngũ
luân chuyển động. Khi khí tồn tại trong đó thì cần phải làm 9 lần,
chỉ cần luyện tới toàn bộ ngũ luân chuyển động rồi, bạn có thể làm
< hạ, đề, đặc, tán > ngũ luân không thể chuyển thật ra là phong và

88
luân cũng không có động, làm sao < thăng > đây? Làm sao <
giáng > đây? Làm sao < trì bình > đây? Làm sao đem khí < phân
tán > đây?
Cho nên nhất định luân phải chuyển, kế đến là phối hợp kim cang
quyền, khiến động tác, ý niệm, chuyển luân, ba cái hợp lại, tu nội
pháp thì có thể thành tựu, hôm nay chúng ta nói tới đây.

Om Ma Ni Bat Mi Hung

Có ngồi có đứng, toàn bộ < Đề> pháp học xong rồi thì rất dễ dàng
đắc được kim cang bất hoại. Nhưng mà kim cang quyền cần phải
chọn người dạy, khẩu khuyết bảo bình khí đại khái chỉ có thể nói
tới đây, chuyển động này thuộc về một phương pháp của kim cang
quyền, khi vặn xoay người tốt nhất là toàn thân có thể xoay được
90 độ, trước và sau tốt nhất cũng cần phải 90 độ, có một số người
phía trước và sau không thể gập người 90 độ, cho nên phía trước
có thể là 45 độ và phía sau 45 độ tức là 90 độ, liên tục làm 3 lần,
kế tiếp là quán tưởng toàn bộ ngũ luân đều động, khi làm những
động tác này toàn bộ không hô hấp, tức là một phương pháp làm
bảo bình khí, như vậy mới có hiệu quả, luân tài sẽ từ từ động, đây
là một khẩu khuyết quan trọng, không có sư phụ dạy thì không thể
được, khi ngũ luân chân chính chuyển động thì có thể làm <đề

89
pháp>, và nín thở nhất định phải là hai phút, có thể tu thành tức là
kim cang bất hoại rồi.
A Di Đà Phật.

BẢO BÌNH KHÍ (4)

Có người cho rằng < bảo bình khí > là rất đơn giản, và khẩu khuyết
cũng không khó khăn, thật ra nếu nói ra thì cũng rất đơn giản, khẩu
khuyết cũng không khó khăn, nhưng mà thực tế quan trọng nhất là
thật tu bởi vì công phu nín thở càng lâu càng tốt, phải là do công
phu tu luyện lâu mới đắc được, nếu như công phu nín thở luyện
không lâu chỉ khoảng nửa phút thôi. Một số người nín thở chỉ nửa
phút đến một phút, nếu vượt qua hai phút thì sẽ rất khó khăn, cho
nên cần phải luyện tập lâu.
Bảo bình khí vận động nhất định yêu cầu bạn phải cúi phía trước,
ngữa phía sau, có tác dụng gì? Thật ra đều có tác dụng riêng, cúi
phía trước ngửa phía sau đều là đem trung mạch kéo thẳng, khi cơ
thể chuyển động phải nhớ kéo ngón cái lại. Khi chúng ta vặn người
xoay trái phải để làm gì? Là đem toàn bộ ngũ luân chuyển động,
khi xoay chuyển tức là đem khí áp tới trung mạch, bởi khí không
vào trung mạch, phải ép như vậy, thì có thể vào được.
Có người nói làm nhưng động tác cúi gập người phía trước và sau
cũng giống như chúng ta thường làm động tác cúi gập khi nằm

90
ngồi, vậy thì xoay người? Khi chúng ta làm vận động cũng thường
xoay vặn cơ thể, những động tác này đều rất đơn giản, có những bí
mật gì? Đây không có gì sai hết nhưng mà khi bạn đang vận động
có biết được phải nín thở không? Đó chính là tồn tại của khẩu
khuyết, khi bạn cúi gập người phía trước và sau, xoay vặn người
90 độ đều phải nín thở, bởi khi bạn nín thở rồi, cơ thể xoay chuyển
động mới có thể khiến khí vào trung mạch, bình thường tập thể dục
đều là đang hô hấp không có nín thở, cho nên khí là không thể vào
trung mạch được, khẩu khuyết quan trọng ở đây là khi khí tồn tại ở
dưới tề (rốn), khi cơ thể vừa xoay vặn xong thì đem khí ép vào
trung mạch, nếu như bạn không nín thở để làm các vận động này,
khí sẽ không vào trung mạch mà chỉ là vận động cơ bắp và khí
không có liên quan.
Cho nên đạo lý khí công, tức là chỉ khí ở trong cơ thể vận chuyển
mới gọi là khí công, mật giáo tu khí bắt đầu là ứng dụng bảo bình
khí trước đem khi đưa vào trung mạch, lại quán tưởng toàn bộ ngũ
luân chuyển động, không những toàn bộ ngũ luân chuyển động mà
từ quán tưởng biến thành thực tế toàn bộ ngũ luân đang động, bắt
đầu như vậy thì sẽ sản sinh ra một năng lực, năng lực này một khi
sanh ra rồi, ứng dụng năng lực này thì có thể làm < giáng, đề, trì,
tán >, lại phối hợp kim cang quyền, như vậy nội pháp thì có thể tu
thành rồi.

91
Ngoại pháp đã tương ứng rồi, nội pháp cũng tu thành rồi, trung
mạch cũng có thể thông rồi, toàn bộ ngũ luân đã khai rồi, có thể
thấy được < minh thể >, < quang minh > Phật - Bồ Tát - Bổn Tôn
đều ở trong đó, < minh điểm > tức là Phật, < trung mạch > tức là
đàn thành, khí hoàn toàn là 1 thứ vận động, cho nên trong mật giáo,
tu khí, mạch, minh điểm là đem trung mạch xem như đàn thành,
đem < minh điểm > xem như thành Phật, đến khi đó bạn vận dụng
minh điểm thể nhập vào trung tâm Phật bổn tôn, tức bạn thành tựu
bổn tôn, đây chính là nội pháp tu hành của mật giáo. Chỉ cần bạn
có thể đề < minh điểm >, thì có thể đem minh điểm đưa vào trung
tâm bổn tôn, sau này có thể thành tựu bổn tôn trưc tiếp có thể
thành Phật, điều này rất quan trọng.
Bây giờ bạn đã biết cách tu của bảo bình khí, tức là phải luyện đến
khí ở trong cơ thể càng lâu càng tốt, kế đến là nhập vào trung mạch,
lại chuyển động ngũ luân, đem ngũ luân mở ra, kế đến là thấy được
minh thể, kế đến là tu chuyết hỏa, có được chuyết hỏa thì có thể
vận chuyển minh điểm, minh điểm trực tiếp đưa đến trung tâm bổn
tôn thì có thể tức thân thành Phật, thành tựu bổn tôn

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 19 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

92
BẢO BÌNH KHÍ (5) VÀ <TRỰC THỰC CỦA PHÁP KHAI
QUANG >

Mấy ngày trước chúng ta vừa nói xong toàn bộ bảo bình khí pháp,
bảo bình khí tu không tốt thì nội pháp sẽ không có cách tiến hành,
về mặt khí mà nói, hít vào thở ra một ngụm rồi có hàm ý rất lớn,
chúng ta biết trọng điểm của ngoại pháp là quán, trọng điểm nội
pháp là khí, trọng điểm vô thượng mật là dục, trọng điểm đại viên
mãn là ở không, bốn cái này mọi người cần phải biết rõ.
Trong khi chúng ta hít vào thở ra, khí của bản thân phải quán
tưởng làm sao? Mỗi lần hít một hơi dài, ở ý niệm phải là tất cả
công đức của tam thiên đại thiên thế giới sung mãn toàn thân, cho
nên năng lực này là rất lớn, bởi khi bạn hít 1 hơi, tất cả công đức
của tam thiên đại thiên thế giới sung mãn trong thân của bạn, đó là
ý niệm của việc hít một hơi thở. Thở ra một hơi thở bản thân cũng
là một ý niệm, khi bạn thở ra một hơi, quán tưởng tất cả đều hóa
thành tánh không, biến thành trạng thái hoàn toàn hư không, cũng
tức là khi hơi thở ra là hoàn toàn hư không, là hoàn toàn tánh
không, hít vào hoàn toàn là công đức tam thiên đại thiên thế giới,
tồn niệm hít vào thở ra là ở đây, nếu bạn ứng dụng tốt, thì có thể
tức thân thành Phật, nếu như hơi thở này và hơi thở bình thưởng
như nhau, vậy bạn là phàm phu rồi, cho nên tu pháp nội khí là một
công phu tạo khí.

93
Lẽ ra bảo bình khí là không thể công khai, hiện nay vì từ bi với
chúng sanh mà được giảng giải trong đó, và còn có ghi âm, mỗi
Phật tử của Chân Phật tông chỉ cần bổn tôn pháp tương ứng rồi, thì
có thể tu bảo bình khí, sau đó mới cầu nội pháp quán đảnh.
Lúc trước nói qua sơ quán là dùng < nước >, nhị quán là dùng <
cánh hoa đỏ trắng >, tam quán là dùng bí mật của thân, cũng tức là
< xúc > quán đảnh, xúc quán đảnh làm sao quán đây? Phương
pháp đơn giản là dùng viết lông vẽ bât kỳ trên thân thể bạn 1 chấm,
tứ quán đảnh là không cần dùng hình thức, tức là ấn tâm, quán
đảnh tánh Không. Có thể nói hiện nay nội pháp đã được nói ra, sau
này phải chọn các đệ tử có pháp khí, truyền thụ nội pháp, quán
đảnh kim cang quyền và vô lậu pháp, lại nói làm thế nào tu tập,
như vậy từ khí, chuyết hỏa, và kim cang quyền, quán tưởng trì chú
cho đến bản thân mình biến thành < kim cang bất hoại >, tiến vào
<ngũ đại kim cang pháp >.
Hôm nay sẽ cùng mọi người nói về < chân thật khai quang là cái
gì?> Lúc trước chúng tôi đã từng dạy mọi người khi khai quang
nhất định phải làm quán tưởng, ví dụ bạn khai quang Quán Thế
Âm Bồ Tát, trước hết quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát trong hư
không của trí tuệ bổn tôn từ trong hư không hạ xuống, đến kim
thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, sau đó cầm viết niệm < chú khai
quang >, khai mắt quang, nhĩ quang, khẩu quang, khai tâm quang,
kim thân, khai liên hoa chú, khai ấn chú, khai túc chú, sau khi niệm

94
chú xong thì y theo nghi quỹ làm đại lễ bái, đại cúng dường, tứ quy
y, như vậy là lễ thành rồi.
Lúc trước sư phụ chỉ dạy < pháp chân thật khai quang > chưa từng
được nói qua, cái gì là chân thật khai quang pháp? Thật ra là khi
khai quang trước tiên đem bản thân mình biến thành bổn tôn làm
toàn bộ pháp sự là tất cả cơ bản pháp sự, như bổn tôn là A Di Đà
Phật, thì bản thân phải biến mình thành A Di Đà Phật, đấy là đều
cùng khí có liên quan nhau, bởi đây là một loại khai quang của khí,
sau khi bạn biến thành bổn tôn, trước tiên quán tưởng trung tâm
<……> chữ màu trắng, sau khi bạn thở ra một hơi, < …..> chữ
màu trắng này theo hơi thở ra của bạn mà ra, sau đó bay đến kim
thân mà bạn cần phải khai quang, sau đó xúc giải trên kim thân, đó
chính là chân thật khai quang, chỉ trong chốc lát là hoàn thành.
Một số khai quang là theo nghi thức mà làm, trong mật giáo chân
chính khai quang chỉ cần bản thân biến thành bổn tôn, sau đó quan
tưởng trong tâm bản thân là chữ <…..> màu trắng sau khi bạn đã
học xong bảo bình khí, sau khi thở ra một hơi, <…….> sẽ theo hơi
mà ra, vào trong kim thân bạn cần khai quang và chữ <…..> xúc
giải ở thân.
Sau khi Phât tượng khai quang, mỗi ngày bạn cần phải hô hấp như
vậy, chữ <…..> theo đó mà ra xúc nhập vào trong kim thân, thời
gian lâu, kim thân đó thân bạn người thứ hai, dạy bạn bí mật này,
đợi bạn sau khi học xong bảo bình khí, cần phân thân có thể học

95
phương pháp này, kim thân này chính là bạn sau này, có hiểu được
đạo lý này không? Tôi nghĩ mọi người phải biết rồi, bởi khí của
bạn là trí tuệ khí, chữ <…..> màu trắng trong tâm bạn có thể là đại
diện cho bất kỳ một vị Phật, nó là một tánh trung hòa, kim thân
này có thể đại diện bạn, cho nên bất kỳ bạn khai quang qua vị Phât
và Bồ Tát cũng có thể thành phân thân của bản thân bạn, chính là
những kỳ diệu sâu xa trong đó.
Cho nên chân chính khai quang tức là khi bạn hít vào thở ra một
hơi, chữ <…..> màu trắng trong tâm cũng được thở ra theo, sau đó
chữ <….> màu trắng xúc giải ở trong kim thân, và làm theo nghi
quỹ, sau khi bạn thở ra như vậy, tức là < chân chính khai quang >

OM Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 22 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

96
TU < NỘI PHÁP> PHẢI THUẬN THEO THỨ TỰ MÀ TU

Lúc trước chúng tôi từ Tát Ca (Sakya) Chứng Không thượng sư


được <đạo quả> pháp bổn, từ Các Ma Ba (Karmapa) được pháp
bổn <thậm thâm nội ý> còn có Kim Cang Hợi Mẫu chuyết hỏa
định> pháp bổn, trong đó bao hàm pháp của Hoa giáo (Sakya) và
pháp của Bạch giáo (Kagyu), thật ra trình tự của những cuốn pháp
bổn này không sắp xếp theo thứ tự, theo thượng sư nói, vì bởi do
thứ tự bị đảo ngược, là muốn tất cả các đệ tử không nên theo sách
mà tu, trong đó có sách Đạo quả khi nói về khẩu khuyết chân chính
hoặc là kỹ thuật đặc biệt, cũng là dùng (….. ) thay thế, ở phía dưới
còn ghi rõ < khẩu khuyết ở đây nhất định phải thỉnh giáo thượng
sư của bạn, ở cuốn Thậm Thâm Nội Ý cũng như vậy, bao gồm Hỷ
Kim Cang, Thánh Lạc Kim Cang các pháp bổn đều như vậy, tại
sao vậy? Lúc trước tôi đã từng thỉnh giáo qua thượng sư của tôi, tại
sao trình tự trong các cuốn sách pháp này đều bị đảo lộn? Theo các
ngài giải thích, là mỗi một vị tu hành phải theo thự tự sinh bắt đầu
và đến thứ tự viên mãn, là thuận theo thứ tự mà tu, quyết không
được nhảy cấp, giống như khi bạn học lớp một thì đi xem sách giáo
khóa lớp sáu, học lớp sáu thì bạn lại đi xem sách của đại học, trừ
phi là thiên tài, đó là ngoại lệ, nếu không nhất định phải tu mãn
sanh trước rồi đến trình tự viên mãn, cho nên trong các pháp bổn

97
trên cố ý đảo lộn, là muốn các bạn nhất định phải có chân chính
thượng sư chỉ dạy, như vậy mới có thể tu.
Có một vấn đề phải nói cho mọi người biết, là khi tôi chưa chính
thức bắt đầu nói < nội hỏa minh điểm >, nhưng đã có pháp sách rồi,
trong sách cũng nói rất nhiều về nội hỏa minh điểm, nhưng trên
thực tế dùng miệng dạy mọi người về nội hỏa minh điểm là không
có, tại sao còn chưa dạy nội hỏa minhn điểm? Bởi vì bảo bình khí
phải có trước, nội hỏa minh điểm thì ở sau, nhất định phải tu bảo
bình khí trước, kế đến là nội hỏa minh điểm, cũng giống như theo
thứ tự tu phát sinh trước được thành tựu rồi, tiếp theo là viên mãn
(hoàn thiện), đạo lý rất đơn giản, nếu sanh khởi (quán bổn tôn)
chưa xong mà bạn đã tu viên mãn (hoàn thiện), bổn tôn của bạn sẽ
không minh hiển, bổn tôn không minh hiển bạn lại tu viên mãn,
minh điểm của bạn sẽ được đưa tới đâu? Minh điểm là từ trung
mạch đưa tới trung tâm bổn tôn, bổn tôn của bạn không minh hiển,
minh điểm làm sao đưa tới đây? Cho nên nhất định phải tu xong
sanh khởi tương ứng rồi mới tu viên mãn, cho nên tôi từng bước
mà đi, trước tiên nói xong bảo bình khí, đợi đến tu bảo bình khí
thành tựu rồi, kế đến là nói chuyết hỏa, nội minh điểm, khí < bảo
bình khí > của bạn có đủ rồi thì có thể đưa minh điểm, khi có hỏa
lên rồi thì có thể dùng nó đốt minh điểm, ứng dụng bảo bình khí để
đưa minh điểm như vậy, mới có thể từ trung mạch mà đến trung
tâm bổn tôn, nếu thứ tự của bạn không tương ứng, bổn tôn cũng

98
không minh hiển, tu bảo bình khí và nội hỏa minh điểm để làm gì?
Đó là đạo lý rất đơn giản.
Cho nên phải là thứ tự sanh khởi trước, viên mãn thứ tự theo sau,
bảo bình khí ở trước, nội hỏa minh điểm ở sau, đó là một trình tự,
mỗi một hành giả đều phải biết thứ tự này, không cần đi tham cầu
pháp, ví dụ người ta đang dạy Thắng Lạc Kim Cang Pháp thì bạn
đi cầu quán đảnh Thắng Lạc Kim Cang Pháp, người ta dạy Thời
Luân Kim Cang bạn lại cũng đi cầu quán đảnh Thời Luân Kim
Cang, trên thực tế bổn tôn của bạn cũng chưa tương ứng, quán
đảnh những vị này là không thể tu, cho nên dù thế nào, sanh khởi
phải tương ứng trước, bổn tôn thăng lên rất là minh hiển kiên cố,
mới có thể tiến thêm một bước viên mãn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách như: Hỷ Kim Cang,
Thời Luân Kim Cang, Thắng Lạc Kim Cang, bất kỳ 1 loại sách
ngũ đại kim cang nào cũng đều được phổ biến ra ngoài, nhưng mà
thự tự trong đó đều bị đảo lộn, bao gồm < Đạo Quả > cuả Tác Ca
giáo và < thậm thâm nội ý > < Kim Cang Hợi Mẫu chuyết hỏa
định > của Bạch giáo, những cuốn sách này đều có thứ tự đảo lộn,
được những cuốn sách này không phải là bạn có thể tu được, mà là
phải tu bổn tôn trước cho đến rất minh hiển, rất kiên cố, bạn và bổn
tôn tương ứng rồi, mới có thể tu bảo bình khí, bảo bình khí tu đủ
rồi, vận khí công phu đủ rồi mới kế tiếp là nội hỏa minh điểm, từ
nội hỏa đốt minh điểm, kế đến là dùng khí công bảo bình khí vận

99
tống minh điểm, phải phối hợp như vậy mới đúng, từ bảo bình khí
phối hợp nội hỏa minh điểm, lại thêm ngoại tại kim cang quyền,
tổng hợp lại như vậy, hình tượng của mật giáo sẽ hoàn toàn minh
hiển, mật giáo không có cái gì, đến hôm nay nói cho mọi người
biết về thứ tự, các bạn đại khái đã hiểu rồi, phối hợp những cái này
lại, sẽ được thành tựu rất lớn.
Về mặt hiển giáo mà nói họ không trọng về < mạng > tu hành,
hoàn toàn trọng về tu < tánh >, có thể nói, họ chỉ trọng về tu hành
tâm linh, những gì trên thân thể thì coi nhẹ, kỳ thật tu tâm linh là gì?
Cũng gần giống như tu pháp bổn tôn. Mật giáo của chúng ta là <
tánh mạng song tu > mà hiển giáo là < tu tánh >, không trọng tu
mạng
Hôm nay chúng ta nói về yếu nghĩa, tức là thứ tự sanh khởi tương
ứng rồi, bảo bình khí cũng thành tựu rồi, lại tu nội minh điểm, đó
là một trình tự, nếu như bạn tu nội minh điểm trước mà không tu
khí công bảo bình khí, làm sao vận tống minh điểm đây? Đó là một
vấn đề, vậy minh điểm vận tống, nếu như bổn tôn của bạn không
minh hiển kiên cố, làm sao vận tống đây, đó cũng là một vấn đề,
cho nên chúng ta phải học pháp theo trình tự, như vậy mới đúng.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 23 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

100
NỘI TU CỦA <KIM CANG PHÁP> LÀ KHAI NGŨ LUÂN

Lúc trước rất lâu, mỗi lần tôi viết về liên quan tầng thứ tu hành của
tôn phái, đều là: Tứ Gia Hành, Tương Ứng Thượng Sư, Bổn Tôn,
Kim Cang Pháp, đến Vô Thượng Mật, lúc đầu có phần hơi thô, tức
là 5 tầng thứ này, bây giờ là từ bổn tôn sau đó là phân thành bảo
bình khí, nội hỏa, khai trung huyệt, khai ngũ luân, ngũ đại kim
cang, vô thượng mật, đến đại viên mãn những cái này thì tỉ mỉ hơn.
Chúng ta hiểu được tu hành của tầng thứ, tầng thứ của kim cang
pháp ở rất cao, ở mật giáo mới có, ở hiển giáo không có kim cang
pháp, trong mật giáo có Hỷ Kim Cang, Thắng Lạc Kim Cang, Đại
Uy Đức Kim Cang, Thời Luân Kim Cang, Uế Tích Kim Cang,
năm đại kim cang pháp này ở hiển giáo không có, tại sao Kim
Cang Pháp lại có tầng thứ cao như vậy? Nó có tồn tại đạo lý của
nó, bởi vì < Phật > và < Kim Cang > là như nhau. Chúng ta biết
được Ngũ Phương Phật hóa thân thành Ngũ Đại Kim Cang, vậy
Ngũ Đại Kim Cang này không phải là < Phật > sao? Trong một số
sắp xếp của Mạn Đà La như < Thai Tạng giới Mạn Đà La> đem
Kim Cang Viện bố trí ở bốn bên, và một số xưng hô là như vậy
đấy, lấy < thượng sư > là tôn, kế đến là <bổn tôn>, <không hành >,
kế đến là < hộ pháp >, hộ pháp cũng xếp ở phía sau, giống như
Thai Tạng giới đem < Kim Cang Viện > xếp ở bốn bên.

101
Thật ra tầng thứ của < ngũ đại kim cang >, nhìn vào là được xếp ở
phía sau. Lúc trước được xếp thô như vậy, như < tứ gia hành > <
thượng sư tương ứng >, < bổn tôn pháp > và < kim cang pháp >,
bạn chỉ cần tu kim cang pháp thành tựu, thì tức là đã thành tựu vô
thượng mật pháp, và vô thượng mật và kim cang pháp thành tựu
tức là thành Phật, cho nên ở uyên nguyên mà nói Phật hóa thân là
kim cang. Bởi vì có < thể > có < dụng >, trên bổn thể mà nói, tầng
thứ của Phật đương nhiên là lớn hơn kim cang, và uyên nguyên của
kim cang cũng là đến từ Phật. Cho nên tôi thường nói tu trì kim
cang pháp thành tựu tức là Phật rồi.
Ở nội pháp mà nói, < ngũ đại kim cang > đều phải phối bị, ngũ
luân thì phối bị ngũ kim cang, bạn phải mở ngũ luân ra, ngũ đại
kim cang của bạn mới hiện ra được, ngũ đại kim cang muốn hiện
ra là phải từ khi mở ngũ luân, tôi nói qua chỉ cần người tu hành tập
trung tinh thần, khí sẽ tụ lại ở mi tâm luân, nhưng muốn nó hạ
xuống hầu luân, tâm luân, tề luân, mật luân bạn đều phải biết trong
đó có rất nhiều thậm thâm nội ý.
Hôm nay cũng giới thiệu cho mọi người < kim cang pháp >, thật ra
kim cang pháp không phải như mọi người nghĩ, nghi quỹ của Kim
Cang Pháp ở ngoại tu mà nói, là làm hộ pháp hàng phục, về mặt
nội tu mà nói cũng tức là khai ngũ luân, có tu ngoại pháp và tu nội
pháp, còn có vô thượng mật thậm chí là từ thành tựu của kim cang
pháp, có thể đạt được đại thành tựu thành Phật, trong đó đều có nội

102
ý thâm sâu, sau này những đệ tử có đại căn khí, tôi sẽ dạy họ khai
ngũ luân, sau khi trung mạch khai thông rồi thì có thể khai ngũ
luân, ngũ luân khai rồi, thì phải tu kim cang pháp, kim cang pháp
thành tựu rồi thì đã thành Phật.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 24 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

VẤN ĐỀ CÚNG CHAY VÀ CÚNG MẶN TRONG MẬT ĐÀN.

Gần đây vẫn có đệ tử hỏi: < Trong mật đàn cúng mặn tốt hay là
cúng chay tốt >? Vấn đề mặn và chay lúc trước đã nói qua nhiều
lần rồi, vậy cuối cùng trong mật đàn nên cúng mặn hay là chay đây?
Đây là vấn đề mọi người nên biết. Trong mật đàn của Chân Phật
mật uyển hình như chưa từng thấy họ cúng mặn, thông thường là
cúng mứt và bánh, trái cây và một số hoa, đều là phẩm chay, rất ít
đồ cúng mặn, một số mà nói là tùy thuận.
Quan niệm của Phật giáo Trung Quốc dùng chay là rất quan trọng,
chân chính đắc được tánh Không của Phật đối với chay và mặn là
không có phân biệt, bởi vì trong tánh Không cái gì cũng không có,
nếu đã là cái gì cũng không có thì làm gì có mặn và chay? Trong bí
mật của tánh Không, trên nguyên tắc mà nói là không có sự phân

103
biệt chay và mặn, trong bí mật duyên khởi, cũng là việc hôm nay
chúng ta đang nói, cũng tức là theo nhân duyên mà khởi của các bí
mật, mới có sự phân biệt chay và mặn.
Đại bộ phận Phật giáo Trung Quốc là duyên khởi đều là hiển giáo,
hiển giáo mà nói đương nhiên là chay rồi, bởi 1400 năm nay nhân
duyên đều là chay. Hiển giáo chỉ đến bổn tôn, thường là cúng chay
Phật và Bồ Tát, đây cũng là một duyên khởi.
Trong mật giáo mặn và chay thì ít phân biệt hơn, quán thứ nhất của
mật giáo là dùng nước, quán thứ 2 là cánh hoa đỏ trắng, kỳ thật
cánh hoa đỏ trắng đương nhiên đều là chay, nhưng khi lập cánh
hoa trắng đỏ này ý nghĩa là như vậy, bởi vì cánh hoa trắng đỏ là
thay thế cho < hồng bạch bồ đề >, nhưng bản thân hồng bạch bồ đề
là mặn, không phải chay, bởi hồng bạch bồ đề là ở trong cơ thể là
thuộc về mặn, cho nên khi thọ nhị quán thì nhất định bạn phải ăn
hồng bạch bồ đề, nếu như bạn ăn chay thì không thể thọ nhị quán.
Bởi trong nguyên ý ở bạch bồ đề nói là tinh hoa, hồng bồ đề là
máu, những cái này đều là mặn, bởi vì thọ nhị quán mật pháp thì
nhất định phải ăn mặn, không có ăn chay.
Một số mà nói, một số hiển giáo là ăn chay, đó là bí mật duyên
khởi, nhưng mật giáo thì không có chay mặn, thật ra cũng là bí mật
duyên khởi, bởi trong mật đàn có rất nhiều kim cang hộ pháp. Bởi
không phải nhất định họ chứng được tánh không cho nên trong tu
hành của mật giáo,trên nguyên tắc là không phân biệt chay mặn vì

104
thế sau này chúng ta cũng không phân biệt chay mặn tùy thuận mọi
người, cũng tùy thuận Phật Bồ Tát Kim Cang Hộ Pháp, bạn cúng
mặn ở mật đàn, những vị bồ Tát ăn chay sẽ không đụng đến, tùy
thuận Phật Bồ Tát cũng là tùy thuận chúng sanh, cho nên đây cũng
là bí mật của duyên khởi.
Lúc trước nếu không có Lương Võ Đế thì không có vấn đề chay
mặn, cũng là một duyên khởi, bởi do ảnh hưởng của Lương Võ Đế
quy định là ăn chay, cho nên Phật giáo Trung Quốc lấy ăn chay là
chính.
Cho nên có người hỏi về vấn đề chay mặn, bạn sẽ trả lời, tùy thuận
ý nghĩa duyên khởi của bạn, duyên khởi của bạn là chay, thì chúng
ta không dùng mặn để đãi họ, duyên khởi là mặn, chúng ta không
nhất định phải đãi họ ăn chay, cũng là hoàn toàn tùy thuâận chúng
sanh, tùy thuận ý nghĩa của tất cả Bồ Tát Kim Cang Hộ Pháp, như
vậy mới đúng.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngay29 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

105
BẢO BÌNH KHÍ (6)

Hôm nay chúng ta lại nói về bảo bình khí, thật ra tất cả các khí
pháp bắt đầu đều lấy cửu tiết Phật phong ứng, từ cửu tiết Phật
phong mà dẫn nhập vào bảo bình khí.
Bảo bình khí là rất quan trọng, đơn giản ví dụ, trong < na nhược
lục pháp > có khai đỉnh pháp, phương pháp này có 2 chữ chú, một
cái là chữ < hách > (HIK) là chữ chú đề khởi lên, một cái là <hạ>
là chữ chú giáng hạ, khai đỉnh pháp này là dùng cái gì để đưa lên
hạ vậy? Đơn giản nói cho mọi người biết là dùng khí để lên, và
dùng khí để hạ, nếu như không có cơ sở của bảo bình khí, muốn đề
lên và hạ xuống là rất khó khăn, cho nên bạn phải có khí của bảo
bình khí làm căn bản, đương nhiên là phải đem minh điểm từ trung
mạch cho lên đến đỉnh, cũng có thể đem minh điểm xuống đến chỗ
cũ, đó là đạo lý rất đơn giản.
Thật ra khí ở mật giáo rất quan trọng, chúng ta biết được sau khi
khai đỉnh rất nhiều người có cảm giác đỉnh đầu rất ngứa, ngoài ra
còn sưng nữa, có khi còn chảy 1 tí máu, đó đều là hiện tượng khai
đỉnh, một số vị Phật sống ở Tây Tạng khi khai đỉnh xong thì bạn
phải ở trên đỉnh đầu cắm vào ngọn cỏ cát tường, làm một bằng
chứng đã khai đỉnh, nhiều khi có người khai đỉnh bản thân mình sẽ
biết, như chúng ta học < Na lạc lục pháp > < khai đỉnh pháp > sẽ
kiến đỉnh dương mở ra, đó chính là chứng nghiệm khai đỉnh.

106
Bạn học khí pháp đem minh điểm đến tâm thì tập trung ở tâm,
hoặc đem minh điểm tập trung ở đỉnh, sẽ có một cảm giác chóng
mặt hoặc là cảm giác muốn chết, cho nên chúng ta tu khai đỉnh
pháp nhất định phải phối hợp tu < Trường Thọ Phật Pháp >, tôi đã
từng viết sách về pháp Phật trường thọ, trọng điểm là quán tưởng,
tức là quán tưởng trong bảo bình khí của trường thọ Phật có chữ <
Xế> (Hrih) < ……> phóng quang màu trắng, chiêu thỉnh tất cả
Phật và Bồ Tát Kim Cang hộ pháp tập trung thể nhập vào bình, sau
đó chuyển hóa thành cam lồ, và từ Trường Thọ Phật di dời đến
đỉnh đầu của bạn, lấy bình này gia trì cho bạn, lúc đó những cam lồ
thanh tịnh màu trắng sẽ thể nhập vào cơ thể bạn, sung mãn toàn
thân và nhập vào tứ chi toàn bộ trăm huyệt từ cam lồ mà sung mãn,
lúc đó cảm giác minh điểm của bạn không ở đỉnh đầu cũng không
ở tâm, minh điểm sẽ dễ dàng bay ra và không bao trở lại, tức là tử
vong, ứng dụng quán tưởng pháp Phật trường thọ có thể khiến
minh điểm của bản thân được đến < tán >, khiến minh điểm sẽ
không tập trung ở đỉnh cũng không tập trung ở tâm, mà là phân tán
ở tứ chi và trăm huyệt, như vậy thì bạn sẽ được trường thọ.
Trong mật giáo có giáng, đề, trì, tán, < tán > này rất quan trọng,
nếu bạn không tán thì sẽ đoản thọ ( chết sớm ), nếu hiểu được tán
thì sẽ trường thọ, thật ra có rất nhiều người không hiểu được tại
sao phải tán, bởi vì tán mới trường thọ, nếu như bạn thường đem
minh điểm tập trung ở một nơi, để nó bay ra ngoài, vậy thì tử vong

107
rồi. Cho nên sau khi khai đỉnh nhất định phải phối hợp tu Trường
Thọ Phật pháp.
Lúc nãy nói qua, trọng điểm khai đỉnh cũng là bảo bình khí, mọi
người phải ráng tu bảo bình khí, có thành tựu rồi, mọi cơ bản đều
được thông, nhất định sẽ được đại thành tựu,
Sau khi bảo bình khí thành tựu rồi thì đến < chuyết hỏa>, tu < vô
lậu >, tu < kim cang quyền >, thành tựu kim cang đại pháp rồi, kế
đến là thành Phật.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 30 tháng 11 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

108
QUÁN TƯỞNG < BÁT CÚNG >

Hôm nay chúng ta bàn một tí ít về quán tưởng bát cúng, thật ra về
mặt quán tưởng cúng dường, lúc trước đây đã lâu từng nói qua, bởi
vì quán tưởng bát cúng thường phức tạp hơn, cho nên lúc đầu tôi
chỉ nói với mọi người < nhất cúng > là có thể được rồi.
Cho một ví dụ trước tiên là quán tưởng một trái táo, kế đến là biến
thành hai, lại biến thành một hàng, sau đó là một đống, sau đó biến
thành trùng trùng điệp điệp ở khắp hư không, như vậy là từ một mà
quán tưởng thành nhiều, là khi mới bắt đầu học quán tưởng dạy
cho mọi người.
Đối với những liên quan về quán tưởng bát cúng, trước tiên quán
tưởng 8 thứ cúng phẩm ở trong 8 ly cúng quán tưởng thành một
hàng, kế đến quán tưởng sung mãn toàn bộ trong hư không.
Có một số đệ tử nói, bát cúng của mật tông Tây Tạng, có một số là
không dùng vật thật làm quán tưởng, họ có 1 phương pháp quán
tưởng riêng, nếu như các bạn muốn làm quán tưởng như vậy tôi có
thể dạy các bạn, trước hết là quán tưởng chữ chú, bởi vì cho rằng
tất cả cúng dường đều là đến từ hư không, lấy hư không để cúng
dường hư không là phù hợp ý chỉ Phật pháp, cho nên trước tiên
nhất định là chữ chú (chủng tự), bởi vì trong mật giáo lấy chủng tự
bắt đầu kế đến là biến hóa thành vật thật, lúc trước tôi dạy mọi
người là trực tiếp dùng đồ vật thực tại làm cúng dường, mọi người

109
muốn học phương pháp bát cúng quán tưởng của mật giáo Tây
Tạng, có thể quán tưởng chữ chú trước, tức là quán tưởng chữ
<……..>, nếu như bạn biết được khẩu khuyết của mật giáo, thì biết
được chữ <…….> là thay thế cho sự sinh ra, lẽ ra chữ <……> là
chỉ hư không còn chữ <………> là chỉ mới ra đời. Cho nên trước
tiên quán 8 cái <……> từ <…….> này mà sanh ra 8 chén sọ hoặc
8 ly cúng ( bởi tập tục của mật tông Tây Tạng là dùng thiên linh
cái (chén sọ) đựng đồ cúng dường, ở người Hán thì không có tập
tục này, cho nên có thể quán tưởng 8 ly cúng ) tức là chữ < …..> là
từ 8 ly cúng là từ <….> chữ mà thăng lên, ở trong ly dâng đồ vật
bát cúng, như: hương, hoa, đăng, trà, quả, và thêm đồ hương, nước
trơn, ốc như 8 loại bát cúng này đều ra hết, đồng thời quán tưởng
thành mặt, lại quán tưởng phân bố toàn bộ hư không, đây chính là
< bát cúng quán tưởng > của mật tông Tây Tạng.
Lúc trước tôi từng dạy quán tưởng vật thật, tức là bạn thấy một
chiếc xe rất tốt, thì quán tưởng cúng dường cho Phật và Bồ Tát,
thấy những bông hoa rất đẹp, cũng có thể quán tưởng đem hoa
cúng dường cho Phật và Bồ Tát, phàm thấy được những vật tốt
cũng có thể dùng làm quán tưởng, nếu như bạn muốn học hình
thức Tây Tạng, thì trước tiên phải quán tưởng chữ <…..> kế đến là
biến thành một đóa hoa, hoa lại biến thành một sợi dây, một mặt,
sau đó là trải ra khắp hư không, quán tưởng như vậy là rất viên
mãn.

110
Bởi vì có người hỏi đến quán tưởng bát cúng, cho nên tôi giảng
giải có liên quan quán tưởng của mật giáo Tây Tạng, là từ hư
không kế đến là chữ chú biến thành đồ vật thật tại, lại biến thành
một sợi chỉ, lại biến thành một mặt, kế đến là phân bố toàn hư
không, như vậy là rất viên mãn. Đấy chính là phương pháp chủ yếu
bổ sung tất cả các quán tưởng của mật giáo Tây Tạng. Thật ra
chúng ta tu hành quán tưởng đa số cũng không rời nguyệt luân,
chữ chú, bổn tôn, kế đến là làm quán tưởng khác, vậy thì rất là viên
mãn.

Om Ma Ni Bat Mi Hung
Ngày 1 tháng 12 năm 1993
Liên Hoa Cúc Phương kính ghi

* GHI CHÚ : Trong bài có dùng <…….> là có chữ Phạn vì trong


vi tính không có nên phải để trống.

111

You might also like