Hôn Nhân Và Gia Đình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TÊN CHỦ ĐỀ:


ANH/ CHỊ HÃY GIẢI THÍCH RÕ VÌ SAO LẠI CẤM KẾT HÔN ĐỐI
VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014? LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG ĐỜI SỐNG
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY?

Họ và tên: Vi Tiến Khoa


Ngày, tháng, năm sinh:
Mã sinh viên:
Lớp học phần: Luật hôn nhân và gia đình - 2 (K14-
(NTĐ)-Lớp 01)
Lớp niên chế: K14 - Luật kinh doanh B

1
BÀI LÀM
I. Các trường hợp cấm kết hôn
Nguyên tắc của việc kết hôn là sự tự nguyện từ hai phía. Quan hệ hôn nhân
và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, không phải trường
hợp nào kết hôn cũng là hợp pháp.
Căn cứ khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình
2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
1. Kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú,
nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà
nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia
đình. (Khoản 11, điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Trên thực tế, Kết hôn giả tạo còn có nghĩa là là việc hai bên đồng ý kết hôn
theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến
hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết
hôn trên cơ sở tình yêu.
2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái
với ý muốn của họ.
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật  hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ
hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Các hành vi này vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân và pháp luật
về Hôn nhân gia đình cũng có các biện pháp xử phạt với các hành vi như trên 

2
3. Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.
Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy
định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Việc quy định này nhằm chống lại chế độ đa thê thời phong kiến và chống
ảnh hưởng lối sống của xã hội tư sản trong hôn nhân. Theo đó thì chỉ có những
người chưa kết hôn hoặc những người đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng họ đã
chết, hoặc vợ, chồng họ đã li hôn thì mới có quyền kết hôn. Người đang có vợ,
có chồng mà kết hôn với người khác thì việc kết hôn của họ đã vi phạm điều
cấm kết hôn và việc kết hôn đó là trái pháp luật.
3. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng
máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
thì những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba
đời hoặc những người đã từng có quan hệ thích thuộc bị cấm kết hôn với nhau.
Cụ thể là cấm kết hôn giữa cha, mẹ với con đẻ; giữa ông bà với các cháu nội,
ngoại; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu,
mẹ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Những người có họ trong phạm vi ba đời bị cấm kết hôn với nhau. Cách tính
như sau: Những người có cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất, anh
chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Như vậy,
những người trong họ có phạm vi ba đời bị cấm kết hôn với nhau, cụ thể là:
Cấm bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn với cháu gái; cấm cô ruột, dì ruột kết

3
hôn với cháu trai; cấm anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì kết
hôn với nhau.
Luật HN - GĐ cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau,
để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh,
đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Qua nghiên cứu trên cơ sở khoa học
hiện đại và từ việc khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận
rằng những người có quan hệ huyết thống không thể kết hôn với nhau, bời vì
nếu những người này kết hôn với nhau thì con cái của họ sinh ra thường bị bệnh
tật và những dị dạng. (Ví dụ: bệnh câm, điếc, mù màu, bạch tạng…) thậm chí có
trường hợp con cái sẽ bị tử vong ngay sau khi sinh. Thực tế cho thấy, tỉ lệ tử
vong của những trẻ sơ sinh càng cao nếu quan hệ huyết thống của cha, mẹ chúng
càng gần.
4. Yêu sách của cải trong kết hôn
Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một
cách quá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở
việc kết hôn tự nguyện giữa nam nữ là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm
nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Việc đòi hỏi quá đáng về vật chất có
thể là: như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn
cưới vượt quá khả năng về kinh tế của gia đình nhà trai.
5. Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán
người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm
mục đích trục lợi.
Gia đình là các tế bào của xã hội, kết hôn trên cơ sở tự nguyện là nền tảng
để xây dựng một gia đình hạnh phúc và tốt đẹp. Pháp luật rất chú trọng và quy
định rất chi tiết về các vấn đề hôn nhân và gia đình
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý
nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm
quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm
pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4
II. Liên hệ thực tế
Tuy pháp luật đã có những quy định rõ ràng và chặt chẽ về việc kết hôn
nhưng trên thực tế, vấn đề vi phạm điều kiện kết hôn vẫn diễn ra khá phổ biến.
Điển hình là hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “Tảo
hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”. Hiện nay,  Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật liên quan
khác không đưa ra khái niệm cho thuật ngữ “hôn nhân cận huyết”. Theo cách
hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ
trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định
là: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con
cậu, con dì.
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu
số trong vài năm trở lại đây cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%,
trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện
KT-XH rất khó khăn như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia
Rai 42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%,... Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này
là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS
có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên.
Đối với việc kết hôn cận huyết, Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53
DTTS năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 DTTS là
0,65%, trong đó các DTTS có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ
4,41%, Mảng 4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết xảy
ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số dân tộc như Lô Lô, Hà

5
Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ
lệ hôn nhân cận huyết khá cao, lên đến 10%,
Vấn đề Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết diễn ra với thời gian dài gây ra nhiều hệ quả đáng báo động
như:
Thứ nhất, đối với sức khỏe, độ tuổi kết hôn được pháp luật quay định đã
được các nhà lập pháp cân nhắc dựa trên thể trạng và sự phát triển của người
Việt Nam. Việc kết hôn trước độ tuổi được Pháp luật quy định có thể ẩn chứa
nguy cơ người mẹ chưa sẵn sàng về tâm sinh lý cho việc làm mẹ, làm vợ dẫn tới
các trường hợp tử vong khi sinh con hoặc con sinh ra không được khỏe mạnh.
Đối với hôn nhân cận huyết, hậu quả đem lại làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ
bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Những trẻ
em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ
mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe, vì hôn nhân cận huyết
chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.
Thứ hai, về kinh tế, kết hôn trước độ tuổi cho phép, hôn nhân cận huyết
cùng với việc không được trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh
thai gây khó khăn cho việc kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình, những
gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, trẻ
em sinh ra bị suy dinh dưỡng, và mắc các bệnh hiểm nghèo nếu không có điều
kiện chữa trị dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao, ảnh hưởng tới nguồn lực lao động
của xã hội. Những điều đó kìm hãm hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế và
giao lưu văn hóa, làm phức tạp hơn Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy, hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết không còn xa lạ,
đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống.
Nguyên nhân của hiện tượng này cũng rất da dạng, có thể kể đến như phong tục
tập quán và lối sống khép kín, trình độ nhận thức chưa cao của đồng bào dân
tộc. Những hủ tục đã ăn sâu vào đời sống và truyền từ đời này qua đời khác.
Ngoài ra, từ phía nhà nước,  công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật tới các
đối tượng trên chưa thiết thực và hiệu quả, việc áp dụng chế tài xử phạt trên thực
6
tế cũng gặp nhiều khó khăn, một phần vì “phép vua thua lệ làng”, ngoài ra vấn
đề dân tộc và tôn giáo cũng là vấn đề nhạy cảm cần phải có cách ứng xử linh
hoạt.

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 2015, Hà Nội;
2. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Hà Nội;
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình 2014, Hà Nội;

You might also like