Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

2.

Những loại thuốc kháng sinh và tác dụng


Thuốc kháng sinh chống khuẩn

 Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam


Đại diện cho kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Kháng sinh nhóm Penicilin, kháng sinh nhóm
Cephalosporin. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm
monobactam,…

Các loại kháng sinh Penicillin được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải các bệnh
lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não - màng não, viêm màng trong tim,
viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các phần mềm trong cơ thể,… Có tác
dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công của các loại vi
khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.

Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim.
Các loại kháng sinh có tác dụng chống các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô
hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các mô mềm (tổn thương trên da có mủ
hoặc không mủ) và được sử dụng để phòng hiện tượng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu
thuật. Các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm màng não, viêm
màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn,...

 Kháng sinh nhóm Aminoglycosid


Kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin,
Tobramycin,…

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển
của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin thuộc
nhóm này được dùng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra, các kháng sinh còn lại có thể được kết
hợp với một số loại khác để sử dụng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong
tim, viêm màng não,…

 Kháng sinh nhóm Lincosamid 


Nhóm kháng sinh bao gồm 2 loại thuốc chính là: Lincomycin - kháng sinh từ vi sinh vật tự
nhiên, Clindamycin - kháng sinh được bào chế qua hình thức bán tổng hợp. 

Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có chức năng chính là kìm khuẩn do sự ức chế
tổng hợp của protein, protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành khiến
cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, mất khả năng sinh sôi và phát triển.
Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp,
nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, còn có tác dụng phòng
bệnh viêm màng trong tim, điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh liên quan đến đến
viêm đường sinh dục ở nữ.

 Kháng sinh nhóm Macrolid


Nhóm này có các  loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin,
Spiramycin,…

Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn.
Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiểu quả,
vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi điều trị mụn trứng
cá, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm trùng răng
miệng, viêm họng, viêm xoang,…

 Kháng sinh nhóm Phenicol


Nhóm kháng sinh gồm 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.

Cơ chế tác dụng của nhóm này kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế
khả năng tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh trưởng được. Các loại thuốc
thuộc nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay,
ngoài da và ở khu vực âm đạo nữ giới. 

Ngoài ra, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại kháng sinh khác nhau: 
kháng sinh nhóm Tetracyclin - chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do
Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng
toàn thân,...

Thuốc kháng sinh chống nấm

Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol,
Griseophunvin,...

Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc
như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu
vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,...

Một số công dụng tuyệt vời của thuốc kháng sinh


Với khả năng tiêu diệt, kiểm soát tình hình phát triển của vi khuẩn trong cơ thể, thuốc
thường được dùng trong quá trình điều trị bệnh do vi khuẩn gây nên. Ngược lại, nếu bệnh
nhân mắc bệnh do sự tấn công của vi rút, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ không
đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thông thường, một số căn bệnh được chỉ định sử dụng loại thuốc trên là: bệnh viêm hô
hấp, viêm đường tiết niệu, viêm đường tiêu hóa,…

Tốt nhất, bạn hãy đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở
đó, chúng ta sẽ lựa chọn những loại dược phẩm phù hợp và đem lại hiệu quả điều trị bệnh
tốt nhất.
Đa số các vi khuẩn sống tự nhiên trong cơ thể người đều không gây hại, Một số có thể có
lợi do chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây
bệnh.

Kháng sinh dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, ví dụ như: viêm xoang, nhiễm
khuẩn răng, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm
khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới v.v

Các bệnh lý cảm, cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản thường gây ra bởi virus, và
trong trường hợp này, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ đánh
giá và kê đơn cho bạn thuốc giảm triệu chứng viêm hoặc thuốc kháng virus nếu cần.

Một số trường hợp chưa xác định được nguyên nhân nhiễm là do vi khuẩn hay virus, bác sĩ
sẽ cho thêm các xét nghiệm vi sinh trước khi kê đơn thuốc điều trị.

Việc sử dụng kháng sinh đúng theo phác đồ sẽ giúp cho:

 Giữ nguyên tính hiệu quả của kháng sinh hiện tại
 Bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng kháng kháng sinh.
 Tránh các tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh không đúng phác đồ.

1. Cách sử dụng thuốc kháng sinh


Kháng sinh là những loại thuốc được chỉ định nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong các bệnh lý
nhiễm trùng. Ổ nhiễm trùng khu trú có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Chỉ dùng kháng sinh nếu bạn thực sự cần chúng: Kháng sinh chỉ có vai trò trong điều trị
một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng, tiêu chảy, nhiễm
trùng đường tiết niệu...

Mỗi loại kháng sinh có cơ chế tác động, thời gian hiệu lực khác nhau. Từ đó, chúng có
cách sử dụng khác nhau với liều lượng, số lần dùng trong ngày và số ngày dùng được kê
toa rõ ràng.
III. Tác dụng của thuốc kháng sinh

Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động là các thành phần cấu tạo cơ bản của tế
bào vi khuẩn và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn,
đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh, bằng cách:

- Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: các kháng sinh nhóm beta-lactam, fosfomycin và
vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được khung murein - tức là
vách không được hình thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa không sinh sản được vừa dễ
bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như vậy, những kháng sinh này có tác
dụng diệt khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát triển (degenerative bactericide).

- Gây rối loạn chức năng màng bào tương: chức năng đặc biệt quan trọng của màng bào tương là
thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần (ion) bên trong tế bào bị thoát ra ngoài và nước từ
bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này,
polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân
lên và cả tế bào ở trạng thái nghỉ - không nhân lên.

- Ức chế sinh tổng hợp protein: tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom còn có các ARN thông
tin và các ARN vận chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ như
aminoglycosid (nơi ARN thông tin trượt qua), tetracyclin (nơi ARN vận chuyển mang acid amin tới)
hoặc tại tiểu phần 50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid) như erythromycin, cloramphenicol,
clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng
không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: gồm ba cấp độ: (1)Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo
ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào enzym gyrase làm ADN không mở được vòng xoắn, như
nhóm quinolon. (2)Ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ do gắn vào enzym ARN-polymerase như
rifampicin. (3)Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng
hợp acid folic – coenzym cần cho quá trình tổng hợp các purin và pyrimidin (và một số acid amin) bị
ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim.

Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh hưởng
đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến
ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị li giải hoặc không bị nắm bắt
(thực bào) và tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể
hồi phục/ sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, sau
vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau
5 giờ: từ 1 tế bào mẹ - ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 2 30 – hơn 1 tỷ); sẽ
nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.

You might also like