TDCN Report

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

------***------

BÁO CÁO MÔN TƯ DUY CÔNG NGHỆ


VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Đề tài: Thiết kế rèm cửa tự động sử dụng cảm biến ánh sáng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thái Hà

Sinh viên thực hiện:

Họ tên MSSV

1. Phạm Minh Hiệp 20183738


2. Phạm Viết Thành 20181761
3. Vũ Hoài Nam 20183959
4. Nguyễn Xuân Thiện 20171786
5. Nguyễn Mạnh Kiên 20186114
6. Ninh Văn Quốc 20166633

Hà Nội, 08/2020
Mục Lục
I. Giới thiệu...................................................................................................................2
1. Xác định vấn đề....................................................................................................2
2. Động lực...............................................................................................................2
3. Mục đích...............................................................................................................2
II. Yêu cầu về đặc điểm kĩ thuật.....................................................................................3
1. Tóm tắt dự án........................................................................................................3
1.1. Tổng quan về dự án........................................................................................3
1.2. Mục đích và phạm vi......................................................................................3
2. Mô tả sản phẩm.....................................................................................................3
2.1. Bối cảnh sản phẩm.........................................................................................3
2.2. Giả định..........................................................................................................3
3. Yêu cầu về sản phẩm............................................................................................3
3.1. Yêu cầu về chức năng....................................................................................3
3.2. Yêu cầu phi chức năng...................................................................................6
3.3. Ràng buộc, hạn chế........................................................................................6
3.4. Tiêu chí..........................................................................................................6
4. Ý tưởng thiết kế....................................................................................................8
5. Đánh giá ý tưởng và chọn thiết kế tối ưu............................................................11
6. Thiết kế chi tiết...................................................................................................13
7. Đánh giá thiết kế.................................................................................................14
8. Tạo mẫu..............................................................................................................15
9. Đánh giá tạo mẫu................................................................................................16
III. Lời kết.................................................................................................................... 17

Tư duy công nghệ và Thiết kế kĩ thuật Page 1


I. Giới thiệu
1. Xác định vấn đề
- Smart Home đang là xu hướng được cả thế giới hướng đến và ở các nước phát
triển, Smart Home đã trở thành một thiết yếu. Việt Nam đang dần bắt kịp xu
thế của thế giới, đưa Smart Home trở thành thân thuộc với mọi người. Những
sản phẩm thuộc Smart Home đều được điều khiển một cách tự động hoặc có
những xử lý thông minh theo nhu cầu của con người.
- Qua việc khảo sát nhu cầu của khách hàng, nhóm đã thấy được một thiết bị
tiêu biểu thuộc nhóm thiết bị được phát triển trong nhà thông minh, đó chính
là rèm cửa tự động.
- Có nhiều loại rèm tự động nhưng nhóm quyết định sử dụng cảm biến ánh sáng
để điều khiển rèm cửa một cách tự động để hạn chế tối đa việc người dùng
phải tự tay điều khiển.

2. Động lực
Nhóm chúng tôi lựa chọn dự án này vì những lý do sau:

- Arduino hiện nay đã phổ biến trên toàn thế giới và là bộ não cho hàng ngàn dự
án điện tử lớn nhỏ, từ những sản phẩm ra đời ứng dụng đơn giản trong cuộc
sống đến những dự án khoa học phức tạp.
- Linh kiện dễ dàng mua được trong các cửa hàng điện tử.
- Có được nền tảng hướng dẫn đa chiều từ mọi phía như thầy cô, sách vở,
Internet.
- Thiết bị và các dụng liên quan phù hợp với điều kiện kinh tế của tầng lớp học
sinh, sinh viên.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về điện tử mới được giảng dạy trong
những năm đầu đại học.

3. Mục đích
- Hiểu được các bước trong quá trình thiết kế.
- Học được cách ghép nối các phần tử của mạch cùng với lập trình phần mềm
cho mạch.
- Xây dựng một hệ thống rèm cửa tự động phù hợp với phạm vi hộ gia đình.

II. Yêu cầu về đặc điểm kĩ thuật


1. Tóm tắt dự án
1.1. Tổng quan về dự án
- Arduino sẽ nhận thông tin từ cảm biến ánh sáng đặt bên ngoài, từ đó dựa
trên những gì đã lập trình để đưa ra sự điều khiển cho hoạt động đóng mở
của rèm cửa.

1.2. Mục đích và phạm vi


- Tài liệu này chỉ liên quan đến các yêu cầu trong giai đoạn của thiết kế dự án

2. Mô tả sản phẩm
2.1. Bối cảnh sản phẩm
- Sản phẩm là một thể độc lập và hoàn toàn khép kín, không liên quan đến
bất kì một hệ thống hay một sản phẩm nào khác.

2.2. Giả định


- Trong tương lai gần sản phẩm sẽ xuất hiện hầu hết trong các hộ gia đình ở
Việt Nam.

3. Yêu cầu về sản phẩm


3.1. Yêu cầu về chức năng
- Đèn báo hiển thị khi rèm đang điều chỉnh.
- Rèm tự động điều chỉnh độ đóng mở sao cho độ sáng trong phòng phù hợp
độ sáng ngoài trời.
- Được cấp điện bởi adapter chuyển từ 220V AC về 5V DC.
- Nền tảng phần cứng: có thể sử dụng động cơ để điều khiển thanh cuộn rèm
lên-xuống, tín hiệu từ cảm biến để xác định việc đóng hay mở rèm. Một số
linh kiện mẫu được đề xuất như:
+ Arduino UNO R3

Hình 1: Arduino Uno R3

+ Cảm biến ánh sáng

Hình 2: Cảm biến ánh sáng MH series sensor

+ Module điều khiển động cơ L298N


Hình 3: Module L298N

+ Động cơ một chiều

Hình 4: Motor DC

+ Adapter chuyển đổi điện áp từ 220V AC sang 5V DC

Hình 5: Adapter chuyển nguồn 220V AC thành 5V DC


3.2. Yêu cầu phi chức năng
3.2.1. Hiệu suất
- Tốc độ quay của thanh cuốn ở mức vừa phải để không gây ra tiếng ồn.
3.2.2. Ngoại hình
- Phù hợp với nhiều loại rèm cửa
- Không quá cồng kềnh, chiếm diện tích lớn
3.2.3. Công suất tiêu thụ
- Đủ lớn để có thể điều khiển rèm cửa một cách tự động
- Thiết kế nhiều loại có công suất khác nhau phù hợp với các loại rèm có
kích thước và khối lượng khác nhau.
3.2.4. Khả năng mở rộng
- Có thể mở rộng thêm một số chức năng khác: điều khiển bằng điều khiển,
tiếng vỗ tay, giọng nói, …

3.3. Ràng buộc, hạn chế


- Phải sử dụng Arduino trong hệ thống.
- Động cơ phải có công suất tương thích với từng loại rèm khác nhau.
- Thời gian đóng mở rèm cần hợp lý (không nhanh, không chậm).
- Độ nhạy của cảm biến ánh sáng.
- Kích cỡ nhỏ gọn.
- Sản phẩm phải có tính năng an toàn, chống chập cháy khi có sự cố điện.

3.4. Tiêu chí


Tiêu chí Đánh giá
Tùy theo loại rèm cửa ứng với công suất
Giá cả của động cơ khác nhau, dẫn đến giá cả sản
phẩm khác nhau.
Độ tin cậy cao vì thiết kế đa số sử dụng
nguyên vật liệu cấu thành có chất lượng
Độ tin cậy
cao để khách hàng có sự trải nghiệm sản
phẩm một cách hoàn hảo nhất.
Thay đổi về loại rèm dẫn đến thay đổi thiết
Trọng lượng kế công suất làm cho trọng lượng sản phẩm
có thể tăng hay giảm.
+ Sản phẩm vận hành tự động.
+ Sản phẩm có sự ghép nối của nhiều
Dễ vận hành và bảo trì module, nếu gặp sự cố kĩ thuật có thể kiểm
tra dễ dàng từng module để đưa ra hướng
bảo trì và sửa chữa phù hơp.
Nhỏ gọn, các module được thiết kế và ghép
Hình thức
nối đồng bộ, dễ lắp đặt.
Hoàn toàn tương thích với tất cả mọi kích
cỡ cửa sổ và rèm cửa thông dụng trên thị
Khả năng tương thích trường do có sự thay đổi một số thành phần
thiết kế để phù hợp với nhu cầu khách
hàng.
Sản phẩm được thiết kế đề phòng khả năng
Các tính năng an toàn chập cháy khi có sự cố thay đổi đột ngột
điện áp trong gia đình.
Hoàn toàn không gây ra tiếng ồn khi vận
Mức độ ồn
hành.
+ Có thể đóng mở rèm cửa trong thời gian
Hiệu quả ngắn.
+ Tiêu thụ điện năng hợp lý.
Sản phẩm được lắp đặt trong nhà nên hạn
Độ bền chế được tối đa tác động của nắng hay mưa
cho nên độ bền được đảm bảo.
+ Hoàn toàn khả thi vì các linh kiện có thể
tìm thấy trên thị trường.
Tính khả thi
+ Nguồn nhân lực chất lượng đã có kinh
nghiệm làm việc
Sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố về chất
Chấp thuận lượng, an toàn kĩ thuật, … dễ dàng vượt
qua sự kiểm định của các cơ quan, ban
ngành liên quan để tung ra thị trường.

4. Ý tưởng thiết kế
Trong phần này, nhóm sẽ lên ý tưởng thiết kế sản phẩm, lựa chọn linh kiện phù
hợp.
4.1. Chọn cảm biến ánh sáng
- Nhóm sử dụng cảm biến ánh sáng dùng quang trở. Với ưu điểm nhỏ gọn,
giá thành thấp, đây hoàn toàn là lựa chọn phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
- Cùng với đó, cảm biến mang lại độ chính xác cao, sử dụng điện áp chuẩn
5V tương thích với nền tảng Arduino.

4.2. Arduino
- Sử dụng cảm biến ánh sáng kết hợp với Arduino Uno R3 để lập trình đóng
mở thay vì mạch Rơ-le.
- Cảm biến này là 1 dạng cảm biến Digital – tín hiệu xuất ra giá trị HIGH và
LOW. Tại chân OUT, mạch trả về mức HIGH khi trời tối (cường độ ánh
sáng chiếu vào thấp) và LOW khi ngược lại.

Hình 6: Mô phỏng sử dụng cảm biến ánh sáng


4.3. Cầu H L298N và động cơ DC (motor)
a) Thông số L298N
- Điện áp điều khiển: +5V ~ +35V
- Dòng tối đa cho mỗi cầu H: 2A
- Điện áp tín hiệu điều khiển: +5V ~ +7V
- Dòng tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA
- Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75 độ C)
- Nhiệt độ vận hành: -25 độ C ~ +130 độ C
b) Thông số motor
- Điện áp hoạt động: 3V ~ 9V DC (hoạt động tốt nhất ở 6 – 8V)
- Momen xoắn cực đại: 800gf cm min 1:48 (3V)
- Tốc độ không tải: 125 vòng/ phút (3V)
- Dòng không tải: 70mA (250mA MAX)

Hình 7: Mô phỏng kết hợp module L298 với DC Motor

4.4. Pin (9V)

Hình 8: Battery 9V DC
4.5. Nối mạch
- Nối L298N với động cơ DC.
- Các chân số D7, D6 của Arduino sẽ nối tương ứng với IN1, IN2 của
L298N.
- Chiều quay của động cơ được điều khiển bằng cách xuất ra các đầu ra
HIGH hoặc LOW tại các chân IN1, IN2.
- Dùng pin 9V cấp nguồn cho L298 và motor.
- Cắm nguồn cho Arduino.

Hình 9: Mạch mô phỏng điều khiển động cơ 1 chiều


Hình 10: Mạch mô phỏng điều khiển động cơ một chiều trong Proteus

4.6. Các vấn đề đặt ra trong quá trình thiết kế


- Công suất của động cơ là bao nhiêu khi áp dụng đối với các loại rèm cửa
khác nhau.
- Làm thế nào để cho động cơ ngừng hoạt động khi rèm đã được buông
xuống hết hoặc kéo lên hết.
- Vị trí đặt cảm biến ánh sáng để không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của đèn
điện.

5. Đánh giá ý tưởng và chọn thiết kế tối ưu


Bảng 5.1: Bảng đánh giá một số loại cảm biến

Đặc tính Cảm biến hồng ngoại Cảm biến nhiệt Cảm biến ánh sáng
Độ chính xác 1 0 1
Chịu nhiệt 1 1 1
Tuổi thọ 1 1 1
Kích thước 1 0 1
Chi phí 0 0 1
Công cụ xử lý 0 0 1
Tổng điểm 4 2 6
 Từ bảng so sánh các ý tưởng thiết kế bên trên, nhóm quyết định lựa
chọn thiết kế sản phẩm rèm cửa tự động dùng cảm biến ánh sáng.
Bảng 5.2: Bảng đánh giá một số loại Board Arduino
Board
Đặc tính Arduino Promini Arduino Uno Arduino Mega
R3
Phổ biến 0 + +
Giá thành rẻ + + 0
Dễ sử dụng + + 0
Tính ứng dụng cao 0 + +
Tổng (+) 2 4 2
Tổng (0) 2 0 2
Kết luận Tối ưu nhất

=> Từ bảng so sánh trên, board Arduino Uno R3 là linh kiện được nhóm
chọn để thiết kế mô hình rèm cửa tự động.
Bảng 5.3: Bảng đánh giá một số loại động cơ
Động cơ
Đặc tính Động cơ bước Động cơ Servo
Giá thành rẻ + -
Phổ biến + +
Độ chính xác 0 +
Phù hợp cho mô hình + 0
Tương thích với Arduino + 0
Tổng (+) 4 2
Tổng (-) 0 1
Tổng (0) 1 2
Kết luận Tối ưu nhất
 Từ bảng so sánh trên, nhóm quyết định sử dụng động cơ bước để
thiết kế mô hình rèm cửa tự động.

6. Thiết kế chi tiết

Hình 11: Mô phỏng của thiết bị rèm cửa tự động cuộn lên - xuống
- Sản phẩm thiết kế sẽ dựa trên bản mô phỏng này. Các linh kiện cơ bản gồm
có: Động cơ cuốn, đầu tự do, ống cuốn, thanh kẹp, ke treo, nguồn, cảm biến
ánh sáng.
- Cơ chế hoạt động của động cơ có sử dụng cảm biến ánh sáng để điều khiển tín
hiệu vào ra: trời tối thì rèm kéo lên, trời sáng thì rèm kéo xuống. Cơ chế này
có thể thay đổi tùy thuộc vào từng nhu cầu của khách hàng.
- Công suất của động cơ sẽ được tính toán dựa theo khối lượng và kích thước
của chiếc rèm cửa. Nếu là chất liệu vải thì công suất động cơ không cần quá
lớn, nếu chất liệu bằng nhôm hay chất liệu khác thì cần động cơ có công suất
lớn hơn rất nhiều.
- Nguồn điện là nguồn 220V AC đối với mô hình, tuy nhiên đối với mô hình sẽ
có sử dụng thêm bộ chuyển đổi Adapter từ 220V AC về 5V DC để có thể
cung cấp đúng điện áp cho board Arduino hoạt động tốt nhất.
- Dưới đây là mô hình của sản phẩm dựa theo mô phỏng. Các linh kiện sử dụng
trong mô hình: Board Arduino Uno R3, module L298N, động cơ một chiều
(DC motor), cảm biến ánh sáng, nguồn một chiều (Battery 9V DC), trục
cuốn, rèm bằng vải.

Hình 12: mạch lắp ráp các linh kiện

7. Đánh giá thiết kế


- Trọng lượng nhẹ do sử dụng chất liệu rèm là vải, nhôm, nhựa, …
- Giá thành rẻ, các linh kiện để thiết kế ra sản phẩm phổ biến trên thị trường
cho nên rất dễ tìm kiếm.
- Tiết kiệm điện hơn so với các dòng sản phẩm khác.
- Đơn giản và dễ lắp đặt.
- Vận hành tự động.
8. Tạo mẫu

Hình 13: mặt trước của mô hình

Hình 14: Bên trong của mô hình (nhìn từ trên xuống)


9. Đánh giá tạo mẫu
- Với mô hình đã thiết kế ở trên, sau khi cho vận hành thì thu được kết quả khá
ổn định. Động cơ hoạt động đúng theo cơ chế: cảm biến nhận biết trời tối thì
sẽ kéo rèm lên, cảm biến nhận biết trời sáng thì sẽ buông rèm xuống.
- Thời gian buông rèm và kéo rèm hợp lý, do đã tính toán chiều dài của rèm và
tốc độ quay của motor.
- Có thể điều chỉnh được tốc độ quay của motor khi muốn điều chỉnh rèm lên
nhanh hay chậm.
- Vấn đề gặp phải của mô hình: do mô hình được cấp nguồn bằng pin 9V DC
nên khi hoạt động được một thời gian thì năng lượng của pin sụt giảm, khi đó
tốc độ của động cơ cũng giảm, do đó thời gian điều chỉnh rèm sẽ không được
chính xác.
- Cảm biến ánh sáng ngoài phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời còn phụ thuộc vào
các loại ánh ánh sáng khác như đèn điện,…
- Giải pháp khắc phục các vấn đề trên:
+ Trong mô hình sử dụng pin DC 9V sẽ gây ra hiện tượng sụt giảm pin, vì vậy
để khắc phục hiện tượng này, ta có thể thay nguồn pin 9V DC bằng một
Adapter chuyển đổi từ 220V AC về 9V DC.
+ Để cảm biến ánh sáng hoạt động tốt và tránh được các trường hợp ngoại lệ,
ta cần bố trí vị trí đặt cảm biến thích hợp sao cho ánh sáng đèn điện không
làm ảnh hưởng đến cảm biến ánh sáng. Ví dụ như trong mô hình, ta đang đặt
cảm biến ánh sáng ở ngoài trời.
III. Lời kết
Mặc dù trên thị trường có nhiều sản phẩm tương tự như sản phẩm của chúng tôi, tuy
nhiên sản phẩm của chúng tôi có một số điểm mạnh có thể cạnh tranh với các sản
phẩm hiện có trên thị trường như: giá cả hợp lý (thấp hơn các sản phẩm hiện có trên
thị trường) do sử dụng các linh kiện đơn giản và phổ biến trên thị trường, ngoài ra
chúng tôi còn phát triển sản phẩm với nhiều mẫu khác nhau như: điều khiển đóng mở
rèm sử dụng cảm biến âm thanh, cảm biến hồng ngoại,… .

You might also like